Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh

Họ và tên : Phạm Thị Thùy Linh

Mã sinh viên: 20225356

I, Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:


1, Cơ sở thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
 Từ 1858, đế quốc Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn
lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của thực dân Pháp.

 Từ 1858 – cuối thế kỷ XIX, các phong trào đấu tranh chống Pháp rầm rộ ở cả 3 miền
mà tiêu biểu phải kể đến cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực ở miền
Nam, Phan Đình Phùng ở miền Trung, và ở phía Nam có Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa
Thám,...
Trong các cuộc khởi nghĩa, ta thấy được 2 khuynh hướng cách mạng rõ ràng:

Phong trào Phong trào Cần vương Phong trào Đông du, Duy tân,..
tiêu biểu
Lãnh đạo Vua Hàm Nghi Các sĩ phu yêu nước có tinh thần cải
cách như Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh,...
Kết quả Thất bại
Nguyên nhân Giai cấp phong kiến và hệ tư - Nguyên nhân sâu xa: giai cấp tư
tưởng của nó đã suy tàn, bất sản Việt Nam còn non yếu.
lực trước nhiệm vụ bảo vệ độc - Nguyên nhân trực tiếp: các tổ
lập dân tộc chức và người lãnh đạo của các
phong trào đó chưa có đường lối và
phương pháp cách mạng đúng đắn.

 Cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam đã có công nhân, nhưng mới chỉ là một lực lượng ít ỏi,
không ổn định. Đầu thế kỉ XX, công nhân phát triển hơn và trở thành một giai cấp.

- Công nhân Việt Nam chịu 3 tầng áp bức bóc lột: thực dân, tư bản, phong kiến. Họ
sớm vùng dậy chống lại giới chủ: từ hình thức đấu tranh thô sơ như đốt lán trại, bỏ
trốn tập thể => Đình công, bãi công.

Phong trào công nhân và các phong trào yên nước đầu TK XX là điều kiện thuận lợi để
chủ nghĩa Mác- Lênin xâm nhập và truyền bá vào đất nước ta.

Hồ Chí Minh chính là người đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào phong trào
công nhân và phong trào yêu nước , chuẩn bị về lí luận chính trị, tư tưởng và tổ chức,
sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng
Việt Nam, sau đó chính thức tiễn Đảng lãn đạo cách mạng thàng công.

1
2, Cơ sở lí luận:
a, Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
 Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước
 Truyền thống đoàn kết nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân
tộc lân bang
 Truyền thống lạc quan yêu đời, tin vào sự chiến thắng của chân lý và chính nghĩa
 Cần cù, dũng cảm, sáng tạo, vì nghĩa, thương người

=> Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng thiêng liêng và cao quý nhất. Là dòng
chảy chính, là tư tưởng cốt lõi và cũng là động lực để Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và tìm
thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật
chất khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mội con người. Chính từ thực tiễn đó,
HCM đã đúc rút 1 chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

b, Tinh hoa văn hóa nhân loại


Tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển
Nho giáo - Tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lí xã hội.
- Tinh thần trọng đạo đức của Nho giáo trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
của con người; trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức.
Phật giáo - Tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người, khuyến khích làm việc thiện
- Bình đẳng con người và chân lý
Tinh hoa
Lão giáo - Sống gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường.=> Tết trồng cây
văn hóa
- Tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi. => Khuyên các bộ, đảng viên
phương
ít lòng tham muốn về vật chất; thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư;
Đông
hành động theo đạo lý với ý nghĩa là hành động đúng với quy luật tự nhiên, xã
hội

Tư tưởng Đấu tranh cho độc lập, tự do, hạnh phúc


Tam dân
của Tôn
Trung Sơn
Tư tưởng Tự do- Bình đẳng- Bác ái
Triết học khai sáng Pháp
Tinh hoa văn hóa
phương Tây Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền 1791
Tuyên ngôn độc lập 1776
Thiên chúa giáo

c, Chủ nghĩa Mac-Lênin


 Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng của tư
tưởng Hồ Chí Minh, khiến Người vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước cùng
thời.
 Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác- Lênin như một lẽ tự nhiên, một tất yếu khách quan hợp
quy luật.

2
 Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê-nin có chọn lọc, không rập khuôn máy móc, giáo
điều. Từ đó, vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin theo phương pháp Mác xít và theo tinh thần
triết học phương Đông để giải quyết những vấn đề cụ thể của cách mạng Việt Nam.

3, Liên hệ: Vai trò của việc giáo dục truyền thống đối với sinh viên hiện nay:
 Giúp sinh viên hình thành năng lực nhận thức, ý thức ứng xử đúng đắn với các giá trị văn hóa
dân tộc và hoàn thiện phẩm chất, đức tính tốt đẹp cho sinh viên trong bối cảnh đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
 Giúp sinh viên biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống một cách tự giác.
 Làm cho sinh viên nâng cao ý thức, phẩm chất đạo đức, kĩ năng sống nhằm xây dựng những
thế hệ sinh viên phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, góp phần xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

II, Luận điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
1, Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng
vô sản
 Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh
trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy ở đó con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: con
đường cách mạng vô sản . Từ đó, người hoàn toàn tin vào Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba.

 Học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác Lênin được Người vận dụng một cách sáng
tạo trong điều kiện cách mạng Việt Nam.

Theo Quốc tế cộng sản Theo Hồ Chí Minh

Luận điểm 1: Giải phóng Con đường cách mạng vô Ở Việt Nam và các nước
dân tộc gắn liền với giải sản ở châu Âu là đi từ giải thuộc địa do hoàn cảnh
phóng giai cấp, trong đó phóng giai cấp – giải lịch sử - chính trị khác ở
giải phóng dân tộc là trước phóng dân tộc – giải châu Âu nên phải là: giải
hết, trên hết. phóng xã hội – giải phóng phóng dân tộc – giải phóng
con người. xã hội – giải phóng giai cấp
– giải phóng con người.

Phương hướng chiến lược


cách mạng Việt Nam: làm
tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản.
Luận điểm 2: Độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa Hai nhiệm vụ chống phong - Nhiệm vụ chống đế quốc,
xã hội. kiến và đế quốc thực hiện giải phóng dân tộc đặt lên
đồng thời, khăng khít với hàng đầu.
nhau, nương tựa vào nhau - Nhiệm vụ chống phong
kiến, mang lại ruộng đất
cho nông dân thì từng
bước thực hiện.

3
Chú ý: Trong Chánh cương vắn tắc, Người chỉ nêu “thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ
nghĩa làm của công, chia cho dân cày nghèo” mà chưa nêu ra chủ trương “người cày có
ruộng”.

2, Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng
lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
 Do chưa đánh giá hết tiềm lực và khả năng to lớn của cách mạng thuộc địa nên Quốc tế
Cộng sản có lúc xem nhẹ vai trò của cách mạng thuộc địa, coi cách mạng thuộc địa phụ thuộc
vào cách mạng vô sản ở chính quốc.

 Hồ Chí Minh đã khẳng định mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau giữa cách
mạng vô sản ở chính quốc và phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa – mối quan hệ bình
đẳng, không lệ thuộc, không phụ thuộc vào nhau.

- Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở
các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở nước
thuộc địa.
- Cách mạng thuộc địa không những phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc
mà có thể giành thắng lợi trước. Luận điểm sáng tạo này dựa trên các cơ sở sau:
+, Thuộc địa có một vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt đối với đế quốc: là nơi duy trì
sự tồn tại, phát triển, là món mồi “béo bở” cho chủ nghĩa đế quốc.
+, Tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa sẽ
bùng lên mạnh mẽ, hình thành một “lực lượng khổng lồ” khi được tập hợp, hướng
dẫn và giác ngộ cách mạng.
 Nếu khinh thường cách mạng ở thuộc địa tức là “đánh chết rắn đằng đuôi”.

 Thực tiễn thắng lợi năm 1945 ở Việt Nam cũng như phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới đã thành cồn vào những năm 60 trong khi cách mạng vô sản ở chính quốc chưa nổ ra và
thắng lợi đã chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh là độc đáo, sáng tạo, có giá trị lý luận và
thực tiễn to lớn.

3,Ý nghĩa và liên hệ thực tiễn tới cách mạng Việt Nam
 Giá trị lý luận: Đây là một cống hiến vô cùng quan trọng vào kho tàng lý luận
Mác – Lênin
 Giá trị thực tiễn: Đây là quan điểm có ý nghĩa thực tiễn to lớn, giúp cách
mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không thụ động, ỷ nại chờ sự giúp đỡ
từ bên ngoài mà luôn phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. Nhờ đó
mà cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi vĩ đại. Đồng thời nó cũng góp
phần định hướng cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác trên
thế giới trong thời kì bấy giờ. Thực tiễn cách mạng ở một số nước thuộc địa
và cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng đây là một tư tưởng hoàn toàn
đúng đắn.

III, Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
1, Tập trung dân chủ
 Đây là nguyên tắc tổ chức của Đảng. Theo Hồ Chí minh, tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ
bản để xây dựng Đảng, có mối liên hệ khăng khít với nhau, là hai vế của 1 nguyên tắc là:
- Tập trung phải dựa trên nền tảng dân chủ
- Dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung

4
 Lưu ý khi thực hiện tập trung dân chủ:
- Điều kiện tiên quyểt khi thực hiện nguyên tắc này là tổ chức Đảng phải trong sạch,
vững mạnh.
- Đối với tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, Hồ Chí Minh lưu ý hai điều cần tránh
trong hoạt động của Đảng:
(1) Độc đoán, chuyên quyền coi thường tập thể.
(2) Dựa dẫm tập thể, không dám quyết đoán.
 Hai vế tập thể lãnh đao, cá nhân phụ trách luôn luôn đi đôi với nhau.

2, Tự phê bình và phê bình


 Việc tự phê bình và phê bình là việc làm thường xuyên, “như mỗi ngày phải rửa mặt”.

- Trong Di chúc, Người viết: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường
xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố sự
đoàn kết và thống nhất trong Đảng”.

 Mục đích: làm cho phần tốt trong mỗi tổ chức và mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân
và phần xấu bị mất dần đi.

 Tự phê bình và phê bình phải trung thực, kiên quyết, đúng người, đúng việc, phải có văn
hóa...

3, Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn


 Quyền lực của Đảng là do giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc giai phó.
 Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên của Đảng.
 Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ đảng viên tự rèn luyện, giáo dục, tu
dưỡng đạo đức cách mạng.
 Cán bộ đảng viên có tốt thì Đảng mới vững mạnh về số lượng và chất lượng.
 Xây dựng và chỉnh đốn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Đảng.

4, Đoàn kết, thống nhất trong Đảng


 Đoàn kết trong Đảng là điều kiện ở xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
 Đây là yếu tố làm nên sức mạnh của Đảng ta, là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng
và của dân tộc ta.
 Sự đoàn kết thống nhất của Đảng phải dựa trên cơ sở lý luận của Đảng là chủ nghĩa Mác –
Lênin, Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, đường lối của Đảng.
 Muốn thực hiện đoàn kết của Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thực hiện tự phê bình
và phê bình, tu dưỡng đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân.

5,Ý nghĩa của các nguyên tắc trên trong quá trình xây dựng Đảng hiện nay
 Ở bất kỳ thời nào, dù là thời chiến hay thời bình thì 5 nguyên tắc này vẫn luôn giữ 1
vị trí nhất định của nó trong quá trình tổ chức và xây dựng Đảng.Mỗi một nguyên tắc
đều giữ 1 vai trò quan trọng và giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau,
tạo thành một thể thống nhất.
 Trong đó nguyên tắc quan trọng nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ vì nó làm cho
tổ chức Đảng có tính kỷ luật chặt chẽ, loại trừ được sự chia rẽ bè phái, đảm bảo tập
trung thống nhất tạo nên sức mạnh của Đảng.Nếu nguyên tắc này không được đảm
bảo thì Đảng sẽ không thể trở thành tổ chức đoàn kết ,thống nhất, rất dễ lâm vào
tình trạng chuyên quyền, độc đoán, vô tổ chức.

5
 Chúng ta cần phải nhìn nhận một cách tổng thể và khái quát 5 nguyên tắc này.

IV, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân:
1, Nhà nước dân chủ
a, Bản chất giai cấp của nhà nước
 Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ, nhưng tuyệt nhiên nó không phải là “Nhà nước
toàn dân” mà là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân.

 Bản chất của GCCN của nhà nước ta được biểu hiện:

- Đảng CSVN giữ vị trí và vai trò cầm quyền bằng phương thức thích hợp:
(1) Bằng đường lối, quan điểm, chủ trương để Nhà nước thể chế hóa thành pháp
luật, chính sách, kế hoạch.
(2) Bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên của mình trong bộ máy cơ
quan, nhà nước.
(3) Bằng công tác kiểm tra.
- Ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước. Việc giành lấy
chính quyền, lập nên Nhà nước Việt Nam mới là để giai cấp công nhân và nhân
dân lao động có được một tổ chức mạnh mẽ nhằm thực hiện mục tiêu.
- Ở nguyên tắc tổ chức cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.

 Bản chất của GCCN thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc, thể hiện cụ thể quan các
biểu hiện:

- Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với sự hy sinh
xương máu của bao thế hệ cách mạng.

+, Từ giữa thế kỷ XIX, khi đất nước bị ngoại xâm, các tầng lớp nhân dân Việt Nam đã
không quản hi sinh xương máu chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
+, Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trở thành lực lượng lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng của dân tộc đã tập hợp và phát huy cao độ, chiến thắng ngoại xâm, giành
lại độc lập, tự do, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhà nước dân chủ
nhân dân đầu tiên ở ĐNA.
- Nhà nước bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng.
+, HCM khẳng định quyền lợi cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích
của nhân dân lao động và của toàn dân tộc.
+, Nhà nước Việt Nam mới là người đại diện, bảo vệ, đấu tranh không chỉ cho lợi ích
của giai cấp công nhân, mà còn của nhân dân lao dộng và của toàn dân tộc.
- Nhà nước mới đảm đương nhiệm vụ mà toàn thể dân tộc giao phó.
+, Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đi đến chủ nghĩa cộng sản là con đường
mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định, cũng là sự nghiệp của chính Nhà nước.

b, Nhà nước của nhân dân


 Thế nào là nhà nước của dân?

- Điều 1: “Nước Việt Nam là 1 nước dân chủ cộng hòa. Tấ cả quyền bính trong
nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai,
giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
- Điều 32: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán
quyết...”.

6
 Cùng với dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp hay dân chủ đại diện là hình thức dân chủ được
sử dụng rộng rãi nhằm thực thi quyền lực của nhân dân.

- Quyền lực nhà nước là “thừa ủy quyền” của nhân dân.


+, Tự bản thân nhà nước không có quyền lực. Quyền lực của nhà nước là do nhân
dân ủy thác
 Các cơ quan quyền lực nhà nước cùng với đội ngũ cán bộ của nó đều là “công bộc”
của nhân dân, nghĩa là “gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu
dân”.

+, Hồ Chí Minh khẳng định rõ vị thế và mối quan hệ giữa nhân dân với cán bộ nhà
nước trên cơ sở nhân dân là chủ thể nắm giữ mọi quyền lực.

- Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có quyền bãi miễn những đại
biểu mà họ đã lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực
mà họ đã lập nên.
- Luật pháp dân chủ là công cụ quyền lực của nhân dân.
+, Sự khác biệt căn bản của luật pháp trong Nhà nước VN mới với luật pháp của các
chế độ tự sản, phong kiến là ở chỗ nó phản ánh được ý nguyện và bảo vệ quyền lợi
của dân chúng.

=> Như vậy, ta kết luận được:

Dân là chủ: có quyền làm những việc


mà pháp luật không cấm và có nghĩa
vụ tuân theo pháp luật

Nhà nước
của dân
Nhà nước phải xây dựng thiết chế để
thực thi quyền dân chủ của dân

c, Nhà nước do nhân dân

Thế nào là nhà nước do nhân dân?

Đó là nhà nước mà ở đó:

 Do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình


 Dân làm chủ, do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế.
 Tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện những quyền mà hiếp pháp và pháp luật
đã quy định đầy đủ.

7
 Cơ quan nhà nước phải dựa vào dân, liên hệ với dân, chịu sự kiểm soát của dân =>
Coi trọng việc giáo dục nhân dân, nhân dân phải tự giác phấn đấu để có đủ năng lực
thực hiện quyền dân chủ của mình.

d, Nhà nước vì nhân dân


 Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền,
đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.
 Theo Hồ Chí Minh, chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng
và kiểm soát thì mới có thể là nhà nước vì dân được
 Từ Chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân: Trong Nhà nước vì dân, cán bộ vừa
là đày tớ, nhưng đồng thời phải vừa là người lãnh đạo của nhân dân.
+, Là đày tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tự, lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.
+, Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa
trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài

2, Nhà nước trong sạch vững mạnh


a, Kiểm soát quyền lực nhà nước

 Về hình thức, cần pháp huy vai trò, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của
dân tộc, là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
 Đảng có quyền và trách nhiệm kiểm soát quyền lực Nhà nước
- Để kiểm soát tốt thì cần có 2 điều kiện:
(1) Việc kiểm soát phải có hệ thống.
(2) Người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín.
 Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước dựa trên cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và việc
phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan thực thi quyền lực của nhà nước.
 Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, vì vậy có quyền kiểm soát quyền lực
nhà nước.
- Nếu không có nhân dân giúp sức thì Đảng không làm được việc gì hết.
- Đối với Nhà nước, là công bộc của dân, “mọi công tác phải dựa hẳn vào quần
chúng, hoan nghênh quần chúng đôn đốc và kiểm tra”.

b, Phòng chống tiêu cực trong Nhà nước

 Các tiêu cực trong Nhà nước:


- Đặc quyền, đặc lợi
+, Phải tẩy trừ thói cậy mình là người trong cơ quan chính quyền để cửa quyền, hách
dịch với dân
+, Lạm quyền để vơ vét tiền của, làm lợi cho cá nhân mình
- Tham ô, lãng phí, quan liêu
+, Tham ô, lãng phí, quan liêu dù vô tình hay cố ý, đều là bạn đồng minh của thực
dân, phong kiến.
+, “...nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại
đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”.
+, Tội ấy cũng nặng như tội Việt gian, mật thám.
- Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. => Gây mấy đoàn kết, gây rối cho công tác
 Nguyên nhân:

8
- Nguyên nhân chủ quan: căn “bệnh mẹ” là chủ nghĩa cá nhân, tự sự thiếu tu
dưỡng, rèn luyện của cán bộ
- Nguyên nhân khách quan:
+, Công tác cán bộ của đảng và nhà nước chưa tốt
+, Do cách tổ chức, vận hành trong Đảng, trong Nhà nước, sự phối hợp giữa Đảng và
Nhà nước chưa thực sự hiệu quả
+, Do trình độ phát triển còn thấp của đời sống xã hội
+, Do tàn dư của những chính sách phản động của chế độ thực dân, phong kiến
+, Do âm mưu chống phá của các lực lượng thù địch
 Biện pháp:
- Nâng cao trình độ dân chủ trong xã hội, thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy
quyền làm chủ của nhân – Giải pháp căn bản và có ý nghĩa lâu dài .
- Pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra
phải thường xuyên, cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc và tự giác tuân thủ pháp
luật, kỷ luật
- Phạt nghiêm minh, nghiêm khắc, đúng người đúng tội và đẩy mạnh giáo dục đạo
đức
- Thực hiện việc nêu gương, tu dưỡng đạo đức trong cán bộ

- Huy động sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước

3,Vận dụng tư tưởng vào xây dựng nhà nước hiện nay
 Nắm vững mục tiêu là tôn trọng, bảo vệ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
tất cả vì độc lập dân tộc, dân chủ, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Lựa chọn ra và
thực thi những cơ chế, hình thức dân chủ hữu hiệu để nhân dân quyết định những
công việc trọng đại của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn đã chỉ rõ,
chừng nào và khi nào Nhà nước chưa tạo đủ điều kiện để nhân dân thực hiện phát
huy quyền làm chủ của mình ở cơ sở, hoặc để xảy ra dân chủ cực đoan, dân chủ
quá trớn, gây trở ngại cho hoạt động điều hành và quản lý của bộ máy chính
quyền cơ sở, thì chừng đó quyền lực Nhà nước ở địa phương bị suy giảm, cản trở
việc thực hiện quyền làm chủ cảu nhân dân.
 Nội dung này có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là khi các thế lực thù địch đang lợi
dụng chiêu bài “dân chủ” và “nhân quyền” cũng như các thủ đoạn khác để vu cáo,
xuyên tạc chế độ dân chủ, chống phá cách mạng nước ta. Vì vậy, phải nâng cao
dân trí, động viên, giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân sử dụng quyền
làm chủ, quyền lực của mình tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
 Xây dựng nhà nước luôn đi đôi khắc phục được những căn bệnh cố hữu của các
nhà nước kiểu cũ. Tuyệt đối không mơ hồ trước những luận điệu xuyên tạc của các
thế lực thù địch đối với các giá trị văn hóa dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời,
kiên quyết chống luận điệu xuyên tạc, mị dân, núp dưới chiêu bài “tự do”, “dân
chủ”, “nhân quyền” tư sản để xuyên tạc những giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa mà
Đảng và nhân dân ta đã xây dựng, vun đắp trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu
dài, gian khổ giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
 Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức. Theo Hồ Chí Minh, để
xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả phải kết hợp chặt chẽ giữa
“đức trị” và “pháp trị”, kết hợp giữa “xây” và “chống”, không được coi nhẹ mặt
nào. Xây là ra sức giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng cho nhân

9
dân, trước hết là cán bộ, công chức, đảng viên, những người có chức, có quyền, đi
đôi với việc chống chủ nghĩa cá nhân, dùng pháp luật nghiêm trị những kẻ vi phạm
pháp luật và thoái hóa đạo đức, làm hại dân, hại nước. Cán bộ các cấp trong bộ
máy công quyền nhà nước từ Trung ương đến cơ sở phải thực sự gần dân, biết
lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, làm việc gì cũng phải bàn bạc kỹ và
học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, thực sự yêu dân, kính dân, tin cậy và trọng dân.
 Luôn đề phòng và chủ động khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà
nước, kiên quyết chống ba thứ giặc nội xâm là tham ô, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ
Chí Minh, sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước phụ thuộc vào
tính nghiêm minh của việc thi hành pháp luật và sự trong sạch, gương mẫu về đạo
đức của những người cầm quyền. Vì vậy, phải luôn nêu cao cảnh giác với những
biểu hiện tha hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ, công chức, giữ cho Nhà nước luôn
trong sạch, vững mạnh.
 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ
quan quyền lực của Nhà nước về phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách, năng
lực lãnh đạo, quản lý để họ thực sự là “người đầy tớ thật trung thành của nhân
dân”, toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích của nhân dân. Cùng với nâng cao bản lĩnh
chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng, phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức
nhà nước có đủ tri thức về chính trị học, xã hội học, về hệ thống chính trị, pháp
luật, quản lý hành chính nhà nước, về tổ chức lao động khoa học và tâm lý quản lý,
v.v.
 Tăng cường vai trò lãnh đạo và đổi mới phương thức cầm quyền, lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, đáp ứng đòi hỏi của
sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới. Bởi,
thực tiễn đã chỉ rõ: sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là nhân tố
quyết định để bảo đảm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước của dân, do dân, vì dân, bảo đảm cho hệ thống chính trị có đủ khả năng đưa
đất nước ta từng bước vượt qua nguy cơ, thách thức, vững vàng đi theo con
đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

V, Tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc:
1, Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công
của cách mạng
 Đây là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách mạng Việt Nam có thể nhằm tạo ra sức mạnh
to lớn của toàn dân tộc.
 Là vấn đề sống còn của dân tộc Việt Nam.
 Chiến lược này được duy trì cả trong cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
 Trong mỗi giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và
phương pháp tập hợp đại đoàn kết có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng
đối tượng khác nhau song không bao giờ được thay đổi chủ trương đại đoàn kết
 Đây là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
 Đoàn kết là điểm mẹ. “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt...”
 Thành tựu của khối đại đoàn kết dân tộc:

10
 Mặt trận Việt Minh => Cách mạng tháng Tám thành công => Thành lập nước
Việt nam dân chủ cộng hòa.
 Mặt trận Liên Việt => Kháng chiến chống Pháp thắng lợi => Lập lại hòa bình
ở Đông dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc.
 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam => Thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế,
cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc.

2, Đại đoàn kết toàn dân tộc là 1 mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt
Nam
 Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng:
 “Mục tiêu của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ:
 ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC.” – Lời kế thúc buổi ra
mắt của Đảng Lao động VN ngày 3-3-1951.
 ” Bây giờ mục đích tuyên truyền huấn luyện là: “Một là đoàn kết. Hai là xây
dựng CNXH. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”.

 Đại đoàn kết dân tộc còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc bởi vì cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng. Từ trong phong trào đấu tranh, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và
hợp tác.
 Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, đòi hỏi
khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ
chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập
của dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.
3,Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của
cách mạng.
 Hồ Chí Minh khẳng định:Trong thời đại mới,cách mạng muốn thành công phải xây
dựng được khối đại đoàn kết dân tộc.Do đó, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc là một
tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
 Theo Hồ Chí Minh, trong từng thời kỳ,từng giai đoạn,cách mạng có thể có chính
sách là phương pháp tập hợp khác nhau nhưng đại đoàn kết dân tộc phải được coi
là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng.
 Người nêu ra những luận điểm có tính chân lý:

+ Đoàn kết làm ra sức mạnh.

+ Đoàn kết là điểm mạnh.

+ “Đoàn kết đoàn kết đai đoàn kết.Thanh công thành công đại thành công.”

 Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.
 Tư tưởng đại đoàn kết phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng,của dân
1 tộc và của mọi giai đoạn cách mạng, phải được quán triệt trong mọi chủ trương,
đường lối và hoạt động thực tiễn của Đảng.
 Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân
dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, là sự nghiệp cảu quần chúng, do quần
chúng, vì quần chúng.

11
VI, Chuẩn mực đạo đức:
1, Trung với nước, hiếu với dân
 Hồ Chí Minh đã có sự vận dụng sáng tạo:
- Trung và hiếu là những khái niệm đạo đức cũ đã có từ lâu trong tư tưởng đạo
đức truyền thống Việt Nam và phương Đông: “ Trung với vua, hiếu với cha mẹ”.
- Còn theo Hồ Chí Minh, “Ngày nay, thời đại này, đạo đức cũng phải mới. Phải
trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”.
 Tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân” của HCM không những kế thừa giá trị yêu
nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống
đó
 Đối với cá nhân:
- Mối quan hệ với đất nước, nhân dân và dân tộc mình là lớn nhất
- Phẩm chất trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đứa quan trọng nhất,
bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác.
 Đối với cán bộ, đảng viên:
- “Điều chủ chốt nhất” là “quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho CM”, “tận
trung, tận hiếu” với Đảng, với dân.
- Phải hết lòng phục vụ dân, gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân,
dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc.
- Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, để
dân hiểu được quyền và trách nhiệm của mình.

2, Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư


 Đây là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, đó là phẩm chất đạo đức gắn liền với
hoạt động hằng ngày của mỗi người
 HCM đã đề cập phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, phản ánh ngay từ
cuốn sách Đường cách mệnh đến bản Di chúc cuối đời
 Từng phẩm chất được Bác giải thích rất rõ, rất cụ thể, rất dễ hiểu, như sau:
- Cần tức là:
+, Lao động cần cù, siêng năng
+, Lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao
+, Lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không
dựa dẫm
 Coi “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng
ta”.
- Kiệm tức là tiết kiệm
+, Sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, của nước, của bản thân mình
+, Từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to
+, “Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình thức,
không liên hoan, chè chén lu bù
- Liêm tức là:
+, “Luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”
+, “Không xâm phạm 1 đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”
+, “Trong sạch, không tham lam”. Không tham địa vị, tiền tài, sung sướng. Không
ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ
hóa. Chỉ có 1 thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.
- Chính “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn”

12
+, Đối với mình – không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập, tự kiểm điểm để
tiến bộ
+, Đối với người – không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới
+, Đối với việc – để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà
 Làm việc có trách nhệm cao; việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng
tránh
- Chí công vô tư:
+, “ Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”.
+, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì
mình nên đi sau”; “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
+, Thực chất là nối tiếp Cần, kiệm, liêm, chính

=> Bồi dưỡng đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư làm cho con người vững vàng trước mọi thử thách.

VII, Tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa


1, Vai trò của văn hóa
a, Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
 Văn hóa là mục tiêu:

+, Cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu của toàn bộ tiến
trình cách mạng vì mục tiêu của CMVN là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội.

+ Văn hóa là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc ; là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ.

 Văn hóa là động lực và có thể nhìn nhận ở các phương diện chủ yếu sau:

Các phương diện về Vai trò


văn hóa
Văn hóa chính trị soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực
hiện độc lập, tự cường, tự chủ
Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách
mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng
lợi cuối cùng của cách mạng
Văn hóa giáo dục - Diệt giặc dốt, xóa mù chũ, giúp con người hiểu biết quy
luật phát triển của xã hội.
- Đào tạo con người mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chất
lượng cao cho sự nghiệp cách mạng.
Văn hóa đạo đức, Nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người
lối sống hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ.
 Là động lực thúc đẩy cách mạng phát
triển
Văn hóa pháp luật Bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước.
b, Văn hóa là một mặt trận
 Mặt trận văn hóa là một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mối quan hệ mật
thiết với các lĩnh vực khác; đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt
động văn hóa.

13
 Nội dung của mặt trận văn hóa: phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng,
đạo đức, lối sống,... của các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận, đặc biệt
hướng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật.
 Nhiệm vụ của các chiến sĩ nghệ thuật:
+, Phải có lập trường tư tưởng vững vàng
+, Phải bám sát cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng để phê bình nghiệm khắc
những thói xấu như tham ô, lười biếng, lãng phí, quan liêu và ca tụng chân thực
những người tốt việc tốt để làm gương và giáo dục con cháu

c, Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân


 Mọi hoạt động văn hóa phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh
được tư tưởng và khát vọng của quần chúng.
 Đặc điểm của văn hóa phục vu quần chúng nhân dân:
+, Phải miêu tả cho hay, cho thật, cho hùng hồn
+, Phải trả lời được các câu hỏi: Viết cho ai? Mục đích viết? Lấy tài liệu đâu mà viết?
Cách viết như thế nào?
+, Viết phải thiết thực, tránh lối viết rau muống mà ham dùng chữ
 Nhiệm vụ của chiến sĩ văn hóa: phải hiểu và đánh giá quần chúng.

14

You might also like