C 7

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Dưới góc độ là nhà đầu tư - những người giao vốn của mình cho DN quản lý sử dụng, được

hưởng lợi và cũng chịu rủi ro. Đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá
trị của DN. Thu nhập của các nhà đầu tư là cổ tức được chia và thặng dư giá trị của vốn. Hai
yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của DN. Trong thực tế, nhà đầu
tư thường quan tâm đến khả năng sinh lời của DN. Câu hỏi chủ yếu phải làm rõ là: Sức sinh
lời bình quân vốn kinh doanh, sức sinh lời vốn cổ phần.... của DN là bao nhiêu? Giá của cổ
phiếu trên thị trường so với mệnh giá, so với giá trị ghi sổ như thế nào? Các dự án đầu tư dài
hạn của DN dựa trên cơ sở nào? Tính trung thực, khách quan của các báo cáo tài chính đã
công khai..... Như vậy, phân tích tài chính DN đối với nhà đầu tư là để đánh giá DN và ước
đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh...dựa vào việc
nghiên cứu các báo cáo tài chính, nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, những cuộc
tiếp xúc trực tiếp với ban quản lý DN, đặt hàng các nhà phân tích tài chính DN...để làm rõ
triển vọng phát triển của DN và đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài chính....nhằm ra
quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.

Đối với AAM, các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu đóng vai trò quan trọng. Khi mà nhà đầu
tư thường xem xét các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp đến lợi ích của mình để từ đó đưa
ra các quyết định mua cổ phiếu hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác với mục đích thu lợi
nhuận tối đa trong các hoạt động kinh doanh. Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN, nhà
đầu tư thường quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp và hệ thống các đòn bẩy trong
quyết định tương lai như các chỉ số: EPS-thu nhập trên mỗi cổ phiếu; P/E- chỉ số giá thị
trường trên thu nhập; P/B-Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách.

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021

EPS 104.45 957.73 851.94 -1,145 21.58

BVPS 24,246 26,343 20,229 18,572 18,594

P/E 99.09 13.99 15.02 -0.78 583.94

P/B 0.43 0.51 0.63 0.6 0.68

Đầu tiên, nhà đầu tư thường quan tâm đến EPS của DN khi có ý định đầu tư hoặc mua cổ
phiếu. Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) của AAM tăng giảm không đều trong giai đoạn 2017-
2021, năm 2017 là 104.45 nghĩa là cứ mỗi cổ phiếu đem lại cho công ty 104.45 đồng lợi
nhuận sau thuế, con số này năm 2018 tăng lên là 967.73 đồng, năm 2019 giảm còn là 851.94
đồng, năm 2020 giảm mạnh chỉ còn -1,145 đồng, vào 2021 tăng lên đáng kể quay về mức
dương là 21.58. Như vậy đến năm 2021, chỉ số EPS đã giảm 82,87 đồng, tương đương với
79 % so với năm 2017. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty những năm đang
giảm trong giai đoạn này do chịu ảnh hưởng của thị trường, và nó cũng là nhân tố ảnh hưởng
đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Như vậy, mặc dù thu nhập trên mỗi cổ phần
của công ty AAM vẫn dương trong giai đoạn 2017-2019 nhưng trong giai đoạn từ năm 2020
lại sụt giảm đến mức âm, đến 2021 đã tăng trưởng trở lại đến mức dương nhưng so với 2017
thì đã giảm xuống 79%.

Tiếp theo, khi phân tích chỉ số giá thị trường trên thu nhập P/E của DN trong giai đoạn
2017-2021 có xu hướng tăng giảm không đều, đến năm cuối lại tăng trưởng mạnh. Năm
2017, chỉ số này là 99.09 sau đó giảm mạnh còn 13.99 vào 2018, tiếp đến tăng nhẹ vào 2019
thành 15.02, năm 2020 lại giảm xuống mức âm còn -0.78. Tuy nhiên đến năm 2021, chỉ số
này tăng mạnh lên đến 583.94 . Như vậy chỉ số P/E tăng gần 6 lần so với năm 2017, điều đó
có nghĩa là để thu được 1 đồng lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư phải đầu tư nhiều
hơn qua các năm. Hệ số giá của cổ phiếu có biến đổi thất thường và thấp. Trong khi năm
2017, chỉ số này là 0.43 nghĩa là giá trị mỗi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán chỉ bằng
0.43 lần mệnh giá của cổ phiếu, đến năm 2018 chỉ số này tăng lên một chút là 0.51, 2019
tăng lên thành 0.63 và giảm xuống còn 0.6 vào năm 2020 và đến năm 2021 thì tăng nhẹ đến
0.68. Như vậy, có thể nhìn thấy qua hệ số giá cổ phiếu là tình hình hoạt động của công ty
chưa hiệu quả và không hấp dẫn các nhà đầu tư.

Một chỉ tiêu tiếp theo để phân tích chỉ số giá cổ phiếu đó là giá trị theo sổ sách kế toán của
mỗi cổ phiếu. Ta có thể nhận thấy rằng giá trị này đang dần giảm đi từ 2018. Nếu như năm
2017, chỉ số này là 24,246 nghĩa là giá trị thực của mỗi cổ phiếu là 24,246 đồng. Đến năm
2018, giá trị này tăng lên 26,343 và đến năm 2021 chỉ còn 18,594 đồng. Như vậy so với
năm 2017, giá đã giảm đi 5.652 đồng tương đương với 23,31%. Tuy nhiên, giá trị này không
quá cao nên có cũng có sức hấp dẫn nhất định đối với các nhà đầu tư

Xét tổng thể các chỉ tiêu liên quan thì có thể thấy rằng, cổ phiếu của công ty AAM có sức
hấp dẫn nhất định trên thị trường chứng khoán tuy nhiên sức hút của cổ phiếu này còn thấp
khi mà hiệu quả kinh doanh của công ty chưa thực sự tốt.

Đề xuất giải pháp:

- Công ty AAM cần tăng tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu và tài sản để công ty
hoạt động có hiệu quả hơn. Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đầu tư những dự án
có mức sinh lời cao và rủi ro thấp.
- Tìm kiếm thị trường xuất khẩu có tiềm năng, nâng cao máy móc thiết bị chế biến
thủy sản, mở rộng quy mô nuôi trồng để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn
trong nghành.
- Công ty cần tích cực thu những khoản phải thu có doanh thu cao để trả kịp thời
các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn, đủ tiền để đầu tư những dự án mới tránh để
mất các hợp đồng lớn gây ảnh hưởng đến doanh thu của cả công ty.
- Cần điều chỉnh giá cả xuất khẩu hợp lí để phù hợp với chi phí bỏ ra và tăng doanh
thu.
- Hàng tồn kho của doanh nghiệp AAM còn nhiều việc này sẽ dẫn đến ứ đọng vốn,
doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí liên quan đến dự trữ. Vì vậy cần có những biện
pháp khắc phục điều này. Biện pháp có thể áp dụng như: mở rộng thị trường để
tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, thường xuyên theo dõi nhu cầu thị trường để định
lượng hàng tồn kho phù hợp, kiểm tra và loại bỏ những mặt hàng đã bị hư hỏng.
-

You might also like