Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

KHOA CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài:

LẬP QUY TRÌNH CHẾ TẠO BƠM BÁNH RĂNG

Giáo viên giảng dạy : Ths. Hồ Nhật Phong

Lớp : KT – CĐT54

Nhóm thực hiện :3

Thành viên :Nguyễn Luýt

Hồ Đăng Hiệp

Trần Hữu Quốc

Trần Đắc Bình

Huế 2/2023
MỤC LỤC
1. Lời mở đầu.........................................................................................................................................3
2. Nội dung.............................................................................................................................................3
2.1. Khái niệm:..................................................................................................................................3
2.2. Cấu tạo:......................................................................................................................................3
2.3. Đặc điểm:....................................................................................................................................5
2.4. Nguyên lý hoạt động chung của bơm bánh răng:....................................................................6
2.5. Phân loại.....................................................................................................................................7
2.5.1. Bơm bánh răng ăn khớp trong:........................................................................................7
2.5.2. Bánh răng ăn khớp ngoài:.................................................................................................9
2.6. Ưu điểm, nhược điểm của bơm bánh răng:...........................................................................10
2.7. Ưu điểm:...................................................................................................................................10
2.8. Nhược điểm:.............................................................................................................................10
3. Ứng dụng của bơm bánh răng:.......................................................................................................11
4. Cách lắp đặt bơm bánh răng :........................................................................................................11
5. Các sự cố thường gặp ở bơm bánh răng............................................................................................12
6. Giá máy bơm bánh răng..................................................................................................................13
7. Kết luận............................................................................................................................................13
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................................15
1. Lời mở đầu

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chiến lược dài hạn của Việt Nam với
mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
Trong đó công nghiệp chế tạo máy đóng vai trò là cơ sở để phát triển
mọi ngành công nghiệp khác. Trong chế tạo máy, truyền động bánh răng
chiếm một vị trí rất quan trọng, chúng là những cơ cấu đóng vai trò chủ
yếu trong hầu hết các máy, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng làm
việc, an toàn và tuổi thọ của máy. Gia công bánh răng là một lĩnh vực
cắt kim loại phức tạp nhất. Để bắt nhịp cùng sự phát triển vượt bậc của
ngành công nghiệp chế tạo máy trên thế giới, đòi hỏi nước ta phải không
ngừng đào tạo nguồn nhân lực biết vận dụng và nắm bắt công nghệ tiên
tiến hiện đại, đồng thời từng bước cải tiến sáng tạo ra công nghệ mới, cải
tiến cách thức sản xuất phù hợp với nền công nghiệp đất nước.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm:

Bơm bánh răng là bơm thể tích sử dụng sự ăn khớp của một hay nhiều
cặp bánh răng để tạo áp suất chân không vận chuyển chất lỏng và tạo ra
áp suất bơm. Bơm bánh răng thích hợp để bơm các chất lỏng có độ nhớt
cao như dầu, sơn, chất dẻo, chất kết dính, xà phòng, …

2.2. Cấu tạo:


Trục bơm: đây là thành phần quan trọng, đóng vai trò cố định
hoạt động của máy bơm. 

Thân bơm: Thân bơm được chế tạo với khả năng chịu lực và có
độ bền cao nhờ chế tạo từ gang đúc và thép không gỉ. 
Bánh răng chủ động, bánh răng bị động: Đây là bộ phận tạo ra
chuyển động cho máy. Cặp bánh răng có kích thước khác nhau,
đặc lệch tâm với nhau, quay cùng chiều khi hoạt động và cùng
xoay quanh trục bơm. 
Cổng hút, cổng xả: Như một số loại bơm khác, 2 cổng này có
nhiệm vụ hút và xả chất bơm. 
Van giảm áp: Trong trường hợp bơm quá tải hoặc lưu lượng
bơm quá lớn khi nguồn điện bơm yếu, van giảm áp giúp bảo vệ
máy bơm được an toàn khi sử dụng. 
Phớt làm kín: Có 2 loại là phớt tết và phớt cơ khí, chúng đều
đóng vai trò làm kín hệ thống khi máy bơm hoạt động. Trách bị
ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài.
2.3. Đặc điểm:

Bơm bánh răng có một số đặc điểm nổi bật mà chúng ta dễ dàng nhận
thấy như là:

 Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo.


 Khả năng làm việc với độ chính xác cao, kích thước nhỏ gọn.

 Số vòng quay và công suất trên một đơn vị trọng lượng lớn.

 Có khả năng chịu quá tải trong một thời gian ngắn.

Các ưu điểm này cần thiết đối với một bơm dùng trong hệ thống truyền
động thủy lực. 

Nó được sử dụng trong những hệ thống thủy lực có áp suất trung bình.
Trong những hệ thống thủy lực có áp suất cao, bơm bánh răng thường
được dùng làm bơm sơ cấp. 

Ngoài ra bơm bánh răng còn được vận chuyển hoá chất như: Natri
silicat, soda ăn da, nhựa, men, chất kết dính, các axit béo, các loại sơn,
bột, nước trái cây, si rô, rượu, kerosene…

2.4. Nguyên lý hoạt động chung của bơm bánh răng:

Bơm bánh răng được làm việc theo nguyên lý dẫn và nén chất lỏng trong
một thể tích kín có dung tích thay đổi. Từ cấu tạo bơm bánh răng ta có
quy trình làm việc của bánh bơm răng được diễn ra như sau:

Bánh răng chủ động nối với trục của bơm quay, kéo bánh răng bị động
chạy theo. Chất lỏng trong các rãnh răng sẽ được dịch chuyển từ khoang
hút đến khoang đẩy vòng theo buồng bơm. Khoang hút được ngăn cách
kín với khoang đẩy. Vì thể tích chứa lưu chất trong vùng đẩy giảm khi
các cặp bánh răng vào khớp, nên lưu chất bị ép và dồn vào ống đẩy với
áp suất cao, quá trình đẩy của bơm diễn ra.

Đồng thời với quá trình đẩy, xảy ra quá trình hút như sau: Khi cặp bánh
răng ra khớp, thể tích chứa lưu chất tăng, áp suất chứa lưu chất giảm
xuống thấp hơn áp suất trên mặt thoáng làm cho chất lỏng chảy liên tục
qua ống hút vào bơm. Quá trình hút và đẩy lưu chất trong bơm xảy ra
đồng thời và liên tục.

2.5. Phân loại


2.5.1. Bơm bánh răng ăn khớp trong:
Sử dụng bánh răng trong và bên ngoài bánh với các răng cắt
ngoài có trong và lưới với một bánh răng nội bộ. Khi các bánh
răng đi ra khỏi lưới ở phía đầu vào, chất lỏng được kéo vào
bơm. Các lưu chất sẽ được dịch chuyển ra khỏi cổng xả bằng
cách chia lưới các bánh răng. Một số có một phân vùng hình
lưỡi liềm được sử dụng hỗ trợ phân tách khối lượng đầu vào ra
khỏi thể tích xả giữa hai bánh răng.
Kết cấu bơm bánh răng khớp trong
a. Nguyên lý hoạt động: Bơm bánh răng ăn khớp trong được
dùng khi hệ thống yêu cầu về tiếng ồn thấp và độ cứng vững
cao, giá thành của bơm ăn khớp trong đắt hơn vì khó chế
tạo hơn.
b. Ưu điểm:
Kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, thuận tiện cho việc di chuyển
Hiệu năng hoạt động mạnh mẽ có thể xử lý nhiều chất lỏng
dạng đặc (Rỉ mật, Socola, Cao su…)
Dễ dàng điều chỉnh lưu lượng bơm, hồi chất bơm lại buồng
chứa giúp bảo vệ máy
c. Nhược điểm:
Thiết kế kín, khó tháo lắp ⇒ Gây bất tiện cho việc bảo trì,
bảo dưỡng.
Khó theo dõi hoạt động của máy .
Đặc biệt, các dấu tích hư hỏng “ban đầu” khó phát hiện.
2.5.2. Bánh răng ăn khớp ngoài:
Sử dụng hai bánh răng giống nhau với răng ngoài để tạo ra dòng
chảy. Vòng xoay của bánh răng sao cho chất lỏng đi vào cổng đầu
vào và chảy vào, qua xung quanh vỏ ngoài của hai bánh răng quay.
Khi chất lỏng đi qua vùng ngoại vi, nó sẽ được thải ra cổng thoát.

Kết cấu bơm bánh răng khớp ngoài

a. Nguyên lý hoạt động:


Bơm bánh răng ăn khớp ngoài. Sử dụng cặp bánh răng ăn khớp
ngoài để làm bánh răng làm việc, có thể dùng
nhiều cặp bánh răng nếu cần lưu lượng lớn, hoặc sử dụng nhiều
bơm bánh răng
nối tiếp nhau trong trường hợp cần áp suất lớn.
b. Ưu điểm:
Thiết kế mở, dễ dàng tháo lắp, vệ sinh ⇒ Thuận tiện cho việc
bảo dưỡng
– Cho khả năng xử lý mượt mà các loại chất lỏng dạng đặc,
dạng nhớt
Khả năng hiệu chỉnh lưu lượng bơm, hồi chất bơm lại buồng
chứa giúp bảo vệ máy
c. Nhược điểm:
Kích thước lớn, khó vận chuyển hơn bơm bánh răng khớp trong
Khi hoạt động có phát ra tiếng ồn lớn
Không bơm được môi chất siêu nhớt
2.6. Ưu điểm, nhược điểm của bơm bánh răng:
2.7. Ưu điểm:

• Dễ vận hành và bảo trì, một số bơm bánh răng có thể hoạt
động cả hai chiều.
• Là phương án lý tưởng để bơm các chất lỏng có độ nhớt
cao.
• Kích thước nhỏ gọn hơn các bơm khác cho cùng nhiệm vụ.
• Dòng chảy chất lỏng ổn định, dễ kiểm soát.

2.8. Nhược điểm:


• Áp suất và lưu lượng bơm phụ thuộc vào độ chính xác chể
tạo của bơm.
• Các chi tiết bị hao mòn ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất
bơm.
• Không chạy khô được.
• Chi phí thay thế đắt.
3. Ứng dụng của bơm bánh răng:

Với những lợi thế riêng của mình, bơm bánh răng thuỷ lực được ứng
dụng trong nhiều dự án, hệ thống ở đa ngành công nghiệp. Tiêu biểu
như:

 Hỗ trợ ngành công nghiệp xây dựng.

 Sử dụng trong bộ phận của xe nâng hàng.

 Ứng dụng trong các thang máy.

 Chuyên dùng trong các nhà máy nước ép, nước sốt

 Ứng dụng trong bơm dầu thủy lực, FO.

4. Cách lắp đặt bơm bánh răng :

Để quá trình lắp đặt máy bơm được diễn ra trôi chảy, dưới đây,
chúng tôi sẽ hướng dẫn lắp đặt bơm bánh răng cho bạn.
- Thứ nhất, bạn phải chọn vị trí lắp đặt cho máy bơm và chuẩn bị
các dụng cụ cần thiết.
- Thứ hai, lắp đặt máy bơm bánh răng nên lắp đặt theo thứ tự các
phần, có thể dựa vào hướng dẫn để lắp đặt.
- Cuối cùng, sau khi đã lắp đặt, thử cho nó hoạt động xem thử có
xảy ra lỗi nào hay không.
Khi lắp đặt dòng bơm này, nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi lắp đặt máy bơm bánh răng cần chọn vị trí cân bằng để máy
bơm có thể hoạt động ý rung lắc, hạn chế gây ra tiếng ồn.
- Cố định vị trí lắp đặt bơm làm giảm việc di chuyển và thay đổi
vị trí của máy bơm khi nó đang vận hành.
- Lắp đặt bánh răng sao cho nó thấp hơn mực chất lỏng để có thể
tăng cao hiệu quả của quá trình bơm.
- Lắp đặt đế bơm và van an toàn để đảm bảo cho máy bơm của bạn
không xảy ra bất kì một sự cố nào khi đang hoạt động.
- Khi lắp đặt, nên hỏi ý kiến các nhân viên của đơn vị cung cấp
hoặc những người có chuyên môn về dòng sản phẩm này để cho
quá trình lắp đặt được diễn ra dễ dàng hơn, nhanh hơn.
5. Các sự cố thường gặp ở bơm bánh răng
Với công dụng tuyệt vời, có thể ứng dụng trong nhiều ngành đặc biệt
là các ngành công nghiệp. Bơm bánh răng vẫn có thể xuất hiện một số
sự cố mà chúng ta cần phải khắc phục ngay để tránh gây hư hỏng đến
các bộ phận khác của máy bơm. 
Các sự cố thường gặp bơm bánh răng đó là: 
- Các đỉnh răng của bơm bánh răng thường sẽ dễ bị mòn và bề
mặt răng dễ bị xước do tác động của môi trường hoặc sự ma sát
khi máy bơm hoạt động. 
- Nếu nâng hạ chất lỏng với tỉ trọng lớn thì sẽ dễ làm cho máy
bơm bị hư hại.
- Bơm dễ bị xâm thực bởi các tác nhân bên ngoài.
- Khi sử dụng, bơm bánh răng có thể sẽ gặp một vài sự cố như
chạy không tải.
- Lực bơm nước, chất lỏng và dung dịch yếu.
- Trong quá trình sử dụng, máy bơm có thể sẽ bị ồn và rung lắc
rất nhiều lần.
6 sự cố trên sẽ thường gặp ở loại bơm này, vì vậy nên theo dõi nó
thường xuyên để có thể vệ sinh, bảo dưỡng nó đúng cách, tránh gây
hỏng một số bộ phận khác của máy bơm.
6. Giá máy bơm bánh răng

7. Kết luận
- Bơm bánh răng được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật hiện nay rất
nhiều trong kĩ thuật.
- Với nhiều ưu điểm đặc tính trong kĩ thuật.
- Gía thành tốt.
- Nhỏ gọn dễ lắp đặt.
Tài liệu tham khảo
https://thaikhuongpump.com/bom-banh-rang.
https://khotrithucso.com/doc/p/bom-banh-rang.
https://www.google.com/search.

You might also like