Phần Mở Đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 92

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Theo Kinh tế học, nguồn lực là hữu hạn. Thế nhưng, ngày nay trên khắp thế giới lượng tiêu
thụ tài nguyên và lượng rác thải ngày càng tăng với rất nhiều lý do khác nhau. Liên Hợp
Quốc đã cảnh báo rằng lượng tiêu thụ tài nguyên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi vào năm 2060
và hiệu ứng nhà kính sẽ tiếp tục răng một cách mạnh mẽ. Cùng với đó, Tổ chức Ngân hàng
thế giới cũng ước lượng rằng chất thải đô thị toàn cầu hàng năm sẽ tăng 70% vào năm
2050. Và KTTH được xem là một giải pháp cho vấn đề chất thải của thế giới, bởi nó có thể
giúp giảm lượng tiêu thụ đầu vào cũng như khí thải các-bon. Trong KTTH, rác thải từ các
nhà máy của doanh nghiệp sẽ trở thành đầu vào có giá trị cho một quy trình sản xuất khác
thay vì vứt bỏ. Chúng có thể được sửa chữa, tái sử dụng hay nâng cấp (Preston, 2012).

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nước và khu vực: Đức, Nhật, Trung Quốc, Liên Minh
Châu Âu (EU), Mỹ,… đã và đang phát triển kinh tế theo hướng tuần hoàn bằng cách ban
hành các văn bản luật, các chủ trương, chính sách,... Cụ thể, năm 1996, Chính phủ Đức đã
ban hành Luật về KTTH và chất thải. Chính phủ Nhật cũng ban hành rất nhiều quy định về
xử lý chất thải: Luật sử dụng hiệu quả vật liệu tái chế (1991), Luật khuyến khích Sử dụng
hiệu quả tài nguyên (2000), Luật cơ bản để thành lập Xã hội dựa trên tái chế (2002). Hay
ở Trung Quốc, Chính phủ nước này đã dùng cách tiếp cận từ trên xuống để cải thiện việc
quản lý tài nguyên và áp dụng mô hình 3R; đồng thời cũng ban hành chủ trương “Kinh tế
tuần hoàn”- một hướng đi phát triển bền vững mới và luật Khuyến khích phát triển KTTH.
Tương tự, ở Châu Âu và Mỹ cũng đã và đang thực hiện những kế hoạch về kinh tế tuần
hoàn. Như vậy, ta dễ dàng thấy được, đứng trước các vấn đề về môi trường thì giải pháp
tiến đến “Kinh tế tuần hoàn” hiện đang là xu hướng tất yếu của hầu hết các quốc gia lớn
trên thế giới, và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam, hàng nghìn doanh
nghiệp với quy mô khác nhau được hình thành hầu hết là DNNVV chiếm hơn 98% và
chính họ là nguồn động lực chính giúp kinh tế nước ta phát triển. Tuy nhiên, họ lại chính
là nguyên nhân gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng - cạn kiệt nguồn tài nguyên
và hệ sinh thái bị xuống cấp. Số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt Nam nằm
trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Dự báo biến đổi khí hậu
và thiên tai có thể gây thiệt hại lên tới 11% GDP của Việt Nam vào năm 2030. Nhân thức
được tình trạng hiện tại, trong giai đoạn 2021-2030, Đảng và Nhà nước đã xác định phát
triển nền KTTT là một trong những định hướng quan trọng của đất nước. Theo đó, nước ta
sẽ triển khai mô hình KTTH dựa trên 3 tiêu chí: Thiết kế, kéo dài vòng đời vật liệu; giảm
rác thải, phát thải; khôi phục hệ sinh thái. Để tạo điều kiện cũng như khuyên khích Doanh
nghiệp phát triển KTTH, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW, “Về
định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045”, trong đó khẳng định phải ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, phát
triển nhà máy điện sử dụng rác thải, chất thải để bảo vệ môi trường và phát triển KTTH;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Phát triển
KTTT ở Việt Nam.

Như vậy, để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết quốc tế mà Việt
Nam đã tham gia ký kết thì hướng tiếp cận chuyển đổi mô hình từ “kinh tế tuyến tính” sang
“kinh tế tuần hoàn” cần được xem là một ưu tiên trong giai đoạn phát triển mới của đất
nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vậy làm
sao để có thể tăng cường năng lực cho các nhà lãnh đạo, quản lý của các doanh nghiệp này
để có thể phát triển KTTH ? Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy nghiên cứu đề tài “Tăng
cường năng lực KTTH cho các DNNVV ở Vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ” là cấp thiết
và phù hợp với các vấn đề thực tế hiện nay.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu tổng quan
Đánh giá tác động của các nhân tố nhận thức và hành vi đến việc tăng cường năng lực cho
các DNNVV ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng tổng quan nghiên cứu bao gồm việc xây dựng tổng quan nghiên cứu về
phương pháp đánh giá tăng cường năng lực của các doanh nghiệp DNNVV và
phương pháp đánh giá năng lực về KTTH của các DNNVV ở Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm các nhân tố tác động đến việc tăng cường
năng lực KTTH của DNNVV ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất với dữ liệu thu thập được từ các DNNVV
ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị đối với các DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ và đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Có những nhân tố nào tác động đến việc tăng cường năng lực KTTH của các
DNNVV ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
- Tăng cường năng lực KTTH cho các DNNVV ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
thông qua các tiêu chí nào?
- Nhân tố năng lực KTTH bao gồm nhận thức và hành động tác động như thế nào đến
áp dụng KTTH vào thực tiễn của các DNNVV ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
- Các rào cản trong việc tăng cường năng lực KTTH cho các DNNVV ở Vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ là gì?
1.3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến việc tăng cường năng lực KTTH cho các DNNVV ở Vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Nghiên cứu việc tăng cường năng lực KTTH và những nhân tố:
nhận thức, hành động và các biến ảnh hưởng tới 2 nhân tố trên của các DNNVV ở
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Về không gian: Các DNNVV ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ 2019-2022 và đề xuất giải pháp cho các
năm tiếp.
1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Về mặt lý luận:
+ Nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về KTTH, năng lực KTTH,
tiến hành đánh giá năng lực KTTH nhằm nghiên cứu ảnh hưởng các nhân tố
tới tăng cường năng lực KTTH cho các DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ.
+ Trên cơ sở các lý thuyết về KTTH và lý thuyết về năng lực KTTH, chúng tôi
đã tiến hành tổng quan một cách có hệ thống các nghiên cứu về những yếu
tố ảnh hưởng tới việc tăng cường năng lực KTTH chia làm 2 nhóm yếu tố:
nhận thức và hành động. Qua đó, chúng tôi làm rõ khoảng trống nghiên cứu
và đề xuất hướng nghiên cứu của đề tài.
+ Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, chúng tôi đề xuất mô
hình nghiên cứu nhằm làm rõ cơ chế tác động của các yếu tố nhận thức và
hành động thông qua các biến.
+ Nghiên cứu đã chỉ ra được rằng nhận thức và hành động ảnh hưởng trực tiếp
tới năng lực KTTH và tác động gián tiếp lên hiệu suất phát triển bền vững.
- Về mặt thực tiễn:
+ Nghiên cứu phân tích, đánh giá và đã tìm ra được các nhân tố tác động tới
việc tăng cường năng lực KTTH cho các DNNVV tại Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ.
+ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể
hướng tới DNNVV ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm tăng cường
năng lực KTTH.

1.5. Kết cấu của nghiên cứu


Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, danh mục bảng, biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục thì nội dung của nghiên cứu được trình bày trong 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn/đánh giá năng lực KTTH của các DNNVV
Chương 3: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về năng lực KTTH của DNNVV tại Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra một số đề xuất

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về năng lực KTTH của DNNVV

1.1.1. Mô hình KTTH và mục tiêu phát triển kinh tế bền vững

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng KTTH dựa trên nguyên tắc “giảm thiểu (reduce)-
tái sử dụng (reuse)- tái chế (recycle)” (nguyên tắc 3R) (Wang, Che, Fan và Gu; 2014) được
đặc trưng bởi “mức tiêu thụ thấp, phát thải thấp và hiệu quả cao”. Các nguyên tắc này có
tính xuyên suốt và hướng dẫn hoạt động theo mô hình KTTH được thể hiện trong sáu lĩnh
vực hành động dựa trên các hoạt động của công ty trong suốt vòng đời sản phẩm: a, lấy
vào (take); b, sản xuất (make); c, phân phối (distribute); d, sử dụng (use); e, phục hồi
(recover) và f, cộng sinh công nghiệp (industrial symbiosis) (Jaca, Ormazabal, Prieto,
Santos & Viles, 2018). Trong đó, “lấy vào” (take) đề cập đến cách các ngành công nghiệp
lấy tài nguyên và năng lượng từ môi trường, sau đó “sản xuất” (make), chuyển hóa thành
hàng hóa và dịch vụ. Những hàng hóa và dịch vụ này được phân phối (distribute) bởi các
công ty tại điểm bán hàng. Sau đó hàng hóa và dịch vụ được mua bởi nhiều người mua
khác nhau (bao gồm cả công ty khác) và được sử dụng bởi người tiêu dùng trên thị trường.
KTTH thúc đẩy các quy trình đổi mới sinh thái giúp thu hồi chất thải, vật liệu và năng
lượng còn sót lại trong các sản phẩm đã qua sử dụng vào cuối vòng đời của chúng (Park
và cộng sự , 2010; Stahel, 2016). Trong mô hình này, chất thải được quản lý như một nguồn
tài nguyên sinh học hoặc như một nguồn tài nguyên kỹ thuật có thể được chuyển hướng và
quay trở lại sinh quyển hoặc các quy trình công nghiệp, do đó khép kín vòng lặp
(McDonough & Braungart, 2002). Ngoài ra, KTTH cùng được thực hiện thông qua sự tích
hợp của các công ty với các đối tác bên ngoài để chia sẻ dịch vụ, cùng tạo ra sản phẩm,
dịch vụ tái chế, v.v. (Kortmann & Piller, 2016). Sự cộng sinh công nghiệp xuất hiện khi
các ngành công nghiệp riêng biệt hợp tác với nhau để phát triển trao đổi vật chất về vật
chất, năng lượng, nước và các sản phẩm phụ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chúng trên thị
trường (Chertow, 2000 ; Porter, 1998 ). Sự cộng sinh công nghiệp nổi lên nhờ những kinh
nghiệm tự phát và thành công như Kalundborg ở Đan Mạch (Jacobsen, 2006), như một
phần của chiến lược phát triển kinh tế địa phương ở Hoa Kỳ và Châu Âu (Gibbs & Deutz,
2007) và đầu tư của Trung Quốc vào các khu công nghiệp sinh thái (Zhang, Yuan, Bi,
Zhang, & Liu, 2010).

Hình 1.1: Các lĩnh vực hoạt động của nền KTTH

Quy trình vòng kín này phải được hỗ trợ bởi một quan điểm hệ thống; điều này đòi hỏi các
ngành công nghiệp và các bên liên quan phải duy trì dòng nguyên liệu ổn định và có sự
phối hợp, như được đề xuất trong lý thuyết cộng sinh công nghiệp (Ayres, 1989 ; Chertow
& Ehrenfeld, 2012 ; Gibbs, Deutz, & Proctor, 2005). Như vậy, có thể hiểu KTTH ở ba cấp
độ tương tác khác nhau: vi mô, trung bình và vĩ mô. Ở cấp độ vi mô, các công ty sản xuất
hàng hóa và dịch vụ bền vững trong các đơn vị riêng biệt. Sau đó, sự hội nhập của các công
ty giúp xây dựng cấp độ trung bình, nơi các hiệp hội ngành và doanh nghiệp, cụm và khu
công nghiệp sinh thái có thể tương tác và kích thích sự cộng sinh công nghiệp (Ormazabal
và cộng sự , 2016) và cải thiện đáng kể các chỉ số hoạt động môi trường của họ (Daddi &
Iraldo, 2016 ). Bên cạnh đó, người tiêu dùng và các bên liên quan (thông qua các tổ chức
phi chính phủ và tổ chức người tiêu dùng) có thể kích thích các hoạt động KTTH (Jaca,
Prieto-Sandoval, Psomas, & Ormazabal, 2018 ). Cuối cùng, ở cấp độ vĩ mô, chính quyền,
thể chế (khu vực) và các giá trị xã hội có thể kích hoạt KTTH ở các thành phố và quốc gia
thông qua khung pháp lý phù hợp (Geng, Zhu, Doberstein, & Fujita, 2009 ; Pastore &
Morello, 2018).

1.1.2. Các nhân tố tác động đến năng lực KTTH của DNNVV

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Trần Thị Vân Hoa (2009), năng lực là một yếu tố có thể đánh
giá bởi nhận thức và hành động. Để đi sâu hơn vào các nhân tố tác động lên và hỗ trợ tăng
cường năng lực cho DNNVV, đầu tiên chúng tôi sẽ bắt đầu phân tích các yếu tố tác động
lên nhận thức của các DNNVV trên con đường chuyển dịch sang hoạt động theo mô hình
KTTT tại Việt Nam.

1.1.2.1. Nhận thức về KTTT tại Việt Nam

Theo các nghiên cứu trải dài từ năm 2014 tới năm 2020 của các tác giả Liu, Guo, Smol,
Sch ö ggl và các cộng sự, sự hiểu biết về đơn thuần định nghĩa, thực trạng áp dụng và cách
thức vận hành của mô hình KTTH của các DNNVV là nhân tố đầu tiên chúng tôi cân nhắc
khi tìm kiếm. Tiếp theo, dựa trên nghiên cứu được công bố bởi Liu năm 2014, nhận thức
được là khi các doanh nghiệp nắm được giá trị của việc vận hành kinh tế tuần hoàn, hiểu
được rằng việc vận hành ngoài đem lại giá trị không chỉ về lợi nhuận cho công ty nói chung
mà còn hướng tới sự thành công là một mục tiêu xa hơn, hướng tới nền kinh tế bền vững.
Cũng trong nghiên cứu năm 2014, Liu phân tích rằng, khi một doanh nghiệp có sự sẵn sàng
hành động, họ đồng thời cũng có một nhận thức nhất định về mô hình đó. Ngoài ra, theo
nghiên cứu của Smol và cộng sự năm 2018, thái độ của doanh nghiệp cũng là một nhân tố
cấu thành lên nhận thức. Cùng một nghiên cứu đó Smol cũng đã chỉ ra, sự sẵn sàng thực
hiện KTTH trong tương lai của doanh nghiệp Do đó, chúng tôi coi chúng là ba trong những
yếu tố tiếp theo nằm trong năng lực nhận thức của các DNNVV tại Việt Nam. Tiếp tục
phân tích nghiên cứu của Smol, chúng tôi nhận thấy nhân tố hành vi liên quan tới KTTH
được ông và công sự nhấn mạnh. Đồng thời, về nhận thức, trong công bố của Singh năm
2018, ông đã nhắc tới mức độ giáo dục trong doanh nghiệp về mô hình KTTH như một yếu
tố trọng yếu để cấu thành nên nhận thức chung của công ty.

1.1.2.2. Hành động KTTH tại Việt Nam

Một khi doanh nghiệp đã có nhận thức và sự sẵn sàng thì hành động là điều tất yếu phải
xảy ra. Trong hành động chúng ta hiểu, để thực hành KTTH thay vì mô hình Kinh tế tuyến
tính đã cũ, vòng tròn cần được khép kín: design (thiết kế) - take (lấy vào) – make (sản xuất)
–distribute (phân phối) - use (sử dụng) - recover (phục hồi) và cuối cùng là reverse (hậu
cần ngược). Bằng cách cố gắng tối ưu hóa và tinh gọn quá trình sản xuất, mô hình KTTH
đã dần dần được vận hành trong các DNNVV tại Việt Nam.

Đầu tiên, với giai đoạn thiết kế (design), nhà sản xuất nên ưu tiên làm rõ mục đích của khâu
chính là kéo dài tuổi thọ sản phẩm (Katz-Gerro và López Sintas; 2019); xa hơn, sản phẩm
cũng nên được lựa chọn nguyên vật liệu để phù hợp với mục đích tái sử dụng, tái chế và
tái sản xuất thành công. (Zhu và cộng sự; 2010)

Trong quá trình lựa chọn nguyên vật liệu (take), hành động lựa chọn vật liệu được nhắc tới
trong nghiên cứu năm 2018 của Vanessa chính là yếu tố đầu tiên. Bằng cách cân nhắc kỹ
lưỡng nguyên vật liệu đầu vào, doanh nghiệp đã thực hiện phần nào mô hình kinh tế tuần
hoàn: hướng tới sản phẩm xanh, không tác động xấu tới môi trường.

Tiếp theo, nhân tố lựa chọn nguồn cung cũng đã được nhắc tới đồng thời trong nghiên cứu
năm 2018 của bà và cộng sự; bà cho rằng việc doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp cho
các nguyên, vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất cũng góp phần nói lên hành động thực
hiện KTTH của DNNVV tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu bà cũng nhắc tới
lưu trữ trong nước và vận tải nội địa như một nhân tố quan trọng trong quá trình nâng cao
năng lực KTTH cho các công ty nhỏ lẻ. Cuối cùng ở khâu chọn nguyên, vật liệu; ở nghiên
cứu năm 2007 do Andersen công bố; ông đã nhấn mạnh khâu đánh giá vòng đời sản phẩm
của các doanh nghiệp như một yếu tố trọng yếu trong quá trình thực hiện KTTH tại các
nước sở tại.
Thêm vào đó, trong quá trình sản xuất (make), trong quá trình tham khảo các tài liệu thì
chúng tôi chú ý tới nghiên cứu năm 2015 của Haas và cộng sự có nhắc tới 2 yếu tố đó chính
là đánh giá dòng vật liệu toàn cầu và đánh giá tính bền vững trong bối cảnh tuần hoàn khi
LCA và MFA đóng vai trò chủ đạo. Hai yếu tố này góp phần giúp doanh nghiệp có cái
nhìn tổng quan cũng như hiểu rõ tính tuần hoàn – bền vững của sản phẩm chính mình; do
đó đây chính là yếu tố trọng yếu trong khâu sản xuất, góp phần làm tăng cường nhận thức
của doanh nghiệp trong bối cảnh hướng tới một nền kinh tế bền vững toàn cầu. Tiếp đó,
trong nghiên cứu năm 2017 của Genovese cùng cộng sự lại bổ sung thêm một yếu tố đáng
chú ý trong khâu sản xuất, hành vi tăng cường tái chế của doanh nghiệp; bên cạnh đó là
nhân tố thiết kế để kéo dài tuổi thọ sản phẩm chống lại sự lỗi thời theo kế hoạch cũng là
một nhân tố nổi bật khác cần được nhắc tới; đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trong công bố
năm 2014 của Bakker và cộng sự.

Ở khâu phân phối, chúng tôi tiếp tục tìm thấy tại nghiên cứu năm 2018 của Vanessa cùng
cộng sự nhân tố áp dụng mô hình kinh doanh dịch vụ hệ thống sản phẩm để bán dịch vụ
của họ thay vì bán sản phẩm; cùng với nhân tố cân nhắc hành động phân phối, tối ưu hóa
hàng tồn kho, tuyến đường và không gian (Prasanta Kumar Dey,Chrisovalantis Malesios,
Debashree De, Pawan Budhwar; 2020) đồng thời chúng tôi quyết định thêm vào phát triển
hệ thống logistics bền vững; một nhân tố quan trọng khác đã được khai thác và nghiên cứu
bởi Lieder & Rashid năm 2016; van der Wiel cùng cộng sự tại năm 2012. Đây là ba nhân
tố trọng tâm trong khâu phân phối, giúp doanh nghiệp áp dụng và tăng cường nhận thức để
vận dụng tốt mô hình KTTH.

Sau đó, đến khâu sử dụng (use) mà tại nghiên cứu được công bố năm 2016 của Stahel, ông
đã nhắc tới nhân tố giảm tác động môi trường liên quan tới việc sử dụng sản phẩm làm yếu
tố trọng tâm khi cân nhắc vai trò của khâu sử dụng tới việc toàn diện nâng cao năng lực
tuần hoàn của doanh nghiệp trong hướng đi phát triển KTTH thay cho lối đi kinh tế tuyến
tính đã cũ.
Tiếp đến là khâu phục hồi (recover), trong quá trình tham khảo và nghiên cứu 2 công bố
tại năm 2016, chúng tôi đã tham khảo được nhân tố thu hồi vật liệu, sản phẩm khi đã hết
vòng đời của Witjes và Lozano; tại nghiên cứu của Park và cộng sự năm 2010 và nghiên
cứu của Stahel năm 2016 lại nhấn mạnh thêm yếu tố KTTH thúc đẩy các quy trình đổi mới
sinh thái (giúp thu hồi chất thải, vật liệu và năng lượng còn sót lại trong các sản phẩm đã
qua sử dụng vào cuối vòng đời của chúng). Mặc dù chỉ với hai nhân tố cũng đã cấu thành
khá rõ khâu phục hồi của doanh nghiệp, nhưng sau khi tham khảo nghiên cứu của Prieto-
Sandoval và cộng sự, chúng tôi đã quyết định thêm nhân tố phục hồi môi trường thông qua
việc giảm lượng khí thải CO2 vào khâu đánh giá năng lực KTTH của DNNVV tại Việt
nam.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng - khâu Hậu cần ngược trong doanh nghiệp
được chúng tôi đánh giá trên hai nhân tố: tái sản xuất và tân trang; tái sử dụng và tái chế.
Đây là hai nhân tố đã được nhấn mạnh trong nghiên cứu vào năm 2000 của Dess và Picken;
cũng như được nhắc lại và khai thác sâu hơn trong công bố của De và cộng sự 20 năm sau
đó, rằng đây là hai yếu tố cốt lõi thể hiện được năng lực doanh nghiệp trong bối cảnh dịch
chuyển, hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững toàn cầu.

1.1.2.3 Năng lực KTTH của DNNVV theo quan điểm tích hợp lý thuyết năng lực động

Các nghiên cứu hiện tại nghiên về quan điểm tích hợp được trình bày bởi Del Río et al
(2016), người đã tuyên bố rằng các chiến lược kinh doanh môi trường được một công ty
áp dụng là kết quả của việc sử dụng các yếu tố bên ngoài và bên trong. Sau đó, việc thực
hiện các chiến lược đó thúc đẩy sự xuất hiện của đổi mới sinh thái và thay đổi tổ chức để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Việc áp dụng
KTTH đòi hỏi những thay đổi trong tổ chức để cấu hình lại các hoạt động kinh doanh sẽ
giúp đạt được sự bền vững của công ty (Khan, Daddi, & Iraldo, 2020; Amui, Jabbour, de
Sousa Jabbour, & Kannan, 2017), và những thách thức nội bộ của tổ chức sẽ cản trở việc
áp dụng mô hình kinh doanh KTTH (Scarpellini, Marín-Vinuesa, Aranda-Uson, &
Portillo-Tarragona, 2020; Mousavi, Bossink, & van Vliet, 2018).
Ngay khi các DNNVV được cung cấp các RCCs khác nhau giúp họ đối phó với các thách
thức về môi trường, họ có thể thăng tiến ở cấp độ EMM của mình. Năm 2015, Ormazabal
và cộng sự (2016) đã đề xuất một mô hình EMM, bắt nguồn từ gần chục mô hình trưởng
thành và tập trung vào con đường mà một công ty có thể đi theo để chuyển từ giai đoạn
này sang giai đoạn khác:

● Yêu cầu pháp lý: Công ty xác định các yêu cầu về môi trường mà công ty phải đáp
ứng và bắt đầu đáp ứng chúng.

● Phân công trách nhiệm và đào tạo: Chỉ định một người phụ trách quản lý môi trường,
người này sẽ phân công trách nhiệm và sẽ quản lý việc đào tạo cần thiết, điều này
sẽ dẫn đến việc đáp ứng hầu hết các yêu cầu pháp lý.

● Hệ thống hóa: Chính thức hóa công tác quản lý môi trường, bao gồm việc xác định,
thực hiện và kiểm tra chính sách môi trường.

● ECO2: Giảm thiểu tác động môi trường thông qua thái độ chủ động, thực hiện hệ
thống cải tiến liên tục tập trung vào các khía cạnh môi trường.

● Các sản phẩm và dịch vụ Sáng tạo Sinh thái: Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới
có tính đến các khía cạnh môi trường.

● Công ty xanh hàng đầu: Trở thành công ty tiêu biểu về quản lý môi trường thông
qua truyền thông và tiếp thị.

Hình 1.2: Mô hình lợi thế cạnh tranh của nền KTTH, dựa trên Ormazabal et al (2016), Del
Río và cộng sự (2016) và Lepak, Smith và Taylor (2007). EMM, sự hoàn thiện về quản lý
môi trường
Do đó, một công ty sẽ có sự kết hợp khác nhau giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài tùy
theo cấp độ EMM và một công ty có thể phát triển theo thời gian bằng cách cải thiện RCC
của mình. Sự hiểu biết của một công ty về mức độ trưởng thành của nó có thể giúp nó tìm
kiếm các nguồn lực, năng lực và khả năng năng động cần thiết để cải thiện các chiến lược
môi trường, tạo lợi thế cạnh tranh và do đó, tạo ra và nắm bắt giá trị (Lepak và cộng sự ,
2007). Vì lý do này, các DNNVV nên xác định các nguồn lực, năng lực và khả năng năng
động hữu ích cho việc thực hiện KTTH thông qua chiến lược kinh doanh thân thiện với
môi trường và cho phép họ xây dựng lợi thế cạnh tranh (Del Río và cộng sự , 2016)

1.1.3. Tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực KTTH của DNNVV

Các tiêu chí xác định năng lực thực hiện KTTH chưa được xây dựng cụ thể ở từng lĩnh vực
hành động theo mô hình KTTH. Đã có nghiên cứu chỉ ra ra và báo cáo tầm quan trọng của
các kỹ năng và năng lực trong các tổ chức để áp dụng KTTH, tuy nhiên không có bằng
chứng thực nghiệm thuyết phục nào về vấn đề này (Lieder & Rashid, 2016; Ili’c & Nikoli’c,
2016)

Theo các nghiên cứu hiện có, chưa có các phương pháp để đánh giá năng lực thực hiện
KTTH. Các nghiên cứu tập trung vào xác định các vấn đề và thách thức khác nhau mà
doanh nghiệp gặp phải cản trở việc triển khai KTTH và các chiến lược, nguồn lực và năng
lực mà họ cần để triển khai KTTH thành công (Prasanta Kumar Dey và cộng sự; 2020),
các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty ảnh hưởng đến sự thích ứng của các mô hình
kinh doanh với các nguyên tắc KTTH(ví dụ: De los Rios & Charnley, 2016; Lewandowski,
2016; Piispanen và cộng sự, 2020; Weissbrod & Bocken, 2017). Thiếu các nghiên cứu thực
nghiệm về cách các công ty tự nhìn nhận và phát triển hoạt động kinh doanh KTTH (Liu
& Bai, 2014).

Điều này có thể dễ dàng được giải thích khi các tiêu chí xác định năng lực KTTH chưa
được xây dựng cụ thể, chưa có thang đo năng lực kinh tế tuần hoàn, động lực theo đuổi mô
hình KTTH vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ (Lewandoski, 2016).

1.2. Khoảng trống và đề xuất nghiên cứu

1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu

Qua tổng quan nghiên cứu, các tác giả nhận thấy rằng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
đến vấn đề KTTH, phân tích dưới nhiều lăng kính khác nhau, ví dụ nghiên cứu tập trung
vào xác định các vấn đề và thách thức khác nhau mà doanh nghiệp gặp phải cản trở việc
triển khai KTTH và các chiến lược, nguồn lực và năng lực mà họ cần để triển khai KTTH
thành công (Prasanta Kumar Dey và cộng sự; 2020), các yếu tố bên trong và bên ngoài
công ty ảnh hưởng đến sự thích ứng của các mô hình kinh doanh với các nguyên tắc
KTTH(ví dụ: De los Rios & Charnley, 2016; Lewandowski, 2016; Piispanen và cộng sự,
2020; Weissbrod & Bocken, 2017). Cách tiếp cận của các nghiên cứu trước đó có sự chồng
chéo lên nhau và không thống nhất về quan điểm trong quá trình khám phá tri thức. Còn
thiếu những nghiên cứu các công ty tự nhìn nhận, đánh giá hoạt động phát triển kinh doanh
theo mô hình KTTH.

Đã có những nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế tuần
hoàn, và hệ thống các hoạt động kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, khung năng lực KTTH của
doanh nghiệp vẫn chưa được làm rõ và tác giả cho rằng đây chính là khoảng trống nghiên
cứu.
Bên cạnh đó, tại các DNNVV ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vấn đề này hầu như chưa
có nghiên cứu cụ thể, còn thiếu những nghiên cứu về năng lực của doanh nghiệp. Các
nghiên cứu hiện có chưa đưa ra được mô hình nghiên cứu và chưa tiến hành điều tra khảo
sát để kiểm định mô hình, phát hiện nguồn năng lực và đề ra giải pháp nâng cao năng lực
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thực tế cho thấy, việc áp dụng mô hình KTTH đối với các DNNVV ở Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ còn nhiều khó khăn, hạn chế. Doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia vào
được chuỗi giá trị, mới chỉ tập trung chủ yếu ở vai trò gia công, lắp ráp, tính liên kết vẫn
mang tính địa phương, quy mô nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả chi phí thấp. Việc
tuân thủ các mục tiêu môi trường và xã hội mong muốn theo quy định của địa phương và
nhu cầu toàn cầu ngày càng trở nên khó khăn với các DNNVV cùng với việc duy trì khả
năng cạnh tranh do nhiều dự án môi trường và xã hội tốn nhiều chi phí. Hiện tại ở Việt
Nam chưa có nhiều các nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, khung pháp luật và
chính sách về KTTH nói chung chưa hoàn thiện, mới chỉ xuất hiện ở một số khía cạnh chủ
yếu liên quan đến bảo vệ môi trường.

1.2.2. Đề xuất nghiên cứu

Với mục tiêu xây dựng mô hình và kiểm định các nhân tố tác động đến năng lực KTTH
của các DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên cơ sở tổng quan nghiên cứu,
nhóm tác giả mong muốn đi sâu nghiên cứu, phân tích và chỉ ra các nhân tố có tác động cụ
thể. Đặc biệt là hai nhân tố nhận thức và hành động, nghiên cứu mong muốn kiểm định,
làm rõ hơn tác động của hai nhân tố này. Từ đó, nhóm nghiên cứu kỳ vọng xây dựng khung
năng lực KTTH và đề ra giải pháp nâng cao năng lực cho DNNVV tại Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ.

Ngoài ra, nghiên cứu mong muốn kiểm định mối quan hệ giữa năng lực KTTH và hiệu suất
bền vững của doanh nghiệp. Từ đó tạo cho doanh nghiệp động lực tham gia mô hình KTTH
để đạt được tính bền vững - vấn đề chính trong hoạt động kinh doanh của các DNNVV
hiện nay.
Tiểu kết

Khái niệm về KTTH không mới, chủ đề KTTH đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm,
đề cập trong các công trình nghiên cứu của mình với nhiều khía cạnh khai thác khác nhau.
Các công trình nghiên cứu này đã chỉ rõ các vấn đề và thách thức khác nhau mà doanh
nghiệp gặp phải cản trở việc triển khai KTTH và các chiến lược, nguồn lực và năng lực mà
họ cần để triển khai KTTH thành công; các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty ảnh
hưởng đến sự thích ứng của các mô hình kinh tế tuần hoàn.

Nội dung chương 1 đề cập tổng quan nghiên cứu về năng lực KTTH của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, đặc biệt tập trung làm rõ các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến năng lực
kinh tế tuần hoàn, phân tích nội dung và đánh giá các nghiên cứu. Từ đó chỉ ra khoảng
trống và đề xuất trong nghiên cứu.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ/ NĂNG LỰC


KTTH CHO CÁC DOANH NGHIỆP DNNVV
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. KTTH
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về KTTH. Dưới đây là một số định nghĩa
tiêu biểu về KTTH được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Bảng 2.1: Khái niệm về KTTH

Định nghĩa về KTTH Tác giả

Nền KTTH mô tả một hệ thống kinh tế dựa trên các mô hình kinh Kirchherr và cộng
doanh thay thế khái niệm 'hạn sử dụng' bằng việc giảm thiểu, tái sử sự, 2017
dụng, tái chế và thu hồi vật liệu trong quy trình sản xuất/phân phối
và tiêu dùng, do đó hoạt động ở cấp độ vi mô ( sản phẩm, công ty,
người tiêu dùng), cấp trung (khu công nghiệp sinh thái) và cấp vĩ
mô (thành phố, khu vực, quốc gia và hơn thế nữa), với mục đích đạt
được sự phát triển bền vững, bao hàm việc tạo ra chất lượng môi
trường, thịnh vượng kinh tế và công bằng xã hội, cho lợi ích của các
thế hệ hiện tại và tương lai.

KTTH được định nghĩa là: một hệ thống tái tạo trong đó đầu vào tài Geissdoerfer và
nguyên và chất thải, khí thải và rò rỉ năng lượng được giảm thiểu cộng sự, 2017
bằng cách làm chậm, đóng và thu hẹp các vòng lặp vật liệu và năng
lượng. Điều này có thể đạt được thông qua thiết kế, bảo trì, sửa
chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế lâu dài. Thứ hai,
chúng tôi định nghĩa tính bền vững là sự tích hợp cân bằng giữa hiệu
quả kinh tế, tính toàn diện xã hội và khả năng phục hồi môi trường,
vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai.

Nền KTTH được định nghĩa bởi Charonis (2012), phù hợp với tầm Ghiselli và cộng
nhìn của Quỹ Ellen Macarthur (2012), là một hệ thống được thiết sự, 2016
kế để phục hồi và tái tạo.

Một “nền kinh tế tuần hoàn” sẽ biến hàng hóa sắp hết hạn sử dụng Stahel, 2016
thành tài nguyên cho người khác, khép kín các vòng lặp trong hệ
sinh thái công nghiệp và giảm thiểu chất thải. Nó sẽ thay đổi logic
kinh tế vì nó thay thế sản xuất bằng sự đầy đủ: tái sử dụng những gì
có thể, tái chế những gì không thể tái sử dụng, sửa chữa những gì bị
hỏng, sản xuất lại những gì không thể sửa chữa được

Nền KTTH tìm cách kéo dài vòng đời kinh tế của hàng hóa và vật Gregson và cộng
liệu bằng cách truy xuất chúng từ các giai đoạn tiêu dùng sau sản sự, 2015
xuất. Cách tiếp cận này cũng đánh giá cao các vòng khép kín, nhưng
làm như vậy bằng cách tưởng tượng các mục đích cuối cùng trong
thiết kế của chúng và bằng cách coi các mục đích cuối cùng là khởi
đầu cho các đối tượng mới
Nền KTTH(KTTH ) là một chiến lược đơn giản nhưng thuyết phục, Haas và cộng sự,
nhằm mục đích giảm cả đầu vào của nguyên liệu thô và đầu ra của 2015
chất thải bằng cách khép kín các vòng kinh tế và sinh thái của các
dòng tài nguyên.”
Hay: KTTH , các dòng vật chất hoặc được tạo thành từ các chất dinh
dưỡng sinh học được thiết kế để tái nhập vào sinh quyển, hoặc các
vật liệu được thiết kế để lưu thông trong nền kinh tế (tái sử dụng và
tái chế) (GEO5 2012)

Nói chung, nền KTTH là hệ thống kinh tế khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng và dựa trên
nguyên tắc 3R (Reduce, Reuse, and Recycle) (Kirchherr và cộng sự , 2017). Nó chuyển
sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây
suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống
và trong phạm vi này, là các mô hình kinh doanh. Nói một cách đơn giản, KTTH là chuyển
đổi rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần
hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp. KTTH một phần góp phần gia tăng giá
trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường. Vì vậy, KTTH đã trở thành một chủ đề quan trọng được nghiên cứu
rộng rãi vào khoảng thời gian này. Đó là điều kiện để hiện thực hóa sự bền vững về kinh
tế, xã hội và môi trường (Geissdoerfer và cộng sự , 2017). KTTH cũng liên quan đến các
mô hình kinh doanh mới để thực hiện phát triển bền vững (Ghisellini và các cộng sự, 2016).

2.1.1.2. Năng lực của doanh nghiệp


Năng lực là những khả năng trở thành nguồn lợi thế cạnh tranh (Zott, 2003 ). Nói cách
khác, mọi năng lực đều là một khả năng. Theo nghĩa này, các năng lực cốt lõi là những
năng lực phát triển và giàu kinh nghiệm nhất (Tee và các cộng sự, 1997 ). Do đó, chúng là
những gì làm cho các công ty trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và khó bắt
chước trên thị trường. Các năng lực cốt lõi có giá trị chiến lược, nghĩa là cần phải cập nhật
chúng liên tục (Alfaro và các cộng sự, 2017 ).

2.1.2. Cơ sở lý thuyết cơ bản liên quan đến đánh giá năng lực KTTH của DNNVV
Đánh giá năng lực của doanh nghiệp được coi là một trong những hoạt động quan trọng
mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện. Năng lực của mỗi doanh nghiệp sẽ đánh
giá được khả năng làm được việc của doanh nghiệp. Bởi vậy việc đánh giá năng lực có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với các DNNVV. Dưới đây là một số lý thuyết cơ bản liên
quan đến đánh giá năng lực KTTH của DNNVV.

2.1.2.1. Lý thuyết về năng lực động


Nghiên cứu của Tee và cộng sự (1997) đã mở rộng kiến thức về quan điểm dựa trên nguồn
lực bằng cách đề xuất khái niệm “năng lực động”, mà họ định nghĩa “là khả năng của công
ty trong việc tích hợp, xây dựng và cấu hình lại các năng lực bên trong và bên ngoài để giải
quyết các môi trường thay đổi nhanh chóng.” Khả năng động có thể chứng minh khả năng
của tổ chức để đạt được các hình thức lợi thế cạnh tranh mới và sáng tạo, dựa trên sự phụ
thuộc vào lộ trình và vị trí thị trường (Leonard-Barton, 1992 ). Những khả năng năng động
đó đặc biệt hữu ích trong bối cảnh phức tạp và thay đổi hiện nay.

Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét để áp dụng thành công các mô hình KTTH là sự
hiện diện hoặc thiếu các khả năng (động) trong doanh nghiệp (Khan và cộng sự, 2020).
Các năng lực động ban đầu được khái niệm hóa như là “khả năng tích hợp, xây dựng và
cấu hình lại các năng lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp để giải quyết môi trường
thay đổi nhanh chóng” (Teece et al., 1997, p. 516). Teece (2007) sau đó đã phát triển khái
niệm đề xuất thêm rằng các khả năng động được củng cố bởi các nền tảng vi mô dưới dạng
các kỹ năng, quy trình và hoạt động tổ chức riêng biệt và có thể được mô tả là năng lực
nền tảng của doanh nghiệp để đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường
của doanh nghiệp, cung cấp các giải pháp tương ứng. kinh doanh có lợi thế cạnh tranh. Để
ứng phó thành công với hoàn cảnh thay đổi, một doanh nghiệp cần (1) cảm nhận và định
hình các cơ hội và mối đe dọa, (2) nắm bắt cơ hội và (3) duy trì khả năng cạnh tranh thông
qua nâng cao, kết hợp, bảo vệ và khi cần thiết, cấu hình lại tài sản vô hình và tài sản hữu
hình' (Teece, 2007, trang 1319). Do đó, năng lực động có thể đóng một vai trò quan trọng
tiềm năng trong đổi mới mô hình kinh doanh vì sự bền vững (Bocken & Geradts, 2020).
Mặc dù khái niệm này được phát triển với nỗ lực cung cấp một khuôn khổ tổng hợp tích
hợp chiến lược và tài liệu đổi mới, tập trung vào các doanh nghiệp đa quốc gia, nhưng nó
cũng cung cấp những hiểu biết quan trọng không kém cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và
nhỏ hơn về cách giải quyết những thách thức liên quan đến sự thay đổi của công ty theo
hướng bền vững (Filser và cộng sự, 2021; Wu và cộng sự, 2013). Nghiên cứu mới nổi như
nghiên cứu về đổi mới mô hình kinh doanh của Filser et al. (2021) đã chỉ ra tiềm năng của
các khả năng năng động đối với tham vọng phát triển bền vững ở các doanh nghiệp nhỏ
hơn. Vũ và cộng sự. (2013) thậm chí còn lập luận rằng việc một doanh nghiệp có thành
công hay không trong việc chấp nhận hoàn cảnh thay đổi và đạt được tham vọng bền vững
của họ phụ thuộc vào sự phát triển và ứng dụng các khả năng năng động của nó. Tương tự
như vậy, Khan et al. (2020) chứng minh nền tảng vi mô của các khả năng động tạo điều
kiện thuận lợi cho việc triển khai CE như thế nào, cung cấp bằng chứng thực nghiệm điều
đó cho thấy các hoạt động cảm biến, nắm bắt và cấu hình lại có thể thúc đẩy các cơ hội CE
như thế nào.

Mặc dù nghiên cứu hiện có về các năng lực động và mức độ liên quan của chúng đối với
tính bền vững đã được xác nhận trong các phân tích tổng hợp gần đây và các bài đánh giá
tài liệu có hệ thống (ví dụ: Amui et al., 2017; Buzzao & Rizzi, 2021), nhưng chỉ có một số
nghiên cứu áp dụng khung năng lực động cho nền kinh tế tuần hoàn (ví dụ: Khan và cộng
sự, 2020; Prieto-Sandoval và cộng sự, 2019)

2.1.2.2. Lý thuyết về mô hình hành vi có kế hoạch


Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) bắt nguồn từ lý thuyết về hành động hợp lý (TRA)
xem xét ảnh hưởng của các yếu tố quyết định cá nhân trong dự đoán về mức độ sẵn sàng
của công ty để thực hiện cách tiếp cận KTTH (Ajzen, 1991). Trong TPB, ý định hành vi
được xác định bởi ba yếu tố chính là thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát
hành vi. Thái độ (A) được định nghĩa là trạng thái tinh thần và thần kinh của chủ sở hữu
kiêm quản lý của công ty ảnh hưởng đến việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn trong các
sản phẩm và quy trình của công ty (Montalvo, 2003; Kumar, 2012). Chuẩn mực chủ quan
là nhận thức về việc thực hiện hoặc không thực hiện hành vi cụ thể của công ty đo áp lực
của các bên liên quan bên ngoài. Kiểm soát hành vi nhận thức (PBC) tập trung vào khả
năng nội bộ và niềm tin quản lý của các công ty để thực hiện sự sẵn sàng của CE (Montalvo,
2003).
Hai yếu tố bổ sung như cam kết môi trường và khuyến khích kinh tế xanh được đưa vào
mô hình TPB để kiểm tra khả năng dự báo về mức độ sẵn sàng của nền KTTH. Từ đó cam
kết về môi trường thể hiện sự sẵn sàng và cam kết của các doanh nghiệp trong việc áp dụng
nền kinh tế tuần hoàn trong khi các khuyến khích kinh tế xanh được định nghĩa là các lợi
ích do chính phủ và các cơ quan phi chính phủ mang lại khi áp dụng các biện pháp quản lý
xanh (Agnello và cộng sự, 2015; Moorthy và cộng sự, 2012).

2.1.2.3. Ý nghĩa của việc đánh giá năng lực doanh nghiệp
Khi bản thân doanh nghiệp tự đánh giá chính doanh nghiệp đó sẽ giúp họ xác định được
nguồn gốc sản sinh ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Từ đó sẽ đưa ra được các
phương án phát huy tối ưu lợi thế của bản thân doanh nghiệp đó hơn.

Khi doanh nghiệp đánh giá năng lực của các doanh nghiệp khác sẽ giúp xác định được từng
yếu tố khác nhau giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được tình hình. Chẳng hạn như với
doanh nghiệp đối tác, việc đánh giá sẽ giúp xác định những lợi thế của doanh nghiệp đối
tác, hỗ trợ đưa ra quyết định hợp tác chính xác, thông minh hơn. Hay đối với nhà cung cấp
sẽ hỗ trợ việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp hợp lý, tối ưu nhất. Ngoài ra, việc đánh
giá năng lực còn giúp doanh nghiệp hiểu hơn về năng lực của đối thủ cạnh tranh, hiểu sâu
hơn về tiềm lực của họ từ đó hỗ trợ giúp cải tổ doanh nghiệp, học hỏi và đưa ra sáng kiến
giúp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
2.1.3. Các tiêu chí/ nhân tố đánh giá năng lực KTTH của DNNVV (hoặc mô hình giả
thuyết nghiên cứu)
Để đánh giá khách quan và chính xác năng lực KTTH của các DNNVV thì cần dựa vào
các tiêu chí sau: hiệu quả kinh tế, hiệu quả về môi trường và hiệu quả về xã hội.

2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế


Khi các DNNVV áp dụng nguyên tắc KTTH trong chuỗi cung ứng của họ sẽ giúp doanh
nghiệp đạt được doanh thu và tăng trưởng kinh doanh cao trong thời gian dài ( Dey và cộng
sự , 2020a ). Chuỗi cung ứng đóng vai trò không nhỏ trong việc góp phần vào hiệu quả
kinh tế của doanh nghiệp. KTTH chuyển đổi chuỗi cung ứng của các DNNVV từ tuyến
tính sang tuần hoàn thông qua thiết kế sinh thái, mua sắm xanh, sản xuất xanh, hậu cần
xanh và các sản phẩm tái chế ( Tseng và cộng sự , 2018 ; De và cộng sự , 2020 ). Những
điều này đòi hỏi phải chuyển đổi sản phẩm, quy trình, con người và cơ sở vật chất. Đối với
nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là những dự án cần nhiều vốn, thời gian hoàn vốn kéo
dài và lợi tức đầu tư có thể không chắc chắn. Tuy nhiên, với khách hàng (ví dụ: nhà sản
xuất thiết bị gốc, đơn vị khu vực công, nhà bán lẻ…) của các DNNVV có thể thích các nhà
cung cấp xanh giúp nâng cao hoạt động kinh doanh của DNNVV với KTTH (Dey và cộng
sự, 2015, Hồ và cộng sự. 2010 , 2011 ; Scott và cộng sự, 2015 ). Do đó, có những trường
hợp DNNVV áp dụng các nguyên tắc KTTH trong chuỗi cung ứng của họ sẽ giúp họ đạt
được doanh thu và tăng trưởng kinh doanh cao hơn trong thời gian dài ( Dey và cộng sự ,
2020a).

2.1.3.2. Hiệu quả về môi trường


Mặc dù các DNNVV nhấn mạnh đến hiệu quả kinh tế hơn là môi trường và xã hội để duy
trì tính cạnh tranh, nhưng thiết kế sản phẩm chủ yếu do khách hàng định hướng và nếu các
DNNVV có mối quan hệ lâu dài với khách hàng của họ, thì các quy trình sản xuất cũng
phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp đang dần tiến hành việc thực
hành tinh gọn, các biện pháp tiết kiệm năng lượng (Liu và cộng sự, 2018, 2018a , Malesios
và cộng sự, 2018b ; Dey và cộng sự , 2020b). Đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ,
dịch vụ hậu cần của bên thứ ba giúp giảm lượng khí thải carbon quyết liệt. Nhiều sáng kiến
khác nhau như cung cấp thông tin sản phẩm về nguồn nguyên liệu thô, cơ hội sửa chữa có
sẵn, dự phòng để mua lại, v.v. góp phần giảm lượng khí thải carbon với hiệu suất môi
trường cao hơn. Ngoài ra, hậu cần ngược luôn góp phần mang lại hiệu suất môi trường cao
hơn, mặc dù chúng có thể cần nhiều vốn ( Zhang và cộng sự, 2015 ).

2.1.3.3. Hiệu quả về xã hội


Các biện pháp đảm bảo an sinh cho lực lượng lao động của các DNNVV tạo ra tác động
tích cực đến hiệu suất về xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì an sinh thúc đẩy môi
trường sản xuất thuận lợi trong các chức năng khác nhau của tổ chức ( Dey và cộng sự ,
2019 , 2020a ). Ngoài ra, đối với vấn đề chuỗi cung ứng, việc đào tạo lực lượng lao động
để đảm nhận tất cả các chức năng của chuỗi cung ứng khép kín tuân theo các nguyên tắc
giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế thúc đẩy môi trường thuận lợi cho KTTH giúp đạt được
hiệu suất xã hội cao hơn.

Tổng kết lại, chúng tôi xin trình bày tiêu chí đánh giá năng lực KTTH của DNNVV theo
bảng sau:
Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá năng lực KTTH của DNNVV

Tiêu chí

Doanh thu

Kinh tế Tăng trưởng kinh doanh

Đóng góp cho kinh tế địa phương

Môi trường Giảm thiểu chất thải

Hiệu quả tài nguyên


Xã hội Sức khoẻ và sự an toàn

Phúc lợi

2.2. Kinh nghiệm quốc tế về đánh giá, tăng cường năng lực về KTTH của DNNVV
Trên thực tế, khái niệm về KTTH đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu và được tiếp cận theo
nhiều cách khác nhau. Tại Châu Âu, Hà Lan đã có bước đi đầu về tiên vào năm 1970 với
“thang Lansink”, ưu tiên ngăn ngừa và hạn chế sinh chất thải, thúc đẩy sử dụng và tái chế,
sau đó là việc xử lý rác thải bằng phương pháp đốt trước khi áp dụng biện pháp cuối cùng
là chôn lấp (J. Cramer). Ngoài ra, đất nước đi đầu trong việc ban hành các chính sách
chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình KTTH phải kể đến Đức và ban
hành “Đạo luật quản lý chất thải và chu trình kín” năm 1996 (H. Schnure, BMU). Tại Châu
Mỹ, Hoa Kỳ- KTTH được hình thành trên cơ sở cách tiếp cận dựa vào thị trường đối với
rác thải năm 1677 (N.H. Nam, H.T. Hue, N.T.T. Nhan). Một ví dụ khác về nước đã nỗ lực
bắt đầu thực hiện KTTH ở Châu Á đó là Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng một
khung pháp lý toàn diện để đất nước hướng tới một xã hội dựa trên tái chế với việc ban
hành “Luật Cơ bản để thiết lập một xã hội dựa trên tái chế” năm 2000 và có hiệu lực vào
năm 2002 (OECD). Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là quốc gia đang nỗ lực nghiêm túc để
thực hiện KTTH trên quy mô lớn. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc vì nhiều lý do như
nỗ lực duy trì khả năng cạnh tranh, ban đầu dự định áp dụng khung KTTH ở quy mô nhỏ
hơn thông qua một số nghiên cứu thử nghiệm để có cơ sở tốt hơn nhằm đánh giá ở quy mô
lớn hơn cũng như cuối cùng là áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế trong dài hạn. Cuối cùng
vào năm 2009, Trung Quốc cũng ban hành “Luật xúc tiến Kinh tế tuần hoàn” (W.
McDowall và cộng sự).

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Châu Âu


Châu Âu là châu lục phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nhập khẩu nhiều nhất và nhiều hơn
bất cứ khu vực nào trên thế giới. Có khoảng 40% nguồn tài nguyên được sử dụng ở Châu
Âu được nhập khẩu từ các khu vực bên ngoài (Fant 2016). Vì vậy, KTTH sẽ là giải pháp
cho tình trạng phụ thuộc ngày càng nhiều vào nhập khẩu. Từ đó, giảm áp lực về môi trường
ở Châu Âu và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhập khẩu tại lục địa này. Khi các khu vực khác
phát triển, nó dẫn đến sự cạnh tranh quốc tế về các nguồn lực gia tăng (Reichel và cộng sự
2016).

Vào tháng 12 năm 2015, Ủy ban Châu Âu, đã công bố một kế hoạch hành động của EU
đối với nền kinh tế tuần hoàn. Đây là một chiến lược mới nhằm hỗ trợ quá trình chuyển
đổi sang nền KTTH ở Liên minh Châu Âu. Bằng cách thực hiện mô hình KTTH, các đất
nước ở Châu Âu sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh, tạo ra việc làm mới và hỗ trợ tăng trưởng
bền vững (Reichel và cộng sự 2016). Theo chiến lược mới này, mục tiêu của KTTH nhằm:
“Đảm bảo rằng khuôn khổ pháp lý phù hợp được áp dụng cho sự phát triển của nền KTTH
trên thị trường đơn lẻ, và đưa ra các tín hiệu rõ ràng cho các nhà điều hành kinh tế và xã
hội nói chung trên con đường tiến tới với các mục tiêu về chất thải dài hạn cũng như cụ
thể, rộng rãi và một loạt các hành động đầy tham vọng, sẽ được thực hiện trước năm 2020”
(Ủy ban Châu Âu 2015).

Nền KTTH ở Châu Âu bao gồm các yếu tố về sản xuất, tiêu dùng, quản lý chất thải, thị
trường nguyên liệu thô “thứ cấp”, các biện pháp cụ thể về vật liệu, sự đổi mới và các chỉ
số. Kế hoạch hành động thúc đẩy việc đóng vòng nguyên liệu và kiểm soát vòng đời của
sản phẩm (Ủy ban Châu Âu 2015).

Các đề xuất về xử lý chất thải thiết lập một tầm nhìn dài hạn đầy tham vọng nhằm tăng
cường tái chế và giảm chôn lấp, đồng thời đề xuất các biện pháp cải thiện quản lý chất thải
và có tính đến các tình huống khác nhau giữa các quốc gia thành viên (Ủy ban Châu Âu
2015). Kế hoạch hành động về nền KTTH bổ sung cho đề xuất này bằng cách đưa ra các
biện pháp và sáng kiến giải quyết tất cả các giai đoạn trong vòng đời của một sản phẩm: từ
sản xuất và tiêu thụ đến quản lý chất thải và thị trường nguyên liệu thô thứ cấp (Reichel và
cộng sự 2016). Kế hoạch hành động cũng bao gồm các hành động sẽ tập trung vào các rào
cản thị trường đối với các ngành hoặc dòng nguyên liệu cụ thể như nhựa, chất thải thực
phẩm, nguyên liệu thô quan trọng, xây dựng, sinh khối và các sản phẩm dựa trên sinh học,
đổi mới và đầu tư (Ủy ban Châu Âu 2015).

Kế hoạch Hành động của Ủy ban Châu Âu được đánh giá là rất quan trọng đối với ngành
lâm nghiệp vì nó nêu bật việc sử dụng gỗ theo tầng được đề xuất. Sử dụng theo tầng được
mô tả là “việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên bằng cách sử dụng các chất cặn bã
và vật liệu tái chế để làm vật liệu nhằm mở rộng tổng lượng sinh khối sẵn có trong một hệ
thống nhất định” (Vis và cộng sự 2016). Như đã đề cập ở trên, Ủy ban Châu Âu cũng đã
ban hành chỉ thị khung về chất thải trong đó các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu
đã tăng chi phí chôn lấp để loại bỏ chất thải xây dựng và phá dỡ nhằm tăng tỷ lệ tái sử dụng
và tái chế bê tông, gỗ và các vật liệu xây dựng khác. Chỉ thị khung về chất thải đã ban hành
Hệ thống phân cấp về chất thải của EU theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho yếu tố
“tuần hoàn”. Đầu tiên, ngăn ngừa là phương án thuận lợi nhất và loại bỏ là phương án ít
thuận lợi nhất.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Hà Lan
Việc tiếp cận KTTH tại Hà Lan bắt đầu từ năm 1979 khi đề xuất chính sách trong lĩnh vực
quản lý chất thải của “Ad Lansink” được Quốc hội thông qua. Đề xuất này đã cung cấp
một hệ thống phân cấp trong phương pháp quản lý chất thải (còn được gọi là "thang
Lansink"), ưu tiên ngăn ngừa và hạn chế phát sinh chất thải, thúc đẩy tái sử dụng và tái
chế, sau đó là việc xử lý rác bằng phương pháp đốt trước khi áp dụng biện pháp cuối cùng
là chôn lấp (Cramer, 2014).

Chính phủ Hà Lan đã triển khai những chương trình và dự án nhằm biến nước này trở thành
"trung tâm tuần hoàn" của châu Âu (2013). Đặc biệt, trong chương trình "KTTH tại Hà
Lan vào năm 2050" đã đưa ra tầm nhìn, định hướng lộ trình và mục tiêu cụ thể. Theo đó,
5 lĩnh vực ưu tiên là: Nhiên liệu sinh khối và thực phẩm, nhựa, chế tạo (tập trung vào vật
liệu kim loại và các hóa chất độc hại), xây dựng (tập trung vào tái chế vật liệu xây dựng và
phát triển thị trường vật liệu tái chế) và tiêu dùng.
Tại Hà Lan, mô hình kinh tế này có thể tạo ra hơn 50 nghìn việc làm, giảm 10% chất thải
ra môi trường, tiết kiệm 20% nước sử dụng trong ngành công nghiệp, giảm 25% nhập khẩu
các nguồn cơ bản và tạo ra 7 tỷ Euro cho nền kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ Hà Lan cũng
cam kết sẽ thực hiện cải cách pháp luật, ưu đãi thị trường trí tuệ, hỗ trợ tài chính, nâng cao
tri thức nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế, hướng đến phát triển bền vững.

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Đức


Đức là một trong những nước dẫn đầu thế giới về khối lượng chất thải tái chế: 66% rác
được tái sử dụng. Tỷ lệ lớn như vậy là do Đức là một trong những quốc gia đi đầu trong
việc tạo ra chất thải và vào những năm 80, tất cả các bãi chôn lấp đều đã quá tải. Vì vậy,
chính phủ nước này đã bắt buộc các nhà sản xuất phải dán nhãn hàng hóa theo danh mục
rác thải. Việc đưa ra giá trị tài sản thế chấp của bao bì, thùng chứa nhiều màu đối với các
loại chất thải khác nhau góp phần thúc đẩy quá trình xử lý chất thải.

Năm 1991, Đức đã ban hành luật về đóng gói, yêu cầu các nhà sản xuất tái chế tất cả vật
liệu đóng gói mà họ bán (Lah, 2016). Ngoài ra, công việc vận động cũng đóng một vai trò
quan trọng. Đối với người Đức, giúp phân loại rác là một nghĩa vụ công dân. Chính vì vậy,
chính phủ Đức đã sớm ban hành Luật về quản lý chất thải và chu trình khép kín từ năm
1996. Đạo luật này nhằm biến quản lý chất thải thành quản lý tài nguyên.

Ngoài ra, chính sách quản lý chất thải đã được điều chỉnh ở Đức trong hơn 20 năm qua,
dựa trên chu trình khép kín và giao trách nhiệm xử lý cho các nhà sản xuất và phân phối
sản phẩm. Điều này đã làm mọi người thậm chí còn nhận thức rõ hơn về sự cần thiết phải
phân loại chất thải, dẫn đến sự ra đời của các công nghệ xử lý mới, và tăng năng lực tái
chế. Ngày nay, 14% nguyên liệu thô mà ngành công nghiệp Đức sử dụng là chất thải tái
chế hiện đại khép kín quản lý chu kỳ đóng góp, với tỷ lệ khoảng 20%, và đạt được các mục
tiêu Kyoto của Đức về giảm khí thải liên quan đến khí hậu (M. Nelles, J. Grünes, G.
Morscheck).
2.2.1.4. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Trên khía cạnh phát triển KTTH, Hoa Kỳ cũng là một đất nước tiên phong với những bước
đi đầu tiên thể hiện sự quan tâm đến quản lý chất thải. Vào năm 1895, tại New York đã mở
trung tâm quản lý chất thải đầu tiên trên thế giới. Những công việc chính thức với chất thải
chỉ bắt đầu từ những năm 2000 (Viktoriia Roleders, Tetyana Oriekhova, Galina Zaharieva).
Ngoài ra, đặc quyền chính của chính phủ trong những năm này là công việc tuyên truyền.
Ngày hội tái chế rác đã tổng kết và trao giải cho những kết quả đóng góp nhiều nhất cho
việc tái chế rác thải. Công tác tuyên truyền sâu rộng được triển khai trong trường học.
Ngoài ra, Hoa Kỳ đã giới thiệu việc xử lý rác riêng biệt (rác đã được chủ sở hữu phân loại
sẽ được loại bỏ miễn phí).

Rất nhiều mô hình được hình thành dựa trên cơ sở tiếp cận dựa vào thị trường. Cách tiếp
cận này (Market – Based Approaches – MBAs) tại Hoa Kỳ là ngoài nhà nước, các chủ thể
thị trường khác nhau như doanh nghiệp và tổ chức tư cách pháp nhân được tự do tham gia
kinh doanh và cung cấp các hàng hóa và dịch vụ (kể cả hàng hóa và dịch vụ về bảo vệ môi
trường và quản lý tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu) theo quy luật cung – cầu thị
trường. Đặc biệt, cách tiếp cận thị trường khuyến khích các hành vi thông qua các tín hiệu
thị trường hơn là hướng dẫn, chỉ thị của Nhà nước. Chính sách của Hoa Kỳ thiên về khuyến
khích các sáng kiến tuần hoàn và nhân rộng các điển hình tuần hoàn tốt.

Ngoài ra, việc thu gom và xử lý rác thải trở thành một lĩnh vực sôi nổi và lợi nhuận cao đối
với các nhà đầu tư Mỹ. Từ đó xuất hiện các tỷ phú nổi tiếng như Wayne Huizenga của
Công ty Quản lý chất thải (Waste Management) và Maria Rios của công ty chất thải quốc
gia (Nation Waste). Bên cạnh đó, một số thành phố của Hoa Kỳ cũng xây dựng và ban
hành chiến lược “Zero waste” với mục tiêu không còn chất thải ra ngoài môi trường vào
năm 2030 (Nam, Huê, Nhạn, 2018).

2.2.1.5. Kinh nghiệm của Nhật Bản


Nhật Bản có thể được coi là một điển hình của cách tiếp cận ở cấp rộng nhất. Ngay từ năm
1991, Nhật Bản bắt đầu thực hiện KTTH bằng việc xây dựng các quy trình pháp lý nhằm
đưa nước này trở thành một “xã hội dựa trên tái chế”. Tại Nhật Bản, vấn đề tái chế chất
thải đặc biệt phù hợp với diện tích của đất nước, các phương pháp được sử dụng khá độc
đáo. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền rộng rãi là không cần thiết do đặc thù của tôn
giáo (Thần đạo) và thế giới quan của người Nhật, những người mà đối với họ, lãng phí quá
nhiều hàng hóa là một tội lỗi, bởi vì tất cả của cải trần gian đều do trời ban cho. Việc phân
chia chất thải thành 4 loại khá bất thường: phù hợp để đốt, không phù hợp để đốt, phù hợp
để tái chế, lớn. Vi phạm các quy tắc tái chế có thể được áp dụng cho toàn bộ hợp tác xã
nhà ở. Các công nghệ tiên tiến nhất được sử dụng trong quá trình xử lý và đốt rác. Đồng
thời, các biện pháp bất thường cũng được sử dụng, ví dụ, ở một số thành phố, thùng rác chỉ
dành cho một số loại rác nhất định và do đó có các lỗ cụ thể. Nhìn chung, Nhật Bản là một
trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về xử lý rác thải (Viktoriia Roleders, Tetyana
Oriekhova, Galina Zaharieva).

Do đó, tỷ lệ tái chế tại Nhật đạt mức đáng khâm phục: Nhật Bản đã tái chế lên tới 98% kim
loại (Government of Japan, 2010). Ngoài ra, chỉ có 5% chất thải của Nhật Bản phải sử dụng
phương pháp chôn lấp năm 2007. Tại Vương quốc Anh- năm 2008 con số ấy lên tới 48%.
Luật tái chế thiết bị Nhật Bản của Nhật Bản cũng đảm bảo rằng phần lớn các sản phẩm
điện và điện tử được tái chế, so với con số 30% - 40% ở Châu Âu (Government of Japan,
2010). Trong số các thiết bị này, 74% – 89% vật liệu chứa trong đó được thu hồi (Forum,
2012). Quan trọng hơn, nhiều trong số các vật liệu này được quay trở lại phục vụ cho mục
đích sản xuất các sản phẩm cùng loại (Panasonic, 2013). Tất cả những điều này tạo tiền đề
cho Nhật Bản triển khai một nền kinh tế thực sự tuần hoàn.

2.2.1.6. Kinh nghiệm của Trung Quốc


Ngay từ những năm 90 thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu có động thái hướng đến phát triển
KTTH ngay khi nhận thấy sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc và mở rộng hoạt động công
nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bất bình đẳng xã hội và ô nhiễm môi
trường. Chính vì vậy, khái niệm “kinh tế tuần hoàn” lần đầu tiên được giới thiệu vào năm
1998 và được các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu. Từ năm 2001 đến năm 2005, quy trình
sản xuất sạch và khu công nghiệp sinh thái bắt đầu được xây dựng và luật thúc đẩ y
KTTH(Circular Economy Promotion Law) được thông qua vào năm 2008, có hiệu lực từ
năm 2009 (B. Su, A. Heshmati, Y. Geng, and X. Yu, 2013). Theo luật này, KTTH được
định nghĩa là một thuật ngữ chung chỉ các hoạt động tiết giảm, tái sử dụng, tái chế (nguyên
tắc 3R) trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong kế hoạch phát triển KTTH,
Trung Quốc rất chú trọng đến quy mô áp dụng thông qua hệ thống quản trị đa cấp. Vì vậy,
Trung Quốc là quốc gia hiếm hoi thực hiện KTTH dưới 3 cấp độ: vi mô, trung gian và vĩ
mô (Pear D. W., Turner R. K, 1990).

Các quy trình tái chế chất thải cũng đã được tăng cường ở Trung Quốc trong những năm
gần đây. Trước hết, cần lưu ý tiềm năng đáng kể của đất nước trong lĩnh vực này – Trung
Quốc có một số lượng lớn các nhà máy tái chế. Việc thực hiện KTTH đã mang lại những
bước ngoặt đáng kể cho Trung Quốc. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, Trung Quốc trở
thành thị trường lớn nhất thế giới chiếm 40% giao dịch thương mại điện tử toàn cầu và sở
hữu giá trị giao dịch thanh toán di động gấp 11 lần so với Hoa Kỳ. Điều này mở ra cơ hội
phát triển KTTH trong các lĩnh vực thương mại điện tử. Bên cạnh đó, phát triển KTTH sẽ
giúp Trung Quốc tiết kiệm 5,1 nghìn tỷ USD (chiếm 14% GDP) vào năm 2030, và 11,2
nghìn tỷ USD (chiếm 16% GDP dự kiến) vào năm 2040 (Silva F.C, Shibao F.Y,
Kruglianskas I, Barbieri J.C, Sinisgalli P.A.A, 2019).

2.3. Thực trạng, cơ hội, rào cản và giải pháp giúp tăng cường KTTH ở DNNVV tại
2.3.2.1. Thực trạng về KTTH của DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa
và khoa học công nghệ của cả nước. Ngoài ra, đây còn là một trong những vùng dẫn đầu
về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của cả nước (Thủ tướng Chính phủ, 2014).
Việc ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế đã và đang khiến Việt Nam nói chung và vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng gặp thách thức lớn trong việc quản lý và xử lý chất thải rắn,
trong đó có rác thải nhựa. Với nguồn lực hạn chế cộng với khung pháp luật và chính sách
còn thiếu và chưa đồng bộ đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm nói chung và ô nhiễm chất thải rắn
tại Việt Nam nói riêng chưa có nhiều dấu hiệu được cải thiện. Việt Nam vẫn nằm trong số
những quốc gia hàng đầu là nguồn gây ô nhiễm chất thải nhựa đại dương. Theo đánh giá,
Việt Nam đứng thứ 4 trong danh sách những quốc gia có lượng nhựa thải ra biển nhiều
nhất (Hiệp hội bảo tồn đại dương, 2017). Lượng chất thải nhựa phát sinh khoảng 1,83 triệu
tấn/năm; khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng hơn 61.000 tấn/ngày, trong
đó có tới 71% tổng lượng chất thải (tương đương 43.000tấn/ngày) được xử lý bằng
phương pháp chôn lấp; nhiều tài nguyên hiện đang suy giảm nghiêm trọng, tiêu biểu là
than đá, Việt Nam đã phải nhập khẩu than đá từ năm 2015, dự báo tới năm 2030 có thể
phải nhập khẩu tới 100 triệu tấn than mỗi năm. Theo tính toán của Ngân hàng Thế Giới, ô
nhiễm nước có thể gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP vào năm 2035. Đặc biệt,
Việt Nam nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Dự
báo, biến đổi khí hậu và thiên tai có thể gây thiệt hại lên tới 11% GDP của Việt Nam vào
năm 2030 (Trung, Hữu, 2020). Riêng tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, theo dự kiến,
trong giai đoạn 2021 - 2030, tổng lượng chất thải rắn phát sinh dự báo khoảng 59.695
tấn/ngày. Trong đó, chất thải rắn thông thường phát sinh khoảng 55.385 tấn/ngày, chất thải
rắn nguy hại phát sinh khoảng 4.310 tấn/ngày. Mặc dù KTTH cũng như mô hình kinh
doanh theo hướng tuần hoàn đã và đang tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam dưới nhiều dạng
hình khác nhau như: mô hình kết hợp VAC (vườn - ao - chuồng) trong nông nghiệp, hoạt
động tái chế chất thải,... Song KTTH tại Việt Nam nói chung và KTTH nói riêng tại vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có thể nói chỉ đang ở giai đoạn đầu, đặc biệt là nếu xét trên các
tiêu chí đánh giá mang tính tổng thể, toàn diện đã được các tổ chức đưa ra.

Kết quả khảo sát cho thấy, tại Việt Nam việc nhận thức về KTTH đã xuất hiện tuy nhiên
nó chỉ nằm ở nhận thức và chưa áp dụng vào hành động. Chính vì vậy năng lực về KTTH
ở các DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn chưa cao.
2.3.2.2. Cơ hội trong việc tăng cường KTTH cho DNNVV tại vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ
Xét về những cơ hội khi tăng cường KTTH cho DNNVV tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ có thể thấy một số điểm sau:

Thứ nhất, nghị quyết đại hội XII của Đảng đã đề cập đến việc phát triển KTTH như một
giải pháp quan trọng để phát triển nhanh, bền vững đất nước, điều này được thể hiện trong
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng
thời, khung pháp luật về KTTH đã và đang được xây dựng và hoàn thiện (Luật Bảo vệ môi
trường và các văn bản hướng dẫn, các quy định pháp luật khác có liên quan), từ từ đó,
ngày càng tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho doanh nghiệp thực hiện mô hình KTTH. Các
cơ chế ưu đãi từ chính sách của nhà nước liên quan đến thực hiện mô hình KTTH nhằm
khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi đang dần được hình thành.

Thứ hai, khi áp dụng mô hình KTTH, DNNVV sẽ thu được nhiều lợi ích, ví dụ như tận
dụng cơ chế hỗ trợ, tránh được các điều chỉnh luật pháp khác về khai thác tài nguyên và
bảo vệ môi trường, lợi nhuận gia tăng, gia tăng việc làm cho người lao động…

Thứ ba, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và quá trình chuyển đổi số đang
diễn ra mạnh mẽ. Điều này sẽ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình KTTH.
Ngoài ra, KTTH đang là xu hướng chung của thế giới vì vậy cũng đây là điều kiện để các
doanh nghiệp có cơ hội trao đổi, học hỏi về kinh nghiệm, thiết kế, chuyển giao công
nghệ,… trên cơ sở mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã và đang thực hiện.

Thứ tư, một số loại hình doanh nghiệp đã có sự tiếp cận mô hình KTTH trước đây do hiệu
quả kinh tế mang lại. Ví dụ như trong nông nghiệp, trong công nghiệp và trong dịch vụ,
đặc biệt là các tập đoàn lớn quốc tế đầu tư tại Việt Nam hiện đã có những bước đi thành
công ban đầu trong việc chuyển đổi từ mô hình kinh doanh tuyến tính sang mô hình kinh
doanh theo hướng tuần hoàn. Chính vì thế, đã có tiền đề cho các DNNVV phát triển bởi
DNNVV năng động nhạy bén, dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường (Diệp Tố
Uyên, Phùng Thị Khang Ninh, 2021).

2.3.3.3. Rào cản trong việc tăng cường KTTH cho DNNVV tại Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ.
Bên cạnh những cơ hội, DNNVV sẽ phải đối mặt với một số rào cản như sau:

Thứ nhất, nhận thức về KTTH vẫn rất hạn chế đối với các DNNVV. KTTH vẫn là vấn đề
mới đối với hầu hết các doanh nghiệp, đối tượng chính trong việc triển khai mô hình này.
Việc áp dụng cụ thể cho mỗi loại hình doanh nghiệp thế nào cũng chưa có quy định, hướng
dẫn cụ thể.

Thứ hai, cơ chế chính liên quan đến KTTH vẫn còn nhiều bất cập. Sự thiếu thống nhất,
đồng bộ giữa các quy định pháp luật, nhất là giữa Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai,
Luật Xây dựng,... sẽ dẫn đến giảm tính khả thi của các quy định liên quan đến phát triển
KTTH. Các quy định liên quan tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 là rất mới, trong khi
các luật khác đã ban hành trước đây chưa kịp bổ sung để đảm bảo sự đồng bộ. Sau luật,
nghị định và thông tư, đến nay một số cơ chế, chính sách khác đang trong quá trình hoàn
thiện ở cấp trung ương và các địa phương. Ngoài ra, việc đưa nội dung KTTH vào quy
hoạch, kế hoạch thực hiện; kế hoạch hành động, lộ trình thực hiện đều liên quan đến doanh
nghiệp vẫn là một trở ngại lớn, đặc biệt là DNNVV. Tiêu chí nhận dạng thế nào là mô hình
KDTH cũng chưa dễ được trả lời trong tương lai gần.

Thứ ba, khả năng tài chính của DNNVV luôn bị hạn chế. Chính vì vậy, khi chuyển đổi
sang mô hình KTTH gặp nhiều khó khăn bởi điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thiết
kế lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào,
thay vì thải ra môi trường như trước đây, chất thải được thu hồi tái sử dụng, tái chế hoặc
đầu vào cho hoạt động sản xuất khác. Ví dụ khác, liên quan đến mặt bằng, công nghệ hay
kết nối với các doanh nghiệp trong chuỗi, mạng lưới sản xuất để đảm bảo có một chu trình
khép kín. Hiện nay chưa có chương trình đào tạo cho lĩnh vực thiết kế mô hình KTTH vì
vậy đòi hỏi sự nỗ lực của doanh nghiệp. Việc thay đổi đối tác trong chuỗi để phù hợp với
mô hình kinh doanh mới của doanh nghiệp cũng sẽ là một cản trở rất lớn, không chỉ ở quy
trình sản xuất mà thậm chí cả ở các khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm.

Thứ tư, chuyển đổi sang mô hình KTTH đòi hỏi có sự thay đổi trong nguồn nhân lực, đặc
biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, DNNVV bị hạn chế về chất lượng nhân
lực (Diệp Tố Uyên, Phùng Thị Khang Ninh, 2021). Điều này đòi hỏi phải bổ sung kiến
thức, kỹ năng cho người lao động, do đó doanh nghiệp sẽ gặp những trở ngại nhất định,
như buộc phải đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có hay bổ sung thêm nguồn nhân lực mới
phù hợp.

Thứ năm, chuyển đổi sang mô hình KTTH đòi hỏi phải có những sự đổi mới về quy trình
công nghệ, nhất là trong sản xuất và thu hồi chất thải. Như vậy DNNVV sẽ gặp nhiều khó
khăn khi bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như tài chính, nhân lực…

Thứ sáu, sản phẩm từ mô hình KTTH với đặc trưng là sử dụng các nguyên liệu tái chế sẽ
khó cạnh tranh với các sản phẩm sử dụng các nguyên liệu thô về chất lượng, đặc biệt là giá
cả (khi các chi phí về tài nguyên và môi trường đối với sản phẩm truyền thống còn thấp
như hiện nay). Hiện nay, bên cạnh một số sản phẩm dễ được sự chấp nhận của thị trường,
phần lớn sản phẩm đầu ra của mô hình KTTH sẽ gặp những khó khăn nhất định. Điều này
đòi hỏi doanh nghiệp phải cố gắng tìm hiểu thêm nhiều cách thức tiếp cận khác, đồng thời
tăng cường truyền thông và nỗ lực tìm kiếm thị trường mới.

2.3.4.4. Các giải pháp tăng cường năng lực KTTH cho DNNVV tại vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ
Để phát triển KTTH một cách hiệu quả, đóng góp cho quá trình phát triển của nền kinh tế
tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng và của cả nền kinh tế - xã hội của đất nước
nói chung. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và những cơ hội, thách thức trong bối cảnh hiện
nay, DNNVV cần triển khai hiệu quả các giải pháp cụ thể sau:

Một là, cần phải nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, nhân viên về trách nhiệm đối với
sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng. Doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư công nghệ
hiện đại, thân thiện với môi trường trong hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp
còn phải cân nhắc bài toán đặt lợi ích ngắn hạn trước mắt lên hàng đầu hay chấp nhận đi
chậm hơn để bứt phá trong tương lai (Trần Văn Hiếu). Bởi vì khi chấp nhận đầu tư cho
công nghệ mới, doanh nghiệp bắt buộc phải đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Quyết định
này có thể ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ
trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục đi theo lối mòn của mô hình sản xuất hiện tại thì
sẽ phải đối mặt với rủi ro trong tương lai, khi nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu hóa thạch
ngày càng cạn kiệt. Nói cách khác, các nhà quản lý cần hiểu được việc áp dụng mô hình
mới sẽ đem lại lợi ích và khó khăn có thể gặp như thế nào cho doanh nghiệp. Từ đó đưa ra
quyết định có nên chuyển đổi hay không, nếu chuyển đổi thì lộ trình như thế nào, cách thức
thực hiện ra sao.

Hai là, cần tận dụng những cơ hội để đổi mới hoạt động kinh doanh dựa trên những lợi thế
và những khó khăn của doanh nghiệp. Và chỉ doanh nghiệp có thể hiểu rõ nhất những cơ
hội và thách thức của mình khi chuyển đổi sang mô hình KTTH. Từ đó, phát huy sức mạnh
nội tại và tận dụng các yếu tố từ bên ngoài như: sự ủng hộ của xã hội đối với kinh tế tuần
hoàn, các chính sách hỗ trợ của nhà nước, yêu cầu của thị trường, người tiêu dùng,...

Ba là, tham gia có hiệu quả các chuỗi liên kết, mạng sản xuất. Từ phạm vi vùng kinh tế
trọng điểm đến phạm vi cả nước, phạm vi khu vực và toàn cầu nhằm tăng cường kết nối,
hợp tác với các doanh nghiệp khác, đặc biệt củng cố sự liên kết của DNNVV với các doanh
nghiệp lớn. Ngoài ra, cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ đối với các doanh nghiệp có mối liên
hệ về sử dụng chất thải đầu ra làm nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
Bốn là, cần có chiến lược rõ ràng, cụ thể đối với việc chuyển đổi sang mô hình KTTH phù
hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nhờ sự tư vấn, hỗ trợ của các
chuyên gia để tham khảo, thiết kế tất cả quy trình khép kín. Theo Roos (2014), vì mô hình
kinh doanh sẽ là câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến chiến lược như thế nào, nên điều
cần thiết là các chiến lược mang tính nguyên tắc liên quan đến chuỗi nguyên liệu tuần hoàn
trong tương lai phải được xác định.

Ngoài ra, để tăng cường năng lực KTTH cho DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
chính phủ cũng cần đưa ra một số giải pháp hỗ trợ:

Thứ nhất, chính phủ nên hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ cho phát triển nền KTTH
(Bùi Quang Trung, Phạm Hữu Năm, 2020). Trong đó, chính phủ cần có những quy định
cụ thể về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại, tái chế
hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị
trường; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn,
tiêu chuẩn về môi trường,... Ngoài ra cũng nên chú ý tới các quy định lộ trình thay thế các
nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại, sản phẩm sử dụng một lần bằng các
nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần. Tập trung
các nguồn lực (tài chính, công nghệ và nhân lực) cho việc thực hiện chuyển đổi sang phát
triển KTTH. Trong đó doanh nghiệp là động lực trung tâm, nhà nước đóng vai trò kiến tạo
và các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện. Vai trò kiến tạo của nhà nước thể
hiện trong việc tạo ra một môi trường để KTTH phát triển.

Thứ hai, chính phủ cần có những chính sách về tín dụng, về thuế, hoặc đất đai. Đây chính
là một trong những đòn bẩy tài chính để DNNVV có thể tham gia vào KTTH, đường dài
hướng tới phát triển xanh, bền vững.
Thứ ba, xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, đặc biệt chú ý tới bộ tiêu chí đo lường mức
độ tuần hoàn của các doanh nghiệp nhằm tạo cơ sở cho việc xem xét, đánh giá mức độ tuần
hoàn đối với các doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể tận dụng được các chính sách
khuyến khích, hỗ trợ cụ thể, phù hợp.

Thứ tư, tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là các quốc gia đã và đang
thực hiện thành công KTTH, từ đó chuyển giao và áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt
Nam nói chung và Vùng kinh tế trọng điểm nói riêng. Ngoài ra, chính phủ cũng cần có
những quy định và chính sách khuyến khích, hỗ trợ sự tham gia của các tổ chức trong và
ngoài nước, các nhà đầu tư nước ngoài vào quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp từ vận
hành mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình KTTH.

Tiểu kết
Phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện hiện
nay, khi đời sống của con người đang trải qua nhiều thách thức cũng như bị tác động trực
tiếp từ các vấn đề môi trường. Một trong những giải pháp cho vấn đề này này là phát triển
nền “kinh tế tuần hoàn” thay vì nền “kinh tế tuyến tính” như hầu hết các doanh nghiệp đang
vận hành hiện nay. Để phát triển nền kinh tế tuần hoàn, vai trò của các doanh nghiệp tại
Việt Nam nói chung và DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng là cực kỳ
quan trọng. Vì vậy, việc khuyến khích phát triển các mô hình KTTH là một trong những
giải pháp trọng tâm. Việc phát triển mô hình KTTH không chỉ mang lại lợi ích chung cho
toàn bộ nền kinh tế mà còn cho chính bản thân doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển đổi
sang mô hình KTTH bên cạnh những thuận lợi doanh nghiệp cũng gặp phải không ít những
khó khăn. Những rào cản này có thể đến từ bên ngoài và cũng có phần từ chính nội tại của
doanh nghiệp. Để chuyển đổi thành công, việc xác định rõ những thách thức, từ đó vạch ra
chiến lược, giải pháp cụ thể, phù hợp là rất cần thiết.

CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Khái quát về DNNVV
Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba
cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa, với tiêu chí ưu tiên là quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn
tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc
số lao động bình quân năm.

Theo quan điểm kinh tế học, doanh nghiệp là các tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình có các
hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương
pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh
tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở
vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao
nhất

Theo quan điểm rộng hơn như trên, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gồm các hộ nông dân,
hộ tiểu thủ công nghiệp, thậm chí những người mua bán hàng rong. Tuy nhiên, do nghiên
cứu nhằm đến đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa làm sao để những chính sách của chính
phủ có thể tác động được và làm thế nào các cơ quan quản lý Nhà nước có thể kiểm soát
được đối tượng này.

Các doanh nghiệp DNNVV ngày càng mở rộng và phát triển đã giải quyết tối đa vấn đề
việc làm cho người lao động. Tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp này là tương đối lớn và tồn tại nguy cơ phá sản đáng chú ý.

Trên thực tế, theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cả nước có khoảng
800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm trên 98%.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp DNNVV đã trở thành mô hình doanh nghiệp
có sự phát triển một cách chóng mặt cả trong nước và thế giới.
DNNVV đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói
chung và khu vực Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ bao gồm 7 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương,
Bắc Ninh và Vĩnh Phúc (Theo theo quyết định số 747/TTg ngày 11/9/1997 và thông báo
thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ). Đây là vùng kinh
tế có nhiều thuận lợi: hạ tầng giao thông đồng bộ, môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn.
Các địa phương trong vùng đều có trình độ phát triển ở thứ hạng cao trong cả nước, đặc
biệt là Hà Nội. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đáng kể, nhất là giao thông với trục kết nối chính
gồm: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 5, quốc lộ 18 và quốc lộ 10...; Cảng hàng không
quốc tế Nội Bài, Cát Bi; Cảng biển Hải Phòng, Lạch Huyện, Cái Lân; có nhiều tuyến đường
sắt, đường sông kết nối đến các vùng khác trong nước và quốc tế… Tốc độ đô thị hóa của
vùng cao hơn tỷ lệ bình quân chung cả nước, tạo sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng là nơi có ưu thế lớn về nguồn nhân lực trình
độ cao, đào tạo bài bản, tỷ lệ sinh viên trên đầu người cao nhất cả nước.

Công nghiệp duy trì vai trò trụ cột trong tăng trưởng của Vùng, với nhiều dự án có vốn đầu
tư nước ngoài (FDI) quy mô lớn của các tập đoàn nổi tiếng như Samsung, LG, Microsoft,
Toyota, Honda, Ford…, trong đó, công nghiệp điện, điện tử, điện thoại di động, lắp ráp ô
tô, đóng tàu, dệt may giữ vai trò chủ đạo, công nghiệp phụ trợ đã có bước phát triển khá
(Nguyễn Chí Dũng). Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy 7/7 tỉnh, thành phố của
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đều định hướng phát triển công nghiệp điện tử, phần cứng
nhưng chỉ có Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh thu hút được các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài như: Samsung, LG, Microsoft, Canon

Doanh nghiệp trong nước của Vùng chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, chỉ đạt khoảng 10,27
tỷ đồng/1 doanh nghiệp, thấp hơn Vùng KTTĐ phía Nam (10,72 tỷ đồng). Quy mô vốn
bình quân trên 1 dự án FDI của Vùng là 10,5 triệu USD, thấp hơn quy mô vốn bình quân
chung của cả nước (12,2 triệu USD). Bên cạnh đó, liên kết giữa doanh nghiệp FDI và trong
nước chưa cao, mức độ nhận chuyển giao công nghệ và tham gia vào chuỗi giá trị của
doanh nghiệp trong nước còn thấp.
Dù ngành công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển mạnh với nhiều doanh nghiệp
lớn nhưng vẫn chủ yếu thuộc về khu vực FDI. Các DNNVV vẫn khó tham gia vào chuỗi
sản xuất của các doanh nghiệp FDI. Với doanh nghiệp trong nước, tính liên kết của các
doanh nghiệp trong khu vực vẫn mang tính địa phương, quy mô nhỏ. Đối với các doanh
nghiệp trong lĩnh vực logistics, công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả còn thấp, chi phí logistics
vẫn ở mức cao.Trong khi đó, chiến lược phát triển ngành nghề cho khu vực vùng KTTĐ
Bắc Bộ cũng còn thiếu. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu ở vai trò gia công, lắp ráp.
Vùng này cũng có một số ngành dịch vụ mũi nhọn nhưng không bền vững.

Dưới đây là:

Bảng 3.1: Tổng số doanh nghiệp và số DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Địa bản/ Tổng số DN DNNVV Nguồn


Tỉnh

Hà Nội 178.493 doanh nghiệp 143.437 doanh nghiệp Tổng cục


Thống kê TP
Hà Nội, 2021

Hải Phòng 15.733 doanh nghiệp 15.070 doanh nghiệp Sách trắng
doanh nghiệp
Việt Nam, 2022
(Số liệu 2020)

Hải Dương 10.126 doanh nghiệp 7846 doanh nghiệp Tổng cục
Thống kê tỉnh
Hải Dương,
2021

Hưng Yên 8324 doanh nghiệp 6140 doanh nghiệp Tổng Cục thống
kê tỉnh Hưng
Yên, 2021

Quảng Ninh 9468 doanh nghiệp 7554 doanh nghiệp Tổng Cục thống
kê tỉnh Quảng
Ninh, 2021

Bắc Ninh 13.944 doanh nghiệp 10.021 doanh nghiệp Tổng Cục thống
kê TP Bắc
Ninh, 2021

Vĩnh Phúc 8322 doanh nghiệp 6468 doanh nghiệp Tổng Cục thống
kê tỉnh Vĩnh
Phúc, 2021

3.1.2. Đặc điểm của DNNVV về năng lực, mô hình sản xuất/ kinh doanh tuần hoàn
3.1.2.1. Quy mô của DNNVV
Bảng 3.2: Quy mô của DNNVV

Lĩnh vực Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao Tổng Tổng Số lao Tổng Tổng Số lao Tổng Tổng


động doanh nguồn động doanh nguồ động doanh nguồn
thu vốn thu n vốn thu vốn

Nông ≤ 10 ≤ 3 tỉ ≤ 3 tỉ ≤ 100 ≤ 20 tỉ ≤ 20 ≤ 200 ≤ 200 ≤ 100


nghiệp, người người tỉ người tỉ tỉ
lâm
nghiệp,
thuỷ sản
Công ≤ 10 ≤ 3 tỉ ≤ 3 tỉ ≤ 100 ≤ 20 tỉ ≤ 20 ≤ 200 ≤ 200 ≤ 100
nghiệp, người người tỉ người tỉ tỉ
xây dựng

Thương ≤ 10 ≤10 tỉ ≤ 3 tỉ ≤ 50 ≤ 100 ≤ 50 ≤ 100 ≤ 300 ≤ 100


mại, dịch người người tỉ tỉ người tỉ tỉ
vụ

Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018


3.1.2.2. Vai trò của DNNVV
Hiện nay các DNNVV thường chiếm tỉ trọng lớn (98%), áp đảo trong tổng số doanh nghiệp
trên cả nước (theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam). Ông Mạc Quốc Anh -
Viện trưởng Viện kinh tế và Phát triển doanh nghiệp cho biết sự lớn mạnh cả về số lượng,
quy mô hoạt động và cả về nội lực của khu vực doanh nghiệp DNNV có tác động to lớn,
góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của
Việt Nam. Vì thế, đóng góp của DNNVV vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng
kể. Vậy nên có thể thấy vai trò của DNNVV là vô cùng lớn và quan trọng đối với sự phát
triển của nền kinh tế. Một trong số đó là việc giữ vai trò ổn định cho nền kinh tế khi mà tại
phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các
doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế
có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là “thanh giảm sóc” cho nền
kinh tế (Ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch JCI Việt Nam). Bên cạnh đó, DNNVV sẽ giúp cho
nền kinh tế trở năng động do có quy mô nhỏ, dễ điều chỉnh và thay đổi phù hợp với nhu
cầu của nền kinh tế. Ngoài ra, nó còn tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan
trọng do thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành
một sản phẩm hoàn chỉnh. Đặc biệt, DNNVV còn là trụ cột của kinh tế địa phương. Nếu
như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh
nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các tỉnh, thành phố và đóng góp quan trọng vào thu
ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương và giá trị GDP cho quốc
gia.
3.1.2.3. Mô hình KTTH của DNNVV
Hiện nay, nhiều thị trường phát triển đã quan tâm hơn đến việc thúc đẩy phát triển thương
mại gắn với phát triển bền vững. Vậy nên, phát triển KTTH được nhìn nhận là một hướng
đi vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa để hướng tới tăng trưởng xanh
và bền vững.

KTTH là một cơ hội kinh tế cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nền KTTH không đơn
giản chỉ là "khắc phục" các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, mà đó còn là một
quá trình chuyển đổi kinh tế nhằm duy trì và tái tạo vốn tự nhiên - điều mà con người, cộng
đồng và nền kinh tế còn đang phụ thuộc vào. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy quá trình
chuyển đổi sang nền KTTH mang lại cơ hội kinh tế trị giá khoảng 4-5 nghìn tỷ USD vào
năm 2030 trên toàn cầu bằng cách giảm lãng phí, kích thích đổi mới và tạo việc làm cho
người lao động. (theo PGS.TS. Nguyễn Văn Thành - Thượng tướng, Ủy viên Trung ương
Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an)

Đối với các doanh nghiệp, việc áp dụng KTTH là bước đẩy, giúp đột phá trong việc phát
triển công nghệ và phát triển mô hình kinh doanh sáng tạo mới. Điều đó sẽ giúp các doanh
nghiệp tăng trưởng cao hơn thông qua việc cắt giảm chi phí, giảm tiêu thụ năng lượng và
khí thải từ ngoài môi trường. Qua đó giúp tăng cường chuỗi cung ứng và bảo vệ nguồn tài
nguyên sẵn có, góp phần giảm thiểu rủi ro về vấn đề khan hiếm tài nguyên. Ngoài ra, việc
áp dụng còn giúp tạo động lực để đầu tư do có nhiều chính sách ưu đãi từ Chính phủ, nâng
cao đổi mới công nghệ, cắt giảm chi phí sản xuất,...

Tại Việt Nam, giai đoạn 2021 -2030, Đảng và Nhà nước đã xác định việc phát triển nền
KTTH là một trong những định hướng quan trọng của đất nước. Theo đó, Việt Nam sẽ
triển khai mô hình KTTH dựa trên 3 trụ cột: thiết kế, kéo dài vòng đời vật liệu; giảm rác
thải, phát thải; khôi phục hệ sinh thái. Để phát triển KTTH, Bộ Chính trị cũng đã ban hành
Nghị quyết số 55-NQ/TW, “Về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó khẳng định phải ưu tiên phát
triển năng lượng tái tạo, phát triển nhà máy điện sử dụng rác thải, chất thải để bảo vệ môi
trường và phát triển KTTH; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg
về phê duyệt Đề án Phát triển KTTH ở Việt Nam,…

Trong bối cảnh hiện nay, đã có nhiều mô hình KTTH được các doanh nghiệp triển khai và
thành công trong việc áp dụng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp mang lại
nhiều giá trị về mặt lợi ích và giá trị lớn về kinh tế cho các doanh nghiệp áp dụng cũng như
cộng đồng. KTTH đang dần trở thành một mô hình kinh doanh mới được nhiều doanh
nghiệp triển khai và hướng tới. Dưới đây là mô hình KTTH hiện được nhiều doanh nghiệp
áp dụng.

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

NT
H3
NL HS

HD

H1: Nhận thức có ảnh hưởng đến năng lực về KTTH ở DNNVV tại Vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc
H2: Hành động có ảnh hưởng đến năng lực về KTTH ở DNNVV tại vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc
H3: Năng lực có ảnh hưởng đến hiệu suất về KTTH ở DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc
Việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang KTTH không chỉ mang lại lợi ích kinh
tế thiết thực, rõ ràng cho doanh nghiệp mà còn cho cả cộng đồng và các đối tác kinh doanh.
Đặc biệt việc giảm phát thải khí CO2 trong sản xuất sẽ góp phần hiện thực cam kết giảm
phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Bên cạnh những lợi ích thì vẫn còn tồn tại những thách thức mà DNNVV tại Việt Nam
phải đối mặt khi chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Chẳng hạn như việc gặp khó
khăn khi tạo sự đồng thuận chung trong nhận thức đúng đắn về bản chất của KTTH. Ngoài
ra, công nghệ còn lạc hậu, quy mô còn nhỏ lẻ chưa đáp ứng được việc phát triển KTTH
hay công nghệ tái sử dụng và tái chế ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Đặc biệt thói quen
trong sản xuất và tiêu dùng đối với sản phẩm bằng nhựa, nilon dùng một lần của người dân
rất lớn và rất khó thay đổi. Vậy nên các doanh nghiệp cần nỗ lực tăng cường năng lực để
giúp giảm bớt các thách thức mà Việt Nam gặp phải, giúp áp dụng mô hình KTTH trở nên
dễ dàng hơn.

3.2. Thiết kế nghiên cứu

Năng lực được xem là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp vận hành và cạnh tranh,
đặc biệt trong hoàn cảnh phải đối diện và thích nghi với một mô hình kinh doanh mới. Xuất
phát từ mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu đề cập đến nội dung liên quan đến các nhân tố cấu
thành năng lực KTTH của DNNVV ở Vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Để lý giải rõ hơn
về kết quả khảo sát, quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các bước cơ bản:

Thứ nhất, nghiên cứu tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu, đặc biệt là các công
trình liên quan đến năng lực KTTH của doanh nghiệp. Từ đó, xác định các khoảng trống
nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn, xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu, xác định
các biến và thang đo sử dụng trong nghiên cứu.

Thứ hai, nghiên cứu định tính: tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý doanh nghiệp nhằm
tìm hiểu, khảo sát các vấn đề liên quan đến năng lực KTTH của doanh nghiệp. Từ đó sàng
lọc, lựa chọn các biến và thang đo; sau đó đưa vào mô hình và xác định sơ bộ mối quan hệ
giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình.

Thứ ba, nghiên cứu định lượng: sau khi điều chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi cũng như các
biến, và chỉ báo. Nghiên cứu định lượng chính thức nhằm mục đích:
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo;
- Kiểm định giá trị của thang đo bằng EFA;
- Kiểm định giá trị của thang đo bằng CFA;
- Kiểm định hệ số tương quan SEM

Thứ tư, kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực: trên cơ sở các kết quả nghiên cứu
đã được kiểm định độ phù hợp, tổng hợp lại các nội dung chính được đề cập, kiến nghị các
giải pháp phù hợp cho các DNNVV ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm nâng cao
năng lực KTTH cho doanh nghiệp.

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu


Nghiên cứu khám phá:
Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Thảo luận
nhóm

Nghiên cứu Điều chỉnh thang đo


định lượng Thang đo chính

Kiểm định Loại bỏ các biến có tương quan với biến tổng <
Cronbach’s Alpha 0.3

Loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố Factor loading


Phân tích nhân tố < 0.5
khám phá (EFA) Kiểm tra số nhân tố trích được
Kiểm tra tổng phương sai trích được (≥ 50%)

Kiểm tra độ thích hợp của mô hình


Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Phân tích nhân tố Kiểm tra tính đơn hướng
khẳng định (CFA) Đánh giá giá trị hội tụ
Đánh giá giá trị phân biệt

Mô hình cấu trúc Kiểm tra độ thích hợp của mô hình


tuyến tính SEM Kiểm định các giả thuyết của mô hình

3.3. Các biến và thang đo


Để đánh giá năng lực KTTH của DNNVV ở Việt Nam, chúng tôi đánh giá trên hai thang
đo:
3.3.1. Thang đo nhận thức về KTTH
3.3.1.1. Hiểu biết về KTTH của DNNVV
Nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra ưu thế của việc nắm bắt được đơn thuần khái niệm tới
hiểu sâu về ý nghĩa của việc chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang KTTH (Smol và cộng
sự, 2018). Đồng thời, việc các DNNVV nhận thức được thực trạng và đường lối kế hoạch
mà nền kinh tế toàn cầu đang muốn thực hiện (Guo và cộng sự , 2017) sẽ là một trong
những yếu tố tác động chính tới nhận thức về cách KTTH đang vận hành hiện nay (Liu
2014). Bên cạnh đó, việc hiểu và cập nhật, theo dõi những nghị quyết, quy định mới nhất
của chính phủ đương thời về đường đi, hướng phát triển cũng như các chính sách hỗ trợ
phát triển KTTH cũng là yếu tố quan trọng quyết định mức nhận thức về KTTT của các
DNNVV tại Việt Nam. (Morgan và các cộng sự, 2009, Sch ̈oggl và cộng sự , 2020). Từ
đó, các giả thuyết được đề xuất như sau:
HB1: Hiểu về khái niệm, ý nghĩa của KTTH và nhận thức được xu hướng phát triển kinh
tế bền vững
HB2: Luật pháp Việt Nam về mô hình KTTH
3.3.1.2. Sự sẵn sàng hành động
Theo nghiên cứu của Liu năm 2014, thái độ sẵn sàng thực hiện việc tái chế rác thải, tái tạo
các sản phẩm dư thải trong bối cảnh các DNNVV phần lớn vẫn đang hoạt động dựa trên
mô hình kinh tế tuyến tính đã cũ chính là một tiêu chí quan trọng trong thang đo về sự sẵn
sàng thực hiện KTTH của các DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng trong
nghiên cứu đó, ông cũng đã chỉ ra, khi các doanh nghiệp cố gắng chọn các nguồn cung chất
lượng, từ đó sẽ có những vật liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, thậm chí là chất thải dư thừa
đều không phải những vật phẩm có hại tới môi trường; mặc dù hành động đó sẽ khiến giá
thành sản xuất của doanh nghiệp cao lên; đó cũng chính là một yếu tố sâu hơn đáng được
cân nhắc khi đánh giá trên thang đo sẵn sàng hành động. Liu chỉ ra khi một doanh nghiệp
sẵn sàng hoạch định, thay đổi những quy trình, chính sách sản xuất để hướng tới nền kinh
tế bền vững cũng như dần áp dụng mô hình KTTH cho chính doanh nghiệp của họ; mặc
dù sự chuyển dịch sẽ làm họ tốn kém rất nhiều khoản chi phí và các dịch vụ đi kèm khác;
thì đây cũng chính là một điểm cộng trên thang đo về sự sẵn sàng hướng tới hoạt động
KTTH của các DNNVV. Vì vậy, để có thể đánh giá sự sẵn sàng hành động theo mô hình
KTTH của các DNNVV, các giả thuyết được đề ra như sau:
SS1: Công ty sẵn sàng tái tạo chất thải
SS2: Công ty sẵn sàng bỏ thêm chi phí để lựa chọn nguồn cung chất lượng, bảo vệ môi
trường
SS3: Công ty sẵn sàng thay đổi chính sách, quy trình sản xuất để hướng đến phát triển theo
mô hình KTTH

3.3.1.3. Thái độ
Dựa trên nghiên cứu đã công bố vào năm 2018 của tác giả Smol và cộng sự, khi vòng đời
của sản phẩm đã kết thúc thì thái độ của doanh nghiệp sau đó chính là một trong những
yếu tố quan trọng khi đánh giá thái độ hướng tới phát triển nền kinh tế bền vững. Khi một
công ty có tư duy thải bỏ sản phẩm đã hết vòng đời, họ vẫn đang hoạt động trên mô hình
kinh tế tuyến tính đã cũ; đó là một sự hiển nhiên trong thái độ, dẫn tới hành vi có thể có
sau này. Nhưng khi một công ty cố gắng tái sử dụng các sản phẩm khi đã hết vòng đời hoặc
thậm chí cố gắng ngay từ khâu sản xuất, để các sản phẩm đầu ra có thể được tái sử dụng,
tái tạo, tái chế; đó là một công ty hướng tới sự phát triển bền vững; và đó cũng chính là
một nhân tố để đánh giá mức sẵn sàng hành động của các DNNVV tại Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ. Trong nghiên cứu này, hai giả thuyết được đề xuất như sau:
TD1: Việc thải bỏ sản phẩm khi chúng hết vòng đời là điều hiển nhiên
TD2: Công ty đã nỗ lực để sản phẩm có thể tái sử dụng

3.3.1.4. Mức độ giáo dục


Khi một doanh nghiệp sẵn sàng bỏ thêm chi phí để hỗ trợ phát triển nhận thức cho đội ngũ
lãnh đạo về mô hình KTTH bằng cách tổ chức các buổi đào tạo về nhận thức, giúp cho
người phụ trách chính của từng mục sản xuất hiểu được thực trạng hoạt động cũng như
hướng đi, đường lối phát triển hướng tới nền kinh tế bền vững trong không chỉ trong chính
doanh nghiệp mà trên toàn cầu trong tương lai; đó chính là một yếu tố trên thang đo về
mức độ giáo dục của các DNNVV đã được chỉ ra trong nghiên cứu năm 2018 của Singh.
Qua việc đội ngũ ban lãnh đạo, trưởng các bộ phận am hiểu về cách thức hoạt động kinh
tế tuần hoàn; việc tuyên truyền giúp tăng cường nhận thức của các nhân viên với khái niệm
KTTH là điều hoàn toàn cần thiết; đây cũng là yếu tố cấu thành nên mức độ giáo dục về
nhận thức trong KTTH của các DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
GD1: Đội ngũ lãnh đạo tham gia các buổi đào tạo về KTTH
GD2: Nhân viên trong công ty đều nắm được khái niệm KTTH

3.3.2 Thang đo hành động về KTTH


3.3.2.1. Thiết kế sản phẩm
Đầu tiên, việc nhận thức được đơn thuần khái niệm KTTH làm các doanh nghiệp có thêm
một gạch đầu dòng trong hướng đi thiết kế, đó chính là nỗ lực kéo dài tuổi thọ sản phẩm
(Ünal và cộng sự, 2019). Khi đã nắm bắt được tầm nhìn trên chặng đua dài, doanh nghiệp
sẽ bắt tay vào lựa chọn nguồn cung cũng chính là lựa chọn nguồn nguyên vật liệu giúp sản
xuất các sản phẩm bền vững, và đó cũng chính là yếu tố trên thang đo về thiết kế sản phẩm
(Kumar và cộng sự, 2019; Prieto-Sandoval và cộng sự, 2018). Từ đó, nghiên cứu của Katz-
Gerro và López Sintas năm 2019 cũng đã chỉ ra việc thiết kế các sản phẩm hướng tới mục
tiêu tái sử dụng, tái chế cùng với mục tiêu xa hơn là tái sản xuất thành công các sản phẩm
đã hết vòng đời của một doanh nghiệp là việc ghi điểm trên thang đo về thiết kế sản phẩm.
Cuối cùng, việc thiết kế sinh thái trong nghiên cứu năm 2010 của Zhu và cộng sự cũng là
một đặc trưng của hướng phát triển kinh tế bền vững, được đánh giá kĩ càng trên thang đo
của mục thiết kế. Từ đó, các giả thiết được đề xuất như sau:
TK1: Mục đích thiết kế là kéo dài tuổi thọ sản phẩm
TK2: Lựa chọn vật liệu
TK3: Thiết kế các sản phẩm để tái sử dụng, tái chế và tái sản xuất
TK4: Thiết kế sinh thái

3.3.2.2. Cung ứng


Các nghiên cứu đi trước đã chỉ ra, việc các doanh nghiệp chủ động áp dụng các tiêu chí để
bảo vệ môi trường cũng như hỗ trợ các hướng đi phát triển xã hội trong bước lựa chọn nhà
cung cấp, là một điểm sáng trong việc đổi mới, phát triển KTTH cần được đánh giá kỹ trên
thang đo (Sassanelli và cộng sự, 2019; Geissdoerfer và cộng sự, 2017). Bên cạnh đó, khi
các doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn cung ứng địa phương để giảm thiểu rủi ro thì đây
cũng là một bước tiến trên thang đo về cung ứng khi đánh giá hành động hướng tới KTTH
của DNNVV (Dey và cộng sự, 2019; Dey và cộng sự, 2018). Ngoài ra, để thực hiện thành
công KTTH, việc các doanh nghiệp chủ động liên kết, hợp tác cùng phát triển để xây dựng
được các chuỗi cung ứng, góp phần giảm thiểu rủi ro cũng như cùng hướng tới sự phát
triển bền vững là tất yếu (Malesios và cộng sự, 2018a; Malesios và cộng sự, 2018). Qua
đó, nghiên cứu này đề xuất các giả thiết:

CU1: Áp dụng các tiêu chí về môi trường và xã hội trong việc lựa chọn nhà cung cấp
CU2: Tìm nguồn cung ứng địa phương để giảm thiểu rủi ro
CU3: Hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng

3.3.2.3. Sản xuất


Theo như nghiên cứu của De và cộng sự năm 2020 chỉ ra việc một doanh nghiệp nỗ lực
thực hiện và quy hoạch lại các quy trình sản xuất tinh gọn là một điểm sáng trong chặng
đường dài theo đuổi nền kinh tế bền vững với hiệu quả lâu dài. Trước đó vào những năm
2000, Dess và Picken đã chỉ ra hiệu quả năng lượng thể hiện và đo lường trong và sau quá
trình sản xuất cũng là một phần đáng cân nhắc trên thang đo về sản xuất. Tới năm 2009,
Crossan và Apaydin chỉ ra thêm, một doanh nghiệp sử dụng thành công các năng lượng tái
tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của
con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.. cũng
là một thành phần trên thước đo sản xuất. Từ đó, chúng ta có các giả thuyết như sau:
SX1: Thực hành quá trình sản xuất tinh gọn
SX2: Hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất
SX3: Sử dụng năng lượng tái tạo

3.3.2.4. Phân phối


Theo công bố của Geissdoerfer và cộng sự (2017) cùng với nghiên cứu của Dey và cộng
sự (2019); chỉ ra rằng trong khâu phân phối, việc các doanh nghiệp đưa ra các hệ thống
chính sách lưu kho, phân phối sản phẩm sẽ chỉ ra rõ ràng doanh nghiệp đó vẫn đang thực
hiện theo mô hình kinh tế tuyến tính cũ hay đã và đang dần chuyển dịch sang vận hành mô
hình KTTH mới. Các nghiên cứu của Prieto-Sandoval và cộng sự (2018), Katz-Gerro và
López Sintas (2019) cũng chỉ ra, khi đánh giá thang đo phân phối, chúng ta có thể quan sát
hệ thống logistic của doanh nghiệp xem liệu họ đã và đang trên con đường phát triển bền
vững hay là không. Do vậy, các giả thiết được đề xuất trên thang đo phân phối bao gồm:
PP1: Chính sách lưu kho
PP2: Phân phối sản phẩm
PP3: Phát triển hệ thống logistics bền vững
3.3.2.5. Sử dụng
Sau giai đoạn sản xuất và phân phối, việc các doanh nghiệp hoạt động ở bước sau cũng
đáng được chú ý và đánh giá kỹ lưỡng trên thang đo sử dụng. Đặc biệt nghiên cứu của Ünal
và cộng sự (2019); Kumar và cộng sự (2019) cũng chỉ ra, việc doanh nghiệp cung cấp
thông tin bảo hành, sửa chữa cũng như thông tin rõ ràng về nguồn cung ứng của sản phẩm
cũng là yếu tố nổi bật khi đánh giá. Dey và cộng sự (2018) còn chỉ ra, việc doanh nghiệp
tiếp tục cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ và khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm
đúng cách cũng là thành phần quan trọng trong việc đánh giá thực hiện mô hình KTTH.
Từ đó, các giả thiết được đề xuất trên thang đo sản xuất bao gồm:
SD1: Cung cấp thông tin sửa chữa
SD2: Cung cấp thông tin về việc nguồn cung ứng
SD3: Cung cấp thông tin nhằm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm đúng cách
3.3.2.6. Thu hồi
Sau khi vòng đời sản phẩm kết thúc, nhằm hỗ trợ và khuyến khích người dùng tiêu hủy,
vứt bỏ đúng cách; doanh nghiệp phải hỗ trợ cung cấp thông tin, chỉ dẫn dễ hiểu và gần gũi.
Điều đó sẽ hỗ trợ việc mô hình vận hành KTTH cho doanh nghiệp nói riêng cũng như
hướng tới việc hướng tới nền kinh tế bền vững nói chung (Zhu và cộng sự, 2010); Sassanelli
và cộng sự, 2019)). Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp hiện đang thực hiện chính sách
thu mua lại sản phẩm đã qua sử dụng của khách hàng (Dess và Picken, 2000; Crossan và
Apaydin, 2009). Điều này cũng được đánh giá tốt trên thang đo thu hồi của hành động
trong DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
TH1: Cung cấp thông tin nhằm khuyến khích khách hàng thải bỏ sản phẩm đúng cách
TH2: Thu mua lại sản phẩm đã qua sử dụng của khách hàng
3.3.2.7. Hậu cần ngược
Khi các doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất hoặc tân trang, tức là quá trình thu hồi một sản
phẩm đã qua sử dụng ít nhất theo đặc điểm về hiệu suất của các nhà sản xuất các sản phẩm
ban đầu bằng mối quan hệ của khách hàng và tạo ra sự bảo hành cho sản phẩm ít nhất cũng
giống như sản phẩm cùng loại mới được sản xuất (De và cộng sự, 2020; Dess và Picken,
2000). Việc này được đánh giá rất cao trên thang đo về hậu cần ngược của việc thực hiện
KTTH tại các DNNVV. Ngoài ra, việc doanh nghiệp hướng tới con đường tái sử dụng và
tái chế các sản phẩm đã kết thúc vòng đời cũng là một điểm sáng trong việc chuyển dịch
sang KTTH (Crossan và Apaydin, 2009; Lacy và cộng sự, 2014). Nhóm tác giả rút được
ra các giả thiết sau:
HCN1: Tái sản xuất và tân trang
HCN2: Tái sử dụng và tái chế

Tổng kết lại, chúng tôi xin trình bày các biến độc lập của mô hình theo bảng sau:
Bảng 3.3: Thang đo các biến độc lập sử dụng trong mô hình

Thang Biến số Mã Biến quan sát Nguồn


đo hóa

Hiểu HB1 Hiểu về khái niệm, ý nghĩa của KTTH và Smol và cộng sự ,
biết nhận thức được xu hướng phát triển kinh tế 2018
bền vững Guo và cộng sự ,
2017
HB2 Luật pháp Việt Nam về mô hình KTTH
Sch ö ggl và cộng sự ,
2020
Liu 2014; Lindblom
và các cộng sự, 2008;
Morgan và các cộng
Nhận sự, 2009
thức
về
KTTH
Sự sẵn SS1 Công ty sẵn sàng tái tạo chất thải Liu 2014
sàng
hành
SS2 Công ty sẵn sàng bỏ thêm chi phí để lựa
động
chọn nguồn cung chất lượng, bảo vệ môi
trường

Thái độ TD1 Việc thải bỏ sản phẩm khi chúng hết vòng Smol và cộng sự ,
đời là điều hiển nhiên 2018

TD2 Công ty đã nỗ lực để sản phẩm có thể tái sử


dụng

Mức độ GD1 Đội ngũ lãnh đạo tham gia các buổi đào tạo Singh (2018)
giáo về kinh tế tuần hoàn
dục
GD2 Nhân viên trong công ty đều nắm được khái
niệm kinh tế tuần hoàn

Thiết TK1 Mục đích thiết kế là kéo dài tuổi thọ sản
Ünal và cộng sự,
kế phẩm
2019; Kumar và cộng
TK2 Lựa chọn vật liệu sự, (2019) ; Prieto-
Sandoval và cộng sự.
TK3 Thiết kế các sản phẩm để tái sử dụng, tái chế
(2018) ; Katz-Gerro
và tái sản xuất
và López Sintas
TK4 Thiết kế sinh thái (2019) ; Zhu và cộng
sự (2010) ; Sassanelli
Cung CU1 Áp dụng các tiêu chí về môi trường và xã
và cộng sự, (2019) ;
ứng hội trong việc lựa chọn nhà cung cấp
Geissdoerfer và cộng
sự, (2017) ; Dey và
CU2 Tìm nguồn cung ứng địa phương để giảm
cộng sự, (2019) ; Dey
thiểu rủi ro
và cộng sự, (2018) ;
Hành Malesios và cộng sự,
CU3 Hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng
động 2018a , Malesios và
về cộng sự, 2018b ; De
KTTH và cộng sự (2020),
Sản
SX1 Thực hành quá trình sản xuất tinh gọn Dess và Picken,
xuất
2000; Crossan và

SX2 Hiệu quả năng lượng trong quá trình sản Apaydin, 2009; Lacy
xuất và cộng sự, 2014

SX3 Sử dụng năng lượng tái tạo

Phân
PP1 Chính sách lưu kho
phối

PP2 Phân phối sản phẩm

PP3 Phát triển hệ thống logistics bền vững

Sử
SD1 Cung cấp thông tin sửa chữa
dụng

SD2 Cung cấp thông tin về việc nguồn cung ứng

Cung cấp thông tin nhằm thu hút khách


SD3
hàng sử dụng sản phẩm đúng cách

Cung cấp thông tin nhằm khuyến khích


Thu hồi TH1
khách hàng thải bỏ sản phẩm đúng cách

TH2 Thu mua lại sản phẩm đã qua sử dụng của


khách hàng

Hậu HCN Tái sản xuất và tân trang


cần 1
ngược
HCN Tái sử dụng và tái chế
2

3.4. Nghiên cứu định tính


3.4.1. Mục tiêu
Mục tiêu chính của khảo sát nhằm tìm hiểu về nhận thức, khả năng áp dụng KTTH của
DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, từ đó xác định nhu cầu, khả năng của doanh
nghiệp trong việc tiếp cận với KTTH. Câu trả lời trong bảng câu hỏi này có thể chỉ ra mối
quan hệ giữa các thành phần trong nền KTTH (thiết kế, cung ứng, sản xuất, phân phối, tiêu
dùng, thu hồi sản phẩm và hậu cần ngược). Thêm vào đó, kết quả điều tra cũng sẽ tạo điều
kiện giúp chúng ta nhận thức sâu hơn tầm ảnh hưởng của các cơ hội và rào cản và hiệu quả
bền vững (kinh tế, môi trường và xã hội) khi áp dụng KTTH.
3.4.2. Phỏng vấn
Phỏng vấn sâu các chuyên gia, các nhà quản lý nhằm tìm hiểu, khảo sát các vấn đề liên
quan đến KTTH của DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Từ đó sàng lọc, lựa
chọn các biến độc lập đưa vào mô hình và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc
lập với biến phụ thuộc trong mô hình.
Đối tượng phỏng vấn bao gồm 7 nhà quản lý là cán bộ lãnh đạo của các doanh nghiệp đóng
trên các tỉnh, thành phố tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tất cả các cuộc phỏng vấn
đều theo hình thức phỏng vấn trực tiếp trong khoảng thời gian 30 đến 60 phút, trung bình
là 45 phút. Thời gian phỏng vấn từ tháng 12/2022 đến tháng 01/2023.

Bảng 3.4: Đặc điểm mẫu trong nghiên cứu định tính

Đối tượng Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn Địa chỉ

Nhà quản lý Nam 56 Đại học Bắc Ninh

Nhà quản lý Nam 37 Sau đại học Hà Nội

Nhà quản lý Nữ 35 Đại học Hưng Yên

Nhà quản lý Nam 45 Đại học Hải Dương

Nhà quản lý Nam 33 Đại học Hải Phòng

Nhà quản lý Nam 33 Đại học Vĩnh Phúc

Nhà quản lý Nữ 44 Sau đại học Quảng Ninh

3.4.3. Quá trình phỏng vấn


Dựa vào mục tiêu, mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả đã xây dựng lưới phỏng vấn bao gồm
các nội dung sau:
Phần 1: Giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn.
Phần 2: Giới thiệu các thang đo, mô hình nghiên cứu (dự kiến).
Phần 3: Đặt các câu hỏi liên quan đến các thang đo, các biến quan sát và đề nghị góp ý,
cũng như bày tỏ quan điểm của cá nhân về các thang đo và mô hình nghiên cứu.

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại văn phòng làm việc của đối tượng phỏng vấn. Mỗi
cuộc phỏng vấn trung bình dài 45 phút cho tất cả các câu hỏi trong bảng hỏi. Nội dung các
cuộc phỏng vấn được ghi âm, được lưu trữ trong điện thoại. Nội dung này được phân tích
để đưa ra kết luận. Kết luận được đưa ra dựa trên sự tổng hợp quan điểm chung của các đối
tượng phỏng vấn có cách nhìn tương tự nhau. Kết quả tìm được sẽ được so sánh với mô
hình lý thuyết ban đầu để xác định mô hình chính thức cho nghiên cứu.

Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính trên đối tượng nhà quản lý trong các DNNVV tại
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm khẳng định tác động của các nhân tố nghiên cứu tới
năng lực KTTH và điều chỉnh văn phong phù hợp trong bảng hỏi định lượng.
3.4.4. Kết quả phỏng vấn
Qua nghiên cứu định tính, các biến độc lập đã được sàng lọc và kiểm tra mối quan hệ với
biến phụ thuộc. Cụ thể:
- 1 trong 7 đối tượng được hỏi không nhìn thấy mối quan hệ giữa biến sẵn sàng hành
động với nhận thức về KTTH ở DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tác
giả ghi nhận kết quả này để tiếp tục kiểm định thêm trước khi đưa ra kết luận.
- 1 đối tượng được hỏi không nhìn thấy mối quan hệ giữa biến sử dụng và hành động
để thực hiện KTTH trong DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tác giả
ghi nhận kết quả này để tiếp tục kiểm định thêm trước khi đưa ra kết luận.

Những ý kiến còn lại đều công nhận ý nghĩa của các nhân tố được nghiên cứu tới các khía
cạnh của việc tăng cường năng lực KTTH cho các DNNVV ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ. Tuy nhiên, đối tượng phỏng vấn đề nghị điều chỉnh lại từ ngữ và nội dung của bảng
hỏi, cụ thể là:

Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả điều chỉnh số quan sát trong thang đo

Thang đo trước khi điều chỉnh Thang đo sau khi điều chỉnh

Hiểu biết
Hiểu về của KTTH và nhận thức được xu Hiểu về khái niệm, ý nghĩa của KTTH và
hướng phát triển kinh tế bền vững nhận thức được xu hướng phát triển kinh tế
bền vững

Luật pháp Việt Nam chưa có những quy Luật pháp Việt Nam về mô hình KTTH
định rõ ràng về mô hình KTTH

Thu hồi

Cung cấp thông tin thải bỏ đúng cách Cung cấp thông tin nhằm khuyến khích
khách hàng thải bỏ sản phẩm đúng cách

3.5. Thiết kế bảng hỏi


Thiết kế phiếu điều tra nội dung khảo sát bao gồm 92 câu hỏi, trong đó có 6 câu hỏi về
thông tin chung của công ty, 12 câu hỏi về nhận thức của DNNVV về KTTH, 4 câu hỏi về
việc DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ áp dụng KTTH. Thêm vào đó, có 30 câu
hỏi tập trung vào các hoạt động có chu kỳ trong nền KTTH, 13 câu hỏi về cơ hội và thách
thức khi áp dụng KTTH và còn lại là hiệu quả bền vững khi chuyển đổi sang mô hình
KTTH được đánh giá theo các mức từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý” tương ứng
với thang điểm từ 1 đến 5 như mẫu câu hỏi được trình bày ở phụ lục 1, với cấu trúc bao
gồm:
I. Thông tin chung
II. Nhận thức về KTTH của DNNVV
III. Một số thông tin của DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về việc áp dụng
KTTH
IV. Các hoạt động có tính chu kỳ trong nền KTTH: Thiết kế - Cung ứng - Sản xuất - Phân
phối - Sử dụng - Thu hồi - Hậu cần ngược
V. Cơ hội và rào cản khi áp dụng KTTH của DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ
VI. Khảo sát hiệu quả bền vững khi áp dụng KTTH của DNNVV tại Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ
3.6. Nghiên cứu định lượng
3.6.1. Mục tiêu
Thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với đối tượng khảo sát chính là các nhà
quản lý DNNVV ở khu vực Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm kiểm định lại tính chính
xác, phù hợp của mô hình, đánh giá độ tin cậy của thang đo, các biến, các quan sát đưa vào
và loại bỏ các chỉ báo không phù hợp.
Nghiên cứu định lượng nhằm mục đích:
- Đánh giá lại độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronback Alpha >= 0.7 và có hệ số
tương quan biến tổng >= 0.3.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm định giá trị của thang đo trong đó hệ
số tải nhân > 0.5. Phương pháp rút trích nhân tố được sử dụng là nhân tố ma trận
xoay
- Phân tích nhân tố khẳng định CFA nhằm kiểm định giá trị của thang đo và sự phù
hợp của mô hình lý thuyết với số liệu nghiên cứu
- Kiểm định hệ số tương quan SEM
- Phân tích mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
3.6.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Với bối cảnh nghiên cứu lựa chọn là các DNNVV khu vực Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, chiếm đa số trong tổng số lượng doanh nghiệp và tổ chức đóng trên địa bàn các tỉnh
khu vực Bắc Bộ bao gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải
Phòng, Hưng yên và một số tỉnh thành khác. Các DNNVV ngày càng đóng một vai trò
quan trọng trong sự phát triển của từng địa phương nói riêng, toàn khu vực và cả nước nói
chung.

Hiện nay, mặc dù đươ ̣c đánh giá là có những bước tiế n đáng kể trên nhiề u liñ h vực. Tuy
nhiên, nhiề u DNNVV hiện nay với quy mô hoa ̣t động ha ̣n chế , không có đủ vốn và công
nghệ dẫn đế n việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang KTTH không đươ ̣c như kỳ vo ̣ng.
Hơn nữa, về khía ca ̣nh quản lý, các nhà quản lý còn chưa chú trọng tới các chính sách về
môi trường và phát triển bền vững. Không chỉ vậy, luật pháp Việt Nam về KTTH vẫn chưa
được hoàn thiện nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng không
nhỏ tới quá trình chuyển đổi sang KTTH.

Cỡ mẫu trong thu thập là 531 mẫu. Quá triǹ h thu thập dữ liệu đươ ̣c tiế n hành theo cách
phát phiế u online. Số phiế u online thu về là 531, số phiế u hợp lệ là 510. Số phiế u dự kiến
là 476, số phiế u thu về là 531, số phiế u dùng được là 510. Tổ ng số phiế u hơ ̣p lệ đươ ̣c dùng
để phân tích là 510. Với số quan sát trong bài là 42 thì quy mô nghiên cứu bao gồ m 476
mẫu đảm bảo yêu cầ u phân tích. Thời gian hoàn thành thu thập dữ liệu sơ bộ là từ tháng
12/2022 đế n tháng 02/2023.

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, phân chia
một cách tương đối theo các tỉnh, địa phương nhằm tăng tính đại diện cho mẫu nghiên cứu
bao gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng yên
và một số tỉnh thành khác. Đơn vị điều tra trong nghiên cứu được xác định là các nhà quản
lý cấp cao và cấp trung trong các DNNVV.

Bảng 3.6: Phân bố của mẫu điều tra nghiên cứu

TT Địa phương điều Dự kiến số phiếu Số lượng thu về Tỷ lệ %


tra

1 Hà Nội 68 72 14.12

2 Bắc Ninh 68 68 13.33

3 Quảng Ninh 68 68 13.33

4 Vĩnh Phúc 68 74 14.51

5 Hải Dương 68 68 13.33


6 Hải Phòng 68 68 13.33

7 Hưng Yên 68 78 15.30

8 Khác 14 2.75

Tổng 476 510 100

Nguồ n: Tổ ng hơ ̣p nghiên cứu của tác giả

3.6.3. Phương pháp định hướng, phân tích dữ liệu


Kết quả thu thập các dữ liệu thông qua quá trình điều tra, khảo sát được xử lý bằng hai
phần mềm SPSS và AMOS. Từ đó, cho phép đưa ra các kết luận minh chứng cho tính phù
hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu:

Thứ nhất, đánh giá độ tin cậy của thang đo, các tiêu chí được sử dụng khi đánh giá độ tin
cậy của thang đo:

Các mức giá tri cụ ̉ a Cronbach‘s Alpha: lớn hơn 0.8 là thang đo lường tố t; từ 0.7 đế n 0.8 là
sử du ̣ng đươ ̣c; từ 0.6 trở lên là có thể sử du ̣ng trong trường hơ ̣p khái niệm nghiên cứu là
mới hoặc là mới trong bố i cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995;
Hoàng Tro ̣ng và Chu Nguyễn Mộng Ngo ̣c, 2005).

Loa ̣i các biế n quan sát có hệ số tương quan biế n - tổ ng nhỏ (nhỏ hơn 0.3); tiêu chuẩ n cho ̣n
thang đo khi có độ tin cậy Cronbach‘s Alpha lớn hơn 0.6 (giá tri ̣ này càng lớn thì độ tin
cậy nhấ t quán nội ta ̣i càng cao) (Nunally & Burnstein, 1994; Nguyễn Đình Tho ̣ & Nguyễn
̣
Thi Mai Trang, 2009)

Các biế n quan sát có tương quan biế n - tổ ng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) đươ ̣c xem là biế n rác thì sẽ
đươ ̣c loa ̣i ra và thang đo đươ ̣c chấ p nhận khi hệ số tin cậy Cronbach‘s Alpha đa ̣t yêu cầ u
(lớn hơn 0.7).
Thứ hai, kiể m đinh ̣ ̉ a thang đo bằ ng cách phân tić h nhân tố khám phá EFA. Phương
̣ giá tri cu
pháp rút trić h nhân tố đươ ̣c sử du ̣ng là phương pháp nhân tố ma trận xoay.

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn go ̣i là tro ̣ng số nhân tố , giá tri na
̣ ̀ y biể u thi mố
̣ i
quan hệ tương quan giữa các biế n quan sát với nhân tố . Hệ số tải nhân tố càng cao, nghiã
là tương quan giữa biế n quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngươ ̣c la ̣i.

Theo Hair & cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghiã thiế t
thực của phân tić h EFA. Giá tri ̣tiêu chuẩ n của hệ số tải Factor Loading nên đươ ̣c xem xét
cùng kích thước mẫu. Thông thường ngưỡng của hệ số này phải lớn hơn 0.5 để bảo đảm
̣ ̂ i tu ̣. Đồ ng thời giá tri pha
giá tri họ ̣ ̂ n biệt cũng phải thỏa mañ bằ ng cách là các factor loading
lớn nhấ t và lớn nhì trong cùng 1 hàng phải cách xa nhau it́ nhấ t là 0.3 đơn vi.̣ Nế u factor
loading không thỏa mañ thì phải xóa biế n quan sát đó ra và thực hiện phân tích EFA la ̣i.

• Factor loading > 0.3 đươ ̣c xem là đa ̣t mức tố i thiể u

• Factor loading > 0.4 đươ ̣c xem là quan tro ̣ng

• Factor loading > 0.5 đươ ̣c xem là có ý nghiã thực tiễn

Bên cạnh hệ số tải nhân tố, KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA,
phân tích nhân tố khám phá thích hợp khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Theo Kaiser (1974) đề nghị:

• KMO ≥ 0.9: Rất tốt

• 0.8 ≤ KMO ≤ 0.9: Tốt

• 0.7 ≤ KMO ≤ 0.8: Đươ ̣c

• 0.6 ≤ KMO ≤ 0.7: Ta ̣m đươ ̣c

• 0.5 ≤ KMO ≤ 0.6: Xấ u

• KMO < 0.5: Không đươ ̣c chấ p nhận


̣ Bartlett dùng để xem xét các biế n quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau
Kiể m đinh
hay không. Nế u kiể m đinh
̣ này có ý nghiã thố ng kê (Sig ≤ 0.05) thì các biế n quan sát có
tương quan với nhau trong tổ ng thể .

Dựa trên những thông tin trên, tác giả sử du ̣ng kiể m đinh
̣ giá tri ̣ của thang đo bằ ng cách
phân tić h nhân tố khám phá EFA trong đó yêu cầ u hệ số tải nhân tố > 0.5. Hệ số KMO >
0.5 và phương sai trích > 50% (Hair và cộng sự, 1998). Phương pháp rút trić h nhân tố đươ ̣c
sử du ̣ng là phương pháp xoay các nhân tố Varimax.

̣ la ̣i độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach‘s Alpha sau khi đã loa ̣i
Thứ ba, kiể m đinh
bỏ các chỉ báo không phù hơ ̣p.

Thứ tư, kiểm định giá trị của thang đo và sự phù hợp của mô hình bằng nhân tố khẳng định
CFA.

Tiêu chuẩn để thực hiện CFA bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mô
hình như: Chi-square (CMIN); Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số
GFI (Goodness of Fit Index); chỉ số TLI (Tucker & Lewis Index); chỉ số CFI (Comparative
Fit Index); chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation); P-value. Bên cạnh
đó, là các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mô hình theo các khía cạnh giá trị của
thang đo: Độ tin cậy của thang đo, tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, giá trị lý
thuyết.

Thứ năm, kiể m đinh ̣ hệ số tương quan SEM nhằ m đo lường mố i liên hệ giữa các biế n. Kiể m
̣ hệ số tương quan SEM cung cấ p thông tin về mức độ quan tro ̣ng của mố i liên hệ, mố i
đinh
tương quan, cũng như hướng của mố i quan hệ. Ngoài ra, việc kiể m tra hệ số tương quan
SEM còn giúp sớm nhận diễn đươ ̣c sự xảy ra của vấ n đề đa cộng tuyế n khi các biế n độc
lập có sự tương quan ma ̣nh với nhau.

Tiểu kết
Nội dung chương đề cập tới các phương pháp sử du ̣ng trong nghiên cứu bao gồ m nghiên
cứu đinh ̣ lươ ̣ng dựa trên cơ sở lý thuyế t, mô hiǹ h và các giả thuyế t đã xây
̣ tiń h và đinh
dựng. Nghiên cứu đinh ̣ tính là quá trình tham vấn ý kiế n của các giảng viên có chuyên
môn, nhằ m điề u chin̉ h thang đo nghiên cứu, xây dựng và kiể m chứng sự phù hơ ̣p của các
chỉ báo sử du ̣ng trong nghiên cứu. Nghiên cứu sử du ̣ng công cu ̣ SPSS nhằ m đánh giá độ
tin cậy của thang đo, kiể m đinh
̣ sự phù hơ ̣p về “giá tri ̣ hội tu ̣” và “giá tri ̣ phân biệt” của
thang đo trong phân tić h EFA, kiể m đinh ̣ hệ số tương quan SEM và kiể m đinh ̣ các giả
thuyế t thông qua phân tích mô hình mô hiǹ h hồ i quy bội.

Nội dung của chương cũng nhằ m mu ̣c tiêu kiể m đinh ̣ và đưa ra các kế t quả nghiên cứu
bước đầ u liên quan đế n các biế n và mô hiǹ h đã lựa cho ̣n. Từ đó, xem xét và hoàn thiện mô
hình, bảng câu hỏi khảo sát hướng tới việc kiể m đinh
̣ chiń h thức các giả thuyế t đặt ra trong
nghiên cứu dựa trên một quy mô mẫu phù hơ ̣p.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu tiến hành phân tích Cronbach‘s Alpha cho
từng nhóm biến. Cronbach‘s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ hay
khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu của một tập hợp các biến quan sát trong
thang đo. Phương pháp này dùng để loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế biến rác
trong mô hình nghiên cứu. Hệ số Cronbach‘s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1].
Để xem xét tính phù hợp và cân nhắc loại các quan sát, nghiên cứu, ta dựa trên ba hệ số
chính:
Thứ nhất, hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation). Nếu một biến
đo lường có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu
(Nunnally, 1978).
Thứ hai, theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), hệ số Cronbach‘s Alpha
nếu từ 0.8 đến gần bằng 1 thì thang đo lường rất tốt; Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo
lường sử dụng tốt; Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện. Trong đề tài, nghiên cứu
xác định yêu cầu đối với hệ số Cronbach‘s Alpha > 0.7.
Thứ ba, hệ số Cronbach‘s Alpha If Item Deleted (hệ số Cronbach‘s Alpha của biến nếu
loại bỏ một quan sát): khi giá trị Cronbach‘s Alpha If Item Deleted lớn hơn hệ số
Cronbach‘s Alpha của nhóm thì cần xem xét loại biến quan sát này.
4.1.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến nhận thức
4.1.1.1. Hiểu biết (HB)
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến hiểu biết cho thấy, hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0.3. Lại có, hệ số Cronbach‘s Alpha của biến HB là 0.957 (>0.7), từ
đó ta thấy những kết quả này thể hiện độ tin cậy của thang đo và các giá trị dữ liệu đưa vào
phân tích.

Bảng 4.1: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến hiểu biết

Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item


báo Item Deleted if Item Deleted Total
Correlation

HB1 1.68 0.218 0.918

HB2 1.69 0.213 0.918

4.1.1.2. Sẵn sàng (SS)


Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến sẵn sàng cho thấy hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0.3. Ngoài ra, hệ số Cronbach‘s Alpha của biến SS là 0.952 (>0.7),
điều này thể hiện độ tin cậy của thang đo và các giá trị dữ liệu đưa vào phân tích.

Bảng 4.2: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến sẵn sàng

Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item


báo Item Deleted if Item Deleted Total
Correlation

SS1 1.69 0.215 0.909

SS2 1.72 0.202 0.909

4.1.1.3. Thái độ (TD)


Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến thái độ cho thấy hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0.3. Ta thấy, hệ số Cronbach‘s Alpha của biến TD là 0.968 (>0.7),
từ đó thể hiện độ tin cậy của thang đo và các giá trị dữ liệu đưa vào phân tích.
Bảng 4.3: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến thái độ

Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item


báo Item Deleted if Item Deleted Total
Correlation

TD1 1.67 0.222 0.938

TD2 1.69 0.215 0.938

4.1.1.4. Giáo dục (GD)


Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến giáo dục cho thấy, hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0.3. Ta có hệ số Cronbach‘s Alpha của biến GD là 0.963 (>0.7);
những kết quả này thể hiện độ tin cậy của thang đo và các giá trị dữ liệu đưa vào phân tích.
Bảng 4.4: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến giáo dục

Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item


báo Item Deleted if Item Deleted Total
Correlation

TD1 1.71 0.206 0.928


TD2 1.73 0.200 0.928

Từ kết quả ở trên rút ra bảng tổng kết sau:


Bảng 4.5: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến nhận thức

STT Thang đo Số biến Hệ số Cronbach’s Kết luận


quan sát Alpha

1 Hiểu biết (HB) 2 0.957 Thang đo đạt


độ tin cậy

2 Sẵn sàng (SS) 2 0.952 Thang đo đạt


độ tin cậy

3 Thái độ (TD) 2 0.968 Thang đo đạt


độ tin cậy

4 Giáo dục (GD) 2 0.963 Thang đo đạt


độ tin cậy

Nguồn: Tổng hợp từ phân tích kết quả


4.1.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến hành động
4.1.2.1. Thiết kế (TK)
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến thiết kế cho thấy, hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0.3. Đồng thời, hệ số Cronbach‘s Alpha của biến TK là 0.934 (>0.7).
Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy biến TK4 có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted
là 0.962 lớn hơn so với Cronbach’s Alpha của biến TK(0.934). Qua nghiên nghiên cứu,
đánh giá nhận thấy hệ số tương quan tổng của biến TK4 là 0.682 >0.3, Cronbach‘s Alpha
của biến TK >0.7. Do đó không loại biến TK4.
Bảng 4.6: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến thiết kế
Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item Cronbach's
báo Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted

TK1 11.59 5.292 0.906 0.892

TK2 11.59 5.268 0.911 0.891

TK3 11.57 5.558 0.886 0.9

TK4 11.53 6.367 0.682 0.962

4.2.1.2. Cung ứng (CU)


Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến cung ứng cho thấy, hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0.3. Đồng thời, hệ số Cronbach‘s Alpha của biến CU là 0.894 (>0.7).
Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy biến CU1 có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted
là 0.901 lớn hơn so với Cronbach’s Alpha của biến CU(0.894). Qua nghiên nghiên cứu,
đánh giá nhận thấy hệ số tương quan tổng của biến là 0.730 >0.3, Cronbach‘s Alpha của
biến CU >0.7. Do đó giữ nguyên biến CU1.
Bảng 4.7: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến cung ứng

Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item Cronbach's


báo Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted

CU1 7.72 2.478 0.73 0.901

CU2 7.8 2.272 0.834 0.812

CU3 7.84 2.239 0.813 0.830

4.2.1.3. Sản xuất (SX)


Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến sản xuất cho thấy, hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0.3. Đồng thời, hệ số Cronbach‘s Alpha của biến SX là 0.9 (>0.7).
Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy biến SX3 có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted
là 0.904 lớn hơn so với Cronbach’s Alpha của biến SX(0.9). Qua nghiên cứu, đánh giá
nhận thấy hệ số tương quan tổng của biến là 0.755>0.3, Cronbach‘s Alpha của biến CU
>0.7. Do đó giữ nguyên biến SX3.
Bảng 4.8: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến sản xuất

Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item Cronbach's


báo Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted

SX1 7.76 2.193 0.795 0.864

SX2 7.76 2.149 0.867 0.807

SX3 7.86 2.064 0.755 0.904

4.2.1.4. Phân phối (PP)


Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến phân phối cho thấy, hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0.3. Bên cạnh đó, hệ số Cronbach‘s Alpha của biến PP là 0.917
(>0.7). Đồng thời hệ số Cronbach‘s Alpha If Item Deleted nếu loại bỏ quan sát đều nhỏ
hơn hệ số Cronbach‘s Alpha của nhóm. Những kết quả này thể hiện độ tin cậy của thang
đo và các giá trị dữ liệu đưa vào phân tích.

Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến phân phối

Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item Cronbach's


báo Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
PP1 7.5 2.569 0.827 0.885

PP2 7.57 2.398 0.861 0.856

PP3 7.66 2.38 0.811 0.899

4.2.1.5. Sử dụng (SD)


Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến sử dụng cho thấy, hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0.3. Đồng thời, hệ số Cronbach‘s Alpha của biến SD là 0.886 (>0.7).
Lại có, hệ số Cronbach‘s Alpha If Item Deleted nếu loại bỏ quan sát đều nhỏ hơn hệ số
Cronbach‘s Alpha của nhóm. Từ đó suy ra, những kết quả này thể hiện độ tin cậy của thang
đo và các giá trị dữ liệu đưa vào phân tích.
Bảng 4.10: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với sử dụng

Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item Cronbach's


báo Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted

SD1 7.67 2.31 0.74 0.869

SD2 7.73 2.074 0.823 0.796

SD3 7.71 2.261 0.77 0.843

4.2.1.6. Thu hồi (TH)


Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến thu hồi cho thấy, hệ số tương quan
biến tổng đều >0.3. Ta thấy hệ số Cronbach‘s Alpha của biến TH là 0.821 (>0.7); đồng
thời thể hiện độ tin cậy của thang đo và các giá trị dữ liệu đưa vào phân tích.
Bảng 4.11: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến thu hồi

Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item


báo Item Deleted if Item Deleted Total
Correlation

TH1 3.72 0.828 0.699

TH2 3.84 0.676 0.699

4.2.1.7. Hậu cần ngược (HCN)


Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến hậu cần ngược cho thấy, hệ số tương
quan biến tổng đều >0.3. Đồng thời, hệ số Cronbach‘s Alpha của biến HCN là 0.881 (>0.7).
Những kết quả này thể hiện độ tin cậy của thang đo và các giá trị dữ liệu đưa vào phân tích.
Bảng 4.12: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến hậu cần ngược

Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item


báo Item Deleted if Item Deleted Total
Correlation

TH1 3.76 0.724 0.789

TH2 3.77 0.787 0.789

Từ kết quả ở trên rút ra bảng tổng kết sau:


Bảng 4.13: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến hành động

STT Thang đo Số biến Hệ số Cronbach’s Kết luận


quan sát Alpha

1 Thiết kế (TK) 4 0.934 Thang đo đạt


độ tin cậy

2 Cung ứng (CU) 3 0.894 Thang đo đạt


độ tin cậy
3 Sản xuất (SX) 3 0.9 Thang đo đạt
độ tin cậy

4 Phân phối (PP) 3 0.917 Thang đo đạt


độ tin cậy

5 Sử dụng (SD) 3 0.886 Thang đo đạt


độ tin cậy

6 Thu hồi (TH) 2 0.821 Thang đo đạt


độ tin cậy

7 Hậu cần ngược (HCN) 2 0.881 Thang đo đạt


độ tin cậy

Nguồn: Tổng hợp từ phân tích kết quả


4.1.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến hiệu suất
4.1.3.1. Kinh tế
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến kinh tế cho thấy, hệ số tương quan
biến tổng đều >0.3. Đồng thời, hệ số Cronbach‘s Alpha của biến KT là 0.922 (>0.7). Những
kết quả này thể hiện độ tin cậy của thang đo và các giá trị dữ liệu đưa vào phân tích.
Bảng 4.14: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến kinh tế

Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item


báo Item Deleted if Item Deleted Total
Correlation

KT1 3.7 0.536 0.857

KT2 3.7 0.617 0.857

4.1.3.2. Môi trường


Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến môi trường cho thấy, hệ số tương
quan biến tổng đều >0.3. Cùng với đó, hệ số Cronbach‘s Alpha của biến MT là 0.908
(>0.7). Những kết quả này thể hiện độ tin cậy của thang đo và các giá trị dữ liệu đưa vào
phân tích.
Bảng 4.15: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến môi trường

Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item


báo Item Deleted if Item Deleted Total
Correlation

MT1 3.82 0.523 0.832

MT2 3.83 0.494 0.832

4.1.3.3. Xã hội
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến xã hội cho thấy, hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0.3. Đồng thời, hệ số Cronbach‘s Alpha của biến XH là 0.898 (>0.7).
Những kết quả này thể hiện độ tin cậy của thang đo và các giá trị dữ liệu đưa vào phân tích.
Bảng 4.16: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến xã hội

Chỉ Scale Mean if Scale Variance Corrected Item


báo Item Deleted if Item Deleted Total
Correlation

XH1 3.79 0.514 0.815

XH2 3.87 0.485 0.815

Từ kết quả ở trên rút ra bảng tổng kết sau:

Bảng 4.17: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với biến hiệu suất
STT Thang đo Số biến Hệ số Cronbach’s Kết luận
quan sát Alpha

1 Kinh tế (KT) 2 0.922 Thang đo đạt


độ tin cậy

2 Môi trường (MT) 2 0.908 Thang đo đạt


độ tin cậy

3 Xã hội (XH) 2 0.898 Thang đo đạt


độ tin cậy

(Nguồn: Tổng hợp từ phân tích kết quả)


Như vậy, khi tiến hành nghiên cứu chính thức trên mẫu lớn gồm 510 quan sát, các thang
đo này đều đảm bảo độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và không có thang
đo nào làm ảnh hưởng tới hệ số chung. Do đó, tất cả các biến số đều được đưa vào phân
tích nhân tố khám phá EFA.
4.2. Kiểm định giá trị của thang đo bằng EFA và CFA
4.2.1. Phân tích thang đo EFA
4.2.1.1. Phân tích thang đo EFA đối với các biến độc lập

Sau khi tiến hành kiểm định tính phù hợp của thang đo, nghiên cứu đã thực hiện phân tích
nhân tố khám phá EFA để khám phá các nhân tố ẩn trong dữ liệu. Quá trình phân tích được
thực hiện đối với các biến độc lập và kết quả cho thấy hệ số tải của các nhân tố đều > 0.5,
cho thấy mức độ tương quan phù hợp giữa các chỉ báo quan sát và các nhân tố được lựa
chọn trong mô hình.

Bảng 4.18: Kế t quả phân tić h nhân tố EFA đố i với các biế n độc lập

Phương sai
Hệ số KMO P-value Hệ số tải nhân tố Kế t luận
trić h
Đủ điề u kiện
0.914 0.000 Tấ t cả >0.5
phân tić h

(Nguồ n: Tổ ng hơ ̣p nghiên cứu của tác giả)

Kế t quả cho thấ y dữ liệu còn la ̣i đủ điề u kiện phân tić h do có các hệ số tải nhân tố > 0.5 và
thỏa mañ hai điề u kiện là "Giá tri họ
̣ ̂ i tu ̣" (các biế n quan sát hội tu ̣ về cùng một nhân tố ) và
̣ ̂ n biệt" (các biế n quan sát thuộc về nhân tố này phân biệt với nhân tố khác).
"Giá tri pha

Bảng 4.19: Ma trận các nhân tố xoay

Chỉ báo Nhân tố

1 2

SD 0.933

SX 0.905

CU 0.901

PP 0.895

TH 0.873

TK 0.848

HCN 0.817

GD 0.939

SS 0.912
TD 0.907

HB 0.880

(Nguồ n: Tổ ng hơ ̣p nghiên cứu của tác giả)

4.2.1.2. Kiểm định EFA đối với biến phụ thuộc

Kế t quả phân tić h EFA đố i với biế n phu ̣ thuộc cho hệ số KMO là 0.728 (> 0.5), giá tri ̣sig
là 0.000 (< 0.05), phương sai trić h là 83.736. Đồ ng thời cả 3 chỉ báo của biế n phu ̣ thuộc
đề u hội tu ̣ về một yế u tố đảm bảo yêu cầ u của kiể m đinh.
̣

Bảng 4.20: Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ

Hệ số KMO 0.728

Kiể m đinh
̣ Bartlett Approx. Chi-Square 1007.002

Df 3

Sig. 0.000

Phương sai trích 83.736

Hệ số tải nhân tố Tấ t cả >0.5

Kế t luận Đủ điề u kiện phân tić h

(Nguồ n: Tổ ng hơ ̣p nghiên cứu của tác giả)

̣ EFA, nghiên cứu kiể m đinh


Sau khi tiế n hành kiể m đinh ̣ la ̣i độ tin cậy của thang đo HS và
cho thấ y độ tin cậy của các thang đo nhận thức và hành động phù hơ ̣p (hệ số Cronbach‘s
Alpha của biế n các biến đều là lớn hơn 0.7).
4.2.2. Phân tích thang đo CFA
4.2.2.1. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) là một trong các kỹ thuật
thống kê của mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). CFA cho chúng ta kiểm định các biến
quan sát (measured variables) đại diện cho các nhân tố (constructs) tốt đến mức nào. CFA
là bước tiếp theo của EFA vì CFA chỉ sử dụng thích hợp khi nhà nghiên cứu có sẵn một số
kiến thức về cấu trúc tiềm ẩn cơ sở, trong đó mối quan hệ hay giả thuyết (có được từ lý
thuyết hay thực nghiệm) giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở thì được nhà nghiên cứu mặc
nhiên thừa nhận trước khi tiến hành kiểm định thống kê. Phương pháp CFA được sử dụng
để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo đánh
giá. Phân tích làm nền tảng cho một tập hợp các quan sát không. Khi xây dựng CFA, các
biến quan sát cũng là các biến chỉ báo trong mô hình đo lường, bởi vì chúng cùng tải lên
khái niệm lý thuyết cơ sở.
4.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá trong phân tích khám phá CFA
- Phân tích nhân tố khẳng định CFA nằm mục đích:
+ Đo lường mức độ phù hợp của mô hình
+ Giá trị hội tụ, tính đơn nguyên, giá trị phân biệt
+ Đánh giá độ tin cậy của thang đo
- Các chỉ tiêu đánh giá cho kết quả phù hợp với mô hình
Theo HU & Bentler (1999), tiêu chí ngưỡng cho các chỉ số phù hợp trong phân tích cấu
trúc hiệp phương sai: tiêu chí thông thường so với các lựa chọn thay thế mới, mô hình
phương trình cấu trúc các chỉ số được xem xét để đánh giá bao gồm:
+ Hệ số tin cậy tổng hợp Cronbach’s Alpha > 0.6
+ Tổng phương sai trích được > 50%
+ Chi-square/ df ≤ 3 là tốt, Chi-square/ df ≤ 5 là chấp nhận được
+ CFI ≥ 0.9 là tốt, CFI ≥ 0.95 là rất tốt, CFI ≥ 0.8 là chấp nhận được
+ GFI ≥ 0.9 là tốt, GFI ≥ 0.95 là rất tốt
+ RMSEA ≤ 0.06 là tốt, RMSEA ≤ 0.08 là chấp nhận được
4.2.2.3. Sự phù hợp của mô hình
Bảng 4.21: Kết quả CFA

Các thành phần Kết quả

Chi-square 286.221

df 74

P 0.000

Chi-square/ df 3.868

GFI 0.927

TLI 0.963

CFI 0.970

RMSEA 0.075

Mô hình có 510 bậc tự do, CFA cho thấy Chi-square = 286.221, với giá trị p =0.000; giá
trị GFI bằng 0.927 (lớn hơn 0.9) là tốt và là giá trị dễ ảnh hưởng bởi quy mô mẫu. Ngoài
ra, số chỉ số khác ít nhạy với quy mô mẫu được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của mô
hình như RMSEA = 0.075 ( nhỏ hơn 0.08 ) là chấp nhận được; Chi-Square/df = 3.868 (>5)
là chấp nhận được; TLI = 0.963, CFI = 0.970 đều lớn hơn 0.9. Như vậy, các kết quả phân
tích cho thấy dữ liệu được chấp nhận với mô hình.
4.2.3 Kiểm định hệ số tương quan SEM

Kế t quả phân tić h tương quan cho thấ y tấ t cả các biế n độc lập đề u có tác động đế n biế n phu ̣
thuộc (hiệu suất). Đồ ng thời, giữa các biế n có mố i tương quan khá chặt với nhau (hệ số
Sig. <0.05). Vì vậy, để đảm bảo mức độ chiń h xác, cầ n phải xem xét kỹ la ̣i vai trò của biế n
độc lập trên mô hiǹ h hồ i quy đa biế n bằ ng cách xem xét mức độ tác động của từng biế n
độc lập đế n biế n phu ̣ thuộc.
Bảng 4.22: Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình

Estimate S.E. C.R. P Label


NL <--- HD 1.000

NL <--- NT .089 .044 2.000 .046

HS <--- NL .850 .045 18.904 ***

Nguồ n: Tổ ng hơ ̣p nghiên cứu của tác giả.

4.3. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu


4.3.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu
Nhóm tác giả sử dụng SEM nhằm kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã có.
Ta thấy, các chỉ số đo độ phù hợp mô hình đều đạt yêu cầu như Chi-square/df = 2.715 (<5);
GFI = 0.953 (≈1); TLI = 0.978 (>0.9); RMSEA = 0.058 (<0.08), nên mô hình phù hợp với
dữ liệu nghiên cứu. Bên cạnh đó, các trọng số đều có ý nghĩa thống kê (p-
value=0.000<0.005), các thành phần đều đạt được tính đơn hướng do không xuất hiện quan
hệ tự tương quan giữa các sai số của các biến quan sát, nên thang đo trong mô hình đạt giá
trị hội tụ. Vì vậy, có thể kết luận mô hình đề xuất đạt được độ tin cậy.

Để kết luận về tính bền vững của mô hình, nghiên cứu so sánh giá trị C.R với 1.96 (là giá
trị của phân phối chuẩn ở mức 0.9750; nghĩa là 2.5% một phía, 2 phía sẽ là 5%). Nếu giá
trị C.R này >1.96 thì suy ra P-value <5%, chấp nhận giả thuyết H1, kết luận độ lệch khác
0 có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95% và ngược lại. Từ kết quả của bảng trên, cho thấy
các trị tuyệt đối CR đều lớn hơn so với giá trị kiểm định 1.96, ta thấy độ lệch là rất nhỏ, có
ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Do đó, ta có thể kết luận được ước lượng trong mô
hình SEM các nhân tố tác động đến năng lực KTTH ở các DNNVV là đáng tin cậy.
4.3.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định các giải thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Estimate S.E C.R. P Kết luận
.
H1 NL <--- NT .089 .04 2.000 .046 Ủng hộ
4
H2 NL <--- HD 1.000 Ủng hộ
H3 HS <--- NL .850 .04 18.904 *** Ủng hộ
5

Ghi chú: Mức ý nghĩa (P); *** < 0,001; S.E: Độ lệch chuẩn; C.R: Giá trị tới hạn
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả
Kết quả ước lượng của các tham số được trình bày trong bảng (Bảng trên) và kết quả trọng
số hồi quy chuẩn hóa được trình bày trong bảng (Bảng dưới) cho thấy 02 mối quan hệ có
ý nghĩa thống kê ở mức P-value < 0,001; 01 mối quan hệ có ý nghĩa thống kê ở mức P-
value < 0,05. Cũng theo kết quả ước lượng đó, 03 giải thuyết có đủ căn cứu để kết luận có
mối quan hệ tương quan
Bảng 4.24: Trọng số hồi quy chuẩn hóa
Mối quan hệ Estimate
Hành động —> Năng lực 0.940
Nhận thức —> Năng lực 0.039
Năng lực —> Hiệu suất 1.000
Sau khi kiểm định 3 nhóm giả thuyết từ H1 cho đến H3 bằng mô hình cấu trúc tuyến tính
(SEM), kết quả nghiên cứu cho thấy:
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Nhận thức (NT) và Năng lực (NL)
Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa Hành động và Năng lực là 0,039 và ước
lượng này có mức ý nghĩa thống kê là p = 0,046 < 0,05. Như vậy, giả thuyết này được chấp
nhận, điều đó có nghĩa khi DNVVN càng có nhận thức về KTTH thì năng lực KTTH của
DNVVN càng cao.
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ thuận chiều giữa hành động (HD) với năng lực (NL)
Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa Hành động và Năng lực là 0,94 và ước lượng
này có mức ý nghĩa thống kê là p =0.000. Như vậy, giả thuyết này được chấp nhận, điều
đó có nghĩa khi DNVVN thực hiện các hành động ở các lĩnh vực dựa trên vòng đời sản
phẩm theo mô hình KTTH càng tốt thì năng lực KTTH của DNVVN càng cao.
Giả thuyết H3: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Năng lực (NL) và Hiệu suất (HS)
Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa Năng lực và Hiệu suất là 0,039 và ước lượng
này có mức ý nghĩa thống kê là p=0.000. Như vậy, giả thuyết này được chấp nhận, điều đó
có nghĩa là khi năng lực KTTH của DNVVN càng cao thì DNVVN sẽ đạt được hiệu suất
phát phát triển bền vững.
Như vậy, ba giả thuyết được đề xuất trong mô hình nghiên cứu đều được ủng hộ. Kết quả
nghiên cứu có thấy có hai nhân tố ảnh hưởng đến năng lực KTTH của các DNVVN tại
vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cả hai nhân tố đều có ảnh hưởng tích cực, trong đó, nhân
tố hành động có ảnh hưởng lớn (β=0,94). Tiếp đến, năng lực KTTH có ảnh hưởng tích cực
đến hiệu suất kinh tế của DNVVN tại vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với hệ số β = 1,000.
Bảng 4.25: Sẽ tổng hợp mức độ ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) của các nhân tố đến năng
lực KTTH và hiệu suất kinh tế của các DNVVN tại Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Nhân tố độc lập Mức tác động Năng lực Hiệu suất

Nhận thức Trực tiếp 0,039

Gián tiếp 0,039

Hành động Trực tiếp 0,940

Gián tiếp 0,940

Nhận thức Trực tiếp 1,000


Ghi chú: Mức tác động gián tiếp của biến độc lập lên biến phụ thuộc được tính bằng cách
nhân trọng số hồi quy β của các biến trong cùng một quỹ đạo của mô hình.
Như vậy, năng lực KTTH của các DNVVN tại Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi nhận thức và hành động. Hiệu suất phát triển bền vững của các DNVVN
tại Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi năng lực KTTH, và bị ảnh
hưởng gián tiếp tích cực bởi các nhân tố nhận thức và hành động.
4.4. Tiểu kết
Chương 4 đề cập các kết quả nghiên cứu trên cơ sở quá trình phân tích mô hình và sử dụng
các mô hình nghiên cứu. Với các phương pháp lựa chọn, nội dung của chương hướng tới
việc chỉ ra và làm rõ các kết quả nghiên cứu như độ tin cậy của thang đo dùng trong nghiên
cứu, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, kiểm định các
giả thuyết nghiên cứu và phân tích mô hình. Thứ nhất, trong nội dung thống kê mô tả mẫu,
nhóm tác giả trình bày kết quả thống kê ảnh hưởng của biến nhận thức và hành động đến
năng lực KTTH và ảnh hưởng của năng lực KTTH đến hiệu suất phát triển bền vững của
DNNVV. Thứ hai, nội dung kết quả kiểm định thang đo trình bày kết quả kiểm định thang
đo bằng phân tích nhân tố (EFA) và kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố
khẳng định (CFA). Cuối cùng, nội dung kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên
cứu trình bày kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình nghiên nghiên cứu, kiểm định các
quan hệ tương quan giữa các biển trong giả thuyết nghiên cứu, đánh giá cả các mối quan
hệ trực tiếp và mối quan hệ trung gian trong mô hình.
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
5.1. Tóm lược kết quả nghiên cứu
DNNVV luôn đóng một vai trò quan tro ̣ng trong trong nền kinh tế địa phương nói riêng và
khu vực cũng như đất nước nói chung. Năng lực KTTH của ho ̣ có tác động trực tiế p tới
nền kinh tế và chi phố i không nhỏ tới hiệu quả chung. Vì vậy, làm thế nào để tăng cường
năng lực KTTH cho DNNVV luôn là vấn đề được tổ chức và các cấ p lañ h đa ̣o quan tâm.
Dựa trên cơ sở tổ ng quan các nghiên cứu, nhóm tác giả đã xây dựng và kiể m đinh
̣ mô hiǹ h
với 2 biến chính là nhận thức và hành động của DNNVV ở khu vực Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ. Trong đó, nhận thức bao gồ m 4 biế n thành phầ n là hiểu biết, sự sẵn sàng
hành động, thái độ và mức độ giáo dục. Biến hành động bao gồm 7 biến thành phần là thiết
kế sản phẩm, cung ứng, sản xuất, phân phối, sử dụng, phục hồi và hậu cần ngược.

Kế t quả nghiên cứu cho thấ y tấ t cả các biế n độc lập đưa vào mô hiǹ h đề u có tác động thuận
chiề u đế n biế n phu ̣ thuộc. Điều đó đồ ng nghiã với việc chấ p nhận tấ t cả các giả thuyế t H1,
H2, H3. Nghiên cứu cũng xác đinh
̣ đươ ̣c mô hình và thứ tự tác động của từng nhân tố đế n
biế n phu ̣ thuộc. Trong đó, hành động có tác động ma ̣nh hơn nhận thức.

Đây là các cơ sở giúp cho chính phủ đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằ m việc tăng động lực
lao động cho các DNNVV ở khu vực Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hướng tới việc tăng
cường năng lực KTTH và hiệu suấ t phát triển bền vững cho Vùng nghiên cứu cũng như
toàn bộ đất nước.
5.2. Thảo luận về các kết quả nghiên cứu
Sau quá trình nghiên cứu, nhóm đã rút ra được những kết luận sau:
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ ra tất cả các yếu tố đưa vào mô hình bao gồm các biến nhận thức,
hành động có ảnh hưởng và tác động thuận chiều tới năng lực và hiệu suất trong việc áp
dụng KTTH của các DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Điều này cho thấy rằng,
nghiên cứu có tính phù hợp với thực tiễn.

Thứ hai, nghiên cứu cho thấy được tầm quan trọng của hành động và nhận thức đối với
năng lực và hiệu suất. Cả hai biến đó đều có tác động tới năng lực và hiệu suất, cụ thể biến
hành động và nhận thức ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu suất thông qua biến năng lực. Trong
đó, hành động có tác động mạnh hơn tới năng lực và hiệu suất của các doanh nghiệp. Với
kết quả khảo sát thu được, có thể các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức trong việc nâng
cao năng lực KTTH nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Thứ ba, với biến hành động, được đo lường bằng 7 thang đo, thang đo này được tổng hợp
và điều chỉnh từ các nghiên cứu của Ünal và cộng sự (2019); Kumar và cộng sự (2019);
Prieto-Sandoval và cộng sự (2018); và Lacy et al. (2014) . Các thang đo được kết hợp, bổ
sung và phát triển thông qua việc tổng hợp kết quả định tính, sau đó tiến hành phân tích
định lượng, từ đó có được kết quả đo lường phù hợp với thực tiễn. Do đó, các thang đo có
thể được sử dụng để đo lường tác động của các hành động đối với hiệu suất của nền kinh
tế tuần hoàn.
Thứ tư, dựa vào kết quả, ta có thể thấy năng lực có tác động tích cực đến hiệu suất. Trong
đó biến hành động và nhận thức có tác động gián tiếp lên hiệu suất thông qua năng lực.
Vậy nên có thể nói hiệu suất của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi các DNNVV hướng tới phát
triển KTTH. Do đó, để nâng cao hiệu quả về kinh tế,xã hội, môi trường nhận thức và hành
động đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc hướng tới sự phát triển bền vững.
Bài nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu tại các DNNVV tại vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cho thấy các nhân tố hành động và nhận thức đều có tác động
thuận chiều đến năng lực và hiệu suất trong việc áp dụng KTTH của DNNVV. Từ đó góp
phần nâng cao, cải thiện hiệu suất trong việc áp dụng dựa trên cơ sở các kết quả nghiên
cứu đã được chỉ ra cùng với những phân tích về thực trạng trong việc áp dụng KTTH.
5.3. Một số đề xuất
5.3.1. Nâng cao trách nhiệm của DNNVV về nhận thức về KTTH tại Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ
Thứ nhất, tạo sự chủ động trong việc tìm tòi, khám phá để hiểu về ý nghĩa của KTTH đối
với kinh tế, xã hội, môi trường. Bởi phát triển KTTH là yêu cầu tất yếu, khách quan, phù
hợp với xu hướng, tạo đột phá để phục hồi, phát triển KTTH và thực hiện các mục tiêu của
nó là hướng tới phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh. Để thực hiện
các mục tiêu này, chính phủ cũng đề ra các chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong
giai đoạn 2021-2030 và hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050. Tuy nhiên
ở Việt Nam, kiến thức của các bên liên quan về KTTH còn hạn chế. Vì vậy, nâng cao nhận
thức của mọi người ở tất cả các thành phần của xã hội là động lực để thúc đẩy quá trình
chuyển đổi phía trước. Tính tuần hoàn trong quy trình sản xuất cần sự phối hợp giữa các
doanh nghiệp với nhau để đạt được hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch kết hợp
với những kênh phân phối và truyền thông để giới thiệu, cung cấp thông tin về những sản
phẩm được sản xuất theo định hướng của mô hình KTTH và những lợi ích của nó tới người
tiêu dùng để họ có cái nhìn đúng đắn về tiêu dùng xanh, giúp tăng trưởng kinh doanh tạo
động lực nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất xanh.

Thứ hai, để thực hiện chuyển đổi mô hình KTTH yêu cầu doanh nghiệp phải sẵn sàng hành
động. Đảm bảo lãnh đạo và nhân viên trong công ty có thái độ học hỏi và đổi mới đối với
việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang nền KTTH. Ngoài ra, cũng cần những
buổi tư vấn, đào tạo nhằm giúp họ tăng cường năng lực KTTH cũng như thực hiện đúng
định hướng phát triển kinh tế bền vững. Phát triển KTTH trên cơ sở nâng cao nhận thức,
sự chủ động, phát huy đổi mới sáng tạo và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; khuyến
khích lối sống có trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội, định hướng
thế hệ tương lai về văn hóa sống xanh, hình thành xã hội văn minh, hiện đại hài hòa với
thiên nhiên và môi trường.
5.3.2. Thay đổi các hoạt động có tính chu kỳ về KTTH ở DNNVV tại Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ
Thứ nhất, DNNVV cần thiết kế lại chức năng của sản phẩm nhằm tối ưu hóa tuổi thọ của
sản phẩm, giảm thiệu các yêu cầu đầu vào. Thiết kế sản phẩm mang tính tuần hoàn ở Việt
Nam còn nhiều hạn chế mặc dù có đến 80% các tác động môi trường của sản phẩm được
tạo ra từ giai đoạn này. Tuy nhiên, sản phẩm bị hư hỏng quá nhanh gây khó khăn trong
việc tái sử dụng, sửa chữa hoặc tái chế, nhiều sản phẩm tạo ra chỉ để sử dụng một lần là
những hạn chế trong thiết kế hiện nay của các doanh nghiệp. Vì vậy cần khuyến khích và
hỗ trợ lựa chọn thiết kế có tính đến toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Sản phẩm bền hơn, có
thể tái sử dụng và tái chế dễ dàng là điều mà các doanh nghiệp cần quan tâm.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu, năng lượng, giảm thiểu phát sinh chất thải
thông qua: quản lý tốt nguyên liệu đầu vào, cải tiến công nghệ. Tìm nguồn cung ứng dựa
vào việc đánh giá nguyên đầu vào có nguồn gốc phù hợp, mang lại lợi ích về môi trường.
Về cách thức sản xuất hiện nay tại các doanh nghiệp được khảo sát chủ yếu dựa trên công
nghệ lỗi thời, lạc hậu, dẫn đến ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây tốn kém nhiều nguồn
lực về nhân công và chi phí phát sinh, chưa xem xét đầy đủ các yếu tố tiêu cực từ việc khai
thác, vận chuyển và sử dụng hàng hóa. Cần có những thay đổi trong công nghệ và sử dụng
những loại máy móc hiện đại hơn ở các nhà máy sản xuất giúp nâng cao năng suất và giảm
tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu cũng như hạn chế số lượng nhân công từ đó tiết kiệm chi
phí sản xuất. Đồng thời, cần phải nâng cao trình độ của công nhân đáp ứng những yêu cầu
cao về công nghệ. Chính vì vậy doanh nghiệp cần xem xét tới các vấn đề hiệu quả sản xuất.

Thứ ba, trong quá trình sử dụng cần nâng cao quyền cho khách hàng bằng việc công khai
cung cấp cho họ những thông tin đáng tin cậy bao gồm tuổi thọ của sản phẩm và tính khả
dụng của các dịch vụ sửa chữa, thay thế, những hướng dẫn phù hợp và đặt ra các yêu cầu
tối thiểu với nhãn hoặc các biểu tượng bền vững đối với sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp cần có chiến lược kinh doanh và thiết lập những kênh phân phối hiệu quả. Doanh
nghiệp cũng nên có những hướng dẫn cụ thể đối với khách hàng về các dịch vụ sau khi bán
hàng, bao gồm cả quy trình xử lý an toàn các sản phẩm khi chúng hết thời gian sử dụng;
bởi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ cho phép chất lượng cuộc sống tốt hơn đồng thời
giảm tác động đến môi trường. Ngoài ra, có thể thông qua bên chuyên về logistic giúp cho
quá trình phân phối tới khách hàng để những sản phẩm có thể được thu hồi sau quá trình
sử dụng.

Thứ tư, tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nguyên liệu tái chế hoạt động tốt. Mặc dù
doanh nghiệp phải đối mặt với một số thách thức cạnh tranh với các nguyên liệu truyền
thống, không chỉ liên quan đến tính an toàn mà còn về hiệu suất sử dụng, tính khả dụng và
chi phí sản xuất. Tuy nhiên, tận dụng lượng nguyên liệu đã qua sử dụng tốt sẽ giúp cho
doanh nghiệp chủ động về nguồn nguyên liệu và giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh
cho các sản phẩm của mình. Do đó các doanh nghiệp cần xây dựng các quy trình thu hồi
sản phẩm kết hợp với quá trình phân phối để có thể thu gom được tối đa các sản phẩm mà
khách hàng không còn sử dụng và đưa trở lại thành nguyên liệu trong quy trình sản xuất.
5.3.3. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và nâng cao năng lực
nhân viên
Công nghệ là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, quyết định việc tăng năng suất
sản phẩm. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và của các DNNVV tại Vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc nói riêng chủ yếu dựa trên định lượng chứ không phải định tính để
phát triển. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thay thế những công nghệ lạc hậu, lỗi thời gây
ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái. Ngoài ra, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
cũng giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và giảm lượng khí thải xả ra môi trường.
Bên cạnh đó, công nghệ cũng là một trong những yếu tố giúp cho việc chuyển đổi từ mô
hình kinh tế tuyến tính sang mô hình KTTH thành công. Nghiên cứu và phát triển các hoạt
động chuyển giao công nghệ để ứng dụng các công nghệ bền vững hơn vào vận hành, giúp
nâng cao năng suất, hiệu quả và tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.

Tuy nhiên, để ứng dụng khoa học công nghệ thì con người là yếu tố tiên quyết. Nâng cao
năng lực của nhân viên đồng thời cũng cần có những chế độ đãi ngộ, quan tâm tới phúc lợi
xã hội và các yếu tố liên quan đến sức khỏe tinh thần của họ. Tạo ra môi trường làm việc
giúp công nhân có thể phát triển năng lực qua việc quan tâm tới những chế độ chính sách
có ảnh hưởng tới đời sống vật chất của người lao động. Cùng với đó, tăng cường học hỏi
trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp và giữa các ngành, tiếp thu các kinh nghiệm
quốc tế để ứng dụng phù hợp trong tình hình Việt Nam.
5.3.4. Tăng cường các chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ DNNVV tại Vùng kinh
tế trọng điểm
Phần lớn các doanh nghiệp được khảo sát đồng ý về vai trò của Nhà nước trong việc thực
thi mô hình KTTH. Các chính sách của Chính phủ cần hướng tới khuyến khích và cuối
cùng loại bỏ hoàn toàn những nhân tố có hại cho môi trường. Đồng thời khuyến khích sử
dụng các vật liệu tái chế, các nguyên liệu thân thiện với môi trường trong tất cả các giai
đoạn sản xuất, kinh doanh, cũng như tiêu dùng. Trong ngắn hạn, Việt Nam cũng cần sớm
thực hiện các biện pháp tuyên truyền, tập huấn, đào tạo về KTTH nói riêng và ban hành
khung pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung. Trong dài hạn cần tiếp tục nghiên cứu
hoàn thiện các quy định pháp luật khác để hình thành ra một khung thể chế toàn diện. Từ
đó có thể thúc đẩy việc vận dụng các nguyên tắc, biện pháp của KTTH kết hợp với đổi
mới, sáng tạo, vận dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ để hình thành ra các
vòng lặp tuần hoàn có tính hệ thống, kết nối liên ngành, liên vùng, đô thị với nông thôn để
thực hiện thành công KTTH ở Việt Nam.
Có khung pháp lý rõ ràng cho việc phát triển các mô hình KTTH tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có lộ trình định hướng và phát triển KTTH
được thể hiện qua các chủ trương, chính sách. Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều
chính sách, pháp luật liên quan đến KTTH, bao gồm Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng
sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai và nhiều nghị định, văn bản dưới luật. Tuy nhiên,
cơ sở pháp lý trong thực hiện KTTH còn hạn chế, chưa đầy đủ, chưa có những quy định cụ
thể, phù hợp ngành và lĩnh vực trong triển khai, ứng dụng. Thêm vào đó, quy định của Nhà
nước chưa có các tiêu chí cho mô hình KTTH. Một số chính sách về bảo vệ môi trường
hiện đang thiếu các điều kiện để triển khai như: hỗ trợ thu gom và quản lý rác thải ở nông
thôn, sử dụng khí sinh học, …

Chính phủ cũng cần có những chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cụ thể để
khuyến khích các doanh nghiệp trong chuyển đổi sang mô hình KTTH. Đặc biệt là các
chính sách hỗ trợ về thuế hoặc giảm lãi suất ngân hàng…
Cần xây dựng thêm quy định về quy trình thay thế từ sản phẩm sử dụng những
nguyên liệu gây hại sang sản phẩm thân thiện với môi trường bằng các nhiên liệu, nguyên
liệu thân thiện hoặc sản phẩm dùng nhiều lần nhằm kéo dài thời gian sử dụng. Đặc biệt,
cần có thêm các quy định về xử lý rác thải điện tử để kịp thời đáp ứng trước các yêu cầu
đòi hỏi đặt ra ở hiện tại.
Ngoài ra, Chính phủ nên xây dựng các tiêu chuẩn tạo điều kiện cho thị trường:
Xây dựng tiêu chí mua sắm công xanh bắt buộc tối thiểu tích hợp nội dung tái chế.
Có những quy định khắt khe hơn trong việc chọn lọc nguyên liệu đầu vào, tạo điều
kiện thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển các vật liệu tái chế.
Đề xuất các yêu cầu bắt buộc với nội dung tái chế và các biện pháp giảm thiểu chất
thải đối với các sản phẩm chính như bao bì.
5.3.5. Tăng cường hợp tác, kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện thúc
đẩy việc thực thi nền KTTH
Với số lượng rất lớn các doanh nghiệp nhưng hầu hết với quy mô nhỏ nên việc thực thi các
hoạt động có tính chu kì của nền KTTH gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp không
đủ khả năng về kinh tế để đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực tái chế, tái sản
xuất đối với các sản phẩm đã qua sử dụng. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết giữa
các doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển tất cả các quá trình của mô hình KTTH vào sản
xuất, kinh doanh khi mỗi doanh nghiệp có thể đóng vai trò thực hiện một giai đoạn trong
quá trình thực thi nền KTTH. Sự kết hợp hành động giữa cộng đồng, Chính phủ và các
doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và tổ chức phi Chính phủ về môi trường là mắt xích
quan trọng giúp thúc đẩy thành công mô hình KTTH vào thực tế, nhất là các DNNVV.

Nhìn chung, việc chuyển đổi, áp dụng mô hình KTTH là một mục tiêu dài hạn mà các
doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và các DNNVV tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
nói riêng cần phải hướng đến để phù hợp với nền kinh tế toàn cầu, cũng như vấn đề trách
nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy, chúng cần được sự quan tâm của
không những chính phủ, doanh nghiệp mà cả những người tiêu dùng thông thái.
5.4. Hạn chế nghiên cứu
Những nhân tố nhóm nghiên cứu đưa ra mới là cái nhìn tổng quan đầu tiên cho chính vùng
hoạt động cụ thể. Bên cạnh những kết quả và đề xuất đáng cân nhắc, bài nghiên cứu còn
tồn tại một số hạn chế nhất định. Mặc dù đối tượng tham gia khảo sát đến từ nhiều tỉnh
khác nhau trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, xong số lượng phiếu nhận về chưa được
đồng đều giữa các tỉnh. Điều này có thể làm cho bài nghiên cứu chưa có một cái nhìn tổng
quan, do đó có thể dẫn tới những kết luận, những kiến nghị nhóm tác giả đưa ra chưa thật
sự phù hợp với từng tỉnh thành cụ thể. Bên cạnh đó, sự biến động của nền kinh tế đương
thời luôn nảy sinh rất nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi thời điểm yêu cầu những
nhận thức và hành động khác nhau để áp dụng KTTH. Trong khi đó, thời gian khảo sát của
nhóm chỉ kéo dài từ tháng 12 năm 2022 tới đầu tháng 2 năm nay nên chưa thể đánh giá
chính xác được thái độ của các doanh nghiệp qua từng giai đoạn. Các nghiên cứu kế tiếp
có thể cân nhắc mở rộng phạm vi khảo sát với vùng, miền cụ thể và kéo dài thời gian khảo
sát để có thể đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn.
5.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Là một nội dung quan tro ̣ng, khái niệm về kinh tế tuần hoàn chỉ mới xuất hiện ở Việt Năm
từ năm 2019. Chính vì vậy, kinh tế tuần hoàn nói chung và năng lực kinh tế tuần hoàn cầ n
đươ ̣c nghiên cứu chuyên sâu hơn, kiể m đinh
̣ sự tác động của nó đế n nhiề u khiá ca ̣nh khác
của việc ra quyết định liên quan tới vòng đời sản phẩm.

Đồ ng thời, nghiên cứu có thể mở rộng ra đố i tươ ̣ng là các doanh nghiệp lớn, các doanh
nghiệp với mô hình hoạt động khác nhau. Nhấ n ma ̣nh nhiề u hơn tới nhân tố hành động xúc
và sự gắ n kế t của nó với các yế u tố khác. Đồ ng thời, nghiên cứu cũng đinh
̣ hướng mở rộng
ở các khu vực khác nhau trong cả nước.

Nhận thức là một khiá ca ̣nh quan tro ̣ng trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Mặc dù,
nghiên cứu chỉ ra đươ ̣c có sự tác động của yế u tố nhận thức đế n năng lực kinh tế tuần hoàn
của các DNNVV ở khu vực vùng kinh tế trọng điểm Bắ c Bộ. Tuy vậy, nhận thức đươ ̣c thể
hiện theo nhiề u khiá ca ̣nh và có thể có mố i quan hệ với nhiề u yế u tố khác liên quan đế n
hiệu suất kinh tế tuần hoàn.

5.6. Tiểu kết


Chương 5 thảo luận các kết quả của nghiên cứu, so sánh với các công trình nghiên cứu liên
quan. Từ đó, chỉ ra kết luận cuối cùng của nghiên cứu, điểm mới và các đóng góp về cả
khía cạnh học thuật và thực tiễn ứng dụng.
Trên cơ sở các kết quả, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực
KTTH cho các DNVVN tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tạo động lực và thúc đẩy quá
trình thực hiện KTTH, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

KẾT LUẬN
Nhận thức được những vấn đề môi trường hiện đang tác động lớn đến đời sống của con
người cũng như sự tất yếu của việc chuyển đổi sang mô hình KTTH; nhóm nghiên cứu đã
bắt tay thực hiện đề tài: “Tăng cường năng lực KTTH cho các DNNVV ở vùng trọng
điểm kinh tế Bắc Bộ”. Qua đó, nhóm đã trải qua một quá trình dài tìm hiểu các lý thuyết
cơ sở, phân tích các nghiên cứu liên quan cũng như các chuyên đề nhằm khái quát hóa các
nội dung của đề tài, xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Từ đó có thể xây dựng
được hướng và cơ sở cho các nội dung nghiên cứu khảo sát, kiểm định.

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính là quá
trình tham vấn ý kiến của các nhà quản lý nhằm điều chỉnh thang đo nghiên cứu, xây dựng
và kiểm chứng sự phù hợp của các chỉ báo sử dụng trong nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng
công cụ SPSS nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định sự phù hợp về ―giá trị
hội tụ và ―giá trị phân biệt của thang đo trong phân tích EFA, phân tích CFA, kiểm định
hệ số tương quan SME, và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy được tầm quan trọng của các nhân tố nhận thức và hành
động. Qua đó, nhóm hiểu rõ hơn về các lợi ích của việc áp dụng KTTH, các doanh nghiệp
có thể tạo ra giá trị mới, có nguồn nguyên liệu với giá cả hợp lý, giảm được chi phí trả cho
phát thải ra môi trường. Từ đó, tiết kiệm được tài nguyên và hạn chế ô nhiễm môi trường
chính là lợi ích chung và mục tiêu dài hạn cho toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Hiểu về những
gì vận hành KTTH có thể đem lại, nhưng đồng thời, đối với các hoạt động đều đã được
biết đến và có tính tuần hoàn cho nền kinh tế lại chưa được sự quan tâm đúng mức, việc
ứng dụng và thực thi các khái niệm này vào thực tế với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn
còn hạn chế và chưa phổ biến. Để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc áp dụng
KTTH cũng như nhận thức của người tiêu dùng về những sản phẩm sản xuất theo mô hình
KTTH cần có sự chung tay của các doanh nghiệp, Chính phủ và toàn xã hội để có thể vận
hành đầy đủ các giai đoạn của một mô hình KTTH từ Thiết kế-Cung ứng-Sản xuất-Phân
phối-Sử dụng-Thu hồi, giúp đem lại những hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường tích
cực, giúp thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.

Với những phát hiện trong nghiên cứu, bài nghiên cứu đã đóng góp cả về mặt thực tiễn và
lý luận. Về mặt lý luận, tác giả khẳng định trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi của VN,
có sự tác động của các yếu tố nhận thức và hành động tới năng lực KTTH tại DNNVV,
qua đó hướng tới hiệu suất phát triển bền vững. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp các nhà
hoạch định chính sách có thêm giá trị tham khảo để đề ra các giải pháp hợp lý thúc đẩy
KTTH cho các DNNVV tại Việt Nam nói chung và Vùng kinh tế trọng điểm nói riêng.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo đối
với lĩnh vực nghiên cứu về KTTH.

You might also like