"Điều 2: Đối xử tối huệ quốc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1.

Phân tích các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc MFN trong WTO

Nguyên tắc "Đối xử tối huệ quốc" là nguyên tắc nền tảng cơ bản trong pháp luật WTO được đặt
ra nhằm mục đích ngăn chặn sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia khi tham gia vào quan hệ
thương mại quốc tế, tạo ra một cơ chế thị trường mở cửa tự do, nơi các rào cản pháp lý quốc gia
được hạn chế xuống mức tối thiểu. Nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia là thành viên của WTO
khi dành bất kỳ ưu đãi, miễn trừ nào cho quốc gia khác thì quốc gia thành viên này cũng phải
dành những ưu đãi, miễn trừ đó cho các thành viên còn lại của WTO lập tức và vô điều kiên.

- Ưu đãi: có thể là các biện pháp thương mại (thuế quan và phi thuế quan, …)

- Miễn trừ thương mại: có thể được dành đối với hàng hóa xuất-nhập khẩu

Nguyên tắc này được thể hiện ở các quy định như tại Khoản 1 Điều 1 Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại (GATT)

“1.     Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới
nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất  nhập
khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu  nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ
tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của
Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành
cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp
dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một
cách không điều kiện.”
- Điều II Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ (GATS)

“Điều 2:  Đối xử tối huệ quốc 


1. Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi Thành viên
phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ
Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho
dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.
2. Các Thành viên có thể duy trì biện pháp không phù hợp với quy định tại khoản 1 của Điều
này, với điều kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và đáp ứng các điều kiện của Phụ lục về các
ngoại lệ đối với Điều II.
3. Các quy định của Hiệp định này không được hiểu là để ngăn cản bất kỳ một Thành viên nào
dành cho các nước lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi dịch vụ được tạo
ra và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới. “
Ngoại lệ của nguyên tắc MFN trong WTO

+ Chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt (Khoản 3 Điều I GATT): áp dụng đối với 1 số trường hợp
như trong Khối thịnh vượng chung, Khối liên hiệp Pháp,....
Đây là chế độ ưu đãi đặc biệt về thuế quan truyền thống giữa một số nước thành viên hình thành
trong thời kỳ chế độ thuộc địa, tồn tại trước khi hiệp định GATT 1947 ra đời. Chế độ ưu đãi đặc
biệt của thuế quan là các đặc lợi về thuế quan mang tính phân biệt đối xử vì chỉ áp dụng riêng
giữa một số nước với nhau hoặc trong một khu vực nhất định.
Tuy mục tiêu của GATT 1947 là tự do hóa thương mại và chống phân biệt đối xử giữa các nước
thành viên nhưng khi ra đời năm 1947 đã không thể xóa ngay bỏ lập tức và toàn bộ các ưu đãi
thuế quan này. Do đó, nó đã buộc phải chấp nhận sự tồn tại của chế độ ưu đãi đặc biệt này như
một ngoại lệ nhưng với các điều kiện sau:

-Các ưu đãi này chỉ giới hạn trong thuế quan đối với hàng nhập khẩu mà không cho phép ưu đãi
đặc biệt về thuế quan xuất khẩu, hạn chế xuất nhập khẩu và các hạng mục khác,...

-Ưu đãi đặc biệt này chỉ giới hạn giữa một số nước thành viên đã được chấp nhận mà không
được phép thiết lập các loại ưu đãi mới khi 1947 ra đời (Khoản 2 Điều 1 và phụ lục liệt kê cụ thể
các ưu đãi đặc biệt này),...

-Không cho phép tăng sự chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi đặc biệt đã có khi thành lập năm 1947
với thuế suất tối huệ quốc

+ Hội nhập kinh tế khu vực: Căn cứ vào Khoản 4-> Khoản 10 Điều XXIV GATT, các khu vực
mậu dịch tự do và đồng minh thuế quan là các khu vực được hưởng ngoại lệ về nguyên tắc đối
xử tối huệ quốc. Nói cách khác là hội nhập kinh tế khu vực cụ thể là đồng minh thuế quan và khu
vực mậu dịch tự do được coi là ngoại lệ của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.
Đồng minh thuế quan nghĩa là về mặt nguyên tắc các thành viên của nó không thiết lập rào cản
thương mại đối với thương mại của nhau, còn đối với thương mại ngoài khu vực thì áp dụng hệ
thống thuế quan chung cũng như các quy định chung về thương mại.
Khu vực mậu dịch tự do nghĩa là về nguyên tắc các nước thành viên của khu vực không thiết lập
rào cản đối với thương mại của nhau nhưng mỗi nước thành viên duy trì hệ thống thuế quan và
các quy định thương mại của riêng mình đối với thương mại của nước ngoài khu vực (khoản 8,
điểm b) Điều XXIV)
GATT 1947 thừa nhận rằng khu vực thực trạng dịch tự do và đồng minh thuế quan giữa các nước
thành viên sẽ có thể thúc đẩy tự do hóa thương mại tạo ra hiệu quả thương mại giữa các nước
trong khối. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là sự tự do thương mại giữa các nước trong khối mà thôi cho
nên mặt trái của việc thành lập khu vực mậu dịch tự do và đồng minh thuế quan là tạo ra rào cản
phân biệt đối xử với các nước ngoài khối. Tùy theo mức độ của các rào cản này mà có thể nhập
khẩu của các nước ngoài phối có hiệu suất cao lại bị thay thế của sản phẩm có hiệu suất thấp của
các nhà sản xuất trong khối. Chính vì những đặc điểm trên mà GATT 1947 đã đưa ra một số điều
kiện sau đây đối với sự thành lập khu vực mậu dịch tự do hay đồng minh thuế quan:
-Thứ nhất thuế quan và các rào cản thương mại khác về mặt thực chất giữa các nước trong khu
vực phải được dỡ bỏ hoàn toàn
-Thứ hai, thuế quan và các rào cản thương mại khác đối với các nước ngoài khu vực không được
phép tăng hơn so với trước khi thành lập đồng minh thuế quan hay khu vực mậu dịch tự do;
-Thứ ba, đồng minh thuế quan, khu vực mậu dịch tự do phải được xây dựng theo lịch trình hợp
lý trong một khoảng thời gian hợp lý.

+Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập


(Quyết định ngày 25/06/1971 của Đại hội đồng GATT): quy định này áp dụng nhằm mục đích
giúp các nước đang phát triển có thể thúc đẩy nền kinh tế của nước mình. Theo đó, các nước phát
triển tự nguyện dành cho các nước đang phát triển mức thuế quan ưu đãi hơn so với các nước
phát triển khác mà không yêu cầu các nước đang phát triển phải cam kết dựa nguyên tắc "có đi
có lại".
Biện pháp đối xử đặc biệt có ngay từ khi thành lập từ khi thành lập GATT 1947 đã cho phép các
nước đang phát triển áp dụng là hỗ trợ Chính Phủ với phát triển kinh tế được quy định tại Điều
XVIII, theo đó các nước thành viên đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế sẽ
được phép tiến hành những hạn chế nhập khẩu cần thiết phục vụ cho phát triển kinh tế với một
số điều kiện nhất định. Vào những năm 60 của thế kỉ XX cùng với những thay đổi về kinh tế
chính trị trên thế giới, một số nước đang phát triển đã đấu tranh đòi được hưởng nhiều ưu đãi hơn
trong thương mại quốc tế và đã đề xuất một biện pháp đặc biệt mới theo đó các nước phát triển
sẽ phải dành cho các nước đang phát triển những ưu đãi về thương mại có lợi hơn so với các ưu
đãi dành cho nước thứ ba khác. Dựa trên đề xuất này mà chế độ ưu đãi phổ cập (GSP) đã được
chấp nhận đưa vào áp dụng trong GATT 1947 từ năm 1971. 
Hiện nay, có 17 chế độ ưu đãi khác nhau đang hoạt động tại 42 nước phát triển, bao gồm 28 nước
thành viên của EU. • Ngoaì EU, còn có cac nước : Hoa Kỳ, (đã gia hạn chế độ GSP từ tháng
10/2011 đến 31/7/2013, Nhật, Ôx-Trây-Lia, Niu - Di - Lân, Thuỵ Sĩ,, Liên minh thuế quan Nga-
Kazactan-Belarut, các quốc gia trung lập (CIS), Ca - Na - Đa, Na - Uy, Ôx-Trây-Lia,
Newzealand, Thổ Nhị Kỳ cũng áp dụng GSP.

Các nước đang áp dụng GSP cho Việt Nam bao gồm: Liên minh Châu Âu. (Bắt đầu từ ngày
1/1/2014 EU áp dụng chế độ GSP mới đối với Việt Nam. Theo đó Việt Nam được hưởng chế độ
GSP đối với tất cả các mặt hàng.), Nhật bản, Canađa, Thụy sĩ, Liên minh thuế quan Nga,
Kazactan-Belarut với mức thuế bằng 75% thuế MFN. Ngoài ra, Úc và New (hai nước này không
đề cập đến chế độ GSP nhưng Newzealand dành ưu đãi cho các nước chậm phát triển (LDC) và
kém phát triển (LLDC). Việt Nam được hưởng ưu đãi theo nhóm nước LCD. Úc dành ưu đãi cho
các nước chậm phát triển và các nước đang phát triển với mức thuế được ký hiệu là DC hoặc
DCS. Việt Nam thuộc nhóm nước được hưởng mức thuế DCS. Trong hiệp hội Mậu dịch tự do
Chấu Âu (EFTA gồm Thuỵ Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechxtentin) thì chỉ Thuỵ Sỹ dành cho Việt
Nam GSP

+ Các ngoại lệ khác: trong trường hợp bảo vệ trật tự công cộng, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên, ...

Điều XX GATT 1994 quy định việc áp dụng các ngoại lệ chung không được tạo ra sự phân biệt
đối xử phi lý giữa các nước có điều kiện như nhau hay hạn chế, ngăn cản thương mại quốc tế. Áp
dụng các ngoài lệ trái với quy tắc không phân biệt đối xử trong trường hợp cần thiết: bảo vệ đạo
đức công cộng; bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người, động vật hay thực vật; liên quan đến
việc xuất hoặc nhập khẩu vàng và bạc; liên quan đến các sản phẩm sử dụng lao động của tù
nhân; bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với các quy định về áp dụng các
biện pháp hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách độc quyền, bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu
thương mại, quyền tác giả và các biện pháp ngăn ngừa gian lận thương mại; di sản quốc gia; gìn
giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt.
 Điều XXI GATT 1994 quy định về việc các bên không có nghĩa vụ phải cung cấp những thông
tin ảnh hưởng đến an ninh quốc gia; quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ các quyền lợi thiết
yếu tới an ninh của mình; có những biện pháp thực thi các cam kết nhân danh Hiến chương Liên
hiệp Quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Ngoài ra trong trường hợp một nước thành viên được công nhận miễn trừ nghĩa vụ một cách tạm
thời theo thủ tục nhất định của GATT thì lúc đó sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ đối xử tối huệ
quốc theo Điều XXV GATT 1994.

Câu 2: Phân tích điều kiện xác định sản phẩm tương tự

Căn cứ Theo điều 2.6 Hiệp định ADP, sản phẩm tương tự trong trường hợp bán phá giá được
hiểu theo nghĩa rất hẹp, là sản phẩm giống hệt, tức là có tất cả các mặt giống với sản phẩm đang
xem xét, hoặc nếu không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm mặc dù không giống ở mọi
mặt nhưng có những đặc tinh rất giống với sản phẩm đang xem xét.

“Sản phẩm tương tự" không có một định nghĩa chính thức theo WTO tuy nhiên nó lại là một
trong các yếu tố cơ bàn để các bên xác nhận việc vi phạm các quy định mà WTO để ra. ĐiềuI:1
GATT 1994 nói rằng: “Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào
hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu... mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên
quan tới mọi nội dung dã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III, mọi lợi thế biệt đãi, đặc
quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ
từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất
xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện. "
Có thể thấy rằng, “sản phẩm tương tự" là một trong các yếu tố tạo nên nguyên tắc Tối huệ quốc
trong quy định của WTO. Một sản phẩm được nhập khẩu phải được đối xử như sản phẩm tương
tự tại nước nhập khẩu hoặc sản phẩm tương tự đến từ một nước xuất khẩu khác. Tính tương tự
giữa hai săn phẩm là một căn cứ xác định xem sự đối xử của quốc gia nhập khẩu với chúng có
bất công và phân biệt hay không.

Tại khoản 2 Điều III GATT quy định: “Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết
nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa
thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm
nội tương tự. Hơn nữa, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các loại thuế hay khoản thu khác
trong nội địa trái với các nguyên tắc đã nêu tại khoản 1”.

Đặc điểm để xác định sản phẩm tương tự theo WTO dựa trên: Đặc tính vật lý ví dụ với sản phẩm
nông nghiệp thưởng là yếu tố di truyền, đặc điểm nuôi trồng.... Mục đích sử dụng cuối cùng. Thị
hiếu người tiêu dung trong sự khác biệt nhỏ về vị giác và thói quen sẽ không đủ để ngăn chặn sự
phát hiện của sự giống nhau; Ứng dụng thuế quan (Mã HS thể hiện trên biểu thuế). Do Bộ
Thương mại và Ủy Ban Thương mại ra quyết định theo đánh giá và điều tra.

Trong thực tiễn áp dụng các tiêu chỉ này để xác định sản phẩm tương tự sẽ bớt khó khăn hơn khi
chúng ta nghiên cứu án lệ nổi bật sau.

Spain — Unroasted Coffee: Hội đồng thống nhất rằng cà phê nhập khẩu từ Brazil và cà phê từ
các nước khác là sản phẩm tương tự, do chúng đều có cùng mục đích sử dụng (để uống), có cùng
đặc tính (các điều kiện địa lý, nuôi trồng. không phải là căn cứ để xác định sự khác nhau giữa hai
loại cà phê). Thêm vào đó, không có nước nào khác trên thế giới áp dụng mức thuế chênh lệch
như cách Tây Ban Nha đối xử với cà phê Brazil.

You might also like