Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 1: Phân tích lý luận giá trị lao động của W.

Petty
- Giá cả tự nhiên do thời gian lao động hao phí quyết định và năng
suất lao động có ảnh hưởng đến mức hao phí đó
- Giá cả nhân tạo là giá cả trao đổi, là giá cả thị trường của hàng hóa
- Giá cả chính trị(thị trường) là giá cả tự nhiên trong điều kiện chính
trị không thuận lợi . Do hao phí lao động cao hơn
- Hạn chế: chưa phân biệt được các phạm trù giá trị, giá trị trao đổi
với giá cả
- Coi lao động khai thác vàng bạc mơi tạo ra giá trị. Giá trị hàng hóa
là sự phản ánh giá trị tiền tệ
- Chưa phan biệt được lao động trừu tượng với lao động cụ thể, sai
lầm là coi lao động và đất đai đều là cơ sở của giá cả
Câu 2: (L2). Phân tích lý luận giá trị của A.Smith.
- Tất cả các loại hình lao động sản xuất đều tạo ra giá trị, Phân biệt
rõ ràng giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông khẳng định giá trị sử
dụng không quyết định giá trị trao đổi và bác bỏ lý luận về sự ích
lợi.
- Lượng giá trị hàng hóa do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết
định. Lao động phức tạp tạo ra lượng giá trị nhiều hơn lao động
giản đơn
- Giá cả tự nhiên biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả thị trường
vận động xung quanh giá cả tự nhiên, phụ thuộc quan hệ cung cầu
- Lý luận giá trị chứa đựng mâu thuẫn: Một mặt do hao phí lao động
quyết định, mặt khác lại cho rằng giá trị là do lao động mà người
ta có thể mua bằng hàng hóa này quyết định, như vậy nó chỉ đúng
trong sản xuất hàng hóa giản đơn.
 (Theo A Smith, giá trị trao đổi là do lao động quyết định, giá trị là do hao
phí lao động để sản xuất ra hàng hóa quyết định.
 Giá trị một hàng hóa bằng số lượng lao động mà người ta có thể mua
được nhờ hàng hóa đó. Đây là điều luẩn quẩn và sai lầm của ông.
 Trong sản xuất TBCN tiền lương, lợi nhuận và địa tô là 3 nguồn gốc đầu
tiên của mọi thu nhập, đây là quan điểm đúng đắn. Song ông lại lầm chỗ
coi các khoản thu nhập cũng là nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao
đổi,
 Theo ông giá cả tự nhiên là trung tâm, giá cả thị trường là giá bán thực tế
của hàng hóa, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu
 A Smith đã nhận thấy cả trong CNTB được đặt ra khác với trước đây.
Nhưng ông không thấy được trong CNTB quan trọng thực hiện giá trị gắn
liền với việc phân phối lại giá trị dưới hình thái lợi nhuận, địa tô và lợi
tức, ông đã vấp vào vấn đề giá cả sản xuất
 Công lao chủ yếu của A Smith là đã phân biệt được giá trị sử dụng và giá
trị trao đổi, hơn nữa ông đã cho rằng lao động là “thước đo thực tế của
giá trị”. Song ở ông vẫn có những sai lầm và hạn chế về lý luận này.)

Câu 3: Phân tích vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường

- Thiết lập khôn khổ pháp luật:


Chính phủ đề ra các quy tắc kinh tế bao gồm quy định về tài sản,
các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm
tương hỗ của các liên đoàn lao động, cơ quan quản lý và nhiều luật
lệ xác định môi trường kinh tế
- Sửa chữa những thất bại của thị trường hoạt động có hiệu quả:
Cần có sự can thiệp của chính phủ để hạn chế độc quyền, đảm bảo
hiệu quả của cạnh tranh
Những tác động bên ngoài cũng dẫn đến tính không hiệu quả của
hoạt động thị trường và đòi hỏi nhà nước phải can thiệp
Chính phủ đảm nhiệm việc sản xuất hàng hóa công cộng
Thuế. Trên thực tế chi phí của chính phủ được trả bàng tiền thuế
thu được
- Đảm bảo sự công bằng:
Chính phủ cần thông qua các chính sách phân phối thu nhập
Chính phủ đôi khi phải trợ cấp tiêu dùng cho nhóm dân cư có thu
nhập thấp bằng cách phát hành tem phiếu thực phẩm, trợ cấp y tế,
cho thuê nhà giá rẻ,..
- Ổn định kinh tế vĩ mô

Câu 4. (L2). Phân tích lý thuyết “ích lợi giới hạn” và “năng suất giới
hạn” của trường phái Tân cổ điển.
- Lý thuyết “ích lợi giới hạn”
- (Tiền bối của trường phái này là nhà kinh tế học người Đức
Herman Gossen, năm 1854 đã đưa ra tư tưởng về “ích lợi giới
hạn” và quy luật nhu cầu)
- Đưa ra khái niệm “sản phẩm kinh tế” thay cho các phạm trù
“hnagf hóa”
- Theo họ, ích lợi là đặc tính cụ thể của vật, có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người. Có ích lợi khách quan và ích lợi chủ quan,
ích lợi trừu tượng và ích lợi cụ thể
- Ích lợi giới hạn là ích lợi của vật phẩm cuối cùng đưa ra để thỏa
mãn nhu cầu, nó quyết định ích lợi của tất cả các vật phẩm khác
- Số sản phẩm càng ít thì “lợi ích giới hạn” càng lớn. Ngược lại thì
tổng ích lợi tăng lên còn ích lợi giới hạn thì giảm xuống.
- (Ích lợi có xu hướng giảm dần theo đà thỏa mãn nhu cầu, cùng với
sự tăng lên của vật, để thỏa mãn nhu cầu “mức độ bão hòa” tăng
lên, còn “mức độ cấp thiết” của nhu cầu giảm xuống. Do vậy, vật
sau để thỏa mãn nhu cầu sẽ có ích lợi nhỏ hơn vật trước đó. Với
một số lượng vật phẩm nhất định, vật phẩm cuối cùng là “vật
phẩm giới hạn”. Ích lợi của nó là “ích lợi giới hạn”. Nó quyết định
cho lợi ích chung của tất cả các vật khác.
- Số đơn vị sản phẩm càng ít thì “lợi ích giới hạn” càng lớn. Khi số
lượng sản phẩm tăng thì tổng lợi ích tăng, lợi ích giới hạn giảm và
giảm về 0 nếu lượng sản phẩm tăng lên mãi.)
- Năng suất giới hạn
- Clark đưa ra lý thuyết năng suất giới hạn dựa trên cơ sở lý thuyết
“ba nhân tố sản xuất” của J.B.Say, lý thuyết “năng suất bất tương
xứng” của D. Ricardo, lý thuyết “ích lợi giới hạn” của trường phái
thành Viene
- Theo D. ricardo với sự tăng thêm của một nhân tố sản xuất nào đó
trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thì năng suất của
nhân tố tăng lên sẽ giảm. (Ví dụ, với quy mô tư bản không thay
đổi, khi số lượng công nhân tăng lên, mỗi công nhân mới bổ sung
so với công nhân trước đây sẽ sản xuất ra một số lượng sản phẩm
ít hơn.)
- Ích lợi của lao động thể hiện ở năng suất của nó. Song năng suất
lao động giảm sút, người công nhân thuê sau cùng là “công nhân
giới hạn”, sản phẩm của họ là sản phẩm giới hạn, năng suất của họ
là năng suất giới hạn. Nó quyết định năng suất của tất cả công
nhân khác.

You might also like