Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 1

I. Lí thuyết
1. Các khái niệm của chương: Sự điện li, chất điện li, Axit , bazo, muối, hidroxit lưỡng tính…
2. Phương trình điện li các chất trong dung dịch
3. Hoàn thiện PTPƯ để viết phương trình ion rút gọn
4. Xác định môi trường thông qua nồng độ, pH.
5. Màu của các chất chỉ thị.
6. Công thức tính [H+], [OH-], pH
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THAM KHẢO
Câu 1.  Theo Ahreniut thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Bazơ là chất nhận proton. B.Axit là chất nhường proton.
C. Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+ . D. Bazơ là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH.
Câu 2. Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau:
 A. Zn(OH)2.              B. Sn(OH)2.                       C. Fe(OH)3.                             D. Cả A, B
Câu 3. Chỉ ra câu trả lời sai về pH:
A. pH = - lg[H+]                  B. [H+] = 10a thì pH = a          C. pH + pOH = 14           D. [H+].[OH-] = 10-14
Câu 4. Chọn câu trả lời đúng, khi nói về muối axit:
A. Dung dịch muối có pH < 7.                 B. Muối có khả năng phản ứng với bazơ.
C. Muối vẫn còn hiđro trong phân tử.      D. Muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li tạo proton trong nước.
Câu 5. Chọn câu trả lời đúng về muối trung hoà:
A. Muối có pH = 7.                                       B. Muối tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh .
C. Muối không còn có hiđro trong phân tử D. Muối không còn hiđro có khả năng phân li tạo proton trong nước.
Câu 6. Hãy chọn câu trả lời đúng: Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li chỉ có thể xảy ra khi có ít nhất một trong các
điều kiện sau:
A. tạo thành chất kết tủa.   B. tạo thành chất khí . C. tạo thành chất điện li yếu.                D. hoặc A, B,C.
Câu 7. Trong các chất sau chất nào là chất ít điện li?
A. H2O                          B. HCl                                       C. NaOH                                 D. NaCl
Câu 8. Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất  trong nước?
A. Môi trường điện li.                                           B. Dung môi không phân cực.
C. Dung môi phân cực.                                         D. Tạo liên kết hiđro với các chất tan.
Câu 9. Chọn những chất điện li mạnh trong số các chất sau:
a. NaCl             b. Ba(OH)2                 c. HNO3               d. AgCl                         e. Cu(OH)2           f. HCl
A. a, b, c, f.                         B. a, d, e, f.                       C. b, c, d, e.                      D. a, b, c.                
Câu 10. Hãy chọn câu trả lời đúng trong số các câu sau:
A. axit mà một phân tử phân li nhiều H+ là axit nhiều nấc.
B. axit mà phân tử có bao nhiêu nguyên tử H thì phân li ra bấy nhiêu H+.
C. H3PO4 là axit ba nấc . D. A và C đúng.
Câu 11. Chọn câu trả lời đúng nhất, khi xét về Zn(OH)2 là:
A. chất lưỡng tính.         B. hiđroxit lưỡng tính. C. bazơ lưỡng tính.              D. hiđroxit trung hòa.
Câu 12.  Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
     A. Pb(OH)2, ZnO, Fe2O3           B. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3
     C. Na2SO4, HNO3, Al2O3                          D. NaCl, ZnO,  Zn(OH)2
Câu 13. Cho phương trình ion thu gọn: H+  +  OH-  H2O. Phương trình ion thu gọn đã cho biểu diễn bản chất của các phản ứng
hoá học nào sau đây?
            A. HCl   +   NaOH     H2O +  NaCl                      B. NaOH  +  NaHCO3       H2O + Na2CO3
            C. H2SO4   +  BaCl2    2HCl  + BaSO4                        D. A và B đúng.
Câu 14. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện ly?
A. Sự điện ly là sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện ly là sự phân ly một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện ly là sự phân ly một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
D. Sụ điện ly thực chất là quá trình oxi hoá khử.
Câu 15. Cho 10,6g Na2CO3 vào 12g dung dịch H2SO4 98%, sẽ thu được bao nhiêu gam dung dịch? Nếu cô cạn dung dịch sau
phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 18,2g và 14,2g                   B. 18,2g và 16,16g                  C. 22,6g và 16,16g                  D. 7,1g và 9,1g
Câu 16. Trong dung dịch Al2(SO4)3 loãng có chứa 0,6 mol SO42-, thì trong dung dịch đó có chứa:
A. 0,2 mol  Al2(SO4)3.             B. 0,4 mol Al3+.           C. 1,8 mol Al2(SO4)3.              D. Cả A và B  đều đúng.
Câu 17. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
A. AlCl3 và Na2CO3.              B. HNO3 và NaHCO3.                        C. NaAlO2 và KOH.               D. NaCl và AgNO3.          
Câu 18. Có bốn lọ đựng bốn dung dịch mất nhãn là: AlCl 3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3. Nếu chỉ được phép dùng một chất làm thuốc
thử thì có thể chọn chất nào trong các chất sau?
A. Dung dịch NaOH              B. Dung dịch H2SO4     C. Dung dịch Ba(OH)2                      D. Dung dịch AgNO3
Câu 19. Các chất nào trong dãy sau đây vừa tác dụng với dung dịch kiềm mạnh, vừa tác dụng với dung dịch axit mạnh?
A. Al(OH)3, (NH2)2CO, NH4Cl.                     B. NaHCO3, Zn(OH)2, CH3COONH4.
C. Ba(OH)2, AlCl3, ZnO.                                D. Mg(HCO3)2, FeO, KOH.
Câu 20. Cho các chất rắn sau: Al2O3 ZnO, NaOH, Al, Zn, Na2O, Pb(OH)2, K2O, CaO, Be, Ba. Dãy chất rắn có thể tan hết trong
dung dịch KOH dư  là: A. Al, Zn, Be.             B. Al2O3, ZnO.           C. ZnO, Pb(OH)2, Al2O3.       D. Al, Zn, Be, Al2O3, ZnO.   
Câu 21. Cho 200 ml dung dịch KOH  vào 200 ml dung dịch AlCl 3 1M thu được 7,8g kết tủa keo. Nồng độ mol của dung dịch
KOH là: A. 1,5 mol/l.                B. 3,5 mol/l.                C. 1,5 mol/l và 3,5 mol/l.                     D. 2 mol/l và 3 mol/l. 
Câu 22. Trộn lẫn 100 ml dung dịch KOH 1M vơi 50 ml dung dịch H 3PO4 1M thì nồng độ  mol của muối trong dung dịch thu được
là: A. 0,33M.                    B. 0,66M.                    C. 0,44M.                    D. 1,1M.                                 
Câu 23. Lượng SO3 cần thêm vào dung dịch H2SO4 10% để được 100g dung dịch H2SO4 20% là:
A. 2,5g                                    B. 8,88g                                  C. 6,66g                                  D. 24,5g         
Câu 24. Khối lượng dung dịch KOH 8% cần lấy cho tác dụng với 47g K2O để thu được dung dịch KOH 21% là:
A. 354,85g                  B. 250 g                                  C. 320g                                   D. 400g          
Câu 25. Cho 10 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hoà dung dịch axit đã
cho là: A. 10ml.                      B.  15ml.                     C.  20ml.                     D. 25ml.         
Câu 26. Cho H2SO4 đặc tác dụng đủ với 58,5g NaCl và dẫn hết khí sinh ra vào 146g H2O. Nồng độ % của axit thu được là:
A. 30                           B. 20                                       C. 50                                       D. 25              
Câu 27. Trộn 200ml  dung dịch HCl 1M với 300 ml dung dịch HCl 2M. Nếu sự pha trộn không làm co giãn thể tích thì dung dịch 
mới có nồng độ mol là: A. 1,5M                          B. 1,2M                                   C. 1,6M                                   D. 0,15M        
Câu 28. Trộn 20ml dung dịch HCl 0,05M với 20ml dung dịch H 2SO4 0,075M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng tổng thể tích
của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là: A 1                      B. 2                         C. 3                             D. 1,5          
Câu 29. Có 10ml dung dịch axit HCl có pH = 3. Cần thêm bao nhiêu ml nước cất để thu được dung dịch axit có pH = 4?
            A. 90ml                                   B. 100ml                                 C. 10ml                                   D. 40ml
Câu 30. Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hoà 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH) 2 0,1M là:
            A. 100ml.                                B. 150ml                                 C. 200ml                                D. 250ml
Câu 31: Cho các dung dịch muối NaHSO4,  NaHCO3,  Na2HPO4,  Na2HPO3,  NaH2PO4,  NaH2PO3. Dung dịch muối không phải
muối axit là ? A. NaH2PO3        B.NaHCO3, NaHSO4        C.Na2HPO3          D.NaH2PO4,  NaH2PO3
Câu 32: Cho phản ứng sau NaHCO3 +  T → Na2CO3 + G.  Để phản ứng xảy ra thì T, G lần lượt là
A. Ba(OH)2, CO2+ H2O.    B.HCl, NaCl.      C.NaHSO4, Na2SO4.         D.NaOH, H2O.
Câu 33: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được bao nhiêu trong số các dung dịch :
NaOH; HCl; Na2CO3; Ba(OH)2; NH4Cl.
A. 2 dung dịch    B. 3 dung dịch     C. 4 dung dịch    D. 5 dung dịch
Câu 34: Cho 6 dung dịch đựng riêng biệt Na2CO3 , NH4Cl , KCl , CH3COONa , Na2S , NaHSO4 . Số dung dịch có pH> 7 là
A. 1            B. 3.             C. 2.            D. 4.
Câu 35: Trong các dung dịch có cùng nồng độ sau, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất
A. K2S                      B. H2SO4         C. NaOH        D. (NH4)3PO4.
Câu 36: Dung dịch chất nào sau không dẫn điện?
A. C2H5OH          B. NaCl           C. NaHCO3.      D. CuSO4
Câu 37: Nhóm các chất nào dưới đây chỉ gồm các chất điện li mạnh
A. CaCl2 ; CuSO4 ; H2SO4 ; H2S. B.HNO3  ; Ca(NO3)2  ; CaCl2 ; H3PO4 .
C.KCl ; NaOH ; Ba(NO3)2 ; Na2SO4  . D.HCl ; BaCl2 ; NH3 ; CH3COOH
Câu 38: Cho phản ứng  H2PO4–   +  OH–    →  HPO42-   + H2O Trong phản ứng trên ion H2PO4–  có vai trò
A. Axit     B.Bazơ        C.lưỡng tính        D.trung tính
Câu 39: Có 10ml dung dịch axit HCl có pH = 3. Cần thêm bao nhiêu ml nước cất để thu được dung dịch axit có pH = 4?
A. 90ml          B. 100ml             C.10ml              D.40ml
Câu 40 Viết phương trình phân tử, phương trình ion đầy đủ và phương trình ion rút gọn cho các phản ứng sau. (nếu có).
1. FeSO4 + NaOH 2. Fe2(SO4)3 + NaOH
3. (NH4)2SO4 + BaCl2 4. AgNO3 + HCl
5. NaF + AgNO3 6. Na2CO3 + Ca(NO3)2
7. Na2CO3 + Ca(OH)2 8. CuSO4 + Na2S
9. NaHCO3 + HCl 10. NaHCO3 + NaOH
Đề Cương ôn tập chương 2 môn hóa
Câu 1 .Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhómVA:
A.ns2np5 B. ns2np3 C. ns2np2 D. ns2np4
Câu 2.Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đy để tạo ra hợp chất khí.
A. Li, Mg, Al B. Li, H2, Al C. H2,âO2 D. O2,Ca,Mg
Câu 3.Trong phòng thí nghiệm, Nitơ tinh khiết được điều chế từ .
A. Không khí B.NH3,O2 C.NH4NO2 D.Zn và HNO3
Câu 4.công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây.
A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi . B. Chưng cất phân đoạn KK lỏng .
C. Đung dung dịch NaNO2và dung dịch NH4Cl bão hòa. D. Đun nóng kl Mg với dd HNO3loãng.
Câu 5.N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với :
A. H2 B. O2 C. Li D. Mg
Câu6.Trong dd NH3là một bazơ yếu vì :
A. Amoniac tan nhiều trong H2O. B. Khi tan trong H2O , NH3 kết hợp với H2O tạo ra các ion NH4+và OH-
C. Phân tử NH3là phân tử có cực.
D. Khi tan trong H2O , chỉ một phần nhỏ các phân tử NH3 kết hợp với ion H+của H2O tạoracác ion NH4+và OH-
Câu 7.NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các đk coi như có đủ ):
A. HCl ,O2, Cl2 , CuO ,dd AlCl3. B. H2SO4, PbO, FeO ,NaOH .
C. HCl , KOH , FeCl3, Cl2. D. KOH , HNO3, CuO , CuCl2.
Câu 8.Nhỏ từ từ dd NH3đến dư vào dd CuSO4và lắc đều dd .Quan sát thấy :
A. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành. B. Có dd màu xanh thẫm tạo thành.
C. Lúc đầu có kết tủa keo xanh lam ,sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch xanh thẫm .
D. Có kết tủa xanh lam ,có khí nâu đỏ thoát ra .
Câu 9.Tính bazơ của NH3do :
A. Trên Nitơ còn cặp e tự do . B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. NH3tan được nhiều trong H2O . D. NH3tác dụng với H2O tạo NH4OH .
Câu 10.Dung dịch NH3có thể tác dụng được với các dung dịch :
A. NaCl , CaCl2 B. KNO3, K2SO4 C. CuCl2, AlCl3. D. Ba(NO3)2, AgNO3
Câu11.Cặp chất muối nào tác dụng với dd NH3dư đều thu được kết tủa?
A. Na2SO4, MgCl2 B. AlCl3, FeCl3 C. CuSO4, FeSO4 D. AgNO3, Zn(NO3)2
Câu 12: Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào sau đây không đúng?
A. NH4NO2 N2 + 2H2O B. NH4NO3 NH3 + HNO3

C. NH4Cl NH3 + HCl D. NH4HCO3 NH3 + H2O + CO2


Câu 13: Cho hỗn hợp khí X gồm N2; NO; NH3 , hơi nước đi qua bình chứa P2O5 thì còn lại hỗn hợp khí Y gồm 2 khí:
A. N2; NO B. NH3; hơi H2O C. NO; NH3 D. N2; NH3
Câu 14: Dùng chất nào sau đây để trung hòa amoniac bị đổ:
A. Giấm ăn. B. Muối ăn. C. Xođa D. Clorua vôi
Câu 15: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NH4NO2.
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 12 g hỗn hợp gồm Fe và Cu ( tỉ lệ mol 1:1) bằng HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp X gồm (NO và
NO2) và dd Y ( Chỉ chứa hai muối và axit dư) tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 2,24 B. 4,48 C. 5,6 D. 3,36
Câu 17: Nung m gam bột sắt trong oxi thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư,
thoát ra 0,56 lít (đktc) NO ( sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,52 B. 2,22 C. 2,62 D. 2,32
Câu 18: Khi cho Cu tác dụng với dd H2SO4 (l) và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
A. Chất xúc tác B. Chất oxi hóa C. Môi trường D. Chất khử
Câu 19: Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu phản ứng với dd HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ
chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2 B. HNO3 C. Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)3
Câu 20: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dd HNO3
đặc nóng là A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 21: Ở điều kiện thường, nitơ ở trạng thái nào?
A. khí B. rắn C. lỏng D. không xác định
Câu 23: Phương pháp điều chế nitơ trong công nghiệp là:
A. Nhiệt phân muối amoni. B. Cho kim loại phản ứng với axit nitric ở điều kiện thích hợp.
C. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. D. Lấy trực tiếp nitơ trong tự nhiên.
Câu 24: Tỉ khối của amoiac so với không khí bằng:
A. 0,56 B. 0,55 C. 0,59 D. 0,5
Câu 25: Khí amoniac tan trong nước thể hiện tính chất gì?
A. Tính chất vật lí. B. Tính chất hóa học C. Tính bazơ yếu. D. Tính chất vật lí và tính chất hóa học.
Câu 27: Đốt cháy amoniac trong khí oxi, ngọn lửa có màu gì?
A. Xanh B. Vàng C. Tím D. Đỏ
Câu 28: Trong thực tế người ta thường dùng muối nào để làm xốp bánh?
A. (NH4)2SO4 B. (NH4)2CO3 C. NH4HCO3 D. NH4Cl
Câu 29: Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời:
A. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ. B. Giảm áp suất và giảm nhiệt độ.
C. Tăng áp suất và giảm nhiệ độ. D. Giảm áp suất và tăng nhiệ độ.
Câu 30: Số oxi hóa của N trong HNO3 bằng bao nhiêu:
A. +4 B. +5 C. +6 D. -3
Câu 31: Những kim loại nào không phản ứng với axit nitric:
A. Al, Pt B. Au, Fe C. Pt, Hg D. Au, Pt
Câu 32: Kim loại nào bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội:
A. Al, Cu, Fe B. Cr, Ag, Fe C. Al, Fe, Cr D. Al, Fe, Pb
Câu33: Cho các muối nitrat sau: NaNO3, Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Hg(NO3)2. Nếu nhiệt phân các muối trên thì sản phẩm sinh ra lần
lượt là:
A. Na2O, Ca(NO2)2, MgO, Hg B. NaNO2, Ca(NO2)2, MgO, Hg
C. NaNO2, Cao, Mg(NO2)2, HgO C. NaNO2, Ca(NO2)2, MgO, HgO
Câu 34: Muối nào sau đây được sử dụng để chế thuốc nổ đen (thuốc nổ có khói)?
A. Ca(NO3)2 B. NaNO3 C. NH4NO3 D. KNO3
Câu 35: Diêm tiêu natri có công thức hóa học là gì?
A. Na2SO4 B. NaCl C. NaNO3 D. Na3PO4
Câu 36: Người ta bảo quản photpho trắng bằng cách nào?
A. Ngâm photpho trắng trong nước. B. Ngâm photpho trắng trong dầu hỏa.
C. Đựng photpho trắng trong bình thủy tinh kín. M D. Để photpho trắng ngoài không khí.
Câu 37: Kẽm photphua có công thức phân tử là
A. Zn2P3 B. ZnP C. Zn3P D. Zn3P2
Câu 39: Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ nào?
A. phần trăm khối lượng K B. phân trăm khối lượng KO2
C. phần trăm khối lượng K2O D. phần trăm khối lượng KCl
Câu 40: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hiđro để điều chế 17,0 gam NH 3. Biết rằng hiệu suất chuyển hóa
amoniac là 25,0%. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2 B. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2
C. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2 C. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2
Câu 41: Hòa tan hoàn toàn 12 g hỗn hợp gồm Fe và Cu ( tỉ lệ mol 1:1) bằng HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp X gồm (NO và
NO2) và dd Y ( Chỉ chứa hai muối và axit dư) tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 2,24 B. 4,48 C. 5,6 D. 3,36
Câu 42: Diêm tiêu natri có công thức hóa học là gì?
A. Na2SO4 B. NaCl C. NaNO3 D. Na3PO4
Câu 43: Người ta bảo quản photpho trắng bằng cách nào?
A. Ngâm photpho trắng trong nước.
B. Ngâm photpho trắng trong dầu hỏa.
C. Đựng photpho trắng trong bình thủy tinh kín.
D. Để photpho trắng ngoài không khí.
Câu 44: Kẽm photphua có công thức phân tử là
A. Zn2P3 B. ZnP C. Zn3P D. Zn3P2
Câu 45: Thuốc thử để nhận biết ion photphat là:
A. Dung dịch KNO3 B. Dung dịch AgNO3 C. Dung dịch HNO3 C. Dung dịch Hg(NO3)2
Câu 46: Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ nào?
A. phần trăm khối lượng K B. phân trăm khối lượng KO2
C. phần trăm khối lượng K2O D. phần trăm khối lượng KCl
Câu 47: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hiđro để điều chế 17,0 gam NH3. Biết rằng hiệu
suất chuyển hóa amoniac là 25,0%. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2 B. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2
C. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2 D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2

You might also like