Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 95

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

BÀI TẬP NGHIỆP VỤ MÔN DINH DƯỠNG TRẺ EM

THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG


DỊCH BỆNH COVID-19 CỦA TRƯỜNG
MẦM NON QUẬN 7

GVHD: Ths. Đào Thị Minh Tâm


SVTH: 1. Phạm An Bình
2. Trương Thị Thùy Mỹ
LỚP: K5B3, tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

TP.HCM, 2023
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt khoảng thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học
đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của Quý thầy
cô gia đình và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi lời cám ơn đến Quý thầy
cô ở khoa Giáo dục mầm non - Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã
cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu
cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Đào Thị Minh Tâm đã tận tâm hướng
dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp, cũng như những buổi nói chuyện,
thảo luận về môn Dinh dưỡng trẻ em. Nếu không có những lời hướng dẫn,
dạy bảo của cô thì chúng em nghĩ bài tập nghiệp vụ này của chúng em rất khó
có thể hoàn thiện được. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn cô.

Bước đầu tìm hiểu về thực trạng phòng chống bệnh và dinh dữơng của trẻ
em ở trường mầm non trong thực tế, kiến thức của chúng em vẫn còn hạn chế
và nhiều bỡ ngỡ, do vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.

Sau cùng, kính chúc Quý thầy cô trường Đại học Sư phạm TP.HCM thật
nhiều sức khỏe, mãi giữ ngọn lửa nhiệt huyết trong tim mình để tiếp tục sự
nghiệp trồng người cao cả và thiêng liêng.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022

Sinh viên

Phạm An Bình

Trương Thị Thùy Mỹ

i
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i


MỤC LỤC.........................................................................................................ii
A. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ..........................................................................3
2.1. Mục đích.....................................................................................3
2.2. Nhiệm vụ....................................................................................3
3. Đối tượng và khách thể.........................................................................3
3.1 Đối tượng.....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu lí luận:..........................................................3
4.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.............................................4
4.2 PP bổ trực:...................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................4
6. Bố cục đề tài: đề tài gồm 3 phần...........................................................4
7. Những đóng góp của đề tài:..................................................................5
B. NỘI DUNG...................................................................................................6
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài....................................................................6
1.1 Một số khái niệm cơ bản:............................................................6
1.2. Tình hình chung về dịch bệnh COVID-19.................................9
1.3. Vai trò của nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ, phòng
bệnh cho trẻ em...............................................................................13
1.4. Một số kiến thức cơ bản về bệnh dịch covid trẻ em.................20

ii
1.5 Các biện pháp phòng chống bệnh COVID-19 trong các trường
mầm non..........................................................................................26
1.6 Tăng cường tuyên truyền bệnh dịch COVID-19 cho trẻ...........39
1.7 Kết luận chương 1.....................................................................40
2.1. Trường Mầm Non song ngữ Ngôi sao sáng, Quận 7...............41
2.2. Khái quát về điều tra thực trạng:..............................................47
2.3. Kết quả thực trạng....................................................................50
C. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ SƯ PHẠM.....................................76
1. Kết luận...............................................................................................76
2. Một số đề nghị sư phạm:.....................................................................79
Phụ lục 1:.................................................................................................80
Phụ lục 2: Danh mục hình ảnh................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................89

iii
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dịch Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây
ra đã và đang trở thành mối nguy hiểm hàng đầu của toàn nhân loại. Kể
từ khi được phát hiện lần đầu vào tháng 12/2019 tại Vũ Hán (Trung
Quốc), đến nay COVID-19 đã nhanh chóng lây lan ra trên 200 quốc gia
và vùng lãnh thổ với tốc độ kinh khủng, nhiều nơi không thể kiểm soát.
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã chính thức tuyên bố COVID-19 là đại
dịch toàn cầu. Những con số được cập nhật liên tục, hàng ngày về số
người bị nhiễm, bị chết vì dịch bệnh đã dấy lên sự lo lắng, tâm trạng
bất an không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn là đối với toàn
nhân loại. COVID-19 không chỉ còn là mối quan tâm của mỗi một cá
nhân, tổ chức, hay một cộng đồng, quốc gia mà đã trở thành mối quan
tâm chung của toàn thế giới.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tiếp theo Công văn
số 550/BGDĐT-GDTC ngày 25/02/2020 về việc thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học, trên cơ sở
hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 914/BYT-MT ngày 26/02/2020
và Công văn số 476/MT-VP ngày 01/3/2020 của Cục Quản lý môi
trường y tế, vào ngày 04/03/2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
Công văn số 696/BGDĐT-GDTC hướng dẫn những việc cần làm trong
các nhà trường, cơ sở giáo dục để chuẩn bị đón trẻ mầm non, học sinh,
học viên và sinh viên đi học trở lại sau thời gian nghỉ học để phòng,
chống dịch bệnh COVID-19.
Nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được đến trường an toàn, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã tiếp tục ban hành Công văn số 5969/BGDĐT-
GDMN vào ngày 20/12/2021 đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo

4
hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức hoạt động dạy học trực
tiếp, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19; điều
chỉnh kế hoạch, phương án tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, chơi
và học theo chế độ sinh hoạt cho trẻ em, phù hợp với diễn biến của dịch
COVID-19 tại địa phương, an toàn về phòng, chống dịch COVID-19
theo quy định; Phối hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, y tế, chính
quyền địa phương trong việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm an toàn
khi đón trẻ quay trở lại trường và truyền thông về sự cần thiết, trách
nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc đưa trẻ em đến
trường để được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phát triển toàn diện
theo luật định và bảo đảm Quyền trẻ em; phối hợp chặt chẽ với gia đình
trẻ em, y tế địa phương nắm bắt, có phương án xử lý kịp thời khi có
tình huống diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đặc biệt trong
trường hợp trẻ em có biểu hiện mắc COVID-19; Tăng cường hoạt động
kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, xử lý kịp thời, bảo đảm các cơ sở GDMN an
toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến kéo dài và phức tạp.
Dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, tác động tiêu
cực của dịch bệnh đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội còn tiếp
tục kéo dài, chưa thể đánh giá hết. Cụ thể hơn, từ ngày 09/07/2021 đến
ngày 15/08/2021, khu vực thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng
601741 ca nhiễm mới, riêng quận 7 có 25063 ca và trong đó phường
Tân Hưng có 3286 ca nhiễm Covid mới (đứng thứ 2 trong khu vực
quận 7) 1. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta vừa phải tập trung ưu tiên
phòng, chống dịch, đồng thời cần có các chính sách, giải pháp trước
mắt và lâu dài nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh, vượt qua khó
khăn, thách thức, tận dụng thời cơ để sớm phục hồi và đẩy mạnh sản
xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Từ thực trạng công tác

5
phòng chống dịch bệnh Covid19 ở nước ta nói chung và của trường
mầm non Ngôi sao sáng Quận 7 nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề cần
giải quyết. Làm rõ thực trạng những mặt đã làm được và những mặt
chưa làm được để từ đó chỉ ra các nguyên nhân, đề ra các biện kháp
phòng chống dịch bệnh Covid19 của trường mầm non Ngôi sao sáng
Quận 7 có ý nghĩa quan trọng. Đó là lý do mà em chọn đề tài “Thực
trạng công tác phòng chống dịch bệnh Covid19 của trường mầm non
Ngôi sao sáng Quận 7” làm đề tài tiểu luận.

2. Mục đích và nhiệm vụ


2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn
phòng chống dịch COVID-19 để đề xuất một số giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh COVID-19 của trường
mầm non Ngôi sao sáng Quận 7.

2.2. Nhiệm vụ
Làm rõ một số vấn đề lý luận về phòng chống dịch COVID-19
Tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng phòng chống dịch COVID-19
của trường mầm non song ngữ Ngôi sao sáng Quận 7
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả phòng chống dịch
COVID-19 của trường mầm non song ngữ Ngôi sao sáng Quận 7

3. Đối tượng và khách thể.


3.1 Đối tượng
Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 của trường
mầm non Ngôi sao sáng Quận 7
3.2 Khách thể
Công tác phòng chống dịch bệnh của trường mầm non Ngôi sao
sáng Quận 7

6
3.3. Phương pháp nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu lí luận:


Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu về bệnh COVID-19 và cách
phòng chống COVID-19 cho trẻ em làm cơ sở lý luận của đề tài

4.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.


PP Phỏng vấn: Phỏng vấn BGH, GV trong trường mầm non nhằm
tìm hiểu về những biện pháp được sử dụng phòng chống COVID-19,
kiến thức phòng chống COVID-19 cho trẻ
PP điều tra bằng phiếu Anket: dùng hệ thống câu hỏi soạn sẵn
PP quan sát: quan sát BGH, GV, PHHS và trẻ thực hiện các biện
pháp phòng chống COVID-19

4.2 PP bổ trực:
PP thống kê toán học: thống kê các số liệu thu thập được làm cơ sở
cho các đề xuất

5. Phạm vi nghiên cứu:


Vì điều kiện thời gian có hạn, nghiên cứu này chỉ giới hạn nghiên
cứu thực trạng tại trường Mầm non Ngôi sao sáng Quận 7 trong thời
gian từ 01/08/2022 đến 30/01/2023

6. Bố cục đề tài: đề tài gồm 3 phần


Phần A: Mở đầu.
Phần B: Nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Thực trang công tác phòng chống bệnh COVID-19 cho
trẻ tại trường mầm non Ngôi sao sáng.
Phần C: Kết luận và một số đề nghị sư phạm

7
7. Những đóng góp của đề tài:
Về lí luận: Đề tài đưa ra cơ sở đánh giá tổng quát và cái nhìn trực
diện về dịch bệnh Covid-19, những khái niệm cụ thể, số liệu khái quát
về tình hình dịch bệnh trên Thế Giới và Việt Nam
Về thực tiễn: Đưa ra những biện pháp, phương hướng phòng chống
bệnh Covid và thực trạng thực tế tại địa bàn Quận 7, trường mầm non
Ngôi Sao Sáng.

8
B. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
1.1 Một số khái niệm cơ bản:

Hình 1: Hình ảnh kính hiển vi điện tử quét của SARS-CoV-2

*Khái niệm về Corona Virus


Bệnh do virus Corona 2019 (Tiếng Anh: Coronavirus disease
2019, COVID-19 ), còn được gọi là bệnh viêm phổi do virus corona
mới bởi Trung Quốc (Tiếng Anh: Novel Coronavirus
Pneumonia, NCP) và bệnh viêm phổi Vũ Hán, là một bệnh đường hô

9
hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi một chủng virus corona
mới, SARS-COV2 (trước đây được gọi tạm thời là 2019-nCoV). Bệnh
được phát hiện lần đầu tiên trong dịch viêm phổi do virus corona mới
Vũ Hán 2019-2020. Virus SARS-COV2  được cho là có nguồn gốc từ
động vật nhưng phương thức lây truyền chủ yếu của nó hiện nay là lây
truyền từ người sang người, thường được truyền thông qua các giọt
dịch hô hấp mà con người hắt hơi, ho hoặc thở ra. Một người nhiễm
bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2
đến 14 ngày, trong thời gian đó nó vẫn có thể truyền nhiễm (một
nghiên cứu mới bởi Trung Quốc vào ngày 11 tháng 2 cho rằng thời
gian ủ bệnh lên đến 24 ngày)2.
Xung quanh khái niệm COVID-19 là gì vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau. Các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa đưa ra một quan điểm
thống nhât về khái niệm bệnh này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chưa
có khái niệm bệnh COVID-19, trong đó chủ yếu do những dấu hiệu nội
hàm và ngoại diên của khái niệm vẫn chưa rõ ràng. Để hiểu rõ hơn khái
niệm về COVID-19 chúng ta có thể phân tích trên một số nội dung sau:
Virus corona (coronavirus) là cách gọi mà nhiều trang truyền thông
quốc tế hay chính báo đài Trung quốc sử dụng trong khoảng thời gian
chưa có tên chính thức3. Nguồn gốc của cái tên này là cấu trúc tương
đồng của chủng virus mới với các dịch bệnh trước đây như SARS (hội
chứng hô hấp cấp tính nặng) hay MERS (hội chứng hô hấp Trung
Đông). Dựa trên cấu trúc protein giống SARS đến 85%, các nhà khoa
học lấy đó làm cơ sở để nghiên cứu vắc xin và các phương pháp điều trị
bệnh chủng virus mới.
:PCoronavirus thực chất chỉ là cách gọi tạm thời, bởi nó bao hàm
nhiều chủng virus khác nhau. Chúng được gọi theo hình dạng của virus

10
giống vương miện (như SARS và MERS). Bởi vậy, cách gọi virus
corona (hay coronavirus) không phản ánh được tính chất và đặc điểm
sinh học của nó.
Theo CDC thống kê, có bốn nhóm coronavirus được gọi là: alpha,
beta, gamma và delta. Các virus corona ở người được tìm thấy lần đầu
tiên vào những năm 1960. Nghiên cứu cho thấy có 7 chủng coronavirus
có thể lây nhiễm cho con người, đó là: Chủng virus corona thông
thường: 229E (alpha coronavirus); NL63 (alpha coronavirus); OC43
(beta coronavirus); HKU1 (beta coronavirus) - Chủng virus corona đặc
biệt: MERS-CoV (beta coronavirus gây Hội chứng hô hấp Trung Đông,
hay MERS); SARS-CoV (beta coronavirus gây ra hội chứng hô hấp cấp
tính nặng, hoặc SARS); 2019-nCoV (gây bệnh viêm phổi cấp tính).

Theo các quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 13/2 cho
biết, việc tăng số ca nhiễm viêm đường hô hấp cấp từ chủng mới của
virus corona (COVID-19 ) mới tại Trung Quốc phản ánh một “định
nghĩa bao quát hơn” của dịch bệnh gây chết người này. Phát biểu với
báo giới, người phát ngôn WHO Tarik Jasarevic nêu rõ: “Sự hiểu biết
của chúng ta hiện nay về sự định nghĩa ca nhiễm mới sẽ mở rộng phạm
vi và bao gồm không chỉ các ca được phòng thí nghiệm xác nhận, mà
còn cả các ca được chẩn đoán về mặt lâm sàng dựa trên các triệu chứng
và sự tiếp xúc”. Ông Jasarevic cho hay cơ quan y tế của Liên hợp quốc
này đang tìm kiếm “sự rõ ràng hơn” từ Trung Quốc về những cập nhật
gần đây đối với việc định nghĩa ca nhiễm và báo cáo về sự bùng phát
COVID-19.

Như vậy, ngay cả từ nơi mà COVID-19 xuất hiện và lan rộng là


Trung Quốc và cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chưa có sự
thống nhất để đưa ra khái niệm về COVID-19 .
11
*Khái niệm về dịch bệnh COVID-19: Căn bệnh này lần đầu tiên
được xác định bởi các cơ quan y tế tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của
tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong số những bệnh nhân bị viêm phổi
không rõ nguyên nhân. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí
Science ngày 08/02/2020, nó đã gây ra sự báo động do không có bất kỳ
loại vắc-xin hiệu quả cũng như bất kỳ liệu pháp điều trị bằng thuốc
chống virus nào và sự lây lan tương đối nhanh chóng của nó trên toàn
cầu với 31528 ca nhiễm được phát hiện và trong đó có 638 ca tử vong,
từ lần phát hiện đầu tiên vào đầu tháng 1 năm 2020. Bên cạnh đó, các
tỷ lệ tử vong ca bệnh do COVID-19 được ước tính vào khoảng 1-3%
theo công bố của worldometer tính đến ngày 31/01/2020.
Ngay sau đó, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố dịch viêm phổi do
virus corona mới là một tình huống khẩn cấp y tế toàn cầu kể từ ngày
30 tháng 1 năm 2020 và là một đại dịch kể từ ngày 11 tháng 3 năm
2020, dựa trên các tác động của virus đối với các nước nghèo, những
nơi có cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe yếu kém hơn. Các ca nhiễm
virus đã được báo cáo trên khắp thế giới phương Tây và châu Á-Thái
Bình Dương, chủ yếu là các du khách có nguồn gốc từ Trung Quốc đại
lục, với sự truyền bệnh tại địa phương cũng được báo cáo ở các quốc
gia như Đức.

1.2. Tình hình chung về dịch bệnh COVID-19


1.2.1. Tình hình chung về dịch bệnh COVID-19 trên Thế Giới
Thống kê các số liệu mới nhất từ Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế
công cộng Việt Nam cho biết đến ngày 14-2, thế giới hiện ghi nhận
108.793.747 người mắc Covid-19 và 2.395.743 trường hợp tử vong do Covid-
19 tại 221 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hiện nay, tổng số bệnh nhân Covid-19 hồi

12
phục là 80.952.660 và còn 25.430.437 bệnh nhân đang điều trị, trong đó
99.342 trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch.
Số ca mắc mới Covid-19 ghi nhận đã giảm 44,5%, mức giảm lớn nhất và kéo
dài nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Hiện Mỹ là quốc gia chịu tác động mạnh
nhất của dịch bệnh với 28.106.704 trường hợp mắc và 492.521 trường hợp tử
vong. Ấn Độ là quốc gia đứng thứ hai thế giới về số trường hợp mắc với
10.892.550 ca nhiễm (155.588 trường hợp tử vong). Tiếp theo là Brazil với
237.601 trường hợp tử vong trong số 9.765.694 ca nhiễm.
Tại châu Âu, số ca dương tính với biến thể của SARS-CoV-2 tại Anh chiếm
25% tổng số ca nhiễm mới tại Pháp, trong khi đó số ca dương tính với biến
thể tại Nam Phi và Brazil chỉ chiếm 4% đến 5%; nước này hiện đang cân nhắc
khả năng siết chặt các biện pháp phòng dịch Covid-19 trong vài tuần tới.
Trong khi đó tại Đức, từ ngày 14-2, sẽ cấm nhập cảnh từ các vùng biên giới
với Séc và Tyrol (Áo) do số ca nhiễm mới liên quan biến thể mới của SARS-
CoV-2 gia tăng tại các vùng dịch này. Tại Anh cũng sẽ áp đặt biện pháp kiểm
soát biên giới mới cho đến khi toàn bộ người cao tuổi ở nước này được tiêm
chủng vắc-xin ngừa Covid-19.Khu vực Châu Á, đứng sau Ấn Độ về số trường
hợp mắc là Thổ Nhĩ Kỳ với 2.572.190 trường hợp mắc (27.284 trường hợp tử
vong). Đứng thứ ba khu vực là Iran với 58.809 ca tử vong trong số 1.503.753
trường hợp mắc. Ngày 12-2, Nhật Bản thông báo chưa dỡ bỏ tình trạng khẩn
cấp tại Tokyo và các vùng lân cận do số ca tử vong ghi nhận những ngày qua
hiện còn ở mức cao, nhiều bệnh viện đang trong tình trạng không còn đủ
giường bệnh cho bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nặng.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.201.859
trường hợp mắc (32.656 trường hợp tử vong). Tiếp theo là Philippines với
tổng số 547.255 ca nhiễm (11.507 trường hợp tử vong). Đứng thứ ba khu vực
là Malaysia với 958 trường hợp tử vong trong só 261.805 ca mắc.(9)

13
1.2.2. Tình hình chung về dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam
Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 có trường hợp xác nhận
đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Đại dịch
COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên
thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn
cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở
lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián
đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã tác động trực tiếp đến các ngành
xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế,
giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm
dừng hoạt động, thu hẹp quy mô...; GDP quý I/2020 chỉ tăng 3,82%, là
mức thấp nhất trong 10 năm gần đây; ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và
đời sống nhân dân.
Ngay khi có dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả
hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, cùng với sự đồng lòng, đoàn
kết của toàn dân, toàn quân, công tác phòng, chống dịch đã đạt kết quả
tốt, Việt Nam đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh. Đồng thời, đã có
những chính sách kịp thời để từng bước hỗ trợ doanh nghiệp và người
dân vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19 ; các hoạt động của đời
sống kinh tế - xã hội đang được khôi phục; tình hình kinh tế - xã hội đã
có những chuyển biến tích cực; được cộng đồng quốc tế đánh giá cao,
nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và
sự chỉ đạo của Chính phủ. Trong năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát khá

14
tốt dịch bệnh với tổng số ca tử vong xác nhận cả năm là 35. Tuy nhiên,
sang đến cuối tháng 7 năm 2021, tình hình dịch bệnh đã trở nên trầm
trọng hơn với số ca mắc COVID-19 cùng với số ca tử vong tăng đột
biến. Đại dịch COVID-19 đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành tại Việt Nam.
Tính đến ngày 26 tháng 8 năm 2022, Việt Nam đã có 11.399.400 ca
nhiễm và 43.110 ca tử vong được công bố chính thức. Nơi có dịch nặng
nhất là Hà Nội với tổng số 1.617.030 ca nhiễm và 1.224 ca tử vong.
Nơi nhẹ nhất là Ninh Thuận với 8.713 ca nhiễm và 60 ca tử vong (4)
-Giai đoạn hai từ ngày 1/9, thành phố phấn đấu kiểm soát dịch trước
15/9/2021 với các mục tiêu kéo giảm 20% số ca tử vong và các ca nặng; số
người nhập viện mỗi ngày không vượt quá số xuất viện; không quá 2.000
người nhập viện mỗi ngày; đảm bảo hơn 70% dân số (trên 18 tuổi) tiêm mũi 1
và 15% dân số tiêm mũi 2. ( 2)
-Trong tổng số các lượt tiêm thì có 5.394 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã tiêm, trẻ
từ 12 đến dưới 18 tuổi là 1.774 lượt, người từ 18 tuổi trở lên là 8.357. Như
vậy tổng số trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi đã tiêm trong dịp lễ là hơn 7.000 chiếm
tỷ lệ 46%. Công tác tổ chức tiêm chủng đã diễn ra trật tự, an toàn và đảm bảo
công tác phòng chống COVID-19.
-Như vậy, tính đến hết ngày 04/9/2022: Toàn Thành phố đã tiêm được
23.302.144 mũi (bao gồm 8.671.015 mũi 1; 7.710.597 mũi 2; 689.422 mũi bổ
sung; 4.766.918 mũi nhắc lần 1; 1.464.192 mũi nhắc lần 2). ( 3 )

15
Hình 2: Các đợt bùng phát dịch COVID-19 Tại Việt Nam

Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 trên thế giới còn diễn biến phức
tạp, khó lường, tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các mặt của đời
sống kinh tế - xã hội còn tiếp tục kéo dài, chưa thể đánh giá hết. Tình
hình đó, đòi hỏi chúng ta vừa phải tập trung ưu tiên phòng, chống dịch,
đồng thời cần có các chính sách, giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm
giảm thiểu tác động của dịch bệnh, vượt qua khó khăn, thách thức, tận
dụng thời cơ để sớm phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát
triển kinh tế - xã hội.

1.3. Vai trò của nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ, phòng
bệnh cho trẻ em
Trong bối cảnh người dân trên toàn thế giới đang thực hiện các biện
pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch COVID-19,
việc đảm bảo tất cả trẻ em được tiếp tục học tập trong một môi trường
thân thiện, tôn trọng, hòa nhập và hỗ trợ là rất quan trọng.
Trong đó, nhà trường và giáo viên đóng vai trò then chốt. Việc chia
sẻ thông tin chính xác và khoa học về COVID-19 sẽ giúp giảm bớt nỗi
sợ hãi, lo lắng về dịch bệnh và tăng cường khả năng ứng phó của trẻ em

16
trước các tác động gián tiếp của dịch bệnh đối với cuộc sống. Cụ thể,
ngày 26/02/2020, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 914/BYT-MT đề
nghị UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì
phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế chủ động
triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong các trường mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường đại học, học
viện, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các ký túc
xá cho học sinh, sinh viên, học viên. Trên cơ sở các công văn số
714/SYT-NVY ngày 14/02/2020 về việc cập nhật hướng dẫn phòng,
chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học; công văn số 1044/SYT-
NVY ngày 28/02/2020 về việc phối hợp triển khai công tác phòng,
chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virút mới
Corona (COVID-19) do Sở y tế TP.HCM ban hành và công văn số
476/MT-VP ngày 01/03/2020 của Cục Quản lý môi trường y tế-Bộ Y tế
về việc danh mục những việc cần làm để phòng, chống dịch bệnh
COVID-19 trong trường học, nhằm cụ thể hoá các nội dung, biện pháp
phòng, chống dịch trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
và phổ thông trung học, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành Công văn số
1156/SYT-NVY nhằm hướng dẫn các trường triển khai thực hiện theo
các danh mục cần thực hiện của nhà trường, giáo viên, bảo vệ nhà
trường, nhân viên y tế tại trường học, học sinh và cha mẹ học sinh để
phòng, tránh mắc bệnh COVID-19 cụ thể như sau:
1. Những việc học sinh cần làm tại nhà.
2. Những việc học sinh cần làm tại trường.
3. Những việc giáo viên cần thực hiện khi học sinh đi học.
4. Những việc bảo vệ nhà trường cần thực hiện.
5. Những việc nhân viên y tế tại trường học cần thực hiện.

17
6. Những việc nhà trường cần thực hiện trước khi học sinh quay trở
lại học.
7. Những việc nhà trường cần thực hiện khi học sinh đi học.
Để tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non đáp ứng yêu cầu của
Chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh phòng, chống dịch
COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số
1268/BGDĐT-GDMN đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo và Ban Phụ
nữ Quân đội hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non cụ thể như
sau:
1. Tích cực tham mưu, phối hợp với cấp có thẩm quyền và huy động
các tổ chức, cá nhân hỗ trợ các điều kiện cần thiết để các cơ sở GDMN
thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em phù hợp với bối cảnh phòng,
chống dịch Covid-19.
2. Hướng dẫn các cơ sở GDMN tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em
theo hướng đảm bảo mục tiêu, kết quả mong đợi theo chương trình
GDMN, phù hợp với điều kiện và bối cảnh phòng, chống dịch Covid-
19; định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp Một;
phối hợp chặt chẽ với cha mẹ/người chăm sóc trẻ em (sau đây gọi tắt là
phụ huynh) thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trong thời gian
chưa đến trường để tránh dịch và khi đến trường trở lại như sau:
a) Trong thời gian trẻ em chưa đến trường để phòng chống dịch
Covid-19
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả khoản 1, Công văn số
1065/BGDĐT-GDMN;
- Yêu cầu giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức
những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ
em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ

18
tuổi theo Chương trình GDMN; các nội dung, hình thức hoạt động cho
trẻ em cần đảm bảo yêu cầu về giáo dục và an toàn;
- Riêng đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi: lựa chọn những nội dung cốt
lõi, cần thiết, hướng dẫn phụ huynh tổ chức giáo dục trẻ em ở nhà phù
hợp với điều kiện của gia đình, nhằm chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào
học lớp Một.
b) Khi trẻ em đến trường trở lại
- Hướng dẫn các cơ sở GDMN điều chỉnh kế hoạch năm học và tổ
chức thực hiện chương trình theo các kịch bản phù hợp; lựa chọn nội
dung giáo dục cần thiết phù hợp với thời gian còn lại của năm học,
hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp
với khả năng của trẻ em trong lớp, giúp trẻ em đạt mục tiêu, kết quả
mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN;
- Riêng đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi: Trên cơ sở hướng dẫn của
Bộ GDĐT tại tài liệu Hướng dẫn giáo viên mầm non chuẩn bị cho trẻ 5
tuổi sẵn sàng vào học lớp 1, cơ sở GDMN thống nhất, hướng dẫn giáo
viên lựa chọn những nội dung giáo dục cốt lõi, cần thiết, ưu tiên tổ
chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ em đạt những kiến thức, kỹ năng
cần thiết, chuẩn bị tốt cho trẻ em có tâm thế tốt để vào học lớp Một;
đảm bảo trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN khi
kết thúc năm học;
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở GDMN với phụ huynh để
chăm sóc, giáo dục trẻ em tốt nhất.
3. Tổ chức xây dựng các công cụ hỗ trợ, kho tài liệu, học liệu trực
tuyến dùng chung (Phần mềm tương tác, tài liệu trực tuyến, ngân hàng
video,...) phù hợp với điều kiện của từng địa phương và hướng dẫn,

19
giới thiệu các nguồn, kênh thông tin, tài liệu để hỗ trợ các cơ sở
GDMN, phụ huynh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Ngày 23/04/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số
1398/BGDĐT-GDTC thúc đẩy việc thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTG
ngày 27/3/2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch
COVID-19, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch
COVID-19, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số
1244/BYT-MT ngày 13/3/2020 và Công văn số 2234/BYT-MT ngày
21/4/2020 về việc triển khai phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ
sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc bảo đảm an toàn
cho trẻ mầm non, học sinh, học viên và sinh viên (sau đây gọi chung là
học sinh) đi học trở lại và xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19
trong trường học, cụ thể như sau:
1. Tiếp tục thực hiện Công văn số 550/BGDĐT-GDTC ngày
25/02/2020 về việc hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục và Công văn số 696/BGDĐT-
GDTC ngày 04/3/2020 về những việc cần làm để phòng, chống dịch
bệnh COVID-19 trong trường học.
2. Triển khai các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở
lại
a) Chuẩn bị của nhà trường trước khi học sinh đi học trở lại
- Thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại
trường học như: thiết bị đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, nơi rửa tay bằng
nước sạch có xà phòng....; độ giãn cách và các phương án bảo đảm sức

20
khỏe cho giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý và nhân viên nhà trường
khi học sinh đi học trở lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tập huấn và giao nhiệm vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân
viên nhà trường quy trình phòng, chống dịch bệnh để thực hiện và
hướng dẫn học sinh thực hiện khi trở lại trường học.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo quy định của Bộ
GDĐT phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và thực tiễn dịch
bệnh tại địa phương có biện pháp tổ chức dạy học theo từng khối/ lớp
và nhóm học sinh để thực hiện giãn cách hợp lý, bảo đảm an toàn cho
học sinh, giáo viên khi đến trường; kết hợp giữa dạy học qua Internet,
trên truyền hình với dạy học trực tiếp để rút ngắn thời gian hoàn thành
chương trình đảm bảo kết thúc năm học trước ngày 15/7/2020.
b) Khi học sinh đi học trở lại
- Trước khi học sinh đến trường.
+ Không đến trường khi đang trong thời gian cách ly tại nhà theo
yêu cầu của cơ quan y tế.
+ Nếu học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường có biểu
hiện sốt, ho, khó thở thì phải nghỉ ở nhà, thông tin ngay cho nhà
trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.
+ Gia đình kiểm tra thân nhiệt cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông;
sinh viên, học viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường tự đo thân
nhiệt trước khi đến trường.
+ Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trên đường đến trường.
- Khi học sinh đến trường.
+ Không cho phụ huynh học sinh, người không có nhiệm vụ vào
trong trường. Nhà trường bố trí người đón và giao nhận trẻ mầm non và
học sinh tiểu học tại cổng trường. Thực hiện việc đo thân nhiệt cho học

21
sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trước khi vào trường và
lớp học.
+ Bố trí chỗ ngồi giữa 2 học sinh có khoảng cách phù hợp theo
hướng dẫn của ngành Y tế; theo dõi và thường xuyên nhắc nhở học
sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường đảm bảo giãn cách ngoài
lớp học, phòng làm việc theo quy định; đeo khẩu trang đúng cách;
thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; không dùng chung các đồ dùng
cá nhân; bỏ rác đúng nơi quy định; kịp thời báo cáo lãnh đạo nhà
trường nếu phát hiện có học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà
trường có biểu hiện không bình thường về sức khỏe để có biện pháp xử
lý.
+ Tổ chức chào cờ và các hoạt động giáo dục trong phạm vi từng
lớp học; bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp
để tạo giãn cách và giám sát, nhắc nhở học sinh không tụ tập trong giờ
ra chơi.
+ Tổ chức lau khử khuẩn, vệ sinh các bề mặt thường xuyên tiếp xúc,
khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, cầu thang, phương tiện đưa đón học sinh
theo quy định.
+ Tăng cường tuyên truyền về các giải pháp phòng, chống dịch cho
học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.
- Kết thúc mỗi buổi học
+ Thực hiện nghiêm việc giãn cách khi ra khỏi cổng trường, đeo
khẩu trang trên đường về nhà.
+ Nhà trường duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo
quy định; kiểm tra, rà soát và bổ sung kịp thời nước sát khuẩn hoặc xà
phòng và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị cho buổi học tiếp
theo.

22
2. Về xử trí các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc nghi
ngờ mắc COVID-19 trong trường học.

1.4. Một số kiến thức cơ bản về bệnh dịch covid trẻ em


1.4.1 Trẻ ở lứa tuổi nào dễ bị COVID-19?
Tại Việt Nam, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đến nay, tỷ lệ mắc
bệnh của trẻ dưới 18 tuổi là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ.
Trong đó có 4,8% trẻ trong độ tuổi từ 13-17 tuổi; 8% trẻ từ 6-12 tuổi;
2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0 đến 2 tuổi.
Mặc dù trẻ em mắc bệnh COVID-19 ít hơn so với người lớn, nhưng
trẻ có thể bị nhiễm virus dẫn đến bệnh COVID-19 và có thể lây lan
virus gây ra COVID- 19 cho người khác, kể cả khi trẻ không biểu hiện
triệu chứng bệnh.
Hầu hết trẻ bị COVID-19 có các triệu chứng nhẹ hoặc không có
triệu chứng. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị bệnh nặng do COVID-19
buộc trẻ phải nhập viện, chăm sóc đặc biệt hoặc thở máy, nguy hiểm
hơn có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp.
CDC Mỹ và các đối tác đang điều tra một tình trạng y tế hiếm gặp
nhưng nghiêm trọng liên quan đến COVID-19 ở trẻ em được gọi là Hội
chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Hiện tại, CDC Mỹ vẫn chưa
biết nguyên nhân gây ra MIS-C và ai là người có nguy cơ mắc hội
chứng này. Các đặc điểm lâm sàng có thể bao gồm nhưng không giới
hạn ở: sốt dai dẳng; phát ban; mắt đỏ hoặc hồng; sưng và / hoặc đỏ
môi, lưỡi, bàn tay, bàn chân; Các vấn đề về dạ dày-ruột; huyết áp thấp;
máu lưu thông kém đến các cơ quan; và các dấu hiệu viêm khác.
Trẻ em có các triệu chứng này cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng, nhưng các báo cáo ban đầu

23
cho thấy hầu hết các trường hợp đều đáp ứng tốt với điều trị chống
viêm.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi và trẻ mắc một số bệnh đi kèm có thể bị
bệnh nặng do COVID-19.(5)
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có nhiều khả năng bị bệnh nặng do COVID-
19. Những trẻ khác, bất kể độ tuổi, có các bệnh đi kèm sau đây cũng có
thể làm tăng nguy cơ bệnh nặng so với những trẻ em khác:

- Hen suyễn hoặc bệnh phổi mãn tính


- Bệnh tiểu đường
- Bệnh di truyền, thần kinh hoặc chuyển hóa
- Bệnh hồng cầu hình liềm
- Bệnh tim bẩm sinh
- Suy giảm miễn dịch (hệ thống miễn dịch suy yếu do một số điều kiện
y tế hoặc đang sử dụng thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch)
- Sự phức tạp về bệnh (trẻ em mắc nhiều bệnh mãn tính ảnh hưởng đến
nhiều bộ phận của cơ thể hoặc phụ thuộc vào công nghệ và các hỗ trợ đáng kể
khác cho cuộc sống hàng ngày)
- Béo phì

1.4.2 Các triệu chứng của bệnh COVID-19


Triệu chứng nhận biết người bị nhiễm virus

24
Hình 3: Triệu chứng bệnh COVID-19

Những người bị nhiễm bệnh có thể không có triệu trứng hoặc có các
triệu chứng cơ năng từ nhẹ đến nặng, như sốt, ho và khó thở. Tiêu chảy
hoặc các triệu chứng ở đường hô hấp trên (ví dụ như hắt hơi, sổ mũi,
đau họng) ít gặp hơn. Các trường hợp có thể tiến triển thành viêm phổi
nặng, suy rồi loạn đa tạng và tử vong.
Thời gian ủ bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới ước tính từ 2 đến 10
ngày, và 2 đến 14 ngày bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch
bệnh Hoa Kỳ Hoa Kỳ (CDC). Một nghiên cứu được công bố vào tháng
2 bởi vài chục nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, bao gồm cả bác sĩ khám
phá ra SARS, đã tìm thấy bằng chứng về thời gian ủ bệnh kéo dài đến
24 ngày.
Tùy theo thể trạng và sức đề kháng, triệu chứng nhiễm corona qua
từng ngày của mỗi cá thể là khác nhau, tuy nhiên những triệu chứng
này đều biểu hiện rõ từ 2-14 ngày. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu
nghi ngờ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được
chẩn đoán kịp thời.
Ngày 1 đến ngày 3:

25
- Dấu hiệu giống bệnh cảm thông thường.
- Viêm họng nhẹ, không sốt, không mệt mỏi.
- Ăn uống và hoạt động bình thường.

Ngày 4:

- Cổ họng bắt đầu đau nhẹ, người lờ đờ.


- Bắt đầu khan tiếng.
- Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.
- Đau đầu nhẹ, tiêu chảy nhẹ.
- Bắt đầu chán ăn.

Ngày 5:

- Đau họng nhiều hơn, khan tiếng nhiều hơn.


- Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp xương.

Ngày 6:

- Triệu chứng của virus Corona 2019 là bắt đầu sốt nhẹ.
- Ho có đàm hoặc ho khan không đàm.
- Đau họng nhiều hơn, đau khi nuốt nước bọt, khi ăn hoặc nói.
- Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.
- Tiêu chảy, có thể nôn ói.
- Lưng hoặc ngón tay đau nhức.

Ngày 7:

- Sốt cao dưới 38oC.


- Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
- Toàn thân đau nhức.
- Khó thở.

26
- Tiêu chảy và nôn ói nhiều hơn.

Ngày 8:

- Sốt khoảng trên dưới 38o.


- Khó thở, hơi thở khò khè, nặng lồng ngực.
- Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.
- Đau khớp xương, đau đầu, đau lưng.

Ngày 9:

- Các tình trạng như sốt, ho, khó thở, nặng lồng ngực… trở nên nặng nề
hơn.

Những người không có triệu chứng vẫn có thể lan truyền virus
COVID-19. Theo ước tính “rất thận trọng” của TS.Asok Kurup – Chủ
tịch Hiệp hội tiến sĩ có chuyên môn bệnh truyền nhiễm, Học viện Y
khoa (Singapore), mỗi người mắc bệnh COVID-19 có thể lây cho ít
nhất 3 hoặc 4 người khác. Thực tế cho thấy, cơ chế lây nhiễm của virus
này gần giống với H1N1 hay cúm hơn là SARS. Nó có thể lây nhiễm
ngay khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ, thậm chí những người không có
triệu chứng (không có dấu hiệu bị bệnh). Có nghĩa là những người này
có thể truyền virus trước khi phát bệnh mà không phát hiện được. Bởi
vậy, số ca nhiễm COVID-19 cứ liên tục tăng, một “sự lây lan chưa từng
thấy”.
Virus corona chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới (cũng có
các triệu chứng ở đường hô hấp trên nhưng ít gặp hơn) và dẫn đến một
loạt các triệu chứng được mô tả giống như cúm, bao gồm sốt, ho, khó
thở, đau cơ và mệt mỏi, với sự phát triển cao hơn nữa sẽ dẫn đến viêm
phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm
trùng và có thể gây tử vong. Các phản ứng y tế đối với căn bệnh này

27
thường là cố gắng kiểm soát các triệu chứng lâm sàng vì hiện tại chưa
tìm thấy phương pháp điều trị hiệu quả nào.

1.4.3 Triệu chứng khi trẻ mắc COVID-19


Các triệu chứng của COVID-19 giống nhau ở cả người lớn cũng
như trẻ em và có thể giống các triệu chứng của các bệnh thông thường
khác như cảm
lạnh, viêm họng hoặc dị ứng. Các triệu chứng phổ biến nhất của
COVID-19 ở trẻ em là sốt và ho. Bên cạnh đó, trẻ có thể có bất kỳ dấu
hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây của COVID-19:

- Sốt hoặc ớn lạnh


- Ho
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
- Mất vị giác hoặc mùi mớ
- Đau họng
- Thở gấp hoặc khó thở
- Bệnh tiêu chảy
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Đau bụng
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Đau nhức cơ hoặc cơ thể
- Chán ăn hoặc bú kém, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

1.4.4 Cách lây truyền


Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng
lây lan từ người sang người. Sự lây lan từ người sang người xảy ra liên
tục. Nó là chủng mới hoàn toàn chưa được xác định trước đó. Cùng với

28
SAR-CoV, MERS-CoV, COVID-19 là những chủng coronavirus nguy
hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường
hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong. Chủng mới virus
corona COVID-19 lây truyền qua 4 con đường chính:

- Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt nước bọt từ việc
ho, hắt hơi, sổ mũi).
- Lây trực tiếp: Do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay
người bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh.
- Lây truyền gián tiếp: Khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt bị
nhiễm virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng.
- Lây nhiễm qua đường phân: Những người chăm sóc bệnh nhân có thể
bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Triệu chứng khi nhiễm chủng mới virus corona COVID-19. Các
triệu chứng khi nhiễm virus COVID-19 khá giống với cảm lạnh. Do đó
để xác định có mắc bệnh hay không cần thực hiện xét nghiệm. Triệu
chứng COVID-19 có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

- Đau nhức đầu, khó chịu.


- Sốt cao (trên 38 độ).
- Chảy nước mũi.
- Ho hoặc đau họng.
- Cảm thấy khó thở.
- Đau cơ, mệt mỏi.

Thực tế, ở mỗi người bệnh do sức đề kháng khác nhau sẽ có biểu
hiện khác nhau. Thời gian ủ bệnh COVID-19 từ 2 đến 14 ngày. Lúc
này, trong cơ thể đã có virus nhưng chưa có dấu hiệu gì rõ ràng. Khi
khởi phát, COVID-19 sẽ gây sốt, tổn thương đường hô hấp. Trường

29
hợp nặng, gây viêm phổi khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường
hợp có bệnh nền.
Nhiều triệu chứng COVID-19 tương tự như các triệu chứng của
bệnh cúm, cảm lạnh thông thường và các bệnh khác, vì vậy cần phải
xét nghiệm để xác nhận xem ai đó có mắc bệnh COVID-19 hay không.
Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với
virus và có thể từ rất nhẹ đến nặng. Một số người đã bị nhiễm bệnh
không có bất kỳ triệu chứng nào.

1.5 Các biện pháp phòng chống bệnh COVID-19 trong các trường
mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số 5969/BGDĐT-
GDMN vào ngày 20/12/2021 gửi các sở GDĐT về việc bảo đảm an
toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non. Công văn nêu rõ:
Trong thời gian qua, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trẻ
em mầm non ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước tạm dừng đến
trường, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và sự phát triển toàn
diện của trẻ em; cha mẹ trẻ em không thể tham gia lao động, sản xuất vì
phải dành thời gian chăm sóc trẻ em tại nhà, làm ảnh hưởng đến việc
thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình
thường mới sớm nhất có thể.
Nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được đến trường an toàn, Bộ GDĐT
đề nghị các sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ
hướng dẫn tại công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021 của
Bộ GDĐT về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở
giáo dục và các văn bản hướng dẫn của ngành Y tế, các cơ sở giáo dục
mầm non đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

30
Cụ thể: xác định đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho trẻ em, cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên; thực hiện vệ sinh trường, lớp, đồ dùng,
đồ chơi, trang thiết bị…phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non, bảo đảm thích ứng an toàn, linh
hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo nguyên tắc khu vực nào
kiểm soát được dịch COVID-19 chủ động báo cáo cấp quản lý giáo dục
để trẻ em trở lại trường học. Phối hợp với Y tế địa phương xây dựng
phương án phòng, chống dịch COVID-19, xử lý khi có trẻ em, cán bộ,
giáo viên, nhân viên, cha mẹ của trẻ em là F0 bảo đảm theo quy định.
Các cơ sở giáo dục mầm non điều chỉnh kế hoạch thực hiện Chương
trình giáo dục mầm non theo hướng dẫn tại công văn số 1268/BGDĐT-
GDMN ngày 14/4/2020 của Bộ GDĐT. Đồng thời, căn cứ nội dung tại
Phụ lục kèm theo Công văn này điều chỉnh kế hoạch, phương án tổ
chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, chơi và học theo chế độ sinh hoạt
cho trẻ em, phù hợp với diễn biến của dịch COVID-19 tại địa phương,
an toàn về phòng, chống dịch COVID-19 theo qui định.
Phối hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, y tế, chính quyền địa
phương trong việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm an toàn khi đón trẻ
quay trở lại trường và truyền thông về sự cần thiết, trách nhiệm của gia
đình, nhà trường và xã hội trong việc đưa trẻ em đến trường để được
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phát triển toàn diện theo luật định và
bảo đảm Quyền trẻ em.
Phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ em, y tế địa phương nắm bắt, có
phương án xử lý kịp thời khi có tình huống diễn biến phức tạp của dịch
COVID-19, đặc biệt trong trường hợp trẻ em có biểu hiện mắc COVID-
19. Trước khi đưa trẻ em trở lại cơ sở giáo dục mầm non, gia đình phải

31
cam kết với nhà trường về việc thực hiện nghiêm túc các quy định
trong phòng, chống dịch COVID-19 vì sự an toàn của trẻ em.
Đồng thời, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, xử lý
kịp thời, bảo đảm các cơ sở giáo dục mầm non an toàn trong bối cảnh
dịch COVID-19 diễn biến kéo dài và phức tạp.Ở trường học: Đeo khẩu
trang khi ra ngoài. Việc đeo khẩu trang ở trẻ nhỏ rất khó, đa số trẻ sẽ
cảm thấy vướng víu. Do đó, cha mẹ cần nhẹ nhàng nói chuyện, hướng
dẫn con cách làm. Đối với bé lớn hơn, cha mẹ hãy nói ngắn gọn về tác
dụng của việc đeo khẩu trang. Kết hợp nhờ cô giáo trò chuyện trên lớp
cùng con.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng, giữ vệ sinh sạch sẽ. Hãy giúp
học sinh xây dựng thói quen rửa tay ở nhà, khi đến lớp và sau khi chơi
đồ chơi. Nếu như trước kia ở trường học sinh thường rửa tay vào các
thời điểm: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi về nhà thì trong
đợt này, nên hướng dẫn học sinh rửa tay thường xuyên hơn nữa. Chẳng
hạn, sau khi chơi đồ chơi, sau mỗi tiết học,…
Khử trùng, vệ sinh lớp học. Trong công tác phòng tránh lây nhiễm
COVID-19 cho học sinh, nhà trường cũng cần có trách nhiệm chung
tay với phụ huynh. Thể hiện ở việc khử trùng, giữ vệ sinh lớp học, đồ
chơi, giường nằm… Khi COVID-19 phát tán ra không khí thường bám
vào bề mặt của các đồ vật. Do đó, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật
dụng, đồ dùng, đồ chơi của trẻ tại nhà, lớp hoặc những vị trí như tay
nắm cửa bằng chất cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vết bẩn
cũng như vi khuẩn, virus nhằm hạn chế sự lây nhiễm của COVID-19.

32
Hình 4: Thường xuyên giữ vệ sinh lớp học

Nên cho học sinh nghỉ học khi có biểu hiện ốm. Đây là việc làm hết
sức cần thiết nhằm tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Nếu học sinh có
biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như ho, sốt, chảy mũi… kèm
theo tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm COVID-19, cần đưa
học sinh đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi
và điều trị kịp thời. Không nhất thiết phải đến các bệnh viện tuyến
trung ương để tránh lây nhiễm chéo.

* Các biện pháp phòng chống bệnh COVID-19 tại gia đình, nơi
lưu trú
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước; không chạm vào
mắt, mũi hoặc miệng bằng tay chưa rửa sạch; và thực hành vệ sinh

33
đường hô hấp tốt. Để ngăn ngừa lây truyền, CDC khuyến nghị những
người nhiễm bệnh nên ở nhà ngoại trừ được chăm sóc y tế; gọi điện
trước khi đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe; đeo khẩu trang
(đặc biệt là ở nơi công cộng); che miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn
giấy; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước; tránh dùng chung
vật dụng cá nhân.
Đối với người trong gia đình, người làm việc, quản lí tại nơi lưu trú,
người lao động: Duy trì vệ sinh sạch sẽ hàng ngày: lau nền nhà, bề mặt
dụng cụ, tay nắm cửa bằng chất sát khuẩn thông thường.
Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú.
Không đi du lịch đến vùng có dịch bệnh. Hạn chế đến nơi đông
người, nếu cần thiết thì đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và đúng
cách.
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc
khăn tay hoặc ống tay áo để giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh chạm tay vào mắt, mũi,
miệng.
Tăng cường thông khí nhà ở.
Tránh mua bán tiếp xúc với các loài động vật hoang dã.
Giữ ấm cơ thể,ăn thức ăn đã được nấu chín, đủ chất, nghỉ ngơi, sinh
hoạt hợp lí, rèn luyện thể thao, tăng cường vệ sinh cá nhân.
Giữ khoảng cách: Tránh tiếp xúc với người ốm khi không cần thiết.
Người ốm nên ở trong phòng riêng nếu có thể, hoặc cách các thành
viên khác trong hộ tối thiểu 1 mét để giảm nguy cơ lây lan virus.
Đeo khẩu trang: Mọi người phải đeo khẩu trang y tế vừa khít với
khuôn mặt của mình khi ở cùng phòng với người ốm (người ốm cũng
phải đeo khẩu trang).

34
Rửa tay thường xuyên: Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng
hoặc dung dịch chứa cồn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người ốm.
Nếu gia đình có người ốm, các biện pháp sau đây được khuyến
cáo:
Giữ cho nhà cửa thông thoáng: Đảm bảo rằng các không gian sinh
hoạt chung (ví dụ: phòng bếp, phòng tắm/vệ sinh) được thông thoáng
(bằng cách mở cửa sổ).
Vệ sinh: Cho người ốm sử dụng đĩa, cốc chén, dụng cụ ăn, ga
giường và khăn tắm riêng. Giặt/rửa tất cả những đồ dùng đó bằng xà
phòng và nước nóng.
Xác định các bề mặt mà người ốm thường xuyên tiếp xúc (như bàn
ghế, thành giường, tay nắm cửa và đồ chơi) và vệ sinh, khử khuẩn
những bề mặt đó hàng ngày.
Sau mỗi lần người ốm sử dụng, hãy đeo găng tay (nếu có) để vệ
sinh, khử khuẩn phòng tắm/vệ sinh nếu họ không thể tự làm.
Có thể giặt chung quần áo bẩn của người ốm với đồ của những
người khác, nhưng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:
Đeo găng tay (nếu có) khi giặt đồ của người ốm.
Giặt đồ bằng xà phòng hoặc nước giặt và nước ở nhiệt độ ấm nhất
có thể và sấy khô quần áo hoàn toàn – cả hai bước này nhằm tiêu diệt
virus.
Rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn ngay sau
khi giặt đồ xong.
Cân nhắc việc để quần áo cần giặt/phơi vào túi dùng một lần thay vì
giỏ đựng hàng ngày.
Dùng một túi rác riêng để đựng giấy ăn, khẩu trang và những thứ
khác mà người ốm thải bỏ sao cho an toàn.

35
Không tiếp khách đến thăm cho đến khi người ốm khỏi hẳn và
không còn dấu hiệu hoặc triệu chứng của COVID-19.
Tuân thủ hướng dẫn của quốc gia về việc cách ly tại nhà đối với
người ốm và những thành viên khác trong gia đình. Theo khuyến nghị
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người ốm nên tự cách ly trong vòng
10 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, cộng thêm 3 ngày sau
khi hết triệu chứng.
Trong trường hợp trẻ có triệu chứng mắc COVID-19, hãy gọi ngay
cơ sở y tế khi trẻ thấy không khoẻ, kể cả khi triệu chứng nhẹ.
* Các biện pháp phòng chống bệnh COVID-19 ngoài xã hội
Ngoài những điều trên trong cách phòng bệnh ở gia đình và ở
trường học, cần tránh tụ tập chỗ đông người; giữ vệ sinh chung nơi
công cộng; không nhổ nước bọt, khạc nhổ bừa bãi; đeo khẩu trang để
bảo vệ cho mình cho mọi người xung quanh…
Kể cả khi đã tiêm phòng đầy đủ, bạn và các thành viên khác trong
gia đình vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Không có
vắc-xin nào bảo vệ bạn tuyệt đối, và nếu mắc COVID-19, bạn có thể
làm lây lan virus cho người khác.
Hãy trao đổi với trẻ về các biện pháp phòng, tránh dịch này và tầm
quan trọng của việc tuân thủ nghiêm những biện pháp đó nhằm góp
phần ngăn chặn virus lây lan.
* Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ và người chăm sóc
về các vật dụng chuẩn bị, phương pháp theo dõi, chăm sóc, điều trị và
ngăn ngừa lây nhiễm với trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ tại nhà
nếu bác sĩ có chỉ định chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà.

 Các vật dụng cần thiết tại nhà:

36
- Nhiệt kế
- Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có)
- Khẩu trang y tế
- Phương tiện vệ sinh tay: như xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay
nhanh…
- Vật dụng cá nhân cần thiết
- Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy
- Phương tiện liên lạc: điện thoại, số điện thoại của cơ sở y tế (trạm y tế,
trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn
cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện…).
 Thuốc điều trị tại nhà sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
- Thuốc hạ sốt: số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày; Paracetamol cho trẻ
em (tùy theo cân nặng và độ tuổi: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc
viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg).
- Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải
khác.
- Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc
giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin…., số lượng
đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày.
- Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
- Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc người bệnh đang sử dụng (nếu
cần, đủ sử dụng trong 01- 02 tuần).
- Không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm… khi
chưa có chỉ định, kê đơn.
- Không xông cho trẻ em.
 Cách ly

37
Tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không
sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ.

 Chế độ sinh hoạt cho trẻ:

Uống nước đầy đủ và thường xuyên; không đợi đến khi khát mới
uống nước;
Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa
quả… Không bỏ bữa.
Nên nghỉ ngơi đủ

 Các biện pháp phòng lây nhiễm:

Trẻ mắc COVID-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với
người mắc COVID-19 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn,
phòng lây nhiễm:
Trẻ mắc COVID-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng
không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu
trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà.
Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang,
giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với trẻ mắc COVID-19.
Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng
khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa…) tại khu vực này.
Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng
và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị
cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hàng ngày và khi dây bẩn.
Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.

38
* Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Hình 5: Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường trên toàn
thế giới, tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, sức
khỏe và tính mạng của nhân dân. Để phòng, chống dịch COVID-19 thì
quan trọng nhất, chúng ta cần có một cơ thể khoẻ mạnh và một hệ miễn
dịch hoạt động tốt.
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị các tác nhân gây hại trong
môi trường xâm nhập vào cơ thể, chính vì vậy, nhà trường và phụ
huynh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối, giúp trẻ khoẻ mạnh an
toàn trong mùa dịch.
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ miễn dịch
của cơ thể. Dinh dưỡng cung cung cấp các nguyên liệu cho cơ thể con

39
người, tạo ra hệ miễn dịch. Do vậy, cần thường xuyên chế độ ăn uống
khoa học, hợp lý và duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện thể lực đều
đặn để có sức khỏe tốt. Dinh dưỡng trong phòng chống dịch COVID-19
quan trọng nhất là dinh dưỡng hợp lý và ăn đa dạng thực phẩm, giúp cơ
thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch. Không có một loại thực phẩm
riêng biệt nào có tác dụng phòng ngừa COVID-19.
Ở lứa tuổi mầm non, não bộ và thể chất của trẻ phát triển mạnh mẽ.
Đồng thời, trẻ cần rất nhiều năng lượng để đảm bảo các hoạt động vui
chơi, học tập. Do đó trẻ em trong độ tuổi mầm non rất cần được chăm
sóc bởi một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Các bậc phụ huynh cần trang
bị nhiều kiến thức để xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho trẻ khoa
học và đúng cách.
Để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, gia đình và
nhà trường cần đảm bảo bé có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và
lối sống lành mạnh, cụ thể:
- Ăn đủ số lượng thực phẩm theo từng độ tuổi được khuyến nghị
(theo tháp dinh dưỡng hợp lý).
- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, các chất sinh năng lượng,
vitamin và chất khoáng theo nhu cầu của mỗi lứa tuổi.
- Đa dạng thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng
(nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và
chất khoáng).
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm: trứng, thịt, cá,..., bổ
sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin (vitamin A, C, D, E),
các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại
ngũ cốc và chất khoáng tham gia vào các hoạt động của hệ thống miễn
dịch, ...

40
- Cho trẻ uống đủ nước để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho các hệ cơ
quan.
- Cần tập cho trẻ một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho trẻ ngủ đủ
giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên, tăng cường cho trẻ vận
động, tắm nắng để hấp thụ vitamin D,... Không nên cho trẻ xem ti vi,
điện thoại nhiều, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh như gà gán, khoai
tây chiên, nước ngọt.
Trong thời gian dịch bệnh, trẻ ít được ra ngoài vận động, nên nguy
cơ béo phì sẽ gia tăng, nếu trẻ không được ăn uống điều độ, ăn quá
nhiều thực phẩm giàu năng lượng như bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn chiên
rán, thức ăn nhanh cần phải hạn chế. Nên cho trẻ ăn nhiều quả chín, rau
xanh, uống nước ngụm nhỏ thường xuyên để giữ ấm cổ họng, ngăn
ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
Một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ và cân bằng các chất dinh
dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch,
có thể giúp giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị
bệnh.
Nếu trẻ bị ốm phải được khám bệnh và điều trị bệnh sớm, tuân thủ
hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ cần được tăng cường các chất dinh dưỡng
trong giai đoạn phục hồi bệnh; Cần được cán bộ dinh dưỡng tư vấn nếu
trẻ có suy dinh dưỡng hoặc bệnh nền (nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển
hóa…).
Trong thời gian dịch bệnh, phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà
trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng chế độ
dinh dưỡng, vận động hợp lý đối với trẻ để phòng chống suy dinh
dưỡng và thừa cân, béo phì; các bậc cha mẹ trẻ cần có chế độ dinh
dưỡng cân đối, hợp lý; xây dựng thực đơn hàng ngày với tiêu chí thơm

41
ngon, giàu dinh dưỡng và hấp dẫn với trẻ. giúp trẻ phát triển toàn diện
về thể chất và tăng cường sức đề kháng phòng chống dịch bệnh.

1.6 Tăng cường tuyên truyền bệnh dịch COVID-19 cho trẻ
Tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như
dùng khuỷu tay che miệng, mũi khi ho, hắt hơi và rửa tay thường
xuyên.
Một trong những cách hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ em trước virus
Corona và các bệnh khác chính là khuyến khích trẻ em rửa tay thường
xuyên, tối thiểu 20 giây/lần. Để dạy trẻ thói quen rửa tay, thay vì dọa
dẫm, giáo viên có thể cho trẻ hát theo ban nhạc The Wiggles hoặc nhảy
theo điệu nhảy này để vừa học vừa vui.
Xây dựng một công cụ để theo dõi hành vi rửa tay ở học sinh và
thưởng cho trẻ nào rửa tay thường xuyên/kịp thời.
Sử dụng con rối hoặc búp bê để minh họa cho trẻ các triệu chứng
bệnh (hắt hơi, ho, sốt), những điều cần làm khi bị ốm (đau đầu, đau
bụng hoặc sốt và mệt mỏi) và cách an ủi một bạn bị ốm (nuôi dưỡng
lòng thấu cảm và hành vi bày tỏ sự quan tâm một cách an toàn).
Khi ngồi theo vòng tròn, để tạo khoảng cách an toàn giữa các trẻ,
cho trẻ tập giãn cách nhau một sải tay hoặc tập bắt chước chim vẫy
cánh để trẻ biết cách duy trì khoảng cách an toàn với người khác và
không chạm vào người bạn.
Hình thức:
-Tập huấn: Nhà trường cần tổ chức tập huấn xử lý tình huống khi phát hiện trẻ
có dấu hiệu nghi nghiễm COVID-19.

42
-Mời bác sĩ: Nhà trường phối hợp y tế phường xã, tổ chức khám sức khỏe
tổng quát cho trẻ, tiêm ngừa vacxin theo chỉ định của Bộ y tế, hướng dẫn
phòng chống bệnh và chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi trẻ nhiễm bệnh.
-Tổ chức hội thi: Nhà trường cần tổ chức hội thi Bé cùng tìm hiểu về Covid-
19, giúp trẻ có kiến thức phòng tránh bệnh COVID-19, phối hợp tổ chức các
hội thi dành cho GV, CNV nhà trường nhằm nâng cao kiến thức phòng chống
dịch bệnh COVID-19.
Đối với GVMN:

- Nhận biết và phát hiện kịp thời trẻ có dấu hiệu nghi nhiễm COVID-19
- Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh COVID-19
theo chỉ đạo của Bộ y tế.
- Liên tục cập nhật tình hình diễn biến sức khỏe của trẻ phối hợp cùng y
tế nhà trường và y tế địa phương
- Tăng cường nâng cao sức khỏe cho trẻ thông qua dinh dưỡng hợp lý
kết hợp vận động thể dục thể thao.

Đối với PHHS:

- Nhận biết trẻ có khả năng mắc bệnh COVID-19


- Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý

1.7 Kết luận chương 1.


Chúng ta cần phải biết rằng Covid-19 là bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm. Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có
khả năng lây lan từ người sang người. Sự lây lan từ người sang người
xảy ra liên tục. Nó là chủng mới hoàn toàn chưa được xác định trước
đó. Cùng với SAR-CoV, MERS-CoV, Covid-19 là những chủng
coronavirus nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội
chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong.

43
Từ nhận thức đó giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, đúng đắn về
dịch bệnh Covid-19 để có những hành động đúng đắn.
Mỗi người cần phải trang bị cho bản thân mình những kiến thức về
dịchCovid-19 để từ đó biết cách phòng, chống cho mình và cho toàn xã hội.
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
DỊCH BỆNH COVID- 19 CỦA TRƯỜNG MẦM NON SONG
NGỮ NGÔI SAO SÁNG TẠI PHƯỜNG TÂN HƯNG KHU
DÂN CƯ HIM LAM
2.1. Trường Mầm Non song ngữ Ngôi sao sáng, Quận 7
Trường Mầm Non song ngữ Ngôi sao sáng là một trường nằm ở
vị trí quận 7, phường Tân Hưng, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phường Tân Hưng có diện tích là 220.71 ha được phân chia
thành 5 khu phố với 114 tổ dân phố. Dân số toàn phường gồm 10.317
hộ với 35.781 nhân khẩu. Phường Tân Hưng có tốc độ đô thị hóa
nhanh, phường có 4 trục đường chính đi qua là Nguyễn Thị Thập, Trần
Xuân Soạn, Lê Văn Lương và đường Nguyễn Hữu Thọ. Trên địa bàn
phường hiện có 5 chung cư, cùng nhiều dự án nổi bật, nổi bật nhất khu
dân cư Him Lam.
Trường mầm non song ngữ Ngôi sao sáng là 1 hệ thống chuỗi
của các trường mầm non cả nước, cùng với chất lượng nuôi dạy toàn
diện, chuẩn mực, đáp ứng nhu cầu và mong đợi ngày nâng cao phụ
huynh trong và ngoài địa bàn Thành Phố, sự lựa chọn các bậc phụ
huynh có con trong lứa tuổi mầm non Trường có tổng cộng 5 hệ thống.

44
Hình 6: Hệ thống trường mầm non Ngôi Sao Sáng

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON SONG NGỮ NGÔI SAO SÁNG:


Him Lam Campus: Villa 29 đường số 16,  Khu đô thị Him Lam, Tân Hưng,
Q.7
Saigon Pearl Campus:Villa số 24 đường D1, Khu Biệt thự Sài Gòn Pearl, 92
Nguyễn Hữu Cảnh
Sun Avenue Campus: Villa 36 đường số 51 , Khu Dân Cư Văn Minh Sun
Avenue, Q.2
City Land Campus:Villa 112 đường số 10, City land park Hills, Q.Gò Vấp
Tan Binh Campus:Villa 6 Huỳnh Lan Khanh, Tân Bình, HCM

45
Hệ thống trường mầm non song ngữ Ngôi sao sáng nằm khu dân
cư him lam, quận 7.Vị trí thuận tiện đưa đón Cách quận 4 5phút và
quận 110 phút. Áp dụng phương pháp Reggio Emila, giúp trẻ được tự
do phát triển, được tôn trọng và hạnh phúc trong tình yêu thương để
mỗi ngày đến trường đối với trẻ là một ngày đầy ắp những niềm vui.
Đây chính là nền tảng cho việc hình thành nhân cách, sự tự tin, tính độc
lập và niềm vui sống cho các con trong tương lai. Với khuôn viên
thoáng mát. Cơ sở vật chất mới tinh cùng phòng học Reggio Inspired
rất đẹp, hiện đại với không gian rộng, 3 mặt thoáng đón sáng, đón nắng
tự nhiên. Tất cả các phòng học và Lab room, Reggio Class, Reading
Corner. Hệ thống phòng học mới, đầy đủ tiện nghi, phòng Lab, phòng
học đàn cùng nhiều giáo cụ đa dạng giúp con tiếp thu và ứng dụng thực
tế dễ dàng theo Phương pháp mới. Các khu vực chơi an toàn, sạch sẽ
được trang bị đa dạng trò chơi kích thích vận động, tạo điều kiện cho
con thỏa sức khám phá với nhiều hình thức khác nhau như hoạt động
thể thao, vận động thể chất, các trò chơi dân gian.
Trường có diện tích 650m2, nằm trong khu dân cư, có vị trí giao
thông thuận lợi, không gian xung quanh thoáng đãng, không khí trong
lành và thoáng mát. Trường lấy hai màu chủ đạo là màu vàng và tím,
mang lại cảm giác bắt mắt và thu hút đối với các bé conset một khu
vườn tuổi thơ giúp trẻ phát triển hoà mình thiên nhiên. Trong một hệ
thống cơ sở Bright Stars school có tổng cộng 4 lớp học chia theo 4 độ
tuổi: lớp nhà trẻ (24 đến 36 tháng tuổi), lớp mầm (3-4 tuổi), lớp chồi
( 4-5 tuổi), lớp lá (5-6 tuổi) và lớp năng khiếu: đàn, vẽ, ca hát, nhảy
múa,.... Mỗi lớp học có diện tích hơn 50m2, mỗi lớp có 3 giáo viên,
mỗi giáo viên đạt đủ tiêu chuẩn về trình độ và kinh nghiệm trong việc
đào tạo và chăm sóc trẻ, . Giáo viên Trường mầm non Ngôi sao Sáng -

46
Quận 7 có trình độ chuẩn, chuyên môn vững vàng và có khiếu thu hút
trẻ, mang đến trẻ những buổi học vui, thú vị.

Hình 7: Lớp học nhà trẻ

Mỗi lớp học có diện tích hơn 50m2, mỗi lớp có 3 giáo viên, mỗi
giáo viên đạt đủ tiêu chuẩn về trình độ và kinh nghiệm trong việc đào
tạo và chăm sóc trẻ, . Giáo viên Trường mầm non Ngôi sao Sáng -
Quận 7 có trình độ chuẩn, chuyên môn vững vàng và có khiếu thu hút
trẻ, mang đến trẻ những buổi học vui, thú vị.
Cơ sở vật chất của trường đều rất mới và đầy đủ tiện nghi, mỗi
phòng đều được trang bị tủ đồ dùng, giáo cụ, đồ chơi, máy lạnh, bàn
ghế… phục vụ tốt cho việc giảng dạy của giáo viên và tiếp thu kiến
thức của học sinh. Xây dựng môi trường giáo dục phát triển lý tưởng
với không gian rộng, view thoáng mát tràn ngập ánh nắng tự nhiên
cùng cơ sở vật chất mới và hiện đại, nhà trường được trang bị đồ chơi
phong phú, chất liệu đảm bảo an toàn, kích thích khả năng sáng tạo của
trẻ.
47
Hình 8: Phòng Organ và Sân chơi

Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho bé: Dinh dưỡng là một
trong số những tiêu chí được nhà trường cực kì chú trọng. Đối với
Trường mầm non Ngôi Sao Sáng bữa ăn của trẻ được thiết lập đảm bảo
đủ năng lượng, đủ chất và tốt cho sức khỏe. Bữa ăn được chia thành
nhiều lần với bữa ăn chính và bữa ăn phụ. Dù với bữa ăn nào thì đồ ăn
cũng được nấu chín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bên cạnh vấn đề ăn uống, nhà trường cũng thường xuyên khám sức
khỏe định kỳ cho bé. Các chương trình giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe
cho trẻ mầm non được tổ chức thường xuyên. Đặc biệt giáo viên luôn
là người theo dõi sát sao vấn đề sức khỏe của trẻ và tình hình được cập
nhật thường xuyên với phụ huynh thông qua các buổi gặp gỡ trực tiếp

Để đem lại môi trường an toàn, thân thiện và hiệu quả cho việc
học tập và phát triển nhân cách của trẻ, thầy cô giáo, nhân sự phục vụ
và học sinh trong toàn trường cam kết trở thành những nhân tố tích cực
và trách nhiệm, luôn thể hiện và nêu cao các giá trị và chuẩn mực sau:
• Trung thực và Thành thật: Hành động đúng đắn, trung thực trong
việc làm và lời nói. Bé luôn được học có trách nhiệm với mọi Lời nói
và hành động của mình.

48
• Trân trọng và Biết ơn: Tôn quý và gìn giữ giá trị của bản thân mình, của
người khác và môi trường chung quanh. Bé luôn có thái độ trân trọng, biết ơn
trong mọi điều bé nhận được. 
• Cảm thông và Thấu hiểu : Bé được rèn luyện trân quý cảm xúc và hành vi
của người khác. Hiểu tâm lý và lưu tâm đến cảm xúc của những người xung
quanh.
• Yêu thương và Chia sẻ : Bé sẽ luôn được yêu thương trong nơi Trường học
mỗi ngày và từ đó nuôi dưỡng tình yêu thương để chia sẻ cho 
• Tự tin và Tỏa sáng:Bé yêu sẽ luôn có thái độ tích cực , cơ hội thể hiện tự
tin vào bản thân qua hoạt động nhóm và các Lễ hội và luôn hướng tới sự lạc
quan tích cực trong mọi hoàn cảnh

Trường Mầm non song ngữ áp dụng phương pháp sư phạm


Reggio Emilia với phương châm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp
trẻ phát triển một cách toàn diện nhất luôn mang lại cho trẻ cảm giác an
toàn và thoải mái khi đến trường. Trường thường xuyên tổ chức các tiết
học thực hành như: nhặt rau, làm bánh, vắt sữa bò, trồng cây...

Hình 8: Hoạt động học


Các hoạt động ngoại khóa cũng diễn ra thường xuyên. Trong
hành trình phát triển 05 năm hoạt động tiếp theo, trường mầm non Ngôi
sao sáng sẽ không ngừng nỗ lực trở thành một chuỗi hệ thống trường
mầm non có mặt tại các tỉnh thành trong cả nước, cùng với chất lượng
nuôi dạy toàn diện, chuẩn mực.

49
Sứ mệnh của Trường mầm non song ngữ Ngôi Sao Sáng là đem lại một môi
trường học tập và phát triển an toàn, thân thiện, tôn trọng sự khác biệt của trẻ
từ 2-5 tuổi, để các bé trở thành những trẻ em ham học, biết cư xử phải phép
và giàu lòng yêu thương, chia sẻ.
Các bé sẽ được phát triển toàn diện từ năng khiếu đến nhân cách
để các em có thể tự tin phát triển ở các trường tiểu học quốc gia hoặc
quốc tế mà còn thành công ở những bậc học tiếp theo cho tới khi
trưởng thành.
Phương pháp học Project - Based Learning - Học tập theo Dự án
độc quyền của trường mầm non song ngữ Ngôi sao sáng. Các Dự án
độc quyền mang lại kiến thức tổng hợp phát triển toàn diện cho bé, từ
các môn khoa học Steam, các thí nghiệm khoa học, phát triển toán tư
duy, các kỹ năng nghệ thuật, kiến thức xã hội, rèn luyện nhân cách và
các giá trị cốt lõi cho bé. Thêm vào đó, các kỹ năng cơ bản của phương
pháp giáo dục sớm Montessori nhằm mang đến cho trẻ cơ hội phát triển
toàn diện, khả năng hòa nhập, tập trung tốt và tính độc lập cao.

2.2. Khái quát về điều tra thực trạng:


Giáo dục mầm non là một mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân ở nước ta. Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát
triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban
đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ nhiều cơ may thắng
lợi trên con đường tri thức cũng như trong cuộc sống.
Để tạo ra những con người phát triển toàn diện, đáp ứng các nhu
cầu xã hội đề ra, một trong những yếu tố cần thiết đó là phải có một sức
khoẻ tốt. Nếu không có một sức khoẻ tốt, một thể lực tốt thì sẽ ảnh
hưởng đến mọi hoạt động trong học tập và làm việc…Trẻ trong độ tuổi

50
mầm non còn nhỏ nên sức đề kháng rất yếu, rất dễ mắc bệnh đặc biệt
với những bệnh dễ lây qua đường hô hấp và các bệnh khác

Đặc biệt trong tình hình hiện nay ở Việt Nam và các nước trên
toàn thế giới đã xuất hiện một căn bệnh lây truyền mới qua đường hô
hấp vô cùng nguy hiểm với cái tên Covid – 19 (hay là bệnh viêm đường
hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona). Đây là một căn bệnh lay
lan qua đường hô hấp mà trên thế giớ nói chung và Việt nam nói riêng
chưa có thuốc phòng và điều trị đặc hiệu.
      Virus Corona (nCoV, Covid-19) là một loại virus gây bệnh viêm đường
hô hấp cấp, có sự lây lan từ người sang người. Ví dụ: Lây qua đường hô hấp
như: hắt hơi, ho, khạc nhổ, sổ mũi…Covid - 19 gây sốt và có thể làm tổn
thương đường hô hấp. Nó là một căn bệnh lây lan nhanh và diễn biến hết sức
phức tạp. Trường hợp nhẹ thì sốt, ho, khó thở. Trường hợp  nặng, gây viêm
phổi và nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong.
        Trước tình hình dịch bệnh tất cả các cấp, các ngành từ Trung Ương đến
địa phương đề ra nhiều phương án, công văn chỉ thị về cách phòng chống dịch
bệnh COVID – 19. Toàn Đảng, toàn dân đã đang thực hiện và áp dụng chỉ thị
một cách có hiệu quả. Ví dụ: sau ba tháng chống dịch hiện nay Việt Nam
chúng ta cơ bản đã đẩy lùi và khống chế được dịch bệnh như: Ngày 27 tháng
04 năm 2020, có 270 người nhiễm bệnh, trong đó có 45 người đang điều trị và
225 người đã khỏi bệnh. Mặc dù dịch bệnh đã hạn chế và được đẩy lùi rất tốt
xong nguy cơ vẫn còn tiềm ẩn do người dân còn lơ là chủ quan. Người lớn thì
đã biết cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe để chống chọi với các loại bệnh
dịch nhưng với trẻ nhỏ thì chưa biết cách phòng chống dịch bệnh cho bản
thân. 

51
Trường mầm non là trường nằm ở khu vực quận 7 phường Tân
Hưng của Thành Phố Hồ Chí Minh. Trường luôn luôn nhận được sự
quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và Đào tạo và Ủy ban
nhân dân phường trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung và
các hoạt động Phòng chống dịch bệnh covid – 19 nói riêng.

2.2.1 Mục đích và nhiệm vụ


Mục đích : Nghiên cứu thực trạng công tác phòng chống bệnh dịch COVID-
19 cho trẻ tại trường mầm non, trên cơ sở những ưu điểm và tồn tại của thực
trạng đề xuất ý kiến phù hợp công tác hiệu quả phòng chống dịch bệnh
COVID-19 cho trẻ trong các trường mầm non.
Nhiệm vụ:
-Thống kê trình độ văn hoá giáo viên mầm non và phụ huynh
học sinh.

-Tìm hiểu kế hoạch chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cho trẻ
tại trường mầm non.
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non và các
biện pháp dịch bệnh COVID-19.
-Tìm hiểu thực trạng công tác dinh dưỡng phòng chống dịch
bệnh Covid 19 cho trẻ tại trường mầm non.
- Tìm hiểu thực trạng công tác tuyên truyền phòng chống dịch
bệnh covid 19 cho trẻ tại trường mầm non.

2.2.2. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu.


Bảng 2.1. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu.

STT PHƯƠNG PHÁP ĐỐI TƯỢNG

1 PP Phỏng vấn 10 GVMN

2 PP điều tra bằng phiếu An két 100 PHHS

52
10 GVMN

3 PP quan sát Quan sát giờ ăn, các


hoạt động chăm sóc sức
khỏe hàng ngày của
GVMN: dự giờ 10 buổi

4 Pp thống kê toán học Thống kê tỷ lệ %, tính


trung bình, xử lí các số
liệu thu thập được, làm
cơ sở để dề xuất ý kiến

-Phương pháp phỏng vấn.


-Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket.
-Phương pháp quan sát.
-Phương pháp thống kê toán học.
-Cơ sở đề xuất ý kiến.

2.3. Kết quả thực trạng.


Trường mầm non Ngôi Sao Sáng có tổng cộng 80 bé 4 lớp. Các bé
đều được rửa tay, xát khuẩn trước và sau khi ăn. Các vật dụng ăn cũng
được khử trùng 100% các phòng ăn đều được vệ sinh, xịt khuẩn lau
dọn trước và sau khi ăn. Các giáo viên đều bắt buộc đeo khuẩn trang
trong suốt giờ ăn. Giờ ăn trường mầm non Ngôi sao sáng nghiêm nghặt
và kĩ lưỡng, các trẻ đảm bảo sức khoẻ tốt nhất. Hoạt động chăm sóc sức
khoẻ hàng ngày mỗi khi đến trường các bé đều được đo nhiệt 36-37 độ,
với trẻ nào có nhiệt độ trên 38 độ không được đến trường về nhà ba mẹ
theo dõi tình hình của bé và báo nhà trường nếu có trường hợp bất

53
thường. Nhà trường rất kĩ lưỡng công tác chăm sóc đảm bảo an toàn
cho tất cả các bé để phòng dịch bệnh COVID-19. Giờ sinh hoạt các trẻ,
sau mỗi giờ sinh hoạt các bé đều được rửa tay với xà bông tránh vi
khuẩn. Trong phòng học luôn đảm bảo thoáng mát. Nếu trong lớp học
có 01 ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với vi rút SARS-
CoV-2 (F0) thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khoẻ
tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng
nguyên nhanh) vào ngày thứ 07. Các trường hợp có kết quả xét nghiệm
âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 07 được đi học trực tiếp
trở lại, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục theo dõi sức khoẻ
cho trẻ trong 03 ngày tiếp theo, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe
như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác,…hoặc triệu chứng nghi
ngờ khác, thì cha mẹ học sinh/giáo viên chủ nhiệm thông báo ngay cho
Trạm Y tế, Hiệu trưởng/Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch
COVID-19 của Nhà trường để theo dõi và xử trí theo qui quy định.
Trao đổi: Cô Vũ Hương Giang - Hiệu trưởng hệ thống trường
Trường mẫu giáo Ngôi Sao Sáng chia sẻ chống dịch bệnh Covid- 19,
nhà trường đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh dịch Covid- 19 cho
trẻ đến tất cả giáo viên, nhân viên. Giáo viên, nhân viên nhà trường
phải nắm rõ các biện pháp phòng, chống bệnh, bảo đảm vệ sinh tại lớp
học (các vật dụng cá nhân của các em như ly uống nước, khăn lau mặt,
lau tay được vệ sinh mỗi ngày), hướng dẫn các em rửa tay trước và sau
khi ăn, tổ chức vệ sinh phòng học, lau chùi kệ đựng đồ chơi và những
vật dụng trẻ tiếp xúc hằng ngày. Đặc biệt, nhà trường chỉ đạo giáo viên
đón trẻ ở cổng trường, nếu trẻ có dấu hiệu bệnh dịch Covid- 19 thì báo
ngay cho phụ huynh đón trẻ về.

54
Cô: Nguyễn Hồng Phúc nhi quản lí trường Ngôi Sao sáng cũng lên
kế hoạch phòng, chống dịch bệnh covid cho trẻ, thời gian qua Trường
mầm non Ngôi Sao Sáng thực hiện tổng vệ sinh khuôn viên trường, lau
rửa dụng cụ học tập của các bé bằng chất khử khuẩn. Ban giám hiệu
nhà trường chỉ đạo giáo viên tuyên truyền về sự nghiêm trọng của bệnh
tới các bậc phụ huynh; tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ... Năm
học này, trường có 80 trẻ với 4 lớp, để bảo đảm cho trẻ có môi trường
học tập an toàn, công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh được nhà
trường thực hiện nghiêm ngặt.
Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp .Vì vậy, trong mùa dịch Covid-
19 , các trường khi tiếp nhận trẻ phải kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Tổ
chức vệ sinh, lau chùi toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa và các đồ chơi
phải được ngâm Cloramin B, rửa sạch và phơi nắng. Tích cực phối kết
hợp cùng ngành Y tế trong công tác tuyên truyền và thực hiện các biện
pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt,
theo dõi chặt chẽ sỉ số học sinh nhằm phát hiện sớm những trường hợp
nghi ngờ mắc bệnh.
Cô Vũ Hương Giang, hiêu trưởng hệ thống Trường mầm non Ngôi
Sao Sáng chia sẻ, dịch Covid-19 bùng phát rất huy hiểm. Vì vậy, để
phòng, chống bệnh, nhà trường rất chú trọng vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường học tập cho các em. Cuối tuần, nhà trường chỉ đạo giáo
viên vệ sinh trường lớp, dụng cụ học tập, khu vui chơi,… nhằm ngăn
chặn bệnh lây lan trong môi trường học đường.

55
Kết quả: Qua những công việc các cô đã làm ở trên khi các con
đến lớp sau những ngày nghỉ dịch thì lớp học của các con vẫn sạch sẽ
đảm bảo vệ sinh. Công tác tuyên truyền với phụ huynh là một biện
pháp vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên và với mỗi nhà trường.
Giáo viên và phụ huynh ý thức, hợp tác với nhà trường khi có dịch
Covid-19 khai báo và cách ly đúng qui định.

2.3.1. Thực trạng về trình độ đội ngũ GVMN và PHHS trường mầm
non song ngữ Ngôi sao sáng.
Trình độ đội ngũ giáo viên của trường 24 giáo viên: đối với giáo
viên của trường yêu cầu phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ tốt nghiệp
chuyên ngành giáo viên mầm non cấp Trung cấp trở lên, các viên phải
hoàn thành được khảo sát những kỹ năng dậy và chăm sóc trẻ trước khi
công tác tại trường. Trường có 12 giáo viên, 6 bảo mẫu, 2 bếp, 2 tạp vụ,
2 y tế. Các giáo viên đều có chứng chỉ. Vậy nên khi xảy ra dịch bệnh
COVID-19 các giáo viên đã vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm
của mình kết hợp với kiến nghị của bộ y tế, kịp thời thực hiện các biện
pháp phòng, tránh, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho trẻ. Nhà trường luôn
cập nhật thông tin dịch bệnh, truyền thông tin đến giáo viên, giáo viên
nắm rõ tình hình.

56
Trình độ đội ngũ phụ huynh học sinh: đối với phụ huynh học sinh,
nhà trường không có yêu cầu về trình độ nhất định. Thông qua quan
sát, tìm hiểu và tuyên truyền của nhà trường, hầu hết phụ huynh học
sinh đều có đầy đủ nhận thức và kiến thức cần thiết phối hợp với nhà
trường bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. 100% phụ huynh đều có kiến thức hiểu
rõ dịch bệnh COVID-19 nguy hiểm đến trẻ. Tất cả phụ huynh luôn cập
nhật thông tin, bảo vệ sức khoẻ của trẻ.
Từ ngày 30/06/2021 đến ngày 30/12/2021, trường mầm non Ngôi
sao sáng, giáo viên, nhân viên đều bị nhiễm COVID-19. Tính ngày
30/12/2021, hiện có 15 cô bị nhiễm và 40 trẻ bị nhiễm. Ca đầu tiên cô
bị nhiễm từ lớp Nemo nhà trường khẩn cấp vệ sinh, đóng cửa lớp 14
ngày mới hoạt động lại tất cả trẻ lớp Nemo đều được khám kĩ lưỡng và
chăm sóc theo dõi từ gia đình. Từ ngày 31/12/2021 đến ngày
03/03/2020 9 cô bị nhiễm bệnh và 11 trẻ bị nhiễm bệnh. Từ ngày
03/03/2022 trường mầm non Ngôi sao sáng chưa ghi nhận ca nhiễm
hoặc tái nhiễm mới

2.3.2. Kế hoạch chỉ đạo phòng chống dịch bệnh covid 19 cho trẻ.
Nhà trường luôn kịp thời cập nhật, quán triệt, triển khai nghiêm
túc các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác phòng chống dịch, đặc
biệt là chỉ đạo của địa phương, ngành Y tế, ngành Giáo dục về công tác
phòng chống dịch. Thường xuyên quan tâm, tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục cán bộ giáo viên, nhân viên, người lao động và phụ
huynh học sinh về ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong việc
phòng, chống dịch trong nhà trường và ngoài cộng đồng. Nhà trường đã
đầu tư sửa chữa phòng học, nâng cấp đường điện, đường nước lắp đặt
bình nóng lạnh vòi rửa tay, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về công
tác phòng, chống dịch bệnh, tích cực tuyên truyền các biện pháp phòng

57
chống dịch trên trang website của trường; thành lập Ban chỉ đạo phòng
chống dịch COVID-19, Tổ An toàn COVID-19 trong trường học và
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; trang bị và đầu tư
trang thiết bị y tế tại trường như: 5 máy đo thân nhiệt cầm tay, 2 máy
đo thân nhiệt tự động, 10 hộp khẩu trang y tế, 3 bộ quần áo bảo hộ, 20
hộp kit test nhanh Covid-19, 65 lọ dung dịch sát khuẩn tay hàng ngày.
Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ
quan chuyên môn, cha mẹ học sinh trong việc xây dựng kế hoạch
phòng, chống dịch. Thực hiện nghiêm thông điệp 5K, tổ chức tự kiểm
tra, đánh giá mức độ an toàn trường học trên ứng dụng “An toàn
COVID-19”. Chủ động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống
dịch để đảm bảo an toàn cho trẻ, cán bộ, giáo viên và nhân viên. Nhà
trường luôn coi trọng công tác vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp
học, kịp thời kiểm tra các điều kiện khử khuẩn trường, lớp, nhắc nhở
giáo viên hướng dẫn cha mẹ trẻ tự đo thân nhiệt cho con tại nhà, đeo
khẩu trang từ nhà đến trường và từ trường về nhà, thực hiện nghiêm túc
thông điệp “Một cung đường hai điểm đến”, 100% trẻ được sát khuẩn
tay trước khi vào lớp, rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và tham
gia các hoạt động trong lớp cùng cô và các bạn; thường xuyên lau
chùi, khử khuẩn các trang thiết bị phục vụ học tập, đồ dùng, đồ
chơi, thu gom, xử lý rác thải hàng ngày.

Để đảm bảo an toàn cho cô và trẻ, hạn chế đến mức thấp nhất
khả năng dịch bệnh xâm nhập vào trường học, Trường mầm non song
ngữ Ngôi sao sáng luôn nâng cao cấp độ phòng, chống dịch, quyết liệt,
triệt để các biện pháp phòng, chống dịch nhất là trong việc đón, trả trẻ.
Nhà trường đã phân bổ khoảng thời gian đón, trả trẻ theo khung giờ đối

58
với trẻ các khối lớp, tổ chức đón, trả trẻ tại cổng trường theo khung giờ
quy định.
Nhà trường thường xuyên phối kết hợp với Trạm Y tế tổ chức
test nhanh cho trẻ có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh nhằm phát hiện sớm
các trường hợp mắc bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, sau
dịp nghỉ Tết Nguyên đán, trước khi trẻ quay trở lại trường học, nhà
trường đã test nhanh cho 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên và học
sinh trong toàn trường. Khuyến khích mỗi phụ huynh học sinh là một
tuyên truyền viên cho gia đình, người thân, xã hội thực hiện tốt công
tác phòng chống dịch.

59
Hình 9: Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 trường mầm non

60
Theo thống kê ngày 19-01-2022, trong đợt bùng phát dịch
Covid-19 vừa qua, TP.HCM ghi nhận 11.087 trường hợp F0, trong đó
có 5.813 trẻ mầm non. Theo Sở GD-ĐT, thành phố có hơn 350.000 trẻ
ở bậc mầm non với hơn 1.360 trường công lập, hơn 1.800 nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo tư thục. Trong đó, 622 cơ sở giáo dục mầm non đã được
trưng dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. (6)
Nhà trường thực hiện theo: Kế hoạch số 2715/KH-BCĐ ngày
15/8/2021 của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TPHCM về
thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19
theo Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ (Từ ngày
15/8 đến ngày 15/9/2021)

2.3.3. Thực trang nhận thức của giáo viên mầm non và các biện
pháp dịch bệnh Covid-19.
Thực hiện Kế hoạch chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch
bệnh Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường công tác phòng
chống dịch bệnh Covid-19 Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương
và nhà trường Trường Mầm non Ngôi Sao Sáng xây dựng Kế hoạch
triển khai về công tác vệ sinh phòng chống dịch Covid-19

Tuy dịch bệnh COVID-19 đã qua thời gian cao điểm và đã được
kiểm soát, xong các giáo viên của trường Ngôi sao sáng luôn đề cao
tinh thần phòng tránh các nguy cơ gây nhiễm là lây lan dịch bệnh cho
cả trẻ và giáo viên.
Tỷ lệ 100% các giáo viên trường mầm non Ngôi Sao Sáng bị
nhiễm bệnh COVID-19. Các giáo viên có ý thức, trách nhiệm không để
nguồn bệnh lây cho trẻ.
Vì ở độ tuổi của các bé chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình
khỏi dịch bệnh nên các giáo viên trường Ngôi Sao Sáng có trách nhiệm

61
và nghĩa vụ tuyên truyền và hướng dẫn các bé thực hiện 5K theo
khuyến cáo của bộ y tế mỗi ngày. Song song đó các giáo viên chủ động
phối hợp cùng phụ huynh cùng nhắc nhở và đảm bảo trẻ tránh được các
nguy cơ gây bệnh.
*Các biện pháp chống dịch:
Trước khi học sinh đến trường
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 914/BYT-MT ngày
26/2/2020 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh
COVID-19 trong trường học, nhà trường cần khuyến cáo trẻ trước khi
đến trường cần được đo nhiệt độ và theo dõi sức khỏe tại nhà.
Như vậy đối với trẻ em mầm non, các em cần được cha mẹ đo
nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho con ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì
chủ động cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở
y tế để được khám, tư vấn, điều trị.
Nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu
của cơ quan y tế do là đối tượng nghi tiếp xúc với người tiếp xúc gần,
hoặc sinh sống trong khu vực cách ly (thuộc nhóm cách ly vòng 3 và
vòng 4), cha mẹ cho học sinh ở nhà và thông báo cho nhà trường.

62
Hình 10: Những việc học sinh cần làm hàng ngày phòng chống dịch

Phối hợp tuyên truyền về cách phát hiện dịch bệnh:


Để thực hiện tốt việc phòng và chống dịch Covid-19, các bệnh
truyền nhiễm lây lan rộng trong nhà trường, trước hết cần phải tuyên
truyền và giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và
cộng đồng hiểu và có những biện pháp phòng và phát hiện dịch sớm, cụ
thể:
- Cách nhận biết và các biện pháp phòng, chống dịch để cán bộ, giáo viên,
nhân viên, phụ huynh học sinh và nhân dân tại địa phương hiểu biết và tự giác
tham gia phòng chống dịch Covid-19, các bệnh truyền nhiễm.

63
- Nguồn bệnh là người bệnh, người lành mang vi rút trong tất cả các hình thức
như dịch tiết từ mũi, hầu họng và nước bọt, dịch tiết từ các nốt phồng hoặc từ
phân của người bệnh. Do vậy mọi người đều phải có trách nhiệm thực hiện tốt
vệ sinh cá nhân, khẩu hiệu “5K” của Bộ Y tế để phòng chống dịch Covid-19
và các dịch truyền nhiễm.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
- Thường xuyên vệ sinh và mở cửa phòng thoáng mát nơi ở, nơi làm việc, lau
chùi bề mặt các loại đồ dùng, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.
- Hạn chế tập trung ở những nơi đông người khi đang có dịch.
- Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý và điều trị kịp thời. Cách
ly ngay các trường hợp đã mắc bệnh để không lây lan sang cộng đồng.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nâng cao thể trạng, chỉ
đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên thường xuyên lau chùi, dọn vệ sinh, lau sàn
nhà và các vật dụng tại lớp học bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường.
 Đối với phụ huynh học sinh có trách nhiệm sau: 
-Đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho học sinh ở nhà; nếu có sốt, ho, khó thở thì
chủ động cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để
được khám, tư vấn, điều trị.
-Cho học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo
yêu cầu của cơ quan y tế. 
-Cho học sinh ở độ tuổi được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đi tiêm phòng
theo hướng dẫn của y tế địa phương. 
-Không vào trường khi đưa, đón con. 
-Phải trao đổi thường xuyên về tình hình sức khỏe của trẻ với giáo viên chủ
nhiệm lớp hàng ngày.

64
- Thường xuyên nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh
trước và sau khi ăn uống. Khi cho trẻ đi ngoài đường phải cho trẻ đeo khẩu
trang để tránh bụi…
- Khi phát hiện trong gia đình mình có người mắc bệnh, hoặc hàng xóm có
người mắc bệnh cần cách ly luôn và đưa tới cơ sở y tế để khám và điều trị.
- Khi các thành viên trong gia đình và con em mình có triệu chứng mắc dịch
Covid-19, bệnh truyền nhiễm tuyệt đối không cho trẻ tham gia các hoạt động
và gặp gỡ các trẻ em khác và thông báo cho giáo viên chủ nhiệm và Ban giám
hiệu nhà trường nắm được để có kế hoạch chỉ đạo.
Đối với giáo viên, nhân viên:
- Trước giờ đón trẻ, giáo viên cần phải lau dọn sạch sẽ sàn nhà và các vật
dụng tại lớp học bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.
- Trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, giáo viên cần phải giáo dục và
hưỡng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng, xả nước dưới vòi nước chảy, xúc miệng
nước muối loãng sau khi ăn xong.
- Giáo viên, nhân viên trong trường phối kết hợp với các cấp, các ban ngành
đoàn thể tại địa phương để phòng và tránh các bệnh truyền nhiễm.
- Thường xuyên quan tâm đến phòng học thoáng mát về mùa hè và ấm về
mùa đông.
- Đối với Tổ nuôi dưỡng, cần nghiêm túc thực hiện quy trình bếp một chiều,
nấu ăn đúng giờ. Trẻ được ăn chín, uống sôi, thức ăn của trẻ không để lâu thời
gian quá 2h. Thực hiện nghiêm túc việc lưu thức ăn sau 24h.
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra thực phẩm đảm bảo tươi ngon, chất
lượng.
- Thực hiện đúng quy trình về hợp đồng các loại thực phẩm với các nhà cung
ứng thực phẩm.

65
- Các dụng cụ để nấu ăn và chia ăn cho trẻ trước khi ăn phải được ngâm bằng
hóa chất sát khuẩn thông thường hoặc tráng nước đun sôi.
- Không để thức ăn thừa sang ngày hôm sau, thường xuyên thu gom và xử lý
các loại rác thải theo đúng quy định
-Tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động
báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe đồng thời đến cơ sở y
tế để được khám, tư vấn, điều trị. 
-Không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu
của cơ quan y tế. 
-Cần tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của cơ
quan y tế. 
-Thông tin cho học sinh, phụ huynh học sinh biết về các biện pháp phòng,
chống dịch đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện tại nhà trường để học
sinh, phụ huynh học sinh yên tâm, phối hợp.
 -Phối hợp, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh để theo dõi sức khỏe học sinh. 
- Khuyến khích xã hội hóa việc xét nghiệm COVID-19 tầm soát đối với học
sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên và người lao động của trường. 
Đối với nhà trường và Ban chỉ đạo:
- Trường phải có đủ nước sinh hoạt và đủ công trình vệ sinh. Các phòng học
của trẻ phải thoáng mát, đủ ánh sáng.
- Quản lý tốt các khâu giao nhận và chế biến thực phẩm. Thường xuyên kiểm
tra việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh các phòng học nhóm
lớp… của giáo viên và nhân viên hàng tháng.
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền về cách phòng và chống dịch
Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm tại các lớp học của trẻ. Thường
xuyên triển khai việc tập huấn về công tác phòng và tránh các bệnh truyền

66
nhiễm cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường, viết bài tuyên truyền để
phát nhờ phát thanh trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
- Chỉ đạo giáo viên các lớp thực hiện nghiêm túc việc cho trẻ thường xuyên
đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, vệ sinh cá nhân bằng xà phòng và vệ sinh môi
trường trong và ngoài lớp học, giáo dục cho trẻ phải ăn chín uống sôi, và
không ăn các loại thức ăn đã chế biến sau 2 giờ.
- Chỉ đạo các nhóm, lớp tổng vệ sinh bên trong và bên ngoài nhóm, lớp học,
khơi thông cống rãnh, lau chùi đồ dùng, vệ sinh ca cốc, khăn mặt của trẻ 1
tuần/lần vào chiều thứ 6 hàng tuần.
- Thường xuyên nắm bắt các thông tin, diễn biến khi có dịch đang bùng phát
xảy ra trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp chỉ đạo
phòng và chống dịch.
- Khi đã phát hiện có dịch trên địa bàn cần báo cáo ngay cho Ban chỉ đạo cấp
trên để có biện pháp xử lý và dập tắt dịch bệnh kịp thời.
- Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ y tế và kinh phí để xử lý khi có dịch.
Trong thời gian học sinh học tập tại trường:
- Hạn chế các hoạt động tập trung đông người (Theo hướng dẫn riêng của Sở
Giáo dục và Đào tạo).
-Nhà trường quy định, hướng dẫn học sinh thực hiện những việc cần làm như
sau: 
-Rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên. Rửa tay vào các thời
điểm: Trước khi vào lớp, trước và sau khi ăn, sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ,
sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, sau khi ho, hắt hơi, sau khi vệ sinh các bề mặt. 
-Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải
hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp).
Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.
- Không đưa tay lên mắt, mũi miệng. 

67
-Cốc/bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn,... để dùng riêng tại lớp
(nếu cần). 
-Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, bình nước, khăn mặt, khăn
lau tay, gối, chăn... 
-Không khạc, nhổ bừa bãi. 
-Đeo khẩu trang đúng cách. 
-Bỏ rác đúng nơi quy định (yêu cầu thùng rác có nắp mở bằng chân đạp). 
-Nếu có sốt, ho, khó thở thì báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm. 
Hàng ngày,trẻ mầm non thì hỏi cha mẹ khi giáo viên nhận trẻ. Nếu có, giáo
viên đưa ngay học sinh đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi và xử trí kịp thời.
Trong thời gian học: Khi giáo viên, nhân viên y tế nhà trường phát
hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đưa đến phòng y tế
ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly. Nhà trường thông báo ngay cho
trạm y tế cấp xã trên địa bàn, cơ quan quản lý và phụ huynh học sinh.
Nhân viên y tế tại nhà trường có trách nhiệm cung cấp khẩu trang y tế
và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh nêu trên. 
Khi giáo viên, có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến phòng y tế
ngay để được kiểm tra, theo dõi, cách ly. Nhân viên y tế nhà trường
thông báo ngay cho trạm y tế , cơ quan quản lý đồng thời cung cấp
khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho giáo viên, cán bộ công
nhân viên nhà trường nêu trên. 

68
Hình 11: Phòng chống dịch Covid-19

69
Sau khi học sinh rời trường: Thực hiện nghiêm giãn cách khi ra khỏi cổng
trường. Nhắc nhở trẻ đeo khẩu trang trên đường về nhà. Nhà trường duy trì
việc vệ sinh, khử trùng trường lớp theo quy định. Kiểm tra, rà soát, bổ sung
kịp thời nước sát khuẩn, xà phòng và các vật dụng khác cho các buổi học tiếp
theo.
Khi về nhà, trẻ cần thực hiện các nội dung sau:
-Rửa tay đúng cách thường xuyên với nước sạch và xà phòng, hoặc dung dịch
sát khuẩn tay nhanh, chú ý các thời điểm: trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ
sinh, sau khi chơi, sau khi đi học về, sau khi tiếp xúc với vật nuôi, khi thấy
tay bẩn.
-Giữ ấm cơ thể về mùa lạnh. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không sử
dụng thực phẩm không có nguồn gốc, không ăn thức ăn nghi không đảm bảo
an toàn vệ sinh.
-Không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
-Giữ bề mặt nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Làm sạch nền nhà, bề mặt bàn
học, dụng cụ học tập, tay nắm cửa hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông
thường hoặc dung dịch sát khuẩn.
-Xúc miệng, họng bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp hoặc nước muối loãng.
-Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho, khó thở. Trong trường hợp phải tiếp xúc,
cần giữ khoảng cách trên 2 m và đeo khẩu trang đúng cách.
-Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải
hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô
hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.
-Phụ huynh tránh cho trẻ đến nơi tập trung đông người. Trong trường hợp ra
khỏi nhà đến nơi công cộng hoặc đông người, lưu ý việc đeo khẩu trang đúng
cách.

70
-Phụ huynh theo dõi sức khỏe trẻ. Nếu thấy không khỏe, cần chú ý đo nhiệt
độ. Khi có các biểu hiện như sốt, ho, khó thở, học sinh cần nghỉ học ở nhà.
Trong trường hợp này, phụ huynh cần báo cáo tình hình sức khỏe của học
sinh đến nhà trường.

2.3.4. Thực trạng chế độ dinh dưỡng dịch bệnh COVID-19 cho trẻ
trong trườg mầm non Ngôi sao sáng.
* Đảm bảo cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng:
     Trường Mầm Non Ngôi Sao Sáng cung cấp nhiều dưỡng chất để cơ thể
phát triển khỏe mạnh, nhất là trong mùa dịch bệnh hay chuyển mùa như hiện
nay. Vậy nên, nhà trườngluôn quan tâm tăng cường hệ miễn dịch, đầu tiên
cần đảm bảo một chế độ ăn uống đủ chất cho bé.
Một chế độ ăn đủ đạm (protein) đóng vai trò rất quan trọng giúp cơ
thể các bé duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp nhanh lành bệnh.
Chất đạm cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng
thể được ví như những binh lính trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn và
virus xâm nhập cơ thể. 
    Ngoài cung cấp protein thì kẽm trong các loại thịt như thịt bò, thịt nghêu
hàu, sò, lòng đỏ trứng, hạt hạnh nhân, thịt gà; giúp cho hệ thống miễn dịch
của cơ thể hoạt động tốt hơn, phòng chống bệnh cúm hiệu quả. Ngoài ra, các
loại hải sản còn là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
     Trường Mầm Non Ngôi Sao Sáng luôn chú ý bổ sung các loại thực phẩm
nhiều vitamin A và omega-3 cho con: Đó là cá và các loại hải sản. Cá nên có
mặt trong bữa ăn ít nhất 3 lần mỗi tuần. Vitamin A và omega-3 đóng vai trò
quan trọng trong hệ miễn dịch đường hô hấp. Có thể dùng viên dầu cá uống
bổ sung hàng ngày.
    Song song với đó, nhà trường đã cố gắng cho trẻ ăn đa dạng các nguồn
thực phẩm sạch cung cấp đạm dễ tiêu như các loại thịt, cá, sữa, trứng, các

71
loại đậu, đỗ. . Ăn nhiều hơn thực phẩm nhiều selen (trứng, nấm, tôm, đậu đỗ,
ngũ cốc, thịt lợn, bò…).
    Các bữa ăn chính: Trẻ ăn 3 bữa/ngày và 1 – 2 bữa phụ bằng sữa tươi không
đường, sữa đậu nành, sữa chua ít đường, các loại trái cây ít đường, không ăn
vặt trước các bữa ăn chính đặc biệt không ăn bim bim, bánh kẹo và nước
ngọt. Một ngày trẻ nên uống 300- 400 ml sữa, ăn 100-200 ml sữa chua mỗi
ngày.
Trong giai đoạn này trẻ cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm,
thực phẩm nhiều màu sắc và dinh dưỡng phong phú.
*Tăng cường trái cây, rau củ quả trong chế độ ăn
Một chế độ ăn uống tăng cường rau xanh, quả chín sẽ giúp cơ thể
trẻ phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh tật. Chẳng những thế,
nguồn thực phẩm giàu vitamin và các chất chống oxy hóa còn được
xem là bí kíp hữu hiệu để tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt trong mùa
dịch bệnh hiện nay.
Nhà trường luôn cố gắng đa dạng các loại rau củ quả trong chế độ ăn của trẻ,
ưu tiên các thực phẩm như rau bó xôi, súp lơ xanh, các loại rau cải, bí đỏ. Đối
với trái cây, nhà trường ưu tiên cho trẻ ăn nhiều hơn các loại quả giàu vitamin
C như cam, ổi, kiwi, táo, ớt chuông, quýt, bưởi... với tác dụng chống lại cảm
cúm hiệu quả, rút ngắn thời gian cơ thể bị nhiễm bệnh và ngăn ngừa bệnh
tật. Trường mầm non Ngôi Sao Sáng luôn ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm
giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường miễn dịch trong bữa ăn
hàng ngày: Cho trẻ ăn nhiều hơn thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhiều
vitamin A và caroten (khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, rau cải, xúp -
lơ…). ,
*Bổ sung gia vị tốt cho hệ hô hấp

72
      Trường Mầm Non Ngôi Sao Sáng đảm đang cho biết, gừng và tỏi tươi là 2
loại gia vị có khả năng chống sự tấn công của virus tốt nhất cũng như ngăn
ngừa sự xâm nhập của các loại vi sinh vật khác. Do đó, nhà trường trao đổi
phụ huynh có thể bổ sung tỏi và gừng trong thực đơn của bé bằng cách kết
hợp vào các món ăn để bé dễ sử dụng hơn.
* Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
    Nhà trường đặt yếu tố đầu tiên để giữ sức khỏe cho trẻ là đảm bảo thực
phẩm luôn tươi ngon và an toàn, vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi. Các loại
thịt, cá, trứng phải được nấu chín hoàn toàn. Để riêng thực phẩm sống, chín.
Thực phẩm tươi chưa sử dụng phải cất ngăn đá tủ lạnh. Thực phẩm đã nấu
chưa ăn ngay phải cất ngăn mát tủ lạnh. Rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi
đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bề mặt có nguy cơ.
    Thực phẩm chế biến cho trẻ không chỉ cần đáp ứng tiêu chí tươi ngon mà
quan trọng hơn là cần bảo đảm vệ sinh. Không chỉ mua thực phẩm tại nguồn
an toàn, nhà trường lưu ý khâu bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh. Các trẻ còn nhỏ
nên hệ tiêu hóa rất nhạy cảm. Đồ ăn của các trẻ luôn được bọc kín hoặc đặt
trong các hộp thủy tinh, phân loại rõ ràng và đặt riêng các loại thức ăn sống
và chín để tránh lây nhiễm chéo.
*Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm:
    Trường Mầm Non Ngôi Sao Sáng thường xuyên nhắc trẻ uống từng ngụm
nhỏ, nhiều lần trong ngày, nhu cầu nước hàng ngày của trẻ được tính như
sau : Trẻ có cân nặng <10 kg: cần 100 ml nước/kg/ngày bao gồm cả sữa, trẻ
có cân nặng từ 10 kg trở lên lượng nước uống là : 1000 ml + 50 ml x kg cân
nặng sau 10 kg.
Ví dụ trẻ có cân nặng là 14 kg (trẻ 3 tuổi) lượng nước sẽ là: 1000 ml + 50 x 4
= 1200 ml
Trẻ có kg từ 30 kg trở lên uống bằng người lớn: 2000 – 2500 ml/ngày

73
Lượng nước bao gồm cả sữa và nước quả.

Hình 12: Bữa ăn của trẻ trường mầm non Ngôi Sao Sáng

- Chế độ dinh dưỡng: Thực đơn, khẩu phần ăn.

74
Hình 13: Thực đơn trường mầm non Ngôi Sao Sáng

2.3.5. Thực trạng công tác tuyên truyền phòng chống bệnh dịch
COVID-19 tại trường mầm non song ngữ Ngôi sao sáng.
Hàng ngày, nhà trường mở các bài tuyên truyền trên hệ thống loa
truyền thanh về công tác phòng chống dịch bệnh vào thời điểm đón và
trả trẻ để mọi người hiểu thêm về sự nguy hiểm và mức độ lây lan của
dịch bệnh, từ đó đề cao ý thức tự chăm sóc sức khỏe, tăng cường dinh
dưỡng, thể lực, sức đề kháng của bản thân và gia đình đặc biệt với trẻ
nhỏ. Ngoài ra, hàng tuần nhà trường viết bài tuyên truyền về công tác
phòng chống dịch. Trẻ đến lớp có đầy đủ đồ dùng cá nhân như bát, thìa,
ca cốc, khăn mặt, tất cả các đồ dùng cá nhân của trẻ đều có ký hiệu
riêng biệt và được các cô giáo vệ sinh khử khuẩn thường xuyên. Khi
ngủ mỗi trẻ đều có giường, gối, chăn cá nhân riêng.
Trường Ngôi sao sáng để đảm bảo công cuộc phòng chống dịch
hiệu quả các lớp sau cuối ngày đều được lau sàn và xịt khuẩn cả lớp và
đồ chơi đồ dùng, trẻ và giáo viên thương xuyên xịt khuẩn, rửa tay. Các

75
bé được đo thân nhiệt 2 lần 1 ngày, buổi sáng trước khi vào lớp và sau
khi ngủ dậy.
Trường Mầm Non Ngôi Sao sáng đã tuyên truyền cán bộ, giáo
viên, nhân viên nhà trường bằng nhiều hình thức phù hợp tuyên truyền,
giáo dục cho trẻ, thực hiện tốt các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường, làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền tích cực giữa nhà
trường đến cán bô công nhân viên để phụ huynh nắm bắt. Các cán bộ
công nhân viên tham gia tuyên truyền đến 100% các bậc phụ
huynh thông qua nhóm Viber các lớp về phòng, chống dịch bệnh. Nhà
trường chỉ đạo cán bộ công nhân viên làm tốt công tác tuyên truyền để
phụ huynh yên tâm thông qua các hình thức: đưa thông tin lên màn
hình ti vi thông báo, viết bài đăng tải trên trang website, khẩu hiệu trên
bảng điện tử đèn LED ngoài cổng trường, sưu tầm tranh ảnh, bổ sung
góc tuyên truyền của trường và các lớp. Nhà trường đã cập nhật thường
xuyên những thông tin, diễn biến của dịch Covid- 19 để truyền thông,
hướng dẫn, phổ biến. Ngoài ra còn tích cực tuyên truyền về vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường trong nhà trường; nguyên nhân, cách phòng
chống dịch bệnh Covid- 19 cho các bậc phụ huynh.

Chỉ đạo tổ phụ trách truyền thông của trường đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 trên Website của trường, cập nhật nhanh, kịp thời. Đồng thời,
nhà trường tuyên truyền các cô giáo thường xuyên sử dụng tin nhắn để
thông tin cho phụ huynh tình hình diễn biến của dịch bệnh mỗi
ngày. Nhà trường giao nhiệm vụ cho từng giáo viên phải tuyên truyền
tới phụ huynh các giải pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các con .

* Nhà trường đưa ra phương án chống dịch Covid-19 trong trường


mầm non
76
Phương án 1:Khi chưa xuất hiện trường hợp mắc bệnh trong
trường học

-Làm tốt công tác tuyên truyền tới giáo viên, phụ huynh học sinh
bằng mọi hình thức:
- Tuyên truyền tới phụ huynh qua tin nhắn điện thoại, các
phương tiện thông tin truyền thông.
-Đeo khẩu trang, hạn chế đến địa điểm tụ tập đông người.
-Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có
chứa cồn.
-Giáo viên nhà trường làm công tác vệ sinh phòng dịch và kịp
thời xử lý các tình huống dịch theo yêu cầu. thực hiện nghiêm túc công
tác thông tin hai chiều thường xuyên, liên tục.
-Phun thuốc diệt khuẩn, khử rung toàn bộ các lớp học, khu nhà
hiệu bộ, bếp ăn, nhà vệ sinh, lau chùi các giá để đồ chơi, tủ cá nhân, tủ
chăn màn, rửa đồ chơi bằng nước sát khuẩn, giặt chăn màn, chiếu, luộc
ca cốc, bát thìa trước khi học sinh đi học trở lại.
-Nhà trường phân công giáo viên hàng ngày trực và làm công tác
vệ sinh nhà trường hàng ngày.  
-Giáo viên và cha mẹ học sinh duy trì liên lạc thường xuyên về
tình hình sức khỏe của học sinh.
2. Phương án 2: Khi nghi ngờ xuất hiện trường hợp nhiễm
bệnh trong nhà trường
-Theo dõi sát sao về tình trạng sức khỏe của giáo viên và học
sinh phát hiện sớm các trường hợp có hiện tượng bất thường, nghi mắc
bệnh, báo cáo ngay về Phòng Giáo Dục và Đào Tạo và Trạm Y tế quận
7 và các ban ngành có liên quan thông tin chính xác, bình tĩnh, không
gây hoang mang.

77
3. Phương án 3: Khi phát hiện dịch bệnh bùng phát trong
nhà trường
-Khi dịch bùng phát diện rộng trong nhà trường, nhà trường cần có
văn bản, xin ý kiến chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, cho học
sinh nghỉ tại nhà đến khi kiểm soát được dịch bệnh.
-Phối hợp chắt chẽ với các cơ quan để điều trị bệnh cụ thể, kịp thời.

-Không tuyên truyền, phát tán những thông tin sai sự thật về dịch
bệnh đang xẩy ra trong nhà trường.

2.3.6 Kết luận và bàn luận về thực trạng.


Uớc tính của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, trong hai năm 2021 -
2022, dịch bệnh COVID-19 đã làm khoảng 4,4 triệu trẻ em Việt Nam
bị gián đoạn tham gia Giáo dục mầm non. (8)
Nhiều cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập đã
phải tạm dừng hoạt động. Theo Sở GD-ĐT, thành phố có hơn 350.000
trẻ ở bậc mầm non với hơn 1.360 trường công lập, hơn 1.800 nhóm trẻ,
lớp mẫu giáo tư thục (9). Trong đó, 622 cơ sở giáo dục mầm non đã
được trưng dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Với
đặc thù bậc học mầm non không thể tổ chức dạy học trực tuyến, nên
giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non phải tổ chức các hoạt động
phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình bằng các video qua các
kênh trực tuyến. Còn theo báo cáo của Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh
thành, đến ngày 18/4/2022, các cơ sở giáo dục mầm non trong toàn
quốc đã hoạt động trở lại. Hoạt động nuôi dưỡng, dạy học trực tiếp đối
với trẻ mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non được các địa phương
duy trì ở mức tốt nhất. Mầm non là cấp học mở cửa cuối cùng, do đó
cần chia sẻ những khó khăn với cấp học này.(10)

78
Đại dịch COVID-19 là đại dịch lớn trên toàn thế giới không chỉ
riêng ở Việt Nam, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ và kinh tế.
Đối với trường mầm non song ngữ Ngôi sao sáng, khi đại dịch xảy ra
tình hình của trường còn gặp nhiều bất cập. Ở độ tuổi trẻ mầm non,
chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình, xong với đội ngũ giáo viên, nhân
viên, ban cán bộ nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh kịp thời
tuyên truyền, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch để
đảm bảo an toàn cho trẻ, cán bộ, giáo viên và nhân viên. Trường Ngôi
sao sáng 80/61 bé đều bị lây bệnh covid, khi xảy ra bệnh các bé đều
được nghỉ học và cách ly theo bộ giáo dục sau 14 ngày trẻ mới quay lại
trường. Mặc dù, tâm lý phụ huynh còn bỡ ngỡ trẻ bệnh covid song song
nhà trường luôn động viên phụ huynh, phụ huynh an tâm chăm sóc bé.
Và đến này 31-8-2022 tất cả bé đều hết bệnh.

79
C. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ SƯ PHẠM
1. Kết luận
Từ thực trạng dịch bệnh COVID-19 chương 1 và chương 2 trường
mầm non Ngôi sao sáng có những ưu điểm sau:
Dịch bệnh càng làm rõ nét tác động tích cực đến môi trường một
cách chân thật nhất. Khi đại dịch mới xảy ra, chất lượng môi trường
dần được cải thiện như không khí sạch hơn, nghe thấy tiếng chim hót
thay vì âm thanh ầm ĩ của xe cộ khi các thành phố áp đặt lệnh phong
tỏa hay giãn cách xã hội.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời
sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu, trong đó có lĩnh vực giáo dục.
Trong 2 năm qua, ngành giáo dục đã phải đối mặt với những hệ quả
nghiêm trọng do đại dịch để lại. Học tập vốn là một quá trình để người
học được liên tục tích lũy kiến thức, tuy nhiên trải qua bốn “làn sóng”
của đại dịch, việc dạy và học của tất cả các cấp nói chung đã không ít
lần bị gián đoạn. ngành giáo dục đã có nhiều điều chỉnh trong thời gian
qua, nhưng cũng không thể phủ nhận chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng
nhiều bởi diễn biến phức tạp của đại dịch. Bên cạnh đó, một hệ quả
không dễ nhìn thấy của dịch bệnh nhưng lại có thể gây nên những tác
động lâu dài là việc tâm lý của đội ngũ nhà giáo cũng như của các bậc
cha mẹ đều bị ảnh hưởng, trẻ em mất đi sự giao tiếp với xã hội, ảnh
hưởng đến tâm sinh lý, cảm xúc xã hội, đặc biệt là ở nhóm trẻ nhỏ.
Các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng ở hầu hết các nước
nên hoạt động du lịch bị ngưng lại, bãi biển trở nên vắng người, sạch
hơn, rác thải ở các điểm du lịch cũng giảm mạnh. Tiếng ồn ở đô thị và
các điểm công cộng cũng giảm do người dân không được tập trung,
hoạt động buôn bán bị dừng lại, xe cộ bị hạn chế lưu thông.

80
Hình 14: Covid-19 Before và Covid-19 After

Tuy nhiên dịch bệnh covid làm ảnh hưởng đến nền giáo dục dịch
bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên các trường mầm non, mẫu giáo
trên địa bàn .Trong thời điểm dịch hoành hành, khoảng mấy triệu trẻ
em học sinh trên toàn quốc phải nghỉ học ở nhà. Trẻ nhà quá lâu, không
tới trường sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về tâm thần và ảnh hưởng lâu
dài về thể chất của các em. Đầu tiên phải kể đến việc trẻ em ở nhà dài
ngày sẽ bị những bệnh không lây nhiễm và có thể để lại những hậu quả
nặng nề đến tương lai của cả một thế hệ. Dành quá nhiều thời gian nhìn
vào màn hình có thể khiến trẻ em chậm phát triển. Việc trẻ ở nhà quá
lâu và không tham gia hoạt động thể chất, lại thường xuyên dùng các
loại đồ ăn nhanh khiến số trẻ béo phì gia tăng. Việc đóng cửa trường
học có thể làm trẻ bị hạn chế các hoạt động thể chất và việc ăn uống
cũng thất thường hơn, đặc biệt khi nhu cầu đối với những đồ ăn vặt chế
biến sẵn dành cho trẻ em tăng đáng kể trong thời gian đại dịch là
nguyên nhân chính dẫn tới tăng tỷ lệ béo phì. Trẻ em tăng cân nhanh,
đặc biệt là ở những trẻ đã bị thừa cân hoặc béo phì có thể gây ra những

81
thay đổi chuyển hóa kéo dài khiến trẻ có nguy cơ mắc các căn bệnh
nghiêm trọng như tiểu đường, cao huyết áp và trầm cảm.
Bản thân đại dịch đã là một yếu tố tác động đáng kể đối với sức
khỏe tâm thần của cả một thế hệ trẻ em. Những đợt phong tỏa toàn
quốc và việc hạn chế di chuyển liên quan đến đại dịch đã khiến các em
phải trải qua những năm tháng cuộc đời khó quên khi phải rời xa gia
đình, bạn bè, trường lớp, việc vui chơi - những yếu tố then chốt của
tuổi thơ. Những rối loạn tâm thần mà trẻ có thể gặp phải do ảnh hưởng
của COVID-19 bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý, lo âu, tự kỷ, rối
loạn lưỡng cực, rối loạn cư xử, trầm cảm, rối loạn ăn uống, khuyết tật
trí tuệ và tâm thần phân liệt, có thể gây tổn hại đáng kể đến sức khỏe,
việc học tập, kết quả cuộc sống và năng lực tạo thu nhập sau này của
trẻ em và thanh thiếu niên.
Việc trẻ không được đến trường trong một thời gian dài, các mối quan
hệ với bạn bè và giao tiếp xã hội bị gián đoạn, được đánh giá có thể
tiếp tục gây ra nhiều vấn đề tâm lý hơn.
Khoảng 70% trẻ em ở lứa tuổi mầm non - khoảng 120 triệu trẻ
em trên thế giới, không thể tiếp cận học từ xa, chủ yếu là do những
thách thức và hạn chế trong việc học từ xa cho trẻ nhỏ, thiếu các
chương trình học từ xa cho lứa tuổi này ,và thiếu các trang thiết Dịch
Covid-19 đã tác động rất lớn đến ngành giáo dục - đào tạo của nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ưu điểm:
Trường mầm non Ngôi sao sáng có chính sách ưu đãi, giảm 15-
20% học phí cho toàn bộ học sinh. Nhà trường có hướng giải quyết trẻ
vẫn duy trì kết nối với bạn bè, thầy cô lợi ích của việc học online chính
là hình thức học này đảm bảo trẻ vẫn duy trì kết nối với bạn bè, thầy cô

82
mọi lúc mọi nơi. Việc duy trì các tương tác xã hội sẽ giúp giảm thiểu
những tác động tiêu cực đến tâm lý và cảm xúc trong các tình huống
giãn cách dài hạn không thể đến trường.

Tồn tại:

Phòng học còn chật hẹp nên việc bố trí sắp xếp các góc chơi cũng
như việc chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày còn gặp nhiều khó khăn.
Lớp vẫn còn có một số trẻ rối loạn tâm lý do đại dịch Covid-19 : trẻ
chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động giáo dục thể chất, trẻ ăn
chậm, trẻ khó ngủ...
      Số lượng đồ chơi trong lớp có rất nhiều nhưng một số đồ chơi còn nhỏ dễ
mắc bụi bẩn, khó vệ sinh.
Một số trẻ chưa có kỹ năng phòng chống dịch bệnh, vệ sinh cá
nhân.
Một số phụ huynh mải làm kinh tế nên chưa quan tâm tới việc trẻ
tới trường.
Hiện nay chưa có vacxin trẻ mầm non.

2. Một số đề nghị sư phạm:


Dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện nay đã có Vacxin
cho trẻ từ 5-12 tuổi. Nhưng vấn đề nan giải các bậc phụ huynh những
trẻ dưới 5 tuổi chưa có Vacin trẻ còn quá nhỏ, chưa nhận thức được
chống dịch. Theo khảo sát, 20% phụ huynh chưa hoàn toàn nhận thức
chống dịch.
Giáo viên và phụ huynh cần trao đổi chia sẻ tình hình của bé. Giáo
viên đề ra một số phương pháp, hình thức và nội dung phát triển thể
chất cho trẻ,vận động cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, chế độ dinh

83
dưỡng đủ năng lượng, cân đối các chất, đủ vitamin và khoáng chất
cũng rất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
Nhà trường cần thay đồ chơi mới, dễ vệ sinh vì độ tuổi của trẻ rất
dễ lây qua đường hô hấp nếu đồ chơi khó vệ sinh.
Phụ huynh cần quan tâm tới trẻ trong đại dịch COVID-19. Hợp tác
tốt với nhà trường và giáo viên. Hướng dẫn trẻ, chăm sóc trẻ trong mùa
dịch COVID-19.

Phụ lục 1:
-Phương pháp phỏng vấn : Trường mầm non Ngôi Sao Sáng
phỏng vấn 10/10 giáo viên. Giáo viên trường mầm non Ngôi Sao Sáng
đều được trang bị kiến thức dịch bệnh Covid-19, các cô đều nắm bắt
được tình hình và kỹ năng phòng bệnh.
1. Theo cô Khổng Huệ Trinh trẻ bị bệnh Covid-19 có biểu
hiện gì?
-Cô trinh chia sẻ: Các triệu chứng trẻ ban đầu hay gặp là sốt, ho khan, mệt
mỏi, đau cơ. Một số trường hợp có thể có đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi,
đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.
2. Theo cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Hiện nay đã có thuốc điều
trị đặc hiệu cho bệnh Covid-19 chưa?
-Cô Hạnh chia sẻ: Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức y tế khác
chưa có khuyến cáo thuốc điều trị đặc hiệu nào cho viêm phổi do Covid-19.
Một số thuốc kháng virus đang được nghiên cứu về hiệu quả điều trị và tính
an toàn cho bệnh nhân Covid-19.
3. Theo Cô Nguyễn Thị Quế Trân trẻ đang bị ho, sốt, khó thở
mới chỉ nghi ngờ bị bệnh Covid-19 chưa có khẳng định chắc chắn
thì phải áp dụng hình thức cách ly nào, thời gian cách ly trong bao
lâu và tại sao?

84
-Cô Trân chia sẻ: Trẻ bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc
hoặc trẻ có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân
gây bệnh. Theo qui định hiện nay của Bộ Y tế, trẻ đang bị sốt, ho, khó thở
nghi ngờ mắc Covid-19 trẻ không được đến trường. Phụ huynh theo dõi
thường xuyên thân nhiệt trẻ. Tiến hành đưa trẻ lấy mẫu xét nghiệm COVID-
19 để xác định ca bệnh. Thời gian cách ly tối thiểu là 14 ngày kể từ ngày phát
hiện triệu chứng hoặc đến khi có xét nghiệm Covid-19 âm tính. Phòng học trẻ
nhiễm bệnh, được khử khuẩn toàn bộ và những trẻ còn lại cần được theo dõi
báo cho nhà trường.
4. Theo cô Bùi thị Kim ba khi đo nhiệt độ ở trán bằng nhiệt
kế điện tử, nhiệt độ bao nhiêu trở lên thì coi là bị sốt?
-Cô Ba chia sẻ: Trên 37C thì được coi là sốt.
5. Theo cô Lê Thị Kim Nhung trẻ đeo khẩu trang y tế như
nào là đúng cách?
- Là giáo viên chủ nhiệm lớp Nemo ( 5-6 tuổi ) trường Ngôi Sao Sáng tôi
hướng dẫn trẻ:
Đầu tiên cần hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang vào những thời điểm
nào (khi ra khỏi nhà, khi đến chỗ đông người, khi tiếp xúc với những
người có biểu hiện bệnh,…)
 Tiếp theo hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang:
Bước 1: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay
sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.
Bước 2: Xác định phần trên, dưới của khẩu trang.
Bước 3: Xác định mặt trong, ngoài theo đường may hoặc mặt
đậm hơn ở bên ngoài.
         Bước 4: Đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng đảm bảo
không có khe hở giữa mặt và khẩu trang.

85
Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá
trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc
dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồ
Sau khi sử dụng khẩu trang cô hướng dẫn trẻ cách tháo khẩu
trang:
Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai
(không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).
Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng
rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.
Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay
sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

6. Theo cô Nguyễn Thị Kim Hiền trẻ phải rửa tay như như
nào mới đúng để có thể hạn chế được sự lây nhiễm của Covid-19?
Cô Kim hiền chia sẻ: Trẻ rửa tay theo quy trình 6 bước của Bộ Y tế.
Các bước rửa tay bao gồm:

 Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn
tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
 Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
 Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ
ngón.
 Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay
để khum khớp với lòng bàn tay).
 Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại
(lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
 Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa
sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

86
Chú ý: Rửa tay ít nhất trong 30 giây, mỗi thao tác lặp lại ít nhất 5 lần

7. Theo cô Lê Thị Thanh cần vệ sinh môi trường như thế nào
để hạn chế lây nhiễm Covid-19?
Cô Lê Thị Thanh Chia sẻ: Môi trường cần sạch sẽ thông thoáng. Nếu có ánh
nắng mặt trời chiếu vào sẽ có tác dụng tiêu diệt virus rất hiệu quả. Khi cần
thiết, ngoài vệ sinh chung cần phu thuốc khử trùng để tiêu diệt virus Covid-
19.
8. Theo cô Bùi Thanh Hiền những đồ vật nào cần phải vệ sinh
thường xuyên để hạn chế lây nhiễm Covid-19?
Cô Bùi Thanh Hiền chia sẻ: Những đồ vật cần vệ sinh thường xuyên để hạn
chế lây nhiễm Covid-19 là những đồ vật có nguy cơ ô nhiễm cao như các đồ
vật nhiều người cùng sử dụng: Tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, đồ chơi của
trẻ bàn ghế, tủ kính,....
9. Theo cô Xuân Ngọc trang cần vệ sinh đồ vật và môi trường
như thế nào là đúng cách?
Cô Xuân Ngọc Trang chia sẻ: Các đồ vật cần thường xuyên được lau rửa bằng
các dung dịch sát trùng như xà phòng, dung dịch chứa cồn hay cloramin. Với
môi trường ngoài, các biện pháp vệ sinh sạch sẽ, thoát nước tốt, phát quang
bụi rậm…; nếu nghi ngờ ô nhiễm thì cần phun khử trùng bằng dung dịch
cloramin 0,2 % Clo hoạt tính. Nếu ở nơi đã có bệnh nhân nghi mắc Covid-19
thì phun dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính.
10. Theo cô Trương Thanh Thùy nên duy trì chế độ ăn như thế
nào để tăng sức đề kháng của trẻ phòng chống Covid-19?
Cô Trương Thanh Thùy không có chế độ ăn đặc hiệu để tăng sức đề kháng
riêng với Covid-19. Nên duy trì chế độ ăn hợp lý, đủ chất đinh dưỡng, có thể
bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng chung. Do chưa loại trừ khả năng lây

87
qua thức ăn nên thực hiện “ăn chín uống sôi”. Tuyệt đối không để trẻ ăn đồ
qua đêm, thức ăn dư thừa, thức ăn không đảm bảo an toàn cho trẻ.

Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket


PHIẾU KHẢO SÁT PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 (nCoV)

(Dùng cho Phụ huynh học sinh Trường mầm non Ngôi sao Sáng)

Họ và tên:…………….. …..................…………….............................……….
Lớp ....................................................................................................................

Chỗ ở hiện tại: ...................................................................................................

Đánh dấu (x) vào ô


TT NỘI DUNG KHẢO SÁT tương ứng

Có Không

Phụ huynh có tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ
1
mắc Covid-19 không?

Phụ huynh Có ở/đi/đến các vùng đã xác định có trường hợp


2
mắc Covid-19 không?

Phụ huynh có ai bị mắc Covid-19 hoặc đang bị cách ly


3
không?

Phụ huynh có ai tiếp xúc với người bị mắc Covid-19 hoặc


4
đang bị cách ly không?

5 Phụ huynh có ai bị cúm, sốt, ho, khó thở không?

6 Phụ huynh thường xuyên ăn chín, uống sôi không?

88
Phụ huynh thường xuyên sát khuẩn, rửa tay bằng xà phòng,
7
vệ sinh cá nhân không?

Phụ huynh có đeo khẩu trang thường xuyên khi ra khỏi nhà
8
không?

Phụ huynh có hạn chế đến các chỗ đông người, vùng có nguy
9
cơ lây nhiễm Covid-19?

Ghi chú của phụ huynh học sinh:............................................................................................

...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
.

* Thái độ của phụ huynh học sinh trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại Việt Nam nói
chung và trong các Nhà trường như thế nào?

 Đặc biệt quan tâm và rất lo ngại

 Quan tâm và lo lắng

 Quan tâm nhưng không lo lắng

 Không quan tâm TP.Hồ Chí Minh,


ngày..….tháng..…năm 2021

Phụ huynh học sinh

PHIẾU KHẢO SÁT PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 (nCoV)

(Dùng cho học sinh Trường mầm non Ngôi sao Sáng)

Họ và tên:…………….. …..................…………….............................……….
Lớp ....................................................................................................................

89
Số điện thoại phụ huynh:.....................................................................................

Chỗ ở hiện tại: ...................................................................................................

Đánh dấu (x) vào ô


TT NỘI DUNG KHẢO SÁT tương ứng

Có Không

1 Trẻ bị sốt đột ngột > 38oC không?

2 Trẻ bị ho không?

3 Trẻ bị khó thở không?

4 Trẻ đã từng bị bệnh COVID-19 chưa?

Trẻ có có tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc
5
Covid-19 không?

6 Trẻ thường xuyên ăn chín, uống sôi không?

Trẻ thường xuyên sát khuẩn, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh
7
cá nhân không?

8 Trẻ có đeo khẩu trang thường xuyên khi ra khỏi nhà không?

Ghi chú của phụ huynh học sinh:............................................................................................

...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

TP.Hồ Chí Minh, ngày..….tháng..…năm 2021

Phụ huynh học sinh

90
-Phương pháp quan sát:
Sau khi hoạt động trở lại, nhà trường luôn quan tâm đặc biệt chế độ
chăm sóc sức khỏe của trẻ. Ban giám hiệu nhà trường dự giờ 10 buổi
của giáo viên mầm non đánh giá hoạt động chăm sóc sức khỏe của trẻ.
Trường luôn đặt hàng đầu vấn đề chăm sóc sức khỏe của trẻ và giáo
viên. Trường luôn nghiêm ngặt kỹ lưỡng về khâu vệ sinh an toàn cho
trẻ. Luôn chú trọng thực đơn đa dạng, hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon, tăng
cường sức khỏe. Song song cần cũng quan tâm, đào tạo các giáo viên
về mọi mặt kiến thức, chăm sóc. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19
căng thẳng, ban giám hiệu nhà trường, quản lí dự giờ các lớp xem hoạt
động của trẻ và chăm sóc trẻ.
-Phương pháp thống kê toán học.

25

20

15

10

0
Lớp Simba Lớp Nembo Lớp Pre-K Lớp Pony

Sỉ số lớp Trẻ bị nhiễm bệnh covid Trẻ không nhiễm bệnh covid

-Cơ sở đề xuất ý kiến:

91
* Đối với nhà trường:
Tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ,
các biện pháp phòng bệnh Covid-19.
* Đối với phụ huynh:
Tích cực ủng hộ cho trường, lớp, kinh phí, nước rửa tay, dung dịch
sát khuẩn...để nhà trường làm tốt hơn nữa  công tác phòng chống dịch
bệnh và phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Phụ huynh cùng kết hợp với giáo viên dạy cho trẻ những kỹ năng phòng
chống dịch bệnh khi các bé ở nhà.

Phụ lục 2: Danh mục hình ảnh.

Hình 1: Hình ảnh kính hiển vi điện tử quét của SARS-CoV-2.........................6


Hình 2: Các đợt bùng phát dịch COVID-19 Tại Việt Nam.............................13
Hình 3: Triệu chứng bệnh COVID-19............................................................21
Hình 4: Thường xuyên giữ vệ sinh lớp học.....................................................29
Hình 5: Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ............................................36
Hình 6: Hệ thống trường mầm non Ngôi Sao Sáng........................................42
Hình 7: Lớp học nhà trẻ..................................................................................44
Hình 8: Phòng Organ và Sân chơi...................................................................45
Hình 9: Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 trường mầm non................56
Hình 10: Những việc học sinh cần làm hàng ngày phòng chống dịch............59
Hình 11: Phòng chống dịch Covid-19.............................................................65
Hình 12: Bữa ăn của trẻ trường mầm non Ngôi Sao Sáng..............................70
Hình 13: Thực đơn trường mầm non Ngôi Sao Sáng......................................71
Hình 14: Covid-19 Before và Covid-19 After................................................77

92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở thông tin và truyền thông TP.HCM (2022), Bản đồ Covid 19 – TP.HCM,
<https://bando.tphcm.gov.vn/ogis/thongke?District=778&Province=72>
2. WHO, Coronavirus disease (COVID-19),
<who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/question-and-answers-
hub/q-a-detail/coronavirus-disease-covid-19>
3. WHO, Report of the WHO-China Joint Mission on Coronavirus Disease
2019 (COVID-19),
<https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/who-china-joint-
mission-on-covid-19-final-report.pdf>

4. Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng, Việt Nam được thế
giới nhắc đến như một điều kỳ diệu trong chống đại dịch, 2020.<
https://vncdc.gov.vn/viet-nam-duoc-the-gioi-nhac-den-nhu-mot-dieu-ky-dieu-
trong-chong-dai-dich-nd15791.html>

5. Nhiên Thị Nguyễn, Bảo vệ trẻ trước COVID – 19 và hậu COVID, Bộ y tế


cổng thông tin điện tử, 08/04/2022.

<https://moh.gov.vn/home?
p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=maximized&p_p_mode=view&_1
01_struts_action=%2Fasset_publisher
%2Fview_content&_101_type=content&_101_urlTitle=bao-ve-tre-truoc-
covid-19-va-hau-covid-tiem-vac-xin-van-la-khuyen-cao-hang-au>

6.Tác giả: Ngọc Dung, báo điện tử Người lao động, Toàn cảnh đại dịch
Covid-19 trên thế giới và Việt Nam <https://nld.com.vn/suc-khoe/toan-

canh-dai-dich-covid-19-tren-the-gioi-va-viet-nam-2021021 4130501877.htm>

93
7.https://thanhnien.vn/hon-11-000-tre-va-giao-vien-mam-non-tp-hcm-nhiem-
covid-19-1851422774.htm

8.https://www.hcmcpv.org.vn/van-ban/ke-hoach/ke-hoach-so-2715-kh-bcd-
ngay-15-8-2021-cua-ban-chi-dao-phong-chong-dich-covid-19-tphcm-ve-thuc-
hien-1491378932

9.https://thanhnien.vn/hon-11-000-tre-va-giao-vien-mam-non-tp-hcm-nhiem-
covid-19-1851422774.htm

10.https://thanhnien.vn/hon-11-000-tre-va-giao-vien-mam-non-tp-hcm-
nhiem-covid-19-1851422774.htm

94

You might also like