TIỂU LUẬN KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH-ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 2



TIỂU LUẬN
Môn học: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Đề tài: PEER PRESSURE – ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA


Giáo viên hướng dẫn: Phạm Hoài Nam
SV thực hiện: Nhóm 6 _ D21CQMR01-N
1.Nguyễn Thị Thùy Linh – N21DCMR032
2.Võ Thị Kiều Linh – N21DCMR033
3.Nguyễn Thị Diệu – N21DCMR013
4.Đoàn Thị Mỹ Duyên – N21DCMR016
5. Bùi Thị Hồng Ngọc – N21DCMR039



Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2022


1. Khái niệm:

1.1. Áp lực đồng trang lứa (Peer pressure): 

 Là hiện tượng xảy ra khi bạn chịu ảnh hưởng bởi nhóm bạn cùng tuổi, các
bạn cùng lớp hay đồng nghiệp.
 Xuất phát từ bên con người bên trong của bạn hoặc do các yếu tố xung
quanh thúc đẩy và hình thành áp lực.
 Nó hiện diện từ sâu trong tiềm thức, khiến cho chúng ta làm những phép so
sánh giữa bản thân và những người đồng lứa tuổi, từ đó làm nảy sinh những
áp lực và cảm xúc buồn bã không đáng có.

1.2. Thế hệ gen Z (Generation Z):

 Là thuật ngữ được dùng để chỉ nhóm người được sinh ra vào khoảng thời
gian từ 1997 đến 2012. 
 Là thế hệ mới đang thay đổi cả thế giới, họ quyết định văn hóa và xu hướng
tiêu dùng của tương lai. Điều này mang ý nghĩa về kinh tế và xã hội sâu sắc,
bởi họ chính là nhân tố quyết định của tương lai gần.
=> Gen Z được mệnh danh là những công dân của thời đại số hoá.

2. Các loại áp lực đồng trang lứa

Trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi thường có mong muốn hòa nhập. Hơn nữa,
những đối tượng này còn rất nhạy cảm với việc bị bắt nạt, chế giễu hoặc bị tẩy
chay. Do đó, họ thường háo hức làm những điều mà bạn bè đồng trang lứa hay
đồng nghiệp yêu cầu.

Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu và chú ý đến vai trò quan trọng của bạn bè đồng
trang lứa với việc ảnh hưởng tới các hành vi xã hội thì được biết áp lực đồng trang
lứa chia làm 2 loại chính bao gồm:
-  Áp lực tích cực:
Áp lực tích cực từ bạn bè, đồng nghiệp là khi ai đó khuyến khích bạn làm điều gì
đó tích cực hoặc thúc đẩy bạn phát triển theo hướng có lợi. Dưới đây là một vài ví
dụ về biểu hiện của áp lực tích cực từ bạn bè:
 
 Thúc đẩy một người học tập chăm chỉ hơn để có thể đạt điểm cao hơn
 Kiếm việc làm sau giờ học và thuyết phục bạn bè cùng đi làm;
 Tiết kiệm tiền cho một khoản mua sắm lớn như laptop, xe máy, chung cư
và khuyến khích bạn bè làm điều tương tự;
 Không tán thành những câu chuyện cười hoặc nói chuyện phiếm có tính
tiêu cực, so sánh;
 Ngăn cản hành vi bất hợp pháp chẳng hạn như uống rượu hoặc hút thuốc
dưới tuổi vị thành niên.
- Áp lực tiêu cực
Mặt khác, áp lực từ bạn đồng trang lứa tiêu cực bao gồm áp lực phải làm điều gì đó
nguy hiểm hoặc gây tổn hại cho bản thân, người khác. Dưới đây là một số ví dụ về
áp lực tiêu cực từ bạn bè:
 Thuyết phục một người bạn trốn học;
 Khuyến khích ai đó mua thuốc lá hoặc sử dụng chất cấm;
 Khuyến khích bạn bè đánh nhau hoặc bắt nạt ai đó;
 Áp lực vì chuyện học hành, điểm số dẫn đến trầm cảm, học hành sa sút,...

3. Nguyên nhân của áp lực đồng trang lứa 

- Cách giáo dục của cha mẹ

Cách giáo dục của phụ huynh chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình
thành nhân cách của trẻ. Việc cha mẹ thường xuyên chê bai và phê phán cũng sẽ
tạo ra nhiều áp lực cho con.
Đặc biệt, nhiều cha mẹ còn có thói quen so sánh con với những người bạn đồng
trang lứa. Khi còn nhỏ là sự so sánh về kết quả học tập. Còn khi trưởng thành lại so
sánh về công việc, lương thưởng, những đóng góp cho gia đình hay so sánh về vấn
đề hôn nhân.
Cách giáo dục không lành mạnh từ cha mẹ có thể là nguyên nhân dẫn tới áp lực
đồng trang lứa. Hơn nữa, yếu tố này còn làm gia tăng mâu thuẫn trong gia đình vì
các con luôn cảm thấy bố mẹ quá áp đặt và thiếu tôn trọng con.

-Nhu cầu ngày càng tăng cao


Nhu cầu của con người đang ngày càng được tăng cao theo thời gian. Ở các thế hệ
trước, nhu cầu đơn giản chỉ là được sống trong gia đình hạnh phúc, có công việc ổn
định thì hiện nay, con người cần thêm rất nhiều nhu cầu khác. Chẳng hạn như có
danh tiếng, được quan tâm, ngưỡng mộ hay đạt được thành công sớm.
Ở thời đại ngày nay, xã hội luôn có sự phát triển không ngừng. Hiện tại, có rất
nhiều người trẻ được học tập, phát huy năng lực và thành công từ rất sớm. Số
lượng các cá nhân xuất sắc trong xã hội tăng cao buộc yêu cầu về kỹ năng và trình
độ cũng sẽ tăng lên.
Đặc biệt, khi nhìn thấy những cá nhân ưu tú được quan tâm và ngưỡng mộ thì bản
thân mỗi người cũng hình thành nhu cầu tương tự. Trong một số trường hợp, điều
này có ảnh hưởng tích cực giúp xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ở nhiều
người thì điều này có thể làm gia tăng áp lực.

- Sự bùng nổ của mạng xã hội


Sự bùng nổ của mạng xã hội cũng là nguyên nhân thường gặp làm gia tăng áp lực
đồng trang lứa. Sự xuất hiện của mạng xã hội sẽ khiến cho việc so sánh bản thân
với người khác diễn ra thường xuyên hơn. Ngày nay, mọi người hay có thói quen
chia sẻ cuộc sống cá nhân lên mạng xã hội. Khi thấy bạn bè chia sẻ thành tựu lớn
như mua nhà, mua xe, đi du học, tăng lương,… thì chúng ta rất khó tránh khỏi
những áp lực.

- Thường xuyên gặp thất bại


Những người thường xuyên trải nghiệm những thất bại trong cuộc sống rất dễ bị áp
lực đồng trang lứa. Liên tiếp thất bại khiến cho họ có tâm lý thiếu tự tin. Đồng thời
cảm thấy bản thân vô dụng và kém cỏi trước sự thành công của bạn bè.
 

4.Tác động của Áp lực đồng trang lứa

- Mặt tiêu cực:

Dễ thất bại hơn (do chỉ muốn thành công nhanh chóng, làm mọi việc vội vàng mà
không chịu nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo rõ ràng hơn nên thường khó
thành công) 
Tạo khoảng cách với mọi người xung quanh (Có thể xa rời các mối quan hệ do
chịu nhiều áp lực, luôn lo lắng rằng mọi người sẽ hỏi về thứ hạng, công việc
hay tiền đồ của mình)  
Ngoài ra những người này còn có xu hướng nóng nảy, dễ gây ra tranh cãi hơnđặc
biệt với những người thân trong gia đình. Chẳng hạn một người chồng chịu áp
lực về việc kiếm tiền nuôi gia đình lại nhìn thấy bạn bè đều đã mua nhà, mua
xe thì lòng tự trọng bị hạ thấp nên sẽ thường xuyên cáu gắt khó chịu với vợ
con, dễ cục súc
 
Ở một số người luôn muốn thể hiện rằng mình không thua kém những người xung
quanh nên cực kỳ dễ bị tác động bởi những lời kích động, khích tướng từ người
khác. Chặng hạn khi đi ăn chung, những người này có thể chấp nhận bỏ ra
hàng chục triệu để thanh toán, luôn chọn những dịch vụ Vip nhất để mời bạn bè
chỉ vì muốn chứng minh rằng mình không hề thua kém ai. Điều này sẽ vô tình
tạo ra các khoản nợ lớn khiến cuộc sống của họ càng thêm nhiều khó khăn. 
Giảm lòng tự trọng và sự tự tin, luôn sống trong căng thẳng mệt mỏi, tinh thần
tiêu cực, sa sút, thường xuyên thiếu ngủ nếu không được chia sẻ với ai rất có
nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu
Thay đổi suy nghĩ, hành vi để phù hợp với các chuẩn mực xã hội, với bạn bè
khiến bản thân họ không là chính mình, luôn phải đeo một lớp mặt nạ giả tạo
nên cũng luôn cảm thấy bức bối, mệt mỏi
Có xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích để giải tỏa áp
lực
Suy giảm chất lượng sức khỏe do thường xuyên làm việc quá sức, thiếu ngủ, tinh
thần sa sút, ăn uống không ngon miệng
Nhưng, chính "peer pressure" lại trở thành động lực phát triển nếu chúng ta biết
cân bằng nó. 
“Pressure makes diamonds” hay “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là
những câu nói, câu tục ngữ nói về điều này. Khi chúng ta chọn đối mặt với áp
lực và đương đầu với nó, chúng ta sẽ có thêm động lực để cố gắng, để ngày
càng hoàn thiện bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. 

- Mặt tích cực:

Áp lực tích cực từ bạn bè đồng trang lứa tức là bạn bè khuyến khích bạn làm
những điều tích cực hoặc thúc đẩy bạn phát triển theo hướng có lợi. Một số ví dụ
bao gồm:

· Thúc đẩy bạn bè học tập chăm chỉ hơn để có thể đạt điểm cao hơn
· Kiếm việc làm sau giờ học, đồng thời thuyết phục bạn bè cùng đi làm
· Tiết kiệm tiền cho một khoản mua sắm lớn và khuyến khích bạn bè làm điều
tương tự
· Không tán thành những câu chuyện chế giễu
· Lên án hành vi bất hợp pháp hoặc rủi ro như uống rượu, hút thuốc lá dưới tuổi
vị 
5. Cách vượt qua áp lực đồng trang lứa 

Luôn thấu hiểu và trân trọng bản thân: Ai cũng có một vai trò riêng trong thế
giới, điều quan trọng là chúng ta hãy biết yêu thương và trân trọng chính mình, để
nhận ra giá trị của bản thân mình từ bên trong, khi đó cuộc sống sẽ rộng mở với ta.

Xác định mục tiêu sống rõ ràng: Một mục đích sống rõ ràng, có chí hướng sẽ
nhanh chóng giúp bạn thoát khỏi áp lực đồng trang lứa. Những điều đó có thể đơn
giản như: quan tâm tới gia đình hơn, hạnh phúc hơn mỗi ngày, sống lành mạnh hơn
hoặc học một bộ môn nào đó mà bạn đam mê,...

Hiểu rõ giới hạn và điều kiện của mình: Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh
và điểm yếu riêng, đây là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa mỗi người. Thế nên, hãy
lắng nghe để biết giới hạn của bản thân, rằng mình mạnh yếu hay dở ở đâu để phát
huy và cải thiện.

Chia sẻ với người thân và bạn bè: Áp lực đồng trang lứa thường khiến bạn phải
trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực. Điển hình như chán nản, buồn bã, tuyệt vọng và
mệt mỏi. Nếu bạn không biết cách chia sẻ mà cứ giữ mãi trong lòng thì mọi thứ sẽ
càng tồi tệ thêm. Bạn sẽ có nguy cơ cao đối mặt với các bệnh tâm lý, tâm thần.
KẾT LUẬN

Hãy biết trân trọng chính mình và chính những giá trị của bản thân mình. Tập
trung vào chính mình sẽ giúp bạn kiểm soát được hành vi, cảm thấy vui vẻ hơn
trong cuộc sống và ít bị phụ thuộc, ảnh hưởng bởi những người xung quanh.
Chúng ta luôn có sự lựa chọn, với bạn bè, người yêu, với những người mình theo
dõi trên mạng xã hội và cả với những giá trị mà mình tin tưởng và phản ứng của
bản thân trước những vấn đề. Hãy là một người trẻ tích cực, lạc quan và độc nhất
vì bạn, tôi và mỗi chúng ta luôn khác biệt, không có một thước do chung nào cho
giá trị của tất cả chúng ta.

Đừng cố gắng trở thành "Con nhà người ta" mà: Hãy cố gắng "Assert Yourself-
Khẳng định bản thân"

You might also like