Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Trong thời kỳ này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc

gia Xoá đói giảm nghèo và Việc làm giai đoạn 2001-2005; Chương trình mục tiêu
quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2006-2010; Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015; Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Điều này đã góp phần quan trọng giúp cho
công cuộc xóa đói giảm nghèo của nước ta trong thời kỳ này đạt được nhiều kỳ
tích. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần
chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và
người lao động đều tham gia tạo việc làm; từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa
giàu - nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích
cực xóa đói giảm nghèo. Công tác giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những
thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống
22% năm 2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015 và còn dưới 3% năm 2020 (theo
chuẩn nghèo đa chiều). Tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam tính theo phương pháp
của Ngân hàng Thế giới năm 2002 đang ở mức là 28,9%, đến năm 2018 đã giảm
xuống 6,7%.

Hình 4. Thành tựu xóa đói giảm nghèo


Từ đó có thể thấy được các tác động mà nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam đã mang lại: Đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế,
tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định; Tạo dựng được những tiền đề cần thiết cho
sự phát triển kinh tế thị trường và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước; cải thiện một bước kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy
phát triển kinh tế và đời sống nhân dân; hệ thống giáo dục, khoa học công nghệ
phát triển khá, thể chế kinh tế thị trường đã từng bước được hình thành và phát
triển.

You might also like