Dì Mây

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta đã là ngọn lựa hun đúc nên biết bao thế

hệ anh
hùng, đồng thời cũng trở thành một trong những đề tài văn học, nghệ thuật hấp dẫn và
nhiều cảm hứng nhất của giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Một trong số đó không thể không
nhắc đến tác phẩm Người ở bến sông Châu của tác giả Sương Nguyệt Minh. Đoạn trích này
được trích trong tác phẩm trên, kể về lần dì Mây đỡ đẻ và cứu sống cô Thanh. Nhân vật Dì
Mây là nhân vật bộc lộ được bản chất người lính đã trải qua cuộc chiến tranh, thấy được sự
hy sinh mất mát, và nỗi đau khôn cùng của người phụ nữ Việt Nam.

Tác giả Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn. Ông sinh năm 1958 ở Ninh Bình.
Ông từng là một người lính nên những trải nghiệm của 1 người từng tham gia kháng chiến
đã trở thành chất liệu trong sáng tác của ông. Tác phẩm Người ở bến sông Châu là một
trong những tác phẩm thành công của ông về đề tài liên quan đến những người lính. Tác
phẩm này ra đời năm 1997, là một bài văn tự sự về câu chuyện xoay quanh cuộc đời của
một người phụ nữ đẹp nhưng lại có số phận đau thương, vây hãm cả đời. Cô là một cựu y sĩ
Trường Sơn là một người con gái xinh đẹp và có một mối tình sâu đậm, trong sáng với chú
Sang. Nhưng họ phải xa cách nhau vì chiến tranh, khi dì trở về thì cũng đúng ngày chú cười
vợ. Khi dì đứng trước sự lựa chọn về tinh yêu của mình, dì đã cam đảm đối mặt với nó, mặc
dù buồn, vẫn còn thương chú San nhiều nhưng dì đã cương quyết dứt khoát với chú. Vậy
nên hằng ngày dì Mây sống lặng lẽ trong nỗi cô đơn trên chính bến đò quê hương. Chưa
dừng lại ở đó, tác giả lại một lần nữa đẩy nhân vật vào tình huống mà khiến dì phải đấu
tranh lí trí và cảm xúc của bản thân. Đó là khi vợ chú San – cô Thanh vượt cạn thiếu tháng
và dì Mây đã cố gắng hết sức đỡ đẻ cho cô mặc kệ lời thím Ba can ngăn.

Đó là một ngày trời mưa to, đường lên huyện thì xa, đò ngang cách trở.Cô Thanh trở dạ ,
chuẩn bị vượt cạn những không còn sức một hai phần sống, tám chín phần chết. Chỉ dì Mây
mới có thể cứu cô nên dì đã không ngại mưa gió mà đến giúp cô. Dù thím Ba đã cảnh báo
nhưng dì vẫn không mảy may, hết đỡ đẻ. Bằng trách nhiệm của một người y sĩ, bằng lương
tâm, lòng yêu thương giữa người và người, dì đã cứu sống mẹ con cô. Từ đó cho thấy cô là
một người có tấm lòng nhân hậu, sự bao dung và sự tận tâm của một người y sĩ. Dù đây là
vợ của người mà mình yêu thương nhất và đây là một tình huống rất khó khăn, cô vẫn
không nghĩ ngợi gì mà hết sức đỡ đẻ. Chi tiết dì khóc ngay sau khi đỡ đẻ thành công cho
vợ chú San, đã để lại cho người đọc nhiều xúc động. Đây là một tiếng khóc vừa thể hiện sự
tuổi hờn, xúc động , vừa là niềm hạnh phúc. Nó thể hiện sự hạnh phúc vì đã cứu sống người
khác, vừa thể hiện khát khao được làm mẹ, được hạnh phúc, vừa thể hiện sự tưởi hờn vì số
phận, tình duyên dang dở. Giá như không đi bộ đội, nếu không có chiến tranh, thì cũng
không bị chiến tranh làm xa cách dì Mây cũng có thể hạnh phúc bên chú San. Từ đó cho
thấy ngay trong tình huống nguy hiểm , dì Mây đã thể hiện sự can đảm và tận tâm nhưng
có cả vẻ đẹp giàu nữ tính .Đây là một hình tượng của một người phụ nữ dưới thời chiến, đó
là một người xinh đẹp, gan dạ và đầy lòng nhân ái, vị tha nhưng trải qua những khó khăn,
thử thách ở những tình huống nghịch cảnh, đau khổ.

You might also like