Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BỔ SUNG

Bổ sung phần lạm phát

Chỉ số đánh giá lạm phát:

Để đánh giá một quốc gia có đang xảy ra tình trạng lạm phát, các nhà kinh tế học sử dụng
các tiêu chí sau:

a. Tỷ lệ tăng giá

Tỷ lệ tăng giá (Appreciation rate) là một chỉ số thể hiện mức độ tăng giá của các mặt hàng
hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ tăng giá được tính bằng cách so
sánh giá trung bình của các mặt hàng hoặc dịch vụ trong một năm hoặc một thời điểm nào
đó với giá trung bình của cùng mặt hàng hoặc dịch vụ trong một năm hoặc thời điểm trước
đó. Ví dụ, nếu giá trung bình của một mặt hàng trong năm nay là 120 đồng, trong khi giá
trung bình của cùng mặt hàng trong năm ngoái là 100 đồng, thì tỷ lệ tăng giá của mặt hàng
đó sẽ là 20%. Tỷ lệ tăng giá cũng có thể được tính bằng cách so sánh giá trung bình của một
danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định.

Thường được sử dụng trong thị trường bất động sản, tỷ lệ tăng giá trị là một chỉ số quan
trọng để đánh giá lợi nhuận hoặc mức độ đầu tư của một tài sản. Tỷ lệ tăng giá trị cũng có
thể được tính theo giời hạn ngắn hơn, như theo tháng hoặc theo quý, tùy thuộc vào mục đích
sử dụng. Trong thị trường chứng khoán, tỷ lệ tăng giá trị thường được tính theo giá cổ phiếu
và thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất của một cổ phiếu hoặc một danh mục đầu tư.

b. Chỉ số CPI

CPI (Consumer Price Index) tạm dịch theo tiếng Việt là chỉ số giá tiêu dùng và là một trong
những chỉ số kinh tế quan trọng nhất để đo lường sự thay đổi giá cả của hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng trong một nền kinh tế. CPI thường được sử dụng để tính toán mức lạm phát và
được sử dụng để đánh giá tình trạng kinh tế và ảnh hưởng của chính sách tiền tệ.

CPI thường được tính dựa trên một giỏ hàng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phổ biến của
người tiêu dùng, bao gồm các sản phẩm từ thực phẩm, năng lượng, y tế đến giáo dục và dịch
vụ vận chuyển. CPI đo lường sự thay đổi giá cả của giỏ hàng này theo thời gian, thường là
từng tháng hoặc từng quý. CPI được tính bằng cách cố định giỏ hàng hóa và xác định giá cả
tại các thời điểm xác định từ đó tính toán chí phí cần bỏ ra để mua giỏ hàng hóa, dịch vụ,
thông qua đó xác định được chỉ số CPI nhằm xác định được tỷ lệ lạm phát tính theo đơn vị

phần trăm (%).

Chỉ số CPI về thực phẩm ở Mỹ giai từ 2003-2023 (Nguồn: Cục Thống kê Lao động Mỹ)

Biểu đồ CPI Việt Nam 2022 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Tác động của CPI đến nền kinh tế rất lớn. CPI phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ và được sử dụng nhằm mục đích để theo dõi sự thay đổi của chi
phí sinh hoạt theo thời gian. Khi chỉ số CPI tăng thì việc mức giá trung bình tăng và ngược
lại.
CPI ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát, tức là tình trạng tăng giá và giảm giá trên thị trường.
Nếu CPI tăng cao, nó có thể gây ra lạm phát, khiến cho các mặt hàng trở nên đắt đỏ và ảnh
hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Nếu CPI giảm, nó có thể gây ra giảm phát, tình
trạng giảm giá và khủng hoảng thất nghiệp.

CPI cũng ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế của chính phủ. Nếu CPI tăng, ngân hàng
trung ương có thể tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và giảm CPI. Nếu CPI giảm, ngân hàng
trung ương có thể giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế.

CPI còn ảnh hưởng đến sự phân bố thu nhập của người dân và tình trạng kinh tế của các
doanh nghiệp. Khi CPI tăng, điều đó có ý nghĩa rằng giá của một số mặt hàng tiêu dùng sẽ
tăng lên. Việc này có tác động đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng, đặc
biệt là những người có thu nhập thấp. Sự tăng giá này có thể làm cho cuộc sống của họ trở
nên khó khăn và vất vả hơn, khiến chi phí chi tiêu sinh hoạt tăng lên mặc dù tiền lương, tiền
công lao động không thay đổi. Khi CPI giảm, điều này có nghĩa là giá của một số mặt hàng
trong giỏ hàng tiêu chuẩn sẽ giảm. Việc giảm giá sẽ làm giảm chi phí cho các hoạt động tiêu
dùng. Nếu giả định rằng mức thu nhập của người lao động không thay đổi trong trường hợp
này, thì chi phí sinh hoạt của họ cũng sẽ ổn định và mức sống của họ có thể nâng cao hơn.

Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số quan trọng để đo lường mức độ lạm phát và
ảnh hưởng đến quyết định về chính sách tiền tệ và kinh tế, nhưng nó cũng có một số hạn chế
như sau:

Một là, CPI không phản ánh chính xác chi phí thực tế của một số mặt hàng và dịch vụ. CPI
được tính bằng cách lấy trung bình giá của một danh mục mặt hàng và dịch vụ, nhưng không
phản ánh chính xác các biến động giá của từng mặt hàng và dịch vụ. Ví dụ, CPI có thể bị
ảnh hưởng bởi giá đất, năng lượng và giá nhà ở, trong khi không phản ánh chính xác chi phí
thực tế của nhiều mặt hàng và dịch vụ khác.

Hai là, CPI không phản ánh sự thay đổi trong chất lượng sản phẩm, nghĩa là nếu một sản
phẩm được cải tiến về chất lượng trong thời gian, CPI sẽ không phản ánh chính xác sự thay
đổi này. Điều này có thể dẫn đến việc CPI không thể đo lường chính xác mức độ tăng giá trị
của các sản phẩm. Đồng thời CPI cũng không phản ánh tác động của sự thay đổi công nghệ
và sản xuất dẫn đến việc không phản ánh chính xác mức độ tăng giá trị của các sản phẩm
trong thời gian.

Ba là, CPI không phản ánh được hiệu ứng thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định do
không phản ánh sự khác biệt về sở thích và mua sắm của người tiêu dùng, điều này có thể
dẫn đến việc CPI không phản ánh chính xác chi phí thực tế của từng người tiêu dùng. Ví dụ,
khi giá thịt bò tăng, người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng thịt gà hoặc thịt lợn để thay thế
cho thịt bò.

Bốn là, CPI không phản ánh được mức tiêu dùng ở từng khu vực cụ thể do CPI được tính
toán trên giá tiêu dùng chung của quốc gia nên không phản ánh được sự khác nhau về mức
tiêu dùng ở thành thị so với nông thôn.

Năm là, CPI không xác định các yếu tố về xã hội và môi trường. CPI chỉ đo lường sự thay
đổi của giá cả các mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng trong một thị trường nhất định trong một
khoảng thời gian cụ thể. Chỉ số này không bao gồm các yếu tố xã hội và môi trường như
chất lượng sản phẩm, tác động đến môi trường, sự bảo vệ người tiêu dùng và các yếu tố xã
hội khác. Nếu chỉ dựa trên CPI để đánh giá tình hình kinh tế và xã hội của một quốc gia, sẽ
không thể đưa ra những đánh giá toàn diện về tình hình kinh tế và đời sống của người dân
trong quốc gia đó.

Sáu là, CPI không phản ánh chính xác hoàn toàn về giá của một sản phẩm giữa các khu vực.
CPI chỉ đo lường sự thay đổi giá cả của các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng trong một khu
vực nhất định. Tuy nhiên, giá của một sản phẩm có thể khác nhau giữa các khu vực khác
nhau, do đó, chỉ số CPI không phản ánh chính xác sự chênh lệch giá cả của các sản phẩm
giữa các khu vực. Ví dụ, mặc dù chỉ số CPI ở một khu vực cao hơn một khu vực khác, giá
của một sản phẩm có thể thấp hơn ở khu vực có chỉ số CPI thấp hơn. Vì vậy, để đánh giá
chính xác hơn giá cả của các sản phẩm giữa các khu vực khác nhau, cần sử dụng các chỉ số
giá khác như chỉ số giá thành sản phẩm (PPI) và chỉ số giá tiêu dùng cố định (FDCI).
b. Chỉ số PPI

PPI (Producer Price Index) hay còn gọi là chỉ số giá sản xuất là một chỉ số kinh tế đo lường
sự thay đổi giá cả của các mặt hàng được sản xuất trong một quốc gia. Chỉ số PPI đo lường
giá cả của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi các công ty, tổ chức và các nhà sản xuất
trong nước.

Mức giá này là giá cơ bản chưa bao gồm thuế. Trái ngược với chỉ số giá tiêu dùng CPI, đo
lường sự thay đổi giá cả từ quan điểm của người mua, chỉ số giá sản xuất PPI đo lường mức
giá chung từ quan điểm của người bán. Dữ liệu PPI thể hiện sự thay đổi (thường là hàng
tháng) về giá trung bình của một giỏ hàng hóa được mua bởi các nhà sản xuất.

Biểu đồ PPI Mỹ từ 01-01-2000 đến 01-01-2023 (Nguồn: Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ)

Chỉ số PPI là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng được theo dõi bởi các nhà đầu tư,
nhà hoạch định chính sách kinh tế và các nhà quản lý doanh nghiệp. Việc theo dõi chỉ số PPI
có thể giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra quyết định hợp lý về giá cả sản phẩm và
dịch vụ của họ, và có thể giúp đưa ra các dự báo về tình hình kinh tế trong tương lai.

PPI cũng là một chỉ số quan trọng, là cơ sở để cung cấp cho nhà đầu tư, nhà phân tích kinh tế
và chủ doanh nghiệp những xu hướng giá ở nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình sản
xuất. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt, giúp nhà phân tích theo
dõi xu hướng và cho phép nhà đầu tư tìm kiếm thông tin về tình hình lạm phát trong tương
lai.
PPI có liên hệ trực tiếp đến lạm phát và giảm phát, khi PPI tăng hoặc giảm đều ảnh hưởng
đến nền kinh tê:

Nếu chỉ số PPI tăng cao, điều này có thể gây ra sức ép giá cả và dẫn đến tình trạng lạm phát,
khi giá cả của các sản phẩm và dịch vụ tăng lên đáng kể. Trong trường hợp này, người tiêu
dùng sẽ phải trả nhiều hơn cho các sản phẩm và dịch vụ, trong khi nhà sản xuất có thể giữ
giá cả cao hơn để bù đắp cho chi phí sản xuất tăng hoặc cắt giảm bớt nhân công để giảm chi
phí và điều đó có thể gây ra thất nghiệp.

Nếu chỉ số PPI giảm, điều này có thể giảm đáng kể sức ép giá cả và dẫn đến tình trạng giảm
giá hoặc giảm lạm phát. Trong trường hợp này, người tiêu dùng có thể mua được các sản
phẩm và dịch vụ với giá rẻ hơn từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống, trong khi nhà sản xuất
có thể phải cắt giảm chi phí sản xuất để giữ giá cả ổn định.

Ngoài ra, chỉ số PPI có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư và các quyết
định chính sách kinh tế của chính phủ. Nếu chỉ số PPI tăng, chính phủ có thể áp đặt chính
sách tiền tệ hạn chế sự tăng giá và ngược lại, trong khi các nhà đầu tư có thể tìm kiếm các cơ
hội đầu tư vào các ngành sản xuất đã được ổn định giá cả hơn.

PPI cũng có tác động đến CPI, nếu giá thành sản xuất tăng cao, các nhà sản xuất có thể
chuyển phần chi phí này cho người tiêu dùng bằng cách tăng giá bán lẻ của sản phẩm. Khi
giá bán lẻ tăng, CPI cũng sẽ tăng theo. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của PPI đến CPI không phải
lúc nào cũng rõ ràng và chính xác. Nhiều yếu tố khác như cạnh tranh, cung cầu và chính
sách tài khóa cũng ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm.

PPI cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư. Nếu PPI tăng, điều này có thể cho thấy chi phí sản xuất
đang tăng, dẫn đến sự giảm lợi nhuận và giảm độ hấp dẫn của các cổ phiếu. Điều này có thể
ảnh hưởng đến đầu tư và nền kinh tế nói chung. Nếu PPI giảm, các nhà đầu tư sẽ thu được
nhiều lợi nhuận hơn, từ đó có thể mở rộng quy mô, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm.

Mặc dù PPI là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá nền kinh tế, tuy nhiên vẫn có
một số hạn chế ở PPI như sau:
Một là, PPI chỉ đo lường chi phí hàng hóa và không đo lường chi phí nhân công. Tuy nhiên,
chi phí nhân công là một yếu tố quan trọng trong chi phí sản xuất và có thể ảnh hưởng đến
giá cả. Bên cạnh đó giá cả cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như tình trạng kinh
tế, chính sách thuế và lạm phát.

Hai là, PPI không đo lường sự thay đổi giá cả từ quan điểm của người tiêu dùng do PPI đo
lường sự thay đổi giá cả từ quan điểm của người bán, trong khi Consumer Price Index (CPI)
đo lường sự thay đổi giá cả từ quan điểm của người tiêu dùng. PPI chỉ tập trung vào giá
thành của hàng hoá và dịch vụ từ các nhà sản xuất và không bao gồm các chi phí tiếp thị,
bán hàng, vận chuyển và các chi phí khác của nhà bán lẻ. Do đó, PPI không phản ánh mức
độ tăng giá ở mức độ tiêu dùng và có thể không phản ánh chính xác tình hình tăng giá của
người tiêu dùng.

Ba là, PPI không phản ánh sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, do đó không thể đánh giá
chính xác mức độ tăng giá của sản phẩm có chất lượng cao hơn hoặc thấp hơn. Bên cạnh đó,
PPI cũng không phản ánh chính xác về tình hình tăng giá của dịch vụ do PPI chỉ phản ánh
mức độ tăng giá của hàng hóa.

Bốn là, khi tính toán PPI thường phải cố định giỏ hàng hóa và PPI đo lường mức giá chung
của một giỏ hàng hóa mà các nhà sản xuất mua để sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, giỏ hàng
hóa này không phải là toàn bộ các sản phẩm được sản xuất, mà chỉ là một số mặt hàng đại
diện. Do đó, PPI có thể không phản ánh đầy đủ tình hình giá cả của toàn bộ nền kinh tế.

You might also like