Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG




TIỂU LUẬN CUỐI KÌ TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN


ĐỀ TÀI SỐ 1: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

GIẢNG VIÊN BỘ MÔN: NGUYỄN TRUNG HIỂU


MÃ LỚP HỌC PHẦN: 211210506809
NHÓM THỰC HIỆN:
BẠCH QUẾ ANH MSSV: 191302123
NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG ÁNH MSSV: 191302150
NGUYỄN THỊ TỐ DUYÊN MSSV: 191302147
NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN MSSV: 191302129
NGUYỄN HÀ CẨM LY MSSV: 191302144
NGUYỄN THANH TRÍ MSSV: 191302131
NGUYỄN THÀNH TRUNG MSSV: 191302121
HUỲNH LÊ ĐAN THANH MSSV: 191302148
SÁI THỊ THUỲ TRANG MSSV: 191302137

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


2021
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:.................................................................................................1

CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ


Ý THỨC...........................................................................................................3

I. Lý luận chung về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý


thức: ...............................................................................................................
3

1. Vật chất:..........................................................................................3

2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức.....................................6

II. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức...............................................9

1. Vật chất quyết định ý thức..............................................................9

2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.......10

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUAN HỆ


BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC......................................12

I. Ý nghĩa thứ nhất: xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng
hiện thực khách quan............................................................................12

II. Ý nghĩa thứ hai: phát huy tính năng động chủ quan.................. 12

III. Ý nghĩa thứ ba: phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý
chí, chủ nghĩa kinh nghiệm..................................................................13

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ


THỰC TIỄN..................................................................................................14

I. Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất- ý thức vào hoạt
động nhận thức và thực tiễn của bản thân..........................................14
II. Vận dụng vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của xã hội...........
...........................................................................................................16

1. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào mối quan hệ
biện chứng giữa kinh tế và chính trị..........................................................16

2. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng
nền kinh tế mới ở nước ta hiện nay...........................................................18

3. Vận dụng trong công cuộc đổi mới ở việt nam.............................20

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................22


Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

LỜI MỞ ĐẦU:
1. Đề tài được lựa chọn để nghiên cứu:
Từ thực tiễn thắng lợi của cuộc cách mạng, từ các cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc là những bước tiến quan trọng, những thành
tựu có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Đảng
và Nhà nước ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, con đường đi mà Đảng
lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn đó là: “ Đảng và nhân dân quyết tâm xây
dựng đất nước Việt Nam theo con đường Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng của
Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đảng và Nhà nước vận
dụng rất thành công vào mối liên hệ giữa kinh tế và chính trị, vào đường lối
phát triển kinh tế xã hội giúp đất nước phát triển bền vững. Những thành tựu
trong thời gian qua đã góp phần giúp Đất nước ta bước vào thời kì phát triển
mới. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá vì vậy việc
nhận thức đúng đường lối phát triển càng quan trọng. Nước ta đang trong quá
trình hội nhập, quan hệ giữa nước ta và các nước trên thế giới ngày càng mật
thiết. Cách mạng khoa học và công nghệ đang dần phát triển với tiến độ cao,
thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế và đời sống xã hội.
Tuy nhiên, do các nước phát triển có ưu thế về mặt thị trường và công
nghệ nên khiến các nước chưa phát triển gặp phải khó khăn và đứng trước
những thử thách to lớn, nguy cơ tụt hậu ngày càng cao, trong bối cảnh cục
diện thế giới thì nước ta xuất phát từ điểm rất thấp lại phải cạnh tranh và đi
lên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Trước tình hình đó, cùng với bối cảnh cục diện thế giới ngày nay cùng
xu thế phát triển của thời đại, Đảng và Nhà nước ta tiến hành đẩy mạnh công
cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Khi tìm hiểu và vận dụng Chủ
nghĩa Mác- Lênin trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước về mọi mặt, ta
thấy Đảng đã vận dụng, sáng tạo, thành công mối quan hệ biện chứng giữa

1
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

vật chất và ý thức vào công cuộc đổi mới trong việc đề ra các đường lối đúng
đắn giúp cho đất nước phát triển bền vững, ngày càng giàu mạnh.
2. Mục đích nghiên cứu
Chúng em chọn đề tài này với mong muốn làm sáng tỏ và nhận thức một
cách sâu sắc hơn về “ Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức” trong
triết học. Qua đó rút ra những bài học và vận dụng phù hợp những tư tưởng
đó với bối cảnh hiện tại để góp phần vào việc thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế đất nước ta.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích, đánh giá; phương
pháp so sánh và đối chiếu; tổng kết thực tiễn,...
5. Cấu trúc tiểu luận:
Tiểu luận gồm các chương:
Chương 1: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
Chương 2: Ý nghĩa phương pháp luận của quan hệ biện chứng giữa vật
chất và ý thức.
Chương 3: Vận dụng vào hoạt động nhận thức và thực tiễn.

2
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý


THỨC

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT


CHẤT VÀ Ý THỨC:
1. Vật chất.
A. Khái niệm:
Vật chất là những thứ chúng ta có thể nhìn thấy được. V.I.Lenin đã
từng nói: “Vật chất còn được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào
cảm giác.”
Với định nghĩa này, vật chất được hiểu như sau:
“Vật chất chỉ thực tại khách quan” nghĩa là vật chất tồn tại độc lập
với ý thức của con người và loài người. Con người muốn hay không
muốn thì vật chất vẫn tồn tại tự nó và vận động theo những quy luật
khách quan vốn có của nó. Tồn tại khách quan là thuộc tính cơ bản nhất
của vật chất, phân biệt giữa vật chất với ý thức. Ở đây định nghĩa đã giải
quyết theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật về mặt thứ nhất của vấn đề
cơ bản của triết học.
Vật chất “được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh...” nghĩa là sự vật, hiện
tượng vật chất tác động lên các giác quan, nhờ đó con người nhận biết về
chúng. Như vậy, con người có thể nhận thức được vật chất. Ở đây mặt
thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học đã được giải quyết theo lập
trường của triết học duy vật biện chứng.
Ta cũng có thể hiểu theo khuynh hướng: nó bao gồm tất cả những
gì tồn tại trong vũ trụ; bao gồm các thực thể có khối lượng hay không có
khối lượng (photon ánh sáng, gluon, tâm hố đen, trường năng lượng của
cơ thể con người bao gồm ý thức)...Nếu hiểu vật chất theo nghĩa này thì
ý thức cũng là 1 loại vật chất. Linh hồn, thần linh cũng là vật chất. Lúc
3
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

này 2 đối tượng so sánh trên thu lại chỉ còn 1, chính là vật chất; nên ta
cũng không còn gì để so sánh.
Vật chất có 3 nội dung chính:
Là phạm trù triết học: là kết quả của sự trừu tượng, khái quát hóa
các thuộc tính, mối liên hệ vốn có của sự vật, hiện tượng.
Dùng để chỉ thực tại khách quan: đây là thuộc tính cơ bản để phân
biệt được cái gì là vật chất và cái gì không phải. Con người có thể nhận
được được hay không thì vật chất cũng sẽ vẫn tồn tại.
Đem lại cảm giác: vật chất có thể gây nên cảm giác cho con người
khi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới giác quan của con người.

B. Các hình thức tồn tại của vật chất:


Vận động là phương thức tồn tại của vật chất:
Dựa vào quan điểm của Ăngghen, ông đã phân chia vận động thành
năm hình thức cơ bản: vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa
học, vận động sinh học và vận động xã hội. Trong hệ thống mà bất cứ 1
sự vật hay hiện tượng nào gắn kết với nhau thành một khối thống nhất,
thì chúng luôn tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Và chính sự ảnh hưởng,
tác động qua lại lẫn nhau ấy gây ra sự biến đổi nói chung. Như thế, vận
động của vật chất là tự thân vận động và mang tính phổ biến.
Vận động là một thuộc tính cố hữu. Do đó nó tồn tại vĩnh viễn,
không thể tạo ra và không bị tiêu diệt. Theo quy luật này, sự vận động
này được đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng. Bảo toàn về lượng của
vận động có nghĩa là tổng số vận động của vũ trụ là không thay đổi,
lượng vận động của sự vật này mất đi thì cũng ngang bằng lượng vận
động của các sự vật khác nhận được. Bảo toàn về chất của vận động là
bảo toàn các hình thức vận động và bảo toàn khả năng chuyển hoá của
các hình thức vận động. Một hình thức vận động cụ thể thì có thể mất đi
để chuyển hoá thành hình thức vận động khác, còn vận động nói chung
thì tồn tại vĩnh viễn gắn liền với bản thân vật chất.
4
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động. Đó là vận động trong
thế cân bằng, ổn định. Vận động chưa làm thay đổi căn bản về chất, về vị
trí, hình dáng, kết cấu của sự vật
Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất:
Ăngghen viết: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian
và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại
ngoài không gian”. Ta có thể hiểu rằng: vật chất, không gian và thời gian
không tách rời nhau, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Không có
vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian, cũng không có không
gian, thời gian tồn tại ngoài vật chất vận động. Khoa học hiện đại đã
chứng minh rằng trong thế giới không ở đâu có tận cùng về không gian,
cũng như không ở đâu có ngưng đọng, không biến đổi hoặc không có sự
tiếp nối của các quá trình. Không gian và thời gian của một sự vật, hiện
tượng cụ thể là có tận cùng và hữu hạn.

C. Tính thống nhất của vật chất:


Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới:
Theo nghĩa chung nhất, tồn tại là phạm trù dùng để chỉ tính có thực
của thế giới xung quanh con người. Khẳng định sự tồn tại là gạt bỏ
những nghi ngờ về tính không thực, sự hư vô, tức là gạt bỏ sự “không
tồn tại”.
Sự tồn tại của thế giới là hết sức phong phú về dạng, loại. Có tồn tại
vật chất và tồn tại tinh thần. Có tồn tại khách quan và tồn tại chủ quan.
Có tồn tại của tự nhiên và tồn tại của xã hội...Nhưng quy luật phát triển
của lịch sử tư tưởng triết học vừa cho phép lại vừa đòi hỏi con người
không thể dừng lại ở việc khẳng định hay phủ định tồn tại nói chung, mà
phải đi đến quan niệm về bản chất của tồn tại.
Thế giới thống nhất ở tính vật chất:

5
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là
vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó được thể hiện ở
những điểm cơ bản sau đây:
Chỉ một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế
giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con
người, được ý thức con người phản ánh. Như vậy, thế giới bao gồm cả tự
nhiên và xã hội về bản chất là vật chất, thống nhất ở tính vật chất. Ph.
Ăngghen kết luận: “Tính thống nhất thực sự của thế giới là tính vật chất
của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời
lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng sự phát triển lâu dài và khó
khăn của triết học và khoa học tự nhiên”.

2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức.


A. Khái niệm của ý thức:
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào
bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Nguồn gốc của ý thức:
 Nguồn gốc tự nhiên:
Giới tự nhiên vô sinh có kết cấu vật chất đơn giản, do vậy
trình độ phản ánh đặc trưng của chúng là phản ánh vật lý, hoá học.
Đó là trình độ phản ánh mang tính thụ động, chưa có sự định
hướng, lựa chọn.
Giới tự nhiên hữu sinh ra đời với kết cấu vật chất phức tạp
hơn, do đó thuộc tính phản ánh cũng phát triển lên một trình độ
mới khác về chất so với giới tự nhiên vô sinh. Đó là trình độ phản
ánh sinh học trong các cơ thể sống có tính định hướng, lựa chọn,
giúp cho các cơ thể sống thích nghi với môi trường để tồn tại.
Trình độ phản ánh sinh học của các cơ thể sống cũng bao
gồm nhiều hình thức cụ thể cao thấp khác nhau tuỳ thuộc vào mức
độ hoàn thiện, đặc điểm cấu trúc của các cơ quan chuyên trách
6
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

làm chức năng phản ánh: ở giới thực vật, là sự kích thích; ở động
vật có hệ thần kinh, là sự phản xạ; ở động vật cấp cao có bộ óc, là
tâm lý.
Như vậy nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ óc người và mối
quan hệ giữa con người và thế giới khách quan tạo ra quá trình phản
ánh năng động sáng tạo.
 Nguồn gốc xã hội:
Để tồn tại, con người phải tạo ra những vật phẩm để thoả mãn
nhu cầu của mình. Hoạt động lao động sáng tạo của loài người có
nhiều ý nghĩa thật đặc biệt. Ph. Ăngghen đã chỉ rõ những động lực
xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của ý thức: "Trước hết là lao
động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai
sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm
cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người". Con
người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng hiện thực
bắt chúng phải bộc lộ thành những hiện tượng, những thuộc tính,
kết cấu... nhất định và thông qua giác quan, hệ thần kinh tác động
vào bộ óc để con người phân loại, dưới dạng thông tin, qua đó nhận
biết nó ngày càng sâu sắc.
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óc của con
người. Nhưng không phải cứ có thế giới khách quan và bộ óc người
là có ý thức, mà phải đặt chúng trong mối quan hệ với thực tiễn xã
hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, một hiện tượng xã hội đặc trưng của
loài người.

B. Bản chất của ý thức:


Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là
quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Về nội dung
mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan
7
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về
hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử
Thực chất, ý thức chỉ là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất
đặc biệt là bộ óc người; nói cách khác, chỉ có con người mới có ý thức.
Không có bộ óc của con người, không có hoạt động thực tiễn xã hội thì
không thể có ý thức. Sáng tạo là thuộc tính đặc trưng bản chất nhất của ý
thức.

C. Kết cấu của ý thức:


 Các lớp cấu trúc của ý thức:
Khi xem xét ý thức với các yếu tố hợp thành các quá trình tâm lý
tích cực đem lại sự hiểu biết của con người về thế giới khách quan, ta
có: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí...; trong đó tri thức là nhân tố cơ
bản, cốt lõi nhất. Ý thức mà không bao hàm tri thức, không dựa vào tri
thức thì ý thức đó là một sự trừu tượng trống rỗng, không giúp ích gì
cho con người trong hoạt động thực tiễn.
 Các cấp độ của ý thức:
Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người,
cần nhận thức được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thức...Tất cả
những yếu tố đó cùng với những yếu tố khác hợp thành ý thức, quy
định tính phong phú, nhiều vẻ của đời sống tinh thần của con người.
Tự thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối
quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Con người tự ý thức về bản
thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác, đang tư duy; tự
đánh giá năng lực và trình độ hiểu biết của bản thân về thế giới, cũng
như các quan điểm, tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, hành vi, đạo đức
và lợi ích của mình.
Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm
soát của ý thức. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã

8
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

có được từ trước nhưng đã gần như thành bản năng, thành kỹ năng nằm
trong tầng sâu ý thức của chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng..
Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều
khiển, nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được
trong một lúc nào đó. Vô thức là những trạng thái tâm lý ở tầng sâu
điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa
có sự can thiệp của lý trí.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC


Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ
biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực
trở lại vật chất.
1. Vật chất quyết định ý thức.
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện trên các
khía cạnh sau:
 Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:
Vật chất “sinh” ra ý thức, vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất
hiện của con người cách đây từ 3 đến 7 triệu năm, mà con người là kết
quả của một quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của giới tự
nhiên, của thế giới vật chất.
 Vật chất quyết định nội dung của ý thức:
Ý thức dưới bất kỳ hình thức nào, suy cho cùng, đều là phản ánh
hiện thực khách quan. Ý thức mà trong nội dung của nó chẳng qua là
kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con
người. Hay nói cách khác, có thế giới hiện thực vận động, phát triển
theo những quy luật khách quan của nó, được phản ánh vào ý thức mới
có nội dung của ý thức.
 Vật chất quyết định bản chất của ý thức:
Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không tách rời trong bản
chất của ý thức. Khác với chủ nghĩa duy vật cũ, xem xét thế giới vật

9
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

chất như là những sự vật, hiện tượng cảm tính, chủ nghĩa duy vật biện
chứng xem xét thế giới vật chất là thế giới của con người hoạt động
thực tiễn.
 Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức:
Vật chất và ý thức là hai hiện tượng đối lập nhau về bản chất,
nhưng về mặt nhận thức luận, cần quán triệt sâu sắc tư tưởng biện
chứng của V.I. Lênin, rằng "sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý
nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp
này chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì
có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi
ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối

2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.
Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là
sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh
ra, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận
động, phát triển riêng, không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt
động thực tiễn của con người. Nhờ họat đông thực tiễn, ý thức có thể làm
biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “thiên
nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc sống của con người.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành
động của con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con
người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Khi phản ánh đúng hiện thực,
ý thức có thể dự báo, tiên đoán một cách chính xác cho hiện thực, có thể
hình thành nên những lý luận định hướng đúng đắn và những lý luận này
được đưa vào quần chúng sẽ góp phần động viên, cổ vũ, khai thác mọi
tiềm năng sáng tạo, từ đó sức mạnh vật chất được nhân lên gấp bội.

10
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

Ngược lại, ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai lạc, xuyên
tạc hiện thực.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn,
nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa
học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân
văn là hết sức quan trọng.

11
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUAN HỆ BIỆN


CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

I. Ý NGHĨA THỨ NHẤT: XUẤT PHÁT TỪ THỰC TẾ KHÁCH


QUAN, TÔN TRỌNG HIỆN THỰC KHÁCH QUAN.
Vật chất quyết định ý thức nên suy nghĩ của con người nên gắn liền với
hiện thực, xuất phát từ thực tế khách quan. Chúng ta có thể có những ước mơ
hay hoài bão nhưng không quá viễn vông hay xa vời thực tế.
Ví dụ: Một học sinh cấp 3 suy nghĩ tương lai bản thân sẽ có công việc
thành công, làm việc cho công ty lớn dù chưa thi THPT hay học đại học là
quá xa vời hiện thực, thay vào đó nên cố gắng học tập, trau dồi kiến thức để
thúc đẩy bản thân.
Như vậy, tốt nhất con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để
đánh giá, xác định phương hướng, lên kế hoạch mới có thể thành công. Ngoài
ra cần phải tránh xa các suy nghĩ, niềm tin nằm ngoài khả năng bản thân hiện
tại, phải tôn trọng hiện thực khách quan.

II. Ý NGHĨA THỨ HAI: PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ
QUAN.
Ở thế kỉ XXI, xã hội ngày càng hiện đại kéo theo đó con người cũng
phải phát triển không ngừng, phải tiếp thu kiến thức khoa học, tạo nền móng
vững chắc cho ý thức của bản thân từ đó xây dựng suy nghĩ tích cực, lạc quan
để thúc đẩy hoạt dộng đi tới kết quả tốt đẹp. Hạn chế có những ý thức xấu,
suy nghĩ bi quan để không dẫn những kết quả tồi tệ ngoài mong muốn.
Ví dụ: Một sinh viên luôn có suy nghĩ bản thân sẽ không bao giờ có
được học bổng nên chỉ học tập qua loa, không nghiêm túc để qua môn thì
không những không có được học bổng mà kết quả học tập còn xa sút đi mỗi
ngày. Nhưng nếu sinh viên này có suy nghĩ lạc quan hơn để thúc đẩy bản thân
cố gắng hơn trong học tập thì đã có kết quả học tập tốt, thậm chí còn có thể
nhận được học bổng.

12
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

III. Ý NGHĨA THỨ BA: PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC BỆNH


CHỦ QUAN DUY Ý CHÍ, CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM.
Bệnh chủ quan duy ý chỉ và chủ nghĩa kinh nghiệm ở đây có nghĩa là
mọi việc không xuất phát từ hiện thực khách quan mà chỉ trong suy nghĩ, kinh
nghiệm của bản thân, luôn cho rằng suy nghĩ, kinh nghiệm của mình là đúng
và làm theo vô điều kiện, sống theo kinh nghiệm của riêng bản thân mình.
Đôi khi suy nghĩ và kinh nghiệm đó của bản thân mình là sai lầm hoặc lỗi
thời, không còn đúng đắn thì chúng ta phải thay đổi, sửa chữa và linh động
hơn trong cuộc sống.
Ví dụ: Một số học sinh, sinh viên khi đi thi trắc nghiệm hay lụi câu có
đáp án dài nhất mà không đọc qua đáp án. Đây là phương pháp học tập vô
cùng sai lầm vì không phải lúc nào đáp án dài nhất cũng sẽ là đáp án đúng mà
chúng ta nên đọc kĩ câu hỏi và các đáp án để chọn ra đáp án mà mình thấy
phù hợp nhất.

13
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC


TIỄN

I. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT- Ý


THỨC VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN
THÂN.
Thứ nhất vật chất quyết định ý thức nên trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan. Không suy nghĩ viễn
vong mà suy nghĩ gắn liền với thực tế khách quan và đúng tầm với của chúng
ta. Đầu tiên chúng ta phải xác định được những điều kiện khách quan ảnh
hưởng đến cuộc sống học tập trong môi trường đại học. Bản thân là một sinh
viên trường đại học Quốc tế Hồng Bàng, chúng ta nhận thức rõ năng lực của
bản thân, hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình để phát huy cũng
như là khắc phục, xác định những mục tiêu học tập. Từ đó rút ra những phương
pháp học tập hiệu quả hơn và luôn nổ lực để thực hiện các mục tiêu mà bản
thân đã đề ra. Chẳng hạn trong việc đăng ký học phần, cần phải tính đến năng
lực học tập, điều kiện tài chính của gia đình. Không nên đăng ký học phần quá
khả năng của bản thân với mục đích tốt nghiệp sớm mà dẫn đến học không
theo kịp, hao phí tiền bạc, thời gian, công sức mà không đạt được kết quả như
ý muốn.
Mặt khác, chúng ta cần phải tôn trọng hiện thực khách quan như tuân thủ
theo thời khóa biểu mà trường qui định để đi học đúng giờ, đi học đầy đủ, nghe
bài giảng để tiếp thu kiến thức. Cần phải làm theo đúng nội qui nhà trường
( đeo thẻ sinh viên, hoàn thành học phí đúng thời hạn,…). Chấp hành đúng kỷ
luật như quy chế về việc cấm thi, học lại…( đối với lý thuyết thì không nghỉ
quá 20% số buổi học còn những môn thực hành không được vắng buổi nào,
nếu xin nghỉ thì phải có sự đồng ý của giảng viên và phải học bù lại buổi học
đó…).
Thứ hai, vì ý thức không thụ động mà nó có tính độc lập tương đối và tác
động trở lại vật chất nên cần phải phát huy tính năng động chủ quan nghĩa là
phát huy vai trò tích cực, năng động và sáng tạo của ý thức để thúc đẩy hoạt

14
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

động của chúng ta đi đến kết quả tốt đẹp. Xã hội hiện nay luôn đòi hỏi một
người có vốn kỹ năng sống dày dặn và nền tảng tri thức vững chắc. Vì vậy,
sinh viên chúng ta cần phải tích cực trong học tập, tiếp thu tri thức đặc biệt là
tri thức khoa học để làm giàu ý thức cho bản thân, chủ động tìm hiểu và tiếp
thu có chọn lọc, phải biết khai thác vấn đề, không quá phụ thuộc quá nhiều vào
giảng viên mà nên suy nghĩ theo sự sáng tạo của riêng mình. Những buổi học
nhóm nên thảo luận với bạn bè và trao đổi kiến thức để trau dồi vốn tri thức
của bản thân hơn. Lênin có một câu nói nổi tiếng là : “ Học, học nữa, học mãi
”. Tri thức tiếp thu từ sách vở là chưa đủ phải có một vốn kỹ năng sống dày
dặn, học đi đôi với hành. Chúng ta cần tham gia vào các câu lạc bộ tình nguyện
ở trường hoặc ở địa phương hay tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp để
trãi nghiệm và hiểu rõ được giá trị của đồng tiền.
Ngoài ra phát huy tính năng động sáng tạo tích cực như nâng cao trình độ
tri thức và không ngừng nâng cao giá trị của bản thân, rèn luyện tư duy trí tuệ,
lý luận. Vận dụng tri thức một cách sáng tạo và chủ động chống lại thái độ tiêu
cực, thụ động.
Niềm tin định hướng cho sự phát triển của bản thân. Chúng ta cần phải có
niềm tin, hoài bão, ước mơ và hiện hóa nó bằng các kế hoạch mà mình đã định
ra. Có niềm tin thì mới có động lực để phấn đấu, thúc đẩy những mục tiêu
trong tương lai. Hiện tại chúng ta nên xác định những mục tiêu học tập cụ thể
để lập ra phương pháp học tập phù hợp với bản thân đến khi tốt nghiệp ra
trường mình tự tin với những kiến thức đã có mà vận dụng nó trong đời sống,
công việc.
Ý chí thể hiện sức mạnh tinh thần, giúp chúng ta vượt qua những khó
khăn, trở ngại để đạt được những mục tiêu mà bản thân đã đặt ra và xây dựng ý
chí kiên cường. Đại học ẩn chứa nhiều thử thách và cám dỗ, thói hư tật xấu.
Bản thân phải giữ vững lập trường trước những cạm bẫy như tránh tụ tập nhậu
nhẹt, bài bạc, cúp học, không nên kiếm tiền làm thêm mà bỏ bê học tập.

15
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

Thứ ba, phải phòng chống khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa
kinh nghiệm, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ. Cần phải tiếp thu có chọn lọc những kiến
thức mới, việc hôm nay chớ để ngày mai, nước tới chân mới nhảy như trong
việc học tập cần học bài và chuẩn bị thật tốt trước khi vào phòng thi chứ không
có ý nghĩ khi vô phòng thi lụi đáp án dựa vào may mắn. Không chủ quan trước
mọi tình huống mà phải biết lắng nghe ví dụ như việc thuyết trình, cần lắng
nghe ý kiến đóng góp, chỉnh sửa của giảng viên để rút ra kinh nghiệm và hoàn
thành bài tập một cách thật tốt. Sống theo kinh nghiệm là sai vì nó lạc hậu so
với sự phát triển của xã hội hiện nay. Bản thân là một sinh viên trường Quốc tế
thì phải luôn trao dồi và phát triển kỹ năng ngoại ngữ để theo kịp với sự phát
triển của xã hội.

II. VẬN DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN
CỦA XÃ HỘI.
Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là
trong thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri
thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng.
Ví dụ: Trong đại dịch COVID-19 chỉ thị 16 yêu cầu giãn cách xã hội ở
mức cao, đi ra đường không có lí do và tụ tập đông người thì sẽ bị phạt số tiền
lớn. Thì trong đó tiền là vật chất còn chỉ thị 16 là ý thức, vì bị phạt tiền sẽ tác
động ý thức người dân là cố gắng ở nhà và không ra đường.

1. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào mối quan hệ
biện chứng giữa kinh tế và chính trị.
Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Nhân tố
vật chất giữ vai trò là cơ sở, quyết định, còn nhân tố ý thức là có tác dụng
trở lại đối với nhân tố vật chất. Trong nhiều trường hợp, nhân tố ý thức có
tác dụng quyết định đến sự thành bại của hoạt động con người. Điều này
thể hiện rõ trong tác động của đường lối, các chủ trương, chính sách đổi

16
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

mới kinh tế của Đảng. Song xét đến cùng, tác động của ý thức có tính
tương đối, có điều kiện. Vai trò tích cực hay tiêu cực của ý thức chỉ được
trong một thời gian nhất định và điều kiện cụ thể.
Vì thế giới vẫn tồn tại khách quan và vận động theo qui luật khách
quan đòi hỏi ý thức phải biến đổi phù hợp với nó, và nếu là tiêu cực, ý thức
sớm muộn sẽ bị đào thải. Mặt khác, ý thức là cái có sau, là cái phản ánh,
hơn nữa vai trò của nó còn tuỳ thuộc vào mức độ chính xác trong quá trình
phản ánh hiện thực. Do vậy, xét toàn cục, ý thức chỉ có được nếu nó thâm
nhập vào quần chúng và tổ chức hoạt động.
Kinh tế (biểu hiện của vật chất) và chính trị (biểu hiện về ý thức) cũng
có mối quan hệ rằng buộc với nhau. Bởi vì, chúng ta thấy rằng, tình hình
kinh tế của một nước là cơ sở, là quyết định, song chính trị là cơ bản. Nếu
kinh tế của một nước giàu mạnh, nhưng chính trị không ổn định, đấu tranh
giai cấp, tôn giáo giữa các Đảng phái khác nhau.v.v…thì đất nước đó cũng
không thể trở nên yên ấm và tồn tại lâu dài được, cuộc sống của nhân dân
tuy sung túc, đầy đủ nhưng luôn phải sống trong lo âu, sợ hãi vì nội chiến,
chết chóc.
Do đó, nếu chính trị của một nước mà ổn định, tuy nhiều Đảng khác
nhau nhưng vẫn qui về một chính Đảng thống nhất đất nước, và Đảng này
vẫn đem lại sự yên ấm cho nhân dân, thì nếu đất nước đó giầu thì cuộc sống
của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, ngược lại nếu như nước đó
nghèo thì cho dù chính trị ổn định đến đâu thì cuộc sống của nhân dân sẽ
trở nên khó khăn và sẽ dẫn đến đảo chính, sự sụp đổ chính quyền để thay
thế một chính quyền mới đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân hơn.
Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thay đổi tuỳ theo từng hình thái
kinh tế xã hội. Con người trải qua năm hình thái xã hội: thời kỳ nguyên
thuỷ, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Trình độ tổ
chức quản lí và tính chất hiện đại của nền sản xuất sẽ là nhân tố qui định
trình độ hiện đại và mức sống của xã hội. Sản xuất vật chất còn là nền tảng

17
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

hình thành tất cả các quan hệ xã hội và đời sống tinh thần của xã hội. Hiện
thực lịch sử đã chỉ ra rằng, mọi quan hệ của đời sống xã hội bao gồm quan
hệ chính trị. Nhà nước pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật, tôn
giáo… đều hình thành và biến đổi phát triển gắn liền với cơ sở kinh tế và
sản xuất nhất định.
Trong xã hội ấy, theo Mác quan hệ giữa người với người trong quá
trình sản xuất (quan hệ kinh tế) là quan hệ cơ bản nhất quyết định tất cả các
quan hệ khác. Một khi sản xuất phát triển, cách thức sản của con người
thay đổi, năng suất lao động tăng, mức sống được nâng cao thì các mối
quan hệ và mọi mặt của đời sống xã hội cũng thay đổi theo. Sản xuất vật
chất hay kinh tế là cơ sở đầu tiên quan trọng nhất tham gia vào quá trình
phát triển và hoàn thiện các chức năng cảu con người, thoả mãn các nhu
cầu của con người và xã hội.

2. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng
nền kinh tế mới ở nước ta hiện nay.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội “Đảng ta đã phạm sai lầm
chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan” trong việc xác định mục
tiêu, bước đi về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa
và quản lý kinh tế… Căn bệnh đó biểu hiện ở chỗ, chúng ta đã chủ quan
trong việc đánh giá những khả năng hiện có, vì thế mà sinh ra những ảo
tưởng về tốc độ cải tạo, phát triển kinh tế, và do đó, dẫn đến việc đề ra
những chỉ tiêu quá cao trong xây dựng cơ bản và phát triền sản xuất. Trong
cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đổi mới, chúng ta đã không có
được một đường lối, chính sách phát triển kinh tế thận trọng và khoa học
dẫn đường.
Sai lầm chủ quan duy ý chí đó là sự vi phạm nguyên tắc khách quan
của sự xem xét, trái với tinh thần của phép biện chứng duy vật. Trước tình
hình nền kinh tế miền Bắc còn bị phá hoại, nền kinh tế miền Nam bị đảo
lộn và suy sụp, lạm phát trầm trọng, Đại hội Đảng lần thứ IV lại đề ra

18
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

những chỉ tiêu kế hoạch năm 1976 - 1980 quá cao và phát triển sản xuất
quá khả năng của nền kinh tế, như: năm 1975, phấn đấu đạt 21 triệu tấn
lương thực, 1 triệu tấn cá biển,1triệu hecta khai hoang,1triệu 200 hecta
rừng mới trồng..,10 triệu tấn than sạch, 2 triệu tấn xi măng.. Đến hết năm
1980, nhiều chỉ tiêu kinh tế chỉ đạt khoảng 50-60% mức đề ra, nền kinh tế
tăng trưởng rất chậm chạp, tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 1,5%,
công nghiệp tăng 2,6%, nông nghiệp giảm 0,15%.
Đại hội Đảng lần thứ V, cũng chưa tìm ra được đầy đủ những nguyên
nhân đích thực sự trì trệ trong nền kinh tế của nước ta và cũng chưa đề ra
các chủ trương, chính sách và toàn diện về đổi mới, nhất là về kinh tế. Tại
Đại hội Đảng VI, Đảng đã tự phê bình một cách nghiêm khắc, đã phân tích
đúng nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội, đề ra các
định hướng và xác định chủ trương đổi mới đặc biệt là đổi mới về kinh tế,
thực hiện mục tiêu ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng
tiêu dùng, hàng xuất khẩu.. Vì vậy, từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
từ kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đại hội Đảng lần thứ VII chỉ ra những tồn tại lớn cần giải quyết như vấn đề
lạm phát, thiếu việc làm, trong điều hành quản lý còn nhiều sơ hở, lúng
túng.. Đặc biệt Đại hội cũng xác định: “Về quan hệ đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị phải tập trung sức đổi mới kinh tế, đáp ứng đòi hỏi cấp bách
của nhân dân về đời sống và làm việc, các nhu cầu xã hội khác, xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật của củ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng
để tiến hành đổi mới trong lĩnh vực chính trị”. Đại hội đã rút ra bài học
quan trọng là: ”Mọi đường lối,chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực
tế, tôn trọng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan”.
Đất nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện
đại hóa, Đảng ta chủ trương “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm
yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, nâng cao trình độ dân
trí, trình độ tri thức và tay nghề cho người lao động. Muốn vậy “phải khơi

19
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

dậy trong dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người
Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà khỏi nghèo nàn, lạc hậu” - tức phát huy
tính năng động của ý thức. Đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, đẩy
mạnh nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tiếp tục làm sang tỏ con đường đi lên
CNXH ở nước ta. Nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục lí luận chính trị
để tạo nên sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân.

3. Vận dụng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam.


Ngày nay mặc dù CNXH đang ở thế thoái trào, song những cơ sở vật
chất và XH của thời đại mới ngày càng chín muồi. Từ những thành công và
chưa thành công của quá trình cải tổ, đổi mới, Đảng cộng sản các nước đã
và đang rút ra những bài học cần thiết, đưa quá trình cải tổ đổi mới diễn ra
đúng hướng phù hợp quy luật phát triển của XH và đang đạt những chuyển
biến tích cực. Điển hình như Trung Quốc, từ sau Hội nghị Trung ương 3
khóa XIII (12-1978) Đảng cộng sản Trung Quốc đã mở đầu công cuộc cải
cách, mở cửa toàn diện, sâu sắc theo định hướng XHCN và từ đó đến nay,
trãi qua một phần tư thế kỷ, Trung quốc đã phát triển không ngừng và đang
đứng vào hàng ngũ các cường quốc trên thế giới.
Đối với nước ta, “những thành tựu to lớn và rất quan trọng của 15 năm
đổi mới làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh lên nhiều. Điều này cho
thấy rằng thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới
không diễnra trong một thời gian ngắn và theo một con đường thẳng tấp.
Cũng như mọi thời đại khác trong lịch sử, nó có tiến, có thoái, quanh co
khúc khuỷu, nhưng cuối cùng như cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên CNXH của ĐCS VN nhận định “CNXH hiện thực đang đứng
trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trãi qua những bước
quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH vì đó là
quy luật tiến hóa của lịch sử”.

20
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

KẾT LUẬN
Với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta đã hoàn toàn đúng đắn trong công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã
Hội. Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, Đất Nước ta
biến đổi về nhiều mặt, để cố gắng phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá hơn
nữa đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải kiên trì, mạnh mẽ, quyết tâm và giữ
vững lòng tin để đối mặt với những khó khăn phía trước, đồng thời phải thông
minh tỉnh táo để thích ứng kịp thời với những diễn biến, biến đổi của thế giới.

Trong công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, Đảng và Nhà nước ta đã
vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, con đường đi mà Đảng lựa chọn là hoàn toàn
đúng đắn, vận dụng rất thành công vào mối liên hệ giữa kinh tế và chính trị,
vận dụng phép duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu và quản lý kinh tế, phát
huy tốt quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong công cuộc hiện đại
hoá Đất Nước, nhằm tăng trưởng nền kinh tế của nước ta tạo điều kiện cho nền
kinh tế nước ta phát triển vượt bậc. Đảng và Nhà nước Vận dụng rất thành thạo
vào kinh tế và chính trị từ đó nâng cao hơn nữa vị trí của Việt Nam trên chiến
trường Thế giới. Để cách mạng Việt Nam đạt được nhiều thành tựu và biến đổi
hơn nữa trong hoàn cảnh mới, để cho mối quan hệ giữa vật chất và ý thức phát
triển theo đúng lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin thì cách mạng Việt
Nam phải có chiến lược thích hợp với điều kiện hiện nay.

Tóm lại, ý thức luôn bị vật chất quyết định, ý thức phản ánh đúng hiện
thực khách quan thì nó tác động lên hiện thực thúc đẩy hiện thực khách quan
phát triển, còn nếu phản ánh sai lệch các hiện thực khách quan thì nó kìm hãm
sự phát triển của hiện thực khách quan. Ý thức chủ quan, hiện thực khách quan
được phản ánh vào bộ óc con người giúp con người hiểu được bản chất, quy
luật vận động của sự vật, hiện tượng.

21
Nguyễn Thị Tố Duyên_MSSV: 191302147

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Triết học Mác-Lênin – Tài liệu bài giảng thầy Nguyễn
Trung Hiểu.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong nền kinh tế
nước ta hiện nay – (luatduongia.vn)

3. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức –
(123doz.net)

4. Tài liệu ôn tập Triết học Mác-Lênin – (studocu.com.vn)

22

You might also like