TỶ GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

BÀI THẢO LUẬN


Môn: Lý thuyết tài chính tiền tệ 2

ĐỀ: TỶ GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TỶ GIÁ TẠI


VIỆT NAM
Giảng viên: Phạm Thành Đạt
Lớp học phần: LTTCTT2-03

Nhóm 5
Nguyễn Chí Dũng 1181069 Trần Minh Hoàng 11212376

Nguyễn Ngọc Khánh Sơn 11215177 Hoàng Minh Khôi 11212895

Thân Hoàng Minh 11213934 Nguyễn Viết Duy 11211693

Hà Mạnh Dũng 11218855

Hà Nội, 11/2022
MỤC LỤC
Lời mở đầu ................................................................................................................................ 1
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ. ........................................................................................... 2
I. Tỷ giá hối đoái........................................................................................................................ 2
1. Các khái niệm, phân loại: ................................................................................................. 2
1.1. Khái niệm tỷ giá ...............................................................................................................................2
1.2. Đồng tiền yết giá, đồng tiền định giá: .............................................................................................2
1.3. Phân loại tỷ giá: ...............................................................................................................................2
2. Phương pháp niêm yết tỷ giá: .......................................................................................... 4
3. Các chế độ tỷ giá đối hoái: ............................................................................................... 4
a, Tỷ giá đối hoái thả nổi: .......................................................................................................................4
b, Tỷ giá đối hoái cố định: ......................................................................................................................4
c, Chế độ tỷ giá đối hoái thả nổi có điều kiện: .......................................................................................5
4. Phương pháp xác định tỷ giá đối hoái: ........................................................................... 5
a, Phương pháp tiếp cận thị trường tiền tệ ...........................................................................................5
b, Phương pháp tiếp cận thị trường tài sản ...........................................................................................5
II. Chính Sách Tỷ Giá ................................................................................................................ 6
1.Khái niệm ............................................................................................................................ 6
2. Mục tiêu ............................................................................................................................. 6
3. Các chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái ....................................................................... 7
1. Chính sách chiết khấu.........................................................................................................................7
3. Phá giá tiền tệ. ....................................................................................................................................8
4. Nâng giá tiền tệ. .................................................................................................................................9
B. Hiệu quả trong điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong những năm gần đây ... 9
I. Khái quát hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN những năm gần đây.............................. 9
a. 2011 - 2018 .........................................................................................................................................9
b. Năm 2019 .........................................................................................................................................13
c. Năm 2020 .........................................................................................................................................14
d. Năm 2021 .........................................................................................................................................20
e. Năm 2022 .........................................................................................................................................25
II. Các nhân tố tác động đến tỷ giá: ....................................................................................... 32
a.Lạm phát ............................................................................................................................ 32
b.Lãi suất .............................................................................................................................. 35
c.Cán cân thanh toán ............................................................................................................ 36
d.Nợ công ............................................................................................................................. 40
III. Tỷ giá hối đoái tác động đến các nhân tố ........................................................................ 42
a.Tác động tới hoạt động nhập khẩu hàng hoá: .................................................................... 42
b.Tác động tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá: ..................................................................... 43
b.Tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài: .......................................................................... 43
d.Tác động tới nợ nước ngoài và dịch vụ thu ngoại tệ của các quốc gia: .............................. 44
e.Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế: ......................................... 44
IV. Đánh giá ............................................................................................................................. 45
1.Tiến bộ: .............................................................................................................................. 45
2. Hạn chế ............................................................................................................................. 47
V. Giải pháp bình ổn tỷ giá của đồng Việt Nam ................................................................... 48
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 55
Lời mở đầu

Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của
mỗi quốc gia, là công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền và do vậy có tác động như
một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế, quản lý kinh tế, có ảnh hưởng mạnh mẽ
tới giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế – xã hội của nước đó và các nước có liên quan.

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, khi mà quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế
diễn ra mạnh mẽ, tỷ giá biến động từng ngày, từng giờ, đòi hỏi nhà nước phải có những
chính sách tỷ giá phù hợp để ổn định và phát triển kinh tế bền vững. Ở Việt Nam, các nhân
tố tác động trực tiếp tới tỷ giá như lạm phát, lãi suất, ngoài ra còn có các nhân tố gián tiếp
quan trọng như cán cân thanh toán, nợ công. Nhận thức được tầm quan trọng của tỷ giá
cũng như vai trò của chính sách tỷ giá đối với nền kinh tế, dựa trên cơ sở những kiến thức
đã học và tìm hiểu các tài liệu tham khảo, nhóm chúng em xin chọn đề tài “Tỷ giá và các
nhân tố tác động tới tỷ giá tại Việt Nam” làm đề tài thảo luận. Trong quá trình tìm hiểu
không tránh được những thiếu sót, nhóm chúng em rất mong nhận được những nhận xét,
góp ý từ thầy.

1
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ.
I. Tỷ giá hối đoái
1. Các khái niệm, phân loại:
1.1. Khái niệm tỷ giá
Tỷ giá là mức giá tại một thời điểm đồng tiền của một quốc gia hay khu vực có thể
được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia hay khu vực khác. Theo đó tỷ giá được tính
bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ. Khi tỷ giá giảm đồng nghĩa với việc đồng
nội tệ lên giá và ngoại tệ giảm giá, ngược lại tỷ giá tăng thì đồng nội tệ giảm còn ngoại tệ
sẽ lên giá.
1.2. Đồng tiền yết giá, đồng tiền định giá:
Đồng tiền yết giá (commodity currency- C) là đồng tiền có số đơn vị cố định và
bằng một đơn vị, nằm ở bên trái dấu gạch chéo.(“/”)
Đồng tiền định giá (term currency - T) là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc
vào quan hệ cung cầu trên thị trường, nằm ở bên phải dấu gạch chéo.
Thực tế cho thấy các đồng tiền yết giá thường là các đồng tiền mạnh như USD,
AUD, … còn các đồng tiền yếu sẽ giữ vai trò là đồng tiền định giá như VND. Tuy nhiên
một đồng tiền có thể vừa đóng vai trò là đồng tiền yết giá với đồng tiền này nhưng là đồng
tiền định giá của đồng tiền khác.
Ví dụ: USD/VND = 24.867,50 thì USD là đồng tiền yết giá, còn VND là đồng tiền
định giá.

1.3. Phân loại tỷ giá:


a, Theo nghiệp vụ giao dịch:
Tỷ giá mua: Là mức giá chủ thể được yết giá, họ sẵn sàng trả để mua vào một đơn
vị đồng yết giá. Dễ hiểu hơn là tỷ giá ngân hàng dùng để mua ngoại tệ từ khách hàng,
hoặc tỷ giá mà khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng.

Tỷ giá bán: Là mức giá chủ thể sẵn sàng đổi một đơn vị đồng tiền yết giá để đổi
lấy đồng tiền định giá. Nghĩa là tỷ giá ngân hàng dùng để bán ngoại tệ cho khách hàng,
hoặc tỷ giá mà khách hàng mua ngoại tệ từ ngân hàng.
b, Theo thị trường yết giá:
2
Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng Trung ương)
công bố áp dụng vào một thời kỳ nhất định.
Tỷ giá thị trường: Được hình thành trên cơ sở cung cầu của thị trường
Đối với những quốc gia đang duy trì chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá chính thức và
thị trường tồn tại song hành. Trong đó, tỷ giá chính thức làm căn cứ cho tỷ giá niêm yết
tại các ngân hàng thương mại và dao động với một biên độ cho phép, còn tỷ giá thị
trường tự do không chịu sự kiểm soát của ngân hàng này.
Tùy vào từng thời điểm và giai đoạn mà có sự điều tiết tỷ giá của từng quốc gia,
chẳng hạn tỷ giá chính thức có thể hoàn toàn độc lập với tỷ giá thị trường nhưng có những
lúc lại lấy tỷ giá thị trường làm tham chiếu.

c, Theo kỳ hạn

Tỷ giá giao ngay: Là loại tỷ giá được áp dụng cho những hợp đồng mua bán ngoại
tệ được thực hiện sau 2 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu giao dịch.
Tỷ giá kỳ hạn: Là loại tỷ giá được áp dụng cho các hợp đồng mua bán ngoại tệ
được ký kết ngày hôm nay nhưng thực hiện giao dịch lại diễn ra ở một thời điểm
xác định trong tương lai. Nếu tỷ giá thị trường biến động, đến thời điểm đáo hạn
thì tỷ giá thực hiện vẫn được giữ nguyên theo hợp đồng đã ký kết ban đầu.

d, Theo mối quan hệ giữa các đồng tiền:

Đây được xem là cách phân loại chuẩn nhất và quan trọng nhất, áp dụng cho những
mục tiêu nghiên cứu khả năng cạnh tranh về giá trong thương mại giữa các quốc gia. Mức
tỷ giá giữa các đồng tiền là không giống nhau, vì vậy trong quá trình tìm hiểu sức cạnh
tranh giữa các mặt hàng hóa dịch vụ, các nhà nghiên cứu thường dùng chỉ số tỷ giá để dễ
so sánh với mục đích là quy về cùng một thời điểm gốc. Chỉ số tỷ giá bao gồm:
Chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương: Biểu thị sự thay đổi sức mua danh nghĩa
của 2 đồng tiền chưa tính đến sự biến động mức giá cả hàng hóa ở hai quốc gia
khác nhau. Mức tăng hay giảm của chỉ số này không phải đánh giá vào mức độ
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Chỉ số tỷ giá thực song phương: Chính là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo
mức giá tương đối giữa 2 quốc gia. Vì thế tỷ giá thực sẽ phản ánh được mức giá
của hàng hóa nội địa so với hàng hóa nước ngoài.

3
2. Phương pháp niêm yết tỷ giá:
Có hai phương pháp yết tỷ giá đó là: Yết tỷ giá trực tiếp và yết tỷ giá gián tiếp
(Direct and Indirect Quotes).
a, Phương pháp yết giá trực tiếp:
Một số lượng cố định ngoại tệ được biểu hiện bằng một số lượng biến đổi nội tệ.
Đồng tiền yết giá là ngoại tệ, đồng tiền định giá là nội tệ.
Đa số các nước biểu diễn theo phương pháp trực tiếp và đồng USD là đồng tiền
yết giá.
Ví dụ: Tại Hà Nội, ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam niêm
yết giá bán USD là 24,867đ điều đó có nghĩa là 1 USD bằng 24,867đ. Theo phương pháp
này ngoại tệ là đồng tiền yết giá còn tiền trong nước (nội tệ) là đồng tiền định giá.
b, Phương pháp yết giá gián tiếp:
Một số lượng cố định nội tệ được biểu hiện bằng một số lượng biến đổi ngoại tệ.
Đồng tiền yết giá là nội tệ, đồng tiền định giá là ngoại tệ.
Theo thông lệ nước Anh liên minh châu Âu thường sử dụng phương pháp này.

3. Các chế độ tỷ giá đối hoái:


a, Tỷ giá đối hoái thả nổi:
Tỷ giá hối đoái thả nổi là loại tỷ giá được xác định dựa trên mối quan hệ cung –
cầu trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá này thay đổi phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của
thị trường mà không có bất kỳ một sự can thiệp nào từ phía nhà nước.
Việc sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái này sẽ giúp cho nguồn lực được cân bằng và
phân bố hiệu quả. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi giúp cho nền kinh tế thế giới được ổn
định, cán cân thanh toán trở nên cân bằng, hạn chế được các rủi ro và bất lợi đối với nền
kinh tế.
Tuy nhiên, thực tế trên thế giới hiện nay không có một quốc gia nào áp dụng chế
độ tỷ giá hối đoái này. Đa phần các chính phủ sẽ can thiệp nhằm hạn chế những biến
động mạnh của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước.

b, Tỷ giá đối hoái cố định:

4
Tỷ giá hối đoái cố định là tỷ giá được ngân hàng nhà nước thiết lập và duy trì.
Việc sử dụng tỷ giá hối đoái cố định giúp cho môi trường đầu tư nước ngoài ổn định,
làm giảm tỷ lệ lạm phát đồng thời giảm thiểu tối đa sự biến động của thị trường.
Tuy nhiên, chế độ tỷ giá hối đoái này lại không được sử dụng tại các quốc gia
trên thế giới. Bởi lẽ, việc duy trì chế độ tỷ giá này trong một thời gian dài có thể dẫn đến
mất cân bằng cán cân thanh toán.

c, Chế độ tỷ giá đối hoái thả nổi có điều kiện:


Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ mà trong đó tỉ giá biến động theo quan
hệ cung cầu trên thị trường và ngân hàng trung ương có tiến hành can thiệp trên thị trường
ngoại hối nhằm ảnh hưởng đến tỷ giá nhưng ngân hàng trung ương không cam kết duy trì
một tỉ giá cố định hay biên độ dao động nào xung quanh tỷ giá trung tâm.
Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý là sự dung hòa giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ
tỉ giá thả nổi tự do. Vì vậy, nó kết hợp được những ưu điểm của cả hai chế độ nhưng đồng
thời cũng cho những hạn chế nhất định.
Chế độ này có ưu điểm là tỷ giá tương đối ổn định do đó góp phần ổn định kinh tế,
thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế. Đảm bảo tính độc lập tương đối của chính sách tiền
tệ, hạn chế được những ảnh hưởng do các cú sốc từ bên ngoài đến với kinh tế.
Nhưng để duy trì chế độ này, ngân hàng trung ương cũng phải có lượng ngoại tệ đủ
mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết và phải xác định mức độ can thiệp phù hợp,
nếu không sẽ trở thành chế độ tỷ giá cố định.

4. Phương pháp xác định tỷ giá đối hoái:


a, Phương pháp tiếp cận thị trường tiền tệ
Theo phương pháp này thì tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên lý thuyết ngang
bằng về sức mua.
Khi các điều kiện khác không thay đổi, lượng cung tiền tương đối của một nước tăng
lên thì tỷ lệ tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nước đó với đồng tiền nước khác cũng tăng theo.
Tương tự, khi các điều kiện khác như nhau, tỷ lệ lạm phát tăng sẽ kéo theo sự gia
tăng của tỷ giá hối đoái. Các điều kiện khác không thay đổi, sự gia tăng của thu nhập sẽ
làm tăng tỷ giá hối đoái.
b, Phương pháp tiếp cận thị trường tài sản
Theo phương pháp tiếp cận thị trường tài sản, người ta xem tỷ giá hối đoái là giá cả
tương đối của hai tài sản với nhau, được tính dựa trên sức mua tương lai của tài sản đó.
5
Chính vì vậy, theo phương pháp này thì tỷ giá hối đoái sẽ chịu sự tác động của các yếu tố
như:
Tỷ suất sinh lời dự kiến của khoản tiền được giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Khả năng chuyển đổi tài sản.
Các rủi ro của tài sản.

II. Chính Sách Tỷ Giá


1.Khái niệm
Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện thường là Ngân
hàng trung ương) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định và hệ thống các công 9 cụ can thiệp
nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần
thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia.
Vì là một bộ phận của chính sách tiền tệ nên mục tiêu của chính sách tỷ giá theo
nghĩa rộng cũng phải phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Về cơ bản, chính sách tỷ
giá hối đoái tập trung chú trọng vào hai vấn đề lớn là: vấn đề lựa chọn chế độ (hệ thống) tỷ
giá hối đoái (cơ chế vận động của tỷ giá hối đoái) và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
2. Mục tiêu
Mục tiêu ổn định giá cả: Với các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá tăng làm cho giá
hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng. Giá hàng hoá nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng
giá cả chung của nền kinh tế tăng, tức gây lạm phát. Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng
hàng hóa nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao. Ngược lại, khi tỷ giá giảm làm
cho giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm lạm phát. Muốn duy trì
giá cả ổn định NHTW phải sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng.
Mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm: Khi các yếu khác không
đổi, tỷ giá tăng sẽ kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu
nhập quốc dân và tăng công ăn việc làm. Ngược lại, với các yếu tố khác không đổi, khi tỷ
giá giảm sẽ tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp.
Mục tiêu cân bằng cán cân vãng lai: Có thể nói chính sách tỷ giá tác động trực tiếp
đến cán cân vãng lai. Với chính sách tỷ giá định giá thấp nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện được cán cân vãng lai từ trạng thái thâm hụt trở
về trạng thái cân bằng hay thặng dư. Với chính sách tỷ giá định giá cao nội tệ sẽ có tác dụng
kìm hãm xuất khẩu và kích thích nhập khẩu, giúp điều chỉnh cán cân vãng lai từ trạng thái
thặng dư về trạng thái cân bằng hay thâm hụt. Với chính sách tỷ giá cân bằng sẽ có tác dụng
làm cân bằng xuất khẩu và nhập khẩu, giúp cán cân vãng lai tự động cân bằng.
6
3. Các chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái
1. Chính sách chiết khấu.
a, Khái niệm:
Chính sách chiết khấu là một trong những chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung
ương (NHTW) sử dụng lãi suất chiết khấu (lãi suất cấp vốn) để điều chỉnh lãi suất của các
ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm điều chỉnh lãi suất trong thị trường.
Như vậy, chính sách chiết khấu chỉ có thể được thực hiện ở các quốc gia thực hiện
Hệ thống ngân hàng 2 cấp. Theo đó, cấp I là NHTW. Cấp 2 là các NHTM và các tổ chức
tín dụng (TCTD) khác. Các NHTM và các TCTD là những tổ chức cung cấp tín dụng trực
tiếp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.
b, Mục tiêu:
Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm
điều tiết lượng cung tiền. Lãi suất chiết khấu thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều
của lãi suất trên thị trường, hệ quả là sẽ ảnh hưởng tới tỉ giá hối đoái.
Trong trường hợp thiếu vốn, các NHTM và các tổ chức tín dụng có thể được phép
vay lại NHTW với lãi suất, ví dụ 9%. Thông qua việc nâng/hạ mức lãi suất chiết khấu,
NHTW sẽ khiến các NHTM nâng/hạ lãi suất cho vay và do đó tác động đến lãi suất của
toàn bộ nền kinh tế.
Khi tỷ giá có xu hướng tăng (đồng nội tệ mất giá) thì NHTW của một nước có thể
thực hiện nâng lãi suất chiết khấu qua đó nâng lãi suất thị trường ở mức cao hơn mức lãi
suất thế giới (thông thường hay so sánh với lãi suất trên thị trường tiền tệ lớn trên thế giới),
qua đó sẽ thu hút luồng vốn ngắn hạn ở nước ngoài đổ về (trên cơ sở của quy luật ngang
giá lãi suất) dẫn đến tăng cung ngoại hối. Kết quả là làm cho tỷ giá tăng.
Ngược lại, khi tỷ giá có xu hướng xuống thấp sẽ bất lợi cho xuất khẩu. Nhằm duy
trì mức xuất khẩu, NHTW thực hiện chính sách chiết khấu thấp, hạ lãi suất của đồng nội
tệ. Điều này một mặt dẫn đến việc dòng vốn ngoại tệ ngắn hạn chảy ra bên ngoài làm cung
ngoại hối giảm, dẫn đến ngoại tệ tăng giá. Kết quả là làm cho tỉ giá tăng.
Chính sách chiết khấu thường chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, với điều kiện tình
hình kinh tế, chính trị của nước đó ổn định, đồng tiền nước đó không có nhiều khả năng bị
mất giá cao. Việc nâng hay hạ lãi suất chiết khấu phải tạo ra được sự chênh lệch về lợi tức
dự tính của đồng tiền nước mình so với đồng ngoại tệ thì mới có tác dụng.
2. Chính sách hối đoái.
a, Khái niệm:

7
Là chính sách mà NHTW thông qua các cơ quan ngoại hối của nhà nước tác động
trực tiếp vào cung cầu ngoại hối bằng việc mua bán ngoại hối trên thị trường để điều chỉnh
tỉ giá. Chính sách hối đoái là chính sách can thiệp trực tiếp.
b, Mục tiêu:
Khi tỷ giá bị tăng lên quá cao, NHTW có thể tham gia thị trường mở, mua một lượng
giấy tờ có giá bằng ngoại hối lớn cho các NHTM, qua đó, “bơm” ngoại hối vào thị trường,
làm tăng cung ngoại tệ góp phần ổn định tỉ giá.
Khi tỷ giá xuống thấp, thì các NHTW có thể mua lại ngoại hối của các NHTM thông
qua việc bán các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, giảm cung ngoại hối và do đó làm tăng tỷ giá
trở lại.
Điều kiện để thực hiện chính sách hối đoái:
Thứ nhất, để thực hiện được chính sách hối đoái hiệu quả, đòi hỏi NHTW
của một nước phải có một lượng dự trữ ngoại tệ đủ mạnh vì mức độ can thiệp sâu
hay nông, lâu hay nhanh phụ thuộc vào dự trữ ngoại tệ.
Thứ hai, có thị trường ngoại hối tự do, có sự điều tiết của Nhà nước. Trong
từng thời kỳ, NHTW sẽ quyết định dùng loại ngoại tệ nào, số lượng bao nhiêu, thời
gian và thời điểm can thiệp...

3. Phá giá tiền tệ.


a, Khái niệm:
Phá giá tiền tệ là đánh mất sức mua của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ thấp
hơn sức mua thực tế của nó.
b, Mục tiêu:
Phá giá không phải là lúc nào cũng có hại, trên thực tế nó còn có những hiệu quả tốt
cho nền kinh tế như: tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu; tăng nhập khẩu vốn, giảm xuất khẩu
vốn; tăng nhập khẩu dịch vụ (du lịch), giảm xuất khẩu dịch vụ (du lịch) và do đó làm tăng
cung ngoại tệ, duy trì sự ổn định tỉ giá trong dài hạn. Tuy nhiên, việc phá giá cũng tước
đoạt một phần của cải của những người nắm giữ đồng tiền mất giá.
Để thực hiện phá giá có hiệu quả, cần phải có các điều kiện như: phải có sẵn hàng
hóa dự trữ để phục vụ cho xuất khẩu, có môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn và có
các giải pháp cho những đối tượng chịu thiệt hại do phá giá (các nhà nhập khẩu), nếu chúng
ta nhập khẩu lớn thì có thể gây ra sự tăng giá hàng hóa nhập khẩu, do đó có thể gây ra lạm
phát…

8
Việc phá giá thường phải tiến hành bí mật vì sẽ có một số nước khác bị bất lợi do
giá hàng hóa của nước phá giá có thể rẻ tương đối trên thị trường quốc tế, gây bất lợi cho
các đối thủ cạnh tranh.

4. Nâng giá tiền tệ.


Khái niệm:
Nâng giá tiền tệ là việc nâng cao giá trị của đồng nội tệ so với ngoại tệ. Tác dụng
hoàn toàn ngược với phá giá.
Tuy nhiên, một số nước vẫn thực hiện việc nâng giá đồng tiền của nước mình. Ví dụ
như trường hợp của Nhật Bản.
Nền kinh tế của Nhật Bản đã từng ở vào thời kì phát triển quá nóng (nền kinh tế
bong bóng). Thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ rất lớn => nước Nhật Bản phải
giảm sốt cho nền kinh tế, giảm thặng dư thương mại với Mỹ để giữ thị trường. Ngày nay,
Nhật Bản đang giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ bằng cách mở rộng thị trường sang các nước
Đông Nam Á.
Nhật Bản rất thiếu tài nguyên, việc nâng giá đồng JPY sẽ có lợi trong việc nhập
khẩu. Nhật Bản đã thực hiện phân luồng nhập khẩu, trong đó đặc biệt chú trọng việc nhập
khẩu các nguyên nhiên liệu chiến lược.
Mỹ ép Nhật Bản còn vì Mỹ đang đặt căn cứ quân sự trên đất nước Nhật Bản. Sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản không được phép xây dựng quân đội, chỉ có lực
lượng phòng vệ Nhật Bản.
Nhật Bản có thể trút được gánh nặng đồng JPY lên giá cho các nước khác bằng cách
yêu cầu các nước khác khi mua hàng của Nhật Bản phải trả bằng JPY. Vì vậy, những nước
như Việt Nam với thu nhập ngoại tệ chủ yếu là USD (70%) sẽ gặp nhiều bất lợi khi nhập
khẩu hàng của Nhật Bản mà phải trả bằng JPY.

B. Hiệu quả trong điều hành chính sách tỷ giá của


Việt Nam trong những năm gần đây
I. Khái quát hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN
những năm gần đây
a. 2011 - 2018

9
Khoảng 10 năm gần đây, thị trường tài chính toàn cầu liên tục xảy ra các cú sốc khá
nghiêm trọng bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 sau đó nhanh chóng lan
sang hàng loạt nước và trở thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng
này lại châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính khác đó là khủng hoảng nợ công EU bắt
đầu từ Hy Lạp vào tháng 5/2009 khi nước này tuyên bố mất khả năng thanh toán các khoản
nợ gốc và lãi đến hạn và theo hiệu ứng Domino thì nhiều nước khác cả trong và ngoài EU
cũng nhận thấy xuất hiện những vấn nghiêm trọng về kiểm soát nợ công.

Bên cạnh đó, người ta cũng chứng kiến cuộc chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung Quốc
khi Mỹ liên tục cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ bằng việc duy trì chính sách định
giá thấp CNY (đồng nội tệ của Trung Quốc) khiến nước Mỹ liên tục nhập siêu với nước
này mà đỉnh điểm là năm 2018 Mỹ thâm hụt thương mại với Trung Quốc lên tới 621 tỷ
USD. Xét về nguyên lý khi một nước định giá thấp đồng nội tệ sẽ khuyến khích tăng cường
xuất khẩu trong khi lại hạn chế nhập khẩu, với việc Trung Quốc bị cáo buộc thao túng tỷ
giá khiến hàng loạt nước bị thâm hụt thương mại với nước này khiến hàng loạt nước buộc
phải cuốn vào cuộc chạy đua phá giá đồng nội tệ trong đó có Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…

Là một nước có mức độ mở cửa cao về kinh tế, Việt Nam đã xây dựng các mối quan
hệ kinh tế đối ngoại rộng mở với hầu hết các nước và khu vực, đặc biệt là những nước phát
triển, có thị trường rộng lớn với những nhu cầu rất cao và có nguồn lực tài chính cũng như
công nghệ nguồn có thể hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam, chính vì vậy, trong
điều kiện đồng Việt Nam (VND) chưa được tự do chuyển đổi, vấn đề điều hành tỷ giá trở
nên một đòi hỏi cực kỳ cấp bách để thông qua đó, giúp ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
bên trong cũng như hậu thuẫn có hiệu quả cho các hoạt động thương mại quốc tế và thu hút
vốn nước ngoài – đây là những yêu cầu cấp thiết nhưng lại vô cùng khó khăn thậm chí phải
hy sinh một số mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu kỳ vọng trong từng giai đoạn. Khi các
cuộc khủng hoảng tài chính “gối đầu” bùng phát khiến hàng loạt nước thắt chặt nhập khẩu
và gia tăng áp đặt các rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu, do đó, hoạt động
xuất khẩu của Việt Nam bị tác động tiêu cực khiến GDP suy giảm 1,7% ngay trong năm
2010.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng này còn khiến FDI đầu tư vào Việt Nam suy giảm
do nguồn vốn của các nhà đầu tư châu Âu giảm sút và luồng vốn FDI dù dịch chuyển khỏi
10
châu Âu cũng không chảy vào Việt Nam do sự chênh lệch lớn về trình độ công nghệ. Trên
thực tế, vốn FDI giải ngân năm 2011 là 11 tỷ USD, bằng với số giải ngân của năm 2010
nhưng lại khá thấp so với những năm trước đó.

Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng tài chính này kết hợp với nguy cơ về một cuộc chiến
tranh tiền tệ cũng tạo ra những biến động khó lường về tỷ giá. Đồng USD tăng giá mạnh
và đồng EURO mất giá tương đối so với đồng USD trong khi thâm hụt thương mại của Việt
Nam vẫn diễn biến rất phức tạp: Năm 2007: -14,2 tỷ USD, Năm 2008: -18 tỷ USD; Năm
2009: -12,2 tỷ USD; Năm 2010: -12,4 tỷ USD, điều này đã làm gia tăng sức ép tăng rủi ro
hối đoái và biến động tỷ giá. Nhằm ứng phó với các biến động khó lường về tỷ giá, NHNN
trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu đã điều hành tỷ giá theo tỷ giá bình
quân liên ngân hàng và điều chỉnh theo biên độ nhằm mục tiêu ổn định thị trường ngoại tệ,
ngăn chặn suy giảm kinh tế. Định hướng nhất quán của NHNN là chống đô la hóa, nâng
cao vị thế của VND.

Cụ thể:
Năm 2011: Ngay từ đầu năm, NHNN đã điều chỉnh mạnh tỷ giá bình quân liên ngân
hàng với quyết định số 230/2011/QĐ-NHNN ngày 11/2/2011: tỷ giá USD/VND tăng (giảm
giá VND) 9,3% từ 18.932 lên 20.693 VND/USD; biên độ giao dịch giảm từ +/- 3% xuống
+/- 1%. Mức tỷ giá mới phản ánh sát hơn cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Nhờ
đó, tỷ giá trên thị trường tự do giảm nhiệt, chênh lệch thu hẹp dần từ 1.500VND/ 1 USD
thời điểm đầu năm xuống còn 500 VND/1USD vào tuần đầu tháng 3/2011.

Năm 2013: Để phù hợp với tín hiệu thị trường, ngày 27/6/2013, NHNN đã điều chỉnh
tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% lên mức 21.036 VND/ USD, sau 1,5 năm ổn
định ở mức 20.828 VND/USD, đồng thời tiếp tục khẳng định quyết tâm ổn định tỷ giá như
định hướng đề ra từ đầu năm.

Năm 2014: Để góp phần hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo mục
tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra, ngày 18/6/2014, NHNN đã quyết định nâng tỷ giá chính
thức thêm 1% lên 21.246, có hiệu lực từ ngày 19/6/2014. Quyết định điều chỉnh tỷ giá được
ban hành trong bối cảnh giá mua bán USD được duy trì ở mức cao trong thời gian trước đó,

11
chủ yếu do kỳ vọng về khả năng NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá sau những thông điệp của
Thống đốc và định hướng chính sách tỉ giá trong năm 2014.

Năm 2015: Ngày 7/1/2015, NHNN đã ra quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên
ngân tăng thêm 1% từ mức 21.246 VND/USD lên mức 21.458 VND/ USD. Quyết định
điều chỉnh tỷ giá nhằm thực hiện Nghị quyết 01 /NQ-CP ngày 3/1/2015 của Chính phủ,
theo đó NHNN có trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp
chặt chẽ với chính sách tài khóa để chủ động kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo
đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế..., đồng thời điều hành tỷ giá phù
hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ. Dựa trên nền tảng diễn biến
ổn định của thị trường ngoại hối được thiết lập trong những năm qua cùng với việc nhìn
nhận diễn biến của dòng chảy ngoại tệ và xu hướng diễn biến của đồng USD trên thị trường
quốc tế, NHNN đã ra quyết định điều chỉnh ½ dư địa điều hành của tỷ giá trong năm 2015
ngay từ đầu năm nhằm tạo sự chủ động dẫn dắt thị trường. Cũng trong năm 2015, NHNN
ban hành Quyết định 2730/QĐ-NHNN (ngày 31/12/2015) về việc công bố tỷ giá trung tâm
của VND với USD, tỷ giá chéo của VND với một số ngoại tệ khác, theo đó, tỷ giá trung
tâm của VND với USD được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia
quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của
một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam,
các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ. Quyết định này có hiệu lực
từ đầu tháng 1/2016

Năm 2016: Kể từ đầu năm này, NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá theo cách thức
mới, linh hoạt hơn: tỷ giá có thể được điều chỉnh lên/xuống hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo
quản lý theo chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Cách thức điều hành tỷ giá mới này sẽ cho
phép tỷ giá phản ứng linh hoạt, kịp thời hơn với diễn biến trong nước và quốc tế

Năm 2017: trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, NHNN duy trì ổn
định tỷ giá, phù hợp với quan hệ cung – cầu ngoại tệ và các tác động tiêu cực từ thị trường
quốc tế. Cuối năm 2017, tỷ giá do NHNN công bố ở mức 22.425 VND/USD, chỉ tăng 1,2
% so với đầu năm.

12
Năm 2018: Tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đã tăng khoảng 1,6%, tỷ giá giao
dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 2,7% so với đầu năm.

b. Năm 2019

Tỷ giá USD/VND năm 2019 tăng đều nhưng vẫn ổn định nhờ chính sách điều hành
của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
gây áp lực không nhỏ lên tỷ giá.

Tỷ giá trung tâm USD/VND năm 2019

Trong năm 2019, tỷ giá chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung,
gây sức ép phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY). Ngoài ra, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(Fed) giảm lãi suất 3 lần và sự điều tiết nguồn cung ngoại hối của NHNN cũng ảnh hưởng
lên các đợt tăng mạnh của tỷ giá trong năm.

Trong năm 2019, tỷ giá trung tâm USD/VND đã có 3 lần lập đỉnh mới. Lần đầu
tiên, khi tỷ giá trung tâm USD/VND vượt qua mốc 22,998 đồng, lên mức 23,004 đồng từ
cuối tháng 4. Từ đầu tháng 8, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng khi
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa
Trung Quốc vào ngày 01/08. Đẩy tỷ giá CNY so với USD rơi xuống mức thấp nhất trong
13
hơn một thập kỷ qua, vượt ngưỡng 7 CNY/USD ngày 05/08/2019. Động thái này gây sức
ép lên tỷ giá USD/VND bởi đồng CNY là một trong 8 loại tiền tệ trong rổ tính tỷ giá trung
tâm của Việt Nam. Kết quả NHNN đã có động thái điều chỉnh tăng thêm 15 đồng, đưa tỷ
giá trung tâm lên mức 23,115 đồng vào ngày 06/08/2019, đạt mốc mới thứ hai. Mốc cuối
cùng được lập trong năm 2019 chạm mức 23,169 đồng vào cuối tháng 12, tăng 344 đồng,
tương đương tăng 1.5% so với đầu năm 2019.

Mặc dù có những diễn biến tăng giảm đan xen nhưng thị trường ngoại hối quốc tế
năm 2019 cũng không có biến động quá mạnh, do những biến số này đã được dự báo từ
trước, không có nhiều tác động đến tâm lý của nhà đầu tư. Tuy Fed đã có 3 lần giảm lãi
suất trong năm 2019, song, chỉ số đô la Mỹ bình quân năm 2019 vẫn tăng 0.99% so với
năm 2018. Khi đồng USD lên giá, mà tỷ giá USD/VND vẫn giữ nguyên, có nghĩa là
VND tăng giá so với các đồng tiền khác và làm hàng hóa của chúng ta sẽ kém tính cạnh
tranh.

Nhìn vào diễn biến thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ, tình hình thương mại
và đầu tư quốc tế của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2019 trở về trước, có thể thấy
việc tăng tỷ giá trung tâm của NHNN là một bước đi cần thiết để góp phần ổn định vĩ
mô.

c. Năm 2020
Dù có giai đoạn leo dốc đứng trong một vài tháng đầu năm 2020, nhưng sau đó tỷ
giá USD/VND giảm sâu cho đến cuối năm. Giá trị của đồng USD trượt dài do những cú
sốc kép từ chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước trên
thế giới, triển vọng tiêu cực về tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2020.

Những tháng đầu năm huy hoàng


Bốn tháng đầu năm 2020 là giai đoạn tăng trưởng mạnh của tỷ giá USD/VND. Tỷ
giá trung tâm leo lên mức 23,245 đồng/USD vào ngày 25/02, tăng 0.4% so với đầu năm
do giá USD tăng mạnh, đây cũng là đỉnh mới được thiết lập trong suốt 3 năm qua.

14
Tỷ giá trung tâm từ đầu năm 2020 đến ngày 29/12/2020

Nguồn: SBV
Dù vậy, mức đỉnh này nhanh chóng bị phá vỡ khoảng 2 tháng sau đó, tỷ giá trung
tâm tiếp tục leo lên mốc mới 23,272 đồng/USD vào ngày 24/04.

Trong 4 tháng đầu năm, giá mua USD tại ngân hàng dao động quanh mức 23,075-
23,300 đồng/USD, và giá bán USD dao động trong khoảng 23,230-23,510 đồng/USD.
Còn trên thị trường tự do, giá mua vào dao động ở mức 23,170-23,450 đồng/USD và giá
bán dao động 23,180-23,500 đồng/USD.

Trong khi trước đây, giá bán USD trên thị trường tự do luôn thấp hơn tại ngân
hàng thì giờ đây đảo chiều cao hơn hẳn. Cũng vì vậy, để bình ổn tỷ giá, vào ngày
24/03/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh tỷ giá bán USD tại Sở giao dịch
15
NHNN với tỷ giá mua – bán ở mức 23,175-23,650 đồng/USD, giữ nguyên giá mua vào
và giảm giá bán 257 đồng (tương đương hơn 1%) so với mức công bố hôm 23/03. Như
vậy, mức giá bán tại Sở giao dịch NHNN rẻ hơn so với các ngân hàng thời điểm đó
khoảng 100 đồng.

Với mức này, NHNN chấp nhận bán ra đồng bạc xanh với giá rẻ hơn thị trường để
các ngân hàng thương mại có thể sở hữu nguồn USD giá rẻ.

16
Giá mua vào USD trên thị trường tự do từ đầu năm 2020 đến ngày 29/12

Nguồn: tygiadola.com

Sau khi có sự can thiệp của NHNN, đà tăng của tỷ giá đã được giảm lại. Giá bán
USD trên thị trường tự do quay trở lại thấp hơn giá USD tại ngân hàng. Đồng thời, NHNN
vẫn giữ tỷ giá bán USD tại Sở Giao dịch cố định ở mức 23,650 đồng/USD trong 3 tháng
tiếp theo. Đến ngày 16/07, NHNN đã tăng giá bán USD tại Sở Giao dịch lên mức 23,873
đồng/USD và theo đó tỷ giá bán USD tại Sở Giao dịch lại được điều hành theo biến động
của tỷ giá trung tâm.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỷ giá điều hành tăng mạnh thời gian này là do diễn
biến tăng giá sốc của USD trên thị trường thế giới. Cụ thể, chỉ số USD-Index - đo lường
sức mạnh của đồng USD - đã bật tăng từ 94 điểm (01/01/) lên 103 điểm (19/03), lần đầu
tiên lại vượt qua ngưỡng 100 điểm kể từ đầu năm 2017. So với đầu năm, chỉ số USD-

17
Index đã tăng 5.8%, giá USD thời điểm này ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua so với
EURO; trong khi so với GBP, thì USD tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1985.

Cú sốc từ đại dịch Covid-19 đe dọa gây ra một đợt suy thoái kinh tế trên toàn cầu
và vì thế các nhà đầu tư tìm đến đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn khi các tài sản
chính như cổ phiếu, trái phiếu đều có xu hướng giảm giá rất mạnh trong giai đoạn này.
Trong khi đó, nguồn cung USD bên ngoài Mỹ lại khá khan hiếm, càng đẩy đồng tiền này
tăng giá mạnh. Ngoài ra, các nhà đầu tư đẩy mạnh bán các tài sản để lấy USD bổ sung
ký quỹ trên thị trường tài chính cũng góp phần làm tăng giá USD.
Hành trình xói mòn giá trị của đồng bạc xanh

Sau giai đoạn thăng hoa, đà tăng của tỷ giá trung tâm USD/VND chững lại và bước
vào giai đoạn giảm đều từ ngày 19/05. Tính đến ngày 29/12/2020, tỷ giá trung tâm
USD/VND quay trở về mức xuất phát của đầu năm 2020, xấp xỉ 23,150 đồng/USD.

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và trên thị trường tự do cùng suy giảm và đi ngang
sau sự can thiệp của NHNN kể từ ngày 24/03/2020. Tính đến ngày 29/12/2020, giá mua-
bán USD tại ngân hàng phổ biến ở mức 23,010-23,220 đồng/USD và giá mua-bán trên thị
trường tự do phổ biến ở mức 23,290-23,320 đồng/USD. Trong đó, giá mua vào USD tại
ngân hàng giảm 0.3% so với đầu năm 2020 trong khi giá bán ra chỉ giảm 0.04%.

Trái với diễn biến trên thị trường ngân hàng, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do
giữa tháng 12 lại có xu hướng tăng nhẹ 0.5% và 0.6% so với đầu năm và cao hơn ngân
hàng lần lượt 280 đồng và 100 đồng bởi chênh lệch giá vàng trong nước – giá vàng thế giới
đang ở mức cao, lên tới hơn 3 triệu đồng/lượng tại ngày 29/12/2020.

18
Chỉ số USD-Index từ đầu năm 2020 đến ngày 29/12/2020

Nguồn: tradingview.com
Một trong những yếu tố khiến tỷ giá giảm đó chính là bởi đồng USD suy yếu trở
lại. Chỉ số USD-Index bắt đầu giảm giá trị từ ngày 20/03/2020 do các gói kích thích hỗ
trợ nền kinh tế Mỹ, chế độ in tiền của Fed và kỳ vọng về các gói kích thích mới hỗ trợ
nền kinh tế trong tương lai.

Từ ngày 03/12/2020, chỉ số USD-Index đã giảm về mức 90 điểm, đây là mức thấp
nhất của chỉ số trong vòng 3 năm trở lại, đồng thời giảm 10% kể từ mức cao của tháng
3/2020.

Bên cạnh đó, nguồn cung USD tại Việt Nam được đánh giá dồi dào nhờ thặng dư
thương mại. Tổng Cục Hải quan cho biết tính chung 11 tháng năm 2020, cán cân thương
mại hàng hóa ước tính xuất siêu kỷ lục 20.1 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10.8 tỷ
USD).

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
cho biết dự trữ ngoại hối đã đạt khoảng 92 tỷ USD. Đây là mức dự trữ ngoại hối kỷ lục
của Việt Nam. Con số đến cuối năm nay có thể đạt 100 tỷ USD, gấp 5 lần mức 20 tỷ USD
vào đầu nhiệm kỳ.

19
Do đó, sau gần 1 năm duy trì giá mua ở mức 23,175 đồng/USD kể từ ngày
29/11/2019, Sở Giao dịch NHNN đã hạ giá USD mua vào xuống 50 đồng, về mức 23,125
đồng/USD vào phiên chiều 24/11/2020. Lần giảm giá USD mua vào của Sở Giao dịch
NHNN mạnh hơn năm 2019 trong bối cảnh NHNN mua vào một lượng lớn ngoại tệ từ
các ngân hàng thương mại, tương đương khoảng hơn 30,000 tỷ đồng.

Việc NHNN hạ giá mua vào USD sẽ giảm lực hút ngoại tệ, giúp nguồn cung ngoại
tệ ở lại thị trường nhiều hơn, góp phần ổn định tỷ giá trong nước trong bối cảnh nhu cầu
ngoại tệ có xu hướng tăng vào cuối năm.

d. Năm 2021

Tỷ giá USD/VND trải qua một năm biến động thăng trầm, chủ yếu do tác động từ
thị trường quốc tế. Và điều đáng mừng hơn hết là Mỹ công nhận Việt Nam không thao túng
tiền tệ. Đây là thành quả của công tác điều hành tỷ giá thận trọng, linh hoạt, đồng bộ của
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong năm qua.

Trong năm 2021, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đồng USD do NHNN
công bố tăng 0.1%, trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm khoảng
1.6% so với đầu năm.

20
Nguồn: tygiadola.net
Trên thị trường tự do, tỷ giá của đồng Việt Nam so với đồng USD tăng 0.5% do
chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục nới rộng. Thời điểm này, giá vàng trong
nước cao hơn giá vàng thế giới khoảng 11.2 triệu đồng/lượng.

21
Diễn biến giá USD trên thị trường quốc tế trong năm 2021

Nguồn: tradingview.com

Yếu tố tác động lên tỷ giá trong năm 2021 chủ yếu đến từ thị trường quốc tế, trong
đó hai yếu tố chính là tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-
19 cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ chính sách tiền tệ nới lỏng để
kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng từ đại dịch khiến đồng USD chỉ tăng nhẹ 0.1% so với
đầu năm.

22
Diễn biến tỷ giá trung tâm trong năm 2021 biến động khá mạnh (tạo 4 sóng lớn) so với
năm 2020.

Tại mỗi đỉnh sóng tương ứng với sự kiện giá USD trên thị trường thế giới tăng
mạnh khi công tác tiêm chủng vắc-xin Covid-19 và gói kích thích kinh tế khổng lồ của
Mỹ hỗ trợ kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của nước này sau đại dịch. Tuy nhiên, với
việc duy trì lãi suất ở mức thấp để kích thích nền kinh tế Mỹ còn gặp nhiều khó khăn bởi
đại dịch, giá USD trên thị trường thế giới nhanh chóng suy yếu sau mỗi lần chạm đỉnh.

Giá USD mua vào giảm mạnh

Tính từ đầu năm, NHNN đã có 3 lần điều chỉnh giảm giá mua vào USD. Cụ thể,
ngày 08/06/2021 giảm 150 đồng/USD, đến ngày 11/08/2021 thay đổi từ mua kỳ hạn 6
tháng sang mua giao ngay, đồng thời giảm giá mua 225 đồng/USD. Lần 3 giảm giá mua
USD thêm 100 đồng/USD vào ngày 05/11/2021, xuống còn 22,650 đồng/USD.
Việc điều chỉnh giảm giá mua vào là hệ quả tất yếu trong bối cảnh tỷ giá trung tâm
lẫn giá bán ra của NHNN và giá USD trên thị trường liên ngân hàng giảm so với đầu năm.

23
Đồng thời, NHNN giảm mạnh giá mua vào USD dựa trên cơ sở nguồn cung ngoại
tệ trong nước dồi dào khi cán cân thương mại của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm thặng
dư 225 triệu USD và lượng kiều hối ước tính chuyển về Việt Nam đạt mức kỷ lục 18.1
tỷ USD, bất chấp dịch Covid-19.

Nhờ vậy, NHNN tích cực mua ròng ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối. Mặt
khác, thông qua lượng tiền đồng đối ứng được bơm ra thị trường nhưng không bị hút về,
nhà điều hành đang muốn tạo điều kiện nguồn vốn dồi dào để các ngân hàng thương mại
giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn đại dịch Covid-19. Chính điều này
là một trong những yếu tố khiến Mỹ nghi ngờ Việt Nam thao túng tiền tệ khi kéo dài
việc mua ròng ngoại tệ.

Từ góc độ kiểm soát khủng hoảng, việc tăng tích trữ ngoại hối thông qua hoạt động
thu mua USD - đồng tiền thống trị trong dự trữ và thanh toán quốc tế của Việt Nam - là
một động thái phòng ngừa khủng hoảng điển hình trong điều hành chính sách tiền tệ của
bất kỳ quốc gia nào.

Đặc biệt, trong điều kiện thực tế Việt Nam là một nước thu hút được FDI khá lớn
trong thời gian qua, và vì vậy cũng chịu khá nhiều rủi ro nếu các nhà đầu tư nước ngoài
đột ngột rút vốn khi gặp khủng hoảng, việc gia tăng tích lũy ngoại tệ là điều tất yếu cần
làm để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì đà tăng trưởng trong
những năm tới.

Chứng minh cho chính sách điều hành tỷ giá của NHNN là hoàn toàn đúng đắn và
linh hoạt, ngày 03/12/2021, Bộ Tài chính Mỹ công bố “Báo cáo về chính sách hối đoái
và kinh tế vĩ mô của các đối tác thương mại chủ chốt của Mỹ”, trong đó đánh giá Việt
Nam tiếp tục đáp ứng các tiêu chí để xác định không thao túng tiền tệ. Theo đó, xác định
trong giai đoạn đánh giá năm 2020, không có đủ bằng chứng, dấu hiệu cho thấy Việt Nam
thao túng tiền tệ theo quy định của Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại Omnibus năm
1988.

Giá USD bán ra cũng giảm mạnh


24
Sáng 07/12/2021, tỷ giá trung tâm tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh 27 đồng so
với phiên liền trước, niêm yết ở mức 23,237 đồng/USD, đánh dấu phiên tăng mạnh thứ
ba liên tiếp.

Trong khi đó, tỷ giá bán bất ngờ được NHNN điều chỉnh giảm mạnh tới 706
đồng/USD so với phiên liền trước, xuống còn 23,150 đồng và duy trì cố định cho đến nay.
Như vậy, sau khi liên tiếp tăng nóng trong tuần đầu tháng 12, NHNN đã vào cuộc
bình ổn, khi hạ mạnh giá bán USD tạo cung can thiệp. Mức giá nhà điều hành niêm yết
bán ra như trên thấp hơn giá trần tới 742 đồng/USD, phản ánh thông điệp sẵn sàng tạo
cung với giá thấp, hạ nhiệt cho thị trường và tạo thanh khoản cho các nhà băng.

Với sự can thiệp của NHNN, giá USD tại các ngân hàng thương mại đã bắt đầu
“hạ nhiệt”, quay đầu giảm sau khi có 4 phiên tăng mạnh liên tiếp.
CTCK SSI đánh giá về cơ bản, đồng Việt Nam vẫn cho thấy sức mạnh thông qua
nguồn cung ngoại tệ vào Việt Nam vẫn duy trì tích cực. Theo đó, tỷ giá USD/VND dự
kiến không còn biến động mạnh.

e. Năm 2022

Cuối năm 2021, tỷ giá VND/USD ghi nhận đợt biến động với biên độ lớn, tăng tới
1% cả trên thị trường liên ngân hàng và niêm yết tại ngân hàng khi thị trường đón nhận
thông tin Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) có thể tăng lãi suất từ năm 2022. Điều này
đã khiến NHNN phải giảm mạnh giá bán USD trên Sở Giao dịch hàng hóa NHNN để
giúp trấn an tâm lý thị trường. Bước sang năm 2022, ngay từ tháng đầu tiên, NHNN đã
phải điều chỉnh giảm 100 VND/USD ở chiều mua vào ngoại tệ trên Sở giao dịch hàng
hóa, đồng thời ban hành chính sách bán ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng có huỷ ngang với giá
23.050 VND/USD.

Những động thái điều chỉnh chính sách tỷ giá của NHNN từ cuối năm 2021 và
ngay từ đầu năm 2022 dù đã giúp thị trường tỷ giá VND/USD được ổn định trở lại ngay
khi bước vào “sóng” tăng giá, nhưng cũng đã có sự biến động hơn so với một năm yên
25
bình 2021 trước đó. Nên tính đến ngày 22/3, tỷ giá trung tâm và tỷ giá VND/USD giao
dịch thực tế tại ngân hàng thương mại vẫn có xu hướng tăng, lần lượt ở mức gần 0,1% và
0,3% so với phiên đầu năm 2022. Khảo sát trên thị trường cho thấy, tỷ giá bán ra tại các
ngân hàng thương mại đã vượt lên 23.000 VND/USD. Bên cạnh đó, tỷ giá trên thị trường
tự do cũng có xu hướng tăng, hiện tỷ giá USD tự do mua vào đứng ở mức 23.430
VND/USD, giá bán ra quanh mức 23.450 VND/USD.

Trong cuộc họp chính sách ngày 2/11 (theo giờ địa phương), Fed đã quyết định
tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, đưa lãi suất quỹ liên bang lên 3,75-4%. Đây là lần tăng
0,75 điểm phần trăm thứ tư liên tiếp do Fed đưa ra và là lần tăng lãi suất thứ sáu kể từ
tháng 3/2022. Hiện nay mức lãi suất quỹ liên bang dao động 3.75 - 4%. Nếu như trong
đầu năm mức lãi suất cơ bản chỉ dao động 0 - 0.25% thì nay lãi suất đã tăng khá cao. Điều
này đã khiến chỉ số USD Index tăng mạnh. Do vậy, các chuyên gia cho rằng, áp lực đối
với đồng VND đã phần nào xuất hiện trong thời gian qua, khi đồng USD có xu hướng
mạnh lên ở thị trường quốc tế và áp lực lạm phát cao hơn từ giá năng lượng tăng.

Theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ
quốc gia, Fed nâng lãi suất sẽ khiến USD tăng giá trong ít nhất nửa đầu năm tới, khiến
đồng nội tệ của các nước, nhất là thị trường mới nổi mất giá tương ứng. Ngoài ra, do lạm
phát nội tại đang ở mức cao, nên nhiều ngân hàng trung ương các nước cũng sẽ tăng lãi
suất. Một số ngân hàng trung ương tại Hàn Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga… đã hành động
theo hướng này. Mặt khác, theo một số chuyên gia, sự thay đổi về chính sách tiền tệ của
Fed, cùng với rủi ro về tăng trưởng toàn cầu chậm lại cũng như căng thẳng địa chính trị
Nga - Ukraine… có thể khiến VND chịu áp lực giảm giá.

Chính sách tỷ giá uyển chuyển và linh hoạt đã giúp giải tỏa áp lực của thị trường bên
ngoài

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá
giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5% (có hiệu lực từ ngày 17/10/2022). Theo các
chuyên gia, việc nới biên độ tỷ giá của NHNN là bước đi cần thiết, hợp lý trong bối cảnh
hiện nay, thể hiện sự linh hoạt, chủ động trong điều hành nhằm thích ứng trước diễn biến

26
khó lường của thị trường quốc tế. Với động thái nới biên độ lần này giúp NHNN không
phải bán ngoại tệ để can thiệp thị trường, qua đó tiết kiệm được dự trữ ngoại hối.

Mỗi quốc gia đều lựa chọn một cơ chế điều hành tỷ giá khác nhau, có nước chọn cơ
chế tỷ giá cố định, có nước chọn cơ chế thả nổi hoàn toàn, có nước lại áp dụng cơ chế thả
nổi có điều tiết. Việt Nam đang áp dụng cơ chế thả nổi có điều tiết thông qua 2 cơ số: Tỷ
giá trung tâm và biên độ tỷ giá. Việc thu hẹp, mở rộng biên độ tỷ giá, hay nâng tỷ giá trung
tâm là câu chuyện mang tính nghiệp vụ và kỹ thuật của NHNN trong điều hành tỷ giá.

Cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN tiếp tục phát huy tác dụng

Sáng ngày 17/10/2022, NHNN phát đi thông cáo về việc điều chỉnh biên độ tỷ giá
giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5% nhằm chủ động thích ứng trước diễn biến khó
lường của thị trường quốc tế và định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi
suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế
giới. Động thái này của NHNN có nghĩa giá trần USD của ngân hàng có thể giao dịch đạt
gần 24.800 VND/USD kéo mức chênh lệch giữa VND/USD so với hồi đầu năm tăng lên
đáng kể.

Theo NHNN, từ đầu năm 2022 đến nay, Fed và nhiều NHTW lớn đẩy mạnh lộ trình
thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng nhanh lãi suất điều hành, xung đột Nga - Ukraine làm
chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gián đoạn, giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao, lạm phát
tại nhiều nền kinh tế vượt mức kiểm soát… gây biến động lớn trên thị trường quốc tế và
trong nước.
Trước tình hình đó, NHNN đã chủ động, linh hoạt áp dụng đồng bộ các công cụ, giải
pháp, can thiệp để duy trì hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường tiền tệ, ngoại hối,
qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ thực hiện các mục tiêu
đề ra tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số
43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43) và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022
của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị
quyết số 43.

27
Để chủ động thích ứng trước diễn biến khó lường của thị trường quốc tế và định
hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất của Fed và các NHTW trên thế giới,
ngày 17/10/2022, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 1747/QĐ-NHNN quy định
về tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (TCTD)
được phép. Theo đó, biên độ tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam và USD được điều chỉnh
từ ±3% lên ±5%.

Việc nới biên độ tỷ giá của NHNN là bước đi cần thiết, hợp lý trong bối cảnh hiện
nay, thể hiện sự linh hoạt, chủ động trong điều hành nhằm thích ứng trước diễn biến khó
lường của thị trường quốc tế.

NHNN cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, phối hợp đồng bộ các
công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để ổn định thị trường. Trong quá
khứ, vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009, NHNN đã nhiều lần tăng biên độ giao
dịch từ ±1% lên ±3%, rồi lên ±5%. Sau khi khủng hoảng đi vào giai đoạn cuối, NHNN lại
điều chỉnh giảm biên độ tỷ giá.

Đến năm 2015, khi đồng tiền nhiều quốc gia trên thế giới mất giá, NHNN lại tăng
biên độ từ ±1% lên ±3% và mới đây nâng lên ±5%. Sau khi NHNN điều chỉnh biên độ giao
dịch, tỷ giá thị trường có tăng lên, NHNN sẽ theo dõi sát thị trường và quyết định tỷ giá
trung tâm bao nhiêu là hợp lý.

Đến nay, cơ chế tỷ giá trung tâm đã được NHNN áp dụng hơn 6 năm. Ngày
03/01/2016, NHNN chính thức công bố tỷ giá hối đoái trung tâm USD/VND là 21.890 -
mở ra một trang mới trong lịch sử điều hành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái trung tâm được
tính toán và công bố dựa trên tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng chốt vào giờ đóng cửa phiên ngày hôm trước và tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc
tế lúc 7h sáng của ngày công bố. Như vậy, tỷ giá trung tâm được hình thành dựa trên 3 trụ
cột là: (i) Cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng; (ii) Diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các
nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam; (iii) Các cân đối kinh
tế vĩ mô.

28
Thay vì “neo” vào USD như trước đây, 8 đồng tiền thế giới được đưa tham chiếu để
tính tỷ giá trung tâm là: USD, EUR (đồng tiền chung châu Âu), CNY (Trung Quốc), Yên
Nhật, Đô la Singapore, Won (Hàn Quốc), Đô la Đài Loan và Baht (Thái Lan). Trên cơ sở
tỷ giá trung tâm công bố hằng ngày trên trang thông tin điện tử NHNN, các TCTD và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dựa trên cơ sở tỷ giá này để quyết định tỷ giá giao dịch với
khách hàng của mình trong biên độ +/-3%. Tỷ giá hối đoái trung tâm khép lại năm 2016
được NHNN công bố ngày 30/12/2016 đứng ở mức 22.159 đồng/USD - tăng 1,24% so với
hồi đầu năm.

Bên cạnh đó, NHNN cũng thay đổi cách thức giao dịch với NHTM theo hợp đồng
phái sinh, thay cho hợp đồng giao ngay trước đây. Các NHTM chủ động thực hiện giao
dịch với đối tác và được hủy ngang giữa chừng để chủ động mua ngoại tệ trên thị trường
khi giá trên thị trường tốt hơn giá bán của NHNN. NHNN đảm bảo cung cấp đủ ngoại tệ
và đóng vai trò người bán cuối cùng cho NHTM.

Theo NHNN, tỷ giá trung tâm sẽ linh hoạt hơn, bám sát diễn biến cung cầu ngoại tệ
trong nước cũng như diễn biến trên thị trường thế giới. Cách thức điều hành mới khác với
trước đây là không định hướng cụ thể mức biến động tỷ giá hằng năm. Tuy nhiên tỷ giá vẫn
được NHNN quản lý phù hợp với định hướng điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo sự ổn
định của thị trường ngoại hối, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và mục tiêu nâng cao vị thế
của đồng Việt Nam trong dài hạn. Bên cạnh đó, NHNN sử dụng công cụ kỳ hạn như một
biện pháp kỹ thuật để định hướng vùng mục tiêu tỷ giá cho doanh nghiệp và thị trường nắm
được.

Cách thức điều hành tỷ giá mới không những làm giảm động cơ đầu cơ, găm giữ
ngoại tệ, khuyến khích tổ chức và cá nhân bán ngoại tệ ra lấy VND để hưởng lợi tức lớn
hơn, giải phóng lượng ngoại tệ được đầu cơ, găm giữ trong thời gian qua, mà còn giúp thị
trường ngoại tệ hấp thu tốt hơn các cú sốc bên ngoài, hỗ trợ tốt hơn khả năng cạnh tranh
của hàng hóa Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá cao chính sách tỷ giá uyển chuyển và linh
hoạt hơn đã giúp giải tỏa được áp lực của thị trường bên ngoài.

29
Rõ ràng, đến nay, cơ chế tỷ giá hối đoái trung tâm mà NHNN đang áp dụng vẫn
khẳng định được sự nhất quán chế độ tỷ giá của Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản
lý, phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ nói riêng và chính sách kinh tế vĩ mô nói chung,
phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.

Nới biên độ tỷ giá là cần thiết và phù hợp trong bối cảnh hiện nay

Nhìn chung, các chuyên gia đánh giá cao điều hành tỷ giá của NHNN trong bối cảnh
phải giải nhiều bài toán cùng lúc như vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ
phục hồi tăng trưởng, vừa đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng, chưa kể áp lực
trước những thách thức, diễn biến khó lường từ tình hình thế giới. Đáng chú ý, so với các
đồng tiền lớn trên thế giới, VND vẫn là một trong những đồng tiền mất giá ít nhất so với
USD, mặc dù VND đang có lợi thế ổn định so với USD nhưng NHNN vẫn phải điều chỉnh
để linh hoạt hơn.

Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành, trong bối cảnh hiện nay, áp lực lên tỷ giá, lạm phát là
rất lớn, việc NHNN nới biến độ tỷ giá là cần thiết. Đây cũng là cách để một phần giảm áp
lực với tỷ giá, tìm điểm cân bằng mới thích hợp hơn cho tỷ giá và cũng tạo dư địa cho điều
hành chính sách tiền tệ linh hoạt và chủ động hơn. Nới biên độ điều chỉnh tỷ giá chỉ là một
trong nhiều giải pháp, công cụ mà NHNN thực hiện nhằm giúp tỷ giá ổn định một cách
tương đối trong so sánh với biến động tỷ giá của nhiều quốc gia khác cũng như trong bối
cảnh Fed và nhiều quốc gia tiếp tục thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất.

Trước đó, để ổn định tỷ giá, NHNN đã dùng biện pháp như: Sử dụng Quỹ dự trữ
ngoại hối, tăng lãi suất, chuyển phương thức giao dịch ngoại tệ từ bán kỳ hạn 3 tháng sang
phương thức bán giao ngay… Chính vì vậy, việc nới biên độ này nằm trong tổng thể nhiều
công cụ khác, ở chừng mực nhất định, giúp cân bằng được tất cả các chiều cạnh để tác động
không quá tiêu cực tới nền kinh tế.

Tiến sĩ Võ Trí Thành nhìn nhận: Thách thức rất lớn của NHNN hiện nay là cùng lúc
phải làm 3 nhiệm vụ, thứ nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, thứ hai là trong chừng mực nhất
định phải hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, thứ ba là tạo sự an toàn cho hệ

30
thống nói chung, đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương mại. “Điều này không đơn giản
nhưng chúng ta đang có năng lực để làm được việc đó. Thứ nhất, chúng ta đã trải qua nhiều
biến động trong thời gian dài, đối phó với nhiều cú sốc nên có kinh nghiệm ứng xử với cú
sốc đó. Thứ hai, chúng ta có nhiều công cụ, giải pháp, có cả giải pháp hành chính, cùng với
những giải pháp này, chúng ta có thể lựa chọn mục tiêu ưu tiên trong mỗi giai đoạn, ví dụ
như làm sao để ổn định kinh tế vĩ mô tương đối thì đảm bảo biến động tỷ giá để làm chính
sách tiền tệ linh hoạt và tương đối so với biến động tỷ giá của các đối tác. Thứ ba, mặc dù
hệ thống ngân hàng Việt Nam còn một số vấn đề tồn tại nhưng thực tế nó đã khá ổn định
so với giai đoạn cách đây trên dưới 10 năm” - ông nói.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, động thái nới
biên độ tỷ giá của NHNN là nhằm cân bằng cung cầu thị trường trong bối cảnh áp lực với
tỷ giá tăng mạnh. Tiến sĩ nhận định: “Có thể thấy điều chỉnh biên độ tỷ giá lần này của
NHNN là hợp lý nằm trong xu thế chung của các đồng tiền khác so sánh với USD. Hai là,
buộc phải làm như vậy, nếu tỷ giá không điều chỉnh biên độ đồng nghĩa với việc NHNN
can thiệp ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ bị suy giảm. Nên tăng tỷ giá hối đoái một mặt phù hợp
với xu thế tăng mạnh của đồng USD trên toàn cầu, một mặt giảm thiểu việc phải bán quá
nhiều ngoại tệ”. Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cũng khẳng định, so với đồng tiền lớn trên thế giới,
VND là một trong những đồng tiền mất giá ít nhất so với USD.

Trong khi đó, Tiến sĩ Trương Văn Phước - nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát
tài chính quốc gia phân tích: "Lựa chọn biên độ tỷ giá lớn hơn có nghĩa là chúng ta chấp
nhận thị trường sẽ có sự biến hóa, linh hoạt hơn giữa cung và cầu. Tuy vậy, với tư cách là
NHTW, là người mua bán cuối cùng trên thị trường, NHNN sẽ có sự can thiệp để tỷ giá đạt
trạng thái tối ưu. Tối ưu có nghĩa là các cân đối của nền kinh tế được thỏa mãn. Cụ thể là
bảo đảm tác động của chi phí nhập khẩu không quá lớn dẫn tới tác động vào lạm phát, đảm
bảo sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo không tác động quá lớn đến tâm lý
nhà đầu tư nước ngoài (FDI và FII), đến dòng kiều hối, xếp hạng tín nhiệm quốc gia...”

Tiến sĩ cũng nhận định, nếu xét về so sánh tương quan song phương, VND đang có
lợi thế ổn định so với USD do lạm phát Việt Nam thấp hơn Mỹ và lãi suất cao hơn Mỹ. Tuy
nhiên, trong bối cảnh thế giới đầy bất ổn, dòng vốn đầu tư đang tìm cách trú ẩn vào USD,
thì việc điều hành tỷ giá không chỉ căn cứ vào hai yếu tố này. Bối cảnh hiện nay buộc Việt
31
Nam phải lựa chọn linh hoạt hơn. “Thời gian qua, chúng ta đã ứng biến khá tốt. So với các
năm trước, tỷ giá năm nay điều chỉnh mạnh hơn, song so với tương quan các nước khác, thì
VND vẫn là một trong những đồng tiền có mức mất giá ít nhất so với USD”- ông nói.

Không chỉ các chuyên gia trong nước đánh giá tích cực về điều hành tỷ giá của
NHNN, ông Francois Painchaud - Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam cũng cho rằng,
động thái điều chỉnh tỷ giá của NHNN thể hiện sự linh hoạt trong điều hành. Đây là hành
động kịp thời và phù hợp với tình hình quốc tế và nền tảng vĩ mô vững chắc của Việt Nam.

Theo ông Francois Painchaud, thế giới đang đối mặt với tăng trưởng kinh tế chậm
hơn, lạm phát cao hơn và điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn. Đặc biệt, ở Mỹ, lãi suất
đã tăng lên đáng kể để đối phó với lạm phát cao hơn. Lãi suất cao hơn ở Mỹ và những lo
ngại về kinh tế toàn cầu đã khiến đồng USD mạnh lên. Nhiều đồng tiền đã giảm giá so với
đô la Mỹ, bao gồm một số đồng tiền trong khu vực nhưng đồng Việt Nam mất giá không
nhiều so với các nước khác. Với nền tảng kinh tế phát triển vững chắc của Việt Nam và lạm
phát tương đối thấp thì việc điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt là cần thiết.

“Các quốc gia phải đảm bảo lượng dự trữ ngoại hối để đối phó với lượng dòng tiền
chảy ra và tình hình phức tạp có thể diễn ra trong tương lai. Các biện pháp can thiệp ngoại
hối có thể giúp đối phó với tình hình phức tạp của thị trường hiện nay” - ông cho biết.

Về phía các doanh nghiệp, trước diễn biến tỷ giá tăng, chuyên gia cũng khuyến nghị
các doanh nghiệp nên sử dụng những công cụ tài chính phái sinh ngoại tệ như: Mua bán
ngoại tệ có kỳ hạn, các hợp đồng hoán đổi (SWAP)... để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Không
chỉ trong bối cảnh tỷ giá biến động mạnh mà ngay cả trong thời điểm bình thường, các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần đặc biệt chú trọng đến rủi ro về dòng tiền, rủi ro về
lãi suất và tỷ giá thông qua các sản phẩm phòng vệ rủi ro.

II. Các nhân tố tác động đến tỷ giá:

a.Lạm phát

32
Về lý thuyết, tỷ giá hối đoái sẽ phản ánh xu hướng của tỷ lệ lạm phát. Đồng tiền của
một nước tăng giá làm đồng tiền của các nước còn lại giảm giá trị và ngược lại. Lạm phát
có nghĩa là với một hàng hóa quốc nội chúng ta sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa
đó; hay nói cách khác, đồng tiền của chúng ta đang bị mất giá. Trong trường hợp các nước
khác có tỷ lệ lạm phát thấp hơn đồng nghĩa với việc đồng tiền của họ bị mất giá ít hơn đồng
tiền của chúng ta; điều ấy cũng có nghĩa là đồng tiền của họ đang tạm thời mạnh hơn đồng
tiền của chúng ta. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá hối đoái.

Hơn nữa, trong một môi trường lạm phát cao, các doanh nghiệp có thể sẽ điều chỉnh
giá thường xuyên hơn với một mức chi phí thực đơn biết trước. Chiến lược điều chỉnh giá
thường xuyên giúp các doanh nghiệp chuyển những ảnh hưởng từ cú sốc trong tỷ giá vào
chi phí để duy trì lợi nhuận tăng thêm . Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, truyền
dẫn tỷ giá vào trong giá nội địa sẽ cao hơn trong thời kỳ lạm phát cao so với thời kỳ lạm
phát thấp.

Tỷ lệ lạm phát giữa Mỹ và Việt Nam từ 2000-2020

33
Tỷ giá hối đoái USD/VND từ năm 2002 đến năm 2020

Từ biểu đồ trên ta thấy, lạm phát Việt Nam qua các năm luôn cao hơn Mỹ. Lạm phát
phản ánh vào tỷ giá USD/VND khi đồng VND cứ dần mất giá so với đồng đô la qua các
năm (từ 2000-nay).

Trong giai đoạn 2008 đến 2011 lạm phát ở Việt Nam và Mỹ đều đạt mức cao nhất
trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2022 do cuộc khủng hoảng lúc đó đang xảy ra bên Mỹ
vào năm 2008. Tuy nhiên, Mỹ kiềm chế lạm phát tốt hơn nhiều so với Việt Nam. Điều đó
để lại kết quả rõ ràng khi trong giai đoạn đó tỷ giá USD/VND lại leo thang và đồng Việt
Nam bị mất giá trầm trọng so với Mỹ.

Vào giai đoạn Covid-19, Mỹ đã bơm vào nền kinh tế một lượng tiền khổng lồ nhằm
kích thích và hỗ trợ nền kinh tế. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới lạm phát của Mỹ
trong năm 2022 khi CPI của Mỹ liên tục đạt mức kỷ lục qua các quý. Hiện nay tỷ giá
USD/VND đang ở mức kỷ lục (1 USD=24.830 VNĐ vào ngày 10/11/2022) dù tỷ lệ lạm
phát của Mỹ hiện nay đang cao hơn Việt Nam. Lạm phát của Mỹ đang cao hơn nhưng tỷ
giá của Mỹ vẫn tăng. Điều này là do những chính sách của Mỹ để kiềm chế lạm phát, cụ

34
thể là FED đã liên tục tăng lãi suất cơ bản để gia tăng sức mạnh của đồng USD, gây ra sự
mất giá của đồng nội tệ VND.

b.Lãi suất

Lãi suất là một công cụ điển hình trong chính sách điều hành tỷ giá. Một quốc gia
duy trì lãi suất cơ bản ở một mức cao sẽ hút dòng vốn FDI lớn vào quốc gia đó, điều này
giúp đồng tiền của nước sở tại tăng giá trị so với các nước khác, động thái FED tăng lãi
suất cơ bản ở trên thực chất là tăng giá trị đồng tiền, từ đó kiềm lại đà tăng của lạm phát.

Lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đều có mối tương quan cao. Bằng cách điều
khiển lãi suất, các ngân hàng trung ương gây ảnh hưởng lên cả lạm phát và tỷ giá hối đoái,
và việc thay đổi lãi suất sẽ tác động đến lạm phát và giá trị tiền tệ. Lãi suất cao hơn mang
lại cho người cho vay trong một nền kinh tế lợi tức cao hơn so với các nước khác. Do đó,
lãi suất cao hơn sẽ thu hút vốn nước ngoài và khiến tỷ giá hối đoái tăng. Tuy nhiên, tác
động của lãi suất cao hơn sẽ được giảm thiểu, nếu lạm phát ở quốc gia này cao hơn nhiều
so với các quốc gia khác, hoặc nếu các yếu tố bổ sung thúc đẩy đồng tiền đi xuống. Mối
quan hệ ngược lại tồn tại đối với lãi suất giảm - nghĩa là lãi suất thấp hơn có xu hướng làm
giảm tỷ giá hối đoái. Với những nước hiện đang áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có
điều chỉnh như Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thường sẽ điều chỉnh tỷ giá hối dựa trên
các chính sách về lãi suất, từ đó cơ cấu lại và tạo nên sự chuyển dịch của các nguồn cung
tiền trong nền kinh tế.

Tuy nhiên các chính sách về lãi suất sẽ luôn thay đổi tùy vào điều kiện kinh tế của
quốc gia đó. Vì thế thông thường các chính sách về lãi suất sẽ được duy trì trong thời gian
ngắn, dẫn tới việc dòng vốn FDI đầu tư vào quốc gia đó qua các năm sẽ không ổn định.
Hành vi lãi suất trong ứng phó với những cú sốc có tác động đến giá trị của đồng nội tệ
theo những giả định khác nhau về mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và tổng cầu.

Ngày 07/9/2021, Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành Thông tư 14/2021/TT-
NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi,
35
phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng Covid-19. Động thái này giúp
các doanh nghiệp trong nước có thể vay được nhiều hơn, tăng thanh khoản cho nền kinh tế,
trong thời kỳ chuỗi cung ứng bị đứt gãy trầm trọng trên phạm vi toàn thế giới.

Năm 2022, sau khi các nền kinh tế bắt đầu mở cửa lại trong bối cảnh áp lực tỷ giá
gia tăng khi các yếu tố trong và ngoài nước đều không thuận lợi, ngày 24/10, Ngân hàng
Nhà nước đã thực hiện tăng lãi suất điều hành thêm 1 điểm phần trăm trước kỳ họp chính
sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tháng 11. Việc tăng lãi suất này không gây
quá nhiều bất ngờ cho thị trường, tuy nhiên, diễn biến lãi suất huy động ở các ngân hàng
thương mại vẫn còn khá phức tạp. Cụ thể, các ngân hàng thương mại trong hệ thống đều đã
đồng loạt điều chỉnh tăng tùy kỳ hạn, Ngay cả bốn ngân hàng quốc doanh (Agribank,
Vietcombank, VietinBank, BIDV) thường xuyên là nhóm có lãi suất huy động thấp nhất thị
trường hiện cũng chấp nhận chi trả mức lãi 7,4%/năm cho các khoản tiền gửi tại quầy và
7,9%/năm nếu gửi online, tăng gần 2 điểm phần trăm so với đầu năm.

Lãi suất huy động 12 tháng cho KHTC (%)

c.Cán cân thanh toán

36
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh
tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao
dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay
chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản
thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một
quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú
trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi
sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi
vào bên tài sản có.

37
Hai thành phần chính của cán cân thanh toán là Tài khoản vãng lai và Tài khoản
vốn. Trong đó, kiều hối thuộc tài khoản vãng lai chiếm một phần rất lớn trong thị trường
ngoại tệ Việt Nam. Lượng kiều hối chảy về Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn, chiếm thứ hai
sau FDI so với các dòng tài chính khác. Do đó tạo nên một nguồn cung ngoại tệ rất lớn và
tác động trực tiếp đến tỷ giá USD trên thị trường.

Thâm hụt trong tài khoản vãng lai cho thấy quốc gia đang chi tiêu cho hoạt động ngoại
thương nhiều hơn số tiền kiếm được và họ đang vay vốn từ các nguồn nước ngoài để bù đắp
thâm hụt. Nói cách khác, quốc gia này đòi hỏi nhiều ngoại tệ hơn những gì họ nhận được
thông qua việc bán hàng xuất khẩu và nó cung cấp nhiều ngoại tệ hơn so với nhu cầu của
người nước ngoài đối với các sản phẩm của mình. Nhu cầu ngoại tệ dư thừa làm giảm tỷ giá
hối đoái của đất nước cho đến khi hàng hóa và dịch vụ trong nước đủ rẻ đối với người nước
ngoài và tài sản nước ngoài quá đắt để tạo ra doanh thu cho lợi ích trong nước. Khi cán cân
thanh toán (BOP) thâm hụt, lượng cầu lớn hơn cung trên thị trường ngoại hối. Lúc này, đồng
nội tệ sẽ bị mất giá.

38
Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2016-2021

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2020), doanh số kiều hối chuyển về Việt
Nam trong những năm qua luôn nằm trong danh sách 10 nước có doanh số kiều hối lớn
nhất thế giới và đứng thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Phi-li-pin. Trong năm 2020, đại dịch
Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, khiến nhiều lao động ở nước ngoài
mất việc, phải tạm nghỉ ở nhà, hoạt động kinh doanh ngưng trệ, dẫn tới lượng kiều hối
chuyển về cho người thân trong nước giảm, đa số kiều hối của các quốc gia trên thế giới
đều sụt giảm mạnh từ 10-20% so với những năm trước đó.

Kiều hối không ngừng gia tăng đã hỗ trợ nguồn cung, tăng dự trữ ngoại tệ cho nền
kinh tế, dòng kiều hối là một nguồn quan trọng giúp cho Việt Nam giữ tỷ giá hối đoái ổn
định trong thời gian vừa qua. Nguồn kiều hối tăng trưởng tốt làm cho đồng tiền của Việt
39
Nam không bị mất giá nhiều, đóng một phần lớn trong vai trò ghìm lại sự biến động về tỷ
giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ.
Thặng dư trong cán cân vãng lai ở Việt Nam chủ yếu là do thặng dư trong cán cân
thương mại. Điều này thể hiện lợi thế so sánh của Việt Nam trong việc cung cấp hàng hóa.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam lại chủ yếu đến từ khu vực FDI, do đó bất kỳ biến động
nào trong cán cân DI sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu của Việt Nam. Xét trong cán cân
thu nhập, Việt Nam mặc dù nhận được nguồn kiều hối dồi dào nhưng số tiền mà Việt Nam
phải thanh toán cho các nhà đầu tư nước ngoài luôn lớn hơn rất nhiều so với số tiền mà Việt
Nam kiếm được từ việc đầu tư ra nước ngoài. Xét về tổng thể, cán cân vãng lai của Việt
Nam thường trong trạng thái thặng dư. Điều này đã tạo áp lực nâng giá VND khiến NHNN
phải can thiệp để ổn định tỷ giá. Trong tương lai, Việt Nam cần xác định rõ mức độ ưu tiên
trong chính sách của mình là ổn định tỷ giá hay có được một chính sách tiền tệ độc lập
trong bối cảnh tài khoản vốn ngày càng được tự do hóa.

d.Nợ công

Theo định nghĩa, nợ công không xấu nếu một quốc gia có khả năng thanh toán nó.
Câu chuyện đối với nợ công là làm thế nào để quản lý nó một cách hiệu quả. Tuy nhiên,
nhiều nước đã thất bại. Trên thực tế, các nước này không thất bại về mặt nguyên tắc, mà lý
do thất bại là do không có phương pháp thích hợp. Các quốc gia sẽ thâm hụt quy mô lớn
khi cố gắng chi trả nợ cho các dự án khu vực công. Trong khi hoạt động như vậy kích thích
nền kinh tế trong nước, các quốc gia có thâm hụt công và nợ lớn sẽ trở nên kém hấp dẫn
hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo tâm lý chung, một khoản nợ công lớn có khả
năng rất lớn gây ra lạm phát cao, điều này làm giảm dòng vốn FDI được đầu tư, gây nên sự
e ngại trong tâm lý của các nhà đầu tư từ nước ngoài.

Trong trường hợp xấu nhất, chính phủ phải in tiền để trả một phần nợ, việc tăng cung
tiền chắc chắn gây ra lạm phát. Hơn nữa, nếu một chính phủ không thể giải quyết thâm hụt
của mình thông qua các biện pháp trong nước (bán trái phiếu trong nước, tăng cung tiền),
thì chính phủ phải tìm cách tăng cung của các loại chứng khoán để bán cho người nước
ngoài, do đó hạ giá của chúng. Một khoản nợ công lớn có thể khiến người nước ngoài lo
ngại rằng quốc gia này có nguy cơ không thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Người
40
nước ngoài sẽ không sẵn sàng sở hữu chứng khoán mệnh giá bằng đồng tiền nước sở tại
nếu rủi ro vỡ nợ là lớn.

Nợ công tại các nước đang phát triển như Việt Nam là lớn, hiểu được cục diện này,
Nhà nước ta đã làm rất tốt khi xử lý nợ công qua các năm. Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ nợ công
so với quy mô GDP của nền kinh tế trong 5 năm vừa qua liên tục giảm. Từ mức 61,4%
GDP năm 2017, đến năm 2018 giảm xuống 58,3% GDP, năm 2019 còn 55% GDP, năm
2020 còn 55,9% GDP, và đến năm 2021 giảm sâu xuống mức 43,1% GDP. Tỷ lệ nợ công
so với quy mô GDP giảm nhưng số nợ tuyệt đối của nền kinh tế những năm qua vẫn tăng
lên. Dư nợ quốc gia năm 2017 khoảng 115,2 tỷ USD, năm 2018 khoảng 121,7 tỷ USD, năm
2019 khoảng 125,2 tỷ USD, năm 2020 khoảng 135,3 tỷ USD, năm 2021 khoảng 141,9 tỷ
USD. Nếu nhìn vào số dư nợ quốc gia tuyệt đối, trong giai đoạn 2017-2021 nợ công của
Việt Nam tăng thêm khoảng 26,7 tỷ USD. Nhưng nếu nhìn vào tỷ lệ nợ công so với quy
mô GDP nền kinh tế thì lại có xu hướng giảm từ 61,4% (năm 2017) xuống 43,1% (năm
2021), giảm 18,3%.
"Nợ công hiện nay khoảng 44%, tức kiểm soát ở mức rất an toàn và đảm bảo hạn
mức Quốc hội giao là 60%. Bộ chi ngân sách kiềm chế dưới 4%. Có thể nói kinh tế vĩ mô
và quản lý nợ công năm nay hoàn thành tốt", Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng
định.

Với chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, trong hoàn cảnh đồng tiền của các nước
bị mất giá trầm trọng, động thái mạnh tay của FED, giá nguyên vật liệu tăng cao đã gây nên
không ít khó khăn cho nền kinh tế; Nhà nước ta đã kiểm soát tốt nợ công, đồng thời tiết
41
kiệm được một lượng lớn ngân sách (57 000 tỷ sau khi cơ cấu lại nợ công), đảm bảo dòng
vốn FDI ổn định trong thời gian tới. Nợ công được duy trì thấp đã tạo ra dư địa để Chính
phủ tiếp tục tăng các nguồn lực đầu tư từ ngân sách cho các chương trình hỗ trợ phục hồi
kinh tế; đồng thời có thêm nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của các năm sau,
tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và giữ vững an ninh tài chính quốc gia.

Nợ chưa phải là xấu nếu quốc gia có khả năng trả nợ. Khác với lãi suất và lạm phát,
nợ công như một thang đo về tiềm lực trả nợ của nền kinh tế, ảnh hưởng gián tiếp tới vấn
đề tỷ giá. Tuy nhiên trong dài hạn, nợ công là một chỉ báo rất quan trọng đối với việc thu
hút dòng vốn FDI từ nước ngoài. Hiện nay, rủi ro nợ công ở Việt Nam phụ thuộc vào những
yếu tố chính như tốc độ tăng GDP, lạm phát, lãi suất, mức thâm hụt tài khoản vãng lai và
dự trữ ngoại hối của quốc gia. Do đó, những nhân tố này cần được kiểm soát tốt để giảm
thiểu rủi ro về nợ công, từ đó gia tăng sức mạnh của đồng tiền quốc nội trong dài hạn.

III. Tỷ giá hối đoái tác động đến các nhân tố

Đối với từng quốc gia hay nhóm quốc gia (nếu có sự liên kết và có đồng tiền
chung) thì tỷ giá hối đoái mà họ quan tâm hàng đầu là tỷ giá giữa đồng tiền của chính
quốc gia đó hay nhóm các quốc gia đó (đồng nội tệ) với các đồng tiền của các quốc gia
khác. Tỷ giá giữ vai trò quan trọng đối với mọi nền kinh tế. Sự vận động của nó có tác
động sâu sắc mạnh mẽ tới mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia thể hiện
trên những điểm sau:

a.Tác động tới hoạt động nhập khẩu hàng hoá:

Khi đồng tiền trong nước tăng giá, doanh nghiệp sẽ có xu hướng đẩy mạnh nhập
khẩu hơn. Lý do là vì lúc này giá trị đồng tiền trong nước tăng lên. Doanh nghiệp sẽ phải
trả số tiền thấp hơn so với trước kia để mua một lượng hàng hóa như nhau. Do đó, đồng
tiền trong nước tăng giá cũng là thời điểm nhập khẩu được khuyến khích. Ngược lại, khi
tiền trong nước giảm giá, chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên. Điều này sẽ làm hạn chế nhập khẩu.
Ví dụ cụ thể như sau:

42
Doanh nghiệp A mua vải từ Trung Quốc với giá 25 tệ/kg với tỷ giá 1 tệ (CNY) là
3.500đ. Doanh nghiệp A mua 1 tấn (1.000kg) vải hết 25.000 tệ (khoảng 87.500.000đ). Tuy
nhiên, nếu đồng tiền trong nước tăng giá, 1 CNY = 3.000 đồng thì lúc này, doanh nghiệp
thực tế chỉ phải trả 75.000.000 đồng. Vậy doanh nghiệp đã tiết kiệm được khoảng 12 triệu
so với trước.

b.Tác động tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá:

Cách mà tỷ giá hối đoái tác động tới xuất khẩu hoàn toàn ngược lại so với nhập khẩu.
Đồng tiền trong nước tăng giá sẽ khiến lượng doanh thu có được từ hoạt động xuất khẩu
giảm xuống. Doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm sản lượng xuất khẩu. Như vậy, khi đồng
tiền trong nước giảm giá thì các hoạt động xuất khẩu sẽ được khuyến khích. Lúc này, doanh
thu có được từ xuất khẩu sẽ lớn hơn.
Ví dụ cụ thể như sau:
Tỷ giá USD/VND hiện đang là 25.000, tức 1 USD = 25.000 VND. Một công ty B
xuất khẩu hàng hóa thu được 10.000$ (tức 250.000.000đ). Nếu tỷ giá bị thay đổi 1 USD =
24.000đ thì trên lý thuyết, công ty B vẫn thu được 10.000$. Tuy nhiên, nếu quy đổi ra tiền
Việt thì chỉ còn 240.000.000đ, bị giảm mất 10.000.000 so với trước.

b.Tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài:


Khi tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ so với nội tệ tăng, nội tệ giảm giá trị, kích thích đầu
tư nước ngoài vào trong nước và hạn chế đầu tư từ trong nước ra nước ngoài, trong điều
kiện tất cả các nhân tố khác không đổi.
Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ so với nội tệ giảm, tức là nội tệ tăng giá,
kích thích đầu tư ra nước ngoài và hạn chế đầu tư vào trong nước.
Trong bối cảnh hiện nay, giá trị USD tăng vọt không có lợi cho các nhà đầu tư nước
ngoài tại các thị trường mới nổi vì hai lý do:
Thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài chịu khoản lỗ khi quy đổi ngoại tệ đối với giá
trị các khoản đầu tư của họ nếu USD tăng giá - đơn giản vì họ thường quan tâm chủ yếu
đến giá trị USD của các khoản đầu tư đó. Điều này giúp giải thích tại sao chỉ số MSCI-EM
hoạt động kém hơn SP500 trong năm nay.

43
Thứ hai, các quốc gia có nguy cơ mất giá tiền tệ lớn (như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina,
các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh) gặp khó khăn trong thu hút vốn dài hạn - bao gồm
cả các khoản đầu tư vốn cổ phần tư nhân (PE) và vốn đầu tư mạo hiểm (VC).
Còn đối với Việt Nam thì không gặp phải vấn đề này, vì Chính phủ đã nhất quán thể
hiện quyết tâm trong 10 năm qua là duy trì tỷ giá USD/VND ổn định - và quyết tâm đó
mạnh mẽ hơn kể từ năm 2015. Vì vậy, bất ổn trên thị trường ngoại hối toàn cầu sẽ khó có
thể tác động đến các quỹ PE hoặc VC tới Việt Nam.

d.Tác động tới nợ nước ngoài và dịch vụ thu ngoại tệ của các quốc
gia:

Khi đồng tiền giảm giá làm cho số nợ của quốc gia tính bằng ngoại tệ tăng lên và
ngược lại khi đồng tiền quốc gia tăng giá sẽ làm giảm số nợ của quốc gia. Các dịch vụ thu
ngoại tệ như khách du lịch, khi đồng tiền giảm giá sẽ khuyến khích các khách du lịch vì họ
có thể tiêu dùng nhiều hơn các loại hàng hóa và dịch vụ. Ngược lại, khi đồng tiền tăng giá
sẽ hạn chế trong thu hút khách du lịch vì họ sẽ tiêu dùng ít hơn các loại hàng hóa và dịch
vụ.

Qua phân tích trên đây, chúng ta đã thấy được sự thay đổi của tỷ giá hối đoái có tác
động mạnh đến hai lĩnh vực được xem xét, đó là thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế. Sự
tác động đó khi lợi về mặt này thì lại bất lợi về mặt kia. Song, tùy thuộc vào tình hình cụ
thể mà các quốc gia có những biện pháp điều chỉnh thích hợp sao có lợi cho tăng trưởng và
phát triển kinh tế.

e.Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế:
Khi một nước có lạm phát sức mua đồng nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái không đổi, hàng
hóa dịch vụ trong nước đắt hơn so với thị trường nước ngoài. Theo quy luật chung, người
dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ kéo theo nhập khẩu sẽ
tăng, cầu ngoại tệ tăng và tỷ giá hối đoái cũng sẽ tăng theo.

44
Mặt khác, vì tăng giá nên người tiêu dùng nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu
hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút dẫn đến cung ngoại tệ trên thị trường giảm, là nguyên
nhân làm tỷ giá hối đoái tăng. Bởi vậy, lạm phát ảnh hưởng đến cung và cầu ngoại tệ theo
hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên
thị trường tiền tệ, lạm phát khiến đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ tài
sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Quốc gia nào có
tỷ lệ lạm phát cao hơn thì đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ
giá hối đoái tăng.

IV. Đánh giá


1.Tiến bộ:
Giá cả ngoại tệ từng bước được gắn với cung - cầu

Hoạt động xuất khẩu mang về ngoại tệ cho quốc gia, làm gia tăng nguồn cung ngoại
tệ một cách dồi dào, do đó làm giảm tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái thấp, tức giá trị
đồng nội tệ cao sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài tăng lên, đắt hơn so
với hàng hóa của nước khác, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó hạn
chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái cao, tức giá trị
đồng nội tệ thấp sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài thấp, rẻ hơn so với
hàng hóa của nước khác, làm tăng tính cạnh tranh, tiêu thụ nhanh hàng hóa, từ đó tạo điều
kiện để mở rộng phát triển hoạt động xuất khẩu. Đây là một trong những lý do khiến các
nước phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, việc phá giá đồng
nội tệ dẫn đến nhiều hệ lụy và bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện khác nên chính phủ các
nước không thể thực hiện việc phá giá đồng nội tệ một cách dễ dàng.

Hoạt động nhập khẩu là việc chi ngoại tệ ra nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ
về trong nước, khi gia tăng nhập khẩu sẽ làm gia tăng cầu ngoại tệ, do đó có tác động làm
gia tăng tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái cao, làm cho giá cả hàng hóa dịch vụ nhập khẩu
trong nước đắt đỏ hơn so với hàng hóa trong nước, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng
tiêu thụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động nhập khẩu, đồng thời tạo điều kiện để
thúc đẩy sản xuất trong nước. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái thấp, hàng hóa nhập khẩu có
giá bán rẻ hơn hàng hóa trong nước, tăng khả năng cạnh tranh, có lợi cho nhà nhập khẩu,
nhưng làm hạn chế phát triển sản xuất trong nước. Vì vậy, chính phủ các nước thường dùng

45
chính sách nâng cao tỷ giá, tức phá giá đồng nội tệ để hạn chế hàng nhập khẩu nhằm khuyến
khích phát triển sản xuất trong nước.

Hiện tượng đô la hóa đang giảm mạnh

Giai đoạn từ năm 2010 đến nay: Nhằm điều tiết thị trường, giai đoạn này, Ngân
hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ các giải pháp và công cụ điều hành, nhất là sự phối
hợp giữa chính sách lãi suất và tỷ giá để duy trì sức hấp dẫn của VND so với USD. Nhờ
đó, từ năm 2015 đến nay, tỷ giá và thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, tâm lý thị trường
được giải tỏa, thanh khoản thị trường cải thiện, tình trạng găm giữ ngoại tệ giảm, theo đó
tỷ lệ đô la hóa trong nền kinh tế tiếp tục có xu hướng giảm mạnh.

Có nhiều chuyển biến tích cực về mặt chính sách theo hướng tỷ giá ngày càng linh
hoạt

Sáng ngày 17/10/2022, NHNN phát đi thông cáo về việc điều chỉnh biên độ tỷ giá
giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5% nhằm chủ động thích ứng trước diễn biến khó
lường của thị trường quốc tế và định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi
suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế
giới. Động thái này của NHNN có nghĩa giá trần USD của ngân hàng có thể giao dịch đạt
gần 24.800 VND/USD kéo mức chênh lệch giữa VND/USD so với hồi đầu năm tăng lên
đáng kể.

Theo NHNN, từ đầu năm 2022 đến nay, Fed và nhiều NHTW lớn đẩy mạnh lộ trình
thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng nhanh lãi suất điều hành, xung đột Nga - Ukraine làm
chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gián đoạn, giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao, lạm phát
tại nhiều nền kinh tế vượt mức kiểm soát… gây biến động lớn trên thị trường quốc tế và
trong nước. Trước tình hình đó, NHNN đã chủ động, linh hoạt áp dụng đồng bộ các công
cụ, giải pháp, can thiệp để duy trì hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường tiền tệ, ngoại
hối, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ thực hiện các mục
tiêu đề ra tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số
43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43) và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022
của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị

46
quyết số 43. Để chủ động thích ứng trước diễn biến khó lường của thị trường quốc tế và
định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất của Fed và các NHTW trên
thế giới, ngày 17/10/2022, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 1747/QĐ-NHNN
quy định về tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ của các tổ chức tín dụng
(TCTD) được phép. Theo đó, biên độ tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam và USD được
điều chỉnh từ ±3% lên ±5%.

Mức thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức ổn định

Thâm hụt cán cân thương mại là thể hiện một nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, có
nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư cao hơn khả năng tiết kiệm trong
nước, điều này sẽ làm cho các dòng vốn nước ngoài chảy vào quốc gia đó để đáp ứng nhu
cầu đầu tư. Tức là quốc gia đó có thể sử dụng nguồn lực của nước khác để phát triển kinh
tế trong nước.

Cán cân vãng lai của Việt Nam đã chuyển từ thặng dư nhỏ ở mức 1,2 tỷ đôla Mỹ
trong năm 2000 sang thâm hụt đến 9,2 tỷ đôla Mỹ trong năm 2008. Tính chất biến động lớn
của cán cân vãng lai ở Việt Nam về cơ bản giống các nước ASEAN trước khủng hoảng
châu Á, tuy nhiên ASEAN 5 đã giải quyết được vấn đề này kể từ khủng hoảng tài chính
châu Á và duy trì thặng dư. Việc chuyển từ thâm hụt sang thặng dư thực ra là kết quả của
quá trình các nước này dịch chuyển dần lên mức giá trị gia tăng cao hơn trong công nghiệp
sản xuất chế tạo và đạt được cải thiện đáng kể về năng suất lao động. Trong khi đó, Việt
Nam thì hầu như năm nào cũng thâm hụt kể từ thập kỷ 1980, chỉ trừ 3 năm nền kinh tế
Đông Nam Á đi xuống nghiêm trọng (1999-2001)

2. Hạn chế
Đồng VND đang mất giá do Fed tăng lãi suất

Theo báo cáo của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), từ đầu tới cuối tháng 8, đồng
VND tiếp tục giảm 0,37% so với đồng USD. So với cuối năm 2021, đồng VND cũng đã
giảm 2,64% so với USD. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index tăng
thêm 3,13% so với tháng trước và 13,73% so với đầu năm

47
Thị trường chợ đen vẫn tồn tại

Trong khi tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại khá ổn định trong tuần này thì
trên "chợ đen" liên tục tăng mạnh. Theo quan sát, trong sáng nay (14/7), nhiều điểm giao
dịch ngoại tệ trên thị trường tự do mua vào USD với giá 24.280 đồng, tăng 130 đồng; trong
khi giá bán ra là 24.310 đồng, tăng 60 đồng so với hôm qua. Như vậy, từ đầu tuần đến nay,
giá USD trên "chợ đen" đã tăng khoảng 300-350 đồng.

Tóm lại, kể từ khi bước sang nền kinh tế mới theo hướng kinh tế thị trường có sự
quản lý vĩ mô của nhà nước , về chính sách tỷ giá cơ chế điều hành và diễn biến tỷ giá của
đồng Việt Nam với ngoại tệ đã chuyển hướng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam
góp phần không nhỏ vào sự thành công của đất nước. Các bước đi trong chính sách tỷ giá ,
cơ chế điều hành tỷ giá và diễn biến tỷ giá của đồng Việt Nam so với ngoại tệ là đúng đắn.
Một mặt giữ vững giá trị của đồng Việt Nam không những giá trị danh nghĩa mà còn giá trị
thực tế của nó , góp phần ổn định mặt bằng giá cả trong nước và kiềm chế lạm phát, mặt
khác vẫn khuyến khích xuất khẩu tăng lên hàng năm , thu hút nguồn ngoại tệ lớn và Việt
Nam đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế ngày một tăng mà còn tăng đáng kể nguồn
ngoại tệ quốc gia.

V. Giải pháp bình ổn tỷ giá của đồng Việt Nam

48
Để đối phó với những làn sóng tăng lãi suất của Mỹ cũng như các quốc gia khác,
chính Việt Nam buộc phải có những chính sách để giữ cho tỷ giá của đồng Việt Nam với
đồng ngoại tệ khác ổn định.

a, Sử dụng chính sách lãi suất (Lãi suất tái chiết khấu)
Đây là biện pháp được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ
giá hối đoái có sự biến động bất lợi, cụ thể là tăng ra khỏi mức độ không chấp nhận được,
Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện điều chỉnh lãi suất điều hành, lãi suất tái chiết khấu
tăng (lãi suất cho vay tăng và lãi tiền gửi tăng). Từ đó vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới
sẽ dịch chuyển vào trong nước để thu lãi cao hơn từ đó cung ngoại tệ sẽ tăng, nhu cầu về
ngoại tệ giảm làm cho tỷ giá hối đoái không có cơ hội để tăng. Ngoài ra, điều này còn sẽ
làm cho dòng chu chuyển vốn trong nước chậm lại, kết quả là làm cầu giảm, khiến mức giá
chung giảm và đồng nội tệ sẽ tăng giá, làm giảm đà tăng của tỷ giá.

Việc tăng lãi suất tiền gửi trong nước sẽ làm giảm tình trạng nắm giữ ngoại tệ trong
dân và các doanh nghiệp, từ đó giúp cho ngân hàng trung ương can thiệp thị trường ngoại
hối thuận lợi hơn.

Trước bối cảnh đó, cùng với thông tin FED tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào
21/09, NHNN đã ra quyết định tăng lãi suất điều hành vào ngày 23/09, trong đó:
Tăng lãi suất tái cấp vốn thêm 100 điểm cơ bản từ 4%/năm lên 5%/ năm
49
Tăng lãi suất chiết khấu thêm 100 điểm từ mức 2,5% lên 3,5%/ năm
Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp
thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các tổ chức tín dụng từ 5,0%/năm
lên 6,0%/năm

Như vậy, việc NHNN tăng lãi suất điều hành khiến mặt bằng lãi suất tiền gửi của
các ngân hàng thương mại liên tục tăng cao, thắt chặt việc cung ứng tiền tệ giúp tăng giá
đồng nội tệ trước sức ép mất giá.

b, Các chính sách hối đoái


Đây là những biện pháp mà ngân hàng Trung ương sẽ trực tiếp tác động đến tỷ giá
hối đoái. Thông qua các tổ chức kinh doanh ngoại hối, nhà nước sẽ chủ động tác động vào
cung cầu ngoại tệ bằng việc thực hiện nghiệp tiêu biểu như:

Nghiệp vụ thị trường mở: ngân hàng trung ương sẽ liên tục hút các ngoại tệ từ các
ngân hàng thương mại, rồi bơm tín phiếu ra bằng đồng nội tệ, không tác động tới cung tiền
và làm tăng dự trữ ngoại tệ, từ đó có thể điều tiết tỷ giá một cách thuận tiện hơn.

50
Như trong tháng 10 vừa rồi, với những làn sóng nâng lãi suất của Fed, làm tăng tỷ
giá giữa Việt Nam đồng và Đô La Mỹ, buộc ngân hàng trung ương Việt Nam phải liên tục
thực hiện hàng loạt nghiệp vụ thị trường mở với thanh khoản rất cao để bình ổn tỷ giá cũng
như lãi suất liên ngân hàng quốc tế.

Can thiệp thị trường ngoại hối bằng mua bán dự trữ ngoại tệ để trực tiếp điều chỉnh
tỷ giá. Khi tỷ giá ở mức cao tới mức làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế trong
nước cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại, Ngân hàng Trung ương sẽ bán ngoại tệ ra
để thu nội tệ về. Khi đó cung về ngoại tệ sẽ tăng và tác động làm giảm tỷ giá, kéo tỷ giá
xuống. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống quá mức, ngân hàng trung ương sẽ mua
ngoại tệ vào, tức là kích thích cầu ngoại hối khi cung chưa kịp biến động để nâng tỷ giá hối
đoái tới mức hợp lý.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, ngân hàng nhà nước đã bán ra hơn 20 USD, giảm mức
dự trữ ngoại tệ xuống còn 89 USD, chủ yếu là để bảo vệ đồng VND ở mức tỷ giá hợp lý.

C, Chính sách điều hành tỷ giá trung tâm

51
Trong nhiều năm, tỷ giá giao dịch trên thị trường Việt Nam được xác định trong biên
độ nhất định so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày. Trong
từng thời kỳ, NHNN sẽ công bố mức điều chỉnh tỷ giá tối đa dự kiến. Về bản chất, cơ chế
tỷ giá cũ của Việt Nam là cơ chế neo tỷ giá USD/VND cố định hoặc với biên độ được điều
chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn. Nhược điểm lớn nhất của cơ chế tỷ giá cũ là “tỷ giá do
chỉ được điều chỉnh một chiều theo hướng tăng nên kỳ vọng cũng chỉ theo một chiều, thị
trường thường đồn đoán về việc NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá vào một số giai đoạn mang
tính mùa vụ hoặc bất cứ khi nào thâm hụt thương mại hoặc lạm phát gia tăng”. Điều này đã
dẫn tới hiện tượng găm giữ, đô la hóa trong nền kinh tế, tạo ra sự không chắc chắn trong
môi trường kinh doanh, làm phát sinh các rủi ro không thể phòng ngừa, nguy cơ tấn công
tiền tệ cao, làm giảm hiệu lực của CSTT.
Kể từ năm 2016, NHNN công bố cách thức điều hành tỷ giá mới là cơ chế tỷ giá neo
trườn biên độ, với phương pháp điều hành tỷ giá trung tâm. Tỷ giá trung tâm được NHNN
xây dựng dựa trên 3 cấu phần, bao gồm: (i) Diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của 8
đồng tiền của các nước, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, đầu tư lớn với Việt Nam;
(ii) Diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày hôm
trước; và (iii) Các cân đối tiền tệ vĩ mô. Bên cạnh đó, tỷ giá trung tâm sẽ được NHNN công
bố hằng ngày, bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để đảm bảo linh hoạt điều
chỉnh tỷ giá và ứng phó kịp thời với các biến động của thị trường.

Đặc biệt, vào ngày 17/10 vừa qua, ngân hàng nhà nước đã nâng biên độ tỷ giá trung
tâm từ 3% lên 5%, bản chất của chính sách này là để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp
hoặc cá nhân cần thanh toán ngoại tệ giao ngay, một phần để tránh khỏi đà bán dự trữ ngoại
tệ của nhà nước cho những doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ cao.

d, Đánh giá chính sách bình ổn tỷ giá của Việt Nam


Nhóm em đánh giá khá là cao về chính sách tỷ giá của Việt Nam trong những tháng
vừa qua, trong một số thống kê quốc tế, đồng VND là một trong những đồng tiền ổn định
nhất so với các đồng tiền trong khu vực khi chỉ mất giá khoảng 3,67% so với USD. Trong
khi hầu hết các đồng tiền chính với VND đều đã giảm đáng kể so với USD: Peso Philippines
( -12,82%), Nhân dân tệ Trung Quốc ( -10,2%), Baht Thái Lan (-10,61%)…

52
Diễn biến một số cặp tỷ giá so với USD 9 tháng đầu năm 2022

Như vậy, nhờ phối hợp linh hoạt những chính sách, công cụ, chúng em đánh giá
những hiệu quả tích cực về tỷ giá mà các chính sách ấy mang lại qua những phân tích,
chứng minh bên trên cùng với những số liệu, bảng biểu được công bố từ các tổ chức, doanh
nghiệp, bài báo uy tín. Việc Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả
khiến giá trị đồng VND ổn định hơn so với nhiều đồng tiền khác trong khu vực và trên thế
giới, đem lại tác động tích cực trong nước.

53
KẾT LUẬN

Hoạt động điều hành chính sách tỷ giá là môt hoạt động phức tạp bởi nó thường chịu
các tác động từ các chính sách tiền tệ của các nước phát triển, đối với những nước đang
phát triển với đồng nội tệ chưa được tự do chuyển đổi thì việc điều hành tỷ giá luôn chịu
các áp lực lớn và nếu không có các công cụ và biện pháp can thiệp hiệu quả thì thị trường
ngoại hói sẽ diễn biến phức tạp, các mục tiêu trong điều hành thường khó đạt được như kỳ
vọng.

Tỷ giá hối đoái là một chỉ số vĩ mô quan trọng, tác động tới nhiều yếu tố như lạm
phát, lãi suất của ngân hàng trung ương, các yếu tố về chính sách chính phủ, đầu tư nước
ngoài. Từ phân tích thực trang công tác điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam trong một giai đoạn rất dài cho thấy rằng cho dù trong giai đoạn đầu việc điêu hành
còn có những lúng túng, nhưng những năm gần đây, việc điều hành tỷ giá ngày càng được
hoàn thiện, qua đó giúp thị trường tài chính hoạt động ổn định. Ngoài ra, bài luận bọn em
cũng đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá, qua đó đề xuất, đánh giá giúp việc điều
hành tỷ giá hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế của nước ta trong thời điểm hiện nay.

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Cao Thị Ý Nhi, TS. Đặng Anh Tuấn, 2019. Giáo trình Lý thuyết tài chính
tiền tệ. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Bình Nam (2022), Tỷ giá trong biên độ kiểm soát
<https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chitiettin?dDocName=M
OFUCM226741 >
3. Ái Minh (2022). Nhìn lại diễn biến tỷ giá năm 2021. < https://fili.vn/2022/01/nhin-
lai-dien-bien-ty-gia-nam-2021-757-921901.htm >
4. Lương Hạnh (2020). Tỷ giá hối đoái là gì? Những điều cơ bản bạn cần biết về
ngoại tệ. < https://marketingai.vn/ty-gia-hoi-doai-la-gi/ >
5. Linh, P. K. (2011). Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện
pháp hoàn thiện. < https://tailieu.vn/doc/de-tai-thuc-trang-van-hanh-chinhsach-ty-
gia-o-viet-nam-va-cac-bien-phap-hoan-thien-859162.html >
6. Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam và định hướng điều chỉnh tỷ
giá nhằm hạn chế thâm hụt cán cân thương mại (2012). < https://tailieu.vn/doc/de-
tai-tac-dong-cua-ty-gia-den-can-can-thuong-maiviet-nam-va-dinh-huong-dieu-
chinh-ty-gia-nham-han--1317044.html >
Trường, L. M. (2021). Tỷ giá hối đoái là gì? Ảnh hưởng, chính sách điều chỉnh tỉ
giá hối đoái. < https://luatminhkhue.vn/ty-gia-hoi-doai-la-gi-anh-huongchinh-sach-
dieu-chinh-ti-gia-hoi-doai.aspx >
7. Thị trường ngoại tệ năm 2021: Vượt ''sóng dữ'', VND là đồng tiền hiếm hoi lên giá
so với USD (2022). < https://sinhvienthamdinh.com/threads/thi-truong- 56 ngoai-
te-nam-2021-vuot-song-du-vnd-la-dong-tien-hiem-hoi-len-gia-so-voiusd.178831/
>

55

You might also like