Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

BÀI TẬP CHƯƠNG TRÌNH – DỰ ÁN

I, Quy định chung về phân tích tài chính và kinh tế dự án


1, Giả định của dự án:
Trong phân tích dự án cần quán triệt 3 giả định sau:
- Các khoản thu chi liên quan đến giao dịch mua bán đều được thanh toán trong năm.
- Tại thời điểm kết thúc dự án, mọi nguồn lực đều được tận dụng hết hoặc nếu thừa sẽ đem thanh
lý hết
- Các dòng tiền phát sinh trong năm đều được đưa về thời điểm cuối năm để tính toán.
2. Quan điểm phân tích:
Quan điểm phân tích dự án: Việc phân tích tài chính và kinh tế dự án bao gồm 2 quan điểm: là
quan điểm chủ đầu tư và quan điểm tổng vốn đầu tư. Ở môn CTDA chúng ta chỉ học và thực hành
theo quan điểm tổng vốn đầu tư. Theo quan điểm này, chúng ta có 1 số vấn đề sau:
a, Tỷ suất chiết khấu:
+ r là tỷ suất chiết khấu, chính là chi phí cơ hội của vốn, được tính bởi công thức bính quân gia
quyền của cơ cấu vốn.
r = lãi vay x số vốn vay/tổng nguồn vồn + lãi tiền gửi ngân hàng x số vốn tự có/tổng nguồn vốn.
b, Dòng tiền vay và trả nợ:
Theo quan điểm tổng vốn đầu tư, tất cả các dòng tiền phát sinh liên quan đến việc vay và trả nợ
(bao gồm trả gốc và lãi) không được đưa vào phân tích dự án.
II, Phân tích tài chính và kinh tế - xã hội dự án:
Phân tích dự án chúng ta có 2 góc độ là phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội
So sánh Phân tích tài chính Phân tích kinh tế - xã hội
Góc độ phân tích Nhà đầu tư (Doanh nghiệp) Toàn nền kinh tế và xã hội
Quyết định Doanh nghiệp có nên tiến Chính quyền có nên phê duyệt dự án hay
hành dự án hay không. không. Nhiều dự án muốn được tiến
hành phải được Chính quyền phê duyệt.
(Nếu FNPV > 0 thì nên tiến
hàng) (Nếu ENPV > 0 thì phê duyệt dự án)
Các chỉ tiêu phân tích FNPV, IRR, BCR, thời gian ENPV
hoàn vốn

1
BÀI TẬP CHƯƠNG TRÌNH – DỰ ÁN

1. Dòng tiền tài chính (FNPV):


Việc tính FNPV dựa trên dòng tiền ra – vào của Doanh nghiệp. Những khoản mục thu – chi của
DN thực sự phát sinh có liên quan đến dự án mà DN thực hiện mới được phản ánh trên số sách và
mới được tính vào FNPV. Trong phân tích dòng tiền cần phải giả định rằng mọi giao dịch mua -
bán dều được thanh toán bằng tiền kịp thời trong kỳ, không có công nợ kéo dài qua các năm.
FNPV được cấu thành bởi 2 bộ phần là: Dòng tiền vào (thu) – ký hiệu B và Dòng tiền ra (chi) –
ký hiệu C.
Các khoản mục cấu thành nên B và C được phân tích cụ thể như sau:
* Lợi ích (B) – dòng tiền vào:
Năm 0, dự án chưa thực hiện nên không có dòng tiền vào, chỉ xuất hiện dòng tiền ở
Doanh thu bán sản phẩm (tính ra số sản phẩm hàng năm x giá bán). Số lượng sản phẩm lại phụ
thuộc vào công suất sản xuất.
Thanh lý các tài sản còn lại của dự án, không sử dụng hết (TSCĐ, CCDC, NVL, phế liệu), giá trị
thu hồi thanh lý chỉ xuất hiện ở năm cuối cùng của dự án.
* Chi phí (C) – dòng tiền ra (chỉ tính các chi phí chi trả bằng tiền):
- Năm 0: Đầu tư XDCB, Mua máy móc thiết bị, Đền bù giải phóng mặt bằng, Dự phòng vật
chất, Dự phòng trượt giá
- Hàng năm (từ năm 1 - 10): Chi phí Nguyên vật liệu, Tiền lương, Sửa chữa, Thuế TNDN.
Nguyên vật liệu và tiền lương của lao động trực tiếp phụ thuộc vào công suất sản xuất còn tiền
lương cho lao động gián tiếp (quản lý) thì không.
* Dòng tiền:
- Năm 0: Dòng tiền = - (Đầu tư XDCB + Mua máy móc thiết bị + Đền bù giải phóng mặt bằng
+ Dự phòng vật chất + Dự phòng trượt giá)
Như vậy dòng tiền hàng năm (năm 1 – 10) sẽ là: (Doanh thu + Thanh lý) - (Chi phí nguyên
vật liệu + Tiền lương + Sửa chữa + Thuế TNDN) (*)
Tuy nhiên có 1 khoản là Thuế TNDN là 1 khoản phụ thuộc vào Lợi nhuận kế toán trước thuế: theo
công thức: Thuế TNDN = thuế suất x Lợi nhuận trước thuế.
Do chúng ta kế toán trên cơ sở dồn tích nên phải phân bổ giá trị XDCB và máy móc thiết bị vào
chi phí hàng năm dưới dạng Khấu hao và đương nhiên chi phí này không phải chi phí bằng tiền.
Vì vậy, xét trên góc độ kế toán thì lợi nhuận kế toán được tính như sau:
Lợi nhuận trước thuế = (Doanh thu + Thu nhập khác – Chi phí kế toán) = (Doanh thu + Thanh
lý) – (Chi phí nguyên vật liệu + Tiền lương + Sửa chữa + Khấu hao).

2
BÀI TẬP CHƯƠNG TRÌNH – DỰ ÁN

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN = (Doanh thu + Thanh lý) – (Chi
phí nguyên vật liệu + Tiền lương + Sửa chữa + Khấu hao + Thuế TNDN).
Như vậy ta có 2 cách tính dòng tiền hàng năm (từ năm 1 – 10):
- Cách 1: Tính xuôi: Hạch toán rõ các dòng tiền vào – ra: Lợi ích (B) và Chi phí bằng tiền (C) rồi
trừ đi nhau theo công thức (*). Cách này cũng giúp chúng ta tính được tỷ số BCR (trình bày ở
dưới).
- Cách 2: Tính ngược: Dòng tiền = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao (so sánh 2 công thức (*) và
(**) để thấy công thức này hợp lý vl). Nhưng cách này không giúp chúng ta hạch toán rạch ròi Lợi
ích và chi phí của Dự án nên không tính được BCR.
Sau khi hạch toán được giá trị dòng tiền hàng năm, tiến hành chiết khấu dòng tiền bằng cách hệ số
chiết khấu là (1 + r)t. Trong đó:
+ t = 1, 2, ..., 10 là năm vận hàng dự án và r
Rồi ta tiến hành cộng dòng tiền từng năm ta thu được kết quả như bảng dưới đây.
Ở bản dưới đây, tôi tính cả theo 2 cách trình bày và cùng thu được 1 kết quả về dòng tiến, các bạn
có thể kiểm chứng.
2. Dòng tiền kinh tế (ENPV):
Việc phân tích dòng tiền kinh tế cũng dựa trên việc chiết khấu dòng tiền dự án nhưng có đôi chút
khác biệt so với phân tích tài chính ở các điểm như sau:
-Vấn đề giá: Giá tính trong phân tích kinh tế là “giá kinh tế” = “giá tài chính” x hệ số chuyển đổi.
Các hệ số chuyển đổi này không phụ thuộc vào việc hạch toán bằng VNĐ hay ngoại tệ. Nếu hạch
toán bằng ngoại tệ cần phải chia cho tỷ giá hiện hành.
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ mua – bán trong nước thì hệ số chuyển đổi là SCF, kể cả dịch vụ đào
tạo lao động.
+ Đối với lao động thì hệ số chuyển đổi là CFlao động.
+ Đối với hàng hóa dịch vụ nhập khẩu hay xuất khẩu thì hệ số chuyển đổi là 1.
+ Đối với các khoản chuyển giao thu nhập như Thuế, Giải phóng mặt bằng, Dự phòng trượt giá
chung sẽ không được tính vào phân tích kinh tế nên có thể coi hệ số chuyển đổi là 0.
- Các khoản mục mang tính chất ngoại ứng: Lợi ích và chi phí thiệt hại mà dự án đem lại cho
xã hội không được phản ánh trong phân tích tài chính dự án của DN cần phải được hạch toán vào
dòng tiền kinh tế. Tuy nhiên cũng cần phải x hệ số chuyển đổi SCF như các hàng hóa, dịch vụ.
Ví dụ: thặng dư tiêu dùng (lợi ích của ngươi tiêu dùng, chi phí ô nhiễm, các khoản lợi ích phát sinh
làm giảm chi phí cho xã hội,…

3
BÀI TẬP CHƯƠNG TRÌNH – DỰ ÁN

- Các khoản chi phí cơ hội: thì cần tính chi phí cơ hội vào dòng tiền kinh tế, không sử dụng chi
phí mà DN phải bỏ ra giống như bên dòng tiền tài chính.
Ví dụ: thuê lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp. Chi phí trả lương là 5 triệu đồng /
tháng. Tuy nhiên trước đó làm nông nghiệp thu nhập của những lao động này là 3 triệu/ tháng.
Như vậy chi phí cho những lao động này được hạch toán vào dòng tiền kinh tế là 3 x CFlao động/
tháng.
Do thuế TNDN là 1 khoản chuyển giao thu nhập nên khi phân tích chúng ta không cần quan
tam đến chúng. Và lợi nhuận trước khấu hao chính là dòng tiền kinh tế.
(Lợi nhuận trước khấu hao – Khấu hao = Lợi nhuận trước thuế).
3, Các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án bên cạnh NPV
* Tỷ số lợi ích/ chi phí:
- Cách tính: Tỷ số này được tính bằng cách lấy giá trị hiện tại của dòng lợi ích chia cho giá trị hiện
tại của dòng chi phí: BCR= PVB/PVC
- Ý nghĩa: cho biết tỷ suất sinh lợi của 1 đồng vốn bỏ ra. Nếu BCR > 1 thì lợi ích thu được > chi
phí bỏ ra  dự án là khả thi
* Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR: đây là tỷ suất chiết khấu giả định làm cho NPV = 0 (hiểu đơn
giản là nếu r = IRR thì NPV = 0).
- Ý nghĩa: Do r và NPV tỷ lệ nghịch với nhau nên r càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại. Nếu
tỷ suất chiêt khấu r < IRR thì NPV > 0 do đó dự án khả thi và ngược lại.
-Cách tính: tính bằng phương pháp nội suy. Để tính được IRR phải áng chừng 2 mức lãi suất chặn
trên r1 làm NPV > 0 và r2 làm NPV < 0 (đương nhiên r1 < r2). Thông thường r1 và r2 chênh nhau
từ 0,5% – 1%.
NPV1
Sau đó áp dụng công thức như sau để ước lượng IRR: IRR = r1 + (r1 – r2)
NPV1 −NPV2
* Thời gian hoàn vốn:
Cách tính: tính bằng cách cộng lũy kế các dòng tiền chiết khấu vào với nhau đến khi dương, thì
việc hoàn vốn xảy ra trong năm đó. Giả định hoàn vốn trong năm x, thì thời gian hoàn vốn sẽ là: t
= (x – 1) năm + y tháng.
số tiền còn thiếu để hoàn vốn sau x−1 năm
Trong dó y tính như sau: y = *12
dòng tiền năm x

- Ý nghĩa: Cho biết thời gian hoàn vốn của dự án. Nếu thời gian hoàn vốn nhỏ hơn vòng đời của
dự án thì dự án khả thi.

4
BÀI TẬP CHƯƠNG TRÌNH – DỰ ÁN

Bài tập:

Khoản mục Đơn vị Giá trị


Chi phí ban đầu:
1. Chi XDCB Tr đ 1500
2. Mua sắm máy móc thiết bị Tr đ 500
3. Giải phóng mặt bằng Tr đ 600
4. Dự dự phòng vật chất % XDCB + máy móc 5
5. Dự phòng truợt giá % XDCB 5
Chi phí hàng năm:
1.NVL khi chạy hết công suất Tr đ 700
2.Quỹ lương
+ Lương QL Tr đ 50
+ Lương trực tiếp khi hết công suất Tr đ 300
3.Thuế TN DN % TN 10
4. Bảo dưỡng hàng năm (trừ 5 năm) Tr đ 30
5. Sữa chữa lớn (năm 5) Tr đ 100
6. Ô nhiễm Tr đ 5
Các khoản doanh thu và thu nhập:
1.Sản lượng năm đầu % Công suất 70
2. Sản lượng các năm 2-8 % Công suất 100
3. Sản lượng 2 năm cuối % Công suất 80
4. Thanh lý TS năm cuối Tr đ 300
Thông tin khác:
1. Công suất tối đa Chiếc/năm 40.000
2. Giá bán sản phẩm Nghìn/chiếc 50
3. Tỷ lệ chiết khấu % 10
4. Tuổi thọ dự án năm 10

+ TNDN = Doanh thu – Chi phí + Thanh lý năm cuối ,trong dó KH đc miễn thuế TNDN
+ Khấu hao đều được tính trên giá trị XDCB + máy móc thiết bị
Yêu cầu:
a, Tính FNPV, CBR, IRR và thời gian hoàn vốn của dự án và cho biết dự án có khả thi không?
b, Nếu Chi phí XDCB có thể phải tăng thêm 50% nữa thì độ nhạy của NPV dự án với sự thay đổi
Chi phí này như thế nào? Đưa ra kết luận
c, Nếu SCF = 1,2 còn CF lao động = 0,75 thì ENPV của DA là bao nhiêu?

5
BÀI TẬP CHƯƠNG TRÌNH – DỰ ÁN

Đáp án:

Tài chính Kinh tế


Năm HSCĐ
0 1 2-4 5 6-8 9 10 0 1 2-4 5 6-8 9 10
Chií phí hàng năm 2775 780 1080 1150 1080 880 880 2520 825 1144,5 1228,5 1144,5 931,5 931,5
Đầu tư XDCB 1500 1,2 1800
Mua máy móc thiết bị 500 1,2 600
Đền bù giải phóng mặt bằng 600 0 0
Dự phòng vật chất 100 1,2 120
Dự phòng trượt giá 75 0 0
Nguyên vật liệu 490 700 700 700 560 560 1,2 588 840 840 840 672 672
Tiền lương trực tiếp 210 300 300 300 240 240 0,75 157,5 225 225 225 180 180
Tiền lương gián tiếp 50 50 50 50 50 50 0,75 37,5 37,5 37,5 37,5 37,5 37,5
Sửa chữa 30 30 100 30 30 30 1,2 36 36 120 36 36 36
Ô nhiễm 1,2 6 6 6 6 6 6
Sản phẩm (nghìn chiếc) 28 40 40 40 32 32 28 40 40 40 32 32
Doanh thu 1400 2000 2000 2000 1600 1600 1,2 1680 2400 2400 2400 1920 1920
Thanh lý 300 1,2 360
Thu nhập trước khấu hao 620 920 850 920 720 1020 -2520 855 1255,5 1171,5 1255,5 988,5 1348,5
Khấu hao 200 200 200 200 200 200
Thu nhập trước thuế 420 720 650 720 520 820
Thuế TNDN 42 72 65 72 52 82
Thu nhập sau thuế 378 648 585 648 468 738
Thu (B) 0 1400 2000 2000 2000 1600 1900 0 1680 2400 2400 2400 1920 2280
Chi (C) 2775 822 1152 1215 1152 932 962 825 1144,5 1228,5 1144,5 931,5 931,5
Dòng tiền -2775 578 848 785 848 668 938 -2520 855 1255,5 1171,5 1255,5 988,5 1348,5
Đơn vị tính: triệu đồng

6
BÀI TẬP CHƯƠNG TRÌNH – DỰ ÁN

Cần chú ý rằng chi tiêu “Chi phí hàng năm” bao gồm cả các chi phí bằng tiền và chi phí không bằng tiền trong năm đó. Dùng nó để
tính lợi nhuận kế toán của năm 1 – 10. Năm 0 chưa thực hiện dự án nên không có lợi nhuận chứ không phải lợi nhuận < 0.

Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng
Dòng tiền tài chính (F) -2775 578 848 848 848 785 848 848 848 668 938
Dòng tiền kinh tế (E) -2520 855 1255,5 1255,5 1255,5 1171,5 1255,5 1255,5 1255,5 988,5 1348,5
Hệ số chiết khấu 1 1,1 1,21 1,331 1,4641 1,61051 1,771561 1,948717 2,143589 2,357948 2,593742
B (tài chính) 0 1400 2000 2000 2000 2000 2000 2000 2000 1600 1900
C (tài chính) 2775 822 1152 1152 1152 1215 1152 1152 1152 932 962
PVB (tài chính) 0 1272,73 1652,89 1502,63 1366,03 1241,84 1128,95 1026,32 933,015 678,556 732,532 11535,49
PVC (tài chính) 2775 747,273 952,066 865,515 786,832 754,419 650,274 591,158 537,417 395,259 370,893 9426,105
Dong tiền FPV -2775 525,455 700,826 637,115 579,195 487,423 478,674 435,158 395,598 283,297 361,64 2109,382
Dòng tiền FPV (lũy kế) -2775 -2249,5 -1548,7 -911,6 -332,41 155,015 633,688 1068,85 1464,44 1747,74 2109,38
Dòng tiền EPV -2520 777,273 1037,6 943,276 857,523 727,409 708,697 644,27 585,7 419,22 519,905 4700,877

a,-Tính FNPV:
FNPV = 2109,382 > 0  dự án khả thi về mặt tài chính
- Tính BCR:
BCR = PVB/PVC = 11535,49/9426,105 = 1,224 > 1  dự án khả thi về mặt tài chính.
- Tính thời gian hoàn vốn:
Dựa vào dòng dòng FNPV lũy kế nhận thấy việc hoàn vốn sẽ diễn ra trong năm thứ 5.
Đến hết năm thứ 4, chỉ còn thiếu 332,41 triệu đồng nữa là hoàn vốn, trong khi dòng tiền thu được ở nắm thứ 5 sau khi đã chiết khấu là
487,423. Vì vậy thời gian hoàn vốn cụ thể là:
t = 4 + 332,41/487,423 = 4,682 năm tức 4 năm 9 tháng (làm tròn lên).
t < 10 năm  dự án khả thi về mặt tài chính (góc độ DN).

7
BÀI TẬP CHƯƠNG TRÌNH – DỰ ÁN

- Tính IRR:
+ Với r1 = 25%  NPV1 = 1,647
+ Với r2 = 26%  NPV2 = - 84,531
1,647
 IRR = 25% + *1% = 25,019%
1,647+84,531
Do r < IRR  dự án khả thi về mặt tài chính.
b, Nếu Chi phí XDCB có thể phải tăng thêm 50% xuất hiện thêm các thay đổi về lợi ích và chi phí như sau:
- Năm 0:
+ Chi phí xây dựng cơ bản tăng 1500*0,5 = 750
+ Dự phòng vật chất tăng 750*0,05 = 37,5
+ Dự phòng trượt giá tăng 750*0,05 = 37,5
Như vậy chi phí năm 0 tăng 750 + 37,5*2 = 825
- Mỗi năm hoạt động của dự án:
Chi phí về thuế TNDN mỗi năm giảm 0,1*75 = 7,5
∆FNPV = - 825 + 7,5/1,1 + 7,5/1,12 + … + 7,5/1,110 = - 778,916
%∆FNPV = - 778,916/2109,382*100% = - 36,926%
Độ nhạy của NPV theo chi phí XDCB là I = - 36,926/50 = - 0,7385
Có thể thấy NPV ít nhạy cảm với chi phí XDCB.
c, ENPV  4700,877  dự án khả thi về mặt kinh tế - xã hội (góc độ chính quyền).

You might also like