phần I

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MÍA ĐƯỜNG:


Nước thải của ngành công nghiệp mía đường luôn chứa một lượng lớn các chất
hữu cơ bao gồm các hợp chất của cacbon, nitơ, phốtpho. Các chất này dễ bị
phân hủy bởi các vi sinh vật, gây mùi thối làm ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.
Phần lớn chất rắn lơ lửng có trong nước thải ngành công nghiệp đường ở dạng
vô cơ. Khi thải ra môi trường tự nhiên, các chất này có khả năng lắng và tạo
thành một lớp dày ở đáy nguồn nước, phá hủy hệ sinh vật làm thức ăn cho cá.
Lớp bùn lắng này còn chứa các chất hữu cơ có thể làm cạn kiệt oxy trong nước
và tạo ra các loại khí như H2S, CO2, CH4. Ngoài ra, trong nước thải còn chứa
một lượng đường khá lớn gây ô nhiễm nguồn nước.
II. Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất đường mía
Quá trình sản xuất đường mía thải ra lượng lớn chất thải dưới 3 dạng: Khí thải,
nước thải và chất thải rắn.
Khí thải: các chất gây ô nhiễm môi trường không khí của quá trình sản xuất
đường không lớn. Khí thải sinh ra chủ yếu từ lò hơi dùng bã mía làm nhiên liệu,
từ quá trình xử lý nước mía bằng CO2 hoặc SO2. Khí lò hơi được tách bụi bằng
hệ thống cyclone tách bụi ẩm hoặc cyclone thủy lực có hiêu quả tách cao.
Chất thải rắn trong sản xuất đường gồm bã mía, tro lò hơi, bùn lọc,…
– Nước thải phát sinh trong công đoạn băm, ép và hoà tan:

 Mật rỉ: là sản phẩm phụ của sản xuất đường. Lượng mật thường chiếm
khoảng 5% lượng mía ép, mật rỉ hiện được sử dụng cho sản xuất mì chính cà
sản xuất cồn, nấm men…
 Bã mía chiếm 26.8 – 32% lượng mía ép, với độ ẩm khoảng 50%. Phần chất
khô chứa khoảng 46% Zenluloza và 24.6% Hemizenlulose. Các nhà máy
đường sử dụng bã mía làm nhiên liệu đốt lò hơi và chạy máy phát điện. Bã
mía còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy, ván ép,…
 Tro lò hơi: chiếm 1,2% lượng bã mía. Thành phần chính của tro là SiO2,
chiếm 71 - 72%. Ngoài ra còn các khoáng khác như Fe2O3, Al2O3, K2O,
Na2O, P2O5, CaO, MnO,…Cùng với bùn, tro được dùng để sản xuất phân
hữu cơ.
 Bùn lọc: là cặn thải của công đoạn làm trong nước mía thô. Bùn có độ ẩm 75
– 77%, chiếm 3.82 – 5.07% lượng mía ép.
Nước thải: công nghệ sản xuất đường mía sử dụng khối lượng nước rất lớn cho
các mục đích khác nhau. Kết quả khảo sát ở 11 nhà máy đường cho thấy: định
mức tiêu hao nước biến động từ 13 -15 m3 tấn mía ép. Trong đó nước rửa nhà
sàn, nước làm mát trục ép, vệ sinh thiết bị và nước giặt băng tải tách bùn có hàm
lượng chất hữu cơ cao cần xử lý chiếm 6 – 10% tổng lượng nước thải.
Trong các nguồn ô nhiễm trên nước thải sản xuất đường thuộc loại nước thải ô
nhiễm nặng có hàm lượng chất hữu cơ rất cao, cặn lơ lửng và nhiệt độ cao, pH
thấp. Phần lơn chất rắn lơ lửng là chất vô cơ. Nước rửa mía cây chủ yếu chứa
các hợp chất vô cơ. Trong điều kiện công nghệ bình thường, nước làm nguội,
rửa than và nước thải từ các quy trình khác có tổng chất rắn lơ lửng không đáng
kể. Chỉ có một phần than hoạt tính bị thất thoát theo nước, một ít bột trợ lọc, vải
lọc do mục nát tạo thành các sợi nhỏ lơ lửng trong nước. Nhưng trong điều kiện
các thiết bị lạc hậu, bị rò rỉ thì hàm lượng các chất rắn huyền phù trong nước
thải có thể tăng cao.
Các chất thải của nhà máy đường làm cho nước thải có tính axit. Trong trường
hợp ngoại lệ, độ pH có thể tăng cao do có trộn lẫn CaCO3 hoặc nước xả rửa cột
resin
Nước thải nhà máy đường còn thất thoát lượng đường khá lớn, gây thiệt hại
đáng kể cho nhà máy. Ngoài ra còn có các chất màu anion và cation (chất màu
của các axit hữu cơ, muối kim loại tạo thành) do việc xả rửa liên tục các cột tẩy
màu resin cà các chất không đường dạng hữu cơ (các axit hữu cơ), dạng vô cơ
(Na2O, SiO2, P2O5, Ca, Mg, K2O)
– Nước thải phát sinh trong công đoạn làm trong và làm sạch:

Làm mát lò hơi và ngưng tụ sau khi cấp nhiệt cho các thiết bị gia nhiệt, cô đặc,
nấu đường, làm nguội máy, làm nguội đường thường dùng với số lượng lớn.
Nước thải rửa lọc tuy có lưu lượng nhỏ nhưng giá trị BOD và chất lơ lửng cao.
Nước làm mát được dùng với lượng lớn và thường được tuần hoàn hầu hết hoặc
một phần trong quy trình sản xuất. Nước làm mát thường nhiễm bẩn một số chất
hữu cơ bay hơi từ nước đường đun soi trong quá trình nấu hoặc trong nồi chân
không.
Nước chảy tràn từ các tháp làm mát thường có giá trị BOD thấp. Tuy nhiên, do
chế độ bảo dưỡng kém và vận hành không tốt nên có lượng đường đáng kể thất
thoát trong nước làm mát. Lượng nước này sẽ được thải đi.
– Nước thải phát sinh trong công đoạn kết tinh và hoàn tất: Nước thải do dùng
làm lạnh các trang thiết bị. Rò rỉ mật.

– Nước thải do các nhu cầu khác: Nước thải từ các khu sinh hoạt của công nhân,
phòng thí nghiệm và vệ sinh các trang thiết bị công nghiệp.

Trong quá trình sản xuất, nước thải được phát sinh trong nhiều khâu và mức độ
nhiễm bẩn của các loại nước thải này cũng khác nhau. Các nguồn phát sinh chủ
yếu của các loại nước thải trong nhà máy mía đường chủ yếu từ các khâu sau:

III. Tính chất đặc trưng và tác động của nước thải sản xuất mía đường
1. Tính chất đặc trưng nước thải sản xuất mía đường
Nước thải ngành công nghiệp mía đường thường chứa một lượng lớn các chất
hữu cơ, bao gồm các hợp chất nitơ và phốtpho hữu cơ. Giá trị BOD5 cao và có
mức biến động lớn (350-2750 mg/l), nước thải có tính axit hoặc kiềm. Các chất
này dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật gây mùi hôi thối làm ô nhiễm nguồn tiếp
nhận.
Nước thải sản xuất mía đường còn chứa các thành phần mang màu do các chất
không đường dạng hữu cơ (các axit hữu cơ), muối kim loại dạng vô cơ (Na+,
Si4+, Ca2+, Mg2+và K+), đặc biệt khi việc xả rửa liên tục các cột tẩy màu resin.
Ngoài ra, nước thải nhà máy đường từ các công đoạn làm mát thường có nhiệt
độ cao, làm ức chế hoạt động của vi sinh vật và các loài động thực vật thủy sinh
Phần lớn chất rắn lơ lững có trong nước thải ngành công nghiệp mía đường ở
dạng vô cơ. Khi thải ra môi trường tự nhiên các chất thải này có khả năng lắng
và tạo thành một lớp dày ở đáy nguồn nước, phá hủy hệ sinh vật làm thức ăn cho
cá.

Các bùn lắng này chứa các chất hữu cơ làm cạn kiệt oxi có trong nước và tạo ra
các khí như H2S, CO2, CH4. Ngoài ra trong nước thải còn chứa một lượng
đường khá lớn gây ô nhiễm nguồn nước.

Các chất thải của nhà máy đường làm cho nước thải có tính axit. Trong trường
hợp ngoại lệ, độ pH có thể tăng cao do có trộn lẫn CaCO3 hoặc nước xả rửa cột
resin.

2. Tác động đến môi trường nước của nước thải ngành công nghiệp mía đường
Với lưu lượng lớn, hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao, nước thải
của nhà máy mía đường đã và đang làm ô nhiễm các nguồn tiếp nhận. Đường có
trong nước thải chủ yếu là đường sucroza và các loại đường khử như glucose,
fructoze. Các loại đường này dễ phân hủy trong nước, chúng có khả năng gây
cạn kiệt oxi trong nước, làm ảnh hưởng đến hoạt động của quần thể vi sinh vật
nước.

Các chất lơ lửng có trong nước thải có khả năng lắng xuống đáy nguồn nước gây
ra hiện tượng phân hủy kỵ khí làm cho nước có mùi hôi và có màu đen.

Ngoài ra, nước thải của nhà máy đường có nhiệt độ cao sẽ làm ức chế hoạt động
của vi sinh vật nước. Trong nước thải có chứa các sản phẩm của lưu huỳnh và
đôi khi có lẫn dầu mỡ của khu ép mía gây ô nhiễm nguồn nước, làm giảm khả
năng tự làm sạch của nguồn nước, khiến một số loài thủy sinh bị chết.

You might also like