Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

KIỂM TRA LẦN 02 – TKXD CẦU BTCT 2 – 64CD2

1. Thế nào là cầu dầm?


2. Thế nào là cầu khung?
3. Trình bày sự giống và khác nhau của (1) cầu dầm hộp BTCT DUL nhịp liên tục và
(2) cầu khung hộp BTCT DUL nhịp liên tục.
4. Trình bày sự giống và khác nhau của (1) cầu dầm liên tục và (2) cầu Extradosed.
5. Trình bày sự giống và khác nhau của (1) cầu dây văng và (2) cầu Extradosed.
6. Trình bày ưu nhược điểm của công nghệ đổ bêtông tại chỗ trên đà giáo cố định.
7. Phân tích sự giống và khác nhau trong (1) cầu dầm hộp BTCT DUL nhịp liên tục thi
công đổ tại chỗ một lần trên hệ đà giáo cố định và (2) cầu dầm hộp BTCT DUL nhịp
liên tục thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng.
8. Nguyên tắc bố trí cốt thép trong 2 loại cầu sau có gì khác nhau: (1) cầu dầm hộp
BTCT DUL nhịp liên tục thi công đổ tại chỗ một lần trên hệ đà giáo cố định và (2)
cầu dầm hộp BTCT DUL nhịp liên tục thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân
bằng.
9. Kể tên và vẽ sơ đồ cầu minh họa các loại cầu thi công bằng công nghệ hẫng mà bạn
biết.
10. Cho một cầu BTCT DUL dầm hộp liên tục có sơ đồ cầu: 65+100+65(m) và có bề
rộng cầu bằng 12m, giả thiết cầu được thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân
bằng. Hãy đề xuất mặt cắt ngang cầu tại vị trí giữa nhịp và vị trí cuối đốt K0, đầu
đốt K1.
11. Trong cầu BTCT DUL dầm hộp liên tục thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân
bằng, vì sao chiều cao dầm tại vị trí sát trụ lại lớn hơn chiều cao dầm tại vị trí giữa
nhịp.
12. Trong cầu BTCT DUL dầm hộp liên tục thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân
bằng, vì sao sườn dầm tại vị trí sát trụ lại lớn hơn sườn dầm tại vị trí giữa nhịp.
13. Trong cầu BTCT DUL dầm hộp liên tục thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân
bằng, vì sao bề dày bản đáy dầm tại vị trí sát trụ lại lớn hơn bề dày bản đáy dầm tại
vị trí giữa nhịp.
KIỂM TRA LẦN 03 – TKXD CẦU BTCT 2 – 64CD2
1. Trình bày nguyên lý và các bước thi công chính của cầu BTCT DUL thi công bằng
phương pháp đúc hẫng cân bằng.
2. Trình bày nguyên lý và các bước thi công chính của cầu BTCT DUL thi công bằng
phương pháp đúc đẩy.
3. Kể tên và nêu chức năng chính của các trang thiết bị thi công đúc đẩy.
4. Vẽ hình 1 vài bước thi công để minh chứng sự cần thiết phải bố trí cáp DUL cả thớ
trên và thớ dưới trong thi công đúc đẩy.
5. Trong thi công đúc đẩy, thông thường có 3 loại cáp chính: cáp âm chỉ chạy ở thớ
trên, cáp dương chỉ chạy ở thớ dưới và cáp nhịp chạy dưới ở giữa nhịp và chạy trên
ở đỉnh trụ. Có bắt buộc phải bố trí cáp nhịp không? Giải thích tại sao? Cáp nhịp là
cáp căng trong hay căng ngoài, vì sao?
6. Thi công bằng công nghệ MSS có ưu nhược điểm gì so với thi công đúc đẩy?
7. Trình bày nguyên lý bố trí cốt thép trong cầu thi công bằng công nghệ MSS.
8. Trình bày nguyên lý hoạt động của bản liên tục nhiệt? Thi công như thế nào? Tính
toán như thế nào?
9. Trong thi công MSS bằng hệ chạy trên thì ván khuôn được treo hay được kê trên
dầm chính?
10. Vì sao trong thi công đúc đẩy và MSS thường tiết diện ngang của dầm không đổi?
11. Mũi dẫn trong công nghệ thi công đẩy có tác dụng gì? Cấu tạo như thế nào? Và
được nối với dầm chính như thế nào?
12. Kể tên và nêu vị trí các loại cáp DUL mà bạn biết trong cầu dầm hộp BTCT DUL.
13. Mômen do tải trọng bản thân dầm trong cầu dầm liên tục BTCT DUL thi công đổ
tại chỗ một lần và cầu dầm liên tục BTCT DUL thi công bằng công nghệ đúc hẫng
cân bằng có khác nhau không? Vì sao?
14. Vì sao người ta hay nhồi bêtông vào trong vòm thép đối với cầu vòm?
15. Đường tên vòm là gì, dùng để làm gì?
16. Đường vòm hợp lý là gì?
17. Khi nào sử dụng cầu vòm có đường xe chạy trên/dưới/giữa?
18. Để tránh lực xô ngang tại chân mố trụ cầu vòm, người ta có thể dùng cách gì? Giải
thích lý do.

You might also like