Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tóm tắt “Bản án số 20/2009/DS-PT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa án phúc

thẩm Tòa án nhân dân Hà Nội”


Nguyên đơn: các bà Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị Khiết, Nguyễn Thị
Triển
Bị đơn: ông Nguyễn Tất Thăng
Cụ Nguyễn Tất Thát (mất năm 1961) và cụ Nguyễn Thị Tần (mất năm 1995) là vợ chồng,
bà Tần là vợ cả, hai người có bốn người con chung: Nguyễn Tất Thăng, Nguyễn Thị
Bằng, Nguyễn Thị Khiết, Nguyễn Thị Triển. Cụ Nguyễn Tất Thát có người vợ hai là cụ
Phạm Thị Thứ (mất năm 1994), có một người con chung là Nguyễn Thị Tiến. Cụ Thát, cụ
Thứ khi chết không để lại di chúc. Cụ Tần có để lại mấy lời dặn dò được bà Bằng chắp
bút ghi lại nhưng ông Thăng không công nhận và đã xé đi, do đó coi như các cụ không để
lại di chúc. Các nguyên đơn đã đệ đơn yêu cầu chia thừa kế đối với ông Nguyễn Tất
Thăng. Sau nhiều lần xét xử và kháng cáo, Tòa án đã khẳng định cụ Phạm Thị Thứ là vợ
hai của cụ Thát, Nguyễn Thị Tiến là con ruột của cụ Thát và là em ruột của ông Thăng,
các bà Bằng, Khiết, Triển. Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của các nguyên đơn, thừa kế
được mở ba lần tương ứng với sự qua đời của các cụ Thát, cụ Thứ và cụ Tần. Di sản được
chia cho các thừa kế như sau: Ông Thăng được chia thừa kế của cụ Thát là 281.775.952
đồng, của cụ Tần là 563.551.904 đồng, được trích công sức là 1.183.459.000 đồng, tổng
cộng được 2.028.786.856 đồng. Bà Tiến được chia thừa kế của cụ Thứ là 2.535.983.570
đồng, cụ Thát là 281.775.952 đồng, tổng cộng được 2.535.983.570 đồng. Bà Bằng, bà
Triển, bà Khiết mỗi người được chia thừa kế của cụ Thát là 281.775.952 đồng, của cụ
Tần là 563.551.904 đồng, tổng cộng mỗi người được chia 845.327.856 đồng.

Câu 1: Bà Tiến có là con riêng của cụ Tần không? Vì sao?


- Bà Tiến là con riêng của chồng cụ Tần. Vì trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có
quy định nào về định nghĩa của con riêng, nhưng có thể hiểu con riêng là con của một
bên vợ hoặc chồng với người khác. Cụ Thát có hai người vợ (cụ Thứ và cụ Tần). Mà bà
Tiến là con giữa cụ Thát và cụ Thứ, không có bất kỳ quan hệ huyết thống nào với cụ Tần.
Nên có thể hiểu bà Tiến là con riêng của cụ Thát.

Câu 2: Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Con riêng của chồng được hưởng thừa kế di sản của vợ trong điều kiện giữa vợ và con
riêng của chồng có mối quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như mẹ con. Căn cứ vào
Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm
sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được
thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này” thì con riêng của
chồng được hưởng thừa kế di sản của vợ.

Tần Câu 3: Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ không? Vì
sao?
- Bà Tiến không đủ điều kiện để hưởng thừa kế của cụ Tần.
- Vì căn cứ theo Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có
quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của
nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật
này”, nhưng trong bản án thì không hề đề cập đến việc cụ Tần có nuôi dưỡng, chăm sóc
như mẹ con với bà Tiến và ngược lại, thêm vào đó thì lời dặn dò cuối cùng của cụ Tần
trước khi mất về việc cho bà Tiến một phần nhà đất được bà Bằng ghi lại cũng không có
chứng cứ xác minh điều đó là đúng sự thật. Như vậy việc bà Tiến và cụ Tần không có
chứng cứ xác nhận có mối quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc đối với nhau đã dẫn tới việc bà
Tiến không đủ điều kiện để nhận thừa kế của cụ Tần.

You might also like