Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

GIÁO DỤC TRONG THỜI ĐẠI KỶ NGUYÊN SỐ

21g00 1/10/23 Nộp bài _ 12g00 29/9/23 dl nội dung _ 17g00 1/10/23 dl ppt+word

Nộp file word, ppt, nộp bài 01/10/2022 – 21g00, trên classroom (30%)
- Phải có bảng phân công công việc, đánh giá mức độ hoàn thành của từng thành
viên (nộp trong file word)
- Hình thức giống bài tiểu luận
- Giới hạn từ 10 đến 15 trang
- Thuyết trình tối đa 15p, 15p còn lại trả lời các câu hỏi từ nhóm khác (nhóm tt ghi
nhận phát biểu của các nhóm khác)
- Tự do bố trí cách thuyết trình

Nội dung 4 người (Trúc+ Tiến+ Thảo Vy+ Nghi)


- Thảo Vy (Khái niệm, cơ sở lý thuyết+ Vai trò và tầm quan trọng)
- Mỹ Nghi (Các vấn đề trong việc chuyển đổi giáo dục+ Thời đại kỷ nguyên số ảnh
hưởng đến giáo dục)
- Ngọc Trúc (Những tiên tiến trong giáo dục các nước trên thế giới+ Giáo dục Việt
Nam đã đạt những gì)
- Tiến (Những thiếu sót của nền giáo dục Việt Nam+ Kiến nghị đổi mới nền giáo
dục Việt Nam)
Thuyết trình 2 người (Tiến+ Trúc)
PPT 2 bạn (Tường Vy+ Huyền)
Word 1 bạn (Bích)

NỀN GIÁO DỤC CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI KỶ
NGUYÊN SỐ
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào giáo dục
Anh - Công nghệ thực tế ảo hỗ trợ việc thực tập của sinh viên y khoa
Bệnh viện Musgrove Park ở thị trấn Taunton đã cung cấp thiết bị công nghệ thực tế ảo
(VR), bao gồm kính và bộ điều khiển cầm tay, cho các sinh viên khoa y thực tập. Với sự
hỗ trợ của các thiết bị này, các sinh viên có thể hòa mình vào không gian thực tế ảo thể
hiện hình ảnh sống động bên trong những phòng chăm sóc đặc biệt và phòng phẩu thuật
ngay tại lớp học, sau các bài giảng lý thuyết, mà không phải mất thời gian và chi phí di
chuyển. Công nghệ VR cũng giúp sinh viên y khoa học cách chuẩn đoán và lên kế hoạch
điều trị, ứng phó những tình huống khẩn cấp, đồng thời tương tác với bệnh nhân và nhân
thân ảo.
“Thông thường, các bệnh viện chỉ có thể cho phép khoảng 3 đến 4 sinh viên thực tập vào
phòng mổ. Với công cụ VR, 15 đến 20 sinh viên có thể trải nghiệm một cuộc phẩu thuật
mà không cần phải hiện diện bên trong phòng mổ. Công nghệ VR có thể giúp mở rộng
quy mô đào tạo.” – Alex Young, giám đốc điều hành của Virti, công ty đưa ra sáng kiến
chương trình thực tập bằng công cụ VR.
Ở thời điểm bùng nổ dịch Covid-19, VR đã tạo ra cơ hội tốt để sinh viên thực tập, không
bị thụ động quá lâu trước những diễn biến phức tạp kéo dài của dịch bệnh. Công nghệ
VR của Virti giúp sinh viên y khoa có những trải nghiệm chân thực và hiểu rõ hơn về
môi trường phòng phẫu thuật, đối với phòng mổ thực tế, khó mà các sinh viên có thể đặt
nhiều câu hỏi, tuy nhiên với bộ công cụ công nghệ thực tế ảo phát ra hướng dẫn và chức
năng Trí tuệ Nhân tạo (AI) có thể hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của sinh viên.
https://thanhnien.vn/cong-nghe-thuc-te-ao-giup-sinh-vien-y-khoa-thuc-tap-an-toan-
post1063276.html
Singapore - Dã ngoại bằng thực tế ảo ở trường tiểu học
Tại Singapore, một trường tiểu học West Spring đã cho một nhóm học sinh lớp 4 cơ hội
thăm một trại cá xa bờ và một trang trại bò sữa ngay tại lớp trong một giờ học về nghiên
cứu xã hội, nhờ vào VR. Các học sinh đã được đưa đến nhiều địa điểm khác nhau ở
Singapore trong chưa đầy một giờ, bằng các đeo bộ nghe nhìn VR phát phim video VR
360 độ, đoạn clip cho phép các học sinh quan sát mọi hướng như thể chúng đang có mặt
ở đó.
“Đi đến tận nơi thì đáng giá rồi. Nhưng không thể đi quá nhiều nơi trong một năm học.
VR thay thế việc khám phá bằng sách giáo khoa”- Ông Kenneth Lee thuộc Bộ Giáo dục
Singapore (MOE) chia sẻ. Có thể thấy, VR đã giúp học sinh cấp tiểu học có thể tham gia
những chuyến dã ngoại một cách an toàn, bởi nếu như đi đến tận nơi với số lượng lớn học
sinh ở lứa tuổi này rất khó trong việc quản lý, và không tránh khỏi những việc ngoài tầm
kiểm toán của giáo viên hướng dẫn. Ngoài ra, với VR các học sinh có thể tham quan, học
hỏi nhiều nơi hơn so với việc đi thực tế, có thể cảm nhận mọi phía một cách thực tế nhất.
https://thanhnien.vn/da-ngoai-bang-thuc-te-ao-o-truong-tieu-hoc-singapore-
post666546.html

Giáo viên Robot


Việc robot thực hiện chức năng giảng dạy dường như không còn xa lạ, bởi từ những năm
2009, 2010 những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã khởi nguồn xu hướng giáo dục này.
Giáo viên robot thường đảm nhiệm những môn về ngôn ngữ, hoặc logic như toán, khoa
học,.. Với những giáo viên công nghệ này, lớp học sẽ trở nên thú vị hơn so với các buổi
học lý thuyết, sách vở, ngoài ra thu nhỏ những chướng ngại trong việc tiếp thu kiến thức
của học sinh: học sinh thoải mái và tự tin đặt câu hỏi, khi không hiểu giáo viên robot có
thể kiên nhẫn giảng đi giảng lại những kiến thức đó, và với sự được lặp trình thông minh,
robot trang bị kiến thức rộng hơn rất nhiều so với giáo viên con người, và đảm bảo chính
xác, giúp học sinh tiếp thu những kiến thức chuẩn nhất.
Ngoài việc giáo dục những kiến thức học thuật cho học sinh, robot còn như một người
bạn của trẻ nhỏ, đồng hành cùng học sinh, giáo dục những kỹ năng cần thiết, hoàn thiện
những kỹ năng xã hội, cảm xúc, tâm lý, giúp học sinh phát triển toàn vẹn.
Nhật Bản – Giáo viên robot Saya
Ở Nhật Bản, từ năm 2009, trường tiểu học Kudan đã sử dụng robot Saya để dạy học, đây
là một giáo viên robot đầu tiên trên thế giới, giáo viên robot này có thể giảng bày, điểm
danh và yêu cầu học sinh trật tự.
Hàn Quốc – Giáo viên robot Engkey
Việc sử dụng robot dạy học đã bắt đầu từ rất sớm ở Hàn Quốc. Năm 2010, hai trường tiểu
học ở thành phố Masan đã dùng robot Engkey để dạy tiếng anh cho học sinh. Giáo viên
mẫu giáo ở Daejeon cũng được trợ giảng bởi robot Genibo.
Phần Lan – Giáo viên robot ngôn ngữ và toán học
Robot ngôn ngữ Elias cao khoảng một feet, dựa trên robot đồng hành tương tác hình
người của SoftBank – NAO, với phần mềm được phát triển bởi Uteslias – nhà phát triển
phần mềm giáo dục cho robot xã hội. Elias là một giáo viên ngoại ngữ mới tại một trường
tiểu học của Phần Lan, có sự kiên nhẫn vô tận để lặp đi lặp lại bải giảng, không bao giờ
khiến học sinh cảm thấy xấu hổ khi đặt câu hỏi và thậm chí có thể pha trò bằng điệu nhảy
Gangnam Style. Elias có thể hiểu và nói 23 ngôn ngữ và được trang bị phần mềm cho
phép nó hiểu các yêu cầu của học sinh và giúp nó khuyến khích học sinh hứng thú học.
Elias nhận ra các cấp độ kỹ năng học sinh và điều chỉnh các câu hỏi cho phù hợp, và
đồng thời có thể cung cấp thông tin phần hồi cho giáo viên về những vấn đề có thể xảy ra
với học sinh.
Robot toán học – OVObot – một cỗ máy nhỏ, màu xanh cao khoảng 10 inch và có hình
dạng như một con cú. Robot dựa trên điện thoại thông minh Tega phục vụ như một người
bạn học trên lớp cho trẻ nhỏ. OVObot sẽ thực hiện chức năng tương tác yêu cầu học sinh
hoàn thành nhiệm vụ, theo dõi quá trình thực hiện của học sinh và cung cấp phản hồi cho
giáo viên phụ trách.
Robot Keepon, một robot được sáng tạo ra để hỗ trợ tương tác xã hội. Robot này được
làm bằng cao su dẻo và đứng trên đế. Thiết bị này rất hữu ích để quan sát và khuyến
khích các chuyển động, cách nói chuyện và các tín hiệu xã hội khác. Keepon rất hữu ích
cho những học sinh chậm phát triển và tự kỷ.
https://vietgiaitri.com/robot-dang-tien-vao-truong-hoc-de-ho-tro-giang-day-
20191121i4468576/

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VIỆT NAM


Sử dụng công nghệ số hỗ trợ giáo dục
Các nền tảng dạy học trực tuyến
Trong giai đoạn dịch bùng nổ, Việt Nam đã chủ động và linh hoạt chuyển đổi phương
pháp, hình thức giáo dục, ứng dụng công nghệ số để dạy học trực tuyến, đã hạn chế tối đa
sự gián đoạn về học tập của học sinh.
Các trường học từ các cấp 1 đến cấp bậc đại học đã triển khai dạy học trực tuyến, các
phần mềm như Zoom, Google Meeting,.. được sử dụng một cách tối ưu. Song song đó là
các phần mềm hỗ trợ giảng dạy như Google Classroom, E-learning, lms,.. nền tảng mà
các giáo viên có thể đưa tài liệu các buổi học cho học sinh, và giáo viên cũng có thể kiểm
tra hoạt động học tập ở nhà của học sinh thông qua chức năng nộp bài có hạn. Việc kiểm
tra, đánh giá cũng được thực hiện trực tuyến qua các phần mềm, tuy không có sự giám sát
trực tiếp từ giáo viên như trên các lớp học offline, nhưng vẫn có những phần mềm hỗ trợ
phát hiện gian lận trong quá trình làm bài.
Ban đầu nền giáo dục Việt Nam gặp những khó khăn vì cả giáo viên và học sinh chưa
quen với hình thức học tập trực tuyến qua các phần mềm đó, nhưng trong thời gian ngắn,
việc học trực tuyến đã trở nên dễ dàng, và có phần thuận tiện hơn. So với các lớp học
offline, việc học trực tuyến, học sinh có thể ghi lại các bài giảng và nghe lại bất cứ khi
nào, việc đặt câu hỏi cũng thoải mái hơn, thuyết trình, trình bài các dự án cũng hạn chế
các rào cản từ việc ngại đám đông của học sinh, và dần có những hoạt động giải trí trong
giờ giải lao như Kahoot,..
Báo cáo PISA của OECD công bố ngày 29/9/2020, đánh giá: “Việc học trực tuyến để
phòng chống Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và
vùng lãnh thổ khác”. Đây là nhận định xác đáng khi Việt Nam có gần 80% học sinh, sinh
viên học trực tuyến, cao hơn mức trung bình 67,15% của các nước OECD, xếp thứ
17/200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có thể thất ứng dụng công nghệ số vào
việc đào tạo đã giúp Việt Nam hạn chế tối thiểu sự gián đoạn trong giai đoạn dịch bệnh,
giai đoạn mà cả nước dừng lại tất cả các hoạt động, kể cả việc ra ngoài mua thực phẩm
trực tiếp. Khi giai đoạn bùng dịch đã qua, học trực tuyến dường như đã trở thành xu
hướng trong hiện tại và tương lai, vì sự thuận tiện của công nghệ mang lại.
https://clef.vn/vi/goc-giao-duc/nhung-thanh-tuu-noi-bat-cua-giao-duc-viet-nam.html
Đề án “Phát triển hệ tri thức Việt số hóa”
Đề án đã được phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2017 của
Thủ tướng Chính phủ. Đây là một trong các hoạt động cụ thể nhằm triển khai Chỉ thị
16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư.
Mục tiêu của Đề án là nhằm xây dựng nền tảng hạ tầng dữ liệu và tri thức trong các lĩnh
vực, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như giáo
dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, văn hóa.. nhằm tạo điều kiện cho học tập, làm
chủ tri thức, nghiên cứu và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng AI
và BigData phục vụ cho cộng đồng và xã hội.
Đề án “Phát triển hệ tri thức Việt số hóa” là một đề án nhắm đến việc giáo dục người Việt
một cách toàn diện. Riêng với lĩnh vực giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban điều hành
Đề án Hệ tri thức Việt số hóa và các đối tài trợ, hỗ trợ đã hợp tác tạo nên Nền tảng giáo
dục số - iGiaoduc.vn. Đây là một nền tảng với mục tiêu ban đầu là tạo ra một nền tảng
Kho dữ liệu số trực tuyến nhầm thu thập, lựa chọn, chia sẻ học liệu số dùng chung phục
vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường;
cung cấp nguồn học liệu phong phú, tin cậy góp phần triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, đặc biệt phục vụ
dạy học trực tuyến; đồng thời giúp nâng cao năng lực số cho giáo viên về biên soạn, xây
dựng và sử dụng học liệu số có hiệu quả. Kho học liệu hiện nay chứa gần 5.000 bài giảng
e-learning do giáo viên xây dựng, hơn 2.000 bài giảng trên truyền hình, hơn 3600 câu hỏi
trắc nghiệm và gần 200 đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đây là một nền tảng chứa một nguồn kiến thức lớn được đóng góp từ những giáo viên có
trình độ nghề nghiệp, như một diễn đàn để các giáo viên có thể trao đổi nâng cấp hiệu
quả giảng dạy, học sinh thì có thể tiếp thu thêm kiến thức về các môn học hoặc kỹ năng
đời sống. Giáo dục số giúp học sinh chủ động hơn trong việc tiếp cận thông tin, kiến
thức, linh hoạt hơn trong cách học tập, và tạo nên một môi trường học tập cởi mở, nơi
học sinh có thể thoải mái trao đổi các vấn đề học tập, giảm căng thẳng, nâng cao tinh thần
học tập.
https://itrithuc.vn/about.html
https://www.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/144824/He-tri-thuc-Viet-so-hoa-ket-noi-trieu-
con-tim--trieu-khoi-oc-nguoi-Viet-Nam.html

You might also like