14.05. Biện Pháp TCTC

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 103

Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

THUYẾT MINH

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG

CÔNG TRÌNH: SỬA CHỮA, NÂNG CẤP TRỤ SỞ CÔNG TY CỔ


PHẦN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ BẮC GIANG

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ CTĐT BẮC GIANG

TƯ VẤN GIÁM SÁT:

NHÀ THẦU: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH ĐẶNG PHÚC

(Ký tên, đóng dấu)


Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

PHẦN 1: YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA


VẬT LIỆU

1
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

1. DANH MỤC VẬT TƯ VẬT LIỆU CHÍNH THEO YÊU CẦU


Nhà thầu ưu tiên lựa chọn các nguồn sản phẩm, vật liệu sẵn có tại địa phương. Các
nguồn được khai thác phải tuân theo các quy định của tỉnh Bắc Giang, các tỉnh lân cận (nếu
có) và Quốc gia để đảm bảo cho công việc được thực hiện theo đúng yêu cầu mà vẫn tuân
theo quy định của pháp luật về bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vật tư, vật liệu
- Tất cả các vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình (Xi măng, cốt thép, cát các loại, đá
các loại...) đều đáp ứng các yêu cầu thiết kế và các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
- Các loại vật tư, vật liệu được khai thác và chế biến từ các mỏ thiên nhiên, thì trước khi
tập kết tại công trường, Nhà thầu cùng với Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát tiến hành kiểm tra
tại các mỏ khai thác và tiến hành lấy mẫu thí nghiệm. Nội dung kiểm tra gồm kiểm tra về
chất lượng và khả năng đáp ứng về khối lượng cho công trình. Kết quả thí nghiệm mẫu sẽ
quyết định sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
- Các loại vật tư, vật liệu là các sản phẩm được sản xuất và chế tạo từ các nhà sản xuất
khác, Nhà thầu trình Chủ đầu tư các tài liệu liên quan đến chất lượng của sản phẩm như:
Chứng chỉ xuất xưởng, Cataloge, các thiết kế chế tạo sản phẩm…Sau khi có quyết định phê
duyệt của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát thì Nhà thầu mới tiến hành tập kết đến công trường.
-Tất cả các vật tư, vật liệu khi tập kết tại công trường đều được bảo quản cẩn thận tránh
hư hại, giảm chất lượng, mất mát do thời tiết và con người như: Cát, đá dăm…được tập kết
tại những vị trí không có dòng chảy nước mặt chảy qua. Xi măng và các vật tư làm điện,
nước được bảo quản trong kho có mái che.
1.1 Bảng danh mục vật liệu, vật tư chính:
Dự kiến nguồn cung cấp vật tư chính cho gói thầu :
LOẠI VẬT LIỆU, VẬT
STT QUY CÁCH, CHẤT LƯỢNG

Bắc Giang, Quán
Triều hoặc tương đương TCVN 2682-1999, TCVN
1 Xi măng PCB-40 lò quay
6260-97
TCXDVN 324:2004:
Cát Vĩnh Phú, Hà Bắc, cát địa phương… Phù hợp với
TCVN 7570-2006: Cát mịn dùng trong xây trát ML
2 Cát
0,7-2,0 ; Cát vàng
bê tông ML>2,0;
Đá mỏ địa phương Bắc Giang, Ninh Bình, Hải
3 Đá dăm 1x2, 2x4, 4x6
Dương…Phù hợp với TCVN 7570-2006
Gạch bê tông không nung Phù hợp với TCVN 6477-2011: Loại I, KT
4
M100 60x105x220;
Tisco; Hòa Phát hoặc tương đương; TCVN 1651-
5 Thép tròn trơn và thanh vằn
2008, TCVN 4399-2008; TCVN 4507-2008:
TCVN 8053-2009: Tôn AUSTNAM hoặc tương
đương:
6 Tôn múi - Tấm lợp chống nóng, chống ồn PU dày 18mm, tỷ
trọng 35-40kg/m3, tôn mạ A/z100 (11 sóng), dày
0,40mm
- Gạch lát nền Ceramic bán sứ men matt KT 600x600:
Viglacera hoặc tương đương.
7 Gạch ốp, lát các loại - Gạch ốp tường Ceramic KT 25x40cm,Gạch ốp tường
Ceramic KT 30x60cm: Gạch Viglacera hoặc tương
đương
2
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Gạch ốp tường ngoại thất mosaic KT 95x45mm dày


7mm: Gạch Inax hoặc tương đương
- Gạch lỗ rỗng đất nung KT: 205x95x55mm: Sản
phẩm của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Ngọc
Thiện TJC hoặc Công ty TNHH Gạch ngói Trí Yên
Bắc Giang hoặc tương đương
- Gạch đất nung KT 500x500mm loại A:sản phẩm của
Công ty CP ngôi sao Bắc Giang hoặc tương đương
Ống cấp thoát nước PVC,
Tiền Phong, Nhựa Bình Minh Miền Bắc hoặc Công ty
8 PPR và
CP đầu tư XNK Thuận Phát hoặc tương đương.
phụ kiện
.9 Ống nhựa bảo hộ dây dẫn Tiền Phong; Sino Vanlock hoặc tương đương
Inax, Vigracera, Caesar hoặc tương
10 Thiết bị vệ sinh
đương
- Trần thạch cao giật đa cấp từ 2- 3 lớpcấp (khung
chìm), khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao chịu
ẩm Thái Lan dày 9mm hoặc tương đương
- Trần thạch cao phẳng (trần nổi), khung xương Vĩnh
11 Trần thạch cao
Tường (loại Topline hoặc FineLine), tấm trần sợi
khoáng không viền DAIKEN (Nhật Bản) KT:
605x605mm, dày 15mm hoặc tương
đương
Cửa, vách kính khung nhôm hệ XINGFAhoặc tương
12 Cửa đi, cửa sổ đương (Nhôm Xingfa màu nâu sần, đen, trắng sứ, ghi,
vân gỗ)
Dây cáp điện, dây điện các TCVN 5935-1995 (IEC 60502); TCVN 6612-2007:
13
loại Cadisun hoặc tương đương
Đèn LED Panel, Công ty Cổ phần bóng đèn phích
14 Đèn chiếu sáng trong nhà
nước Rạng Đông hoặc tương đương
Công tắc, ổ cắm, aptomat 1
15 Roman; Sino hoặc tương đương
pha các loại, tủ điện
16 Aptomat 3 pha các loại LS - Hàn Quốc hoặc tương đương
Sơn Nanoda, Popa, Pretty, Maxko,
Sơn dầm. trần, tường trong Nippon, Hans, Space, Bigfa, Visenlex,
17 ngoài Galaxy, Javitex, Hà Nội, Luxda, Pizaro,
nhà Jymec, HTC, Infor, ... và các sản phẩm
tương đương
18 Quạt điện các loại Vinawin - Điện cơ Thống Nhất hoặc tương đương

Chủng loại vật liệu phần thiết bị thang máy:

1 Đặc điểm, quy cách, thông số kĩ thuật của thiết bị


A) ĐẶC TÍNH CHUNG

1 Loại thang Thang máy tải khách có phòng máy

2 Năm sản xuất Từ năm 2021 trở về sau, mới 100%

3 Số lượng 01 thang

3
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

4 Tải trọng 650kg (Sức chứa: 09 người)

5 Tốc độ 60m/phút

6 Số tầng 04 tầng

7 Số cửa tầng 04 tầng

8 Số điểm dừng thang 04 điểm (Tầng 1,2,3,4)

9 Phòng máy Có phòng máy

10 Kích thước hố thang W1600 mm x D1880mm

11 Hành trình Theo nhà sản xuất

12 Pit (chiều âm hố thang ) 1400mm

13 OH (tầng trên cùng) 5500mm, PM = 1800mm


Nguồn điện động lực: 380V - 3Phase - 50Hz Nguồn
14 Nguồn điện thang máy
điện chiếu sáng: 220V - 1Phase - 50Hz
(B) MÁY KÉO

1 Động cơ (máy kéo) Động cơ Fuji (mới 100%) hoặc tương đương

2 Nguồn điện thang máy 380V – 3 Phase – 50Hz

3 Loại động cơ Động cơ không hộp số

4 Số lần khởi động 180 lần/giờ

(C) TỦ ĐIỀU KHIỂN

Tủ Fuji, Nippon hoặc tương đương

(D) PHÒNG THANG


Kích thước (Rộng x Sâu x
1 W1200 mm x D1300mm x H2400mm
Cao)
2 2 Vách hông cabin Inox dày 1.2mm, inox sọc nhuyễn
Inox dày 1.2mm, Tấm lớn ở giữa inox gương xen
3 Vách sau cabin
inox sọc nhuyễn hai bên
4 Tay vịn 03 tay vịn gắn 2 vách hông và vách sau cabin

5 Đèn chiếu sáng Gián tiếp từ trần phòng thang tỏa xuống

6 Sàn phòng thang Đá Granite trắng viền đen

7 Trang thiết bị trong cabin Bảng điều khiển hiển thị màn hình LCD

8 Nút nhấn chọn tầng Nút nhấn chuyên dùng cho thang máy

9 Nút đóng mở cửa Nút nhấn chuyên dùng cho thang máy

10 Chuông dừng tầng Chuông chuyên dùng cho thang máy


4
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

11 Khóa ưu tiên trong cabin Khóa chuyên dùng cho thang máy

12 Quạt thông gió Quạt chuyên dùng cho thang máy

13 Đèn cấp cứu khi mất điện Đèn chuyên dùng cho thang máy

14 Chuông cấp cứu Liên lạc với bên ngoài khi có sự cố

15 Intercom Liên lạc với bên ngoài khi có sự cố

(E) HỆ THỐNG CỬA THANG MÁY

1 Bộ truyền cửa Chuyên dùng cho thang máy

2 Motor cửa Motor cửa đồng bộ theo bộ truyền


Điều khiển VVVF điều khiển tốc độ vô cấp bằng hệ
3 Hệ điều khiển thống thay đổi điện áp và tần số giúp cửa thang máy
được đóng mở nhẹ nhàng và êm ái
4 Đầu cửa cabin Đồng bộ theo tiêu chuẩn của nhà máy

5 Loại cửa Cửa mở tim hai cánh mở tự động về hai phía

6 Kích thước (Rộng x Cao) W 750mm x H 2100mm

7 Vật liệu Inox sọc nhuyễn, inox 304

8 Rãnh trượt Nhôm định hình chuyên dùng thang máy

Hệ thống tế bào quang Photocell nguyên thanh – không cho cửa đóng lại
9
điện khi gặp vật cản
Hệ thống tự động mở lại
10 Mở lại cửa khi cửa đóng gặp vật cản
cửa
(F) HỆ THỐNG CỬA TẦNG

1 Loại cửa Cửa mở tim hai cánh mở tự động về hai phía

2 Kích thước W 750mm x H2100mm

3 Rãnh trượt Nhôm định hình chuyên dụng


-Khung bao bản rộng, hiển thị ngang, inox sọc
Bao che & cánh cửa tầng nhuyễn
4
chính 1F -Cánh cửa tầng chính 1F inox sọc nhuyễn dày
1.2mm
Khung bao hẹp, không hiển thị ngang, inox sọc
Bao che & cánh cửa các
5 nhuyễn.
tầng khác
Cánh cửa Inox sọc nhuyễn
Bảng điều khiển và tín
6 Bảng điều khiển hiển thị màn hình LCD
hiệu
7 Rail cabin T78, mới 100%

8 Rail đối trọng T78, mới 100%

9 Poid đối trọng Bo Bê Tông

5
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

10 Cáp treo Italia hoặc tương đương – Mới 100%

11 Cáp điện theo cabin Loại chuyên dùng của Step


Hệ thống chuông báo quá
12 Chuông chuyên dùng cho thang máy.
tải
13 Bộ giới hạn tốc độ Loại chuyên dùng cho thang máy

Bảo vệ quá dòng, mất Cài đặt trong biến tần


14
phase
(H) BỘ CỨU HỘ

Sử dụng khi mất điện đột xuất, thang máy sẽ tự


1 Bộ cứu hộ tự động
động dừng ở tầng gần nhất cho khách ra ngoài

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG CÁC LOẠI VẬT LIÊU CHÍNH


Các vật liệu chính như Gạch chỉ, cát, đá, xi măng, thép... cần đáp ứng đầy đủ các
tiêu chuẩn hiện hành.
Cốt liệu cho bê tông, vữa:
- Cốt liệu gồm cát xây dựng, đá xây dựng thỏa mãn các tiêu chuẩn như sau:
+ TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.
6
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ TCVN 4506:2012 Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.


+ TCVN 374:2006 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn, các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng
và nghiệm thu.
+ TCVN 8828:2011 Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên.
+ TCVN 4506:2012 Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 8826:2011 Phụ gia hóa học cho bê tông.
+ TCVN 3105:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Lấy mẫu chế tạo và bảo dưỡng mẫu.
+ TCVN 3106:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt.
+ TCVN 239:2005 Bê tông nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công
trình.
1.1.1 Cát:
Nguồn gốc địa phương theo tiêu chuẩn – TCVN 7570:2006.
Nhà thầu sử dụng cát nước ngọt không lẫn tạp chất và được tập kết tại bãi vật liệu.
- Theo giá trị môđun độ lớn, cát dùng cho bê tông và vữa được phân ra hai nhóm chính:
+ Cát thô khi môđun độ lớn trong khoảng từ lớn hơn 2,0 đến 3,3;
+ Cát mịn khi môđun độ lớn trong khoảng từ 0,7 đến 2,0.
- Thành phần hạt của cát, biểu thị qua lượng sót tích luỹ trên sàng, nằm trong
phạm vi quy định trong Bảng 1
Lượng sót tích luỹ trên sàng, % khối lượng
Kích thước lỗ sàng
Cát thô Cát mịn
2,5 mm Từ 0 đến 20 0
1,25 mm Từ 15 đến 45 Từ 0 đến 15
630 m Từ 35 đến 70 Từ 0 đến 35
315 m Từ 65 đến 90 Từ 5 đến 65
140 m Từ 90 đến 100 Từ 65 đến 90
Lượng qua sàng 140 m,
10 35
không lớn hơn

Cát mịn được sử dụng chế tạo bê tông và vữa như sau:
- Đối với bê tông:
+ Cát có môđun độ lớn từ 0,7 đến 1 (thành phần hạt như Bảng 1) có thể được sử dụng
chế tạo bê tông cấp thấp hơn B15.
+ Cát có môđun độ lớn từ 1 đến 2 (thành phần hạt như Bảng 1) có thể được sử dụng chế
tạo bê tông cấp từ B15 đến B25.
- Đối với vữa:
+ Cát có môđun độ lớn từ 0,7 đến 1,5 có thể được sử dụng chế tạo vữa mác nhỏ hơn và
bằng M5.
+ Cát có môđun độ lớn từ 1,5 đến 2 được sử dụng chế tạo vữa mác ≥ M7,5.
+ Cát dùng chế tạo vữa không được lẫn quá 5 % khối lượng các hạt có kích thước lớn
hơn 5 mm.

7
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Hàm lượng các tạp chất (sét cục và các tạp chất dạng cục; bùn, bụi và sét) trong cát
được quy định trong Bảng 2
Hàm lượng tạp chất, % khối lượng, không lớn hơn
Tạp chất bê tông cấp cao hơn bê tông cấp thấp hơn
Vữa
B30 và bằng B30
 Sét cục và các tạp chất dạng Không được có
0,25 0,50
cục
 Hàm lượng bùn, bụi, sét 1,50 3,00 10,00

- Tạp chất hữu cơ trong cát khi xác định theo phương pháp so màu, không được thẫm hơn
màu chuẩn.
- Hàm lượng clorua trong cát, tính theo ion Cl- tan trong axit, quy định trong Bảng 3.
Hàm lượng ion Cl-, % khối lượng, không lớn
Loại bê tông và vữa
hơn
Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông cốt
0,01
thép ứng suất trước
Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông và
0,05
bê tông cốt thép và vữa thông thường

- Bãi chứa cát khô ráo, đổ đống theo nhóm hạt theo mức độ sạch bẩn để tiện sử dụng và
cần có biện pháp chống gió bay, mưa trôi và lẫn tạp chất.
1.1.2 Đá:
Đá dùng trong các công tác lót móng cống, rãnh; công tác bê tông cốt thép. Đảm bảo
các nội dung sau:
- Đá nguồn Ninh Bình hoặc tương đương đảm bảo tuân theo TCVN được Chủ đầu tư,
Tư vấn giám sát thống nhất mẫu kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng.
- Kích cỡ hạt có cấp phối đúng như quy phạm.
- Đá dăm phải rắn chắc, sạch không có đá thoi dẹt.
- Khi sử dụng các loại đá dăm phải đảm bảo chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn
TCVN 7570 - 2006 "Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật” .
Thành phần hạt:
Kích Lượng sót tích lũy trên sàng, % khối lượng,
thước ứng với kích thước hạt liệu nhỏ nhất và lớn nhất,
lỗ mm
sàng
5-10 5-20 5-40 5-70 10-40 10-70 20-70
mm
100    0  0 0

8
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

70   0 0-10 0 0-10 0-10

40  0 0-10 40-70 0-10 40-70 40-70

20 0 0-10 40-70 … 40-70 … 90-100

10 0-10 40-70 … … 90-100 90-100 

5 90-100 90-100 90-100 90-100   

Hàm lượng bụi bùn sét:


Hàm lượng bùn, bụi, sét, % khối lượng, không lớn
Cấp bê tông
hơn
Cao hơn B30 1,0
Từ B15 đến B30 2,0
Thấp hơn B15 3,0

Hàm lượng bụi bùn sét với cốt liệu lớn :


Hàm lượng bùn, bụi, sét, % khối lượng, không
Cấp bê tông
lớn hơn
Cao hơn B30 1,0
Từ B15 đến B30 2,0
Thấp hơn B15 3,0
Đá làm cốt liệu lớn cho bê tông phải có cường độ thử trên mẫu đá nguyên khai hoặc
mác xác định thông qua giá trị độ nén dập trong xi lanh lớn hơn 2 lần cấp cường độ chịu nén
của bê tông khi dùng đá gốc phún xuất, biến chất; lớn hơn 1,5 lần cấp cường độ chịu nén của
bê tông khi dùng đá gốc trầm tích.
Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên theo độ nén dập xilanh :
Độ nén dập trong xi lanh ở trạng thái bão hoà nước, % khối lượng
Mác đá
Đá phún xuất xâm Đá phún xuất
dăm* Đá trầm tích
nhập và đá biến chất phun trào
140  Đến 12 Đến 9

120 Đến 11 Lớn hơn 12 đến 16 Lớn hơn 9 đến 11

100 Lớn hơn 11 đến 13 Lớn hơn 16 đến 20 Lớn hơn 11 đến 13

80 Lớn hơn 13 đến 15 Lớn hơn 20 đến 25 Lớn hơn 13 đến 15

60 Lớn hơn 15 đến 20 Lớn hơn 25 đến 34 

40 Lớn hơn 20 đến 28  

9
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

30 Lớn hơn 28 đến 38  

20 Lớn hơn 38 đến 54  

* Chỉ số mác đá dăm xác định theo cường độ chịu nén, tính bằng MPa tương đương với
các giá trị 1 400; 1 200; ...; 200 khi cường độ chịu nén tính bằng kG/cm 2.

Hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn không vượt quá 15 % đối với bê tông cấp cao
hơn B30 và không vượt quá 35 % đối với cấp B30 và thấp hơn.
Tạp chất hữu cơ trong sỏi xác định theo phương pháp so màu, không thẫm hơn màu
chuẩn.
- Thí nghiệm kiểm tra chất lượng đá được tiến hành theo các tiêu chuẩn từ TCVN 7572
- 2006 "Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử”.
- Đá dăm dùng trong xây dùng cho bê tông cần phân thành các nhóm có kích thước hạt
phù hợp với từng loại kết cấu công trình, đảm bảo chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn
TCVN 4453-1995 “ Đá dăm, sỏi – dùng trong kết cấu BT và BTCT toàn khối – Quy phạm
thi công và nghiệm thu”.
- Đá dăm phải được tập kết tại bãi khô ráo, có biện pháp che chắn trong những ngày
mưa dầm, che nắng để giảm nhiệt độ trong những ngày nắng nóng kéo dài.
1.1.3 Nước thi công:
- Nước để phục vụ trong suốt quá trình thi công chúng tôi sử dụng nguồn nước
máy của tỉnh. Được kiểm tra chất lượng đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn TCVN
4506:2012 Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.
Mức cho phép
Ion Cặn
Mục đích sử dụng Muối Ion Clo
sunfat không
hoà tan (Cl-)
(SO4-2) tan
1. Nước trộn bê tông và nước trộn vữa bơm
bảo vệ cốt thép cho các kết cấu bê tông cốt 2000 600 350 200
thép ứng lực trước.
2. Nước trộn bê tông và nước trộn vữa chèn
5000 2000 1000 200
mối nối cho các kết cấu bê tông cốt thép.
3. Nước trộn bê tông cho các kết cấu bê tông
10000 2700 3500 300
không cốt thép. Nước trộn vữa xây và trát.
1.1.4 Phụ gia cho bê tông:
Để tiết kiệm xi măng và cải thiện các đặc tính kỹ thuật của hỗn hợp bê tông có thể dùng
phụ gia thích hợp, với các điều kiện:
+ Tạo ra hỗn hợp bê tông có tính năng phù hợp với công nghệ thi công.
+ Không gây ảnh hưởng tới tiến độ thi công và không ảnh hưởng đến yêu cầu sử dụng
của công trình sau này.
+ Không gây ăn mòn cốt thép.
10
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Các loại phụ gia sử dụng đều phải có chứng chỉ kỹ thuật được cơ quan quản lý nhà
nước công nhận.
1.1.5 Xi măng:
- Xi măng nhà thầu ưu tiên dùng trong công trình là xi măng poóc lăng do các nhà máy
sản xuất như Bắc Giang, Quán Triều .
- Xi măng được đóng trong bao kín, nguyên bao, đầy đủ chứng chỉ xuất xưởng, nhãn
mác, số lô, ngày sản xuất... Được nhập về và bảo quản trong kho kín, tránh nguồn gây ẩm,
không để lưu kho lâu ngày, dùng tới đâu mua tới đấy.
- Xi măng sử dụng thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
+ Xi măng Poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật: TCVN 2682-1999.
+ Xi măng Poóc lăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật: TCVN 6260-1997.
- Chủng loại và mác xi măng sử dụng phù hợp thiết kế và các điều kiện, tính chất, đặc
điểm môi trường làm việc của kết cấu.
- Việc thí nghiệm kiểm tra xi măng tại hiện trường nhất thiết phải tiến hành trong các
trường hợp:
+ Khi thiết kế thành phần bê tông, vữa xây trát;
+ Có sự nghi ngờ về chất lượng xi măng;
+ Lô xi măng đã được bảo quản trên 3 tháng.
- Các chứng chỉ thí nghiệm về chỉ tiêu cơ lý xi măng bắt buộc nhà thầu phải đệ
trình TVGS xem xét :
Mức
Các chỉ tiêu
PCB30 PCB40 PCB50
1. Cường độ nén, mặt phẳng, không nhỏ hơn:
- 3 ngày ± 45  min 14 18 22
- 28 ngày ± 8 h 30 40 50
2. Thời gian đông kết, min
- bắt đầu, không nhỏ hơn 45
- kết thúc, không lớn hơn 420
3. Độ mịn, xác định theo:
- Phần còn lại trên sàng kích thước lỗ 0,09 mm, %, không lớn
hơn 10
- Bề mặt riêng, xác định theo phương pháp Blaine, cm2/g, 2800
không nhỏ hơn
4. Độ ẩm ổn định thể tích, xác định theo phương pháp
Le Chatelier, mm, không lớn hơn 10
5. Hàm lượng anhydric sunphuric (SO3), %, không lớn hơn 3,5
1.1.6 Thép các loại:

11
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Nhà thầu sử dụng thép Tisco hoặc tương đương, thép sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu
về quy phạm, về hình dáng bên ngoài cũng như chất lượng và đảm bảo đúng chủng loại theo
bản vẽ thiết kế.
- Cốt thép dùng trong bê tông đảm bảo các yêu cầu thiết kế, đồng thời phù hợp với các
tiêu chuẩn hiện hành: TCVN 4399:2008 “Thép và sản phẩm thép - Yêu cầu kỹ thuật chung
khi cung cấp” và TCVN 1651-2008 “Thép cốt bê tông và lưới thép hàn” và TCVN
4507:2008 “Thép - Phương pháp xác định chiều sâu lớp thoát cacbon”. Tiêu chuẩn thí
nghiệm TCVN 198-2008 "Vật liệu kim loại - thử uốn", TCVN 197-2002 "Vật liệu kim loại –
thử kéo ở nhiệt độ thường", TCVN 1651:2018 “Thép cốt bê tông”
Kích thước, khối lượng 1m dài và độ sai lệch cho phép :
Diện tích danh Khối lượng 1 m dài
Đường kính danh
nghĩa mặt cắt ngang
nghĩa thanh a b
Yêu cầu c Sai lệch cho phép d
d
An kg/m %
mm
mm2
6 28,3 0,222 ±8
8 50,3 0,395 ±8
10 78,5 0,617 ±6
12 113 0,888 ±6
14 154 1,21 ±5
16 201 1,58 ±5
18 254,5 2,00 ±5
20 314 2,47 ±5
22 380,1 2,98 ±5
25 491 3,85 ±4
28 616 4,84 ±4
32 804 6,31 ±4
36 1017,9 7,99 ±4
40 1257 9,86 ±4
50 1964 15,42 ±4
a
Đường kính lớn hơn 50mm phải có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua. Sai lệch
cho phép trên từng thanh thải là ±4%.
b
An=0,7854 x a2
c
Khối lượng theo chiều dài = 7,85 x 10-3 x An
d
Sai lệch cho phép đối với một thanh đơn.

Độ bền kéo của thép vằn :


12
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Giá trị đặc Giá trị đặc Giá trị đặc trưng qui định của độ
trưng của giới trưng của giới giãn dài
hạn chảy trên hạn bền kéo %
Mác thép
ReH Rm
A5 Agt
Nhỏ nhất Nhỏ nhất
Nhỏ nhất Nhỏ nhất
MPa MPa
CB300-V 300 450 19 8
CB400-V 400 570 14 8
CB500-V 500 650 14 8
Giá trị đặc Giá trị đặc Giá trị đặc trưng qui định của độ
trưng của giới trưng của giới giãn dài
Độ bền kéo của
hạn chảy trên hạn bền kéo %
thép tròn :Mác
ReH Rm
thép A5 Agt
Nhỏ nhất Nhỏ nhất
Nhỏ nhất Nhỏ nhất
MPa MPa
CB240-T 240 380 20 2
CB300-T 300 440 16 2

Mẫu thử phải được uốn đến góc từ 1600 và 1800 trên một gối uốn được quy định :
Mác thép Đường kính danh nghĩa Đường kính gối uốn
D (lớn nhất)a,b
d ≤ 16 3d
CB 300 V
16 < d ≤ 50 4d
d ≤ 16 4d
CB 400 V
16 < d ≤ 50 5d
d ≤ 16 5d
CB 500 V
16 < d ≤ 50 6d
a
Đối với đường kính lớn hơn 50 mm, đường kính gối uốn trong thử uốn phải được thỏa
thuận giữa nhà sản xuất và người mua.
b
Nếu có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua có thể sử dụng đường kính gối uốn
lớn hơn.

- Các loại thép cung cấp cho công trường yêu cầu phải có giấy chứng nhận chất lượng
và quy cách do bộ phận KCS của nơi sản xuất cung cấp.

13
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Thép chưa gia công và đã gia công nhưng chưa lắp đặt được tập kết tại kho có mái che
và xếp thành từng lô phân biệt theo số hiệu và đường kính, chủng loại, được kê trên giá gỗ
cao 50 cm so với mặt đất.
- Cốt thép đưa vào thi công phải sạch, không nhiễm bẩn, không dính dầu mỡ, không rỉ,
không bị nứt sẹo.
1.1.7 Gạch xây:
Nhà thầu dùng cho công tác xây bằng gạch có quy cách 220x105x60 do nhà máy gạch
ở Bắc Giang.
- Các loại gạch xây phải đảm bảo yêu cầu về cường độ, quy cách và phải đáp ứng các
tiêu chuẩn kỹ thuật như quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 6477:2011 về Gạch bê tông:
Sai lệch cho phép của viên gạch không được vượt quá
Sai lệch kích thước, không
Loại kích thước Mức
lớn hơn
Chiều rộng, không nhỏ hơn 100 ±2
Chiều dài, không lớn hơn 400 ±2
Chiều cao, không lớn hơn 200 ±3
- Độ rỗng của viên gạch không lớn hơn 65%
- Khối lượng viên gạch không lớn hơn 20Kg
Màu sắc của gạch trang trí trong cùng một lô phải đồng đều.
Khuyết tật ngoại quan cho phép
Loại khuyết tật Mức cho phép
Gạch thường
Độ cong vênh trên bề mặt viên gạch,mm, không lớn hơn 3
Số vết sứt vỡ các góc cạnh sâu từ 5mm đến 10mm, dài từ 10 mm
4
đến 15mm, không lớn hơn
Số vết nứt có chiều dài không quá 20mm, không lớn hơn 1

Yêu cầu về cơ lý
Mác gạch Cường độ nén, Mpa, không Độ hút nước, % không lớn
nhỏ hơn hơn
M3,5 3,5
M5,0 5,0 14
M7,5 7,5
M10,0 10,0
M15,0 15,0 12
M20,0 20,0
1.1.8 Ván khuôn, đà giáo, sàn công tác:
14
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Giáo đỡ bằng giáo thép chữ A; Ván khuôn gỗ phủ phim ≥12mm.
- Vững chắc; đạt chiều dày cần thiết; không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông,
cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.
- Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm
lèn bê tông.
- Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện.
- Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống phải được tính
toán cụ thể; gỗ chống phải được chống xuống chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn
tránh xê dịch trong quá trình thi công.
- Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện
bê tông cần đúc.
- Mặt khác, riêng ván khuôn sàn có thể lót bạt trên ván nhằm tránh tối đa việc mất nước
xi măng.
+ Bằng gỗ:
- Gỗ làm ván khuôn thuộc loại gỗ nhóm V, VI có chiều dày tối thiểu 3cm, có độ ẩm
khoảng 28-30%.
- Gỗ làm đà giáo chống đỡ phải là gỗ tốt không bị cong vênh, u sẹo.
- Gỗ được mua tại địa phương.
+ Bằng sắt thép:
- Ván khuôn đảm bảo chiều dày tối thiểu 1mm, bằng phẳng, không rỉ, thủng, lồi lõm,
không dính bẩn.
- Đà giáo: Bộ đà giáo điển hình đảm bảo chắc chắn, khi lắp dựng có đủ hệ giằng ngang.
1.1.9 Dây cáp điện:
Dây cáp điện sản xuất tại nhà máy theo tiêu chuẩn TCVN 5935 - 1995 (kèm theo giấy
chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn để chứng minh).
Khi được Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư nghiệm thu đồng ý thì nhà thầu mới được sử
dụng thi công.
1.1.10 Các vật tư, thiết bị khác:
Sản xuất tại nhà máy theo tiêu chuẩn hiện hành (kèm theo giấy chứng nhận sự phù hợp
với tiêu chuẩn để chứng minh).
Khi được Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư nghiệm thu đồng ý thì nhà thầu mới được sử
dụng thi công.
1.2. Chủng loại vật tư chính : Xi măng PCB40, cát các loại, đá các loại, thép các loại,
Gạch bê tông không nung, gạch ốp lát các loại, cửa nhôm hệ các loại và phụ kiện kèm
theo, hoa sắt cửa sổ, sơn tường các loại, tôn múi và phụ kiện kèm theo, trần thạch cao,
ống nhựa cấp thoát nước, upvc, ppr, và các phụ kiện kèm theo, thiết bị vệ sinh các loại,
dây cáp điện, đèn chiếu sáng, công tắc ổ cắm, aptomat các loại, quạt trần, thang
máy....được nhà thầu ký cam kết cung ứng vật tư với các nhà cung cấp uy tín, có đầy đủ
hồ sơ pháp lý. (Chi tiết được nhà thầu đính kèm)

15
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

16
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

PHẦN 2: GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, BIỆN


PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

2. 1. Tổ chức mặt bằng bố trí công trường:


- Việc bố trí tổng mặt bằng thi công rất quan trọng, nếu bố trí tổng mặt bằng thi công
không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chất lượng công trình. Việc bố trí các
hạng mục phụ trợ phục vụ thi công một cách hợp lý giúp đẩy nhanh năng xuất lao động, tăng
công suất hoạt động của máy móc thiết bị thi công, đảm bảo an ninh trật tự trên công trường,
giúp cho việc điều hành thi công được thuận tiện.
- Việc bố trí tổng mặt bằng thi công dựa trên các nội dung sau:
+ Căn cứ vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và điều kiện thực tế tại hiện trường.
+ Căn cứ vào hướng triển khai thi công và trình tự các bước thi công các công việc.

17
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Bố trí mặt bằng thi công đảm bảo yêu cầu và các quy định về an toàn thi công, vệ sinh
môi trường, chống bụi, chống ồn, chống cháy, an ninh, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến
các hoạt động của khu vực xung quanh, không cản trở các công việc khác.
- Trên tổng mặt bằng thi công thể hiện giới hạn phạm vi thi công của công trình, vị trí
các trục đường, khu vực sân bãi, và các hạng mục công trình phụ trợ phục vụ thi công và sự
quan hệ giữa công trình với các khu vực xung quanh.
- Việc bố trí tổng mặt bằng thi công của Nhà thầu được thể hiện trong bản vẽ biện pháp
thi công
- Các hạng mục phụ trợ phục vụ thi công gồm: Bãi tập kế máy móc thiết bị, văn phòng
chỉ huy hiện trường, nhà ở cho cán bộ và công nhân, kho chứa vật tư ...(Có bản vẽ tổng mặt
bằng kèm theo).
2.1.1. Mặt bằng bố trí công trường.
Sau khi được Chủ đầu tư bàn giao mặt bằng và các mốc định vị chúng tôi tiến hành các
công việc sau:
- Liên hệ trực tiếp với các cơ quan hữu quan tạo điều kiện thi công. Để đảm bảo thi công
Nhà thầu tiến hành công tác bố trí mặt bằng phục vụ thi công: văn phòng ban chỉ huy, bãi gia
công thép, sân bãi thi công, nhà bảo vệ v.v...
- Bổ sung hệ thống các mốc cố định để định vị các tim, trục, cao độ cọc.
- Tiến hành kiểm tra vật liệu đầu vào như lấy các mẫu thép để đại trà kiểm tra các chi
tiêu cơ lý. Kiểm tra xi măng, cát, đá, nước... dự kiến đưa vào công trình. Lấy các kết quả đại
trà cung cấp số liệu cho Đơn vị tư vấn thiết kế và Chủ đầu tư trước khi tiến hành thi công.
- Tiến hành kéo cáp điện, lắp đặt cầu dao tổng và mạng lưới điện tới các thiết bị phục vụ
thi công, lắp đặt các thiết bị điện chiếu sáng công trường, đèn báo hiệu cảnh giới, nội quy
công trường ở vị trí thích hợp, lắp đặt máy phát điện đề phòng sự cố điện công tường.
- Xây dựng hệ thống rãnh thoát nước, hố ga thu nước trong khu vực lán trại tạm.
- Các vật tư, thiết bị sẽ được dự trù theo tiến độ và được chuyển đến công trình theo từng
giai đoạn.
- Lán trại, kho tàng được xây dựng trên cơ sở tính toán lượng vật tư thiết bị đủ đáp ứng
yêu cầu thi công, đảm bảo các điều kiện về chất lượng vật liệu cũng như các yêu cầu trong
công tác phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường chung của khu vực thi công.
- Tất cả các công trình tạm của Nhà thầu được thiết kế để có thể triển khai trên mặt bằng
và di chuyển cũng như dỡ bỏ một cách nhanh chóng. Hệ thống lán trại, kho bãi xưởng bao
gồm:
+ Văn phòng công trường.
+ Nhà bảo vệ.
+ Lán tập kết, gia công cốt thép.
+ Kho chứa vật tư , máy thi công.
+ Bãi tập kết vật liệu rời (cát, đá sỏi...).
+ Nhà vệ sinh công trường.
2.1.2. Phương án tổ chức tổng mặt bằng như sau
Lán trại bao gồm.
+ Văn phòng công trường: Để đảm bảo công tác kiểm tra theo dõi và giám sát trong quá
trình thi công, Nhà thầu chúng tôi bố trí tại hiện trường văn phòng chỉ huy chung. Văn phòng
bao gồm một phòng họp dùng cho các cuộc họp giao ban và điều hành trong suốt quá trình
thi công.
18
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Nhà bảo vệ: Để đảm bảo an ninh và an toàn tuyệt đối cho quá trình thi công tại công
trường và cơ quan đang làm việc tại công trường, Nhà thầu bố trí nhà bảo vệ tại khu vực văn
phòng công trường, bảo vệ trực 24/24 giờ để kiểm soát tất cả công nhân, các phương tiện ra
vào công trình.
+ Nhà vệ sinh
- Để đảm bảo vệ sinh tại công trường, Nhà thầu bố trí nhà vệ sinh di động sử dụng cho
cán bộ công nhân viên trong các giai đoạn thi công cũng như cho từng khu vực thi công.
- Khu vệ sinh được bố trí nơi hợp lý (cuối gió, kín đáo) để không làm ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh, cảnh quan khu vực. Được thiết kế hợp lý đủ để phục vụ cho công trường
và được thường xuyên quét dọn, vệ sinh.
+ Phòng thí nghiệm.
+ Hệ thống kho tàng, bãi vật liệu
- Hệ thống kho tàng được bố trí trên nguyên tắc các vật liệu được tập kết đến chân từng
khu vực thi công đối với vật tư sử dụng ngay, còn đối với vật tư qua gia công thì được tập kết
tại kho chung hoặc bãi gia công chung của công trường và trước khi sử dụng tối đa là 3 ngày.
Vì thế việc bố trí kho tạm tại công trường được thiết lập như sau:
+ Bố trí các kho kín tạm chứa vật tư và các vật liệu cần bảo quản kín. Ngoài ra, Nhà thầu
sẽ ký hợp đồng cụ thể với các Nhà cung cấp vật tư, trong đó có kế hoạch cung ứng vật tư chi
tiết cho công trình theo từng giai đoạn, thuận tiện cho thi công, không chồng chéo nhau, các
công việc không chờ đợi nhằm đảm bảo tiến độ chung của công trình.
+ Lối ra vào công trường: Nhà thầu sử dụng hệ thống đường vào và hệ thống đường nội
bộ sẵn có trên công trường.
+ Bố trí rào chắn, biển báo.
Bố trí rào chắn.
- Nhà thầu sẽ tiến hành các biện pháp bao che cần thiết cho công trình nhằm tránh những
ảnh hưởng bất lợi về các mặt: thi công, an toàn lao động, công tác quản lý, vệ sinh môi
trường, an ninh trật tự, giao thông, an toàn về tài sản, vật tư ...
- Nhà thầu tiến hành lắp dựng hàng rào tạm để ngăn khu vực thi công với các khu vực
xung quanh.
- Nhà thầu cũng sẽ bố trí một bảng hiệu có nội dung tương ứng với gói thầu này và theo
tiêu chuẩn, quy định hiện hành của Nhà nước (nếu cần)
- Trong quá trình thi công che bạt kín xung quanh, tuyệt đối đảm bảo an toàn và hạn chế
đến mức tối đa tiếng ồn và bụi đến môi trường xung quanh.
- Cuối ngày cử công nhân quét dọn vệ sinh đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bố trí biển báo, biển hiệu.
- Sau khi tiếp nhận mặt bằng, bố trí hệ thống hàng rào công trường Nhà thầu sẽ tiến hành
lắp đặt các biển báo, biển hiệu theo quy định tại các vị trí quy định như:
+ Các biển báo hiệu công trường.
+ Các biển cảnh báo nguy hiểm...
+ Các biển báo hướng dẫn...
Nguồn nước và bể nước thi công
- Sử dụng nguồn nước máy của tỉnh Bắc Giang.
- Xây dựng bể nước hoặc các thiết bị chứa phục vụ thi công và sinh hoạt, đồng thời được
dùng làm nguồn nước phục vụ cho công tác phòng chống cháy, nổ trong trường hợp công
trình xảy ra hoả hoạn.
19
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Thiết bị cấp nước là hệ thống các đường ống và van khoá mở bố trí liên hoàn tới các
khu vực cấp nước thi công. Bố trí bơm cao áp đủ sức cấp nước tới vị trí xa nhất của công
trường, tới từng vị trí của công trình.
Thoát nước thi công.
- Trong quá trình thi công, nước mưa và nước dư trong quá trình thi công (nước hố
móng, nước bảo dưỡng bê tông, nước rửa máy móc, thiết bị…) được thu về ga và thoát vào
mạng thoát nước của khu vực qua hệ thống rãnh tạm.
Giao thông: Nhà thầu bố trí làm đường tạm xung quanh từng khu vực thi công đảm bảo
luôn thông suốt trong mọi điều kiện thời tiết và thuận lợi nhất trong quá trình thi công. Ngoài
ra nhà thầu cũng sẽ tận dụng hệ thống đường sẵn có trong Công trình để phục vụ công tác thi
công.
Thông tin liên lạc
- Tại Ban chỉ huy công trường có đặt máy điện thoại, thiết bị viễn thông để đảm bảo liên
lạc với các bên có liên quan liên tục 24/24 giờ
Bố trí thiết bị cứu hỏa
- Việc bố trí các phương tiện phòng cháy chữa cháy của công trình là một yêu cầu rất
quan trọng. Với mặt bằng thi công rộng rãi nên lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên
nghiệp có thể vào được dễ dàng, ngoài ra Nhà thầu còn bố trí lực lượng phòng cháy tại chỗ.
- Để đảm bảo phòng chống cháy nổ, chúng tôi bố trí các bình bọt cứu hoả theo quy định
của công tác phòng cháy chữa cháy. Bố trí trên công trường các bể chứa nước cứu hoả, các
bãi cát cứu hoả phòng khi sự cố xảy ra.
Nguồn điện
- Để cấp điện phục vụ trong quá trình thi công Nhà thầu sẽ sử dụng nguồn điện do Chủ
đầu tư cấp, lắp đặt đồng hồ đo điện 03 pha, căn cứ vào chỉ số tiêu thụ trên đồng hồ đo để
thanh toán tiền.
- Nhà thầu sử dụng máy phát điện dự phòng thi công khi mất điện lưới và ở khu vực thi
công xa khó kéo được điện lưới.
- Nhà thầu sẽ bố trí hệ thống dây dẫn điện để không ảnh hưởng đến giao thông và hoạt
động của công trình cũng như các khu vực xung quanh cụ thể như sau:
+ Điện thi công được dẫn từ nguồn cấp của Chủ đầu tư đến tủ điện chính của công
trường bằng dây cáp bọc 3 pha có kích thước và chủng loại phù hợp, tủ điện chính này được
đặt tại nơi thuận tiện cho việc sử dụng, điều khiển, an toàn (đặt cao 1,5 m so mặt đất, không
bị ảnh hưởng bởi mưa, nắng). Trong tủ có bố trí thiết bị bảo vệ tổng cho toàn hệ thống điện
của công trường (aptomat phù hợp) và được chia tách thành các lộ riêng biệt (mỗi lộ lại có
các aptomat nhánh bảo vệ) cho từng phụ tải để thuận tiện cho sử dụng, quản lý và đề phòng
khi xảy ra sự cố điện tại một trong các phụ tải không gây ảnh hưởng tới cấp điện các phụ tải
khác và dễ dàng cho việc xử lý sự cố.
+ Hệ thống điện thi công của mỗi khu vực có tủ điện riêng, có thiết bị bảo vệ riêng. Mỗi
thiết bị được nối vào hệ thống điện thi công thông qua các thiết bị bảo vệ đóng, ngắt điện khi
có sự cố hoặc khi cần cắt điện như: Aptomat, cầu dao hộp... Các tủ điện khu vực được đặt tại
các vị trí thuận tiện cho thi công và đảm bảo an toàn.
+ Hệ thống dây cáp điện được treo an toàn (có cách điện) trên các cột được chôn chắc
chắn đi dọc theo hàng rào công trường tới các phụ tải .
+ Dây dẫn điện là các loại cáp điện nhiều vỏ bọc của các nhà sản xuất có uy tín trên thị
trường hiện nay như: CADISUN, LIOA, SINO... sẽ được mắc trên các trụ cột gỗ cao 3,5m.

20
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Tại các vị trí đặt các tủ điện, các thiết bị thi công Nhà thầu sẽ cho đặt các biển báo
nguy hiểm, biển cấm vi phạm phạm vi đặt các thiết bị điện và phổ biến nội quy an toàn về
điện tới tất cả công nhân thi công trên công trường.
- Nhà thầu sẽ cử cán bộ chuyên trách quản lý điện tại công trường, kiểm tra, đấu nối,
khắc phục các sự cố về điện tại công trường. Sau khi công trường nghỉ thi công, toàn bộ điện
phục vụ cho khu vực thi công sẽ được cắt, trừ điện của hệ thống đèn bảo vệ và khu vực dành
cho sinh hoạt.
- Hệ thống điện lấy từ nguồn điện 3 pha phục vụ cho máy móc thi công và chiếu sáng.
Trong quá trình thi công sẽ thiết kế chi tiết trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công nhằm bảo đảm
an toàn cho các thiết bị thi công, đảm bảo đủ ánh sáng cho thi công ban đêm và ánh sáng bảo
vệ, tiện lợi cho người sử dụng.
- Hệ thống điện trong mặt bằng công trường sẽ được tách làm 2 mạch: 1 mạch phục vụ
cho thi công, mạch còn lại phục vụ cho khu vực văn phòng, chiếu sáng và bảo vệ.
- Tổ chức chiếu sáng: Xung quanh công trường bố trí hệ thống đèn và 1 số đèn di động
để phục vụ thi công, bảo vệ ban đêm và phục vụ ánh sáng cho việc tập kết vật tư ban đêm.
* Bản vẽ mặt bằng bố trí thi công, tổ chức thi công (Các bản vẽ đính kèm trong phần
Bản vẽ biện pháp thi công).

2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHẬN SỰ TRÊN CÔNG TRƯỜNG


2.2.1 Hệ thống quản lý

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ HỆ THỐNG BỘ MÁY TỔNG THỂ

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

21
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

CÁC PHÒNG, BAN TRỰC THUỘC CÔNG TY

BAN ĐIỀU HÀNH CÔNG TRÌNH

CÁC TỔ ĐỘI THI CÔNG

- Nhà thầu: Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với Chủ đầu tư, Nhà
nước.
- Các Phòng ban công ty có trách nhiệm:
+ Chuẩn bị năng lực tài chính phục vụ cho thi công.
+ Chuẩn bị cung cấp vật tư theo đề nghị của đội thi công.
+ Kiểm tra biện pháp thi công công trình trước khi đội thực hiện khởi công. Trong quá
trình các tổ đội thi công, thường xuyên cử cán bộ phụ trách trực tiếp xuống hiện trường kiểm
tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn vệ sinh lao động trên công trường. Đôn đốc các đơn
vị thi công thực hiện đúng biện pháp thi công, đúng quy trình quy phạm xây dựng, đảm bảo
chất lượng công trình.
+ Đảm bảo các công tác liên lạc với Chủ đầu tư, chính quyền địa phương đảm bảo trật tự
an ninh xã hội cho công trường. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý của cán bộ cũng như công
nhân lao động tham gia gói thầu này.
- Ban điều hành công trình bao gồm Chỉ huy trưởng và các cán bộ ban điều hành trực
tiếp điều hành, giám sát các công tác thi công trên toàn công trường.
- Các tổ đội thi công trực tiếp thi công trên công trường và chịu sự điều hành, giám sát
của Ban điều hành công trường.

22
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

2.2.2 Hệ thống trực tiếp tham gia thực hiện gói thầu.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI CÔNG TRỰC TIẾP TRÊN CÔNG TRƯỜNG

CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG


TRƯỜNG

ĐỘI TRƯỞNG THI CÔNG

Quản lý chất lượng, tiến độ kỹ Quản lý an ninh môi trường, pccc, an Quản lý vật tư, thiết bị Quản lý hành chính, kế toán
thuật toàn.......

Các kỹ sư KCS, an toàn.. Các kỹ thuật thi công

Tổ thi Tổ thi Tổ thi Tổ thi Tổ hoàn Tổ thi Tổ công


công nề thiện Tổ thi công công điện,
công công cốt công bê nhật
thoát nước nước
copha thép tông

23
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Sau khi ký hợp đồng thi công, Nhà thầu thành lập một Ban điều hành công trường trực tiếp
thi công tại công trường.
Bộ máy điều hành tại công trường bao gồm:
- Chỉ huy trưởng công trường quản lý, điều hành chung toàn bộ gói thầu, có toàn quyền
quyết định các việc liên quan, điều động nhân lực, thiết bị máy móc vật tư.
- Các chủ nhiệm kỹ thuật: thay mặt Chỉ huy trưởng khi chỉ huy trưởng đi vắng.
- Các đội trưởng, cán bộ chỉ đạo, quản lý kỹ thuật, điều hành, chỉ đạo thi công, lập tiến độ
cung ứng vật tư, nhân lực, thiết bị trình Phó giám đốc phụ trách, Chỉ huy trưởng. Xem xét,
kiểm tra năng suất, chất lượng và tiền lương của công nhân.
- Cán bộ phụ trách an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, môi trường
- Giám sát chất lượng, thí nghiệm: Bố trí một tổ bao gồm các cán bộ giám sát hiện trường,
lấy mẫu thí nghiệm, làm thủ tục chứng chỉ vật liệu, đo đạc, hoàn công. Chịu trách nhiệm trước
Chỉ huy trưởng công trường về chất lượng công trình.
- Các tổ, đội thi công trực thuộc Ban chỉ huy công trường đảm nhận những công việc được
phân công, phối hợp với nhau thực hiện những công việc trên công trường.
2.2.3. Chỉ huy trưởng công trường
2.2.31. Chức năng:
- Thực hiện quản lý và điều hành chung công việc của tại công trường.
- Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức các hoạt động tài chính.
- Tham mưu với Ban lãnh đạo trong lĩnh vực thi công công trình.
- Áp dụng cải tiến khoa học kỹ thuật trong công tác thi công.
2.2.3.2. Nhiệm vụ:
- Điều hành về kỹ thuật công tác sản xuất tại công trường khi Giám đốc uỷ quyền;
- Quyết định các phương hướng, kế hoạch thi công của công trình theo phương hướng
chung của Công ty.
- Tổ chức thực hiện:
+ Sắp xếp các hoạt động tại công trường tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể.
+ Lên kế hoạch sản xuất, thi công tình hình cung ứng vất tư trình Ban lãnh đạo.
+ Lập kế hoạch và tổ chức thi công hạng mục công trình được giao với chất lượng cao,
đúng tiến độ theo kế hoạch chung của đơn vị.
+ Lập và trình duyệt biện pháp thi công, biện pháp an toàn.
+ Tiếp cận Chủ đầu tư giải quyết mọi thủ tục cần thiết, lập biên bản công trường, biên bản
nghiệm thu khối lượng phát sinh, thay đổi thiết kế.
+ Xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng, tổ đội công trường, các lao động
thời vụ. Khi được uỷ quyền có thể trực tiếp ký hợp đồng kinh tế với khách hàng, tổ đội công
trường hay các lao động thời vụ.
+ Được quyền đề nghị Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, tuyển dụng lao động
theo quy chế của Công ty và quy định của Pháp luật (sau khi có ý kiến của phòng Tổ chức
hành chính đã được Giám đốc phê duyệt).
+ Lập hồ sơ hoàn công, lập khối lượng đã thi công để thanh quyết toán hạng mục công
trình đã hoàn thành.
+ Tham gia giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, nghiệm thu bàn giao,
thanh quyết toán.

24
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Chủ động khái thác các nguồn cung ứng vật tư đảm bảo chất lượng, quy cách theo chỉ
dẫn của thiết kế và hồ sơ dự thầu.
+ Tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo sử dụng vốn và quyết toán định kỳ với công ty theo
quy chế hoạt động và quy định nhà nước.
+ Giao nhiệm vụ cho các tổ trực tiếp sản xuất bằng các phiếu giao việc cụ thể, trực tiếp
hoặc qua cán bộ giám sát kỹ thuật, cán bộ kế toán, an toàn viên công trường ... nắm rõ tình
hình cụ thể để chủ động đề ra phương án giải quyết.
+ Thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết của Nhà thầu đã ký kết với Chủ đầu tư.
- Giám sát:
+ Trực tiếp giám sát nhân sự tại đơn vị và các hoạt động xây dựng nói chung đảm bảo về
chất lượng và tiến độ.
+ Kiểm tra về an toàn lao động tại các công trường.
- Quản lý:
+ Lực lượng làm việc trực tiếp tại công trường.
+ Thiết bị, máy móc tại công trường, nhà xưởng.
+ Biện pháp công nghệ, kỹ thuật sản xuất.
- Đề xuất kế hoạch sản xuất kinh doanh và dự trù các trang thiết bị, bảo hộ, kết hợp với các
bộ phận liên quan trình Ban lãnh đạo.
- Chịu trách nhiệm:
+ Chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ công trình được
giao thi công.
+ Chịu hoàn toàn trách nhiệm hạch toán công trình tuân theo quy chế của công ty và pháp
luật hiện hành.
+ Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về công tác trực tiếp triển khai thi công công trình.
+ Chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động sản xuất tại công trường kể cả việc liên hệ với
địa phương, Ban quản lý và các ngành liên quan. Liên hệ phối thuộc với các phòng ban công
ty để thực hiện các qui đinh chung về quản lý chất lượng, kỹ thuật và an toàn lao động.
+ Chịu trách nhiệm hoàn thành và đưa công trình vào bàn giao và sử dụng đúng yêu cầu
của Chủ đầu tư.
- Báo cáo:
Báo cáo với Ban lãnh đạo về các hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Công trường vào các
buổi giao ban hàng tuần của Công ty.
- Yêu cầu vị trí:
+ Trình độ: Đại học chuyên ngành Xây dựng hoặc tương đương;
+ Kỹ năng: Quản lý, tổ chức, lập kế hoạch thi công công trình;
+ Biết sử dụng thành thạo máy vi tính các phần mềm : WINWORD; EXCEL; AUTOCAD,
dự toán..
2.2.4 Chủ nhiệm kỹ thuật
- Giúp việc cho công trình theo công việc được giao. Thay mặt Chỉ huy trưởng công trình
điều hành toàn bộ công việc thi công tại công trường và xử lý các công việc theo thẩm quyền
khi Chỉ huy trưởng vắng mặt.
2.2.5 Nhân viên kinh tế/quản lý tài chính, hành chính
- Chức năng:
+ Quản lý hoạt động tài chính kế toán và hành chính của Công trình;
25
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Tham mưu cho Chỉ huy trưởng công trình về quản lý tài chính, hành chính;
+ Hoạt động theo hệ thống quản lý của phòng Tài chính kế toán và phòng hành chính
Công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công trường theo đúng
định mức kinh tế của Công trường xây dựng và Công ty đề ra.
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các khoản chi, tạm ứng, thanh quyết toán về mua
bán vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất và các hoạt động tài chính của Công trường.
+ Chịu trách nhiệm về các khoản thu - chi tiền mặt.....lập kế hoạch và tổ chức thực hiện
việc thu hồi, cung ứng vốn phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh khi có yêu cầu của
công việc.
+ Chịu sự điều hành của Ban điều hành, phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc lập
hồ sơ, chứng từ để thanh quyết toán công trình.
+ Nắm vững được qui trình hạch toán, quản lý từ cơ sở lên công ty.
+ Hiểu, nắm vững và lập được các chứng từ ban đầu, vào sổ sách liên quan đến các báo
cáo lên Công ty, giao nộp chứng từ, đối chiếu thống nhất kết quả hạch toán.
+ Kiểm tra và lập các chứng từ ban đầu như: Lập các phiếu nhập kho, xuất kho.
+ Phối kết hợp với các công trường trong quan hệ với bên A và các cơ quan tài chính trong
việc thanh quyết toán, tạm ứng A-B.
+ Tổng hợp, thống kê, báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của Công trường.
+ Kiểm tra đối chiếu với thủ kho về tình hình nhập, xuất và tồn kho; vào sổ sách theo dõi
vật tư - công cụ lao động – TSCĐ - Biên bản kiểm kê vật tư theo định kỳ hoặc đột xuất. Tổng
hợp cân đối nhập, xuất, tồn vật tư cuối tháng. Lập các tờ phân bổ vật liệu sử dụng, phân bổ
khấu hao TSCĐ và chi phí phục vụ vào các công trình liên quan.
+ Triển khai thực hiện, áp dụng các chế độ chính sách đối với người lao động. Tổng hợp
theo dõi việc ký kết HĐLĐ ngắn hạn, dài hạn. Phân tích tiền lương, ngày công đi làm, ngày
công nghỉ ... hàng tháng, quí, năm theo công trình nhằm giúp thủ trưởng đơn vị chỉ đạo sản
xuất;
+ Thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ, công nhân công trình (kể cả số ký HĐLĐ
thời vụ) kịp thời. Kiểm tra bảng lương hàng tháng của công trường trước khi trình Chỉ huy
trưởng công trình.
+ Lập dự trù mua sắm thiết bị, văn phòng phẩm, quản lý việc sử dụng TSCĐ, trang thiết bị
văn phòng, chi phí điện thoại, văn phòng phẩm....tại trụ sở làm việc của Công trường đảm bảo
tiết kiệm và hợp lý.
+ Thực hiện công tác sổ sách thống kê, báo cáo theo định kỳ. Có trách nhiệm giải quyết
các công tác hành chính, văn thư: đánh máy, giao nhận hồ sơ, công văn ... lưu trữ, bảo quản hồ
sơ, giấy tờ gốc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công trường.
- Báo cáo:
+ Báo cáo Chỉ huy trưởng công trình và các Phòng, Ban Công ty có liên quan về các hoạt
động chức năng, nhiệm vụ của mình theo qui định.
- Yêu cầu vị trí:
+ Học vấn: Đại học, cao đẳng hoặc tương đương;
+ Kỹ năng: Kế toán tổng hợp – quản lý lao động tiền lương;
+ Biết sử dụng thành thạo máy vi tính các phần mềm : WINWORD; EXCEL; FOXPROW,
các phần mềm kế toán ...
26
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

2.2.6. Cán bộ kỹ thuật/quản lý kỹ thuật, Tiến độ, Vật liệu, Thiết bị, Khối lượng, Iso..
- Chức năng: Quản lý và điều hành toàn diện về công tác tổ chức, kỹ thuật thi công, an
toàn lao động, chất lượng và tiến độ thi công tại công trình được Chỉ huy trưởng công trình
phân công. Tham mưu cho Chỉ huy trưởng công trình để thực hiện tốt nhất quá trình hoạt động
sản xuất của Công trường trên lĩnh vực thi công.
- Nhiệm vụ:
+ Quản lý công tác tổ chức, kỹ thuật thi công. Hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên tại hiện
trường để các tổ sản xuất thực hiện việc thi công đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảo chất
lượng công trình, phù hợp qui trình, qui phạm hiện hành của Nhà nước và Chủ đầu tư;
+ Quản lý hồ sơ thiết kế, dự toán, nhật ký thi công, các biên bản nghiệm thu thành phần...
từ khi bắt đầu triển khai đến khi bàn giao kết thúc công trình.
+ Tổ chức thực hiện các qui định về ATLĐ tới từng tổ sản xuất. Đảm bảo mọi thành viên
lao động trên công trường được học tập, hiểu rõ và thực hiện nghiệm chỉnh các qui định về
ATLĐ. Kế hợp với mạng lưới an toàn viên ở các tổ sản xuất, thường xuyên kiểm tra đôn đốc
việc thực hiện các qui định về ATLĐ.
+ Lập và trình duyệt biện pháp thi công, biện pháp an toàn, tiến độ thi công công trình
ngay trước khi khởi công. Trên cơ sở đó có kế hoạch bố trí nhân lực, lịch cung ứng vật tư
nguyên liêu, đảm bảo việc thi công công trình đúng tiến độ.
+ Tiếp cận Chủ đầu tư, tham gia giải quyết mọi thủ tục: Lập biên bản công trường, biên
bản nghiệm thu khối lượng phát sinh, thay đổi thiết kế ...
+ Tổ chức nghiệm thu chất lượng và khối lượng nội bộ các hạng mục và toàn bộ công
trình trước khi tiến hành nghiệm thu với bên A.
+ Theo dõi và chịu trách nhiệm về khối lượng công việc hoàn thành, làm cơ sở thanh
quyết toán công trình. Kết hợp với nhân viên kinh tế xác nhận khối lượng công tác hoàn thành
làm cở sở thanh toán tiền lương hàng tháng cho các tổ sản xuất theo định mức khoán sản phẩm
của Công trường.
+ Lập hồ sơ hoàn công, khối lượng công tác hoàn thành, trình Chủ đầu tư và bảo vệ trước
Ban quản lý dự án, các cơ quan có liên quan để có cơ sở thanh, quyết toán công trình.
- Báo cáo:
+ Lập báo cáo về giá trị sản lượng thực hiện tháng, quí, năm trên công trình/hạng mục
mình phụ trách theo qui định chung của công ty.
+ Lập và báo cáo về thủ tục hoàn công và thanh quyết toán với công trình và phòng Quản
lý xây lắp.
+ Báo báo Chỉ huy trưởng về các hoạt thi công trên công trường vào các buổi giao ban (trừ
một số việc đột xuất vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình, báo cáo cho Chỉ huy trưởng
xin ý kiến chỉ đạo, tháo gỡ ách tắc trong công tác thi công).
- Yêu cầu vị trí:
+ Trình độ: Đại học, cao đẳng chuyên ngành Xây dựng hoặc tương đương.
+ Kỹ năng: Tổ chức, lập kế hoạch thi công công trình.
+ Biết sử dụng thành thạo máy vi tính các phần mềm: WINWORD; EXCEL; AUTOCAD,
dự toán ...
2.2.7. Cán bộ an toàn, an ninh, môi trường
- Chức năng: Đại diện người sử dụng lao động làm chủ tịch hội đồng, đại diện của ban
chấp hành công đoàn làm phó chủ tịch hội đồng, trưởng bộ phận hoặc cán bộ theo dõi công tác
BHLĐ là uỷ viên thường trực kiêm thư ký hội đồng, cán bộ y tế, các thành viên là cán bộ KT.

27
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Nhiệm vụ:
+ Tham gia và tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc
xây dựng quy chế quản lí, chương trình hành động, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp an toàn,
vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp của doanh nghiệp.
+ Định kì tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác BHLĐ ở công trình để có cơ sở
tham gia vào kế hoạch và đánh giá tình hình công tác BHLĐ của doanh nghiệp, công trình.
Trong kiểm tra nếu phát hiện thấy các nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu người quản lí
sản xuất thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.
+ Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lí công tác
BHLĐ của doanh nghiệp.
+ Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao
động của nhà nước và các nội quy, quy chế chỉ thị về BHLĐ của lãnh đạo doanh nghiệp đến
các cấp và người lao động trong doanh nghiệp. Đề xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên
truyền về an toàn, vệ sinh lao động, theo dõi đôn đốc việc chấp hành.
+ Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc các bộ phận
có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch BHLĐ.
+ Phối hợp với các bộ phận kĩ thuật, công trình xây dựng quy trình, biện pháp an toàn, vệ
sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Quản lí theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử
dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn – vệ sinh lao động.
+ Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kĩ thuật, công trình tổ chức huấn luyện
về BHLĐ cho người lao động.
+ Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động,
theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp
quản lí, chăm sóc sức khoẻ lao động.
+ Kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn an toàn,vệ sinh lao động
trong phạm vi doanh nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục.
+ Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các đề xuất kiến
nghị của các đoàn thanh tra kiểm tra.
+ Dự thảo trình lãnh đạo ký các báo cáo về BHLĐ theo quy định hiện hành.
+ Cán bộ BHLĐ thường xuyên đi sát các bộ phận sản xuất nhất là những nơi làm việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn lao động để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện
các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị hợp lý hoá sản xuất và các biện pháp kỹ thuật an
toàn ,kỹ thuật vệ sinh để đưa vào kế hoạch BHLĐ; hướng dẫn, giám sát thực hiện các biện
pháp kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh và cải thiện điều kiện làm việc.
+ Biên soạn, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các qui trình, biện pháp làm việc đối với máy,
thiết bị, hoá chất và từng công việc, các phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố, biên soạn
tài liệu giảng dạy về an toàn, vệ sinh lao động và phối hợp với tổ chức chuyên tráchvề BHLĐ
huấn luyện cho người lao động.
+ Tham gia việc kiểm tra định kỳ về an toàn, vệ sinh lao độngvà tham gia việc điều tra tai
nạn lao động có liên quan đến kỹ thuật an toàn.
+ Phối hợp với bộ phận BHLĐ theo dõi việc quản lý, đăng ký, kiểm định, và xin cấp giấy
phép sử dụng các máy, thiết bị vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm nghặt về an toàn, vệ sinh lao
động và chế độ nghiệm thu đối với các loại thiết bị an toàn, trang thiết bị bảo vệ cá nhân theo
qui định của các tiêu chuẩn, qui phạm.

28
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Tham gia vào việc lập kế hoạch BHLĐ, tổng hợp và cung cấp kinh phí thực hiện kế
hoạch BHLĐ đầy đủ đúng thời hạn.
+ Mua sắm, bảo quản và cấp phát đầy đủ, kịp thời những vật liệu, dụng cụ, trang bị
phương tiện BHLĐ, phương tiện kỹ thuật khắc phục sự cố sản xuất theo kế hoạch.
+ Phối hợp với các công trình và các bộ phận có liên quan tổ chức huấn luyện lực lượng
phòng chống tai nạn, sự cố trong sản xuất phù hợp đặc điểm của doanh nghiệp.
+ Phối hợp với bộ phận BHLĐ và các công trình tổ chức thực hiện các chế độ BHLĐ.
+ Đào tạo, nâng cao tay nghề kết hợp với huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động;trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng chống độc hại,
bồi thường tai nạn lao động, bảo hiểm xã hội.
+ Đảm bảo việc cung cấp đầy đủ kịp thời nhân công để thực hiện các nội dung, biện pháp
đề ra trong kế hoạch bảo hộ lao động.
- Báo cáo
+ Lập báo cáo về ATLĐ hàng tháng, quí, năm theo qui định chung của công ty.
+ Báo báo với phòng ban về các hoạt động ATLĐ trên công trường vào các buổi giao ban
(trừ một số việc đột xuất vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình, báo cáo ngay cho Chỉ huy
trưởngcông trình xin ý kiến chỉ đạo).
- Yêu cầu vị trí:
+ Trình độ: Trung cấp trở lên hoặc tương đương.
+ Kỹ năng: Tổ chức tốt các vấn đề về an toàn lao động tại công trường.
2.2.8. Thủ kho - bảo vệ công trình
* Thủ kho
- Chức năng: Quản lý toàn bộ vật tư nguyên liệu trong quá trình thi công xây lắp công
trình thông qua việc nhập, xuất kho hàng ngày theo yêu cầu sản xuất, tiến độ thi công.
- Nhiệm vụ:
+ Nhập kho toàn bộ vật tư, nguyên liệu đến công trình theo đúng qui trình, đảm bảo chính
xác về số lượng, qui cách phẩm chất hàng hóa theo hợp đồng kinh tế hoặc phiếu yêu cầu nhập
vật tư công trình.
+ Sắp xếp hàng hoá, vật tư, nguyên liệu đảm bảo an toàn trong quá trình thi công công
trình, thuận lợi trong kiểm tra, xuất kho hàng hoá
+ Xuất kho vật tư, nguyên liệu cho bộ phận sản xuất thông qua “phiếu yêu cầu cấp vật tư”
của cán bộ kỹ thuật công trình
+ Lập đầy đủ hồ sơ liên quan đến việc xuất, nhập vật tư, nguyên liệu như: Thẻ kho, phiếu
nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê định kỳ…..làm cơ sở báo cáo cho công trình có
phương án tối ưu trong đIều hành sản xuất kinh doanh
+ Phối hợp với các bộ phận có liên quan như: Cán bộ kỹ thuật, nhân viên kinh tế lập đầy
đủ các chứng từ, bảng biểu... phục vụ cho công tác hạch toán giá thành công trình một cách
chính xác, đúng qui định.
- Yêu cầu vị trí:
+ Học vấn: Tốt nghiệp phổ thông trung học trở lêm.
+ Kỹ năng: Quản lý kho
* Bảo vệ công trình
- Chức năng: Quản lý nguyên trạng toàn bộ tài sản, vật tư, thiết bị có trên công trường thi
công bắt đầu đến khi kết thúc. Đảm bảo an ninh trật tự trên công trường trong mọi tình huống.

29
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Nhiệm vụ:
+ Phân ca, kíp đảm bảo lực lượng bảo vệ làm nhiệm vụ 24/24 giờ trong ngày.
+ Lập sổ sách theo dõi và nắm được mọi biến động về tài sản, vật tư thiết bị diễn ra trên
công trường
+ Đối với người ngoài ra vào công trường liên hệ công tác, Bảo vệ công trình gặp hỏi và
chỉ dẫn đối tác chu đáo. Kịp thời có biện pháp ngăn chặn mọi hành vi của người ngoài không
nhiệm vụ vào công trường nhằm phá hoại hoặc trộm cắp tài sản
+ Khi xảy ra việc tài sản, vật tư thiết bị trên công trường phá hoại hoặc bị mất cắp lập biên
bản, báo cáo cho người có trách nhiệm của công trường để cùng xử lý. Có biện pháp kiên
quyết để thu hồi tài sản, vật tư thiết bị của công trường bị mất, hoặc làm rõ nguyên nhân qui
trách nhiệm cá nhân khắc phục hậu quả
+ Liên hệ thường xuyên với lực lượng an ninh địa phương nơi công trường thi công nhằm
đảm bảo an ninh trật tự tốt nhất trên công trường trong mọi tình huống
+ Khi có thiên tai, hoả hoạn.. bất thường xảy ra, lực lượng bảo vệ chủ động, tích cực khắc
phục hậu quả và báo cáo ngay cho lãnh đạo đơn vị để có sự hỗ trợ cần thiết giảm thiệt hại ở
mức thấp nhất.
- Báo cáo: Báo cáo công trình diễn biến tình hình an ninh trật tự trên công trường vào các
buổi giao ban hàng tuần. Khi có diễn biến bất thường báo cáo ngay cho lãnh đạo công trường
xin ý kiến chỉ đạo.
- Yêu cầu vị trí.
+ Kỹ năng: Quản lý, sức khoẻ tốt.
2.2.9 Tổ trưởng sản xuất
- Chức năng: Quản lý và điều hành chung công việc của tổ để hoàn thành các chức năng
nhiệm vụ của tổ. Tham mưu cho công trình trong lĩnh vực thi công công trình.
- Nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm trước Ban điều hành về công tác trực tiếp triển khai sản xuất thi công
công trình/hạng mục của mình. Chịu trách nhiệm về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ
thi công công trình/hạng mục được giao
+ Tổ chức lao động trực tiếp trên công trình phù hợp với yêu cầu khối lượng, tiến độ thi
công công trình.
+ Quản lý và điều hành trực tiếp toàn bộ lực lượng lao động trong tổ. Phân công bố trí
công việc cho mọi thành viên tổ sản xuất trước mỗi ca sản xuất, sao cho phát huy hết khả năng
của mỗi người và yêu cầu cụ thể của công trình
+ Đại diện cho tổ sản xuất trực tiếp ký hợp đồng giao khoán sản phẩm với Ban chỉ huy,
trên cơ sở định mức chung và yêu cầu cụ thể của mỗi công trình
+ Thay mặt tổ sản xuất, quan hệ giao dịch với các bộ phận có liên quan của Công trường
trong việc tạm ứng, thanh toán tiền lương, thưởng và các chế độ khác cho người lao động theo
qui định chung và hợp đồng giao khoán sản phẩm
+ Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tổ viên thực hiện đng các qui định trong thi công như:
Qui trình, qui phạm, chất lượng, đặc biệt về ATLĐ… được quyền đề nghị Công trường khen
thưởng, kỷ luật các thành viên trong tổ của mình
+ Lập bảng chấm công, bảng chia lương hàng tháng cho Tổ sản xuất. Thực hiện chi trả
lương đến tận tay người lao động.
- Báo cáo: Báo cáo với Chỉ huy trưởng công trình về các hoạt động, chức năng nhiệm vụ
của Tổ sản xuất vào các buổi giao ban hàng ngày, hàng tuần của Công trình.

30
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Yêu cầu vị trí.


Học vấn: Trung cấp xây dựng hoặc công nhân có chứng chỉ nghề.
2.2.10 Công nhân xây dựng
- Chức năng: Hoàn thành khối lượng công việc được giao trên công trường, mỗi ca sản
xuất đảm bảo yêu cầu chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình.
- Nhiệm vụ:
+ Chấp hành tuyệt đối kỷ luật lao động trên công trường trong mọi tình huống. Nếu có
trường hợp bất khả kháng báo ngay cho tổ trưởng sản xuất, hoặc cán bộ kỹ thuật công trình để
có phương án xử lý.
+ Hoàn thành khối lượng công việc được giao tốt nhất, tạo điều kiện hoặc hỗ trợ cán bộ
phận liên quan khác cùng hoàn thành công tác của công trường khi điều kiện sản xuất.
+ Đến công trường khi có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động đã được cấp như: Quần áo, mũ,
giầy... đã được cấp hoặc cho mượn, ra vào công trường đúng giờ qui định.
+ Trước mỗi ca sản xuất kiểm tra trang bị BHLĐ, kiểm tra ATLĐ đầy đủ mới tiến.hành
công việc. Có quyền từ chối làm việc khi điều kiện ATLĐ không đảm bảo và báo ngay người
có trách nhiệm ở công trường có biện pháp xử lý khắc phục, khi đảm bảo an toàn tuyệt đối mới
được tiếp tục làm việc. Cuối ca làm việc thu dọn gọn gàng vật tư, dụng cụ.
+ Tuyệt đối không tự động sử dụng máy móc, trang thiết bị thi công trên công trường khi
không được phân công.
+ Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, chưa nắm rõ
đề nghị được giải thích hướng dẫn rõ ràng. Cố tình làm ẩu, làm sai chịu kỷ luật của công
trường kể cả việc bồi hoàn thiệt hại vật chất.
+ Chủ động đề xuất sáng kiến cải tiến kỹ thuật với người có trách nhiệm nhằm giải quyết
công việc có hiệu quả nhất, an toàn nhất.
+ Thường xuyên phản ánh mọi diễn biến trên phạm vi công việc của mình đối với tổ
trưởng sản xuất. Khi có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, an toàn lao động báo cáo
ngay với người có trách nhiệm trên công trường có biện pháp xử lý.

31
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

2.3. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG PHÁP DỠ, THÁO DỠ CÁC
CÔNG TRÌNH CŨ
* Giải pháp kỹ thuật, trình tự thi công tổng thể hạng mục
- Thi công đảm bảo đúng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và chỉ dẫn kỹ thuật
của thiết kế. Đặc biệt lưu ý nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công phần và các
tài liệu có liên quan đưa ra các đề xuất, biện pháp thi công tại các hạng mục đảm bảo đúng yêu
cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật và tiến độ thi công
Gói thầu bao gồm nhiều hạng mục nêu trên với tổng thời gian thi công là 150 ngày. Các
phần công việc thi công xây dựng chủ yếu và trình tự như sau:
* Công trình xây mới:
- Công tác chuẩn bị khởi công
- Trắc đạc, định vị các hạng mục công trình
- Công tác thi công phần móng công trình
- Công tác thi công phần thân công trình
……..
- Phần hoàn thiện (xây, trát, ốp lát, sơn…)
* Nhà trụ sở làm việc:
- Tháo dỡ hiện trạng
- Cải tạo tầng 1
- Cải tạo tầng 2
- Cải tạo tầng 3
- Cải tạo tầng 4
1. Tháo dỡ hiện trạng: Tháo dỡ để cái tạo công trình.
- Tháo dỡ toàn bộ hệ thống cửa để vệ sinh sơn lại.
- Phá bỏ lan can phía trước tầng 1,2,3 và hệ thống cột, giàn hoa bê tông phía trên mái tới
cốt + 10.8 ( khi phá dỡ phần bê tông để lại 1 phần cốt thép để lối với thép cột tầng 4).
- Bóc hệ thống mái chống nóng bằng lát gạch hiện trạng.
- Bóc toàn bộ nền các phòng đã hư hỏng, hành lang sảnh, để lát lại
- Bóc lớp lát gạch bậc cầu thang đi để cải tạo bậc bằng ốp đá granit
- Vệ sinh sơn lại lan can cầu thang và hành lang phía sau
- Bóc 15% diện tích vữa trát đã hư hỏng để trát lại
- Phá dỡ 1 số bức tường để phục vụ ngăn chia phòng, khớp nối giữa công trình cải tạo và
xây mới.
- Vệ sinh sơn lại toàn bộ phần tường hiện trạng.
- Tháo bỏ và thay mới toàn bộ thiết bị các phòng vệ sinh chung hiện trang.
- Tháo dỡ và cải tạo lại
2. Cải tạo tầng 1:
- Vệ sinh các cửa đi, cửa sổ bằng gỗ sửa chữa thay khóa bản lề.
- Phá tường ngăn phòng trục 4, E-F, C, 5-6 tường vị trí các cửa sổ trục D.
- Tận dung lại cửa thay cửa đi DD tại vị trí cửa sổ trục D

32
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Bóc lớp lát nền phòng, hành lang trục E-F, 3-4, gầm cầu thang sau đó lat lại bằng gạch
600x600 đồng bộ như phần nền gạch nhà xây mới.
- Tháo dỡ cửa trục C, 1-3 sau đó xây lại tường phần 220 tới cốt bậu cửa còn lại xây 110
lên trên tọa hốc tường.
- Làm mới phần lan can hành lang trục D-F, trục 1 đến tam cấp hiện trạng.
- Thay thế thiết bị vệ sinh chung , tận dụng hệ thống đường ống hiện trạng
- Tháo dỡ trần nhựa hiện trạng sau đó làm mới trần thạch cao chống ẩm kích thước
600x600, thiết kế hệ thống điện phòng vệ sinh.
- Bóc lớp gạch lát bậc cầu thang sau đó lát lại bằng đá granit, vệ sinh tay vịn cầu thang,
hoa sắt cầu thang sau đó sơn lại.
- Sơn lại toàn bộ trường, trần tầng 1 hiện trạng và phần xây bổ sung
3. Cải tạo tầng 2:
- Vệ sinh các cửa đi, cửa sổ bằng gỗ sửa chữa thay khóa bản lề.
- Phá tường ngăn phòng trục C, 4-6 và trục 5, C-C*.
- Tận dung lại cửa thay cửa đi Đ1 tại vị trí cửa sổ trục D
- Bóc lớp lát nền phòng, hành lang trục 5-6, C sau đó lát lại bằng gạch 600x600 đồng bộ
như phần nền gạch nhà xây mới.
- Tháo dỡ cửa trục C, 1-3 sau đó xây lại tường phần 220 tới cốt bậu cửa còn lại xây 110
lên trên tạo hốc tường.
- Thay thế thiết bị vệ sinh chung, tận dụng hệ thống đường ống hiện trạng.
- Tháo dỡ trần nhựa hiện trạng sau đó làm mới trần thạch cao chống ẩm kích thước
600x600, thiết kế hệ thống điện phòng vệ sinh. Bổ sung 01 bình nước nóng lạnh 30l vào vị trí
khu vệ sinh phòng phó giám đốc.
- Bóc lớp gạch lát bậc cầu thang sau đó lát lại bằng đá granit, vệ sinh tay vịn cầu thang,
hoa sắt cầu thang sau đó sơn lại.
- Sơn lại toàn bộ trường, trần tầng 2 hiện trạng và phần xây bổ sung, phòng phó giám đốc
trục 3-5, E-F không sơn trần, tường trong nhà.
- Cắt bỏ phần lan can, văng trục C, 1-2.
4. Cải tạo tầng 3:
- Vệ sinh các cửa đi, cửa sổ bằng gỗ sửa chữa thay khóa bản lề.
- Phá tường ngăn phòng trục C, 4-6 và trục 5, C-C*.
- Tận dung lại cửa thay cửa đi Đ1 tại vị trí cửa sổ trục D.
- Bóc lớp lát nền phòng, hành lang trục 5-6, C, phòng giao ban, sau đó lát lại bằng gạch
600x600 đồng bộ như phần nền gạch nhà xây mới.
- Tháo dỡ cửa trục C, 1-3 sau đó xây lại tường phần 220 tới cốt bậu cửa còn lại xây 110
lên trên tạo hốc tường.
- Thay thế thiết bị vệ sinh chung, tận dụng hệ thống đường ống hiện trạng.
- Tháo dỡ trần nhựa hiện trạng sau đó làm mới trần thạch cao chống ẩm kích thước
600x600, thiết kế hệ thống điện phòng vệ sinh.
- Bóc lớp gạch lát bậc cầu thang sau đó lát lại bằng đá granit, vệ sinh tay vịn cầu thang,
hoa sắt cầu thang sau đó sơn lại.
- Sơn lại toàn bộ trường, trần tầng 3 hiện trạng và phần xây bổ sung, phòng họp giao ban
trục 2-4, C-D không sơn trần, sơn tường trong phòng.
- Cắt bỏ phần lan can, văng trục C, 1-2
33
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

5. Cải tạo tầng 4:


- Phá bỏ toàn bộ tường chắn, lan can phên bê tông cột trên mái ( để lại dâu thép chờ tại
các vị trí cột ) bức tường cầu thang trục C* và D tận dụng
- Bóc lớp cấu tạo mái hiện trạng đii để làm sàn mới
- Bóc lớp gạch bậc thang sau đó lát lại bằng đá granit
- Vệ sinh sơn lại lan can cầu thang
2.4. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG XÂY MỚI
* Giải pháp kỹ thuật, trình tự thi công tổng thể hạng mục xây mới.
Căn cứ theo hồ sơ thiết kế, Nhà thầu xin trình bày giải pháp kỹ thuật cụ thể như sau:
a. Tổng quan
- Phần mở rộng, xây mới có diện tích 110m2 với 4 tầng kích thước 6x18.3m. Chiều cao
tầng 3.6m bằng với khối nhà hiện trạng.
- Phần xây mới với kết cấu khung bê tông cốt thép mác 250, Tường ngăn phòng xây
gạch bê tông không nung mác 100, vữa xi măng mác 50, trát trần vữa xi măng mác 75.Nền lát
gạch granit 600x600, khu vệ sinh làm mới nền lát gạch 300x300 ốp gạch men kính 300x600
trên lớp màng chống thấm bằng cao su. Hệ thống cửa tận dụng lại một số cửa còn tốt khi tháo
dỡ trong công trình, phần còn lại bổ sung cửa làm bằng nhôm hệ, kính cường lực dàu 6.38mm,
Hệ vách kính dùng kính an toàn khung trìm kính dày 8.38mm. hoa sắt dùng sắt vuông đặc
14x14 sơn mạ mầu ghi sáng.
- Mái lợp tôn lạnh APU dày 0.4mm, xà gồ thép hình 80x40x3, kết hợp xà gồ, tường thu
hồi, vì kèo trên mái.
- Phòng hội trường trần dung trần nhôm Clip In tấm kích thước 600x600 dày 0.8mm,
kết hợp với trần thạc cao, Trần phòng chủ tịch hội đồng quản trị, phòng giám đốc làm trần
thạch cao khung chìm có sơn bả mầu trắng.
- Phần sân thượng trên mái lát gạch gốm 500x500
- Phần cấp điện, nước được thiết kế đồng bộ theo công trình.
b. Giải pháp kỹ thuật về kết cấu công trình:
+> Giải pháp móng: Công trình có chiều cao 4 tầng nằm trên nền đất bằng phẳng đã
được san nền, căn cứ vào tại liệu khảo sát địa chất do công ty CP đầu tư và xây dựng lập làm
cơ sở thiết kế kết cấu móng, và kết luận cảu trung tâm giám định chất lượng công trình xây
dựng tỉnh Bắc Giang về việc công trình hiện trạng đảm bảo chịu lực nâng them 1 tầng tại cốt
+10.8. Căn cứ vào các tài liệu trên đơn vị tư vấn chọn giải pháp móng cọc bê tông cốt thép kết
hợp với hệ giằng móng chịu lực cho công trình làm mới và kết cấu nhẹ phòng hội trường dung
kèo và trần thạch cao kết hợp với trần nhôm để đảm bảo công trình có khả năng chịu lực đảm
bảo. Móng, Dầm, giằng, cột, Giằng móng BTCT 250# đổ tại chỗ, lót móng bằng bê tông đá
4x6 mác 150. Tường móng xây gạch bê tông không nung mác 100, vữa xi măng mác 50, tính
toán móng cọc chọn phương án tính với hố khoan nguy hiểm nhất. Chính vì vậy chiều sâu cọc
đại trà được sác định dựa trên kết quả lén tĩnh. Trong quá trình thi công nếu có vấn đề gì về sự
sai khác trong hồ sơ thiết kế cũng như ngoài thức địa nhà thầu cần báo ngay với chủ đầu tư,
đơn vị tư vấn để cùng nhau xem sét giải quyết.
+> Giải pháp phần thân: Kết cấu khung bê tông cốt thép kết hợp với xây tường bao che
bằng gạch không nung mác 100, vữa XM50#.
c. Giải pháp kỹ thuật cấp điện, chống sét
34
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Nội dung thiết kế:


- Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng, quạt và điện động lực.
- Thiết kế hệ thống chống sét cho công trình.
Giải pháp kỹ thuật phần cấp điện:
C1.1. Nguồn điện:
Cấp điện nguồn cho công trình xin đấu nối vào lưới điện 0,4kV hiện trạng của khu vực.
Nguồn xin đấu nối là nguồn ~ 3 pha 4 dây điện áp U = 380V. Thay mới hệ thống tủ điện và
aptomat, gom hệ thống điện về 1 tủ điều khiển đóng cắt tổng chung cho toàn bộ khối nhà. Đảm
bảo thẩm mỹ, an toàn cũng như thuận tiện cho đơn vị sử dụng.
C1.2. Lựa chọn các phần tử phụ tải và phương án lắp đặt:
- Hệ thống chiếu sáng chung các phòng xây mới sử dụng đèn led tiết kiệm điện(đèn led
downlight, đèn led panel, đèn led bán nguyệt...). Các loại đèn được lắp đặt chiếu sáng từ phía
trần đảm bảo ánh sáng được chia đều gian phòng, không ảnh hưởng đến việc bố trí nội thất.
Đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng bề mặt làm việc ≥300lux.
- Ngoài ra các phòng làm việc cũ tận dụng lại hệ thống điện đã có tại hiện trạng, thay mới
toàn bộ đèn tuyp led trấn lưu thành đèn tuyp led tiết kiệm điện. Tận dụng lại các ổ cắm đã có.
Đi dây lại một số phòng cải tạo do thay đổi vị trí cửa ra vào và phòng cải tạo rộng hơn để đảm
bảo sử dụng theo yêu cầu chủ đầu tư.
- Phụ tải chiếu sáng hành lang, cầu thang và khu vệ sinh chọn đèn Led ốp trần 1x24W,
1x18W tiết kiệm điện để thay mới hệ thống đèn không sử dụng được. Ngoài ra thay mới đèn
cảm ứung cho hệ thống điện cầu thang do công trình cũ không thiết kế hệ thống công tắc hai
nơi điều khiển đóng cắt đèn(bất tiện khi sử dụng)
- Phụ tải chiếu sáng khu vực ngoài nhà dùng đèn hắt chiếu sáng cảnh quan khu vực nhà
xây mới.
- Quạt chọn quạt trần cánh nhôm sải cánh 1,4m – 75W, quạt được treo cố định vào móc
treo sắt D16 cố định trên trần nhà, khoảng cách cánh quạt cách trần nhà 0,5m.
- Quạt thông gió cho các phòng vệ sinh dùng loại có kích thước khoét lỗ tường 200x200
– 33W, chiều cao đặt quạt cách sàn nhà 2,7m.
- Phụ tải tính toán điều hòa cho các phòng: lấy công suất lạnh trung bình là 600BTU/m 2.
Công suất máy được gọi theo công suất điện tiêu thụ của máy nén lạnh với đơn vị tính là sức
ngựa (HP). 1 HP~9.000BTU/h (công suất lạnh), 1.5 HP~12.000 BTU/h, 2 HP~18.000 BTU/h,
2.5 HP~24.000 BTU/h, 3.0HP 28.000BTU/h. Từ đó ta tính được công suất tiêu thụ điện năng
theo tỉ lệ quy đổi 1HP =0.7457kW. Dàn lạnh điều hoà gắn tường và đặt cách sàn nhà 3,0m. Hệ
thống dàn nóng của điều hoà được cố định trên tường nhà hoặc trên sàn nhà bằng các giá đỡ
gia công bằng thép hình.
- Ổ cắm: tất cả các phòng đều được bố trí các ổ cắm đôi cho thuận tiện khi cần sử dụng.
Công suất đặt cho 1 ổ cắm đôi là 1x300W có dòng định mức 16A. Ổ cắm sử dụng loại đế âm
và lắp cách sàn 1,25m, 0,4m.
C1.3. Phương án đóng cắt bảo vệ:
- Căn cứ vào quy mô tính chất của công trình lắp đặt một tủ điện tổng ở tầng 1 (ký hiệu
TĐT-TĐ1) để đón cáp nguồn đến, từ tủ điện tổng phân lộ cấp đến các tủ điện tầng. Từ tủ điện
tầng phân pha cấp nguồn cho các hộp điện phòng.
35
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Tủ điện tổng có kích thước 600x500x180, vỏ tủ bằng tôn sơn tĩnh điện, tủ lắp nổi tường
và đặt cách sàn 1,5m(tâm tủ). Bên trong tủ gồm 1 Aptomat tổng, và các Aptomat nhánh.
- Tủ điện tầng có kích thước 400x300x150, vỏ tủ bằng tôn sơn tĩnh điện, tủ lắp âm tường
và đặt cách sàn 1,5m(tâm tủ). Bên trong tủ gồm 1 Aptomat tổng, các aptomat nhánh, cầu đấu
nối đất...
- Đóng cắt bảo vệ tại các phòng lắp một hộp điện mặt nhựa đế nhựa loại 6 - 9 Module đế
âm tường, đặt cách sàn 1,25m. Bên trong hộp điện gồm 1 aptomat tổng, 1 aptomat nhánh đóng
cắt cho ổ cắm, các aptomat nhánh đóng cắt cho điều hòa và bình nước nóng, 1 aptomat đóng
cắt cho đèn và quạt...
- Điều khiển các thiết bị đèn và quạt thông gió bằng hệ thống công tắc 16A loại đế âm
tường và đặt cách sàn 1,25m.
- Điều khiển quạt trần bằng hộp điều tốc quạt đặt cách sàn 1,25m.
C1.4. Phương án đi dây:
- Cáp nguồn từ điểm đấu về tủ điện tổng bố trí đi ngầm đất hoặc đi trên không, tuỳ theo
thực tế chọn phương án cho phù hợp.
- Cáp từ tủ điện tổng đến tủ điện tầng đi nổi trong máng điện nhựa, phần tầng xây mới
được đi ngầm đảm bảo mỹ quan.
- Dây dẫn từ tủ điện tầng đến các hộp điện phòng luồn trong ống nhựa cứng PVC, bố trí
đi ngầm tường và âm sàn. Ngoài ra đi lại máng điện nhựa cho các tầng để gọn gàng hệ thống
dây đảm bảo mỹ quan cho khối nhà.
- Dây dẫn từ hộp điện phòng đến các ổ cắm, điều hoà luồn trong ống nhựa cứng PVC, bố
trí đi âm tường và âm sàn.
- Dây dẫn từ hộp điện phòng đến các hộp công tắc, hộp điều tốc quạt và từ công tắc, hộp
điều tốc quạt đến các đèn và quạt luồn trong ống nhựa cứng PVC, đi âm tường, sàn và trần.
C1.5 . Tiếp địa an toàn:
Tận dụng hệ thống tiếp địa cũ của công trình, lắp đặt tiếp địa cho các phòng dùng bình
nóng lạnh.
D. Giải pháp kỹ thuật phần chống sét:
D.1 Kim thu sét:
Sử dụng kim thu sét gia công bằng sắt tròn trơn D16 dài 1,5m đầu vuốt nhỏ mạ thiếc,
thân kim sơn chống rỉ hai nước.
D.2. Dây dẫn sét:
Dây dẫn sét sử dụng thép tròn trơn D12 hàn nối liên hoàn với các kim, bố trí đi dưới mái
tôn và chạy dọc tường đấu nối với hệ thống chống sét đã có tại hiện trạng.
E. Hệ thống điện nhẹ:
Lắp mới tủ đặt switch, moderm nhà mạng chia lại hệ thống mạng gom vào tủ lắp riêng
cho các tầng.
Lắp đặt cấp dây chờ cho các hệ thống camera, wifi, các hệ thống ổ cắm mạng lan cho
toàn bộ khu nhà.

36
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Với giải pháp kỹ thuật về thiết kế như trên, Nhà thầu xin trình bày biện pháp thi
công tương ứng như sau:
Gói thầu bao gồm nhiều hạng mục nêu trên với tổng thời gian thi công là 150 ngày. Các
phần công việc thi công xây dựng chủ yếu và trình tự như sau:
* Công trình xây mới:
- Công tác chuẩn bị khởi công
- Trắc đạc, định vị các hạng mục công trình
- Công tác thi công phần móng công trình
- Công tác thi công phần thân công trình
- Phần hoàn thiện (xây, trát, ốp lát, sơn…)
2.4.1. Công tác chuẩn bị khởi công.
- Tiếp nhận mặt bằng công trình:
+ Ngay sau khi ký kết hợp đồng, Nhà thầu liên hệ với Chủ đầu tư, Đơn vị tư vấn thiết kế,
Tư vấn giám sát để tiếp nhận mặt bằng công trình và các mốc định vị cũng như mốc cao độ,
tiến hành kiểm tra độ chính xác của các mốc được giao, khôi phục và bảo quản các mốc và có
biên bản bàn giao mặt bằng, mốc định vị, mốc cao độ. Nhà thầu liên hệ với chính quyền địa
phương và các đơn vị có liên quan để xin phép sử dụng cơ sở hạ tầng ở địa phương cũng như
phối hợp công tác giữ gìn an ninh trật tự trong toàn khu vực thi công công trình.
+ Khảo sát mặt bằng thi công: đường ra vào công trường, công trình ngầm xung quanh
mặt bằng thi công cũng như trong mặt bằng (nếu có) (hệ thống đường điện, nước, rãnh thoát
nước…) để có biện pháp di rời, bảo vệ, phòng sự cố trong quá trình thi công công trình.
+ Xây dựng hệ thống lán trại tạm cho công trường (bao gồm hệ thống điện nước), thành
lập ban chỉ huy công trường trình để tổ chức triển khai thi công công trình.
+ Lập biện pháp tổ chức thi công, biện pháp kỹ thuật thi công, tiến độ thi công tổng thể
và chi tiết các hạng mục của công trình; Lập hệ thống quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng,
Biện pháp bảo đảm an toàn lao vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; Chuẩn bị đầy đủ các
hồ sơ, tài liệu có liên quan khác trình Chủ đầu tư và đơn vị Tư vấn giám sát xem xét phê duyệt
trước khi triển khai thi công.
+ Nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công và các tài liệu có liên quan, kiến
nghị những vướng mắc, tồn tại, chưa hợp lý về thiết kế trước khi triển khai thi công, cùng Chủ
đầu tư và kết hợp với các gói thầu khác đưa ra các đề xuất, biện pháp thi công tại các giao diện
đảm bảo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật và tiến độ thi công.
+ Liên hệ với Chủ đầu tư và chính quyền địa phương, trình danh sách nhân sự, làm thủ
tục đăng ký tạm trú và đảm bảo công tác giữ gìn an ninh, trật tự cũng như giải quyết những
vướng mắc trong quá trình thi công.
- Biển báo thi công:
Công trình được vây bằng hàng rào, Nhà thầu bố trí bảo vệ 24/24 giờ, phía cổng ra vào
có lắp bảng hiệu công trình có ghi thông tin:
+ Tên chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư, ngày khởi công và hoàn thành.
+ Tên đơn vị thi công, tên người chỉ huy công trường.
+ Tên đơn vị thiết kế, tên chủ nhiệm thiết kế.
+ Tên tổ chức và tên người giám sát thi công
- Các công trình tạm ở mặt bằng thi công:

37
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Nhà thầu bố trí: Nhà bảo vệ, ban chỉ huy công trường và trạm phục vụ y tế, nhà vệ sinh
hiện trường, xưởng gia công cốt thép, ván khuôn, kho chứa xi măng, kho chứa vật tư, thiết bị,
bể nước thi công, bãi chứa vật liệu, bãi gia công cọc bê tông cốt thép … phù hợp với kế hoạch
tiến độ thi công và điều kiện mặt bằng, khu lán trại, hệ thống điện nước phục vụ thi công.
+ Trước khi thi công các công trình tạm thời trình Chủ đầu tư phê duyệt vị trí cũng như
tính chất, quy mô của công trình.
- Cấp điện thi công:
+ Nhà thầu liên hệ với Chủ đầu tư/đơn vị cấp điện để mua điện và lắp đặt công tơ, cầu
dao tổng. Tại khu vực thi công có bố trí hộp cầu dao có nắp che chắn bảo vệ và hệ thống
đường dây treo trên cột dẫn tới các điểm dùng điện, có tiếp đất an toàn theo đúng tiêu chuẩn an
toàn về điện.
+ Để đảm bảo nguồn điện không bị gián đoạn, Nhà thầu bố trí máy phát điện dự phòng.
- Cấp nước:
+ Nhà thầu chủ động liên hệ với Chủ đầu tư để có nước sạch đủ tiêu chuẩn phục vụ thi
công và sinh hoạt ở lán trại, văn phòng.
- Thoát nước:
+ Trên mặt bằng thi công Nhà thầu bố trí hệ thống thoát nước tạm bằng mương và ống
thích hợp và được đấu nối vào các hệ thống thoát nước trong khu vực.
+ Các khu vệ sinh tại công trình tạm có thiết kế bể phốt xử lý nước xí để đảm bảo vệ sinh
môi trường.
- Thông tin liên lạc:
+ Tại Ban chỉ huy công trường có đặt máy điện thoại, thiết bị viễn thông để đảm bảo liên
lạc với các bên có liên quan liên tục 24/24 giờ.
- Hệ thống cứu hoả:
+ Để đề phòng xử lý cháy nổ, trên công trường có đặt một số bình cứu hoả tại các điểm
quy định, dễ xảy ra tai nạn, hàng ngày có cán bộ kiểm tra thường xuyên việc phòng chống
cháy nổ.
- Chuẩn bị điều động máy móc, thiết bị thi công công trình.
- Dọn dẹp và vận chuyển phế thải ra khỏi công trường. San, gạt tạo mặt bằng và chuẩn bị
đầy đủ các điều kiện để tiến hành khởi công thi công công trình.
- Việc thi công sẽ được tiến hành ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực
2.4.2. Nhà trụ sở làm việc:
2.4.2.1. Trình tự thi công
a. Thi công ép cọc:
- Cọc sử dụng cho công trình là cọc 250x250x12 bê tông cốt thép M250.
- Hạ cọc bằng phương pháp ép tĩnh
- Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc.
b. Thi công phần móng:
- Móng hạng mục công trình là móng bê tông cốt thép
- Thi công đào đất bằng máy đào
- Đổ bê tông lót móng, đầu cọc
- Sản xuất lắp dựng cốt thép, cốt thép móng, giằng móng
- Lắp dựng ván khuôn móng, giằng móng
- Đổ bê tông móng, giằng móng
38
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Thi công cốt thép, cốp pha và bê tông cổ cột đến cốt nền.
- Xây móng.
- Lấp đất hố móng.
c. Thi công phần thân:
- Cốt thép được gia công tại hiện trường, vận chuyển đến các vị trí cần lắp dựng.
- Cốp pha sử dụng cốp pha ván ép
- Bê tông các cấu kiện chính sử dụng bê tông sản xuất bằng trạm trộn tại hiện trường/bê
tông thương phẩm.
- Thi công xây
- Thi công hoàn thiện bao gồm: trát ngoài, ốp lát, lợp mái.
2.4.2.2. Biện pháp thi công
a. Công tác trắc đạc định vị công trình:
- Công tác trắc đạc đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho việc thi công được chính
xác, đảm bảo các hạng mục công trình thi công đúng vị trí các tim trục và cao độ hoàn thiện
như bản vẽ thiết kế và cho công tác hồ sơ hoàn công, thanh toán sau này
- Công tác trắc đạc của nhà thầu được thực hiện một cách nghiêm túc, căn cứ trên các
tiêu chuẩn TCVN 9398:2012 yêu cầu chung về công tác trắc địa và TCVN 5593:1991 sai số
hình học cho phép trong công trình xây dựng, với đội ngũ cán bộ kỹ truật trắc đạc dày dặn
kinh nghiệm thực hiện.
- Trước khi khởi công công trình, đơn vị thiết kế sẽ tiến hành bàn giao các cọc mốc và
cọc tim chính của từng công trình cụ thể. Nhà thầu có trách nhiệm bố trí thêm các cọc mốc phụ
cần thiết cho việc thi công.
- Nhà thầu thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ bố trí chi tiết và thi công
xây lắp công trình. Kiểm tra kích thước hình học và căn chỉnh các kết cấu công trình, đo vẽ
hoàn công công trình.
- Sau khi Chủ đầu tư bàn giao cọc mốc định vị và mốc cao độ chuẩn, Nhà thầu sẽ bố trí
trên thực địa các hệ tọa độ công trình, trục công trình, xác định độ cao các điểm của công
trình, dựa trên cơ sở các mốc và và cao độ hiện trạng và thiết kế của chủ đầu tư. Cụ thể bao
gồm:
+ Tiến hành dẫn mốc về công trình, xây dựng các mốc chuẩn để phục vụ cho thi công và
nghiệm thu. Các mốc chuẩn được làm bằng bê tông, đặt ở những vị trí chắc chắn, ổn định
không nằm trong khu vực thi công và được rào chắn bảo vệ. Các cọc mốc chuẩn được bố trí
dọc tuyến đường tạo thành lưới khống chế mặt bằng.
+ Nhà thầu nghiên cứu kỹ bản thuyết minh về nhiệm vụ của công tác trắc địa, yêu cầu độ
chính xác cần thiết đối với việc bố trí công trình, nghiên cứu kỹ tổng mặt bằng công trình để
chọn vị trí đặt các mốc khống chế sao cho chúng thuận tiện tối đa trong quá trình sử dụng và
ổn định lâu dài trong suốt quá trình thi công xây lắp công trình.
+ Bản vẽ lưới khống chế sẽ thể hiện được: quan hệ giữa các mốc chuẩn với nhau, giữa
mốc chuẩn với một số điểm định vị quan trọng của công trình với các số liệu góc đo khép kín
và cự ly giữa chúng (đã được tính toán bình sai) bằng số chính xác.
+ Từ các mốc chuẩn công trình, nhà thầu sẽ dẫn về các mốc gửi của các đoạn thi công.
Các mốc gửi được làm bằng cọc bê tông 60x60x700mm đóng sâu vào đất, xung quanh xây
gạch bảo vệ, có đinh định vị, và cũng được bảo vệ chắc chắn.
- Đảm bảo khi thi công xây lắp các kết cấu vào đúng vị trí thiết kế: Nhà thầu sẽ tổ chức
định vị, trắc đạc công trình kỹ càng, kiểm tra nhiều lần mỗi hạng mục công việc. Kỹ sư thi

39
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

công trắc đạc, định vị là người có kinh nghiệm, nắm vững chuyên mộn nghiệp vụ đảm bảo
công tác định vị trắc đạc được thực hiện tốt,, các công trình xây lắp đúng với thiết kế
- Về kích thước hình học công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, nằm ngang của kết cấu: Tổ
chức phối hợp chặt chẽ giữa kỹ sư trắc đạc với kỹ sư thực hiện thi công công trình, kiếm tra
nhiều lần các hạng mục công việc để đảm bảo độ thẳng đứng, nằm ngang đúng theo thiết kế.
- Đo vẽ hiện trạng các bộ phận công trình đã nghiệm thu, bàn giao: Nhà thầu sẽ tổ chức 1
bộ phận kỹ sư chuyên môn có kinh nghiệm thực hiện đo vẽ hiện trang các bộ phận công trình
đã nghiệm thu, bàn giao. Việc thực hiện sẽ được kiểm tra bới kỹ sư trưởng và các kỹ sư có
chuyên môn đảm bảo đúng thiết kế và yêu cầu đề ra.
- Quan trắc biến dạng công trình phục vụ cho việc đánh giá ổng định và dự báo sau này:
Công việc này được thực hiện và đảm bảo bởi kỹ sư trắc địa có kinh nghiệm., chuyên môn,
phối hợp với các kỹ sư hiện trường, thực hiện việc quan trắc biến dạng công trình trong quá
trình trắc đạc, được thể hiện qua máy trắc đạc và được đo đạc nhiều lần đảm bảo việc thi công
đúng với theo thiết kế và yêu cầu kỹ thuật.
- Trong quá trình thi công, các công trình xây dưng lân cận có thể bị lún nghiêng lệch hay
biến dạng. Cho nên tất cả các cọc mốc được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe, máy thi
công cố định thích hợp và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi phục lại các cọc
mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công.
- Trong khi thực hiện công tác định vị công trình Nhà thầu đảm bảo xác định đúng đắn và
chính xác các vị trí như tim, trục công trình mà đơn vị thiết kế đã bàn giao.
- Nhà thầu sử dụng các thiết bị trắc đạc để định vị công trình và đảm bảo thường xuyên
theo dõi, kiểm tra tim, cọc mốc công trình trong suốt quá trình thi công.
- Các công việc thực hiện bao gồm:
+ Khảo sát địa hình và các yếu tố hình học
+ Khảo sát ổn định nền móng
+ Khảo sát các hạng mục khác
b. Công tác ép cọc:
* Những yêu cầu kỹ thuật:
- Biện pháp thi công đưa ra đều là biện pháp thi công phù hợp nhất nhằm giảm tối đa thất
thoát vật tư, vật liệu nhiên liệu và an toàn đối với các công trình xung quanh trong quá trình thi
công.
- Các công tác thi công đảm bảo đúng quy trình quy phạm hiện hành của Việt Nam.
- Biện pháp thi công tiên tiến phù hợp yêu cầu thực tế của công trình.
- Lập nhật ký ép cọc, lý lịch ép cọc.
- Cọc sử dụng cho công trình là cọc 250x250x12 bê tông cốt thép M250.
Trước khi đưa vào sử dụng cọc bê tông, Nhà thầu sẽ trình Chủ đầu tư các hồ sơ liên quan
tới chất lượng cọc thi công bao gồm: Thiết kế cọc, bản mã, cấp phối bê tông, chứng chỉ thép,
kết quả thí nghiệm cường độ bê tông....;
- Chuyên chở, bảo quản, nâng dựng cọc vào vị trí hạ cọc tuân thủ các biện pháp chống hư
hại cọc. Khi chuyên chở cọc cũng như khi sắp xếp xuống bãi tập kết luôn có hệ thống con kê ở
phía dưới các móc cẩu. Không lăn hoặc kéo cọc BTCT bằng dây.
* Ép cọc:
Để giảm thiểu ảnh hưởng của việc thi công đối với các công trình theo các quy định hiện
hành của Bộ Xây Dựng chúng tôi sẽ tiến hành hạ cọc bằng phương pháp ép tĩnh. Việc hạ cọc

40
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

bằng phương pháp ép tĩnh được tiến hành theo đúng TCVN 9394:2012 - Đóng và ép cọc tiêu
chuẩn thi công và nghiệm thu. Chúng tôi thiết lập phương án thi công như sau:
- Công tác chuẩn bị:
+ Nhà thầu chúng tôi căn cứ vào hồ sơ thiết kế, yêu cầu của Chủ đầu tư và điều kiện môi
trường cụ thể để lập biện pháp thi công cọc trong đó có lưu ý làm rõ các điều sau:
+ Công nghệ thi công ép: Sử dụng máy ép thủy lực.
+ Kế hoạch đảm bảo chất lượng, trong đó có nêu rõ trình tự hạ cọc dựa theo điều kiện đất
nền, cách bố trí đài cọc, số lượng cọc trong đài, phương pháp kiểm tra độ thẳng đứng, kiểm tra
mối hàn, kiểm tra lực ép Pmax, biện pháp an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường...;
- Dự kiến sự cố và cách xử lý.
- Trước khi thi công hạ cọc nhà thầu chúng tôi tiến hành các công tác chuẩn bị sau đây:
+ Nghiệm thu mặt bằng thi công.
+ Lập lưới trắc đạc định vị các trục móng và toạ độ các cọc cần thi công trên mặt bằng.
+ Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của cọc.
+ Kiểm tra kích thước thực tế của cọc.
+ Chuyên chở và sắp xếp cọc trên mặt bằng thi công.
+ Đánh dấu chia đoạn lên thân cọc theo chiều dài cọc.
+ Đặt máy trắc đạc để theo dõi độ thẳng đứng của cọc.
- Hạ cọc bằng phương pháp ép tĩnh:
+ Việc lựa chọn máy thi công được tiến hành dựa trên các cơ sở sau :
- Sức chịu tải của cọc theo thiết kế.
- Áp lực thi công theo các yêu cầu của thiết kế.
- Đặc tính kỹ thuật của thiết bị hiện có.
- Căn cứ các yêu cầu trên chúng tôi lựa chọn thiết bị sau :
+ Thiết bị ép cọc: theo thiết kế cọc Nhà thầu lựa chọn máy ép tĩnh để ép cọc.
+ Sử dụng máy ép cọc để thi công theo tuyến chỉ ra trong bản vẽ biện pháp thi công.
+ Lực ép của thiết bị đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm cọc khi ép từ đỉnh cọc và tác
dụng đều lên các mặt bên cọc khi ép, không gây ra lực ngang lên cọc.
- Để nối cọc: sử dụng máy hàn.
- Đối trọng: Sử dụng các tảng đá bê tông có kích thước phù hợp với thiết bị khoảng trong
lượng tương đương 5T.
- Để phục vụ cho công tác vận chuyển: Cọc và ép cọc bê tông cốt thép chúng tôi lựa chọn
cẩu.
- Phương pháp thi công:
+ Lựa chọn phương pháp: ép trước dọc trục cọc.
+ Lực ép vuông góc với “sàn công tác”, không bị nghiêng, không bị lệch ra khỏi tim và
đài cọc.
+ Khi tiến hành ép cọc các thiết bị ép cọc sẽ được sắp xếp một cách chính xác không bị
nghiêng, không bị lún và đủ tải trọng thiết kế để đảm bảo trong quá trình ép cọc cọc được hạ
xuống không bị nghiêng, không bị lệch khỏi tim đài, cọc và vuông góc với sàn công tác.
+ Ép từng đoạn (mỗi đoạn cọc dài 6m).
+ Khi nối cọc bằng phương pháp hàn, mối hàn được hàn kỹ chắc chắn để khi cọc được hạ
xuống không bị lệch nhau.

41
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc.


- Ép các đoạn cọc tiếp theo gồm các bước sau:
+ Kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc, sửa chữa cho thật phẳng. Kiểm tra chi tiết mối nối,
lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho trục tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ
nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 1%.
+ Tăng dần lực ép để các đoạn cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá 2cm/s.
+ Không dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu (do hàn nối hoặc do thời gian đã
cuối ca ép...).
Hàn nối các đoạn cọc:
- Nhà thầu chúng tôi chỉ bắt đầu hàn nối các đoạn cọc khi :
+ Kích thước các bản mã đúng với thiết kế.
+ Trục của đoạn cọc đã được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương vuông góc với
nhau.
+ Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối tiếp xúc khít với nhau.
+ Đường hàn mối nối cọc đảm bảo đúng quy định của thiết kế về chịu lực, không có
những khuyết tật.
+ Nhà thầu chúng tôi chỉ tiếp tục hạ cọc khi đã kiểm tra mối nối không có khuyết tật.
+ Sử dụng đoạn ống thép để tiến hành ép âm cọc cho tới khi đạt được độ sâu theo thiết
kế.
Nhà thầu thi công tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9394:2012 đóng và ép cọc –
Thi công và nghiệm thu.
c. Công tác thi công đào móng, phá đầu cọc
- Các công tác chuẩn bị khi thi công các công việc của phần móng:
+ Lập biện pháp tổ chức thi công, biện pháp kỹ thuật thi công và tiến độ thi công chi tiết,
bố trí mặt bằng thi công trên hiện trường. Tiến hành công tác trắc đạc định vị và triển khai
công trình ngoài thực địa.
+ Tập kết và kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu sử dụng thi công.
+ Tập kết thiết bị thi công.
c.1. Đào hố móng
* Yêu cầu kỹ thuật
- Nhà thầu đặt ra các chỉ tiêu thi công công tác này như sau:
+ Biện pháp thi công đưa ra đều là biện pháp thi công phù hợp nhất nhằm giảm tối đa thất
thoát vật tư, vật liệu nhiên liệu và an toàn đối với các công trình xung quanh trong quá trình thi
công.
+ Công tác đào đất tuân thủ theo TCVN 4447-2012.
+ Biện pháp thi công tiên tiến phù hợp yêu cầu thực tế của công trình.
+ Biện pháp thi công hợp lý, khoa học, rõ ràng và tối ưu nhất.
+ Thi công đúng thiết kế, về kích thước, cao độ và các quy định kỹ thuật khác.
+ Thi công đảm bảo chất lượng mọi hạng mục công trình, có sự chấp nhận của TVGS.
+ Sử dụng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, bố trí sắp xếp đúng yêu cầu công việc.
+ Sử dụng thiết bị thi công tiên tiến phù hợp và thuận tiện cho việc thi công công trình.
+ Cơ giới hoá công tác vận chuyển vật, thiết bị.

42
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Tổ chức thi công theo phương pháp dây truyền, kết hợp đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thiết
kế. Thực hiện làm đâu sạch đấy đảm bảo an toàn lao động an toàn giao thông và vệ sinh môi
trường trong toàn bộ quá trình thi công.
+ Trong quá trình đào đất và vận chuyển, nhà thầu sử dụng hệ thống rào chắn, biển báo,
nhân công phân luồng đảm bảo giao thông. Các hố đào ban đêm có biển báo, rào chắn cẩn thận
và đèn tín hiệu đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông. Nhà thầu có biện pháp
gia cố thành đất chắc chắn chống hiện tượng sụt lở. Bố trí hệ thống rãnh thu nước xung quanh
hố móng và có hố ga thu nước cùng máy bơm dự phòng.
- Móng được ghép ván khuôn và đổ bê tông tại chỗ.
- Ván khuôn móng dùng ván khuôn gỗ.
- Phương án thi công đào đất, gia công hố móng cần đảm bảo:
+ Thi công nhanh gọn kịp thời nhằm tránh gặp mùa mưa bão, tránh sự mất nước quá lâu
do chênh cao độ dẫn đến sụt lún.
+ Giảm chi phí tối đa mà vẫn đạt được hiệu quả cho mục tiêu An toàn - Hiệu quả - Chất
lượng.
- Từ các tiêu chí trên nhà thầu thi công đào đất và giữ thành hố đào như sau:
+ Dùng máy toàn đạc và máy thủy bình xác định vị trí, tim tuyến, cao độ hố đào.
+ Đào đất bằng máy đào kết hợp chỉnh sửa hố móng bằng thủ công và đưa lên xe vận
chuyển đến vị trí tập kết quy định.
+ Công tác đào được tiến hành theo đúng kích thước thiết kế, mở rộng taluy chống sạt lở.
+ Bố trí hệ thống hố, rãnh thu nước quanh đáy hố đào, với lượng nước lớn sẽ sử dụng bơm
hút nước để tránh sụt lún và giữ vệ sinh đáy hố đào.
+ Đào từ cốt tự nhiên đến cốt đáy bê tông lót móng.
* Biện pháp thi công đào hố móng:
- Trước khi đào, nhà thầu tiến hành khảo sát, đo đạc điều tra trong phạm vi chuẩn bị tiến
hành công tác, để xác định các chướng ngại vật, các công trình ngầm chưa thể hiện trên bản
vẽ, tiến hành báo cáo Chủ đầu tư, TVGS cùng phối hợp giải quyết.
- Sau đó nhà thầu cắm thêm cọc chi tiết để công tác đào được chính xác hơn.
- Nhà thầu chọn giải pháp đào đất bằng máy kết hợp với thủ công.
- Việc đào đất hố móng được chia thành 02 bước:
+ Bước 1: Sử dụng máy đào, đào các vị trí đài, giằng, dầm móng đến cao độ cách đáy bê
tông lót móng.
+ Bước 2: Tiến hành đào và sửa hố móng bằng thủ công đến cốt đáy bê tông lót móng theo
thiết kế.
- Trong hố đào bố trí các rãnh và hố ga thu nước.
- Tại các vị trí có cọc BTCT, vị trí dầm - giằng móng sử dụng gầu đào hoặc đào thủ công
- Đất đào một phần được giữ lại để tận dụng cho công tác đắp sau này, phần còn thừa sẽ
được tập kết đến vị trí qui định..
- Trong trường hợp đất khô hoặc ít ẩm, tuỳ theo loại đất, độ sâu đào và tính chất tải trọng
đặt lên mép đường, mép hố móng mà quy định độ dốc của mái taluy cho thích hợp.
- Để đảm bảo thi công đường được an toàn nhà thầu đào rãnh thoát nước xung quanh hố
đào gom nước về hai vị trí để thoát nước mặt trong trường hợp mưa bão, các hố ga thu nước
bố trí hợp lý. Tại các vị trí này Nhà thầu bố trí thường trực các máy bơm. Trong suốt quá trình
thi công nhà thầu đảm bảo duy trì trạng thái an toàn và ổn định của rãnh đào.

43
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Hố móng sau khi đào xong, được kiểm tra kỹ càng về tim tuyến, cao độ, cấu tạo địa chất
của đất. Nếu phát hiện đất có sự thay đổi về địa chất sẽ báo cáo với Chủ đầu tư, Tư vấn giám
sát và Thiết kế có ý kiến xử lý. Nghiệm thu nền đất xong mới tiến hành công tác tiếp theo
* Những vấn đề có thể gặp khi thi công đào đất:
- Gặp chướng ngại vật trong khi đào, ví dụ đá mồ côi, hố cát, bùn …
- Sạt lở thành hố đào.
- Chạm mạch nước ngầm mà khi khảo sát địa chất không xác định.
- Có các công trình ngầm trong đất (cáp điện, cáp thông tin, đường ống, cống…).
- Khi đó Nhà thầu sẽ chủ động có các phương án xử lý như sau:
+ Tránh vị trí chướng ngại, đào vòng qua khoét sâu xuống, tiếp tục sử dụng thêm thiết bị
bắn phá, cẩu kéo (nếu được).
+ Đào sâu thêm rồi vùi chướng ngại đi nếu quá to hoặc khi đào chuyển đi lại gây ảnh
hưởng tới công trình phụ cận.
+ Có biện pháp văng chống thành hố đào khi có hiện tượng sạt lở.
+ Tiêu nước mặt bằng.
+ Thông báo Chủ đầu tư, TVGS, các cấp có thẩm quyền, xin ý kiến giải quyết và có
phương án bảo vệ hay di dời công trình ngầm ra khỏi phạm vi thi công.
* Vận chuyển đất ra khỏi công trình:
- Máy xúc, nhân công đào đất kết hợp với ô tô vận chuyển đất đào.
- Đất đào một phần được giữ lại để phục vụ công tác đắp sau này. Vận chuyển đất thừa ra
khỏi công trình/hạng mục và đổ vào bãi đổ thải đúng nơi quy định, nhà thầu sẽ bố trí nhân
công thu dọn đất thừa rơi vãi ra đường đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
- Lớp đất đào thích hợp, đất tận dụng được nhà thầu vận chuyển và đổ đống cất giữ tại
những vị trí được TVGS chấp thuận, riêng biệt với vật liệu đào khác, không ảnh hưởng đến
sinh hoạt dân cư, giao thông thi công và các gói thầu khác trong Dự án
c2. Phá đầu cọc
- Trong quá trình thi công đóng cọc, do nền đất có thể không đồng nhất và các nguyên
nhân khách quan khác dẫn đến cao độ đầu cọc sau khi đóng có sai số so với dự kiến do đó
ngoài cắt bê tông đầu cọc thí nghiệm thì có thể phải tiến hành đục bê tông đầu cọc đại trà đến
cốt thiết kế quy định.
- Tổ trắc đạc tiến hành đánh dấu chính xác cao độ phá bê tông đầu cọc lên các thân cọc để
làm căn cứ cho tổ đập bê tông đầu cọc thi công.
- Sử dụng máy đục bê tông đục vòng quanh thân cọc tại vị trí đập đầu cọc theo thiết kế.
- Vệ sinh đầu cọc sạch sẽ trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
- Vận chuyển phần bê tông cắt bỏ đi bằng máy kết hợp thủ công ra khỏi hố móng.
- Nghiệm thu công tác cắt bê tông đầu cọc trước khi chuyển sang công việc tiếp theo.
d. Thi công bê tông cốt thép đài, giằng móng.
- Cốt thép được gia công tại hiện trường. Vận chuyển cốt thép đã gia công đến vị trí lắp
đặt.
- Vận chuyển cốp pha đến vị trí lắp đặt bằng thủ công.
- Công tác cốt thép, cốp pha, bê tông do các tổ công nhân chuyên trách đảm nhận việc thi
công.
* Quy trình thi công mỗi phận đoạn như sau:
- Trắc đạc xác định vị trí móng và cao độ đổ bê tông móng trên thực địa;
44
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Lắp dựng cốt thép, cốp pha đài - dầm móng, cốt thép chờ cột tầng trệt;
- Lắp dựng cầu công tác phục vụ đổ bê tông đài giằng móng;
- Đổ bê tông đài dầm móng; Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ và tháo cốp pha đài giằng
móng sau khi đổ bê tông 24h.
- Nhà thầu tiến hành vệ sinh sạch sẽ, xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật vị trí mạch ngừng;
- Trắc đạc xác định vị trí cổ móng;
- Lắp dựng cốt thép, cốp pha cổ móng;
- Đổ bê tông cổ móng; Bảo dưỡng bê tông cổ móng;
- Kiểm tra, nghiệm thu và hoàn công công tác cốp pha - cốt thép - bê tông
* Nghiệm thu công tác thi công đài giằng móng, cổ móng:
Kiểm tra và nghiệm thu nội bộ trước khi mời Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát nghiệm thu
các công việc sau đây:
- Kiểm tra vật tư, vật liệu đổ bê tông đài giằng móng, cổ móng.
- Kiểm tra thiết bị đổ bê tông đài giằng móng, cổ móng.
- Kiểm tra công tác định vị vị trí đài giằng móng, cổ móng trên mặt bằng.
- Kiểm tra nghiệm thu cốt thép, cốp pha trước khi đổ bê tông.
- Kiểm tra độ sụt bê tông, đúc mẫu khi vận chuyển đến công trường.
- Kiểm tra quá trình đổ bê tông: ổn định của ván khuôn, xê dịch cốt thép...
- Kiểm tra bê tông khi đổ xong: độ lệch tim đài giằng móng, kích thước đài giằng móng,
cổ móng ...
- Nghiệm thu bê tông đài giằng móng, cổ móng sau khi ép mẫu thí nghiệm bê tông đài
giằng móng.
d1. Giác đài móng
- Trước khi thi công phần móng, Nhà thầu kết hợp cùng Đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra
lại chính xác mặt bằng tổng thể, mặt bằng vị trí và mặt bằng móng công trình kết hợp nghiên
cứu lưới đo đạc kiểm tra lại vị trí của công trình nói chung và từng hạng mục nói riêng nhằm
xác định được vị trí và kích thước của từng loại móng.
- Trải lưới ô trên bản vẽ thành lưới ô trên mặt hiện trường và tọa độ của góc nhà để giác
móng. Chú ý đến sự mở rộng do đào dốc mái đất các hố móng.
- Căng dây thép nối các đường mép đào. Lấy vôi bột rắc lên dây thép căng mép móng này
làm cữ đào (nếu cần).
- Sau khi đào bằng máy, phần còn lại của hố móng sẽ được công nhân sử dụng cuốc, xẻng
sửa bằng thủ công, đảm bảo kích thước hố móng đúng với thiết kế.
- Sau kiểm tra kỹ lưỡng lần cuối, ta tiến hành đổ bê tông lót.
d2. Đổ bê tông lót móng
* Chuẩn bị thi công bê tông lót:
+ Sau khi công việc cắt đầu cọc đến cốt thiết kế quy định tiến hành thi công đổ bê tông lót
móng.
+ Bê tông lót móng đá 4x6, mác 100, được trộn bằng máy trộn tại hiện trường.
* Biện pháp thi công đổ bê tông lót:
- Trước khi đổ bê tông lót móng, sử dụng đầm cóc đầm kỹ, hoàn thiện bề mặt hố đào cho
đúng cao độ thiết kế, dùng máy thuỷ bình kiểm tra lại toàn bộ cốt đáy bê tông lót.
- Định vị vị trí ghép cốp pha bê tông lót.

45
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Cốp pha ghép thành hình các đài, giằng móng đã được mở rộng ra các bên để tạo thành
cốp pha thành của bê tông lót móng, sử dụng thanh chống chống vào đất giữ cốp pha không bị
xê dịch khi đổ bê tông
- Tưới ẩm nền đất trước khi đổ để tránh hút nước của hỗn hợp bê tông.
- Bê tông từ máy trộn được chuyển xuống hố móng bằng máng và được chứa trong các xe
rùa để chuyển đến các vị trí cần đổ.
- Bê tông đổ đến đâu được san đều, sau đó dùng thước cán cán phẳng mặt bê tông. Sử
dụng đầm bàn để đầm bê tông, cuối cùng là xoa mặt làm phẳng mặt bê tông bằng bàn xoa.
- Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu bê tông lót móng trước khi thi công các công tác khác.
d3. Công tác cốt thép
- Thi công cốt thép, cốp pha, bê tông đài giằng móng ngay sau khi thi công xong từng đợt
bê tông lót móng.
- Chuyển tim xuống đáy hố móng trước khi lắp đặt cốt thép.
- Cốt thép được vệ sinh sạch, gia công đúng hình dạng kích thước theo thiết kế sau đó
phân loại với số lượng theo yêu cầu. Lượng cốt thép đã phân loại được đưa đến những vị trí
giữa hai móng cùng trục và kích thước giống nhau để buộc thành lưới ngay tại vị trí hố móng
bằng dây thép.
- Chú ý:
+ Không được để cốt thép dưới hố móng qua 3 ngày tránh thép bị han gỉ, gây ảnh hưởng
tới chất lượng vật liệu.
+ Với cốt thép cổ móng (cũng đã được phân nhóm cùng cốt thép đài) là loại thép quyết
định kích thước của nhịp và bước cột nên ta dùng máy kinh vĩ và thước xác định đúng vị trí
sau đó được ổn định bằng cách buộc vào lưới thép sát mặt đài móng.
d4. Cốp pha
* Phần chung
- Công tác cốp pha được quy định trong phần này và các quy định kỹ thuật.
- Thi công cốp pha tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4453 - 1995.
- Cốp pha cho bê tông đổ tại chỗ được gia công tại công trường và vận chuyển vào vị trí
lắp dựng bằng thủ công.
* Thiết kế cốp pha
- Cốp pha chịu được tải trọng tác động trong quá trình đổ bê tông, áp lực ngang của bê
tông, sự va đập và rung trong khi đổ bê tông. Đồng thời đảm bảo hình dạng của bê tông trong
phạm vi sai số cho phép.
- Cốp pha không được phép để xuất hiện các vết nứt vừa, dễ tháo dỡ và không gây hại cho
bê tông khi tháo dỡ.
- Văng chống được gia công bằng các biện pháp cần thiết như giằng ngang, giằng chéo và
đảm bảo chống lật, kéo, vặn cốp pha khi có tải trọng gây ra lúc đổ bê tông.
* Gia công và lắp dựng cốp pha
- Cốp pha được gia công và lắp dựng dựa theo vị trí, hình dạng, kích thước chỉ ra trong
bản vẽ kĩ thuật và đáp ứng các yêu cầu dưới dây, tuân theo bản vẽ gia công & bản vẽ biện
pháp thi công cốp pha kèm theo:
+ Sai số đối với các kích thước mặt cắt ngang của bê tông.
+ Sai số đổi với độ nhẵn bề mặt bê tông.
+ Lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

46
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Cốp pha ghép kín để chống mất nước xi măng hoặc rò vữa qua mối nối.
+ Các ống, hộp và các cấu kiện chôn sẵn trong bê tông được bảo vệ đầy đủ vị trí đặt chính
xác, tránh bị chuyển dịch trong quá trình đổ bê tông.
+ Các thanh chống lắp thẳng, chinh xác, các thanh chống đứng ở sàn liên tiếp nhau dựng
càng gần càng tốt.
* Nghiệm thu cốp pha
- Cốp pha sẽ được Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát nghiệm thu trước khi đổ bê tông.
* Thời gian tháo dỡ cốp pha
- Thời gian để cốp pha cho móng là khoảng thời gian đù để bê tông đạt cường độ tối thiểu
là 50kg/cm2. Tuy nhiên có thể tháo cốp pha mà không tiến hành thí nghiệm cường độ nén sau
khi hết thời hạn bào dưỡng theo quy định.
- Trong trường hợp tải trọng tác dụng lên cấu kiện sau khi tháo văng chống vượt quá tải
trọng theo thiết kế, không tính thời gian quy định ở trên, các thanh chống sẽ không được tháo
bỏ cho dến khi đảm bảo độ an toàn theo tính toán.
- Nếu yêu cầu tháo văng chống sớm hơn thời gian quy định thì đảm bảo tính toán cường
độ nén của bê tông đã đổ không nhỏ hơn cường độ yêu cầu để chịu được tải trọng của cấu kiện
sau khi tháo dỡ văng chống.
* Tháo dỡ cốp pha
- Cốp pha được tháo dỡ nhẹ nhàng sau khi đã có sự đồng ý của Chủ đầu tư và Đơn vị tư
vấn giám sát.
- Việc nghiệm thu & sửa chữa bê tông bị khuyết tật sau khi tháo ván khuôn được tiến hành
như quy định ở phần quản lý chất lượng.
- Ngay sau khi dỡ ván khuôn bê tông phài được bảo dưỡng như quy định.
- Sau khi tháo văng chống, các cấu kiện được kiểm tra cẩn thận để tìm các vết nứt hoặc rỗ.
d.5. Lấp hố móng và tôn nền công trình
- Công tác lấp hố móng chỉ được tiến hành khi việc kiểm tra, nghiệm thu và hoàn công
công tác thi công bê tông cốt thép móng, thi công hệ thống kỹ thuật ngầm hoàn thành và lập
biên bản nghiệm thu giữa Nhà thầu và TVGS theo đúng quy định hiện hành.
- Việc lấp móng và tôn nền được tiến hành từng lớp có độ dày theo chỉ dẫn kỹ thuật, tưới
nước có độ ẩm hợp lý, dùng đầm cóc đầm kỹ đảm bảo đạt độ chặt theo quy định.
- Nghiệm thu công tác lấp hố móng và tôn nền để chuyển sang thi công các công tác xây
lắp tiếp theo.
e. Công tác bê tông:
e1. Kết cấu và gia công ván khuôn:
- Kết cấu ván khuôn và giằng chống dựa trên cơ sở kết cấu ván khuôn quy định, đồng thời
thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Khi chịu lực đảm bảo độ ổn định, độ vững chắc và mức độ biến dạng trong phạm vi cho
phép.
+ Bảo đảm đúng hình dạng, kích thước theo bản vẽ thết kế.
+ Bảo đảm kín khít, không để hiện tượng mất nước xi măng khi đúc bê tông.
- Đà giáo, cầu công tác dựa trên nền vững chắc, không bị trượt. Nếu cột chống trên đất nền
mềm có gỗ lót đệm dưới chân cột. Diện tích mặt cắt cột chống hay gỗ lót đệm đủ rộng để khi
đổ bê tông hoặc vận chuyển kết cấu chống đỡ không bị lún qua trị số cho phép. Để dễ điều
chỉnh và tháo dỡ dưới chận cột ( hoặc trên đầu cột) nên có hộp cát hoặc nêm.

47
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Mặt tiếp xúc giữa các cạnh ván khuôn và nền hoặc khối bê tông đổ trước, cũng như khe
hở giữa các tấm ván khuôn thật kín không cho nước xi măng chảy ra ngoài.
- Lúc dụng lắp ván khuôn chừa lỗ để đặt những bộ phận cần chôn sẵn trong bê tông như
bulong, móc sắt dùng để thi công các phần sau, hay đường ống và các vật chôn sẵn khác theo
yêu cầu của thiết kế. Lỗ khoan để đặt bulong nên có đường kính bằng 0,9 đường kính của
bulông.
- Khi đã lắp dựng ván khuôn giằng chống xong kiểm tra và nghiệm thu theo các điểm sau:
+ Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế
+ Độ chính xác của các bộ phận đặt sẵn
+ Độ kín, khít giữa các tấm ván khuôn với mặt nền hoặc với mặt khối bê tông đổ trước.
+ Sự vững chắc của ván khuôn và giằng chống, chú ý các chỗ nối, chỗ tựa.
- Kiểm tra độ chính xác của ván khuôn ở những bộ phận chủ yếu tiến hành bằng máy trắc
đạc hay bằng những dụng cụ khác như: dây; thước đo chiều dài. Cán bộ kiểm tra có phương
tiện cần thiết để kết luận được về độ chính xác của ván khuôn theo hình dáng, kích thước và vị
trí.
Sai lệch cho phép về kích thước vị trí của ván khuôn và giằng chống đã dựng xong
không được vượt quá trị số quy định dưới đây:
TT Tên sai lệch Trị số cho phép
Độ gồ ghề cục bộ của mặt ván khuôn để đổ bê
tông( dùng thước thẳng hai mép sát vào ván để kiểm tra)
được phép lồi lõm
1
a. Phần mặt bê tông lộ ra ngoài ±3
b. Phần mặt bê tông không lộ ra ngoài thì không cần ±5
nhẵn
Chiều cao của dầm không được nhỏ hơn so với kích
2 ±5
thước thiết kế, có thê lớn hơn so với kích thước thiết kế.
- Trong quá trình đổ bê tông thường xuyên kiểm tra hình dạng, kích thước và vị trí của ván
khuôn, nếu ván khuôn bị biến dạng do chuyển dịch có biện pháp xử lý kịp thời.
e2. Tháo dỡ ván khuôn
- Tháo dỡ ván khuôn chỉ đựơc tiến hành khi bê tông đạt được cường độ cần thiết tương
ứng với các chỉ dẫn dưới đây:
+ Đối với ván khuôn thành thẳng đứng không chịu lực do trọng lượng của kết cấu như ở
tường dày, trụ lớn chỉ được phép tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ đủ đảm bảo giữ được
bề mặt và các góc cạnh không bị sứt mẻ hoặc sạt lở. Cường độ bê tông đó là 25da/Ncm2 tham
khảo như sau :
Nhiệt độ trung bình hàng ngày( 0C) 15 20 25 30
Thời gian tối thiểu để đạt 25da/Ncm2 2 1,5 1 1
+ Thời gian tối thiểu trước khi dỡ ván khuôn (bê tông làm bằng xi măng Pooclăng
thường) như sau :
Nhiệt độ bề mặt bê tông (toc)
Loại ván khuôn
0oc - 15oc 15oc và cao hơn
Ván khuôn thẳng đứng làm 300/(t+10) giờ 12 giờ
48
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

cột, tường và dầm lớn


Ván khuôn đáy cho tấm sàn 100/(t+10) ngày 4 ngày
Ván khuôn đáy cho dầm và
250/(t+10) ngày 10 ngày
cột chống sàn
Cột chống dầm 350/(t+10) ngày 4 ngày
e3. Phương pháp nối buộc
- Toàn bộ cốt thép đều sử dụng mối nối buộc(nối chồng).
- Nối cốt thép bằng phương pháp nối buộc xem chỉ dẫn ở hồ sơ thiết kế (phần kết cấu)
+ Chiều dài nối buộc không được nhỏ hơn các chỉ số quy định ở bảng dưới đây:
Chiều dài nối buộc
TT Loại cốt thép
trong khu vực chịu kéo trong khu vực chịu nén
1 Cốt thép trơn cán nóng 40d 30d 20d 30d
2 Cốt thép có gờ cán nóng
số hiệu 5 40d 30d - 20d
Chú thích: d: là đường kính thực tế đối với cốt thép trơn
+ Cốt thép nằm trong khu vực chịu kéo trước khi nối buộc uốn đầu thành móc câu: cốt
thép có gờ không cần uốn móc.
+ Dây thép buộc dùng loại dây thép có số hiệu 18 - 22 hoặc đường kính khoảng 1mm, mối
nối buộc ít nhất là ở 3 chỗ (giữa và 2 đầu).
+ Nếu nối buộc các lưới cốt thép hàn trong phương thức chịu lực thì trên chiều dài gối lên
nhau của mỗi một lưới cốt thép bị nối nằm ở vùng chịu kéo đặt ít nhất là thanh cốt ngang và
hàn chúng với tất cả các thanh dọc của lưới. Khi đó chiều dài đoạn chồng lên của các khung và
lưới hàn nên lấy theo bảng 10 nhưng không nhỏ hơn 200mm đối với thanh chịu kéo và không
nhỏ hơn 100mm với các thanh chịu nén.
e4. Lắp dựng cốt thép
- Việc vận chuyển cốt thép sản xuất đến vị trí dựng đặt bảo đảm thành phẩm không hư
hỏng và biến dạng. Nếu trong quá trình vận chuyển làm cho cốt thép bị biến dạng thì trước khi
dựng đặt cần sửa chữa lại.
- Vị trí khoảng cách, độ dày lớp bảo vệ và kích thước của các bộ phận cốt thép thực hiện
theo sơ đồ đã vạch sẵn phù hợp với quy định của bản vẽ thiết kế. Cốt thép đã được dựng đặt
cần đảm bảo không cho biến dạng và xê dịch vị trí trong quá trình thi công. Những sắt cố định
đặt trước vào bê tông như bulông, lan can cầu thang v. v, đặt đúng vị trí thiết kế quy định, nếu
không chôn sẵn thì đặt ống tre, nứa để chừa lỗ, tuyệt đối không được làm gẫy cốt chịu lực khi
đổ bê tông.
- Để đảm bảo khoảng cách giữa cốt thép và ván khuôn dùng những miếng vữa xi măng cát
có chiều dày bằng lớp bảo hộ, kê vào giữa ván khuôn và cốt thép, cấm không được dùng đầu
mẩu cốt thép, gỗ, tre để kê. Giữa 2 lớp cốt thép đặt các trụ đỡ bằng bê tông đúc sẵn hay cốt
thép đuôi cá để giữ khoảng cách giữa chúng theo đúng quy định của thiết kế. Trụ bê tông đúc
sẵn có cường độ bằng cường độ bê tông của kết cấu đó, mặt xung quanh đánh sờn và hạn chế
đặt ở bộ phận công trình chịu áp lực nước. Trụ cốt thép đuôi cá do đơn vị thi công chế tạo với
điều kiện tiết kiệm cốt thép.
- Khi đặt xong cốt thép ở các tấm đan mỏng cần dùng cầu kê ván làm đường đi để tránh
người đi lại trên cốt thép làm sai lệch vị trí và biến hình. Cốt thép còn thừa để tránh ngoài

49
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

phạm vi đổ bê tông dùng thanh ngang cố định lại, để tránh rung động làm lệch vị trí của cốt
thép. Cấm không được bẻ cong với bất kỳ góc độ nào làm phá hoại tính năng cơ học của cốt
thép và làm rạn nứt phần bê tông ở chân cốt thép.
- Các sai số cho phép khi dựng đặt cốt thép không được vượt quá những trị số quy
định ở bảng dưới đây :
Trị số cho
STT Các loại số
phép (mm)
1 Sai số về khoảng cách giữa các thanh chịu lực riêng biệt
a. Đối với các kết cấu khối lớn ±30
b. Đối với cột, dầm và vòm ±10
c. Đối với bản, tường và móng dưới kết cấu khung ±20
Sai số về khoảng cách giữa các hàng cốt thép khi bố trí
2
nhiều hàng theo chiều cao
a. Trong các kết cấu có chiều dày lớn hơn 1mm trong
±20
các móng đặt dưới các kết cấu và các thiết bị kỹ thuật
b. Trong các dầm, khung và bản có chiều dày lớn hơn
±5
100mm
c. Trong các bản có chiều dày đến 100mm và lớp bảo vệ
±3
0mm
Sai số về các khoảng cách giữa các đai của khung và
3 ±10
giàn cốt thép
4 Sai số cục bộ về chiều dày của lớp bảo vệ
a. Trong các kết cấu khối lớn (chiều dày hơn 1mm) ±20
b. Móng nằm dưới các kết cấu và các thiết bị kỹ thuật ±10
c. Cột, dầm và vòm ±5
d. Tường và bản có chiều dày đến 100mm ±5
e. Tường và bản có chiều dày đến 100mm với chiều dày
±3
lớp bảo hộ được thế là 10mm
Sai số về khoảng cách giữa các thanh phân bổ trong một
5
hàng
a. Đối với các tường ±25
b. Đối với những kết cấu khối lớn ±40
Sai số về vị trí cốt thép đai so với chiều đứng hoặc chiều
6 ngang (không kể các trường hợp khi các đai đặt nghiêng ±10
theo quy định)
7 Sai số về vị trí tim của các thanh đặt ở những đầu khung
hàn nối tại hiện trường các khung khác nhau khi đường

50
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

kính của thanh


a. Bằng 40mm và lớn hơn ±10
b. Dưới 40mm ±5
Sai số về vị trí mối hàn của các thanh theo chiều dài của
8
bộ phận
a. Các khung và các kết cấu tường móng ±25
b. Các kết cấu khối lớn ±50
Sai số của vị trí các bộ phận cốt thép của các kết cấu
9
khối lớn (khung, khối, giàn) so với thiết kế
a. Trên bình đồ ±50
b. Trên chiều cao ±30
e5. Nghiệm thu cốt thép
- Khi nhận vật liệu tiến hành nghiệm thu để loại các thanh thép không bảo đảm quy cách
và chất lượng. Khi đặt xong cốt thép vào ván khuôn và trước khi đổ vê tông tiến hành nghiệm
thu bàn giao cốt thép, chỉ khi nào toàn bộ cốt thép phù hợp với các điều kiện vệ sinh sạch sẽ,
kích thước các điểm uốn, chất lượng các mối nối, vị trí dựng đặt và chiều dài lớp bảo hộ theo
đúng thiết kế thì mới được đổ bê tông.
- Công việc nghiệm thu cốt thép lập thành biên bản trong đó có ghi số các bản vẽ thi công,
các sai số so với thiết kế, đánh giá chất lượng công tác cốt thép và kết luận khả năng đổ bê
tông kèm theo biên bản nghiệm thu cốt thép cần có các tài liệu: Các bản lý lịch kim loại chính
và que hàn của các nhà máy sản suất hoặc các bản phân tích của phòng thí nghiệm; Các biên
bản nghiệm thu cốt thép gia công ở xưởng với các kết quả thí nghiệm mối hàn, thí nghiệm cơ
học của các cốt thép chịu lực theo quy định trong thiết kế; Các bản sao hoặc thống kê các văn
bản cho phép thay đổi trong bản vẽ thi công; Bản vẽ hoàn công cốt thép có xác nhận của cán
bộ giám sát của Chủ đầu tư.
e6. Thi công bê tông
- Các loại vật liệu và nước sử dụng để chế tạo hỗn hợp bê tông thi công các kết cấu bê tông
tuân theo các yêu cầu kỹ thuật.
- Nhà thầu căn cứ vào các quy định trình bày trong bản vẽ thi công để chọn thành phần vật
liệu sử dụng cho hỗn hợp bê tông của các kết cấu bê tông. Đối với bê tông có số hiệu mác bê
tông lớn hơn M100 thì tỷ lệ pha trộn giữa các vật liệu sử dụng được Nhà thầu xác định thông
qua thí nghiệm cấp phối nhằm bảo đảm chất lượng tốt nhất của hỗn hợp bê tông.
- Tỷ lệ giữa nước và xi măng trong hỗn hợp bê tông dựa vào yêu cầu cường độ bê tông,
yêu cầu chống thấm và các yêu cầu khác quy định trong bản vẽ thi công và được xác định
thông qua thí nghiệm.
- Độ dẻo của hỗn hợp bê tông (độ sụt hình nón) được xác định sao cho phù hợp với điều
kiện chế tạo hỗn hợp bê tông, phương tiện vận chuyển, thiết bị đầm, mức độ bố trí cốt thép
trong kết cấu, kích thước kết cấu, tính chất công trình, điều kiện khí hậu.
e7. Cân đong vật liệu
- Nhà thầu cân đong từng thành phần vật liệu để pha trộn hỗn hợp bê tông theo cấp phối đã
được xác định thông qua thí nghiệm. Các vật liệu như xi măng, cát, đá dăm (hoặc sỏi) cân
đong theo khối lượng và nước được phép cân đong theo thể tích.
- Sai lệch khi cân đong vật liệu không được vượt quá các chỉ số trình bày ở bảng sau.

51
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Tuỳ thuộc vào lượng ngậm nước của cát, đá và điều kiện thi công bê tông mà Nhà thầu
có thể yêu cầu cán bộ giám sát cho phép điều chỉnh luợng nước hoặc cấp phối cho hợp lý.
- Nhà thầu lập các phiếu đổ bê tông cho từng đợt đổ, ghi rõ ngày, tháng thực hiện, cấp
phối quy định và khối lượng vật liệu cân, đong cho mỗi mẻ trộn để cán bộ giám sát dễ dàng
theo dõi và kiểm tra chất lượng khi cần thiết.
e8. Trộn hỗn hợp bê tông đối với những kết cấu không sử dụng bê tông thương phẩm
- Nhà thầu trộn hỗn hợp bê tông bằng máy trộn. Trong trường hợp đặc biệt và được sự
chấp thuận của Cán bộ giám sát, Nhà thầu mới được phép trộn hỗn hợp bê tông bằng tay.
Dung tích máy trộn được chọn lựa phù hợp với điều kiện thi công thực tế sao cho chất lượng
trộn tốt nhất và thời gian thi công nhanh nhất. Nhà thầu tiến hành các mẻ trộn thử, sử dụng các
mẫu vật liệu đã được phê duyệt.
- Thể tích của toàn bộ vật liệu đổ vào máy, thê tích chênh lệch không vượt quá 10% và
không nên nhỏ hơn 10%.
- Khi đổ vật liệu vào trong máy trộn tuần hoàn trước hết đổ 15% - 20% lượng nước, sau đó
đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc, đồng thời đổ dần dần và liên tục phần nước còn lại.
- Thời gian nhào trộn hỗn hợp bê tông khô kéo dài hơn thời gian nhào trộn hỗn hợp bê
tông dẻo, nhưng không nên trộn lâu quá 5 phút. Để giảm thời gian nhào trộn hỗn hợp bê tông
khô, nâng cao chất lượng, cho phép sử dụng các máy móc nhào trộn có chất động liên hợp.
- Không được tự ý tăng giảm tốc độ quay của máy trộn so với tốc độ đã quy định ứng với
thời gian ít nhất để trộn hỗn hợp bê tông đã ghi ở bảng sau :
Dung tích thùng Thời gian trộn trong thùng trộn ( giây)
trộn tính theo Hỗn hợp bê tông có độ sụt(cm) Trộn trong thùng
Hỗn hợp bê tông đổ ra (trộn trong thùng quay) có cánh quay
(lít)
2-6 Trên 6

500 Lít và ít hơn 75 60 60


Trên 500 Lít 120 90 60
Ghi chú: Thể tích hỗn hợp bê tông đổ ra bằng thể tích toàn bộ vật liệu đổ vào nhân với hệ
số f. trị số f có thể tra theo bảng lý lịch của từng loại máy (thường f trong khoảng 0,65 – 0,67).
- Cối trộn đầu tiên nên tăng 2 – 3,5 lượng xi măng cát để tránh hiện tượng vữa xi măng cát
dính vào các bộ phận bên trong của máy trộn và các công cụ vận chuyển làm hao hụt qua
nhiều lượng xi măng cát trong hỗn hợp bê tông. Trường hợp đặc biệt như đường vận chuyển
xấu, công cụ vận chuyển bị rò rỉ nhiều thì lượng vữa cát xi măng có thể tăng thêm 1% cho cả
quá trình thi công. Khi chuyển sang thành phần phối hợp vật liệu mới hay chuyển từ đống vật
liệu này sang đống vật liệu khác tiến hành kiểm tra độ sụt của hỗn hợp bê tông.
- Nếu thời gian ngừng trộn 1 giờ, thì trước khi ngừng rửa thùng trộn bằng cách đổ nước và
cốt liệu lớn vào máy và quay cho đến khi mặt trong của thùng trộn sạch hoàn toàn.
- Trong quá trình trộn, để tránh vữa xi măng đông kết bám vào thùng trộn, thì cứ sau một
thời gian công tác khoảng 2 giờ, lại đổ vào thùng cốt liệu lớn và nước đúng liều lượng đã quy
định, quay thùng trộn trong 5 phút sau đó cho tiếp xi măng và cát với liều lượng như một cối
trộn bình thường và công tác trộn tiếp tục như trước.
- Khi trút hỗn hợp bê tông từ máy trộn ra ngoài có biện pháp chống phân cỡ. Nên đặt các
bộ phận định hướng sao cho luồng hỗn hợp bê tông hay công cụ vận chuyển (như máng, thùng
xe).

52
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Khi trộn hỗn hợp bê tông bằng tay thì sàn trộn phẳng và kín khít, có thể làm bằng tôn, gỗ
ghép và sàn trộn được láng vữa xi măng, sân trộn cũng như dụng cụ sạch, không dính đất hoặc
dính bê tông cũ, trước khi trộn sàn được tưới cho ẩm, để không hút nước của hỗn hợp bê tông.
Sàn trộn hỗ hợp bê tông có mái che mưa nắng.
- Trình tự trộn hỗn hợp bê tông được tiến hành như sau: trước hết trộn khô cát và xi măng
đến khi không còn phân biệt giữa màu cát và xi măng (ít nhất là 3 lần) tiếp đó đưa hỗn hợp này
vào trộn cùng với đá và một phần nước. Sau cùng cho toàn bộ lượng nước còn lại và trộn đều
đến khi không còn phân biệt được mà đá và cát trong hỗn hợp. ( tưới nước để trộn hỗn hợp bê
tông dùng thùng có ôdoa hoa sen và không được nâng cao quá 30cm với mặt hỗn hợp bê tông).
Thời gian trộn hỗn hợp bê tông bằng tay, kể từ lúc trộn ướt, không qua 20 phút cho một cối
trộn.
- Hỗn hợp bê tông được bộ phận kiểm tra kỹ thuật của trạm trộn hoặc công trường nghiệm
thu. Việc lấy mẫu để kiểm tra độ dẻo, độ cứng, thể tích, khối lượng của hỗn hợp bê tông, giới
hạn bền của bê tông được tiến hành theo 14 - TCN - 65 - 88.
e9. Đổ bê tông
- Trước khi đổ bê tông kiểm tra và lập các biên bản:
+ Công tác chuẩn bị cống tấm, đặt cốt thép các bộ phận chôn ngầm. v.v.
+ Độ chính xác của công tác lắp dựng ván khuôn cốt thép, tấm ốp, đà giáo, giằng chống và
độ vững chắc của giằng néo chống đỡ khi chịu tải trọng động do việc đổ bê tông gây ra.
- Ván khuôn, cốt thép và các chi tiết đặt sẵn làm sạch rác, bùn, bụi, cạo gỉ trước khi đổ hỗn
hợp bê tông. Bề mặt ván khuôn bằng kim loại quét dầu nhờn; bề mặt ván khuôn bằng bê tông
cốt thép, xi măng lưới thép đánh sờm và tưới ướt.
- Đổ bê tông tiến hành đúng các quy tắc dưới đây:
+ Trong quá trình đổ bê tông tiến hành theo dõi liên tục hiện trạng của ván khuôn, đà giáo
giằng chống, cột chống đỡ và vị trí cốt thép.
+ Mức độ đổ đầy bê tông theo chiều cao của ván khuôn quy định phù hợp với sự tính toán
cường độ và độ cứng của ván khuôn chịu áp lực của hỗn hợp bê tông mới đổ.
+ Đổ bê tông trong những ngày nóng nắng che bớt ánh nắng mặt trời.
+ Khi trời mưa, các đoạn đang đổ bê tông được che kín không để nước mưa rơi vào,
trường hợp thời gian ngừng đổ bê tông vượt quá quy định, trước khi đổ bê tông xử lý bề mặt
khi thi công theo đúng các chỉ dẫn đã nêu trên.
+ Những chỗ là vị trí của cốt thép và ván khuôn hẹp không thể sử dụng được máy đầm dùi
thì đầm tay, với dụng cụ cầm tay thích hợp.
+ Trong quá trình đổ và khi đổ bê tông xong cần có biện pháp ngăn ngừa hỗn hợp bê tông
dính chặt với các bê tông dính chặt với các bulông, các bộ phận khác của ván khuôn và các vật
chôn sẵn ở những chỗ bê tông tới.
+ Khi phát hiện thấy ván khuôn, đà giáo chống, cột chống đỡ và cốt thép bị biến dạng hoặc
thay đổi vị trí dừng việc đổ bê tông, đưa bộ phận ván khuôn , đà giáo , giằng chống, cột chống
đỡ, cốt thép trở về vị trí cũ và gia cố đến mức cần thiết, đồng thời cần xét các ảnh hưởng của
biến dạng đến chất lượng của kết cấu đang được tiến hành đổ bê tông và có khă năng giữ lại
hay phá bỏ phần bê tông đã đúc.
- Khi đổ bê tông các kết cấu theo dõi ghi vào nhật ký các vấn đề dưới đây:
+ Ngày bắt đầu và kết thúc công việc đổ bê tông (theo kết cấu, khối, đoạn).
+ Số hiệu bê tông, độ sụt ( hay độ khô cứng) của bê tông.
+ Khối lượng công tác bê tông đã hoàn thành phân đoạn công trình.

53
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Biên bản chuẩn bị kiểm tra mẫu bê tông số lượng mẫu, số hiệu( có chỉ rõ vị trí kết cấu
mà từ đó lấy mẫu bê tông) thời hạn và kết quả thí nghiệm mẫu.
+ Nhiệt độ ngoài trời trong thời gian đổ bê tông.
+ Nhiệt độ hỗn hợp bê tông trước khi đổ ( trong các kết cấu khối lớn).
+ Loại ván khuôn và biên bản tháo đỡ ván khuôn.
- Đầm bê tông bằng tay chỉ áp dụng trong trường hợp không có máy đầm hoặc áp dụng ở
những công trình nhỏ cũng như ở những vị trí khó dùng đầm máy đã nói ở trên tuân theo các
quy định ở dưới đây:
+ Đối với khoảng đổ có diện tích rộng, độ sụt của hỗn hợp bê tông dưới 6cm có thể dùng
đầm gang, nặng từ 8 – 10kg. Khi đầm nâng cao 10 – 15cm, đầm liên tục và đều.
+ Đối với khoảng đổ bê tông có diện tích hẹp, độ sụt của bê tông từ 6cm trở lên hay ở
những chỗ bố trí cốt thép dày dùng thanh sắt hoặc dùng beng thọc đều và khi đổ đến lớp trong
cùng, dùng bàn bằng gỗ nặng 1kg vỗ mặt cho đều.
- Đổ hỗn hợp bê tông đến đâu san bằng và đầm ngay đến đấy, không được đổ thành đống
cao, để tránh hiện tượng các hạt to của cốt liệu rơi dồn xuống chân đống. Trong khi đổ và đầm,
nếu thấy cốt liệu to của tập trung thành một chỗ thì cào ra và trộn lại cho đều không được dùng
vữa lấp phủ lên trên rồi đầm. Không được dùng đầm để san hỗn hợp bê tông, không được đổ
hỗn hợp bê tông vào chỗ mà hỗn hợp bê tông chưa được đầm chặt.
- Phân chia phạm vi đầm và giao cho từng tổ phân công phụ trách để tránh hiện tượng đầm
sót, đầm lại. Chỉ được bàn giao ca khi đã đầm xong hỗn hợp bê tông đã đổ xuống khoảng đổ.
e10. Bảo dưỡng bê tông và xử lý khuyết tật của bê tông
- Nhà thầu tiến hành công tác bảo dưỡng bê tông ngay sau khi bê tông vừa đổ xong. Các
biện pháp bảo dưỡng, trình tự và thời gian bảo dưỡng, công tác kiểm tra, trình tự và thời hạn
tháo, dỡ ván khuôn v.v...của Nhà thầu được cán bộ giám sát xem xét và chấp thuận trước khi
thực hiện.
- Trong bất kỳ trường hợp nào việc bảo dưỡng bê tông cũng đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Giữ chế độ nhiệt, ẩm cần thiết cho sự tăng dần cường độ bê tông theo tốc độ đã được
quy định.
+ Ngăn ngừa các biến dạng do nhiệt độ và co ngót dẫn đến sự hình thành các khe nứt.
+ Tránh các chấn động hay và chạm và các ảnh hưởng khác làm giảm chất lượng bê tông.
- Biện pháp bảo dưỡng kết cấu bê tông phụ thuộc vào tính chất và bề mặt của kết cấu tuy
nhiên trong bất kỳ trường hợp nào Nhà thầu cũng tiến hành tưới nước cho các kết cấu bê tông.
Nước được sử dụng thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật đã quy định. Số lần tưới nước bảo dưỡng
mỗi ngày phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nhưng không được ít hơn 3 lần.
- Thời gian bảo dưỡng các kết cấu bê tông, được xác định bằng thí nghiệm để phù hợp với
từng loại kết cấu, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và nắng, gió thực tế tại công trường vào thời gian
bảo dưỡng tuy nhiên không được ít hơn 07 ngày.
- Trong quá trình bảo dưỡng kết cấu bê tông Nhà thầu tuhực hiện các biện pháp bảo vệ cần
thiết để tránh không và chạm đến đà giáo và ván khuôn hoặc di chuyển thiết bị trên kết cấu bê
tông.
- Trình tự và thời hạn tháo, dỡ ván khuôn tuân theo tuân theo đúng các quy định trình bày
ở ván khuôn, đà giáo và cầu công tác.
- Sau khi tháo, dỡ ván khuôn Nhà thầu thực hiện ngay lập tức các biện pháp xử lý khắc
phục các hư hỏng, khuyết tật trên bề mặt và bê tông các kết cấu bê tông. Trong trường hợp cần
thiết, khi cán bộ giám sát yêu cầu, Nhà thầu đục bỏ phần bê tông xấu và thi công lại.
e11. Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu bê tông
54
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Nhà thầu thường xuyên thực hiện việc kiểm tra và chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất
lượng bê tông trong quá trình thi công. Việc kiểm tra quan tâm đầy đủ đến tất cả các vấn đề
sau đây
+ Việc chuẩn bị và xử lý nền, móng của các bộ phận công trình bê tông.
+ Chất lượng vật liệu sử dụng và thành phần hỗn hợp của bê tông, chất lượng ván khuôn
và cốt thép, việc lắp dựng ván khuôn, giàn giáo chống đỡ và cầu công tác, việc lắp đặt cốt thép
và các bộ phận chôn trước trong bê tông.
+ Sự làm việc của các thiết bị, dụng cụ cân, đong vật liệu, trộn bê tông, phương tiện vận
chuyển hỗn hợp bê tông và các dụng cụ thi công bê tông.
+ Chất lượng của hỗn hợp bê tông trong tất cả các giai đoạn thi công bê tông: sản xuất, vận
chuyển và đổ vào khoảnh đổ.
+ Việc bảo dưỡng kết cấu bê tông và thời gian tháo, dỡ ván khuôn.
+ Thí nghiệm xác định cường độ bê tông và các chỉ tiêu cơ lý khác được yêu cầu.
- Nhà thầu tiến hành kiểm tra cường độ bê tông bằng các thí nghiệm (nén, kéo)tại phòng
thí nghiệm các mẫu bê tông, tuy nhiên trong trường hợp cần thiết cán bộ giám sát có thể kiểm
tra cường độ ngay tại công trường bằng các thiết bị thích hợp.
- Nhà thầu tiến hành lấy mẫu thí nghiệm theo đúng các tiêu chuẩn, quy định hiện hành
(mỗi nhóm mẫu thí nghiệm gồm 3 mẫu, lấy cùng một lúc, ở cùng một vị trí, bảo dưỡng trong
các điều kiện tương tự điều kiện thực tế).
- Nhà thầu thực hiện các thí nghiệm xác định cường độ bê tông tại các cơ quan thí nghiệm,
đảm bảo chất lượng có năng lực, được Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án phê chuẩn. Phương pháp
tính toán cường độ bê tông trung bình của kết cấu công trình do các cơ quan nói trên quyết
định.
- Cường độ bê tông chỉ được chấp nhận là đã theo đúng các quy định trong bản vẽ thi công
khi kết quả thí nghiệm mẫu cho thấy không có nhóm mẫu nào trong các nhóm đã kiểm tra có
cường độ trung bình dưới mức 85% cường độ quy định.
- Trong truờng hợp kết quả thí nghiệm xác định bê tông không thoả mãn các yêu cầu đã
quy định thì Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án sẽ quyết định khả năng sử dụng về biện pháp xử lý
kết cấu đã thi công. Nhà thầu thực hiện tất cả các công việc cần thiết liên quan đến quyết định
của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và gánh chịu mọi chi phí nảy sinh do việc thực hiện các
công việc đó.
- Nhà thầu tiến hành ghi chép và lập hồ sơ lưu trữ các kết quả kiểm tra chất lượng công tác
bê tông ( biên bản, nhật ký thi công, lý lịch khối đổ, kết quả thí nghiệm v.v.) tại công trường
để cán bộ giám sát tiện theo dõi.
- Tuỳ thuộc vào tính chất của kết cấu và công trình bê tông mà cán bộ giám sát quyết định
hình thức và nội dung nghiệm thu. Quy định rằng các kết cấu sau đây được nghiệm thu trung
gian trước khi nghiệm thu cuối cùng:
+ Các kết cấu và bộ phận công trình có lắp đặt ván khuôn, cốt thép trước khi bắt đầu đổ
hỗn hợp bê tông.
+ Các phần của kết cấu bị lấp kín sau khi hoàn thành và các bộ phận chôn trước trong kết
cấu bê tông.
- Tuỳ thuộc vào hình thức nghiệm thu, nhà thầu cung cấp đầy đủ hoặc từng phần các hồ sơ
và tài liệu sau đây theo đúng chỉ dẫn của cán bộ giám sát trước tiến hành nghiệm thu
+ Các bản vẽ thi công có ghi tất cả thay đổi về thiết kế hay thi công đã được Chủ đầu tư,
Ban quản lý dự án phê chuẩn trong quá trình thi công.
+ Các sổ nhật ký thi công.
55
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Các biên bản nghiệm thu chất lượng nền và móng.


+ Các biên bản nghiệm thu chất lượng ván khuôn, giàn giáo.
+ Các biên bản nghiệm thu chất lượng cốt thép, lưới và khung thép hàn.
+ Các biên bản nghiệm thu các bộ phận chôn trước trong kết cấu bê tông.
+ Các số liệu thí nghiệm, kiểm tra mẫu bê tông.
- Trong khi thực hiện các công tác nghiệm thu các kết cấu bê tông đã hoàn thành Nhà thầu
và cán bộ giám sát cần kiểm tra xác định:
+ Chất lượng bê tông theo cường độ và trong trường hợp cần thiết cả độ chống thấm và
các chỉ tiêu khác nữa.
+ Chất lượng bề mặt bê tông.
+ Các lỗ và các rãnh cần chừa lại theo bản vẽ thi công.
+ Số lượng và độ chính xác về vị trí của các bộ phận chôn trước.
+ Hình dáng và các kích thước hình học của kết cấu theo bản vẽ thi công.
f. Công tác xây gạch
Công tác xây đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 4085 : 2011 “Kết cấu gạch đá - Quy phạm
thi công và nghiệm thu”
f1. Yêu cầu về vật liệu
- Chất lượng cát, xi măng và nước đảm bảo theo TCVN và chỉ dẫn của Hồ sơ mời thầu.
- Gạch dùng cho khối xây đặc, chắc, thớ gạch đồng đều không phân lớp, đạt cường độ yêu
cầu sai số về kích thước trong phạm vi cho phép. Gạch không đạt yêu cầu cường độ của thiết
kế, gạch nứt vỡ cong vênh, mặt lồi lõm không được dùng trong các khối xây chịu lực, chịu
nước.
- Cát xây trát được sàng tuyển kỹ để loại tạp chất
- Xi măng: Dùng xi măng Pooclăng theo TCVN 9203 : 2012. Khi vận chuyển đến công
trình, xi măng được lưu giữ bảo quản trong một kho riêng có đầy đủ các điều kiện (thông
thoáng, khô ráo, được xếp trên sàn kê cao cách nền lát gạch hoặc láng vữa xi măng khoảng 40-
50 cm, mỗi chồng xếp tối đa 10-12 bao, có mái che và tường bao che.
- Vữa xây đảm bảo trộn theo đúng cấp phối, đảm bảo đúng mác đã chỉ định trong thiết kế
đối với từng loại khối xây cụ thể.
f2. Yêu cầu kỹ thuật xây
- Không xây trùng mạch, chừa bỏ theo quy định tại mạch dừng hoặc ở chỗ tường giao
nhau.
- Không dùng râu sắt để nối giữa hai khối xây, chỉ được dùng râu sắt chờ tại vị trí tiếp giáp
giữa tường xây và kết cấu bê tông. Các râu thép chờ từ cột bê tông liên kết với tường có d=
6mm, L = 600 mm (phần lộ ra ngoài) khoảng cách các râu a=500mm trên toàn bộ chiều dài
đoạn tiếp giáp tường - cột.
- Khối xây đảm bảo đều, phẳng, đảm bảo nguyên tắc ngang bằng, thẳng đứng, các mạch
vữa đều, không trùng mạch.
- Khối xây gạch đảm bảo các nguyên tắc kỹ thuật thi công sau:
+ Ngang - bằng - đứng - thẳng; phẳng mặt - góc vuông, mạch không trùng, thành 1 khối
đặc chắc. Gạch trước khi xây được nhúng nước thật kỹ. Yêu cầu này được thực hiện chặt chẽ
hơn trong mùa hè, mùa hanh khô, mùa gió tây.
+ Cường độ vữa xây đạt yêu cầu: đạt độ dẻo theo độ sụt của côn tiêu chuẩn như sau:
Đối với tường và cột gạch: 9-13 rmn

56
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Đối với lanh tô xây vỉa: 5 - 6 mm


Đối với các khối xây khác bằng gạch: 9-13 mm
- Trong mùa hè, mùa hanh khô, mùa gió tây, tường mới xây được che để tránh mưa, nắng
và tưới nước thường xuyên. Các khối xây cột, tường cạnh cửa chịu tải trọng lớn thì mạch vữa
khối xây no, có độ dẻo theo côn tiêu chuẫn đến 140mm.
- Khi xây tường gạch làm theo yêu cầu của thiết kế về kiểu cách xây và các hàng gạch
giằng trong khối xây. Xây tường gạch 220mm 5 dọc, 1 ngang. Gạch xây được đặt trên lớp vữa
dẻo trải dàn đều.
- Trong khối xây gạch chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12mm. Chiều dày của
từng mạch vữa ngang và đứng không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. Mạch đứng ở
hai hàng gạch xây so le nhau ít nhất 50mm.
- Mạch ngang, dọc, đứng của khối xây mạch lõm, chiều sâu không chét vữa của mạch
ngang ngoài mặt đối với tường cho phép không quá 15mm và không quá l0 mm mạch đứng
của cột.
- Công tác xây tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành cũa Việt Nam, đảm bảo các yêu cầu của
hồ sơ thiết kế, chi dẫn kỹ thuật của công trình thuộc gói thầu
g. Công tác hoàn thiện
g1. Công tác trát
g1.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu:
- Trước khi tiến hành công tác trát Nhà thầu tiến hành thí nghiệm xác định chất lượng của
các loại xi măng, cát và mác vữa trát đạt các yêu cầu như thiết kế quy định.
- Vữa dùng dể trát nhám mặt và các lớp lót lọc qua sàng 3x3mm. Vữa dùng cho lớp hoàn
thiện nhẵn mặt ngoài, lọc qua lưới sàng 1,5 x 1,5mm. Độ sụt của vữa lúc bắt đầu trát lên kết
cấu phụ thuộc vào điều kiện và phương tiện thi công được quy định theo tiêu chuẩn TCVN
5674 : 1992; 4314:2003 Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật
g1.2. Yêu cầu kỹ thuật thi công đối với công tác trát
- Những điều kiện để tiến hành công việc trát :
+ Tường mới xây không trát ngay, cần chờ cho vữa xây khô và tường lún sơ bộ. Khi vữa
khô sẽ co ngót, tường lún xuống gây trượt giữa tường và mặt trát vì sự co ngót không đồng đều
gây bong bộp.
- Tường xây bằng vữa xi măng có thể trát sau 3 ngày.
- Chỉ trát sau khi :
+ Đã làm xong mái.
+ Đặt xong các trang thiết bị điện nước để ngầm.
+ Đảm bảo thoát nước trên mái.
- Các kết cấu gạch đá, bê tông, bê tông cốt thép.... trước khi trát bề mặt kết cấu được làm
sạch, đánh nhám, cọ rửa hết bụi bẩn, rêu bám, các vểt dâu mỡ, tưới ẩm.
- Bề mặt vữa trát không có vết rạn chân chim, không có vết vữa chảy, vết lồi lõm, gồ ghề
cục bộ cũng như các khuyết tật khác.
- Các đường gờ cạnh của tường sắc nét, các đường vuông góc kiểm tra bằng thước kẻ
vuông, các cạnh của cửa sổ, cửa đi song song nhau, mặt trên của bệ cửa có độ dốc theo thiết
kế, lớp vữa trát chèn sâu vào lớp nẹp khuôn cửa ít nhất là l0mm.
- Độ lệch cho phép cùa bề mặt kiểm tra theo các trị số cho của TCVN 5674:1992.
- Chất lượng của lớp trát phụ thuộc rất nhiều vào mặt trát, vì vậy mặt trát đáp ứng các yêu
cầu sau đây:
57
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Mặt trát sạch và nhám đảm bảo cho lớp vữa bám chắc.
+ Mặt trát bằng phẳng để lớp vữa trát đều.
+ Mặt trát cứng, ồn định và bất biến hình.
- Thi công trát
+ Nếu lớp vữa trát có chiều dày >15mm chia làm 2 đến 3 lớp : mỗi lớp không được dày
quá 15mm, không được mỏng quá 5mm.
+ Lớp đệm trát dày từ 8 - 15mm
+ Lớp mặt trát dày từ 8 - 15mm
+ Mặt trát sạch và nhám đối với mặt tường gạch hay tường bê tông tưới nước trước khi
tiến hành trát.
+ Sau khi trát chú ý bảo vệ lớp trát, che nắng mưa trong 2- 3 ngày đầu, cần giữ cho lớp trát
ẩm ướt sau khi vữa ninh kết, tốt nhất là trong tuần lễ đầu.
g2. Công tác ốp, lát
g2.1. Yêu cầu chung đối với công tác thi công
- Công tác ốp tường theo TCVN 9377-3:2012 Công tác ốp trong xây dựng; TCVN 9377-
1:2012 Công tác lát và láng trong xây dựng
- Nhà thầu trình Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát danh mục vật liệu cung cấp cho công tác ốp
tường của công trình, bao gồm các chứng chỉ sản xuất, nguồn gốc xuất xứ.
- Trước khi tiến hành ốp, hoàn thành việc lắp đặt các mạng kỹ thuật ngầm, các chi tiết có
chỉ định đặt trong tường cho hệ thống cấp thoát nước, điện, điện thoại, truyền hình, cấp ga,
khí, điều hoà không khí, cáp máy tính, lợp mái và chống thấm, công tác lắp các khuôn cửa sổ,
cửa ra vào và các công việc khác có liên quan, tránh hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng
lớp ốp.
- Bề mặt kết cấu được ốp trang trí hay ốp bảo vệ theo phương thẳng đứng không nghiêng
lệch vượt quá giá trị cho phép quy định trong các tiêu chuẩn TCVN.
- Khi tiến hành ốp, lát mặt ngoài công trinh có biện pháp phòng tránh sự xâm nhập của
nước hoặc các tác động xâm thực của môi trường làm ảnh hưởng đến độ đồng đều và mầu sắc
của vật liệu ốp, lát.
- Khi ốp, lát những tấm đá thiên nhiên hay nhân tạo có kích thước lớn và có trọng lượng
trên 5 kg, dùng các móc kim loại hay hệ thống giá treo có đinh vít, bu lông điều chỉnh để gắn
chặt vào mặt ốp, lát. Trong trường hợp ốp mặt ngoài công trình bằng các phương pháp này có
biện pháp chống thấm cho mặt ngoài của tường trước khi tiển hành ốp lát.
- Vữa dùng trong công tác ốp, lát: đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với TCVN.
Cát dùng để chế tạo vữa được sàng qua sàng. Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng lớp ốp chắc
đặc và thời gian thao tác, dùng vữa dẻo và có độ bám dính cao.
g2.2. Quy trình thi công ốp, lát
a. Công tác lát nền gạch
- Gạch lát nền sau khi được chủ đầu tư chấp thuận nghiệm thu vào sử dụng tiến hành tập
kết gạch vào vị trí thuận lợi để thi công.
- Căng dây, chọn vị trí thuận tiện, canh thước vuông. Đặt viên đầu tiên theo góc đã định,
đặt các viên kế tiếp căn cứ theo viên đầu tiên: Chèn các miếng cữ chừa theo kích thước đã
định, để gạch không bị lệch. Dùng búa cao su gõ nhẹ mặt gạch tạo mặt phẳng đồng bộ cho
nền.
- Nếu phải bước lên mặt gạch khi thi công thì bắt buộc phải đặt các tấm ván dầy.

58
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Dùng bay chuyên dụng (loại có răng để tải hồ dán). Tạo một lớp hồ dán đều để khi đặt
viên gạch lên thì nền nhà sẽ không bị rỗ, bọng, bong tróc. Dán tới đâu dùng khăn lau tới đó,
tránh để làm nước xi măng ố và thấm vào mặt gạch khó chùi rửa khi hoàn thiện. Không đi lên
và để vật nặng lên nền gạch mới dán ít nhất 9h đồng hồ…
- Sau khi lót xong gạch, tuỳ theo từng màu gạch mà ta dùng bột chà thích hợp để chà lên
các khe gạch.
- Dùng chất tẩy rửa nhẹ để lau chùi vết ố bẩn: Dùng khăn gạch và bột xà phòng thông
thường để tẩy rửa (không dùng loại bột giặt đậm chất axít, thô và có tính ăn mòn ).
- Lau chùi, không sử dụng các vật liệu có tính mài mòn cao như miếng đệm kim loại, giấy
nhám, đá mài….
- Loại chất bẩn (cát, bụi) làm tăng thêm sự mài mòn khi ma sát do những bước chân của
người. Do đó bạn nên cố gắng giữ sàn nhà càng sạch càng tốt.
- Luôn giữ nền nhà khô ráo để tránh trơn trợt.
b) Ốp gạch tường
- Trước khi ốp gạch phải đặt xong hệ thống điện và nước âm trong tường. Kiểm tra độ
bám dính giữa vữa và gạch xây (kiểm tra bộp).
- Kiểm tra mặt tường trước khi ốp phải phẳng, thẳng đứng, nếu chỗ nào vữa tô bị gồ ghề
hoặc tường bị nghiêng thì phải đục ra, trát lại.
- Vệ sinh tường sạch sẽ, tẩy sạch các vết dầu mỡ, vết bẩn trên tường, tường phải được làm
ẩm trước khi dán gạch.
- Bắn một đường mực nằm ngang vòng xung quanh các bức tường để định trước một cao
độ chuẩn từ sàn.
- Dùng bay bôi vữa xi măng lên mặt sau của viên gạch, chiều dài lớp vữa từ 6-10mm. Đặc
biệt chú ý các góc của viên gạch phải được lắp đầy hồ.
- Dán viên gạch đã bôi đầy hồ lên bề mặt tường về một phía của đường mục chuẩn đã bắn
trước đó để từ đó phát triển về phía trên hoặc phía dưới của đường mực.
- Dùng búa cao su gõ nhẹ và đầu lên bề mặt của viên gạch bắt đầu từ bên trong ra ngoài
cho đến khi vữa xi măng tràn ra đều khắp chu vi của viên gạch và đạt độ dày vừa ý.
- Tiếp tục thực hiện các bước trên cho các viên gạch tiếp theo cho đến hết một hàng gạch
rồi mới qua hàng gạch khác. Chỗ nào phải cắt gạch thì phải chừa lại để ốp sau.
- Ốp hết một mặt tường thì mới qua một mặt khác. Dán gạch xong tới đâu thì phải làm
sạch ngay đường joint tới đó. Sau khi đã ốp xong cơ bản các mặt tường, tiến hành đo và cắt
các viên gạch để hoàn chỉnh cả phòng.
- Các mạch vữa không được lớn hơn 2mm và phải phẳng, sai lệch không quá 1mm trên 1m
chiều dài. Gạch ốp phải đúng kiểu cách, kích thước, màu sắc, mặt gạch ốp phải phẳng.
c) Lát đá Granit
- Chuẩn bị mặt bằng, dọn vệ sinh khu vực lát đá.
- Chống thấm cho đá bằng vật liệu chống thấm chuyên dụng.
- Kiểm tra cao độ nền và xác định đường mạch đá trên nền theo bản vẽ
* Sắp xếp đá ốp lát và định vị vị trí lát đá:
- Sắp xếp đá ốp lát theo từng khu vực lát cho thuận tiện khi thi công.
- Định vị trí viên đá đầu tiên theo thực tế dựa trên bản vẽ thiết kế.
* Chuẩn bị keo hoặc vữa để lát đá:
- Trộn keo theo tỉ lệ, kiểm tra độ phẳng của sàn lát đá, lớp keo lát từ 3 đến 6mm.

59
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Rải keo lên sàn bằng dụng cụ chuyên dụng chuẩn bị lát.
* Tiến hành lát đá:
- Đặt viên đá lên lớp vữa vừa rải, dùng búa cao su đóng xuống và điều chỉnh theo đúng
cao độ hoàn thiện đã xác định từ trước.
- Điều chỉnh và kiểm tra cao độ viên đá, độ đặc, chắc của lớp keo.
- Từ viên đá đầu tiên đặt chuẩn này sẽ lắp các viên đá kế tiếp theo đúng trình tự các bước
nêu trên cho đến khi lát hoàn thiện sàn đá.
* Chà mạch
- Sau khi lát nền xong chờ vữa khô thì tiến hành vệ sinh, chà mạch lát.
h. Thi công hệ thống cấp thoát nước:
* Cấp nước
+ Nước được lấy từ nguồn cấp nước chung của khu vực đưa trực tiếp lên téc nước inox đặt
trên mái, nước từ téc đến các thiết bị sinh hoạt bằng hệ thống ống nhựa PVC D21mm.,
D27mm.
* Thoát nước
+ Thoát nước mái: Toàn bộ nước mái được thoát về các phía của nhà và được dẫn bằng
ống nhựa PVC D90 dài 4,5m. Ống xả tràn bằng PVC D50.
+ Thoát nước thải nhà vệ sinh qua bể phốt có ống dẫn nối với hệ thống thoát nước thải
chung, được dẫn đến trạm xử lý nước thải của khu vực.
+ Trong quá trình thi công xây trát, thi công mái...của nhà bán hàng, kỹ thuật xây dựng sẽ
phối hợp với kỹ thuật điện, nước tổ chức thi công đặt luồn ống, lắp đặt lỗ chờ lắp đặt các hệ
thống đường ống cấp thoát nước.
i. Lắp đặt hệ thống điện:
- Toàn bộ thiết bị điện, dây dẫn,... trước khi đưa vào sử dụng phải có kết quả thí nghiệm
của đơn vị có chuyên môn thực hiện trước khi đưa vào lắp đặt.
* Thiết bị bảo vệ đóng cắt:
- Hệ thống thiết bị điều khiển đóng cắt trong công trình dùng áptômát bảo vệ tập trung
theo từng tầng, từng phòng.
Nguồn điện cấp cho nhà bán hàng lấy từ sau APTOMAT 1 pha trong tủ điện TĐ với điện
áp 220V. Đường trục chính cấp điện cho mỗi gian được sử dụng dây dẫn lõi đồng bọc 2
lớp cách điện XLPE/PVC(2x2,5) dây tới các đèn, quạt trần dùng dây dẫn lõi đồng
XLPE(2x1,5), tới các ổ cắm dùng dây lõi đồng XLPE(2x2,5). Toàn bộ các dây dẫn điện
được đi trong ống bảo hộ và đặt ngầm trần hoặc ngầm t¬ường trong lớp vữa trát. Công tắc,
ổ cắm sử dụng loại ngầm t¬ường, ổ cắm lắp đặt ở độ cao 0,4m, công tắc lắp đặt cao 1,2m
cách nền nhà. Chiếu sáng dùng đèn ống 220V-40W và đèn compact, nhà dùng quạt treo
tường và quạt trần.
- Tất cả các Áptômát trước lúc lắp đặt vào công trình được kiểm định.
* Công tắc, ổ cắm điện và thiết bị nối dây khác
- Chủng loại đế nhựa âm tường và mặt viền ngoài, công tắc, ổ cắm tuân theo các tiêu
chuẩn: BS3676-1; BS5733; BS 1363; IEC 884, TCVN 6188.
- Đế âm tường được làm bằng nhựa chống cháy, độ đầy đảm bảo không bị méo mó khi
chôn vào tường, phù hợp với chủng loại cống tắc và ổ cắm sử dụng.
- Khung đỡ công tắc, ổ cắm được làm bằng nhựa chống cháy, kết cấu chắc chắn, có điểm
bắt vít vào đế âm tường, có nẫy cài công tắc, ổ cắm, phù hợp với chủng loại công tắc và ổ
cắm sử dụng.
60
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Lắp đặt tuân theo TCVN 9206-2012, TCXDVN 394:2007


- Công tắc lắp theo như thiết kế .Khi lắp đặt xong các cạnh của công tắc, ổ cắm cân đối
song song hoặc vuông góc với cạnh tường và cạnh sàn nhà.
- Các dây pha, dây trung tính và dây nối đất nối với công tắc, ổ cắm tuốt lớp cách điện với
chiều dài đủ bắt vít và xoắn lại đảm bảo tiếp điện tốt và vít chắc chắn vào công tắc, ổ cắm
tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4756:1989
- Công tắc, ổ cắm và thiết bị nối dây khác được lắp đặt sau khi công tác bả và sơn lót
tường của phần xây dựng hoàn thành, mặt viền ngoài được lắp sau khi đã hoàn thành phần
sơn bả của phần xây dựng.
- Lau chùi vệ sinh bề mặt bằng khăn sạch trước khi bàn giao, nhũng chỗ dính sơn đánh
sạch.
- Thử cách điện, nối đất và thử tải trước khi bàn giao.
* Yêu cầu đối với đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tắc:
- Đèn:
+ Trừ trường hợp đặc biệt, tất cả các bộ đèn và thiết bị chiếu sáng phải bao gồm cả bóng
đèn.
+ Dây điện bên trong phải sử dụng loại vỏ bọc A-mi-ăng có khả năng chịu nhiệt ít nhất là
90oC hoặc dây có vỏ bọc nhựa có độ chịu nhiệt tương đương.
+ Các bộ đèn trong nhà hoặc ngoài trời phải được nối đất chắc chắn.
+ Những bộ đèn được dùng với bóng sợi đốt phải phù hợp với công suất của bóng đèn và
dùng đui đèn bằng sứ hoặc bằng composit chịu nhiệt và đấu nối thông qua cầu nối dây.
+ Bộ đèn dùng bóng huỳnh quang phải có khung bằng tôn dầy ít nhất 0,4mm phủ sơn tĩnh
điện. Bộ đèn phải gồm có đầy đủ các đế đèn, tắc te, chấn lưu, tụ bù (Nếu có), bóng đèn,
cầu nối dây.
+ Tất cả các bóng đèn lắp cho công trình phải mới chưa qua sử dụng.
- Công tắc, ổ cắm:
+ Ổ cắm công tắc là loại lắp chìm tường có các thông số ghi trên bản vẽ. Phải lắp các thiết
bị chống nước IP54 (hoặc cấp cao hơn) ở những chỗ ngoài trời hoặc có chỉ thị chống nước.
+. Công tắc đèn phải là loại tiếp điểm bập bênh có đánh dấu chiều tắt bật, dòng điện 10A/
250V, phù hợp với tải là đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. Có thể lắp riêng rẽ hoặc tổ hợp
nhiều công tắc vào cùng một đế và mặt.
+ ổ cắm nhỏ nhất là loại 15A/250V có cực nối đất.
+ Tất cả các công tắc và ổ cắm phải có cùng một kiểu dáng và cùng một nhà sản xuất.
j. Lắp đặt hệ thống cửa
Toàn bộ hệ thống cửa của nhà làm bằng nhôm hệ, kính cường lực dày 6.38mm, phụ kiện
kèm theo đồng bộ.
* Thi công lắp đặt
- Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt chuyên dụng;
- Bước 2: Tiến hành nghiệm thu vật liệu đầu vào với giám sát của chủ đầu tư tại xưởng gia
công của nhà thầu.
- Bước 3. Trình tự tiến hành lắp đặt
+ Vận chuyển cửa đến công trình: Hết sức cẩn thận trong quá trình mang vác cửa. Không
được bóc hộp bao gói, ném hoặc làm rơi cửa. Không được tì, cọ xát mặt nhôm vào các vật
dụng cứng như sắt hoặc các cạnh sắc và không được đập mạnh góc khung cửa xuống sàn ..

61
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Sử dụng các vật liệu mềm để làm lớp ngăn cách giữa các của với nhau.
+ Kiểm tra chủng loại, quy cách vật tư với giám sát chủ đầu tư trước khi lắp đặt.
+ Đưa khung của lên ô tường cách mép ngoài lcm tránh vỡ tường khi khoan, kê đệm các
cạnh và kiểm tra độ thẳng và thăng bằng.
+ Khoan bê tông để lắp vít lắp đặt. Giữ khoan và điều chỉnh khoan cho vuông góc với mặt
cần khoan, như vậy khi lắp vít cố định mới chính xác và điều chỉnh được độ thẳng của
khung.
+ Bắn vít liên kết giữa khung và tường. Tránh để toét đầu vít.
+ Kiểm tra độ vuông góc và thẳng đúng để điều chỉnh các vít cho phù hợp.
+ Bơm keo bọt nở.
+ Sau khi keo khô ta tiến hành cắt keo bọt thừa và đi Sillicon.
+ Lắp kính cố định vào cánh của
+ Bắt vấu chốt khóa cửa.
k. Công tác sơn
k.1. Lắp đặt giàn giáo phục vụ thi công
Lắp dựng phía trong công trình thường trên các nền bê tông hoặc nền cứng, bằng phẳng,
ổn định, ít phải xử lý.
Khi lắp dựng ở phía ngoài công trình nền không bằng phẳng, không ổn định phải tiến hành
xử lý mặt bằng giàn giáo.
- Đưa các tấm đế vào vị trí đặt chân giáo (nếu giáo cao và nền kém ổn định thì dưới tấm đế
kê thêm tấm gỗ hoặc tấm bê tông đúc sẵn) đặt chân giáo thứ nhất lên tấm đế chân giáo thứ
2, thứ 3, … vào vị trí đã được ấn định, liên kết chân giáo bằng giằng chéo, liên kết chân
giáo thứ 3 với thư 2, thứ 4 với thứ 3, … cứ tiếp tục như thế cho cả dãy. Nhưng chú ý cho
tất cả các chân giáo cùng đứng trên một mặt phẳng nằm ngang và cách công trình một
khoảng 15 ÷ 20cm.
- Lắp các tấm sàn công tác: để 2 đầu móc của mặt giáo mắc vào các thanh ngang của chân
giáo.
- Khi lắp xong đợt giáo ở dưới thì lắp đợt giáo tiếp theo ở trên lên các chân giáo ở dưới.
Các chân cùng đợt liên kết với nhau bằng các giằng chéo sau đó lắp mặt sàn công tác.
- Việc lên xuống giàn giáo phải có thang, dùng thang gỗ hoặc tre đặt phía bên trong sàn
công tác. Thang được bố trí 2 bên để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển vật liệu. Trước
khi bàn giao giàn giáo cho người sử dụng phải kiểm tra an toàn.
k.2. Công tác lăn sơn
k.2.1 - Bề mặt sơn phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Màu sắc sơn phải đúng với màu do thiết kế.
- Bề mặt sơn không bị rỗ, không có nếp nhăn và giọt sơn đọng lại.
- Các đường chỉ, đường ranh giới các mảng màu sơn phải thẳng, nét và đều.
k.2.2 - Trình tự sơn
- Vệ sinh dầm, trần, tường bằng giấy ráp, tại các vị trí có lớp sơn bong tróc phải cạo bỏ
toàn bộ phần sơn bị bong ra khỏi tường sau đó dùng chổi quét sạch bụi còn dính trên bề
mặt mới được lăn sơn.
- Tại vị trí có bề mặt nứt, phồng rộp lớp vữa trát sẽ tiến hành đục tẩy phần vữa bị phồng
rộp để xử lý trát lại lớp vữa XM, đợi cho lớp vữa xi măng khô sau đó mới tiến hành sơn 01
nước lót 02 nước màu tại vị trí xử lý.

62
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Bắt đầu từ trần, các má dầm, rồi đến các bức tường, các đường chỉ và kết thúc với sơn
chân tường.
- Sơn trần để đều màu tiến hành sơn xong 1 nước để khô mới sơn nước tiếp theo và cùng
chiều với nước trước để đều màu, không để lại vết rulô.
* Thao tác lăn sơn
- Đổ sơn vào khay chừng 2/3 khay.
- Nhúng từ từ rulô vào khay sơn (đảm bảo chiều dài vỏ song song với mặt sơn ngập chừng
1/3 (không quá lõi trục 2 đầu). Kéo rulô lên sát lưới. Đẩy đi đẩy lại con lăn quay trên mặt
nước sơn, sao cho vỏ rulô thấm đều sơn, đồng thời sơn thừa cũng được gạt vào lưới.
- Đưa rulô áp vào tường và đẩy cho rulô quay lăn từ dưới lên theo vệt thẳng đứng đến
đường biên (không chờm quá đường biên): kéo rulô xuống theo vệt cũ quá điểm ban đầu,
sâu xuống tới điểm dừng (có thể là chân tường hoặc kết thúc ở một đợt sơn nếu tường cao
> 4m. Tiếp tục đầy rulô đến khi sơn bám hết vào bề mặt trát.
- Để không bị sót nên đẩy 2-3 lần 1 vệt. Các vệt chồng lên nhau 4-5cm.
- Thao tác lăn sơn trần cũng tương tự như sơn tường. Lăn theo từng vệt thẳng ngang hoặc
dọc trần.
Thao tác quét sơn:
- Khuấy đều và đổ sơn vào ca, khoảng 2/3 ca.
- Nhúng chổi từ từ vào sơn, sâu khoảng 3cm, nhấc chổi gạt sơn vào miệng ca.
- Đặt chổi sơn lên bề mặt : lúc đầu ấn nhẹ tay, sau càng di chuyển càng nặng tay.
- Nếu ấn quá nhẹ tay thì lớp sơn sẽ thành dải nhỏ và dày, còn nếu quá mạnh thì sơn mỏng
và rõ nét chổi.
l. Lắp đặt thiết bị vệ sinh
- Lắp đặt hệ thống ống nhựa, cút nhựa, van ren...
- Lắp đặt chậu rửa chậu rừa, vòi, xí, gương...
+ Thi công theo đúng quy trình, tiêu chuẩn Việt Nam. Các thiết bị ( chủng loại mẫu mã,
kích thước ...) theo đúng như trong hồ sơ thiết kế. Việc lắp đặt được sự chỉ đạo hướng dẫn
của cán bộ kỹ thuật có bằng cấp xây dựng và kinh nghiệm thi công.
m. Biện pháp thi công hạng mục thu lôi tiếp địa
*Mô tả:
- Hệ thống thu lôi tiếp địa chống sét, chống tĩnh điện và an toàn:
+ Chống sét cho cụm van thở bằng cột thu lôi cao 10 mét; chống sét cho mái che cột bơm
và nhà bán hàng bằng cột thu sét tiên đạo phát xạ sớm cao 5 mét đặt trên mái nhà bán
hàng. Kim thu sét tiên đạo phát xạ sớm có bán kính bảo vệ cấp 1 >30 mét cách đỉnh kim 5
mét (cấp bảo vệ cao nhất), đảm bảo toàn bộ các hạng mục của cửa hàng đều nằm trong
vùng bảo vệ cấp 1 của kim thu sét tiên đạo phát xạ sớm.
+ Hệ cọc tiếp địa sử dụng cọc thép góc L63*63*6*2500mm, được hàn liên kết với nhau
bằng thép tròn trơn fi12.
+ Tất cả vỏ kim loại không mang điện của thiết bị điện đều được tiếp địa an toàn, các ổ
cắm loại 3 chấu có tiếp địa an toàn.
+ Lắp đặt tiếp địa chống tĩnh điện cho xe xitec khi nhập hàng.
+ Hệ thống tiếp địa an toàn độc lập với hệ thống tiếp địa chống sét. Giá trị điện trở tiếp
địa của hệ thống tiếp địa an toàn của cửa hàng phải nhỏ hơn 4 ôm (Rtđ < 4 ôm). Giá trị
điện trở tiếp địa của hệ thống tiếp địa chống sét của cửa hàng phải nhỏ hơn 10 ôm (Rtđ <
10 ôm).
63
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

m.1. Công tác chuẩn bị chung


- Giàn giáo, chống, cùm, sàn thao tác, lan can, dây chằng.
- Dây đai an toàn/ Đai toàn thân (nếu có yêu cầu).
- Bình chữa cháy, quạt thông gió, khay hứng xỉ hàn hoặc tấm chắn xỉ – nếu có yêu cầu.
- Kính đeo mắt an toàn cho công tác khoan cắt và mặt nạ hàn.
- Kiểm tra an toàn thiết bị điện, đèn chiếu sáng cầm tay (nếu có yêu cầu), dây nguồn và
thiết bị cấp nguồn điện thi công.
- Giày, nón bảo hộ, găng tay và găng tay hàn.
- Biển báo khu vực làm việc, băng cảnh báo an toàn (nếu có yêu cầu).
- Chỉ được thi công hệ chống sét trong điều kiện thời tiết tốt, không có mây mù hoặc mưa
dông
- Bản vẽ thi công về chi tiết lắp đặt đã được phê duyệt, phiên bản mới nhất, bản vẽ thể hiện
đầy đủ các chi tiết.
m.2. Chuẩn bị vật tư theo danh mục vật tư liên quan, gồm:
Thanh đồng, giá đỡ kim thu sét, dây dẫn sét, dây/ cọc tiếp địa, kẹp dây dẫn sét, phụ kiện
khác…
Ống bảo vệ, giá đỡ/kẹp ống, hộp nối dây, trạm nối tiếp địa, sứ cách điện, thanh cái tiếp
địa…
+ Sơn, giẻ lau, đá cắt, đá mài, chổi thép…
+ Bu-lông nở, bu-lông U, bu-lông/vít, đầu lót ống…
Kiểm tra dụng cụ thi công và thiết bị đo đảm bảo hoạt động tốt và an toàn.
+ Thủy bình, dây rọi, Ohm kế (VOM), máy đo điện trở đất.
+ Máy hàn điện, máy cắt/ kìm cắt cáp, máy mài, máy khoan cầm tay, đèn khò…
+ Định vị vị trí cọc tiếp đất, lưới dây tiếp địa.
Chi tiết cố định cọc
+ Cọc tiếp địa đóng: Đóng cọc bằng búa hoặc ấn bằng máy đến độ sâu thiết kế.
+ Đào rãnh tiếp địa đến độ sâu thiết kế và điều chỉnh độ sâu hoặc hướng đi của rãnh để
dây tiếp địa hoàn thiện không cắt ngang hoặc chạm vào kết cấu xây dựng đã có sẵn.
+ Rải dây tiếp địa (D12), dây được nắn thẳng và ép sát xuống đáy rãnh tiếp địa.
- Vệ sinh đầu cọc tiếp địa và đầu dây tiếp địa tại điểm nối:
+ Mối nối hàn: hàn nối dây vào đầu cọc, kiểm tra chất lượng mối hàn bằng mắt và cơ khí
để sửa chữa khi không đạt. Mối nối hàn đạt nếu vết hàn không bị rỗ tổ ong và chịu đựng
được vết đập búa trung bình , xử lý chống rỉ bên ngoài mối nối.
+ Mối nối dùng bu-lông/kẹp (KZ1, KZ2,KZ3): lắp nối dây vào đầu cọc bằng bu-lông nối,
kiểm tra chất lượng mối nối bằng mắt và độ chặt bu-lông nối, sửa chữa khi không đạt. Mối
nối đạt nếu dây tiếp địa không bị cong vênh hay gãy, bu-lông siết chặt và thẳng. Đo thông
mạch dây và cọc.
+ Lấp đất hố đào và rãnh theo từng lớp dày 200-300mm, tưới nước và đầm chặt theo yêu
cầu thiết kế. Các đầu dây chừa lại để lên thiết bị và vào hệ thống thu sét/ tiếp địa làm việc
được bọc kín và đánh dấu
+ Đo kiểm tra điện trở nối đất đạt theo yêu cầu, phải lưu ý hệ số mùa trong kết quả đo. Xử
lý nếu không đạt.
+ Kéo rải/ lắp cáp tiếp địa và cáp dẫn sét /điểm đo điện trở đất đến điểm đặt các điểm nối
đất làm việc.
64
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Đấu dây dẫn sét/ tiếp địa làm việc / điểm điện trở đất.
+ Kiểm tra, đánh dấu hệ tiếp địa/ tiếp địa làm việc/ hệ thu sét hoàn thành theo bản vẽ thi
công. Yêu cầu tư vấn kiểm tra và nghiệm thu bằng mẫu nghiệm thu thi công.
+ Vệ sinh toàn bộ vật liệu thừa, giữ khu vực thi công sạch và gọn gàng.
m.3. Kiểm tra hoàn thiện hệ thống tiếp địa an toàn
+ Kiểm tra đầy đủ các bãi tiếp địa và các mối hàn tại bãi.
+ Đo kiểm tra điện trở nối đất đạt theo yêu cầu. Giá trị điện trở tiếp địa của hệ thống thu
lôi tiếp điạ chống sét nhỏ hơn 10 Ω, của hệ thống tiếp địa an toàn và chống tĩnh điện cửa
hàng phải nhỏ hơn 4 Ω. Nếu giá trị lớn hơn theo quy định phải đóng bổ sung cọc.
* Kết quả do kiểm tra điện trở nối đất đạt theo yêu cầu do một Trung tâm kiểm định độc
lập thực hiện.
+ Cân chỉnh, khắc phục các lỗi sau khi kiểm tra
m.4. Kiểm tra hoàn thiện hệ thống chống sét & tiếp địa
+ Kiểm tra đầy đủ các bãi tiếp địa và các mối hàn bên trong bãi.
+ Kiểm tra các mối hàn, các kẹp liên kết các thanh thoát sét.
+ Kiểm tra các giá đỡ các thanh thoát sét có đảm bảo độ chắc chắn, siết chặt các bu lông.
+ Cân chỉnh, khắc phục các lỗi sau khi kiểm tra.
+ Đo kiểm tra điện trở nối đất đạt theo yêu cầu (do một Trung tâm kiểm định độc lập thực
hiện).
+ Kiểm tra vệ sinh toàn bộ khu vực
m.5. Công tác nghiệm thu
+ Nghiệm thu nội bộ – đạt.
+ Gửi giấy mời nghiệm thu với CĐT và TVGS.
+ Nghiệm thu với CĐT và TVGS – đạt.
+ Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

65
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

PHẦN 3: BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN VỆ SINH


MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHÁY, CHỮA
CHÁY VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

66
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

3.1 BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VỆ SINH MÔI TRƯỜNG


3.1. Những quy định chung
- Làm hệ thống đường nội bộ trong công trường.
- Sắp xếp thiết bị, vật tư gọn gàng dễ lấy, dễ sử dụng.
- Tất cả các vật tư ,vật liệu, máy móc thiết bị, dụng cụ, đồ nghề,... đưa vào để thi công đều
được vệ sinh sạch sẽ, không bẩn bụi.
- Trên công trường thường xuyên thực hiện vệ sinh công nghiệp, đường đi lối lại thông
thoáng, nơi tập kết và bảo quản vật tư ngăn nắp, gọn gàng. Sau mỗi ngày làm việc thực hiện “
Làm gọn, làm sạch ”.
- Quy định chỗ để quần áo, nghỉ trưa, nơi vệ sinh công cộng sạch sẽ, được kiểm tra và dọn
dẹp hàng ngày.
- Gỗ đầu mẩu cốp pha được xếp đặt đúng nơi quy định.
- Cuối ca, cuối ngày làm việc theo yêu cầu công nhân dọn dẹp vị trí làm việc, bảo quản
dụng cụ máy móc theo quy định.
- Cuối tuần làm tổng vệ sinh toàn công trường
- Khi thi công xong đến đoạn nào thì tổ chức vệ sinh sạch sẽ. Trả lại môi trường cảnh quan
như cũ.
- Trước khi bàn giao công trình, Nhà thầu sẽ tháo dỡ và thu dọn tất cả các công trình tạm,
đồng thời nạo vét đất bùn đoạn cống thoát nước. Nhà vệ sinh được thu dọn và rắc vôi bột đảm
bảo vệ sinh.
- Có kiểm tra đôn đốc thưởng phạt nghiêm túc mọi hành vi vi phạm các quy định về vệ
sinh môi trường.
3.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động, bảo vệ môi trường
3.1.2.1 Giải pháp xử lý, giảm thiểu chất thải trong thi công
a. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải:
- Nguồn ô nhiễm khí thải chủ yếu từ các máy móc thi công, phương tiện vận chuyển.Vì
vậy để giảm thiểu lượng khí thải phát sinh các đơn vị thi công sẽ thực hiện các biện pháp sau
đây:
+ Không sử dụng xe, máy móc quá cũ để vận chuyển nhiên liệu và thi công các hạng mục
công trình,
+ Yêu cầu không dung các loại nhiên liệu có khả năng sinh ra nhiều các khí thải có hại
như xăng pha chì.
- Các thiết bị có phát sinh khí thải được xử lý bụi, khí thải bằng các thiết bị khử bụi, khử
độc hiện đại theo các tiêu chuẩn về vệ sinh và tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải của Việt Nam.
- Trang bị khẩu trang, mũ bảo hộ cho đội ngũ thi công: các kỹ sư, công nhân, chủ dự án,
thanh tra xây dựng mỗi khi đi kiểm tra tiến độ thi công.
b. Giảm thiểu ô nhiễm bụi:
- Để hạn chế mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực công trình xây dựng cần sử dụng vòi phun
nước trong những ngày thời tiết nóng, nắng và khô hanh.
- Xây dựng tường rào bao quanh khu vực công trình để hạn chế phát tán bụi ra khu vực
dân cư xung quanh.

67
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Xây dựng các khu lưu trữ vật liệu xây dựng, có mái che để hạn chế phát tán bụi ra khu
vực dân xung quanh.
- Xây dựng các khu lưu trữ vật liệu xây dựng, có mái che hạn chế bụi phát tán trong quá
trình thi công. Không tập trung quá nhiều vật liệu xây dựng cùng một lúc trên cùng một khu
vực hạn chế ô nhiễm tăng lên trong khu vực
- Không trở vật tư vượt quá tải trọng quy định, hạn chế bụi trong khi chuyên chở đất đá,
cát, sỏi, vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ kín bằng bạt.
- Xe chở vật liệu xây dựng ra vào công trường đều được rửa trước khi ra khỏi công trường
- Thường xuyên quét, rửa đoạn đường thuộc khu vực dự án đang xây dựng.
c. Kiểm soát tiếng ồn, rung trong quá trình thi công xây dựng
- Để giảm mức ảnh hưởng của tiếng ồng và rung trong quá trình xây dựng đến các khu vực
lân cận. Chủ công trình sẽ áp dụng các biện pháp sau đây:
+ Hạn chế việc thi công vào ban đêm ( từ 22h đêm đến 6h sáng).
+ Kiểm tra mức ồn, rung trong quá trình xây dựng, từ đó đặt ra lịch thi công cho phù hợp
để đạt mức ồn tiêu chuẩn cho phép.
+ Khi dùng máy khoan, máy đạp bê tông…không hoạt động vào giờ nghỉ trưa, ban đêm.
d. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn trong quá trình xây dựng:
- Trong quá trình xây dựng, tiến hành thu gom vận chuyển đến bãi chôn lấp theo quy định
- Chất thải rắn trong quá trình xây dựng chủ yếu là vật liệu hư hỏng như gạch vỡ, xi măng
chết, gỗ cốt pha hỏng, các phế liệu bảo vệ bên ngoài thiết bị…và rác thải sinh hoạt của cán bộ,
công nhân viên trực tiếp xây dựng công trình.
- Nhà thầu sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng về môi trường của địa phương để tiến
hành thu gom vận chuyển, xử lý chất thải xây dựng đến bãi rác quy định của địa phương
e. Kiểm soát ô nhiễm chất thải:
- Chất thải rắn có hại trong quá trình thi công xây dựng công trình được chủ dự án thuê
đơn vị có chức năng của thành phố thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
f. Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước:
- Trong quá trình thi công, để hạn chế ảnh hưởng của nước thải tới môi trường, nước thải
sẽ được thu về hẹ thống xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép hiện hành trước khi vào hệ
thống thoát nước chung của khu vực.
- Đối với công nhân viên làm việc, sinh hoạt trong quá trình thi công trên công trường đã
có nhà vệ sinh di động (hoặc khu vệ sinh có bể tự hoại) và chất thải loại này sẽ được đơn vị có
chức năng thu gom thường xuyên theo quy định. Phế thải xây dựng dư thừa được đổ ngay
đúng nơi quy định tránh hiện tượng khi có mưa chảy ngược lại vào công trình đang thi công,
gây tắc cống và lan toả ra xung quanh ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước của khu vực.
- Khi thi công, dầu mỡ và các phế thải dầu mỡ từ các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị
phục vụ thi công có nơi cất giữ và nơi thải bỏ đúng quy định để hạn chế việc làm ô nhiễm
nguồn nước. Toàn bộ chất thải loại này (Chất thải có hại) sau khi thu gom được thuê đơn vị có
tư cách pháp nhân về môi trường vận chuyển và xử lý theo quy định hiện hành.
g. Quản lý môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Lập biện pháp bảo vệ môi trường:
Trước khi mở công trường, sẽ lập biện pháp cụ thể về bảo vệ môi trường trình Chủ đầu tư
phê duyệt.

68
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Đây là công trình có quy mô lớn với số lượng hạng mục công trình nhiều, xây dựng dài
ngày. Nhà thầu sẽ tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên trách về bảo vệ môi trường và Chủ
đầu tư để lập biện pháp bảo vệ môi trường một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Các biện pháp đảm bảo các mục tiêu sau:
+ Che chắn bụi, tiếng ồn, tiếng động mạnh, v.v... phát sinh trong quá trình thi công, vận
chuyển, bốc xếp nguyên vật liệu và các hoạt động của xe, máy thi công, không để ảnh hưởng
đến môi trường sống trong vùng, không làm tăng độ ô nhiễm vào nguồn nước, mặt đất, không
khí nói chung.
+ Giữ nguyên vẹn và tôn tạo thêm cây cá, cảnh quan xung quanh và cả chính nơi xây
dựng.
+ Không làm cản trở đường giao thông.
+ Không vì sự có mặt của công trường làm ảnh hưởng xấu đến các sinh hoạt bình thường
trong khu vực.
3.1.2.2 Các biện pháp chi tiết giảm thiểu ô nhiễm
a. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và tác động của tiếng ồn, rung động:
- Sử dụng các loại máy móc, thiết bị hiện đại, để giảm thiểu tiếng ồn. Thường xuyên bảo
dưỡng máy móc thiết bị để giảm thiểu tiếng ồn, rung động do động cơ gây ra.
- Tránh thi công những công tác có thể gây tiếng ồn lớn vào những thời điểm cần sự yên
tĩnh trong ngày làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của nhà trường trong khu vực. Bố trí
giờ làm việc thích hợp để tránh tiếng động, tiếng ồn quá mức ảnh hưởng đến giấc ngủ, nÂp
sinh hoạt bình thường của khu vực.
- Tuân thủ tuyệt đối thời gian làm việc theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp thi
công vào ban đêm, Nhà thầu sẽ lập kế hoạch cụ thể để báo cáo Chủ đầu tư để có kế hoạch phối
hợp chung. Khi đó, sẽ chuẩn bị đầy đủ các phương tiện và thiết bị phù hợp như đủ ánh sáng,
hạn chế tiếng ồn và không quá khuya.
- Sử dụng các dụng cụ phòng hé cá nhân như bông, bọt biển, bao ốp tai để chống tiếng ôn
cho công nhân; Sử dụng các dụng cụ phòng hé cá nhân chống lại rung động làm giảm trò số
biên độ dao động truyền đến cơ thể người khi có rung động chung, rung động chung truyền
qua chân gây ra tác dụng có hại lên toàn cơ thể; cho nên để giảm rung truyền qua chân có thể
dùng các loại giầy đế cao su để chống rung.
- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để che chắn các máy phát ra tiếng ồn như máy phát điện,
máy trộn vữa v.v...nhằm giảm thiểu tiếng ồn xuống đến mức cho phép.
b Biện pháp giảm thiểu bụi, khói trên công trường:
- Đảm bảo an toàn cho người và các công trình phụ cận.
- Chống bụi lan chuyền.
- Được Nhà thầu đánh giá là cần thiết và quan trọng trong quá trình thi công, được thực
hiện như sau:
+ Hàng ngày có công nhân làm vệ sinh liên tục trên công trình, thu gom phế thải và phun
nước thường xuyên, tránh hiện tượng trời hanh khô, gặp gió lớn bụi bay ra ngoài đường hoặc
bay sang các khu vực lân cận gây ảnh hưởng sấu tới môi trường xung quanh khu vực thi công.
+ Vật liệu rời được che đậy và chèn giữ cẩn thận bằng bạt dứa.
+ Khi tiến hành xây dựng công trình, nhà thầu lắp dựng hệ thống giáo bao vòng quanh toà
nhà chính theo tiến độ thi công, hệ thống giáo này được duy trì trong suốt quá trình thi công
phần thô và phục vụ công hoàn thiện mặt ngoài, hệ thống giáo được neo giữ chắc chắn, an toàn
vào công trình.

69
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Kiểm tra thường xuyên và hạn chế các thiết bị thi công, máy móc gây ồn và nhả bụi vượt
quá quy định. Mọi xe vận chuyển vật liệu có bạt che và vận chuyển ngoài giờ cao điểm. Việc
quét dọn, tưới nước rệa sạch mặt đường xung quanh và trong công trình được thực hiện
thường xuyên.
+ Tiến hành phun nước chống bụi thường xuyên, đặc biệt là về mùa khô hay thời điểm tập
trung thi công cao.
c. Biện pháp kiểm soát nước thải, rò rỉ hóa chất, dầu mỡ. Kiểm soát rác thải, nhà vệ
sinh của công nhân trên công trường:
- Bố trí các thùng rác trên công trường.
- Tổ chức hệ thống vệ sinh sử dụng thiết bị vệ sinh hiện đại và vệ sinh hàng ngày không
để mùi xú uế ảnh hưởng đến công trường và vùng lân cận. Có đủ vòi rửa theo qui định của luật
lao động hiện hành. Tạo môi trường làm việc thông thoáng, đủ ánh sáng không bụi bẩn, không
tiếng ồn, tiếng động vượt quá mức để bảo vệ sức khoẻ cho chính công nhân xây dựng.
- Bố trí cán bộ, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện và thường xuyên tuyên truyền
giáo dục, nhắc nhở, kiểm tra, khen thưởng và xử phạt kịp thời những thành tích và những sai
phạm.
- Biện pháp thực hiện :
+ Sắp xếp gọn gàng mọi thứ theo đúng tổng mặt bằng thi công. Cuối mỗi ngày dọn dẹp tại
chỗ. Cuối mỗi tuần làm tổng vệ sinh công trường.
+ Phế liệu, phế phẩm được thu gom và chuyển đi theo phương pháp kín không gây bụi
bặm, tiếng ồn. Phé thải trước khi đưa xuống để chuyển đi được phun nước làm ẩm từng lớp.
Các xe chở vật liệu, phé thải ra vào công trường đều được phủ bạt che đậy cẩn thận và được
vận chuyển ra vào công trình ngoài giờ hành chính, hạn chế tối đa mọi ảnh hưởng của công tác
thi công tới xung quanh.
+ Bố trí cầu rửa xe, hoặc vòi xịt áp xuất lớn tại cổng công trình và hệ thống thoát nước mặt
trên toàn công trình. Nước thải khi thải ra ngoài qua hệ thống ga lắng bùn và thải vào hệ thống
thoát theo qui định.
+ Vệ sinh công nghiệp được tiến hành thường xuyên, trước khi tiến hành vệ sinh thu dọn
hiện trường tưới nước chống bụi. Vào cuối buổi làm việc tất cả mọi công nhân đều dọn vệ sinh
sạch sẽ vị trí làm việc của mình. Làm ngày nào thu dọn vệ sinh ngày đó. Làm chỗ nào thu dọn
chỗ đó. Tổ chức dọn vệ sinh hàng tuần và tổng vệ sinh hàng tháng, sắp xếp lại kho lán nguyên
vật liệu, xe máy ngăn nắp gọn gàng.
+ Làm hệ thống thoát nước mặt, nước sản xuất và nước sinh hoạt hợp lý và hợp vệ sinh,
đảm bảo mặt bằng công trường luôn khô ráo, sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng.
+ Vì toàn bộ nước thải của công truờng được thoát ra cống thoát chung nên để không làm
ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước chung của khu vực, toàn bộ nước thải bề mặt và nước thi
công xử lý bằng hố ga tạm để lắng động bùn đất, rác thải trước khi đưa vào hệ thống thoát
nước thải chung của khu vực.
+ Phế thải xây dựng được tập kết vào một vị trí trong công trường sau đó chuyển ra nơi đổ
theo quy định.

70
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

3.2. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG


3.3.1 An toàn lao động
- Nhà thầu thành lập các Bộ phận chuyên trách và các đơn vị bán chuyên trách từ cơ sở lên
đến Công ty để phối hợp giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn lao động.
- Ban phòng an toàn lao động và chống cháy nổ do chỉ huy trưởng công trường làm trưởng
ban. Các bộ chuyên trách an toàn làm phó ban thường trực. Chuyên trách an toàn công trường
là kỹ sư trực thuộc phòng quản lý kỹ thuật, an toàn và KCS trong Ban chỉ huy công trường.
Đây chính là người trực tiếp giám sát chỉ đạo công tác ATLĐ tại công trường và đồng thời tập
hợp thông tin báo cáo định kỳ về hai Công ty.
3.3.2 Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong an toàn lao động được áp dụng:
- Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308 :
1991
- Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động. Quy định cơ bản
TCVN 2287 : 1978
- Quá trình sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn TCVN
2289 :1978
- Phương tiện bảo vệ người lao động. TCVN 2291:1978
- An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung TCVN 4086 :
1985
- Thiết bị nâng. Yêu cầu trong an toàn trong lắp đặt và sử dụng
TCVN 5744 :1993
- Vận hành khai thác hệ thống cấp thoát nước. Yêu cầu an toàn
TCVN 66 :1991
- Và các tiêu chuẩn hiện hành khác.
a. Xây dựng Nội quy an toàn trên mọi công trường
- Ban Chuyên trách về ATLĐ đề ra các nội qui, qui định để đảm bảo công tác ATLĐ trong
tổ chức thi công và tiến hành từng công việc.
- Mọi người tham gia thi công trên công trường đều được phát thẻ và trình báo bảo vệ khi
ra vào công trường.
- Nhà thầu sẽ bố trí hàng rào tạm, lưới che để ngăn cách công trường với bên ngoài để đảm
bảo an toàn và an ninh cho công trường.
- Trên công trường sẽ bố trí biển báo, biển cấm và các biển hướng dẫn, khẩu hiệu thông
báo phục vụ cho công tác an toàn. Những vị trí xét thấy nguy hiểm cần cử người cảnh giới ban
đêm có điện chiếu sáng báo hiệu, có hàng rào hoặc lưới bảo vệ riêng.
- Toàn bộ công nhân làm việc trên công trường được học nội qui ATLĐ. Khi làm việc đội
mũ bảo hộ, mặc quần áo đồng phục. đi giầy bảo hộ, đeo kính bảo vệ và đeo dây an toàn khi
cần thiết. Tuyệt đối cấm những người uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích thi công trên
công trường. Ai vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng qui định.
- Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thiết bị về an toàn lao động cho công
trường và có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết cách sử dụng cho từng công nhân.
- Ngoài ra tại công trường Nhà thầu sẽ bố trí một trạm y tế có đầy đủ tủ thuốc cấp cứu và
có cán bộ y tế thường trực để đảm bảo công tác sơ cấp cứu trong các trường hợp tai nạn xẩy
ra.

71
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Nhà thầu có chế độ kiểm tra định kỳ về sức khoẻ, công tác bảo hộ và an toàn lao động tại
từng công trường.
- Chỉ những người có chuyên môn, hiểu biết về máy móc và có sức khoẻ mới được sử
dụng máy móc thi công, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy trước khi sử dụng, nếu thấy
có vấn đề gì báo cáo cho kỹ sư phụ trách để xử lý kịp thời. Sau mỗi ca làm việc cắt điện và thu
dọn, che đậy các thiết bị.
- Chỉ có thợ điện đủ trình độ mới được lắp đặt và giải quyết những vấn đề về điện. Mọi
trang thiết bị chạy điện đều được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ về an toàn. Các thiết bị điện,
dây dẫn điện được đấu cẩn thận và thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng đúng kỳ hạn. có biện
pháp tiếp đất cho các thiết bị điện nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng. Các dây nguồn trong
công trường dẫn đến các vị trí khác nhau được chôn xuống đất hoặc treo lên cao tránh không
được làm vướng đường đi lại. Các hộp điện được đặt trên giá cao hơn mặt đất ít nhất là 50 cm
kèm theo biển báo nguy hiểm và chỉ có người có trách nhiệm mới được quyền sử dụng. Không
được tuỳ tiện đấu điện, nhất thiết kỹ sư điện của công trường mới được cho phép đấu điện.
b. Đào tạo về An toàn lao động
- Tổ chức học tập, huấn luyện cho toàn bộ cán bộ, công nhân tham gia trên công trường.
Cụ thể như sau:
+ Đối với cán bộ quản lý, điều hành thi công tại hiện trường: Nhà thầu gửi đi học lớp đào
tạo về ATLĐ do Sở Lao động Thương binh xã hội Hà Nội mở và cấp chứng chỉ. Chỉ có những
cán bộ có chứng chỉ về ATLĐ (chứng chỉ còn hiệu lực) mới được bố trí quản lý điều hành thi
công trên công trường.
+ Đối với công nhân thi công trên công trường:
- Hàng năm nhà thầu mở lớp huấn luyện an toàn lao động cho mọi công nhân thi công trên
công trường, công nhân sau khi được huấn luyện ATLĐ được kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp
chứng chỉ ATLĐ. Chỉ có những công nhân được cấp chứng chỉ về ATLĐ mới được thi công
trên công trường.
- Hàng quí Nhà thầu tổ chức kiểm tra sát hạch lại kiến thức về ATLĐ của công nhân tham
gia thi công trên công trường, những công nhân qua được kỳ sát hạch, kiểm tra mới được thi
công trên công trường.
- Khi triển khai thi công vấn đề vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và an toàn lao
động cho người, phương tiện được Nhà thầu hết sức chú trọng.
- Để thực hiện tốt vấn đề trên nhà thầu sẽ thành lập tiểu ban An toàn và Vệ sinh môi
trường do đồng chí chủ nhiệm dự án trực tiếp làm trưởng ban, các thành viên của tiểu ban bao
gồm: Chủ nhiệm công trình, các kỹ sư giám sát cùng các đồng chí tổ trưởng để thực hiện các
nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng nội quy công trường, phổ biến cho toàn thể cán bộ, công nhân trên công
trường, bảng nội quy trên công trường được treo ngay lối vào công trường.
+Trước khi tiến hành thi công nhà thầu sẽ cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cho cán bộ,
công nhân thi công Công trình, đồng thời tổ chức cho công nhân học lại các nội quy công
trường, quy trình vận hành máy móc, biện pháp vệ sinh an toàn lao động khi thi công.
+ Nhà thầu sẽ mua bảo hiểm cho người tất cả người lao động trên công trình của mình.
+ Tiểu ban sẽ giám sát việc thực hiện các qui định về An toàn và vệ sinh môi trường đã đề
ra. Hàng tuần tiểu ban sẽ họp để héi ý, bổ sung rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt các yêu cầu
đã đề ra.
c. Thực hiện và kiểm tra an toàn lao động.

72
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Nhà thầu sẽ tổ chức đào tạo phổ biến, hướng dẫn các biện pháp an toàn lao động cho toàn
bộ công nhân và kỹ thuật khi vào thi công công trình.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra kiến thức về an toàn trong lao động từng công nhân đến
kỹ thuật công trình.
- Phổ biến tất cả các nội quy về an toàn lao động thường xuyên cho các công nhân và kỹ
thuật mới.
- Kiểm tra thường xuyên công tác đảm bảo an toàn lao động trên công trường, khi gặp các
trường hợp thi công vi phạm công tác đảm bảo an toàn lao động nhà thầu sẽ tiến hành xử phạt
nghiêm khắc.
d. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho từng giai đoạn thi công.
- Tại những nơi có thể xảy ra cháy: kho, văn phòng chỉ huy hiện trường, khu vực trạm
trộn… có sẵn các dụng cụ chữa cháy, thùng đựng cát khô, các lối phụ.
- Thường xuyên có nhân viên kỹ thuật chuyên môn trực để vận hành, kiểm tra và sửa chữa
điện phục vụ công trường, đảm bảo cho các hoạt động thi công và an toàn lao động.
- Trong quá trình thi công đào bóc đất đá nếu phát hiện thấy vật nổ hoặc vũ khí đạn dược
cũ thì công nhân kịp thời báo cho người phụ trách biết. Ban điều hành công trường khi được
thông báo sẽ cùng với các cơ quan kỹ thuật chuyên ngành thu hồi, xử lý tuyệt đối, kịp thời.
Không được tự động thu hồi hoặc tháo gỡ, phá nổ, đảm bảo an toàn cho người và mọi phương
tiện hoạt động trên công trường.
- Hàng ngày trước khi vào làm việc (thi công hoặc sản xuất) đội trưởng, tổ trưởng kiểm tra
trang bị bảo hộ lao động của công nhân.
- Tất cả các khu vực nguy hiểm (biến thế điện, cầu dao điện, cáp điện cao thế, cáp thông
tin, nơi đặt các chất dễ cháy nổ...) đều được bố trí biển báo, biển cấm đặt tại các vị trí dễ quan
sát.
- Giới hạn rõ phạm vi hoạt động, khu vực làm việc của công nhân, của tổ đội sản xuất. Tại
mỗi khu vực có cắm biển báo ngăn cách phạm vi thi công kèm theo biển báo cấm người không
có nhiệm vụ vào khu vực đang được giới hạn để đảm bảo an toàn (trạm biến thế, cầu dao điện,
cẩu...).
- Trong khi thi công các vật tư vật liệu như cốp pha, dụng cụ thi công không vứt bừa bãi.
- Xây dựng kênh liên kết chặt chẽ với các đơn vị Y tế, Phòng cháy chữa cháy, Vệ sinh môi
trường, An ninh trong địa bàn thi công.Vấn đề an toàn lao động trong thi công là rất quan
trọng, hậu quả của các tai nạn lao động là không thể lường trước được, rất nghiêm trọng về
người và của, ảnh hướng đến tinh thần lao động của cán bộ công nhân viên. Nhận thấy được
điều này, nhà thầu chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề an toàn trong lao động.
Những biện pháp, việc làm sau đây là hết sức cần thiết để giảm thiểu tai nạn lao động, điều
này đã được chứng minh qua các công trình đã thi công xong trong thời gian vừa qua .
* An toàn về điện
- Khi thi công công tác đào đất tại các khu vực có hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống
điện, nước, khí nén… Nhà thầu sẽ liên hệ với Chủ đầu tư và Tư vấn để có biện pháp thi công
hợp lý.
- Máy móc khi thi công đảm bảo chiều cao tĩnh không an toàn đối với các đường dây điện.
Khi không đảm bảo có các biện pháp thi công chi tiết riêng để đảm bảo an toàn chống chập
đường dây điện.
- Hệ thống đường dây điện do Nhà thầu thiết lập ra phục vụ thi công, sinh hoạt và bảo vệ
được bố trí độc lập với các hệ thống khác đảm bảo các yêu cầu sau:

73
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Ngoài việc đảm bảo an toàn cho các thiết bị dùng điện các đường điện dùng trong khu
vực thi công được đặt cầu dao tổng ở vị trí thuận lợi, có biển báo, bố trí một cán bộ theo dõi
riêng để phát hiện cháy chập, ngắt mạch kịp thời.
+ Các đường điện nối với thiết bị sử dụng dùng dây cáp cao su, chôn ngầm. Nếu qua
đường xe chạy đặt các ống kẽm, chôn sâu tối thiểu 0,6m.
+ Đường dây ngoài trời được đặt ở độ cao ít nhất 4,5m so với mặt đất. Đối với các hệ
thống tủ điện phân phối điện thi công thì được đặt cao ít nhất 1,5m so với mặt đất có lắp đặt
thiết bị chống sét.
+ Đường dây điện trong nhà, dùng dây dẫn một lõi hay dây dẫn nhiều sợi có vỏ cách điện
bảo vệ đặt trực tiếp lên các bề mặt xà, sứ đỡ. Dây dẫn được đặt ở độ cao ít nhất là 3m so với
mặt đất, tại những vị trí mối nối dây dẫn được bảo vệ bằng băng dính cách điện.
+ Thường xuyên kiểm tra đường điện, cầu dao điện và các thiết bị dùng điện.
* An toàn con người
- Tất cả cán bộ nhân viên, lái xe lái máy, lao động kỹ thuật và lao động phổ thông huy
động cho thi công sẽ được học về quy định an toàn, cách thức phối hợp để thi công giữa xe
máy và thủ công trước khi thi công và được chỉ dẫn thi công các hạng mục công việc.
- Tất cả cán bộ, công nhân được kiểm tra sức khoẻ, tay nghề để phân công nhiệm vụ phù
hợp với từng loại công việc. Những người chưa qua đào tạo sẽ không được vận hành những
máy móc, thiết bị yêu cầu trình độ chuyên môn.
- Trước khi thi công các bộ phận công việc cho công nhân học tập về thao tác an toàn đối
với công việc đó.
- Công nhân được trang bị đầy đủ dụng cụ lao động, bảo hộ lao động: giày, mũ, găng tay,
khẩu trang, ủng, quần áo.
- Tại những nơi cần thiết dựng biển báo để nhắc nhở mọi người làm việc an toàn.
- Trước mỗi ca làm việc kiểm tra tất cả các máy móc thiết bị và các trang bị an toàn cho
người.
- Bố trí người chỉ huy đổ vật liệu gọn gàng, dời các chướng ngại vật ra khỏi phạm vi giao
thông.
- Công trường tổ chức 01 bộ phận sơ cứu thương, tủ thuốc thông dụng, mỗi đội sản xuất
đều có 1 túi thương gồm bông băng và một số thông thường sử dụng. Tổ chức liên hệ tuyến
điều trị cấp cứu khi cần thiết với các bệnh viện, bệnh xá.

Đeo nút bịt tai chống ồn Đội mũ bảo hiểm cứng Đeo kính bảo vệ mắt

74
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Mang găng tay bảo hộ Mặc trang phục bảo hộ

Kiểm tra trang phục, mũ bảo hiểm của cán bộ công nhân (bắt buộc)
* An toàn thiết bị
- Tất cả các thiết bị thi công đều kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào hoạt động. Đặc biệt
chú ý các thiết bị máy móc liên quan nguồn điện, có dây tiếp đất và các biện pháp an toàn
đúng quy định.
- Các thiết bị phục vụ thi công đều có bảng nội quy hướng dẫn sử dụng rõ ràng, dễ đọc gắn
vào thiết bị.
- Trước khi tiến hành thi công kiểm tra lại toàn bộ hệ thống an toàn của xe máy, thiết bị và
trang bị phòng hộ lao động, bảo đảm an toàn mới tổ chức thi công. Khi thi công vào ban đêm
đảm bảo đủ ánh sáng.
- Bố trí cán bộ chuyên môn, thợ sửa chữa theo dõi quản lý kỹ thuật cho các thiết bị thi
công.
- Bảo dưỡng, kiểm tra kỹ thuật được tiến hành định kỳ theo quy định.
- Thiết bị có dấu hiệu không bình thường được kiểm tra sửa chữa kịp thời. Không vận
hành khi không khẳng định được mức độ an toàn cho phép.
- Các thiết bị thi công ban đêm có đầy đủ đèn chiếu sáng, có người cảnh giới, chỉ dẫn. Có
người hoa tiêu khi thấy cần thiết
e Biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn lao động với từng giai đoạn thi công
e1. Mặt bằng tổ chức thi công
- Bố trí hàng rào bảo vệ công trường và trạm gác không cho người không có nhiệm vụ ra
vào công trường.
- Để chống tai nạn gây ra do vật rơi từ trên cao nhà thầu bố trí phía trên đường giao thông
quanh công trường, tại các sàn tầng các hệ lưới chắn đua ra 2m, các bảng hiệu trực quan luôn
nhắc nhở Cán bộ, công nhân trên công trường chú ý vật rơi từ trên cao xuống.
- Đường điện đi vào công trường toàn bộ là cáp vá bọc PVC, cố gắng treo cao, bố trí dọc
theo các mép tường, mép rào..., chỗ đi qua đường sẽ được luồn vào ống nhựa bảo vệ và chôn
sâu xuống dưới mặt đất ít nhất 40cm.
- Kho bãi chứa vật liệu trên công trường được chỉ định rõ chỗ xếp và đảm bảo lối đi lại có
chiều rộng > 1m, với các vật liệu chịu ảnh hưởng lớn của môi trường như xi măng, sắt thép
nhà thầu đã bố trí kho tạm có mái che để cất giữ.
- Công tác gia công cốt thép được thực hiện trong xưởng tạm, có rào chắn và biển báo.
e2.Công tác thi công cọc
- Nguồn điện cấp cho máy phải ổn định và an toàn.
- Cọc tập kết phải được xếp để thuận tiện cho hướng máy thi công và di chuyển.

75
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Trong phạm vi máy đang làm việc cấm người đi lại trong khu vực hoạt động của máy.
- Cấm người không có nhiệm vụ trèo lên máy thi công khi máy đang làm việc.
- Công nhân phụ máy làm đúng nhiệm vụ được giao và đứng đúng vị trí qui định.
- Xác định vị trí đóng cọc bằng máy toàn đạc điện tử, rồi mới thực hiện cống tác ép cọc.
e3.Công tác thi công móng
- Nền đặt máy bằng phẳng, không ảnh hưởng tới sự di chuyển của máy.
- Trong phạm vi máy đang làm việc cấm người đi lại trong khu vực hoạt động của máy.
- Cấm người không có nhiệm vụ trèo lên máy thi công khi máy đang làm việc.
- Công nhân phụ máy làm đúng nhiệm vụ được giao và đứng đúng vị trí qui định.
- Cấm ngồi nghỉ ở cạnh hố đào.
- Chỉ được di chuyển máy khi không có tải.
- Thống nhất các hiệu lệnh đối với các công tác: Trắc địa...
- Khảo sát các công trình ngầm trước khi bắt đầu thi công.
- Độ ổn định của đối trọng luôn được xem xét và thực hiện nghiêm chỉnh.
e4.Công tác xây móng, xây tường
- Chuyển vật liệu xuống hố móng dùng máng hoặc thùng, vật liệu đựng trong thùng thấp
hơn thành thùng ít nhất 10cm.
- Công nhân lên xuống hố móng dùng thang và có biện pháp chống trượt khi thi công sau
khi trời mưa.
- Công nhân thi công tuyệt đối không được nghỉ ngay trong hố móng.
- Khi xây tường tới độ cao 1,5 m từ mặt sàn bắc giàn giáo để xây tiếp. Vận chuyển gạch
lên giàn giáo cao >2m dùng thiết bị cẩu chuyển, nghiêm cấm chuyển gạch bằng cách tung
gạch cao >2m.
- Khi xây tường tầng 2 làm hàng rào có biển báo dưới chân tường tầng 1 cách chân tường
tầng 1 ít nhất là 1,5m.
- Không được phép đứng trên bê tường, mái hắt để xây, Không được tựa thang vào tường
mới xây để lên xuống, Không đi lại trên bê tường.
e5.Công tác lắp dựng, tháo dỡ giàn giáo, giá đỡ
- Giàn giáo, giá đỡ đảm bảo chắc chắn và cố định ngang vào công trình.
- Khi có hai sàn công tác cùng có công nhân làm việc đồng thời thì giữa hai sàn có lưới
thép bảo vệ.
- Giàn giáo bắc lên tầng 2 (cao > 6m) chỉ được phép sử dụng sau khi có biên bản nghiệm
thu của Ban An toàn và vệ sinh môi trường.
- Sàn công tác trên giàn giáo rộng ít nhất 1m, lát bằng ván loại tốt dày ít nhất 3cm và có
lan can bảo vệ chắc chắn có hai thanh ngang, chiều cao ít nhất 80 cm.
- Khi tháo giàn giáo, giá đỡ theo trình tự hợp lý của nhà sản xuất quy định, cấm tháo giàn
giáo bằng cách giật đổ giàn giáo, khu vực đang tháo dỡ giàn giáo được cách li bằng rào ngăn
và có biển cấm người qua lại.
e6. Công tác lắp dựng và tháo dỡ cốp pha
- Khi lắp cốp pha ở phần xê nô công nhân đứng trên sàn công tác và là người có kinh
nghiệm thực hiện.
- Khi sửa chữa cốp pha cần có rào cách li và biển báo ở khu vực sửa chữa.
- Tháo cốp pha khi bê tông đã đạt cường độ và có rào ngăn, biển báo khu vực bên dưới
phần đang dỡ côp pha.
76
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Khi tháo cốp pha cần có người thường xuyên quan sát tình trạng của kết cấu nếu độ biến
hình thì dừng tháo cốp pha và báo cho ban chỉ huy công trường.
- Cốp pha tháo ra được nhổ đinh, xếp gọn, tuyệt đối không được ném cốp pha từ trên cao
xuống hoặc để bừa bãi trên sàn công tác.
e7. Công tác đổ, đầm bê tông
- Chỉ thực hiện đổ bê tông khi đã có văn bản xác nhận của cán bộ kỹ thuật về công tác
kiểm tra giàn giáo, cốt thép, lắp đặt cốp pha, sàn công tác, đường vận chuyển.
- Dây dẫn điện từ bảng điện ra đầm rung cần là dây bọc cách điện.
- Có rào ngăn và biển cấm lối qua lại bên dưới khu vực thi công đổ bê tông.
e8. Công tác bảo dưỡng Bê tông
- Khi bảo dưỡng bê tông cần đứng trên giàn giáo, tuyệt đối không đứng lên cạnh cốp pha
hoặc cột chống. Không được dùng thang tựa vào kết cấu bê tông đang được bảo dưỡng.
e8.1Công tác lắp đặt, sử dụng thiết bị điện phục vụ cho thi công
- Công nhân lắp đặt, sử dụng thiết bị điện phục vụ cho thi công được học tập và có giấy
chứng nhận về tay nghề, về an toàn lao động điện.
- Có sơ đồ mạng điện trên công trường và có cầu dao tổng cũng như cầu dao từng khu vực
để có thể ngắt điện toàn bộ công trình hay ngắt điện từng khu vực khi có sự cố về điện. Điện
động lực và điện chiếu sáng công trường được chia làm 2 mạng riêng.
- Đèn chiếu sáng cách mặt sàn thao tác ít nhất 2,5m.
- Toàn bộ dây điện thi công trên công trường đều dùng dây dẫn bọc cách điện và đặt cách
mặt sàn thao tác ít nhất 2,5m, trường hợp dây nối với thiết bị di động thì dây dẫn cần được
cuốn trên tang dây.
- Tất cả các cầu dao có khoá để cho người không có trách nhiệm không thể tự ý đóng hay
ngắt cầu dao.
e8.2 Công tác thi công bằng dụng cụ cầm tay
- Sử dụng thiết bị điện cầm tay ngoài trời, công nhân được nối không, đi ủng và có mang
găng tay cách điện.
- Khi sử dụng các thiết bị cầm tay chạy điện công nhân không được đứng thao tác trên các
bậc thang tực mà đứng trên giá đỡ an toàn.
- Chỉ được tháo lắp các đầu kẹp ra khỏi thiết bị điện khi đã ngắt mạch điện khỏi thiết bị.
e8.3 Công tác hàn điện
- Trang bị đầy đủ trang phục An toàn: Đeo găng tay, đi giày cách điện, đeo kính...
- Các thiết bị phục vụ công tác hàn có lí lịch rõ ràng và đúng chủng loại yêu cầu an toàn.
- Vá máy hàn được nối đất. Chiều dài dây dẫn từ nguồn điện đến máy hàn không quá 15m.
- Thợ hàn làm việc trên cao được trang bị túi đựng que hàn, mẩu que hàn, dụng cụ hàn.
- Khu vực hàn cần có tấm chắn bằng vật liệu không cháy để đảm bảo an toàn cho những
người xung quanh.
e8.4 An toàn trong công tác hàn, cắt
- Máy hàn có vỏ kín được nối với nguồn điện.
- Dây tải điện đến máy dùng làm bọc cao su mềm khi nối dây thì nối bằng phương pháp
hàn rồi bọc cách điện chỗ mới. Đoạn dây tải điện nối từ nguồn đến máy không dài quá 15m.
- Chuỗi kìm hàn được làm bằng vật liệu cách nhiệt tốt.
- Chỉ có thợ điện mới được nối điện từ lưới điện vào máy hàn hoặc tháo lắp sửa chữa máy
hàn.
77
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Thợ hàn được trang bị kính hàn, giầy cách điện và các phương tiện cá nhân khác.
f. An toàn khi sử dụng thiết bị thi công
- Công nhân sử dụng thiết bị máy móc phục vụ cho thi công được học tập và có giấy
chứng nhận về tay nghề, về an toàn lao động.
- Tất cả máy móc sử dụng trên công trường đều có lí lịch rõ ràng và qui trình sử dụng máy
phổ biến cho người vận hành máy.
- Bố trí máy móc thiết bị trong nhà tạm vừa tránh được tiếng ồn,bảo vệ được máy móc.
- Các thiết bị thi công bằng sắt thép như giàn giáo... được cất giữ trong nhà tạm tránh ảnh
hưởng của thời tiết.
- Toàn bộ dây dẫn điện từ bảng điện ra thiết bị là dây bọc cách điện.
- Làm sạch, lau khô và quấn dây cất giữ đầm rung khi ngừng việc.
- Máy thi công đứng cách hố móng không nhỏ hơn 1m.
- Khi hết ca sản xuất hay ngừng làm việc thì công nhân vận hành máy đưa máy về trạng
thái ổn định mới được dừng, tắt máy.
- Khi làm việc ban đêm khu vực máy móc có đèn chiếu sáng cường độ 300 LUX.
- Tất cả các nguồn cấp điện cho máy có cầu dao ngắt điện ở ngay khu vực thi công để có
thể dừng ngay hoạt động của máy trong trường hợp khẩn cấp. Hộp cầu dao có khoá để cho
người không có trách nhiệm không thể tự ý đóng hay ngắt cầu dao.
- Các thiết bị cần được nối vá với hệ thống tiếp đất.
- Chỉ được tiến hành bảo dưỡng máy móc khi đã ngắt điện, ngừng động cơ.
- Đối với cẩu tháp và vận thăng: Được thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng để kịp thời phát
hiện các nguy cơ mất an toàn.
g. Biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao
- Đảm bảo chân giáo dựng trên nền vững chắc
- Nếu dựng từ 3 tầng giáo trở lên, dùng dây thừng giằng về bốn hướng hoặc gá vào phía có
kết cấu vững chắc. Giằng giữa các tầng giáo với nhau tránh trường hợp nhổ chân giáo.
- Dùng lưới bảo hiểm khi chồng nhiều tầng giáo
- Kiểm tra lại giàn giáo trước khi dỡ giáo hoặc di dời giáo
- Không dịch chuyển giáo khi có người ở trên giáo
- Không cầm dụng cụ hay vật dụng khi đang lên hoặc xuống giáo
- Khi sử dụng ròng rọc trên giàn giáo cần bố trí bộ phận mềm
- Yêu cầu công nhân khi làm việc trên cao phải: Không để dụng cụ, thiết bị thi công và phế
thải xây dựng trên giáo sau khi kết thúc công việc hoặc hết giờ
h. Biện pháp trung chuyển vật liệu giữa các tầng
- Việc trung chuyển vật liệu giữa các tầng cũng như vận chuyển vật liệu lên xuống theo
phương đứng chiếm một khối lượng lớn. Để thực hiện công tác này một cách nhanh chóng,
thuận tiện và an toàn, Nhà thầu bố trí một hệ sàn công tác đua ra ngoài mép công trình 2 m.
Ngoài ra nhà thầu cũng bố trí hệ thống lưới an toàn chắn vật rơi từ trên cao xuống.
- Vị trí đặt sàn: Về nguyên tắc, vị trí đặt sàn hợp lý nhất đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Gần các trục giao thông chính của ngôi nhà.
+ Thuận tiện trong việc tập kết vật tư, dàn giáo, cốp pha...
+ Có cự ly đến các điểm thi công trên mặt sàn là ngắn nhất.
i. An toàn giao thông ra vào công trường.

78
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Nhà thầu sẽ bố trí cán bộ của Ban an toàn lao động, vệ sinh mội trường, phòng chống
cháy nổ đảm nhận công tác cảnh giới, thông báo cho người và phương tiện đang di chuyển
ngoài công trình biết khi có xe ra vào công trường. Đồng thời cũng liên tục nhắc nhở lái xe ra
vào công trường luôn luôn chú ý an toàn giao thông khi điều khiển phương tiện của mình.
- Bên cạnh việc cắt cử người cảnh gỉới, Nhà thầu sẽ đặt biển báo “Công trường đang thi
công. Hạn chế tốc độ” tại vị trí dễ quan sát để ngườỉ dân và phương tiện tham gia giao thông
xung quanh công trường chú ý.
j. Quản lý an toàn cho công trình và cư dân xung quanh công trường.
- Khi thay đổi giai đoạn thi công của từng hạng mục công việc đảm bảo cấu trúc đã thi
công có đủ khả năng chịu lực không làm ảnh hưởng đến hạng mục công việc đang hoặc sẽ thi
công.
- Trong trường hợp hạng mục công việc thi công trước chưa đủ thời gian đạt cường độ mà
thi công hạng mục tiếp theo thì tăng cường gia cố và thi công một cách nhẹ nhàng không gây
ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Việc này được sự đồng ý của Kỹ sư tư vấn.
- Trước khi thi công làm việc với các cơ quan địa phương quản lý các công trình ngầm,
công trình thông tin liên lạc để đảm bảo an toàn cho các công trình này.
- Kho bãi, nhà xưởng, lán trại được bố trí hợp lý, chú ý đến an toàn phòng cháy.
3.3 BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
3.3.1. Những quy định chung.
- Không sử dụng điện quá công suất.
- Không mang chất dễ cháy, dễ nổ vào khu vực công trường nếu chưa có lệnh của Chỉ huy
công trường.
- Lập bảng nội quy về phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc.
- Tổ chức bộ phận cán bộ, công nhân phòng chống cháy nổ tại công trường. Tại công
trường có 1 hoặc 2 cán bộ chuyên trách.
- Tập huấn định kỳ và đột xuất cho lực lượng phòng chống cháy nổ.
- Tất cả cán bộ và công nhân làm việc trên công trường đều quan tâm một cách tối đa đến
sự an toàn của bản thân và những người khác. Cán bộ công nhân trước khi tham gia thi công
trên công trường sẽ được học và cam kết thực hiên nghiêm túc nội quy về an toàn lao động và
các quy định chung của Công ty trên công trường. Việc kiểm tra sức khoẻ được áp dụng từ đầu
và theo định kỳ để đảm bảo công nhân có đủ sức khoẻ phù hợp với điều kiện làm việc tại công
trường. Mọi người đều được trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc (Quần áo, giầy, mũ,
dây an toàn , làm việc nơi ẩm ướt thợ điện có ủng, găng tay cách điện ...).
3.3.2. Những biện pháp cụ thể đối với phòng chống cháy nổ.
- Thành lập các tổ phòng chống cháy nổ tại cơ quan Ban chỉ huy công trường và các tổ đội
lao động. Các bộ phận bán chuyên trách về ATLĐ ở từng tổ đội có trách nhiệm đôn đốc và
kiểm tra việc thực hiện các nội qui về ATLĐ đồng thời phối hợp với Kỹ sư chuyên trách về
ATLĐ tại công trường để đảm bảo công tác ATLĐ trên toàn công trường
- Quan hệ với lực lượng cứu hoả và công an cứu hoả địa phương để phối hợp thực hiện.
- Bố trí một họng nước, một bãi cát dự trữ và một số bình khí CO2 phục vụ công tác cứu
hoả.
- Tổ chức học tập, huấn luyện cho toàn bộ cán bộ, công nhân tham gia trên công trường
- Cán bộ công nhân viên tham gia làm việc trên công trường chấp hành các quy chế, quy
trình kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn về điện, không để xảy ra va chạm, chập gây cháy. Không
được tự ý đấu điện và sử dụng điện không đúng mục đích.

79
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Vật tư, nhiên liệu dễ gây cháy nổ để xa lửa, có hàng rào chắn và biển báo cấm, báo nguy
hiểm.
- Các bình áp lực, bình ô xy, máy nén khí được kiểm định an toàn và được cấp chứng chỉ
hoạt động.
- Khi có cháy nổ mọi người trên công trường tham gia chữa cháy, nổ.
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị, công cụ phòng chữa cháy nổ. Không được sử dụng
công cụ, dụng cụ sai mục đích.
* Trang thiết bị và phương tiện phòng cháy:
- Bình chữa cháy CO2 đặt tại Ban chỉ huy công trường.
- Xây bể nước phòng cháy riêng.
- Có các thùng phuy đựng cát rải rác quanh khu làm việc và công trình thi công.
- Thang, quần áo, găng tay, ủng... trang bị cho đội phòng cháy.
- Lực lượng phòng chống cháy nổ được biên chế theo các tổ như sau:
+ Bộ phận thông tin, tín hiệu.
+ Bộ phận bảo vệ.
+ Bộ phận chữa cháy.
+ Bộ phận cứu thương
3.3.3. Biện pháp Phòng cháy chữa cháy
3.3.3.1. Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- An toàn nổ. Yêu cầu chung TCVN 3255 :1986
- An toàn cháy. Yêu cầu chung TCVN 3254 :1989
- Phòng cháy. Dấu hiệu an toàn TCVN 4879 : 1989
- Hệ thống báo cháy. Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5738 : 1993
3.3.3.2. Nguyên nhân và nguy cơ cháy nổ.
- Cháy nổ do chập điện
- Cháy nổ do hỏng động cơ
- Cháy nổ do dầu ,mỡ, cãn bám
- Cháy , nổ tàn thuốc và các nguyên nhân chủ quan
- Cháy,nổ do thời tiết nắng nóng
- Cháy, nổ do bất cẩn trong khi thi công các dụng cụ, máy móc sinh nhiệt như hàn...
3.3.3.3.Các giải pháp, biện pháp, trang bị phương tiện phòng chống cháy nổ.
a. Trang thiết bị và phương tiện phòng cháy:
- Bình chữa cháy CO2 đặt tại Ban chỉ huy công trường.
- Xây bể nước phòng cháy riêng.
- Có các thùng phuy đựng cát rải rác quanh khu làm việc và công trình thi công.
- Thang, quần áo, găng tay, ủng... trang bị cho đội phòng cháy.
- Lực lượng phòng chống cháy nổ được biên chế theo các tổ như sau:
- Bộ phận thông tin, tín hiệu.
- Bộ phận bảo vệ.
- Bộ phận chữa cháy.
- Bộ phận cứu thương.
80
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

b. Các biệp pháp phòng chống cháy nổ:


- Nhà thầu cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy phòng chống cháy, nổ do nhà nước
và địa phương ban hành. Chấp hành nghiêm túc quy phạm, tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ.
- Khi thi công sẽ tuân thủ các thủ tục, các công tác kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
- Đường ra vào mặt bằng trong khu vực bố trí thông thoáng, không có vật cản trở đảm bảo
người và phương tiện cứu hoả ra vào thuận lợi khi có hoả hoạn xảy ra. Có biển báo hướng dẫn
trình tự các bước làm khi có cháy nổ xảy ra, có các phương án tổ chức lực lượng, thiết bị
phòng cháy, chữa cháy cho toàn bộ khu vực thi công.
- Các phương tiện, thiết bị PCCC thường xuyên kiểm tra bổ sung kịp thời.
- Thường xuyên tập huấn, kiểm tra, nhắc nhở cán bộ, công nhân viên thi công trên công
trường chấp hành tốt các biện pháp phòng cháy chữa cháy.
- Các nguyên vật liệu dễ cháy được cách ly và bảo quản trong các kho đặt xa công trình thi
công để đảm bảo an toàn tối đa cho công trình.
- Các phương tiện hàn, các công cụ cưa cắt phát sỉnh tia nhiệt và lửa tại nơi làm việc có
biện pháp phòng chống cháy nổ thích hợp.
- Trước khi thi công tại các khu vực có khả năng nguy hiểm cần thông báo nhắc nhở mọi
công nhân trực tiếp thi công và có giám sát trong suốt quá trình thi công tại khu vực này.
- Đặt các biển báo trong khu vực đang thi công để thông báo, nhắc nhở đối với đơn vị
đang thi công cũng như đơn vị sử dụng hệ thống.
- Tại văn phòng công trường, Ban quản lý phụ trách công trình trang bị tủ thuốc và dụng
cụ y tế cần thiết khác để kịp thời sơ cứu người bị nạn khi có sự cố tai nạn lao động xảy ra.
Luôn cử người có chuyên môn phục vụ công việc sơ cấp cứu khi có sự cố xảy ra.
- Các số điện thoại cần liên lạc trong trường hợp khẩn cấp được treo tại văn phòng công
trường tại nơi dễ nhìn thấy.
Để chủ động cho công tác PCCC, Ban chỉ huy công trường đề ra một số phương án chữa
cháy và nguyên tắc chữa cháy cơ bản như sau:
Việc phòng chống cháy nổ được nhà thầu rất chú trọng. Việc hạn chế đun nấu bằng giấy,
gỗ phé liệu và các tác nhân gây cháy được nhà thầu quán triệt đến từng cán bộ, công nhân trên
công trường.
Hệ thống điện công trường, được quản lý duy nhất bởi Cán bộ phụ trách Điện thi công để
xử lý kịp thời khi có sự cố.
Trước khi thi công công trình, Cán bộ phụ trách Phòng - Chữa cháy có trách nhiệm độc
Nội quy thi công công trình có yêu cầu Phòng chống cháy nổ tới từng công nhân, cán bộ, và
những người có nhiệm vụ đi lại thi hành nhiệm vụ trên phạm vi Công trường.
Kết hợp các hình thức Tuyên truyền, giáo dục cán bộ công nhân viên nghiêm chỉnh chấp
hành Nội quy thi công trên phạm vi công trường.
Tập huấn sử dụng bình bọt, vật liệu rời (cát) dập cháy khi có hiệu lệnh (Bằng còi) của cán
bộ chuyên trách Phòng - Chữa cháy.
Dùng biển báo niêm yết tại các vị trí dễ nhìn, dễ quan sát thấy.
Niêm yết số điện thoại báo cháy, cấp cứu, công an tại địa điểm thi công và tại vị trí đặt
máy điện thoại liên lạc:
Cứu hoả: 114
Cấp cứu: 115
Công an địa phương : 113

81
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Liên lạc trước Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, và các đội chữa cháy khu vực để có
kế hoạch phối hợp khi cần thiết.
Cán bộ phụ trách Phòng - Chữa cháy được trang bị 02 còi (01 dự phòng) để phát hiệu lệnh
báo cháy khi quan sát thấy.
Hệ thống điện thi công, bảo vệ được đấu đảm bảo tiếp xúc tốt. Các nguồn điện có khả
năng phát tia lệa điện mối nối, ổ cắm, cầu dao, áptômát... được cố định vị trí cách xa công
trình 500m đảm bảo không thể là nguồn bắt cháy.
Vị trí tập kết vật liệu rời (cát, đá,... ) phục vụ thi công được bố trí tại các vị trí gần các
nguồn cháy, sẵn sàng đựơc dùng để dập các nguồn cháy khi cần thiết.
Trang bị bình cứu hoả (bình bọt CO2) loại 10kg dọc theo khu vực có khả năng phát cháy
và không qúa 200m/1 bình.
Cấm tàng trữ, tích luỹ vật liệu, nhiên liệu, dễ phát sinh cháy nổ.
Cấm tự tiện sửa chữa, đấu nối, đóng ngắt cầu dao, vận hành thiết bị, gia tăng phụ tải khi
chưa có ý kiến của Cán bộ phụ trách Điện thi công.
Cấm dựng các cột cao, không có khả năng tiêu sét, làm phát sinh nguồn cháy.
Cấm dùng hệ thống điện trong điều kiện có khả năng cháy chập, quá tải. Đặc biệt chú
trọng điều kiện thời tiết mưa bão (Cán bộ trực ban có trách nhiệm cắt cầu dao khi có điều kiện
thời tiết xấu).
c. Phương án chữa cháy
+ Công tác chuẩn bị:
Giao thông: Đảm bảo thuận tiện cho xe chữa cháy và xe cứu thương ra vào khi có sự cố
cháy nổ xảy ra.
Thiết bị :
Một xe chở nước
Một máy cứu hỏa máy nổ chạy xăng
Bình bọt cá nhân số lượng theo quy định
Nguồn nước cứu hoả: Được cung cấp bởi nguồn nước giếng khoan, các bể chứa và xe chở
nước. Các nguồn cấp nước khác được cung cấp từ các xe chở nước của lực lượng chữa cháy
chuyên nghiệp Thành phố.
+ Nguyên tắc cơ bản :
Để chủ động cho công tác PCCC, Ban chỉ huy công trường đề ra một số phương án chữa
cháy và nguyên tắc chữa cháy cơ bản như sau:
Đánh kẻng báo động cho toàn đơn vị, gọi điện thoại cho lực lượng chữa cháy chuyên
nghiệp của công an Thành phố.
Cắt điện khu vực xảy ra cháy, tổ chức trinh sát nắm tình hình diễn biến của đám cháy. Cứu
người bị nạn, triển khai bảo vệ các khu vực trọng điểm, không cho kẻ gian lợi dụng sơ hở để
trộm cắp tài sản.
Tổ chức cứu và bảo vệ tài sản, tạo khoảng cách ngăn cháy không cho lây lan sang các khu
vực xung quanh.
+ Công tác chữa cháy tại hiện trường:
Khi xảy ra cháy nổ và xe chữa cháy của lực lượng chuyên nghiệp chưa đến thì Ban chỉ huy
chữa cháy của Công trường là người tổ chức chỉ huy chữa cháy.
Tổ bảo vệ:
Nghe tiếng kẻng báo động, tổ bảo vệ cắt điện khu vực xảy ra cháy, triển khai chốt các
trọng điểm bảo vệ tài sản, phát hiện đám cháy báo cho đội cứu hỏa.
82
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Mở cổng cho xe chữa cháy, xe cứu thương, công an vào làm nhiệm vụ, những người
không có nhiệm vụ không cho vào khu vực cháy.
Nắm tình hình diễn biến của đám cháy, cung cấp cho cơ quan điều tra những thông tin cần
thiết, phục vụ cho công tác khám nghiệm, kết luận nguyên nhân vụ cháy.
Tổ chữa cháy:
Nghe tiếng kẻng báo động, tổ chữa cháy khẩn trương tập trung và lấy dụng cụ chữa cháy
nhanh chóng tiến tới nơi cháy. Dùng bình khí CO2, bình bọt và các dụng cụ khác để dập tắt
đám cháy, không để đám cháy lan sang các khu vực xung quanh.
Khi lực lượng chuyên nghiệp đến, đội ngũ chữa cháy nghiệp vụ của công trường báo cáo
tình hình diễn biến của đám cháy, đường giao thông, nguồn nước trong khu vực cháy, trao
quyền chỉ huy chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, tiếp tục tổ chức lực lượng
cùng lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tham gia cứu chữa cháy.
Tổ vận chuyển cứu thương:
Nghe tiếng kẻng báo động, tổ vận chuyển cứu thương mang các dụng cụ cứu thương, cứu
sập... tập trung tại khu vực xảy ra cháy, tổ chức cứu người bị nạn, bị thương trong chữa cháy...
Trong đám cháy có khói, khí độc thông báo cho mọi người biết và có biện pháp phòng
độc.
Ban chỉ huy PCCC công trường:
Sau khi dập tắt đám cháy tổ chức khắc phục hậu quả do cháy gây ra, rút kinh nghiệm trong
công tác phòng ngừa và tổ chức cứu chữa, bổ sung những mặt còn yếu trong phương án chữa
cháy tại chỗ.
Báo cáo lãnh đạo khen thưởng những người có thành tích, kỷ luật những người thiếu tinh
thần trách nhiệm gây ra cháy.

83
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

PHẦN 4: BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT


LƯỢNG

84
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Trên cở sở các nội dụng thi công theo HSMT và bản vẽ thiết kế thi công, Nhà thầu thi
công tuân thủ đầy đủ theo các tiêu chuẩn hiện hành, các tiêu chuẩn áp dụng chính như sau:
Các quy trình áp dụng cho việc thi công và nghiệm thu để đảm bảo chất lượng :
Tiêu chuẩn
STT Tên công tác
nghiệm thu
Công tác trắc địa trong xây dựng công trình-
1 TCVN 9398: 2012
Yêu cầu chung
Công tác đất- Quy phạm thi công và nghiệm
2 TCVN 4447 : 2012
thu
3 Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép  
Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép toàn
khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu (trừ
TCVN 4453 : 1995
mục 6.8 được thay thế bởi TCVNXD 305:
  2004)
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Điều kiện
tối TCVN 5742 : 1993
  thiểu để thi công và nghiệm thu.
Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép lắp ghép-
TCVN 9115: 2012
  Quy phạm thi công và nghiệm thu
  Bê tông nặng- Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên TCVN 8828: 2011
Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản
TCVN 9340-2012
  đánh giá chất lượng và nghiệm thu
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng
TCVN 9343-2012
  dẫn công tác bảo trì
Bê tông, kiểm tra và đánh giá độ bền- Quy
TCVN 5440-1991
  định chung
  Hỗn hợp bê tông – Phương pháp thử độ sụt TCVN 3106-1993
4 Công tác Xây gạch đá TCVN 4085:2011
5 Gạch không nung TCVN 6477:2011
Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây
6 TCVN 4459:1987
dựng
Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và
7 thiết kế thi công – Qui phạm thi công và TCVN 4252:2012
nghiệm thu
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Hồ sơ thi
8 TCVN 5672:2012
công – yêu cầu chung.
9 Tổ chức thi công TCVN 4055:2012
10 Xi măng Pooclăng – Yêu cầu kỹ thuật TCVN 2682 : 2009
Xi măng Pooclăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ
11 TCVN 6260-2009
thuật
Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi
công và
12 TCVN 9377-2012
nghiệm thu (phần 1 – lát, láng; phần 2 – trát;
phần 3 - ốp).
13 Thi công và nghiệm thu công tác nền móng. TCVN 9361:2012
14 Kết cấu xây dựng và nền TCVN 9397-2012
15 Đá ốp lát tự nhiên TCVN 4732-2007
16 Sơn xây dựng – phân loại TCVN 9404-2012

85
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

17 Cửa đi, cửa sổ - phần 2 cửa kim loại TCVN 9366-2-2012


18 Giàn giáo thép TCVN 6052:1995
19 Dàn giáo - Các yêu cầu về an toàn. TCXDVN 296:2004
Chống sét cho các công trình xây dựng – Tiêu
20 TCXD 46:1984
chuẩn thiết kế, thi công.
Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết
21 kế,lắp đặt TCVN 5760:1993
và sử dụng
22 Hệ thống báo cháy. Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5738-1993
23 Phòng cháy chữa cháy, chất chữa cháy, bột TCVN 6102-1996
24 Phòng cháy. Dấu hiệu an toàn TCVN 4879-1989
Soát xét lần 1 hệ thống báo cháy tự động –
25 TCVN 5738-1993
yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên
26 ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ TCXDVN 333:2005
tầng đô thị
Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình
27 TCVN 9207-2012
công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình
28 TCVN 9206-2012
công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
Quy phạm thi công và nghiệm thu hệ thống
29 TCVN 4519-1988
cấp thoát nước trong công trình
30 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-1991
31 An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung TCVN 4086-1985
32 Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình TCXD-33-2006
Bàn giao công trình xây dựng – Nguyên tắc
33 TCVN 5640:1991
cơ bản.
Hoàn thiện mặt bằng xây dựng – Quy phạm
34 TCVN 4516:1988
thi công

4.1. Biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công xây lắp các hạng mục và hoàn
thiện công trình
4.1.1. Quản lý chất lượng công tác trắc đạc
- Bố trí Tổ trắc đạc gồm kỹ sư trắc đạc và 1 nhóm công nhân trắc đạc bậc cao có nhiều
kinh nghiệm đã thi công các công trình.
- Sử dụng các loại máy đo đạc phục vụ cho công tác trắc đạc như:
+ Máy toàn đạc; Máy kinh vĩ; Máy thuỷ bình.
+ Thước đo bằng thép độ dài l00 m….
- Những loại máy này đã được kiểm định và cho phép sử dụng để đạt được độ chính xác
cho phép trong việc đo đạc, kiểm tra chất lượng của công trình.
- Bộ phận trắc đạc hàng ngày đều có mặt tại công trình phục vụ các công việc từ lúc khởi
công cho đến khi công trình bàn giao.
4.1.2. Quản lý chất lượng công tác nền, móng
4.1.2.1. Công tác đào đất
- Tuân thủ theo TCVN 4447 : 2012, với các nội dung:

86
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Khi đào đất phải đảm bảo thoát nước trong khoang đào. Độ dốc nền đào phải hướng ra
ngoài.
+ Đất đào xong phải được vận chuyển ra khỏi phạm vi thi công. Đảm bảo vệ sinh môi
trường xung quanh.
+ Tại những vị trí hố móng sâu hoặc nền đất dễ sạt lở phải được đào mở đảm bảo mái
taluy hoặc gia cố cọc cừ (trường hợp cần thiết) đồng thời phải có biển báo vị trí nguy hiểm.
4.1.2.2 Công tác lấp đất:
- Cán bộ kỹ thuật luôn có mặt tại hiện trường: Theo dõi độ ẩm, chất lượng đất đắp và xử lý
kịp thời; kiểm tra cao độ, kích thước lớp đắp,...
- Loại bỏ đất không thích hợp, cỏ rác, tạp chất,...
- Cán bộ thí nghiệm thường xuyên theo dõi chất lượng, lấy mẫu kiểm tra độ chặt.
- Kiên quyết loại bỏ những vật liệu đắp, lớp đắp không đảm bảo yêu cầu chỉ khi nào kỹ sư
TVGS chấp thuận mới đắp lớp tiếp theo.
4.1.3. Quản lý chất lượng công tác bê tông
Công tác bê tông phải tuân thủ theo các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn Việt Nam
liên quan
* Vật liệu bê tông:
- Kiểm tra chất lượng bê tông trước khi đưa vào sử dụng như độ sụt, lấy mẫu thí nghiệm,
theo tiêu chuẩn TCVN 3105 : 1993, TCVN 3118 : 1993 mới được sử dụng thi công công trình.
* Đổ bê tông:
- Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra và lập các biên bản:
+ Nhà thầu được sự chấp thuận của tư vấn giám sát về biện pháp thi công và các yêu cầu
cần thiết khác trước khi đổ bê tông mới được tiến hành công việc đổ bê tông.
+ Công tác chuẩn bị cốt thép, đặt cốt thép các bộ phận chôn ngầm, v..v…
+ Độ chính xác của công tác dựng lắp ván khuôn, cốt thép, tấm ốp, đà giáo, giằng chống
và độ vững chắc của giằng néo chống đỡ khi chịu tải trọng động do việc đổ bê tông gây ra.
+ Ván khuôn, cốt thép và các chi tiết đặt sẵn làm sạch rác, bùn, bụi, cạo gỉ, trước khi đổ
hỗn hợp bê tông. Bề mặt ván khuôn gỗ trước khi đổ hỗn hợp bê tông tưới ẩm và bịt kín các kẽ
hở. Bề mặt ván khuôn bằng gỗ dán hoặc bằng kim loại phải quét dầu nhờn; bề mặt ván khuôn
bằng bê tông cốt thép, xi măng lưới ép phải đánh sờm và tưới ướt.
- Đổ bê tông phải tiến hành đúng các qui tắc dưới đây:
+ Trong quá trình đổ bê tông tiến hành theo dõi liên tục hiện trạng của ván khuôn, đà giáo
giằng chống, cột chống đỡ và vị trí cốt thép.
+ Mức độ đổ đầy hỗn hợp bê tông theo chiều cao của ván khuôn phải quy định phù hợp
với sự tính toán cường độ và độ cứng của ván khuôn chịu áp lực ngang do hỗn hợp bê tông
mới đổ gây ra.
+ Bê tông được kiểm tra thường xuyên về độ sụt, các mẻ được lấy mẫu thí nghiệm theo
quy phạm
+ Bê tông được đầm bằng máy
+ Việc bố trí các điểm dừng theo quy trình, thời gian dừng giữa hai lớp khoảng 20¸24 giờ.
Vị trí mạch dừng để tại những nơi có lực cắt nhỏ, những nơi tiết diện thay đổi, ranh giới giữa
kết cấu nằm ngang và thẳng đứng.
+ Có máy đầm dùi khi đổ bê tông và ít nhất phải có 2 máy dự phòng.
+ Đổ bê tông trong những ngày nắng che bớt ánh nắng mặt trời.

87
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Khi trời mưa, các đoạn đang đổ bê tông phải được che kín không được để nước mưa rơi
vào, trường hợp thời gian ngừng đổ bê tông vượt quá thời gian quy định phải đợi đến khi bê
tông đạt 25daN/cm2 mới được đổ bê tông, trước khi đổ bê tông phải xử lí bề mặt khe thi công
theo đúng các chỉ dẫn đã nêu trên.
- Ở những chỗ là vị trí của cốt thép và ván khuôn hẹp không thể sử dụng được máy đầm
dùi thì phải tiến hành đầm tay, với dụng cụ cầm tay thích hợp.
- Trong quá trình đổ và khi đổ bê tông xong có biện pháp ngăn ngừa hỗn hợp bê tông dính
chặt với các bu lông, các bộ phận khác của ván khuôn và các vật chôn sẵn ở những chỗ chưa
đổ bê tông tới.
- Khi phát hiện thấy ván khuôn, đà giáo chống, cột chống đỡ và cốt thép bị biến dạng hoặc
thay đổi vị trí phải ngừng việc đổ bê tông, đưa bộ phận ván khuôn, đà giáo, giằng chống, cột
chống đỡ, cốt thép trở về vị trí cũ và gia cố đến mức cần thiết, đồng thời cần phải xét các ảnh
hưởng của biến dạng đến chất lượng của kết cấu đang được tiến hành đổ bê tông và có khả
năng giữ lại hay phá bỏ phần bê tông đã đổ.
- Khi đổ bê tông các kết cấu theo dõi ghi vào nhật ký các vấn đề dưới đây:
+ Ngày giờ bắt đầu và ngày giờ kết thúc công việc đổ bê tông (theo kết cấu, khối, đoạn).
+ Số hiệu bê tông, độ sụt (hay độ khô cứng) của bê tông.
+ Khối lượng công tác bê tông đã hoàn thành theo phân đoạn công trình.
+ Biên bản chuẩn bị kiểm tra mẫu bê tông, số lượng mẫu, số hiệu (có chỉ rõ vị trí kết cấu
mà từ đó lấy mẫu bê tông) thời hạn và kết quả thí nghiệm mẫu.
+ Nhiệt độ ngoài trời trong thời gian đổ bê tông.
+ Nhiệt độ hỗn hợp bê tông trước khi đổ (trong các kết cấu khối lớn)
+ Loại ván khuôn và biên bản lắp dựng ván khuôn.
- Đầm bê tông bằng tay chỉ áp dụng trong những trường hợp không có máy đầm hoặc áp
dụng ở những công trình nhỏ cũng như ở những vị trí khó dùng đầm máy.
- Đổ hỗn hợp bê tông đến đâu san bằng và đầm ngay đến đấy, không đổ thành đống cao,
để tránh hiện tượng các hạt to của vật liệu rơi dồn xuống chân đống. Trong khi đổ và đầm, nếu
thấy cốt liệu to tập trung thành một chỗ thì phải cào ra trộn lại cho đều không được dùng vữa
lấp phủ lên trên rồi đầm. Không dùng đầm để san hỗn hợp bê tông chưa được đầm chặt.
- Phân chia phạm vi đầm và giao cho tổ phân công phụ trách để tránh hiện tượng đầm sót,
đầm lại. Chỉ được bàn giao ca khi đã đầm xong hỗn hợp bê tông đã đổ xuống khoảng đổ.
- Bảo dưỡng và xử lý khuyết tật bê tông
+Tiến hành công tác bảo dưỡng bê tông ngay sau khi bê tông vừa đổ xong.
+ Thời gian bảo dưỡng kết cấu bê tông, phải được xác định bằng thí nghiệm để phù hợp
với từng loại kết cấu, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và nắng, gió thực tế tại công trường vào thời
gian bảo dưỡng tuy nhiên không được ít hơn 7 ngày.
- Tháo, dỡ ván khuôn:
- Trình tự và thời hạn tháo, dỡ ván khuôn tuân theo đúng các quy định trình bày ở ván
khuôn, đà giáo và sàn công tác.
- Sau khi tháo, dỡ ván khuôn, Nhà thầu thực hiện ngay lập tức các biện pháp xử lý khắc
phục các hư hỏng, khuyết tật trên bề mặt và bên trong các kết cấu bê tông. Không được phép
tự xử lý khi chưa có quyết định của kỹ sư giám sát.
4.1.4. Quản lý chất lượng công tác ván khuôn, dàn giáo
Kết cấu và gia công ván khuôn:

88
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Kết cấu ván khuôn và giằng chống dựa trên cơ sở kết cấu ván khuôn quy định, đồng thời
thoả mãn các yêu cầu sau:
- Khi chịu lực đảm bảo độ ổn định, độ vững chắc và mức độ biến dạng phải trong phạm vi
cho phép.
- Bảo đảm đúng hình dạng, kích thước theo bản vẽ thiết kế.
- Mặt tiếp xúc giữa các cạnh ván khuôn và nền khối bê tông đổ trước cũng như khe hở
giữa các tấm ván khuôn thật kín, tránh hiện tượng mất nước khi đổ bê tông.
- Đà giáo, cầu công tác dựa trên nền vững chắc, không bị trượt. Nếu cột chống trên đất nền
mềm phải có gỗ lót đệm dưới chân cột.
- Khi dựng lắp ván khuôn chừa lỗ đặt trước những bộ phận cần chôn sẵn trong bê tông như
bulông, móc sắt … dùng để thi công các phần sau, hay đường ống và các vật chôn sẵn khác
theo yêu cầu của thiết kế.
- Khi dựng nắp ván khuôn ở các bộ phận kết cấu vừa nhỏ, hẹp mà lại cao như cột phải
chừa ô cửa sổ để đổ đầm bê tông. Cửa sổ hay mặt ghép dầm cố gắng bố trí ở phía mặt kết cấu
công trình sau này không bị lộ ra ngoài.
- Khi đã dựng lắp ván khuôn giằng chống xong, Cán bộ kỹ thuật của Nhà thầu kiểm tra và
nghiệm thu theo các điểm sau:
- Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế.
- Độ chính xác của các bộ phận đặt sẵn .
- Độ kín, khít giữa các tấm ván khuôn và giữa ván khuôn với mặt nền hoặc với mặt khối
bê tông đổ trước.
- Sự vững chắc của ván khuôn và giằng chống, chú ý các chỗ nối, chỗ tựa.
- Kiểm tra độ chính xác của ván khuôn ở những bộ phận chủ yếu phải tiến hành bằng
những dụng cụ khác như: dây, thước đo chiều dài, nivô …
- Sai lệch cho phép về kích thước vị trí của ván khuôn và giằng chống đã dựng xong
không được vượt quá trị số quy định tại bảng 2 TCVN 4453:1995.
- Trong quá trình đổ bê tông thường xuyên kiểm tra hình dạng, kích thước và vị trí của ván
khuôn, nếu bị biến dạng do chuyển dịch phải có biện pháp xử lí kịp thời.
Sàn và cầu công tác:
- Sàn và cầu công tác chắc chắn, bằng phẳng. Không dùng gỗ mục hoặc khuyết tật. Khi
vận chuyển hỗn hợp bê tông, cần phải đảm bảo ít rung động.
- Sàn và cầu công tác nhất thiết không nối liền hoặc giằng móc vào ván khuôn, vào cốt
thép, để tránh làm vị trí ván khuôn và cốt thép bị xê dịch, tránh làm cho bê tông bị chấn động
trong thời gian ninh kết.
Tháo dỡ ván khuôn:
Tháo dỡ ván khuôn tiến hành sau khi bê tông đạt được cường độ cần thiết theo tiêu chuẩn,
yêu cầu thiết kế.
4.1.5. Quản lý chất lượng công tác cốt thép
- Quản lý chất lượng công tác cốt thép từ khâu cung ứng vật liệu thép, nghiệm thu vật liệu
tại hiện trường, quá trình gia công đến quá trình lắp dà và nghiệm thu
- Gia công cốt thép:
Công tác gia công cốt thép phải tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam, đảm bảo
các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của công trình thuộc gói thầu.
- Uốn cốt thép:
+ Không dùng nhiệt để uốn cốt thép; uốn cốt thép bằng tay hoặc bằng máy
89
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Chỗ bắt đầu uốn cong hình thành một đoạn cong, phẳng, đều; bán kính cong phải bằng
15 lần đường kính của nó, góc độ và vị trí uốn cong phải phù hợp với qui định của thiết kế
+ Móc cong của 2 đầu cốt thép hướng vào phía trong của kết cấu: khi đường kính của cốt
thép đai từ 6-9mm thì đoạn thẳng ở đầu móc uốn của cốt thép đai không bé hơn 40mm và từ
10 – 12mm thì không bé hơn 60mm
+ Cốt thép uốn nguội, tuyệt đối không uốn nóng. Đối với cốt thép có gờ hoặc các lưới hay
khung cốt thép hàn điện thì không cần làm móc uốn
+ Cốt thép sau khi uốn cong được kiểm tra kỹ sai số cho phép không được vượt quá các trị
số qui định tại bảng 2 TCVN 4453:1995.
- Nối cốt thép: Bằng phương pháp nối buộc, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
và yêu cầu của thiết kế
- Lắp đặt cốt thép:
+ Việc vận chuyển cốt thép đến vị trí dựng đặt đảm bảo thành phẩm không hư hỏng và
biến dạng. Nếu trong quá trình vận chuyển làm cho cốt thép bị biến dạng thì trước khi dựng
đặt cần phải sửa chữa lại.
+ Vị trí khoảng cách, độ dày lớp bảo vệ và kích thước của các bộ phận cốt thép thực hiện
theo sơ đồ đã vạch sẵn phù hợp với qui định của bản vẽ thiết kế. Cốt thép đã được dựng đặt
cần phải đảm bảo không cho biến dạng và xê dịch vị trí trong quá trình thi công. Những sắt cố
định đặt trước vào bê tông như bulông, cầu thang v.v … phải đặt đúng vị trí thiết kế quy định,
nếu không chôn sẵn thì phải đặt ống tre, nứa để chừa lỗ, tuyệt đối không làm gãy cốt chịu lực
khi đổ bê tông.
+ Để đảm bảo khoảng cách giữa cốt thép và khuôn ván phải dùng con kê. Giữa 2 lớp cốt
thép phải đặt các trụ đỡ bằng bê tông đúc sẵn hoặc cốt thép đuôi cá để giữ khoảng cách của
chúng theo đúng qui định của thiết kế. Trụ bê tông đúc sẵn phải có cường độ bằng cường độ
bê tông trong bộ phận công trình đó, mặt xung quanh phải đánh sờn và hạn chế đặt ở bộ phận
công trình chịu áp lực nước.
+ Khi đặt xong cốt thép ở các tấm đan mỏng cần làm cầu kê ván làm đường để tránh người
đi lại trên cốt thép làm sai lệch vị trí và biến hình. Cốt thép còn thừa ra ngoài phạm vi đổ bê
tông dùng thanh ngang cố định lại, để tránh rung động làm lệch vị trí cốt thép. Không được bẻ
cong với bất kỳ góc độ nào làm phá hoại tính năng của cốt thép và làm rạn nứt phần bê tông ở
chân cột thép.
+ Các sai số cho phép khi dựng đặt cốt thép không được quá những trị số qui định tại bảng
9 TCVN 4453:1995.
- Nghiệm thu cốt thép:
+ Khi nhận vật liệu tiến hành nghiệm thu để loại các thanh thép không bảo đảm quy cách
và chất lượng. Khi đặt xong cốt thép và ván khuôn và trước khi đổ bê tông tiến hành nghiệm
thu bàn giao cốt thép.
+ Công việc nghiệm thu cốt thép lập thành biên bản với nội dung đầy đủ phù hợp theo các
nghị định, thông tư hướng dẫn và yêu cầu thiết kế có liên quan.
4.1.6. Quản lý chất lượng công tác xây
Công tác xây đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 4085: 1985.
Kiểm soát yêu cầu về vật liệu
Chất lượng vật liêu: Cát, xi măng, nước, gạch phải đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn
vật liệu hiện hành.
Vữa xây đảm bảo trộn theo đúng cấp phối, đảm bảo đúng mác đã chỉ định trong thiết kế
đối với từng loại khối xây cụ thể.
90
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Kiểm soát yêu cầu kỹ thuật xây


Không xây trùng mạch, chừa bỏ theo quy định tại mạch dừng hoặc ở chỗ tường giao nhau.
Không dùng râu sắt để nối giữa hai khối xây, chỉ được dùng râu sắt chờ tại vị trí tiếp giáp
giữa tường xây và kết cấu bê tông.
Khối xây đảm bảo đều, phẳng, đảm bảo nguyên tắc ngang bằng, thẳng đứng, các mạch vữa
đều, không trùng mạch.
Cường độ vữa xây đạt yêu cầu thiết kế: đạt độ dẻo theo tiêu chuẩn.
Trong mùa hè, mùa hanh khô, mùa gió tây, tường mới xây che để tránh mưa, nắng và tưới
nước thường xuyên. Các khối xây cột, tường cạnh cửa chịu tải trọng lớn thì mạch vữa khối xây
phải no.
Kiểm soát chiều dày mạch vữa khối xây. Trong khối xây gạch chiều dày trung bình của
mạch vữa ngang là 12mm. Chiều dày của từng mạch vữa ngang và đứng không được nhỏ hơn
8mm và không được lớn hơn 15mm. Mạch đứng ở hai hàng gạch xây phải so le nhau ít nhất
50mm.
Công tác xây phải tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam, đảm bảo các yêu cầu
của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của công trình thuộc gói thầu.
4.1.7. Công tác hoàn thiện
4.1.7.1. Công tác trát:
Công tác trát phải tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam, đảm bảo các yêu cầu
của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của công trình thuộc gói thầu.
Kiểm soát yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu:
Trước khi tiến hành công tác trát Nhà thầu tiến hành thí nghiệm xác định chất lượng của
các loại xi măng, cát và mác vữa trát đạt các yêu cầu như thiết kế quy định.
Kiểm soát yêu cầu kỹ thuật thi công đối với công tác trát
Các kết cấu gạch đá, bê tông, bê tông cốt thép.... trước khi trát bề mặt kết cấu được làm
sạch, đánh nhám, cọ rửa hết bụi bẩn, rêu bám, các vết dầu mỡ, tưới ẩm.
Bề mặt vữa trát không có vết rạn chân chim, không có vết vữa chảy, vết lồi lõm, gồ ghề
cục bộ cũng như các khuyết tật khác.
Các đường gờ cạnh của tường sắc nét, các đường vuông góc kiểm tra bằng thước kẻ
vuông, các cạnh của cửa sổ, cửa đi song song nhau, mặt trên của bệ cửa có độ dốc theo thiết
kế, lớp vữa trát chèn sâu vào lớp nẹp khuôn cửa ít nhất là 10mm.
Chất lượng của lớp trát phụ thuộc rất nhiều vào mặt trát, vì vậy mặt trát đáp ứng các yêu
cầu sau đây:
- Mặt trát sạch và nhám để đảm bảo cho lớp vữa bám chắc.
- Mặt trát bằng phẳng để lớp vữa trát được đều.
- Mặt trát cứng, ổn định và bất biến hình.
4.1.7.2. Công tác ốp
Tuân thủ TCVN
Kiểm soát yêu cầu về vật liệu
Vật liệu sử dụng kèm các chứng chỉ sản xuất, nguồn gốc xuất xứ,... đáp ứng các tiêu chuẩn
về vật liệu và theo thiết kế
Vữa dùng trong công tác ốp: Vữa dùng để ốp phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phù
hợp với tiêu chuẩn TCVN 4314:2003 và tiêu chuẩn TCVN 3121:2003. Cát dùng để chế tạo
vữa phải được sàng qua sàng. Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng lớp ốp chắc đặc và thời gian
thao tác, nên dùng vữa dẻo và có độ bám dính cao.
91
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Kiểm soát yêu cầu chung đối với công tác thi công
Trước khi tiến hành ốp, kiểm tra và hoàn thành việc lắp đặt các mạng kỹ thuật ngầm, các
chi tiết có chỉ định đặt trong tường cho hệ thống cấp thoát nước, điện, điện thoại, truyền hình,
cấp ga, khí, điều hoà không khí, cáp máy tính, lợp mái và chống thấm, công tác lắp các khuôn
cửa sổ, cửa ra vào và các công việc khác có liên quan, tránh hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất
lượng lớp ốp.
4.1.8. Thi công hệ thống thoát nước
Kiểm soát các yêu cầu kỹ thuật chung.
Vật liệu, thiết bị đưa vào thi công đảm bảo các yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật có
liên quan.
Nhà thầu thực hiện các biện pháp bảo vệ thiết bị cho tới khi bàn giao cho Chủ đầu tư.
Kiểm tra kỹ lưỡng các phần ống bị ẩn dấu, lấp đất và bị che phủ.
Hệ thống đường ống thoát nước thải được lắp đặt theo đúng yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn
Việt Nam hiện hành.
Toàn bộ hệ thống nước bẩn, nước mưa đều được thử nghiệm nghiêm ngặt trước khi lấp
phủ hoặc che bao bằng hộp kỹ thuật để biết chắc không có một sự rò rỉ nào, các mối nối đủ để
bền chắc cần thiết.
Các mối tiếp giáp giữa đường ống đi xuyên qua sàn được xác định và chừa sẵn trước khi
đổ bê tông.
Các mối tiếp giáp giữa ống với bê tông được xử lý kỹ sau khi lấp, chèn ống bằng những
biện pháp đặc biệt sao cho không có bất kỳ khả năng thẩm thấu nào xẩy ra qua phần tiếp giáp
này.
Tất cả các loại đường ống thoát nước được bảo quản sạch sẽ ngay cả trong quá trình thao
tác, đảm bảo không bị dính cát, sơn, xi măng hay các vật liệu dẫn đến bị tắc ống.
Công tác thi công phải tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam, đảm bảo các yêu
cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của công trình thuộc gói thầu.
Kiểm soát kỹ thuật đối với công tác thi công Lắp đặt đường ống
Công tác thi công đường ống đi trong tường đảm bảo không được ảnh hưởng đến kết cấu,
kiến trúc công trình. Các cao trình lắp ống và thiết bị phải tuân thủ chặt chẽ bản vẽ thiết kế và
phải được nghiệm thu phê chuẩn của Chủ đầu tư.
Những phần để hở tạm thời của đường ống đã lắp có nút tạm phù hợp.
Khoảng cách từ đường ống chính đến van đặt trên ống đứng hoặc ống nhánh không quá
120 mm.
Đường ống chính, các đoạn ống nhánh và các ống nối thiết bị vệ sinh đặt với độ dốc từ
0,002 đến 0,005 để có thể xả được nước. Độ dốc ống nhánh cần hướng về phía ống đứng hoặc
các vị trí tháo lắp được, ở những điểm thấp của mạng lưới đặt van xả hoặc các phụ tùng có nắp
đậy để có thể mở ra khi cần thiết.
4.1.9. Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu.
a. Mô hình tổ chức quản lý điều hành tại hiện trường áp dụng theo tiêu chuẩn Quản lý chất
lượng ISO 9001:2015 và Nghị định số 06/2020/NĐ-CP ngày 26/01/2020 QUY ĐỊNH CHI
TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ
BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. Trong đó mọi mặt hoạt động trên hiện trường được
quản lý chặt chẽ và thống nhất trên cơ sở kế hoạch chất lượng được xây dựng và thống nhất
với Chủ đầu tư.
- Nhà thầu tổ chức theo mô hình quản lý tập trung tại công trường, tập trung trí lực, kỹ
thuật, lực lượng chuyên nghiệp, chuyên môn hóa đảm bảo phục vụ tốt cho công tác thi công.
92
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

Bộ máy quản lý tại hiện trường có đầy đủ các bộ phận chức năng đảm bảo xử lý tất cả các vấn
đề xảy ra trên hiện trường, đứng đầu là Chỉ huy trưởng công trình.
- Chỉ huy trưởng công trình là người có nhiều kinh nghiệm và năng lực, đã thực hiện nhiều
dự án có tính chất và quy mô tương tự công trình này. Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó công trình
được trao quyền quản lý điều hành toàn bộ công việc tại hiện trường theo kế hoạch đã thống
nhất và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi mặt hoạt động trên hiện trường.
- Các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao từ Kỹ sư, Cử nhân trở
lên, có nhiều kinh nghiệm ở vị trí tương tự.
- Tác nghiệp giữa các bộ phận, giữa chỉ huy trưởng và trưởng các cán bộ được thực hiện
thường xuyên vào đầu giờ làm việc, cuối ngày làm việc, hàng tuần. Hàng tuần lãnh đạo nhà
thầu sẽ họp giao ban về tình hình thực hiện hợp đồng với ban chỉ huy công trường, kịp thời
điều chỉnh và đáp ứng các nhu cầu của công trình như: nhân lực, vật tư, tiền vốn, máy móc
thiết bị, ...
- Công tác quản lý được hiện đại hoá nhờ các thiết bị hiện đại như: máy vi tính, bộ đàm,
điện thoại di động, các phần mền tính toán quản lý như: Quản lý vật tư, dự toán, quản lý dự án,
Autocad, tính toán kết cấu công trình, và các phần mềm thông dụng khác,....
b. Biện pháp đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu đầu vào
- Trước khi tiến hành một công tác thi công, Nhà thầu tiến hành xác định chủng loại vật
liệu dùng để cho công tác thi công này. Vật liệu phải có nguồn gốc, xuất xứ, chứng chỉ chất
lượng, catalogue ... mọi tài liệu này phải được trình Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát trước khi
mua hàng.
- Liên hệ với nhà cung cấp vật tư để thống nhất mẫu mã sản phẩm và đệ trình để Chủ đầu
tư và Tư vấn giám sát duyệt, nếu không đạt thì Nhà cung cấp vật tư phải cung cấp lại mẫu mã
sản phẩm cho phù hợp yêu cầu thiết kế. Nếu sản phẩm được duyệt, Nhà thầu ký hợp đồng với
nhà cung cấp và thống nhất lịch, tiến độ cung cấp vật tư về công trường.
- Trước khi đưa vật tư vào công trường, Nhà thầu tiến hành kiểm tra chất lượng vật liệu và
chủng loại, mẫu mã, các thông số kỹ thuật. Nhà thầu sẽ ký hợp đồng với một đơn vị có chức
năng kiểm tra, thí nghiệm vật liệu để tiến hành kiểm tra các vật tư đưa vào thi công công trình
cụ thể như sau:
+ Tất cả các vật liệu sẽ được kiểm tra cẩn thận đảm bảo đúng chủng loại, mã nhãn hiệu
như đã yêu cầu với sự kiểm tra của Chủ đầu tư. Trước khi đưa vật liệu vào thi công, kiểm tra
lại các vật tư, vật liệu lần cuối, nếu không đạt sẽ loại bỏ ngay, chỉ có các vật tư đạt yêu cầu
mới được đưa vào sử dụng.
b.1 Quản lý chất lượng vật tư:
- Kiểm tra chất lượng đầu vào:
+ Kiểm tra hồ sơ nguồn gốc xuất sứ vật liệu đưa vào công trình, chủng loại, số lượng vật
tư, các chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất
(CO,CQ đối với các thiết bị nhập khẩu).
+ Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng bằng cách lấy mẫu thí nghiệm tại Phòng thí
nghiệm hợp chuẩn được Chủ đầu tư chấp nhận.
+ Kiểm tra hồ sơ hỗn hợp bê tông đảm bảo đúng yêu cầu của thiết kế và phù hợp với
những điều kiện thiết bị tại hiện trường.
+ Tiếp nhận, lưu kho, bảo quản vật tư, vật liệu:
Xi măng được chuyển tới công trường trong bao kín, có ghi tên nhà sản xuất, loại xi măng
và số lô sản xuất. Các bao xi măng được bảo quản trong nhà kho được kê nơi khô ráo trên sàn

93
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

gỗ cánh nền 30cm. Tất cả các bao xi măng sẽ được đánh số để theo dõi số lượng, ngày nhập và
thời hạn bảo quản trong kho. Sắp xếp theo dãy có khoảng cách.
Vật liệu rời tập kết trên sân láng xi măng có khoảng cách để không bị lẫn lộn. Vật liệu cát
đen, cát vàng, đá các loại … khi tập kết phải để cách nhau đảm bảo cho các loại vật liệu không
lẫn vào nhau, thành phần cấp phối cho từng loại vật liệu đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế.
Sắt thép sau khi tiếp nhận được bảo quản trong nhà kho có mái che mưa cách xa khu xăng
dầu và đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế đảm bảo không han gỉ.
Nước dùng cho sản xuất các cấu kiện bê tông, cho trạm trộn bê tông … phải là nguồn
nước sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn.
Gạch ốp lát phải được xếp gọn gàng, ngăn nắp, phải có đánh dấu để dễ nhận biết và kiểm
soát.
Các sản phẩm hoàn thiện dễ cháy, dễ vỡ … sẽ được bố trí kho riêng nhằm đảm bảo các
loại vật tư không bị hư hỏng, va đập, cong vênh ... trước khi đưa vào công trình.
b.2. Biện pháp bảo quản vật liệu, thiết bị, công trình khi tạm dừng thi công và khi
mưa bão
- Nhà thầu liên tục theo dõi các diễn biến thời tiết trong suốt quá trình thi công để từ đó đề
ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp đem lại chất lượng cao nhất cho công trình, đảm bảo an toàn
lao động, cụ thể như sau:
+ Có các biện pháp che mưa, nắng khi thi công, bảo vệ công trình cũng như vật tư, vật
liệu.
+ Trong kho luôn dự phòng bạt dứa, hệ thống xà gồ, giáo hoàn thiện và vật tư phụ để
giằng chống và che chắn mỗi khi thời tiết bất thường.
+ Khi thời tiết có dự báo mưa, bão Nhà thầu lập kế hoạch trực cán bộ đồng thời huy động
công nhân cùng tham gia phòng chống bão. Đảm bảo không bị bất ngờ trước bất kỳ tình huống
nào.
+ Các cấu kiện mới thi công xong, chưa cố kết bị ảnh hưởng bởi thời tiết cũng được che
chắn, bảo vệ, bảo dưỡng đảm bảo yêu cầu.
+ Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, tiếp địa chống sét cho công trình và thiết bị thi
công.
+ Các vật liệu, thiết bị thi công được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, có biện pháp neo giữ,
chống gió lốc.
+ Khi tạm dừng thi công và khi mưa bão kéo dài: Kho bãi được gia cố cẩn thận, chuẩn bị
vật tư giằng chống che chắn. Bố trí thêm các kho kiên cố dưới tầng hầm hoặc trên các tầng đã
xây thô để tập kết vật liệu và che chắn bằng bạt dứa. Có biện pháp thoát nước (khơi thông
cống rãnh, chuẩn bị máy bơm khi cần thiết ...) tốt tại các vị trí đặt kho chứa vật liệu và xung
quanh công trường tránh ngập lụt ảnh hưởng tới vật liệu thi công
+ Áp dụng biện pháp và quy trình thi công thích hợp trong từng mùa, đặc biệt là công tác
thi công và bảo dưỡng bê tông (trong mùa khô, mùa mưa).
+ Lập kế hoạch công việc và dự trữ vật liệu thi công khi thời tiết báo mưa bão kéo dài,
giảm thiểu việc đoạn thi công để đáp ứng tiến độ công trình.
- Ngoài ra căn cứ vào hướng gió theo mùa tại thời điểm thi công, Nhà thầu có biện pháp
bố trí hợp lý các khu vệ sinh công trường, các bãi tập kết vật liệu để tránh các mùi khó chịu và
bụi gây ô nhiễm môi trường. Thời gian thi công công trình kéo dài do vậy quá trình thi công
gặp mưa bão là điều khó tránh khỏi. Nhà thầu đã lường trước và tính đến các biện pháp dự
phòng hữu hiệu, các giải pháp cụ thể như sau:

94
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Đào rãnh thoát nước xung quanh công trình để đảm bảo thu thoát nước tốt khi gặp trời
mưa.
+ Thi công gọn, dứt điểm từng phần, từng công việc theo phương pháp cuốn chiếu. Các
thiết bị như hệ đà giáo, lưới che chắn xung quanh công trình đều được ghim cài và neo buộc
chắc chắn, giảm thiểu những thiệt hại do lốc, bão có thể xảy ra. Có biện pháp chủ động dự
phòng gió lốc đột xuất làm bay các tấm nhẹ, lán trại… Cũng vậy, khi dựng lắp giáo, ván
khuôn, phải đảm bảo ổn định vững chắc ngay cả lúc đang dở dang, đề phòng gió bão đột xuất
gây lật đổ…công tác này thường xuyên được Ban an toàn kiểm tra trong suốt quá trình thi
công.
+ Quá trình thi công bê tông luôn chuẩn bị sẵn bạt che mưa dự phòng khi giông tố đột ngột
xuất hiện, khối lượng bê tông lớn không bị trôi mất xi măng khi đang thi công dở dang.
+ Có biện pháp chủ động kê cao máy móc, vật liệu nhất là xi măng đề phòng mưa đột ngột
+Trang bị áo mưa để có thể làm việc khi lượng mưa nhỏ do yêu cầu tiến độ.
b.3. Giải pháp xử lý vật tư, vật liệu và thiết bị phát hiện không phù hợp với yêu cầu
của gói thầu
- Bất kể lúc nào Nhà thầu hoặc Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát nhận thấy vật tư, vật liệu, thiết
bị không phù hợp với gói thầu thì Nhà thầu ngay lập tức chuyển ra khỏi công trường ngay.
- Tiến hành kiểm tra kiểm tra vật liệu, vật tư, thiết bị tại các nhà sản xuất, cung cấp để có
biện pháp loại trừ, thay thế nguồn cung cấp ngay từ ban đầu không để trà trộn khi tập kết về
công trường
c. Tổ chức giám sát, kiểm tra các khâu thi công, thực hiện các thí nghiệm phục vụ thi
công, ghi chép nhật ký thi công
- Trong thi công xây dựng công trình thì biện pháp quản lý và đảm bảo chất lượng là yếu
tố quan trọng hàng đầu. Nên Nhà thầu nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định về quản lý chất
lượng do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, các quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây
dựng cơ bản, và mọi điều kiện kỹ thuật đảm bảo chất lượng trong hồ sơ mời thầu cũng như
trong bản điều kiện hợp đồng và hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây dựng công trình. Các
biện pháp đó là:
+ Để đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công công trình, bằng kinh phí của mình, Nhà thầu sẽ
ký hợp đồng thí nghiệm với phòng thí nghiệm hợp chuẩn. Phòng thí nghiệm này có các cán bộ
chuyên môn và có đầy đủ các thiết bị thí nghiệm và kiểm tra chất lượng công trình.
+ Bộ phận kiểm tra chất lượng, bao gồm các chuyên viên cùng các kỹ sư kiểm tra chất
lượng. Bộ phận này có trách nhiệm giúp đỡ Ban chỉ huy công trường trong công tác kiểm tra
chất lượng các loại vật tư, vật liệu về quy cách, nguồn gốc của các loại vật liệu. Đồng thời giúp
ban chỉ huy công trường cùng TVGS tổ chức nghiệm thu vật tư, nghiệm thu giai đoạn công
tác. Bộ phận kiểm tra chất lượng tại công trường thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thi
công bảo đảm chất lượng từng công việc. Đồng thời phối hợp với tổ thí nghiệm, tổ lấy mẫu vật
liệu, sản phẩm thi công để kiểm định chất lượng vật liệu, cũng như chất lượng của sản phẩm.
+ Bộ phận thí nghiệm kiểm định có trách nhiệm phối hợp với phòng thí nghiệm để kiểm
tra chất lượng sản phẩm tạo ra. Đồng thời báo cáo lại Ban chỉ huy công trường về chất lượng
công trình.
+ Bộ phận lấy mẫu, lưu trữ hồ sơ chất lượng có trách nhiệm theo dõi kết quả thí nghiệm,
theo dõi kiểm tra các tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại cấu kiện, vật liệu riêng biệt nhằm giúp
Ban chỉ huy công trường thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật đề ra, đảm bảo công trình đạt
yêu cầu kỹ thuật, chất lượng tốt.

95
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

+ Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây
dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình
trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị
công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu
thiết kế;
- Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;
- Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;
- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;
- Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục
công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;
- Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi
trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định của Nghị định này và lập phiếu
yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình cam kết chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp
luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử
dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng,
gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại.
* Nội dung kiểm tra chất lượng
- Kiểm tra vật liệu xây dựng (Bằng các kết quả thử nghiệm cho thấy là đạt yêu cầu chất
lượng)
- Kiểm tra hồ sơ cấp phối hỗn hợp bê tông vữa đảm bảo đúng yêu cầu của thiết kế và phù
hợp với những điều kiện thiết bị tại hiện trường
- Kiểm tra từng công đoạn thi công xây lắp
- Kiểm tra việc làm đúng theo những yêu cầu của thiết kế về hình khối, kích thước công
trình, chủng loại số lượng, chất lượng của vật liệu và thiết bị lắp đặt
- Kiểm tra sự phù hợp theo các tiêu chuẩn, qui phạm hiện hành.
* Kiểm tra và nghiệm thu kỹ thuật
- Tất cả các công việc, các hạng mục công trình đều kiểm tra và nghiệm thu theo từng
công việc, giai đoạn thi công tại các điểm dừng kỹ thuật. Việc kiểm tra và nghiệm thu kỹ thuật
thực hiện tại hiện trường và thành phần gồm có Đại diện của Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám
sát, đơn vị thi công xây lắp tại hiện trường, đơn vị lắp đặt thiết bị liên quan và các đơn vị liên
quan.
* Tổng kiểm tra nghiệm thu
- Tổ chức nghiệm thu theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng của Bộ Xây dựng về việc
ban hành Quyết định QLCL công trình xây dựng
- Trước khi bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình, hình thức tổng kiểm tra nghiệm
thu áp dụng với việc kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu đối với các vấn đề sau:
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý của công trình.
- Chất lượng công trình so với thiết kế
- Chất lượng của các thiết bị lắp đặt trong công trình
- Điều kiện đảm bảo an toàn công trình và vệ sinh môi trường
- Chất lượng hồ sơ thi công xây dựng và lắp đặt công trình
- Kiểm tra hồ sơ quản lỹ chất lượng công trình
96
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý của công trình.


* Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng,
đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và
công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng đã
được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng nghiệm thu lại.
Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác
thực hiện tiếp thì được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có
phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình xây dựng
được phân thành:
+ Nghiệm thu nguyên vật liệu đưa vào xây dựng công trình
+ Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
+ Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
+ Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
- Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ
được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu.
- Khi chủ đầu tư, nhà thầu là người nước ngoài thì các biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn
công bộ phận công trình và công trình xây dựng được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài do chủ đầu tư lựa chọn.
* Quản lý chất lượng vật tư và từng loại công tác thi công
- Qui trình quản lý chất lượng sẽ bao hàm hoạt động theo qui trình phù hợp với các yêu
cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như yêu cầu của Chủ đầu tư và phản ánh tính chuyên nghiệp
có thể chấp nhận đuợc phù hợp với dự án. Qui trình sẽ đảm bảo rằng các yêu cầu của dựa án
được tiến hành chính xác và thực hiện đầy đủ. Bản vẽ thiết kế tuân thủ đúng kích cỡ, được
kiểm tra, phê chuẩn dựa vào các thông số đưa vào, bao gồm các tiêu chuẩn đã được chấp thuận
để đảm bảo an toàn và được xem xét và chấp thuận trước khi ban hành.
- Thuyết minh biện pháp và các kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm cần bám sát qui trình thi
công sẽ được thông qua, xác định kích thước, duy trì phương pháp đo lường và thiết bị thí
nghiệm mà được sử dụng để khẳng định vật liệu và công việc hoàn thành đáp ứng các yêu cầu
đã cam kết.
- Vật liệu xây dựng chủ yếu dùng cho Công trình như cát vàng, đá sỏi, xi măng, sắt ... lấy
mẫu kiểm tra tại phòng thí nghiệm và thiết kế cấp phối vữa trước khi đưa vào công trình. Hồ
sơ kiểm định và thiết kế cấp phối do các phòng thí nghiệm chuyên ngành đảm nhiệm. Hồ sơ
này sẽ trình cho Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế trước khi thi công.
- Các loại vật tư khác như gạch, gạch ốp lát, mái tôn, sơn v.v... sẽ trình mẫu cho Chủ đầu
tư phê duyệt trước khi sử dụng cho Công trình..

97
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

PHẦN 5
TIẾN ĐỘ THI CÔNG

98
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

1. Thời gian thi công


- Nhà thầu đưa ra tổng tiến độ công trình là: 150 ngày tính từ ngày khởi công đến khi bàn
giao công trình, dự kiến:
+ Dự kiến thời gian thực hiện 01/07/2021 kết thúc 28/11/2021 (150 ngày) (mốc
01.07.2021 là giả định, phụ thuộc vào điều kiện ký hợp đồng, thống nhất bàn giao mặt bằng
của Chủ đầu tư và nhà thầu, thực tế mốc bắt đầu có thể điều chỉnh)
2. Nhân lực thi công
+ Chỉ huy trưởng : 01 người
+ Đội trưởng thi công : 01 người
+ Cán bộ kỹ thuật : 02 người
+ Thợ hàn : 04 người
+ Thợ nề : 20 người
+ Thợ khác : 22 người
Tổng cộng : 48 người
3. Tính phù hợp
3.1. Tính phù hợp giữa huy động thiết bị và tiến độ thi công
- Lập tổng tiến độ thi công và tiến độ chi tiết, trình Chủ đầu tư phê duyệt.
- Tổ chức chỉ đạo điều hành sản xuất chặt chẽ theo kế hoạch - tiến độ, phân công bố trí
nhân lực, sử dụng thiết bị xe máy hợp lý, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, bố trí cán bộ
có tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, sử dụng lực lượng công
nhân có tay nghề khá, kỷ luật lao động tốt.
- Có biện pháp khuyến khích người lao động đưa năng suất lao động lên cao và tăng thu
nhập, trả lương kịp thời.
- Áp dụng thiết bị hiện đại hiệu suất cao, thiết bị vận chuyển bằng cơ giới đời cao nhiều
tính năng hiện đại, các công cụ và dụng cụ cầm tay thuận tiện năng suất cao.
- Bố trí thi công theo dây chuyền công nghệ hợp lý giữa các công đoạn thi công, giữa các
phần việc thi công.....
- Hàng ngày cuối giờ làm việc Ban chỉ huy công trường họp giao ban với cán bộ chủ chốt
kiểm điểm công việc trong ngày về tiến độ khối lượng công việc, chất lượng và an toàn lao
động, đồng thời làm việc cho ngày hôm sau.
- Bố trí các máy phát điện dự phòng, khoan giếng...đảm bảo tiến độ thi công khi công
trường mất điện, mất nước.
- Tăng ca, tăng thêm tổ đội, huy động thêm thiết bị...nhằm đảm bảo tiến độ công trình hay
khi muốn đẩy nhanh tiến độ
* Giải pháp dự phòng khắc phục rủi ro.
Mọi nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ do chủ quan và khách quan sẽ được khắc phục
bằng các biện pháp phù hợp:
- Điều chỉnh tiến độ thi công chi tiết (theo ngày, tuần,tháng...) cho phù hợp với điều kiện
thực tế nhằm đảm bảo tổng tiến độ thi công của gói thầu
- Tăng thêm máy móc, thiết bị.
- Tăng thêm nhân lực.
- Huy động làm thêm giờ, tăng ca làm đêm ...
3.2. Tính phù hợp giữa huy động nhân lực và tiến độ thi công
- Tổ chức tốt lực lượng thi công.
99
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

- Thực hiện đúng các Tiêu chuẩn tham chiếu và các điều kiện nêu trong Hồ sơ mời thầu.
- Nhà thầu sẵn sàng cung cấp và duy trì tất cả các thiết bị đo đạc khảo sát để Chủ đầu tư sử
dụng trong việc kiểm tra, nghiệm thu (máy toàn đạc, thuỷ bình, ni vô, thiết bị thí nghiệm).
Đồng thời cử 1 nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm phục vụ kỹ sư giám sát của Chủ đầu tư
trong việc lấy mẫu thí nghiệm tại hiện trường.
- Nhà thầu sẽ huy động đủ các phương tiện thiết bị thi công phù hợp với các yêu cầu chất
lượng của từng loại công việc.
- Lập các biện pháp thi công chi tiết, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho từng loại công việc
tới từng công nhân. Tổ chức giao ban hàng ngày tại công trường với các Tổ, Đội sản xuất.
- Xây dựng lịch giao ban 1 tuần 1 lần với Chủ đầu tư để đánh giá kết quả công việc và có
giải pháp khắc phục.
- Đáp ứng kịp thời các chế độ cho người lao động, thực hiện cơ chế khoán sản phẩm nhằm
tăng năng suất lao động. Tăng cường chế độ làm thêm ca trong thời tiết thuận tiện.
- Nhà thầu sẽ tuyển chọn các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm để
trực tiếp thi công và quản lý tốt công trình.
3.2.1. Phụ trách kỹ thuật, chất lượng.
- Là các kỹ sư xây dựng có trách nhiệm, có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm thi công
phụ trách công tác giám sát kiểm tra kỹ thuật, chất lượng.
- Lập các biện pháp thi công cho từng công việc cụ thể, kiểm tra công nhân thực hiện công
việc theo quy trình kỹ thuật.
- Phối hợp với ban chỉ huy công trình nghiệm thu công việc chi tiết và lập biên bản
nghiệm thu, hồ sơ hoàn công cho công trình.
- Tổ chức thực hiện công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu cùng với ban
chỉ huy công trình.
3.2.2. Bộ phận kỹ sư, kỹ thuật giám sát thi công.
- Điều động bố trí cán bộ kỹ thuật tại công trình là những kỹ sư có năng lực tốt, nhiều kinh
nghiệm thi công các công trình, có kinh nghiệm quản lý về chất lượng, kinh tế và kỹ thuật, có
sức khoẻ tốt.
- Các cán bộ kỹ thuật sẽ trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên các công việc thi
công trên công trường theo thiết kế và quy trình kỹ thuật.
- Thực hiện việc nghiệm thu nội bộ giữa cán bộ kỹ thuật giám sát của Công ty và công
trình trước nếu đạt yêu cầu mới mời TVGS nghiệm thu công việc.
- Lập hồ sơ nhật ký thi công công trình, biên bản nghiệm thu các loại công việc.
3.2.3. Công nhân.
- Sử dụng đội ngũ các loại thợ có tay nghề cao từ bậc 3/7 trở lên, đào tạo cơ bản về các
loại công tác xây dựng.
- Đứng đầu các đội nhân công thi công là đội trưởng của từng công tác, chịu trách nhiệm
trước các kỹ thuật giám sát thi công, ban chỉ huy công trường về công tác quản lý nhân công,
thi công đúng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tiến độ...
- Đội ngũ thợ này có nhiều kinh nghiệm do đã thi công qua các công trình của Nhà thầu
mà Chủ đầu tư là các liên doanh nước ngoài và các công trình giao thông, hạ tầng tương tự, đã
được đánh giá cao về tay nghề.

100
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

PHẦN 6
BẢO HÀNH

101
Công trình: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

1. Bảo hành
- Bảo hành công trình là nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của
công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
- Bảo hành công trình là bao gồm toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định
chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.
- Xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công
trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình.
- Quy trình bảo trì công trình được lập phù hợp với các bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt
vào công trình, loại, cấp công trình và mục đích sử dụng của công trình.
- Việc bảo hành công trình đảm bảo an toàn về người và tài sản, đảm bảo tối đa sự vận
hành liên tục và an toàn của công trình.
- Nhà thầu đã nêu toàn bộ nội dung chính biện pháp tổ chức, kỹ thuật thi công công trình
như trên. Trong quá trình thi công căn cứ vào tính hình thực trạng của công trình và của cơ
quan Chủ đầu tư, cơ quan thiết kế chúng tôi sẽ bổ sung chỉnh sửa đạt hơn nữa, nhằm đảm bảo
công trình được thi công đạt chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật cao, đạt tiêu chuẩn Nhà nước và
pháp luật hiện hành, giữ chữ tín với Chủ đầu tư, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho Công ty, cho xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong kế hoạch năm nay và
những năm tiếp theo.
- Nhà thầu tuân thủ đầy đủ công tác bảo hành và bảo trì công trình theo chỉ dẫn tại Luật
Xây dựng số 50/2014/QH13 và theo chương VI điều 29, 30 “Bảo hành công trình xây dựng” ,
chương VII điều 31, 32, 33, 34 “Bảo trì công trình xây dựng” của quy định quản lý chất lượng
công trình xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 46/2015/NĐ - CP ngày 12/5/2015 của
Chính Phủ.
- Thời gian bảo hành công trình là 12 tháng.
- Trong thời gian bảo hành công trình, nếu xảy ra bất kỳ sự cố hay hư hỏng nào, đề nghị
thông báo ngay cho Nhà thầu.
- Sau 24 giờ khi nhận được thông báo, Nhà thầu sẽ cử kỹ sư xuống xem xét ngay thực tế
tại hiện trường cùng với các bên để xác định nguyên nhân và mức độ. Nếu có sự cố cần sửa
chữa, nhà thầu sẽ tiến hành sửa chữa hoặc thay thế phần hư hỏng bằng kinh phí của mình khi
nguyên Nhân do phía đơn vị thi công.
- Nếu nguyên nhân do khách quan hoặc do sử dụng gây hỏng hóc, Nhà thầu vẫn triển khai
sửa chữa ngay. Phần kinh phí thanh toán theo chế độ hiện hành và được sự thống nhất của chủ
đầu tư cũng như cơ quan có thẩm quyền.
- Việc triển khai sửa chữa được thực hiện 24 giờ sau khi xác định được nguyên nhân cách
thức khắc phục và hoàn tất trong thời gian nhanh nhất, khi sửa chữa khắc phục hư hỏng cần
làm gọn, dọn sạch. Thời hạn hoàn thành không quá 7 ngày kể từ khi nhận được thông báo của
Chủ đầu tư.
- Chỉ khi được Chủ đầu tư và Chủ sử dụng công trình nghiệm thu chấp nhận việc sửa chữa
mới hoàn thành.

102

You might also like