Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Nhập môn trade coin

I. Các khái niệm cơ bản trong trade coin:


 Trade coin là gì?

Trade coin được hiểu là ta đi mua và bán một đồng coin bằng bitcoin hoặc usd nhằm mục đích kiếm
chênh lệch giữa giá mua và giá bán từ đó tạo ra một khoản lợi nhuận. Đó là cuộc chiến giữa một bên giữ
coin và một bên giữ usd hoặc btc.

 Bitcoin là gì?

Bitcoin là một coin sử dụng công nghệ blockchain nhằm giúp đảm bảo tính ẩn danh và nhanh chóng cho
giao dịch mà không quan tâm tới khoảng cách địa lý. Đơn vị của bitcoin là satoshi. 1 bit coin bằng 10^8
satoshi. Tức là hàng thập phân của số bit có 8 chữ số.

 Tính thanh khoản của thị trường coin có cao không?

Tùy vào thời điểm và lượng người tham gia mà tính thanh khoản của thị trường coin sẽ cao hay thấp, có
những giai đoạn volume 1 ngày giao dịch lên tới hàng vài chục k bit. Có lúc thì lại chỉ lửng dửng vài trăm
btc. Nó có giá trị quyết định tới khả năng khớp lệnh hoàn toàn hay 1 phần. ngày tính thanh khoản cao
thì có thể giao dịch với lượng tiền lớn, ngược lại ngày tính thanh khoản thấp thì giao dịch với lượng tiền
ít thôi.

 Lệnh khớp 1 phần: là hiện tượng khi ta đặt một lệnh chờ mà chỉ khớp có 1 phần của lệnh. Hiện
tượng này hay xảy ra trong thị trường này.
 Khái niệm exchange và margin: exchange là thị trường mà nhà đầu tư có bao nhiêu tiền thì chỉ
mua bán vs từng đó tiền thôi và thị trường này chỉ có 1 chiều mua lên chứ không bán khống
được. thị trường margin là thị trường mà tại đó ta có thể thế chấp vốn và vay được bitcoin hoặc
coin với giá trị gấp 2,5 lần số vốn ta có và nó cho phép ta có thể bán coin trước sau đó mua sau
(bán khống).
 Điểm Vào lệnh (entry): chính là giá mà ta sẽ mua lên hoặc bán xuống để bắt đầu một giao dịch.
 Điểm dừng lỗ: là giá được đặt để thoát khỏi giao dịch khi giá của coin biến động theo hướng
bất lợi cho nhà đầu tư.
 Điểm chốt lời: là giá mà tại đó ta sẽ thoát khỏi giao dịch khi giá biến động theo hướng có lợi cho
nhà đầu tư.
 Hỗ trợ (support): là một vùng trên biểu đồ giá, nơi xu hướng điều chỉnh dừng lại. Điểm hỗ trợ
không phải là 1 điểm chính xác nào mà là một vùng. Hãy nghĩ điểm hỗ trợ là sàn nhà dưới chân
bạn.
 Kháng cự (resistance): là một vùng trên biểu đồ giá nơi mà xu hướng chính bị dừng lại và
nhường chỗ cho sự điều chỉnh giá. Hãy nghĩ rằng kháng cự chính là trần nhà trên đầu bạn.
 Bùng nổ giá (breakout): xuất hiện khi giá của 1 coin vượt ra khỏi cản hoặc hỗ trợ.
 Xu hướng (trend): xuất hiện khi giá coin dao động cố định theo một xu hướng. hoặc thấp dần
hoặc cao dần.
 Sideway: xuất hiện khi giá coin không có một hướng rõ ràng nào, đồng thời giới hạn trong một
khoảng hỗ trợ và kháng cự tương đối rõ ràng nào đó
 Tích lũy (consolidation): là hiện tượng xảy ra khi giá coin bị giới hạn trong một mức hỗ trợ và
kháng cự hẹp dần. hiện tượng tích lũy thường dẫn tới bùng nổ giá.
 Cơ Cấu Một Ngày Giao Dịch

Tới đây thì chúng ra đã có được những khái niệm cơ bản trong thị trường giao dịch coin. Sau đây chúng
ta sẽ quan tâm tới cơ cấu của 1 ngày giao dịch và chọn thời điểm sôi động để giao dịch.

Một ngày giao dịch trong coin sẽ bắt đầu từ 7h sáng giờ việt nam khi cây nến ngày cũ kết thúc và cây nến
ngày mới bắt đầu. từ 7h sáng tới 11h giờ trưa là thời gian của các nhà đầu tư châu á và châu úc chiếm
chủ đạo trong khi các nhà đầu tư châu âu và châu mỹ đang ngủ. Từ 11h giờ trưa tới 14h chiều thị trường
hay có sự chốt lời của các nhà đầu tư châu á và châu úc vì lúc đó là gần tối rồi. từ 14h tới 19h là các nhà
đầu tư châu âu chiếm ưu thế, họ vừa ngủ dậy và lúc này gần như họ đang độc tôn trong thị trường. từ
19h tới 22h đêm có sự tham gia của các nhà đầu tư châu âu và châu mỹ, lúc này nhà đầu tư châu mỹ vừa
mới thức giấc nên sẽ lặp lại xu thế trong ngày. 22h là thời điểm châu âu hay chốt lãi nên gây ra sự hoảng
loạn khá khó hiểu trước khi kết thúc cây nến h4 ở 23h đêm. Từ 23h đêm tới 4h sáng là thời gian các nhà
đầu tư châu mỹ chiếm ưu thế và giai đoạn này hay có sự bùng nổ giá bất chợt sau đó lại điều chỉnh. Từ
4h sáng tới 7h sáng là thời gian các nhà đầu tư ngắn hạn trong ngày chốt lời.

Theo quy luật trên thì giờ giao dịch sôi động thường là từ 2h chiều tới 4h sáng. Anh em thu xếp công
việc cho phù hợp.

Nhà đầu tư cũng nên chú ý thêm tới việc giai đoạn cuối tháng (từ ngày 20 trở ra) hay cuối tuần (tối thứ 6
và đêm thứ 7) hay xảy ra sự chốt lãi nên có thể tạm thời đảo ngược xu thế của tuần đó. Ngày chủ nhật
đa số là ngày các nhà đầu tư nghỉ để đi chơi nên việc giao dịch hay bị chững lại và có xu thế khó đoán.

II. phân tích kỹ thuật là gì?


Phân tích kỹ thuật đơn giản là phân tích các biến động giá trong quá khứ nhằm dự đoán các biến động
giá trong tương lai. Trong nhiều trường hợp, một nhà kinh doanh sử dụng phân tích kỹ thuật chỉ đơn
giản là tím kiếm sự lặp lại của những biến động giá trong quá khứ. Tuy nhiên do tính thanh khoản thấp
của thị trường coin nên có sự bóp méo các chỉ số kỹ thuật này. Một nhà kinh doanh coin có thể dễ dàng
can thiệp vào giá của một coin. Ví dụ với một coin giao dịch với lượng trung bình 2 triệu coin 1 ngày mà
một nhà đầu tư nào đó vào một lệnh mua 1 triệu coin thì sẽ tạo ra sự tăng giá đột biến . do vậy phân
tích kỹ thuật trong đầu tư coin chỉ mang một giá trị tương đối chứ ko phải hoàn toàn tuyệt đối. nhưng
bạn đừng lo lắng chúng ta còn các vũ khí khác để xác định trên thị trường này mà tôi sẽ bàn tới trong
những mục sau.
Một trong những lợi thế của phân tích kỹ thuật là nó cho phép ta quan sát nếp suy nghĩ của những
người tham gia thị trường này. Khi chúng ta thấy một mô hình nhất định nào đó hình thành trên biểu đồ
giá, chúng ta hiểu rằng đó là hiện thân của yếu tố tâm lý ẩn sau thị trường. Tâm lý của con người tạo ra
các mô hình kỹ thuật trong các biều đồ giá coin.

Phân tích kỹ thuật sử dụng nến. vậy nến là gì?

Biểu đồ Nến là một cách hiệu quả để hình dung biến động giá. Có hai dạng nến cơ bản:

 Bullish Candle - Nến Tăng: Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (thường là màu xanh lá cây hoặc màu trắng)
 Bearish Candle - Nến Giảm: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa (thường là màu đỏ hoặc đen)

Mỗi khung thời gian khác nhau thì nến khác nhau, các bạn sẽ nghe thấy tôi nói d1, h1, h4, m30, m15,
m5 MN W. MN tức là thời gian hình thành một nến trên biểu đồ là mất một tháng từ 7h sáng ngày 1
tháng này tới 7h sáng ngày 1 tháng sau. W tương tự là nến tuần tình từ 7h sáng thứ 2 tuần này tới 7h
sáng thứ 2 tuần kế tiếp, D là nến ngày tính từ 7h sáng hôm nay tới 7h sáng hôm sau. H4 là 4h hình thành
một cây nến gồm có từ 7h sáng tới 11h trưa-11h trưa tới 15h chiều-15h chiều tới 19h tối-19h tối tới 23h
đêm-23h đêm tới 3h sáng-3h sáng tới 7h sáng hôm sau. H1 thì cứ 1h là hình thành xong một cây nến và
chuyển qua một cây nến mới, m30 là 30 phút hình thành 1 cây nến, m15 là 15 phút hình thành một nến,
m5 là 5 phút hình thành một nến.

III. Các yếu tố bên ngoài phân tích kỹ thuật:


Điều quan trọng cần ghi nhớ là các “yếu tố cơ bản” tạo nên bức tranh kỹ thuật mà ta nhìn thấy trên biểu
đồ giá. Những yếu tố này gồm có giá bitcoin, sự thay đổi trong công nghệ blockchain của coin, việc coin
đó được chấp nhận sử dụng bởi các công ty nổi tiếng, hay luật của các quốc gia liên quan tới coin đó mà
chúng ta hay gọi là tin tức.
Nhà kinh doanh “triple threat”: trong thế giới kinh doanh coin, những nhà
kinh doanh làm chủ được kỹ năng phân tích kỹ thuật và các chiến lược kinh doanh có thể ấn định được
thời điểm tham gia và rút khỏi thị trường có lợi nhất. Người làm chủ được kỹ năng phân tích cơ bản có
thể dự đoán được các thời điểm bước ngoặt trên thị trường khi xảy ra các tin tức của coin hay sự biến
động mạnh của giá bitcoin/usd. Nhà kinh doanh hiểu biết về quản trị rủi ro có khả năng bảo vệ tài khoản
tránh khỏi bị lỗ trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào. CHỈ CÓ NHÀ KINH DOANH LÀM CHỦ ĐƯỢC CẢ
BA-PHÂN TÍCH KỸ THUẬT, PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO-MỚI THỰC SỰ LÀ MỘT NHÀ KINH
DOANH THÀNH CÔNG.

Tích lũy kinh nghiệm: tôi luôn khuyên các nhà đầu tư khi bắt đầu hãy bắt đầu với một tài khoản nhỏ để
tập luyện và tích lũy kinh nghiệm. Một khi bạn đã tích lũy được kinh nghiệm, kinh doanh thành công
đồng thời đạt đến “độ chin” thì bạn hãy nâng dần tài khoản lên. Nếu bạn tiếp tục thành công vơi tài
khoản đó trong một vài tháng mà không phải đánh đổi bằng một sự mạo hiểm quá đáng nào, bạn có thể
nghĩ tới việc mở một tài khoản to để kinh doanh. Đừng bao giờ vội vàng trong quá trình này. Nếu bạn
cảm thấy không thoải mái ở mọt giai đoạn nào đó của quá trình này thì đừng vội bước qua giai đoạn kế
tiếp. Hãy sử dụng thời gian vì thị trường vẫn con đó khi bạn đã sẵn sàng.

IV. Chọn coin nào để kinh doanh và quan tâm tới bao
nhiêu coin là đủ?
Khi mới bắt đầu kinh doanh coin, bạn chỉ nên chọn một coin để bắt đầu tập luyện thôi, và coin đó phải là
coin có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn và đứng top trong thời gian dài, nó giúp cho giá đi theo quy
luật khách quan hơn với những coin rác. Sau đó bắt đầu với 2 3 coin. Không nên quá đa dạng hóa các
khoản đầu tư vì tâm trí và sự tập trung của con người là có hạn, bạn chỉ có thể quan tâm 2 3 coin là đã
quá sức của bạn rồi. hãy nhớ thị trường luôn chuyển động không ngừng và chúng ta cần bám sát nó chứ
ko phải ôm và để đó. Tôi từng gặp rất nhiều nhà đầu tư phân tâm quá nhiều coin, họ chạy theo biến
động của các đồng coin, có lúc các đồng đồng loạt biến động hàng loạt nên bạn ko thể bắt được toàn bộ
các con sóng, điều này làm họ bực tức. hãy nhớ không ai có thể kiếm được toàn bộ lợi nhuận trên thị
trường hãy nhận lấy phần bánh của mình và thưởng thức nó.

Tuy nhiên hãy nhớ một điều là tôi chỉ có ý khuyên bạn không nên thay đổi các đồng coin quá thường
xuyên và nhanh chóng chứ không có ý định bảo bạn chỉ chơi 2 3 đồng coin hàng tháng hàng năm trời.
mỗi coin có một giai đoạn sôi động và những giai đoạn im lặng. việc của bạn là tìm ra đồng coin mà hợp
với tính cách của bạn và biên độ biến động phù hợp để giúp bạn kiếm lợi nhuận. cũng giống như khi yêu
một cô gái nếu thấy ko hợp bạn có thể chia tay để kiếm cô khác hợp hơn.

Kinh doanh và nghiệp chướng:

trong thời gian trade 3 năm của tôi, tôi đã từng gặp rất nhiều người (kể cả tôi) sau khi chiến thắng một
giao dịch sẽ lớn tiếng khoe khoang về thành công vừa đạt được. “tôi lại vừa thắng! kiếm tiền thật là dễ”
bạn có thấy quen quen. Những nhà Kinh doanh thành công có thâm niên ít ai tự mãn về thành công của
họ, vì trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, tự đắc thường là dấu hiệu của sự đổ vỡ. Những nhà
kinh doanh thành công đôi khi trở nên tự tin quá mức để rồi quên đi những yếu tố cơ bản nhất đã đưa
đến thành công ban đầu cho họ. và khi họ tự mãn với chiến thắng họ sẽ vào lệnh liên tục với niềm tin
chiến thắng mà ko có sự cẩn thận đúng mức và đó là lúc họ thất bại.

Khi bạn kinh doanh không có một phương thức nào có thể thành công ở mọi lúc, mọi nơi. Bạn phải
thay đổi cách thức kinh doanh thích hợp cho từng hoàn cảnh thích hợp.

V. CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DÀNH CHO THỊ


TRƯỜNG XU HƯỚNG:
Bạn muốn nhận diện một thị trường xu hướng hay sideway thì bạn phải phân tích kỹ thuật. tôi không
bàn tới điều đó ở đây. ở đây tôi muốn nói tới cách tư duy phù hợp cho 1 thị trường xu hướng.

Có một điều bạn cần nhận thức rõ, đó là một coin đang ở giai đoạn xu hướng rồi sẽ đến lúc đi vào giai
đoạn ổn định hoặc tích lũy. Các nhà kinh doanh cần nhanh chóng nhận ra điều này và áp dụng kỹ thuật
kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

Với thị trường xu hướng nếu chúng ta vào thế hợp với xu hướng (mua lên trong xu hướng tăng và bán
xuống trong xu hướng giảm), ta có thể có cơ hội hưởng lợi lớn. chắc hẳn bạn đã nghe ở đâu đó thành
ngữ “hãy để cho những lệnh thắng của bạn tiếp tục cuộc chơi”. Đây là lời khuyên tốt trong thị trường
xu hướng vì nhiều người trong chúng ta có xu thế thoát khỏi lệnh đang thắng quá sớm, đồng thời giữ lại
lệnh đang thua quá lâu.

Một vấn đề không kém phần quan trọng đó là nhà kinh doanh nào đi ngược lại xu hướng sẽ nhanh
chóng nhận ra rằng tài khoản của mình bị cháy vì đã chống lại “dòng chảy” của thị trường. đi ngược lại
xu hướng là lý do phổ biến dẫn tới thất bại của các nhà kinh doanh dài hạn. do đó bạn phải quyết tâm
chỉ giao dịch theo xu hướng và không bao giờ đi ngược lại nó.

Đừng cố chống lại xu hướng: việc cố đoán thời điểm xu hướng đảo chiều là một việc cực kỳ hấp dẫn
nhưng chính việc này lại dẫn tới phần lớn những thua lỗ nặng nề. bản chất tự nhiên của con người là
việc tưởng tượng giá sẽ đảo chiều về một mức cũ nào đó dễ dàng hơn nhiều so với việc tưởng tượng giá
sẽ tăng tới một mức nào đó mà trong quá khứ ta chưa hề biết. đó chính là những điều đã xảy ra với
DASH và ETH.

Liệu có xu hướng nào quá mạnh? Một biến động tăng giá mạnh của coin hay ẩn chứa tiềm năng dẫn tới
một biến động điều chỉnh đột ngột. Hãy cẩn thận với những thời điểm khi mà thị trường đã tích lũy
được một lượng lợi nhuận lớn.

Một nhà kinh doanh theo xu hướng sẽ tìm kiếm cơ hội để vào lệnh trùng với xu hướng, đồng thời từ
chối các giao dịch đi ngược lại xu hướng chủ đạo. không phải lúc nào những người kinh doanh cũng có
thể vào lệnh trùng với xu hướng chủ đạo, họ phải chờ đến những thời điểm mà sự điều chỉnh giá kết
thúc và giá có xu hướng đi theo xu thế chủ đạo.

Trong một xu hướng, sự hồi phục thường xuất hiện khi giá điều chỉnh về các mức hỗ trợ hoặc về mức
hồi phục của đường fibonaci. Các số tròn cũng đóng vai trò là các mức hỗ trợ hoặc kháng cự tâm lý vì
lệnh giao dịch có xu thế tập trung vào những mức này.

Chiến lược kinh doanh coin trong nhiều khung thời gian: khi kinh doanh, chúng ta cần quan tâm tới xu
hướng chủ đạo của coin là gì ở các khung thời gian dài từ d1 w1 MN. Sau đó chúng ta quay về khung
thời gian ngắn hơn để tìm điểm vào, dừng lỗ và chốt lời theo cái xu thế chủ đạo của khung thời gian dài.
nên chọn cho mình một khung thời gian giao dịch chính.

Ví dụ bạn giao dịch chủ đạo ở khung thời gian h1 thì trước hết hãy quan sát biểu đồ ở khung thời gian d1
và W để xem coin có đang ở trong xu hướng không sau đó quay về h1 tìm điểm vào, dừng lỗ chốt lời.

Sự kết hợp các khung thời gian. Tôi thích kết hợp khung MN-W-D với H1-M15 hoặc với H4-M30-M5.

Nếu coin có xu hướng trung dài hạn tăng giá thì hãy chỉ giao dịch các lệnh đánh lên. Nếu coin có xu
hướng giảm, hãy chỉ giao dịch với các lệnh đánh xuống.

Bắt đỉnh và đáy: rõ ràng chúng ta chẳng thể nào biết đâu là đỉnh hoặc đáy để mà vào lệnh. Nhiều người
quá quan tâm tới việc bắt đỉnh và đáy, có điều việc bắt đỉnh và đáy là canh bạc nguy hiểm. không ai có
thể dự đoán đỉnh và đáy chính xác trong coin. Do đó người cố làm điều này tức là cố tìm vận may rủi.
Nếu chúng ta chờ cho một xu thế đổi chiều, chúng ta sẽ không có cơ hội bắt trúng đỉnh hoặc đáy, nhưng
không sao, những nhà kinh doanh thành công sẵn sàng hy sinh một phần trong xu hướng để đổi lại xác
suất thành công cao hơn do sự nhẫn nại đưa đến.

Tín hiệu tham gia thị trường: khi nào nên tham gia thị trường là một câu hỏi không có câu trả lời cụ thể,
tôi chỉ có thể bảo bạn khi nên tham gia là khi mà phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản phù hợp nhau và
tín hiệu về sự cung cầu của thị trường đạt giao điểm với 2 yếu tố trên, mọi sự chỉ đợi gió đông.

Đặt lệnh dừng lỗ: chúng ta nên đặt lệnh dừng lỗ tại điểm giá cao nhất ngay trước đó. Và tính dừng lỗ
bằng giá close của nến. Khái niệm này cũng có nhiều cách xác định mà tôi muốn khi bạn thực hành tôi sẽ
hướng dẫn dần.

Đặt lệnh dừng lãi. Có nhiều cách để dừng lãi nhưng với tôi thì tôi thích canh giá hơn và đưa ra các điểm
chốt lời 1 2 3, nếu giá chạm điểm chốt lời 1 mà còn có xu hướng đi lên tôi sẽ để giá tiếp tục chạy và canh
tiếp. sau khi giá qua chốt lời 1 tôi kỳ vọng tới chốt lời 2, nhưng nếu giá không tới chốt lời 2 mà đang giữa
đường quay đầu muốn đi về chốt lời 1 thì tôi sẽ chốt lời và do đó lợi nhuận của tôi lớn hơn khi tôi chốt
lời ở mức chốt lời 1. Tương tự khi giá đi qua chốt lời 2 mà còn có xu hướng đi lên tiếp tôi sẽ kỳ vọng chốt
lời 3 nhưng nếu không đạt được và quay đầu muốn đi xuống chốt lời 2 tôi sẽ chốt lời ngay. Việc này
nghe chừng hơi khó vì nó cần bạn canh và có sự linh hoạt. nhưng hãy luyện tập chăm chỉ tôi nghĩ bạn sẽ
làm được. việc đặt ra các mức dừng lãi thế này cũng cần kèm theo với việc dịch chuyển mức dừng lỗ. khi
giá chạm tới mức dừng lãi 1 thì bạn nên đặt ra nguyên tắc là nếu chẳng may giá quay đầu lại mức hòa
vốn mà bạn chưa kịp chốt lãi thì bạn sẽ thoát khỏi giao dịch ở mức hòa vốn chứ không để giá tiếp tục
chạy. tương tự với khi giá chạm dừng lãi 2 thì kéo dừng lỗ lên dừng lãi 1, chạm dừng lãi 3 nên kéo lên
dừng lãi 2. Nên nhớ những nhà kinh doanh chuyên nghiệp quan tâm làm thế nào để bị lỗ ít trong khi
những nhà kinh doanh nghiệp dư lại quan tâm tơi việc làm thế nào để lãi nhiều.

Hiện tượng nghĩ lại: điều gì sẽ xảy ra khi giá chạm điểm dừng lỗ rồi tiếp tục đi theo hướng chúng ta đã
tính trước, liệu chúng ta có nên thay đổi kế hoạch giao dịch? Hãy học cách tin tưởng vào kế hoạch kinh
doanh của bạn, chúng ta không thể kiểm soát kết quả của bất kỳ phiên giao dich nào và thị trường không
phải lúc nào cũng đi theo mong muốn của chúng ta. Vẫn có thể xảy ra trường hợp chúng ta thực hiện rất
tốt kế hoạch kinh doanh nhưng kết quả đưa ra lại là những thua lỗ. tuy nhiên nếu chúng ta tạo ra các kế
hoạch tốt và thực hiện chúng một cách nhất quán thì chúng ta sẽ vượt xa phần lớn các nhà kinh doanh
khác.

Thời điểm không nên tham gia thị trường: là khi giá xảy ra hiện tượng điều chỉnh trong một xu hướng
và đi ngược lại xu thế chính với một thị trường sideway.

Thời điểm tiếp tục tham gia thị trường: là khi giá tiếp tục ủng hộ xu hướng chính trong một thị trường
xu hướng và đi cùng với xu thế chính trong một thị trường sideway.

Sự đối lập giữa tưởng tượng và thực tế:

thường thì đây là lúc chúng ta bắt đầu nghi ngờ chiến lược kinh doanh . Cần nhắc lại một lần nữa rằng
chúng ta không được có kiểu suy nghĩ như vậy. nhiều nhà kinh doanh cố tìm kiếm một kỹ thuật thần kỳ
cho phép họ thành công trong mọi lệnh giao dịch. Đáng tiếc là bạn sẽ chẳng thể tìm ra một chiến lược
kinh doanh thần kỳ nào cho phép điều đó, chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng sẽ có những giao
dịch bị lỗ và những giao dịch lãi. Chúng ta không thể kiểm soát kết quả giao dịch của một giao dịch đơn
lẻ nào. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tỷ lệ cho giao dịch lãi nhiều hơn giao dịch bị lỗ bằng
cách luyện tập và tuân thủ theo chiến lược kinh doanh một cách nhất quán.

Thành công và thất bại tạm thời:

sự thiếu tính kỷ luật có thể cho chúng ta thắng trong 1 2 giao dịch nhưng tổng thể thì sự thiếu kỷ luật sẽ
khiến ta phải trả giá lớn hơn rất nhiều những gì hôm nay thắng được. những người như vậy sẽ chẳng thể
theo một kế hoạch cụ thể nào. Hôm nay anh ta có thể vào một lệnh mà không đợi một tín hiệu cụ thể
nào, ngày mai anh ta có thể bỏ qua một lệnh dừng lỗ. cuối cùng sự thiếu kỷ luật sẽ trả giá là cháy tài
khoản của anh ta.

Nỗi sợ mất cơ hội: vẫn còn đó các cơ hôi kinh doanh khác, và nếu chúng ta bị phân tâm vào việc đáng lẽ
phải thế này, thế kia, chúng ta sẽ chẳng thể theo một kế hoạch kinh doanh một cách có kỷ luật. hãy luôn
nhớ rằng: thị trường còn đó và chờ ta tìm kiếm những cơ hội giao dịch, mọi thứ luôn sẵn sàng, đừng sợ
không có cơ hội.

Hiện tượng vượt ngưỡng dừng lỗ: điều gì xảy ra khi một mức dừng lỗ được nhiều người đặt ra và
không khớp được hết tất cả mọi người. khi đó sẽ thay ra hiện tượng dừng lỗ hàng loạt bằng mọi cách và
khi đó giá sẽ đi xa hơn mức dừng lỗ mà ta đặt ra. và khi này chẳng có cách nào khác là phải chấp nhận
dừng lỗ và chờ đợi cơ hội tiếp theo. Kể cả sau đó giá đi lại hướng của chúng ta dự đoán thì chúng ta sẽ
vào tiếp còn hơn là ngồi ngóng trông giá là một sự vượt ngưỡng dừng lỗ do tâm lý.

hiện tượng bùng nổ giá giả: Các bùng nổ giá ngược với xu hướng chính có xác suất giả cao hơn. Mặc dù
vậy không phải mọi nhà kinh doanh đều quan tâm tới điều này và vẫn sẽ có một số nhà kinh doanh tham
gia vào các tín hiệu giả này và nếu điều đó khiến bùng nổ giá là thật thì cũng chẳng sao vì chúng ta đã
không tham gia giao dịch, chúng ta không lãi cũng chẳng lỗ và cũng chẳng việc gì phải ngồi tiếc vì đã
không tham gia giao dịch mà chúng ta nghi ngờ là nó sai. Hãy vào khi mọi thứ đi đúng theo những
nguyên tắc ta đề ra và ngồi ngoài chờ đợi khi mọi thứ khiến ta nghi ngờ.

Hi vọng tới đây mọi người đã hiểu rằng trong thực tế mọi thứ không phải lúc nào cũng chiều theo ý bạn
và đấy là lý do tại sao việc kèm theo môt kế hoạch quản lý rủi ro lại quan trọng đến vậy. phương pháp
dịch chuyển điểm dừng lỗ tôi đã nói ở trên được dùng để bảo vệ tài khoản của bạn khi thị trường không
theo ý bạn. nó cũng cho phép chúng ta hiện thực hóa những khoản lợi nhuận lớn hơn khi các điều kiện
thị trường thuận lợi. Trong khi không phải mọi thứ đều tuân theo kế hoạch, chúng ta học được rằng
không nên lo lắng về những gì chúng ta không kiểm soát được, thay vào đó hãy tập trung với kế hoạch
kinh doanh tốt và thực hiện nó một cách nhất quán, điều đó sẽ làm cho cơ hội thành công dài hạn của
chúng ta tăng lên rất nhiều.

Giờ chúng ta sẽ bàn tới vấn đề tại sao có xu hướng mạnh mẽ và kéo dài?

Bạn cần nhớ là khi thị trường đi theo xu hướng càng lâu dài thì xu hướng đó càng chắc chắn, thời gian
càng lâu càng làm cho nhiều nhà kinh doanh nhận ra xu hướng và tiếp tục tham gia thị trường và khi đó
làm cho xu hướng càng được đẩy nhanh và duy trì sự tồn tại của mình. Đây là một trong những lý do mà
chúng ta nên không bao giờ cố bắt đỉnh hoặc đáy của một xu hướng

Sự tham gia của dòng tiền lớn: khi một xu hướng trở lên mạnh mẽ và bền vững có khả năng là những
dòng tiền lớn của cá voi sẽ tham gia, ta hãy chấp nhận chúng và bám theo để ăn được “cơm thừa canh
cặn” nhưng cũng hãy cẩn thận bị cá voi bỏ rơi.

Những đặc điểm chung: nếu chúng ta đã quan sát tình huống mà khi coin đi vào xu hướng mạnh và dài
hạn ta sẽ nhận rằng chúng có một số đặc điểm chung. Một trong những đặc điểm chung này là giá có xu
thế quay trở lại đường trung bình ema 13 hoặc 21 trước khi tiếp tục xu hướng của nó. Nên chúng ta có
thể chọn những điểm này để làm điểm vào lệnh. Một đặc điểm nữa là với những xu hướng dài hạn thì
do có sự điều chỉnh giá xen kẽ vs tăng giá liên tục nên khiến cho các sợi bolingerband chạy song song với
nhau và đi theo một hướng nhất định chứ không đi ngang như trong thị trường sideway.

Tin tức và xu hướng. với những xu hướng mạnh thì việc tác động của tin tức ngược với xu hướng chỉ
mang tính nhất thời, khi tin ra giá có thể hồi ngược lại ema 13 hoặc ema 21. Những nhà kinh doanh theo
tin sẽ hoảng loạn và bắt đầu đánh theo tin. Nhưng do là xu thế mạnh nên tin ko bẻ được xu thế và do đó
sau khi hồi về ema 13 ema 21 thì giá tiếp tục đi theo xu hướng. những nhà kinh doanh theo xu hướng sẽ
mua vào khi giá hồi về ema 13 và ema 21. Và trong đa số các trường hợp họ sẽ thành công. Một số
trường hợp giá vượt quá ema 21 về ema 34 cho thấy xu thế dài hạn đã kết thúc và có sự điều chỉnh giá.
Và khi đó chúng ta sẽ chốt lỗ.

Vào lệnh giao dịch bổ sung: với xu hướng dài hạn như thế này thì chúng ta nên bổ sung giao dịch khi giá
quay trở lại ema 13, chú ý là chỉ bổ sung một nửa so với lệnh ban đầu, không nên bổ sung một lệnh giao
dịch bằng với lệnh ban đầu.

Chú ý là với xu hướng dài hạn chúng ta chỉ xem xét ở xu hướng d1 vì cá voi cũng hay xem xét lệnh giao
dịch vs xu hướng dài hạn ở đó. Đừng ảo tưởng áp dụng chiến lược cho xu thế dài hạn ở nhưng khung
thời gian thấp hơn d1 vì sẽ có rất nhiều tín hiệu nhiễu.

Một điều cuối cùng là chúng ta cần chuẩn bị tâm lý để vượt qua những giao dịch thua lỗ, đừng để rơi
vào bẫy đánh giá lại kỹ thuật kinh doanh. Với bất kỳ một kỹ thuật kinh doanh nào, kết quả kinh doanh
cần được đánh giá với một số lượng lớn các lần giao dịch.

Nhân tiện , tôi cũng muốn nói rằng chúng ta phải đặt ra và tuân thủ các mức dừng lỗ cho mọi giao dịch,
đồng thời không dể trung bình cộng các giao dịch bị lỗ, không bao giờ nhồi lệnh cho một giao dịch đang
thua lỗ vì nó sẽ chỉ khiến bạn thua lỗ thêm mà thôi.

Chuyển động giá: như đã nói từ đầu. chúng ta quan tâm tới ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. nhưng những
nhà giao dịch thực thụ còn quan tâm tới giá di chuyển tới các ngưỡng này như thế nào. Nó có di chuyển
mạnh mẽ về phía hỗ trợ/kháng cự, chứng tỏ quyết tâm của các nhà kinh doanh không? Hay nó chỉ di
chuyển uể oải không mục đích, như thể các nhà kinh doanh đang sợ phải tới ngưỡng chốt. các thái độ
này có thể để lộ hướng đi sắp tới của nó.

Đừng cản mũi tàu hàng: nhiều nhà kinh doanh phạm sai lầm khi đặt ngay lệnh giao dịch ở ngưỡng hỗ
trợ hoặc kháng cự sau đó ngồi chờ. Điều này làm hỏng hết các cơ hội dành cho nhà kinh doanh trong
việc sử dụng biểu đồ giá theo hướng có lợi cho mình. Đặt lệnh giao dịch theo cách này đơn giản chỉ là
một cách dự đoán rằng giá chốt sẽ được giữ vững, tuy nhiên đây là cách không hay. Bất kể ngưỡng hỗ
trợ hay kháng cự phụ thuộc ra sao trong quá khứ, nó đều có thể và sẽ bị xuyên phá. Nếu giá chuyển
động mạnh về phía hỗ trợ hoặc kháng cự của bạn hãy tránh và dành đường cho nó chuyển động. chúng
ta muốn một số đảm bảo rằng ngưỡng hỗ trợ sẽ được bảo toàn. Thay vì cố gắng vào một lệnh đánh lên
trong khi giá đang đi xuống, hãy thử làm như sau: Để cho giá giảm xuống tận ngưỡng hỗ trợ, sau đó hãy
chờ giá tiếp tục đi lên để đánh lên vì khi đó mức hỗ trợ tiếp tục được khẳng định lần nữa. tương tự với
xu hướng giảm giá. Chúng ta muốn tăng cơ hội thành công cho đến khi bằng chứng đứng về phía chúng
ta. Mức dừng lỗ sẽ được đặt dưới đường hỗ trợ. Trong trường hợp tương tự với đường kháng cự ta
cũng có thể làm như vậy

VI. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DÀNH CHO THỊ TRƯỜNG


SIDEWAY:
Không phải lúc nào giá cũng đi theo xu hướng. xen kẽ vào đó chúng ta có thể thấy thị trường có những
lúc đi vô hướng. vậy giai đoạn này chúng ta cần làm gì để giao dịch.

Mặc dù thị trường đi vô hướng nhưng nó sẽ dao động trong một khoảng tương đối do vậy việc của ta là
sử dụng khoảng đó để ra vào lệnh. Nhưng cũng giống như thị trường vô hướng ta nên vào lệnh theo xu
hướng chính vì những đoạn vô hướng ở khung thời gian ngắn thường là những đoạn giá điều chỉnh ở
khung thời gian cao hơn. Ví dụ bạn giao dịch vơi h1 mà thấy rằng thị trường đang trong giai đoạn vô
hướng thì bạn nên quan tâm xem xu hướng chủ đạo của nến ngày hôm đó là tăng hay giảm (ví dụ là
tăng) thì khi vào lệnh bạn sẽ vào ở nhưng đoạn giá đi gần cận dưới của đoạn sideway và chốt lãi ở cận
trên.

Tại sao ko giao dịch 2 chiều. xin thưa là vì chiều ngược lại với xu thế chính sẽ rất khó đi và mập mờ và
hơn nữa sẽ có lúc bùng nổ giá sau đoạn sideway và khi đó người đi ngược xu thế chính sẽ bị dính lỗ nặng
hơn.

Với thị trường sideway ta nên vào 1 lệnh không nhồi lệnh, và thoát hết ra ở một điểm đã định. Chứ ko
dùng các mức dừng lãi 1 2 3 như thị trường xu hướng.

VII. Tiếp tục chúng ta sẽ bàn tới vấn đề mục tiêu lợi
nhuận: chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng có một cú thắng lớn trong thị trường khiến
chúng ta một phát lên trời, nhưng chính những điều đó lại khiến nhà kinh doanh dễ trở lên nôn
nóng hơn và điều đó làm che mờ các đánh giá của chúng ta và đưa đến những kỳ vọng không
thực tế. Đầu tiên điều chúng ta cần làm là kiềm chế bản thân khỏi các kỳ vọng phi thực tế. tôi
cho rằng thay vì kỳ vọng quá cao, hãy đặt ra mục tiêu có thể thực hiện được. thay vì hỏi mất bao
nhiêu thời gian để nhân đôi số tiền trong tài khoản thì tại sao bạn không chia nó thành các mục
tiêu nhỏ hơn. Cách tiếp cận này cho phép bạn đạt đến mục tiêu lớn mà không cần phải có những
cơ hội đặc biệt.

Ví dụ thay vì đặt mục tiêu 100% lợi nhuận trong 2 tháng bằng 1 2 lệnh, thì sao bạn không chia nhỏ mục
tiêu mỗi tuần đạt 12,5% hay nhỏ hơn là mỗi ngày đạt 2 3% lợi nhuận. tôi nghĩ điều này là hoàn toàn khả
thi.

Ổn định là yếu tố cốt lõi: để đạt được một lợi nhuận 2 3% một ngày tôi nghĩ không quá khó. Cái chính
tôi cần nhắc lại cho bạn rằng sẽ có ngày chúng ta lỗ thì bạn phải biết cách rút ra khỏi những thua lỗ đó
cũng chỉ với 2 3% chứ đừng để thua lỗ đó quá lớn bởi nỗi lo sợ trong tâm trí gây ra. Hãy mạnh dạn cắt lỗ
khi còn có thể.

Giờ chúng ta bàn tới vấn đề trade coin là dễ hay khó, có phải chỉ cần bỏ ít công sức ra là thu được những
khoản lợi nhuận kếch xù không. Tôi xin nói một sự thật rằng: không có cái gọi là đạt được lợi nhuận lớn
với ít nỗ lực. chúng ta vào lệnh và dù ngắn hạn hay dài hạn bạn đều phải canh nó và do đó cần rất nhiều
nổ lực trong kinh doanh chứ ko phải những lời hoa mỹ như ta được nghe.
Hãy biết khi nào nên rút lui: tôi muốn bạn xem mình như viên tướng trong cuộc chiến và tài sản của
bạn là những người lính. Bạn muốn sử dụng những người lính này một cách hợp lý nhất. khi thời cơ tấn
công ới bạn đưa họ ra trận để chiến đầu nhưng nếu bạn thua trong trận chiến này bạn cần rút quân về.
Nếu không bạn sẽ hi sinh những người lính còn lại của mình một cách vố ích đồng thời làm yếu đ tổng
thể lực lượng của mình. Mục tiêu của bạn không phải thắng trong mọi trận chiến mà là thắng cả cuộc
chiến tranh. Kinh doanh cũng như thế. Để thắng cả cuộc chiến tranh, bạn phải chấp nhận thua một số
trận chiến. Hoặc, chính xác hơn, bạn cần phải chấp nhận những thất bại nhỏ để bảo vệ mục tiêu giành
chiến thắng lớn.

Phần lớn những khoản thua lỗ lớn trong kinh doanh đều có một điểm chung là sự không sẵn sàng chấp
nhận thua lỗ.

You might also like