Câu hỏi và câu trả lời Triết học Mác Lênin nhóm I tuần thuyết trình 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu hỏi và câu trả lời Triết học Mác Lênin nhóm I

1. Chủ đề A: Vấn đề cơ bản của triết học; Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình
& phương pháp biện chứng?
a. Khi tham gia khám phá sự vật, hiện tượng, con người có dám tin rằng
mình sẽ nhận thức được sự vật, hiện tượng hay không?
Tuyệt đại đa số các nhà triết học đều thừa nhận con người có khả
năng nhận thức được thế giới, dù họ theo chủ nghĩa nào (duy vật hay duy
tâm): Với các nhà triết học duy vật, do vật chất có trước và tác động lên
ý thức, nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con
người.
Với một số các nhà triết học duy tâm, nhận thức đó là sự tự nhận thức
của tỉnh thần, tư duy với các tác động trong nhu cầu của con người. Khi
có nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa trong phát triển thế giới, tất
cả đến từ ý thúc tác
động và diều chỉnh.
Tuy nhiên, một số nhà triết học duy tâm khác theo “Bất khả tri luận” lại
phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Họ cho rằng, về
nguyên tắc, con người không thể hiểu hết chất của đối tượng.
b. Hãy nêu ví dụ chứng minh sự vượt trội của phương pháp luận biện
chứng so với phương pháp luận siêu hình trong quá trình nhận thức và
cải tạo thế giới của con người?
Có thể nêu ví dụ chứng minh sự vượt trội của phương pháp luận
biện chứng so với phương pháp luận siêu hình trong quá trình nhận thức
và cải tạo thế giới của con người như sau:
Theo phương pháp luận siêu hình: người ta tin rằng mưa là do thượng đế
phái rồng phun nước và con người chỉ có thể quy phục, phó mặc nắng
mưa cho đất trời. Thậm chí nếu có gặp hạn hán, mất mùa, đói kém thì
con người cũng chỉ biết cúng bái, lễ nghi (những phương pháp dường
như là bất lực trước hiện thực tàn khốc). Trái ngược hoàn toàn với quan
điểm sai lầm đó thì phương pháp luận biện chứng lại chứng minh được
rằng hiện tượng mưa chính là do hơi nước bốc hơi lên từ mặt đất và tạo
nên các đám mây, khi quá nhiều lượng nước trong mây thì dĩ nhiên mây
sẽ chuyển dần thành màu đen và khi đó theo lẽ tự nhiên hạt mưa sẽ rơi
xuống (đây cũng chính là sự vượt trội của phương pháp luận biện chứng
trong quá trình nhận thức thế giới của con người). Và con người hoàn
toàn có thể tạo ra mưa nhân tạo bằng cách phun một lượng hóa chất như
bạc iotua hoặc cacbondioxit để kích thích các đám mây có nhiều hơi ẩm,
khối không khí tạo nên quá trình ngưng tụ hơi nước. Sau đó sử dụng tên
lửa hoặc máy bay tác động vào khối ngưng tụ này để tạo ra các hạt nước,
khi lượng nước ngưng tụ đủ nhiều thì sẽ có mưa, giúp khắc phục được
vấn đề hạn hán, mất mùa, đói nghèo ở rất nhiều nước trên thế giới (đây
cũng chính là sự vượt trội của phương pháp luận biện chứng trong quá
trình cải tạo thế giới của con người).
2. Chủ đề B: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội?
a. Hãy nêu ra vai trò của triết học trong giáo dục?
Triết học trong giáo dục lấy con người tiến hóa toàn diện làm
trung tâm và sử dụng các lý thuyết học tập của Tâm lý học phát triển làm
cốt lõi. Hơn nữa, triết học trong giáo dục còn xem xét các khía cạnh đạo
đức xã hội trong giáo dục và thực hành giáo dục. Như vậy, triết học
trong giáo dục mang các đặc trưng khu biệt so với triết học các ngành
khoa học khác, nhưng mang tính phổ quát đối với toàn ngành Khoa học
Giáo dục. Trong khi đó, triết lý giáo dục, những nguyên lý cốt lõi chi
phối tổng thể một hệ thống hoặc chương trình giáo dục, cần phải có
những khác biệt đặc thù theo từng hệ thống, chỉ có giá trị ở hệ thống
được thiết kế theo nó.
b. Theo bạn, vai trò của triết học đối với xã hội có thay đổi theo thời gian
không? Chẳng hạn như bây giờ triết học đóng vai trò quan trọng nhưng
tương lai thì triết học còn quan trọng hay không?
Sự hình thành, phát triển của triết học không thể tách rời sự phát
triển của khoa học cụ thể, qua khái quát các thành tựu của khoa học cụ
thể. Tuy nhiên, triết học lại có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của
khoa học cụ thể, nó là thế giới quan và phương pháp luận cho khoa học
cụ thể, là cơ sở lý luận cho các khoa học cụ thể trong việc đánh giá các
thành tựu đã đạt được, cũng như vạch ra phương hướng, phương pháp
cho quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể. Sự ra đời và phát triển của chủ
nghĩa duy vật biện chứng luôn luôn gắn liền với các thành tựu của khoa
học hiện đại, là sự khái quát các thành tựu khoa học mang lại; đồng thời,
nó lại đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của khoa học hiện đại.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là thế giới quan và phương pháp luận thật
sự khoa học cho các khoa học cụ thể đánh giá đúng các thành tựu đã đạt
được, cũng như xác định đúng phương hướng và phương pháp trong
nghiên cứu. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ đang đạt được nhiều thành tựu to lớn làm thay đổi sâu
sắc nhiều mặt của đời sống xã hội, tình hình thế giới đang có nhiều biến
động phức tạp, thì nắm vững thế giới quan và phương pháp luận duy vật
biện chứng càng có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật
biện chứng không thể thay thế được các khoa học khác. Theo yêu cầu
của sự phát triển đòi hỏi phải có sự liên minh chặt chẽ giữa triết học với
các khoa học khác.
Triết học không chỉ có vai trò to lớn đối với các khoa học cụ thể, mà còn
có vai trò to lớn đối với rèn luyện năng lực tư duy của con người.
Ph.Ăngghen chỉ ra: “một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của
khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” và để hoàn thiện năng
lực tư duy lý luận, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn
bộ triết học thời trước.
3. Chủ đề C: Những điều kiện và tiền đề của sự ra đời THMLN?
a. Theo bạn, Chủ nghĩa Mác ra đời xuất phát từ nhu cầu gì và kết quả ra
sao?
-Nhu cầu: Chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu lịch sử. Sự ra đời
của nó không những do nhu cầu nhu cầu khách quan của thực tiễn xã hội
lúc bấy giờ, do sự kế thừa những thành tựu trong lý luận và được kiểm
chứng bằng các thành tựu của khoa học, mà còn do bản thân sự phát triển
của lịch sử đã tạo ra những tiền đề khách quan cho sự ra đời của nó.

-Kết quả: Bởi vậy, chủ nghĩa Mác “cung cấp cho loài người và nhất
là cho giai cấp công nhân, những công cụ nhận thức vĩ đại” và Đảng Cộng
sản Việt Nam “kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng”.
b. Mọi vận động của vật chất đều có mối liên hệ với nhau, không tách rời
nhau và trong điều kiện nhất định có thể chuyển hóa cho nhau đó là định
luật gì?
Định luật và chuyển hóa năng lượng (1845) thông qua định luật
cho thấy mọi vận động của vật chất đều có mối liên hệ với nhau, không
tách rời và trong điều kiện nhất định có thể chuyển hóa cho nhau.

You might also like