Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Tên khác:
Cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương.
2. Tên khoa học:
Alpinia officinarum Hance.; họ Gừng (Zingiberaceae).
3. Mô tả cây:

- Cây cỏ nhỏ; lá không cuống, có bẹ hình mác dài, nhẵn;


- Hoa màu trắng, tràng hình ống, tập hợp thành chum thưa ở ngọn;
- Quả hình cầu, có lông, hạt có áo hạt;
- Thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ, màu đỏ nâu, chia thành nhiều đốt không đều nhau, phủ
nhiều vẩy, mặt ngoài màu nâu đỏ đến nâu sẫm, có nhiều nếp nhăn dọc và những mấu vòng
màu xám, mang vết tích của rễ con; thể chất dai, chắc, khó bẻ gẫy, mặt cắt màu vàng xám
hay nâu đỏ; mùi thơm, vị hăng, cay.
4. Phân bố, thu hái và chế biến:
- Ở nước ta, riềng mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi để lấy thân rễ làm gia vị và làm
thuốc.
- Thu hái thân rễ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, cắt thành từng đoạn 4 - 6cm, phơi khô hoặc đồ qua
rồi mới phơi.
5. Bộ phận dùng:
Thân rễ (Rhizoma Alpiniae).
6. Thành phần hóa học:
Natri, Sắt, chất xơ, Vitamin A, C
Tinh dầu (cineol, metylcinnamat và galangol - chất có vị cay)
flavonoid (galangin, alpinin và kaempferol).
7. Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng:

Theo Đông y, riềng có những tác dụng điều trị như:

 Tiêu thực, tiêu sưng, giảm đau;


 Trị phong hàn;
 Nôn mửa, khó tiêu;
 Ợ hơi, ợ chua;
 Đau dạ dày;
 Đau bụng do lạnh, tiêu chảy;
 Đau nhức xương khớp;
 Chữa đau răng.

Một số bài thuốc cổ truyền Có thể điều trị một số căn bệnh đơn giản với thành phần chính là cây riềng
kết hợp với một số dược liệu khác ( hậu phác, quế, đinh hương, thanh bì, ... ) như:

 Đau bụng do cảm lạnh


 Đau bụng kinh
 Phong thấp
 Hắc lào
 Lang ben
 Viêm họng

Ngoài những công dụng trên trong Đông y, Riềng còn có các tác dụng như:

 kháng khuẩn và kích thích tiêu hóa. Nó được chỉ định trong điều trị ăn uống khó tiêu, đầy hơi,
nôn mửa, chữa loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày mạn tính, viêm dạ dày - ruột cấp.
 Kháng viêm, giúp sát trùng vết thương;
 Thải độc, thanh lọc cơ thể;
 Chống oxy hóa; ( nhờ các flavonoid )
 Ngăn ngừa ung thư
Chú ý: Nôn mửa do vị hỏa và hoắc loạn do tràng nhiệt không nên dùng.

You might also like