Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn có còn đúng trong thời đại ngày nay ?

Dàn ý
I. Giải thích:
1/ Giải thích câu tục ngữ
*Nghĩa đen:
- Gỗ: chất liệu cấu thành một sự vật, thể hiện chất lượng bên trong, là nội dung của
sự vật.
- Sơn: chất lỏng dùng để phủ lên trên bề mặt của sự vật, thể hiện bề ngoài, là hình thức
của sự vật.
→ Khi xem xét một sự vật, sự việc, hiện tượng, chúng ta cần quan tâm, suy xét, ưu tiên
đến chất liệu cấu thành và chất lượng bên trong hơn là hình thức bên ngoài dù hấp dẫn,
hào nhoáng, bóng bẩy.

*Nghĩa bóng:
- Gỗ: tượng trưng cho yếu tố bên trong của con người, thuộc về các yếu tố tinh thần,
bao gồm: phẩm chất, trí tuệ, nhân cách.
- Sơn: tượng trưng cho vẻ bề ngoài hay ngoại hình của con người.
→ Đánh giá một con người xét đến cùng là sự đánh giá, suy xét về các yếu tố bên trong,
thể hiện nhân cách của con người hơn là chú tâm vào vẻ bề ngoài của họ.

2/ Thời đại ngày nay: thời đại của sự biến chuyển, đổi thay với tốc độ nhanh chóng.

II. Phân tích – Chứng minh:


Đề bài đặt ra khả năng lạc hậu, mai một tính chân lý của câu tục ngữ từng là quan niệm
sống, triết lý sống của người đi trước.

- Thời đại sống nhanh, sống vội khiến chúng ta đánh giá nhau qua vẻ bề ngoài vì không
đủ thời gian để tìm hiểu tính cách nhau.
DC: Những ứng viên có ngoại hình thu hút luôn được ưu tiên trong các đợt tuyển dụng.

- Con người sẵn có nhu cầu thưởng thức cái đẹp và trong thời đại ngày nay, nhu cầu đó
càng mãnh liệt nhằm giải tỏa căng thẳng, áp lực, mệt mỏi.
DC: Khán giả thường mến mộ, ưu ái những ca sĩ có ngoại hình đẹp hơn những ca sĩ có
giọng hát hay.

- Tuy nhiên, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” trong thời đại ngày nay vẫn còn giữ nguyên tính
đúng đắn của nó bởi chất lượng mới là điều làm nên thương hiệu và giá trị của một con
người, một sự vật.
DC: Một món ăn được trang trí bắt mắt, hấp dẫn nhưng hương vị dở tệ đương nhiên
không được coi là một món ăn ngon, không được đánh giá cao.
III. Bình luận:
- Câu tục ngữ vẫn đúng trong thời đại ngày nay nhưng ta không nên chỉ chú tâm vào “gỗ”
bởi “nước sơn” cũng là yếu tố cần thiết để đạt được sự hoàn thiện.
- Nhận thức được điều này, chúng ta cần cân bằng giữa nội dung và hình thức, giữa phẩm
chất, trí tuệ bên trong và trang phục, thần thái bên ngoài.

IV. So sánh:
- Ngày xưa: chúng ta rất cần chất lượng để tạo ra thành phẩm phục vụ cho đời sống vốn
khó khăn, thiếu thốn.
- Ngày nay: chúng ta cần chất lượng lẫn hình thức nhằm thỏa mãn không chỉ đời sống vật
chất mà còn cả đời sống tinh thần.

V. Kết:
Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn mang tính đúng đắn trong thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, chúng ta không vì chú trọng, đề cao “gỗ” mà hạ thấp, bỏ qua “nước sơn” mà
cần cân bằng giữa hai yếu tố bên ngoài và bên trong để đạt được sự hài hòa, hoàn thiện.

You might also like