Định tuyến tĩnh Static Route

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

Định tuyến tĩnh

Static Route
Khái niệm về định tuyến
Định tuyến (routing) là quá trình tìm đường đi tối
ưu từ điểm này đến điểm kia, và đây là nhiệm vụ
chủ yếu của layer 3.
Khái niệm về định tuyến

Ví dụ: Như trên hình, từ mạng 10.120.20 đến 172.16.1.0 có

rất nhiều đường đi. Nhiệm vụ của router là tìm đường đi tốt
nhất để chuyển các gói tin từ mạng 10.0.120.2.0 đến mạng

172.16.1.0.
Khái niệm về định tuyến

Để định tuyến được, router phải làm các nhiệm vụ sau :


• Xác định được mạng đích.
• Xác định các nguồn thông tin mà router có thể học để
đi đến đến mạng đích. Nguồn thông tin này có thể là
định tuyến tĩnh hoặc một giao thức định tuyến nào đó
• Tìm các đường đi có thể có để đến được mạng đích.
• Chọn ra đường đi tốt nhất.
• Duy trì và kiểm tra thông tin định tuyến
Khái niệm về định tuyến
Thông tin định tuyến được router lưu lại trong Bảng định tuyến
(routing table). Bảng định tuyến này có dạng như sau:

Trong đó:
Network Protocol: Nguồn thông tin định tuyến, nó có thể là mạng kết
nối trực tiếp, học từ giao thức định tuyến hoặc định tuyến tĩnh
Destination Network: mạng đích
Exit Interface: Cổng ra
Next hop: Địa chỉ IP của Router láng giềng
Khái niệm về định tuyến

To display the Routing table: Router#show ip route


Khái niệm về định tuyến
Có 2 hình thức định tuyến

Định tuyến tĩnh – Static Route: Người quản trị sẽ cấu hình tĩnh từng
đường đi cho Router. Nếu Topology mạng thay đổi, người quản trị sẽ
phải tự thay đổi cấu hình theo.

Định tuyến động – Dynamic Route: Người quản trị sẽ cấu hình một
giao thức định tuyến nào đó cho các Router. Các Router sẽ tự trao đổi
thông tin và tự tìm ra đường đi tốt nhất. Nếu Topology mạng thay đổi,
các router cũng tự động cập nhật thông tin và thay đổi đường đi theo.
Thiết lập Cấu hình định tuyến tĩnh

LUÔN LUÔN NHỚ RÀNG: ROUTER CHỈ THẤY NHỮNG GÌ KẾT NỐI TRỰC TIẾP VỚI
NÓ (CONNECTED)

Router(Config)#ip route <Địa chỉ mạng đích> <Subnet Mask> <Địa chỉ Next Hop>

Router(Config)#ip route <Địa chỉ mạng đích> <Subnet Mask> <Cổng ra>

Địa chỉ IP Next Hop là địa chỉ IP của router kết nối trực tiếp với router đang cấu
hình, và từ router Next Hop có thể đi đến mạng đích.
Thiết lập Cấu hình định tuyến tĩnh
LUÔN LUÔN NHỚ RÀNG: ROUTER CHỈ THẤY NHỮNG GÌ KẾT NỐI
TRỰC TIẾP VỚI NÓ (CONNECTED)
Router(Config)#ip route <Địa chỉ mạng đích> <Subnet Mask> <Địa chỉ Next Hop>

Router(Config)#ip route <Địa chỉ mạng đích> <Subnet Mask> <Cổng ra>

Địa chỉ IP Next Hop là địa chỉ IP của router kết nối trực tiếp với
router đang cấu hình, và từ router Next Hop có thể đi đến mạng
đích.
Thiết lập Cấu hình định tuyến tĩnh
Ví dụ:
Thiết lập Cấu hình định tuyến tĩnh
Trên Router A, nếu muốn đến mạng đích 172.16.1.0 thì phải đi qua
router Next-hop là 172.16.2.1. Do đó câu lệnh định tuyến là:

Router A(Config)#ip route 172.16.1.0 255.255.255.0 172.16.2.1

Với Trường hợp Router kết nối với Router láng giềng qua cổng Serial

VD: Có thể sử dụng cổng ra của router thay cho IP Next-hop.Như sau:

RouterA(Config)#ip route 172.16.1.0 255.255.255.0 s0/0/0


Thiết lập Cấu hình định tuyến tĩnh
Xem bảng định tuyến: Để xem bảng định tuyến thực hiện bằng lệnh:
Router#show ip route
Thiết lập Cấu hình định tuyến tĩnh
Trong đó:
Ký tự đầu tiên là nguồn thông tin: C-Connect(kết nối trực tiếp), S-Static
(định tuyến tĩnh)
Tiếp theo là địa chỉ mạng, đi kèm với Prefix Length
Con số trong [] lần lược là Metric và Administrative Distance (AD)
• Metric: là con số dùng để đo độ tốt của đường đi. Metric càng thấp
thì đường đi đó càng tốt.
• Administrative Distance (AD) là độ tin cậy của nguồn gốc thông tin.
AD càng thấp thì nguồn thông tin đó càng đáng tin cậy.
Địa chỉ IP sau chữ “via” là địa chỉ IP Next-hop
Dedfault Route
Đối với các mạng stub-network, là các mạng chỉ có một đường đi
duy nhất ra các mạng khác, có thể sử dụng default route thay cho
nhiều câu lệnh định tuyến.
Default Route cũng dùng trong trường hợp định tuyến cho Router ra
Internet.
Định tuyến với đường dự phòng sử dụng AD
Tình huống
Trong trượng hợp Router có nhiều đường đi đến mạng đích và người
quản trị muốn Router sử dụng một đường làm đường chính, khi
đường chính gặp sự cố tự động chuyển sang đường còn lại, người
quản trị có thể cấu hình hai đường định tuyến tĩnh và dùng thêm
tham số AD. Mặc định, AD của một đường định tuyến bằng 1. Người
quản trị hoàn toàn có thể thay đổi số này cho đường dự phòng.

Nếu đường dự phòng sẽ có số AD lớn hơn đường chính thì Router chỉ
đưa đường chính vào bảng định tuyến và khi đường chính này gặp sự
cố thì Router sẽ đưa đường dự phòng vào.
Định tuyến với đường dự phòng sử dụng AD
Thiếp lập cấu hình định tuyến tĩnh với AD như sau:
Router(config)# ip route <IP mạng đích><Subnet Mask> <IP Next-hop> <AD>
Hoặc
Router(config)# ip route <IP mạng đích><Subnet Mask> <Cổng ra> <AD>
AD có giá trị: Từ 0 Đến 255
VD: Router có hai đường đi đến mạng 192.168.1.0/24, một đường
chính qua Next-hop 10.0.12.2, một đường dự phòng qua next-hop
10.0.23.3. Có thể thực hiện cấu hình như sau:
Router(config)# ip route 192.168.1.0 255.255.255.0 10.0.12.2
Router(config)# ip route 192.168.1.0 255.255.255.0 10.0.23.3 10
THỰC HÀNH LAB
THỰC HÀNH LAB
THỰC HÀNH LAB
THỰC HÀNH LAB
Các bước thực hiện :
Bước 1: Đấu nối như sơ đồ
Bước 2: Cấu hình hostname và IP cho các router
THỰC HÀNH LAB
THỰC HÀNH LAB

Bước 3 : Cấu hình DHCP Server trên các router


THỰC HÀNH LAB
Bước 4 : Cho các PC nhận IP bằng DHCP
PC1:
THỰC HÀNH LAB
Bước 5 : Cấu hình định tuyến để tất cả các subnet thông
được với nhau. Sinh viên có thể chọn đường đi tùy ý
THỰC HÀNH LAB
Bước 6 : Kiểm tra Trên PC1, ping các địa chỉ IP sau :
THỰC HÀNH LAB
Bước 7 : cấu hình đường dự phòng cho các route đến 1
92.168.1.0/24, 192.168.2.0/24, 192.168.3.0/24
THỰC HÀNH LAB
Bước 8 : Kiểm tra lại bảng định tuyến Trên mỗi router,
Thực hiện câu lệnh sau: # show ip route
Đảm bảo vẫn đủ route đến tất cả subnet, nhưng chỉ có
1 đường đi đến 1 subnet (không load balance)

You might also like