Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

Trường Đại Học Bách Khoa


Khoa Điện – Điện Tử


Đại Số Tuyến Tính


Giáo viên : Đặng Xuân Vinh
Báo Cáo Bài Tập Lớn
Đề tài :
1/ Ứng dụng của đại số tuyến tính trong di truyền
2/ Viết chương trình để giải một bài toán cụ thể với ma trận biến đổi trước
Tên sinh viên Mã số sinh viên
Võ Linh Đan 2248015
Nguyễn Minh Điền 2248016
Nguyễn Đức Khả 2248025
Trương Thị Thúy Ngân 2248036
Cao Sỹ Nguyên 2248039
Trần Quang Phát 2248048
Nguyễn Hà Phát Tài 2248058
Hồ Quốc Vinh 2248078
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : Ứng dụng của đại số tuyến tính trong di truyền.....................3
CHƯƠNG 2 : Cơ sở lý thuyết, ví dụ và cách giải bằng matlab ...................3
CHƯƠNG 3 : Tổng kết.................................................................................8
.
ỨNG DỤNG CỦA ĐẠI SỐ TUYẾN
TÍNH TRONG DI
TRUYỀN
CHƯƠNG 1: ỨNG DỤNG CỦA ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH TRONG DI
TRUYỀN

Trong đời sống hiện nay, Đại số tuyến tính đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong các lĩnh vực của cuộc sống như nhận diện khuôn mặt, lý thuyết đồ thị, mật
mã,... và đặc biệt trong lĩnh vực sinh học. Đại số tuyến tính góp phần to lớn vào
quá trình nghiên cứu giúp đưa ra các kết luận nhanh chóng, hiệu quả và chính
xác nhất. Chẳng hạn ví dụ thực tế mà nhóm đã chọn lọc trong bài báo cáo này.

Ở phần này chúng ta sẽ nghiên cứu về di truyền tính trạng ở thực vật qua sự
di truyền nhiễm sắc thể. Sau đây ta sẽ giải thích cách mà các gen ở đời bố mẹ
truyền cho con cái trong kiểu di truyền trên. Từ đó xây dựng một mô hình ma
trận mà các kiểu gen có thể xảy ra ở đời con theo kiểu gen của đời bố mẹ.
Chúng ta sẽ sử dụng các mô hình này để theo dõi sự phân phối kiểu gen của
một quần thể qua các thế hệ nối tiếp nhau.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT, VÍ DỤ VÀ CÁCH GIẢI BẰNG


MATLAB

Các sinh vật sống thừa hưởng từ cha mẹ của chúng nhiều đặc điểm cơ thể
của họ. Các gen của cha mẹ xác định những đặc điểm này. Nghiên cứu về các
gen này được gọi là Di truyền học; nói cách khác di truyền học là một nhánh của
sinh học chuyên nghiên cứu về tính di truyền. Đặc biệt, di truyền quần thể là một
nhánh của di truyền học chuyên nghiên cứu về cấu trúc di truyền của một số dân
nhất định và tìm cách giải thích việc truyền lại các thay đổi về gen từ thế hệ này
sang thế hệ khác như thế nào. Các gen quy định sự di truyền những đặc điểm
như giới tính, màu mắt, tóc (đối với con người và động vật), hình dạng lá và màu
sắc cánh hoa (cho cây).

Có một số loại thừa kế; một trong những quan tâm đặc biệt đối với chúng ta
là loại NST thường trong đó mỗi tính trạng di truyền được giả định là bị chi phối
bởi một gen duy nhất. Thông thường, có hai dạng khác nhau của các gen ký
hiệu là A và a. Mỗi cá nhân trong một dân số mang một cặp gen; các cặp được
gọi là kiểu gen của cá nhân. Điều này cho ba kiểu gen có thể cho mỗi tính trạng
di truyền: AA, Aa và aa (aA là di truyền giống như Aa)

Kiểu gen AA x AA AA x Aa AA x aa Aa x Aa Aa x aa aa x aa
đời con
AA 1 0.5 0 0.25 0 0
Aa 0 0.5 1 0.5 0.5 0
aa 0 0 0 0.25 0.5 1

Từ kết quả trên ta xây dựng được ma trận thể hiện tỉ lệ kiểu gen của F1 tương
ứng như sau:
. Với phép lai AA x AA: (1,0,0)
. Với phép lai AA x Aa: (0.5,0.5,0)
. Với phép lai AA x aa: (0,1,0)
. Với phép lai Aa x Aa: (0.25,0.5,0.25)
. Với phép lai Aa x aa: (0,0.5,0.5)
. Với phép lai aa x aa: (0,0,1)

( )
1 0.5 0 0.25 0 0
A = 0 0.5 1 0.5 0.5 0
0 0 0 0.25 0.5 1
Ví dụ: Trong một quần thể động vật nào đó, một dạng NST quy định màu
mắt. Kiểu gen AA và Aa có đôi mắt màu nâu, trong khi kiểu gen aa có đôi mắt
màu xanh. Gen A được cho là một gen trội hơn gen a. Một con vật được gọi là
trội nếu nó có gen AA, gọi là vật lai nếu có gen Aa, và lặn nêu có gen aa. Điều
này có nghĩa rằng các kiểu gen AA và Aa là không thể phân biệt dựa trên bề
ngoài. Mỗi con vật được thừa hưởng một gen từ bố mẹ một cách ngẫu nhiên.
Với kiểu di truyền của cha mẹ, chúng ta có thể xác định xác suất của các kiểu
gen của con cái. Giả sử rằng, trong quần thể động vật này, phân bố ban đầu của
các kiểu gen được cho bởi các vectơ

( )
AA 0.4
X0 = Aa 0.5
aa 0.1

Trong đó các thành phần biểu thị cho tỉ lệ của động vật có kiểu gen AA, Aa
và aa ban đầu. Ta xét một loạt các thí nghiệm mà trong đó ta cho con cái lai
giống với con đực trội. Chúng ta tiếp tục cho lai giống AA, Aa và aa với AA. Ta
quan tâm đến xác suất của các con sinh ra là AA, Aa, aa hoặc trong mỗi trường
hợp này.
Xét sự lai giống giữa AA và AA. Do con sẽ có một gen từ bố và một gen từ
mẹ, nó sẽ có dạng AA. Do đó xác xuất của AA, Aa, và aa lần lượt là 1, 0 và 0.
Tất cả con sẽ có mắt màu nâu.

Xét sự lai giống giữa Aa và AA. Lấy một gen từ bố và từ mẹ, chúng ta có các
khả năng AA, AA, aA, và aA. Do đó xác suất của AA, Aa, và aa tương ứng là và
0.5, 0.5 và 0.Tất cả các con đều có mắt màu nâu.

Xét trường hợp còn lại là sự lại giống giữa kiểu gen aa với AA. Chỉ có một
khả năng là aA. Do đó xác suất của AA, Aa, và aa tương ứng là 0, 1 và 0. Không
con nào có mắt màu xanh.

Ta kết luận rằng sự lai giống với kiểu gen AA sẽ tạo ra các con chỉ có mắt
màu nâu. Tiếp theo chúng ta sẽ kiểm tra tỉ lệ các kiểu gen khởi đầu sẽ thay đổi
từ thế hệ này sang thế hệ khác như thế nào. Để làm điều đó, chúng ta ký hiệu
Xn là vectơ phân phối của các kiểu gen trong thế hệ thứ n. Bởi nhận xét trên, tỉ
lệ của các kiểu gen AA, Aa và aa trong thế hệ thứ nhất có thể biểu diễn tương
ứng là

1.(0.4)+(0.5)(0.4)+0(0.4), 0(0.5)+(1/2)(0.5)+1.(0.5), 0.(0.1)+ 0.(0.1)+ 0.(0.1).

Nói cách khác, X1=AX0, trong đó:

AA Aa aa

( )
1 0.5 0 AA
A= 0 0.5 1 Aa
0 0 0 aa

được gọi là ma trận chuyển đổi. Tổng quát, Xn = AX n-1 = An .Xo. Cụ thể hơn, ta
có:

() () () ( )
13 33 73 153
20 40 80 .160
X1 = 7 , X2 = 7 , X3 = 7 , X4 = 7
20 40 80 160
0 0 0 0

Nhận xét rằng kiểu gen aa biến mất sau thế hệ khởi đầu và kiểu gen Aa trở
nên ít dần ở mỗi thế hệ kế tiếp.

()
1 AA
X= 0 Aa
0 aa

Từ ví dụ trên, ứng dụng của đại số tuyến tính trong di truyền học có thể giúp
ta tính nhanh và hiệu quả các tỉ lệ kiểu gen qua các phép lai và chọn ra phép lai
nào có lợi về sau.
Giải bằng matlab:

clc
close all;
clear all;
a=input(‘ti le kieu gen AA ban dau: ‘);
b=input(‘ti le kieu gen Aa ban dau: ‘);
c=input(‘ti le kieu gen aa ban dau: ‘);
n=input(‘nhap so the he: ‘);
M=[1 0.5 0;0 0.5 1;0 0 0];
X0=[a;b;c];
Xn=M^n*X0;
disp(sprintf(‘ti le gen AA: %0.2f%%’,Xn(1,1)*100));
disp(sprintf(‘ti le gen Aa: %0.2f%%’,Xn(2,1)*100));
disp(sprintf(‘ti le gen aa: %0.2f%%’,Xn(3,1)*100));
Kết quả hình ảnh:
CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT
1. Kết quả:

- Các thành viên đều nắm được nội dung trong sách và có thể giải được bài tập
vận dụng.

- Tìm kiếm được các ví dụ tương tự, cho thấy mức độ thông hiểu từ tài liệu đã
dịch.

- Các câu lệnh viết đúng và cho ra kết quả trùng khớp với dự đoán ban đầu về
các ví dụ của ứng dụng đại số tuyến tính trong di truyền.

2. Kết luận:

- Hiểu được ứng dụng của đại số tuyến tính vào ứng dụng trong di truyền.

- Nhờ vào Matlab giúp việc tính toán dễ dàng, tiện lợi, cho kết quả chính xác như
cách tính phổ thông.

- Giúp hiểu thêm về ứng dụng Matlab trong các bài toán kỹ thuật

3. Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình đại số tuyến tính – Đặng Văn Vinh – NXB. ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

You might also like