Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 251

1.

hBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

häc viÖn tµi chÝnh




LÊ THỊ HẠNH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG


THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
THEO TIÊU CHUẨN BASEL II

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


MÃ SỐ: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS Lê Văn Luyện
2. TS. Vũ Quốc Dũng

HÀ NỘI - 2017
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và tài liệu trong Luận án là trung thực. Tất cả những nội dung tham khảo và kế
thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017


Tác giả

Lê Thị Hạnh
ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Lê
Văn Luyện và TS Vũ Quốc Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đồng hành
cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo của Học Viện Tài Chính đặc biệt là
các thầy cô giáo của Khoa Tài chính- ngân hàng, Khoa sau đại học đã hỗ trợ cho tác
giả trong việc tìm kiếm tài liệu, góp ý chỉnh sửa luận án.
Xin chân thành cảm ơn các Quý Ông/Bà lãnh đạo, các chuyên gia, nhân viên
ngân hàng nhà nước, ngân hàng Vietcombank, đã có hỗ trợ hữu ích trong việc thu
thập dữ liệu, thông tin và hoàn thành bảng hỏi phục vụ Luận án.
Cuối cùng, Tác giả xin được gửi lòng tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và khích lệ Tác giả để hoàn thành Luận
án này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017


Tác giả

Lê Thị Hạnh
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i


LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH.........................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO TIÊU CHUẨN BASEL II. .11
1.1. Rủi ro và Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.............................11
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.............11
1.1.2. Quan niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM.........................15
1.1.3. Các thành tố cấu thành rủi ro tín dụng của NHTM................................16
1.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của NHTM.....................................19
1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM...........................................22
1.1.6. Tiêu chí cơ bản đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.....23
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.................................27
1.2.1. Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại...............27
1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II.....................................................55
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số
ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam........68
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số
ngân hàng trên thế giới.....................................................................................68
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về việc quản trị RRTD theo Basel II cho Ngân
hàng TMCP ngoại thương Việt Nam...............................................................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................74
iv

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU
CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. .75
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam........................75
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB)...............................................75
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam............78
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam...................................................................................80
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP
ngoại thương Việt Nam......................................................................................87
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 87
2.2.2. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.............................................................................................89
2.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam..............................................................................................91
2.2.4. Khảo sát thực trạng quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro nói
chung theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam...111
2.2.5. Thực trạng chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank theo tiêu
chuẩn Basel II................................................................................................124
2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng
theo tiêu chuẩn BASEL II tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam........132
2.3.1. Những kết quả đạt được.......................................................................132
2.3.2. Những hạn chế.....................................................................................139
2.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu
chuẩn Basel II của Vietcombank....................................................................144
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................154

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
v

PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.............................................................155


3.1. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam trong giai đoạn 2016 -2020................................................155
3.1.1. Định hướng và nhiệm vụ trọng tâm của Vietcombank giai đoạn 2016-2020....155
3.1.2. Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank theo
Basel II trong giai đoạn 2016 - 2020..............................................................158
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam...................................................162
3.2.1. Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng....162
3.2.2. Đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng....................................................165
3.2.3. Áp dụng mô hình đánh giá để lượng hóa rủi ro tín dụng theo quy định
của Hiệp ước Basel II.....................................................................................166
3.2.5. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin...........171
3.2.6. Cải tiến công tác quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với các tiêu chuẩn của
Hiệp ước Basel II...........................................................................................171
3.2.7. Đẩy mạnh công tác quản trị nhân lực và tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
.......................................................................................................................173
3.3. Một số kiến nghị........................................................................................175
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.....................................................175
3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng.......................................................180
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................183
KẾT LUẬN..........................................................................................................184
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

AIRB Phương pháp đánh giá nội bộ nâng cao

CBRC Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc

CIC Trung tâm thông tin tín dụng

EAD Rủi ro vỡ nợ

EL Tổn thất dự kiến

FIRB Phương pháp đánh giá nội bộ cơ bản

FSA Cơ quan giám sát ngân hàng Nhật Bản

IRB Phương pháp đánh giá nội bộ

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế

PD Xác suất vỡ nợ

RRTD Rủi ro tín dụng

TCTD Tổ chức tín dụng

UL Tổn thất ngoài dự kiến


vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH

1. Bảng:
Bảng 1.1: Rủi ro chính các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt............................12
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản...................................................................80
Bảng 2.2: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu các năm 2012 - 2016....................84
Bảng 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ các năm 2012 - 2016...................................86
Bảng 2.4: Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng các năm 2012 -2016.........................87
Bảng 2.5: Tỷ nợ nợ xấu phân theo loại tiền tệ.........................................................88
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu phân theo thành phần kinh tế..............................................89
Bảng 2.7: Hướng dẫn tính toán một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong chấm điểm
xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank.................................................96
Bảng 2.8: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp của Vietcombank...............................................................................97
Bảng 2.9: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm xếp hạng
tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank.................................................................97
Bảng 2.10: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Vietcombank.........98
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu tài chính chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của
Vietcombank tại VCI.............................................................................................101
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá
nhân của Vietcombank..........................................................................................102
Bảng 2.13: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng nội bộ cá nhân Vietcombank......103
Bảng 2.14: Phân loại nợ theo điều 6 - QĐ 493/2005/QĐ-NHNN..........................104
Bảng 2.15: Phân loại nợ theo điều 7 - QĐ 493/2005/QĐ-NHNN..........................105
Bảng 2.16: Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể..................................................................108
Bảng 2.17: Nhận định về thời gian triển khai Basel II tại các NHTM Nhà nước...112
Bảng 2.18: Điểm trung bình về phương pháp phù hợp để tính yêu cầu vốn cho rủi ro
tín dụng.................................................................................................................. 113
Bảng 2.19: Điểm trung bình về đánh giá về các trụ cột của Basel II.....................114
Bảng 2.20: Điểm trung bình về các điều kiện thuận lợi khi triển khai Basel II......116
viii

Bảng 2.21: Điểm trung bình về các lợi ích NH nhận được khi thực hiện Basel II. 116
Bảng 2.22: Điểm trung bình về các điều kiện bất lợi khi triển khai Basel II..........117
Bảng 2.23: Điểm trung bình về tính tuân thủ, minh bạch khi thực hiện Basel II. . .118
Bảng 3.1: Phân nhóm ngân hàng áp dụng Basel II................................................178

2. Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản các năm 2012 - 2016....................................81
Biểu đồ 2.2: Diễn biến tỷ lệ ROA - ROE các năm 2012 - 2016...............................82
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng vốn huy động các năm 2012 – 2016...............................82
Biểu đồ 2.4: Tình hÁình dư nợ tín dụng các năm 2012 – 2016...............................83
Biểu đồ 2.5. Diễn biến Tỷ lệ nợ quá hạn, Tỷ lệ nợ xấu và Tỷ lệ trích lập dự phòng
RRTD các năm 2012 – 2016....................................................................................88

3. Hình:
Hình 1.1: Thành phần của rủi ro..............................................................................12
Hình 1.2: Rủi ro truyền thống và rủi ro phi truyền thống.........................................13
Hình 1.3. Cấu thành rủi ro tín dụng.........................................................................17
Hình 1.4 : Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung...............................................29
Hình 1.5: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán................................................31
Hình 1.6. Các tuyến kiểm soát RRTD ở ngân hàng.................................................33
Hình 1.7: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng........................................34
Hình 1.9. Các bước của quy trình quản trị RRTD....................................................44
Hình 1.10. Nội dung Basel II...................................................................................58
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank.............................................................79
Hình 2.2: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank.......................90
1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và đang trong tiến trình hội
nhập quốc tế. Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ này, hoạt động kinh
doanh Ngân hàng được xem là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phải
mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết quốc tế. Trong bối cảnh chung đó,việc
các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận dụng
cơ hội ra sao và bằng cách nào để có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những
khó khăn thành lợi thế của bản thân, muốn thế thì toàn bộ các thành viên trong hệ
thống NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức để tham gia vào quá trình hội
nhập. Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt
quan tâm chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng –
còn được biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel. Ra đời cách đây hơn 20
năm, hiệp ước này được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực
để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình. Hiệp ước
này hiện nay đã có phiên bản mới với tên gọi The New Basel Capital Accord,
cập nhật, đổi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trước đó. Riêng
đối với Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và
quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, nên vẫn chỉ mới
dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong phiên bản thứ nhất để vận
dụng và vẫn chưa tiếp cận nhiều với phiên bản hai. Điều này thực tế cũng gây
khó khăn ít nhiều cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên
được NHNN lựa chọn triển khai Basel II tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam đã chủ động phân tích và xây dưng lộ trình tổng thể triển khai
Basel II. Tuy nhiên, với những khó khăn về việc thay đổi phương thức và cơ chế
quản lý hình thành từ lâu để có thể áp dụng hiệp ước trong hoạt động của mình,
Vietcombank vẫn chưa thể hoàn thiện được việc áp dụng hiệp ước Basel II trong
công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
2

Xuất phát từ thực tế về yêu cầu ứng dụng hiệp ước Basel II trong hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng như từ thực tế hiệu quả còn hạn chế của
công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II” làm đề
tài nghiên cứu luận án của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
Quản trị rủi ro tín dụng đã có nhiều công trình, đề tài ở nước ngoài và trong
nước dưới dạng bài nghiên cứu trên tạp chí, luận văn, luận án... dưới những hướng
khác nhau như:

*Hướng thứ nhất là nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng ngân hàng
(Das and Ghosh (2007), Zribi and Boujelbène (2011), Funda (2014), Trần Chí
Chinh (2012), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)...). Các nghiên cứu này sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính, phân
tích dữ liệu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu chỉ ra
rằng các yếu tố vĩ mô (sự tăng trưởng GDP) có ảnh hưởng tới RRTD (Das and
Ghosh, 2007; Funda , 2014; Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014). Ngoài ra nhân
tố quy mô của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, chi phí hoạt động của ngân hàng
(Das and Ghosh, 2007), nhân tố rủi ro tín dụng trong quá khứ có độ trễ 1 năm (Võ
Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014), nhân tố tỷ lệ lạm phát, lãi suất, chỉ số ISE-100,
tỷ giá ngoại tệ, cung tiền M2, tỷ lệ thất nghiệp (Funda, 2014) đều có ảnh hưởng tới
RRTD của ngân hàng. Hay Zribi and Boujelbène (2011) nghiên cứu trường hợp
Tunisia, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sở hữu công làm tăng rủi ro tín dụng ngân
hàng và việc tuân thủ quy định bảo đảm an toàn về vốn làm giảm rủi ro tín dụng.
Một nghiên cứu thực nghiệm ở Trung Quốc chỉ ra rằng sự tụt giảm mạnh của tài sản
không sinh lời có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ tới nợ xấu của ngân hàng
(Thiagarajan và cộng sự, 2011). Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015)
xem xét các yếu tố tác động đến RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu của 26 NHTM Việt
Nam từ năm 2003-2015 kết quả đã chỉ ra tỷ lệ nợ xấu năm trước cao có ảnh hưởng
3

nghịch chiều tới tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại, ROE quan hệ nghịch chiều với nợ xấu,
ngân hàng có quy mô lớn có nguy cơ rủi ro tín dụng cao hơn.
Hướng nghiên cứu này chủ yếu là sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng
số liệu sơ cấp thu thập từ khảo sát phân tích để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới
RRTD của ngân hàng mà không kết hợp với số liệu thứ cấp thu thập từ thực trạng
quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang áp dụng. Các nhân tố ảnh hưởng
RRTD được chỉ ra ở mỗi nghiên cứu cũng có sự khác nhau và ngoài ra trên thực tế
còn có các nhân tố khác ảnh hưởng tới RRTD. Mặt khác nữa mỗi ngân hàng lại có
đặc thù riêng, có chính sách quản trị rủi ro tín dụng riêng.
*Hướng nghiên cứu thứ hai là mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng
với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại (Li and Zou (2014), Aduda and
Gitonga (2011), ...). Berger and DeYoung (1997) nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng
dư nợ xấu có ảnh hưởng tới chi phí, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
khi dư nợ xấu tăng thì làm cho chi phí xử lý dư nợ xấu tăng, làm giảm hiệu quả hoạt
động của ngân hàng và ngược lại khi ngân hàng dành ít chi phí cho việc kiểm tra,
giám sát thu hồi nợ thì sẽ làm dư nợ xấu tăng. Aduda and Gitonga (2011) ở Kenya
chỉ ra tỷ lệ nợ xấu- NPLR có ảnh hưởng tới khả năng sinh lời (ROE) của ngân hàng.
Hay Gizaw và cộng sự (2015) kết quả nghiên cứu chỉ ra nợ xấu (NPLR), tỷ lệ trích
lập dự phòng (LLPR), hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) có ảnh hưởng tích cực tới
khả năng sinh lời của ngân hàng (ROE, ROA). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với
nghiên cứu của Sabeza và cộng sự (2015) ở Rwanda khi cho rằng quản trị rủi ro tín
dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lời của ngân hàng. Có một sự khác
biệt so với nghiên cứu trước trong nghiên cứu của Li and Zou (2014) là quản trị rủi
ro tín dụng không có ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng, hệ số CAR có ảnh
hưởng không đáng kể với ROE và ROA.
Hướng nghiên cứu này bằng việc sử dụng dữ liệu sơ cấp, thứ cấp đã phân
tích dữ liệu chỉ ra có mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời
của ngân hàng. Tuy nhiên các tiêu chí để đo lường rủi ro tín dụng, khả năng sinh
lời của các ngân hàng cũng có sự khác nhau trong mỗi nghiên cứu. Mặt khác nữa
4

để quản trị rủi ro hạn chế được những tổn thất về lợi nhuận cho ngân hàng thì đòi
hỏi các ngân hàng phải căn cứ vào điều kiện, đặc thù của mỗi ngân hàng để xây
dựng các chính sách quản trị rủi ro tín dụng tuân thủ theo các tiêu chuẩn Basel
phù hợp.
*Hướng nghiên cứu thứ ba là quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng
thương mại (Wang (2013), Afande (2014), Jonathan (2012)...). Theo Wang (2013)
đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ở Trung Quốc tiếp cận từ phía khách hàng bằng
việc phân tích chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của khách hàng, tìm nguyên nhân dẫn
tới sự thất bại trong kinh doanh của khách hàng từ đó ngân hàng đưa ra chính sách
hạn chế rủi ro tín dụng. Bằng việc phân tích chính sách tín dụng, quản trị rủi ro tín
dụng ở NHTM Kenya, Afande (2014) đã chỉ ra rằng để hệ thống quản trị rủi ro của
ngân hàng có hiệu quả là việc ngân hàng phải thiết lập một chính sách tín dụng cụ
thể, rõ ràng, thực hiện thống nhất từ trên xuống dưới tới các phòng giao dịch tới
từng cán bộ tín dụng; hỗ trợ quản lý; thông tin về chính sách tín dụng được hướng
dẫn tới từng cán bộ tín dụng, sàng lọc các khách hàng tiềm năng, sử dụng đội ngũ
nhân viên được đào tạo tốt, đánh giá liên tục tính thanh khoản của khách hàng vay
và sử dụng các công nghệ hỗ trợ trong phân tích tín dụng và ngoài ra các ngân hàng
phải tuân thủ tiêu chuẩn Basel II. Bekhet and Eletter (2014) chỉ ra rằng việc đo
lường lượng hóa rủi ro tín dụng là quan trọng với bất kể ngân hàng nào. Nghiên cứu
đã xây dựng mô hình đánh giá rủi ro tín dụng sử dụng phương pháp chấm điểm
ANN (Artificial neural networks) gồm các biến quan sát như: chấm điểm tín dụng;
yếu tố nhân khẩu học, mức độ thu nhập của người vay…để ước lượng rủi ro tín
dụng tránh tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng. Một nghiên cứu ở Trung Quốc
về quản trị rủi ro tín dụng của Li (2015) cho rằng ngân hàng có quy trình cho vay
thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của ngân hàng thì sẽ giảm được rủi ro tín
dụng, tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thị
Huyền Diệu (2010), Nguyễn Đức Tú (2012) đã xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín
dụng, từ đó phân tích các điều kiện thực tiễn để áp dụng tại các NHTM Việt Nam.
Dương Ngọc Hào (2015) dựa vào việc phân tích dữ liệu thu thập được từ ba nhóm
ngân hàng và đánh giá rủi ro tín dụng theo các tiêu chí như hoạch định, tổ chức thực
5

hiện, giám sát, điều chỉnh sau giám sát từ đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của
những hạn chế và đưa ra các giải pháp phù hợp cho các NHTM. Từ việc phân tích
nợ xấu và đánh giá quản lý rủi ro ở ngân hàng ANZ và đưa ra khuyến nghị cho
NHTM Việt Nam về việc quản lý RRTD (Tô Minh Thông, 2013).
Theo hướng nghiên cứu này, các nghiên cứu chỉ dừng ở việc sử dụng các số
liệu thứ cấp phân tích các chính sách quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang
áp dụng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp khuyến nghị cho các
ngân hàng về công tác quản trị rủi ro tín dụng mà chưa đề cập tới việc các ngân
hàng có áp dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng không và việc áp
dụng Basel trong quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng như thế nào.
*Hướng nghiên cứu thứ tư là quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II:

Denis và cộng sự (2007) ở Đức đã chỉ ra rằng để quản lý tốt hơn rủi ro tín
dụng, đảm bảo an toàn vốn thì việc sử dụng dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II sẽ hiệu
quả hơn với dữ liệu của mô hình quản lý nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên, việc thực
hiện quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II rất tốn
kém chi phí, các ngân hàng cần phải có điều kiện nhất định và để hiệu quả quản lý
rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận là tối ưu. Nghiên cứu này chỉ ra
rằng các ngân hàng cần có sự tích hợp sử dụng dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II và
hệ thống quản lý nội bộ của ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II là cần
thiết hữu hiệu đối với các ngân hàng (Vasile and Roxana, 2010). Quản trị rủi ro tín
dụng ứng dụng phương pháp đánh giá nội bộ (IRB) theo Basel II cho phép các ngân
hàng xác định các yêu cầu về vốn theo các mức độ rủi ro, quy định các thành phần
rủi ro: xác suất vỡ nợ (PD), mất vốn do vỡ nợ (LGD), rủi ro vỡ nợ (EAD) và kỳ
hạn hiệu lực (EM). Các ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II sẽ
giảm thiểu được tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng nhưng để thực
hiện được điều này là vấn đề khó khăn cho các ngân hàng. Jonathan (2012) với
nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng trường hợp ngân hàng nông nghiệp ở Ghana, đã
chỉ ra rằng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng là hiệu quả đối với ngân
hàng. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình điểm tín dụng có áp dụng Basel II trong
6

quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng Ghana bằng việc sử dụng dữ liệu lịch sử thanh
toán, đặc điểm nhân khẩu học và kỹ thuật thống kê. Điều này lần nữa được khẳng
định trong nghiên cứu của Fadun (2013) về việc áp dụng Basel II trong việc quản trị
rủi ro ở ngân hàng Nigeria khi cho rằng Basel II là công cụ hữu ích cho các ngân
hàng nhằm tăng cường và thiết lập các quy chế quản lý vốn, rủi ro và giám sát ngân
hàng. Các ngân hàng Nigeria thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II có
những hạn chế nhất định, để tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo Basel
II thì các ngân hàng Nigeria cần phải tăng vốn, tăng cường mức độ cung cấp, dự trữ
và kiểm soát nội bộ. Để áp dụng Basel II thì các ngân hàng ở Nigeria cần phải nâng
cao hệ thống công nghệ thông tin, mô hình dữ liệu và mô hình kinh doanh nhưng
việc áp dụng Basel II đòi hỏi chi phí lớn do đo các ngân hàng cần phải có sự chuẩn
bị, cân nhắc kỹ lưỡng về chi phí.

Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về vấn đề này như Nguyễn Thị Kiều Minh
(2015), Phan Thị Linh (2016)... Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Minh (2015)
bằng việc phân tích các dữ liệu thu thập về hoạt động tín dụng, áp dụng Basel II ở
NHTM Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng để tiếp tục phát triển thì các ngân hàng
thương mại cần có áp dụng phương pháp quản lý rủi ro hợp lý, phải cân nhắc giữa
lợi nhuận và rủi ro để đạt được tối đa hóa lợi nhuận cùng với giảm thiểu rủi ro và
cần tăng cường vai trò giám sát để tăng tính hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng.
Việc triển khai Basel II đối với 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn thí điểm thì gặp
không ít những khó khăn và thách thức như chi phí triển khai thực hiện, thông tin
dữ liệu (Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh, 2015). Việc áp dụng chuẩn mực
vốn theo tiêu chuẩn vốn Basel II sẽ tạo động lực và định hướng trong việc nâng cao
năng lực quản lý rủi ro và quản lý, phân bổ vốn theo tiêu chuẩn quốc tế. Phan Thị
Linh (2016) nghiên cứu về quản trị rủi ro trên cơ sở ứng dụng BASEL II tại các
ngân hàng thương mại nhà nước. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hiện theo Basel
II là bước đi cần thiết và không thể không làm nhằm bảo đảm sự ổn định cho hệ
thống ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Tuy nhiên các NHTM
Nhà nước triển khai và thực hiện ứng dụng Basel II đang gặp những khó khăn nhất
7

định như chi phí thực hiện triển khai và ứng dụng Basel II lớn, nợ xấu của ngân
hàng đang có xu hướng tăng cao. Khác với các nghiên cứu ở trên về phương pháp
nghiên cứu, nghiên cứu thực nghiệm về việc ứng dụng hiệp ước Basel II trong công
tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Đồng Nai của Nguyễn Quan Luật (2012)
đã sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel
II tại Sacombank Đồng Nai là thanh tra giám sát, nhân lực, thông tin, nội tại ngân
hàng, hệ thống và nội dung. Từ đó nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng của ngân hàng.

Hướng nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, các nghiên cứu
đều chỉ ra rằng việc thực hiện theo Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng là cần thiết
cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng và ổn định cho hệ thống ngân
hàng. Việc triển khai và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II các ngân
hàng gặp không ít những khó khăn thách thức và để ứng dụng Basel trong quản trị
rủi ro thì các ngân hàng cần phải có điều kiện cần thiết nhất định. Các nghiên cứu
nhìn chung vẫn chưa đi sâu phân tích đánh giá thực trạng việc ứng dụng Basel II,
tiến trình thực hiện, nội dung thực hiện, mức độ ứng dụng basel II trong công tác
quản trị rủi ro tín dụng và hoặc có nghiên cứu nhưng là ở nước ngoài hoặc ở một chi
nhánh ngân hàng Việt Nam.
Ngoài các nghiên cứu theo các hướng ở trên thì còn có một số nghiên cứu rủi
ro tín dụng theo các hướng khác như nâng cao chất lượng tín dụng ở ngân hàng
Vietcombank (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012), quản lý nợ xấu của NHTM Việt Nam
(Nguyễn Thị Hoài Phương, 2012).
Như vậy, qua quá trình tổng quan các nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro tín
dụng cho thấy có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước dưới nhiều hướng nghiên
cứu khác nhau, mỗi hướng nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau, có ưu điểm và
hạn chế.
Luận án này của tôi nghiên cứu theo hướng quản trị rủi ro tín dụng theo
Basel II. Bởi theo như tổng quan cho thấy: (1) Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng
8

nhất, được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. (2) Các nghiên cứu đều khẳng định
quản trị rủi ro theo Basel II là cần thiết và hữu hiệu cho các ngân hàng. (3) Việc
triển khai và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II đang gặp nhiều khó
khăn và thách thức.
Mặt khác nữa, tổng quan nghiên cứu cũng cho thấy: (1) Ngân hàng
Vietcombank là ngân hàng nằm trong số 10 ngân hàng thí điểm áp dụng phương
pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, với lộ trình áp dụng từ tháng
2/2016 và hoàn thành việc thí điểm vào năm 2018. (2) Việc triển khai và thực hiện
quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở Việt Nam trong đó có Vietcombank đang gặp
nhiều khó khăn và thách thức như chi phí triển khai Basel II, thiếu dữ liệu lịch sử,
quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn. (3) Chưa có công trình nghiên cứu nào
đầy đủ về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở NHTM Việt Nam và nhất là Ngân
hàng Vietcombank, có thì mới chỉ dưới dạng bài nghiên cứu trên tạp chí hoặc bài
luận văn. (4) Mặc dù có những công trình nghiên cứu ở trên thế giới về quản trị rủi
ro tín dụng theo Basel II nhưng đặc điểm NHTM Việt Nam cũng như ngân hàng
Vietcombank có điểm khác với ngân hàng trên thế giới như về quy mô vốn, về đặc
điểm khách hàng, về ứng dụng công nghệ thông tin...do đó không thể áp kết quả
nghiên cứu vào Việt Nam.
Do đó, “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam theo tiêu chuẩn Basel II” được tác giả lựa chọn nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng của NHTM theo tiêu chuẩn Basel II.
- Phân tích đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank giai
đoạn 2011-2016, trên cơ sở tham chiếu với các tiêu chuẩn của Basel II để đánh giá
những kết quả và hạn chế của quá trình quản trị RRTD tại ngân hàng này, tạo cơ sở
cho các đề xuất.
- Đưa ra đề xuất nhằm gợi ý cho các nhà quản trị Vietcombank trong chiến
lược quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II.
9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2. 4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank theo tiêu chuẩn Basel II.
3. 4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay các tổ chức, cá nhân tại ngân hàng Vietcombank.
- Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2011-2016
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này kết hợp cả phương pháp
nghiên cứu định tính với phương pháp định lượng, phương pháp thống kê, so sánh,
phân tích. Cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp này được thực hiện trong
giai đoạn phát triển bảng hỏi và giai đoạn thảo luận kết quả nghiên cứu.
Kết quả của nghiên cứu định tính là thiết kế được bảng hỏi khảo sát để sử
dụng cho nghiên cứu định lượng và giúp cho nghiên cứu giải thích kết quả khảo sát
sau này được sát thực hơn.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp này được sử dụng trong
giai đoạn điều tra và phân tích dữ liệu đánh giá về thực trạng ứng dụng Basel II
trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, suy luận, logic: Phương pháp
này được sử dụng trong việc thu thập các số liệu ở các báo cáo thống kê của ngân
hàng Vietcombank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phân tích, đánh giá và đưa ra
các giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng theo
Basel II ở ngân hàng Vietcombank.
6. Những đóng góp mới của luận án
4. 6.1. Về mặt lý luận
- Làm phong phú thêm sự hiểu biết về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín
dụng, các quy định về quản trị rủi ro tín dụng của Basel II và sự cần thiết phải đáp
ứng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
10

5. 6.2. Về mặt thực tiễn


Kết hợp việc phân tích các dữ liệu, số liệu thu thập được từ các báo cáo của
ngân hàng Vietcombank với dữ liệu thu thập được thông qua khảo sát các đối tượng
là nhà quản lý, nhân viên ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng, tác giả chỉ ra được
những hạn chế trong việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở
Vietcombank là nội dung Basel II phức tạp, nhân viên ngân hàng chưa có nhận thức
đầy đủ về lợi ích của Basel II, NHNN chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc
thực hiện Basel II, Vietcombank chưa đáp ứng các điều kiện thực hiện theo Basel II
(hệ thống cơ sở dữ liệu, nhân lực, tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp, năng
lực giám sát). Các phát hiện của nghiên cứu đưa ra gợi ý cho ngân hàng
Vietcombank trong việc hoạch định các chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tín
dụng theo tiêu chuẩn Basel II.
7. Kết cấu của luận án
Về cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được chia thành ba chương:

Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân
hàng thương mại theo tiêu chuẩn Basel II

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietcombank
theo tiêu chuẩn Basel II.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cho quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Vietcombank theo tiêu chuẩn Basel II
11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
THEO TIÊU CHUẨN BASEL II
6.

7. 1.1. Rủi ro và Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Quan niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Có nhiều quan niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Crouhyi (2001) chỉ ra rằng yếu tố cơ bản của rủi ro là có thể ảnh hưởng đến
hành vi tài chính. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến
sự không chắc chắn về hoạt động nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư hàng ngày của
ngân hàng. Rose (2002), Kealhofer (2003) đều cho rằng rủi ro là một phần của ngân
hàng, và khó có thể tránh được, bởi vì ngân hàng không thể đoán trước được khả
năng trả nợ trong tương lai của các khách hàng một cách chính xác. Rủi ro được
định nghĩa là những bất trắc có thể dẫn tới thua lỗ hoặc thiệt hại về lợi nhuận. Rủi
ro là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả
thực tế khác kết quả kì vọng theo kế hoạch (Bessis, 2002). Hay theo Bohn and Stein
(2009) chỉ ra rằng rủi ro là khả năng các giá trị tài sản có thể bị mất đi trong một
khoảng thời gian cụ thể.
Như vậy, có nhiều cách quan niệm khác nhau về rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, theo tác giả thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng là những tổn thất có thể xảy ra mà ngân hàng không lường trước
được, trong phạm vi không gian và thời gian nhất định.
1.1.1.2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro luôn luôn tồn tại và bản
thân mỗi ngân hàng không thể triệt tiêu rủi ro mà phải đương đầu với rủi ro. Có
nhiều cách phân chia rủi ro của NHTM.
12

Theo Ủy ban Basel (1999) cho rằng rủi ro của các tổ chức tài chính được
phân thành tám loại: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh
khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng.
Hay Steinwand (2000) cho rằng rủi ro lớn phải mà các tổ chức tài chính vi
mô phải đối mặt như sau:
Bảng 1.1: Rủi ro chính các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt
Rủi ro tài chính Rủi ro hoạt động Rủi ro chiến lược
Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro quản trị
Rủi ro giao dịch Rủi ro nguồn nhân lực
Hiệu quả giám sát và cấu
Rủi ro danh mục Rủi ro thông tin và công nghệ
trúc quản trị kém
Rủi ro thanh khoản Rủi ro gian lận
Rủi ro pháp lý và sự
Rủi ro thị trường Rủi ro danh tiếng
tuân thủ
Rủi ro lãi suất Rủi ro kinh doanh bên ngoài
Rủi ro tỷ giá Rủi ro sự kiện
Rủi ro danh mục đầu tư
Nguồn: Steinwand (2000)
Những loại rủi ro mà các tổ chức tài chính phải đối mặt gồm có năm loại như
rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro hệ
thống (Altman, 1998)

Rủi ro thị
trường Rủi ro
thanh
Rủi ro tín khoản
dụng
Tổ chức
tài chính Rủi ro hệ
Rủi ro thống
hoạt động

Hình 1.1: Thành phần của rủi ro


Nguồn: Altman, 1998
13

Khác với cách phân loại ở trên, theo Angelopoulos and Mourdoukoutas
(2001) rủi ro có thể được phân loại thành hai nhóm: rủi ro truyền thống và phi
truyền thống rủi ro. Rủi ro truyền thống là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro
chính trị và pháp lý và rủi ro hoạt động. Rủi ro phi truyền thống là rủi ro thị trường,
rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro xử lý nợ (liquidation risk), rủi ro về giá, rủi ro
danh mục đầu tư và rủi ro tài chính phái sinh.

Rủ i ro thanh
khoả n

Rủ i ro tín dụ ng
Rủ i ro truyề n
thố ng
Rủ i ro chính
trị và phá p lý

Rủ i ro hoạ t
độ ng

Rủ i ro thị
Rủ i ro trườ ng

Rủ i ro lã i suấ t

Rủ i ro ngoạ i
hố i

Rủ i ro phi
Rủ i ro xử lý nợ
truyề n thố ng

Rủ i ro về giá

Rủ i ro danh
mụ c đầ u tư

Rủ i ro tà i
chính phá i
sinh

Hình 1.2: Rủi ro truyền thống và rủi ro phi truyền thống


Nguồn: Angelopoulos and Mourdoukoutas, 2001
14

Có nhiều loại rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng, theo Bessis (2002)
các ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro: Rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro
thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro khác.

 Rủi ro hối đoái:


Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi
tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính.
Tỷ giá hối đoái thường xuyên dao động, sự thay đổi này cùng với trạng thái
hối đoái của ngân hàng tạo ra thi nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên,
những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.
 Rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính
của ngân hàng.
Lãi suất của ngân hàng (cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay) thường
xuyên biến động với mức độ khác nhau có thể dẫn đến tổn thất. Rủi ro lãi suất và
rủi ro tín dụng có liên quan chặt chẽ với nhau.
 Rủi ro thanh khoản:
Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu
thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến.
Rủi ro thanh khoản làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản như
phải huy động vốn với lãi suất cao hơn, hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán.
 Rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do
khách hàng vay không trả nợ đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.
Rủi ro tín dụng ở hai góc độ là rủi ro từ huy động vốn và rủi ro trong cho vay.

 Các rủi ro khác:

Ngoài các loại rủi ro ở trên thì theo Bessis (2002) thì còn có các loại rủi ro
khác như rủi ro thị trường, rủi ro lệch hạn, rủi ro tính thanh khoản thị trường, rủi ro
hoạt động
15

Như vậy, trong hoạt động của ngân hàng các ngân hàng phải đối mặt với
nhiều loại rủi ro trong đó rủi ro lớn mà các ngân hàng phải đối mặt là rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối và việc hiểu các thành phần rủi
ro cho phép các ngân hàng có chính sách quản trị rủi ro phù hợp. Trong các loại rủi ro
các ngân hàng phải đối mặt thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro quan trọng nhất, đây là loại
rủi ro phụ thuộc cả về phía khách hàng và ngân hàng (Wang, 2013).
1.1.2. Quan niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM
Rủi ro tín dụng là rủi ro rõ ràng nhất mà các nhà quản lý ngân hàng cần phải
giải quyết vì nó được coi là nguyên nhân của phần lớn các thất bại của ngân hàng
(Fraser và cộng sự, 2001). Rủi ro tín dụng dẫn đến thất bại của nhiều ngân hàng trên
thế giới (Greuning and Bratanovic, 2003).

Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín
dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ
khoản cho vay của ngân hàng không thể thực hiện được đầy đủ về mặt số lượng và
thời hạn (Saunders, 1994).

Theo Ủy ban Basel và giám sát ngân hàng (1999) thì rủi ro tín dụng được định
nghĩa là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các
nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận. Theo như cách định nghĩa này
thì rủi ro tín dụng của ngân hàng là người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ
theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

Theo Bessis (2002) khái niệm rủi ro tín dụng là rủi ro đối tác vi phạm nghĩa
vụ trả nợ.

Greuning and Bratanovic (2003) rủi ro tín dụng được định nghĩa là cơ hội mà một
con nợ hoặc một tổ chức phát hành công cụ tài chính sẽ không có khả năng trả lãi và
/hoặc trả nợ gốc theo các điều khoản đã cam kết khi phát hành. Nó có nghĩa là thanh toán
nợ có thể được trì hoãn hoặc cuối cùng không trả được, nó có thể gây ra vấn đề về dòng
tiền mặt và ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng. Rủi ro tín dụng là khu
vực quan trọng nhất trong quản lý rủi ro.
16

Hay theo Duffie và Singleton (2003) định nghĩa rủi ro tín dụng là xác suất vỡ
nợ hoặc giảm giá trị trên thị trường gây ra bởi sự giảm chất lượng tín dụng của tổ
chức cho vay hoặc đối tác.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày
21/01/2013 “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy
ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
của mình theo cam kết”
Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng và theo tác giả
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khoản lỗ tiềm tàng xảy ra khi khách
hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đầy đủ về số lượng và thời
gian theo như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
1.1.3. Các thành tố cấu thành rủi ro tín dụng của NHTM
Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất của ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác
sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Theo nhà kinh tế học Bessis (2002), rủi ro tín dụng
được cấu thành bởi các thành phần như thể hiện ở hình 1.3 dưới đây:
* Rủi ro vỡ nợ
Rủi ro vỡ nợ là khi người đi vay không thể đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ. Vỡ
nợ gây ra thua lỗ một phần hoặc toàn phần đối với khoản tiền được cho vay. Vỡ nợ
có thể do chậm trễ trong nghĩa vụ trả nợ, tái cấu trúc nghĩa vụ trả nợ do sụt giảm uy
tín đáng kể của người vay hay do phá sản.
* Rủi ro giảm uy tín
Rủi ro giảm uy tín là rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay là người phát
hành trái phiếu, hay cổ phiếu bị giảm uy tín. Điều này người đi vay chưa chắc đã vỡ
nợ nhưng nguy cơ cao vỡ nợ. Sự sụt giảm uy tín sẽ gây ra thay đổi giá trị thị trường
và có thể gây ra lỗ. Vì vậy, điều này là nguyên nhân gây ra rủi ro không trả được nợ
và tăng rủi ro vỡ nợ
17

NHỮNG CƠ SỞ ĐỘC LẬP

Rủi ro vỡ nợ

Rủi ro giảm uy tín

Rủi ro nguy cơ
Rủi ro tín dụng
Những cơ sở độc lập Rủi ro đối tác

Rủi ro hồi phục

Rủi ro tương quan hoặc tập trung

DANH MỤC ĐẦU TƯ

Rủi ro chênh lệch


Rủi ro tín dụng
Danh mục đầu tư Rủi ro quốc gia

Hình 1.3. Cấu thành rủi ro tín dụng


Nguồn: Joel Bessis (2002)
* Rủi ro nguy cơ
Nguy cơ là độ lớn của lượng tiền có thể gặp rủi ro. Đối với khoản vay đó là số
tiền cho vay cộng với lãi suất. Rủi ro nguy cơ bắt nguồn từ những nguy cơ tương lai -
lượng tiền nợ - có nhiều bất trắc. Rủi ro này xảy ra khi người đi vay có sự thương
lượng với ngân hàng về số tiền vay, thời gian vay và ngân hàng chấp nhận cho vay
hết hạn mức trong một khoảng thời gian nhất định.
* Rủi ro đối tác
Rủi ro đối tác là loại hình rủi ro tín dụng liên quan tới công cụ phái sinh (hợp
đồng hoán đổi). Rủi ro phái sinh xảy ra khi lãi suất thị trường biến động, rủi ro thua
lỗ từ người này sang người kia tùy thuộc vào biến động thị trường. Hơn nữa, giá trị
18

hợp đồng hoán đổi là không chắc chắn vì nó dao động theo thị trường. Rủi ro đối
tác là rủi ro hai chiều cộng với bất trắc nguy cơ do biến động thị trường.
* Rủi ro hồi phục
Rủi ro hồi phục là sự bất trắc xuất phát từ thời điểm vỡ nợ. Do đó rủi ro phục
hồi là sự ngẫu nhiên trong thu nhập từ sự vỡ nợ của người đi vay. Về mặt kinh tế, sự
phục hồi không được biết trước nó phụ thuộc vào những đảm bảo và điều kiện kinh
tế của người đi vay, món nào ưu tiên được trả nợ trước.

* Rủi ro tương quan và tập trung

Rủi ro tương quan là rủi ro xảy ra khi ngân hàng cho nhiều khách hàng vay vốn
với lượng vốn nhỏ nhưng nếu các khách hàng cùng vỡ nợ thì cũng gây ra thua lỗ lớn
cho ngân hàng. Rủi ro tập trung là rủi ro xảy ra khi ngân hàng tập trung vốn lớn cho
một vài khách hàng có uy tín tốt nhưng nếu khách hàng không trả được nợ thì gây ra
thua lỗ lớn cho ngân hàng mặc dù xác suất là thập. Cả rủi ro tương quan và tập trung
thì đều tạo ra khoản thua lỗ lớn cho ngân hàng.

* Rủi ro chênh lệch:

Rủi ro chênh lệch là loại rủi ro tín dụng, áp dụng với các công cụ vốn thị
trường, thường là trái phiếu. Chênh lệch tín dụng là chênh lệch giữa lợi nhuận rủi ro
cao của một trái phiếu so với lợi nhuận không rủi ro. Chênh lệch tín dụng phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, liên quan tới việc bất trắc trong trả nợ trái phiếu. Chênh lệch tín
dụng đền bù cho rủi ro tín dụng mà nhà đầu tư gặp phải.

* Rủi ro quốc gia

Đây là rủi ro về cuộc khủng hoảng quốc gia, rủi ro quốc gia phát hành trái
phiếu vỡ nợ. Những khoản nợ này trở thành tái cấu trúc khoản nợ, gây ra những bất
trắc về thời gian trả nợ. Trong nhiều trường hợp rủi ro quốc gia còn có nghĩa là rủi
ro chuyển khoản- việc không chuyển tiền từ quốc gia đó nữa và điều này sẽ gây rủi
ro cho tất cả các doanh nghiệp của quốc gia đó bất kể xếp hạng tín dụng của doanh
nghiệp đó ra sao.
19

1.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của NHTM


Các nguyên nhân chính của rủi ro tín dụng đã được một số nghiên cứu khẳng định
như chính sách kiểm soát, quản lý yếu kém, cho vay ồ ạt, năng lực thể chế hạn chế, chính
sách tín dụng không phù hợp, lãi suất biến động, tình trạng lỏng lẻo trong việc đánh giá tín
dụng, đánh giá nợ xấu, ngân hàng nhà nước giám sát không chặt chẽ...(Saunders and
Allen, 2002; Qian and Strahan, 2007; Nijskens and Wagner, 2011; Wang, 2013...). Tổng
quan cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân
hàng bao gồm cả nguyên nhân thuộc về bên trong và bên ngoài ngân hàng.
Nguyên nhân từ bên ngoài
Rủi ro tín dụng thường được cho là hệ quả của rủi ro hệ thống có nguồn gốc từ
các góc độ vĩ mô. Rủi ro hệ thống biểu hiện cho các vấn đề tài chính lớn như sự thay
đổi chính sách tiền tệ, hệ thống pháp luật, lạm phát.. nó gây ra sự bất lực của những
người tham gia thị trường tài chính trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ nới rộng tín
dụng (Fukuda, 2012; Giesecke and Kim, 2011; Nijskens and Wagner, 2011). Nguyên
nhân này xuất hiện đột ngột, khó đoán, khó kiểm soát, nó thường gây ra những thiệt
hại lớn cho khách hàng và ngân hàng cho vay. Cụ thể:
Do sự thay đổi chính sách của Chính phủ: Khi mà nền kinh tế biến động như
lạm phát, thất nghiệp...thì lập tức chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế mới
phù hợp với điều kiện hiện hành nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế đất
nước. Các chính sách của chính phủ thường xuyên quan tâm và có sự thay đổi kịp
thời như là chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách đầu tư phát triển. Đây là những
chính sách chính phủ điều chỉnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp cho các ngân hàng
thương mại. Các chính sách vĩ mô này có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân
hàng. Funda (2014) cho rằng các yếu tố vĩ mô như lạm phát, thất nghiệp, tốc độ
tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý: Wang (2013) cho rằng nguyên
nhân dẫn tới sự vỡ nợ của khách hàng vay vốn từ sự chính sách pháp luật thiếu
đồng bộ, từ sự yếu kém trong kinh doanh từ đó dẫn tới rủi ro tín dụng ngân hàng.
20

Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực
của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh
thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược
lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dễ bị lợi dụng gây
ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản… Kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh
doanh gặp nhiều khó khăn, người phải trả tiền không trả được nó kéo theo những
người khác bị vỡ nợ không trả được ngân hàng.
Môi trường tự nhiên: Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh
hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,
điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn
ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi có thiên tai dịch hoạ xảy ra khách
hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh
doanh không có nguồn thu … Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng cho vay phải
cùng chia sẽ rủi ro với khách hàng của mình (Wang, 2013)
Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội trong một nước biến
động chịu ảnh hưởng của những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên
nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh
hưởng tới các lĩnh vực kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều
nguy cơ rủi ro lớn nhất. Sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại
giao của chính phủ cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, gây rủi ro cho vay của ngân hàng (Wang, 2013)
Sự yếu kém của người vay trong hoạt động kinh doanh, hành vi đạo đức của
người vay (lừa đảo, vi phạm pháp luật, ..) cũng gây ra những tổn thất cho ngân hàng và
nếu ngân hàng phát hiện sớm thì rủi ro sẽ được ngăn chặn. Điều này được khẳng định
trong nghiên cứu của Wang (2013) khi cho rằng sự thất bại trong kinh doanh của khách
hàng (sự yếu kém về tổ chức hoạt động kinh doanh) dẫn đến việc khách hàng không trả
được nợ cho ngân hàng và ngân hàng bị rủi ro tín dụng.
Tất cả những nguyên nhân trên nếu không được dự báo và có biện pháp
phòng ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh và điều
21

kiện kinh doanh của ngân hàng cho vay và khách hàng vay vốn. Điều này được thể
hiện là khi mà một người phải trả tiền do ảnh hưởng bởi yếu tố trên không trả được
dẫn đến những người khác liên quan cũng không trả được. Điều này lan rộng ra
khắp thị trường, nó dẫn tới việc ngân hàng không thu hồi được nợ do khách hàng vỡ
nợ (Giesecke and Kim, 2011; Nijskens and Wagner, 2011).
Nguyên nhân từ bên trong ngân hàng
Ngoài ra, rủi ro tín dụng của ngân hàng còn do nguyên nhân từ nội bộ của
ngân hàng. Một trong những nguyên nhân nội bộ của ngân hàng là thuộc về đạo
đức, trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng. Nhân viên ngân hàng thiếu
trách nhiệm, có trình độ năng lực yếu, đạo đức yếu kém dẫn tới cho vay với những
doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện vay vốn có hoạt động yếu kém với những
hồ sơ tín dụng có vấn đề (Wang, 2013). Điều này được khẳng định trong nghiên cứu
của Berger and DeYoung (1997) khi cho rằng nợ xấu gia tăng là do sự yếu kém trong
quy trình thẩm định tín dụng trước, trong và sau khi cho vay dẫn đến việc ngân hàng
lựa chọn sai khách hàng cho vay (khách hàng vay không đủ điều kiện vay vốn).
Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn xảy ra do nhân viên ngân hàng năng lực chuyên môn,
hay do đạo đức yếu kém trong bảo đảm tiền vay không đánh giá đúng giá trị tài sản
đảm bảo hoặc giá trị tài sản thế chấp có biến động theo chiều hướng xấu.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân như chính sách của ngân hàng cho vay
không phù hợp, các quy định trong cho vay, thẩm định kiểm tra tín dụng chưa phù
hợp thiếu chặt chẽ, sự kiểm soát trong các hoạt động cho vay, các khâu trong quá
trình cho vay chưa chặt chẽ, việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn vốn hoặc
đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao. Theo Berger and DeYoung (1997) còn cho rằng do
ngân hàng dành ít nguồn lực cho quá trình thẩm định và giám sát khoản vay điều đó
sẽ làm tăng hiệu quả chi phí hoạt động trong ngắn hạn nhưng đánh đổi mức rủi ro
nợ xấu cao trong tương lai. Ngân hàng có quy trình cho vay thực hiện chặt chẽ theo
đúng quy định của ngân hàng thì sẽ giảm được rủi ro tín dụng, tăng khả năng sinh
lời cho ngân hàng (Li, 2015). Hay Das and Ghosh (2007) cho rằng nguyên nhân dẫn
tới rủi ro tín dụng là do các ngân hàng chưa tuân thủ quy định bảo đảm an toàn vốn.
22

Như vậy, nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng cho các ngân hàng gồm có nguyên
nhân từ phía bên ngoài và bên trong ngân hàng. Việc nghiên cứu các nguyên nhân gây
nên rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng giúp các ngân hàng cho vay đưa ra được
những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn rủi ro xảy ra cho hoạt động kinh doanh của
mình tránh những tổn thất xảy ra đối với ngân hàng.
1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM
Rủi ro tín dụng được một số nghiên cứu cho rằng nó là nguyên nhân chính dẫn tới
sự phá sản của các ngân hàng (Altman and Sanders, 1998; Zribi and Boujelbène, 2011).
Rủi ro tín dụng là rủi ro tài chính lâu đời nhất và quan trọng nhất, là nguyên nhân dẫn
đến khủng hoảng tài chính (Altman and Sanders, 1998). Rủi ro tín dụng gây ra những tổn
thất cho ngân hàng như làm tăng chi phí giảm lợi nhuận, làm giảm uy tín của ngân hàng
(Berger and DeYoung, 1997); Aduda and Gitonga, 2011, Li and Zou, 2014; Gizaw và
cộng sự, 2015; Sabeza và cộng sự, 2015).
Rủi ro tín dụng làm tăng chi phí giảm lợi nhuận ngân hàng, giảm khả năng
sinh lời của ngân hàng. Nghiên cứu của Berger and DeYoung (1997) cho rằng khi
ngân hàng phát sinh các khoản nợ xấu trước đó thì ngân hàng phải mất nhiều các
chi phí xử lý nợ có vấn đề như chi phí đi lại, chi phí nhân viên, các chi phí gặp gỡ
để xử lý nợ và ngoài ra ngân hàng còn mất chi phí cơ hội như cho vay món mới,
giảm uy tín, chậm vòng quay tín dụng và từ đó làm giảm hiệu quả chi phí của ngân
hàng. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của
Aduda and Gitonga (2011), Gizaw và cộng sự (2015), Li and Zou (2014) kết quả
đều chỉ ra rằng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tới khả năng sinh lời (ROA, ROE) của
ngân hàng và làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của các ngân hàng. Các ngân hàng cho vay
khi gặp rủi ro, kinh doanh kém hiệu quả, uy tín sẽ bị giảm sút trên thị trường. Đây là
sự thiệt hại vô hình mà không thể lường được giá trị. Điều này được khẳng định trong
nghiên cứu của Zribi and Boujelbène (2011), Li (2015).
Rủi ro trong hoạt động cho vay còn gây ra tổn thất gián tiếp cho các ngân
hàng khác. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó liên
23

quan đến mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, là khâu cốt yếu cung cấp vốn cho nền
kinh tế. Vì vậy, ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ, đến công cụ điều
tiết vĩ mô của nhà nước. Nếu có sự thất thoát lớn trong hoạt động tín dụng dù chỉ ở
một ngân hàng cho vay trực thuộc, không khắc phục kịp thời thì có thể gây nên “phản
ứng dây truyền” đe doạ đến an toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây
hậu quả rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Điều này được khẳng định trong
nghiên cứu của (Giesecke and Kim, 2011; Nijskens and Wagner, 2011).
Rủi ro tín dụng gây ra hậu quả lớn cho ngân hàng, cho hệ thống ngân hàng
và cho nền kinh tế. Các kiến thức và việc sử dụng các phương pháp thích hợp để
giám sát, đo lường, quản lý, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng là rất cần
thiết đối với mỗi ngân hàng thương mại và đối với ngành ngân hàng nói chung.
1.1.6. Tiêu chí cơ bản đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng gồm có nhóm chỉ tiêu trực tiếp và
nhóm chỉ tiêu gián tiếp:
Nhóm các chỉ tiêu trực tiếp
Chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn được phản ánhTổng
qua 2Dư
chỉ Nợ
tiêuquá
sau: hạn
Tỷ lệ nợ quá = x 100
hạn Tổng Dư Nợ cho vay

Chỉ tiêu nợ quá hạn cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín
dụng. Chỉ tiêu này phản ánh số số dư Nợ gốc và lãi quá hạn mà chưa thu hồi được.
Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Khoản nợ quá hạn là khoản
nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”. Thông thường tỷ lệ
này ở mức <2% được xem là rất tốt, tỷ lệ từ 2%-5% được cho là tốt, từ 5-10% là
chấp nhận được và trên 10% là có vấn đề (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Chỉ tiêu này
được nhiều nghiên cứu sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng như
nghiên cứu Aduda and Gitonga (2011), Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nguyễn Thị
Hoài Phương (2012)...
24

Số khách hàng có dư
= Nợ quá hạn x 100
Tỷ lệ KH có nợ
quá hạn Tổng số khách hàng

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách
hàng có dư nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ chính sách tín dụng của
ngân hàng là không hiệu quả. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của
ngân hàng càng lớn. Chỉ tiêu này được một số nghiên cứu chỉ ra có ảnh hưởng tới
rủi ro tín dụng, là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng như Nguyễn Văn
Tiến (2015), Nguyễn Thị Thu Đông (2012)…
Chỉ tiêu nợ xấu
Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Nợ xấu (NPL) là nợ
thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn
của ngân hàng không còn ở mức rủi ro thông thường mà ở mức nguy cơ mất vốn.
Nợ xấu được phản ánh qua chỉ tiêu:
Tổng Dư Nợ xấu
+ Tỷ lệ nợ xấu =
x 100
Tổng Dư Nợ cho vay

Đây là chỉ tiêu trực quan và chủ yếu phản ánh lượng danh mục tín dụng của
ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp, tức rủi ro
tín dụng càng cao. Theo ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp
nhận được, từ 1-3% là tốt. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu đã được một số các nghiên cứu
(Berger and DeYoung (1997), Aduda and Gitonga (2011), Li and Zou (2014)...) sử
dụng để đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp RRTD
Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Dự phòng rủi ro là số
tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn
thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung”. Chỉ tiêu dự phòng
RRTD gồm có hai chỉ tiêu sau:
25

Dự phòng RRTD được


+ Tỷ lệ trích lập dự trích lập
= x 100
phòng RRTD
Dư Nợ cho vay bình quân

+ Hệ số khả năng bù Dự phòng RRTD được trích


đắp các khoản cho vay = lập x 100
bị mất Dư Nợ có khả năng mất
vốn
Các chỉ tiêu này xét đến vấn đề trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy
ra đối với từng khoản nợ cụ thể nên phản ánh chính xác hơn về rủi ro tín dụng. Nếu so
sánh chung chung giữa giá trị nợ xấu thuộc các nhóm nợ khác nhau (nhóm 3, 4 và 5)
với tổng Dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 sẽ không phản ánh đúng bản chất nguy cơ rủi ro
tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết dự phòng RRTD được trích lập có khả năng bù đắp bao
nhiêu với khoản nợ có khả năng mất vốn. Chỉ tiêu này được một số nghiên cứu sử
dụng để đo lường rủi ro tín dụng, chỉ tiêu này là sự kết hợp của hai cách tính ở trên để
tính rủi ro tín dụng (Daniel và cộng sự (2010), Gizaw và cộng sự (2015)...)
Nhóm các chỉ tiêu gián tiếp
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản cho vay qua các năm. Nếu chỉ
tiêu này tăng trưởng quá nóng có thể dẫn tới việc ngân hàng mất kiểm soát chất lượng
tín dụng. Cũng có những ngân hàng nhằm che giấu tỷ lệ nợ xấu cao đã tăng cường cấp
tín dụng trước khi thanh tra. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng là tín hiệu về rủi
ro tín dụng sẽ gia tăng trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở nước đang phát
triển thường 10-20%, còn ở nước phát triển 5-10% (Nguyễn Văn Tiến, 2015)
Tăng trưởng tín dụng “nóng” còn được thể hiện rõ qua chỉ tiêu như: 
+ Tốc độ tăng dư nợ tín dụng / Tốc độ tăng tổng tài sản
Nhiều nghiên cứu trước đây (Thiagarajan và cộng sự (2011), Laeven and
Giovanni (2002)...) đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với rủi ro tín
dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng có tăng trưởng tín dụng đều tiềm
26

ẩn rủi ro tín dụng, chỉ có các ngân hàng có tăng trưởng vượt mức tăng trưởng tín
dụng trung bình của từng quốc gia mới có nguy cơ rủi ro tín dụng (Daniel và cộng
sự, 2010).
Tỷ lệ Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản (Hệ số rủi ro tín dụng)
Đối với các ngân hàng hiện đại, tỷ lệ này thường vào khoảng 50-60%, tức
danh mục tài sản không tập trung quá mức vào tín dụng nên rủi ro được phân tán. Ở
các nước đang phát triển (Việt nam) thì tỷ lệ này khá cao 70-80%. Tỷ lệ này càng
cao càng thể hiện mức độ tập trung rủi ro tín dụng. Vì vậy, để giảm rủi ro thì các
ngân hàng phải đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro quá mức vào tín
dụng (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Chỉ tiêu này chiếm khoảng 60% là hợp lý (Nguyễn
Thị Thu Đông, 2012)
Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng có thể được chia theo ngành, loại hình doanh nghiệp, thời
hạn tín dụng, loại tiền tệ hay theo tài sản đảm bảo.
- Tỷ trọng Dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế so với tổng Dư nợ

Dư nợ tín dụng của từng


thành phần kinh tế
Tỷ trọng dư Nợ tín dụng =
x 100
Tổng Dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng của từng thành phần kinh tế. Phản
ánh tập trung đầu tư vào khách hàng của ngân hàng ở một thời điểm. Nếu quá tập
trung vào một nhóm khách hàng nào đó thì mức độ rủi ro cao, chất lượng tín dụng
thấp. Tỷ trọng cho vay với một khách hàng không quá 15% vốn tự có, với một
nhóm khách hàng không quá 50% vốn tự có.

Dư nợ tín dụng của từng lĩnh


Tỷ trọng dư Nợ tín dụng = vực x 100

Tổng Dư nợ
27

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của từng lĩnh vực. Phản ánh danh mục đầu tư
của ngân hàng ở một thời điểm. Nếu ngân hàng quá tập trung đầu tư vào lĩnh vực
nào đó thì mức độ tập trung rủi ro cao. Dư Nợ cho vay lĩnh vực nhạy cảm không
quá vốn tự có. Tổng dư Nợ cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán không
quá 30% vốn tự có. (Nguyễn Văn Tiến, 2015)
Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề,
lĩnh vực, loại tiền… do vậy, nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực
mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng.
Nhìn vào các chỉ số này có thể thấy mức độ rủi ro trong danh mục khoản vay
của một TCTD hoặc của cả một hệ thống tài chính. Vì vậy, Chính phủ các nước
thường quy định cụ thể về mức độ rủi ro chấp nhận được của một TCTD thông qua
việc khống chế giá trị các chỉ tiêu đo lường rủi ro này. Để đạt được mục tiêu duy trì
các chỉ số đo lường rủi ro theo đúng quy định Chính phủ, các TCTD phải thiết lập
một hệ thống đo lường rủi ro của riêng họ theo quan điểm quản lý rủi ro hiện đại.
8. 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
1.2.1. Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Quan niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là việc chuyển nhượng rủi ro cho các bên khác, tránh
rủi ro, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro và chấp nhận một số hoặc tất cả
các hậu quả của rủi ro (Afriyie and Akotey, 2012). Quản trị rủi ro tín dụng là việc lựa
chọn phương pháp mô hình đánh giá rủi ro phù hợp (Gestel and Baesens, 2008).
Bagchi (2003) cho rằng quản trị rủi ro tín dụng gồm có việc đánh giá rủi ro, đo lường
rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát rủi ro, kiểm toán rủi ro. Hay Danielsson và cộng sự
(2001) cho rằng kết quả của quản trị rủi ro phụ thuộc vào chính sách quản lý, khuôn
khổ quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng, giám sát và kiểm soát rủi ro.
Hay Muninarayanappa (2004) cho rằng là không những là sự kết hợp giữa chính sách
và chiến lược tín dụng mà còn phải duy trì mức rủi ro tín dụng phù hợp. Quản trị rủi
ro tín dụng là toàn bộ quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm soát và báo cáo
RRTD nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức độ RRTD chấp nhận được
(Nguyễn Văn Tiến, 2015)
28

Theo Uỷ ban Basel thì quản trị RRTD là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo
lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động
tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hoá lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro
bằng cách duy trì mức độ RRTD trong phạm vi chấp nhận được.
Như vậy, theo tác giả Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi
các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro về việc đánh giá rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm
soát rủi ro để nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận.
1.2.1.2. Mô hình và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng mô hình quản lý rủi ro tín dụng là
mô hình tổ chức theo chức năng của các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng
thuộc nội bộ của ngân hàng, nó bao gồm tất cả các khâu liên quan gián tiếp hay trực
tiếp đến hoạt động tín dụng. Hay Mô hình quản trị rủi ro tín dụng chính là hệ thống
các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và
mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và
liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng (Nguyễn Đức Tú, 2012).
Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và tổ chức quản trị rủi ro mô hình quản trị rủi ro
tín dụng gồm có mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình phân tán.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Điểm căn bản trong mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung là sự tách sự
tách biệt một cách độc lập giữa ba khối (3 chức năng): khối kinh doanh, khối quản
lý rủi ro và khối xử lý nội bộ (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Sự tách biệt này nhằm mục
tiêu chính là tăng cường chuyên môn hóa cao ở từng vị trí cán bộ làm công tác tín
dụng đồng thời tăng cường giám sát nghiệp vụ giữa các khâu từ đó làm giảm thiểu
rủi ro tín dụng cũng như rủi ro hoạt động của ngân hàng.
Khối kinh doanh: gồm các bộ phận có chức năng kinh doanh, đưa ra các
quyết định có rủi ro, giao dịch trực tiếp với khách hàng. Khối kinh doanh có trách
nhiệm thực hiện các chính sách, quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng.
29

Khối quản lý rủi ro: gồm các bộ phận có chức năng quản lý rủi ro của ngân
hàng thực hiện xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro, quy trình
nhận dạng, đo lường, theo dõi kiểm soát, báo cáo rủi ro và đề xuất mức rủi ro trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khối xử lý nội bộ: gồm các bộ phận có chức năng kiểm soát hồ sơ pháp lý
của khách hàng và thiết lập hồ sơ cấp tín dụng, kiểm soát điều kiện tín dụng trước
khi giải ngân, thông báo nhắc nhở lịch trả nợ gốc và lãi, cập nhật lưu trữ hồ sơ tín
dụng, quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát

Tổng giám đốc

Trụ Phó tổng giám đốc


Phó tổng giám đốc
sở
chín
h
Phòng Khối Khối
Phòng
KH DN Phòng quản lý chính
KH
vừa và KH rủi ro sách chế
DN lớn
nhỏ cá nhân độ

Hầu hết phải trình


TSC
Giám đốc
Cấp
chi
nhánh
Các phòng khách
hàng và phòng giao
dịch
Chức năng kinh
doanh

Hình 1.4 : Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015
30

Mô hình quản trị rủi ro này có ưu điểm và hạn chế:


Ưu điểm của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung:
Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính
minh bạch và hiệu quả. Bởi với mô hình này: Tránh được tình trạng “vừa đá bóng
vừa thổi còi” của hoạt động tín dụng; Giảm được rủi ro chủ quan từ phía đơn vị
kinh doanh quyết định mang tính cá nhân, cố tình làm sai.
Nâng cao được tính hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Theo mô hình này bộ phận kinh doanh giảm công việc xử lý nghiệp vụ do đó họ
dồn thời gian sức lực vào hoạt động kinh doanh nên tăng hiệu quả kinh doanh. Đội
ngũ cán bộ thẩm định và phê duyệt được chuyên nghiệp nên công tác thẩm định,
phê duyệt sẽ trở nên hiệu quả, chính xác và khách quan. Việc đôn đốc thu hồi nợ
của bộ phận chuyên trách sẽ giúp nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng.
Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản
lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực nhận diện, đo lường
và giám sát rủi ro tín dụng và là cơ sở thiết lập chính sách quản lý rủi ro toàn ngân hàng.
Mô hình quản lý rủi ro tập trung thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.
Nhược điểm:
Thứ nhất, Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi
phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.
Thứ hai, Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết
với thực tiễn.
Thứ ba, Với mô hình này quy trình tín dụng trở nên cồng kềnh, do phải qua
nhiều bộ phận, nhiều công đoạn dẫn đến tốn kém thời gian.
Thứ tư, đòi hỏi hệ thống tin phải hiện đại, phải đủ mạnh để xử lý tập trung
hoàn hảo mọi nghiệp vụ.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh
và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng
và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.
31

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát

Tổng giám đốc

Trụ Phó tổng giám đốc


Phó tổng giám đốc
sở
chín
Phòng Phòng Phòng Khối quản
h
KH KH DN KH lý rủi ro
DN lớn vừa và cá nhân tín dụng
nhỏ

Vượt thẩm quyền trình TSC

Giám đốc

Cấp
chi Các phòng khách Phòng quản lý rủi ro
hàng và phòng giao tín dụng và nợ có
nhánh dịch vấn đề

Chức năng kinh doanh và tác Chức năng QLRR


nghiệp
Hình 1.5: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015
Mô hình quản trị rủi ro phân tán tạo cho mỗi chi nhánh ngân hàng có một vị
thế, có tính độc lập rất cao với hội sở như một ngân hàng con trong ngân hàng mẹ.
Ưu điểm của mô hình quản lý phân tán:
Gọn nhẹ nên có thể giảm thiểu được chi phí
Cơ cấu tổ chức đơn giản do đó có thể tinh giảm biên chế tiết kiệm chi phí
Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ và không đòi hỏi chi phí đắt tiền cho
công nghệ
32

Nhược điểm của mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán:
Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu, do đó chất lượng
thẩm định tín dụng yếu kém, không có đầy đủ thông tin.
Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi
nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.
Cán bộ tín dụng vừa tiếp thị vừa thẩm định tín dụng nên không đánh giá
khách quan độc lập, độc lập về tình hình khách hàng.
Do cán bộ tín dụng thực hiện nhiều công việc một lúc nên không có đủ thời gian
để bám sát tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm soát việc sử dụng vốn vay.
Rủi ro đạo đức do thông đồng với khách hàng.
Như vậy, có hai mô hình quản trị rủi ro tín dụng mỗi mô hình có ưu điểm,
nhược điểm. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo
của ủy ban Basel cũng như tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung
về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, các ngân hàng lựa chọn mô hình quản
trị rủi ro cho phù hợp. Ở Việt Nam thì hầu hết các ngân hàng lựa chọn mô hình quản
lý rủi ro tín dụng tập trung. Mô hình này tách bạch hoạt động tín dụng ở chi nhánh và
hội sở. Ở chi nhánh chỉ thực hiện chức năng kinh doanh/bán hàng/quan hệ khách
hàng còn ở hội sở thực hiện chức năng quản lý rủi ro tín dụng/thẩm định/phân tích tín
dụng và phê duyệt tín dụng và chức năng tác nghiệp hỗ trợ.
 Tổ chức bộ máy quản trị RRTD
Trần Thị Việt Thạch (2016), “Tổ chức bộ máy quản trị RRTD là cách thức tổ
chức sắp xếp các bộ phận chức năng của hệ thống quản trị RRTD của một NHTM theo
những nguyên tắc nhất định, đảm bảo mối liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống
nhằm đạt mục tiêu quản trị RRTD ngân hàng đã lựa chọn”
Việc xây dựng bộ máy quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng cần phải tuân
thủ một số điểm cơ bản sau: Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp
thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm
rạch ròi của các bộ phận tham gia; Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín
33

dụng; Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một
quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản
lý rủi ro tín dụng (Nguyễn Đào Tố, 2008)
Để đạt mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đã lựa chọn thì tổ chức bộ
máy các NHTM thường được thiết lập thành ba tuyến kiểm soát ở tất cả các cấp và
các tuyến kiểm soát này phải độc lập với nhau và được thể hiện dưới sơ đồ sau:
(Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Hình 1.6. Các tuyến kiểm soát RRTD ở ngân hàng


Chức năng quản trị của từng tuyến kiểm soát:
Tuyến kiểm soát thứ nhất: Nhận biết RRTD thường xuyên trước, trong và
sau khi quyết định cấp tín dụng; Đánh giá để các RRTD nằm trong phạm vi chiến
lược, chính sách và khẩu vị RRTD.
Tuyến kiểm soát thứ hai: Xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình quản
trị RRTD; Xây dựng khẩu vị RRTD cho cả hệ thống ngân hàng; Kiểm soát sự tuân
thủ các hạn mức RRTD của khối kinh doanh.
Tuyến kiểm soát thứ ba: Phê duyệt và ban hành chiến lược, chính sách quy
trình RRTD và khẩu vị RRTD; Kiểm soát sự tuân thủ thông qua kiểm toán nội bộ
đối với ban điều hành và khối kinh doanh.
34

Theo mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung, cơ cấu tổ chức bộ máy quản
trị rủi ro tín dụng được thể hiện dưới sơ đồ sau:

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát

Các ủy ban khác Ủy ban QLRR

Tổng giám đốc


Ủy ban ALCO

P.TGĐ kinh P.TGĐ thẩm Giám đốc


doanh định và phê khối QLRR
duyệt tín dụng

Các khối kinh doanh P.đánh P.kiể P. P. P. P. Khối


đánh kiểm Quả Kiểm
giá xếp m soát quản
giá soát n lý soát
Khách Khách Khách Kinh hạng giải xếp lý rủi
giải nợ tuân
hàng hàng hàng doanh và phê ngân hạng ro tín
ngân có thủ
duyệt và phê dụng
cá DN DN vốn duyệt vấn
GHTD đề
nhân vừa lớn và thị GHTD

và nhỏ trườn
g
Tuyến kiểm soát thứ nhất Tuyến
Tuyến kiểm soát thứ
KS
hai
thứ ba

Hình 1.7: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015
Theo mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
rủi ro tín dụng bao gồm hai cấp là cấp Hội đồng quản trị, cấp Ban điều hành và
được bảo vệ bởi 3 tuyến kiểm soát.
1.2.1.3. Nội dung chủ yếu của chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Chính sách nhằm giới hạn cấp tín dụng
Theo thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày27/5/2016 quy định tại điều 11, 12,
13 về giới hạn cho vay, hạn chế cấp tín dụng:
35

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá
15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ
cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá
25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng
không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi với đối tượng sau: Tổ chức
kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, thanh tra viên đang
thanh tra tại ngân hàng; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng; Cổ đông lớn, cổ đông
sáng lập; Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; Các công ty con, công ty liên kết
của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho
khách khách hàng để đầu tư kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết của doanh nghiệp.
Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng, ủy thác cho công ty con,
công ty liên kết của tổ chức tín dụng để công ty con, công ty liên kết của ngân hàng
thương mại: Đầu tư, kinh doanh cổ phiếu; Cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín
dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trên cơ sở bảo đảm dưới bất
kỳ hình thức nào của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc
trên cơ sở bảo đảm bằng cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác; không được cấp tín
dụng trung hạn, dài hạn cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đối với tất cả khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không
được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
Khoản cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được bảo đảm bằng
chính cổ phiếu đó.
Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư,
kinh doanh cổ phiếu của chính ngân hàng thương mại, trừ trường hợp cho vay đối
36

với người lao động của ngân hàng thương mại nhà nước để mua cổ phần phát hành
lần đầu khi chuyển ngân hàng thương mại nhà nước đó thành ngân hàng thương mại
cổ phần.
Như vậy, các ngân hàng luôn phải chủ động chấp nhận rủi ro ở mức nhất
định để đảm bảo mục tiêu kinh doanh nhưng vẫn an toàn trong hoạt động tín dụng.
Để đạt được mục tiêu này thì các ngân hàng cần phải hướng tới đa dạng hóa tín
dụng nhằm phân tán rủi ro không tập trung tín dụng cho một khách hàng hay một
nhóm khách hàng. Mức độ tập trung tín dụng cho một khách hàng hay một nhóm
khách hàng thì phải căn cứ vào quy định của NHNN, căn cứ vào năng lực tài chính,
khả năng trả nợ, hiệu quả kinh doanh của từng nhóm khách hàng.
Chính sách thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là một khâu trong quy trình cho vay, thẩm định tín dụng
tốt sẽ hạn chế rủi ro tín dụng.
Khi thẩm định, đối với kết quả phân tích đánh giá rủi ro từ nguồn bên ngoài thì
ngân hàng phải kiểm tra chất lượng và tính độc lập với bên được cấp tín dụng. Đối với
khách hàng mới ngân hàng cần phải thẩm định uy tín của khách hàng, năng lực pháp
lý, khả năng trả nợ, người có liên quan của khách hàng vay. Thông qua việc phân tích
khả năng tài chính của khách hàng ngân hàng lựa chọn hình thức cấp tín dụng, đảm bảo
mức rủi ro hợp lý, lợi nhuận bù đắp chi phí. Đối với tín dụng có bảo đảm tài sản thì
ngân hàng phải đánh giá thẩm định khách hàng hay bên bảo lãnh thứ ba và tài sản bảo
đảm là nguồn trả nợ thứ hai.
Chính sách thẩm định được thực hiện tốt theo đúng quy định của ngân hàng
thì rủi to tín dụng của ngân hàng được giảm bớt.
Phê duyệt quyết định tín dụng
Ban lãnh đạo ngân hàng phải có quy định bằng văn bản cho các cấp từ cao
xuống thấp về quy trình phê duyệt quyết định tín dụng với các nội dung: Quy định
các nhân hay hội đồng có thẩm quyền phê duyệt quyết định tín dụng, mức phán
quyết tín dụng và trường hợp chuyển lên cấp có thẩm quyền cao hơn để phê duyệt;
37

Hội đồng quản trị phê duyệt các khoản tín dụng có mức rủi ro lớn trọng yếu và
khoản tín dụng cho khách hàng thuộc đối tượng quy định tại điều 127 Luật tổ chức
tín dụng 2010; Quy định cụ thể trường hợp ngoại lệ; Ngoài ra quy định về tính minh
bạch trong việc quyết định cho vay.
Tùy vào quy mô mức độ phức tạp của khoản tín dụng quy trình phê duyệt
quy định cụ thể về các thông tin thẩm định cần thiết để cấp tín dụng.
Chính sách quản lý quy trình cho vay
Quy trình cho vay gồm có có bước: Lập hồ sơ tín dụng, thẩm định tín dụng,
giải ngân, giám sát tín dụng, theo dõi lịch trả nợ và lưu trữ. Chính sách quản lý tín
dụng ở từng khâu như sau:
Lập hồ sơ tín dụng: ngân hàng phải có bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm về
sự bảo đảm đầy đủ, hợp lệ theo quy định của hồ sơ tín dụng.
Giải ngân: Chỉ giải ngân theo các điều khoản đã được phê duyệt trong hợp
đồng tín dụng và hồ sơ đã hoàn tất. Trường hợp ngoại lệ phải được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Giám sát tín dụng: Sau khi đã giải ngân thì phải giám sát thường xuyên:
khách hàng sử dụng đúng mục đích theo điều khoản của hợp đồng tín dụng, xác
định các dấu hiệu bất thường về khả năng trả nợ của khách hàng và định kỳ đánh
giá tài sản đảm bảo.
Theo dõi lịch trả nợ: ngân hàng có bộ phận thực hiện nhắc nhở lịch trả nợ
của khách hàng và trường hợp chậm trả nợ phải có báo cáo kịp thời.
Lưu trữ: Ngân hàng phải lưu trữ hồ sơ khách hàng, thông tin về lịch sử trả
nợ, nghĩa vụ trả nợ để thực hiện cho lần cấp tín dụng tiếp theo.
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thì ngân hàng phải xây dựng hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ với nội dung: Quy trình đánh giá xếp hàng; Mô hình
lượng hóa các tiêu chí đánh giá khả năng khách hàng không thực hiện được nghĩa
vụ trả nợ và tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.; Cơ chế kiểm tra, giám sát
hệ thống tín dụng nội bộ.
38

Một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiệu quả giúp cho việc đánh giá và
xếp loại khách hàng nhất quá giữa các bộ phận liên quan, giảm bớt tính chủ quan
của con người, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng thì hệ thống phải đảm bảo yêu cầu: tính độc lập, tính minh bạch, chịu trách
nhiệm, tính ứng dụng, đánh giá lại, tuân thủ các quy định nội bộ và giám sát của
HĐQT và Ban điều hành.
Kết quả đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng thường
được dùng để xác định giới hạn cho vay cho khách hàng; hỗ trợ đưa ra quyết định
từ chối hay đồng ý cho vay.
Theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng
Ngân hàng phải theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng hàng ngày với tất cả các
khoản tín dụng. Quy trình theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng phải được quy định
bằng văn bản về các nội dung như vai trò, trách nhiệm của cá nhân bộ phận thực hiện
theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng; quy trình phân loại nợ, đánh giá tín dụng, quy
trình xác định chất lượng tín dụng, giá trị tài sản đảm bảo, cảnh báo sớm và tần suất
theo dõi rủi ro tín dụng, tiếp xúc khách hàng. Việc theo dõi và kiểm soát rủi ro tín
dụng phải thực hiện nhằm đánh giá chất lượng tín dụng, nếu chất lượng tín dụng giảm
sút thì ngân hàng cần phải có biện pháp xử lý như theo dõi kết quả phân loại nợ của
khách hàng, đánh giá mức độ đầy đủ của dự phòng theo quy định và so sánh mức rủi
ro tín dụng thực tế với giới hạn, hạn mức tín dụng của ngân hàng, pháp luật.
Chính sách quản lý tài sản đảm bảo
Quản lý tài sản đảm bảo là một trong những chính sách quản lý rủi ro tín
dụng của ngân hàng. Quản lý tài sản đảm bảo phải được quản lý từ khi bắt đầu
tới khi thanh lý hợp đồng bảo đảm. Nội dung quản lý tài sản bảo đảm gồm: danh
sách các loại tài sản đảm bảo, phương pháp xác định giá thị trường, thu hồi, phát
mại tài sản, tỷ lệ khấu trừ tài sản đảm bảo, tần suất đánh giá lại tài sản, phải ký
giao dịch bảo đảm theo quy định và việc xác định giá trị phải phù hợp với quy
định của pháp luật.
39

Quản lý tín dụng với khoản tín dụng có vấn đề và nợ xấu


Ngân hàng cần phải quản lý nợ có vấn đề nợ xấu theo quy trình.
Đối với nợ có vấn đề quy trình quản lý gồm có: (1) Cơ chế theo dõi khách hàng; (2)
Có biện pháp dự kiến xử lý dự kiến và theo dõi, đánh giá tính khả thi của biện pháp xử lý;
(3) Các biện pháp xử lý nhằm nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng; (4) Rà soát lại tài
sản đảm bảo; (5) Báo cáo thực trạng cho HĐQT và Ban điều hành.
Đối với nợ xấu được quản lý theo quy trình đặc biệt gồm có: (1) Rà soát hồ
sơ TSĐB, thường xuyên cập nhật giá trị TSĐB từ nguồn tin chính thức; (2) Xây
dựng phương án xử lý nợ; (3) Thương lượng và thực hiện; (4) Báo cáo thực trạng và
đánh giá lại.
Báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng
Định kỳ khối quản lý RRTD lập và trình các báo cáo nội bộ về rủi ro tín
dụng cho HĐQT và Ban điều hành về các nội dung như khoản tín dụng có vấn đề,
phân loại trích lập dự phòng, chất lượng tín dụng, các vi phạm hạn mức tín dụng
trong kỳ báo cáo, lý do vi phạm, đánh giá tài sản đảm bảo...Việc báo cáo định kỳ
giúp cho HĐQT và Ban điều hành nắm bắt được tình hình hoạt động tín dụng của
ngân hàng và có biện pháp xử lý kịp thời để tránh rủi ro tín dụng.
Hệ thống thông tin quản lý (MIS)
Một trong những nội dung của chính sách quản lý rui ro tín dụng là hệ thống
thông tin quản lý của ngân hàng cần phải được đảm bảo:
Cung cấp thông tin cho các cấp quản lý để thực hiện vai trò giám sát, đánh
giá kịp thời và chính xác mức độ rủi ro tín dụng và xác định việc thực hiện các
chiến lược rủi ro.
Cảnh báo kịp thời cho Ban điều hành mức độ rủi ro tín dụng tăng gần tới giới
hạn, hạn mức rủi ro tín dụng để có biện pháp xử lý ngay
Cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về mức độ RRTD của một khách
hàng và ngoại lệ về giới hạn và hạn mức rủi ro tín dụng.
Hệ thống thông tin quản lý sẽ cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin RRTD
giúp cho Ban điều hành ngân hàng có biện pháp kịp thời xử lý hạn chế RRTD.
40

Kiểm toán nội bộ về rủi ro tín dụng


Bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng phải thường xuyên phải rà soát,
đánh giá độc lập sự phù hợp và hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của
ngân hàng. Nội dung gồm:
Quy trình quản lý tín dụng, chất lượng thẩm định tín dụng, công tác quản lý
tài sản đảm bảo.
Mức độ phù hợp và hiệu quả của chính sách tín dụng, quy trình phê duyệt,
quản lý rủi ro tín dụng.
Mức độ tuân thủ của các hoạt động quản lý RRTD với chiến lược quản lý rủi
ro của ngân hàng.
Mức độ tuân thủ của ngân hàng với các quy định của NHNN, của pháp luật,
các quy định nội bộ.
Mức độ đầy đủ của trích lập dự phòng, mức độ chính xác của xếp hạng tín
dụng tín dụng nội bộ.
1.2.1.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Nội dung quản trị RRTD gồm 4 khâu: Nhận biết RRTD; Đo lường, RRTD;
Ứng phó RRTD; Kiểm soát RRTD. Điều quan trọng quá trình quản trị rủi ro trong
hoạt động cho vay muốn đạt hiệu quả thì phải bảo đảm rằng các công đoạn như phát
hiện kịp thời, xác định được rủi ro đang tồn tại, phân tích và định lượng nó để từ đó
có công cụ cũng như biện pháp ứng phó. Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay
hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy
ra trong mức độ dự đoán trước và ngân hàng đã chuẩn bị đủ nguồn lực để bù đắp
các rủi ro có thể xảy ra đó.
Nhận biết RRTD
Đây là việc nhận diện được các nguy cơ rủi ro tồn tại trong hoạt động cho
vay. Sự phát triển của công nghệ, thị trường và xu hướng toàn cầu hoá làm cho số
lượng rủi ro ngày càng gia tăng, và khả năng xảy ra rủi ro sẽ thường xuyên hơn. Vì
vậy một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả phải là hệ thống có khả năng nhận biết
hết các rủi ro hiện hữu trong cho vay.
41

Thực tế cho thấy, sự thất bại trong kinh doanh thường là một quá trình có
những dấu hiệu báo trước. Để hạn chế và chủ động ứng phó với RRTD thì các ngân
hàng phải tiến hành nhận biết được RRTD. Quản trị rủi ro tín dụng trong kinh
doanh của ngân hàng thường được thiết lập ở ba tuyến kiểm soát, ở tất cả các cấp
như Hình 1.5, vì vậy việc nhận diện RRTD cũng được thực hiện ở tất cả các cấp.
- Nhận biết RRTD qua mức độ tài sản có chịu rủi ro: Nhận diện RRTD
thông qua các giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ đảm bảo trong hoạt động của ngân hàng,
mức độ rủi ro của tài sản Có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

- Nhận biết RRTD trước khi cấp tín dụng: Một trong những điều kiện cơ bản
để cấp tín dụng cho khách hàng là khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh
và có tài sản đảm bảo. Để được cấp tín dụng đối với những khách hàng không đủ
điều kiện thì khách hàng phải làm giả thông tin. Ngân hàng cấp tín dụng cho khách
hàng dựa trên thông tin giả dối này sẽ dẫn tới rủi ro cao. RRTD trước khi cấp tín
dụng chủ yếu tập trung vào rủi ro lựa chọn đối nghịch với dấu hiệu như khách hàng
nôn nóng vay được tiền bằng mọi giá chấp nhận lãi suất cao; Không xem xét điều
khoản hợp đồng một cách kỹ lưỡng dễ dàng chấp nhận các điều khoản bất lợi cho
người vay; Sẵn sàng lại quả cho khách hàng...

- Nhận biết RRTD sau khi cấp tín dụng: RRTD thường được biểu hiện
bằng nhiều dấu hiệu. Tuy nhiên, những dấu hiệu có tác dụng cảnh báo sớm về
khả năng trả nợ của khách hàng như Khách hàng chậm trễ nộp các báo cáo tài
chính; Khách hàng chậm trễ, né tránh, cản trở cán bộ ngân hàng kiểm tra cơ sở
sản xuất kinh doanh; Chỉ số tài chính của khách hàng: Chỉ tiêu thanh khoản
giảm, hệ số nợ tăng, các chỉ tiêu sinh lời giảm; Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn
kho tăng; ...
Khi khách hàng có một hoặc một số những dấu hiệu trên thì RRTD chưa hản
đã xảy ra nhưng xác suất RRTD xảy ra rất cao. Việc nhận biết RRTD được xem là
khâu quan trọng trong công tác quản trị RRTD của bất kể ngân hàng nào, từ đó
ngân hàng có biện pháp để hạn chế RRTD.
42

Đo lường rủi ro tín dụng


Đây là các bước tiếp theo sau khi đã phát hiện được nguy cơ rủi ro. Trên
thực tế các bước này khá gần gũi với nhau và thường được gộp chung lại trong quá
trình thực hiện tác nghiệp. Mục đích của các bước này là giúp cho toàn bộ bộ máy
quản lý rủi ro hiểu chính xác và nhất quán nguy cơ rủi ro đã xác định, phân tích rõ
nguyên nhân và quan trọng nhất là lượng hoá mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với
ngân hàng.
Đo lường RRTD thực chất là quá trình sử dụng các công cụ, các kỹ thuật và
phương pháp để xác định mức độ RRTD. Đánh giá RRTD là việc xác định, mức độ
tổn thất của RRTD có thể xảy ra để từ đó có thể chấp nhận hoặc từ bỏ.
Đo lường RRTD giúp ngân hàng có thể xác định được phần tổn thất ngoài dự
tính, là cơ sở để định giá các khoản tín dụng tương ứng với mức rủi ro và giúp ngân
hàng tính toán và trích lập mức RRTD phù hợp với mức độ rủi ro từ đó xác định
mức dự phòng rủi ro cho toàn bộ danh mục.
Để đo lường RRTD có rất nhiều mô hình gồm mô hình truyền thống và hiện
đại được sử dụng xen kẽ nhau. Một số mô hình được các ngân hàng sử dụng để đo
lường RRTD như mô hình các chỉ tiêu tài chính, mô hình lượng hóa VaR tín dụng
(mô hình CreditMetrics, KMV, ...)
Ứng phó rủi ro tín dụng
Ứng phó rủi ro tín dụng bao gồm việc quản lý khoản vay, xây dựng các giới
hạn rủi ro, xây dựng mức ủy quyền với chi nhánh, phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro, xử lý nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề.

 Quản lý khoản vay: Ngân hàng phải thường xuyên đánh giá lại các khoản
vay, tình hình tài chính của khách hàng, việc sử dụng vốn vay, bảo đảm tiền vay để
phát hiện và có những chính sách ứng phó để hạn chế rủi ro. Việc đánh giá này dựa
trên số liệu báo cáo từ nhiều nguồn khác nhau có thể báo cáo định kỳ hoặc báo cáo
đặc biệt. Kết quả của việc đánh giá lại các khoản vay để ngân hàng có cơ sở thiết
lập các biện pháp giảm thiểu RRTD.
43

 Xây dựng các giới hạn rủi ro: Giới hạn rủi ro là mức rủi ro tối đa mà ngân
hàng có thể chịu đựng được để đảm bảo đạt được mức lợi nhuận tương ứng. Khi
cho vay thì các NHTM phải dựa vào các quy định giới hạn tín dụng của NHNN và
đồng thời mỗi ngân hàng xây dựng giới hạn cho vay với từng ngành, từng lĩnh vực
để giảm thiểu rủi ro với mức lợi nhuận mong muốn.
 Xây dựng mức ủy quyền phán quyết: Mức ủy quyền phán quyết là hạn
mức tín dụng tối đa mà hội sở chính giao cho chi nhánh được toàn quyền quyết
định. Tùy thuộc vào quy mô, chấm điểm xếp hạng từng chi nhánh mà Hội sở các
ngân hàng giao hạn mức quyền phán quyết đối với từng chi nhánh.
 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Để giảm thiểu các
RRTD thì các NHTM đều phải phân loại nợ (theo 5 nhóm nợ) và trích lập dự phòng
rủi ro (dự phòng chung, dự phòng cụ thể) theo quy định của NHNN và định kỳ phải
gửi báo cáo cho NHNN.
 Xử lý nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề: NHTM phải thường
xuyên phân tích các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có biện
pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Đồng thời khi phát hiện các khoản nợ xấu,
nợ có vấn đề thì căn cứ vào tài sản đảm bảo để có xử lý kịp thời. Việc ra quyết định
xử lý này được xét duyệt của cấp có thẩm quyền.
Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát RRTD bao gồm 3 hoạt động:
Kiểm soát trước khi cho vay: Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ
tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm
tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính dầy đủ, hợp pháp của hồ
sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ
tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của
CBTD, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình
duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết.
Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm
tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại
44

ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê
khai khống TSĐB, CBTD thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng
vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường
xuyên khoản vay.
Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín
dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng để rút kinh nghiệm cho những
năm tới. 

Nhận biết rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng

Ứng phó rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro tín dụng

Hình 1.9. Các bước của quy trình quản trị RRTD
9. Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.2.1.5. Các phương pháp lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng là chìa khóa quan trọng để quản lý rủi ro tín dụng.
Việc đánh giá đo lường rủi ro tín dụng được đo bằng nhiều mô hình khác nhau như
xếp hạng tín dụng, điểm số tín dụng, hệ thống chuyên gia, phương pháp nơ ron thần
kinh .... (Wang, 2013).
 Xếp hạng tín dụng nội bộ
Xếp hạng tín dụng phản ánh mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, phản ánh
về khả năng của người vay trả nợ vay và lãi. Ngoài các tiêu chuẩn xếp hạng do cơ
quan xếp hạng tín dụng đưa ra, các ngân hàng thường cũng sử dụng xếp hạng tín
45

dụng nội bộ mà họ tự tính toán. Mỗi ngân hàng thương mại có thể có phương pháp
xếp hạng tín dụng nội bộ riêng của mình, tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm cho
vay (Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, 2000). Theo Treacy and Carey (2000) cho
rằng hiện nay hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng tại hơn 50 ngân hàng
lớn nhất nước Mỹ. Hệ thống xếp hạng tín dụng lâu đời nhất tại phòng Kiểm soát
tiền tệ (OCC) ở Hoa Kỳ (Wang, 2013). BIS (2000) khảo sát của 30 tổ chức tài chính
trên khắp nước G-10 phát hiện ra rằng xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng để
đánh giá cho 96% các khoản cho vay thị trường lớn và trung bình, nhưng chỉ 71%
cho vay doanh nghiệp nhỏ, và 54% cho khách hàng bán lẻ.
Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá uy tín của người đi vay và người bảo đảm.
Xếp hạng tín dụng là cơ sở cho cách tiếp cận xếp hạng nội bộ của Hiệp ước mới và có
vai trò quan trọng để phân tách rủi ro tín dụng của khoản vay (Bessis, 2002).
Thành phần của xếp hạng tín dụng nội bộ, theo Bessis (2002) cho rằng xếp
hạng tín dụng nội bộ không phải chỉ đánh giá uy tín tín dụng của người đi vay mà
còn phải xem xét kết hợp của đơn vị hỗ trợ và sức mạnh của sự hỗ trợ. Xếp hạng
bên trong của ngân hàng gồm có: (1) Xếp hạng bên trong của người đi vay; (2) Sự
tồn tại của một tổ chức hỗ trợ; (3) Xếp hạng tổ chức hỗ trợ; (4) Đánh giá mức độ hỗ
trợ của Công ty mẹ nếu có.
Xếp hạng tín dụng tổng quát của người đi vay thì phải kết hợp của 3 yếu tố ở
trên. Xếp hạng tín dụng mở rộng còn đánh gía uy tín cho những người đảm bảo hay
người phát hành giấy tờ có giá làm bảo đảm. Việc xếp hạng đó không làm giảm uy tín
tín dụng của người đi vay trực tiếp mà nó ảnh hưởng tới sự phục hồi của khoản nợ.
Các tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng nội bộ gồm đánh giá định tính về uy tín và
đánh giá định lượng theo các chỉ tiêu tài chính. Theo Basel II cả xếp hạng tín dụng
nội bộ và điểm sẽ khớp với một thang xác suất vỡ nợ.
 Chấm điểm tín dụng
Chấm điểm tín dụng được thực hiện trong việc phân tích tín dụng, từ tín dụng
tiêu dùng cá nhân cho đến các cho vay với các Công ty lớn. (Wang, 2003)
46

Nguyên lý của chấm điểm tín dụng là sử dụng một thước đo để đánh gía xác
suất vỡ nợ của người vay, điểm chấm càng cao thì khả năng vỡ nợ càng thấp. Theo
Engelmann and Rauhmeier (2006) có hai bước liên quan tới mô hình chấm điểm tín
dụng, thứ nhất là xác định yếu tố nào ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ và bước thứ hai
là xác định trọng số của nhân tố ảnh hưởng.
Có nhiều nghiên cứu cổ điển giải thích hệ thống tính điểm và đưa ra những
kết quả bằng số. Một nghiên cứu nổi tiếng về chấm điểm tín dụng với doanh nghiệp
phải kể đến là mô hình điểm số Z của Altman (1968). Bằng kinh nghiệm thực tiễn
trong việc đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, Altman (1968) đã đưa ra
thang điểm như sau:
Z = 1,2 X1+ 1,4 X2 + 3.3 X3 + 0,6 X4 +1.0 X5
Trong đó:
X1: vốn luân chuyển/Tổng tài sản
X2: Lãi ròng/Tổng tài sản
X3: Lãi trước thuế/Tổng tài sản
X4: Giá thị trường của doanh nghiệp/Giá trị hạch toán của doanh nghiệp
X5: Doanh thu/Tổng tài sản
Các nhà quản trị rủi ro tín dụng dựa trên điểm số Z để quyết định có cho vay
hay không cho vay. Theo nghiên cứu ban đầu của Altman (1968) nếu Z <1,81 thì được
coi là xấu nhất, rủi ro ở mức độ cao nguy cơ vỡ nợ cao nhất, ngân hàng từ chối cho vay
và Z càng cao thì khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp càng thấp.
Altman và cộng sự (1977) đã sửa đổi và phát triển mô hình điểm số Z ở trên
và gọi là mô hình Zeta. Mô hình Zeta mở rộng thêm 2 biến từ mô hình điểm số Z (5
biến). Theo Altman (2000) cho rằng mô hình Zeta có ưu điểm hơn mô hình điểm số
Z. Tuy nhiên mô hình điểm số Z được áp dụng khá rộng rãi bởi vì nó đơn giản và dễ
thích ứng với những môi trường kinh tế khác nhau. Tuy nhiên mô hình điểm số Z có
những hạn chế nhất định bởi mô hình giả định rằng các yếu tố giải thích là quan hệ
tuyến tính trong hoạt động kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp. Cả mô hình điểm số
47

Z và mô hình Zeta đều dựa vào số liệu kế toán trên các báo cáo tài chính mà không
tính tới yếu tố ngoại bảng.
 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng theo hệ thống chuyên gia
là phương pháp dựa trên chương trình máy tính được thiết lập dựa trên kiến thức, kỹ
năng của các chuyên gia liên quan đến đánh giá tín dụng (Wang, 2013; Li, 2015).
Theo Sinkey (2002) cho rằng phương pháp chuyên gia là phương pháp được đa số
các nhà quản trị rủi ro tín dụng sử dụng để ước lượng rủi ro tín dụng. Khi khách
hàng đến vay vốn, ngân hàng nhận được hồ sơ xin vay vốn, dựa trên các thông tin
đó các chuyên gia phân tích và đưa ra quyết định về việc cho vay. Với phương pháp
này chủ yếu phụ thuộc kinh nghiệm và kiến thức của chuyên gia. Theo Bullivant
(2010) các ngân hàng đánh giá thông tin của khách hàng vay theo tiêu chuẩn 4C
gồm có tính cách của người vay, năng lực của người vay, sự đảm bảo khoản vay và
điều kiện của người vay để quyết định cho khách hàng vay hay không cho vay.
Theo Strischeck (2009) cho rằng hệ thống chuyên gia phổ biến nhất để đánh giá rủi
ro tín dụng là mô hình 5C, mô hình này bổ sung thêm tiêu chuẩn nguồn tiền trang
trải của khoản vay. Các chuyên gia phân tích đánh giá khách hàng theo tiêu chuẩn
5C gồm có: tính cách của người vay, vốn, nguồn tiền trang trải khoản vay, sự bảo
đảm khoản vay, điều kiện của người vay.
Tính cách của người đi vay (Character): được thể hiện qua danh tiếng, nền
giáo dục, tình trạng xã hội và hồ sơ tín dụng. Hồ sơ tín dụng phải phản ánh mục
đích xin vay rõ ràng, ý định trả nợ nghiêm túc, trung thực trong việc cung cấp tài
liệu liên quan đến tính hình tài chính.
Nguồn tiền trang trải khoản vay (Cash Flow): chỉ tính thanh khoản của khoản
vay, bên ngân hàng yêu cầu người vay cung cấp các báo cáo tài chính gần nhất của
người vay, kỹ thuật chiết khấu dòng tiền.
Vốn (Capital) là nguồn hình thành nên tài sản, là vốn thuộc sở hữu của người
vay. Mức vốn sở hữu của người vay tham gia vào phương án kinh doanh thể hiện
mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của người vay đối với hoạt động kinh doanh
48

của ngân hàng.


Tài sản thế chấp (Collateral) là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thay thế ngoài
dòng tiền trả nợ dự tính của khách hàng. Giá trị của tài sản thế chấp phụ thuộc vào
sự ổn định và tính thanh khoản của tài sản.
Các điều kiện khác (Conditions) cũng được ngân hàng xem xét khi khách hàng
nộp đơn xin vay. Ngân hàng cần phải biết được xu hướng hiện hành về công việc
kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như các điều kiện kinh tế.
 Phương pháp Neural Network- ANN
Phương pháp Neural Network- ANN là phương pháp mô hình toán học hoặc mô
hình tính toán được thiết kế giống như mạng lưới nơ-ron thần kinh. ANN là một hệ
thống được thiết lập nó sẽ bị thay đổi cấu trúc nếu có sự thay đổi của các thông tin bên
ngoài hoặc bên trong. Phương pháp này được dùng để lượng hóa và đánh giá rủi ro tín
dụng. Altman và cộng sự (1994) chỉ ra rằng phương pháp này có độ chính xác như chấm
điểm tín dụng. Podding (1994) nghiên cứu chỉ ra cho rằng để dự báo phá sản của doanh
nghiệp thì phương pháp Neural Network- ANN hơn phương pháp chấm điểm tín dụng.
Mô hình Neural Network- ANN được coi là hữu hiệu trong việc đánh giá rủi ro tín dụng
đảm bảo việc đánh giá một cách hiệu quả, nhanh chóng, chính xác trong việc xử lý các
khoản tín dụng (ví dụ: Altman và cộng sự, 1994; Podding, 1994 ; Shin and Kilic, 2006).
Nghiên cứu thực nghiệm của Bekhet and Eletter (2014) về rủi ro tín dụng,
nghiên cứu sử dụng phương pháp Neural Network- ANN để xây dựng mô hình
đánh giá rủi ro tín dụng ở các ngân hàng Jordan.
 Mô hình protfolio Manager của KMV

Mô hình KMV là mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng được Công ty TNHH
KMV xây dựng dựa trên lý thuyết quyền chọn của Merton (1974). Mô hình KMV
được sử dụng phổ biến trong ngành ngân hàng, tính toán tổn thất tín dụng xảy ra tại
một thời điểm trong tương lai trước ngày đáo hạn. Mô hình KMV ngày nay thuộc
sở hữu của Công ty Moody’s và phát triển thành phần mềm Credit Monitor và
Pofolio Monitor. Phần mềm Credit Monitor được sử dụng để lượng hóa xác suất vỡ
49

nợ của một công ty còn phần mềm Pofolio Monitor để lượng hóa rủi ro của danh
mục tín dụng.

Mô hình được xây dựng dựa trên hai giả định:

Giả định thứ nhất tổng giá trị tài sản của công ty là một chuyển động Brown
tuân theo phương trình:

dV =

Trong đó:

V, dV: giá trị và độ thay đổi của giá trị tài sản

thu nhập trung bình và bất ổn của giá trị tài sản

dz: là quá trình Wiener

Giả định thứ hai là Công ty không phát hành bất cứ một chứng khoán nợ nào
trước ngày đáo hạn.

Với các giả định này, mô hình KMV đự đoán được tổn thất tín dụng xảy ra
tại thời điểm t trong tương lai trước ngày đáo hạn. Tại thời điểm t nếu giá trị thị
trường của tài sản thuộc sở hữu của người vay nhỏ hơn giá trị khoản nợ của người
vay thì tổn thất tín dụng thực sự xảy ra.

Xác suất xảy ra tổn thất tín dụng (rủi ro tín dụng) phụ thuộc vào giá trị hiện
tại của tài sản, phân bố giá trị tài sản ở thời điểm đáo hạn, độ bất ổn của giá trị tài
sản ở thời điểm đáo hạn, giá trị của khoản nợ tại thời điểm đáo hạn, thu nhập trung
bình trên tài sản trong suốt giai đoạn t, độ dài thời hạn cho vay (Lâm Chí Dũng và
Phan Đình Anh, 2009).

Mô hình KMV có ưu điểm là làm thay đổi các vấn đề xung quanh việc cho vay
của ngân hàng và xử lý việc trả nợ vay từ góc độ của các cổ đông của công ty vay. Tuy
nhiên, trong một nội dung nào đó giá của cổ phiếu có thể được định giá hơn giá giao
dịch, điều đó dẫn tới xác suất tổn thất sẽ có vấn đề (Wang, 2013).

 Mô hình CreditMetrics
50

Cũng như mô hình KMV, mô hình CreditMetrics là mô hình lượng hóa rủi ro
tín dụng hiện đại. Mô hình được thiết lập bởi hãng Morgan năm 1997. Mô hình này
còn được gọi là mô hình ma trận tín nhiệm (hay mô hình VaR-giá trị chịu rủi ro). Mô
hình này có thể đo lường được rủi ro của từng khoản vay và từng danh mục từ đó
giúp ngân hàng có thể lượng hóa được rủi ro để có thể chống đỡ những tổn thất ngoài
dự kiến. CreditMetrics cho phép đo lường rủi ro tín dụng, xác định giá trị chịu rủi ro
(VaR) do hạng tín dụng của khách hàng nâng hay hạ, hay vỡ nợ (Morgan, 1997).
Để tính toán giá trị thị trường của một khoản vay, CreditMetrics sử dụng các
số liệu: (1) Hạng tín dụng của khách hàng vay vốn, (2) Xác suất thay đổi hạng tín
dụng của khách hàng trong năm tới (chuyển hạng tín dụng), (3) Tỷ lệ thu hồi từ các
khoản vay bị vỡ nợ, (4) Mức chênh lệch trên thị trường trái phiếu.
Việc đo lường giá trị chịu rủi ro theo mô hình CreditMetrics được thực hiện
theo ba bước sau (Phạm Thuy Thủy và Đỗ Thị Thu Hà, 2015):
Bước 1: Xác định một ma trận xác suất thay đổi chất lượng tín dụng. Bước
này tiến hành chuyển hạng tín dụng, xác suất chuyển đổi dựa trên số liệu quá khứ của
các công ty có trên 20 năm kinh nghiệm được cung cấp bởi các hãng xếp hạng tín
nhiệm như S&P hoặc Moody’s hoặc do ngân hàng tự xây dựng. Dựa vào ma trận
chuyển hạng, có thể biết được xác suất chuyển hạng tín dụng của khách hàng. Xác
suất này cho biết khả năng thay đổi chất lượng tín dụng của khách hàng trong một
khoảng thời gian được xác định trước.
Bước 2: Tính toán giá trị hiện tại của khoản vay và phân phối xác suất giá trị
hiện tại của khoản vay. Khi khách hàng vỡ nợ giá trị hiện tại của khoản vay được tính
trên tỷ lệ thu hồi của khoản vay và đúng bằng giá trị thu hồi của khoản vay. Tỷ lệ thu
hồi phụ thuộc vào phân hạng tín dụng của khách hàng. Trường hợp khách hàng được
nâng hoặc xuống hạng tín dụng thì giá trị hiện tại của khoản vay sẽ dựa trên tỷ lệ lãi
suất bù rủi ro của khách hàng. Hạng tín dụng của khách hàng thay đổi thì giá trị
khoản vay vào thời điểm cuối năm thứ nhất cũng thay đổi.
Bước 3: Tương quan giữa các khoản vay trong danh mục sẽ được ước lượng từ
xác suất thay đổi hạng tín nhiệm đồng thời của khách hàng. Việc ước lượng tương
51

quan chất lượng tín dụng là khá phức tạp. Mô hình CreditMetrics cho phép sử dụng
tương quan: (1) Sử dụng một tương quan bất biến giữa người cho vay khác nhau. (2)
Dựa trên tương quan xếp hạng tín nhiệm và vỡ nợ. (3) Dựa trên tương quan phần bù rủi
ro của trái phiếu. (4) Dựa trên tương quan giá cổ phiếu.
Sau khi xác định được tương quan giữa thay đổi chất lượng tín dụng của
khách hàng, phân phối giá trị danh mục tín dụng được xác định thì giá trị của rủi ro
tín dụng được xác định dựa vào ngưỡng phân phối theo theo mức tin cậy cho trước
(99%).
1.2.1.6. Nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng
Các nhân tố ảnh hưởng tới RRTD được chia thành hai nhóm: Nhân tố vĩ mô
và nhân tố thuộc về phía ngân hàng.
Nhân tố vĩ mô

 Tăng trường GDP


Trong nghiên cứu thực nghiệm về nhân tố ảnh hưởng tới RRTD ở các nghiên
cứu trước đây đã chỉ ra tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều với RRTD (Das
and Ghosh, 2007; Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014….). Das and Ghosh (2007)
nghiên cứu một nhóm các ngân hàng ở Ấn Độ cho rằng khi một nền kinh tế tăng
trưởng tốt thì tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay từ đó tăng khả năng hoàn trả
của khách hàng dẫn tới giảm RRTD của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này cũng
khẳng định trong các nghiên cứu thực nghiệm Gabriel Jimenez and Jesus Saurina
(2006) ở các ngân hàng ở Tây Ban Nha, Dash and Kabra (2010) ở ngân hàng Ấn Độ,
Zribi and Boujelbène (2011) ở các ngân hàng ở Tunisia, hay ngân hàng ở Việt Nam
trong nghiên cứu của Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Trương Đông Lộc và
Nguyễn Văn Thép (2015), Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai (2014).

 Lạm phát
Một yếu tố vĩ mô được các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra có ảnh hưởng tới
RRTD của ngân hàng là lạm phát. Lạm phát cao là một trong những yếu tố gây ra
khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp dẫn tới khả năng trả nợ vay cho ngân
52

hàng của doanh nghiệp giảm thấp điều này làm gia tăng nợ xấu của các ngân hàng.
Lạm phát là yếu tố có ảnh hưởng thuận chiều tới RRTD. Điều này được khẳng định
trong các nghiên cứu của Arellano (2006), Rinaldi and Sanchis Gunsel (2008),
Thiagarajan và cộng sự (2011). Hay trong nghiên cứu của Trương Đông Lộc và
Nguyễn Văn Thép (2015) nghiên cứu RRTD ở Quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực
Đồng bằng sông cứu long, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lạm phát càng cao thì nợ
xấu của càng cao, tuy nhiên mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê.

 Lãi suất
Lãi suất là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới RRTD. Nghiên cứu
thực nghiệm của Jimenez và Saurina (2005) ở ngân hàng Tây Ban Nha đã chỉ ra
rằng, lãi suất thực tăng có thể tạo động lực cho các ngân hàng gia tăng hoạt động
cho vay rủi ro và ngược lại. Trong nghiên cứu của Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai
(2015) ở NHTM Việt Nam thì kết quả nghiên cứu chỉ ra lãi suất danh nghĩa có tác
động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng.
Nhân tố thuộc về ngân hàng
Ngoài nhân tố thuộc về vĩ mô thì nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng như quy
mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), RRTD
trong quá khứ… được các nghiên cứu trước cho là có ảnh hưởng tới RRTD.

 Tỷ suất lợi nhuận


Trong các nghiên cứu thực nghiệm về nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu
(RRTD) ở ngân hàng trước đây đã cho rằng tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng có ảnh
hưởng tới nợ xấu của ngân hàng (Berger and DeYoung,1997; Aduda and Gitonga,
2011; …). Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thấp thì đồng nghĩa với tỷ
suất chi phí cao tức là năng lực quản lý của ngân hàng kém, hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thấp do đó nợ xấu tăng và ngược lại. Điều này được khẳng định trong
nghiên cứu của Berger and DeYoung (1997) nghiên cứu ở Mỹ, Podpiera and Weill
(2008) ở Séc. Ngoài ra, Angbaro and Lazarus (1997), Godlewski (2004), Aduda and
Gitonga (2011), Gizaw và cộng sự (2015), cho rằng tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản
53

(ROA) có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu (RRTD) của ngân hàng.

 Tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng


Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản cho vay qua các năm. Tăng
trưởng tín dụng nhanh là thường đi liền với chất lượng tín dụng thấp, RRTD tăng.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm về RRTD đã chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng quá
mức sẽ làm tăng rủi ro tín dụng, tín dụng tăng trưởng cang cao thì RRTD trong
tương lai càng lớn. Điều này được khẳng định trong các nghiên cứu của Salas and
Saurina (2002) ở Tây Ban Nha, Dash and Kabra (2010) ở Ấn Độ, Thiagarajan và
cộng sự (2011) ở Ấn Độ và ở Việt Nam có một vài nghiên cứu như Lê Vân Chi và
Hoàng Trung Lai (2014), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Trương Đông Lộc
và Nguyễn Văn Thép (2015).
Mặt khác nữa, cơ cấu tín dụng có ảnh hưởng tới RRTD của ngân hàng. Theo
Salas and Saurina (2002) cho rằng các loại cho vay với nhóm đối t ượng khác nhau
sẽ có mức rủi ro tín dụng khác nhau và trong đó cho vay l ĩnh v ực kinh doanh b ất
động sản là có mức độ rủi ro cao nhất. Kết quả nghiên c ứu này c ũng được kh ẳng
định trong nghiên cứu của Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai (2014).

 Quy mô ngân hàng


Quy mô ngân hàng cũng là một trong nhân tố cũng có ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng. Nghiên cứu về sự tác động của quy mô ngân hàng tới RRTD có hai chiều
hướng trái ngược nhau.
Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng. Các ngân
hàng có quy mô lớn thì thường cho vay với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
lớn, do đó ngân hàng đơn giản hóa thủ tục và mặt khác với ngân hàng quy mô lớn
thì họ thường xem nhẹ kỷ luật thì trường, họ cho rằng họ được nhà nước bảo hộ khi
họ phá sản. Hậu quả là các ngân hàng có quy mô lớn có nguy cơ bị rủi ro tín dụng
cao. Kết quả nghiên cứu này được chỉ ra trong các nghiên cứu thực nghiệm của
Stern and Feldman (2004), Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015).
54

Tuy nhiên, Jin-Li Hu và cộng sự (2004) một nghiên cứu ở Đài Loan đã chỉ
ra rằng quy mô tín dụng ngân hàng có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng. Các
ngân hàng có quy mô lớn thì có hệ thống quản trị rủi tín dụng tốt hơn nên có thể hạn
chế rủi ro tín dụng. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Salas
and Saurina (2002) ở Tây Ban Nha, Hess và cộng s ự (2008) ở Úc, Thiagarajan và
cộng sự (2011) ở Ấn Độ và ở Việt Nam trong nghiên cứu của Lê Vân Chi và Hoàng
Trung Lai (2014), Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015).

 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)


Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) trong một số nghiên cứu thực nghiệm đã
chỉ ra là nhân tố có ảnh hưởng tới RRTD của ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
(CAR) là chỉ tiêu mang tính pháp định của các ngân hàng được xây dựng theo Hiệp
ước vốn Basel. Các nghiên cứu chỉ ra các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
lớn hơn quy định thì có tỷ lệ xấu thấp hơn ngân hàng còn lại (Zribi and Boujelbène,
2011; Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai, 2014).

 Nguồn nhân lực


Nâng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng là một trong nhân tố ảnh
hưởng tới rủi ro trong tín dụng. Người cán bộ tín dụng có năng lực yếu kém sẽ dẫn
tới khả năng phân tích, thẩm định dự án không đúng điều đó sẽ dẫn tới rủi ro tín dụng
của ngân hàng. Trương Đông Lộc (2011) nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới RRTD
ở ngân hàng ngoại thương chi nhánh Cần Thơ đã chỉ ra kinh nghiệm của cán bộ tín
dụng, giám sát khoản vay, số lần kiểm tra khoản vay của cán bộ tín dụng có ảnh
hưởng tới RRTD của ngân hàng. Điều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu
của Trần Chí Chinh (2012) khi cho rằng cán bộ thiếu đạo đức hoặc hạn chế về trình
độ chuyên môn, người cán bộ xét duyệt vay thiếu thông tin hoặc phân tích không đầy
đủ chính xác dẫn tới cho vay không đúng, sau khi cho vay thiếu sự giám sát, quản lý
khoản vay, chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ ngân hàng không tốt.
Ngoài ra còn có một số nhân tố được một số nghiên cứu chỉ ra có ảnh hưởng tới
RRTD: Chi phí hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng, ngân hàng dành
55

ít chi phí cho việc kiểm tra giám sát thu hồi nợ thì dư nợ xấu ngân hàng tăng (Das and
Ghosh, 2007; Berger and DeYoung, 1997); Tài sản không sinh lời giảm hay tài sản có
sinh lời tăng là nguy cơ tăng rủi tín dụng (Thiagarajian và cộng sự, 2011); Quy trình
cho vay không chặt chẽ làm tăng rủi ro tín dụng (Li, 2015)…
Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về RRTD đã cho thấy có hai
nhóm nhân tố có ảnh hưởng tới RRTD của ngân hàng là nhóm nhân tố vĩ mô và
nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng. Nhân tố vĩ mô gồm có tăng trưởng kinh tế
(GDP), lạm phát, lãi suất. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng gồm có quy mô ngân
hàng, tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng, tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu (CAR), nguồn nhân lực và một số nhân tố khác.
1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II
1.2.2.1. Tổng quan về Ủy ban Basel và Hiệp ước Basel
 Quá trình hình thành và phát triển của ủy ban Basel
Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking
supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng
Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel-
Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập
kỷ 80. Các thành viên của Ủy ban Basel hiện nay gồm: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà
Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy
ban này được nhóm họp 4 lần trong một năm.
Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel gồm 15 thành viên là những nhà giám sát
hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài
chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho
các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước. Ủy ban báo cáo thống đốc
ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10. Từ
đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát
một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy
ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) không 
ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám
56

sát phải tương xứng. Để đạt được mục tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel
đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này.
Ủy ban Basel thường tổ chức các cuộc thảo luận về những vấn đề xoay quanh
sự hợp tác quốc tế nhằm giám bớt khoảng cách trong hoạt động giám sát ngân hàng,
nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn thế giới. Để đạt
được mục tiêu này, Ủy ban Basel tiến hành thực hiện ba hoạt động cơ bản sau:
(1)Trao đổi thông tin về hoạt động giám sát cấp quốc gia. (2) Cải thiện hiệu quả kỹ
thuật giám sát hoạt động ngân hàng quốc tế. (3) Đặt ra những tiêu chuẩn giám sát tối
thiểu trong lĩnh vực mà Ủy ban thật sự quan tâm.
Cho đến nay Ủy Ban đã ban hành 3 Hiệp ước về vốn bao gồm Basel I, Basel
II, Basel III. Các hiệp ước vốn ngày càng hoàn thiện hơn, phiên bản sau thường
hướng tới việc khắc phục các hạn chế của những phiên bản trước đồng thời thích ứng
với những thay đổi của thị trường tài chính.
 Hiệp ước Basel I
Nguyên nhân ra đời Hiệp ước Basel I: Do mức vốn thấp ở những ngân hàng
quốc tế có nguy cơ gây bất ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu và gây tranh cãi ở
các ngân hàng có mức vốn cao về lợi thế cạnh tranh ở các ngân hàng có mức vốn
thấp. Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó
được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel hay còn gọi là Basel I. Các quy định trong
hiệp ước Basel I và quá trình thực hiện, triển khai chủ yếu là để hướng đến mục tiêu
đảm bảo sự an toàn trong hệ thống ngân hàng .
Nội dung của Hiệp ước Basel I:
Vốn của ngân hàng bao gồm vốn gốc (vốn cấp 1) và vốn bổ sung (vốn cấp 2).
Các tiêu chí để phân loại vốn được quy định cụ thể. Để khuyến khích các ngân hàng
không ngừng tăng cường quy mô vốn cấp I, không quá phụ thuộc vào vốn cấp II, Ủy
ban quy định ra mức tối thiểu cho vốn cấp I và mức vốn tối đa cho vốn cấp II.
Trọng số rủi ro: Basel I mới chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng với 5 nhóm trọng
số rủi ro và Basel I tính đến cả rủi ro của các hoạt động ngoại bảng như tài sản đảm
bảo và bảo lãnh.
57

Hệ số an toàn vốn tối thiểu: Tháng 7/1988 đặt ra tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có
so với tài sản có rủi ro ≥8% (trong đó phần vốn gốc phải chiếm ít nhất 4%). Theo
cách tính này, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn
thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6%
và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.
Đến 1/1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới như bổ sung thêm rủi ro
thị trường; Vốn tối thiểu đối với rủi ro lãi suất được xác định theo hai nhóm riêng - dành
cho rủi ro cụ thể và rủi ro thị trường chung; Các khoản mục vốn đáp ứng đủ tiêu chuẩn
để bù đắp rủi ro thị trường sẽ bao gồm vốn cổ phần và lợi nhuận không chia (vốn cấp I)
và vốn bổ sung (vốn cấp II) theo quy định tại Basel I. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể
đưa thêm một thành phần nữa là vốn cấp 3 bao gồm nợ thứ cấp ngắn hạn chỉ nhằm một
mục đích duy nhất là đáp ứng phần vốn cần có dành cho rủi ro thị trường.
Basel I có hạn chế đó là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở
nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro vận hành (không có yêu
cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành), không phân biệt theo loại rủi ro, không có lợi
ích từ việc đa dạng hóa…
 Hiệp ước Basel II
Hiệp ước vốn Basel II được hoàn thiện vào quý 4/2003 và chính thức có
hiệu lực từ tháng 1/2010.
Mục tiêu của Basel II:
Mục tiêu của Basel II là nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân
hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động
trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong
lĩnh vực quản lý rủi ro. Trong ba mục tiêu này thì hai mục tiêu đầu là những mục tiêu
chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel I còn mục tiêu cuối được bổ sung mới.
Nội dung Hiệp ước Basel II
Hiệp ước vốn Basel II đã được xây dựng trên cơ sở vững chắc gồm ba trụ
cột. Trụ cột I là các quy định về vốn đã kết hợp cả rủi ro hoạt động vào công thức
58

tính vốn tối thiểu. Trụ cột 2 liên quan đến hoạt động thanh tra giám sát và trụ cột 3
là các nguyên tắc kỉ luật thị trường.
Trụ cột thứ I- Yêu cầu về vốn: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó,
tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy
nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín
dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính
chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay
đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của
Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.
Trụ cột thứ II- Thanh tra giám sát ngân hàng: liên quan tới việc hoạch
định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách
những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải
pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi
ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý.
Trụ cột thứ III- Công khai thông tin theo nguyên tắc thị trường: Các ngân
hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường.
Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông
tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên
quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi
ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Basel II

Trụ cột I Trụ cột II Trụ cột III


Công khai thông tin,
Yêu cầu vốn tối Quy trình rà soát,
nguyên tắc thị
thiểu giám sát
trường
Hình 1.10. Nội dung Basel II
10. Nguồn: BIS, 2014
59

 Hiệp ước vốn Basel III


Sau cuộc họp ngày 12/9/2010 của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel, các
thành viên đã đạt được thỏa thuận về những chuẩn mới trong Basel III. Hiệp ước
vốn Basel III có những sửa đổi căn bản so với Basel II là tăng cường yêu cầu về vốn
của ngân hàng và giới thiệu các yêu cầu mới quy định về tính thanh khoản ngân
hàng và đòn bẩy ngân hàng.
Ủy ban Basel cùng các nhà lãnh đạo của các nước G20 đã thống nhất lộ trình
áp dụng Basel III sẽ được triển khai sao cho không ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi
kinh tế của các nước. Ngoài ra, sẽ cần có thời gian để đưa những tiêu chuẩn quốc tế
mới vào những quy định riêng của các quốc gia. Theo tinh thần như vậy, BIS đã
đưa ra một lộ trình để thực hiện bắt đầu từ tháng 1/2013 và hoàn thành vào cuối
năm 2018.
1.2.2.2. Các nguyên tắc về quản trị rủi ro tín dụng của Basel II
Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp hoạt động trong phạm vi các nước thành
viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu. Ủy ban Basel ban
hành: những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một
cách hiệu quả (hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện pháp thận trọng); Tài
liệu hướng dẫn (được cập nhật định kỳ) với các khuyến cáo, các hướng dẫn và tiêu
chuẩn của Ủy ban Basel.
Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc trong quản trị rủi ro cho vay, đảm
bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cho vay. Nội dung các nguyên tắc này
tập trung vào các nhóm nội dung cơ bản sau đây: (Nội dung chi tiết của 17 nguyên
tắc chi tiết Phụ lục 03)
Nhóm thứ nhất: Thiết lập môi trường RRTD phù hợp (nguyên tắc 1,2,3). Nội
dung của nhóm nguyên tắc này là các ngân hàng cần phải xây dựng chiến lược quản
trị rủi ro cho từng giai đoạn, chiến lược quản trị RRTD phải phản ánh được khẩu vị
RRTD và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng. Ngân hàng phải xác định nhiệm vụ của
HĐQT, của Ban giám đốc trong quản trị RRTD. HĐQT chịu trách nhiệm phê duyệt,
60

Ban điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Việc tổ chức thực hiện phải đảm
bảo sự phân tách, độc lập giữa các bộ phận tín dụng và bộ phận quản trị RRTD. Để
giảm thiểu rủi ro tín dụng các ngân hàng cần phải nhận diện và quản lý rủi ro trong
mọi hoạt động của mình.
Nhóm thứ hai: Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh
(nguyên tắc 4,5,6,7). Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng phải tuân thủ các tiêu
chuẩn, giới hạn cấp tín dụng và quy trình rõ ràng lành mạnh. Tiêu chuẩn cấp tín dụng
lành mạnh là các tiêu chuẩn phải phù hợp với thị trường mục tiêu, người được cấp tín
dụng phải có năng lực, có mức tín nhiệm, có khả năng trả nợ. Ngân hàng phải thiết
lập giới hạn cấp tín dụng đối với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng, từng lĩnh
vực, từng sản phẩm, từng loại tiền. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê
duyệt cho vay và bộ phận cấp cho vay. Đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên
quản lý rủi ro cho vay có kinh nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra những nhận định
thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro cho vay.
Nhóm thứ ba: Duy trì việc cấp tín dụng hiệu quả (nguyên tắc 8,9,10,11,12,13).
Các ngân hàng cần phải có hệ thống theo dõi, quản lý thường xuyên các danh mục
tín dụng có nguy cơ rủi ro phát sinh và tình trạng các khoản tín dụng. Ủy ban Basel
khuyến khích các ngân hàng xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ để quản trị RRTD. Các ngân hàng phải có hệ thống thông tin, kỹ thuật phân tích
đánh giá thường xuyên tất cả các hoạt động tín dụng để đo lường RRTD, hạn chế
tổn thất xảy ra. Các ngân hàng phải có hệ thống giám sát RRTD ở cả danh mục tín
dụng và ở từng khoản tín dụng riêng lẻ về điều kiện cấp tín dụng, quy trình, phê
chuẩn, giới hạn, chất lượng tín dụng. Khi đánh giá RRTD thì các ngân hàng phải
xem xét đánh giá trong điều kiện thay đổi của nền kinh tế.
Nhóm thứ tư: Hệ thống kiểm soát RRTD (nguyên tắc 14,15,16). Ngân hàng
phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập, thường xuyên quy trình quản lý
RRTD. Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng được quản lý
thích hợp, RRTD ở mức tương thích với các tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn
mà ngân hàng cho phép. Để thực hiện điều này các ngân hàng phải thiết lập và tăng
61

cường sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện
thường xuyên nhằm đánh giá sự tuân thủ của chính sách, quy trình trong hoạt động
tín dụng từ đó phát hiện những yếu kém và báo cáo lên lãnh đạo cấp cao để có biện
pháp kịp thời hạn chế những tổn thất xảy ra. Ngân hàng phải thiết lập một bộ phận
đánh giá lại với từng khoản tín dụng một cách độc lập để từ đó nhận diện, phát hiện
sớm các khoản tín dụng có vấn đề để có biện pháp xử lý hạn chế rủi ro.
Nhóm thứ năm, Giám sát RRTD (nguyên tắc 17). Ủy ban Basel yêu cầu các
ngân hàng phải có một hệ thống giám sát, kiểm soát hiệu quả về RRTD. Bộ phận giám
sát phải thực hiện giám sát một cách độc lập với các chiến lược, chính sách, quy trình
và việc tuân thủ của ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng và quản trị RRTD.
1.2.2.3. Các qui định về quản trị rủi ro tín dụng của Basel II
Yêu cầu vốn tối thiểu
- Sử dụng trọng số tín dụng tương ứng với mỗi loại tài sản có
Theo yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong Basel II, để đo lường mức độ
rủi ro tương ứng của mỗi tài sản có, mỗi danh mục tài sản có của NHTM được gán
một trọng số rủi ro nhất định để tính tài sản có theo mức độ rủi ro. Việc áp dụng trọng
số rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn sẽ công bằng hơn trong so sánh tỷ lệ an toàn
tối thiểu của các hệ thống NHTM tại các nước khác nhau; đồng thời khích lệ ngân
hàng giữ tiền mặt hoặc các loại tài sản có tính thanh khoản cao. Basel II chia tài sản
có của ngân hàng thành 5 nhóm với quy định một cách tương đối về trọng số rủi ro
(chi tiết Phụ lục 4) Tổng tài sản có theo rủi ro của NHTM tính bằng công thức:

TCRA =  WiAi

Trong đó :
Wi : trọng số rủi ro
Ai: loại Tài sản có
TCRA: Tổng tài sản có theo rủi ro
62

Yêu cầu về phương pháp tiếp cận


Theo Hiệp ước Basel II, ngân hàng có thể lựa chọn một trong các cách tiếp
cận sau:
-Phương pháp tiêu chuẩn
Phương pháp tiêu chuẩn là phương pháp đơn giản nhất trong ba phương pháp
của rủi ro tín dụng. Theo phương pháp tiêu chuẩn, hệ số rủi ro được xác định theo
quy định và được hỗ trợ bởi đánh giá của các tổ chức xếp hạng bên ngoài (Ví dụ:
Standard & Poor, Moody và Fitch) để tính vốn cần thiết cho rủi ro tín dụng. Ở nhiều
quốc gia, cơ quan thanh tra, giám sát chỉ dùng phương pháp này để phê duyệt trong
giai đoạn đầu triển khai Basel II.
Phương pháp này để tính toán vốn tín dụng tối thiểu sử dụng kết quả đánh giá
hệ số tín nhiệm (credit ratings) của một công ty đánh giá tín nhiệm độc lập (S & P,
Moody’s... ) để xác định trọng số rủi ro gắn với mỗi đối tượng khách hàng của NHTM.
Trọng số rủi ro theo phương pháp tiêu chuẩn được quy định chi tiết Phụ lục 5
- Phương pháp đánh giá nội bộ (Internal Ratings Based - IRB)
Theo phương pháp này, các NHTM tự mình đánh giá các thành phần rủi ro
và mức độ rủi ro của danh mục tài sản có của mình để xác định mức vốn tín dụng an
toàn tối thiểu. Phương pháp IRB quy định các thành phần rủi ro gồm: xác suất vỡ
nợ (Probability of Default - PD), mất vốn do vỡ nợ (Loss given Default - LGD), rủi
ro vỡ nợ (Exposure at Default - EAD) và kỳ hạn hiệu lực (Effective Maturity - EM).
Để thực hiện phương pháp này, trước hết các NHTM cần phân loại giá trị rủi ro
thành 5 nhóm: (1) doanh nghiệp, (2) nước ngoài, (3) ngân hàng, (4) bán lẻ, (5) cổ
phiếu. Ứng với mỗi nhóm này NHTM sẽ xác định Tổn thất dự kiến (Expected Loss-
EL) và không dự kiến (Unexpected Loss - UL)
Đối với EL, NHTM cần trích lập dự phòng để bù đắp từ nguồn chênh lệch
kinh doanh tạo ra. Đối với UL, Hiệp ước quy định một mức tính toán vốn an toàn tín
dụng căn cứ theo từng chỉ tiêu PD, LGD, EAD của từng nhóm rủi ro phân loại ở trên.
Phương pháp IRB là một quy trình phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một
hệ thống công nghệ quản lý mạnh và hệ thống dữ liệu lịch sử đầy đủ trong một giai
63

đoạn cũng như phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về hệ thống Xếp hạng tín
dụng nội bộ, trình độ quản trị ngân hàng và các quy định về công khai thông tin.
IRB được chia thành hai phương pháp: IRB cơ bản (FIRB) và IRB cao cấp
(AIRB). Theo cả hai phương pháp FIRB và AIRB, các ngân hàng cung cấp cho cơ
quan thanh tra, giám sát ước tính nội bộ về PD. Đối với các ngân hàng áp dụng
phương pháp FIRB (ngân hàng IFRB), các thông số khác sẽ được xác định bởi cơ
quan thanh tra, giám sát. Các ngân hàng sử dụng phương pháp AIRB (ngân hàng
AIRB) sẽ tính toán tất cả các thông số rủi ro (PD, LGD, EAD và thời hạn hiệu lực
(M)) bằng cách sử dụng mô hình nội bộ của họ. Khi tính PD, LGD, EAD và M, một
ngân hàng IRB có thể dựa vào dữ liệu dài hạn có được từ kinh nghiệm của họ, hoặc
từ các nguồn khác bên ngoài nếu ngân hàng có thể chứng minh nguồn dữ liệu đó
phù hợp với hoạt động của mình.
Các tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến là hai cấu phần quan trọng trong
phương pháp IRB. Ngân hàng IRB phải đánh giá tổn thất dự kiến (EL) và sử dụng EL
khi định giá các khoản cho vay, xác định dự phòng và xử lý rủi ro. Bất kỳ chênh lệch
âm giữa số dự phòng thực tế của ngân hàng và EL phải được trừ đều vào vốn cấp 1
(phần lớn là vốn chủ sở hữu) và vốn cấp 2 (phần lớn là các khoản nợ thứ cấp) và nếu
chênh lệch dương sẽ được tính vào vốn cấp 2 theo một giới hạn nhất định được quy
định bởi cơ quan thanh tra, giám sát. Các tổn thất ngoài dự kiến (UL) cũng được yêu
cầu trong các quy định về vốn.
Phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ cao cấp (AIRB). Theo phương pháp
này, ngân hàng có thể xác định vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng bằng cách đánh giá,
phân tích từ số liệu lịch sử của ngân hàng. Các ngân hàng chỉ có thể sử dụng
phương pháp này khi có được sự chấp thuận từ cơ quan thanh tra, giám sát.
Theo phương pháp phân tích AIRB, ngân hàng tự xác định LGD và EAD
phù hợp cho mỗi loại tài sản. Tuy nhiên, việc này chỉ được thực hiện trên cơ sở
phân tích dữ liệu chi tiết, cẩn thận và được xác thực nội bộ và bởi cơ quan thanh tra
giám sát. Đánh giá LGD và EAD trong phương pháp AIRB cho phép các ngân hàng
xem xét mở rộng đặc điểm giao dịch (ví dụ: loại sản phẩm, tài sản thế chấp, v.v)
64

cũng như đặc tính của người vay. Các ngân hàng AIRB sẽ phải đáp ứng những yêu
cầu về tính nhất quán mức độ tin cậy của các ước tính chặt chẽ hơn so với những
yêu cầu đối với các ngân hàng FIRB.
Các tiêu chí cho các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng và những yêu cầu
cần thiết đối với các ngân hàng quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II được chi tiết ở
Phụ lục 6
Yêu cầu về xây dựng các hệ thống
-Hệ thống xếp hạng tín dụng
Trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cần phải xác định được
những đối tượng nào sẽ phải được xếp hạng. Hệ thống xếp hạng tín dụng bao gồm:
Xếp hạng khoản vay, xếp hạng đánh giá khoản vay xấu, xếp hạng sản phẩm, xếp
hạng tiêu chuẩn và thực trạng cán bộ tín dụng, lãnh đạo liên quan đến phê duyệt tín
dụng, xếp hạng khách hàng, xếp hạng đối tác, và xếp hạng mức độ rủi ro quốc gia.
Trong các hệ thống xếp hạng tín dụng, hệ thống xếp hạng khách hàng là căn
cứ để xác định xác suất vỡ nợ cho từng khoản vay hay sản phẩm.Theo thông lệ quốc
tế, xếp loại khách hàng thông thường được chia làm 10 hạng, gồm: AAA, AA, A;
BBB, BB, B; CCC, CC, C và D. Với mỗi hạng sẽ có một giá trị PD tương ứng. Với
cách chia như vậy, việc xác định xác suất vỡ nợ sẽ có độ chính xác cao hơn.
- Hệ thống quản lý tài sản bảo đảm
Hệ thống này nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát toàn bộ tài sản bảo đảm.
Theo đó, phải đảm bảo rằng sẽ không xảy ra rủi ro pháp lý đối với hồ sơ. Hệ thống
cũng sẽ đảm bảo khả năng linh hoạt trong việc đánh giá giá trị hiện thời. Hệ thống
này sẽ là căn cứ để xác định xác suất mất vốn do vỡ nợ (LGD) đồng thời cũng cho
phép áp dụng các nghiệp vụ bù trừ giá trị tài sản bảo đảm hay nghiệp vụ chiết khấu
giá trị tài sản bảo đảm.
- Hệ thống giới hạn tín dụng
Hệ thống này cần phải giải quyết được hai vấn đề cơ bản, đó là về khoa học
tính toán và vấn đề kiểm soát việc thực hiện. Hệ thống giới hạn cũng phải kiểm soát
65

được cả các chỉ tiêu giới hạn thuộc quy định của ngân hàng nhà nước. Hệ thống giới
hạn có thể được gán theo hạng sản phẩm, theo mức độ hay loại tài sản đảm bảo,
theo khách hàng, theo người phê duyệt tín dụng, theo cấp độ Chi nhánh, theo ngành
kinh tế hay một vùng kinh tế.
- Mô hình tính toán
Mô hình phương pháp tính toán sẽ xác định các kết quả cuối cùng trong việc tính
toán các chỉ tiêu định lượng cụ thể, ước tính tổn thất. Từ đây, những biện pháp đối phó,
yêu cầu về phân bổ vốn phải được thực hiện theo mức độ rủi ro đã được xác định trong
các báo cáo nói trên. Ngoài ra, cần thiết phải có quy trình kiểm tra tính hữu hiệu của mô
hình bao gồm cả giám sát hoạt động và tính ổn định của mô hình.
-Tính toán rủi ro
Theo Basel II còn có thể tính xác suất rủi ro dự kiến, hay tổn thất dự kiến EL
(Expected Loss) theo khả năng vỡ nợ PD (Probability of Default) với mức độ tổn
thất khi vỡ nợ LGD (Loss Given Default) theo công thức sau:

EL = Giá trị khoản vay x PD x LGD

Basel II cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các phương pháp đo lường, thử
nghiệm rủi ro tín dụng. Thử nghiệm là công cụ nhằm xem xét đánh giá rủi ro và yêu
cầu vốn sự thay đổi cần thiết như thế nào trong trường hợp môi trường kinh tế yêu
cầu cần phải có một cách tiếp cận tiên tiến hơn đối với quản trị rủi ro. Nhà quản trị
ngân hàng cần xem xét kết quả của thử nghiệm đó khi xác định mức vốn cần thiết
để thoả mãn các yêu cầu về tỷ lệ vốn tối thiểu.
- Các kỹ thuật hạn chế rủi ro
Các giải pháp kỹ thuật hạn chế RRTD được kể đến đó là bù trừ giá trị, lập
mạng lưới vị thế (netting position), bảo lãnh, công cụ phái sinh tín dụng. Module tài
sản bảo đảm tiền vay cần thiết phải có cơ chế áp dụng bù trừ trong tổng giá trị tài
sản bảo đảm với tổng dư nợ vay của một khách hàng đối với ngân hàng. Nó phải có
đủ độ linh hoạt để xác định tiêu chí cho nhiều loại tài sản bảo đảm và áp dụng tỷ lệ
66

khấu trừ tài sản đảm bảo dựa trên tính dễ thay đổi giá trị, chênh lệch kỳ hạn và rủi
ro chuyển đổi loại tiền.
- Hoàn thiện các thành phần khung qui trình quản trị rủi ro tín dụng
Basel II yêu cầu có một sự chuẩn hoá, hay còn gọi là sự thống nhất chung về
kết cấu dữ liệu, theo đó nó thể hiện trong việc thu thập dữ liệu, tổng hợp, hợp chuẩn
và thống nhất dữ liệu về toàn bộ liên quan đến hoạt động tín dụng. Những yêu cầu
đối với dữ liệu tín dụng bao gồm:
- Thông tin sản phẩm: Hệ thống kiến trúc dữ liệu phải đảm bảo cung cấp
được thông tin về tất cả các loại sản phẩm mà ngân hàng đang áp dụng.
- Xây dựng dữ liệu: Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo cho việc tính toán chính xác
các chỉ số xác suất vỡ nợ (PD), mất vốn do vỡ nợ (LGD), rủi ro vỡ nợ (EAD), để từ
các giá trị này sẽ xác định được lỗ dự kiến (EL).
- Dữ liệu phải cung cấp được quá trình lịch sử, dữ liệu liên quan đến rủi ro, đánh
giá phân loại, xác suất vỡ nợ, khả năng mất vốn và thu hồi nợ ngoại bảng.
1.2.2.4. Các văn bản pháp luật, quy định của NHNN về quản trị rủi ro tín
dụng và áp dụng Basel II
 Các văn bản ban hành áp dụng tại Việt Nam trước khi Basel II công bố
Ngày 25/8/1999 NHNN đã ban hành Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN quy
định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD với tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu là 8%. Quyết định này có hạn chế là quy định tính hệ số CAR là tỷ lệ một
phần vốn cấp I trên tổng tài sản có rủi ro.
 Các văn bản ban hành áp dụng tại Việt Nam sau khi Basel II công bố
Sau khi Basel II công bố, NHNN ban hành Quyết định số 457/2005/QĐ-
NHNN ngày 19/4/2005 thay thế Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN nhằm khắc
phục hạn chế của Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN. Tuy vậy, quyết định này
mới chỉ đạt đến mức tiếp cận phần lớn các yêu cầu theo Basel I do đó ngày
20/5/2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN thay thế Quyết định
số 457/2005/QĐ-NHNN. Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngoài quy định việc xác
67

định vốn tự có bao gồm, vốn cấp 1 và vốn cấp 2, thì còn hướng dẫn cách xác định
CAR riêng lẻ, CAR hợp nhất và nâng CAR tối thiểu lên 9% và phương pháp tính
toán CAR đã từng bước tiếp cận Basel II. Ngày 27/9/2010, NHNN ban hành Thông
tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-
NHNN trong đó có thay đổi về tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động. Hay
NHNN ban hành Thông tư 22/2011/TT-NHNN ban hành ngày 30/8/2011 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-
NHNN trong đó sửa đổi về nội dung tài sản “Có” rủi ro hệ số 20%, 50%.
Để thúc đẩy các ngân hàng tiến tới áp dụng Basel II, NHNN đã ban hành
Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD; Thông tư 06/2016/TT-NHNN ban
hành ngày 27/5/2016 của NHNN về sửa đổi một số điều của Thông tư 36/2014/TT-
NHNN quy định về giới hạn tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu để nhằm tiến tới
ngày càng an toàn hơn, gần hơn với chuẩn mực quốc tế tiếp cận tới chuẩn mực quốc
tế theo tiêu chuẩn Basel II.
 Các văn bản về việc thực hiện theo Basel II của NHTM
Ngày 24/5/2006 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg về
“Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020” theo định hướng “Từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ
bản theo chuẩn mực vốn mới (Basel II) sau năm 2010”. Ngoài ra, Chính phủ đã xây
dựng “Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” với định hướng
“Phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của
Ủy ban Basel”; “Ban hành chuẩn mực an toàn vốn phù hợp với Basel II; đổi mới,
hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động của TCTD”.
Để hướng các NHTM tiếp cận áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro, ngày
17/3/2014, NHNN đã ban hành Công văn 1601/NHNN-TTGSNH về việc thực hiện
Hiệp ước vốn Basel II trong lộ trình thực hiện Basel II từ năm 2015-2018 với 10
NHTM được lựa chọn thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp đo lường tiên
tiến cuối năm 2018 và theo phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2015. 10 NHTM
68

đó là BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB Bank,


Maritime Bank, Sacombank, VIB. Dự kiến đến năm 2018, cả 10 ngân hàng này sẽ
hoàn thành việc thí điểm Basel II, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các
NHTM khác trong cả nước.
Bên cạnh đó, định hướng tăng cường mức độ an toàn vốn và triển khai Basel
II còn được triển khai qua Kế hoạch hành động của NHNN thực hiện Nghị quyết số
19/NQ-CP ngày 18/03/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu
cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó
NHNN lựa chọn một số NHTM đi tiên phong trong việc triển khai Basel II. Hay
NHNN ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 27/01/2015 của NHNN về tổ chức
thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm
2015. Điều này cho thấy, NHNN cũng như Chính phủ đã tạo lập cơ chế, chính sách
thúc đẩy các NHTM ứng dụng Basel II theo định hướng và lộ trình cụ thể đã đặt ra.
11. 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại
một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt
Nam.
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một
số ngân hàng trên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm ở Mỹ
Mỹ là thành viên các nước G10 và là thành viên của Uỷ ban Basel, tham gia
vào xây dựng nội dung Hiệp ước Basel II, các nước này đã gián tiếp thừa nhận trách
nhiệm và cam kết áp dụng Basel II. Mỹ là một trong những nước thuộc G10 có
chính sách phù hợp trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel II và thành công trong
quản trị rủi ro tín dụng.
Tại Mỹ, cơ quan ngân hàng liên bang đã ban hành quy tắc cuối cùng (Final
Rule) của hiệp ước mới Basel II ngày 7/12/ 2007, và có hiệu lực 1/4/2008. Ở Mỹ các
quy định về việc áp dụng Basel II được thực hiện từng bước và chỉ thực hiện ở những
ngân hàng cốt lõi. Ngân hàng cốt lõi là ngân hàng có quy mô lớn và hoạt động kinh
69

doanh quốc tế có tài sản ít nhất 250 tỷ USD hoặc khoản ngoại tệ trên bảng cân đối kế
toán từ 10 tỷ USD trở lên. Đối với các ngân hàng cốt lõi bắt buộc áp dụng song song cả
02 phương pháp nâng cao (A-IRB đối với rủi ro tín dụng và AMA đối với rủi ro tác
nghiệp). Những ngân hàng khác có thể áp dụng phương pháp nâng cao này hoặc phương
pháp chuẩn hóa. Tuy nhiên, ngân hàng nào đã áp dụng phương pháp nâng cao theo trụ
cột 1 phải áp dụng các tiêu chuẩn của trụ cột 2 và trụ cột 3. Cơ quan quản lý ngân hàng ở
Mỹ có ý định đề xuất một phiên bản đơn giản hơn của quy tắc cuối cùng cho các ngân
hàng khác ở Mỹ. Đối với các ngân hàng cốt lõi phải thực hiện quy tắc cuối cùng
1/10/2008 và phải bắt đầu quá trình chuyển đổi sang các phương pháp xác định vốn mới
trong vòng 36 tháng sau đó (Carl, 2008).
Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, Ủy ban Basel
về giám sát ngân hàng (BCBS) đã ban hành những điều được gọi là Basel II.5 như là
một sửa đổi cho Basel II, làm tăng yêu cầu về mô hình của các ngân hàng để đánh giá
rủi ro tài chính và yêu cầu công bố thông tin về các hoạt động chứng khoán hoá của các
ngân hàng. Các nhà quản lý ngân hàng ở Mỹ cũng đã ban hành các quy tắc đề xuất về
việc thông qua Basel II.5 và được thực hiện 7/12/2011 (Getter và Shorter, 2012).
Đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng ở Mỹ đã thực hiện quản trị
rủi ro tín dụng theo Basel II. Những ngân hàng cốt lõi áp dụng phương pháp nâng cao A-
IRB đối với rủi ro tín dụng, còn với các ngân hàng khác thì có thể áp dụng phương pháp
nâng cao hoặc phương pháp chuẩn hóa tùy thuộc vào điều kiện của từng ngân hàng. Việc
áp dụng các nguyên tắc quản trị rủi ro, phương pháp đánh giá được thực hiện một cách
triệt để ở các ngân hàng. Ngoài ra nữa, các ngân hàng ở Mỹ đã tập trung đầu tư cơ sở hạ
tầng thiết bị để hỗ trợ thu thập thông tin, xử lý dữ liệu, kiểm soát rủi ro tín dụng. Kết quả ở
Mỹ công tác quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng quan tâm và RRTD được giảm thấp.
Như vậy, kinh nghiệm ở Mỹ cho thấy để áp dụng Basel II thành công không
phải thực hiện với tất cả các ngân hàng cùng một phương pháp mà với ngân hàng quy
mô lớn (ngân hàng cốt lõi) thì áp dụng phương pháp phức tạp còn với ngân hàng khác
thì có thể áp dụng phương pháp đơn giản tùy điều kiện của ngân hàng. Để quản trị rủi
ro tín dụng đạt hiệu quả các ngân hàng ở Mỹ đã áp dụng triệt để các nguyên tắc quản
70

trị rủi ro và áp dụng phương pháp nâng cao (ngân hàng cốt lõi), phương pháp chuẩn
hóa (ngân hàng khác ở Mỹ) và đồng thời họ quan tâm tới đầu tư cơ sở hạ tầng công
nghệ hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng.
1.3.1.2. Kinh nghiệm ở Nhật Bản
Nhật Bản là thành viên của nhóm nước G10, và là một trong những nước khá
thành công trong việc áp dụng Basel II và việc quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu
chuẩn Basel II.
Đầu năm 2006, Cơ quan giám sát ngân hàng Nhật Bản (FSA) chính thức ban
hành Pháp lệnh quy định vốn mới và hướng dẫn giám sát. Pháp lệnh này hướng dẫn
hoạt động giám sát và thực hiện những yêu cầu trong các trụ cột 1,2 và 3 ở các ngân
hàng để hoàn thành thực hiện quy định Basel II.
Từ năm 2007, các ngân hàng Nhật Bản thực hiện các nguyên tắc của Basel II và
áp dụng phương pháp đánh giá nội bộ (IRB) nhưng trên cơ sở tự nguyện. Theo báo cáo
của FSA, 70% ngân hàng nhật bản đã xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ ngay khi
Nhật Bản bắt đầu thực hiện Basel II. Về quy định về CAR, ở Nhật bản chia thành 2 loại:
với ngân hàng ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế là 8% và các ngân hàng theo tiêu
chuẩn trong nước là 4%. Trước sức ép tăng vốn, 2010 các ngân hàng theo tiêu chuẩn
quốc tế CAR đều lớn 8% và các ngân hàng theo tiêu chuẩn trong nước lớn hơn 4%.
Để thực hiện được nguyên tắc trong Hiệp ước vốn Basel II trong quản trị rủi ro
tín dụng, các ngân hàng Nhật bản đã phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho hoạt động giám
sát từ xa, giám sát tại chỗ của FSA và hoạt động báo cáo của ngân hàng theo danh mục
được ghi trong pháp lệnh của FSA về quy định vốn mới và giám sát theo Basel II.
Như vậy, ở Nhật Bản áp dụng Basel II trong toàn hệ thống ngân hàng mang
tính bắt buộc và được thực hiện cả 3 trụ cột. Việc thực hiện Basel II ở Nhật Bản
diễn ra khá thuận lợi do Nhật Bản đã thực hiện Basel I nên có kinh nghiệm, mặt
khác nữa cơ sở pháp lý giám sát hoàn thiện, công tác chuẩn bị FSA chu đáo và ngân
hàng đã nỗ lực nâng cao chất lượng hệ số vốn, thực hiện triệt để các nguyên tắc, sử
dụng phương pháp đánh giá nội bộ trong đánh giá rủi ro tín dụng. Do đó các ngân
71

hàng Nhật Bản đã kiểm soát khá tốt RRTD, đã áp dụng thành công Basel II và từ
năm 2010 ngân hàng Nhật Bản đã chuyển sang thực hiện Basel III.
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Việc xem xét kinh nghiệm của Trung Quốc để rút ra bài học cho Việt Nam là
bởi vì Trung Quốc có điều kiện gần giống với Việt Nam như cơ sở hạ tầng công nghệ,
hệ thống xếp hạng tín dụng chưa được toàn diện, cơ sở dữ liệu chưa được đầy đủ.
Trái ngược với xu thế chung của các quốc gia thuộc nhóm nước G10 nói
trên, Trung Quốc đã chọn một hướng đi rất khác là áp dụng theo chuẩn mực Basel
1.5 nghĩa là kết hợp các chuẩn mực trong Hiệp ước Basel I với trụ cột 2 và 3 trong
Basel II. Năm 2008, Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) tuyên bố chỉ
thực hiện các yêu cầu của Basel I và sử dụng quản trị rủi ro theo Basel II. CBRC lúc
đầu lựa chọn 5 ngân hàng tham gia vào nghiên cứu tác động định lượng của Basel
II. Sau đó CBRC yêu cầu tất cả các NHTM lớn của Trung Quốc có hoạt động quốc
tế phải áp dụng Basel II và sẽ áp dụng từ năm 2010, có thể cho gia hạn tối đa 3 năm đối
với các ngân hàng không thể thực hiện nguyên tắc CBRC. Ngoài ra, CBRC cho phép
các ngân hàng được phép từng bước thực hiện các tiêu chuẩn Basel II, sử dụng các
phương pháp tiếp cận đơn giản nhất như phương pháp chuẩn. Cuối năm 2008, CBRC
đã ban hành các thông báo liên quan đến thực hiện Basel II về việc đo lường vốn, trích
lập dự phòng rủi ro, xếp hạng nội bộ tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Kinh nghiệm
áp dụng Basel II ở CBRC:
Đối với Trụ cột I- Yêu cầu về vốn: CBRC sử dụng phương pháp tiếp cận là
phương pháp xếp hạng nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng. Đây là những phương
pháp đơn giản nhất trong số các phương pháp Basel II đưa ra. Kết qủa là hầu hết các
ngân hàng cổ phần ở Trung Quốc đã đạt được theo quy định của Basel II, đã xây
dựng được hệ thống dữ liệu tương đối đầy đủ và đã xây dựng được hệ thống xếp
hạng tín dụng toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khoảng cách lớn giữa NHTM
Trung Quốc với ngân hàng nước ngoài trong việc áp dụng IRB. Bộ phận cung cấp
thông tin của các ngân hàng Trung quốc không cung cấp được đầy đủ những thông
tin cần thiết trong việc tính toán tài sản có rủi ro để tính hệ số an toàn vốn tối thiểu
72

theo phương pháp tiêu chuẩn hóa. Điều này đã không phản ánh chính xác mức độ
rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Về công tác quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng Trung Quốc tuân thủ triệt
để các quy định của CBRC về các giới hạn cấp tín dụng, tính toán hệ số an toàn vốn
tối thiểu phương pháp chuẩn hóa và xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, xếp hạng
tín dụng nội bộ toàn diện. Ngoài ra, để có thể phân tích dữ liệu đầy đủ, có báo cáo
kịp thời phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng Trung Quốc đã
không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ.
Như vậy, ngân hàng Trung Quốc đã rất nỗ lực thực hiện thực hiện Basel II và
áp dụng thành công Hiệp ước vốn Basel II vào năm 2011. Kết quả này có được là
do CBRC đã tích cực tìm hiểu Hiệp ước vốn Basel II, đã xây dựng các văn bản
hướng dẫn cụ thể và đã lựa chọn cách đi đúng phù hợp với đặc điểm của ngân hàng
Trung Quốc là áp dụng phương pháp đơn giản nhất là phương pháp chuẩn hóa để
lượng hóa rủi ro tín dụng và đã cho phép các ngân hàng thêm giời gian để thực hiện.
Tuy nhiên các ngân hàng Trung Quốc còn có khó khăn do thiếu các tổ chức xếp
hạng tín dụng trong nước, thiếu dữ liệu và hệ thống thông tin chưa đầy đủ.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về việc quản trị RRTD theo Basel II cho Ngân
hàng TMCP ngoại thương Việt Nam
1.3.2.1. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong việc áp dụng Basel II
Thông qua kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản thuộc nước G10 và Trung Quốc
ngoài nhóm nước G10 và thực tiễn thành công cũng như thất bại của nhiều NHTM trên
thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam như sau:
Thứ nhất, để áp dụng thành công Basel II trong công tác quản trị rủi ro ở
NHTM thì NHNN ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết với 10 ngân hàng
lựa chọn thí điểm 2015-2018.
Thứ hai, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của các ngân hàng mà NHNN
cho phép các ngân hàng được lựa chọn phương pháp tiêu chuẩn hay phương pháp
đánh giá nội bộ cơ bản hay nâng cao.
73

Thứ ba, NHNN đối với các ngân hàng trong lộ trình thực hiện chưa đáp ứng
đủ theo Basel II thì có thể gia hạn thêm thời gian để thực hiện.
1.3.2.2. Bài học kinh nghiệm về việc quản trị RRTD theo Basel II cho Ngân
hàng TMCP ngoại thương Việt Nam
Thứ nhất, tuân thủ triệt để các quy định của NHNN về áp dụng Hiệp ước Basel II.
Thứ hai, áp dụng triệt để các nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng theo ủy
ban Basel II. Về vấn đề cấu trúc quản lý rủi ro tín dụng, NHTM cần thành lập/hoàn
thiện ủy ban quản lý rủi ro riêng biệt, trong đó rủi ro tín dụng là một bộ phận. Bộ
máy giám sát rủi ro của ngân hàng cần hoạt động độc lập, không tham gia vào quá
trình tạo rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro.
Thứ ba, ngân hàng phải có đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng công
nghệ để hỗ trợ cho công tác đánh giá lượng hóa rủi ro và giám sát, thu thập thập
thông tin trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Thứ tư, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro, lượng hóa rủi ro tín dụng
theo cách tiếp cận AMA của hiệp ước vốn Basel II. Kết hợp các chỉ tiêu định tính (tự
đánh giá, kiểm tra) và các chỉ tiêu định lượng và tính toán khả năng xảy ra rủi ro.
Thứ năm, xây dựng ý thức về quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống, lựa
chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về rủi ro tín dụng. Tất cả các
nhân viên trong ngân hàng cần được đào tạo để hiếu biết và tham gia tự xác định rủi
ro tín dụng - xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất
cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng. Các chốt kiểm soát về
rủi ro tín dụng được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: lĩnh vực có lợi nhuận cao, là
nghiệp vụ cơ bản của NHTM, có thể gây tổn thất nặng nề nếu xảy ra rủi ro.
Thứ sáu, xây dựng ngân hàng dữ liệu về rủi ro tín dụng và sử dụng công
nghệ hiện đại trong phân tích/xử lỷ rủi ro tín dụng.
Thứ bảy, hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ các yếu tố bên
trong NHTM như con người, quy trình, hệ thống và các yếu tố bên ngoài như xây
74

dựng các phương án, đưa ra tình huống để sẵn sàng đối phó cũng như khắc phục kịp
thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn gây ra rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận về rủi ro, RRTD,
quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II. Luận án đã phân tích làm rõ những hậu
quả, nguyên nhân của RRTD và hệ thống các chỉ tiêu cơ bản đo lường RRTD. Ở
chương 1 này tác giả tổng quan các mô hình đo lường rủi ro tín dụng cả truyền
thống và hiện đại được ứng dụng trong việc quản trị RRTD ở các ngân hàng. Bên
cạnh đó, luận án cũng tổng quan các nội dung của Hiệp ước Basel, các nguyên tắc
trong quản trị RRTD. Với kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc ứng dụng
Basel II trong quản trị RRTD từ đó rút kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam về quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II. Các vấn đề lý luận
được trình bày ở chương này là cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản
trị RRTD theo Basel II ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Nội dung này
sẽ được trình bày ở chương 2.
75

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
12.

13. 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank - VCB)
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương chính thức được thành
lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10
năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung
ương (nay là NHNN). Theo Quyết định trên, Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là
ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các
dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh
ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho
Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ
nghĩa (cũ)... Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn tham mưu cho Ban lãnh đạo
NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà
nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền
tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ,
Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân
hàng Ngoại thương theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định
số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng
Ngoại thương là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện
thí điểm cổ phần hóa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã
chính thức đi vào hoạt động ngày 2 tháng 6 năm 2008, sau khi thực hiện thành công
kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
76

ngày 26/12/2007. Tháng 12 năm 2007, Vietcombank đã thực hiện thành công việc
chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng theo quy định của pháp luật với tổng số cổ
phần chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) là 6,5% vốn điều lệ (tương đương
97.500.000 cổ phần) thông qua Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, chính
thức chuyển đổi cơ chế từ doanh nghiệp Nhà nước sang cổ phần có tên là Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những
đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt
vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế
trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính
khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại,
Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực,
cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực
thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy
động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh
doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế
trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng,
phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ
cao. Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ:
Vietcombank Internet Banking, Vietcombank Money, SMS Banking, Phone
Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi,
nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt  cho
đông đảo khách hàng.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong
những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 14.000 cán bộ nhân viên,
hơn 460 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và
ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 96 chi nhánh và 368 phòng giao dịch trên
toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 1 văn phòng đại diện và 2 công ty con tại
77

nước ngoài, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển
một hệ thống Autobank với hơn 2.300 máy ATM và trên  69.000 điểm chấp nhận
thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng
lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Vietcombank luôn xác định rõ và
hướng tới việc xây dựng một ngân hàng hoạt động chuẩn mực, tuân thủ các quy
định của pháp luật và bắt nhịp với các thông lệ quốc tế, đảm bảo hoạt động an toàn
và bền vững. Uy tín, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Vietcombank không chỉ
được bạn bè và khách hàng trong nước đánh giá cao mà còn được cộng đồng quốc
tế ghi nhận. Liên tục nhiều năm liền từ 2000-2012, Vietcombank đã vinh dự được
các tạp chí, tổ chức danh tiếng như The Banker, Financial Time, EuroMoney, Asia
Money, Trade Finance, … bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Sẽ là một thiếu sót nếu như không nhắc đến các công tác xã hội, từ thiện, và
những đóng góp cho xã hội mà Vietcombank luôn tích cực tham gia và được cộng
đồng ghi nhận. Trong suốt 50 năm qua, đặc biệt là trong những năm gần đây,
Vietcombank đã quyên góp ủng hộ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho công tác đền ơn
đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, xoá đói giảm nghèo, đóng góp cho
Quỹ bảo trợ trẻ em, Quỹ chất độc DIOXIN, hỗ trợ các huyện nghèo, xây dựng các
đền đài tưởng niệm, … Những hoạt động này một mặt thể hiện tình cảm, trách
nhiệm xã hội của Vietcombank với cộng đồng, mặt khác cũng giúp cho hình ảnh
Vietcombank ngày càng trở nên gần gũi và thân thiện hơn trên khắp mọi vùng miền
của đất nước.
Ghi nhận sự đóng góp của tập thể cán bộ nhân viên Vietcombank, Đảng –
Nhà nước – Chính Phủ đã trao tặng Vietcombank, trao tặng các đơn vị thành viên
cũng như các cá nhân xuất sắc của Vietcombank nhiều Huân, Huy chương và Bằng
khen các loại, trong đó đặc biệt phải kể tới Huân chương Hồ Chí Minh trong dịp kỷ
niệm 45 năm thành lập và Huân chương độc lập Hạng nhất được trao tặng vào dịp
kỷ niệm 50 năm thành lập Vietcombank.
78

Với những thành công đã đạt được trong chuỗi dài 50 năm lịch sử,
Vietcombank hôm nay và ngày mai vẫn luôn tiếp tục phấn đấu và trưởng thành hơn
nữa để xứng đáng với kỳ vọng và niềm tin yêu của xã hội. Với mục tiêu xuyên
suốt là “Hướng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng”,
Vietcombank luôn quyết tâm tiếp tục khẳng định vị thế với mảng kinh doanh lõi là
hoạt động NHTM, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, phát triển trên
nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị theo
chuẩn mực quốc tế. Có thể khẳng định rằng, Vietcombank đã, đang và sẽ luôn
đồng hành cùng mọi tầng lớp khách hàng trên con đường hướng tới hình ảnh và vị
thế của một ngân hàng đại diện quốc gia, một thương hiệu mang tầm vóc khu vực
và quốc tế với các giá trị cốt lõi “Sáng tạo - Phát triển - Tận tâm - Kết nối - Khác
biệt - An toàn”. Một tương lai tốt đẹp đang chờ đón Vietcombank cùng tất cả
chúng ta ở phía trước. 

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
79

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank


80

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam
Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn thách thức chung của nền kinh
tế, song Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc những
chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục
tiêu, kế hoạch đã đề ra để giành được những thành tích đáng khích lệ trên các mặt hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng hiệu quả hoạt động không ngừng được
nâng cao, kết quả hoạt động vẫn duy trì mức ổn định theo hướng lợi nhuận, dư nợ lành
mạnh, phong cách phục vụ văn minh lịch sự, thu hút thêm nhiều khách hàng.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Mức tăng trưởng(%)
Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014 2015 2016
13/12 14/13 15/14 16/15
Tổng giá trị tài sản 414.488 468.994 576.996 674.395 787.907 13,2% 23% 16,9% 16,8%
Nguồn vốn huy động 287.410 334.259 424.413 503.642 600.737 12,5% 26,9% 18,7% 19,3%
Dư nợ tín dụng 241.191 274.315 323.349 387.103 460.808 13,7% 17,9% 19,7% 19%
Lợi nhuận trước thuế 5.764 5.743 5.844 6.827 8.523 -0,4% 1,8% 16,8% 24,8%
Lợi nhuận sau thuế 4.421 4.378 4.586 5.332 6.851 -0,9% 4,8% 16,3% 28,5%
Vốn điều lệ 23.174 23.174 26.650 26.650 35.978 0% 14,9% 0% 35%
Vốn chủ sở hữu 41.547 42.386 43.473 45.172 48.102 2% 2,6% 3,9% 6,5%
ROA 1,13% 0,99% 0,88% 0,85% 0,94% -0,14% -0,11% -0,03% 0,09%
ROE 12,61% 10,33% 10,76% 12,03% 14,69% -2,28% 0,43% 1,27% 2,66%
Tỷ lệ nợ xấu 2,40% 2,73% 2,31% 1,79% 1,46% 0,33% -0,42% -0,52% -0,33%
Tỷ lệ trả cổ tức 12% 12% 10% 10% 8% 0% -2% 0% -2%
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)14,63% 13,13% 11,35% 11,04% 11,13% -1,5% -1,78% -0,31% 0,09%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2012 – 2016)
Nhìn vào bảng 2.1 cho thấy tổng giá trị tài sản đều tăng qua các năm trong
đó năm 2014 đạt mức tăng trưởng cao nhất 23% so với năm 2013. Tổng giá trị tài
sản tính đến 31/12/2016 đạt 787.907 tỷ đồng tăng trưởng 16,8% so với năm 2015,
đạt 103% kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông. Nguồn vốn huy động của
81

Vietcombank cũng tăng theo các năm và đạt mức tăng trưởng cao nhất 26,9% năm
2014 so với năm 2013. Tuy vậy, năm 2016 mặc dù Ngân hàng đã thực hiện nhiều
giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực nên Vietcombank đã
duy trì được sự ổn định và tăng trưởng bền vững, tính đến 31/12/2016 số dư vốn
huy động của Ngân hàng là hơn 600 nghìn tỷ đồng tăng trưởng 19,3% so với năm
2015 đạt 104% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng cũng
đạt mức tăng trưởng cao nhất là năm 2015 đạt mức 19,7% so với năm 2014. Tính
đến 31/12/2016 dư nợ tín dụng là hơn 460 nghìn tỷ đồng đạt 105% kế hoạch Đại hội
đồng cổ đông, tăng 19% so với năm 2015 cao hơn mức tăng trưởng bình quân của
toàn ngành Ngân hàng Việt Nam. Các hệ số an toàn vốn cũng đều được đảm bảo và
tuân thủ theo đúng quy định, vượt xa mức 8% - 9% của hiệp ước an toàn vốn Basel
II và NHNN quy định. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank lại có bị
giảm trong năm 2013, mặc dù vậy năm 2016 lợi nhuận đạt 6.851 tỷ đồng, đạt
100,3% so với chỉ tiêu của Đại hội đồng cổ đông giao. Năm 2013 do ảnh hưởng
biến động của nền kinh tế đã khiến tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NHTM Việt Nam
đều tăng trong đó Vietcombank đạt 2,73% cao nhất trong các năm. Tuy nhiên, đến
2016 tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank ở mức thấp 1,46% đạt tiêu chuẩn kế hoạch của
Đại hội đồng cổ đông là <3%. Với vốn điều lệ đạt 35.978 tỷ động năm 2016,
Vietcombank hiện là Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lớn nhì
trong hệ thống NHTM Việt Nam.
Đơn vị: Tỷ VNĐ
900000
800000
700000
600000
500000
400000 Tổng tài sản
300000
200000
100000
0
2012 2013 2014 2015 2016

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản các năm 2012 - 2016
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2012 – 2016)
82

Đơn vị: %
16
14
12
10
8 ROA
6 ROE
4
2
0
2012 2013 2014 2015 2016

Biểu đồ 2.2: Diễn biến tỷ lệ ROA - ROE các năm 2012 - 2016
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2012 – 2016)
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Đơn vị: Tỷ VNĐ

700,000 600,737
600,000 503,642

500,000 424,413
334,259
400,000
287,410
Vốn huy động
300,000

200,000

100,000

0
2012 2013 2014 2015 2016

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng vốn huy động các năm 2012 – 2016
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2012 – 2016)
Nguồn huy động vốn của Vietcombank liên tục tăng qua các năm. Kết quả
vốn huy động thị trường 1 đến hết năm 2016 đạt 600.737 tỷ đồng, tăng 97.095 tỷ
đồng tương đương tăng 19,3% so với cuối năm 2015, hoàn thành mục tiêu tăng
trưởng năm 2016 (tăng từ 9%-12%); đến hết năm 2015 đã đạt 503.642 tỷ đồng, tăng
83

khá cao so với năm 2014 đạt tỷ lệ 18,7%; năm 2014 so với năm 2013 tăng mạnh
26,9%; năm 2013 lại tăng nhẹ so với năm 2012 là 46.849 tỷ đồng tương đương tăng
12,5%, nguyên nhân là do năm 2013 có sự biến động mạnh về lãi suất huy động, các
NHTM đua tranh nhau về lãi suất dẫn đến hoạt động huy động vốn của Vietcombank
năm 2013 gặp nhiều khó khăn. Sang các năm 2014 - 2015, mặt bằng lãi suất huy
động giảm mạnh (lãi suất huy động giảm từ 3% - 6% so với cuối năm 2013, trở về
mức lãi suất cuối năm 2009) do đó hoạt động huy động vốn của Vietcombank đã
khôi phục trở lại và tăng ở mức trên dưới 20%.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Đơn vị: Tỷ VNĐ

460,808
500,000
450,000 387,103
400,000 323,349
350,000 274,315
300,000 241,191
250,000 Dư nợ tín dụng
200,000
150,000
100,000
50,000
0
2012 2013 2014 2015 2016

Biểu đồ 2.4: Tình hÁình dư nợ tín dụng các năm 2012 – 2016
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2012 – 2016)
Trên cơ sở nguồn vốn huy động ổn định và phát triển liên tục như trên,
Vietcombank đã mở rộng hoạt động tín dụng, dư nợ tín dụng tăng dần theo các
năm. Trong điều kiện tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều diễn biến
phức tạp, do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong và ngoài nước, nên hoạt
động tín dụng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể
cán bộ nhân viên cũng như sự điều hành linh hoạt của Ban lãnh đạo Vietcombank,
trong các năm gần đây hoạt động tín dụng của Vietcombank đã đạt được những kết quả
khả quan. Cụ thể: đến hết năm 2016, tổng dư nợ cho vay (bao gồm ngoại tệ quy đổi)
84

đạt 460.808 tỷ đồng, tăng 73.705 tỷ đồng tương đương tăng 19% so với năm 2015.
Đến cuối năm 2015, Vietcombank đạt tổng dư nợ 387.103 tỷ đồng tăng 19,7% so
với năm 2014, năm 2014 tổng dư nợ cho vay đạt 323.349 tỷ đồng tăng 17,9% so với
năm 2013, năm 2013 dư nợ cho vay đạt 274.315 tỷ đồng tăng thấp hơn ở mức
13,7% so với cuối năm 2012. Sở dĩ, có sự gia tăng đột biến về dư nợ cho vay trong
2014 là vì năm 2013-2014 có sự biến động mạnh về lãi suất huy động và lãi suất
cho vay, các NHTM đua tranh nhau về lãi suất dẫn đến mặt bằng lãi suất cho vay
giảm mạnh theo lãi suất huy động.
2.1.3.3. Thanh toán xuất nhập khẩu
Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng đại
lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia
tăng từ các NHTM khác, Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí số 1 vững chắc trong
năm 2013, thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số 32,5 tỷ USD, tăng 23,5% so với
năm 2012, chiếm 22,9% thị phần cả nước. Đặc biệt, doanh số thanh toán hàng XK đạt
16,83 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm trước, cao hơn nhiều mức tăng kim ngạch XK
chung của cả nước và chiếm tới 25% thị phần XK cả nước. Còn doanh số thanh toán
hàng NK năm 2013 ở mức 15,67 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2012 và chiếm
20,7% thị phần nhập khẩu cả nước.
Bảng 2.2: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu các năm 2012 - 2016
Đơn vị: Tỷ USD
Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu 26,32 32,50 25,62 31 32,15
Doanh số thanh toán hàng XK 14,16 16,83 13,32 16,5 16,74
Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu 12,16 15,67 12,3 14,5 15,41
Thị phần XK cả nước 29,3% 25% 23% 23% 24%
Thị phần NK cả nước 20% 20,7% 17,8% 17% 18,2%
Thị phần XNK cả nước 24,7% 22,9%. 20,4% 20% 21,1%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank 2012 – 2016)
85

Năm 2014 hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước gặp khó khăn và bị sụt
giảm. Trong bối cảnh chung, hoạt động thanh toán của Vietcombank cũng không
tránh khỏi sự tụt giảm. Mặc dù vậy, Vietcombank đã phát huy tốt vai trò đầu mối
thanh toán NK, cân đối ngoại tệ nên doanh số thanh toán XNK qua Vietcombank
năm 2014 vẫn đạt 25,62 tỷ USD, giảm 21,2% so với năm 2013. Thị phần thanh
toán XNK của Vietcombank đạt 20,4%. Doanh số thanh toán XK đạt 13,32tỷ
USD, giảm 21,9% so với cùng kỳ năm 2013. Doanh số thanh toán NK đạt 12,3 tỷ
USD, giảm 21,5% so với năm 2013. Tình hình XNK cả nước trong năm 2014 có
nhiều diễn biến phức tạp do sự biến động mạnh về giá cả của các mặt hàng XNK
chủ yếu như dầu thô, sắt thép, lương thực… cũng như sự thay đổi bất thường
trong cung, cầu hàng hoá của thị trường thế giới do suy thoái kinh tế toàn cầu.
Năm 2015, Vietcombank đã cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại
theo hướng: tập trung xử lý giao dịch tài trợ thương mại cho một số chi nhánh
nhỏ và vừa tại Hội sở chính thay vì xử lý phân tán như trước đây, vì vậy hiệu quả
hoạt động tài trợ thương mại được nâng lên, góp phần làm tăng doanh số thanh
toán XNK qua Vietcombank. Tổng doanh số thanh toán XNK của Vietcombank
trong năm 2015 đạt 31 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm 2014, vượt 12% kế
hoạch đề ra, và duy trì được thị phần 20% kim ngạch XNK của cả nước. Doanh
số thanh toán xuất khẩu năm 2015 qua Vietcombank đạt 16,5 tỷ USD, tăng
23,9% so với năm 2014, chiếm 23% thị phần thanh toán xuất khẩu. Doanh số
thanh toán nhập khẩu đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2014, chiếm thị
phần hơn 17% /tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Sang năm 2016, thị trường
xuất nhập khẩu Việt Nam có vẻ khởi sắc hơn năm 2015, do đó mà doanh số
thanh toán xuất khẩu năm 2016 qua Vietcombank đạt 32,15 tỷ USD, tăng nhẹ
3,7% và chiếm 21,1% tổng kim ngạch XNK của cả nước. Các thị trường giao
dịch chủ yếu qua Vietcombank là Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật
Bản, Hàn quốc, Trung Quốc và Châu Âu.
86

2.1.3.4. Kinh doanh ngoại tệ


Bảng 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ các năm 2012 - 2016
Đơn vị: Tỷ USD
Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Doanh số mua bán ngoại tệ 31,6 49,3 40,7 36,4 37,8
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank 2012 – 2016)
Với khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về các giao dịch
ngoại hối, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng hàng đầu trong kinh doanh ngoại tệ.
Trong năm 2012, Vietcombank tiếp tục phát triển các sản phẩm mới như SWAP lãi
suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm quyền chọn ngoại tệ – VND, hợp đồng lãi suất
kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh lãi suất với các đối tác
nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại hối đã mang lại cho Vietcombank thêm
nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của
khách hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 31,6 tỷ USD. Năm 2013, tỷ giá ngoại tệ
có nhiều biến động lớn. Vietcombank đã linh hoạt thay đổi lãi suất huy động USD
và điều chỉnh tỷ giá mua, áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ của hệ thống
một cách hợp lý để hạn chế rủi ro. Tổng doanh số mua ngoại tệ của Vietcombank
đạt mức cao nhất 49,3 tỷ USD. Năm 2014, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 40,7
tỷ USD, giảm 17,4% so với năm 2013, Vietcombank vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu hệ
thống ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ chính là mua bán và vay
gửi ngoại tệ. Năm 2015 là năm khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ do tình
hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn. Do vậy, tổng doanh số
mua bán ngoại tệ của Vietcombank trong năm 2015 giảm 10,6% so với năm 2014.
Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm đã đóng góp một nguồn thu đáng
kể trong tổng thu nhập của Vietcombank. Năm 2016 tổng doanh số mua bán ngoại
tệ của Vietcombank vẫn đạt 37,8 tỷ USD. Vietcombank đã triển khai nhiều giải
pháp linh hoạt, mở rộng khai thác nguồn ngoại tệ để thực hiện đúng các cam kết
thanh toán cho khách hàng, đảm bảo nhập khẩu đủ xăng dầu và các mặt hàng thiết
yếu cho nền kinh tế.
87

14. 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng
TMCP ngoại thương Việt Nam
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Có thể nói, rủi ro tín dụng là loại rủi ro thường xuyên xảy ra nhất và ảnh
hưởng lớn nhất tới thu nhập của ngân hàng. Nếu quản trị tốt rủi ro tín dụng thì
ngân hàng có thể hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động kiểm soát tốt rủi ro
tín dụng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng giảm được các tổn thất không đáng có xảy
ra và sẽ giúp cho ngân hàng có lợi thế cạnh tranh về tín dụng với ngân hàng
khác. Để đánh giá rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ
quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD trong đó tỷ lệ nợ xấu
được sử dụng chủ yếu:

Bảng 2.4: Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng các năm 2012 -2016
Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng dư nợ cho vay (Tỷ đồng) 241.191 274.315 323.349 387.103 460.80
8
Dư Nợ quá hạn 10.564 9.299 9.571 6.348 4.746
Nợ xấu (Tỷ đồng) 5.796 7.475 7.462 7.137 6.936
Dự phòng RRTD (Tỷ đồng) 5.293 6.450 7.084 8.610 8.753
Tỷ lệ trích lập dự phòng 2,26% 2,19% 1,75% 1,87% 1,83%
RRTD
Tỷ lệ nợ quá hạn 4,38% 3,39% 2,96% 1,64% 1,03%
Tỷ lệ nợ xấu 2,4% 2,73% 2,31% 1,79% 1,46%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2012 – 2016)
Năm 2013 do ảnh hưởng biến động của nền kinh tế đã khiến tổng nợ xấu
và tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NHTM Việt Nam đều tăng trong đó nợ xấu
của Vietcombank đạt 7.475 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu đạt 2,73% cao nhất trong
các năm. Tuy nhiên, đến 2016 tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn của
88

Vietcombank ở mức thấp 1,46% và 1,03% đạt tiêu chuẩn kế hoạch của Đại hội
đồng cổ đông là <3%.

5
4.5
4
3.5 Nợ quá hạn
3
2.5 Nợ xấu
2
1.5 Trích lập
1 DPRRTD
0.5
0
2012 2013 2014 2015 2016

Biểu đồ 2.5. Diễn biến Tỷ lệ nợ quá hạn, Tỷ lệ nợ xấu và


Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD các năm 2012 – 2016
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2012 - 2016)
 Nợ xấu phân theo loại tiền tệ
Tỷ lệ nợ xấu theo loại tiền tệ có sự khác biệt lớn giữa các loại tiền tệ bởi đặc
thù về cho vay của Vietcombank chủ yếu cho vay theo đồng ngoại tệ. Do đó, tỷ lệ
nợ xấu của loại tiền tệ được cho vay chủ yếu thường cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu của
những loại tiền tệ với tỷ lệ cho vay thấp, cụ thể:
Bảng 2.5: Tỷ nợ nợ xấu phân theo loại tiền tệ
Loại 2012 2013 2014 2015 2016
tiền tệ Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Ngoại tệ 3.103 53,6 3.590 48 3.588 48,1 3.417 47,9 3.314 47,8
VNĐ 1.735 29,9 2.779 37,2 2.587 34,7 2.563 35,9 2.431 35
Vàng 958 16,5 1.106 14,8 1.287 17,2 1.157 16,2 1.191 17,2
Tổng 5.796 100 7.475 100 7.462 100 7.137 100 6.936 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank 2012 – 2016)
89

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu phân theo loại tiền tệ thì tỷ lệ nợ xấu
theo đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn nhất, tính tới năm 2016 là 3.314 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ 47,8% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Bởi hiện nay, các hoạt
động cho vay của Vietcombank chủ yếu được vay bằng đồng ngọai tệ và việc cho
vay bằng vàng và nội tệ là không nhiều.
 Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế
Giữa các thành phần kinh tế khác nhau, rủi ro tín dụng cũng có sự khác biệt:
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu phân theo thành phần kinh tế
Loại thành 2012 2013 2014 2015 2016
phần KT Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Cá nhân 1.161 20,1 1.396 18,7 1.275 17,1 1.074 15,1 1.040 15

DN, tổ chức 4.635 79,9 6.079 81,3 6.187 82,9 6.063 84,9 5.896 85

Tổng 5.796 100 7.475 100 7.462 100 7.137 100 6.936 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank 2012 – 2016)


Qua bảng phân tích trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu đối với các doanh nghiệp, tổ
chức tại Vietcombank luôn chiếm tỷ trọng lớn với tỷ lệ xấp xỉ 80%. Qua đó cho
thấy, mức độ rủi ro trong cho vay của các doanh nghiệp, tổ chức là khá lớn.
2.2.2. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam
Hiện nay, dựa trên thông tin trực tuyến, Vietcombank xây dựng mô hình
quản lý rủi ro tín dụng tập trung, kết nối trực tuyến từ chi nhánh đến Hội sở
chính. Đây là mô hình quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân
hàng. Hội đồng quản trị và Uỷ ban quản lý rủi ro sẽ là bộ phận ban hành các
chính sách tín dụng và quản lý rủi ro. Hội đồng quản trị điều hành những việc
chủ chốt, còn Ban điều hành thừa hành sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Bên
cạnh đó mỗi cấp quản lý có chức năng riêng trong công tác quản lý rủi ro. Tại
Hội sở chính: hoạt động quản lý rủi ro của Vietcombank sẽ tập trung vào Uỷ
90

Ban quản lý rủi ro, Hội đồng xử lý rủi ro và các phòng ban của Hội sở chính.
Các phòng ban có nhiệm vụ QLRR tại Hội sở chính chịu trách nhiệm tham mưu
choTổng giám đốc trong việc điều hành các hoạt động liên quan đến QLRR,
bao gồm soạn thảo các văn bản hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ và các chính
sách chỉ đạo cụ thể phù hợp với các tình huống thị trường, giám sát và đánh giá
hoạt động QLRR nói chung trong ngân hàng và nói riêng đối với từng chi
nhánh, đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình (Mô hình tổ chức quản trị
RRTD: xem Sơ đồ 2.2).

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Ủy ban quản Hội đồng


TỔNG GIÁM ĐỐC xử lý rủi ro
lý rủi ro

P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ


QHKH RRTD tác nghiệp

Các phòng
nghiệp vụ tại
Hội sở chính

Phòng chính Phòng khách Phòng quản Phòng đầu


sách TD hàng DN lý RRTD tư dự án

Giám đốc và
Phó giám đốc
các chi nhánh

Phòng chính Phòng Phòng khách Phòng khách Phòng khách


sách TD tín dụng hàng DN hàng SME hàng cá nhân
91

Hình 2.2: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank
(Nguồn: Báo cáo chuyên đề của Vietcombank năm 2016)
2.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam
Thực trạng việc tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank được
xem xét, đánh giá trên tất cả các khâu: Nhận biết rủi ro tín dụng; Đo lường rủi ro tín
dụng; Ứng phó rủi ro tín dụng và Kiểm soát rủi ro tín dụng.
2.2.3.1. Nhận biết rủi ro tín dụng
Để nhận biết rủi ro tín dụng, Vietcombank đã thiết lập các Phòng/Ban và các
bộ phận liên quan nhằm tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin nhằm sớm phát hiện ra
các dấu hiệu cho thấy phát sinh rủi ro tín dụng. Dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể phát
sinh từ chính Ngân hàng và cũng có thể phát sinh từ khách hàng trong quá trình xét
duyệt các khoản vay. Đối với các dấu hiệu rủi ro phát sinh từ ngân hàng, Bộ phận
quản lý rủi ro tín dụng có trách nhiệm thường xuyên rà soát, đánh giá chủ yếu dựa
trên các chính sách của ngân hàng (tăng trưởng tín dụng, lĩnh vực tín dụng, điều kiện
cho vay, đối tượng khách hàng, dự phòng tín dụng…), năng lực cán bộ tín dụng hay
năng lực quản trị điều hành. Đối với nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng, ngân hàng
cần nhận biết sớm rủi ro tín dụng ngay trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.
Quá trình nhận biết rủi ro tín dụng được mô tả qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Cán bộ quan hệ khách hàng sau khi hướng dẫn và tư vấn cho khách
hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ xin cấp tín
dụng đó. Mẫu hồ sơ xin cấp tín dụng đã được ngân hàng lập sẵn, trong đó yêu cầu
khách hàng cung cấp các thông tin chi tiết phục vụ cho việc thẩm định tín dụng
sau này. Các thông tin và tài liệu cung cấp như thông tin cơ bản về khách hàng, tình
hình tài chính hiện tại, mục đích vay, hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc
92

và kế hoạch trả nợ sẽ được cán bộ tín dụng của Vietcombank sử dụng nhiều kênh
khác nhau để kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp và hợp lệ.
Tiếp theo, cán bộ tín dụng của Vietcombank tiếp tục tiến hành thẩm định
khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai có liên quan đến khoản tín dụng
mà khách hàng đang xin vay. Vietcombank đã đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn thẩm
định tín dụng để phân tích, thẩm định về dự án vay vốn nhằm xác định nhu cầu vốn
thực sự, tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá tài
sản đảm bảo và những rủi ro có thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ xin cấp tín dụng một
cách hiệu quả. Căn cứ trên kết quả của việc xếp hạng tín dụng khách hàng
cùng toàn bộ hồ sơ xin cấp tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng (thông thường là cấp lãnh đạo phòng
khách hàng hoặc phòng giao dịch).
Sau khi nhận được tờ trình thẩm định do cán bộ quan hệ khách hàng trình,
lãnh đạo phòng khách hàng hoặc phòng giao dịch trực tiếp làm việc với khách hàng
sẽ kiểm tra, rà soát thông tin trên tờ trình thẩm định một lần nữa. Để có thể tái
thẩm định được hồ sơ, cấp lãnh đạo phòng trực tiếp sẽ rà soát lại sự đầy đủ hợp lệ
và hợp pháp của tất cả các thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vay vốn. Ngoài ra, các
thông tin khác phục vụ việc nhận định kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng
khách hàng do cán bộ tín dụng thực hiện cũng được các cấp lãnh đạo xem xét lại để
đảm bảo không xảy ra sơ suất. Đồng thời, cấp lãnh đạo phòng trực tiếp đó sẽ căn
cứ vào hồ sơ xin cấp tín dụng để đề xuất giới hạn tín dụng có thể cấp cho khách
hàng đã được cán bộ trình là đủ điều kiện vay vốn. Giới hạn tín dụng có thể cấp
cho khách hàng sẽ căn cứ vào ba nhân tố chủ yếu là thẩm quyền của phòng, kết
quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, và nhu cầu vay vốn đã nêu trong
hồ sơ xin cấp tín dụng. Sau khi cán bộ tín dụng đã thực hiện đủ các công việc cần
thiết, cấp lãnh đạo trực tiếp sẽ đưa ra kết luận về việc cấp giới hạn tín dụng đối với
khách hàng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giai đoạn 2: Thẩm định RRTD độc lập
93

Tuy nhiên, kết luận của cấp lãnh đạo trực tiếp phải được chuyển Phòng quản
lý rủi ro để thẩm định RRTD độc lập theo quy định của ngân hàng. Công việc
này sẽ được cán bộ tín dụng đã giao dịch trực tiếp với khách hàng thực hiện dưới
sự giám sát của lãnh đạo trực tiếp nhân viên đó. Cán bộ tín dụng sẽ phải cung
cấp đầy đủ hồ sơ về khách hàng và bổ sung thông tin cần thiết theo yêu cầu của
phòng quản lý rủi ro phục vụ cho mục đích thẩm định độc lập một lần nữa.Trong
quá trình thẩm định bởi Phòng quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng phải phối
hợp với Phòng quản lý rủi ro tín dụng trong việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng
để thu thập thêm thông tin, nắm bắt tình hình thực tế nếu cần thiết. Kết quả chấm
điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cũng được bộ phận này rà soát lại.
Ngoài thẩm định cụ thể từng hồ sơ xin cấp tín dụng, phòng quản lý rủi ro tín
dụng của Vietcombank còn xem xét đến các giới hạn quản lý rủi ro như các tỷ lệ
bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các tỷ lệ về cơ cấu tín
dụng theo loại bảo đảm, kỳ hạn… theo quy định của Vietcombank. Kết quả cuối
cùng là Báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng trong đó nêu rõ những rủi ro mà
Vietcombank có thể gặp phải khi phê duyệt khoản vay này kèm theo đề xuất biện
pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro. Trong trường hợp giới hạn tín dụng quá lớn, cần
phải qua sự thẩm định và xét duyệt của Hội đồng tín dụng thì cán bộ tín dụng cũng
phải phối hợp cùng Phòng quản lý rủi ro tín dụng thực hiện báo cáo kết quả thẩm
định trước hội đồng tín dụng cơ sở.
Giai đoạn 3: Quản lý và giải ngân tín dụng
Căn cứ trên tờ trình thẩm định của cán bộ tín dụng, đề xuất giới hạn tín dụng
của cấp lãnh đạo phòng khách hàng hoặc phòng giao dịch và báo cáo kết quả thẩm
định độc lập của Phòng quản lý rủi ro tín dụng, quyết định phê duyệt hoặc từ chối
hồ sơ xin cấp tín dụng cùng với giới hạn tín dụng (trong trường hợp chấp nhận) sẽ
chính thức đưa ra.
Quá trình giải ngân được bắt đầu khi Vietcombank và khách hàng ký kết hợp
đồng cho vay. Nguyên tắc cơ bản của Vietcombank trong giải ngân là không bao
giờ được giải ngân trước khi hợp đồng cho vay được ký kết và các điều kiện cần
94

phải khác như về tài sản đảm bảo được đáp ứng. Việc giải ngân bắt buộc phải có sự
phê duyệt của các cấp thẩm quyền, ít nhất là cấp lãnh đạo phòng trở lên. Đối với
một số hợp đồng tín dụng, do thời gian dài hoặc do giá trị khoản vay quá lớn
hoặc do thỏa thuận giữa hai bên mà khoản tín dụng đã được phê duyệt có thể
không được giải ngân một lần mà được giải ngân thành nhiều lần khác nhau. Trong
trường hợp đó, nguyên tắc quản lý rủi ro là cần phải theo dõi chặt chẽ giữa các
lần giải ngân để nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thường. Những dấu hiệu bất
thường này có thể là việc khách hàng rút ra một lượng tiền lớn bất thường hoặc rút
tiền liên tục, các khoản nợ khác ngoài khoản tín dụng đang được giải ngân có dấu
hiệu khó đòi, những khó khăn về nhân sự hoặc biến động lớn theo hướng bất lợi
của ngành kinh doanh mà khách hàng đang hoạt động.
2.2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Hiện tại, Vietcombank đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối
với các khách hàng trong khâu đo lường rủi ro tín dụng. Vietcombank đã xây dựng
và triển khai ứng dụng xếp hạng tín dụng khách hàng từ năm 2003 theo hướng dẫn
của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính thuộc Ngân hàng Thế giới
(WorldBank), đến nay, hệ thống xếp hạng nội bộ này đã được chỉnh sửa nhiều lần
nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi và các hiệp ước quốc tế
mà Việt Nam cam kết. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank bao
gồm 03 nhóm đối tượng xếp hạng: Doanh nghiệp, tổ chức tài chính và cá nhân. Nội
dung và quy trình xếp hạng cho từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:
Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp:
Mô hình chấm điểm gồm hai phần là chấm điểm định lượng theo các chỉ số
tính toán trực tiếp từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, và chấm điểm định tính trên
cơ sở đánh giá của ngân hàng về các mặt của doanh nghiệp. Thông tin dùng để chấm
điểm doanh nghiệp là báo cáo tài chính năm gần nhất, thông tin phi tài chính cập nhật
đến thời điểm chấm. Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ
tiêu có trọng số khác nhau. Căn cứ tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu
95

với trọng số để xếp loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (Rủi ro
thấp nhất) đến D (Rủi ro cao nhất).
 Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh
của Vietcombank
Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được thực hiện theo công
văn số 1348/NHNT-QLTD ngày 22/12/2003 về việc ban hành hệ thống xếp hạng
tín dụng doanh nghiệp và công văn số 279/NHNT.CSTD ngày 09/3/2007 về việc
chỉnh sửa hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Trình tự các bước thực hiện
chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp doanh tại chi nhánh bao gồm:
Bước 1: Phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí về quy mô, hình thức sở
hữu, ngành nghề kinh doanh chính.
Dựa theo hình thức sở hữu, các doanh nghiệp được phân loại theo ba nhóm:
Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khác.
Trong đó, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài là doanh nghiệp một trăm phần trăm vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Doanh
nghiệp khác là những doanh nghiệp không thuộc hai hình thức sở hữu trên.
Sau khi phân loại theo hình thức sở hữu sẽ tiến hành xác định ngành nghề
của doanh nghiệp dựa trên cơ sở đối chiếu ngành kinh doanh chính của doanh
nghiệp có tỷ trọng lớn nhất hoặc chiếm từ 40% doanh thu trở lên so với bảng phân
ngành được trình bày trong Bảng 1 của Phụ lục 1 theo bốn nhóm ngành nông - lâm
- thủy sản, thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp và xây dựng. Các doanh
nghiệp còn được xác định quy mô theo ba nhóm là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp
vừa và doanh nghiệp nhỏ bằng cách cho điểm ở các chỉ tiêu vốn, lao động, doanh
thu thuần, tổng tài sản như trình bày trong Bảng 2 của Phụ lục 1.
Bước 2: Trên cơ sở ngành nghề và quy mô, sử dụng các Bảng 3, 4, 5, 6 của
Phụ lục 1 tương ứng với ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp để chấm
điểm tài chính. Cách tính các chỉ tiêu tài chính được trình bày trong Bảng 2.7. Các
96

chỉ tiêu tài chính được đánh giá dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều
chỉnh các hệ số thống kê ngành cho phù hợp với thông tin tín dụng của
Vietcombank, mỗi chỉ tiêu đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là năm
mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (Điểm ban đầu). Điểm theo trọng số là tích số giữa
điểm ban đầu và trọng số tương ứng. Nguyên tắc cho điểm từng chỉ tiêu là chỉ số
thực tế gần với trị số nào nhất thì cho điểm theo trị số đó; nếu chỉ số thực tế nằm
giữa hai trị số thì lấy loại thấp hơn (Thang điểm thấp hơn).
Bảng 2.7: Hướng dẫn tính toán một số chỉ tiêu phân tích tài chính
trong chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank
STT Chỉ tiêu Đơn vị Công thức tính
I Chỉ tiêu thanh khoản
1 Khả năng thanh khoản Lần Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn
(Tài sản lưu động - Hàng tồn kho)/Nợ
2 Khả năng thanh toán nhanh Lần
ngắn hạn
II Chỉ tiêu hoạt động
Giá vốn hàng bán/Giá trị hàng tồn kho
3 Vòng quay hàng tồn kho Lần
bình quân
360 x Giá trị các khoản phải thu bình
4 Kỳ thu tiền bình quân Ngày
quân/Doanh thu thuần
5 Doanh thu/ Tổng tài sản Lần Doanh thu thuần/Tổng tài sản có
III Chỉ tiêu cân nợ
6 Nợ phải trả/Tổng tài sản % Nợ phải trả/tổng tài sản
7 Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu % Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu
IV Chỉ tiêu thu nhập

Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu % Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu
8
Tổng thu nhậptrước thuế/tổng tài sản
9 Tổng thu nhập trước thuế/tổng tài sản %
bình quân
Tổng thu nhập trước thuế/nguồn Tổng thu nhập trước thuế/nguồn vốn
10
vốn chủ sở hữu % chủ sở hữu bình quân
V Dòng tiền
97

Lợi nhuận thuần hoạt động kinh


11 Hệ số khả năng trả lãi Lần
doanh/lãi vay đã trả
(Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
12 Hệ số khả năng trả nợ gốc Lần doanh + Khấu hao)/(Lãi vay đã trả +
Nợ dài hạn đến hạn trả)
Tiền và các khoản tương đương Tiền và các khoản tương đương
13 %
tiền/Vốn chủ sở hữu tiền/Vốn chủ sở hữu
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank
Bước 3: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm năm nhóm với hai
mươi lăm chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là
năm mức điểm 4, 8, 12, 16, 20 (Điểm ban đầu) như trình bày trong các Bảng 7, 8, 9,
10 và 11 của Phụ lục 1. Tổng điểm phi tài chính được tổng hợp theo Bảng 2.8.
Bảng 2.8: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp của Vietcombank
DNNN Doanh nghiệp khác ĐTNN
Các yếu tố phi tài chính
Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng
1 Lưu chuyển tiền tệ 25% 24% 30%
2 Trình độ quản lý 27% 30% 27%
3 Quan hệ tín dụng 20% 20% 18%
4 Các yếu tố bên ngoài 13% 13% 15%
5 Các đặc điểm hoạt động khác 15% 13% 10%
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank
Bước 4: Xác định tổng điểm cuối cùng để xếp hạng doanh nghiệp. Trong chấm
điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, mô hình chấm điểm còn xác định mức độ tin cậy
của số liệu theo tiêu chí có hay không có kiểm toán báo cáo tài chính. Những doanh nghiệp
nếu có báo cáo tài chính đã kiểm toán thì sẽ được cộng thêm 6 điểm vào tổng điểm các chỉ
tiêu tài chính và phi tài chính đã nhân trọng số. Tổng điểm cuối cùng được nhân với trọng
số theo trình bày như trong Bảng 2.9.
98

Bảng 2.9: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính
chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank
DNNN Doanh nghiệp khác ĐTNN
Chỉ tiêu
Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng
1 Chấm điểm tài chính 50% 40% 60%
2 Chấm điểm phi tài chính 50% 60% 40%
Điểm thưởng báo cáo tài chính
3 + 6 điểm + 6 điểm + 6 điểm
được kiểm toán.
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank
Căn cứ tổng điểm đạt được cuối cùng đã nhân với trọng số, các doanh nghiệp
được xếp hạng tín dụng theo mười loại tương ứng mức độ rủi ro tăng dần từ AAA
(Có mức độ rủi ro thấp nhất) đến D (Có mức độ rủi ro cao nhất) như trình bày trong
Bảng 2.10
Bảng 2.10: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Vietcombank

Điểm Xếp loại Đánh giá xếp hạng doanh nghiệp

Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả,
triển vọng phát triển, thiện chí tốt. Rủi ro thấp nhất. Ưu tiên
đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất,
> 92,3 AAA
có thể áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo. Tăng
cường mối quan hệ với khách hàng.

Hoạt động hiệu quả, triển vọng tốt, thiện chí tốt. Rủi ro

84,8 - 92,3 AA thấp. Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu
đãi về lãi suất, có thể áp dụng cho vay không có tài sản đảm
bảo. Tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, khả

77,2 - 84,7 A năng trả nợ đảm bảo, có thiện chí. Rủi ro thấp.

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng. Không yêu cầu cao về
99

Điểm Xếp loại Đánh giá xếp hạng doanh nghiệp

biện pháp đảm bảo tiền vay.

Hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát triển. Có một số hạn
chế về tài chính và quản lý. Rủi ro trung bình. Có thể mở rộng
tín dụng. Hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi. Đánh giá kỹ
69,6 - 77,1 BBB
về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn.

Hoạt động hiệu quả thấp. Tiềm lực tài chính và năng lực

62,0 - 69,5 BB quản lý trung bình. Rủi ro trung bình. Có thể gặp khó khăn
khi các điều kiện kinh tế bất lợi kéo dài.

Hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tập trung tín dụng ngắn hạn
và yêu cầu tài sản đảm bảo đầy đủ.

54,4 - 61,9 B Hiệu quả không cao và dễ bị biến động. Rủi ro. Tập trung
thu hồi nợ vay.

Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính không đảm

46,8 - 54,3 CCC bảo, trình độ quản lý kém. Rủi ro. Có nguy cơ mất vốn.
Hạn chế cấp tín dụng. Giãn nợ và gia hạn nợ chỉ thực hiện
nếu có phương án khắc phục khả thi.

39,2 - 46,7 CC Hoạt động hiệu quả thấp, tài chính không đảm bảo, trình
độ quản lý kém. Rủi ro cao.

Bị thua lỗ và ít có khả năng hồi phục, tình hình tài chính


kém, khả năng trả nợ không đảm bảo. Rủi ro rất cao. Có
nhiều khả năng không thu hồi được nợ vay.
31,6 - 39,1 C
Tập trung thu hồi nợ, kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo. Xem
xét đưa ra tòa kinh tế.

Thua lỗ nhiều năm, tài chính không lành mạnh, quản lý yếu
kém. Đặc biệt rất rủi ro. Có nhiều khả năng không thu hồi
100

Điểm Xếp loại Đánh giá xếp hạng doanh nghiệp

<31,6 D được nợ vay.

Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, xử lý sớm tài sản

đảm bảo. Xem xét đưa ra tòa kinh tế.

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank


Bước 5: Đối chiếu kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng với thực trạng của
doanh nghiệp để thực hiện điều chỉnh kết quả xếp hạng theo nguyên tắc :
a) Chỉ có thể hạ bậc, không được tăng bậc.
b) Đối với những khách hàng có bất kỳ một khoản nợ trong hệ thống các tổ
chức tín dụng tại thời điểm chấm điểm bị quá hạn trên 90 ngày thì bắt buộc phải hạ
tối thiểu 1 bậc nhưng phải đảm bảo khách hàng chỉ thuộc 1 trong 3 nhóm cuối (Từ
CC trở xuống D).
c) Đối với những trường hợp cán bộ đánh giá kết quả xếp hạng chưa phù hợp
với năng lực/mức độ rủi ro thực tế của doanh nghiệp (Khả năng tài chính của khách
hàng yếu kém, kinh doanh thua lỗ, hệ thống quản lý kém, ngành nghề kinh doanh
chính ðang gặp nhiều khó khãn, gia hạn nợ nhiều lần và khả năng trả nợ thấp)
nhưng không thuộc loại có nợ quá hạn trên 90 ngày thì có thể hạ tối thiểu 1 bậc,
nhưng phải nêu rõ lý do hạ bậc.
 Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm
thông tin tín dụng (VCI) của Vietcombank
Trung tâm thông tin tín dụng Vietcombank (VCI) thực hiện xếp hạng tín
dụng đối với những doanh nghiệp do chi nhánh hỏi tin. Việc chấm điểm xếp hạng
doanh nghiệp được căn cứ vào số điểm của ba phần bao gồm: Các chỉ tiêu tài
chính như trình bày trong Bảng 2.11, các chỉ tiêu vay nợ và phi phí trả lãi (Bao
gồm: Khả năng thanh toán lãi vay; Dư nợ vay ngân hàng/Vốn chủ sở hữu; Tình
hình nợ không đủ tiêu chuẩn), và các chỉ tiêu thông tin phi tài chính (Bao gồm:
101

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp; Số năm kinh nghiệm của giám đốc; Trình độ
của giám đốc).
Trong chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, VCI sử dụng thu nhập sau thuế
thay cho thu nhập trước thuế ở nhóm các chỉ tiêu lợi tức. Tổng điểm các chỉ tiêu tài
chính là 135 điểm như khung hướng dẫn của NHNN. Nhằm khắc phục tính chủ
quan của số liệu quá khứ khi phân tích các chỉ tiêu tài chính riêng biệt, VCI có thêm
vào hai nhóm chỉ tiêu có trọng số ngang bằng trong tổng điểm bao gồm: Nhóm chỉ
tiêu thông tin phi tài chính, và nhóm chỉ tiêu trung gian phản ảnh tình hình vay nợ
và chi phí trả lãi. Trong mô hình chấm điểm các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp của VCI thì điểm số các chỉ tiêu được tính theo năm mức thấp nhất từ 0 đến
cao nhất là 5 (Trừ chỉ tiêu về tình hình xếp loại nợ vay thấp nhất từ -15 đến cao nhất
là 5). Tổng điểm tối đa đã nhân trọng số của các nhóm chỉ tiêu thông tin phi tài
chính và nhóm chỉ tiêu trung gian phi tài chính là 18 điểm.
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu tài chính chấm điểm xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp của Vietcombank tại VCI
Thang điểm xếp loại
Các chỉ tiêu
A B C D Sau D
A. Chỉ tiêu thanh khoản
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 5 4 3 2 1
2. Khả năng thanh toán nhanh 5 4 3 2 1
B. Chỉ tiêu hoạt động
3. Luân chuyển hàng tồn kho 5 4 3 2 1
4. Kỳ thu tiền bình quân 5 4 3 2 1
5. Doanh thu/Tổng tài sản 5 4 3 2 1
C. Chỉ tiêu cân nợ
6. Nợ phải trả/Tổng tài sản 5 4 3 2 1
7. Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 5 4 3 2 1
102

8. Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng 5 4 3 2 1


D. Chỉ tiêu thu nhập
9. Thu nhập sau thuế /Doanh thu 5 4 3 2 1
10. Thu nhập sau thuế/Tổng tài sản 5 4 3 2 1
11. Thu nhập sau thuế/Vốn chủ sở hữu 5 4 3 2 1
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu tiếp cận của Vietcombank
Tổng điểm cuối cùng doanh nghiệp đạt được tối thiểu từ 0 điểm đến tối đa
153 điểm, có thể được quy đổi theo quy tắc tỷ lệ tương ứng với mười loại mức độ rủi
ro tăng dần từ AAA (Có mức độ rủi ro thấp nhất) đến D (Có mức độ rủi ro cao nhất) .
Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân
Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân được thực hiện theo hai nhóm chỉ
tiêu về nhân thân và quan hệ với ngân hàng như trình bày trong Bảng 2.12. Những
khách hàng có tổng điểm <0 ở các chỉ tiêu chấm điểm về nhân thân sẽ bị loại và chấm
dứt quá trình xếp hạng. Căn cứ tổng số điểm đạt được của khách hàng cá nhân để quy
đổi theo mười mức ký hiệu xếp hạng tương ứng như trình bày trong Bảng 2.13
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
đối với khách hàng cá nhân của Vietcombank
Phần I : Chỉ tiêu chấm điểm thông tin cá nhân
1 Tuổi 18 - 25 tuổi 25 - 40 tuổi 40 - 60 tuổi > 60 tuổi
5 15 20 10
2 Trình độ học vấn Trên đại học Đại học/Cao đẳng Trung học Dưới trung học
20 15 5 -5
3 Nghề nghiệp Chuyên môn Thư ký Kinh doanh Nghỉ hưu
25 15 5 0
4 Thời gian công tác <6 tháng 6 tháng -1 năm 1-5 năm >5 năm
5 10 15 20
5 Thời gian làm <6 tháng 6 tháng -1 năm 1-5 năm >5 năm
103

công việc hiện tại 5 10 15 20


6 Tình trạng cư trú Chủ/Tự mua Thuê Với gia đình Khác
30 12 5 0
7 Cơ cấu gia đình Hạt nhân Sống với cha mẹ Sống với 1 gia Sống với >1
đình khác gia đình khác
20 5 0 -5
8 Số người ăn theo Độc thân <3 người 3 – 5 người > 5 người
0 10 5 -5
9 Thu nhập cá >120 triệu 36 – 120 triệu 12 – 36 triệu <12 triệu
nhân/năm 40 30 15 -5
10 Thu nhập gia >240 triệu 72 - 240 triệu 24 – 72 triệu <24 triệu
đình/năm 40 30 15 -5
Phần II : Các chỉ tiêu chấm điểm quan hệ với ngân hàng
1 Tình hình trả nợ Chưa giao Chưa bao giờ quá Quá hạn <30 Quá hạn >30
với Ngân hàng dịch hạn ngân hàng ngày ngày
0 40 0 -5
2 Tình hình chậm Chưa giao Chưa bao giờ Chưa bị chậm Có lần chậm
trả lãi dịch chậm trả lãi trả lãi 2 năm trả lãi 2 năm
gần đây gần đây
0 40 0 -5
3 Tổng nợ hiện tại <100 triệu 100 – 500 triệu 500 triệu – 1 tỷ > 1 tỷ
25 10 5 -5
4 Các dịch vụ sử Chỉ gửi tiết Chỉ sử dụng thẻ Tiết kiệm và Không
dụng kiệm Thẻ
15 5 25 -5
5 Số dư tiền gửi tiết >500 triệu 100 – 500 triệu 20 – 100 triệu <20 triệu
kiệm năm trước 40 25 10 0
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank
Bảng 2.13: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng nội bộ cá nhân Vietcombank
104

Điểm Xếp loại Mức độ rủi ro


>= 400 điểm A+ Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa
351 - 400 A Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa
301 - 350 A- Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa
251 - 300 B+ Thấp Cấp tín dụng theo phương án đảm bảo tiền vay
201 - 250 B Trung bình Có thể cấp tín dụng với việc xem xét hiệu
quả phương án vay vốn và đảm bảo tiền vay
151 - 200 B- Trung bình Tập trung thu hồi nợ
101 - 150 C+ Trung bình Từ chối cấp tín dụng
51 - 100 C Cao Từ chối cấp tín dụng
1 - 50 C- Cao Từ chối cấp tín dụng
<0 D Cao Từ chối cấp tín dụng
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank
Như vậy, hiện nay đo lường rủi ro tín dụng của Vietcombank vẫn đang triển
khai theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ mà bản chất của phương pháp này đó
là phương pháp chuyên gia, dựa vào số liệu quá khứ kết hợp với kinh nghiệm của ngân
hàng. Phương pháp này hầu như không sử dụng phương pháp định lượng cho nên
không đảm bảo tính khách quan và minh bạch. Vì vậy, hiện nay Vietcombank còn đo
lường rủi ro tín dụng theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể:
 Trước ngày 1 tháng 6 năm 2014
Vietcombank đo lường rủi ro tín dụng theo Điều 6 và Điều 7 của Quyết định
số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 22/4/2005 và
Quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN ngày 25/4/2007 (sửa đổi bổ sung một số điều
của QĐ 493) về phân loại nợ. Hoạt động này được thể hiện bằng năm chu trình
nghiệp vụ nối tiếp nhau: Phân loại nợ - Trích lập dự phòng - Xử lý rủi ro - Thu hồi
nợ sau xử lý rủi ro - Xuất toán. Trong năm nghiệp vụ này, nghiệp vụ phân loại nợ
được quan tâm hàng đầu và được triển khai theo 2 góc độ định lượng theo Điều 6
của QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và định tính theo điều 7 của QĐ 493/2005/QĐ-
NHNN. Cả hai loại phân loại này đều tuân thủ nguyên tắc tất cả dư nợ của khách
105

hàng phải theo cùng một nhóm nợ. Sự khác nhau của hai cách phân loại này ở chỗ:
phân loại theo định lượng chủ yếu thực hiện theo số ngày quá hạn và số lần cơ cấu
lại thời hạn trả nợ của khoản vay, còn phân loại theo định tính được thực hiện theo
hạng của khách hàng tính theo mô hình tính điểm do ngân hàng xác lập.
Bảng 2.14: Phân loại nợ theo điều 6 - QĐ 493/2005/QĐ-NHNN
Số ngày quá hạn
Tiêu chí Số lần điều chỉnh/cơ cấu thời hạn trả nợ
định lượng Nợ khoanh/chờ xử lý/giảm miễn lãi
Suy giảm khả năng trả nợ

Từ năm 2008, ngân hàng đã đăng ký và được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà
nước theo Công văn số 8738/NHNN-CNH ngày 25 tháng 9 năm 2008 cho phép Ngân
hàng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại các khoản cho vay khách
hàng theo Điều 7 của Quyết định 493. Theo hệ thống này, các khoản vay của Ngân
hàng được đánh giá và phân loại theo cả hai yếu tố là định tính và định lượng, trong đó
yếu tố định tính chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Bảng 2.15: Phân loại nợ theo điều 7 - QĐ 493/2005/QĐ-NHNN
TT Xếp hạng Nhóm nợ Mô tả
1 AAA
2 AA Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn
3 A
4 BBB Nhóm 2 Nợ cần chú ý
5 BB
6 B Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn
7 CCC
8 CC Nhóm 4 Nợ nghi ngờ
9 C
10 D Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank
106

 Từ ngày 1 tháng 6 năm 2014


Vietcombank áp dụng Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01
năm 2013 của NHNN Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt
động của tổ chức tín dụng và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm
2014 của NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-
NHNN. Theo đó, tại điều 10, khoản 3a của Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định
về điều kiện các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ
như đã được phân loại trước khi cơ cấu lại nợ.
2.2.3.3. Ứng phó rủi ro tín dụng
Ứng phó rủi ro tín dụng bao gồm việc quản lý khoản vay, xây dựng các giới
hạn rủi ro, xây dựng mức ủy quyền với chi nhánh, phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro, xử lý nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề.

 Quản lý khoản vay

Khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả được nợ, tình hình tài
chính xấu, nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra. Lúc đó, Vietcombank sẽ đưa ra các biện pháp
ứng phó để hạn chế rủi ro. Vietcombank có chính sách thường xuyên đánh giá lại
tình trạng khoản vay, việc sử dụng vốn vay, phân tích đảm bảo nợ vay, tình hình tài
chính của khách hàng, ít nhất mỗi năm một lần. Riêng với những món vay lớn hoặc
khi có dấu hiệu bất thường xuất hiện thì việc đánh giá lại được thực hiện thường
xuyên hơn (ít nhất mỗi lần một quý).Việc đánh giá được thực hiện bởi bộ phận khách
hàng và bộ phận quản lý RRTD thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau như từ Báo
cáo tài chính của khách hàng, Báo cáo tình hình sử dụng vốn vay theo cam kết, đánh
giá cả các TCTD khác có quan hệ với khách hàng… Nếu có sự yêu cầu bên vay thay
đổi cơ bản giữa những dự tính đưa ra trong hồ sơ xin cấp tín dụng và kết quả thực
hiện của bên vay, đặc biệt là những thay đổi liên quan đến dòng tiền dự tính sử dụng
để trả nợ ngân hàng đều yêu cầu khách hàng giải trình chi tiết. Kết quả đánh giá sẽ là
cơ sở quan trọng để ngân hàng thực hiện những hành động cần thiết nhằm giảm thiểu
107

RRTD liên quan đến khoản vay như điều chỉnh giới hạn tín dụng, thay đổi điều
khoản hợp đồng cho vay, chấm dứt hợp đồng cho vay.

 Xây dựng các giới hạn rủi ro

Một số giới hạn rủi ro trong tín dụng chỉ đạo toàn hệ thống đã được
Vietcombank xây dựng và chỉ đạo trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, được tiến
hành kiểm điểm hàng quý qua các cuộc họp giao ban cụm, như: Tỷ lệ cho vay
không có tài sản bảo đảm; Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ
xấu so với tổng dư nợ và khống chế cả về số tuyệt đối; Tỷ lệ cho vay đối với nhóm
khách hàng là doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh giảm dần. Bên cạnh đó, trên
giác độ quản lý tổng thể, Hội đồng quản trị đã phê duyệt giới hạn cho vay đối với
một số ngành, lĩnh vực quan trọng như điện, xi măng, bất động sản và tuân thủ
chỉ đạo của NHNN kiểm soát dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.
Các giới hạn rủi ro trong cho vay và đầu tư được luật các TCTD qui
định như cho vay không quá 15% vốn tự có vào một khách hàng; hay giới hạn về
liên doanh góp vốn; giới hạn về mua sắm tài sản cố định, ngân hàng đã tính
toán và tuân thủ trong toàn hệ thống. Hàng quý, Hội sở chính và các chi nhánh
nhận được thông báo sự thay đổi của vốn tự có coi như tự có để căn cứ tính toán
giới hạn cho vay một khách hàng hay trình xin chủ trương cho góp vốn liên doanh.
Phần lớn những giới hạn rủi ro này được quản lý tính toán tuân thủ tại Trụ sở
chính của ngân hàng, vì vậy đây là những thuận lợi trong trong chỉ đạo tập trung
việc chấp hành những giới hạn rủi ro này.
Căn cứ chỉ đạo của Hội sở chính, các chi nhánh ngân hàng cũng đề ra các
giới hạn rủi ro tín dụng cho riêng chi nhánh mình như: tỷ trọng cấp tín dụng có bảo
đảm và không có bảo đảm; giữa nội tệ và ngoại tệ; giữa ngắn hạn và trung dài hạn;
giữa cấp tín dụng cho nền kinh tế với cấp tín dụng qua các trung gian tài chính khác;
mức tín dụng tối đa cho một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan…
Luôn kiểm soát để tránh rủi ro cho vay tập trung vào một khách hàng và vào một số
ngành nghề nhất định. Do đó, chất lượng nợ của Vietcombank khá tốt trong thời gian
qua và tỷ lệ nợ xấu cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng.
108

 Xây dựng mức ủy quyền với các chi nhánh


Tùy thuộc vào kết quả chấm điểm xếp hạng từng chi nhánh, Trụ sở
chính sẽ giao mức ủy quyền phán quyết đối với từng chi nhánh (trên cơ sở đáp
ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng khác). Mức ủy quyền phân theo khách hàng là
tổ chức kinh tế (trong đó, ủy quyền chi tiết đến giới hạn tín dụng, mức cho vay
1 dự án đầu tư, 1 món tín dụng - 1 L/C atsight, 1 khoản bảo lãnh trong nước);
khách hàng là cá nhân (giới hạn tín dụng, giới hạn cho vay tiêu dùng) và 1 món
bảo lãnh nước ngoài (đối với một số chi nhánh). Mức ủy quyền đối với khách
hàng là tổ chức kinh tế cao nhất 200 tỷ đồng, thấp nhất 10 tỷ đồng; đối với khách
hàng cá nhân giới hạn tín dụng cao nhất 20 tỷ đồng, thấp nhất 6 tỷ đồng, cho vay
tiêu dùng cao nhất 10 tỷ đồng, thấp nhất 3 tỷ đồng.
 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Vietcombank tiến hành phân loại tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-
NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban
hành "Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng của tổ chức tín dụng" và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày
22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng tổ chức tín dụng. Vietcombank thường xuyên phân tích và theo
dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện
pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Trên cơ sở danh mục cho vay, ngân hàng tiến
hành phân loại nợ để phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ trong hạn, nợ cần đặc
biệt lưu ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Khi một khoản
vay được giải ngân, sẽ phải trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo tỷ lệ
ngân hàng nhà nước quy định. Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư
09/2014/TT-NHNN quy định dự phòng cụ thể dựa trên số dư các khoản cho vay của
từng khách hàng trên cơ sở hàng quý xếp hạng các khoản vay. Dự phòng cụ thể được
xác định dựa trên việc sử dụng các tỷ kệ dự phòng sau đây đối với các khoản nợ vay
gốc sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo đã được chiết khấu.
Bảng 2.16: Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể
109

Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể


1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
2 Nợ cần chú ý 5%
3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
4 Nợ nghi ngờ 50%
5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Thông tư 02/2013/TT-NHNN cũng quy định giá trị tài sản đảm bảo được định
giá trong từng trường hợp có thể áp dụng theo quy trình nội bộ của ngân hàng hay
được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá. Đồng thời trong Thông tư này
cũng quy định tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với từng loại tài sản đảm bảo từ 30% đến 100%.
Ngoài việc trích lập dự phòng cụ thể cho từng khoản vay sau khi đã phân loại
nợ thì ngân hàng cũng phải trích lập và duy trì khoản dự phòng chung bằng 0,75%
tổng giá trị số dư nợ cho vay khách hàng được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4 tại
ngày lập bảng cân đối kế toán. Theo Công văn số 8738/NHNN-CVH ngày 25 tháng 9
năm 2008 của NHNN Việt Nam, dự phòng chung và dự phòng cụ thể của ngân hàng
có năm tài chính kết thúc vào 31/12 phải trích lập trên dư nợ ngày 30/11 hàng năm.

 Xử lý nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề

Khi phát hiện ra nợ xấu, các cán bộ tín dụng của Vietcombank tiến hành
theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng,
đôn đốc khách hàng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay. Đồng thời, căn cứ
vào tình trạng tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng và cán bộ quản trị RRTD của
Vietcombank phân tích khả năng thu hồi để lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu thích
hợp trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các biện pháp xử lý nợ xấu mà
Vietcombank đang áp dụng bao gồm tiếp tục cho vay để duy trì hoạt động nhằm
khôi phục khả năng tiếp tục thực hiện các cam kết trong hợp đồng cho vay; bổ sung
tài sản đảm bảo cho khoản vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; khoanh nợ; phạt quá hạn;
giảm hoặc miễn lãi suất, chỉ yêu cầu trả nợ gốc; xử lý tài sản đảm bảo hoặc sử
dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa bỏ khoản nợ. Việc ra quyết định lựa chọn biện
110

pháp xử lý nợ xấu phải được sự xét duyệt của các cấp có thẩm quyền phù hợp, cần
thiết phải có chỉ đạo và văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc ngân hàng. Tất cả
công việc đều phải được văn bản hóa và lưu giữ trong hồ sơ tín dụng của từng khách
hàng. Hồ sơ này sẽ thể hiện việc tuân thủ các chính sách và thủ tục từ khi nhận hồ sơ
xin cấp tín dụng cho đến khi giải ngân và xử lý xong các khoản nợ. Danh sách các cá
nhân và/hoặc các ủy ban có liên quan đến việc xét duyệt và xử lý tín dụng cũng được
thể hiện rõ trong hồ sơ này.
2.2.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Để thực hiện kiểm soát sau đối với rủi ro tín dụng, Vietcombank thực hiện
hai phần việc chính: (i) kiểm tra tuân thủ; (ii) xây dựng hệ thống và quy trình xử
lý nợ có vấn đề. Các phần công việc này tuy chưa hoàn toàn đáp ứng, song đã đi
theo đúng định hướng của các nguyên tắc về kiểm soát rủi ro tín dụng mà Ủy ban
Basel về giám sát ngân hàng đã đề xuất.
Để đảm bảo rằng các hoạt động tín dụng tuân thủ với các chính sách và thủ
tục của Ngân hàng và trong khuôn khổ hướng dẫn của Hội đồng quản trị và Ban
Điều hành, Vietcombank đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực
thuộc Tổng giám đốc có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ
các yêu cầu về tác nghiệp tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro
phát sinh do vi phạm các chính sách, thủ tục và giới hạn. Bên cạnh đó, tại các bộ
phận quản lý rủi ro tín dụng cũng như các chi nhánh chủ động kiểm soát rủi ro trước
khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.
Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách,
thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các
kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của
hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ
sơ tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm
của các bộ tín dụng, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh
đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết.
111

Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm
tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại
ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê
khai khống tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều
tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không,
giám sát thường xuyên khoản vay.
Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín
dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.
Song song với việc phát triển hệ thống ngăn ngừa và hạn chế rủi ro,
Vietcombank cũng đã chú trọng xây dựng hệ thống xử lý các khoản tín dụng xấu.
Khi các yếu tố có xu hướng thiên lệch như: quy mô tín dụng tăng quá nhanh vượt
quá khả năng quản lý của ngân hàng, hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức
vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro, hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu
hiệu vượt qua ngưỡng cho phép lập tức hội sở chính sẽ yêu cầu chi nhánh báo cáo,
kiểm tra, không được phép hoặc hạn chế cấp tín dụng và phải điều chỉnh cơ cấu dư
nợ một cách phù hợp giữa các ngành, các khách hàng, tập trung xử lý khi có dấu
hiệu nợ nhóm 2, nợ xấu. Chính sách phát hiện, khắc phục sớm hoặc xử lý dứt
điểm các khoản tín dụng có vấn đề đã phần nào góp phần làm cải thiện chất lượng
tín dụng của Ngân hàng.
2.2.4. Khảo sát thực trạng quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi
ro nói chung theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam
Để đánh giá được thực trạng công tácquản trị rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị
rủi ro nói chung theo tiêu chuẩn Basel II tại Vietcombank, tác giả đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trong
giai đoạn từ 9/2015 – 6/2016 qua 4 giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: dựa vào tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu
trước đây, tác giả tự xây dựng bảng hỏi dành cho nhân viên trong các bộ phận
nghiệp vụ về quản trị rủi ro và kiểm tra, giám sát hoạt động của Vietcombank
112

+ Giai đoạn 2: nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp thảo
luận trực tiếp dựa trên các bảng câu hỏi đã được tác giả tự xây dựng với các chuyên gia
gồm thành viên Hội đồng quản trị; thành viên ban Tổng Giám đốc; Giám đốc, phó
Giám đốc các chi nhánh ngân hàng và Trưởng phó các phòng ban; các nhà nghiên cứu,
các giảng viên phụ trách trong lĩnh vực ngân hàng có học vị từ tiến sĩ trở lên nhằm điều
chỉnh một số từ ngữ cho phù hợp với lĩnh vực ngân hàng và nghiệp vụ về quản trị rủi ro
tín dụng, cũng như loại bỏ những câu hỏi không phù hợp và cần thiết.
+ Giai đoạn 3: tác giả phát phiếu khảo sát thử nghiệm với quy mô mẫu nhỏ
cho 50 cán bộ, nhân viên trong các bộ phận nghiệp vụ về quản trị rủi ro và kiểm tra,
giám sát hoạt động của Vietcombank tại Hội sở chính và một số chi nhánh của
Vietcombank trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm điều chỉnh phiếu khảo sát sao cho
đáp viên dễ hiểu toàn bộ mục tiêu nghiên cứu. Phiếu khảo sát hiệu chỉnh cuối cùng sẽ
được sử dụng cho nghiên cứu chính thức với số lượng mẫu lớn hơn. (Chi tiết phiếu
khảo sát xem tại Phụ lục số 2).
Quy mô mẫu khảo sát tối thiểu được xác định theo phương pháp của Slovin
(1984) bởi công thức: n =N/(1+N*e2) với N là tổng quy mô mẫu và e là sai số
thường = 0,05. Theo đó tổng quy mô mẫu là 15.000 người (toàn thể cán bộ, nhân
viên của Vietcombank trên toàn quốc). Do đó số lượng mẫu khảo sát tối thiểu: n =
15.000/(1 + 15.000*0,052) = 389 người. Tác giả thực hiện: tổng số phiếu phát ra là
400 phiếu và tổng số phiếu thu về hợp lệ là 392 phiếu.
+ Giai đoạn 4: sau khi thu thập, các phiếu điều tra được xem xét và loại đi
những phiếu không đạt yêu cầu, sau đó mã hóa rồi tiến hành nhập dữ liệu và xử lý,
phân tích kết quả trên máy tính bằng phần mềm chuyên dụng SPSS 20.0. Kết quả
phân tích dữ liệu như sau:
2.2.4.1. Mức độ nhận biết về Basel II
- Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy nhận định “Sự cần thiết của việc áp
dụng Basel II trong hoạt động của Ngân hàng tại nơi Anh/Chị làm việc” có mức
điểm trung bình là 3.73. Đây là mức điểm khá cao trong thang điểm từ 1-5, điều này
chứng tỏ các cán bộ, nhân viên của Vietcombank đã có nhận định “Việc áp dụng
113

Basel II là khá cần thiết trong hoạt động của ngân hàng hiện nay”.
- Bên cạnh đó số nhân viên trả lời về câu hỏi “NHNN quy định 7 NHTM Nhà
nước triển khai theo Basel II từ năm nào?”. Kết quả cho thấy, hầu hết cán bộ, nhân
viên đều chọn năm 2013. Trong thực tế thì bắt đầu từ quý 3 năm 2011 NHNN Việt
Nam đã tiến hành triển khai áp dụng Basel II tại 7 NHTM Việt Nam
(VBank,Vietinbank,BIDV, Vietcombank,ACB, Sacombank, Techcombank).
Bảng 2.17: Nhận định về thời gian triển khai Basel II tại các NHTM Nhà nước
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
2010 12 3.1 3.1 3.1
2011 38 9.7 9.7 12.8
2012 99 25.3 25.3 38.0
Năm
2013 154 39.3 39.3 77.3
2014 89 22.7 22.7 100.0
Total 392 100.0 100.0

Nguồn: Điều tra của tác giả


- Trong câu hỏi về “Basel II thường bao gồm những trụ cột nào?” thì 392
cán bộ, nhân viên đều trả lời: các trụ cột trong Basel II gồm: Yêu cầu vốn tối thiểu,
Giám sát hoạt động ngân hàng, Quản lý nhân sự, Kỷ luật thị trường, Các phương
pháp lượng hóa rủi ro.
- Hầu hết các cán bộ, nhân viên đều trả lời Basel II hướng tới quản lý 3 loại
rủi ro như: Rủi ro tín dụng, Rủi ro hoạt động, Rủi ro thị trường. Kết quả này chứng
tỏ mức độ am hiểu cao của các cán vộ, nhân viên về Hiệp ước Basel II.
- Với nhận định “Phương pháp phù hợp để tính yêu cầu vốn cho rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng nơi Anh/Chị làm việc?” có mức điểm trung bình là 3.60, trong
đó “Phương pháp tiêu chuẩn hóa” có mức điểm trung bình là 3.66 và “Phương pháp
xếp hạng tín nhiệm nội bộ” có mức điểm trung bình là 3.54. Thật vậy, tại các
NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng thì hiện nay đang chủ yếu áp dụng
“phương pháp xếp hạng tín nhiệm nội bộ” nhưng nhận định của các cán bộ, nhân
114

viên Vietcombank lại nghiêng về sử dụng “phương pháp tiêu chuẩn hóa”; điều này
cho thấy các cán bộ, nhân viên của Vietcombank hiểu biết về phương pháp tiêu
chuẩn hóa nhiều hơn so với phương pháp xếp hạng tín nhiệm nội bộ.
- Kết quả nhận định về “Phương pháp phù hợp để tính yêu cầu vốn cho rủi ro
hoạt động và đo lường rủi ro thị trường tại Ngân hàng nơi Anh/Chị làm việc ?” như sau:
Bảng 2.18: Điểm trung bình về phương pháp phù hợp để tính yêu cầu vốn
cho rủi ro tín dụng
PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP N Mean
(Min 1 - Max 5) (Mẫu) (Điểm TB)
CauI.6.a Phương pháp chỉ số cơ bản 392 3.60
CauI.6.b Phương pháp chuẩn hóa 392 3.58
CauI.6.c Phương pháp đo lường nâng cao 392 3.68
CauI.7.a Phương pháp đo lường tiêu chuẩn 392 3.78
CauI.7.b Phương pháp tiếp cận nội bộ 392 3.79
Nguồn: Điều tra của tác giả
Theo kết quả phân tích ở bảng 2.18 cho thấy: Phương pháp đo lường nâng cao
được đánh giá cao nhất, với mức điểm trung bình là 3.68, tiếp đến là phương pháp chỉ
số cơ bản có điểm trung bình 3.60 và phương pháp tiêu chuẩn có mức điểm trung bình
là 3.58. Như vậy là phương pháp phù hợp để tính yêu cầu vốn cho rủi ro hoạt động tại
Vietcombank được đánh giá khá cao, điều này chứng tỏ các cán bộ, nhân viên làm việc
tại Vietcombank đã chú trọng đến cách thức tính yêu cầu vốn cho rủi ro hoạt động, và
đây là việc làm hết sức cần thiết của mỗi ngân hàng thương mại nói chung. Bên cạnh
đó, phương pháp phù hợp để đo lường rủi ro thị trường tại Vietcombank cũng được
đánh giá khá cao, với mức điểm trung bình là 3.79 điểm. Trong đó phương pháp đo
lường tiêu chuẩn có mức điểm trung bình là 3.78 điểm, phương pháp tiếp cận nội bộ có
mức điểm trung bình là 3.79 điểm.
2.2.4.2. Đánh giá về các trụ cột của Basel II
Bảng 2.19: Điểm trung bình về đánh giá về các trụ cột của Basel II
115

ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC TRỤ CỘT CỦA BASEL II N Mean


(Min 1 - Max 5) (Mẫu) (Điểm TB)
CauII.8 Tính hợp lý của việc quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 392 3.68
theo quy định của Basel II (8%).
CauII.9 Sự cần thiết của việc tính rủi ro hoạt động trong cách tính 392 3.82
vốn tối thiểu.
CauII.10 Sự cần thiết của vốn cấp 3 hấp thụ rủi ro thị trường tại Việt 392 3.54
Nam.
CauII.11 Sự hiệu quả của NHNN trong việc giám sát tuân thủ thực thi 392 3.77
an toàn vốn tại Ngân hàng nơi Anh/chị làm việc.
CauII.12 Sự cần thiết của các phương pháp định lượng rủi ro thị trường 392 3.53
như VAR, Stress Testing trong việc giám sát hoạt động.
CauII.13 Sự cần thiết có bộ phận chuyên trách giám sát từ xa các chỉ 392 3.54
số theo Basel II tại Ngân hàng nơi Anh/Chị làm việc.
CauII.14 Sự cần thiết của cách tiếp cận giám sát nội bộ trên cơ sở 392 3.58
khung giám sát của Basel II
CauII.15 Thị trường Ngân hàng tại Việt Nam đủ sự minh bạch để áp 392 1.86
dụng Basel II
Nguồn: Điều tra của tác giả
Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.19 cho thấy, hầu hết các nhận định về các trụ
cột của Basel II đều đạt mức điểm tương đối cao đều hơn 3.50 điểm, trong đó nhận
định về “Sự cần thiết của việc tính rủi ro hoạt động trong cách tính vốn tối thiểu”
được đánh giá cao nhất với mức điểm 3.82. Tuy nhiên, nhận định về “điều kiện
minh bạch của thị trường Ngân hàng Việt Nam khi áp dụng Basel II” lại được đánh
giá ở mức quá thấp 1.86 điểm. Điều đó cho thấy, việc ứng dụng Basel II trong quản
trị rủi ro là rất cần thiết đối với Vietcombank và Vietcombank cũng như các NHTM
khác ở Việt Nam phải chuẩn bị cho mình những điều kiện cụ thể đủ tính minh bạch
để chính thức đi vào triển khai ứng dụng hiệp ước Basel II trong công tác quản trị
rủi ro cho ngân hàng mình trong thời gian tới.
Với câu hỏi “Anh/Chị có nghĩ các phương pháp đo lường rủi ro tại Ngân
hàng của Anh/Chị sẽ thay đổi trong vòng 02 năm tới?” thì có đến 18% trả lời là
116

không có sự thay đổi trong vòng 02 năm tới và 82 % trả lời là có sự thay đổi trong
02 năm tới. Với quy định của NHNN trong việc triển khai ứng dụng Basel II hiện
nay đối với các NHTM thì Vietcombank phải thay đổi cách đo lường rủi ro tại ngân
hàng mình để phù hợp với chuẩn mực của Basel II.
2.2.4.3. Lợi ích – Bất lợi của việc áp dụng Basel II
Với các nhận định về lý do ngân hàng thực hiện Basel II thì kết quả phân
tích cho thấy: nhận định “NHNN bắt buộc” có mức điểm cao nhất là 3.65, nhận
định “Lợi ích cho chính bản thân ngân hàng” có mức điểm trung bình là 3.61, nhận
định “Tiếp cận chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng” có mức điểm thấp
nhất là 3.41. Như vậy là các cán bộ, nhân viên của Vietcombank đều cho rằng việc
ứng dụng Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng là chủ yếu do NHNN bắt
buộc và Vietcombank bảo thủ trong việc tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong hoạt
động của ngân hàng mình.
- Đánh giá các điều kiện thuận lợi khi triển khai Basel II:
117

Bảng 2.20: Điểm trung bình về các điều kiện thuận lợi khi triển khai Basel II
CÁC ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI KHI TRIỂN KHAI BASEL II N Mean
(Min 1 - Max 5) (Mẫu) (Điểm TB)
CauIII.18.a Khung pháp lý rõ ràng từ Chính phủ tới các Bộ 392 3.42
CauIII.18.b Được sự hỗ trợ từ NHNN và các tổ chức quốc tế 392 3.54
CauIII.18.c Được sự ủng hộ từ cổ đông/ Hội đồng quản trị 392 3.52
CauIII.18.d Chi phí đầu tư tại thời điểm hiện tại thấp 392 3.45
Nguồn: Điều tra của tác giả
Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.20 cho thấy: các điều kiện thuận lợi khi triển
khai Basel II được đánh giá cao nhất là được sự hỗ trợ từ NHNN và các tổ chức
quốc tế. Khi NHNN triển khai ứng dụng Basel II từ năm 2010 đối với 7 NHTM thì
NHNN đã mời các chuyên gia nước ngoài về hỗ trợ các NHTM Việt Nam trong
việc triển khai thực hiện. Trong thực tế khung pháp lý hiện nay chưa thực sự rõ ràng
nên mức điểm trung bình đạt thấp nhất 3.42. Sở dĩ như vậy là do khi triển khai
Basel II tại NHTM Nhà nước thì NHNN chưa quy định rõ về khung pháp lý, cụ thể
như là lúc nào thì chính thức thực hiện và nếu không thực hiện đúng thời gian quy
định thì sẽ bị xử lý như thế nào? Và chưa có các văn bản chỉ dẫn một cách rõ ràng.
- Đánh giá các lợi ích ngân hàng nhận được khi thực hiện Basel II:
Bảng 2.21: Điểm trung bình về các lợi ích NH nhận được khi thực hiện Basel II
CÁC LỢI ÍCH NGÂN HÀNG NHẬN ĐƯỢC KHI THỰC
N Mean
HIỆN BASEL II
(Mẫu) (Điểm TB)
(Min 1 - Max 5)
CauIII.19.a Đảm bảo an toàn vốn trước rủi ro 392 3.70
CauIII.19.b Tăng lợi nhuận 392 3.44
CauIII.19.c Hệ thống xếp hạng và định giá hiệu quả hơn 392 3.72
CauIII.19.d Nâng cao danh tiếng, qua đó tăng sức cạnh tranh 392 3.75
CauIII.19.e Hội nhập theo tiêu chuẩn quốc tế 392 3.72
Nguồn: Điều tra của tác giả
118

Nhận định về nâng cao danh tiếng, qua đó tăng sức cạnh tranh được đánh giá
cao nhất, có mức điểm trung bình là 3.75 và nhận định về tăng lợi nhuận cho ngân
hàng có mức điểm thấp nhất là 3.44. Hiện nay chưa có bất cứ báo cáo nào về các lợi
ích khi ngân hàng thực hiện Basel II, vì trên thực tế NHNN cũng mới cho triển khai
thí điểm tại 7 NHTM trong đó có Vietcombank và chủ yếu các NHTM này thực
hiện theo sự bắt buộc của NHNN.
- Đánh giá các điều kiện bất lợi khi triển khai Basel II:
Bảng 2.22: Điểm trung bình về các điều kiện bất lợi khi triển khai Basel II
CÁC ĐIỀU KIỆN BẤT LỢI KHI TRIỂN KHAI BASEL II N Mean
(Min 1 - Max 5) (Mẫu) (Điểm TB)
CauIII.20.a Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cao. 392 3.73
CauIII.20. Thiếu dữ liệu lịch sử cho các phương pháp đo lường 392 3.46
b rủi ro.
CauIII.20.c Thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp 392 3.44
để tham chiếu kết quả.
CauIII.20. Thiếu nhân sự am hiểu để xây dựng và vận hành Basel II. 392 3.58
d
CauIII.20.e Thiếu nguồn vốn kinh doanh do các tỷ lệ trích lập dự 392 3.47
phòng cao.
CauIII.20.f Giảm sức cạnh tranh/ Giảm lợi nhuận. 392 3.72
CauIII.20. Chia sẻ thông tin kinh doanh nhiều hơn với các bên 392 3.56
g không liên quan, ảnh hưởng tới kế hoạch, chiến lược
kinh doanh.
Nguồn: Điều tra của tác giả
Khi đánh giá về những bất lợi khi thực hiện theo Basel II thì các cán bộ,
nhân viên của Vietcombank cho rằng điều bất lợi lớn nhất khi tiến hành triển khai
Basel II là “Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cao” với mức điểm trung
bình đạt 3.73 điểm. Còn những điều kiện bất lợi khác như: thiếu nguồn vốn kinh
119

doanh hay thiếu nhân sự… được đánh giá ở mức trung bình xấp xỉ 3.50 điểm, điều
này chứng tỏ Vietcombank có thể tự khắc phục được những điều kiện bất lợi này để
sẵn sàng bước vào lộ trình chính thức triển khai thực hiện Basel II. Tóm lại, nhân
viên Vietcombank nhận định lợi ích khi thực hiện theo Basel II được đánh giá
không cao, nhưng những điều kiện bất lợi khi triển khai Basel II thì được nhận định
cao hơn và có nhiều bất lợi đối với chính bản thân ngân hàng.
2.2.4.4. Đánh giá tính tuân thủ, minh bạch khi thực hiện Basel II
Bảng 2.23: Điểm trung bình về tính tuân thủ, minh bạch khi thực hiện Basel II
TÍNH TUÂN THỦ, MINH BẠCH KHI THỰC HIỆN BASEL II N Mean
(Min 1 - Max 5) (Mẫu) (Điểm TB)
CauIV.22 Thực hiện theo Basel II, ngân hàng phải thực hiện 392 3.47
thêm nhiều báo cáo/ nhiều chỉ số hơn cho NHNN.
CauIV.23 Tất cả số liệu/chỉ số theo Basel II đều có tại Việt Nam 392 3.45
CauIV.24 Khi quá thời hạn nộp báo cáo, NHNN sẽ nhắc nhở 392 3.52
hoặc xử phạt
CauIV.25 NHNN định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, nghiệp vụ 392 3.50
về Basel II tới Ngân hàng của Anh/Chị.
Nguồn: Điều tra của tác giả
Tính tuân thủ, minh bạch khi thực hiện Basel II được đánh giá ở mức độ
trung bình xấp xỉ 3.50 điểm, trong đó nhận định “Tất cả số liệu/ chỉ số theo Basel II
đều có tại Việt Nam” có mức điểm thấp nhất là 3.45 điểm. Hiện nay tại Việt Nam,
không chỉ riêng Vietcombank mà hầu hết các NHTM triển khai theo Basel II nhưng
chưa đảm bảo được các quy định của NHNN và theo tiêu chuẩn của Basel II, các
thông tin mà NHTM chưa được công bố một cách minh bạch, cụ thể như hệ số
CAR mà NHTM cung cấp khác hẳn với hệ số CAR mà do VAMC cung cấp.
2.2.4.5. Mức độ tuân thủ 17 nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu
chuẩn Basel II tại Vietcombank
120

Riêng đối với quản trị rủi ro tín dụng thì thực tế cho thấy hiện nay, hầu hết
các nguyên tắc về quản trị rủi ro tín dụng Vietcombank chưa tuân thủ đầy đủ, thậm
chí có nguyên tắc chỉ tuân thủ được một phần. Tuy nhiên, so với các NHTM khác
thì Vietcombank là ngân hàng áp dụng thành công hiệp ước Basel I và tiên phong
trong việc áp dụng hiệp ước Basel II. Nội dung chi tiết 17 nguyên tắc quản trị rủi ro
tín dụng được trình bày trong Phụ lục số 3.
Nguyên tắc 1, 2, 3 - Thiết lập một môi trường RRTD phù hợp: Tuân thủ
Theo khảo sát, Vietcombank tuân thủ hoàn toàn nguyên tắc 1 và 2 với mức
điểm trung bình đạt ở mức khá cao lần lượt là 4.78 điểm và 4.82 điểm; việc kiểm soát
và quản lý RRTD tại Vietcombank được thực hiện tập trung bởi hội đồng tín dụng,
ban chính sách và quản lý tín dụng với sự tham gia của HĐQT và ban Tổng giám
đốc. Tuy nhiên Vietcombank chưa thực hiện việc nhận diện vào quản lý RRTD theo
nguyên tắc 3 nên mức điểm trung bình chỉ đạt ở mức 3.87 điểm.
Thực tế, Vietcombank rất quan tâm đến vấn đề RRTD thông qua việc thành
lập các bộ phận hỗ trợ, quyết định tín dụng phân tích đầu vào của công tác tín dụng.
Tuy nhiên, khi có những thay đổi về mặt chính sách, điều khoản tín dụng cũng như
công tác phê duyệt tín dụng… việc tập huấn cho các cán bộ tín dụng chưa được coi
trọng nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động cũng như tính khách quan trong quá
trình cấp tín dụng.
Nguyên tắc 4 - Hoạt động tín dụng và sự hiểu biết về khách hàng vay:
Tuân thủ một phần
Bên cạnh việc kiểm soát và quản lý RRTD, Vietcombank đã dần nhận diện,
phân tích các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn trong từng sản phẩm. Từ các lĩnh vực cho
vay truyền thống đến hiện đại như vay sản xuất kinh doanh, chứng khoán, bất động
sản, thẻ tín dụng đều được Vietcombank xây dựng quy trình xem xét cấp tín dụng,
kiểm soát rõ ràng bởi các phòng ban nghiệp vụ thích hợp.
Theo khảo sát, Vietcombank tuân thủ một phần nguyên tắc 4 nên mức
điểm trung bình chỉ đạt 3.65 điểm. Thật vậy, Vietcombank đều tìm hiểu khách
121

hàng khá cẩn trọng trước khi quyết định tài trợ vốn. Các thông tin thu nhập được
qua nhiều kênh khác nhau: từ phía khách hàng, Trung tâm thông tin tín dụng
(CIC), báo chí và từ các mối quan hệ khác. Trên cơ sở nguồn thông tin có được,
Vietcombank sẽ tiến hành phân tích dựa vào hai tiêu chuẩn là khách hàng và tài
sản đảm bảo để phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.Tuy nhiên, vẫn còn có
sự mất cân xứng trong việc thu nhập thông tin do lỗi của ngân hàng hoặc khách
hàng cố tình lừa đảo nên tại các NHTM Việt Nam nói chung và Vietcombank nói
riêng vẫn còn xảy ra việc cho vay sai mục đích dẫn đến nợ quá hạn, mất khả
năng thu hồi vốn.
Nguyên tắc 5 - Hạn mức tín dụng: Tuân thủ hoàn toàn
Theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hàng về quy chế cho vay của các tổ chức tín
dụng tại Điều 12, 18 và 20 và Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN (Khoản 1, 2
Điều 4 hết hiệu lực) ngày 01/02/2008, Thông tư 13/2010 ngày 20/5/2010 được
bổ sung bởi Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011, Thông tư
19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 có quy định rõ các giới hạn mà các NHTM
cần phải thực hiện. VIETCOMBANK tuân thủ tốt các quy định của NHNN ban
hành và những quy định điều chỉnh theo tình hình thực tế từng thời kỳ. Tính tuân
thủ được thể hiện cụ thể trong các chính sách tín dụng của Vietcombank thông
qua việc ban hành Quyết định số 30/QĐ-VCB. CSTD ngày 01/4/2011 quy định
rõ giới hạn cấp tín dụng từng khách hàng, nhóm khách hàng cũng như những
điều khoản chi phối hoạt động tín dụng của ngân hàng trong từng giai đoạn khác
nhau. Ngoài ra, Vietcombank cũng có những quy định cụ thể hơn áp dụng cho
những chi nhánh có đặc thù riêng sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh
doanh và tuân thủ những quy định của NHNN.
Nguyên tắc 6,7 – Quy trình tín dụng:Tuân thủ
Theo khảo sát, Vietcombank tuân thủ nguyên tắc 6 và 7 với mức điểm trung
bình chỉ đạt ở mức 3.48 điểm. Hiện nay, Vietcombank xây dựng quy trình tín dụng
rất chặt chẽ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu thanh lý hợp đồng tín dụng. Về mặt
122

chính sách Vietcombank tuân thủ, tuy nhiên khi áp dụng vào công tác cho vay đã ít
nhiều xuất hiện những quy trình ngược. Do áp lực gia tăng dư nợ, tăng trưởng đã
làm cho bộ phận thẩm định tín dụng đơn giản hóa, lược bỏ bớt các “công đoạn”
trong quy trình tín dụng làm xuất hiện nhiều rủi ro.
Nguyên tắc 8, 12 – Theo dõi, quản lý tín dụng: Tuân thủ một phần
Với mức điểm trung bình đạt trên 3.80 điểm cho thấy Vietcombank tuân
thủ một phần nguyên tắc 8 và 12. Thật vậy, tại Hội sở chính của Vietcombank thì
mô hình quản lý RRTD được xây dựng theo kiểu tập trung. Tuy nhiên, thực tế áp
dụng mô hình quản lý RRTD tại các chi nhánh thì không đúng quy trình. Do ảnh
hưởng công tác nhân sự, sự chồng chéo, kiêm nhiệm nhiều chức danh của một số
cán bộ tín dụng đã làm ảnh hưởng nhiều đến tính khách quan khi phê duyệt hồ sơ
tín dụng đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Một số cán bộ có thể được
phân công vừa làm công việc quan hệ khách hàng, vừa thẩm định hồ sơ nên việc
theo dõi, quản lý tín dụng cũng gặp khó khăn nhất định. Tại Vietcombank thì việc
theo dõi quản lý tín dụng được thực hiện chủ yếu tại bộ phận cấp tín dụng. Bộ
phận tín dụng có trách nhiệm đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn, cũng như đánh giá
khách hàng và thực hiện các báo cáo cho các bộ phận có liên quan: phòng quản lý
RRTD, hay các bộ phận khác được chỉ định báo cáo. Phòng quản lý RRTD, các
bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chỉ thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc theo yêu
cầu của HĐQT, tổng giám đốc khi xuất hiện những khoản vay có vấn đề.
Nguyên tắc 9 - Kiểm soát các khoản vay: Tuân thủ
Liên quan đến vấn đề này Vietcombank tuân thủ các quy định về phân loại
nợ và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý RRTD của NHNN. Hiện tại, Vietcombank
phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và
từ 1/6/2014 được bổ sung bằng Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01
năm 2013 của NHNN Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt
động của tổ chức tín dụng và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm
2014 của NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-
123

NHNN làm cho việc đánh giá cũng như trích lập dự phòng của Vietcombank chặt
chẽ hơn so với các NHTM khác.
Nguyên tắc 10, 13 – Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá nội bộ: Tuân thủ

Qua khảo sát cho thấy Vietcombank tuân thủ nguyên tắc 10 và 13 với mức
điểm trung bình chỉ đạt trên 3.50 điểm. Hiện tại, Vietcombank đã được NHNN
chấp nhận cho phép sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm (XHTN) làm cơ sở cho
việc phân loại và trích lập dự phòng, đây là một công cụ hỗ trợ hiệu quả để đánh
giá khách hàng nhằm hạn chế thấp nhất những khoản rủi ro trong quá trình cấp
tín dụng cho khách hàng. Vietcombank áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp
năm 2003, cho khách hàng cá nhân đầu năm 2007. Bằng những thông tin thu
thập được, cán bộ tín dụng sẽ sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ để xếp hạng,
đánh giá khách hàng vay thuộc vào hạng nào theo những tiêu chí đã được quy
định trước khi thực hiện những bước tiếp theo của quá trình cấp tín dụng cho
khách hàng.

Nguyên tắc 11 – Theo dõi, phân tích rủi ro tín dụng: Tuân thủ

Để đảm bảo nguyên tắc này, đòi hỏi các ngân hàng phải có hệ thống thông
tin quản lý đủ để đo lường, theo dõi, phân tích và báo cáo RRTD.

Ngay từ năm 2003, Vietcombank đã không ngừng hoàn thiện, hiện đại hóa
chương trình giao dịch bằng việc sử dụng phần mềm Smartbank, kết nối trực
tuyến toàn hệ thống thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS –
The Complete Banking Solution). Sự hiện đại trong công nghệ thông tin góp
phần quan trọng vào việc quản lý rủi ro tín dụng cũng như mang lại cho khách
hàng dịch vụ tốt hơn.

Riêng về báo cáo RRTD cho HĐQT và BGĐ cũng được Vietcombank tuân
thủ hoàn toàn: hàng tháng phòng quản lý RRTD kết hợp với khối công nghệ thông
tin chuẩn bị các báo cáo về các chỉ số tài chính và các tỷ lệ an toàn theo quy định
của NHNN và trình ban tổng giám đốc xét duyệt thông qua.

Nguyên tắc 14, 15 - Hệ thống kiểm soát RRTD: Tuân thủ một phần
124

Vietcombank đã thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát, đánh giá độc lập tính
hiệu quả của quy trình RRTD. Phòng Quản lý RRTD tại Vietcombank có nhiệm vụ
tham mưu, xây dựng chính sách quản lý RRTD theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, quy
trình quản lý RRTD của Vietcombank vẫn có khiếm khuyết vì xuất hiện dấu hiệu
nợ quá hạn tại các chi nhánh, phòng giao dịch của Vietcombank nên quy trình quản
lý tín dụng của Vietcombank chưa được chặt chẽ, để phát sinh nhiều rủi ro.

Ngoài ra, nhằm quản lý RRTD phù hợp, Vietcombank đã giao thẩm quyền
phê duyệt tín dụng cho từng chi nhánh, phòng giao dịch tùy thuộc vào quy mô, cũng
như chất lượng hoạt động của từng đơn vị. Tuy nhiên, đối với các đơn vị ngoài trụ
sở chính (khác địa bàn) thẩm quyền thường được giao cao hơn nên phần nào cũng
phát sinh nhiều rủi ro hơn trong công tác tín dụng.

Nguyên tắc 16 - Nhận biết và xử lý nợ xấu: Tuân thủ một phần

Việc nhận biết các khoản nợ có vấn đề tại Vietcombank hiện nay chủ yếu
dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng là chính. Tuy nhiên, cách thức kiểm
soát sau khi giải ngân hiện nay tại Vietcombank chưa thực sự hiệu quả, kiểm
tra sử dụng vốn sơ sài, chiếu lệ là cách mà nhiều chi nhánh hay phòng giao dịch
vủa Vietcombank đang tiến hành. Các cán bộ tín dụng không thường xuyên liên
hệ với khách hàng nên không nắm được tình hình sử dụng vốn vay như thế nào,
có đúng mục đích hay không. Các cán bộ tín dụng chỉ chú ý đến điều kiện vay
vốn ban đầu mà chưa đánh giá hết được lợi thế lâu dài của khách hàng này là gì
và liệu họ có thể tồn tại trên thương trường hay không khi xuất hiện những yếu
tố không thuận lợi. Và khi có nợ xấu xảy ra, Vietcombank tiến hành xử lý
thông qua công ty mua bán nợ được thành lập năm 2002, thực chất là chuyển
nợ thành vốn chủ sở hữu.

Nguyên tắc 17 – Giám sát rủi ro tín dụng: Tuân thủ một phần

Vietcombank đã xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với những quy trình cụ
thể cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động quản lý RRTD. Tuy nhiên,
Vietcombank chỉ dừng lại ở khâu kiểm tra định kỳ hoặc theo yêu cầu của BGĐ khi
125

thấy dấu hiệu bất thường xảy ra một chi nhánh nào đó mà chưa có những mô hình
giám sát cụ thể các khoản cấp tín dụng.
2.2.5. Thực trạng chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank theo
tiêu chuẩn Basel II

TT Nội dung Yêu cầu của Basel II Hiện trạng Vietcombank


Các ngân hàng phải phân loại các
tài sản thuộc sổ ngân hàng thành
Phân
các nhóm tài sản với đặc tính rủi
nhóm tài
ro khác nhau như sau: (i) Khoản Đang thực hiện tách sổ ngân
1. sản thuộc
nợ doanh nghiệp, (ii) Khoản nợ hàng và sổ kinh doanh.
sổ ngân
chính phủ, (iii) Khoản nợ ngân
hàng
hàng, (iv) Khoản nợ bán lẻ, (v)
Khoản đầu tư vốn cổ phần.
Các ngân hàng phải xây dựng kế
hoạch triển khai ứng dụng phương
Áp dụng
pháp Xếp hạng nội bộ cho các
phương Đã xây dựng xong kế hoạch
nhóm tài sản quan trọng. Việc
pháp Xếp và đang áp dụng phương
triển khai này có thể tiến hành theo
2. hạng nội pháp Xếp hạng nội bộ cho
từng giai đoạn nếu được cơ quan
bộ cho các các nhóm tài sản quan trọng
giám sát nhà nước chấp thuận,
nhóm tài của Vietcombank.
phạm vi triển khai và thời hạn triển
sản
khai phải được cụ thể hóa trong kế
hoạch triển khai.
3. Yêu cầu tối Các yêu cầu này phần lớn thể hiện mục tiêu mà ngân hàng cần đạt
thiểu đối với được trong phát triển một hệ thống xếp hạng nội bộ tiêu chuẩn, có
việc áp dụng khả năng xếp hạng và lượng hóa rủi ro một cách thống nhất, đáng
phương tin cậy và hợp lệ.
126

TT Nội dung Yêu cầu của Basel II Hiện trạng Vietcombank


pháp Xếp
hạng nội bộ
3.1. Thiết kế hệ thống xếp hạng
Chiều xếp - Hệ thống xếp hạng nội bộ phải Đối với khách hàng doanh
hạng đối có hai chiều xếp hạng tách biệt: nghiệp:
với khoản (i) Rủi ro vỡ nợ của người vay, - Hệ thống CR hiện tại của
nợ doanh (ii) Rủi ro theo từng giao dịch Vietcombank chỉ phân loại
nghiệp, (xếp hạng khoản vay); được khách hàng theo từng
chính phủ - Ngân hàng phải tính được Xác hạng, chưa xếp hạng được
và ngân suất vỡ nợ (PD) cho từng khách từng khoản vay. Hệ thống
hàng hàng. hiện tại không tính được
Xác suất vỡ nợ (PD) cho
từng hạng khách hàng;
- Đã xây dựng được phương
pháp và xác định được các
yêu cầu về dữ liệu cần thiết
cho việc tính tổn thất khi vỡ
nợ (LGD) để phục vụ việc
xếp hạng cho từng giao dịch;
- Đã xây dựng được hai mô
hình tính PD cho 2 nhóm
khách hàng doanh nghiệp:
nhà nước và nhỏ/siêu nhỏ.
Đối với khoản nợ chính phủ:
Vietcombank hiện chưa có
mô hình xếp hạng chính phủ.
Đối với khoản nợ ngân hàng:
127

TT Nội dung Yêu cầu của Basel II Hiện trạng Vietcombank


- Hệ thống CR hiện tại chỉ
phân loại được khách hàng
theo từng hạng, chưa xếp
hạng được từng khoản
vay. Hệ thống hiện tại
không tính được Xác suất
vỡ nợ (PD) cho từng hạng
khách hàng.
- Ngân hàng nhóm các khoản vay
có đặc điểm tương đồng vào từng - Hệ thống CR hiện tại của
Chiều xếp nhóm riêng biệt (pool). Các nhóm Vietcombank chỉ thực
hạng đối khoản vay này có sự khác nhau về hiện xếp hạng khách hàng;
với khoản đặc tính rủi ro người vay, rủi ro - Vietcombank đang triển
vay bán lẻ giao dịch, khả năng vỡ nợ,… khai tính được PD, LGD
- Ngân hàng thực hiện ước tính cho các khoản vay bán lẻ.
PD, LGD, EAD cho từng nhóm.
Cấu trúc - Thang xếp hạng khách hàng: - Chưa có thang điểm khách
xếp hạng Ngân hàng phải có thang xếp hàng theo PD;
chuẩn cho hạng khách hàng xây dựng trên - Đang xây dựng thang xếp
các khoản cơ sở phân loại hạng theo PD của hạng khách hàng theo PD
nợ doanh người vay, trong đó bao gồm tối trên cơ sở kết quả chạy thử
nghiệp, thiểu 07 hạng thông thường và 01 đối với 2 mô hình PD đã
chính phủ, hạng cho khách hàng vỡ nợ; xây dựng;
ngân hàng - Thang xếp hạng khoản vay: - Chưa thực hiện xếp hạng
không có yêu cầu tối thiểu về số khoản vay nên chưa có
hạng khoản vay đối với các ngân thang xếp hạng theo LGD.
hàng áp dụng phương pháp AIRB
128

TT Nội dung Yêu cầu của Basel II Hiện trạng Vietcombank


trong ước lượng LGD. Tuy nhiên
thang xếp hạng này phải đảm bảo
tránh việc các khoản vay có LGD
khác biệt lại tập trung vào cùng
một hạng.
3.2. Lượng hóa rủi ro
Bên có nghĩa vụ tín dụng được coi
là vỡ nợ khi xảy ra một trong hai,
hoặc cả hai sự kiện sau:
- Ngân hàng đánh giá khách hàng Mô hình PD cho 2 nhóm
gần như không có khả năng thực khách hàng doanh nghiệp
Định nghĩa
hiện nghĩa vụ trả nợ (toàn bộ gốc hiện giờ đang sử dụng khái
vỡ nợ
và lãi) cho Ngân hàng, mà không niệm vỡ nợ là khách hàng có
có sự can thiệp tài chính như phát nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên
mại tài sản bảo đảm…;
- Khách hàng có nợ quá hạn từ 90
ngày trở lên
Yêu cầu đối
- Kỹ thuật phát triển mô hình:
với ước tính
Ngân hàng có thể sử dụng một
PD cho
hoặc một số trong ba phương pháp - Đối với khách hàng doanh
khách hàng
sau để ước tính PD: kinh nghiệm nghiệp: Vietcombank sử
doanh
vỡ nợ nội bộ, lập so sánh với dữ dụng mô hình thống kê.
nghiệp,
liệu bên ngoài, và các mô hình
chính phủ,
thống kê vỡ nợ.
ngân hàng
- Dữ liệu để ước tính PD: Bất kể - Mô hình PD hiện tại của 2
ngân hàng sử dụng phương pháp nhóm khách hàng doanh
129

TT Nội dung Yêu cầu của Basel II Hiện trạng Vietcombank


nghiệp của Vietcombank
được phát triển trên cơ sở
dữ liệu 04 năm dữ liệu từ
2008-2011;
- Dữ liệu khách hàng doanh
nghiệp: Tính đến thời điểm
nào trong ước tính PD, độ dài dữ hiện tại, hệ thống CR hiện tại
liệu lịch sử cần thiết phải tối thiểu của Vietcombank lưu trữ dữ
5 năm. liệu về tình hình tài chính, phi
tài chính của khách hàng
doanh nghiệp trong vòng 5
năm từ 2008 đến 2012;
- Dữ liệu về tình trạng quá
hạn nợ của khách hàng: được
lưu trữ trên hệ thống Core.
Yêu cầu - Ngân hàng phải sử dụng vào dữ Vietcombank đang tổ chức
đối với ước liệu nội bộ là nguồn thông tin công tác xây dựng hệ thống
tính PD chính để ước tính các đặc tính tổn thu nhập dữ liệu thẻ, sản
cho bán lẻ thất. Ngân hàng chỉ được sử dụng phẩm cho vay cá nhân một
dữ liệu bên ngoài và mô hình cách tự động và toàn diện.
thống kê để lượng hóa rủi ro
trong trường hợp có mối lien hệ
chặt chẽ giữa (a) quá trình phân
loại khoản vay vào từng nhóm
(pool) của ngân hàng và quá trình
sử dụng bởi nguồn dữ liệu bên
ngoài, và (b) hồ sơ rủi ro nội bộ
130

TT Nội dung Yêu cầu của Basel II Hiện trạng Vietcombank


ngân hàng và cấu trúc nguồn dữ
liệu bên ngoài;
- Bất kể ngân hàng sử dụng
phương pháp nào trong ước tính
PD, dộ dài dữ liệu lịch sử cần
thiết phải tối thiểu 5 năm.
- Các thông tin liên quan đến
tài sản bảo đảm mới bắt
- Ngân hàng phải ước tính tổn thất đầu được lưu trữ một cách
khi vỡ nợ (LGD) cho từng khoản có hệ thống trên Host từ
vay nhằm mục tiêu phản ánh các năm 2010 (khi QĐ 30 về
điều kiện kinh tế suy thoái; tài sản bảo đảm có hiệu
- Dữ liệu ước tính GLD cho khoản lực) ;
Yêu cầu nợ doanh nghiệp, chính phủ, - Vietcombank chưa có hệ
đối với ước ngân hàng: độ dài giai đoạn dữ thống lưu trữ thông tin về
tính LGD liệu tối thiểu phải bao trùm một quá trình thu hồi nợ và xử
chu kì kinh tế hoàn chỉnh và lí tài sản bảo đảm một cách
trong mọi trường hợp không nhất quán, toàn diện, chi
ngắn hơn 7 năm; tiết theo từng khoản vay =>
- Dữ liệu ước tính cho LGD cho đây là thách thức lớn nhất
khoản nợ bán lẻ: tối thiểu 5 năm. cho quá trình thu thập dữ
liệu để phát triển các mô
hình ước tính LGD.
Yêu cầu - Ngân hàng áp dụng phương pháp - Vietcombank mới tiếp thu
đối với ước AIRB phải có một quy trình được được phương pháp luận
tính EAD thiết lập phục vụ cho việc ước xây dựng mô hình EAD;
tính EAD đối với các khoản mục - Đối với khoản mục trên
131

TT Nội dung Yêu cầu của Basel II Hiện trạng Vietcombank


ngoại bảng cân đối kế toán (off-
balance sheet items);
bảng cân đối: có thông tin
- Dữ liệu ước tính EAD cho khoản
tính EAD dựa trên thông
nợ doanh nghiệp, chính phủ,
tin hiện có;
ngân hàng: độ dài giai đoạn dữ
- Đối với khoản mục ngoại
liệu tối thiểu phải bao trùm một
bảng cân đối: chưa phát
chu kỳ kinh tế hoàn chỉnh và
triển được mô hình EAD
trong mọi trường hợp không
cho Vietcombank do chưa
ngắn hơn 7 năm;
có đủ dữ liệu cần thiết.
- Dữ liệu ước tính EAD cho khoản
nợ bán lẻ: tối thiểu 5 năm.
Đối với hệ thống CR hiện tại:
- Ngân hàng phải xây dựng quy - Vietcombank thực hiện
trình kiểm định nội bộ để đánh kiểm định theo quy định của
giá kết quả của việc xếp hạng nội ngân hàng nhà nước;
Kiểm định bộ và ước tính các tham số rủi ro; - Dự kiến đầu tháng
3.3 các tham - Định kỳ phân tích, so sánh tỷ lệ 10/2013, nhóm rà soát hoàn
. số rủi ro tự vỡ nợ, tỷ lệ tổn thất thực tế với tỷ thiện báo cáo đánh giá sơ bộ
ước tính lệ vỡ nợ, tỷ lệ tổn thất ước tính về kết quả của hệ thống CR.
theo mô hình. Việc phân tích này - Do mô hình PD mới được
phải được văn bản hóa và lưu trữ xây dựng nên Vietcombank
đầy đủ. chưa thực hiện việc kiểm
định này.
3.4 Sử dụng - Xếp hạng nội bộ, các ước lượng Do hệ thống CR hiện tại
. các xếp về vỡ nợ, tổn thất phải đóng vai mới thực hiện phân nhóm
hạng nội trò trọng yếu trong việc phê khách hàng, chưa tính được
bộ duyệt tín dụng, quản lý rủi ro, PD nên kết quả xếp hạng từ
132

TT Nội dung Yêu cầu của Basel II Hiện trạng Vietcombank


phân bổ vốn nội bộ, và quản trị
doanh nghiệp. Nếu hệ thống xếp
hạng và ước lượng các tham số
rủi ro được thiết kế và áp dụng
chỉ nhằm mục đích đáp ứng tiêu
chuẩn IRB và chỉ được sử dụng
hệ thống hiện tại của
để cung cấp dữ liệu đầu vào IRB
Vietcombank mới chỉ được
thì sẽ không được chấp nhận;
sử dụng như là một trong
- Các ngân hàng dự kiến áp dụng
nhiều căn cứ để phê duyệt
phương pháp AIRB phải thực
tín dụng, chứ chưa được áp
hiện lưu trữ lại việc sử dụng các
dụng cho các hoạt động
thông tin xếp hạng nội bộ, và
khác như định giá khoản
chứng tỏ rằng việc ước tính và sử
vay, quản lý hạn mức.
dụng các tham số LGD, EAD đáp
ứng các tiêu chuẩn tối thiểu đối
với việc tự ước tính LGD, EAD
trong ít nhất 3 năm trước khi
được công nhận đáp ứng tiêu
chuẩn của phương pháp AIRB.
3.5 Quản trị Quản trị ngân hàng: Hệ thống CR hiện tại:
. ngân hàng - Quy trình xếp hạng và ước lượng - Các công việc liên quan đến
và giám sát tham số rủi ro phải được hội đồng thiết kế, quản lý hệ thống
quản trị (hoặc ủy ban được chỉ định) CR hiện tại do phòng CSTD
và Ban điều hành phê duyệt; đầu mối thực hiện;
- Ban lãnh đạo cấp cao phải hiểu - Chưa có bộ phận độc lập
rõ cấu trúc và vận hành của hệ trong ngân hàng thực hiện
thống xếp hạng, và đảm bảo hệ rà soát mô hình.
133

TT Nội dung Yêu cầu của Basel II Hiện trạng Vietcombank


thống hoạt động phù hợp.
Kiểm soát rủi ro tín dụng:
Ngân hàng phải thiết lập một bộ
phận kiểm soát rủi ro tín dụng độc
lập (với bộ phận khởi tạo tín dụng)
có trách nhiệm thiết kế, vận hành hệ
thống xếp hạng nội bộ và phát triển,
kiểm định các mô hình xếp hạng.
Kiểm toán nội bộ và độc lập:
Kiểm toán nội bộ hoặc một bộ
phận độc lấp tương đương thực
hiện rà soát định kỳ tối thiểu hàng
năm hoạt động của hệ thống xếp
hạng, trong đó bao gồm cả việc
ước tính PD, LGD, EAD. Toàn bộ
công việc rà soát phải được văn
bản hóa và lưu trữ.
Nguồn: Báo cáo triển khai basel II của Vietcombank
15.

16. 2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói
riêng theo tiêu chuẩn BASEL II tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm gần đây, sau khi phải đối mặt với những rủi ro lớn gây tổn
thất nặng nề cho ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng đang xảy ra với tần suất
khá cao với giá trị lớn, các NHTM Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng
đã chú trọng nhiều hơn đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh và
134

dần áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước quốc tế Basel II vào hoạt
động quản trị rủi ro của mình.
Sau nhiều lần ban hành và sửa đổi các quy định về đảm bảo an toàn trong
hoạt động của ngân hàng như: Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN quy định về các tỷ
lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Quyết định
296/1999/QĐ-NHNN quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng; Quyết
định 457/2005/QĐ-NHNN quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của
Tổ chức tín dụng phù hợp với Hiệp ước Basel I ; Quyết định số 493/2005/QĐ-
NHNN quy định về phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro theo Hiệp ước Basel II;
Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định giới hạn tín dụng của Tổ chức tín dụng
với một nhóm khách hàng; Thông tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/10/2010
về Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín
dụng;Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thì tại Vietcombank khi áp dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín
dụng đã đạt được những kết quả thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Theo quy định trong Trụ cột 1 của Hiệp ước Basel II, các ngân hàng phải
đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro
thị trường là 8% dựa trên cơ sở vốn cấp 1, vốn cấp 2. Trong đó, các phương pháp
đánh giá rủi ro của Basel II cũng phức tạp hơn so với Basel I, nhưng chính xác hơn
do đánh giá dựa trên nhiều cơ sở.
Trong những năm qua, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Vietcombank đều cao
hơn mức quy định của ngân hàng nhà nước và vượt tiêu chuẩn quy định của Basel
II. Trong giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ an toàn vốn của Vietcombank (Bảng 2.1) đều
vượt xa mức 8% quy định của Basel II và 9% quy định của NHNN. Đây là kết quả
đáng mừng trong công tác quản trị rủi ro của Vietcombank. Tỷ lệ an toàn vốn cao thể
hiện năng lực tài chính của Vietcombank tương đối mạnh và ổn định trong thời gian
qua, phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Basel II. Tuy nhiên, quy định về cách tính
135

tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Vietcombank gần như chỉ mới đáp ứng được chuẩn mực
an toàn vốn tối thiểu của hiệp ước Basel I, chủ yếu hướng đến các hoạt động quản trị
rủi ro tín dụng (theo cách tính của Basel I), chưa đề cập nhiều đến rủi ro hoạt động và
rủi ro thị trường và cũng chưa ứng dụng các phương pháp của Basel II.
Thứ hai: Chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản
Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng trên (Bảng 2.4) có thể thấy trong những
năm qua, Vietcombank luôn kiểm soát tốt tình nợ quá hạn ở mức độ cho phép và vượt
kế hoạch đặt ra. Đây là một trong những điểm mạnh trong công tác quản trị rủi ro tín
dụng của Vietcombank. Cũng qua các phân tích thực trạng trên cho thấy tình hình nợ
xấu của Vietcombank là ở mức thấp nhất so với các ngân hàng thương mại khác. Như
vậy có thể khẳng định thêm một lần nữa trong những năm qua, Vietcombank đã kiểm
soát tương đối tốt tình hình nợ xấu của mình và đạt được yêu cầu đặt ra của NHNN
cũng như các chỉ tiêu kế hoạch mà Vietcombank đã đặt ra. Qua việc phân tích rủi ro
tín dụng tại Vietcombank có thể đánh giá Vietcombank đã kiểm soát tương đối tốt rủi
ro tín dụng so với các ngân hàng khác. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro đều ở mức độ cho
phép và thấp hơn với những chỉ tiêu kế hoạch của ngân hàng.
Thứ ba: Mức dự phòng rủi ro và tổn thất rủi ro
Theo tiêu chuẩn của Basel II thì công tác phân loại, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro là việc làm cần thiết đối với các ngân hàng nhằm chủ động
được các rủi ro có thể xảy ra. Hiện tại Vietcombank đã thực hiện rất tốt công tác
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Cụ thể như sau:
* Về công tác phân loại nợ, tính toán dự phòng rủi ro: Ít nhất mỗi quý một
lần, các chi nhánh của Vietcombank thực hiện phân loại nợ và tính toán số tiền phải
trích lập dự phòng rủi ro. Số liệu lấy đến thời điểm ngày làm việc cuối tháng (đối
với phân loại nợ theo tháng) hoặc ngày cuối quý (đối với phân loại nợ theo quý).
Thời gian phân loại nợ hoàn thành trong 10 ngày đầu của tháng kế tiếp. Riêng đối
với quý IV, chi nhánh lấy số dư tại thời điểm cuối ngày 30 tháng 11 để phân loại nợ
và tính toán số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho cả năm tài chính, hoàn thành trước
ngày 10 của tháng 12. Đối với các khoản nợ xấu, hàng tháng các chi nhánh phải
136

thực hiện việc phân loại nợ, phân tích và đánh giá lại khả năng trả nợ của từng
khách hàng để có biện pháp thu hồi.
* Về việc trích lập dự phòng rủi ro: Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực
hiện hàng quý để hình thành nguồn tập trung tại Trụ sở chính của Vietcombank.
Trên cơ sở kết quả kinh doanh, tình hình phân loại nợ và tính toán số tiền phải trích
dự phòng rủi ro của các chi nhánh theo quy định này, Tổng giám đốc xác định số dự
phòng phải trích hàng quý để trích lập và phân bổ chi phí trích lập dự phòng rủi ro
cho từng chi nhánh. Những chi nhánh chưa trích đủ dự phòng rủi ro theo kết quả
phân loại nợ, căn cứ vào số dự phòng còn phải trích, Tổng giám đốc phân bổ tiếp số
chi phí dự phòng còn thiếu cho chi nhánh. Đối với chi nhánh đã trích vượt số dự
phòng phải trích sẽ được hoàn trả phần dự phòng trích thừa trong quý kế tiếp.
Thứ tư: Hoạt động thanh tra giám sát
Hoạt động thanh tra giám sát đã được Vietcombank chú trọng. Nhận thức
về vai trò của các Phòng/Ban kiểm tra nội bộ đã thay đổi: Trước đây cán bộ ngân
hàng thường coi Phòng/Bộ phận thanh tra giám sát như là bộ phận luôn "bới bèo
ra bọ" gây cản trở hoạt động ngân hàng. Ngày nay, quan niệm này đã thay đổi,
cán bộ ngân hàng đã hiểu rằng việc làm của bộ phận thanh tra, giám sát không
những giúp ngăn chặn kịp thời các rủi ro/tổn thất cho ngân hàng, đảm bảo lợi
ích kinh doanh của toàn bộ ngân hàng trong đó có bản thân mình mà còn giúp cho
chính mình tránh được các rủi ro trước pháp luật. Do nhận thức được như vậy nên
nhìn chung sự phối hợp, hợp tác giữa bộ phận thanh tra, giám sát với bộ phận kinh
doanh tác nghiệp trong ngân hàng luôn diễn ra chặt chẽ, tạo điều kiện tốt cho nhau
làm việc, góp phần quyết định đến kết quả và chất lượng thanh tra giám sát.
Hoạt động thanh tra, giám sát tại Vietcombank không chỉ giới hạn trong
phạm vi hoạt động tín dụng như trước đây mà còn mở rộng sang các mảng hoạt
động khác như ngân quỹ, tin học, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ,... Phương
pháp thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng được thực hiện sâu hơn, thực tiễn
hơn thông qua việc kiểm tra thực tế thường xuyên hơn, không chỉ kiểm tra sau khi
137

sự việc đã xảy ra mà kiểm tra ngay trong quá trình thực hiện cung ứng sản phẩm
đến khách hàng.
Trình độ và năng lực làm việc của cán bộ kiểm toán nội bộ không ngừng
được nâng cao thông qua việc các ngân hàng đã chú trọng tuyển chọn cán bộ có
năng lực và có kinh nghiệm làm việc từ các bộ phận trong ngân hàng về làm công
tác kiểm tra nội bộ. Mặt khác, công tác đào tạo lại các cán bộ kiểm toán nội bộ
cũng được chú trọng hơn, tạo điều kiện để cán bộ được tiếp xúc và cập nhật thường
xuyên các nghiệp vụ/sản phẩm mới trong ngân hàng.
Thứ năm: Công tác công bố thông tin
Công tác công bố thông tin theo nguyên tắc thị trường tại Vietcombank đã
được thực hiện đều đặn và minh bạch hơn. Trong mấy năm gần đây, trước yêu cầu
của NHNN về việc phải đảm bảo số liệu báo cáo đầy đủ hơn, chính xác hơn và
kịp thời hơn, hơn nữa do yêu cầu của chính các NHTM về việc phải có thông tin
đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm phục vụ tốt công tác quản lý điều hành,
công tác báo cáo thống kê tại Vietcombank đã được thực hiện một cách bài bản hơn,
đều có bộ phận chuyên trách tổng hợp báo cáo thống kê theo cả ngành dọc và ngành
ngang. Ngoài ra Vietcombank còn thể hiện sự quan tâm hơn đến công tác báo cáo
thống kê thông qua việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm
công tác báo cáo thống kê, tăng chi phí đầu tư máy móc công nghệ, không ngừng cải
tiến hệ thống mẫu biểu báo cáo nhằm đảm bảo đủ chỉ tiêu báo cáo theo yêu cầu, thay
đổi quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý tốt nhất chất lượng thông tin trên hệ thống
(tách độc lập bộ phận tác nghiệp số liệu trên hệ thống)…
Bên cạnh việc chú trọng quản lý số liệu báo cáo thống kê, Vietcombank
trong thời gian qua đều tập trung đầu tư công nghệ mới, tận dụng tối đa khả
năng khai thác số liệu từ hệ thống, tăng tỷ trọng tổng hợp số liệu báo cáo thống kê
một cách tự động, giảm khối lượng công việc làm bằng tay… Vì vậy, số liệu báo
cáo thống kê phản ánh chính xác hơn tình hình thực tế, hỗ trợ công tác quản lý
điều hành một cách có hiệu quả hơn.
138

Ngoài ra, Vietcombank cũng đã và đang thực hiện hiện đại hóa ngân hàng,
mua phần mềm hiện đại của nước ngoài, qua đó:
(i) Tổ chức được hệ thống kế toán tập trung, xử lý giao dịch trực tuyến trong
toàn hệ thống, trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm tiện ích;
(ii) Thông tin kế toán – thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác hơn đã giúp cho việc
quản trị tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn.
Xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng đồng bộ
- định hướng chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách tín dụng khung và kế hoạch
phát triển tín dụng đã được thể hiện trong Sổ tay tín dụng; Khung chính sách tín
dụng được ban hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn tín dụng và thẩm
quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy định đồng
tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định
cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định miễn, giảm lãi...; Các quy trình
nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu
hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý
cho vay trên hệ thống INCAS, quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng; Ngoài ra,
để ứng xử kịp thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, còn có các
văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.
Thứ sáu: Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng được hình thành
Đứng trên giác độ quản lý rủi ro tín dụng, có thể thấy mô hình tổ chức cấp tín
dụng của Vietcombank có bước tiến đáng kể. Vietcombank đã chuyển đổi mô hình
tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo
tính chuyên nghiệp, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó
chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với
chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng);
thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản
lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra,
giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới
139

cơ cấu tổ chức đã mang lại những một số kết quả khả quan về chất lượng tín dụng
như đã đề cập ở trên.
Trong thời gian qua, bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng đã mang lại nhiều đóng
góp chung cho hoạt động tín dụng như tham mưu cho Ban lãnh đạo về định hướng
tín dụng chung cũng như cụ thể tại từng chi nhánh, đánh giá, nắm bắt những diễn
biến có lợi cũng như cảnh báo các nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bảo đảm
cho hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển theo đúng định hướng đã đề ra
như: cảnh báo trong cho vay, nhận tài sản bảo đảm, cấp tín dụng đối với các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, định hướng tín
dụng đối với các doanh nghiệp điện, xi măng, thu mua, chế biến điều, cá tra, cá ba
sa…Danh mục tín dụng, danh mục tài sản bảo đảm cũng được bộ phận này thường
xuyên phân tích trên cơ sở khai thác thông tin, số liệu dư nợ cho vay, bảo lãnh từ hệ
thống ngân hàng lõi để kịp thời tham mưu cho Ban điều hành các chỉ đạo tín dụng
kịp thời, có định hướng cụ thể đối với một số ngành kinh tế chiếm tỷ lệ dư nợ cho
vay lớn. Các trường hợp vi phạm quy định về lãi suất, mức ủy quyền phán quyết
hoặc cấp tín dụng đã được chấn chỉnh, cảnh báo kịp thời. Việc phân cấp thẩm
quyền quyết định tín dụng dựa trên cơ sở khách quan về khả năng và chất lượng tín
dụng thực tiễn cũng như tiềm năng phát triển tín dụng đã đi vào nề nếp, góp phần
duy trì, phát triển hoạt động tín dụng một cách an toàn, hiệu quả.
Thứ bảy: Đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng
nội bộ
Vietcombank là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện xây dựng
mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế,
đặc điểm kinh doanh của mình theo tinh thần Quyết định 493 của NHNN. Tính tới
thời điểm này, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên hiện nay xây dựng xong hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đánh giá chung của NHNN là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của
Vietcombank được xây dựng theo một kết cấu chặt chẽ, khoa học. Hệ thống được
tin học hoá thành chương trình phần mềm chấm điểm, xếp hạng khách hàng và
140

được triển khai thống nhất trong toàn hệ thống của Vietcombank, hạn chế tối đa tác
động chủ quan của người trực tiếp thực hiện xếp hạng. Theo đánh giá của đơn vị tư
vấn Erns & Young, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank đảm bảo
được các tiêu chuẩn đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng; xác định phân hạng
khách hàng một cách chi tiết và cụ thể, phản ánh đúng chất lượng tín dụng của ngân
hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, khách hàng được chấm điểm và xếp
hạng tín dụng được chia thành ba nhóm: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá
nhân và các tổ chức tài chính. Trong đó, phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng
doanh nghiệp là cốt lõi. Khách hàng doanh nghiệp được phân loại theo các
ngành nghề/lĩnh vực khác nhau và quy mô doanh nghiệp. Khách hàng cá nhân
được phân chia thành 2 loại là cá nhân tiêu dùng và cá nhân kinh doanh chấm
điểm các chỉ tiêu tài chính tương tự như quy định tại Quyết định số 57/2002/QĐ-
NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, khách hàng còn được đánh giá trên
các chỉ tiêu phi tài chính gồm: lưu chuyển tiền tệ, năng lực và kinh nghiệm
quản lý, uy tín trong giao dịch với ngân hàng, môi trường kinh doanh và các đặc
điểm hoạt động khác của doanh nghiệp. Hơn nữa, hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ cũng giúp Vietcombank phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tiêu
chuẩn quốc tế, phản ánh một cách tổng quan và đúng bản chất về tình hình chất
lượng tín dụng của khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.
2.3.2. Những hạn chế
Theo đánh giá chung, các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ gặp không ít
khó khăn và thách thức khi dự thảo Hiệp ước Basel II được chính thức thông qua.
Thật vậy, khi bước đầu áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại
Vietcombank đã bộc lộ những hạn chế sau:
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ liên quan đến công tác quản
trị rủi ro tín dụng; công tác thanh tra kiểm soát và công bố thông tin c ủ a
Vietcombank chưa thực sự hợp lý dẫn đến chồng chéo, không phân định rõ ràng
trách nhiệm:
141

Có thể đánh giá quy trình hoạt động tín dụng tại một số NHTM nói chung và
tại Vietcombank nói riêng chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tối thiểu để quản trị rủi
ro. Chẳng hạn, chưa có sự phân tách chức năng rõ ràng giữa bộ phận giao dịch khách
hàng (front office) với bộ phận thẩm định lại, theo dõi khách hàng, xử lý giao dịch
(back office). Tại hầu hết các ngân hàng, cán bộ tín dụng làm nhiệm vụ tiếp xúc với
khách hàng cũng làm cả việc theo dõi sau cho vay và phân tích tình hình tài chính
của khách hàng sau cho vay. Điều này làm mất tính khách quan, dễ dẫn đến móc
ngoặc, lợi dụng giữa khách hàng và cán bộ tín dụng.
Mô hình tổ chức Trụ sở chính - Chi nhánh cấp 1 - Chi nhánh cấp 2 là một
mô hình phân tán, không phù hợp với bản chất hoạt động ngân hàng. Các chi nhánh
cấp tỉnh được quyền thẩm định dự án và quyết định tín dụng ngay tại chi nhánh, dẫn
đến thiếu chuyên môn hoá. Chức năng quản lý, giám sát của Trụ sở chính không
phát huy hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện phương tiện liên lạc, truyền thông, viễn
thông và hạ tầng cơ sở của Việt Nam còn chưa phát triển. Nghiên cứu các mô hình
tổ chức của các NHTM nước ngoài cho thấy các NHTM này tập trung hoá chức
năng về các trung tâm theo khu vực, và các chi nhánh hoàn toàn làm nhiệm vụ của
bộ phận quan hệ khách hàng. Toàn bộ công tác thẩm định, định giá, theo dõi sau
cho vay, xử lý nợ... được thực hiện tại các trung tâm với số lượng cán bộ lớn, có
trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm và kiến thức sâu, rộng về các ngành hàng, ngành
kinh tế. Ngay tại trung tâm đó, cũng chia thành tối thiểu 3 bộ phận quản lý một
khoản tín dụng: bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định và quyết định tín
dụng, bộ phận quản lý nợ xấu và thu hồi nợ. Trong ngân hàng chưa có phòng
chuyên về quản trị các loại rủi ro cá biệt. Các phòng khách hàng đồng thời phụ
trách luôn công tác theo dõi, rà soát, phê duyệt. Việc phân định trách nhiệm
trong Ban Điều hành không hợp lý, thể hiện nhiều trường hợp một thành viên
trong Ban Điều hành vừa phụ trách hoạt động kinh doanh (ví dụ: tín dụng, đầu
tư…), vừa phụ trách công tác quản trị rủi ro hoặc kiểm tra kiểm soát nội bộ. Đây
cũng chính là tồn tại khiến hoạt động kiểm tra, kiểm soát còn chồng chéo, chưa rõ
ràng trách nhiệm của các bộ phận liên quan.
142

Thứ hai, các quy định, chính sách về quản trị rủi ro tín dụng chưa đồng bộ
trong toàn hệ thống của Vietcombank.
Điều này thể hiện rõ nhất ở việc là: theo một đề án của NHNN Việt Nam do
Ngân hàng thế giới tài trợ, lúc đó các NHTM Việt Nam mới được yêu cầu xây dựng
sổ tay tín dụng sử dụng trong hoạt động cho vay, cầm cố, thế chấp. Tuy nhiên, các tài
liệu này ở nhiều nơi mang tính hình thức, không được coi là cơ sở cho mọi quyết định
tín dụng. Mặt khác, hầu hết các quy trình sau chưa có hoặc chưa đầy đủ, không mang
tính hệ thống tại các NHTM Việt Nam nói chung và tại Vietcombank nói riêng:
+ Quy trình về Thanh toán XNK và Tài trợ thương mại
+ Quy trình về Xử lý nợ tồn đọng và Thu hồi nợ
+ Quy trình về Kinh doanh ngoại tệ
+ Quy trình về Cân đối vốn (Banking book) và Đầu tư (Trading book)
+ Quy trình Rà soát, giám sát và kiểm toán (hay đảm bảo tuân thủ)
+ Quy trình thu thập, tổng hợp và công bố thông tin
Thứ ba, năng lực trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ
hiện đại.
Đây là một thực tế chung không chỉ của Vietcombank mà của toàn ngành
ngân hàng, Hầu như các kinh nghiệm, kiến thức về quản trị rủi ro nói chung, quản
trị rủi ro tín dụng nói riêng còn sơ khai. Hầu như các phương pháp quản trị rủi ro
như thống kê, lượng hoá, các công cụ như mô hình hoá, dự báo... sử dụng những
tham số kinh tế lượng (VAR, an-pha, bê-ta, độ lồi, tuyến tính...) chưa được áp dụng
tại bất kỳ NHTM nào. Các NHTM hiện nay đang đứng trước thách thức chảy
máu chất xám và thiếu nghiêm trọng về nhân lực trình độ cao. Tỷ lệ cán bộ có
trình độ đại học cao (từ 40% đến 70%) không có nghĩa là năng lực trong công việc
đủ đáp ứng yêu cầu, do khâu đào tạo tại các bậc đại học còn yếu kém, hơn nữa
trong bản thân ngân hàng không có chính sách đào tạo lại và đào tạo nâng cao.
Trong khi công nghệ thông tin đang ngày càng trở nên quan trọng và là động lực
hoạt động và phát triển của NHTM, số lượng cán bộ công nghệ thông tin có trình
143

độ sẵn sàng làm cho ngân hàng không phát triển, thậm chí còn giảm đi do chuyển
sang các công ty tin học, phần mềm có thu nhập cao hơn. Trong khi đó lại thiếu cơ
chế khuyến khích, động viên, thu hút, nuôi dưỡng nhân lực.
Thứ tư, công nghệ trang bị tại Vietcombank chưa đáp ứng được công tác
quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II.
Tính đến trước thời điểm năm 2005, hầu hết các NHTM vận hành và quản lý
hoạt động của mình trên những hệ thống phân tán, không tập trung. Dữ liệu không
được lưu trữ và xử lý đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh. Kể cả những ngân hàng
tiên tiến nhất về công nghệ trong đó có Vietcombank vẫn sử dụng những hệ thống
độc lập để quản lý các nghiệp vụ khác nhau. Tại Vietcombank, tiền gửi được quản
lý bằng chương trình SAMIS, kế toán và cho vay quản lý trong chương trình
MISAC... Từ năm 2005 đến nay, các NHTM này mới đầu tư một hệ thống ngân
hàng cốt lõi gồm những cấu phần chủ yếu như: Tiền gửi, cho vay, sổ cái, tài trợ
thương mại, ngân quỹ, thẻ..., tuy nhiên trình độ sử dụng còn thấp, vẫn phụ
thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài cung cấp giải pháp.
Thứ năm, hệ thống đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng chưa đáp ứng được
yêu cầu tiêu chuẩn của Basel II.
Hệ thống hỗ trợ đo lường, phân tích rủi ro tín dụng vẫn còn thiếu tính đồng bộ.
Hiện nay, Vietcombank mới chỉ có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi
ro của khách hàng, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:
Về hệ thống chỉ tiêu phân tích, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm
hoạt động riêng của mình. Hệ thống các chỉ tiêu chấm điểm đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có khác nhau. Tuy nhiên, trên thực
tế, hệ thống các chỉ tiêu hiện tại vẫn còn chưa phản ánh được những đặc thù trong
hoạt động của từng ngành riêng biệt.
Khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, bên cạnh đó lại chưa có các bộ
chỉ tiêu chuẩn vê từng ngành, do đó không đưa ra được các cảnh báo và định hướng
cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế
làm ăn kém hiệu quả. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng
144

do cán bộ tín dụng thường cho điểm không chính xác các chỉ tiêu đánh giá ngành
nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Phương pháp xếp hạng còn mang tính chủ quan, phương pháp đánh giá
hiện tại của Vietcombank đang áp dụng là phương pháp xếp hạng, trong đó cán
bộ tín dụng là người trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm đối với từng chỉ tiêu
đánh giá theo hướng dẫn cho điểm của Hội sở đã ban hành. Hiện tại một số chỉ tiêu
phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất định tính, dựa trên sự đánh
giá của cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý. Phương pháp này đòi hỏi cán bộ xếp
hạng tín dụng phải am hiểu được tất cả các nội dung đánh giá, thu thập đầy đủ
thông tin của khách hàng và đưa ra đánh giá mang tính chủ quan với các chỉ tiêu
này. Cơ chế xếp hạng này chủ yếu được thực hiện thủ công bởi các cán bộ tín dụng
và được lãnh đạo tín dụng phê duyệt nên kết quả chấm điểm và xếp hạng khách
hàng không đảm bảo tính chính xác cao, dễ bị can thiệp bởi người thực hiện, đồng
thời không tạo được cơ sở dữ liệu tích luỹ, phục vụ cho việc tính toán các tham
số rủi ro trong công tác quản lý rủi ro của Ngân hàng.
Ngoài ra, nguồn tin sử dụng trong công tác xếp hạng tín dụng tại
Vietcombank còn hạn chế do hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có thông tin về các chỉ
tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành nên việc phân tích xếp hạng tín dụng
các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chính bản thân
Vietcombank khi thực hiện xếp hạng tín dụng cũng phải tự tổng hợp số liệu từ các
khách hàng của mình, cộng thêm kinh nghiệm của các chuyên gia để đưa ra số liệu
chuẩn phục vụ cho việc đánh giá khách hàng. Các thông tin chuyên ngành mà các
cán bộ trực tiếp đánh giá xếp hạng thu thập từ nhiều nguồn: Internet, doanh nghiệp,
đối thủ cạnh tranh… Vietcombank chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin
có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho việc phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi
suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hệ thống chấm điểm khách hàng đang được sử dụng tại Vietcombank chưa
bao hàm các cấu phần rủi ro PD (xác suất không trả được nợ), LGD (tổn thất do
không trả nợ), EAD (điểm rủi ro tại điểm không trả được nợ) và M (kỳ hạn hiệu
145

quả). Khả năng lượng hoá rủi ro tín dụng của hệ thống này kém. Các hệ thống hiện
thời chưa thể cung cấp, đo lường khả năng dự báo của từng nhân tố rủi ro – thể hiện
qua các trọng số cũng như của cả mô hình - thể hiện qua xác suất không trả được nợ
của các khách hàng (PD), trong khi đó, theo thông lệ trên thế giới hiện đại, PD mới
chính là nền tảng để xếp hạng khách hàng. Mức độ rủi ro tín dụng tiềm ẩn không thể
lượng hoá, việc xếp hạng khách hàng vào các thang đã thiếu hẳn một cơ sở khách
quan rõ ràng, nhất quán với tính chính xác không được đảm bảo. Một khi rủi ro tín
dụng của ngân hàng không được lượng hoá dẫn đến hạn chế không thể thực hiện việc
kiểm định hiệu lực của hệ thống: (i) sau khi ứng dụng vận hành, bằng cách so sánh
PD ước lượng cho từng khách hàng và tỷ lệ vỡ nợ trung bình dài hạn thực tế các
khách hàng thuộc hạng đó (ii) theo những biến động không ngừng trong thực trạng
kinh doanh của các ngân hàng. Chính xuất phát từ việc thiếu hệ thống đo lường trên
mà chiến lược hoạt động, chính sách, thủ tục, quyết định tín dụng cũng như xác định
lãi suất cho vay của Vietcombank hầu hết đều mang tính chung chung, định tính,
chưa có căn cứ định lượng cụ thể nên chưa có tính khoa học, chính xác cao.
Mặt khác, theo quy định hiện hành thì phương pháp xác định rủi ro tín dụng của
Vietcombank hiện nay có sự khác biệt khá xa so với phương pháp xác định rủi ro tín
dụng của Basel. Vì vậy, tác giả không thể thực hiện được việc so sánh về số tuyệt đối. Cụ
thể, theo Hiệp ước Basel như đề cập tại chương I, rủi ro tín dụng được xác định chủ yếu
dựa trên hệ thống phân loại nợ nội bộ (Internal Ratings Based – IRB) với hệ thống chỉ
tiêu khá phức tạp nhằm đánh giá khả năng thu hồi nợ đối với từng khoản vay. Trong khi
đó, việc phân loại nợ của Vietcombank hiện nay vẫn dựa trên các thông số có tính bề
mặt như căn cứ chủ yếu vào số ngày gia hạn nợ và số ngày chuyển sang nợ quá hạn. Các
yếu tố định tính khác phản ánh đúng chất lượng và khả năng thu nợ của khoản vay như
tình hình tài chính của khách hàng, rủi ro trong kinh doanh của khách hàng, rủi ro phi tài
chính... đều chưa được đưa vào hệ thống cho điểm tín dụng của Vietcombank.
Như vậy, có thể thấy Vietcombank vẫn chưa thực sự đủ điều kiện tốt cho
việc áp dụng các phương pháp tiếp cận mới đối với rủi ro tín dụng theo Hiệp ước
146

Basel II và có thể thời gian để Vietcombank áp dụng thực tế sẽ còn dài so với lộ
trình dự kiến của Ngân hàng Nhà nước là tháng 6/2016.
2.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo
tiêu chuẩn Basel II của Vietcombank
2.3.2.1. Nguyên nhân thuộc về nội dung của Hiệp ước Basel II
 Nội dung Basel II quá phức tạp
Một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc tiếp cận các quy tắc trong
hiệp ước Basel (kể cả phiên bản I và II) chính sự khác biệt về ngôn ngữ. Ngôn
ngữ được thể hiện trong hiệp ước Basel là tiếng Anh, hoàn toàn chưa có một tài
liệu nghiên cứu hoặc dịch thuật chính thức nào về hiệp ước Basel bằng tiếng
Việt. Vì vậy, cho dù rất nhiều chuyên gia quản lý ngân hàng muốn tiếp cận
nhưng cũng rất khó khăn. Mỗi văn bản ban hành từ Ủy ban Basel kể cả là văn
bản chính thức lẫn những văn bản bổ sung hướng dẫn thi hành đều có độ dài từ
400 đến hơn 500 trang giấy, những thuật ngữ được sử dụng cũng thật sự không
dễ hiểu, là những từ mới và từ khó. Ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các văn bản
của Basel với nhiều công thức tính toán phức tạp, chưa gần gũi với tình hình
thực tế trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cùng là lý do để các
chuyên gia chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu.
Mặt khác, một trong những khó khăn đối với việc vận dụng các phương
pháp của Basel II vào hệ thống ngân hàng Việt Nam chính là độ phức tạp của
mỗi phương pháp. Sự phức tạp này thể hiện ở cả trong cách tính toán và vận
dụng lẫn trong việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý khách hàng.
Đối với phương pháp được coi là đơn giản và dễ áp dụng nhất là phương pháp
chuẩn thì mỗi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng cũng phải được lưu trữ thông
tin đầy đủ nhằm phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm khách hàng đó. Như vậy sẽ có
rất nhiều hệ số rủi ro được áp dụng cho mỗi khách hàng với từng loại giao dịch khác
nhau. Thực tế, mỗi ngân hàng có đến vài trăm ngàn khách hàng, mỗi khách hàng lại có
vài trăm giao dịch các loại, vấn đề tính toán nhu cầu vốn tối thiểu cho hoạt động của
ngân hàng thực sự trở thành một bài toán không đơn giản. Đối với hai phương pháp
147

còn lại là IRB cơ bản và IRB nâng cao thì hai phương pháp này là quá phức tạp. Các
công thức tính toán hệ số rủi ro là những công thức dựa trên toán học phức tạp bao
gồm toán thống kê, xác suất và kinh tế lượng.
 Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn
Một trong những khó khăn ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng Basel II
vào hệ thống giám sát và quản trị rủi ro của Vietcombank đó chính là chi phí vận
hành theo toàn bộ chuẩn mực của Basel II quá lớn. Đối với các ngân hàng quốc tế
lớn, họ đã áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro gần tương thích với Basel II và có thể tiết
kiệm chi phí thông qua quy mô hoạt động. Đối với các nước đang phát triển, nhiều
ngân hàng của các nước mới nổi sẽ gặp khó khăn, vì việc chuyển sang Basel II là rất
tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí cố định liên quan đến
việc nâng cấp ngân hàng. Đây là một thách thức lớn đối với hệ thống tài chính Việt
Nam. Theo ước tính, các NHTM cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu USD, tương đương
với 160 tỷ đồng Việt Nam, khoảng 15% vốn điều lệ của các NHTM cổ phần. Trong
khi đó, nếu là ngân hàng cỡ lớn thì chi phí vận hành hệ thống Basel này có thể lên
đến 200 triệu USD, tương đương với 3.200 tỷ đồng Việt Nam, cao hơn mức vốn
pháp định của các NHTM Nhà nước theo nghị định 141 của Chính phủ.
 Yêu cầu của Basel II về vốn khá cao
Hiệp ước Basel II nhằm điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn ngân hàng
hoạt động trên phạm vi nhiều quốc gia, vì vậy yêu cầu an toàn vốn là một trong
những mục tiêu đặt ra hàng đầu đối với những ngân hàng này. Vốn này nhằm giảm
thiểu đến mức tối đa khả năng xảy ra vỡ nợ đối với các ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ vốn
an toàn tối thiểu trong Basel II vẫn giữ mức 8% nhưng trên thực tế, các ngân hàng
phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basle I bởi các ngân hàng phải
bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Điều này sẽ
cực kỳ bất lợi cho Vietcombank cũng như các NHTM Việt Nam vì rủi ro hoạt động
cũng như rủi ro thị trường thấp hơn các ngân hàng quốc tế lớn bởi phạm vi hoạt
động của các ngân hàng tương đối hẹp.
2.3.2.2. Nguyên nhân trong nội tại Vietcombank
148

* Chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện Basel II


Theo quy định trong hiệp ước Basel II, các NHTM được lựa chọn một trong
ba phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng và tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo từng
phương pháp với sự đồng ý của cơ quan giám sát và phù hợp với năng lực hiện tại
của từng ngân hàng. Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản nào
hướng dẫn về việc thực hiện một trong ba phương pháp này cho các NHTM hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam.
* Vietcombank chưa đáp ứng điều kiện của Basel II
Để ứng dụng được các phương pháp Basel II như phương pháp IRB cơ bản
thì Vietcombank phải ước tính được xác suất vỡ nợ (PD), thiệt hại do vỡ nợ (LGD)
dựa trên các đặc điểm về điều kiện tài chính, tài sản đảm bảo, năng lực hoạt động. Còn
đối với phương pháp IRB nâng cao thì ngoài hai yếu tố này ra, Vietcombank còn cần
ước tính được giá trị đáo hạn hiệu dụng M, và giá trị hoạt động khi vỡ nợ EAD. Và
những thông tin như vậy chỉ có thể tận dụng cùng với dữ liệu quá khứ để ước tính yêu
cầu vốn cho các khoản vay đặc biệt và toàn bộ danh mục cho vay của ngân hàng. Mặc
dù Vietcombank đã có hệ thống quản trị rủi ro tín dụng riêng cho mình và nếu cần thiết
thì điều chỉnh cho phù hợp với phương pháp nâng cao nhưng để phát triển và sử dụng
được một hệ thống quản trị rủi ro hiện đại thì có rất ít ngân hàng lớn trên thế giới đủ
khả năng làm được điều này, đó là một bài toán khó cả về chi phí thực hiện lẫn hệ
thống thông tin hỗ trợ và năng lực quản trị của Vietcombank.
* Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu
Theo các điều khoản và điều kiện về việc ứng dụng phương pháp IRB, Ủy
ban Basel yêu cầu sự duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về các khách
hàng vay của mình theo đặc điểm, các xếp hạng, quy trình quản lý, hạng mức tín
nhiệm… đạt được những tiêu chuẩn khắt khe này là một việc làm hoàn toàn
không dễ với Vietcombank và các NHTM Việt Nam hiện nay.
Đặc biệt là khi muốn sử dụng được phương pháp IRB thì Vietcombank phải
duy trì thông tin về xếp hạng tín nhiệm trong lịch sử của khách hàng bao gồm điểm số,
ngày xếp hạng phương pháp xếp hạng và các thông tin quan trọng được sử dụng cho
149

việc xếp hạng, người chịu trách nhiệm xếp hạng. Việc xác định người vay và các công
cụ đã vỡ nợ, tần suất xuất hiện và chu kỳ xuất hiện của những kiểu vỡ nợ giống nhau
cũng cần được duy trì trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngân hàng.
* Nguồn nhân lực
Một trong những khó khăn khi xem xét việc ứng dụng hiệp ước Basel II
vào công tác quản trị rủi ro tại Vietcombank đó chính là sự thiếu hụt nguồn nhân
lực chất lượng cao. Đây là vấn đề chung không chỉ đối với Vietcombank mà còn
đối với tất cả các NHTM Việt Nam và kể cả đối với cơ quan giám sát NHTM như
Ngân hàng Nhà nước. Thông qua tìm hiểu những chuẩn mực Basel II, có thể
thấy rằng để nắm vững và vận dụng được các chuẩn mực này đòi hỏi các
chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, giám sát ngân hàng và nhân viên phụ trách
phải có một tầm hiểu biết nhất định, giỏi về ngoại ngữ lẫn kiến thức toán học và
kiến thức quản trị. Ngoài ra các kỹ năng phân tích, dự báo cũng là những kỹ năng
không thể thiếu. Đây thực sự là những yêu cầu cao đối với các chuyên gia ngân
hàng Việt Nam tại thời điểm này.
Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang cạnh tranh nhau rất lớn để có thể
giữ chân những chuyên gia giỏi, am hiểu trong lĩnh vực ngân hàng thông qua
việc ưu đãi về mức lương, thưởng và các hình thức khác như thưởng cổ phiếu, trang
bị nhà ở và phương tiện đi lại… Nhưng với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay
của hệ thống ngân hàng thì số lượng chuyên gia giỏi vẫn chưa đủ và cần một sự đào
tạo và bổ sung rất lớn. Ngoài ra, cũng có nhiều chuyên gia giỏi đang đảm nhiệm
những vị trí cấp cao trong các NHTM, nhưng do không có điều kiện hoặc không đủ
thời gian để được đào tạo và tiếp cận những kiến thức mới này nên cũng chưa có khả
năng vận dụng vào công việc thực tế. Hơn nữa, chi phí cho những khóa học với các
chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng thông thường là rất lớn,
đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của những người được đi học.
* Thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp
Không giống như cách đo lường theo kiểu “một cho tất cả” (“one – size – fits –
all”) của chuẩn mực vốn trong hiệp ước Basle I, hiệp ước Basel II dựa vào rất nhiều
150

yếu tố để có thể xác định được hệ số rủi ro cho từng khoản mục tài sản liên quan đến
từng nhóm đối tượng khác nhau, mà một trong những yếu tố này chính là kết quả xếp
hạng tín nhiệm đáng tin cậy của một tổ chức độc lập.
Hiện nay thực tế là mỗi NHTM Việt Nam đều đang từng bước xây dựng
một hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Tuy
nhiên việc xếp hạng này chủ yếu nhằm phục vụ quá trình thẩm định, ra quyết
định cho vay của ngân hàng, rất ít được chia sẻ thông tin hay phổ biến rộng rãi
bên ngoài, từ đó dẫn đến mạnh ngân hàng nào thì ngân hàng đó tự lo và kết quả
là đôi khi sự đánh giá còn mang nặng về yếu tố chủ quan, cảm giác hơn là khách
quan. Ngoài ra, nó còn dẫn đến những kết luận thiếu chính xác chỉ vì lý do là
thông tin không đầy đủ.
Ở Việt Nam, hiện tại có 3 tổ chức hoạt dộng trong lãnh vực xếp hạng tín
nhiệm nhưng vẫn chưa được quốc tế công nhận và vẫn chưa thực hiện đúng chức
năng của một tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm: (i) Trung tâm thông tin tín dụng của
Ngân hàng Nhà Nước (CIC) vừa có chức năng thu thập và cung cấp thông tin tín
dụng cho Ngân hàng nhà nước, các TCTD - đặc biệt là các NHTM và tổ chức cá
nhân khác, lại vừa thực hiện việc xếp loại tín dụng doanh nghiệp(theo Quyết định số
473/QĐ-NHNN ngày 28/4/2004). (ii) Công ty thông tin và xếp hạng doanh nghiệp
(C&R) - mới thành lập năm 2004, được tách ra từ công ty Giải pháp Việt Nam, là
doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các loại báo cáo tín nhiệm dựa
trên các tiêu chuẩn đánh giá của các tổ chức lớn trên thế giới như Standard & Poor’s,
Moody’s, Equifax, Jcr… (iii)Trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet (CRVC)
thuộc công ty phần mềm và truyền thông VASC, được ra đời vào ngày 4/6/2005. Các
đơn vị này vẫn chưa phải là tổ chức đánh giá tín nhiệm theo đúng nghĩa bởi lẽ hoạt
động chính vẫn chỉ là cung cấp các thông tin có liên quan tới các doanh nghiệp mà
chưa thực hiện nghiệp vụ đánh giá tín nhiệm theo chuẩn mực quốc tế. Trong số 3 đơn
vị nói trên, CRVC hiện đã phải tạm ngừng hoạt động do chưa nhận được sự quan tâm
đúng mức của các cấp chức năng và của thị trường.
151

Điều có thể nhận thấy rằng những tổ chức xếp hạng tín nhiệm này đều còn
rất non trẻ đối với một lĩnh vực cũng còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam, như vậy để
xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu thật sự đủ lớn, đa dạng, có chất lượng và
được chấp thuận rộng rãi thì sẽ phải mất một khoảng thời gian đáng kể. Đó là chưa
nói đến những tiêu chuẩn và hệ thống xếp loại của các tổ chức này đều đang tạm
thời sử dụng từ các tổ chức khác nhau chứ chưa thể xây dựng được một hệ thống
chỉ tiêu thống nhất cho Việt Nam, mà sự vay mượn này cũng sẽ ít nhiều gây khó
khăn trong việc áp dụng vào tính toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đánh giá chung, các ngân hàng Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn và
thách thức khi dự thảo Hiệp ước Basel II được chính thức thông qua. Basel II quy
định tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu gắn chặt chẽ với mức độ rủi ro của tài sản ngân
hàng. Bản thân mức độ rủi ro của tài sản còn tính đến nhiều yếu tố như độ tín
nhiệm của khách hàng, thời hạn khoản vay, độ tập trung của các khoản vay vào
một nhóm khách hàng nhất định. Tuy nhiên, phương pháp chuẩn hóa được đưa ra
trong Hiệp ước lại quá nhấn mạnh vai trò của cơ quan xếp hạng trong việc
phân loại rủi ro tài sản. Trong khi đó, kinh nghiệm cho thấy, các công ty lớn trong
ngành xếp hạng độ tín nhiệm có tương đối lớn số vụ xếp hạng không chính xác.
Một vấn đề nữa là việc hầu hết các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển
chưa được xếp hạng có thể dẫn tới tình trạng các công ty xếp hạng sẽ tiến hành chấm
điểm xếp hạng doanh nghiệp mà không xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp. Khi
đó, điểm xếp hạng sẽ do những công ty này cung cấp sẽ không chính xác do thông tin
về doanh nghiệp chưa đầy đủ và như vậy sẽ bất lợi cho doanh nghiệp.
Hiện nay mới chỉ có một số NHTM cổ phần quy mô lớn mới chú trọng
vào việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, trong đó có
Vietcombank. Một điều dễ nhận thấy trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các
ngân hàng chính là nhằm phục vụ nhiều cho việc thẩm định ra quyết định cho vay hơn
là phục vụ cho công tác quản trị rủi ro của ngân hàng trong khi đó nếu so sánh với hệ
thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng liên doanh đang hoạt động tại Việt
Nam như ngân hàng Việt Thái (Vinasiam) thì họ sẽ gắn liền trực tiếp giữa kết quả đánh
giá với dự phòng rủi ro và tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu.
152

Ở các nước có thị trường tài chính phát triển như Mỹ, Anh, Australia, việc
thuê các tổ chức định mức tín nhiệm cung cấp dịch vụ được các doanh nghiệp thực
hiện định kỳ như việc thuê kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Tuy nhiên, ở Việt
Nam do chi phí quá cao, nên hiện mới chỉ có BIDV thực hiện thuê tổ chức định mức
tín nhiệm quốc tế Quốc tế Moody’s để đánh giá các hệ số rủi ro trong hoạt động ngân
hàng và để minh bạch hóa thông tin. Sau BIDV, là Techombank cũng thuê Moody’s
xếp hạng tín nhiệm, còn Vietcombank thì không.
* Hạn chế về năng lực giám sát

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tuy chỉ mới gửi “tín hiệu” từ xa tới
thị trường tài chính Việt Nam nhưng đang đặt ra vấn đề rất thời sự, đó là năng
lực giám sát của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Giám sát tài chính ở Việt
Nam chưa hình thành một hệ thống mà đang được tiến hành riêng rẽ cho từng
lĩnh vực. Ngay cả việc giám sát riêng rẽ đó cũng nặng về giám sát tuân thủ hơn
là giám sát rủi ro. Trong khi đó, nói đến hệ thống tài chính là nói đến những rủi
ro có tính hệ thống, là những rủi ro trong từng lĩnh vực và rủi ro chéo từ lĩnh
vực này sang lĩnh vực khác. Và nếu hiểu theo nghĩa đó có thể thấy, hệ thống
giám sát tài chính của Việt Nam còn vô cùng sơ khai. Đó là về tổ chức.
Về kỹ thuật, cho đến giờ hoàn toàn chưa có một quy định chung nào về
giám sát hệ thống tài chính tổng quát. Mặc dù các chỉ tiêu giám sát từ xa theo
CAMELS đã bắt đầu được Thanh tra ngân hàng thuộc Ngân hàng trung ương áp
dụng nhưng đó mới chỉ là những chỉ tiêu mang tính định lượng và chỉ áp dụng
cho các NHTM cổ phần. Những giá trị chỉ dẫn của chỉ tiêu định lượng thường
rất hạn chế bởi những chỉ tiêu này dựa trên chuẩn kế toán Việt Nam và phải
căn cứ vào kết quả thống kê, mà kết quả thống kê thì phụ thuộc vào thời gian:
cuối quý, cuối năm... Trong khi đó, rủi ro thì đến từng ngày. Vì thế, ở Việt Nam
đang rất cần một hệ thống chỉ tiêu định tính. Ở các nước, ngoài hệ thống giám
sát tài chính công quyền còn có hệ thống định giá tài chính, xếp hạng tài chính của
các tập đoàn xếp hạng tài chính như Standard & Poor’s, Fitch Ratings...cũng đưa
ra những chỉ tiêu gần với hệ thống chỉ tiêu giám sát chung. Như vậy, thị trường có
đầy đủ các thông tin, kể cả thông tin về giám sát chung của Chính phủ cũng như
153

những thông tin về định giá hoặc thông tin về xếp hạng tín nhiệm của các công ty xếp
hạng độc lập và nó tạo ra một hệ thống giám sát tài chính tương đối toàn diện.
Về công nghệ, thực ra giám sát tài chính rất cần có công nghệ hiện đại, ít
nhất là phải có hệ thống thông tin quản lý (MIS) để có thể cập nhật thông tin từ cơ sở
đến cơ quan giám sát nhanh chóng và nhạy bén. Điều đó ở Việt Nam chưa làm được.
Ngân hàng Trung ương đang xây dựng hệ thống MIS hiện đại có tổng trị giá 70 triệu
USD nhưng phải đến năm 2012 trở đi thì mới có thể ứng dụng được. Hy vọng đến thời
điểm đó sẽ có hệ thống phần cứng, hệ thống data base để tiến hành được các phân tích
tài chính vĩ mô, cập nhật thông tin để phân tích, xác định rủi ro và đưa ra những cảnh
báo cho khu vực tài chính một cách nhanh chóng và chính xác.
Hiệp ước Basel II giao cho cơ quan quản lý ngân hàng được quyền xem
xét khả năng ứng dụng từng loại hệ thống đánh giá rủi để phân loại rủi ro tài sản
của TCTD. Trong thực tế, nếu như NHTW - cơ quan quản lý và giám sát hoạt động
ngân hàng không đủ trình độ để kiểm chứng hệ thống đánh giá rủi ro của các TCTD
có phù hợp hay không thì sẽ rất nguy hiểm cho hoạt động của toàn hệ thống ngân
hàng. Chẳng hạn như khi được sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ, nhiều TCTD
có thể quá lạc quan về triển vọng khách hàng của mình và không có các biện pháp
đối phó cũng như phòng ngừa thích hợp, dẫn đến khả năng vỡ nợ của khách hàng có
thể kéo theo sự vỡ nợ của ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung.
2.3.2.3. Nguyên nhân từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Cơ chế điều hành hoạt động tiền tệ, tỷ giá của NHNN Việt Nam dẫn đến
việc can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho
Vietcombank và các NHTM khác không chủ động trong việc thay đổi chính sách và
chiến lược kinh doanh.
- Mặc dù NHNN Việt Nam đã xây dựng được lộ trình cụ thể về thời gian áp
dụng Hiệp ước Basel II đối với các nhóm NHTM, nhưng lại chưa hướng dẫn chi tiết
về quy trình, điều kiện và tiêu chuẩn… trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro
ngân hàng theo Basel II.
154

- NHNN ban hành quá nhiều văn bản pháp quy liên quan đến việc ứng dụng
Basel II, tuy nhiên các quy định trong nội dung các văn bản đó chưa đồng bộ, còn
chung chung, không cụ thể theo đặc trưng của mỗi NHTM bắt buộc phải ứng dụng
Basel II vào công tác quản trị rủi ro. Do đó, Vietcombank cũng như các NHTM
khác khi thực hiện đã gặp nhiều khó khăn và mức độ hoàn thành và chất lượng chưa
tốt không đạt được như yêu cầu của NHNN đề ra. Chẳng hạn: đã có một số NHTM
đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tương đối khoa học. Tuy
nhiên, do NHNN không có quy định thống nhất cụ thể đối với hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ, do đó các NHTM nói chung và một số NHTM đã xây dựng hệ thống
này chưa đánh giá và khai thác hết vai trò, lợi ích của việc xây dựng hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ trong việc quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích
lập DPRR. Do các NHTM tự xây dựng theo một phương pháp riêng đã tạo ra sự
không thống nhất giữa các NHTM trong việc quản lý chất lượng tín dụng, phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
2.3.2.4. Một số nguyên nhân khách quan khác
- Hạ tầng viễn thông của Việt Nam còn ở mức thấp, chi phí cao dẫn đến hạn chế
tốc độ tự động hoá và số hoá trong giao dịch ngân hàng, không hỗ trợ được công tác
quản trị điều hành. Ví dụ: chi phí thuê một đường truyền dữ liệu bằng cáp quang của
một đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông từ một điểm giao dịch về trung tâm xử lý của
ngân hàng rất cao, thường là trên 10.000 USD/năm cho một đường truyền tốc độ 128
kps. Tại phần lớn địa phương vẫn phải sử dụng đường truyền Dial-up với tốc độ 56
kps, không đảm bảo tốc độ xử lý các giao dịch tài chính của ngân hàng.
- Số lượng các công ty cung cấp giải pháp, phần mềm phục vụ hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, từ các chương trình tác nghiệp đến hệ thống giải pháp
quản lý tại Việt Nam chưa nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu về công nghệ của các
NHTM. Phần lớn các giải pháp công nghệ trong ngân hàng hiện nay phải nhập từ
nước ngoài, dẫn đến tình trạng lệ thuộc và hạn chế khả năng cải tiến, mở rộng.
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến
hiện trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro nói chung
155

theo tiêu chuẩn Hiệp ước Basel II của Vietcombank hiện nay còn ở mức yếu kém.
Để khắc phục được những tồn tại đó, đòi hỏi phải có một nỗ lực mạnh mẽ từ bản
thân Vietcombank cũng như các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ, Ngân hàng
Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng khác để xây dựng một môi
trường tổng thể các yếu tố, điều kiện giúp Vietcombank và các NHTM Việt Nam
nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, đủ sức đối mặt với những thách thức cạnh tranh
từ bên ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 2 luận án đã tổng quan, phân tích đánh giá về tình hình hoạt động
kinh doanh và thực trạng RRTD của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Đồng thời bằng các số liệu, tài liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo, sổ tay tín
dụng của ngân hàng tác giả phân tích đánh giá thực trạng quản trị RRTD tham chiếu
theo Basel II. Để đánh giá thực trạng về quản trị RRTD theo Basel II được sát thực
hơn, tác giả đã khảo sát với một số nhà quản trị, cán bộ và nhân viên ngân hàng
chuyên trách trong lĩnh vực quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam về việc ứng dụng Basel II. Từ kết quả phân tích tác giả chỉ ra những mặt
đạt được, tồn tại, nguyên nhân của tồn tại trong việc quản trị RRTD theo Basel II.
Kết quả của nghiên cứu ở chương 2 làm căn cứ để tác giả đưa ra giải pháp khuyến
nghị cho ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong chiến lược quản trị
RRTD và được trình bày ở Chương 3 tiếp theo.
156
157

CHƯƠNG 3.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

17. 3.1. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn 2016 -2020
3.1.1. Định hướng và nhiệm vụ trọng tâm của Vietcombank giai đoạn 2016-2020
3.1.1.1. Định hướng phát triển của Vietcombank
Giai đoạn 2016 - 2020 nền kinh tế thế giới được dự báo có sự hồi phục rõ nét
hơn từ khu vực EU và các nền kinh tế đang phát triển ổn định trở lại do độ trễ của các
chính sách bình ổn và kích thích được thực thi trong năm 2016. Môi trường lãi suất
thấp vẫn được duy trì mặc dù FED từng bước tăng lãi suất; và nền kinh tế của Việt
Nam cũng được dự báo có sự tăng trưởng 6,7%-7,2%. Nhiều Hiệp định mậu dịch tự
do được đàm phán thành công, thu hút vốn đầu tư mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy tăng
trưởng. Lạm phát kỳ vọng tăng trưởng nhẹ ở dưới mức 5%. Chính sách tiền tề của
NHNN tập trung: Định hướng tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 18%-20%, kiểm
soát chất lượng tín dụng và giám sát chặt chẽ tái cơ cấu và an toàn hệ thống.
Với dự báo nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020, Vietcombank
đã xây dựng định hướng phát triển ngân hàng trong giai đoạn 2016 - 2020 với
phương châm Tăng tốc - Hiệu quả - Bền vững, với quan điểm chỉ đạo điều hành
Đổi mới - Kỷ cương trách nhiệm. Toàn hệ thống Vietcombank phấn đấu nỗ lực để
thực hiện thắng lợi và hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra: tín dụng tăng trưởng trên
17%, huy động vốn từ nền kinh tế trên 15%, tỷ lệ nợ xấu dưới mức 2,5%. Năm
2016, Vietcombank tiếp tục nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao nhất để
hiện thực hóa những mục tiêu kế hoạch đã đặt ra, tiếp tục có những bước đột phá,
ghi thêm những dấu ấn mới trong năm 2016 và thực thi chiến lược phát triển đến
năm 2020. Tất cả nhằm tạo ra những tiền đề vững chắc để đưa Vietcombank vững
bước trên con đường trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam và có vị thế trong khu
158

vực, được quản trị theo các thông lệ tốt nhất, xứng đáng với niềm tin của các cơ
quan quản lý, niềm tin và kỳ vọng của các nhà đầu tư, của hàng triệu khách hàng.
Định hướng chủ đạo Vietcombank là tiếp tục bám sát Chiến lược 2011- 2020
nhằm đưa Vietcombank phát triển nhanh quy mô, có chiều sâu, đi đôi với chất
lượng và hiệu quả làm trọng tâm, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong
quản trị. Các mục tiêu chính của Vietcombank giai đoạn 2016 - 2020 là: (i) Tiếp
tục củng cố và phát triển mạnh mẽ cơ sở khách hàng, gia tăng thị phần kinh
doanh; (ii) Kiểm soát tốt chất lượng tài sản; (iii) Đảm bảo an toàn hoạt động, duy
trì tốc độ tăng trưởng các mặt hoạt động cao hơn 2015; (iv) Đẩy mạnh triển khai
các dự án nâng cao năng lực quản trị, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.
3.1.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm của Vietcombank
Công tác khách hàng là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt: Phát triển khách
hàng bán buôn một cách chủ động, có tính hệ thống thông qua việc giữ ổn định và
từng bước gia tăng thị phần khách hàng truyền thống; phát triển khách hàng mới là
doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong các
ngành hàng/lĩnh vực có triển vọng tích cực. Chuyển hóa về chất trong phát triển sản
phẩm, chuẩn hóa qui trình đối với bán lẻ bằng việc rà soát sản phẩm dịch vụ, ban
hành sản phẩm mới, cạnh tranh không chỉ về giá mà còn qua tính năng của sản
phẩm cùng với việc đơn giản hóa về thủ tục và quy trình bán. Chú trọng tăng trưởng
mạnh các sản phẩm mũi nhọn như: Tín dụng thể nhân, ngân hàng điện tử, thẻ...;
Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bán lẻ đồng
thời đảm bảo nguồn vốn huy động từ dân cư.
Tập trung nguồn lực để thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý DPRR. Tiếp tục chỉ đạo
trực tiếp công tác xử lý nợ có vấn đề đối với các chi nhánh có nợ có vấn đề lớn; hỗ
trợ chi nhánh theo phương châm đổi mới, kỷ cương để xử lý, thu hồi nợ thông qua
việc áp dụng linh hoạt đồng thời các biện pháp thu hồi nợ khác nhau; tại các chi
nhánh có nợ xấu cao, nghiêm túc triển khai “Đề án ngân hàng tốt, ngân hàng xấu”,
đưa ra các chỉ tiêu cụ thể và đề xuất giải pháp, lộ trình triển khai đến năm 2017; xây
dựng phương án xử lý nợ cụ thể đối với từng khoản nợ; phát hiện sớm rủi ro của các
khoản nợ, áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý nợ phù hợp.
159

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vốn, ngoại tệ và tài trợ thương mại. Nỗ lực
duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường liên ngân hàng thông qua tham gia tích cực trên
thị trường tiền tệ liên ngân hàng để duy trì vai trò nhà tạo lập thị trường; tiếp tục giữ
vững vị trí số 1 trên thị trường ngoại hối và thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ.
Gia tăng thị phần thanh toán quốc tế, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển các khách
hàng ngành xuất nhập khẩu trọng điểm. Chủ động phát triển sản phẩm mới gắn với
phương thức thanh toán thị trường.
Tập trung triển khai đúng lộ trình các dự án nâng cao năng lực quản trị đặc
biệt là năng lực quản trị RRTD, triển khai sáng kiến trọng yếu. Tập trung triển khai 19
sáng kiến thuộc án CTOM (trong đó chú trọng 12 sáng kiến) nhằm chuyển biến cơ bản
công tác tín dụng. Triển khai 82 sáng kiến, trong đó chú trọng thực hiện 44 sáng kiến
thuộc Dự án Basel II nhằm chuyển đổi vững chắc công tác quản trị rủi ro. Tăng cường
công tác đào tạo/truyền thông, hoàn thiện công tác giao kế hoạch gắn với kết quả của
Dự án KPI. Triển khai dự án nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm toán nội bộ và chuyển
đổi chức năng kiểm toán nội bộ, nhằm xây dựng khung kiểm toán. Triển khai và áp
dụng công cụ phát hiện rủi ro và gian lận nhằm tăng cường việc giám sát từ xa.
Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức và phát triển mạng lưới. Thành lập thêm một
số chi nhánh và phòng giao dịch ở một số địa bàn giàu tiềm năng và đáp ứng điều kiện
của NHNN. Triển khai thành lập công ty tín dụng tiêu dùng, Công ty kiều hối, Công ty
AMA, mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm tra kiểm soát nội bộ. Kiện toàn
chức năng kiểm tra, kiểm toán, giám sát theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Triển khai
toàn diện, hiệu quả hiệu lực hoạt động của ban kiểm tra nội bộ.
Hoàn thiện và triển khai các quy trình quy chế nội bộ. Triển khai có hiệu quả
các quy định, quy chế về quản lý cán bộ, bộ tiêu chuẩn đạo đức...nhằm tạo động lực
cho VCB. Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện, ban hành các quy trình, quy chế về nghiệp vụ
vốn, bán lẻ, tín dụng, tài chính kế toán, Basel II...
Ngoài ra để đạt được kế hoạch theo định hướng phát triển giai đoạn 2016-
2020 và chiến lược giai đoạn 2011-2020, VCB còn đề ra các nhiệm vụ về công tác
160

đào tạo, công nghệ thông tin, rà soát và củng cố hoạt động của các công ty con, hiệu
quả đầu tư, rà soát công tác an sinh xã hội.
3.1.2. Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank theo
Basel II trong giai đoạn 2016 - 2020
Thực hiện yêu cầu thực tế về quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi
ro nói chung trong hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thực hiện các yêu cầu
trong công tác thực hiện hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng,
Vietcombank đã xây dựng những định hướng cụ thể cho hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020. Đây là một giai đoạn
quan trọng trong quá trình hoàn thiện việc áp dụng các quy trình quản trị rủi ro tín
dụng theo các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II.
3.1.2.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phù hợp
Vietcombank hiện nay đã đưa ra kế hoạch xây dựng chiến lược quản trị rủi
ro tín dụng của ngân hàng mình trong thời gian 5 năm. Chiến lược quản trị rủi ro
được đánh giá lại theo định kỳ hằng năm. Nội dung đánh giá lại chiến lược quản trị
rủi ro, đã nêu rõ đề xuất các sửa đổi chiến lược quản trị rủi ro (nếu có) và được gửi
cho Hội đồng quản trị của ngân hàng để lên kế hoạch xử lý. Các quyết định, hành
động không phù hợp, hành vi vi phạm với chiến lược quản trị rủi ro phải được báo
cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị. Đây là quy trình xây dựng chiến lược quản trị
rủi ro theo sát định hướng của NHNN và đáp ứng được tính linh hoạt và thiết thực
trong quá trình xây dựng, áp dụng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và
quản trị rủi ro nói chung trong hoạt động của ngân hàng.
Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank hiện nay bao gồm các
nội dung sau:
- Kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng bằng cách thiết lập hạn mức thanh
toán tương ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được đối với mỗi
khách hàng và đối với mỗi lĩnh vực địa lý, ngành nghề. Giám sát dư nợ liên quan
đến các hạn mức đã cấp.
161

- Thiết lập quy trình soát xét chất lượng tín dụng cho phép dự báo sớm
những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các bên đối tác dựa trên
các yếu tố định tính, định lượng.
- Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng được thiết lập thông qua hệ
thống xếp hạng tín dụng, trong đó mỗi loại khách hàng sẽ được xếp loại ở một
mức độ rủi ro khác nhau. Hệ thống xếp hạng tín dụng phải được sửa đổi, cập
nhật lại thường xuyên.
3.1.2.2. Xây dựng quy trình hoạt động ngân hàng hợp lý
Quy trình hoạt động của ngân hàng được xây dựng đáp ứng được yêu cầu
trong công tác quản lý chung cũng như quản trị rủi ro. Trong đó, đặc biệt đưa ra các
quy định, quy trình làm việc, biểu mẫu công việc bao gồm:
Về cơ cấu tổ chức:
- Xây dựng cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận có
chức năng quản lý rủi ro. Xây dựng quy trình, thực hiện và kiểm tra các phương
pháp giảm thiểu và kiểm soát rủi ro đối với các rủi ro trọng yếu.
- Cơ chế báo cáo rủi ro, các mẫu biểu báo cáo rủi ro, bao gồm cả các trường
hợp đột xuất khi có những diễn biễn, sự việc bất thường xảy ra. Quy trình giám sát
việc tuân thủ các hạn chế, giới hạn và tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo quy định
của NHNN. Quy trình đảm bảo sự phù hợp giữa hệ thống quản lý rủi ro với kế
hoạch kinh doanh.
- Đội ngũ nhân sự được đào tạo và bổ sung phù hợp với kế hoạch, định
hướng phát triển của ngân hàng trong tương lai. Nội dung đào tạo sát với thực tế
hoạt động và các quy định, quy trình trong hoạt động của ngân hàng.
Về cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ hoạt động quản trị rủi ro:
Một trong những yêu cầu quan trọng để đáp ứng hoạt động quản trị rủi ro là
hạ tầng công nghệ và trang thiết bị phục vụ hoạt động của nhân viên phụ trách quản
lý. Điểm đặc biệt là cần xây dựng hệ thống thông tin công khai, minh bạch giữa các
phòng ban, bộ phận, đảm bảo khả năng kiểm tra giám sát hiệu quả. Do đó, hệ thống
162

thông tin hiện đại, hệ thống kiểm soát nội bộ tiên tiến chính là mục tiêu xây dựng
của Vietcombank trong thời gian tới. Cụ thể, trong gian đoạn 2016-2020,
Vietcombank sẽ từng bước thay thể hệ thống công nghệ quản lý, áp dụng và sửa đổi
hệ thống quản lý mới để phù hợp nhất với nghiệp vụ và công tác quản lý tại ngân
hàng. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị, máy tính, thiết bị văn phòng cho toàn bộ hệ
thống phòng ban, điểm giao dịch trên toàn hệ thống. Đảm bảo phục vụ yêu cầu làm
việc của nhân viên ngân hàng. Với những cơ sở vật chất này, công tác quản trị rủi ro
cũng trở nên thuận lợi hơn khi toàn bộ hoạt động của hệ thống đều được giám sát
một cách chặt chẽ, đơn giản.
3.1.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động
ngân hàng.
Được sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Vietcombank, Ban kiểm tra kiểm soát nội
bộ, Phòng Kiểm toán nội bộ đã tiến hành mô tả, phân tích các yêu cầu cần kiểm soát,
bộ tiêu chí phục vụ công tác kiểm tra kiểm soát trên hầu hết các mặt hoạt động của
ngân hàng. Phối hợp với phòng INCAS thiết kế phần mềm giám sát nội bộ nhằm đáp
ứng tối ưu yêu cầu thực tế của công tác kiểm tra kiểm soát cũng như tiết kiệm được
chi phí do không phải mua một chương trình có các chức năng tương tự từ nước
ngoài. Sau thời gian nghiên cứu xây dựng của Phòng INCAS, về cơ bản đã hoàn thiện
các chức năng của phần mềm Sysmon và đưa vào sử dụng tại Trụ sở chính, các Văn
phòng đại diện và toàn bộ các chi nhánh Vietcombank, đây là bước thử nghiệm trên
quy mô lớn đầu tiên trước khi áp dụng phần mềm trong hoạt động của toàn bộ hệ
thống ngân hàng của Vietcombank trong tương lai. Chương trình Sysmon được đưa
vào sử dụng đã phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần quan trọng vào đổi mới công tác
giám sát nội bộ, hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống,…Một trong những yêu cầu
cấp bách của Ban lãnh đạo Vietcombank là xây dựng chương trình giám sát nội bộ
(Sysmon) nhằm đáp ứng mục tiêu hỗ trợ công tác quản trị điều hành, kiểm tra và
giám sát. Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ và Phòng quản lý & hỗ trợ Incas đã phối hợp
với các phòng nghiệp vụ chủ động, sáng tạo, nỗ lực xây dựng và hoàn thành vượt tiến
độ chương trình này với chất lượng cao.
163

Đến nay, hơn 90 chức năng giám sát hệ thống bao gồm hầu hết các mảng
nghiệp vụ chính của ngân hàng như: tiền gửi, tiền vay, chuyển tiền, tài trợ
thương mại, quản lý ngân quỹ, kinh doanh ngoại tệ, sổ cái và các chỉ tiêu kế
hoạch tài chính,… đã được đưa vào vận hành. Sysmon được chia thành 2 nhóm
chức năng chính. Nhóm 1: hỗ trợ đánh giá tổng thể hoạt động, đánh giá mức độ
hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của các chi nhánh, toàn hệ thống, giúp cho
công tác quản trị điều hành và giám sát. Nhóm 2: đưa ra thông tin liên quan cho
việc khoanh vùng trọng điểm các giao dịch hoạt động có dấu hiệu gian lận hoặc
tác nghiệp sai, giúp phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro, chấn chỉnh nhanh chóng,
hiệu quả nhưng lại tiết kiệm tối đa lao động và chi phí. Chương trình đã cung
cấp được các số liệu về nguồn vốn, tốc độ tăng, giảm nguồn vốn, tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu; Kiểm soát tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay trung dài hạn cũng
như tính thanh khoản, trạng thái ngoại hối; Quy mô, cơ cấu và sự biến động dư
nợ, lợi nhuận qua từng thời kỳ; Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do
Vietcombank giao của từng chi nhánh; Phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro trong
các mặt hoạt động. Điều này tin tưởng sẽ giúp nâng cao đáng kể chất lượng
công tác kiểm tra giám sát trong hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng. Phù
hợp với các tiêu chuẩn, yêu cầu về công tác này trong hoạt động quản trị rủi ro
của Vietcombank trong tương lai.
Ngoài việc áp dụng phần mềm hiện đại trong công tác kiểm tra, giám sát,
thanh tra hoạt động ngân hàng, yếu tố con người trong công tác này cũng vô
cùng quan trọng để có được những kết luận có tính chính xác, phản ứng nhanh
nhẹn với những vấn đề phát sinh. Vì thế, công tác đào tạo kinh nghiệm, kiến
thức trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, đặc biệt là rèn luyện đạo đức
cho đội ngũ nhân viên là rất quan trọng. Thời gian tới, dự kiến Vietcombank sẽ
tiếp tục triển khai công tác bồi dưỡng, đào tạo này tại tất cả các chi nhánh và
tại Hội sở. Từ đó phát huy khả năng của đội ngũ nhân sự chất lượng cao đã
được đào tạo này trong việc kiểm tra hoạt động của từng phòng giao dịch trực
thuộc các chi nhánh.
164

18. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn
Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
3.2.1. Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro
tín dụng
Do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan mà công tác kiểm tra,
kiểm soát nội bộ chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn. Nâng cao trách
nhiệm và vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ là biện pháp để ngăn ngừa những rủi ro
tiềm tàng có thể xảy ra. Thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa
và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh
đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ
tín dụng gây ra.
Để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng thì Vietcombank cần thực hiện một số biện pháp như:
Về hoạt động kiểm soát nội bộ:
- Trong tiến trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo đề án của NHNN, cần
quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao năng lực quản lý, giám sát rủi ro của hệ thống
kiểm soát nội bộ theo hướng tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo
tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của hệ thống này.
- Quán triệt nguyên tắc tăng vốn cho ngân hàng trong thời gian tới (bất kể
hình thức nào), hay mở rộng tín dụng, mở chi nhánh, triển khai nghiệp vụ mới…
phải đi đôi với tăng cường quản trị mà trong đó có hệ thống kiểm soát nội bộ cần
phải tăng cường tương xứng. Cần đảm bảo quy mô ngân hàng về chi nhánh, về vốn
và nghiệp vụ nhất thiết phải đủ lượng nhân viên kiểm soát nội bộ tối thiểu về biên
chế và được cấp chứng chỉ nghiệp vụ.
- Đảm bảo đội ngũ kiểm soát viên nội bộ của ngân hàng mình có đủ năng lực
và đồng đều trong điều kiện hệ thống ngân hàng đang phát triển cả về chiều rộng
và chiều sâu: Vietcombank cần đưa ra tiêu chuẩn nghề nghiệp về kiểm soát nội bộ,
kiểm toán nội bộ tại chính ngân hàng mình (với chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức
165

nghề nghiệp tương ứng). Người thực hiện công tác kiểm soát nội bộ cần được đào
tạo và cấp chứng chỉ. Đây được coi như chứng chỉ hành nghề đối với kiểm soát viên
tại ngân hàng để đảm bảo yêu cầu về trình độ và năng lực. Bên cạnh đó,
Vietcombank cũng phải đảm bảo số lượng tối thiểu về kiểm soát viên, đảm bảo tính
độc lập với việc bảo đảm mức thu nhập hợp lý cho kiểm soát viên… nhằm khuyến
khích cán bộ làm ở vị trí này một cách có trách nhiệm.
- Xây dựng và thiết lập văn hóa kiểm soát cẩn trọng trong hoạt động tại
ngân hàng mình: Do hoạt động ngân hàng là loại hình đặc thù, nên cần phải đảm
bảo rằng tất cả các khâu trong hoạt động ngân hàng ở các chi nhánh, phòng giao
dịch của Vietcombank phải có kiểm soát nội bộ và tách biệt với hoạt động kinh
doanh trực tiếp của ngân hàng. Hàng năm, đội ngũ kiểm soát nội bộ phải được
đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về nghiệp vụ, giới thiệu về sản phẩm mới, tình hình
rủi ro mới. Đối với người quản lý ngân hàng, nhất thiết phải qua lớp kiểm soát
nội bộ cho cấp quản lý, hoặc quản lý rủi ro ngân hàng ở mức tương xứng.
Về hoạt động kiểm toán nội bộ
- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán:
Đánh giá một cách thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và đề ra
giải pháp xử lý rủi ro thích hợp; đặc biệt cần kiểm toán một các thường xuyên đối
với các nghiệp vụ chứa đựng rủi ro. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp kiểm toán
viên xác định rõ trách nhiệm được giao, tránh được những sai sót trong từng nội
dung, từng bước công việc kiểm toán và đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ các
chuẩn mực, quy trình và kế hoạch kiểm toán. Để đảm bảo công việc kiểm toán của
các kiểm toán viên tuân thủ chuẩn mực, quy trình và kế hoạch kiểm toán thì công
tác kiểm tra, soát xét phải được thực hiện ở tất cả các cấp độ. Các cấp kiểm soát
phải chịu trách nhiệm về chất lượng kiểm toán đối với các nội dung được kiểm soát
ở cấp của mình.
- Chú trọng vào chất lượng đội ngũ kiểm toán viên: Đây là một trong những
nhân tố giữ vai trò quyết định đến chất lượng của kiểm toán nội bộ. Trước hết,
Vietcombank cần phải tuyển dụng đào tạo kiểm toán viên nội bộ đủ về số lượng và
166

chất lượng. Bên cạnh các giải pháp để nâng cao năng lực chuyên môn thì
Vietcombank cũng cần phải có giải pháp nâng cao giá trị đạo đức của kiểm toán
viên nội bộ như chế độ ưu đãi về lương, khen thưởng, cơ hội thăng tiến cho kiểm
toán viên nội bộ, bắt buộc kiểm toán viên nội bộ không kiêm nhiệm các công việc
chuyên môn khác và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc nếu họ vi phạm các nguyên
tắc về đạo đức nghề nghiệp do ngân hàng quy định. Kiểm toán viên nội bộ phải
được các chế độ ưu đãi cao hơn tương xứng với trách nhiệm của họ và tính chất
quan trọng của công việc, như vậy thì kiểm toán viên sẽ có ý thức trách nhiệm hơn,
đảm bảo về tính độc lập, khách quan, trung thực trong công tác nên hiệu quả công
việc sẽ cao hơn.
- Cần tăng cường tính độc lập của kiểm toán nội bộ: Tính độc lập này được
thể hiện trên thực tế đó là bộ phận kiểm toán nội bộ cần phải được thiết lập mà không
chịu sự can thiệp và tác động của các bộ phận khác. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải
có khả năng đưa ra các ý kiến và quyết định độc lập trong việc giải quyết những vấn
đề phát sinh từ cuộc kiểm toán. Tăng cường áp dụng công nghệ mới vào hoạt động
kiểm toán nội bộ, vì kiểm toán viên nội bộ cần phải xử lý rất nhiều dữ liệu tài chính
nên việc áp dụng các thủ tục, quy trình kiểm toán mới cũng như công nghệ mới để
thực hiện chọn mẫu, nghiên cứu khả thi và kiểm toán máy là hết sức cần thiết.
- Vận dụng tốt phương pháp kiểm toán nội bộ: Kiểm toán viên nội bộ cần kết
hợp phương pháp kiểm toán chi tiết với phương pháp kiểm toán hệ thống. Kiểm
toán chi tiết giúp ngân hàng kiểm tra lại các giao dịch đã được thực hiện có đúng
quy định hay không. Trong khi đó, kiểm toán hệ thống xem xét cả quá trình để đánh
giá tính hiệu lực và hiệu quả của từng quy trình hoạt động ngân hàng một cách toàn
diện, nhờ đó, kiểm toán viên sẽ tiết kiệm được thời gian kiểm toán nhưng lại có thể
đưa ra kết luận tổng thể, định hướng vào rủi ro hoạt động ngân hàng. Việc kết hợp
hai phương pháp này sẽ giúp cho ngân hàng đạt được mục tiêu kiểm toán là kiểm
tra, đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đưa ra các kiến nghị, tư
vấn thay đổi, bổ sung các thủ tục kiểm soát vừa mang tính kinh tế đồng thời hạn chế
được các rủi ro cho ngân hàng.
167

Ngoài ra, các cuộc kiểm toán cần được thực hiện một cách thường xuyên
hơn (định kỳ hàng quý hoặc hàng 6 tháng thay vì hàng năm đối với các nghiệp vụ
chứa đựng rủi ro cao) và cần nâng cao vai trò của báo cáo kết quả kiểm toán vì
đây là khâu cuối cùng khi đưa thông tin đến người đọc bản chất của sự vật, hiện
tượng thông qua phân tích, đánh giá các thông tin đã thu thập một cách khách
quan, trung thực. Bởi vậy phải chú ý khi kết luận, kiểm toán viên phải có cơ sở
trên những việc đã xảy ra để phân tích, đối chiếu với các chuẩn mực, không nên
chung chung, thiếu bằng chứng cụ thể hoặc trình bày không rõ ràng trong việc xác
định trách nhiệm của cá nhân, tập thể.
3.2.2. Đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng
Như khuyến nghị của Ủy ban Basel, các NHTM tự thân chủ động thực hiện
các giải pháp liên quan đến mức độ đủ vốn. Theo đó, Vietcombank không chỉ cần
đảm bảo an toàn vốn tối thiểu theo Basel II mà còn cần thiết dần đáp ứng các quy
định của Basel III. Cụ thể như sau:
- Cần xây dựng chiến lược tăng vốn đi kèm với sử dụng vốn hợp lý để đảm bảo
sự phát triển vốn bền vững và giảm bị áp lực về cổ tức đối với các cổ đông do tăng vốn
một cách ồ ạt nhưng chưa có kế họach sử dụng cụ thể, hiệu quả.
- Cân nhắc, chọn lựa cổ đông chiến lược trong và ngoài nước để bán cổ
phiếu phát hành trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi, góp phần tận dụng, học hỏi
kinh nghiệm quản lý công nghệ… để nâng cao uy tín và thương hiệu ngân hàng.
- Cần chuẩn bị tiềm lực tài chính để sẵn sàng áp dụng các quy định về an
toàn vốn mới theo quy chuẩn Basel II. Cụ thể, Vietcombank cần có chiến lược thực
hiện các nội dung: (i) đảm bảo phát triển đủ vốn tự có thực theo quy chuẩn Basel II;
(ii) từng bước hình thành tấm đệm vốn chống rủi ro chu kỳ kinh tế và tấm đệm vốn
chống rủi ro hệ thống từ sự liên thông của các thị trường.
- Bên cạnh phát hành cổ phiếu, kế hoạch tăng vốn cũng nên quan tâm đến
vấn đề phát hành trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu theo từng lộ trình, vừa tạo
cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định lâu dài để mở rộng quy mô kinh doanh vừa
làm giảm áp lực chi trả cổ tức cho cổ đông.
168

- Vietcombank cần có tầm nhìn chiến lược trong cân đối quyền lợi giữa cổ
đông lớn thường là HÐQT và cổ đông nhỏ để tạo uy tín và lòng tin của nhà đầu tư.
- Nghiên cứu phương án sáp nhập, mua lại ngân hàng để có thể chủ động khi
đóng vai trò là ngân hàng mua lại để có sự chuẩn bị hiệu quả.
- Vietcombank cũng nên chú ý vấn đề quản lý đòn bẩy tài chính trong điều
kiện kinh tế vĩ mô bất ổn như khuyến nghị của Basel. Vấn đề đáng chú ý là giới hạn
vốn tự có so với tổng tài sản cần là giới hạn động. Do đó, Vietcombank không chỉ
cần xây dựng đủ vốn dựa trên hệ số an toàn vốn tối thiểu mà còn phải tính đến việc
tăng vốn phù hợp tốc độ gia tăng tổng tài sản (gồm cả tài sản nội bảng và tài sản
ngoại bảng) của ngân hàng trong giai đoạn kinh tế ở chu kỳ thịnh vượng, bởi việc
tăng vốn trong chu kỳ thịnh vượng sẽ góp phần củng cố năng lực của Vietcombank
trong giai đoạn suy thoái.
3.2.3. Áp dụng mô hình đánh giá để lượng hóa rủi ro tín dụng theo quy
định của Hiệp ước Basel II
Vietcombank hiện tại sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ như một thước đo
đo lường rủi ro của các khoản cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xếp hạng tín
dụng chỉ để đưa ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay mà chưa thực sự phục vụ
công tác đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng. Một giải pháp được giới thiệu dưới đây
là công thức lượng hóa rủi ro dựa trên IRB (hệ thống cơ sở tín dụng đánh giá nội
bộ) - quy định trong Hiệp ước Basel II.
Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên
công thức:
EL = PD x EAD x LGD
Trong đó:
* PD: xác suất không trả được nợ:
Cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của
khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu
hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của
169

khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít
nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:
 Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng
cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng,
 Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả
năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng
của ngành,…
 Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu
khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi…
Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính
được xác xuất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính,
mô hình Probit… và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.
* EAD: tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm KH không trả được nợ.
Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn. Tuy
nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề lại
khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ,
khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp.
Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau:
EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân
Với LEQ là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được
khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. “LEQ x Hạn mức tín dụng
chưa sử dụng bình quân” chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm
không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân.
Việc xác định LEQ - tỷ trọng phần vốn rút thêm có ý nghĩa quyết định đối
với độ chính xác của ước lượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả
được nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ. Điều này dẫn đến những khó
khăn lớn trong tính toán. Ví dụ, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường hiếm khi
rơi vào tình trạng này, do đó, không thể tính chính xác được LEQ của một khách
170

hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có thể còn gồm:
loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường
tài chính, quy mô hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức,…
* LGD: tỷ trọng tổn thất ước tính
Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng
không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm
các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn
nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí
xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.
LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD.
Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả
và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể được
coi là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ
thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20% - 30%). Do
đó, chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân. Theo nghiên cứu của
ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng thu hồi vốn
của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ là tài sản bảo đảm của khoản vay
và cơ cấu tài sản của khách hàng.
* Ứng dụng của phương pháp này:
 Làm căn cứ đánh giá kết quả công tác của chuyên viên khách hàng: gắn
tăng trưởng cho vay với đảm bảo chất lượng khoản vay.
 Xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: theo Thông tư
02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, các ngân hàng Việt Nam đa
phần vẫn áp dụng việc trích lập dự phòng theo “tuổi nợ”, nhờ định lượng rủi ro cho
vay mà việc trích lập dự phòng sẽ chính xác hơn đối với bản thân Vietcombank.
 Nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau
khi cho vay từ đó điều chỉnh ngược trở lại với các tiêu chí xếp hạng khách hàng
hiện đang áp dụng tại Vietcombank.
171

 Xác định chính xác được giá trị khoản vay, phục vụ hiệu quả cho việc
thực hiện quy trình Swap tín dụng, hay chứng khoán hóa các khoản vay của
Vietcombank sau này.
19. 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin
Đối với rủi ro tín dụng, Vietcombank cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật
phân tích có khả năng đo lường được rủi ro trong tất cả các hoạt động nội bảng và
ngoại bảng cân đối tài sản. Hiệu quả của quy trình đo lường rủi ro tín dụng phụ thuộc
nhiều vào chất lượng của hệ thống thông tin quản lý. Việc đo lường rủi ro tín dụng
cần xét tới các yếu tố như: tính chất của khoản tín dụng, các điều kiện tài chính và
hợp đồng như thời hạn, lãi suất tham chiếu; rủi ro thất thoát có thể xảy ra cho tới khi
đến hạn khoản vay do những biến động của thị trường; tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh,
xếp hạng tín dụng nội bộ,... Việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng nhằm đánh
giá xác suất không trả được nợ, tính mức tổn thất dự kiến, từ đó, xác định mức giá
khác nhau đối với từng loại khách hàng. Để bù đắp rủi ro về tín dụng, ngân hàng thu
lãi tiền vay theo lãi suất đủ để trang trải các chi phí đầu vào và cộng thêm phần lãi
của ngân hàng. Mức lãi suất các ngân hàng áp dụng cho thấy mức độ rủi ro mà ngân
hàng phải chịu. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay thì mức lãi giảm xuống, vì vậy,
Vietcombank cần phải đảm bảo rằng đầu tư của mình có chất lượng cao.
Khi xây dựng một thệ thống thông tin phục vụ việc quản trị rủi ro tín dụng,
Vietcombank phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản như sau:
- Hệ thống này phải hỗ trợ được việc tính toán giá trị tại rủi ro VaR,
- Thông tin lưu trữ giúp thực hiện phân tích chuỗi sự kiện theo trình tự thời
gian, từ những sự kiện đơn lẻ,
- Có khả năng đo lường được giá trị hoạt động hiện tại và tương lai với từng
đối tác khác nhau,
- Đáp ứng được cả ba yêu cầu trên với nhiều cấp độ quy mô hoạt động ngân
hàng khác nhau, nhiều nhóm rủi ro khác nhau, nhiều loại sản phẩm khác nhau và
nhiều đối tác khác nhau.
172

Một vấn đề tường gặp phải khi xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản trị
rủi ro tín dụng đó chính là tính tương thích của hệ thống, Thuật ngữ “tính tương thích”
này muốn nói đến các thông tin giao dịch đơn lẻ không dễ dàng gì tích hợp được với hệ
thống quản trị rủi ro trung tâm. Hệ thống quản trị rủi ro trung tâm có thể là một hệ
thống cũ và thiếu các nhân tố mới sử dụng gần đây, chưa có tính cập nhật so với mỗi
ngân hàng. Vấn đề này còn bao gồm cả phần mềm mới mà không dễ dàng cài đặt cho
hệ thống quản trị rủi ro trung tâm. Chẳng hạn như mô hình định giá một nghiệp vụ
quyền chọn phức tạp chỉ tồn tại trên bảng tính của người giao dịch mà không thể nào
định giá bởi hệ thống quản trị rủi ro trung tâm. Các nhà quản trị rủi ro cũng cần thiết
lập được một cấu trúc dữ liệu thông minh hỗ trợ cho quá trình phân tích, xử lý rủi ro.
Một cấu trúc cơ sở dữ liệu thông minh cần đạt được những thuộc tính sau:
- Có khả năng nhận biết được các yếu tố nhạy cảm với giá trị của công cụ
tài chính
- Biết đánh giá phương pháp chính xác và kém chính xác hơn,
- Biết các lỗi có thể gặp thông qua việc đánh giá tại nhiều thời điểm khác
nhau bằng các phương pháp đánh giá khác nhau.
Đây là một thử thách lớn đối với các nhà quản trị rủi ro của Vietcombank
trong việc hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu của ngân hàng. Một trong
những bài học chính sách quan trọng từ các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây
đó chính là sự chính xác, sẵn sàng, kịp thời và cập nhật của cơ sở dữ liệu trong khu
vực tài chính. Những khó khăn mà các tổ chức tài chính đối mặt trong việc xây
dựng chiến lược quản trị rủi ro tốt hơn (chẳng hạn như các công thức kiểm định mô
hình, tính toán giá trị tại rủi ro và hệ thống xếp hạng tín nhiệm) đồng thời phù hợp
với chuẩn mực quốc tế chính là vì thiếu thông tin trong những thời kỳ có tỷ lệ các
khoản nợ khó đòi tăng cao. Trong những thời kỳ này, có thể đã có nhiều dấu hiệu
báo trước, nhưng do không thống kê và ghi nhận được nên xác suất gặp lại các dấu
hiệu này mà vẫn không nhận biết được là rất lớn. Những hạn chế như thế này cần
được khắc phục kịp thời. Đây chính là điểm đặc biệt quan trọng cho sự phát triển
các mô hình quản trị rủi ro tín dụng cho Vietcombank và các NHTM Việt Nam.
173

3.2.5. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin
Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc
phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng. Tiếp tục hoàn thiện
hệ thống thông tin, thống kê, báo cáo nội bộ để xây dựng được hệ thống thông tin
quản lý, cơ sở dữ liệu hiện đại, tập trung và thống nhất. Triển khai mạng thông tin
nội bộ rộng khắp toàn hệ thống trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và công
nghệ mạng. Tiếp tục nâng cấp mạng diện rộng và hạ tầng công nghệ thông tin với
các giải pháp kỹ thuật và phương thức truyền thông phù hợp với trình độ phát triển
của Vietcombank. Hoàn thiện và phát triển các phương pháp quản lý nghiệp vụ
ngân hàng cơ bản; các quy trình, thủ tục quản lý và tác nghiệp theo thông lệ, chuẩn
mực quốc tế; đồng thời theo hướng hiện đại, tự động hoá và được tích hợp trong hệ
thống quản trị ngân hàng hoàn chỉnh và tập trung. Tăng cường hệ thống an toàn,
bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng. Triển khai các đề án cải tạo, nâng cấp
các giải pháp an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, bảo đảm an toàn tài sản và hoạt động
của ngân hàng. Xây dựng hệ thống bảo mật thông tin, dữ liệu và an toàn mạng,
nghiên cứu và xây dựng đường truyền dữ liệu, liên kết với mạng thông tin quốc gia
để tạo thế chủ động cho ngân hàng.
3.2.6. Cải tiến công tác quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với các tiêu chuẩn
của Hiệp ước Basel II
Nhìn chung, trong thời gian qua Vietcombank đã chú trọng công tác quản trị
rủi ro tín dụng một cách nghiêm túc trong quá trình kinh doanh ngân hàng. Tuy
nhiên, về phương pháp đo lường rủi ro tín dụng cũng như cách thức thực hiện quản
trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank vẫn chưa đạt tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II,
nguyên nhân phụ thuộc vào sự nhận thức về chiến lược xây dựng hệ thống quản trị
rủi ro của Vietcombank. Vì vậy, để trong tương lai gần nhất Vietcombank có thể
xây dựng được hệ thống quản trị rủi ro nói chung phù hợp với các tiêu chuẩn của
Basel II thì Vietcombank cần thực hiện các biện pháp sau:
Song song với những giải pháp nhằm giải quyết các khoản nợ xấu từ hoạt
động cho vay trong quá khứ, Vietcombank nên nhanh chóng xây dựng hệ thống
174

quản trị rủi ro tín dụng tiên tiến theo các chuẩn mực của ngân hàng quốc tế, nhằm
phòng ngừa rủi ro tín dụng trong tương lai, thay vì phải giải quyết những việc đã rồi
như thời gian vừa qua. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế luôn đòi hỏi Vietcombank
cũng như các NHTM Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu về quản trị theo chuẩn
mực quốc tế nhằm mở ra các cơ hội để ngành ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và
gần hơn với các chuẩn mực quốc tế về quản trị trong kinh doanh ngân hàng. Thực tế
hiện nay đã cho thấy, hiệp ước Basel là một thước đo chung để quản trị rủi ro mà
các NHTM Việt Nam cần nghiêm túc nhận thức, xây dựng và thực hiện. Một ngân
hàng tuân thủ hiệp ước Basel đồng nghĩa với việc có một hệ thống quản trị rủi ro
tiên tiến, hiện đại, đảm bảo thực hiện chuẩn mực tối thiểu để đánh giá rủi ro ngân
hàng phải đối mặt, đảm bảo đủ vốn, tăng hiệu quả hoạt động cho từng NHTM và
toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Vietcombank chủ động giải quyết các vấn đề rủi ro tín dụng trong hoạt động
cho vay không chỉ đơn giản dừng lại ở tư duy là hạn chế tổn thất, giảm thiểu chi phí
thực hiện cho chính bản thân mình mà phải nhằm mục đích chủ động cảnh báo rủi
ro cho cả hệ thống NHTM Việt Nam và phải hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh của
ngân hàng là có tính liên thông, bắc cầu với nhau và với các lĩnh vực khác trong
toàn bộ nền kinh tế nhằm xây dựng hệ thống NHTM Việt Nam vững mạnh, cạnh
tranh và hội nhập quốc tế một cách thông suốt.
- Vietcombank cần thực hiện quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng và
đối với toàn bộ danh mục tín dụng. Quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng đòi
hỏi kiến thức cụ thể về hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính của đối tác
trong khi quản trị rủi ro danh mục tín dụng yêu cầu kiến thức bao quát toàn diện để
giám sát toàn bộ thành phần và chất lượng danh mục tín dụng. Vietcombank cũng
cần phải có hệ thống giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp
với tính chất, quy mô và tính phức tạp của danh mục tín dụng. Việc giám sát chất
lượng của toàn bộ danh mục tín dụng giúp cho ngân hàng có được cái nhìn tổng thể
về rủi ro tín dụng, từ đó, dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập trung vào những
hạng mục (khách hàng, khu vực, ngành nghề,..), trên cơ sở đó, có những điều chỉnh
175

thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm làm giảm thiểu rủi ro. Như
xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, xác định
giới hạn tín dụng đối với khách hàng, ban hành sổ tay tín dụng, trong đó quy định
chính sách tín dụng của ngân hàng, chiến lược tăng trưởng tín dụng phân theo đối
tượng khách hàng, khu vực, ngành và phát triển các chính sách khách hàng dựa vào
việc đánh giá và phân loại khách hàng, quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản
nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng.
- Bên cạnh đó, để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng thì Vietcombank cũng
cần phải hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng cơ bản sau: nâng cao
chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những
tiềm ẩn trong hoạt động của ngân hàng mình, bao gồm việc phân tích báo cáo tài
chính và xác định các "điểm" nhạy cảm; phát triển và thống nhất cách thức giám sát
ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh
giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ ngân hàng; nâng cao đòi hỏi kỹ thuật
trong việc trích lập dự phòng rủi ro; xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát
luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài.
- Vietcombank cần phải nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro tín
dụng và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới. Thiết lập và tách bạch các
nhóm nghiệp vụ như: Quản lý rủi ro; Quản lý tín dụng; Quản lý tài sản Nợ/Có, Quản lý
Tài chính - Kế toán; Quản lý nhân lực; Quản lý thanh toán; Quản lý công nghệ; Quản
lý chiến lược kinh doanh & Marketing; Hệ thống thông tin quản lý nội bộ. Thành lập
Ban/Hội đồng quản lý tài sản Nợ/Có và phát triển hệ thống kiểm tra trực thuộc Ban
điều hành. Thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin. Chức năng này chính là cơ
sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Việc minh bạch và công
khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa các ngân hàng thương mại với Ngân hàng
Nhà nước mà còn phải thực hiện ngay trong nội bộ ngân hàng thương mại.
3.2.7. Đẩy mạnh công tác quản trị nhân lực và tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
Theo kết quả khảo sát ở chương 2 có thể thấy: chỉ có khoảng 30% là hiểu rõ
về Hiệp ước Basel II này, còn 70% là đã từng nghe thấy nhưng không biết nhiều,
176

thường chỉ nắm một vài chuẩn mực đơn giản như yêu cầu vốn tự có, hệ số CAR…
Do đó, Vietcombank cần phải:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh của Vietcombank phù hợp với chiến lược
nguồn nhân lực của ngân hàng mình. Sự phù hợp này trên cả 3 khía cạnh quan trọng
của một bản kế hoạch chiến lược bao gồm: (i) Sự phù hợp giữa tầm nhìn và mục
tiêu của chiến lược kinh doanh với tầm nhìn và mục tiêu của chiến lược phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao; (ii) Sự liên hệ tương tác giữa đánh giá thực trạng
hoạt động ngân hàng theo mô hình SWOT với sự đánh giá thực trạng nguồn nhân
lực chất lượng cao tại ngân hàng; (iii) sự phù hợp giữa các kế hoạch kinh doanh
nhằm triển khai chiến lược (kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch R&D, kế hoạch tín dụng,
kế hoạch quản trị rủi ro...) với kế hoạch quản trị nguồn nhân lực chất lượng cao
(tuyển dụng và lựa chọn, phân công công việc và đánh giá kết quả, đào tạo và phát
triển cũng như đào tạo đội ngũ kế nhiệm).
- Xây dựng hiệu quả hệ thống quản trị nguồn nhân lực chất lượng cao:
 Đối với tuyển dụng và lựa chọn: Việc tuyển dụng và lựa chọn cần theo đúng
chiến lược phát triển nguồn nhân lực với sự phù hợp về quy mô cũng như cơ cấu.
Phương pháp tuyển dụng và lựa chọn cũng cần được lập kế hoạch rõ ràng, đặc biệt đối
với nguồn nhân lực chất lượng cao là các chuyên gia cao cấp và đội ngũ lãnh đạo. Hơn
thế, việc tuyển dụng, lựa chọn cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để giảm tối đa
chi phí và thời gian tuyển chọn trên cơ sở có tham chiếu các dự báo về nguồn nhân lực.
 Đối với phân công công việc và đánh giá kết quả: Các bản mô tả công việc
và tiêu chuẩn chức danh cần được xây dựng cụ thể tối đa với các yếu tố định lượng.
Việc xây dựng này nên thực hiện tương tự như mô hình chấm điểm tín dụng mà các
ngân hàng đang sử dụng để thẩm định các khoản tín dụng. Từ đó việc đánh giá nhân
lực có thể dựa vào điểm số và đánh giá định tính của người lãnh đạo trực tiếp.
Nguyên tắc đánh giá nhân lực cần luôn đảm bảo nguyên tắc công khai, chính xác,
dân chủ và toàn diện.
 Đối với đào tạo và phát triển: Vietcombank nên học tập mô hình của các
NHTM Mỹ. Theo đó, ngay khi tuyển dụng, các ngân hàng đã xác định rõ năng lực
177

của cán bộ để hướng cán bộ vào các vị trí cụ thể như chuyên viên, chuyên gia
nghiên cứu, quản lý... Từ đó, ngân hàng sẽ thiết kế chương trình đào tạo phù hợp
cho từng vị trí như chuyên làm nhiệm vụ của nhân viên ngân hàng, chuyên gia
nghiên cứu rủi ro và đặc biệt đào tạo những người chuyên quản lý. Điều này sẽ
tránh được tình trạng phát triển theo lối mòn của Việt Nam là những cán bộ giỏi
nghiệp vụ sẽ trở thành lãnh đạo.
 Đối với cơ chế khen thưởng và khuyến khích: Nên chuyển đổi toàn bộ
sang cơ chế trả lương theo năng lực. Theo đó, kết quả chấm điểm công việc cộng
với đánh giá định tính của lãnh đạo trực tiếp sẽ là cơ sở chính để xác định mức thu
nhập của các cán bộ. Bên cạnh đó, nên để thang lương của các chuyên gia cao cấp
tương đương với mức thu nhập của cấp quản lý nhằm tạo sự công bằng trong đánh
giá công việc qua lương thưởng.
Như vậy, có thể thấy rằng việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao là điều hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, để thực hiện việc xây dựng
và sau đó là triển khai hiệu quả nguồn nhân lực này, cần có sự phối hợp giữa cơ
quan quản lý vĩ mô là NHNN, Bộ Giáo dục và Đào tạo, người sử dụng nguồn nhân
lực và các trường đại học - nơi cung cấp nguồn nhân lực.
20. 3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Mặc dù Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) đều đã công
bố rộng rãi mong muốn hỗ trợ các quốc gia chuẩn bị cho quyết định có nên, bao giờ
và bằng cách nào để triển khai Basel II, song cả hai tổ chức tài chính lớn nhất thế
giới này đều nhấn mạnh rằng ở bình diện quốc gia, Basel I vẫn là lựa chọn khả thi
trong tương lai gần, và rằng Basel II phải được xây dựng dựa trên một nền tảng
vững chắc các tiêu chuẩn về kế toán và quản trị, các thực hành về định giá và phân
loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro khả thi, khung pháp lý và các nguồn lực giám
sát đầy đủ. Khi chưa hội tụ đầy đủ các nhân tố trên, các quốc gia muốn áp dụng
Hiệp ước Basel II cần cải thiện hạ tầng tài chính của mình như là một phần của lộ
trình thực hiện Basel II. Theo định hướng này, những công việc mà Ngân hàng
Nhà nước có thể thực hiện bao gồm:
178

Một là, nâng cấp hạ tầng cơ sở ngân hàng: Hệ thống pháp lý và các chuẩn
mực về kế toán và kiểm toán phải được nâng cấp để thực hiện Basel II. Hiện tại, hệ
thống luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng của Việt Nam chưa cập
nhật so với các quy định mới trong Basel. Hệ thống kế toán ngân hàng cũng cần phải
được cải cách theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là các vấn đề phân loại nợ
theo chất lượng, mức độ rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro, hạch toán thu nhập, chi phí.
Bên cạnh đó, NHNN cần tạo điều kiện cho các ngân hàng ứng dụng công nghệ quản
trị ngân hàng hiện đại và tạo rào chắn chống lại sự lạm dụng và gian lận, trong đó đặc
biệt lưu ý đến sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Mỹ (GAAP) và chuẩn mực kế
toán quốc tế (IFRS) trong xu hướng hợp nhất giữa hai chuẩn mực này.
Hai là, nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng: NHNN cần nâng
cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng CIC
nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng; cần có
những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và
nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Định kỳ NHNN
cũng hướng dẫn các NHTM bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên
chuẩn mực Basel II; giám sát chặt chẽ không để xảy ra tình trạng thông đồng
giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức được xếp hạng.
Ba là, đào tạo và phát triển một văn hóa giám sát mới: Basel II buộc các cơ
quan giám sát ngân hàng phải học các kỹ thuật đo lường và quản lý rủi ro mới
nhưng quan trọng hơn, sẽ cần phải thay đổi văn hóa giám sát từ việc kiểm tra tuân
thủ sang đánh giá rủi ro. NHNN với vai trò là một cơ quan giám sát cần tích cực
hướng dẫn, đôn đốc các NHTM sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu vốn
tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro áp dụng tại ngân hàng, bao gồm hệ
thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản có, tài sản nợ, quản trị
rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường. Những yêu cầu tối thiểu mà
các ngân hàng cần đạt được chính là điều kiện tiên quyết giúp cơ quan giám sát
nhà nước chấp thuận việc sử dụng hệ thống quản trị rủi ro tương ứng của ngân
hàng.
179

NHNN cần đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát đi
đôi với hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động
ngân hàng; các quy định, chính sách quản lý các loại hình TCTD và hoạt động ngân
hàng phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và
trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của ủy
ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng
(Hiệp ước Basel năm 1988- Basel I), từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc,
chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel II, Basel III).
Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát, giám sát ngân
hàng: Theo hiệp ước Basel, NHNN đóng vai trò là cơ quan giám sát ngân hàng
giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống
ngân hàng, bao gồm cả mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cũng
như ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Vì vậy, NHNN được quyền chủ động rất
lớn, bao gồm chủ động trong việc đưa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp
phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng khi muốn lựa chọn một phương
pháp đánh giá rủi ro, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với TCTD khi
phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm được trách
nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra
kiểm soát và giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đầu tiên, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành
dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động
nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng Nhà nước. Quy tắc giám sát của bộ
máy thanh tra dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả
họat động Ngân hàng của ủy ban Basel đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc
thận trọng trong công tác thanh tra;
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thoả
thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính.Tăng
cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài;
180

Thứ ba, phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có
trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ
kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ;
Thứ tư, xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phương pháp
thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát
rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có
vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ban hành quy định mới đánh giá,
xếp hạng các TCTD theo tiêu chuẩn CAMELS. Xây dựng hệ thống giám sát rủi
ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD.
Thiết lập hệ thống các quy định, quy trình và sổ tay hướng dẫn trên cơ sở rủi ro,
đồng thời tiến hành đánh giá tổng qua công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng
theo các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel.

Năm là, cần xây dựng khung khổ pháp lý toàn diện và thống nhất về hệ
thống Quản lý rủi ro trong NHTM Việt Nam thông qua việc nhanh chóng hoàn
thiện và đi vào có hiệu lực đối với dự thảo Thông tư quy định về hệ thống Quản lý
rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, làm cơ sở để
các NHTM xây dựng hệ thống QTRR của riêng mình. Đồng thời, NHNN Việt Nam
cần xây dựng lộ trình cụ thể về thời gian áp dụng Basel II trên cơ sở tham khảo kinh
nghiệm của các nước đã triển khai, trong đó nhấn mạnh tới việc phân loại ngân
hàng trong triển khai Basel II. Mặc dù áp dụng Basel II là cần thiết và được xác
định trong Chiến lược phát triển ngành ngân hàng 2011 - 2020, nhưng đối với một
số ngân hàng có quy mô nhỏ, đây có thể là “mức nâng tạ quá sức” trong khoảng
thời gian từ nay đến 2020. Do đó, có thể áp dụng kinh nghiệm của Mỹ và Trung
Quốc trong việc phân loại ngân hàng thành 3 nhóm (Bảng 3.1):
Bảng 3.1: Phân nhóm ngân hàng áp dụng Basel II
Nhóm Loại ngân hàng Áp dụng Basel II

1 Quy mô lớn và hoạt động quốc tế Bắt buộc

2 Quy mô lớn và hoạt động nội địa Bắt buộc


181

Khuyến khích Basel II, đồng thời


3 Quy mô nhỏ
duy trì Basel I

Nguồn: Theo ý kiến chủ quan của tác giả.


Sáu là, cần thiết phải xây dựng và ban hành cuốn Sổ tay Basel II đối với
các ngân hàng thương mại Việt Nam (theo kinh nghiệm của Thái Lan), trong đó
hướng dẫn chi tiết về quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn… liên quan tới việc xây dựng
hệ thống QTRR trong ngân hàng theo Basel II. Đồng thời, ban hành các văn bản
hướng dẫn việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng ở từng ngân hàng cũng như
việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Đối với
các ngân hàng, NHNN cũng cần nêu rõ điều kiện tiên quyết để có thể xây
dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng độc lập. Những ngân hàng nào không đạt
yêu cầu sẽ phải sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng độc lập của một tổ chức có uy
tín do NHNN chỉ định. Định kỳ, NHNN cũng hướng dẫn các NHTM bổ sung kịp
thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II. Đối với các tổ chức
xếp hạng tín dụng độc lập, cho phép thành lập với nhiều hình thức sở hữu khác
nhau nhưng cũng phải giám sát chặt chẽ để bảo đảm chất lượng của các kết quả
xếp hạng tín nhiệm này. Không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức
xếp hạng với tổ chức được xếp hạng. Những tiêu chí của tổ chức xếp hạng này
cũng phải phù hợp với Hiệp ước Basel.
Bảy là, hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các
thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh Tiền tệ- Ngân hàng. Xây
dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh
bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ,
ngân hàng. Các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng
góp phần tạo môi trường lành mạnh và động lực cho các ngân hàng, doanh nghiệp
và người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao
cấp, ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và phân biệt đối xử giữa các TCTD. Ban
182

hành Luật Ngân hàng Nhà nước mới thay thế Luật Ngân hàng Nhà nước năm
1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TCTD năm 2003; Luật các
TCTD mới thay thế Luật các TCTD năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật các TCTD năm 2004 để tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cải cách, phát
triển hệ thống tiền tệ, ngân hàng an toàn, hiện đại và hội nhập quốc tế có hiệu
quả. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các TCTD hướng tới điều chỉnh mọi hoạt
động tiền tệ, ngân hàng, không phân biệt đối tượng tiến hành hoạt động ngân
hàng. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động
ngân hàng. Tăng cường hiệu lực những chế tài pháp lý, kinh tế và hành chính bảo
đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền lợi chính
đáng của các ngân hàng. Hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc hình sự hóa các quan hệ
kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Tám là, Ngân hàng Nhà nước với vai trò một cơ quan giám sát cần tích cực
hướng dẫn, đôn đốc các NHTM sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu tối
thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro áp dụng tại ngân hàng, bao gồm hệ thống
kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro
tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Những yêu cầu tối thiểu mà các
ngân hàng cần đạt được chính là điều kiện tiên quyết giúp cơ quan giám sát nhà
nước chấp thuận việc sử dụng hệ thống quản trị rủi ro tương ứng của ngân hàng.
3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng
Yêu cầu các NHTM minh bạch thông tin, việc minh bạch hóa công khai
hóa các hoạt động của ngân hàng sẽ là liều thuốc giúp hệ thống vững mạnh. Tại các
quốc gia mà hệ thống kế toán, cơ chế công khai thông tin và khuôn khổ pháp lý
gây trở ngại cho việc thực hiện kỷ cương thị trường và thực thi hoạt động giám
sát hiệu quả sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động cũng như gây tổn hại lợi nhuận
của ngân hàng. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước nên nghiên cứu, bổ sung thêm
các yêu cầu các NHTM minh bạch hóa thông tin, công bố các thông tin giống
như của các báo cáo quý và báo cáo năm của Mỹ đưa ra quy định rất chi tiết về các
thông tin cần báo cáo. Các thông tin này không chỉ bao gồm các thông tin tài chính
183

mà còn bao gồm rất nhiều thông tin hoạt động và quản lý bổ ích như mục “Giải
trình và phân tích của Ban điều hành”.
Cần có quy định hạn chế các NHTM niêm yết cung cấp các thông tin ngẫu
hứng và tùy tiện, đặc biệt công bố thông tin không qua đường chính thống nhằm
hạn chế các thông tin thừa và ngoài luồng. Các thông tin kết quả tài chính ngoài
thông tin quý và năm muốn được công bố cũng bắt buộc phải được soát xét.
Kết quả xếp loại tín dụng các tổ chức ngân hàng cũng nên công khai trên
các phương tiện truyền thông và kết quả này nếu do các tổ chức xếp loại tín dụng
thực hiện thì cần được thẩm định hai năm một lần. Achentina gần đây yêu cầu
các ngân hàng phải được xếp loại bởi các cơ quan xếp loại tín dụng độc lập. Trong
khi vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về giá trị các chỉ số đánh giá xếp loại tín dụng,
nhưng kết quả xếp loại các ngân hàng do các tổ chức quốc tế độc lập thực hiện sẽ
khuyến khích quản trị tốt và kiểm soát rủi ro nội bộ nghiêm túc hơn.
Đảm bảo chất lượng thông tin ngân hàng, chuẩn bị báo cáo tài chính phù hợp
với Tiêu chuẩn kế toán quốc tế và theo mẫu báo cáo thống nhất. Nhờ vậy, hiệu quả
của công khai thông tin cũng được cải thiện vì đã tạo điều kiện cho công chúng có thể
so sánh hoạt động của các ngân hàng với nhau (trong nước và với các nước khác).
Quy định báo cáo nhất thiết phải chuyển sang chế độ PDF và quy định
phông chữ, cỡ chữ thống nhất để tăng cường tính chuyên nghiệp. Nên quy định báo
cáo thông tin bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Điều này sẽ giúp tạo một môi
trường đầu tư bình đẳng và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài và có lợi
cho bản thân tính thanh khoản cổ phiếu của từng NHTM.
21. 3.3.4. Kiến nghị với một số đơn vị khác
- Đối với Ủy ban giám sát tài chính quốc gia: cần có sự phối hợp với Ủy ban
giám sát Tài chính quốc gia trong xây dựng và áp dụng các chỉ tiêu giám sát và
ngưỡng cảnh báo an toàn vĩ mô, các mô hình định lượng và các quy chuẩn cũng như
chỉ tiêu giám sát của các tập đoàn tài chính. tăng cường kiểm tra, giám sát và nâng
cao năng lực, hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát. Ủy ban giám sát tài chính cần
thể hiện vai trò của mình trong việc tư vấn, đề xuất các chính sách vĩ mô ổn định và
184

bền vững. Đây là một trong những điều kiện cơ bản tạo lập nền tảng vận hành ổn
định và lành mạnh thị trường tài chính. Công tác điều hành chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa cần có sự phối hợp hài hòa, chặt chẽ, hướng tới mục tiêu ổn
định tài chính.
- Đối với Cơ quan thanh tra giám sát thuộc NHNN, cần hoàn thiện hệ thống
các chỉ tiêu giám sát thị trường dựa trên rủi ro, đồng thời thu hẹp các chuẩn mực
trong nước với chuẩn quốc tế.
- Đối với Cơ quan thanh tra, giám sát thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước,
cần xây dựng cơ chế xử phạt và cảnh báo các công ty có hành vi thực hiện các giao
dịch giả, thao túng thị trường. Công tác quản lý thị trường OTC cần được chú trọng
nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Cần trao thêm thẩm quyền và tính độc lập cho
cơ quan thanh tra trong xử lý và cảnh báo các hành vi vi phạm kỷ luật thị trường.
- Đối với Cục quản lý và giám sát Bảo hiểm, cần chú trọng thanh tra tại chỗ.
Đối với hoạt động giám sát từ xa cần chuyển dần sang hướng phân tích rủi ro đối
với hoạt động của các tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
- Đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, cần nâng cao hơn nữa vai trò của
mình trong việc giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; Tiến hành nhiều
hơn kế hoạch thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức nhận tiền gửi nhằm mục đích làm
giảm rủi ro đạo đức của các tổ chức này khi các tổ chức này có ý định tham gia vào
lĩnh vực kinh doanh rủi ro hơn. Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm tiền gửi đã được ban
hành, với chức năng nhiệm vụ được giao, Bảo hiểm tiền gửi cần khẳng định rõ nét
hơn vị thế của mình trong hệ thống giám sát tài chính.
185

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở Chương 3 này, luận án trình bày định hướng trọng tâm cũng như định
hướng quản trị RRTD của Vietcombank trong thời gian tới. Từ những tồn tại và
nguyên nhân của tồn tại đã được chỉ ra ở Chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường quản trị RRTD theo Basel II tại Vietcombank. Bên cạnh đó,
tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội
ngân hàng và một số đơn vị khác để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị RRTD
của ngân hàng Vietcombank.
186

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn mà các ngân hàng phải đối mặt, nó gây ra những
tổn thất lớn cho ngân hàng, cho hệ thống ngân hàng và cho nền kinh tế. Do đó, các
ngân hàng cần phải có chiến lược quản trị RRTD nhằm hạn chế tổn thất xảy ra.
Luận án nghiên cứu quản trị rủi ro rín dụng tại Ngân hàng Vietcombank theo tiêu
chuẩn Basel II với mục tiêu đưa ra gợi ý cho nhà quản trị ngân hàng trong chiến
lược quản trị RRTD.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã sử dụng kết hợp cả phương
pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng cùng với phương pháp thống kê,
phân tích. Nghiên cứu đã tổng quan làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về rủi ro tín
dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM theo tiêu chuẩn Basel II. Bằng số liệu
thu thập được từ các báo cáo ngân hàng và dữ liệu thu được từ khảo sát, nghiên cứu
đã phân tích đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở tham chiếu với
các tiêu chuẩn của Basel II. Từ những hạn chế, nguyên nhân nghiên cứu đã đề xuất
một số giải pháp nhằm gợi ý cho các nhà quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam trong chiến lược quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II.
Với những kết quả đạt được của nghiên cứu, tác giả mong muốn sẽ góp phần
tích cực trong việc hoàn thiện công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ

1. Lê Thị Hạnh (2016), “Kinh nghiệm ứng dụng Basel trong quản trị rủi to tín
dụng tại một số Ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học cho NHTM
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 12 (161) -2016.
2. Lê Thị Hạnh (2016), “Kiểm soát rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Balsel II tại
các Ngân hàng Thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, IBBS – 005-56,
Kỳ 2 - Tháng 12/2016 (647).
3. Lê Thị Hạnh (2015), “Kinh tế Thủ đô đi lên sau một năm vượt khó”, Tạp chí
Thuế Nhà nước, ISN: 1859-0756, Số 3 (464) - Phát hành tháng 5 hàng tuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1 Dương Ngọc Hào (2015), Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi
ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án Tiến sỹ kinh tế,
Trường Đại học ngân hàng Tp HCM
2 Đinh Xuân Hạng (2012), Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Học
viện tài chính, NXB Tài chính
3 Hiệp ước BASEL về vốn mới (2005), Uỷ ban BASEL về giám sát ngân
hàng của ngân hàng thanh toán quốc tế.
4 Hồng Dung và cộng sự (2015), “Ngân hàng Việt, trong thách thức có những
cơ hội rất lớn”, Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam
5 Lâm Chí Dũng và Phan Đình Anh (2009), “Sử dụng mô hình KMV-Merton
lượng hóa mối quan hệ giữa đảm bảo tài sản, tỷ lệ phân bổ vốn vay với rủi ro tín
dụng”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đạ học Đà Nẵng, số 2 (31), tr1-6
6 Lê Thanh Tùng (2014), “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và ứng dụng trong
quản trị RRTD theo Basel II”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Số 15, tr.18-21
7 Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro
tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện ngân
hàng
8 Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai (2014) “Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro
tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt nam”, Tạp chí kinh tế phát
triển, số 207 tập 2, tr 99-107
9 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ -
NHNN, Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức
tín dụng, ngày 19 tháng 4 năm 2005.
10 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN,
Sửa đổi bổ sung quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo
an toàn trong hoạt động của TCTD, ngày 19 tháng 1 năm 2007.
11 Ngân hàng nhà nước (2010), Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, được công
bố theo Lệnh số 09/2010/L-CTN của Chủ tịch nước ngày 29/6/2010.
12 Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
của NHNN về quy định việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.
13 Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11
năm 2014 về “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động
của TCTD, Chi nhánh NH nước ngoài” có hiệu lực thi hành từ 1/2/2015.
14 Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27 tháng 5 năm
2016 về sửa đổi một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN “Quy định các
giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh NH nước
ngoài”
15 Ngân hàng nhà nước (2015), Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH của
NHNN về việc triển khai thực hiện quy định an toàn vốn theo Basel II.

16 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp ước Basel (I, II và III),
http:/www.sbv.gov.vn.
17 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( 2015), Sổ tay tín dụng.
18 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2011, 2012, 2013, 2014, 2015,
2016), Báo cáo thường niên.
19 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2011, 2012, 2013, 2014, 2015,
2016), Báo cáo tài chính.
20 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2011, 2012, 2013, 2014,
2015,2016), Báo cáo chuyên đề .
21 Nguyễn Đào Tố (2008), Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những
ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, Tạp chí ngân hàng, số 5, tr15-
19
22 Nguyễn Đức Tú (2012), Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam, http://hou.topica.edu.vn, truy cập 20/5/2017
23 Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương
mại cổ phẩn công thương Việt Nam, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Tài
chính- ngân hàng, Trường Đại học KTQD
24 Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng- bằng chứng thực nghiệm tại NHTM Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học Trường Đại học An Giang, số 1, tập 1, tr 27-39
25 Nguyễn Thị Diễm Kiều (2013), Các nhân tố ảnh hưởng tới dự phòng rủi ro tín
dụng ở các NHTM CP Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Kinh tế Tp HCM
26 Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại
Việt Nam, Luận án tiến sỹ Tài chính- ngân hàng
27 Nguyễn Thị Kiều Minh (2015), Quản lý rủi ro cho ngành ngân hàng thương
mại ở Việt Nam, Master of Arts in Financial and Managerial Accounting,
Berlin School of Economics and Law
28 Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập,
Luận án tiến sỹ Tài chính –ngân hàng, Trường ĐHKTQD
29 Nguyễn Văn Tiến (2015), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê
30 Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh (2015), “Thách thức đối với ngân
hàng Việt Nam khi triển khai Basel II”, Tạp chí ngân hàng, số 18, tr 31-34
31 Phạm Thái Hà (2010) , “Ngân hàng thương mại Việt Nam hội nhập quốc tế, cơ
hội và thách thức”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán, số 38, tr.12-15
32 Phạm Thu Thủy và Đỗ Thị Thu Hà (2013), “Đổi mới cách thức đo lường
rủi ro tín dụng tại các NHTM trong quá trình tái cấu trúc hệ thống”,
http://bank.hvnh.edu.vn/, truy cập 1/10/2016
33 Phú Thôi, Vietcombank hướng tới ngân hàng số một Việt Nam
34 Phan Thị Linh (2016), “Quản trị rủi ro trên cơ sở ứng dụng Basel II tại các
Ngân hàng thương mại Nhà nước”, Tạp chí tài chính, kỳ II, số 14, tr.25-27
35 Tạ Đình Long (2016), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ Tài
chính- ngân hàng
36 Trần Chí Chinh (2012), “Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của hệ thống ngân
hàng Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 77.
37 Trần Thị Việt Thạch (2016), Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2
tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến
sỹ, Học viện tài chính
38 Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng tới
RRTD của quỹ tín dụng nhân dân ở Đồng bằng sông cửu long”, Nghiên cứu
kinh tế , số 444, tr 61-70
39 Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro tín
dụng của NHTM Việt Nam”, Tạp chí khoa học trường Đại học mở TP
HCM, số 3, tập 36, tr16-25
Tiếng Anh
40 Afande, F.O, (2014), “Credit Risk Management Practices of Commercial
Banks in Kenya”, European Journal of Business and Management
Tập.6, Số.34, tr 35-42
41 Altman, E. and, Saunders, A., (1998), “Credit Risk Measurement:
Developments over the Last 20 Years”, Journal of Banking & Finance, Số.
21, tập.11-12, tr. 1721-1742.
42 Altman, E. I. (1968), “Financial rations, discriminant analysis and the prediction
of corporate bankruptcy”, Journal of Finance, Tập 23, Số 4, tr. 589-609
43 Altman, E. I., Haldeman, R. G. and Narayanan, P. (1977), “ZETA analysis:
a new model to identify bankruptcy risk of corporations”, Journal of
Banking and Finance, Tập 1, Số 1, tr. 29-54.
44 Altman, E. I., Marco, G., and Varetto, F., (1994), “Corporate distress
diagnosis: Comparisons using linear discriminant analysis and neural
networks (the Italian experience)”, Journal of Banking and Finance, Tập 18,
Số 3, tr.505-529.
45 Angbazo, Lazarus (1997), ‘Commercial bank net interest margins, default
risks, interest rate risks and off-balance sheet banking’, Journal of Banking
and Finance, tập 2, tr.55-87.
46 Angelopoulos, P. and, Mourdoukoutas, P. (2001), Banking Risk
Management in a Globalizing Economy, tr. 2-15, Westport: Greenwood
Publishing Group.
47 Bagchi, S. K., (2003), Credit Risk Management-A Panacea or Conundrum?
SBI Monthly Review, Tập 42, Số 10, tr. 496-504.
48 Basel Committee (1999), Principles for the Management of Credit Risks,
Consultative paper issued by the Basel Committee on Banking Supervision.
49 Basel Committee on Banking Supervision (2004), Basel II: International
Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: A Revised
Framework, Bank for International Settlements.
50 Bekhet. H.A and Eletter.S.F (2014), “Credit risk assessment model for
Jordanian commercial banks: Neural scoring approach”, Review of
Development Finance, Số.4, tr.20–28.
51 Berger, A., DeYoung, R., (1997), “Problem Loans and Cost Efficiency in
Commercial Banks”, Journal of Banking and Finance, Số 21, tr.849–870.
52 Brewer III, E. and Jackson III, W. E. (2006), “A note on the “risk-adjusted”
price--concentration relationship in banking”, Journal of Banking &
Finance, Tập 3, số 3, tr. 1041--1054
53 Bullivant, G., (2010), Credit risk management, (6th edition), Gower
Publishing: London.
54 Carl A. Fornaris (2008), U.S. Implementation of Basel II Capital
Accords to Affect All Banking Institutions, greenberg traurig
www.gtlaw.com
55 Crouhy, M., (2001), Risk Manageent, Blacklick, OH, USA, McGraw Hill
57
56 Dam Dan Luy (2010), Evaluation of Credit Risk Management Policies and
Practices in a Vietnamese Joint-Stock Commercial Banks Transaction
Office, Thesis Vaasa university of applied sciences, Degree Programme of
International Business
57 Daniel, F, Norden, L., and Martin, W. 2010, “Loan growth and riskiness of
banks”, Journal of banking and finance, Tập 34, tr.217-228.
58 Danielsson và cộng sự (2001), “An Academic Response to Basel II”,
Special paper series, SP130. Financial Markets Group , London, UK.
59 Das. A, and Ghosh. S (2007), “Determinants of Credit risk in Indian State
Owned Banks: An empirical investigation”, MRPA Paper, Số 17301.
60 Dash M. and G.Kabra (2010), “The determinants of non-performing assets
in Indian commercial bank: econometric study”, Middle Eastern Finance
and Economics, tập 7, tr.94-106
61 Denis, K., and David, C. (2007) Bank Management Using Basel II‐
Data:  Is the Collection, Storage and Evaluation of Data  Calculated
with Internal Approaches Dispensable?
62 Engelmann, B. and, Rauhmeier, R., (2006), The Basel II Risk Parameters-
Estimation, Validation, and Stress Testing, New York: Springer.
63 Fadun Olajide (2013), “Implications and Challenges of Basel II
Implementation in the Nigerian Banking System”, Journal of Business and
Management, tập 7, số 4, tr. 53-61.
64 Fraser, D., Gup, B. and, Kolari, J., (2001), Commercial Banking: The
Management of Risk (2nd Edition), Cincinnati, Ohio: South-Western College
Publishing.
65 Fukuda, S. (2012), “Market-specific and currency-specific risk during the
global financial crisis: evidence from the interbank markets in Tokyo and
London”, Journal of Banking and Finance, Tập 36, Số 12, tr.3185–3196.
66 Funda.Y, (2014), Macroeconomic Modelling of Credit Risk for Banks, 2nd
World Conference on Business, Economics and Management, Tập 109, Số
8, tr.784–793.

67 Gabriel Jimenez & Jesus Saurina 2006, “Credit cycles, credit risk and prudential
regulation”, International Journal of Central Banking, tập 2, số2, tr.65-98.
68 Getter and Shorter (2012), U.S. Implementation of Basel II.5, Basel III, and
Harmonization with the Dodd-Frank Act, Congressional Research Service, 7-
5700
69 Giesecke, K. and Kim, B. (2011), “Systemic risk: What defaults are telling
us”, Management Science, Tập 57, Số 8, tr. 1387-1405.
70 Gizaw và cộng sự (2015), “The impact of Credit Risk on Profitability
performance of Commercial Banks in Ethiopia”, African journal of
Buisiness Management, Tập 9 (2), tr.56-66
71 Godlewski C., (2004), Capital regulation and credit risk taking: Empirical
evidence from banks in emerging market economics, Economics working
paper archive, No.0409030
72 Greuning, H., and Bratanovic, S. B. (2003), Analyzing banking risk: A
framework for assessing corporate governance and risk management (2nd
ed.). Washington, DC: The World Bank.
73 Hess, K., Grimes, A., and Holmes, M (2009), “Credit Losses in
Australasian Banking’, Economic Record, tập 85 số 270, tr.331-343
74 Jimenez, G. và Saurina, J. (2005), Credit cycles, credit risk, and prudential
regulation, Banco de Espana, Spain
75 Jin-Li Hu, Yang Li, Yung-Ho Chiu 2004, “Ownership and Nonperforming
Loans: Evidence from Taiwan’s Banks”, The Developing Economies, tập 42
số 3, tr.405–420.
76 Jonathan, P. (2012), Credit risk management in banking industry: case
study Atwiman kwanwoma rural bank, Thesis Submitted to the Department
of Mathematics, Kwame Nkrumah University of Science and Technology.
77 Kealhofer, S., (2003), “Quantifying Credit Risk I: Default Prediction”
Financial Analysts Journal, Tập 59, Số 1, tr. 30-44.
78 Laeven, L. and Giovanni, M. 2002, “Loan Loss Provisioning and Economic
Slowdowns: Too Much, Too Late?”, Journal of financial intermediation,
Tập 12, tr. 178-197.
79 Li, F. and Zou, Y. (2014), The Impact of Credit Risk Management on
Profitability of Commercial Banks: A Study of Europe, Thesis Umeå School
of Business and Economics
80 Li, Z. (2015), Credit risk management in the current competitive condition
in the Chinese banking industr, Thesis is submitted to the University of
Wales Institute, Cardiff for the degree of Doctor of Philosophy.
81 Merton (1974), “On the pricing of corporate debt: the risk structure of
interest rate”, Journal of Finance, Tập 13, tr.25-28
82 Muninarayanappa, N., (2004), “Credit Risk Management in Banks - Key
Issues”, Journal of Accounting & Finance, Tập 18, Số 1, tr. 94-98.
83 Nijskens, R. and Wagner, W. (2011), “Credit risk transfer activities and
systemic risk: how banks became less risky individually but posed greater
risks to the financial system at the same time”, Journal of Banking &
Finance, Tập 35, Số 6, tr 1391-1398.
84 Podding, T. (1994), Bankruptcy prediction: A comparison with discriminant
analysis, in A.P. Refenes (ed.), Neural Networks in Capital Markets, New
York: wiley, tr. 311-323
85 Podpiera J. and L. Weill (2008), “Bad luck or bad management? Emerging
banking, market experience”, Journal of financial Stability, tập 4, tr.135-
148
86 Rinaldi. L, and A. Sanchis-Arellano (2006), Household debl sustainability:
What explains household non:performing loans? An empirical analysis,
ECB working paper No.570
87 Rose, P.S. (2002), Commercial bank management (5th edition), McGraw-
Hill/Irwin, New York; London. 206
88 Sabeza, F., Shukla, J., Bajpai, G. (2015), “Assessing Credit Risk
Management Practices and Performance of Commercial Banks in Rwanda”,
International Journal of Social Science and Humanities Research, số 3,
tr.323-333
89 Salas, V. và Saurina, J. (2002), ‘Credit Risk in Tow Institutional Regimes:
Spanish Commercial and Savings Banks’, Journal of Financial Services
Research, tập 22, số 3, tr.203-234.
90 Saunders, A. (1994), Financial institutions management – a modern
perspective, Irwin, the University of Michigan
91 Shin, S. W. and Kilic, S. B. (2006), “Using PCA-based neural network
committee model for early warning of bank failure”, Advances in Natural
Computation, Số 4221, tr. 289-292.
92 Sinkey, J. F., (2002), Commercial Bank Financial Management in the
Financial-services Industry, (6th edition), Prentice Hall: Upper Saddle River
(N. J.) 214
93 Steinwand, D. (2000), “A risk management framework for microfinance
institutions”, Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ)
GmbH Postfach 5180, 65726 Eschborn Internet: http://www.gtz.de
94 Stern G. and R. Feldman (2004), Too big to fail: The hazards of bank
bailouts, The brookings Institution, Washing, DC
95 Strischek, D., (2009), The Five Cs of Credit, Hoosier Banker, Tập 93, Số 8, tr. 22-
25
96 Thiagarajan, S., Ayyappan, S., Ramachandran, A. (2011), “Credit Risk
Determinants of Public and Private Sector Banks in India”, European
Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, Tập 34, Số 10,
tr.23-34
97 Tô Minh Thông (2013), Credit risk management and bad debt controlling
case: Anz Vietnam, Thesis Degree Programme in International Business,
Lahti University of Applied Sciences.
98 Treacy, W.F. and Carey, M. S. (2000), “Credit risk rating systems at Large
U.S. Banks”, Journal of Banking and Finance, Tập 24, Số 1-2, tr. 167-201.
99 Vasile and Roxana (2010), “Banking Risk Management in the Light of
Basel II”, Theoretical and Applied Economics, tập 17, số 2(543), tr. 111-122
10 Wang, Y. (2013), Credit risk management in rural commercial banks in
0 China, Theris accounting, financial services and law
10 Zribi. N. and Boujelbène (2011), “The factors influencing bank credit risk: The
1 case of Tunisia”, Journal of Accounting and Taxation, Tập 3, Số 4, tr. 70-78.

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1

Bảng 1 : Xác định doanh nghiệp theo lĩnh vực/ngành của Vietcombank
Được xếp vào
Sản phẩm, lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp ngành/lĩnh vực

Nông nghiệp và các dịch vụ có liên quan:


 Trồng trọt

 Chăn nuôi

Lâm nghiệp và các dịch vụ liên quan:

Nông, lâm và ngư nghiệp


 Trồng rừng, cây phân tán; nuôi rừng, chăm sóc tự nhiên; khai
thác và chế biến gỗ lâm sản tại rừng
 Khai thác gỗ

 Thu nhặt các sản phẩm hoang dã khác

 Vận chuyển gỗ trong rừng

Ngư nghiệp
 đánh bắt thuỷ sản;

 ươm, nuôi trồng thuỷ sản

 các dịch vụ liên quan


Thư

Bán, bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ và mô tô xe máy


Bán buôn và bán đại lý:
 Nông lâm sản, nguyên liệu, động vật tươi sống
 Đồ dùng cá nhân và gia đình
 Bán buôn nguyên vật liệu phi nông nghiệp, phế liệu, phế thải

ơng mại, dịch vụ


 Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình
 Khách sạn, nhà hàng
 Các hoạt động kinh tế khác: vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc;
vận tải đường bộ, đường sông; vặn tải đường thuỷ; vận tài đường
không; các hoạt động phụ trợ cho vận tải, hoạt động của các tổ chức
du lịch; Dịch vụ bưu chính viễn thông; kinh doanh tài sản và dịch vụ
tư vấn; cho thuê máy móc thiết bị; các hoạt động có liên quan đến
máy tính; các hoạt động kinh doanh khác.
Xây dựng:
 Chuẩn bị mặt bằng

 Xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình


Xây dựng
 Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng

 Hoàn thiện công trình xây dựng

 Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm người
điều khiển

Sản xuất vật liệu xây dựng


Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VIETCOMBANK
Bảng 2: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp của Vietcombank
Tiêu chí Nội dung Điểm
Vốn Hơn 100 tỉ đồng 30
Từ 80 đến 100 tỉ đồng 25
Từ 50 đến 80 tỉ đồng 20
Từ 30 đến 50 tỉ đồng 15
Từ 10 đến 30 tỉ đồng 10
Dưới 10 tỉ đồng 5
Lao động Hơn 1.500 người 15
Từ 1000 đến 1500 người 12
Từ 500 đến 1000 người 9
Từ 100 đến 500 người 6
Từ 50 đến 100 người 3
ít hơn 50 người 1
Doanh thu thuần Hơn 400 tỉ đồng 40
Từ 200 đến 400 tỉ đồng 30
Từ 100 đến 200 tỉ đồng 20
Từ 50 đến 100 tỉ đồng 10
Từ 20 đến 50 tỉ đồng 5
Dưới 20 tỉ đồng 2
Tổng tài sản Hơn 400 tỉ đồng 15
Từ 200 đến 400 tỉ đồng 12
Từ 100 đến 200 tỉ đồng 9
Từ 50 đến 100 tỉ đồng 6
Từ 20 đến 50 tỉ đồng 3
Dưới 20 tỉ đồng 1
Quy mô Tổng điểm
Lớn 70-100
Vừa 30-69
Nhỏ <30
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VIETCOMBANK
Bảng 3: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
ngành nông, lâm, ngư nghiệp theo Vietcombank
Chỉ tiêu Tỷ Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ
trọn 10 80 60 40 20 0 10 80 60 40 20 0 10 80 60 40 20 0
g 0 0 0
Chỉ tiêu thanh khoản
1. Khả năng
thanh khoản 8% 2,1 1, 1 0,7 0,4 <0, 2,3 1, 1,2 0,9 0,5 <0, 2,5 2 1, 1 0,6 <0,
5 2 6 3 5 3
2. Khả năng
thanh toán 8% 1,1 0, 0,6 0,3 0,2 <0, 1,3 1 0,7 0,4 0,3 <0, 1,5 1, 1 0,7 0,4 <0,
nhanh 8 1 2 2 3
Chỉ tiêu hoạt động
3. Luân
chuyển hàng 10% 4 3, 3 2 1,5 <1 4,5 4 3,5 3 2 <1 4 3 2, 2 1,5 <1
tồn kho 5 5
4. Kỳ thu tiền
bình quân 10% 40 50 60 70 10 >20 39 45 55 60 90 >18 34 38 44 55 80 >15
0 0 0 0
5.Doanh
thu/Tổng tài 10% 3,5 2, 2,3 1,7 1 <0, 4,5 3, 3,3 2,7 1,7 <1 5,5 4, 4, 3,7 2,5 <1,
sản 9 4 9 93 5
Chỉ tiêu cân nợ
6. Nợ phải
trả/Tổng tài 15% 39 48 59 70 85 >95 30 40 52 60 80 >90 30 35 45 55 75 >85
sản
7. Nợ phải
trả/Vốn chủ sở 15% 64 92 14 23 38 >68 42 66 10 18 30 >61 42 53 81 12 24 >50
hữu 3 3 0 0 8 5 0 0 2 0 0
Chỉ tiêu thu nhập
8. Thu nhập
trước thuế 8% 3 2, 2 1,5 0,8 <0, 4 3, 3 2,5 1,5 <1 5 4, 4 3,5 2,5 <1,
/Doanh thu 5 5 5 5 5
9. Thu nhập
trước 8% 4,5 4 3,5 3 2 <1 5 4, 4 3,5 2,5 <1, 6 5, 5 4,5 3,5 <1,
thuế/Tổng tài 5 5 5 8
sản
10. Thu nhập
trước 8% 10 8, 7,6 7,1 6 <4 10 8 7,5 7 6,2 <4, 10 9 8, 7,4 6,5 <5
thuế/Vốn chủ 5 5 3
sở hữu

Bảng 4: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
ngành thương mại dịch vụ theo Vietcombank
Chỉ tiêu Tỷ Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ
trọng 100 80 60 40 20 0 100 80 60 40 20 0 100 80 60 40 20 0
Chỉ tiêu thanh khoản
1. Khả năng
thanh khoản 8% 2,1 1,6 1,1 0,8 0,5 <0,2 2,3 1,7 1,2 1 0,6 <0,3 2,9 2,3 1,7 1,4 0,9 <0,4
2. Khả năng
thanh toán 8% 1,4 0,9 0,6 0,4 0,2 <0,1 1,7 1,1 0,7 0,6 0,4 <0,2 2,2 1,8 1,2 0,9 0,6 <0,3
nhanh
Chỉ tiêu hoạt động
3. Luân chuyển
hàng tồn kho 10% 5 4,5 4 3,5 2,7 <1,2 6 5,5 5 4,5 3,5 <1,5 7 6,5 6 5,5 4,3 <2
4. Kỳ thu tiền
bình quân 10% 39 45 55 60 80 >180 34 38 44 55 75 >160 32 37 43 50 70 >15
0
5. Doanh
thu/Tổng tài 10% 3 2,5 2 1,5 0,8 <0,4 3,5 3 2,5 2 1,2 <0,7 4 3,5 3 2,5 1,5 <1
sản
Chỉ tiêu cân nợ
6. Nợ phải
trả/Tổng tài sản 15% 35 45 55 65 80 >90 30 40 50 60 75 >85 25 35 45 55 70 >85
7. Nợ phải
trả/Vốn chủ sở 15% 53 69 122 185 280 >730 42 66 100 150 240 >610 33 54 81 122 200 >59
hữu 0
Chỉ tiêu thu nhập
8. Thu nhập
trước thuế
/Doanh thu 8% 7 6,5 6 5,5 4 <2 7,5 7 6,5 6 5 <2,5 8 7,5 7 6,5 5,5 <3
9. Thu nhập
trước 8% 6,5 6 5,5 5 4 <2 7 6,5 6 5,5 4,5 <2,5 7,5 7 6,5 6 5 <3
thuế/Tổng tài
sản
10. Thu nhập
trước thuế/Vốn 8% 14,2 12,2 10,6 9,8 8 <3 13,7 12 10,8 9,8 8,5 <3,5 13,3 11,8 10,9 10 8,7 <4,2
chủ sở hữu
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VIETCOMBANK
Bảng 5: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
ngành xây dựng theo Vietcombank
Chỉ tiêu Tỷ Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ
100 80 60 40 20 0 10 80 60 40 20 0 100 80 60 40 20 0
trọn
Chỉ tiêu thanh 0
g khoản
1. Khả 8% 1,9 1 0,8 0,5 0,3 <0,2 2,1 1,1 0,9 0,6 0,4 <0,3 2,3 1, 1 0,9 0,6 <0,4
năng thanh 2
2. Khả
8% 0,9 0,7 0,4 0,3 0,2 <0,1 1 0,7 0,5 0,3 0,2 <0,1 1,2 1 0,8 0,4 0,3 <0,2
năng thanh
Chỉ
toán tiêu hoạt động
nhanh
3. Luân
15% 3,5 3 2,5 2 1,3 <1 4 3,5 3 2,5 1,5 <1,2 3,5 3 2 1,2 0,8 <0,6
chuyển
hàng tồn
4. Kỳ thu
120 150 230 >350 45 55 60 65 120 >280 40 50 55 60 100 >220
tiền bình 15% 60 90
Chỉ
quântiêu cân nợ
5. Nợ phải
15% 55 60 65 70 80 >95 50 55 60 65 75 >90 45 50 55 60 70 >85
trả/Tổng
6.
tàiNợ
sảnphải 10 10
15% 69 150 233 350 >700 69 100 122 150 250 >610 66 69 122 200 >500
trả/Vốn 0 0
chủ
Chỉ sở hữu
tiêu thu nhập
7. Thu
8% 8 7 6 5 3,5 <2 9 8 7 6 4 <2,5 10 9 8 7 5 <3
nhập trước
thuế
8. Thu
nhập trước
thuế/Tổng
9. Thu
nhập trước
thuế/Vốn 8% 9,2 9 8,7 8,3 7,5 <4 11, 11 10 8,7 7,8 <4,5 11, 11 10 9,5 8,2 <5,2
chủ sở Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín5dụng nội bộ của VIETCOMBANK
3
Bảng 6:Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
ngành công nghiệp theo Vietcombank

Tỷ Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ


Chỉ tiêu
trọng 100 80 60 40 20 0 100 80 60 40 20 0 100 80 60 40 20 0
Chỉ tiêu thanh khoản
1. Khả năng
8% 2 1,4 1 0,5 0,3 <0,2 2,2 1,6 1,1 0,8 0,5 <0,3 2,5 1,8 1,3 1 0,6 <0,4
thanh khoản
2. Khả năng
thanh toán 8% 1,1 0,8 0,4 0,3 0,2 <0,1 1,2 0,9 0,7 0,3 0,2 <0,1 1,3 1 0,8 0,6 0,4 <0,3
nhanh
Chỉ tiêu hoạt động
3. Luân
chuyển hàng 10% 5 4 3 2,5 1,5 <1 6 5 4 3 2 <1,2 4,3 4 3,7 3,4 2,5 <1,5
tồn kho
4. Kỳ thu
tiền bình 10% 45 55 60 65 90 >220 35 45 55 60 85 >190 30 40 50 55 75 >180
quân
5. Doanh thu/
10% 2,3 2 1,7 1,5 0,8 <0,4 3,5 2,8 2,2 1,6 1 <0,6 4,2 3,5 2,5 1,7 1,2 <0,8
Tổng tài sản
Chỉ tiêu cân nợ
6. Nợ phải
trả/ Tổng tài 15% 45 50 60 70 85 >95 45 50 55 65 80 >90 40 45 50 55 75 >85
sản
7. Nợ phải
23 32 26
trả/Vốn chủ 15% 122 150 185 >730 100 122 150 185 >620 82 100 122 150 210 >500
3 0 0
sở hữu
Chỉ tiêu thu nhập
8. Thu nhập
trước thuế
8% 5,5 5 4 3 2 <1 6 5,5 4 2,5 2 <1 6,5 6 5 4 3 <1,5
/Doanh thu

9. Thu nhập
trước thuế/
8% 6 5,5 5 4 3 <1,5 6,5 6 5,5 5 3,5 <1,7 7 6,5 6 5 4 <2
Tổng tài sản

10. Thu nhập


trước thuế/ 12,
8% 14,2 13,7 13,3 13 11 <5,5 14,2 13,3 13 12,2 11 <6 13,3 13 12,5 11 <6,5
Vốn chủ sở 9
hữu

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VIETCOMBANK


Bảng 7: Tiêu chuẩn đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp theo Vietcombank

Chỉ tiêu Điểm chuẩn

20 16 12 8 4

1 Hệ số khả năng trả lãi (từ ≥4 lần ≥3 lần ≥2 lần ≥1 lần <1lần
thu nhập thuần) hoặc âm
2 Hệ số khả năng trả nợ gốc ≥2 lần ≥1,5 lần ≥1 lần < 1 lần Âm
(từ thu nhập thuần)
3 Xu hướng của luân Tăng Tăng Ổn định Giảm Âm
chuyển tiền tệ thuần trong nhanh
quá khứ
4 Trạng thái luân chuyển >Lợi Bằng lợi <Lợi Gần điểm Âm
tiền tệ thuần từ hoạt động nhuận nhuận nhuận hoà vốn
kinh doanh thuần thuần thuần
5 Tiền và các khoản tương ≥ 2,0 ≥1,5 ≥1,0 ≥ 0,5 Gần bằng
đương tiền/Vốn chủ sở 0
hữu
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VIETCOMBANK
Bảng 8: Tiêu chuẩn đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp theo Vietcombank

Chỉ tiêu Điểm chuẩn

20 16 12 8 4

1 Kinh nghiệm trong 15-25 năm 10-15 năm 5-10 năm 1-5 năm Mới thành
ngành/lĩnh vực kinh hoặc > 25 lập
doanh của giám đốc năm

2 Thời gian làm lãnh 5-10 năm 3-5 năm 2-3 năm 1-2 năm Mới được
đạo doanh nghiệp hoặc >10 bổ nhiệm
của Giám đốc năm

Được xây Được xây Xây dựng Kiểm soát Kiểm soát
dựng, ghi dựng không chính nội bộ hạn nội bộ đã
chép, kiểm thức, không chế thất bại
3 Môi trường kiểm
tra thường ghi chép
soát nội bộ
xuyên

4 Đánh giá năng lực Rất tốt Tương đối Khá Trung bình Kém
điều hành của Giám tốt
đốc

Rất khả thi. Tương đối Khả thi Không khả Không khả
Phù hợp xu khả thi. kém. thi. Không thi. Không
thế thị Phù hợp xu Phù hợp xu phù hợp xu phù hợp xu
Đánh giá tầm nhìn,
trường và thế thị thế thị thế thị thế thị
5 chiến lược kinh
định hướng trường và trường và trường và trường và
doanh trong thời
của Nhà định hướng định hướng định hướng định hướng
gian tới của doanh
nước của Nhà của Nhà của Nhà của Nhà
nghiệp
nước nước. nước. nước

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VIETCOMBANK


Bảng 9 : Tiêu chuẩn đánh giá uy tín giao dịch của doanh nghiệp theo Vietcombank
Chỉ tiêu Điểm chuẩn
20 16 12 8 4
1 Trả nợ đúng Luôn trả nợ Luôntrả Luôn trả nợ Khách hàng Không trả nợ
hạn đúng hạn đúnghạn trong đúng hạn trong mới đúng hạn
trong hơn 36 khoảng từ 12- khoảng 12
tháng vừa 36 tháng vừa qua
qua tháng vừa qua
2 Số lần giãn nợ Không có 1 lần trong 1 lần trong 2 lần trong 3 lần trở
hoặc gia hạn 36tháng vừa 12tháng vừa 12tháng vừa lêntrong
nợ qua qua qua 12tháng vừa qua
3 Nợ quá hạn Không có 1x30 ngày 1x30 ngày 2x30 ngày 3x30 ngày quá
trong quá khứ quáhạn trong quáhạn trong quáhạn trong hạn
vòng36 tháng vòng12 tháng vòng12 tháng trong vòng 12
qua qua, hoặc 2x30 qua, hoặc tháng qua hoặc
ngàyquá hạn 1x90 2x90 ngày quá
trong vòng36 ngàyquá hạn hạn trong vòng
tháng qua trong vòng36 36 tháng qua
tháng qua
4 Số lần các cam Chưa Không mấtkhả Không mấtkhả Đã từng bị Đã từng bị
kết mất khả từng có năng thanh năng thanh mấtkhả năng mấtkhả năng
năng thanh toán trong toán trong thanh toán thanh toán trong
toán (Thư tín vòng24 tháng vòng12 tháng trong vòng12 tháng
dung, bảo lãnh, qua qua vòng24 tháng qua
các cam kết qua
khác)
5 Cung cấp Có, trong Có, trong thời Có, trong Khách hàng Không
thông tin đầy thời gian gian từ 12 đến thờigian mới
đủ và đúng hẹn trên 36 36 tháng vừa dưới12 tháng
theo yêu cầu tháng vừa qua qua
của qua
Vietcombank
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VIETCOMBANK
Bảng 10: Tiêu chuẩn đánh giá các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp theo
Vietcombank

Điểm chuẩn
Chỉ tiêu
20 16 12 8 4

Triển vọng Phát triển kém.


1 ngành Thuận lợi Ổn định không phát Bão hoà Suy thoái
triển

Uy tín/Danh Không
Có,trên Ít được
2 tiếng doanh Có,trong nước Có, địa phương được biết
toàn cầu biết đến
nghiệp đến

Cao, chiếm Thấp,


Bình thường,
Vị thế cạnh ưu thế Bình thường, đang sụt
3 đang phát Rất thấp
tranh đang sụt giảm giảm
triển
sụt

Nhiều, số
Số lượng đối Không có, ít,số lượng đang
4 ít Nhiều lượng đang
thủ cạnh tranh độc quyền tăng nhanh
tăng
Chínhsách
Đang có
Nhà nước liên Tương đối Không
5 Thuận lợi Bình thường chính sách
quan doanh thuận lợi thuận lợi
hạn chế
nghiệp

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VIETCOMBANK


Bảng 11: Tiêu chuẩn đánh giá các yếu tố khác của doanh nghiệp theo
Vietcombank
Chỉ tiêu Điểm chuẩn

20 16 12 8 4
1 Đa dạng hoá Đa dạng hoá Chỉ 2 trong 3 Chỉ 1 trong Không, đang Không đa
theo ngành, thị cao độ 3 phát triển dạng hoá
trường, vị trí
2 Thu nhập từ Có, chiếm Có, chiếm Có, chiếm Có, chiếm Không có
hoạt động xuất >70% thu >50% thu >20%thu <20% thu
khẩu nhập nhập nhập nhập
3 Sự phụ thuộc Không có Ít Phụ thuộc Phụ thuộc Cóphụ
nhà cung cấp, nhiều, đang nhiều, ổn thuộc,
khách hàng phát triển. định chuẩn bị
lỗ
4 Lợi nhuận sau Tăng trưởng Có tăng Ổn định Suy thoái Lỗ
thuế mạnh trưởng
5 Vị thế của doanh nghiệp
Đối với doanh Độc quyền Độc quyền Địa Địa phương Địa
doanh nghiệp quốc gia - quốc gia - phương - Trung bình phương
Nhà nước Lớn Nhỏ - Lớn - Nhỏ
5 Các doanh Lớn, niêm Trung bình Lớn/trung Nhỏ, niêm Nhỏ,
nghiệp khác yết niêm yết; Lớn bình, yết không
không niêm không niêm yết
yết niêm yết
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VIETCOMBANK
PHỤ LỤC 2
Phiếu khảo sát dành cho cán bộ, nhân viên ngân hàng Vietcombank
Xin chào các Anh/Chị
Tôi là nghiên cứu sinh đến từ Học viện Tài chính và đang tiến hành nghiên
cứu đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam theo tiêu chuẩn Basel II”. Rất mong muốn được quý anh/chị bớt chút thời
gian cho biết ý kiến của mình thông qua bảng câu hỏi kèm theo dưới đây. Mỗi ý
kiến của anh/chị đều là sự đóng góp rất lớn cho sự thành công luận án của tôi.
Tôi cam kết “Các ý kiến của Anh/ Chị chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu
của đề tài này và không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác”.
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG
1. Anh/Chị vui lòng cho biết chức danh Anh/Chị đang nắm giữ?
 Trưởng/ Phó Phòng tại Chi nhánh/ PGD
 Trưởng/ Phó khối tác nghiệp (tín dụng, nguồn vốn, quản lý rủi ro...)
 Chuyên viên (chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên)
 Nhân viên
2. Giới tính của Anh/Chị ?
 Nam 􀂅 Nữ
3. Trình độ học vấn của Anh/Chị ?
􀂅 Đại học 􀂅 Sau đại học 􀂅 Trung cấp/ Cao đẳng
4. Anh/Chị đã làm việc cho ngân hàng được bao lâu?
 < 1 năm
 1 – 3 năm
 3 – 5 năm
 5 – 10 năm
 > 10 năm
PHẦN II: NHẬN ĐỊNH CỦA CÁN BỘ, NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG
Xin Anh/Chị vui lòng đánh dấu vào ô vuông tương ứng với mức độ đồng ý của
Anh/Chị đối với mỗi yếu tố được quy ước:
1: Hoàn toàn không cần thiết/ Không chọn/ Phủ nhận/ Không hợp lý.
đến 5: Rất cần thiết/ Chọn/ Khẳng định/ Rất hợp lý.
Những phát biểu Mức độ nhận định
I MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT VỀ BASEL II 1 2 3 4 5
Sự cần thiết của việc áp dụng Basel II trong hoạt
1 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
động của Ngân hàng tại nơi Anh/Chị làm việc?
NHNN quy định 7 NHTM triển khai theo Basel 201 2011 201 201 2014
2
II từ năm nào? 0􀂅 􀂅 2􀂅 3􀂅 􀂅
Basel II thường bao gồm những trụ cột nào?
3 Lưu ý: các mục từ 3a đến 3e dưới đây chỉ đánh 1 2 3 4 5
vào ô 1 hoặc ô 5
a Yêu cầu vốn tối thiểu 􀂅 􀂅
b Giám sát hoạt động ngân hàng 􀂅 􀂅
c Quản lý nhân sự 􀂅 􀂅
d Kỷ luật thị trường 􀂅 􀂅
e Các phương pháp lượng hóa rủi ro 􀂅 􀂅
Basel II hướng tới quản lý những loại rủi ro
4 nào? Lưu ý: các mục từ 4a đến 4f dưới đây chỉ 1 2 3 4 5
đánh vào ô 1 hoặc ô 5
a Rủi ro tín dụng 􀂅 􀂅
b Rủi ro hoạt động 􀂅 􀂅
c Rủi ro lãi suất 􀂅 􀂅
d Rủi ro thanh khoản 􀂅 􀂅
e Rủi ro đạo đức 􀂅 􀂅
f Rủi ro thị trường 􀂅 􀂅
5 Phương pháp phù hợp để tính yêu cầu vốn 1 2 3 4 5
cho rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nơi Anh/chị
làm việc?
a Phương pháp chuẩn hóa. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
b Phương pháp xếp hạng tín nhiệm nội bộ. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
Phương pháp phù hợp để tính yêu cầu vốn
6 cho rủi ro hoạt động tại Ngân hàng nơi 1 2 3 4 5
Anh/Chị làm việc?
a Phương pháp chỉ số cơ bản. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
b Phương pháp chuẩn hóa. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
c Phương pháp đo lường nâng cao. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
Phương pháp phù hợp để đo lường rủi ro thị
7 1 2 3 4 5
trường tại Ngân hàng nơi Anh/Chị làm việc.
a Phương pháp đo lường tiêu chuẩn. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
b Phương pháp tiếp cận nội bộ. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC TRỤ CỘT CỦA
II 1 2 3 4 5
BASEL II
Tính hợp lý của việc quy định tỷ lệ an toàn vốn
8 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
tối thiểu theo quy định của Basel II (8%).
Sự cần thiết của việc tính rủi ro hoạt động trong
9 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
cách tính vốn tối thiểu.
Sự cần thiết của vốn cấp 3 hấp thụ rủi ro thị
10 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
trường tại Việt Nam.
Sự hiệu quả của NHNN trong việc giám sát tuân
11 thủ thực thi an toàn vốn tại Ngân hàng nơi 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
Anh/Chị làm việc.
Sự cần thiết của các phương pháp định lượng rủi
12 ro thị trường như VAR, Stress Testing trong việc 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
giám sát hoạt động.
13 Sự cần thiết có bộ phận chuyên trách giám sát từ 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
xa các chỉ số theo Basel II tại Ngân hàng nơi
Anh/Chị làm việc.
Sự cần thiết của cách tiếp cận giám sát nội bộ
14 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
trên cơ sở khung giám sát của Basel II
Thị trường Ngân hàng tại Việt Nam đủ sự minh
15 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
bạch để áp dụng Basel II.
Anh/Chị có nghĩ các phương pháp đo lường rủi
ro tại Ngân hàng của Anh/chị sẽ thay đổi trong
16 􀂅 􀂅
vòng 02 năm tới? (Lưu ý: Chỉ chọn vào ô 1 hoặc
ô 5)
III LỢI ÍCH - BẤT LỢI CỦA VIỆC ÁP DỤNG BASEL II
Lý do Ngân hàng của Anh/Chị thực hiện
17 1 2 3 4 5
Basel II.
a NHNN bắt buộc thực hiện. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
b Lợi ích cho bản thân ngân hàng thực hiện. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
Tiếp cận chuẩn mực quốc tế trong hoạt động
c 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
ngân hàng.
Đánh giá các điều kiện thuận lợi khi triển
18 1 2 3 4 5
khai Basel II.
a Khung pháp lý rõ ràng từ Chính phủ tới Các Bộ. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
b Được sự hỗ trợ từ NHNN và các tổ chức quốc tế. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
c Được sự ủng hộ từ cổ đông/ Hội đồng quản trị. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
d Chi phí đầu tư tại thời điểm hiện tại thấp. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
Đánh giá các lợi ích ngân hàng Anh/Chị nhận
19 1 2 3 4 5
được khi thực hiện Basel II.
a Đảm bảo an toàn vốn trước rủi ro. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
b Tăng lợi nhuận . 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
c Hệ thống xếp hạng và định giá hiệu quả hơn. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
d Nâng cao danh tiếng, qua đó tăng sức cạnh tranh. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
e Hội nhập theo tiêu chuẩn quốc tế. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
20 Đánh giá các điều kiện bất lợi khi triển khai 1 2 3 4 5
Basel II.
a Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cao. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
Thiếu dữ liệu lịch sử cho các phương pháp đo
b 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
lường rủi ro.
Thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên
c 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
nghiệp để tham chiếu kết quả.
Thiếu nhân sự am hiểu để xây dựng và vận hành
d 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
Basel II.
Thiếu nguồn vốn kinh doanh do các tỷ lệ trích
e 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
lập dự phòng cao.
f Giảm sức cạnh tranh/ Giảm lợi nhuận. 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
Chia sẻ thông tin kinh doanh nhiều hơn với các
g bên không liên quan, ảnh hưởng tới kế hoạch, 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
chiến lược kinh doanh.
IV ĐÁNH GIÁ TÍNH TUÂN THỦ VÀ MINH BẠCH THỰC HIỆN BASEL II
Thực hiện theo Basel II, ngân hàng phải thực
22 hiện thêm nhiều báo cáo/ nhiều chỉ số hơn cho 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
NHNN
Tất cả số liệu/ chỉ số theo Basel II đều có tại
23 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
Việt Nam
Khi quá thời hạn nộp báo cáo, NHNN sẽ nhắc
24 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
nhở hoặc xử phạt
NHNN định kỳ tổ chức các lớp tập huấn,
25 nghiệp vụ về Basel II tới Ngân hàng của 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
Anh/Chị
Ngân hàng của Anh/Chị tuân thủ đầy đủ 17
nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng (Lưu
ý: Riêng câu 26 đánh dấu vào các ô từ 1-5 tương
26 1 2 3 4 5
ứng với 5 mức độ: 5-Tuân thủ hoàn toàn, 4-Tuân
thủ một phần, 3-Tuân thủ, 2-Chưa tuân thủ, 1-
Hoàn toàn chưa tuân thủ)
a Thiết lập môi trường RRTD phù hợp
Xác định nhiệm vụ của Hội đồng quản trị
a1 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
(HĐQT) trong quản trị RRTD.
Xác định nhiệm vụ của ban giám đốc (BGĐ)
a2 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
trong quản trị RRTD.
Ngân hàng cần nhận diện và quản lý RRTD
a3 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình.
Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng
b
lành mạnh.
Ngân hàng cần hoạt động tín dụng theo các tiêu
b1 chuẩn phù hợp với thị trường mục tiêu và sự 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
hiểu biết thấu đáo về khách hàng vay.
Ngân hàng cần thiết lập một hạn mức tín dụng
b2 tổng thể ở cấp độ từng khách hàng và các nhóm 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
khách hàng có liên quan.
Ngân hàng cần thiết lập quy trình tín dụng rõ
b3,4 ràng để phê chuẩn tín dụng mới cũng như điều 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
chỉnh, gia hạn các khoản tín dụng hiện thời.
c Duy trì việc cấp tín dụng hiệu quả
Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi, quản lý
c1 thường xuyên các danh mục tín dụng có rủi ro 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
khác nhau.
Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tình trạng
c2 các khoản tín dụng cá nhân bao gồm cả dự trữ 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
và dự phòng.
Ngân hàng được khuyến khích xây dựng và sử
c3 dụng hệ thống đánh giá nội bộ để quản trị 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
RRTD.
Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và công cụ
c4 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
phân tích giúp ban lãnh đạo đo lường RRTD.
c5 Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng thể 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
thành phần và chất lượng tín dụng.
Ngân hàng phải đánh giá thay đổi quan trọng về
c6 điều kiện kinh tế khi đánh giá các khoản tín 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
dụng.
d Hệ thống kiểm soát RRTD
Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá
d1 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
độc lập, thường xuyên quy trình quản lý RRTD.
Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê
duyệt tín dụng được quản lý thích hợp, RRTD ở
d2 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
mức tương thích với các tiêu chuẩn thận trọng và
trong giới hạn mà ngân hàng cho phép.
Ngân hàng cần có hệ thống nhận biết và có thể
d3 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
sớm xử lý với các khoản tín dụng có vấn đề.
e Giám sát RRTD
Các giám sát viên thực hiện việc đánh giá một
cách độc lập với các chiến lược, chính sách, quy
e1 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅 􀂅
trình và việc tuân thủ của ngân hàng liên quan
đến việc cấp tín dụng và quản trị RRTD.

PHẦN III: Ý KIẾN KHÁC


Anh/Chị có ý kiến đóng góp, kiến nghị nào cho việc áp dụng Hiệp ước
Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Anh/Chị hiện nay?

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị !

- PHỤ LỤC 3:
- NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
- THEO TIÊU CHUẨN BASEL II
-

Nhóm Nội dung các nguyên tắc


1. Xác định nhiệm vụ của hội đồng quản trị (HĐQT) trong quản trị
Thiết lập
RRTD
môi trường
2. Xác định nhiệm vụ của ban giám đốc (BGĐ) trong quản trị RRTD
RRTD phù
3. Ngân hàng cần nhận diện và quản lý RRTD trong mọi sản
hợp
phẩm và hoạt động của mình
4. Ngân hàng cần hoạt động tín dụng theo các tiêu chuẩn phù hợp
Hoạt động với thị trường mục tiêu và sự hiểu biết thấu đáo về khách hàng
theo một vay.
quy trình 5. Ngân hàng cần thiết lập một hạn mức tín dụng tổng thể ở cấp
cấp tín độ từng khách hàng và các nhóm khách hàng có liên quan.
dụng lành 6,7. Ngân hàng cần thiết lập quy trình tín dụng rõ ràng để phê
mạnh chuẩn tín dụng mới cũng như điều chỉnh, gia hạn các khoản tín
dụng hiện thời.
8. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi, quản lý thường xuyên
các danh mục tín dụng có rủi ro khác nhau.
9. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tình trạng các khoản tín
dụng cá nhân bao gồm cả dự trữ và dự phòng.
Duy trì
10. Ngân hàng được khuyến khích xây dựng và sử dụng hệ thống
việc cấp tín
đánh giá nội bộ để quản trị RRTD.
dụng hiệu
11. Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và công cụ phân tích
quả
giúp ban lãnh đạo đo lường RRTD.
12. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng thể thành phần và
chất lượng tín dụng.

13. Ngân hàng phải đánh giá thay đổi quan trọng về điều kiện
Nhóm Nội dung các nguyên tắc
kinh tế khi đánh giá các khoản tín dụng.
14. Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập,
thường xuyên quy trình quản lý RRTD.
Hệ thống 15. Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng
kiểm soát được quản lý thích hợp, RRTD ở mức tương thích với các tiêu
RRTD chuẩn thận trọng và trong giới hạn mà ngân hàng cho phép.
16. Ngân hàng cần có hệ thống nhận biết và có thể sớm xử lý với
các khoản tín dụng có vấn đề.
17. Các giám sát viên thực hiện việc đánh giá một cách độc lập
Giám sát
với các chiến lược, chính sách, quy trình và việc tuân thủ của
RRTD
ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng và quản trị RRTD.
Nguồn: Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2000)
PHỤ LỤC 4:
KẾT QUẢ CHẠY DỮ LIỆU VỀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI VIETCOMBANK

Chức năng

Frequenc Percent Valid Cumulativ


y Percent e Percent

Trưởng/ Phó Phòng tại Chi 8.


35 8.9 8.9
nhánh/ PGD 9

Trưởng/ Phó khối tác nghiệp


(tín dụng, nguồn vốn, quản lý 47 12.0 12.0 20.9
rủi ro...)
Valid
Chuyên viên (chuyên viên
cao cấp, chuyên viên chính, 118 30.1 30.1 51.0
chuyên viên)

Nhân viên 192 49.0 49.0 100.0

Total 392 100.0 100.0

Giới tính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Nam 204 52.0 52.0 52.0

Valid Nữ 188 48.0 48.0 100.0

Total 392 100.0 100.0


Học vấn

Frequency Percent Valid Cumulative


Percent Percent

17.
Đại học 67 17.1 17.1
1

57.
Sau đại học 227 57.9 75.0
Valid 9

Trung cấp/ Cao 25.


98 25.0 100.0
đẳng 0

Total 392 100.0 100.0

Kinh nghiệm

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

<1 năm 18 4.6 4.6 4.6

27.
1 – 3 năm 108 27.6 32.1
6

45.
3-5 năm 180 45.9 78.1
Valid 9

14.
5-10 năm 58 14.8 92.9
8

Trên 10 năm 28 7.1 7.1 100.0

Total 392 100.0 100.0


NHNN quy định 7 NHTM triển khai theo Basel II từ năm nào

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

2010 12 3.1 3.1 3.1

2011 38 9.7 9.7 12.8

2012 99 25.3 25.3 38.0


Valid
2013 154 39.3 39.3 77.3

2014 89 22.7 22.7 100.0

Total 392 100.0 100.0

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
CauI.1 392 1 5 3.73 1.079
CauI.2 392 1 5 3.69 1.024
CauI.3.a 392 1 2 1.72 .447
CauI.3.b 392 1 2 1.89 .313
CauI.3.c 392 1 2 1.71 .456
CauI.3.d 392 1 2 1.85 .361
CauI.3.e 392 1 2 1.80 .404
CauI.4.a 392 1 2 1.95 .225
CauI.4.b 392 1 2 1.92 .278
CauI.4.c 392 1 2 1.13 .331
CauI.4.d 392 1 2 1.18 .386
CauI.4.e 392 1 2 1.16 .37
CauI.4.f 392 1 2 1.94 .245
CauI.5.a 392 1 5 3.66 1.034
CauI.5.b 392 1 5 3.54 1.048
CauI.6.a 392 1 5 3.60 .897
CauI.6.b 392 1 5 3.58 .948
CauI.6.c 392 1 5 3.68 .926
CauI.7.a 392 1 5 3.78 .901
CauI.7.b 392 1 5 3.79 .909
CauII.8 392 1 5 3.68 .980
CauII.9 392 1 5 3.82 .866
CauII.10 392 1 5 3.54 .988
CauII.11 392 1 5 3.77 .735
CauII.12 392 1 5 3.53 1.001
CauII.13 392 1 5 3.54 1.003
CauII.14 392 1 5 3.58 1.034
CauII.15 392 1 2 1.86 .350
CauII.16 392 1 5 3.61 .959
CauIII.17.a 392 1 5 3.65 .619
CauIII.17.b 392 1 5 3.61 .667
CauIII.17.c 392 1 5 3.41 .642
CauIII.18.a 392 1 5 3.42 .619
CauIII.18.b 392 1 5 3.54 .993
CauIII.18.c 392 1 5 3.52 .998
CauIII.18.d 392 1 5 3.45 1.091
CauIII.19.a 392 1 5 3.70 .994
CauIII.19.b 392 1 5 3.44 .973
CauIII.19.c 392 1 5 3.72 .903
CauIII.19.d 392 1 5 3.75 .967
CauIII.19.e 392 1 5 3.72 .939
CauIII.20.a 392 1 5 3.73 .939
CauIII.20.b 392 1 5 3.46 1.023
CauIII.20.c 392 1 5 3.44 1.069
CauIII.20.d 392 1 5 3.58 .907
CauIII.20.e 392 1 5 3.47 1.060
CauIII.20.f 392 1 5 3.72 .903
CauIII.20.g 392 1 5 3.56 1.102
CauIV.22 392 1 5 3.47 1.055
CauIV.23 392 1 5 3.45 .977
CauIV.24 392 1 5 3.52 .960
CauIV.25 392 1 5 3.50 .962
CauIV.26.a1 392 1 5 4.78 1.003
CauIV.26.a2 392 1 5 4.82 1.007
CauIV.26.a3 392 1 5 3.87 .973
CauIV.26.b1 392 1 5 3.65 .953
CauIV.26.b2 392 1 5 4.73 .923
CauIV.26.b3,4 392 1 5 3.48 1.021
CauIV.26.c1 392 1 5 3.84 .947
CauIV.26.c2 392 1 5 3.51 1.016
CauIV.26.c3 392 1 5 3.55 .613
CauIV.26.c4 392 1 5 3.49 .648
CauIV.26.c5 392 1 5 3.82 .893
CauIV.26.c6 392 1 5 3.54 .614
CauIV.26.d1 392 1 5 3.79 .615
CauIV.26.d2 392 1 5 3.78 .847
CauIV.26.d3 392 1 5 3.75 .910
CauIV.26.e1 392 1 5 3.81 .802
Valid N
392
(listwise)
Std.
Mã hóa Câu hỏi khảo sát Min Max Mean
Deviation
Sự cần thiết của việc áp dụng Basel II
CauI.1 trong hoạt động của Ngân hàng tại nơi 1 5 3.73 1.079
Anh/chị làm việc
NHNN quy định 7 NHTM triển khai
CauI.2 1 5 3.69 1.024
theo Basel II từ năm nào
CauI.3.a Yêu cầu vốn tối thiểu 1 2 1.72 0.447
CauI.3.b Giám sát hoạt động ngân hàng 1 2 1.89 0.313
CauI.3.c Quản lý nhân sự 1 2 1.71 0.456
CauI.3.d Kỷ luật thị trường 1 2 1.85 0.361
CauI.3.e Các phương pháp lượng hóa rủi ro 1 2 1.80 0.404
CauI.4.a Rủi ro tín dụng 1 2 1.95 0.225
CauI.4.b Rủi ro hoạt động 1 2 1.92 0.278
CauI.4.c Rủi ro lãi suất 1 2 1.13 0.331
CauI.4.d Rủi ro thanh khoản 1 2 1.18 0.386
CauI.4.e Rủi ro đạo đức 1 2 1.16 0.370
CauI.4.f Rủi ro thị trường 1 2 1.94 0.245
CauI.5.a Phương pháp chuẩn hóa 1 5 3.66 1.034
CauI.5.b Phương pháp xếp hạng tín nhiệm nội bộ 1 5 3.54 1.048
CauI.6.a Phương pháp chỉ số cơ bản 1 5 3.60 0.897
CauI.6.b Phương pháp chuẩn hóa 1 5 3.58 0.948
CauI.6.c Phương pháp đo lường nâng cao 1 5 3.68 0.926
CauI.7.a Phương pháp đo lường tiêu chuẩn 1 5 3.78 0.901
CauI.7.b Phương pháp tiếp cận nội bộ 1 5 3.79 0.909
Tính hợp lý của việc quy định tỷ lệ an
CauII.8 toàn vốn tối thiểu theo quy định của 1 5 3.68 0.980
Basel II (8%)
Sự cần thiết của việc tính rủi ro hoạt
CauII.9 1 5 3.82 0.866
động trong cách tính vốn tối thiểu
Std.
Mã hóa Câu hỏi khảo sát Min Max Mean
Deviation
Sự cần thiết của vốn cấp 3 hấp thụ rủi ro
CauII.10 1 5 3.54 0.988
thị trường tại Việt Nam
Sự hiệu quả của NHNN trong việc giám
CauII.11 sát tuân thủ thực thi an toàn vốn tại Ngân 1 5 3.77 0.735
hàng nơi Anh/chị làm việc
Sự cần thiết của các phương pháp định
CauII.12 lượng rủi ro thị trường như VAR, Stress 1 5 3.53 1.001
Testing trong việc giám sát hoạt động
Sự cần thiết có bộ phận chuyên trách
CauII.13 giám sát từ xa các chỉ số theo Basel II tại 1 5 3.54 1.003
Ngân hàng nơi Anh/chị làm việc
Sự cần thiết của cách tiếp cận giám sát
CauII.14 nội bộ trên cơ sở khung giám sát của 1 5 3.58 1.034
Basel II
Thị trường Ngân hàng tại Việt Nam đủ
CauII.15 1 2 1.86 0.350
sự minh bạch để áp dụng Basel II
Anh/Chị có nghĩ các phương pháp đo
lường rủi ro tại Ngân hàng của Anh/Chị
CauII.16 1 5 3.61 0.959
sẽ thay đổi trong vòng 02 năm tới? (Lưu
ý: Chỉ chọn vào ô 1 hoặc ô 5)
CauIII.17.a NHNN bắt buộc thực hiện 1 5 3.65 0.619
Lợi ích cho bản thân ngân hàng thực
CauIII.17.b 1 5 3.61 0.667
hiện
Tiếp cận chuẩn mực quốc tế trong hoạt
CauIII.17.c 1 5 3.41 0.642
động ngân hàng
Khung pháp lý rõ ràng từ Chính phủ tới
CauIII.18.a 1 5 3.42 0.619
các Bộ
Được sự hỗ trợ từ NHNN và các tổ chức
CauIII.18.b 1 5 3.54 0.993
quốc tế
Std.
Mã hóa Câu hỏi khảo sát Min Max Mean
Deviation
Được sự ủng hộ từ cổ đông/ Hội đồng
CauIII.18.c 1 5 3.52 0.988
quản trị

CauIII.18.d Chi phí đầu tư tại thời điểm hiện tại thấp 1 5 3.45 1.091

CauIII.19.a Đảm bảo an toàn vốn trước rủi ro 1 5 3.70 0.994

CauIII.19.b Tăng lợi nhuận 1 5 3.44 0.973

CauIII.19.c Hệ thống xếp hạng và định giá hiệu quả hơn 1 5 3.72 0.903

Nâng cao danh tiếng, qua đó tăng sức


CauIII.19.d 1 5 3.75 0.967
cạnh tranh
CauIII.19.e Hội nhập theo tiêu chuẩn quốc tế 1 5 3.72 0.939
Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận
CauIII.20.a 1 5 3.73 0.939
hành cao
Thiếu dữ liệu lịch sử cho các phương
CauIII.20.b 1 5 3.46 1.023
pháp đo lường rủi ro
Thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng
CauIII.20.c 1 5 3.44 1.069
chuyên nghiệp để tham chiếu kết quả
Thiếu nhân sự am hiểu để xây dựng và
CauIII.20.d 1 5 3.58 0.907
vận hành Basel II
Thiếu nguồn vốn kinh doanh do các tỷ lệ
CauIII.20.e 1 5 3.47 1.060
trích lập dự phòng cao
CauIII.20.f Giảm sức cạnh tranh/ Giảm lợi nhuận 1 5 3.72 0.903
Chia sẻ thông tin kinh doanh nhiều hơn
CauIII.20.g với các bên không liên quan, ảnh hưởng 1 5 3.56 1.102
tới kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
Thực hiện theo Basel II, ngân hàng phải
CauIV.22 thực hiện thêm nhiều báo cáo/ nhiều chỉ 1 5 3.47 1.055
số hơn cho NHNN
Std.
Mã hóa Câu hỏi khảo sát Min Max Mean
Deviation
Tất cả số liệu/ chỉ số theo Basel II đều có
CauIV.23 1 5 3.45 0.977
tại Việt Nam
Khi quá thời hạn nộp báo cáo, NHNN sẽ
CauIV.24 1 5 3.52 0.960
nhắc nhở hoặc xử phạt
NHNN định kỳ tổ chức các lớp tập huấn,
CauIV.25 nghiệp vụ về Basel II tới Ngân hàng của 1 5 3.50 0.962
Anh/Chị
Xác định nhiệm vụ của Hội đồng quản trị
CauIV.26.a1 1 5 4.78 1.003
(HĐQT) trong quản trị RRTD.
Xác định nhiệm vụ của ban giám đốc
CauIV.26.a2 1 5 4.82 1.007
(BGĐ) trong quản trị RRTD.
Ngân hàng cần nhận diện và quản lý
CauIV.26.a3 RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động 1 5 3.87 0.973
của mình.
Ngân hàng cần hoạt động tín dụng theo
các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường
CauIV.26.b1 1 5 3.65 0.953
mục tiêu và sự hiểu biết thấu đáo về
khách hàng vay.
Ngân hàng cần thiết lập một hạn mức tín
CauIV.26.b2 dụng tổng thể ở cấp độ từng khách hàng 1 5 4.73 0.923
và các nhóm khách hàng có liên quan.
Ngân hàng cần thiết lập quy trình tín
CauIV.26.b3 dụng rõ ràng để phê chuẩn tín dụng mới
1 5 3.48 1.021
,4 cũng như điều chỉnh, gia hạn các khoản
tín dụng hiện thời.
Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi,
CauIV.26.c1 quản lý thường xuyên các danh mục tín 1 5 3.84 0.947
dụng có rủi ro khác nhau.
Std.
Mã hóa Câu hỏi khảo sát Min Max Mean
Deviation
Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tình
CauIV.26.c2 trạng các khoản tín dụng cá nhân bao 1 5 3.51 1.016
gồm cả dự trữ và dự phòng.
Ngân hàng được khuyến khích xây dựng
CauIV.26.c3 và sử dụng hệ thống đánh giá nội bộ để 1 5 3.55 0.613
quản trị RRTD.
Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và
CauIV.26.c4 công cụ phân tích giúp ban lãnh đạo đo 1 5 3.49 0.648
lường RRTD.
Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng
CauIV.26.c5 1 5 3.82 0.893
thể thành phần và chất lượng tín dụng.
Ngân hàng phải đánh giá thay đổi quan
CauIV.26.c6 trọng về điều kiện kinh tế khi đánh giá 1 5 3.54 0.614
các khoản tín dụng.
Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống
CauIV.26.d1 đánh giá độc lập, thường xuyên quy trình 1 5 3.79 0.615
quản lý RRTD.
Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng
phê duyệt tín dụng được quản lý thích
CauIV.26.d2 hợp, RRTD ở mức tương thích với các 1 5 3.78 0.847
tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn
mà ngân hàng cho phép.
Ngân hàng cần có hệ thống nhận biết và
CauIV.26.d3 có thể sớm xử lý với các khoản tín dụng 1 5 3.75 0.910
có vấn đề.
Các giám sát viên thực hiện việc đánh
giá một cách độc lập với các chiến lược,
CauIV.26.e1 chính sách, quy trình và việc tuân thủ  1  5  3.81 0.802
của ngân hàng liên quan đến việc cấp tín
dụng và quản trị RRTD
- THEO TIÊU CHUẨN BASEL II
-
Nhóm Nội dung các nguyên tắc
1. Xác định nhiệm vụ của hội đồng quản trị (HĐQT) trong quản trị
Thiết lập
RRTD
môi trường
2. Xác định nhiệm vụ của ban giám đốc (BGĐ) trong quản trị RRTD
RRTD phù
3. Ngân hàng cần nhận diện và quản lý RRTD trong mọi sản
hợp
phẩm và hoạt động của mình
4. Ngân hàng cần hoạt động tín dụng theo các tiêu chuẩn phù hợp
Hoạt động với thị trường mục tiêu và sự hiểu biết thấu đáo về khách hàng
theo một vay.
quy trình 5. Ngân hàng cần thiết lập một hạn mức tín dụng tổng thể ở cấp
cấp tín độ từng khách hàng và các nhóm khách hàng có liên quan.
dụng lành 6,7. Ngân hàng cần thiết lập quy trình tín dụng rõ ràng để phê
mạnh chuẩn tín dụng mới cũng như điều chỉnh, gia hạn các khoản tín
dụng hiện thời.
8. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi, quản lý thường xuyên
các danh mục tín dụng có rủi ro khác nhau.
9. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tình trạng các khoản tín
dụng cá nhân bao gồm cả dự trữ và dự phòng.
Duy trì
10. Ngân hàng được khuyến khích xây dựng và sử dụng hệ thống
việc cấp tín
đánh giá nội bộ để quản trị RRTD.
dụng hiệu
11. Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và công cụ phân tích
quả
giúp ban lãnh đạo đo lường RRTD.
12. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng thể thành phần và
chất lượng tín dụng.

13. Ngân hàng phải đánh giá thay đổi quan trọng về điều kiện
Nhóm Nội dung các nguyên tắc
kinh tế khi đánh giá các khoản tín dụng.
14. Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập,
thường xuyên quy trình quản lý RRTD.
Hệ thống 15. Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng
kiểm soát được quản lý thích hợp, RRTD ở mức tương thích với các tiêu
RRTD chuẩn thận trọng và trong giới hạn mà ngân hàng cho phép.
16. Ngân hàng cần có hệ thống nhận biết và có thể sớm xử lý với
các khoản tín dụng có vấn đề.
17. Các giám sát viên thực hiện việc đánh giá một cách độc lập
Giám sát
với các chiến lược, chính sách, quy trình và việc tuân thủ của
RRTD
ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng và quản trị RRTD.
Nguồn: Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2000)
PHỤ LỤC 4:
KẾT QUẢ CHẠY DỮ LIỆU VỀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI VIETCOMBANK

Chức năng

Frequenc Percent Valid Cumulativ


y Percent e Percent

Trưởng/ Phó Phòng tại Chi 8.


35 8.9 8.9
nhánh/ PGD 9

Trưởng/ Phó khối tác nghiệp


(tín dụng, nguồn vốn, quản lý 47 12.0 12.0 20.9
rủi ro...)
Valid
Chuyên viên (chuyên viên
cao cấp, chuyên viên chính, 118 30.1 30.1 51.0
chuyên viên)

Nhân viên 192 49.0 49.0 100.0

Total 392 100.0 100.0

Giới tính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Nam 204 52.0 52.0 52.0

Valid Nữ 188 48.0 48.0 100.0

Total 392 100.0 100.0


Học vấn

Frequency Percent Valid Cumulative


Percent Percent

17.
Đại học 67 17.1 17.1
1

57.
Sau đại học 227 57.9 75.0
Valid 9

Trung cấp/ Cao 25.


98 25.0 100.0
đẳng 0

Total 392 100.0 100.0

Kinh nghiệm

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

<1 năm 18 4.6 4.6 4.6

27.
1 – 3 năm 108 27.6 32.1
6

45.
3-5 năm 180 45.9 78.1
Valid 9

14.
5-10 năm 58 14.8 92.9
8

Trên 10 năm 28 7.1 7.1 100.0

Total 392 100.0 100.0


NHNN quy định 7 NHTM triển khai theo Basel II từ năm nào

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

2010 12 3.1 3.1 3.1

2011 38 9.7 9.7 12.8

2012 99 25.3 25.3 38.0


Valid
2013 154 39.3 39.3 77.3

2014 89 22.7 22.7 100.0

Total 392 100.0 100.0

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
CauI.1 392 1 5 3.73 1.079
CauI.2 392 1 5 3.69 1.024
CauI.3.a 392 1 2 1.72 .447
CauI.3.b 392 1 2 1.89 .313
CauI.3.c 392 1 2 1.71 .456
CauI.3.d 392 1 2 1.85 .361
CauI.3.e 392 1 2 1.80 .404
CauI.4.a 392 1 2 1.95 .225
CauI.4.b 392 1 2 1.92 .278
CauI.4.c 392 1 2 1.13 .331
CauI.4.d 392 1 2 1.18 .386
CauI.4.e 392 1 2 1.16 .37
CauI.4.f 392 1 2 1.94 .245
CauI.5.a 392 1 5 3.66 1.034
CauI.5.b 392 1 5 3.54 1.048
CauI.6.a 392 1 5 3.60 .897
CauI.6.b 392 1 5 3.58 .948
CauI.6.c 392 1 5 3.68 .926
CauI.7.a 392 1 5 3.78 .901
CauI.7.b 392 1 5 3.79 .909
CauII.8 392 1 5 3.68 .980
CauII.9 392 1 5 3.82 .866
CauII.10 392 1 5 3.54 .988
CauII.11 392 1 5 3.77 .735
CauII.12 392 1 5 3.53 1.001
CauII.13 392 1 5 3.54 1.003
CauII.14 392 1 5 3.58 1.034
CauII.15 392 1 2 1.86 .350
CauII.16 392 1 5 3.61 .959
CauIII.17.a 392 1 5 3.65 .619
CauIII.17.b 392 1 5 3.61 .667
CauIII.17.c 392 1 5 3.41 .642
CauIII.18.a 392 1 5 3.42 .619
CauIII.18.b 392 1 5 3.54 .993
CauIII.18.c 392 1 5 3.52 .998
CauIII.18.d 392 1 5 3.45 1.091
CauIII.19.a 392 1 5 3.70 .994
CauIII.19.b 392 1 5 3.44 .973
CauIII.19.c 392 1 5 3.72 .903
CauIII.19.d 392 1 5 3.75 .967
CauIII.19.e 392 1 5 3.72 .939
CauIII.20.a 392 1 5 3.73 .939
CauIII.20.b 392 1 5 3.46 1.023
CauIII.20.c 392 1 5 3.44 1.069
CauIII.20.d 392 1 5 3.58 .907
CauIII.20.e 392 1 5 3.47 1.060
CauIII.20.f 392 1 5 3.72 .903
CauIII.20.g 392 1 5 3.56 1.102
CauIV.22 392 1 5 3.47 1.055
CauIV.23 392 1 5 3.45 .977
CauIV.24 392 1 5 3.52 .960
CauIV.25 392 1 5 3.50 .962
CauIV.26.a1 392 1 5 4.78 1.003
CauIV.26.a2 392 1 5 4.82 1.007
CauIV.26.a3 392 1 5 3.87 .973
CauIV.26.b1 392 1 5 3.65 .953
CauIV.26.b2 392 1 5 4.73 .923
CauIV.26.b3,4 392 1 5 3.48 1.021
CauIV.26.c1 392 1 5 3.84 .947
CauIV.26.c2 392 1 5 3.51 1.016
CauIV.26.c3 392 1 5 3.55 .613
CauIV.26.c4 392 1 5 3.49 .648
CauIV.26.c5 392 1 5 3.82 .893
CauIV.26.c6 392 1 5 3.54 .614
CauIV.26.d1 392 1 5 3.79 .615
CauIV.26.d2 392 1 5 3.78 .847
CauIV.26.d3 392 1 5 3.75 .910
CauIV.26.e1 392 1 5 3.81 .802
Valid N
392
(listwise)
Std.
Mi Ma Mea
Mã hóa Câu hỏi khảo sát Deviati
n x n
on
Sự cần thiết của việc áp dụng Basel II
CauI.1 trong hoạt động của Ngân hàng tại nơi 1 5 3.73 1.079
Anh/chị làm việc
NHNN quy định 7 NHTM triển khai theo
CauI.2 1 5 3.69 1.024
Basel II từ năm nào
CauI.3.a Yêu cầu vốn tối thiểu 1 2 1.72 0.447
CauI.3.b Giám sát hoạt động ngân hàng 1 2 1.89 0.313
CauI.3.c Quản lý nhân sự 1 2 1.71 0.456
CauI.3.d Kỷ luật thị trường 1 2 1.85 0.361
CauI.3.e Các phương pháp lượng hóa rủi ro 1 2 1.80 0.404
CauI.4.a Rủi ro tín dụng 1 2 1.95 0.225
CauI.4.b Rủi ro hoạt động 1 2 1.92 0.278
CauI.4.c Rủi ro lãi suất 1 2 1.13 0.331
CauI.4.d Rủi ro thanh khoản 1 2 1.18 0.386
CauI.4.e Rủi ro đạo đức 1 2 1.16 0.370
CauI.4.f Rủi ro thị trường 1 2 1.94 0.245
CauI.5.a Phương pháp chuẩn hóa 1 5 3.66 1.034
CauI.5.b Phương pháp xếp hạng tín nhiệm nội bộ 1 5 3.54 1.048
CauI.6.a Phương pháp chỉ số cơ bản 1 5 3.60 0.897
CauI.6.b Phương pháp chuẩn hóa 1 5 3.58 0.948
CauI.6.c Phương pháp đo lường nâng cao 1 5 3.68 0.926
CauI.7.a Phương pháp đo lường tiêu chuẩn 1 5 3.78 0.901
CauI.7.b Phương pháp tiếp cận nội bộ 1 5 3.79 0.909
Std.
Mi Ma Mea
Mã hóa Câu hỏi khảo sát Deviati
n x n
on
Tính hợp lý của việc quy định tỷ lệ an
CauII.8 toàn vốn tối thiểu theo quy định của Basel 1 5 3.68 0.980
II (8%)
Sự cần thiết của việc tính rủi ro hoạt động
CauII.9 1 5 3.82 0.866
trong cách tính vốn tối thiểu
Sự cần thiết của vốn cấp 3 hấp thụ rủi ro
CauII.10 1 5 3.54 0.988
thị trường tại Việt Nam
Sự hiệu quả của NHNN trong việc giám
CauII.11 sát tuân thủ thực thi an toàn vốn tại Ngân 1 5 3.77 0.735
hàng nơi Anh/chị làm việc
Sự cần thiết của các phương pháp định
CauII.12 lượng rủi ro thị trường như VAR, Stress 1 5 3.53 1.001
Testing trong việc giám sát hoạt động
Sự cần thiết có bộ phận chuyên trách giám
CauII.13 sát từ xa các chỉ số theo Basel II tại Ngân 1 5 3.54 1.003
hàng nơi Anh/chị làm việc
Sự cần thiết của cách tiếp cận giám sát nội
CauII.14 1 5 3.58 1.034
bộ trên cơ sở khung giám sát của Basel II
Thị trường Ngân hàng tại Việt Nam đủ sự
CauII.15 1 2 1.86 0.350
minh bạch để áp dụng Basel II
Anh/Chị có nghĩ các phương pháp đo
lường rủi ro tại Ngân hàng của Anh/Chị sẽ
CauII.16 1 5 3.61 0.959
thay đổi trong vòng 02 năm tới? (Lưu ý:
Chỉ chọn vào ô 1 hoặc ô 5)
CauIII.17.a NHNN bắt buộc thực hiện 1 5 3.65 0.619
CauIII.17.b Lợi ích cho bản thân ngân hàng thực hiện 1 5 3.61 0.667
Std.
Mi Ma Mea
Mã hóa Câu hỏi khảo sát Deviati
n x n
on
Tiếp cận chuẩn mực quốc tế trong hoạt
CauIII.17.c 1 5 3.41 0.642
động ngân hàng
Khung pháp lý rõ ràng từ Chính phủ tới
CauIII.18.a 1 5 3.42 0.619
các Bộ
Được sự hỗ trợ từ NHNN và các tổ chức
CauIII.18.b 1 5 3.54 0.993
quốc tế
Được sự ủng hộ từ cổ đông/ Hội đồng
CauIII.18.c 1 5 3.52 0.988
quản trị

CauIII.18.d Chi phí đầu tư tại thời điểm hiện tại thấp 1 5 3.45 1.091

CauIII.19.a Đảm bảo an toàn vốn trước rủi ro 1 5 3.70 0.994

CauIII.19.b Tăng lợi nhuận 1 5 3.44 0.973


Hệ thống xếp hạng và định giá hiệu quả
CauIII.19.c 1 5 3.72 0.903
hơn
Nâng cao danh tiếng, qua đó tăng sức
CauIII.19.d 1 5 3.75 0.967
cạnh tranh
CauIII.19.e Hội nhập theo tiêu chuẩn quốc tế 1 5 3.72 0.939
Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận
CauIII.20.a 1 5 3.73 0.939
hành cao
Thiếu dữ liệu lịch sử cho các phương pháp
CauIII.20.b 1 5 3.46 1.023
đo lường rủi ro
Thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng
CauIII.20.c 1 5 3.44 1.069
chuyên nghiệp để tham chiếu kết quả
Thiếu nhân sự am hiểu để xây dựng và
CauIII.20.d 1 5 3.58 0.907
vận hành Basel II
Std.
Mi Ma Mea
Mã hóa Câu hỏi khảo sát Deviati
n x n
on
Thiếu nguồn vốn kinh doanh do các tỷ lệ
CauIII.20.e 1 5 3.47 1.060
trích lập dự phòng cao
CauIII.20.f Giảm sức cạnh tranh/ Giảm lợi nhuận 1 5 3.72 0.903
Chia sẻ thông tin kinh doanh nhiều hơn
CauIII.20.g với các bên không liên quan, ảnh hưởng 1 5 3.56 1.102
tới kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
Thực hiện theo Basel II, ngân hàng phải
CauIV.22 thực hiện thêm nhiều báo cáo/ nhiều chỉ số 1 5 3.47 1.055
hơn cho NHNN
Tất cả số liệu/ chỉ số theo Basel II đều có
CauIV.23 1 5 3.45 0.977
tại Việt Nam
Khi quá thời hạn nộp báo cáo, NHNN sẽ
CauIV.24 1 5 3.52 0.960
nhắc nhở hoặc xử phạt
NHNN định kỳ tổ chức các lớp tập huấn,
CauIV.25 nghiệp vụ về Basel II tới Ngân hàng của 1 5 3.50 0.962
Anh/Chị
Xác định nhiệm vụ của Hội đồng quản trị
CauIV.26.a1 1 5 4.78 1.003
(HĐQT) trong quản trị RRTD.
Xác định nhiệm vụ của ban giám đốc
CauIV.26.a2 1 5 4.82 1.007
(BGĐ) trong quản trị RRTD.
Ngân hàng cần nhận diện và quản lý
CauIV.26.a3 RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động 1 5 3.87 0.973
của mình.
Ngân hàng cần hoạt động tín dụng theo
các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường mục
CauIV.26.b1 1 5 3.65 0.953
tiêu và sự hiểu biết thấu đáo về khách
hàng vay.
Std.
Mi Ma Mea
Mã hóa Câu hỏi khảo sát Deviati
n x n
on
Ngân hàng cần thiết lập một hạn mức tín
CauIV.26.b2 dụng tổng thể ở cấp độ từng khách hàng 1 5 4.73 0.923
và các nhóm khách hàng có liên quan.
Ngân hàng cần thiết lập quy trình tín dụng
CauIV.26.b3 rõ ràng để phê chuẩn tín dụng mới cũng
1 5 3.48 1.021
,4 như điều chỉnh, gia hạn các khoản tín
dụng hiện thời.
Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi,
CauIV.26.c1 quản lý thường xuyên các danh mục tín 1 5 3.84 0.947
dụng có rủi ro khác nhau.
Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tình
CauIV.26.c2 trạng các khoản tín dụng cá nhân bao 1 5 3.51 1.016
gồm cả dự trữ và dự phòng.
Ngân hàng được khuyến khích xây dựng
CauIV.26.c3 và sử dụng hệ thống đánh giá nội bộ để 1 5 3.55 0.613
quản trị RRTD.
Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và
CauIV.26.c4 công cụ phân tích giúp ban lãnh đạo đo 1 5 3.49 0.648
lường RRTD.
Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng
CauIV.26.c5 1 5 3.82 0.893
thể thành phần và chất lượng tín dụng.
Ngân hàng phải đánh giá thay đổi quan
CauIV.26.c6 trọng về điều kiện kinh tế khi đánh giá các 1 5 3.54 0.614
khoản tín dụng.
Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống
CauIV.26.d1 đánh giá độc lập, thường xuyên quy trình 1 5 3.79 0.615
quản lý RRTD.
Std.
Mi Ma Mea
Mã hóa Câu hỏi khảo sát Deviati
n x n
on
Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng
phê duyệt tín dụng được quản lý thích
CauIV.26.d2 hợp, RRTD ở mức tương thích với các 1 5 3.78 0.847
tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn mà
ngân hàng cho phép.
Ngân hàng cần có hệ thống nhận biết và
CauIV.26.d3 có thể sớm xử lý với các khoản tín dụng 1 5 3.75 0.910
có vấn đề.
Các giám sát viên thực hiện việc đánh giá
một cách độc lập với các chiến lược, chính
CauIV.26.e1 sách, quy trình và việc tuân thủ của ngân  1  5  3.81 0.802
hàng liên quan đến việc cấp tín dụng và
quản trị RRTD

You might also like