Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 61

Kinh

Viên Giác phổ thơ


Copyright © ,-,, KT Cá t Quang Huy
All rights reserved. This book or any portion thereof
may not be reproduced or used in any manner whatsoever
without the express written permission of the publisher
except for the use of brief quotations in a book review.

First Printing, ,-,,

Images: OpenClipart – Vectors on Pixabay


ISBN: PQR-T-UQTQ-V,TW-Q
Imprint: Lulu.com

2
Kinh
Viên Giác
Phổ thơ
Hán dịch: Phật Đà Đa La

Việt dịch: Hoà Thượng Thích Thanh Từ


Hoà Thượng Thích Duy Lực

Phổ kệ: KT Cát Quang Huy

Biên tập: Tiểu Long Nữ Huệ Tâm


Tôn Nữ Như
Tôn Nữ Như Hạnh
Tôn Nữ Thanh Xuân
Phật Tử Diệu Chánh
Đức Dương Rose tự Đào Hồng,
Pháp danh Diệu Huyền Thanh
Đạo Hữu Đỗ Xuân Phong
Đạo Hữu Bùi Thị Tố Hồng

Nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo,


Phật lịch 2566
Mê Sa Cung, Arizona, Hoa Kỳ
Washington DC, Hoa Kỳ
California, Hoa Kỳ
Hà Nội, Đà Nẵng, Huế,
Sài Gòn, Kiên Giang, Việt Nam
Würselen, Đức
MỤC LỤC
PHẨM 1: DUYÊN KHỞI ......................................................................................................................................... 9
PHẨM 2: BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI THƯA HỎI .......................................................................................... 10
PHẨM 3: BỒ TÁT PHỔ HIỀN THƯA HỎI ........................................................................................................ 14
PHẨM 4: BỒ TÁT PHỔ NHÃN THƯA HỎI ...................................................................................................... 17
PHẨM 5: BỒ TÁT KIM CANG TẠNG THƯA HỎI ........................................................................................... 22
PHẨM 6: BỒ TÁT DI LẶC THƯA HỎI .............................................................................................................. 26
PHẨM 7: BỒ TÁT THANH TỊNH TUỆ THƯA HỎI ........................................................................................ 31
PHẨM 8: BỒ TÁT OAI ĐỨC TỰ TẠI THƯA HỎI ........................................................................................... 35
PHẨM 9: BỒ TÁT BIỆN ÂM THƯA HỎI .......................................................................................................... 39
PHẨM 10: BỒ TÁT TỊNH CHƯ NGHIỆP CHƯỚNG THƯA HỎI ................................................................. 44
PHẨM 11: BỒ TÁT PHỔ GIÁC THƯA HỎI ..................................................................................................... 49
PHẨM 12: BỒ TÁT VIÊN GIÁC THƯA HỎI ..................................................................................................... 54
PHẨM 13: BỒ TÁT HIỀN THIỆN THỦ THƯA HỎI ....................................................................................... 58

8
PHẨM 1: DUYÊN KHỞI

Chính bản thân tôi nghe như thế
Một hôm kia Đức Thế Tôn vào
Đại Quang Minh Tạng tối cao
Trang nghiêm thường tịch là nơi an lành

Các Thế Tôn quang nghiêm an trú
Thân tâm đều lặng lẽ bình thường
Tròn đầy khắp cả mười phương
Hiện bày tùy thuận cõi lành không hai

Có hơn mười muôn vì Bồ Tát
Bậc thánh nhân chứng đạt Bồ Đề
Tên các Bồ Tát như sau:

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi
Bồ Tát Phổ Hiền
Bồ Tát Phổ Nhãn
Bồ Tát Kim Cương Tạng
Bồ Tát Di Lặc
Bồ Tát Thanh Tịnh Tuệ
Bồ Tát Oai Đức Tự Tại
Bồ Tát Biện Âm
Bồ Tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng
Bồ Tát Phổ Giác
Bồ Tát Viên Giác
Bồ Tát Hiền Thiện Thủ v.v.

Câu hội cùng nhau quyến thuộc thân bằng

9
PHẨM 2: BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI THƯA HỎI

Bồ Tát Văn Thù trong đại chúng
Từ chỗ ngồi bèn đứng lễ chân
Đi nhiễu bên phải ba vòng
Chắp tay quỳ gối bạch rằng như sau:

-“Đấng Thế Tôn đại từ bi mẫn
Xin hãy vì chúng đến nghe kinh
Nói về pháp hạnh bản nhân
Phát nguyền thanh tịnh tu hành Như Lai

Bồ Tát nơi Đại Thừa phát khởi
Phải làm sao tránh khỏi hố hầm
Cầu chánh pháp chẳng sai lầm
Xa lìa bệnh khổ được tâm an nhàn”

Thưa vậy rồi năm thân sát đất
Lại lập lời thỉnh Phật ba lần
Phật bảo Văn Thù lời rằng:
“Lành thay ông đã tâm thành hỏi Ta

Vì các Bồ Tát mà thưa hỏi
Vì chúng sanh các cõi đời sau
Vì người cầu pháp đại thừa
An trụ chánh kiến không rơi đường tà

Cái nhân địa Phật Đà pháp hạnh
Ta vì ông nói đặng cho nghe”
Văn Thù hoan hỷ say mê
Đại chúng im lặng chắp tay vâng lời

10
“Thiện nam tử Như Lai có pháp
Đà La Ni Viên Giác tịnh thanh
Chân Như Trí độ Niết Bàn
Bản lai nhân địa tu hành Như Lai

Các chư Phật đều y tướng giác
Rất tịnh thanh mà đắc huệ năng
Đoạn trừ quét sạch vô minh
Mới thành phật đạo độ sanh cứu đời

Này các thầy vô minh lộn lạo


Là các điều điên đảo mê lầm
Vọng nhận tứ đại làm thân
Chấp duyên theo dáng sáu trần làm tâm

Như người nhặm thấy lầm hoa đốm
Trên trời cao thấy bóng mặt trăng
Hoa đốm không có trên không
Người bệnh vọng chấp thấy lầm ra hoa

Lầm một là hư không tự tánh
Cũng lầm luôn hoa đốm chỗ sanh
Do mê mà có chuyển sanh
Trầm luân đầy đọa tạo thành vô minh

Cái vô minh vốn không thật thể
Người trong mê thấy đủ cảnh quan
Tỉnh ra chẳng có rõ ràng
Hoa đốm diệt hết ở trong đó mà

Vì không hoa chỗ sanh không có
Các chúng sanh thường ở vô sanh
Mà vọng thấy có trầm luân
Cho nên nói có tử sanh luân hồi

Này các thầy người tu Viên Giác
Biết không hoa ảo giác trong không
Luân hồi trừ dứt đoạn luôn
Thân tâm sanh tử hết còn vấn vương

Bản tánh nó vốn không thật có
Cái năng tri ví đó hư không
Biết hoa đốm biết hư không
Hư không tri giác trường tồn bản lai

11
Có và không cả hai đều bác
Tùy thuận theo Viên Giác trong lành
Hư không bất động rành rành
Trong Như Lai tạng không sanh diệt mà

Vì chuyện đó không đà tri kiến
Lại tràn đầy giới tánh mười phương
Đây là nhân địa tu hành
Nhân đây Bồ Tát phát tâm Đại Thừa

Các chúng sanh vào đời mạt pháp
Tu theo đây chẳng vấp đường sai”
Khi ấy Đức Phật mới thời
Trùng tuyên nghĩa đó nói bài kệ sau:

12
− Trích kệ của Hòa Thượng Thích Thanh Từ −

Văn Thù ông nên biết
Tất cả các Như Lai
Từ nơi nhân địa gốc
Đều dùng trí Viên Giác
Thấu suốt cả vô minh
Biết kia như không hoa
Thì ắt khỏi lưu chuyển
Lại như người trong mộng
Khi tỉnh chẳng có gì
Tánh giác như hư không
Bình đẳng chẳng động chuyển
Tánh giác khắp mười phương
Liền được thành Phật đạo
Các huyễn diệt không chỗ
Thành đạo cũng không thành
Bản tánh vốn viên mãn
Bồ Tát ở trong ấy
Hay phát tâm Bồ Đề
Các chúng sanh đời sau
Tu đây khỏi tà kiến.

− Hết trích −

13
PHẨM 3: BỒ TÁT PHỔ HIỀN THƯA HỎI

Lúc bấy giờ Phổ Hiền Bồ Tát
Đứng dậy rồi lễ Phật dưới chân
Đi nhiễu bên phải ba vòng
Chấp tay quỳ gối thành tâm bạch rằng:

-“Đức Thế Tôn đại bi thương xót
Cúi xin vì Bồ Tát hội này
Và các giáo chúng trên đời
Cảnh giới Viên Giác làm sao tu hành?

Bạch Thế Tôn pháp đều như huyễn
Tâm chúng sanh cũng huyễn từ đầu
Lấy huyễn tu huyễn được sao
Tánh huyễn đều diệt lấy đâu tu hành

Sao lại nói tu hành như huyễn
Nếu chúng sanh bỏ chuyện tu hành
Thường trong huyễn hóa trầm luân
Làm sao giải thoát tìm đường về chân

Vì chúng sanh đời sau từ mẫn
Xin Thế Tôn chỉ dẫn lối tu
Phương tiện thứ lớp từ từ
Các loại như huyễn dứt trừ dẹp tan”

Thưa xong rồi năm thân gieo đất
Hỏi như vầy lại lặp ba lần
Đức Phật bảo Phổ Hiền rằng:
“Lành thay! Vì các chúng sanh tu hành

Trên thế gian đời sau như huyễn
Mà hỏi ta phương tiện lớp lang
Ta nay sẽ thuyết rõ ràng”
Phổ Hiền cùng với chúng tăng vâng lời

“Mọi chúng sanh mọi điều huyễn hoặc
Đều sanh từ Viên Giác Như Lai
Ví như hoa đốm trên trời
Từ không mà có đến thời hoa tiêu

Tánh hư không vẫn đều không hoại


Tâm chúng sanh cũng lại như trên
14
Y nơi pháp huyễn diệt liền
Tâm huyễn diệt hết hiện tiền giác tri

Tánh giác thì vững bền chẳng động
Nói có không cũng đúng huyễn mà
Nói có giác huyễn chưa lìa
Nói không giác cũng chính là chưa ly

Bồ Tát phải xa lìa tất cả
Các cảnh trần huyễn hóa vọng hư
Cái tâm lìa huyễn cũng từ
Toàn thể các huyễn dứt trừ hoàn không

Như dùi lửa hai thanh cọ xát
Làm nhân nhau lửa phát đốt tan
Gỗ cháy thành khói lửa còn
Lấy huyễn tu huyễn trường tồn không tiêu

Này các thầy phải lìa huyễn hoá
Không lớp lang chẳng có từ từ
Y theo như thế mà tu
Hằng lìa các huyễn Chân Như hiện bày”

Đức Như Lai trùng tuyên nghĩa đấy
Mà nói lên bài kệ lời rằng:

15
− Trích kệ của Hoà Thượng Thích Thanh Từ −

Phổ Hiền ông nên biết
Tất cả các chúng sanh
Vô thủy huyễn vô minh
Đều từ các Như Lai
Tâm Viên Giác dựng lập
Như hoa đốm trong không
Y hư không có tướng
Hoa đốm nếu diệt rồi
Hư không vốn chẳng động
Huyễn từ giác mà sanh
Huyễn diệt giác viên mãn
Vì tâm giác bất động
Nếu các vị Bồ Tát
Và chúng sanh đời sau
Thường nên xa lìa huyễn
Các huyễn thảy đều lìa
Như lửa sanh trong cây
Cây hết lửa cũng tắt
Giác không có thứ lớp
Phương tiện cũng như vậy.

− Hết trích −

16
PHẨM 4: BỒ TÁT PHỔ NHÃN THƯA HỎI

Lúc bấy giờ Phổ Nhãn Bồ Tát
Đứng dậy rồi lễ Phật dưới chân
Đi nhiễu bên phải ba vòng
Chấp tay quỳ gối thành tâm bạch rằng:

-“Bạch Thế Tôn xin vì Bồ Tát
Trong hội này và các chúng sanh
Diễn nói thứ lớp tu hành
Thế nào nên quán, an tâm thế nào

Chúng sanh mê làm sao khai ngộ
Nếu chúng sanh không có thiện căn
Không phương tiện chẳng chịu thiền
Nghe Phật nói pháp tâm càng ngu si

Nơi Viên Giác không thì ngộ nhập
Phật từ bi dạy cách cho con”
Nói xong gieo đất năm thân
Lập lại như vậy ba phen bạch lời

Đức Như Lai bảo ngài Bồ Tát:
“Phước lành thay ông thật có lòng
Vì các Bồ Tát, chúng sanh
Cầu Như Lai dạy tu hành lớp lang

Cách thiền quán an tâm gìn giữ
Phương tiện sao mà để thoát mê
Nay ông hãy chú ý nghe
Ta vì ông nói các bề trước sau

Người muốn cầu chân tâm Viên Giác


Phải xa lìa các pháp huyễn hư
Kiên trì giới cấm siêng tu
Y theo chỉ quán mà du định thiền

Sắp đồ chúng ngồi yên trong thất
Khởi quán thân bản chất hợp hòa
Là do tứ đại mà ra
Thuộc về chất đất khéo là bẩn dơ

Như tóc lông răng da gân thịt
Tủy não xương các chất đáng gờm
17
Thuộc về nước chất lỏng gồm
Máu mủ nước mắt dãi đàm vân vân

Hơi nóng lửa động thành ra gió
Bốn đại lìa thân có chỗ nao
Thân này tự thể ở đâu
Hòa hợp có tướng khác nào đồ chơi

Bốn duyên hợp tạm thời mà có
Thành lục căn nhập chỗ lục trần
Căn trần hòa hợp thức sanh
Tựa như có tướng nhân duyên hiện bày

Tích bên trong tâm này hư vọng
Duyên sáu trần mà đặng sanh ra
Tứ đại phân tán tiêu ma
Sáu trần cũng diệt tâm đà diệt tan

Huyễn thân diệt huyễn tâm cũng diệt
Tâm diệt rồi liền diệt huyễn trần
Trần diệt huyễn diệt cũng tan
Nhưng tánh Viên Giác trường tồn còn nguyên

Như lau gương hết dơ sáng hiện
Thân tâm đều như huyễn bẩn nhơ
Cấu bẩn diệt hẳn bây giờ
Thì tánh Viên Giác sáng ngời mười phương

Như bảo châu vốn không có sắc
Tùy màu ngoài mà được hiện bày
Kẻ ngu tưởng sắc thật rồi
Viên Giác thanh tịnh tùy người ứng theo

Mà ứng hiện ra nhiều sắc tướng
Kẻ ngu si liền tưởng thật vầy
Chấp thành tự tướng là đây
Vì thế mà chẳng xa lìa vọng hư

Các chúng sanh thiệt như huyễn cấu
Người xa lìa huyễn cấu thánh nhân
Cấu hết pháp trị không còn
Cái tên huyễn cấu hết luôn không còn

Các chúng sanh diệt xong ảnh tượng
Có nghĩa là đắc chứng huyễn hư
18
Liền được thanh tịnh Chân Như
Vô biên cùng khắp trải đầy hư không

Tánh Viên Giác trong lành đã hiện
Tâm tịnh thanh nên kiến tịnh thanh
Kiến lành thì nhãn căn lành
Nên nhãn thức tịnh vì căn trong lành

Do thức tịnh văn trần thanh tịnh
Do văn lành nên tịnh nhĩ căn
Căn thanh tịnh nhĩ thức lành
Do thức thanh tịnh giác trần tịnh thanh

Tỷ thiệt thân ý đều cùng cách
Do căn thanh nên sắc trần thanh
Sắc thanh tịnh thinh trần lành
Hương vị xúc pháp cũng thành như trên

Lục trần thanh cho nên địa đại
Tịnh thanh nên thủy đại cũng thanh
Hỏa đại phong đại cũng lành
Tứ đại thanh tịnh trần gian cũng lành

Xứ giới cõi đều thành thanh tịnh
Pháp thế gian thanh tịnh cho nên
Các pháp xuất thế trong lành
Ba mười bảy phẩm pháp môn đều lành

Pháp tám muôn bốn ngàn thanh tịnh
Thật tướng lành nên tịnh một thân
Một thân tịnh nhiều thân lành
Như thế cho đến mười đường chúng sanh

Đều Viên Giác tựu thành thanh tịnh
Như thế cho cùng tận hư không
Ba đời tất cả tịnh thanh
Bình đẳng bất động thế gian trong lành

Tánh Viên Giác tịnh thanh bất động
Tám bốn ngàn bình đẳng pháp môn
Viên Giác thanh tịnh đầy tròn
Không có ngằn mé khắp cùng hư không

Nên sáu căn đầy tràn pháp giới
Và sáu trần cũng vậy đầy luôn
19
Bốn đại đầy khắp hư không
Như thế hết thảy pháp môn cũng đầy

Vì Diệu Giác kia đầy pháp giới
Nên căn trần không hoại không dơ
Pháp môn do đó chẳng nhơ
Trăm đèn cùng chiếu sáng cho một nhà

Tuy ánh đèn đều là khác cả
Đầy khắp nhà chẳng phá lẫn nhau
Cũng không tạp lộn trộn màu
Thành tựu Viên Giác nhiệm mầu thong dong

Tánh viên thông pháp không ràng buộc
Chẳng chán đời chẳng được Niết Bàn
Chẳng cầu giải thoát trầm luân
Chẳng kính trì giới chẳng khinh tăng lười

Chẳng trọng người tu lâu chứng đắc
Chẳng khinh người mới học sơ tâm
Tất cả Viên Giác tánh đồng
Ví như mắt sáng thấy cùng thế gian

Tánh sáng đó không sanh yêu ghét
Vì không hai chẳng biết hận thương
Chúng sanh Viên Giác tựu thành
Thật ra không đắc tu hành cũng không

Vì Viên Giác lặng trong chiếu khắp
Từ muôn đời cõi Phật hằng sa
Ví như bỗng có không hoa
Lăng xăng khởi diệt chẳng lìa chẳng gom

Không trói buộc cũng không giải thoát
Các chúng sanh thành Phật đã lâu
Niết Bàn sanh tử mộng sâu
Không sanh không diệt không cầu không mong

Không chứng đắc cũng không diệt mất
Cái chứng kia chẳng thật sở năng
Không có người chứng pháp thành
Các pháp bình đẳng thường chân trường tồn

20
Phải tu hành lớp lang như thế
Quán như trên mà để an tâm
Phương tiện như thế thực hành
Mới không mê muội tựu thành pháp chân”

Đức Thế Tôn trùng tuyên nghĩa đấy
Mà nói lên bài kệ lời rằng:

− Trích kệ của Hoà Thượng Thích Thanh Từ −

Phổ Nhãn ông nên biết
Tất cả các chúng sanh
Thân tâm đều như huyễn
Thân tướng thuộc tứ đại
Tâm tánh thuộc sáu trần
Tứ đại mỗi thứ rời,
Cái gì là hòa hợp?
Thứ lớp tu như thế,
Thảy đều được thanh tịnh.
Khắp pháp giới không động,
Không tác, chỉ, nhậm, diệt,
Cũng không người hay chứng,
Tất cả thế giới Phật,
Ví như hoa trong không,
Ba đời đều bình đẳng,
Cứu kính không đến đi.
Bồ Tát mới phát tâm
Và chúng sanh đời sau
Muốn cầu vào Phật đạo
Nên tu tập như thế.

− Hết trích −

21
PHẨM 5: BỒ TÁT KIM CANG TẠNG THƯA HỎI

Kim Cang Tạng ở trong đại chúng
Từ chỗ ngồi bèn đứng thẳng lên
Đảnh lễ Đức Phật dưới chân
Đi nhiễu bên phải chung quanh ba vòng

Quỳ chắp tay bạch rằng với Phật:
-“Phật chỉ cho Bồ Tát chân tâm
Viên Giác thanh tịnh thường hằng
Rồi dạy nhân địa tu hành lớp lang

Vì chúng sanh tối tăm khai sáng
Nên chúng tôi mới đặng thoát mê
Diệt trừ huyễn hóa đậy che
Được sáng mắt tuệ thấy bề tịnh thanh

Nếu chúng sanh vốn thành quả Phật
Cớ tại sao lại phát vô minh
Nếu chúng sanh vốn vô minh
Tại sao Phật nói đã thành Như Lai

Khắp chúng sanh thành ngôi Phật đạo
Đến khi nào lại đáo vô minh
Phật khi nào biến chúng sinh
Cúi xin Đức Phật thuyết minh chuyện này

Xin Thế Tôn mở bày bí mật
Khiến đời sau đoạn diệt nghi tồn”
Thưa rồi gieo đất năm thân
Khải thỉnh như thế ba lần rồi lui

Đức Như Lai bảo Kim Cang Tạng:
“Thật lành thay ông đáng được khen
Vì hỏi phương tiện tu hành
Thậm thâm bí mật giúp hàng chúng sanh

Đời sau được lòng tin chắc chắn


Hết nghi ngờ ông lắng nghe đây
Vì ông ta sẽ giải bày”
Khi ấy Bồ Tát vâng lời hỷ hoan

Các chúng tăng lắng nghe im lặng


“Này thiện nam trần cảnh trước sau
22
Khởi dừng tụ tán cùng nhau
Tuần hoàn qua lại thảy đều trầm luân

Trong luân hồi mà bàn Viên Giác
Thì Chân Như Viên Giác trầm luân
Mắt chớp thấy nước đứng lăn
Mắt sững nhìn thấy thành vòng lửa quay

Khi mây bay thấy trăng lại chạy
Thuyền bơi đi lại thấy bờ dời
Xoay vần chưa dứt đổi thay
Muốn nó dừng trụ có hay được nào

Có thể nào dùng tâm cấu bẩn
Mà quán xem chân tánh Như Lai
Chưa từng thanh tịnh mà đòi
Viên Giác của Phật sanh thời ba nghi

Như bệnh nhặm thấy trời hoa đốm
Bệnh hết rồi lại muốn bệnh sanh
Hoa đốm bệnh chẳng tương sanh
Hoa đốm khi hết ở trong bầu trời

Chẳng khi nào lại sanh hoa đốm
Vì hư không vốn chẳng có hoa
Niết Bàn sanh tử đồng như
Hư không hoa đốm khéo là diệt sanh

Nếu Viên Giác đầy tròn chiếu khắp


Thì không hoa bệnh mắt tự lìa
Hư không nên biết đâu mà
Chẳng là tạm có chẳng là tạm không

Tánh Viên Giác hư không bình đẳng
Hết vô minh chân tánh hiển bày
Quặng vàng vốn chứa vàng rồi
Một khi đã luyện tới nơi thành ròng

Thì chất vàng không còn thành quặng
Trải thời gian vàng chẳng đổi thay
Chân tánh Viên Giác Như Lai
Cũng y như thế hiện bày chẳng hư

Tánh Viên Giác Chân Như diệu thắng
Chẳng Bồ Đề cũng chẳng Niết Bàn
23
Không có thành Phật chẳng thành
Luân hồi chẳng có chẳng không luân hồi

Thanh Văn thời Niết Bàn cảnh giới
Mà ngữ ngôn chẳng nổi luận bàn
Huống là muốn lấy tâm phàm
Đo lường Viên Giác sao làm được đây

Lửa đom đóm đốt ngay núi Tuyết
Thì làm sao mà diệt cho tan
Dùng tâm sanh diệt trầm luân
Muốn vào biển lớn thường hằng Như Lai

Chuyện ấy thời không sao đến được
Thế cho nên phải trước trừ liền
Luân hồi cội gốc vô minh
Thì mới nhận được tánh Viên Giác thường

Những tác ý từ tâm vọng khởi


Do lục trần kết nối nhân duyên
Đều như hoa đốm bên trên
Chẳng phải bản thể chân thường của tâm

Dùng tâm đó suy lường viên đốn
Giống như mong hoa đốm trên không
Kết thành quả ngọt chín mòng
Chỉ thêm vọng tưởng thật không thể nào

Tâm nổi trôi sanh nhiều hư vọng
Không làm sao luận đúng Chân Như
Phân biệt như thế si ngu
Câu hỏi không chánh chân tu miễn bàn”

Đức Thế Tôn trùng tuyên nghĩa đấy
Mà nói lên bài kệ lời rằng:

24
− Trích kệ của Hoà Thượng Thích Thanh Từ −

Kim Cang Tạng nên biết
Như Lai tánh vắng lặng,
Chưa từng có sau trước.
Nếu dùng tâm luân hồi,

Suy nghĩ càng lẩn quẩn.


Chỉ đến mé luân hồi,
Không vào được biển Phật.
Ví như lọc quặng vàng,

Vàng chẳng do lọc được


Tuy trước vàng sẵn có,
Sau do lọc mới thành.
Khi đã thành vàng ròng,

Chẳng trở lại làm khoáng


Sanh tử và Niết Bàn,
Phàm phu cùng chư Phật.
Như hoa đốm trong không.

Suy nghĩ đều huyễn hóa


Huống là hỏi hư vọng
Nếu hay rõ tâm này,
Nhiên hậu cầu Viên Giác.

− Hết trích −

25
PHẨM 6: BỒ TÁT DI LẶC THƯA HỎI

Bồ Tát Di Lặc trong đại chúng
Từ chỗ ngồi bèn đứng thẳng lên
Đảnh lễ Đức Phật dưới chân
Đi nhiễu bên phải chung quanh ba vòng

Quỳ chắp tay bạch rằng với Phật:
-“Phật rộng vì Bồ Tát mở bày
Kho báu bí mật tuyệt vời
Khiến cho đại chúng hiểu nơi chánh tà

Phân biệt ra luân hồi diệu lý
Đức Thế Tôn bố thí chúng sanh
Đạo nhãn vô uý tịnh thanh
Sanh lòng quyết định Niết Bàn tín tâm

Hết nghi tồn không lòng kiến chấp
Không trở về ôm ấp luân hồi
Chúng sanh nếu muốn dạo chơi
Trong biển tịch diệt Như Lai tuyệt vời

Gốc luân hồi làm sao mà đoạn?
Có bao nhiêu chủng tánh luân hồi?
Tu đạo Phật mấy hạng người?
Bao nhiêu phương tiện độ đời thế nhân?

Cứu mong Đức Thế Tôn cứu thế
Khiến đời sau mắt tuệ trong lành
Khiến cho chiếu diệu gương tâm
Viên ngộ tri kiến chân thường Như Lai”

Thưa lời rồi năm thân gieo đất
Thỉnh ba lần xá Phật rồi lui
Trả lời Đức Phật mỉm cười:
“Lành thay Di Lặc câu này hỏi hay

Nghĩa thâm áo tuyệt vời vi diệu
Khiến chúng sanh mắt tuệ mở bày
Hằng đoạn vọng thức luân hồi
Tâm ngộ thực tướng đủ đầy vô sanh

Các ông hãy chú tâm nghe rõ
Ta sẽ vì nói tỏ cho tường”
26
Di Lặc hoan hỷ tâm thành
Đại chúng im lặng một lòng lắng nghe

“Các chúng sanh mê say tham dục
Thế cho nên liên tục luân hồi
Từ khi vô thủy đất trời
Tất cả chủng tánh trên đời như sau

Noãn thai thấp hóa đều từ dục
Mà sinh thành hun đúc có thân
Ái dục cội gốc trầm luân
Từ dục sanh ái cội nguồn tử sanh

Dục nhân ái thân nhân nơi dục
Chúng sanh yêu thân gốc dục tham
Ái dục chính là nguyên nhân
Ái mạng là quả tạo thành bởi dâm

Do cảnh dục khởi thành thuận nghịch
Thuận với tâm thì thích thì yêu
Nghịch tâm thì ghét rất nhiều
Tạo ra ác nghiệp sanh nơi đường tà

Biết ái dục thật là đáng chán
Nên làm lành chuyển đặng trời người
Biết ái là đáng chán rồi
Bỏ ái thích bỏ thêm mồi ái căn

Thì chuyển sanh ở trên cõi thiện


Tuy cao hơn nhưng vẫn hữu vi
Đều là nghiệp quả luân hồi
Không thành thánh đạo thoát đời trầm luân

Các chúng sanh luân hồi muốn thoát
Thì trước tiên đoạn diệt dục tham
Sau đó khát ái trừ tâm
Bồ Tát hóa hiện có thân trên đời

Chẳng phải do ái này làm gốc
Vì từ bi mượn dục giáng trần
Khiến chúng từ bỏ ái tham
Chúng sanh nếu bỏ lòng dâm được thời

Đoạn luân hồi trừ tâm yêu ghét
Siêng tu cầu Viên Giác Như Lai
27
Tâm thanh tịnh liền ngộ khai
Trở về nẻo chánh sống đời thánh nhân

Chúng sanh do bản thân tham dục
Thêm vô minh mặc sức phát sinh
Bày ra chủng tánh thành năm
Y theo hai chướng mà thành cạn sâu

Một lý chướng ngăn rào chánh kiến
Hai là sự chướng khiến luân hồi
Thế nào năm tánh phân ngôi

1. Chủng tướng phàm phu:


Hai chướng chưa đoạn bậc đầu phàm phu

2. Chủng tướng nhị thừa:


Nếu chúng sanh dứt trừ tham dục
Sự chướng tiêu chưa dứt vô minh
Là bậc duyên giác thanh văn
Chưa thành Bồ Tát chưa thành pháp thân

3. Chủng tướng Bồ Tát:
Nếu chúng sanh muốn vào Phật tướng
Phải phát nguyền hai chướng diệt tan
Hai chướng nép phục một phần
Ngộ nhập Bồ Tát cảnh trần pháp thân
Nếu hai chướng hoàn toàn diệt hẳn
Thì nhập vào viên mãn bồ đề
Viên Giác vi diệu đề huề
Niết Bàn đại hải tức thì Như Lai

4. Chủng tướng bất đinh:
Các chúng sanh chứng lời Viên Giác
Gặp bạn lành chỉ các phép hay
Tuỳ theo trình độ của thầy
Phân ra đốn tiệm có hai bậc thành
Nếu gặp được tu hành chân chánh
Quả Bồ Đề nhập thánh ngay liền
Không qua lớn nhỏ triền miên

5. Chủng tướng ngoại đạo:


Nếu mà cầu pháp bạn hiền vô duyên
Lại gặp phường tuyên truyền tà kiến
Chưa liễu tri pháp chánh Như Lai
28
Chủng tánh ngoại đạo là đây
Đó là năm chủng tánh người trần gian

Các Bồ Tát thường dùng phương tiện


Vào thế gian tôi luyện hữu duyên
Thị hiện nhiều tướng hiện tiền
Hoặc thuận hoặc nghịch theo nguyền từ bi

Mục đích chính độ thì thành Phật


Nếu chúng sanh Viên Giác khởi tâm
Nên phát đại nguyện trong lành:
Con nguyện trụ trong Viên Giác Như Lai

Xin trọn đời gặp hiền tri thức
Chẳng gặp hàng kiến thức nhị thừa
Hoặc kẻ ngoại đạo vẫn chưa
Nhập vào tri kiến đại thừa Như Lai

Nguyện trọn đời tu hành tinh tấn
Lần đoạn trừ các chướng vô minh
Nguyện được viên mãn đạo thành
Chứng được Viên Giác trong lành uyên nguyên”

Đức Thế Tôn trùng tuyên nghĩa đấy
Mà nói lên bài kệ sau đây:

29
− Trích kệ của Hoà Thượng Thích Thanh Từ −

Di Lặc ông nên biết
Tất cả các chúng sanh,
Không được đại giải thoát,
Đều do ở tham dục,
Đọa lạc vào sanh tử.
Nếu hay đoạn yêu ghét,
Cùng với tham sân si,
Chẳng do tánh sai biệt
Đều được thành Phật đạo.
Hai chướng tiêu diệt hẳn,
Cầu thầy được chánh ngộ,
Thuận theo nguyện Bồ Tát,
Y nơi Đại Niết Bàn.
Mười phương các Bồ Tát,
Đều do nguyện đại bi,
Thị hiện vào sanh tử.
Hiện tại người tu hành,
Và chúng sanh đời sau,
Siêng đoạn các ái kiến,
Trở về Đại Viên Giác.

− Hết trích −

30
PHẨM 7: BỒ TÁT THANH TỊNH TUỆ THƯA HỎI

Thanh Tịnh Tuệ ở trong đại chúng
Từ chỗ ngồi bèn đứng thẳng lên
Đảnh lễ Đức Phật dưới chân
Đi nhiễu bên phải chung quanh ba vòng

Quỳ chắp tay bạch rằng với Phật:
-“Đức Thế Tôn đại phát từ bi
Rộng nói việc bất tư nghì
Trước chưa từng thấy chưa thì được nghe

Khiến tâm mê chúng con bừng sáng
Lòng hân hoan lợi đặng vô vàn
Xin Đức Phật vì chúng sanh
Nói lại Viên Giác chân thường Như Lai

Các sở chứng phân ngôi sai biệt
Giữa chúng sanh Bồ Tát ra sao
Khiến cho đai chúng đời sau
Nghe được thánh giáo biết đâu hiểu lần

Tùy thuận theo lớp lang khai ngộ
Để tu hành đúng chỗ thường chân”
Nói xong gieo đất năm thân
Lặp lại như vậy ba lần thỉnh thưa

Đức Như Lai bảo Thanh Tịnh Tuệ:
“Thật lành thay ông khéo hỏi Ta
Tu chứng sai biệt thế nào
Sẽ vì ông nói ông hầu lắng tâm”

Thanh Tịnh Tuệ cùng chung đại chúng
Vâng Như Lai im lặng lắng lòng
“Tánh Viên Giác chẳng có không
Chỉ tùy theo tánh nhân duyên mà thành

Không thủ chứng chúng sanh Bồ Tát
Vì chúng sanh Bồ Tát huyễn hư
Khi tướng huyễn hóa diệt rồi
Không có người chứng quả thời cũng không

Như con mắt tự không thấy mắt


Bình đẳng rồi nên thật không cần
31
Người làm cho pháp đẳng bình
Chúng sanh mê muội nên thành đảo điên

Chưa diệt trừ ngay liền các huyễn
Pháp đáng trừ chưa tiện trừ ngay
Dụng công thấy có biệt sai
Tùy thuận tịch diệt không thời sở năng

Không có cảnh tác nhân tịch diệt
Các chúng sanh mê mệt ngã nhân
Chẳng biết niệm niệm diệt sanh
Nên khởi ngũ dục ghét thương vô thường

Gặp bạn hiền chỉ đường khai ngộ
Viên Giác liền được chỗ hiện bày
Thấy rõ sinh diệt ở đời
Khác với pháp giới sáng ngời vô sanh

Có người hằng trần lao đã đoạn
Nên ngộ vào pháp tánh trong lành
Nhưng tánh Viên Giác chưa thuần
Phàm phu tùy thuận gọi danh người này

Các Bồ Tát ngăn nơi kiến giải
Tuy đoạn trừ cái ngại nơi tâm
Trụ nơi kiến giải vẫn còn
Tam hiền tùy thuận gọi danh người này

Còn chiếu còn giác thời chướng ngại
Bồ Tát nên thường thấy mà buông
Năng chiếu sở chiếu đều không
Cái đầu đã chặt hết luôn cả người

Tâm chướng ngại diệt thời chướng ngại
Như ngón tay chỉ thấy mặt trăng
Thấy rồi hai thứ biệt phân
Nhập địa tùy thuận gọi danh người này

Các chướng ngại đồng thời Viên Giác
Niệm hay không đều thoát trầm luân
Giữ giới phá giới Niết Bàn
Ngu si bát nhã tuệ năng đều là

Pháp Bồ Tát pháp ma ngoại đạo
Khi tựu thành đồng đáo Bồ Đề
32
Chân Như đồng cảnh bến mê
Giới định huệ với dâm tà nộ si

Cũng đều là chánh tri phạm hạnh
Phật chúng sanh pháp tánh đồng chung
Địa ngục cùng với thiên cung
Đều là tịnh độ trong lành như nhau

Hữu tình vô tình đều thành Phật
Phiền não là giải thoát sau cùng
Biển tuệ pháp tướng hư không
Như Lai tùy thuận gọi danh người này

Tất cả thời chẳng khơi vọng niệm
Với vọng tâm chẳng tiện dứt trừ
Vọng tưởng không niệm thêm bù
Việc không hiểu biết chẳng cầu biết chân

Cũng không nói rằng chân hay vọng
Chúng sanh nào nghe trọn pháp lành
Thọ trì tin hiểu chẳng kinh
Tánh giác tùy thuận gọi danh người này

Các chúng sanh đạt thời như thế
Đã từng gieo cội rễ căn lành
Cúng dường chư Phật muôn ngàn
Phật nói người ấy sẽ thành Thế Tôn”

Đức Như Lai trùng tuyên nghĩa đấy
Mà nói lên bài kệ sau đây:

− Trích kệ của Hoà Thượng Thích Thanh Từ −

Thanh Tịnh Tuệ nên biết
Tánh Bồ Đề viên mãn
Không thủ cũng không chứng
Không Bồ Tát chúng sanh
Giác cùng với chưa giác
Thứ lớp có sai biệt.
Chúng sanh vì giải ngại
Bồ Tát chưa lìa giác
Nhập địa hằng vắng lặng
Không trụ tất cả tướng
Viên mãn quả Đại Giác
Gọi là tùy thuận khắp.
33
Những chúng sanh đời sau
Tâm không sanh hư vọng
Phật gọi người như thế
Hiện đời là Bồ Tát.
Cúng dường hằng sa Phật
Công đức đã viên mãn
Tuy có nhiều phương tiện
Đều gọi trí tùy thuận.

− Hết trích −

34
PHẨM 8: BỒ TÁT OAI ĐỨC TỰ TẠI THƯA HỎI

Oai Đức Tự Tại trong đại chúng
Từ chỗ ngồi bèn đứng thẳng lên
Đảnh lễ Đức Phật dưới chân
Đi nhiễu bên phải chung quanh ba vòng

Quỳ chắp tay bạch rằng với Phật:
-“Đức Thế Tôn đại phát từ bi
Phân biệt rộng thuyết tùy nghi
Tùy thuận tánh giác Như Lai giải bày

Khiến Bồ Tát nương lời của Phật
Mà bản tâm được thật trong lành
Được lợi ích lớn tu hành
Cúi mong Đức Phật chỉ đường về chân

Như thành lớn có thường bốn cửa
Khiến nhân dân tiện đó mà vào
Chúng sanh trình độ khác nhau
Cúi mong Đức Phật trước sau giải bày

Khiến hội này mọi người đều thấy
Người tu hành cả thảy lớp lang
Khiến cho mạt pháp chúng sanh
Mau được khai ngộ tựu thành Như Lai”

Nói xong rồi năm thân gieo đất
Thỉnh thưa cùng Đức Phật ba lần
Oai Đức Tự Tại Phật rằng:
“Lành thay ông đã vì hàng chúng sanh

Và Bồ Tát đời tương lai hỏi


Đức Như Lai cốt lõi tu hành
Ta nay sẽ nói rõ ràng
Các ông im lặng tâm thành lắng nghe”

Cả đại chúng vâng lời vui vẻ
Và chắp tay lặng lẽ kính tin
“Tánh Viên Giác thật vô biên
Nhiệm mầu trùm cả khắp liền mười phương

Thể bình đẳng thường sanh chư Phật


Bản thể đồng vốn thật không hai
35
Phương tiện tùy thuận biệt sai
Tính ra vô lượng gom bài thành ba

1. Nếu Bồ Tát ngộ đà Viên Giác
Dùng giác lành giữ được lặng an
Vọng niệm theo đó lắng liền
Biết thức phiền động trí hằng liền sanh
Thân tâm duyên khách trần diệt hết
Nội tâm liền phát tiết khinh an
Lặng lẽ nên Phật mười phương
Hiển hiện trong đó như gương phản hồi
Xa Ma Tha pháp này tên chánh

2. Bồ Tát vào được tánh giác rồi


Giác tâm thanh tịnh biết thời
Căn trần tâm tánh trên đời huyễn hư
Khởi trí huyễn để trừ pháp huyễn
Độ chúng sanh biến hiện giả hư
Quán huyễn nên phát bi từ
Từ đây khởi hạnh quán tu lần lần
Người quán huyễn không đồng cảnh huyễn
Cũng không đồng pháp quán huyễn luôn
Cả thảy tướng huyễn lìa thường
Viên diệu như đất làm mầm trưởng tăng
Tam Ma Đề tu hành phương tiện

3. Bồ Tát vào được tánh giác rồi


Giác tâm thanh tịnh không thời
Chấp quán pháp huyễn và rời tịnh yên
Rõ thân tâm đều là ngăn ngại
Còn giác minh vô ngại thong dong
Vượt qua chướng ngại và không
Thọ dụng các tướng ngoài trong cõi trần
Như âm thanh vượt ra âm cụ
Phiền não kia chẳng níu Niết Bàn
Nội tâm lặng lẽ khinh an
Diệu giác tùy thuận diệt tàn tự tha
Thân tâm chẳng khéo đà theo sánh
Chúng sanh thọ mạng tướng phù hư
Thiền Na tên gọi pháp tu
Tùy thuận viên giác cả ba môn này

Các Như Lai nhân đây thành Phật
Bồ Tát tu chuyên nhất mười phương
Đủ các phương tiện dị đồng
36
Y theo ba pháp mà thành thánh nhân

Người tu hành làm theo thánh đạo
Độ chúng sanh giáo hóa vô vàn
Khiến cho chứng thánh muôn ngàn
Bích Chi La Hán không bằng chỉ nghe

Một sát na pháp môn vô ngại
Viên Giác này tự tại tu hành”
Đức Như Lai muốn trùng tuyên
Bèn nói bài kệ lời rằng như sau:

37
− Trích kệ của Hòa Thượng Thích Thanh Từ −

Oai Đức! Ông nên biết
Tâm đại giác vô thượng
Bản tế không hai tướng
Tùy thuận các phương tiện
Số có đến vô lượng
Như Lai tổng khai thị
Gồm có ba chủng loại
Xa Ma Tha vắng lặng
Như gương chiếu các bóng
Tam Ma Đề như huyễn
Như mầm dần tăng trưởng
Thiền Na chỉ lặng dứt
Như tiếng trong đồ vật
Ba thứ diệu pháp môn
Đều là tùy thuận giác
Mười phương chư Như Lai
Và các vị Bồ Tát
Nhân đây được thành đạo
Ba việc đều viên chứng
Gọi cứu kính Niết Bàn.

− Hết trích −

38
PHẨM 9: BỒ TÁT BIỆN ÂM THƯA HỎI

Lúc bấy giờ Biện Âm Bồ Tát
Đứng dậy rồi lễ Phật dưới chân
Đi nhiễu bên phải ba vòng
Chấp tay quỳ gối thành tâm bạch rằng:

-“Pháp tu hành này chưa từng có
Pháp môn Viên Giác có bao nhiêu
Cách thức thứ lớp để tu
Cúi xin Đức Phật đại từ chỉ cho”

Lúc bấy giờ năm thân gieo đất
Thỉnh thưa cùng Đức Phật ba lần
Phật bảo Bồ Tát Biện Âm:
“Lành thay lành thay các ông đã vì

Các chúng sanh trong thời mạt pháp
Hỏi Như Lai tu tập cách nào
Nay Ta sẽ chỉ chuyên sâu
Các ông chú ý Ta đầu nói đây

Tánh Viên Giác Như Lai thanh tịnh
Vốn thật không pháp chánh để tu
Cũng không có kẻ năng tu
Bản tánh Viên Giác không do tu hành

Các chúng sanh y nơi chưa giác
Dùng huyễn mà tu các pháp môn
Hai mươi lăm thứ định luân

1. Riêng tu Chỉ
Giữ tâm vắng lặng diệt tan não phiền
Không rời chỗ Niết Bàn liền nhập
Cách này tu pháp Chỉ mà thôi

2. Riêng tu Quán
Quán như huyễn ở trên đời
Dùng Phật lực biến đủ đầy các môn
Làm công hạnh sạch trong Bồ Tát
Đà La Ni không mất tổng trì
Tịch niệm tĩnh tuệ hai thì
Riêng tu pháp Quán cách này nhập môn

39
3. Riêng tu Thiền
Diệt các huyễn mà không chấp thủ
Đoạn não phiền chứng đủ bản tâm
Gọi là tu riêng pháp Thiền

4. Trước Chỉ sau Quán


Trước giữ tâm lặng hiện tiền huệ năng
Dùng chiếu soi pháp trần như huyễn
Mà thực hành các chuyện làm lành
Trước Chỉ sau Quán tu hành

5. Trước Chỉ sau Thiền


Dùng tuệ yên tĩnh tựu thành bản tâm
Tánh lặng lẽ diệt tan phiền não
Độ sanh rồi mới đáo Niết Bàn
Sau Thiền trước Chỉ tu hành

6. Trước chỉ giữa Quán sau Thiền


Dùng tuệ lặng lẽ tựu thành độ sanh
Sau mới đoạn dẹp tan phiền não
Và cuối cùng mới đáo Niết Bàn
Trước Chỉ giữa Quán sau thiền

7. Trước Chỉ giữa Thiền sau Quán


Dùng sức lặng lẽ đoạn phiền trước tiên
Dựng thế giới độ sanh phương tiện
Trước tu Chỉ sau Quán giữa Thiền

8. Trước Chỉ sau Đồng tu quán thiền


Sức lặng lẽ sau đoạn phiền
Dựng lập thế giới nhãn tiền độ sanh
Trước tu Chỉ sau đồng Thiền Quán

9. Trước đồng tu Chỉ Quán sau Thiền


Bồ Tát dùng tĩnh lặng tu hành
Khởi biến hóa rồi đoạn phiền
Đồng tu chỉ Quán sau Thiền pháp môn

10. Trước đồng tu Chỉ Thiền sau tu Quán
Dùng tĩnh lặng vào trong tịch diệt
Sau khởi ra quán triệt trần gian
Vị này đồng tu Chỉ Thiền
Sau mới tu Quán nhập liền vào trong

40
11. Trước Quán sau Chỉ
Dùng biến hóa chúng sanh tùy thuận
Mà giữ tâm tĩnh lặng bình yên
Trước Quán sau Chỉ tu hành

12. Trước Quán sau Thiền


Biến hóa cảnh giới tâm trong Niết Bàn
Trước tu Quán sau Thiền pháp đó

13. Trước Quán giữa Chỉ sau Thiền


Bồ Tát làm Phật sự mà tâm
An trong tĩnh lặng đoạn phiền
Trước Quán giữa Chỉ sau Thiền

14. Trước Quán giữa Thiền sau Chỉ


Biến hóa làm việc đoạn phiền não xong
Tâm liền an vào trong tĩnh lặng
Sau tu Chỉ trước Quán giữa Thiền

15. Trước Quán sau đồng tu Chỉ Thiền


Dùng sức biến hóa để làm
Phương tiện tác dụng Niết Bàn cả hai
Trước tu Quán đồng thời Thiền Chỉ

16. Trước đồng tu Quán Chỉ sau Thiền


Bồ Tát dùng biến để giúp tâm
Thật lặng lẽ rồi diệt phiền
Đồng tu Quán Chỉ sau Thiền mới tu

17. Trước đồng tu Quán Thiền sau Chỉ
Sức biến hóa giúp cho tịch diệt
Trụ chỗ yên không khởi thiệt yên
Sau Chỉ đồng tu Quán Thiền

18. Trước Thiền sau Chỉ


Dùng sức tịch diệt khởi hành lặng im
Rồi trụ an ở nơi thanh tịnh
Trước tu Thiền sau tính Chỉ tu

19. Trước Thiền sau Quán


Dùng sức tịch diệt để mà khởi sanh
Cảnh lặng lẽ các hành tùy thuận
Trước tu Thiền sau Quán siêng năng

41
20. Trước Thiền giữa Chỉ sau Quán
Dùng sức lặng lẽ tâm an
Ở nơi tĩnh lự mà sanh cảnh trần
Trước Thiền giữa Chỉ phần sau Quán

21. Trước Thiền giữa Quán sau Chỉ


Sức tịch diệt của tánh không làm
Trong thanh tịnh khởi cảnh trần
Giữa Quán sau Chỉ trước tiên tu Thiền

22. Trước Thiền sau đồng thời Chỉ Quán
Dùng thanh tịnh Niết Bàn mà trụ
Trụ nơi an khởi đủ cảnh trần
Đồng thời Chỉ Quán trước tiên tu Thiền

23. Trước đồng thời Thiền Chỉ sau Quán
Sức tịch diệt giúp tâm lặng lẽ
Rồi khởi ra đủ thứ cảnh trần
Đồng thời Thiền Chỉ sau cùng Quán tu

24. Trước Thiền Quán sau Chỉ
Sức tịch diệt giúp cho biến hóa
Rồi khởi ra lặng lẽ trong lành
Đồng thời tu Quán và Thiền
Kế đó tu Chỉ theo liền kế sau

25. Viên tu ba pháp


Dùng Viên Giác hợp nhau các tướng
Mà không lìa giác tánh bản tâm
Viên tu ba pháp trong lành
Tùy thuận trong sạch tu hành lớp lang

Hai mươi lăm định luân Bồ Tát
Mọi thánh nhân chuyên nhất tu hành
Y theo pháp Phật chân thường
Giữ gìn phạm hạnh thành tâm cúng dường

Hăm mốt ngày chí tâm cầu nguyện
Rồi rút thăm pháp chánh được cho
Liền biết đốn tiệm căn cơ
Nếu còn nghi hối thì tu không thành”

Đức Thế Tôn trùng tuyên nghĩa đấy


Bèn nói lên bài kệ lời rằng:

42
− Trích kệ của Hòa Thượng Thích Thanh Từ −

Biện Âm, ông nên biết
Tất cả các Bồ Tát
Tuệ thanh tịnh vô ngại,
Đều y Thiền định sanh
Gọi là Xa Ma Tha
Tam Ma Đề, Thiền Na
Ba pháp đốn tiệm tu
Chia hai mươi lăm luân
Mười phương các Như Lai
Ba đời người tu hành
Ai chẳng nhân pháp này
Mà được thành Bồ Đề
Chỉ trừ người đốn giác
Cùng pháp chẳng tùy thuận
Tất cả các Bồ Tát
Và chúng sanh đời sau
Thường gìn giữ luân này
Tùy thuận siêng tu hành
Nương đại bi của Phật
Không lâu chứng Niết Bàn.

− Hết trích −

43
PHẨM 10: BỒ TÁT TỊNH CHƯ NGHIỆP CHƯỚNG THƯA
HỎI

Tịnh Chư Nghiệp Chướng trong đại chúng
Từ chỗ ngồi bèn đứng thẳng lên
Đảnh lễ Đức Phật dưới chân
Đi nhiễu bên phải chung quanh ba vòng

Quỳ chắp tay bạch rằng với Phật:
-“Phát môn Phật dạy thật hiếm thay
Tất cả nhân địa Như Lai
Khiến cho đại chứng được may chưa từng

Xem thấy Phật siêng năng cần khổ
Mọi công năng bày chỗ sát na
Chúng con thích thú thật là
Viên Giác vốn sạch cớ gì lại dơ

Khiến chúng sanh muội mê không đặng
Mong Thế Tôn chỉ dẫn bản tâm”
Nói xong gieo đất năm thân
Lặp lại như vậy ba lần thỉnh xin

Tịnh Nghiệp Chướng Phật liền khen ngợi:
“Thật lành thay ông hỏi Như Lai
Các chướng ngại Viên Giác này
Ta vì ông nói ông thời lắng nghe”

Tịnh Nghiệp Chướng vâng lời hoan hỷ
Cả hội trường đồng ý ngồi im
“Từ vô thủy các chúng sanh
Vọng chấp bốn tướng làm thân của mình

Ngã và nhân chúng sanh thọ mạng
Bốn đảo điên làm tánh bản tâm
Hai cảnh yêu ghét liền sanh
Với thể hư vọng lại chồng vọng thêm

Hai cái vọng nương sanh ra nghiệp
Nghiệp vọng hư tạo kiếp chuyển lưu
Nhàm chán lưu chuyển nên tu
Niết Bàn vọng thấy của đều giả hư

44
Vì bệnh này không cho nhập tánh
Viên Giác không ngăn cản mình vào
Vào Viên Giác chẳng mời đâu
Khởi niệm dừng niệm cũng đều là mê

Gốc vô minh khởi từ vô thủy
Nhận nó làm chủ tể của mình
Không có mắt tuệ trầm luân
Người không tự giết vô minh khó trừ

Được người yêu với ta tùy thuận
Thì sanh tâm vui sướng không cùng
Không thuận oán ghét liền sanh
Vì tâm yêu ghép lớn dần vô minh

Nên cầu đạo không thành quán triệt
Ngã tướng là chứng biết bản thân
Như người đang chỗ bình an
Tay chân thư thả như dường vô tâm

Khi bỗng nhiên có điều châm đốt
Thì thấy liền có nhột ngay mà
Thế nên chứng biết có ta
Tâm kia chứng quả Phật Đà vô sanh

Dù trong lành nhưng là tướng ngã
Còn thế nào là có tướng nhân?
Chúng sanh ngộ chứng liền sanh
Ngộ chẳng phải ngã liền thành tướng nhân

Ngộ Niết Bàn cũng đều là ngã
Chứng lý đầy gọi đó tướng nhân
Thế nào là tướng chúng sanh?
Tâm tự chứng ngộ nên không thấy rằng

Là chúng sanh không là bỉ ngã
Là chúng sanh không có là ta
Chúng sanh chẳng phải người ta
Chúng sanh liễu chứng đều là ngã nhân

Tướng ngã nhân mà không đến đặng
Sở liễu còn là tướng chúng sanh
Tướng thọ mạng có biết chăng?
Tâm trí thanh tịnh đã rành liễu tri

45
Trí không thể thấy tức thì thọ mạng
Nếu tâm soi thấy đặng cấu trần
Giác sở giác chẳng lìa trần
Như là nước nóng làm tan băng rồi

Băng đâu biết băng thời tan chảy
Năng sở đều cả thảy không còn
Tới chỗ cứu cánh Niết Bàn
Nhập tánh Viên Giác chân thường diệu vi

Chúng sanh đời sau vì bốn tướng
Uổng công tu chỉ đặng hữu vi
Không chứng được thánh quả chi
Đúng là mạt thế suy vi đạo vàng

Nhận tướng ngã Niết Bàn can bản
Ôm vô minh không chứng bản tâm
Như người nhận giặc làm con
Gia bảo của họ chẳng thành được đâu

Ái Niết Bàn cũng là sanh tử
Dẹp gốc ta chứng đủ Niết Bàn
Ghét sanh tử cũng sai lầm
Không là giải thoát bệnh thành nặng hơn

Làm sao biết pháp không giải thoát
Chúng sanh tu đạo Phật Bồ Đề
Mới chứng chút ít đã khoe
Chưa đoạn ngã tướng tâm mê vẫn còn

Có người khen pháp môn của họ
Tâm hân hoan muốn độ cho người
Chỗ sở đắc bị chê bai
Tâm liền sân hận giận người ngu si

Ngã tướng kia chấp trì kiên cố
Ẩn núp nơi khắp chỗ các căn
Lai vãng tạng thức không ngừng
Ngã tướng chưa đoạn ngại ngăn đường vào

Không nhập được tâm cao Viên Giác
Biết ngã không chẳng bác ngã tâm
Thấy ta nói pháp sai lầm
Vì chưa đoạn sạch ngã tâm trong lòng

46
Những chúng sanh đời sau pháp bệnh
Vì ngã tâm chưa tận diệt xong
Thế nên mới thật đáng thương
Siêng năng cần mẫn lại tăng sai lầm

Nên không vào tịnh thanh Viên Giác
Các chúng sanh chưa đắc ngã không
Mà theo Đức Phật tu hành
Trọn không thành tựu đạo vàng Như Lai

Chúng chưa được mà thời nói được
Chưa chứng mà nói đắc chứng rồi
Ai hơn tật đố không thôi
Chưa đoạn ngã ái không vào tánh Viên

Chúng đời sau mong liền thành đạo
Chẳng tu hành chỉ thạo đa văn
Khiến cho tăng trưởng ngã tâm
Phải khởi dõng mãnh phục hàng trần lao

Những pháp nào chưa xong phải được
Pháp chưa trừ phải buộc diệt tan
Tham sân ái mạn không sanh
Siểm khúc tật đố cảnh trần tâm không

Tướng ngã nhân yêu thương vắng lặng
Phật nói người sẽ đặng tựu thành
Cầu thiện tri thức thành công
Chẳng rơi tà kiến hố hâm chông gai

Nếu sở cầu còn dài yêu ghét
Chắc chăn không thể biết biển lành
Không vào Viên Giác tịnh thanh
Chưa trừ ngã tướng sao thành đạo đây”

Đức Như lai trùng tuyên nghĩa đấy
Bèn nói lên bài kệ sau đây:

47
− Trích kệ của Hòa Thượng Thích Thanh Từ −

Tịnh Nghiệp ông nên biết
Tất cả các chúng sanh
Đều do chấp ngã ái
Luân hồi từ vô thủy
Chưa trừ được bốn tướng
Chẳng được thành Bồ Đề
Yêu ghét sanh nơi tâm
Siểm khúc còn các niệm
Cho nên nhiều mê muội
Không vào được thành Giác
Nếu hay về cõi ngộ
Trước dẹp tham sân si
Ái chẳng còn nơi tâm
Dần dần sẽ thành tựu
Thân ta vốn chẳng có
Yêu ghét từ đâu sanh
Người này cầu thiện hữu
Trọn chẳng rơi tà kiến
Chỗ cầu riêng sanh tâm
Cứu kính chẳng thành tựu

− Hết trích −

48
PHẨM 11: BỒ TÁT PHỔ GIÁC THƯA HỎI

Bồ Tát Phổ Giác trong đại chúng
Từ chỗ ngồi bèn đứng thẳng lên
Đảnh lễ Đức Phật dưới chân
Đi nhiễu bên phải chung quanh ba vòng

Quỳ chắp tay bạch rằng với Phật:
-“Đức Thế Tôn chân thật đại bi
Khéo nói thiền bệnh diệu vi
Khiến cho đại chúng hết nghi hiểu rành

Tâm rỗng rang được an ổn lớn
Những chúng sanh sống chốn mê lầm
Vào đời mạt pháp xa xăm
Vì xa cách Phật thánh nhân thưa lần

Tà pháp mạnh chúng sanh cầu pháp
Cầu người nào xác lập đi theo
Y theo những pháp tu nào
Thực hành phạm hạnh lấy đâu mà làm

Làm thế nào phát tâm kiên chỗ
Trừ bệnh gì khỏi chỗ lầm than”
Cúi xin Đức Phật Thế Tôn
Từ bi chỉ dạy cho hàng chúng sanh

Nói lời rồi năm thân gieo đất
Thỉnh ba lần xá Phật rồi lui
Phổ Giác Đức Phật trả lời:
“Lành thay ông hỏi Như Lai chuyện này

Chuyện tu hành vào đời mạt pháp
Khiến chúng sanh chuyên nhất đạo thành
Nay ông hãy lắng tâm thành
Ta nay sẽ nói tu hành làm sao”

Bồ Tát Phổ Giác theo lời dạy
Hoan hỷ cùng cả thảy chúng tăng
Lắng nghe yên lặng lời vàng
“Chúng sanh mạt pháp phát tâm cầu hiền

Thiện tri thức tu hành tinh tấn


Phải cầu người có chánh kiến tri
49
Tâm không trụ tướng hữu vi
Chẳng chấp cảnh giới nhị thừa hữu biên

Trong trần lao tâm hằng thanh tịnh
Dù đôi khi thị hiện lỗi lầm
Nhưng vẫn tán thán tịnh thanh
Không khiến đại chung sai đường luật nghi

Người như thế tức thì như Phật
Khiến tựu thành chân thật pháp môn
Chánh đẳng chánh giác chân thường
Gặp thầy như thế thành tâm cúng dường

Chẳng tiếc thân tiền tài sinh mạng
Bậc thầy hiền trong tướng oai nghi
Thường hiện thanh tịnh diệu vi
Lắm khi hiện lỗi tâm thì không kiêu

Có vợ con lòng đều kính trọng
Đối với thần phải trọn niềm tin
Không khởi niệm ác tỵ hiềm
Được chỗ rốt ráo thấy liền bản tâm

Tâm phát sáng mười phương cõi nước
Vị thầy hiền đã được diệu thông
Nên lìa bốn bệnh sạch trơn
Bệnh làm bệnh mặc bệnh ngừng bệnh tiêu

Nếu có người nói điều như vậy:


- Tôi thích làm cả thảy hạnh lành
Để cầu Viên Giác tịnh thanh
Song tánh Viên Giác không mong do làm

Bệnh thứ hai thực hành mặc kệ
Nếu có người nói thế này đây:
- Niết Bàn sanh tử cả hai
Ta đều mặc kệ tùy thời nhân duyên

Để cầu liền Chân Như Viên Giác
Song tánh kia Viên Giác chẳng do
Mặc tình mà có bao giờ
Nên nói là bệnh ngu ngơ sai lầm

Ba bệnh ngừng có người lại nói:
- Ta tự tâm ngừng mọi niệm lành
50
Để được lặng lẽ bình an
Mong cầu Viên Giác thường hằng tịnh thanh

Song Viên Giác không ngừng mà có
Nên nói là chỗ đó bệnh sai
Bốn bệnh tiêu diệt lầm thay
Khi có người nói: - Ta nay
Đoạn trừ tất cả nơi đây não phiền

Tâm hoàn toàn không liền sở hữu
Thảy sạch trơn dơ cấu căn trần
Tất cả vắng lặng bình an
Để cầu Viên Giác chân thường tịnh thanh

Song Viên Giác tướng không tịch diệt
Nên đây là chính thiệt bệnh lầm
Rời bốn bệnh đó quyết tâm
Là theo chánh quán ngược đường là sai

Các chúng sanh vào đời mạt pháp


Muốn tu hành phải gặp minh sư
Cúng dường thờ phụng như như
Đoạn tâm kiêu mạn xa lìa hận sân

Nếu minh sư hiện thân nghịch thuận
Cũng nên xem bình đẳng như không
Mọi thời rốt ráo thể đồng
Mới vào Viên Giác chân thường tịnh thanh

Các chúng sanh không thành đạo quả
Đều là do tất cả hạt mầm
Thường xuyên yêu ghét người mình
Kể từ vô thủy nên ngăn Phật Đà

Xem oan gia như là cha mẹ
Tâm không hai toàn thể chúng sanh
Từ bỏ oán ghét yêu thương
Chúng sanh phát nguyện tu hành đời sau

Muốn tìm cầu Chân Như Viên Giác
Phải phát tâm nói được như vầy:
Chúng sanh tất cả trời người
Con đều khiến được vào nơi Niết Bàn

Khiến mở tâm Chân Như Viên Giác
51
Khiến diệt trừ các tướng ngã nhân”
Phát tâm như vậy không lầm
Lúc đó Đức Phật trùng tuyên kệ rằng:

52
− Trích kệ của Hoà Thượng Thích Thanh Từ −

Phổ Giác ông nên biết
Những chúng sanh đời sau
Muốn cầu thiện tri thức
Nên cầu người chánh kiến
Tâm xa lìa Nhị thừa
Trong pháp trừ bốn bệnh
Là Tác, Chỉ, Nhậm, Diệt
Thân cận không kiêu mạn
Xa lìa không sân hận
Thấy các thứ cảnh giới
Tâm phải sanh hy hữu
Xem như Phật ra đời
Không phạm điều trái luật
Giới căn hằng thanh tịnh
Độ tất cả chúng sanh
Rốt ráo vào Viên giác
Không có tướng ngã nhân
Nên y chánh trí tuệ
Liền được khỏi tà kiến
Chứng giác Bát Niết Bàn.

− Hết trích −

53
PHẨM 12: BỒ TÁT VIÊN GIÁC THƯA HỎI

Bồ Tát Viên Giác trong đại chúng
Từ chỗ ngồi bèn đứng thẳng lên
Đảnh lễ Đức Phật dưới chân
Đi nhiễu bên phải chung quanh ba vòng

Quỳ chắp tay bạch rằng với Phật:
-“Đức Thế Tôn chân thật đại bi
Vì chúng con đã tuỳ nghi
Rộng nói phương tiện mở bày Chân Như

Khiến đời sau được nhiều lợi lớn
Chúng con nay đã trọn liễu tri
Đức Thế Tôn diệt độ khi
Chúng sanh chưa ngộ xin vì rộng tuyên

Làm thế nào cư an cảnh giới
Để tu hành đi tới Chân Như
Viên Giác ba quán đại thừa
Pháp nào tu trước tu sau pháp nào”

Nói xong rồi thân gieo xuống đất
Thỉnh thưa và lạy Phật ba lần
Thế Tôn bảo Viên Giác rằng:
“Lành thay ông đã hỏi rành Như Lai

Các phương tiện cho đời mạt pháp
Khiến chúng sanh an lập tương lai
Là việc bố thí sáng ngời
Ta nay sẽ nói ông thời lắng nghe”

Vâng lời dạy chắp tay hoan hỷ
Viên Giác và toàn thể chúng tăng
Lắng nghe im lặng tâm thành
“Tất cả chúng sanh mạt pháp hiện giờ

Muốn tu hành Chân Như Viên Giác
Nơi cảnh chùa lầu gác mà tu
Nếu như duyên sự không cho
Tuỳ phần quán sát dựng lo đạo tràng

Lập đạo tràng có ba kỳ hạn
Trăm hai mười ngày đặng trường kỳ
54
Trăm ngày tên gọi trung kỳ
Tám mười ngày đúng hạ kỳ cư an

Phật tại thế thì nên chánh quán
Phật diệt rồi lập tượng oai nghiêm
Mắt nhìn tâm tưởng nghĩ liền
Quán Phật như thể hiện tiền thế gian

Treo tràng phan hương hoa nghiêm tịnh
Hăm mốt ngày niệm chánh hồng danh
Mười phương sám hối chí thành
Thấy được cảnh giới tâm an trong lành

Nếu nhằm đầu cư an mùa Hạ
Phải quyết tâm nương trụ Bồ Đề
Tu hạnh Bồ Tát xin thề
Không nương đồ chúng xa lìa thanh văn

Đối trước Phật tâm thành mà bạch:
-Con Ưu Bà Tắc Ưu Bà Di
Tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni
Tên là Văn Mỗ quyết y đại thừa

Mà tu hạnh Chân Như tịch diệt
Đông nhập vào tướng thật tịnh thanh
Lấy Viên Giác làm già làm
Trong tánh bình đẳng thân tâm an nhàn

Vì tự tánh Niết Bàn không buộc
Nguyện không y hệ thuộc thanh văn
Y nơi chư Phật mười phương
An cư ba tháng tu hành Chân Như

Vì nhân duyên chuyên tu đại hạnh
Bồ Tát thừa Vô Thượng trong lành
Nên không hệ thuộc chúng tăng
Theo tánh Viên Giác xa đường thanh văn

Nếu chúng sanh đời sau cầu đạo
Theo ba kỳ thấu đáo siêng năng
Nếu thấy cảnh hiện trong tâm
Không đúng lời Phật thì đừng nên theo

Vì có thể ma đeo quấy phá
Ngũ ấm ma nương gá người tu
55
Nếu lấy tu chỉ làm đầu
Giữ cho lặng lẽ không cầu nghĩ suy

Lặng tột tâm sinh thì bản giác
Sẽ hiện tiền tròn khắp châu thân
Đến cả thế giới lan tràn
Chúng sanh khởi niệm tâm liền biết ngay

Ngàn thế giới cũng thời như thế
Thấy như vầy đúng chỉ nhà thiền
Nếu không ma phá bỏ liền
Nếu tu quán trước thì nên tưởng thường

Khắp mười phương Như Lai Bồ Tát
Rồi tu hành chuyên nhất pháp môn
Để được tam muội thường chân
Pháỉ phát đại nguyện tập huân chủng lành

Trong khi tu nếu sanh cảnh giới
Không giống như lời nói Như Lai
Tức là ma hiện phá rồi
Không nên chấp lấy để thời lầm điên

Nếu chúng sanh tu thiền trước nhất
Thì phải tu sổ tức pháp môn
Tâm biết các niệm diệt sanh
Chừng ngằn số lượng trong từng oai nghi

Tăng tiến dần đến khi biết được
Từng hạt mưa hệ thuộc mười phương
Cõi nước thế giới trăm ngàn
Như xem trước trong lòng bàn tay

Nếu cảnh giới như vầy là tốt
Trái lại thời nhất thiết không theo
Đó là ma hiện quấy đèo
Phương tiện tu đầu pháp quán thiền na

Chúng sanh năng tu ba pháp quán
Thì Như Lai xuất hiện ở đời
Chúng sanh căn độn đời sau
Tâm muốn cầu đạo không sao tựu thành

Do nghiệp chướng siêng năng sám hối
Việc đầu tiên diệt lỗi ghét thương
56
Tật đố siểm khúc kiêu căng
Trong ba phép quán tu lần từng môn

Pháp này không tu sang pháp khác
Tâm không buông chứng đắc mới thôi”
Đức Phật lập lại nghĩa này
Mới nói bài kệ có lời như sau

− Trích kệ của Hoà Thượng Thích Thanh Từ −

Viên Giác ông nên biết
Tất cả các chúng sanh
Muốn cầu Vô thượng đạo
Trước nên kết ba kỳ
Sám hối nghiệp vô thủy
Qua hai mươi mốt ngày
Sau đó chánh tư duy
Nếu không phải chỗ nghe
Rốt ráo chẳng nên chấp
Xa Ma Tha rất tịnh
Tam Ma chánh nhớ nghĩ
Thiền Na rõ Sổ tức
Ấy gọi ba Tịnh quán
Nếu siêng năng tu tập
Ấy gọi Phật xuất thế
Độn căn chưa thành tựu
Tâm thường siêng sám hối
Tất cả tội vô thủy
Các chướng nếu tiêu diệt
Cảnh Phật liền hiện tiền.

− Hết trích −

57
PHẨM 13: BỒ TÁT HIỀN THIỆN THỦ THƯA HỎI
Hiền Thiện Thủ ở trong đại chúng
Từ chỗ ngồi bèn đứng thẳng lên
Đảnh lễ Đức Phật dưới chân
Đi nhiễu bên phải chung quanh ba vòng

Quỳ chắp tay bạch rằng với Phật:
-“Đức Thế Tôn chân thật đại bi
Khai ngộ kinh bất tư nghì
Kinh quý tên gì kính bạch Thế Tôn

Xin Phật dạy phụng trì đúng cách
Việc tu hành công đức ra sao
Bảo hộ người tụng cách nào
Và nên lưu bố nơi nao kinh này”

Nói tới đây năm thân gieo đất
Thỉnh thưa và lạy Phật ba lần
Hiền Thiện Thủ Phật nói rằng:
“Lành thay ông đã hỏi rành Như Lai

Những danh tự kinh này công đức
Các ông nên gắng sức lắng nghe”
Ngài Hiền Thiện Thủ chắp tay
Cùng hàng tăng chúng vâng lời im nghe

“Kinh này do trăm ngàn muôn ức
Hằng hà sa chư Phật nói ra
Ba mười chư Phật hộ trì
Mười phương Bồ Tát quy y kinh này

Con mắt lành mười hai kinh điển
Kinh này tên nổi tiếng như sau

Đại Phương Quảng Viên Giác Đà La Ni


Tu Đa La Liễu Nghĩa
Bí Mật Vương Tam Muội
Như Lai Quyết Định Cảnh Giới
Như Lai Tụ Tánh Sai Biệt

Kinh này pháp Phật nhiệm mầu
Chỉ bày cảnh giới để vào Như Lai

Nên chỉ có Phật ngài tuyên nói


58
Các chúng sanh đúng lối tu hành
Dần dần tăng tiến đạo thành
Đại thừa đốn giáo chỉ đường nẻo chân

Cũng nhiếp cả chúng sanh căn độn


Như biển to ôm trọn muôn sông
Dòng to dòng nhở về chung
Muỗi ruồi rồng báu cũng cùng no luôn

Nếu có người thuần dùng bảy báu
Đầy tam thiên đem bố thí đều
Phước đức người đó rất nhiều
Nhưng không bẳng kẻ nghe điều trong kinh

Hiểu nghĩa lý vài hàng tròn khóa
Nếu có người giáo hóa chúng sanh
Hằng sa đắc quả thánh nhân
Không bằng người nói giải rành nửa chương

Nếu có người nghe kinh kính tín
Phải hiểu rằng họ đặng phước lành
Đã từng nhiều kiếp trồng căn
Hằng sa đời trước nghe chân kinh này

Nên bây giờ nghe thời tin nhận
Các ông nên cố gắng hộ trì
Những người trì tụng kinh này
Không cho ma quỷ não người thoái tâm”

Khi ấy có ở trong hội chúng
Thần Kim Cương tám vạn vị thần
Cùng với quyến thuộc thân bằng
Chỗ ngồi đứng dậy đảnh chân Phật ngài

Đi nhiễu ba vòng rồi bạch Phật
-“Bạch Thế Tôn nếu thật chúng sanh
Thọ kinh này để tu hành
Chúng con nguyện sẽ chuyên tâm hộ trì

Như giữ tròng của hai con mắt


Nơi đạo tràng nghiêm ngặt tuần tra
Điều khiển đồ chúng gần xa
Hàng đêm bảo vệ chúng ma chẳng gần

Khiến cho người tu hành tinh tấn
59
Các thân nhân đều đặng bình an
Tai chướng bệnh dịch tiêu tan
Lại không thiếu thốn mọi phương diện thường”

Đại Phạm Vương, Thiên Vương hăm tám
Tinh Tu Di Sơn Thắng Đại Vương
Cùng với Hộ Quốc Thiên Vương
Chỗ ngồi đứng dậy đảnh chân Đại Hùng

Rồi đi nhiễu ba vòng bên phải
Xong chắp tay lạy Phật bạch rằng:
-“Con xin nguyện, bạch Thế Tôn
Hộ trì người tụng khiến tâm không lùi”

Lúc ấy thời quỷ vương Đại Lực
Kiết Bàn Trà cùng với thân nhân
Mười muôn đảnh Phật dưới chân
Đi nhiễu bên phải ba vòng thưa nhanh:

-“Bạch Thế Tôn chúng con cũng nguyện


Trọn sớm chiều sẽ hiện kề bên
Bảo hộ người tụng đọc kinh
Khiến cho chẳng thoái một lòng siêng tu

Ở trong khoảng một do tuần rộng
Có quỷ thần xâm phạm khu này
Con sẽ đập hắn nát thân
Tan ra thành cám bụi trần mới thôi”

Phật nói kinh tuyệt vời này trọn
Khắp trời người đại chúng thiên long
Thánh tăng Bồ Tát Thiên Vương
Nghe lời Phật dạy vâng làm kính tin

60
61

You might also like