Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

TRẮC NGHIỆM TÀI TRỢ DỰ ÁN

1. Tài trợ dự án là việc người cho vay đánh giá khả năng trả nợ chủ yếu dựa vào:
A. Dòng tiền và thu nhập của dự án;
B. Tài sản của dự án với vai trò là tài sản đảm bảo;
C. Những hỗ trợ tín dụng của người khởi xướng;
D. Uy tín của công ty dự án

2. Trong tài trợ dự án, người cho vay đặt niềm tin lớn vào:
A. Tính khả thi của dự án;
B. Mức độ nhạy cảm của dự án trước tác động của những nhân tố bất lợi trong tương lai;
C. Tính chắc chắn của các hợp đồng kinh tế;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

3. Ai là người vay trong tài trợ dự án để thanh toán cho nhà thầu xây dựng và cung cấp
thiết bị?
A. Người khởi xướng;
B. Cổ đông;
C. Công ty dự án;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

4. Ai là người vay trong tài trợ truyền thống để thanh toán cho nhà thầu xây dựng và cung
cấp thiết bị?
A. Đơn vị khởi xướng;
B. Cổ đông;
C. Công ty dự án;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi bàn về đặc điểm của tài trợ dự án?
A. Để thực hiện dự án theo phương thức tài trợ dự án, người khởi xướng phải đứng tên vay
nợ để thực hiện dự án;
B. Để thực hiện dự án theo phương thức tài trợ dự án thì người khởi xướng phải thành lập
công ty dự án và công ty dự án sau đó sẽ đứng tên vay nợ để thực hiện dự án;
C. Để thực hiện dự án theo phương thức tài trợ dự án, cổ đông phải góp vốn cổ phần ban
đầu và đứng tên vay nợ để thực hiện dự án;
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
6. Các chủ thể tham gia trong tài trợ dự án bao gồm:
A. Người khởi xướng, công ty dự án, người vay;
B. Những người cho vay, người mua, nhà cung cấp, công ty xây dựng;
C. Tư vấn, tổ chức xếp hạng, công ty bảo hiểm, chính quyền sở tại;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

7. Người khởi xướng là:


A. Người đầu tư vào trái phiếu của dự án;
B. Người cho dự án vay;
C. Người nhận được những lợi ích gián tiếp từ dự án;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

8. Người khởi xướng có thể là:


A. Các nhà thầu;
B. Những nhà cung cấp hay những người mua sản phẩm, dịch vụ của dự án;
C. Chính quyền sở tại;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

9. Công ty dự án:
A. Là người cho vay đối với dự án;
B. Là người chịu trách nhiệm thực hiện và vận hành dự án;
C. Là đơn vị xây dựng dự án;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

10. Người vay trong tài trợ dự án:


A. Có thể hoặc không phải là công ty dự án;
B. Thông thường sẽ là các đơn vị xây dựng;
C. Thông thường sẽ là người khởi xướng;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

11. Việc thực hiện tài trợ vốn cho dự án diễn ra ở giai đoạn nào?
A. Giai đoạn khởi xướng;
B. Giai đoạn xây dựng;
C. Giai đoạn hoạt động;
D. Cả B và C đều đúng

12. Khoản vay trong giai đoạn xây dựng dự án có thể là:
A. Tín dụng dự phòng;
B. Cho vay kỳ hạn;
C. Cho vay bắc cầu;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

13. Rủi ro tài trợ giai đoạn xây dựng cao hơn giai đoạn hoạt động là do:
A. Dự án chưa tạo ra được dòng tiền và thu nhập dùng để trả nợ cho những người cho vay;
B. Tài sản của dự án chưa được hoàn thành;
C. Thời gian cho vay dài hơn thời gian cho vay còn lại ở giai đoạn hoạt động;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

14. Khoản vay trong giai đoạn hoạt động của dự án có thể là:
A. Cho vay ngắn hạn;
B. Cho vay dài hạn;
C. Hạn mức tín dụng dự phòng;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

15. Rủi ro tài trợ giai đoạn hoạt động thấp hơn giai đoạn xây dựng là do:
A. Dự án tạo ra được dòng tiền và thu nhập dùng để trả nợ cho những người cho vay;
B. Tài sản của dự án đã được hoàn thành;
C. Thời gian cho vay ngắn hơn thời gian cho vay còn lại ở giai đoạn xây dựng;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

16. Những người khởi xướng có thể lựa chọn những hình thức pháp lý nào cho công ty dự
án?
A. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC);
B. Sở hữu chung không chia (Undivided joint interest);
C. Hình thức pháp nhân độc lập;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

17. Những người khởi xướng có thể lựa chọn những loại hình doanh nghiệp nào để thành
lập pháp nhân quản lý dự án?
A. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty;
B. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH);
C. Công ty cổ phần;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

18. Cấu trúc sở hữu của công ty dự án được lựa chọn căn cứ vào:
A. Số lượng các bên tham gia và mục tiêu kinh doanh;
B. Những công cụ nợ hiện có và vị trí thuế của các bên tham gia;
C. Chế độ pháp lý mà trong đó dự án sẽ vận hành;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
19. Những yếu tố cần được phân tích trong việc đánh giá cấu trúc sở hữu của dự án?
A. Hình thức pháp lý của công ty dự án;
B. Tỷ lệ góp vốn của các thành viên tham gia;
C. Số tiền cho vay tối đa đối với dự án;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

20. Sự khác nhau trong việc đánh giá cấu trúc sở hữu và cấu trúc tài trợ của dự án đo là:
A. Cấu trúc sở hữu phân tích tỷ số D/E tối ưu của dự án;
B. Cấu trúc sở hữu bàn về cách thức giải ngân và thu hồi vốn của ngân hàng;
C. Cấu trúc sở hữu bàn về việc phân chia quyền sở hữu đối với dự án giữa nhà nước và tư
nhân;
D. Cấu trúc sở hữu cho thấy cơ cấu góp vốn giữa các chủ sở hữu của dự án.

21. Những người cho vay dự án thường sẵn sàng chấp nhận:
A. Một số rủi ro tín dụng;
B. Những rủi ro hoạt động đáng kể nào đó;
C. Một số rủi ro tín dụng nhưng ngại chấp nhận những rủi ro hoạt động đáng kể nào đó kể
các rủi ro khác;
D. Tất cả các rủi ro

22. Mục đích của việc thiết kế các hợp đồng đảm bảo là nhằm:
A. Bảo vệ các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu thụ động khỏi những rủi ro phi tín dụng;
B. Bảo vệ những người cho vay trước rủi ro hoàn thành;
C. Bảo vệ những người cho vay trước rủi ro hoàn trả nợ;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

23. Mục tiêu của bên cho vay khi thiết kế các hợp đồng đảm bảo là gì?
A. Dự án sẽ được hoàn thành ngay cả khi chi phí vượt dự toán;
B. Dự án khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra đủ tiền để thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ nợ;
C. Dự án sẽ vẫn trả được nợ kể cả các trường hợp bất khả kháng;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

24. Lợi ích của những hợp đồng đảm bảo mang lại lợi ích trực tiếp cho ai?
A. Những nhà đầu tư vốn chủ sở hữu;
B. Những người cho vay;
C. Những người tham gia vào các hợp đồng đảm bảo;
D. Tất cả các bên tham gia vào dự án.
25. Hình thức của những cam kết ứng trước vốn để hoàn tất công trình hay bổ sung dòng
tiền sau khi dự án được hoàn tất xây dựng sẽ tùy thuộc vào:
A. Đặc điểm kinh tế của dự án;
B. Môi trường chính trị;
C. Thị trường vốn;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

26. Một kế hoạch tài trợ dự án tối ưu phải đáp ứng được các mục tiêu:
A. Đảm bảo có đủ nguồn lực để hoàn tất dự án;
B. Đảm bảo có đủ mức vốn cần thiết với chi phí vốn thấp nhất;
C. Giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng gắn liền với dự án được tài trợ;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

27. Mục tiêu nào sau đây không phải là mục tiêu của một kế hoạch tài trợ dự án tối ưu?
A. Thiết lập một chính sách cổ tức tối đa hóa được ROE cho cổ đông;
B. Tối đa hóa lợi ích thuế;
C. Đảm bảo các tài sản được khai thác với công suất cao nhất;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

28. Kế hoạch tài trợ dự án sẽ đạt được chi phí vốn thấp nhất khi:
A. Tỷ lệ vay nợ cao nhất;
B. Lịch trả nợ phù hợp với dòng tiền nhất;
C. Thị trường vốn thuận lợi nhất;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

29. Kế hoạch tài trợ dự án được lập cho:


A. Giai đoạn xây dựng;
B. Giai đoạn hoạt động;
C. Giai đoạn xây dựng lẫn giai đoạn hoạt động;
D. Tất cả các giai đoạn trong vòng đời dự án

30. Đối với kế hoạch tài trợ thì người phân tích phải phân tích các chi tiết:
A. Các nguồn vốn tiềm năng;
B. Dòng tiền sẵn có;
C. Các cơ chế hỗ trợ tín dụng;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
31. Đối tượng nào sau đây sẽ cung cấp phần lớn vốn chủ sở hữu ban đầu của dự án?
A. Những người khỏi xướng;
B. Người mua của dự án;
C. Các định chế tài chính;
D. Các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu bên ngoài

32. Đối tượng nào sau đây sẽ cung cấp nguồn vốn cho vay dài hạn của các dự án lớn?
A. Ngân hàng thương mại;
B. Công ty bảo hiểm nhân thọ;
C. Quỹ đầu tư thụ động;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

33. Đối tượng nào sau đây thường cho vay lãi suất thả nổi trong giai đoạn xây dựng dự
án?
A. Ngân hàng thương mại;
B. Công ty bảo hiểm nhân thọ;
C. Quỹ đầu tư thụ động;
D. Nhà đầu tư trái phiếu phát hành ra đại chúng

34. Đối tượng nào sau đây sẽ thường cho vay lãi suất cố định trong giai đoạn hoạt động
của dự án?
A. Công ty bảo hiểm nhân thọ;
B. Quỹ đầu tư thụ động;
C. Nhà đầu tư trái phiếu phát hành công khai;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

35. Các ngân hàng thường muốn giới hạn việc trả cổ tức:
A. Trong thời gian xây dựng;
B. Trong một số năm đầu cho đến khi trả hết phần lớn nợ vay;
C. Trong suốt thời gian trả nợ;
D. Trong suốt thời gian cho vay

36. Rủi ro về khả năng trả nợ của dự án trong giai đoạn nào cao nhất?
A. Giai đoạn khởi xướng;
B. Giai đoạn tìm nguồn tài trợ;
C. Giai đoạn xây dựng;
D. Giai đoạn hoạt động
37. Rủi ro về khả năng trả nợ của dự án trong giai đoạn nào thấp nhất?
A. Giai đoạn khởi xướng;
B. Giai đoạn tìm nguồn tài trợ;
C. Giai đoạn xây dựng;
D. Giai đoạn hoạt động

38. Lý do vì sao tài trợ dự án ở giai đoạn xây dựng cao hơn giai đoạn hoạt động?
A. Thời gian cho vay còn lại dài hơn thời gian cho vay còn lại trong giai đoạn hoạt động;
B. Dự án chưa tạo ra được dòng tiền để trả nợ;
C. Tài sản thế chấp chưa được hoàn thành;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

39. Rủi ro trong tài trợ dự án bao gồm:


A. Rủi ro trong giai đoạn xây dựng và phát triển dự án;
B. Rủi ro thị trường và hoạt động;
C. Rủi ro tài chính, môi trường, chính trị và bất khả kháng;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

40. Rủi ro nào là rủi ro xảy ra trong giai đoạn xây dựng dự án?
A. Chi phí vượt dự toán;
B. Chậm trễ hoàn thành;
C. Uy tín nhà thầu;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

You might also like