Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

4.3.3.

Hình thành các cấp quản trị và các bộ phận :


-Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp hình thành bởi các bộ phận quản trị và cấp quản trị
Các bộ phận quản trị: là một đơn vị riêng biệt có những chức năng quản lý nhất định: phòng kế
hoạch, phòng kiểm tra kỹ thuật, phòng marketing…
Cấp quản trị: là sự thống nhất tất cả các bộ phận quản trị ở một trình độ nhất định như doanh
nghiệp, cấp phân xưởng…
-Việc phân chia nhiệm vụ cho các nơi làm việc cá biệt có thể diễn ra căn cứ vào các đặc trưng
khác nhau, chẳng hạn là đối tượng lao động (khách thể)(con người , vật thể hay phi vật thể) và hoàn
thành công việc.

Bộ phận quản trị phản ánh sự phân chia chức năng quản trị theo chiều ngang( biểu hiện về trình độ
chuyên môn hóa trong phân công lao động quản trị)
Nếu các nhiệm vụ có đối tượng cùng loại được tập hợp vào một nơi làm việc thì nơi làm việc này sẽ
thực hiện các công việc không giống nhau. Chẳng hạn người phụ trách lĩnh vực kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ phải tiến hành nhiều công việc khác nhau như: công tác nghiên cứu thị trường, công tác
mua sắm, công tác tiêu thụ sản phẩm... của cùng một đối tượng là doanh nghiệp.

Còn nếu sắp đặt vào một nơi làm việc một số nhiệm vụ với các công việc cùng loại thì nơi làm việc
thực hiện cùng một loại công việc nhưng trên các đối tượng khác nhau, chẳng hạn cùng một công
việc kế hoạch hóa nhưng ở các cấp khác nhau: cấp doanh nghiệp, cấp phân xưởng, cấp ngành, tổ sản
xuất và nơi làm việc thì khác nhau.( được gọi là cấp quản trị)
Phân chia nhiệm vụ căn cứ vào đối tượng chính là sự phân chia nhiệm vụ quản trị theo chiều dọc của
quan hệ thứ bậc trong quản trị nhằm làm hình thành các cấp quản trị trong doanh nghiệp. Cấp quản trị
là một tập hợp các nơi làm việc hoặc các bộ phận khác nhau cùng có nhiệm vụ lãnh đạo trên đối
tượng giống nhau.

Vậy chúng ta có thể phân biệt được bộ phận quản trị và cấp quản trị
Bộ phận quản trị là các đối tượng cùng loại làm nhiều nhiệm vụ khác nhau và cấp quản trị là nhiều
đối tượng khác nhau làm cùng một nhiệm vụ

Vấn đề quan trọng nhất khi phân chia nhiệm vụ theo thứ bậc là nhiệm vụ quản trị phải tập trung
lại hay phải tách biệt nhau, nghĩa là người ta cần phải lựa chọn hệ thống quản trị tập trung hay phi tập
trung( tập trung là: . Ngoài ra cũng phải giải quyết vấn đề một người lãnh đạo ở một cấp quản trị cụ
thể phụ trách bao nhiêu nơi làm việc là vừa. Việc tập trung các nơi làm việc vào một đầu mối phải
đảm bảo thỏa mãn các điều kiện như hoàn thành nhiệm vụ được giao, khả năng kiểm tra và trao đổi
thông tin. Cho đến khi người phụ trách không thể điều khiển và kiểm tra những người dưới quyền
được nữa thì tất yếu dẫn đến sự chia cắt cũng như tiếp tục phân chia nhiệm vụ.

Sự phân chia nhiệm vụ cho các cấp của doanh nghiệp có kết quả hình tháp: quản trị viên cấp càng cao
càng phụ trách ít người (bộ phận) dưới quyền. Đỉnh của hình tháp là cơ quan đầu não quản trị doanh
nghiệp. Số lĩnh vực quản trị và số cấp quản trị phụ thuộc vào tính chất đặc thù của mỗi doanh nghiệp.
Ví dụ về cấp quản trị của công ty LG
Section leader -> Part Leader => Unit leader => Senior leader => Support unit

Tại sao nên phân các cấp quản trị trong doanh nghiệp?
Áp dụng các cấp quản trị phổ biến cho doanh nghiệp sẽ giúp nhà lãnh đạo có thể quản lý nhân sự, chất
lượng một cách toàn diện hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tạo cho mình bước đà phát triển
vững chắc hơn so với sự cạnh tranh cũng như những biến đổi từng thị trường.
Việc phân cấp quản trị cũng là một cách để doanh nghiệp quan tâm và tạo cơ hội cho nhân sự của
công ty. Nhân viên sẽ có thể tập trung nâng cao chất lượng và năng suất công việc khi có những quản
lý cấp trên luôn hướng dẫn, đốc thúc và giám sát.

You might also like