Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 74

SỞ Y TẾ

BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT


XOẮN TINH HOÀN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
ĐA KHOA NGHỆ AN

Chủ nhiệm đề tài: Th.S. Lê Huy Ngọc


Khoa: Ngoại Thận Tiết Niệu

NGHỆ AN – NĂM 2021


SỞ Y TẾ

BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT


XOẮN TINH HOÀN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
ĐA KHOA NGHỆ AN

Nhóm nghiên cứu:


Th.S. Lê Huy Ngọc
Th.S. Nguyễn Cảnh Phong
Bs. Phạm Văn Quân

NGHỆ AN – NĂM 2021


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Phôi thai học và mô học của tinh hoàn...................................................3
1.1.1. Sự phát triển của tinh hoàn..................................................................3
1.1.2. Sự phát triển của ống sinh tinh............................................................3
1.1.3. Sự phát triển của tuyến kẽ....................................................................3
1.1.4. Sự di chuyển của tinh hoàn..................................................................4
1.1.5. Mô học tinh hoàn...................................................................................6
1.2. Giải phẫu, sinh lý tinh hoàn....................................................................6
1.2.1. Hình thể kích thước tinh hoàn.............................................................6
1.2.2. Liên quan giải phẫu của tinh hoàn với các lớp của bìu, các phương
tiện cố định tinh hoàn .....................................................................................8
1.2.3. Cấu tạo và liên quan giải phẫu của thừng tinh...................................9
1.2.4. Mạch máu tinh hoàn ..........................................................................10
1.2.5. Sinh lý, chức năng tinh hoàn..............................................................11
1.3. Bệnh lý xoắn tinh hoàn..........................................................................12
1.3.1. Tần suất................................................................................................12
1.3.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh..........................................................12
1.3.3. Diễn biến và hậu quả của xoắn tinh hoàn.........................................13
1.3.4. Phân loại xoắn tinh hoàn.....................................................................13
1.3.5. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng..................................................14
1.3.6. Chẩn đoán xác định xoắn tinh hoàn .................................................17
1.3.7. Chẩn đoán phân biệt xoắn tinh hoàn................................................17
1.4. Điều trị xoắn tinh hoàn..........................................................................17
1.5. Tình hình nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn trong
và ngoài nước.................................................................................................18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.........................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..............................................................................20
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu.............................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................20
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................20
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu..........................................................20
2.2.3. Kỹ thuật mổ ........................................................................................21
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................................24
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng...........................................................24
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng...................................................25
2.3.3. Đánh giá tổn thương tinh hoàn trong mổ..........................................25
2.3.4. Đánh giá các yếu tố liên quan.............................................................26
2.3.5. Đánh giá kết quả theo dõi sau phẫu thuật........................................26
2.3.6. Đánh giá theo dõi xa............................................................................26
2.4. Đạo đức nghiên cứu................................................................................26
2.5. Xử lý số liệu.............................................................................................27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................28
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.........................................................28
3.1.1. Phân bố theo độ tuổi bệnh nhân........................................................28
3.1.2. Thời gian đến khám............................................................................29
3.1.3. Thời điểm khởi phát bệnh..................................................................29
3.1.4. Các nguyên nhân đến khám muộn....................................................30
3.1.5. Phân bố bệnh theo yếu tố nguy cơ.....................................................30
3.1.6. Phân bố bệnh theo mùa......................................................................31
3.1.7.Các triệu chứng lâm sàng....................................................................31
3.1.8. Dấu hiệu Prehn và phản xạ cơ bìu.....................................................32
3.1.9. Kết quả siêu âm Doppler mạch thừng tinh.......................................33
3.1.10. Bên tinh hoàn xoắn............................................................................33
3.1.11. Kết quả xét nghiệm bạch cầu máu...................................................34
3.1.12. Kết quả giải phẫu bệnh.....................................................................34
3.1.13. Số vòng xoắn thừng tinh...................................................................34
3.1.14. Đánh giá tổn thương trong mổ.........................................................35
3.2. Kết quả điều trị phẫu thuật...................................................................35
3.3. Các yếu tố liên quan...............................................................................36
3.3.1. Liên quan giữa thời gian đến khám và kết quả phẫu thuật............36
3.3.2. Liên quan giữa số vòng xoắn thừng tinh và kết quả phẫu thuật....36
3.3.3. Liên quan giữa tổn thương đại thể và kết quả phẫu thuật..............37
3.4. Kết quả theo dõi sớm sau mổ................................................................37
3.4.1. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật...................................................37
3.4.2. Tai biến và biến chứng sau phẫu thuật..............................................38
3.4.3. Kết quả siêu âm sau mổ tháo xoắn tinh hoàn (n = 7).......................38
3.5. Kết quả theo dõi xa sau tháo xoắn........................................................39
3.5.1. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật.....................................................39
3.5.2. Kết quả khám lâm sàng sau mổ.........................................................39
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................41
4.1. Tuổi bệnh nhân.......................................................................................41
4.2. Thời gian đến khám...............................................................................42
4.3. Đặc điểm lâm sàng..................................................................................43
4.4. Các yếu tố liên quan của xoắn tinh hoàn.............................................45
4.4.1. Các yếu tố nguy cơ..............................................................................45
4.4.2. Sự liên quan theo mùa trong năm......................................................46
4.4.3. Các yếu tố liên quan khác...................................................................47
4.5. Vai trò của siêu âm Doppler trong chẩn đoán sớm xoắn tinh hoàn...47
4.6. Đánh giá tình trạng tổn thương tinh hoàn trong mổ..........................49
4.7. Kết quả điều trị.......................................................................................50
4.8. Kết quả theo dõi sau mổ........................................................................50
4.8.1. Kết quả theo dõi sau mổ.....................................................................50
4.8.2. Kết quả theo dõi xa sau mổ................................................................51
KẾT LUẬN....................................................................................................52
KIẾN NGHỊ...................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................55
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BA Bệnh án

BN Bệnh nhân

GPB Giải phẫu bệnh

FSH Follicle-Stimulating Hormone

HCG Human Chrionic Gonadotrophin

LH Luteinizing Hormone

SA Siêu âm

TDF Testis development Factor

TH Tinh hoàn
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Sự di chuyển của tinh hoàn trong thời kỳ phôi thai ...................5
Hình 1.2. Cấu tạo tinh hoàn và ống dẫn tinh................................................7
Hình 1.3: Cấu tạo của bìu, các phương tiện cố định tinh hoàn ..................9
Hình 1.4. Mạch máu và vòng nối nuôi tinh hoàn]...................................... 11
Hình 1.5. Phân loại xoắn tinh hoàn .............................................................14
Hình 1.6: Hình ảnh siêu âm Doppler tinh hoàn bình thường ..................15
Hình 1.7: Hình ảnh Doppler xoắn tinh hoàn giai đoạn sớm .....................16
Hình 1.8: Hình ảnh siêu âm Doppler xoắn tinh hoàn muộn .....................16
Hình 2.1: Rạch da bìu................................................................................... 21
Hình 2.2: Mở màng tinh hoàn, tháo xoắn................................................... 22
Hình 2.3: Khâu lộn màng tinh hoàn............................................................ 23
Hình 2.4: Khâu cố định tinh hoàn............................................................... 23

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n=30)............................28


Biểu đồ 3.2. Thời điểm khởi phát bệnh (n=27)........................................... 29
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh theo mùa........................................................... 31
Biểu đồ 3.4. Kết quả siêu âm Doppler mạch thừng tinh............................33
Biểu đồ 3.5. Kết quả phẫu thuật.................................................................. 35
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thời gian đến khám..................................................................... 29


Bảng 3.2. Các nguyên nhân đến khám muộn (n=30)................................. 30
Bảng 3.3. Các yếu tố nguy cơ của xoắn tinh hoàn......................................30
Bảng 3.4. Các triệu chứng lâm sàng (n=30)................................................ 31
Bảng 3.5. Dấu hiệu Prehn (n=21).................................................................32
Bảng 3.6. Phản xạ cơ bìu (n= 21)................................................................. 32
Bảng 3.7. Bên tinh hoàn xoắn (n=30)...........................................................33
Bảng 3.8. Kết quả xét nghiệm bạch cầu máu (n=30)..................................34
Bảng 3.. Số vòng xoắn thừng tinh................................................................ 34
Bảng 3.10. Đánh giá tổn thương trong mổ..................................................35
Bảng 3.11. Liên quan giữa thời gian đến khám và kết quả phẫu thuật. . .36
Bảng 3.12. Liên quan giữa số vòng xoắn thừng tinh và kết quả phẫu thuật
.......................................................................................................36
Bảng 3.13. Liên quan giữa tổn thương đại thể và kết quả phẫu thuật.....37
Bảng 3.14. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật.......................................... 37
Bảng 3.15. Tai biến và biến chứng sau phẫu thuật.....................................38
Bảng 3.16. Kết quả siêu âm sau mổ tháo xoắn tinh hoàn.......................... 38
Bảng 3.17. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật (n=21)................................ 39
Bảng 3.18. Kết quả khám lâm sàng nhóm cắt bỏ tinh hoàn sau mổ (n=15)
.......................................................................................................39
Bảng 3.19. Kết quả khám lâm sàng nhóm bảo tồn tinh hoàn sau mổ (n=6)
.......................................................................................................39
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xoắn tinh hoàn hay còn gọi là xoắn thừng tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh
xoắn quanh trục của nó làm cắt đứt nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn dẫn đến hậu
quả là tinh hoàn thiếu máu và hoại tử [1]. Xoắn tinh hoàn được mô tả lần đầu tiên
năm 1840 bởi Delasiauve, xoắn thừng tinh sơ sinh được Taylor mô tả lần đầu tiên
năm 1897. Bệnh lý này được chú ý rộng rãi khi Rigby và Howard xuất bản cuốn
sách đầu tiên về xoắn tinh hoàn năm 1907. Năm 1952 Dean Moheet ở Dallas là
người đầu tiên phẫu thuật tháo xoắn và cố định tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng hay gặp nhất là thời
điểm xung quanh tuổi dậy thì (14-18 tuổi) chiếm khoảng 65% các trường hợp, thời
kỳ trẻ nhũ nhi (từ 1 tháng đến 12 tháng) chiếm tỷ lệ ít hơn .
Xoắn tinh hoàn được coi là một cấp cứu trong ngoại khoa tiết niệu cần được
chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đến khám muộn, chẩn đoán nhầm, điều trị không
đúng hay chậm trễ trong điều trị sẽ dẫn đến hậu quả phải cắt bỏ tinh hoàn do tinh
hoàn bị hoại tử do xoắn. Thời gian tốt nhất để tinh hoàn có thể được bảo tồn là trước
6 giờ từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng đầu tiên, sau 8-12 giờ nếu cố gắng bảo tồn
thì tinh hoàn sẽ teo. Nếu đến khám sau 12 giờ thì tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn là 75%, sau
24 giờ không có khả năng bảo tồn tinh hoàn .
Chẩn đoán xoắn tinh hoàn chủ yếu dựa vào lâm sàng với các triệu chứng
điển hình như sưng đau cấp ở tinh hoàn, tinh hoàn xoắn nằm cao, đau khi chạm vào
và mất phản xạ cơ bìu. Siêu âm Doppler màu mạch thừng tinh có giá trị trong chẩn
đoán xác định là có xoắn tinh hoàn dựa vào dấu hiệu giảm hoặc mất tín hiệu mạch
trong nhu mô tinh hoàn, ngoài ra siêu âm Doppler còn có giá trị chẩn đoán phân
biệt xoắn tinh hoàn với các triệu chứng đau bìu cấp khác như thoát vị bẹn, viêm
tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn. Trên thực tế tại Việt Nam hiểu biết về loại bệnh
lý này còn chưa được phổ cập rộng rãi nên tỷ lệ chẩn đoán sớm và khả năng bảo
tồn tinh hoàn hiện nay vẫn còn thấp [4].
2

Theo thống kê tại Anh, mỗi năm có khoảng 400 trẻ em phải cắt bỏ tinh hoàn do
xoắn để muộn . Tại Bệnh viện Bình Dân, theo số liệu tổng kết 49 trường hợp điều trị tại
khoa Nam học 2008 - 2010 thì tỷ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn là 37/49 bệnh nhân chiếm
75.5% . Tại khoa ngoại Bệnh viện Nhi Đồng I trong 5 năm 1996 - 2001 có 16 trường
hợp xoắn tinh hoàn được phẫu thuật, trong đó có 13 trường hợp phải cắt bỏ tinh hoàn
chiếm 80% .
Tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, trong nhưng năm gần đây số
lượng bệnh nhân đến khám về xoắn tinh hoàn đến muộn và phải cắt bỏ tinh hoàn có
xu hướng gia tăng. Nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn do xoắn, để
rút ra kinh nghiệm về chẩn đoán cũng như điều trị xoắn tinh hoàn, chúng tôi thực
hiện đề tài:
“Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật xoắn tinh hoàn tại Bệnh viện Hữu
Nghị Đa khoa Nghệ An”
Với 2 mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của xoắn tinh hoàn tại Bệnh
viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An.
2. Đánh giá kết quả điều trị và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến kết quả điều
trị phẫu thuật xoắn tinh hoàn tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An.
3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Phôi thai học và mô học của tinh hoàn


1.1.1. Sự phát triển của tinh hoàn
Bắt đầu từ tuần thứ 7 của quá trình phát triển phôi, ở phôi có giới tính di
truyền nam, tuyến sinh dục trung tính bắt đầu biệt hóa thành tinh hoàn. Nhờ tác
động của một protein do tế bào mầm tiết ra dưới sự điều hòa của gen TDF – Gen
biệt hóa tinh hoàn nằm trên nhiễm sắc thể Y, những dây sinh dục nguyên phát tiến
sâu vào trung tâm của tuyến sinh dục, dài ra và cong queo. Những dây ấy, gọi là dây
tinh hoàn tách rời khỏi biểu mô khoang cơ thể phủ đầy tuyến sinh dục. Ngay dưới
biểu mô này, trung mô tạo ra một màng liên kết gọi là màng trắng ngăn cách biểu
mô phủ tuyến sinh dục với các dây tinh hoàn, sau đó biểu mô khoang cơ thể phủ
tuyến sinh dục mỏng đi rồi biến mất. Màng trắng bọc như toàn bộ tuyến sinh dục.
Từ màng trắng phát sinh những vách xơ tiến vào trung mô bên dưới tuyến để giới
hạn những tiểu thùy (khoảng 150 tiểu thùy). Vào khoảng tháng thứ 4 trong bào thai
tinh hoàn trở thành hình thoi và sau đó trở thành hình trứng .
1.1.2. Sự phát triển của ống sinh tinh
Trong thời kỳ bào thai, mỗi dây tinh hoàn chia ra thành 3 – 4 dây nhỏ hơn
nằm trong một tiểu thùy, mỗi dây nhỏ hơn sẽ thành một ống sinh tinh. Vào tháng
thứ 6 ống vẫn đặc, trong ống sinh tinh một số tế bào sinh dục nguyên thủy thoái
hóa, số còn lại biệt hóa tạo thành tinh nguyên bào. Những tế bào biểu mô nằm
trong ống sinh tinh có nguồn gốc trung mô, vây quanh các tinh nguyên bào sẽ
biệt hóa thành tế bào Sertoli. Đến tuổi dậy thì lòng ống sinh tinh xuất hiện, có sự
biệt hóa các tế bào dòng tinh để tạo ra tinh trùng .
1.1.3. Sự phát triển của tuyến kẽ
Từ trung mô xen vào giữa những ống sinh tinh là những tế bào kẽ. Tế bào
này phát triển mạnh từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5, sau đó số lượng giảm đi về sau
tái xuất hiện cùng với mạch máu nằm trong mô liên kết xen giữa các ống sinh tinh .
4

1.1.4. Sự di chuyển của tinh hoàn


Cuối tháng thứ 2 của quá trình phát triển phôi, tinh hoàn ngày càng biệt hóa,
tách dần khỏi trung thận. Mạc treo niệu sinh dục treo tinh hoàn và trung thận vào
thành sau của khoang cơ thể tách dần ra thành mạc treo sinh dục và mạc treo trung
thận. Sau khi phần lớn trung thận đã thoái hóa đi, đường gắn mạc treo sinh dục vào
thành sau của khoang cơ thể hẹp lại và mạc treo sinh dục trở thành mạc treo tinh
hoàn. Đoạn dưới của nó tồn tại dưới dạng một dây liên kết gọi là dây kéo tinh hoàn,
dây này nối cực dưới tinh hoàn với gờ mô bìu. Thân phôi và hố chậu càng lớn lên
nhưng dây kéo tinh hoàn không dài ra một cách tương ứng nên giữ tinh hoàn ở vị trí
gần bìu. Vào tháng thứ 5 của bào thai, tinh hoàn nằm gần bẹn, sau màng bụng, sau
đó khoang màng bụng lồi xuống tạo thành một ống gọi là ống màng bụng. Các ống
tiến vào trung mô vùng bìu, kéo tinh hoàn theo nó. Tháng thứ 6 tinh hoàn nằm ở lỗ
bẹn sâu, qua ống bẹn vào tháng thứ 7, nằm vĩnh viễn ở bìu vào cuối tháng thứ 8, sau
đó đầu ống màng bụng bị bịt kín lại và ống bẹn khép kín .
5

Hình 1.1: Sự di chuyển của tinh hoàn trong thời kỳ phôi thai
1.1a: 8 tuần tinh hoàn nằm ở ổ bụng cao; 1.1b: 11 tuần tinh hoàn xuống hố chậu;
1.1 c: 5 tháng xuống gần lỗ bẹn sâu; 1.1d: 8 tháng đã xuống bìu
6

1.1.5. Mô học tinh hoàn


- Tinh hoàn được bọc bởi một lớp màng trắng, một lớp vỏ xơ dày, cấu tạo
bởi mô liên kết giàu sợi keo. Ở mặt sau trên vỏ liên kết dày lên tạo thành một khối
gọi là thể Highmore.
- Tinh hoàn được chia thành nhiều tiểu thùy (khoảng 250 – 300 tiểu thùy)
ngăn cách bởi các vách từ thể Highmore tới vỏ trắng. Mỗi tiểu thùy có từ 1– 4 ống
sinh tinh, mỗi ống rất ngoằn nghoèo dài từ 80–150 cm.
- Ống sinh tinh có cấu trúc biểu mô tầng chứa tế bào sinh dục, gồm 2 loại tế
bào: Sertoli và tế bào mầm sinh tinh. Giữa các ống sinh tinh có lớp tế bào kẽ Leydig
tiết Testosterone.
- Ống dẫn tinh đi từ ống sinh tinh đến niệu đạo gồm có ống thẳng, lưới Haller,
nón xuất (nằm trong tinh hoàn) và đoạn ống tinh, thừng tinh đi từ mào tinh quặt
ngược lên trên ra trước chạy vào thừng tinh qua ống bẹn vào chậu hông để tới ống
phụt tinh kết hợp với túi tinh ở sau bàng quang đổ vào niệu đạo tiền liệt tuyến .
1.2. Giải phẫu, sinh lý tinh hoàn
1.2.1. Hình thể kích thước tinh hoàn
- Tinh hoàn là một cơ quan hình trứng nằm trong bìu, mặt trắng nhẵn. Có hai
tinh hoàn, tinh hoàn trái thường nằm thấp hơn tinh hoàn phải khoảng 1cm. Cực trên
của tinh hoàn được phủ bởi một một phần của mào tinh, đoạn này lan xuống phía
dưới theo bờ sau bên của tinh hoàn để tạo ra thân và đuôi của mào tinh hoàn, mào
tinh hoàn tiếp nối với ống dẫn tinh. Cực dưới có dây kéo tinh hoàn cột tinh hoàn
vào mô bìu . Ống dẫn tinh dài khoảng 30 cm, trên đường đi được chia thành 6 đoạn:
mào tinh, thừng tinh, đoạn ống bẹn, đoạn chậu hông, đoạn sau bàng quang, đoạn
tiền liệt tuyến (Hình 1.2)
7

Hình 1.2. Cấu tạo tinh hoàn và ống dẫn tinh


8

- Kích thước tinh hoàn ở người trưởng thành có đường kính: 2.5 x 4.5 cm,
nặng chừng 20g. Thể tích trong giới hạn 18.6 ± 4.8ml . Kích thước tinh hoàn của trẻ
có sự thay đổi theo tuổi .
1.2.2. Liên quan giải phẫu của tinh hoàn với các lớp của bìu, các phương tiện cố
định tinh hoàn
- Bìu là một túi do thành bụng trĩu xuống để chứa tinh hoàn, mào tinh hoàn
và một phần thừng tinh. Cấu tạo của bìu từ ngoài vào trong gồm 7 lớp:
+ Da: mỏng, có nhiều nếp nhăn ngang nên có thể căng rộng hay co lại được
và có một đường dọc, rõ ngăn cách hai bìu.
+ Lớp cơ bám da: là lớp tạo bởi các sợi cơ trơn, sợi đàn hồi và sợi tương tự
như một cơ bám da. Da bìu co lại được nhờ sự co bóp của lớp cơ bám da này.
+ Lớp tế bào dưới da: là lớp mỡ và tế bào nhăn dưới da.
+ Lớp mạc nông: liên tục bên trên với mạc tinh ngoài của thừng tinh.
+ Lớp cơ bìu: cơ bìu do cơ chéo bụng trong trĩu xuống trong quá trình di
chuyển đi xuống của tinh hoàn, lớp cơ này có tác dụng nâng tinh hoàn lên trên.
+ Lớp mạc sâu: là một phần của mạc ngang qua lỗ sâu của ống bẹn xuống
bọc quanh thừng tinh, mào tinh hoàn và tinh hoàn.
+ Lớp bao tinh hoàn: được tạo nên do phúc mạc bị lôi xuống bìu trong quá
trình đi xuống của tinh hoàn, gồm có hai lá: lá thành và lá tạng.
- Các phương tiện cố định tinh hoàn trong bìu: bao gồm
+ Thừng tinh, dây chằng của tinh hoàn và dây chằng giữa.
+ Thừng tinh cố định treo tinh hoàn ở cực trên của nó giống cuống của quả,
do đó không thể giữ cho tinh hoàn không xoay xoắn, mà thực tế là chịu hậu quả của
xoay xoắn, chức năng của nó như là một dây hãm phía sau, có khả năng duy nhất là
tránh cho tinh hoàn không xoay vào phía trong khoang và màng tinh hoàn hơn là
xoay toàn bộ khoang màng tinh hoàn và các thành phần chứa trong nó.
+ Dây chằng tinh hoàn cố định cực dưới của tinh hoàn. Điểm bám cố định
này tạo với thừng tinh thành một trục dễ xoay.
9

+ Lớp màng tinh hoàn là một dải cân phía sau không có lớp thanh mạc, ở đó
có nhiều thành phần hợp thành thừng tinh.
- Tính chất không ổn định của tinh hoàn:
+ Tinh hoàn nằm không ổn định theo trục chạy chéo từ trên xuống dưới và ra
trước, làm cho cực trên dễ bị đảo ra trước.
+ Lớp màng tinh hoàn là thanh mạc nên tinh hoàn rất dễ di động.
+ Các lớp sợi cơ của lớp cơ bìu chạy theo hình xoắn ốc khi đến lớp màng
tinh lại tận hết làm cho tinh hoàn dễ xoay xoắn.

Hình 1.3: Cấu tạo của bìu, các phương tiện cố định tinh hoàn
1.2.3. Cấu tạo và liên quan giải phẫu của thừng tinh
- Thừng tinh là một ống chứa các thành phần từ bìu qua ống bẹn vào trong ổ
bụng, cấu tạo từ ngoài vào trong gồm có:
10

+ Mạc tinh ngoài: có nguồn gốc từ cơ chéo bụng ngoài, là lớp ngoài nhất của
thừng tinh.
+ Cơ bìu và mạc cơ bìu: có nguồn gốc từ cơ chéo bụng trong.
+ Mạc tinh trong: có nguồn gốc từ mạc ngang, là bao xơ trong cùng của
thừng tinh.
- Các thành phần chứa trong thừng tinh gồm có:
+ Ống dẫn tinh, động mạch, tĩnh mạch và đám rối thần kinh của ống dẫn
tinh, động mạch cơ bìu.
+ Động mạch tinh hoàn ở giữa thừng tinh, xung quanh có tĩnh mạch tạo
thành đám rối tĩnh mạch hình dây leo.
+ Di tích mỏm bọc tinh hoàn: còn gọi là dây chằng phúc tinh mạc.
1.2.4. Mạch máu tinh hoàn
- Động mạch tinh hoàn tách ra từ động mạch chủ bụng ngang mức đốt sống
thắt lưng II – III, chạy ở thành bụng bên tới lỗ bẹn sâu chui vào thừng tinh cùng các
thành phần khác của thừng tinh qua ống bẹn xuống bìu tới tinh hoàn chia làm hai
nhánh:
+ Nhánh mào tinh đi từ đầu đến đuôi mào tinh hoàn tiếp nối với động mạch
ống tinh (nhánh của động mạch rốn thuộc động mạch chậu trong) và động mạch cơ
bìu (một nhánh thuộc động mạch thượng vị dưới nhánh của động mạch chậu ngoài).
+ Nhánh tinh hoàn chui qua vỏ trắng đi vào tinh hoàn.
- Đặc điểm phân bố và cấp máu của động mạch cho mô tinh hoàn: động mạch
cấp máu cho tinh hoàn là nhánh tận, không có vòng nối do đó nếu xoắn thừng tinh
sẽ gây thiếu máu cho mô tinh hoàn sớm và không hồi phục.
- Tĩnh mạch đi kèm động mạch, tĩnh mạch ở tinh hoàn và đầu mào tinh đổ vào
đám rối tĩnh mạch trước. Tĩnh mạch ở thân và đuôi của mào tinh đổ vào đám
rối tĩnh mạch tinh sau và tĩnh mạch trên vị. Tĩnh mạch ống dẫn tinh chạy vào
tĩnh mạch thừng tinh hoặc đám rối tĩnh mạch bàng quang, tiền liệt tuyến. Trong
thừng tinh, tĩnh mạch tạo thành đám rối như hình dây leo (Hình 1.4).
-
11

Hình 1.4. Mạch máu và vòng nối nuôi tinh hoàn


1.2.5. Sinh lý, chức năng tinh hoàn
Tinh hoàn có 2 chức năng: nội tiết (bài tiết testosterone) và ngoại tiết (sản
sinh ra tinh trùng).
- Chức năng nội tiết của tinh hoàn: Tinh hoàn bài tiết testosterone và inhibin.
Testosterone được bài tiết từ tế bào Leydig của tinh hoàn thai nhi vào tuần thứ 7 qua
quá trình chuyển hóa từ cholesteron và kéo dài vài tuần sau đó, giảm từ 1 tuổi cho
đến trước dậy thì. Từ tuổi dậy thì, testosterone làm phát triển và hoàn thiện cơ quan
sinh dục để xuất hiện những đặc tính sinh dục nam thứ phát.
- Chức năng ngoại tiết của tinh hoàn:
12

Quá trình sinh tinh trùng trải qua nhiều giai đoạn, từ những nguyên bào nguyên thủy
thành tiền tinh trùng và tinh trùng, quá trình này khoảng 74 ngày. Sau khi tinh trùng
được tạo ra phải trải qua quá trình trưởng thành mới thực hiện được chức năng của
nó. Một nam giới trưởng thành bình thường mỗi ngày có thể sản xuất 200 triệu tinh
trùng .
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và trưởng thành của tinh trùng.
+ Nhiệt độ: tinh trùng được tạo ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1- 2 0C,
cơ dartos của bìu co dãn để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Nhiệt độ cao làm ảnh
hưởng đến sinh sản tinh trùng.
+ Thiếu cung cấp máu nuôi dưỡng tinh hoàn sau 30 phút gây thiếu máu trong
biểu mô tinh, các tế bào bong ra từng mảng và sau 1 đến 6 giờ các tế bào dòng tinh
bị hoại tử toàn bộ .
1.3. Bệnh lý xoắn tinh hoàn
1.3.1. Tần suất
Xoắn tinh hoàn có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, trường hợp bệnh nhân cao
tuổi nhất được phát hiện có xoắn tinh hoàn là 68 tuổi , nhưng thường gặp nhất là
trong giai đoạn dậy thì (14–18 tuổi) chiếm khoảng 65% và trẻ nhũ nhi (1-12 tháng)
chiếm tỷ lệ ít hơn . Tinh hoàn bên trái thường gặp hơn bên phải, chỉ có khoảng 2%
trường hợp xoắn cả hai bên. Trong tất cả các nguyên nhân gây đau bìu cấp ở nam
giới thì xoắn tinh hoàn thường gặp nhất.
1.3.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
- Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn được cho là do phản xạ co cơ bìu đột ngột
xảy ra trên những bệnh nhân có dị dạng về giải phẫu .
+ Màng tinh hoàn rộng, tinh hoàn di động như quả lắc.
+ Mạc treo tinh hoàn rộng làm cho tinh hoàn dễ di động.
+ Thừng tinh dài, dây kéo tinh hoàn dài, hoặc thừng tinh ngắn, mạc treo tinh
hoàn hẹp kéo ngược tinh hoàn lên.
13

- Các yếu tố môi trường như thời tiết lạnh, độ ẩm cao và áp xuất khí quyển
thấp làm cho cơ bìu phản ứng co bóp mạnh hơn, gây ra phản xạ co cơ bìu đột ngột
cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây xoắn .
- Các yếu tố như chấn thương, một số hoạt động thể thao như đạp xe bơi lội
trượt tuyết, hay hoạt động tình dục quá mạnh cũng làm xoắn thừng tinh trên những
tinh hoàn không được cố định tốt trong bìu.
- Tuy nhiên phần lớn các trường hợp xoắn tinh hoàn không rõ nguyên nhân,
cơ chế xoắn cũng chưa được giải thích đầy đủ.
1.3.3. Diễn biến và hậu quả của xoắn tinh hoàn
- Theo các tác giả thì 4–8 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng ban đầu nếu
được can thiệp kịp thời thì tinh hoàn sẽ được bảo tồn. Sau 8–12 giờ nếu cố gắng bảo
tồn tinh hoàn sẽ teo nhưng khoảng 4% các trường hợp tinh hoàn sẽ hoại tử và phải
cắt bỏ. Còn sau 24 giờ không còn khả năng bảo tồn tinh hoàn . Tác giả Kaplan cho
rằng tinh hoàn có thể hoại tử sớm nhất 2 giờ và muộn nhất 24 giờ.
- Xoắn tinh hoàn có thể làm giảm khả năng sinh sản. Một phân tích tinh dịch
cho thấy bất thường gặp ở 40–60% bệnh nhân sau xoắn tinh hoàn cấp, hơn nữa sự bảo
tồn tinh hoàn bên xoắn không cải thiện khả năng sinh sản .
- Xoắn tinh hoàn một bên gây ra tổn thương tinh hoàn bên đối diện, sự giảm
tưới máu tinh hoàn đối bên bắt đầu ngay khi xoắn thừng tinh xảy ra và tăng dần nếu
không được tháo xoắn . Tác giả Krarup báo cáo 74 bệnh nhân được điều trị xoắn
tinh hoàn và xác định có giảm khả năng sinh sản thứ phát, nguyên nhân có liên quan
đến cơ chế tự miễn .
1.3.4. Phân loại xoắn tinh hoàn
- Xoắn ngoài tinh mạc: toàn bộ tinh hoàn và tinh mạc xoắn quanh trục dọc
của thừng tinh, hay gặp ở trẻ sơ sinh.
- Xoắn trong tinh mạc: do bẩm sinh tinh mạc bám cao vào thừng tinh gây
nên tình trạng biến dạng như quả lắc chuông, làm cho tinh hoàn xoay quanh thừng
tinh, hay gặp ở thiếu niên và người lớn.
14

A B C
Hình 1.5. Phân loại xoắn tinh hoàn
A: Xoắn trong tinh mạc, B: Xoắn ngoài tinh mạc, C: Tinh hoàn bình thường
1.3.5. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
- Cơ năng:
+ Đau bìu đột ngột, thường xuất hiện vào ban đêm, đau dữ dội khiến bệnh
nhân có thể nhớ rõ thời điểm bắt đầu xuất hiện cơn đau. Đau lan dọc theo thừng
tinh, ống bẹn đến hố chậu, thường kéo dài liên tục không thành cơn nhưng mỗi lúc
một tăng. Cơn đau có thể giảm đi do tháo xoắn tự nhiên, nhưng có thể đó là dấu
hiệu của hoại tử tinh hoàn.
+ Buồn nôn hoặc nôn.
+ Sốt nhẹ.
- Thực thể:
+ Da bìu đỏ hoặc bầm tím.
+ Tinh hoàn sưng to dần, đau khi chạm vào.
+ Tinh hoàn nằm cao trong bìu và bị co kéo sát tới lỗ bẹn nông.
+ Sờ nắn tinh hoàn thấy tinh hoàn có mật độ cứng chắc.
+ Ấn đau chói thừng tinh ở vị trí lỗ bẹn nông.
+ Mất phản xạ cơ bìu.
15

+ Dấu hiệu Prehn âm tính.


- Siêu âm Doppler: Là một phương tiện quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý
ở bìu bẹn vì nó có khả năng mô tả hình thái giải phẫu cũng như các biến đổi theo
thời gian. Siêu âm Doppler phát hiện xoắn tinh hoàn nhờ đánh giá dòng chảy
động mạch trong nhu mô tinh hoàn. Nếu xoắn tinh hoàn sẽ giảm hoặc mất tín
hiệu mạch, tăng trong trường hợp viêm tinh hoàn. Siêu âm có độ nhạy 86% và độ
đặc hiệu 100% trong chẩn đoán xác định xoắn tinh hoàn . Siêu âm Doppler còn
có giá trị trong chẩn đoán phân biệt xoắn tinh hoàn với các nguyên nhân đau bìu
cấp khác.

Hình 1.6: Hình ảnh siêu âm Doppler tinh hoàn bình thường
16

Hình 1.7: Hình ảnh Doppler xoắn tinh hoàn giai đoạn sớm
(Không có tín hiệu mạch trong nhu mô tinh hoàn, phản hồi âm bình thường)

Hình 1.8: Hình ảnh siêu âm Doppler xoắn tinh hoàn muộn
(Phản hồi âm không đồng nhất, tăng tín hiệu mạch xung quanh tinh hoàn)
17

1.3.6. Chẩn đoán xác định xoắn tinh hoàn


- Chẩn đoán xác định xoắn tinh hoàn dựa vào các dấu hiệu lâm sàng là chính
với thể điển hình thường gặp ở tuổi dậy thì với các triệu chứng:
+ Cơ năng: đau dữ dội đột ngột ở bìu, ống bẹn. Đau lan dọc theo thừng
tinh, ống bẹn đến hố chậu kèm cảm giác buồn nôn hay nôn. Đau liên tục không
thành cơn nhưng mỗi lúc một tăng, sốt ít gặp.
+ Thực thể: bìu sưng to, da bìu có thể đỏ hoặc tím, đôi khi có phù lan rộng
sang bên đối diện . Bệnh nhân rất đau khi chạm vào tinh hoàn. Khám thấy tinh hoàn
nằm cao gần lỗ bẹn nông, mất phản xạ cơ bìu và dấu hiệu prehn âm tính.
+ Siêu âm Doppler mạch thừng tinh thấy có giảm hoặc mất tín hiệu mạch cấp
máu cho tinh hoàn, giúp chẩn đoán xác định đồng thời phân biệt xoắn tinh hoàn với
các triệu chứng đau bìu cấp khác.
1.3.7. Chẩn đoán phân biệt xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn cần phân biệt với các bệnh lý sau:
+ Viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn.
+ Abces tinh hoàn: thường chẩn đoán nhầm với xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ
sinh.
+ U tinh hoàn: bìu to chậm, bệnh nhân có cảm giác đau tức nhẹ ở tinh hoàn.
+ Viêm tinh hoàn do virus quai bị: thường mắc ở tuổi dậy thì. Tinh hoàn
sưng to đau, sốt cao, xuất hiện sau khi bị viêm tuyến nước bọt mang tai do virus
quai bị.
+ Thoát vị bẹn nghẹt: thăm khám kỹ ống bẹn, thừng tinh để phân biệt.
+ Tràn dịch màng tinh hoàn: bìu căng to mọng nước, ít xuất hiện đau.
+ Dãn tĩnh mạch tinh.
1.4. Điều trị xoắn tinh hoàn
Điều trị xoắn thừng tinh hoàn nhằm 2 mục đích tháo xoắn thừng tinh và cố
định tinh hoàn.
- Tháo xoắn ngoài: được Nash mô tả lần đầu tiên vào năm 1893 . Tiến hành
gây tê thừng tinh, phẫu thuật viên đứng đối diện bệnh nhân, nắm tinh hoàn xoắn
18

quay ra ngoài như mở quyển vở nhằm mục đích gỡ xoắn và làm giảm mức độ thiếu
máu của tinh hoàn. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng, dễ thực hiện. Tuy
nhiên không thể xác định chính xác số vòng xoắn, chiều xoắn trong đồng thời
không cố định được tinh hoàn phòng tái phát. Do vậy phương pháp này chỉ nên
được sử dụng nhằm mục đích giảm mức độ thiếu máu cho tinh hoàn và chờ đợi
phẫu thuật, trong quá trình thực hiện phải theo dõi sát bằng siêu âm .
- Phẫu thuật tháo xoắn và cố định tinh hoàn: Khi đã chẩn đoán là xoắn tinh
hoàn thì phải tiến hành phẫu thuật tháo xoắn và cố định tinh hoàn càng sớm càng
tốt, thời gian tốt nhất để có thể bảo tồn tinh hoàn là trước 6 giờ từ khi xuất hiện triệu
chứng đầu tiên. Phẫu thuật được thực hiện càng sớm càng tốt và được coi là một cấp
cứu không trì hoãn. Cố gắng bảo tồn tinh hoàn, tháo xoắn ngay cả khi đến muộn sau
6 giờ và đánh giá kết quả điều trị bằng sự hồng trở lại của tinh hoàn. Ngoài ra còn
có thể cố định tinh hoàn đối diện đề phòng tái phát.
1.5. Tình hình nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn trong và
ngoài nước
Bệnh lý xoắn tinh hoàn đã được biết đến từ lâu, trường hợp xoắn tinh hoàn
đầu tiên được mô tả năm 1840 bởi Delasiauve, năm 1987 Taylor báo cáo trường hợp
xoắn tinh hoàn đầu tiên ở trẻ sơ sinh. Năm 1992 Colt mô tả một trường hợp xoắn
tinh hoàn phụ. Năm 1952 Dean Moheet ở Dallas là người đầu tiên đề xuất phương
pháp điều trị phẫu thuật đơn giản ít xâm lấn, mở nhỏ ở bìu tháo xoắn và cố định tinh
hoàn, ông cũng đề xuất cố định tinh hoàn đối diện tránh xoắn thứ phát. Theo thống
kê ở Mỹ năm 1998, nghiên cứu tất cả các trường hợp được chẩn đoán là xoắn tinh
hoàn trong độ tuổi từ 1-25, có 2248 trường hợp được mô tả thì tỷ lệ phải cắt bỏ tinh
hoàn chiếm 34%, ở Anh thống kê hàng năm tỷ lệ xoắn tinh hoàn khoảng 4.5/1000
nam giới .
Ở nước ta, trong thời gian gần đây bệnh lý xoắn tinh hoàn đã được chú ý
nhiều hơn, tuy nhiên chỉ ở các trung tâm phẫu thuật lớn. Việc phổ biến kinh nghiệm
chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn chưa được rộng rãi, nhất là ở các tuyến y tế xa
19

trung tâm. Ngay cả ở các bệnh viện trung tâm, tỷ lệ bệnh nhân phải cắt tinh hoàn do
xoắn để muộn vẫn còn cao.
Tại Bệnh viện Bình Dân trong 2 năm từ 2008 – 2010 có 49 trường hợp được
chẩn đoán là xoắn tinh hoàn và điều trị tại khoa nam học. Tuổi trung bình của các
bệnh nhân là 22 tuổi, trong đó nhóm từ 16-21 lớn nhất với 24 trường hợp chiếm
48.98%. Thời gian từ khi có triệu trứng đau đến khi đến viện là 141.26 ± 22.13 giờ.
Chỉ có 1 trường hợp được chẩn đoán đúng là xoắn tinh hoàn, còn lại đều được chẩn
đoán là viêm tinh hoàn và đã được điều trị nội khoa. Tỷ lệ bảo tồn tinh hoàn là
14.3% . Tại Bệnh viện Việt Đức, theo dõi 63 trường hợp xoắn tinh hoàn dược điều
trị, tuổi trung bình là 22 tuổi, thời gian đến khám trung bình là 145.27 giờ. Siêu âm
chẩn đoán đúng 59/63 trường hợp (93.65%). Tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn 84.1% (53/63
bệnh nhân) .
Trước thực trạng thiếu thông tin về chẩn đoán và điều trị, dẫn đến tỷ lệ cắt
bỏ tinh hoàn do xoắn tinh hoàn để muộn còn cao, do vậy cần có một nghiên cứu
đầy đủ nhằm rút ra kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị và đưa ra các khuyến cáo
giúp chẩn đoán sớm xoắn tinh hoàn, hạn chế cắt bỏ tinh hoàn do xoắn để muộn.
20

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Có 30 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là xoắn tinh hoàn và được điều trị
phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An từ tháng 1 năm 2017 đến
tháng 12 năm 2020.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên những bệnh nhân được lựa chọn phù
hợp với những tiêu chuẩn sau:
- Lâm sàng: BN được khám và mô tả triệu chứng lâm sàng trong hồ sơ bệnh
án với chẩn đoán là xoắn tinh hoàn.
- Cận lâm sàng: BN được làm siêu âm Doppler mạch thừng tinh xác định chẩn
đoán xoắn tinh hoàn trước mổ.
- Bệnh nhân được chẩn đoán phẫu thuật là xoắn tinh hoàn.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những bệnh nhân không có chẩn đoán xác định là xoắn tinh hoàn khi phẫu
thuật.
- Những bệnh nhân không đủ dữ liệu nghiên cứu.
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
Sử dụng cỡ mẫu không xác suất (mẫu tiện lợi) bao gồm các bệnh nhân đủ
tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả theo dõi dọc.
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu
+ Khám lâm sàng, chẩn đoán và phân biệt cho các bệnh nhân xoắn tinh
hoàn.
21

+ Siêu âm Doppler mạch thừng tinh đánh giá tín hiệu mạch, phổ mạch trong
nhu mô tinh hoàn.
+ Làm các xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm công thức máu, nhóm
máu.
+ Ghi nhận các diễn biến trong quá trình phẫu thuật: đánh giá kích thước,
màu sắc tinh hoàn, số vòng xoắn, khả năng hồi phục của tinh hoàn sau tháo xoắn.
- Đánh giá kết quả sớm sau mổ (trong thời gian nằm viện): hỏi - khám lâm
sang và siệu âm Doppler tinh hoàn.
- Đánh giá theo dõi xa: BN đến khám lại (100% cho làm siêu âm Doppler
mạch thừng tinh đánh giá tín hiệu mạch nhu mô tinh hoàn.
2.2.3. Kỹ thuật mổ
- Bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản.
- Tư thế nằm ngửa.
- Đường mổ: đường ống bẹn hoặc bìu.
- Phong bế 3-4ml lidocain 0.5% trên ống thừng tinh (gốc bìu) hoặc novocain
0.25% giúp cho sự hồi phục tinh hoàn và làm cho bệnh nhân dễ chịu sau phẫu thuật.
- Đối với đường rạch qua bìu:
+ Dùng ngón tay cái và ngón trỏ ép giữ tinh hoàn ra bìu (Hình 2.1)

Hình 2.1: Rạch da bìu


22

+ Rạch ngang bìu một đoạn (chừng 3-4 cm) thành bìu có thể bị phù nề. Qua
các lớp cơ bìu đi tới màng tinh hoàn có màu tím đen do có máu hoặc dịch máu trong
lớp màng tinh hoàn.
+ Mở lớp màng tinh hoàn, lấy hết dịch màng tinh hoàn và dịch xuất tiết, đánh
giá tình trạng tinh hoàn về màu sắc; nhiệt độ và xác định số vòng xoắn thừng tinh,
nhẹ nhàng tháo xoắn tinh hoàn, ngược chiều với vòng xoắn. Đắp huyết thanh ấm
hay gạc tẩm novocain 0.25%, chờ đợi sau khoảng 10 phút, nhận định tình trạng tinh
hoàn sau tháo xoắn (Hình 2.2).

Hình 2.2: Mở màng tinh hoàn, tháo xoắn


+ Nếu tinh hoàn vẫn tím đen tiết dịch có máu, không thấy mạch đập là
biểu hiện tinh hoàn không bảo tồn được phải cắt bỏ tinh hoàn, hoặc mở lớp bao
tinh hoàn lấy hết tuỷ tinh hoàn để lại vỏ bao tinh hoàn (nếu còn khả năng giữ
lại vỏ bao để có thể thay thế tinh hoàn bằng vật liệu giả - tinh hoàn thay thế).
+ Nếu sau 10 phút, tinh hoàn hồng trở lại, mạch đập rõ, có khả năng bảo tồn,
tiếp tục cầm máu mép màng tinh hoàn đã rạch và lộn màng tinh hoàn 3-4 mũi ra
phía sau tinh hoàn (Hình 2.3).
23

Hình 2.3: Khâu lộn màng tinh hoàn


+ Để đề phòng tái phát, khâu 2 mũi chỉ không tiêu hay chỉ tiêu chậm ở thành
bên và 1 mũi ở thành dưới bao tinh hoàn với lớp cơ Dartos ở thành bìu và vách ngăn
của bìu (Hình 2.4).

Hình 2.4: Khâu cố định tinh hoàn


+ Dù cắt bỏ hay bảo tồn được tinh hoàn bên xoắn cũng nên kết hợp cố định
tinh hoàn đối diện với cơ bìu.
+ Trường hợp cầm máu chưa tốt hoặc có dịch xuất tiết nhiều nên tiến hành
dẫn lưu ổ mổ qua ống dẫn lưu đặt qua phía đáy bìu.
- Hậu phẫu:
+ Theo dõi và điều trị kháng sinh phối hợp.
24

+ Rút ống dẫn lưu 24 - 48 giờ sau phẫu thuật, khi hết dịch.
+ Theo dõi phát hiện xoắn tinh hoàn tái phát khi không cố định hoặc dùng
chỉ tiêu nhanh.
+ Tinh hoàn bảo tồn sau khi tháo xoắn có thể teo nhỏ vì thiếu máu.
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
- Đặc điểm về tuổi: tuổi bệnh nhân được chia thành các nhóm như sau:
+ Nhóm từ 1 tuổi tới 16 tuổi
+ Nhóm từ 16 tuổi tới ≤ 25 tuổi
+ Nhóm từ 26 tuổi tới ≤ 35 tuổi
+ Nhóm > 35 tuổi.
- Thời gian đến khám bệnh: được tính từ lúc xuất hiện triệu chứng đau cho tới khi bệnh
nhân đến khám tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An, được chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm ≤ 6 giờ
+ Nhóm từ 7 giờ tới 24 giờ
+ Nhóm > 24 giờ
- Thời gian khởi phát bệnh:
+ Ban ngày: Từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối
+ Ban đêm: Khoảng thời gian còn lại
- Bên tinh hoàn bị xoắn:
+ Bên phải
+ Bên trái
+ Cả hai bên
- Yếu tố nguy cơ, tiền sử:
+ Nhiều đợt sưng đau tinh hoàn
+ Sau hoạt động thể lực
+ Bệnh lý kèm theo
+ Không rõ tiền sử
- Yếu tố mùa:
25

+ Mùa xuân
+ Mùa hè
+ Mùa thu
+ Mùa đông
- Các triệu chứng lâm sàng.
+ Triệu chứng cơ năng:
 Đau vùng bìu
 Sốt
 Nôn hay buồn nôn
+ Triệu chứng thực thể:
 Tinh hoàn nằm cao trong bìu
 Tinh hoàn sưng to
 Mật độ tinh hoàn
 Phản xạ cơ bìu: được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân nằm ngửa,
đùi hơi dạng ra ngoài, kích thích 1/3 trên ở mặt trong của đùi cùng bên với
bên tinh hoàn đau. Trong trường hợp bình thường, da bìu co dúm lại tinh
hoàn đi lên trên, nếu bìu bên tổn thương không có phản ứng là mất phản xạ.
 Dấu hiệu Prehn: Được phát hiện bằng cách để bệnh nhân ở tư thế
đứng, thầy thuốc dùng tay nâng bìu bên bị bệnh lên, dương tính là khi bệnh
thấy đỡ đau hơn, còn âm tính là khi bệnh nhân thấy đau tăng lên.
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu, nhóm máu, số lượng bạch cầu máu.
- Siêu âm Doppler: kết quả siêu âm Doppler mạch thừng tinh đánh giá còn tín
hiệu mạch hay mất tín hiệu mạch.
2.3.3. Đánh giá tổn thương tinh hoàn trong mổ
- Số vòng xoắn thừng tinh: chia 3 nhóm
+ Nhóm 1: xoắn < 2 vòng
+ Nhóm 2: xoắn 2 - 3 vòng
+ Nhóm 3: xoắn > 3 vòng
26

- Màu sắc tinh hoàn:


+ Tím nhẹ
+ Tím sẫm
+ Hoại tử đen
- Diễn biến trong mổ.
- Quyết định bảo tồn hay cắt bỏ tinh hoàn.
2.3.4. Đánh giá các yếu tố liên quan
- Các nguyên nhân đến khám muộn.
- Liên quan giữa thời gian đến khám, mùa mắc bệnh, nhóm máu, đặc điểm lâm
sàng, tổn thương trong mổ, số vòng xoắn thừng tinh với kết quả phẫu thuật.
2.3.5. Đánh giá kết quả theo dõi sau phẫu thuật
- Thời gian nằm viện: chia 3 nhóm
+ Nhóm 1: ≤ 2 ngày
+ Nhóm 2: 2 – 5 ngày
+ Nhóm 3: > 5 ngày
- Tai biến, biến chứng:
+ Chảy máu
+ Nhiễm trùng vết mổ
+ Hoại tử tinh hoàn
+ Apxe tinh hoàn
2.3.6. Đánh giá theo dõi xa
- BN được khám lại sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng sau phẫu thuật.
- BN được đánh giá về lâm sàng, siêu âm Doppler mạch thừng tinh.
2.4. Đạo đức nghiên cứu
- Đề tài đã được thông qua đề cương tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An.
- Được sự đồng ý của bệnh nhân, giải thích cho người bệnh nguy cơ của bệnh
và sự cần thiết khám lại sau mổ.
- Tuân thủ nguyên tắc giữ bí mật các tài liệu, thông tin của bệnh nhân
nghiên cứu.
27

2.5. Xử lý số liệu
Các số liệu xử lý được ghi chép theo một mẫu bệnh án nghiên cứu, thu thập
lại, các chỉ số nghiên cứu được xử lý theo thuật toán thống kê Y học theo chương
trình SPSS 16.0. So sánh các số liệu: Trung bình ( ), độ lệch chuẩn (s), lấy mức so
sánh có ý nghĩa thống kê với p ≤ 0.05.
28

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng


3.1.1. Phân bố theo độ tuổi bệnh nhân
Trong thời gian từ 1/2017 đến tháng 12/2020 chúng tôi đã lựa chọn được 30
bệnh án của những bệnh nhân xoắn tinh hoàn đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được điều
trị tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An bao gồm 24 bệnh nhân hồi cứu và 6
bệnh nhân tiến cứu.

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n=30)


 Nhận xét
- Tuổi trung bình là 19.65 ± 8.37 tuổi.
- Tuổi cao nhất là 48 tuổi.
- Tuổi thấp nhất là 2 tuổi.
- Độ tuổi mắc bệnh tập trung vào nhóm < 16 tuổi (12/30) chiếm 40% và nhóm
16 - 25 tuổi (13/30) chiếm 44.3%.
29

3.1.2. Thời gian đến khám


Bảng 3.1. Thời gian đến khám
Số bệnh nhân
Thời gian
n Tỷ lệ %
≤ 6 giờ 3 10
7 – 24 giờ 5 16.7
> 24 giờ 22 73.3
Tổng 30 100

 Nhận xét:
- Thời gian đến khám bệnh là khoảng thời gian được tính từ lúc xuất hiện
triệu chứng đau cho tới khi bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An.
- Thời gian đến khám sớm nhất là 1 giờ.
- Thời gian đến khám muộn nhất là 960 giờ, ở một bệnh nhân đau tinh hoàn
cấp và được điều trị nội khoa, đến lúc được chẩn đoán là xoắn tinh hoàn và phải cắt
bỏ tinh hoàn là 40 ngày.
- Thời gian đến khám trung bình là 168 ± 166.8 giờ.
- Nhóm bệnh nhân đến khám muộn sau 24 giờ chiếm phần lớn (22/30)
73.3%.
3.1.3. Thời điểm khởi phát bệnh

Biểu đồ 3.2. Thời điểm khởi phát bệnh (n=27)


30

 Nhận xét:
- Có 27/30 trường hợp có ghi nhận thời điểm khởi phát cơn đau.
- Triệu chứng đầu tiên xuất hiện vào ban ngày gặp ở 11 trường hợp chiếm
40.74%. Còn lại cơn đau xuất hiện đầu tiên vào ban đêm chiếm 59.26% (16/27).
- Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về thời điểm khởi phát bệnh (p
> 0.05).
3.1.4. Các nguyên nhân đến khám muộn
Bảng 3.2. Các nguyên nhân đến khám muộn (n=30)
Nguyên nhân Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Đau không rõ ràng 4 13.34
Đã nằm điều trị ở tuyến trước 19 63.33
Nguyên nhân do người bệnh 7 23.33
Tổng 30 100

 Nhận xét:
- Nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân phẫu thuật muộn đó là đã được
điều trị ở tuyến trước chiếm 63.33% (19/30).
- Một nguyên nhân khác là do người bệnh có triệu chứng đau nhưng tự trì
hoãn đến khám chiếm 23.33% (7/30).
3.1.5. Phân bố bệnh theo yếu tố nguy cơ
Bảng 3.3. Các yếu tố nguy cơ của xoắn tinh hoàn
Các yếu tố nguy cơ Số bệnh Tỷ lệ %
nhân
Không rõ 21 70.00
Nhiều đợt sưng đau tinh hoàn, viêm timh hoàn 6 20.00
Sau hoạt động thể lực 2 6.67
Tiền sử phẫu thuật vùng bẹn bìu 0 0.00
Bệnh lý bẩm sinh vùng bẹn bìu 1 3.33
Tổng 30 100
31

 Nhận xét:
- Đa số bệnh nhân xoắn tinh hoàn không rõ nguyên nhân chiếm 70.00%
(21/30).
- Không thấy trường hợp nào bị xoắn tinh hoàn/ BN có mổ cũ vùng bẹn-bìu
cùng bên (0%).
3.1.6. Phân bố bệnh theo mùa

Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh theo mùa


 Nhận xét:
- Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào mùa đông (17/30) chiếm 56.7%.
- Mùa hè và mùa xuân có tỷ lệ mắc ít hơn; mùa xuân (5/30) chiếm 16.7%,
mùa hè (7/30) chiếm 23.3%.
- Mùa thu có tỷ lệ mắc thấp nhất, chỉ có một trường hợp chiếm 3.3%.
- Tỷ lệ mắc bệnh vào mùa đông – xuân cao hơn mùa hè – thu, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.
3.1.7. Các triệu chứng lâm sàng
Bảng 3.4. Các triệu chứng lâm sàng (n=30)
Triệu chứng lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Đau vùng bìu 30 100
Sốt 2 6.67
Nôn hay buồn nôn 4 13.33
Tinh hoàn nằm cao trong bìu 30 100
Tinh hoàn sưng to 30 100
Mật độ tinh hoàn cứng chắc 30 100
32

 Nhận xét:
- Đau cấp tính ở tinh hoàn là triệu chứng gặp ở 30/30 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
100% các trường hợp.
- Sốt không phải là dấu hiệu phổ biến ở những bệnh nhân này khi chỉ có 2/30
bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ chiếm tỷ lệ 6.67%.
- Ngoài ra cũng có thể gặp các triệu trứng như nôn hay buồn nôn (4/30) chiếm
tỷ lệ 13.33%.
- Các dấu hiệu lâm sàng như tinh hoàn nằm cao trong bìu, tinh hoàn sưng to
và mật độ cứng chắc cũng gặp ở 100% các trường hợp.
3.1.8. Dấu hiệu Prehn và phản xạ cơ bìu
Bảng 3.5. Dấu hiệu Prehn (n=21)
Dấu hiệu Prehn Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Dương tính 3 14.3
Âm tính 18 85.7
Tổng 21 100

Bảng 3.6. Phản xạ cơ bìu (n= 21)


Phản xạ cơ bìu Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Bình thường 1 4.8
Giảm, mất phản xạ cơ bìu 20 95.2
Tổng 21 100

 Nhận xét:
- Trong các hồ sơ bệnh án nghiên cứu, chỉ có 21/30 hồ sơ có mô tả đầy đủ
hai dấu hiệu này.
- Dấu hiệu prehn âm tính có ở 18/21 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 85.7%.
- Mất phản xạ cơ bìu thấy ở 20/21 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 95.2%.
33

3.1.9. Kết quả siêu âm Doppler mạch thừng tinh

Biểu đồ 3.4. Kết quả siêu âm Doppler mạch thừng tinh


 Nhận xét
- Kết quả siêu âm Doppler mạch thừng tinh chẩn đoán đúng là xoắn tinh
hoàn trong 27/30 trường hợp (chiếm 90%).
- Có 3 trường hợp siêu âm chẩn đoán nhầm là viêm tinh hoàn vẫn có tín hiệu
mạch (chiếm 10%).
- Tất cả các trường hợp chẩn đoán là xoắn tinh hoàn trên siêu âm thì đều phù
hợp với kết quả phẫu thuật.
3.1.10. Bên tinh hoàn xoắn
Bảng 3.7. Bên tinh hoàn xoắn (n=30)
Bên tinh hoàn bị xoắn Bệnh nhân Tỷ lệ %
Bên phải 5 16.7
Bên trái 25 83.3
Cả hai bên 0 0
Tổng 30 100
 Nhận xét:
- Đa số các trường hợp xoắn tinh hoàn gặp ở bên trái (25/30), chiếm tỷ lệ
83.3%.
- Xoắn tinh hoàn bên phải gặp ít hơn (5/30) chiếm tỷ lệ 16.7%.
- Không có trường hợp nào xoắn cả hai bên.
34

- Tỷ lệ gặp xoắn tinh hoàn ở bên trái cao hơn so với tinh hoàn phải, khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.
3.1.11. Kết quả xét nghiệm bạch cầu máu
Bảng 3.8. Kết quả xét nghiệm bạch cầu máu (n=30)
Bạch cầu máu Số bệnh nhân Tỷ lệ %
< 10 G/L 11 36.7
≥ 10 G/L 19 63.3
Tổng 30 100

 Nhận xét:
- Xét nghiệm bạch cầu máu tăng gặp ở 19/30 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 63.3%.
3.1.12. Kết quả giải phẫu bệnh
- Tất cả các trường hợp cắt bỏ tinh hoàn đều được làm giải phẫu bệnh với kết
quả 100% (23/23) trả lời là hoại tử tinh hoàn.
3.1.13. Số vòng xoắn thừng tinh
Bảng 3.9. Số vòng xoắn thừng tinh
Số vòng xoắn Số bệnh nhân Tỷ lệ %

≤ 1 vòng 7 23.33
1 - 2 vòng 17 56.67
> 2 vòng 6 20
Tổng 30 100

 Nhận xét:
- Số vòng xoắn trung bình là 1.85 ± 0.6 vòng.
- Số vòng xoắn ít nhất là 0.5 vòng.
- Số vòng xoắn nhiều nhất là 3 vòng.
- Thừng tinh xoắn 1 -2 vòng chiếm phần lớn các trường hợp (17/30) chiếm
56.67%.
35

3.1.14. Đánh giá tổn thương trong mổ


Bảng 3.10. Đánh giá tổn thương trong mổ
Hình thái tổn thương
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
tinh hoàn
Tím nhẹ 3 10
Tím sẫm 12 40
Hoại tử đen 15 50
Tổng 30 100

 Nhận xét:
- Màu sắc tinh hoàn trước khi tháo xoắn được phẫu thuật viên mô tả trong
quá trình phẫu thuật. Tinh hoàn từ tím nhẹ đến tím sẫm và hoại tử đen.
- Tinh hoàn tím sẫm và hoại tử đen chiếm đa số 27/30 ( chiếm 90%).
3.2. Kết quả điều trị phẫu thuật

Biểu đồ 3.5. Kết quả phẫu thuật


 Nhận xét
- Tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn do xoắn là 76.7% (23/30).
- Tỷ lệ bảo tồn tinh hoàn là 23.3% (7/30).
36

3.3. Các yếu tố liên quan


3.3.1. Liên quan giữa thời gian đến khám và kết quả phẫu thuật
Bảng 3.11. Liên quan giữa thời gian đến khám và kết quả phẫu thuật
Kết quả phẫu thuật
Thời gian đến
Cắt Bảo tồn
khám
N % N %

≤ 6 giờ 0 0 3 100
6- 24 giờ 2 38.46 3 61.54
> 24 giờ 21 88.24 1 11.76
Tổng 23 7

 Nhận xét:
- Nhóm bệnh nhân đến khám sớm trước 6 giờ thì tỷ lệ bảo tồn tinh hoàn là
100%.
- Nhóm bệnh nhân đến khám 6 - 24 giờ thì tỷ lệ bảo tồn là 61.54%.
- Nhóm bệnh nhân đến muộn sau 24 giờ thì tỷ lệ bảo tồn được tinh hoàn chỉ
là 11.76%.
- Tỷ lệ bảo tồn tinh hoàn của nhóm bệnh nhân đến khám sớm trước 6 giờ
cao hơn hai nhóm còn lại, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (với p < 0.05).
3.3.2. Liên quan giữa số vòng xoắn thừng tinh và kết quả phẫu thuật
Bảng 3.12. Liên quan giữa số vòng xoắn thừng tinh và kết quả phẫu thuật
Số vòng xoắn Kết quả phẫu thuật
Cắt Bảo tồn
N % N %
≤ 1 vòng 2 64.86 5 35.14
1 - 2 vòng 15 88.24 2 11.76
> 2 vòng 5 83.33 1 16.67
Tổng 23 7
37

 Nhận xét:
- Nếu số vòng xoắn thừng tinh ≤ 1 vòng thì tỷ lệ bảo tồn tinh hoàn cao nhất
chiếm 35.14%.
- Tỷ lệ bảo tồn được tinh hoàn giảm dần khi số vòng xoắn thừng tinh tăng
lên. Nếu thừng tinh xoắn trên 2 vòng thì chỉ có 1 trường hợp bảo tồn được tinh hoàn
(BN đến được mổ sớm trước 6 giờ).
3.3.3. Liên quan giữa tổn thương đại thể và kết quả phẫu thuật
Bảng 3.13. Liên quan giữa tổn thương đại thể và kết quả phẫu thuật
Tổn thương Kết quả phẫu thuật
tinh hoàn Cắt Bảo tồn
n % N %
Tím nhẹ 0 0 3 100
Tím sẫm 8 66.67 4 33.33
Tím đen 15 100 0 0
Tổng 23 7
 Nhận xét:
- 100% tinh hoàn xoắn màu tím đen phải cắt bỏ (15/15).
- Tỷ lệ màu tinh hoàn tím sẫm bị cắt bỏ khá cao 8/12 ( chiếm 66.67%).
- Nếu tinh hoàn được đánh giá ban đầu là tím nhẹ (n = 3) thì tỷ lệ bảo tồn là
100%.
3.4. Kết quả theo dõi sớm sau mổ
3.4.1. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật
Bảng 3.14. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật
Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ %
≤ 2 ngày 7 23.33
2 - 5 ngày 20 66.67
> 5 ngày 3 10
Tổng 30 100
38

 Nhận xét:
- Thời gian điều trị trung bình: 3.63 ± 1.50 ngày.
- Thời gian điều ngắn nhất: 2 ngày.
- Thời gian điều trị dài nhất: 7 ngày.
- Đa số bệnh nhân nằm viện trong khoảng 2 - 5 ngày (20/30) chiếm 66.7%.
3.4.2. Tai biến và biến chứng sau phẫu thuật
Bảng 3.15. Tai biến và biến chứng sau phẫu thuật
Tai biến, biến chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Chảy máu 0 0
Nhiễm trùng vết mổ 1 3.3
Hoại tử tinh hoàn 0 0
Áp xe tinh hoàn 0 0
Tổng 1 3.3
 Nhận xét:
- Tai biến biến chứng ít gặp, chỉ có 1/30 trường hợp nhiễm trùng vết mổ
chiếm 3.3%.
- Không có trường hợp nào hoại tử hay áp xe tinh hoàn thứ phát sau phẫu
thuật.
3.4.3. Kết quả siêu âm sau mổ tháo xoắn tinh hoàn (n = 7)
Bảng 3.16. Kết quả siêu âm sau mổ tháo xoắn tinh hoàn
Kết quả siêu âm Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Còn tín hiệu mạch 7 100
Không có tín hiệu mạch 0 0

 Nhận xét:
Tất cả bệnh nhân trong nhóm bảo tồn tinh hoàn được ghi nhận có siêu âm
Doppler mạch thừng tinh 24 giờ sau mổ tháo xoắn, kết quả 100% trường hợp có
phổ mạch trong nhu mô tinh hoàn bình thường.
39

3.5. Kết quả theo dõi xa sau tháo xoắn


3.5.1. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật
Bảng 3.17. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật (n=21)
Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ %
< 1 tháng 5 23.80
1 - 3 tháng 3 14.29
3 - 6 tháng 4 19.05
> 6 tháng 9 42.86
Tổng 21 100

 Nhận xét:
- Số bệnh nhân được khám lại sau phẫu thuật là 21 bệnh nhân chiếm 70%.
- Thời gian theo dõi sau mổ trung bình: 4.5 ± 0.6 tháng.
- Thời gian theo dõi ngắn nhất: 1 tháng.
- Thời gian theo dõi dài nhất: 9 tháng.
3.5.2. Kết quả khám lâm sàng sau mổ
Bảng 3.18. Kết quả khám lâm sàng nhóm cắt bỏ tinh hoàn sau mổ (n=15)
Nhóm cắt bỏ tinh hoàn
Triệu chứng lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Đau bìu 1 6.67
Teo tinh hoàn đối bên 0 0

Bảng 3.19. Kết quả khám lâm sàng nhóm bảo tồn tinh hoàn sau mổ (n=6)
Nhóm bảo tồn tinh hoàn
Triệu chứng lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Đau bìu 1 16.67
Teo tinh hoàn bảo tồn 1 16.67
Teo tinh hoàn đối bên 0 0
40

 Nhận xét:
- Chúng tôi đã khám lại được 21/30 bệnh nhân, trong đó nhóm bảo tồn tinh
hoàn là 6/7 bệnh nhân, nhóm cắt bỏ tinh hoàn là 15/23 bệnh nhân.
- Trong nhóm cắt bỏ tinh hoàn: đau bìu gặp ở 1/15 trường hợp chiếm 6.67%.
- Trong nhóm bảo tồn:
+ Đau bìu gặp ở 1/6 trường hợp chiếm 16.67%.
+ Teo tinh hoàn bảo tồn gặp ở 1/6 trường hợp chiếm 16.67%.
+ Không có trường hợp nào phát hiện có thay đổi kích thước tinh hoàn đối
bên.
41

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN

4.1. Tuổi bệnh nhân


Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 19.65 ± 8.37 tuổi.
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của Hoàng Long và cộng sự thực hiện tại bệnh
viện Việt Đức 2005 - 2010 là 22 tuổi , tuổi trung bình theo nghiên cứu của Phạm
Văn Hảo thực hiện tại BV Bình Dân 2008 - 2010 là 22 tuổi . Độ tuổi này cũng phù
hợp với các nghiên cứu trước đây cho rằng xoắn tinh hoàn là bệnh lý của trẻ em và
thanh thiếu niên .
Nhóm tuổi mắc bệnh trong nghiên cứu này tập trung vào 2 nhóm tuổi dưới
16 tuổi (12/30) và nhóm tuổi từ 16 - 25 tuổi (13/30 ), phù hợp với các báo cáo
gần đây cho thấy khoảng 26 - 39% các trường hợp xảy ra trên 21 tuổi và trên 10%
xảy ra ở những người trên 31 tuổi .Tuổi thấp nhất trong nghiên cứu này là một cháu
2 tuổi, đến viện vì sưng đau cấp ở bìu kèm nôn và sốt nhẹ, siêu âm nghĩ đến thoát vị
bẹn nghẹt, xoắn tinh hoàn chỉ được chẩn đoán trong mổ. Thời gian gần đây, nhiều
báo cáo của các tác giả tập trung đề cập đến vấn đề xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và
nhũ nhi. Thời gian sớm nhất có thể xoắn tinh hoàn đó là trong thời kỳ bào thai và
ngay sau khi sinh, các rối loạn trong thời kỳ mang thai và khó khăn đẻ đường dưới
được cho là yếu tố thuận lợi gây xoắn. Ở trẻ lớn hơn thì yếu tố thuận lợi đó là có
bệnh lý tinh hoàn không xuống bìu kèm theo. Kết quả ở lứa tuổi này, tỷ lệ cắt bỏ
tinh hoàn và teo tinh hoàn sau tháo xoắn còn rất lớn . Điều đó cho thấy, việc phát
hiện triệu chứng để chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời ở lứa tuổi trẻ nhỏ, trẻ
nhũ nhi là rất khó khăn, đặc biệt trong điều kiện không có đầy đủ các trang thiết bị
hỗ trợ cho chẩn đoán sớm như ở nước ta. Nguy cơ bỏ sót chẩn đoán trong nhóm
tuổi này cao, để lại hậu quả teo tinh hoàn, vô sinh sau này . Tuổi cao nhất trong
nghiên cứu này là 48 tuổi, trong khi đã có báo cáo cho thấy xoắn tinh hoàn gặp ở
người 59 tuổi và 68 tuổi . Điều này cũng cho thấy xoắn tinh hoàn không chỉ là bệnh
lý riêng của trẻ em mà cần phải nghĩ đến xoắn tinh hoàn khi có triệu chứng đau bìu
cấp ở những người trưởng thành ở bất kỳ độ tuổi nào . Đặc biệt ở nhóm bệnh nhân
42

độ tuổi > 25 tuổi, các bệnh nhân có tiền sử viêm tinh hoàn hoặc có ít nhất một lần
sưng đau tinh hoàn rồi tự khỏi nằm phần lớn trong nhóm tuổi này (4/5). Chúng tôi
nhận thấy rằng sự tồn tại của các yếu tố nguy cơ chưa được loại bỏ kết hợp với các
điều kiện thuận lợi sẽ thúc đẩy xoắn tinh hoàn. Vì vậy với các bệnh nhân có biểu
hiện sưng đau cấp tính ở bìu, dù hiện tại hay trong tiền sử đều phải được quan tâm,
vì đây là biểu hiện của xoắn tinh hoàn, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời
sẽ hạn chế tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn.
4.2. Thời gian đến khám
Thời gian đến khám là thời gian tính từ khi bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng
đau cho đến khi bệnh nhân đến viện khám. Mặc dù số vòng xoắn của thừng tinh là
yếu tố quyết định mức độ cắt đứt sự nuôi dưỡng tinh hoàn, tuy nhiên thời gian đến
khám cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới khả năng phải cắt bỏ tinh hoàn.
Theo các tác giả 4 - 8 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên là thời gian vàng để
bảo tồn được tinh hoàn. Sau 8 - 12 giờ nếu cố gắng bảo tồn thì tinh hoàn sẽ teo
nhưng khoảng 4% tinh hoàn sẽ hoại tử và phải cắt bỏ. Nếu đến khám sau 12 giờ thì
75% các trường hợp tinh hoàn sẽ hoại tử và phải cắt bỏ còn sau 24 giờ không còn
khả năng bảo tồn. Thời gian tốt nhất để tinh hoàn có thể được bảo tồn là trước 6 giờ
khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên . Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết bệnh
nhân đến viện muộn với thời gian đến khám trung bình là 168 ± 168.8 giờ, theo
nghiên cứu của Hoàng Long thời gian đến khám trung bình là 145.27 giờ . Như vậy
đa số bệnh nhân đều đến khám muộn, do đó tỷ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn trong nhóm
này còn rất cao. Tuy nhiên trong nhóm bệnh nhân đến khám trước 6 giờ (3 bệnh
nhân) tất cả đều bảo tồn được tinh hoàn. Tỷ lệ bảo tồn tinh hoàn giảm ở nhóm bệnh
nhân đến khám muộn hơn. Tỷ lệ bảo tồn tinh hoàn ở nhóm bệnh nhân đến khám
trước 6 giờ cao hơn các nhóm còn lại, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.
Các nguyên nhân làm cho bệnh nhân đến khám muộn chủ yếu là ở những
trường hợp có khởi phát cơn đau không điển hình, bệnh nhân không chú ý, kèm
theo tâm lý ngại ngùng vì bệnh ở vùng kín. Bệnh nhân chỉ đi khám khi triệu chứng
đau tăng lên hoặc khi đã có dấu hiệu hoại tử tinh hoàn. Một dấu hiệu cơ năng hiếm
43

gặp là biểu hiện cơn đau ban đầu dưới dạng một cơn đau bụng cấp mà không biểu
hiện ở tinh hoàn. Điều này làm cho các bác sỹ lâm sàng thăm khám ban đầu có thể
nhầm lẫn với một trường hợp cấp cứu bụng mà bỏ qua thăm khám tinh hoàn . Một
nguyên nhân phổ biến nữa là bệnh nhân đã đi khám nhưng lại được chẩn đoán là
viêm tinh hoàn, được điều trị nội khoa. Với các bệnh nhân nhỏ tuổi, việc phát hiện
triệu chứng khó khăn hơn, trẻ chỉ được đưa đến viện khi triệu chứng đã rõ ràng và
rầm rộ. Nhiều tác giả đã đưa ra nhận xét về mức độ liên quan giữa tỷ lệ cắt bỏ tinh
hoàn với các yếu tố xã hội như điều kiện kinh tế, trình độ nhận thức, khả năng tiếp
cận với các dịch vụ y tế, vị trí địa lý... Các yếu tố này ảnh hưởng tới thời gian đến
viện khám và ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ cắt hay bảo tồn tinh hoàn. Tuy nhiên, để
làm rõ thêm vấn đề này cần có nghiên cứu đánh giá lớn hơn. Đến khám muộn, chẩn
đoán nhầm và chậm trễ trong điều trị vẫn là những nguyên nhân phổ biến làm kéo
dài thời gian được điều trị của bệnh nhân, làm giảm khả năng bảo tồn tinh hoàn .
Theo AJ Viser, 2003; nguyên nhân chính gây cắt bỏ tinh hoàn là do bệnh nhân đi
khám muộn chiếm 58%, chẩn đoán nhầm chiếm 29%, chậm trễ trong điều trị chiếm
13% . Chính các yếu tố liên quan này làm tăng tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn do xoắn để
muộn. Vì vậy việc phổ biến quy trình chẩn đoán, tuyên truyền nâng cao nhận thức
của đội ngũ nhân viên y tế tuyến cơ sở và mức độ hiểu biết về bệnh của người dân
là yếu tố quan trọng góp phần giảm những biến chứng gây ra do xoắn tinh hoàn.
4.3. Đặc điểm lâm sàng
Cũng giống như các tình trạng đau bìu cấp khác, các triệu chứng và dấu
hiệu lâm sàng như sưng đau cấp tính ở tinh hoàn, khi khám thấy tinh hoàn tăng kích
thước, nằm cao trong bìu và mật độ tinh hoàn cứng chắc là những biểu hiện thường
thấy ở bệnh nhân xoắn tinh hoàn. Trong nghiên cứu này, tất cả các bệnh nhân
nghiên cứu đều có các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng nói trên. Tuy nhiên các dấu
hiệu phổ biến này lại ít đặc hiệu cho chẩn đoán. Ngược lại nếu thăm khám lâm sàng
và khai thác các yếu tố tiền sử không kỹ càng thì các dấu hiệu này sẽ dễ khiến cho
định hướng chẩn đoán sai lầm. Điều này làm khó khăn cho việc phân biệt giữa xoắn
tinh hoàn và các tình trạng đau bìu cấp khác như thoát vị bẹn, viêm tinh hoàn, viêm
44

mào tinh hoàn hay viêm tinh hoàn - mào tinh hoàn . Để phân biệt với các tình trạng
này thì sự thiếu vắng của dấu hiệu nôn hay sốt nhẹ là một dấu hiệu gợi ý đến xoắn
tinh hoàn trước một trạng thái đau bìu cấp tính . Viêm tinh hoàn thường gặp ở lứa
tuổi trưởng thành và có liên quan đến hoạt động tình dục, còn xoắn tinh hoàn phổ
biến ở lứa tuổi thấp hơn . Đề xuất chỉ định siêu âm Doppler mạch thừng tinh là một
phương tiện quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt.
Một dấu hiệu đặc hiệu khác cho xoắn tinh hoàn là mất hoặc giảm phản xạ cơ
bìu. Phản xạ cơ bìu được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân nằm ngửa đùi hơi
dạng ra ngoài, kích thích 1/3 trên ở mặt trong của đùi cùng bên với bên tinh hoàn
đau. Trong trường hợp bình thường, da bìu co dúm lại tinh hoàn đi lên trên, nếu bìu
bên tổn thương không có phản ứng là mất phản xạ. Mất hoặc giảm phản xạ cơ bìu
có độ đặc hiệu đối với xoắn tinh hoàn là 100% . Hay dấu hiệu Prehn âm tính cũng là
một dấu hiệu đặc hiệu cho xoắn tinh hoàn. Dấu hiệu này được thực hiện bằng cách
để bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, thầy thuốc dùng tay nhẹ nhàng nâng bìu bên bị
bệnh lên. Dấu hiệu dương tính khi khi bệnh nhân thấy đỡ đau hơn còn ngược lại
bệnh nhân đau tăng lên là dấu hiệu âm tính. Trong nghiên cứu này thông tin về phản
xạ cơ bìu hay dấu hiệu Prehn trong hồ sơ bệnh án không được ghi nhận đầy đủ. Chỉ
có 21/30 hồ sơ có ghi nhận có phản xạ cơ bìu và dấu hiệu prehn. Dấu hiệu prehn âm
tính gặp ở 18/21 trường hợp chiếm 85.7%, giảm hay mất phản xạ cơ bìu gặp ở
20/21 trường hợp chiếm 95.2%. Hai dấu hiệu này rất đặc hiệu cho chẩn đoán, tuy
nhiên hai dấu hiệu này phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người khám, ngoài ra
chỉ có giá trị khi bệnh nhân đến khám sớm. Còn khi bệnh nhân đến viện muộn sau
vài ngày khi đã có biểu hiện hoại tử tinh hoàn thì dấu hiệu này không còn rõ ràng
nữa. Vì vậy nếu không phát hiện được hai dấu hiệu này thì cũng không được loại
trừ chẩn đoán xoắn tinh hoàn .
Chúng tôi nhận thấy rằng nếu tuân thủ theo đúng trình tự khám lâm sàng có
thể giúp cho thầy thuốc định hướng được xem liệu có xoắn tinh hoàn hay không.
Điều này sẽ giúp cho thầy thuốc có một thái độ xử trí hợp lý khi đứng trước một
bệnh nhân đến khám vì triệu chứng đau bìu cấp, tránh được tình trạng bỏ sót
45

bệnh hay tình trạng điều trị quá mức không cần thiết. Điều này sẽ đặc biệt quan
trọng khi ở các tuyến cơ sở không có siêu âm Doppler màu. Với các trường hợp
nghi ngờ chưa loại trừ được xoắn tinh hoàn, thì việc chỉ định mổ thăm dò là cần
thiết để hạn chế việc bỏ sót chẩn đoán và rút ngắn thời gian thiếu máu cho tinh
hoàn .
4.4. Các yếu tố liên quan của xoắn tinh hoàn
4.4.1. Các yếu tố nguy cơ
Phần lớn các trường hợp không rõ nguyên nhân. Có 06 trường hợp xoắn tinh
hoàn xảy ra trên bệnh nhân có tiền sử ít nhất một lần sưng đau bìu đột ngột. Qua
khai thác yếu tố tiền sử này, chúng tôi nhận thấy dấu hiệu đau này thường không dữ
dội và chỉ kéo dài trong vài giờ sau đó tự khỏi, vì vậy bệnh nhân không đến viện
khám. Có thể đó là do cấu trúc giải phẫu, các phương tiện cố định tinh hoàn lỏng
lẻo, gây xoắn vặn thừng tinh, sau đó tự tháo xoắn, hoặc do cấu tạo giải phẫu riêng
mà mức độ thiếu máu, hoại tử tinh hoàn muộn hơn dẫn đến triệu chứng ở những
trường hợp này không rầm rộ . Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều bằng chứng để xác
định cụ thể vấn đề này. Có 05 trường hợp xoắn tinh hoàn xảy ra trên bệnh nhân có
bất thường về giải phẫu vùng bẹn bìu như thoát vị bẹn hay tinh hoàn ẩn. Xoắn tinh
hoàn được cho là do phản xạ co cơ bìu đột ngột xảy ra trên những cơ thể có bất
thường về giải phẫu vùng bẹn bìu. Đã có nhiều báo cáo nêu lên mối liên quan giữa
các bệnh lý bẩm sinh vùng bẹn bìu với xoắn tinh hoàn. Ở bệnh nhân có thoát vị bẹn,
các tác giả cho rằng cơ chế gây xoắn là do sự di chuyển lên xuống của khối thoát vị
sẽ kích thích phản xạ co bóp bất thường của cơ bìu , ngoài ra sự chèn ép của khối
thoát vị nghẹt cũng gây hoại tử tinh hoàn . Trong nghiên cứu này có 02 trường hợp
xoắn tinh hoàn ở bệnh nhân có tinh hoàn không xuống bìu. Tinh hoàn không xuống
bìu gặp ở 3 – 5% trẻ sơ sinh, xoắn tinh hoàn ở bệnh nhân tinh hoàn không xuống
bìu là một cấp cứu ít gặp . Tuy nhiên tinh hoàn không xuống bìu là một yếu tố thuận
lợị của xoắn tinh hoàn đã được xác định . Cần phải nghĩ đến xoắn tinh hoàn khi có
dấu hiệu đau cấp ở vùng bẹn bìu trên bệnh nhân có tinh hoàn không xuống bìu, việc
thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng sẽ hạn chế bỏ sót trong chẩn đoán, đặc biệt là đối với
46

những bệnh nhân nhi . Có 02 trường hợp xoắn tinh hoàn khởi phát sau khi bệnh
nhân có hoạt động thể lực nặng như sau đá bóng, chạy bộ hay khuân vác nặng.
Chưa có nhiều báo cáo về các trường hợp tương tự. Có thể hoạt động thể lực nặng
làm tăng co bóp của cơ bìu bao phủ quanh thừng tinh và tinh hoàn cùng với hệ
thống đường dẫn tinh nên đã dẫn đến hiện tượng xoắn vặn thừng tinh và tinh hoàn
trên một cơ địa có các bất thường về giải phẫu các bộ phận cố định tinh hoàn trong
bìu, như bất thường hình “con lắc chuông” của hệ thống mạc bìu.
4.4.2. Sự liên quan theo mùa trong năm
Các nghiên cứu ở Anh và ở Nhật Bản đã khẳng định mối liên quan giữa thời
tiết lạnh và nhiệt độ áp suất khí quyển thấp với xoắn tinh hoàn. Hai nghiên cứu đánh
giá mối liên quan giữa các yếu tố thời tiết với xoắn tinh hoàn tại hai vùng của nước
Mỹ là vùng Đông Nam và vùng Đông Bắc cũng cho kết quả tương tự . Theo nghiên
cứu ở Đài Loan và Braxil trên số lượng lớn bệnh nhân và trong thời gian dài, các tác
giả đã thấy được sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh theo mùa, tỷ lệ mắc bệnh vào mùa
đông cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các mùa còn lại . Gần hơn, đã
có nghiên cứu khẳng định, sự dao động nhiệt độ không khí trong ngày cũng là yếu
tố thúc đẩy xoắn tinh hoàn. Những mùa có tỷ lệ dao động nhiệt độ trong ngày cao
trên 6ºC thì nguy cơ xoắn tinh hoàn cao gần gấp 2 lần so với nhóm có sự dao động
nhiệt trong ngày thấp hơn 6ºC . Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa, nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23.6ºC, độ ẩm và lượng mưa
khá lớn do chịu ảnh hưởng của biển. Khí hậu của miền Trung Việt Nam khá tiêu
biểu của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa
đông khá lớn, dao động nhiệt trong ngày cũng rất cao, nhất là vào mùa đông. Nhiệt
độ trung bình của mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) là 29.2ºC trong khi đó nhiệt độ
trung bình về mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau) chỉ là 15.2ºC . Chúng tôi
suy luận rằng với sự thay đổi về nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn như vậy sẽ
làm cho phản xạ co cơ bìu mạnh mẽ là một yếu tố thuận lợi cho xoắn tinh hoàn xảy
ra hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ xoắn tinh hoàn vào mùa
47

đông chiếm tỷ lệ cao nhất (17/30) và sự khác biệt về tỷ lệ này giữa mùa đông và các
mùa còn lại là có ý nghĩa thống kê.
4.4.3. Các yếu tố liên quan khác
- Thời gian khởi phát bệnh: Chúng tôi chia khoảng thời gian trong ngày làm
hai thời điểm ngày và đêm. Trong đó ban ngày từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối, ban đêm
vào khoảng thời gian còn lại. Kết quả thời gian khởi phát bệnh vào ban ngày chiếm
40.74% (11/27), khởi phát bệnh vào ban đêm chiếm 59.26% (16/27). Không tìm
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thời điểm khởi phát bệnh và tỷ lệ mắc
bệnh. Cũng chưa có nghiên cứu nào nêu lên mối quan hệ này. Tuy nhiên, theo
chúng tôi, thời điểm khởi phát bệnh còn phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ theo từng
thời gian cụ thể trong năm, do vậy chưa thể đưa ra kết luận về vấn đề này.
- Xét nghiệm bạch cầu máu: Bạch cầu máu tăng trong 19/30 trường hợp
chiếm 63.3%. Giữa nhóm bạch cầu máu tăng trên 10G/L và nhóm bạch cầu máu thấp
hơn 10G/L không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bạch cầu máu không được coi
là yếu tố có giá trị trong chẩn đoán, giúp khẳng định có xoắn tinh hoàn hay không.
Trong trường hợp đến khám sớm, tăng bạch cầu máu kết hợp với xét nghiệm nước
tiểu thấy có bạch cầu trong nước tiểu chứng tỏ dấu hiệu viêm tinh hoàn, có thể coi đó
là một yếu tố giúp phân biệt viêm với xoắn tinh hoàn .
- Bên tinh hoàn xoắn: Trong nghiên cứu này xoắn tinh hoàn gặp nhiều ở bên
trái với 83.3%, bên phải ít hơn với 16.7%. Không có trường hợp nào oắn cả 2 bên.
Các nghiên cứu của Yang Chao 2011 và Pan, F. 2012 cũng cho kết luận tương tự.
4.5. Vai trò của siêu âm Doppler trong chẩn đoán sớm xoắn tinh hoàn
Ngoài các triệu chứng lâm sàng, tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An còn sử
dụng siêu âm Doppler màu để xác định và phân biệt xoắn tinh hoàn với các trạng
thái đau bìu cấp khác. Trước một tình trạng đau bìu cấp, với các triệu chứng và dấu
hiệu lâm sàng không đặc hiệu, việc phải nhanh chóng đưa ra chẩn đoán xác định
nhằm rút ngắn thời gian điều trị là tối quan trọng, nhất là với xoắn tinh hoàn. Siêu
âm Doppler mạch thừng tinh là phương tiện chẩn đoán có giá trị, giúp chẩn đoán
xác định và phân biệt xoắn tinh hoàn với các trạng thái đau bìu cấp khác . Với nhiều
48

ưu điểm; thời gian thực hiện nhanh chóng, giá trị chẩn đoán cao, mô tả rõ ràng hình
thái giải phẫu đồng thời đánh giá và theo dõi được sự biến đổi theo thời gian . Theo
nhiều tác giả thì ở người lớn siêu âm màu có độ nhạy là 86% và độ đặc hiệu là
100% trong việc chẩn đoán xoắn tinh hoàn . Tuy nhiên ở trẻ em, siêu âm Doppler
màu lại có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn nhiều so với ở người lớn . Dấu hiệu đặc
hiệu cho xoắn tinh hoàn trên siêu âm Doppler màu có dòng chảy là mất tín hiệu
mạch trong nhu mô tinh hoàn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, siêu âm Doppler
giúp chẩn đoán đúng 27 trong 30 trường hợp chiếm 90%. Có 3/30 trường hợp siêu
âm chẩn đoán sai chiếm 10%. Các trường hợp siêu âm chẩn đoán là xoắn tinh hoàn
thì đều phù hợp với chẩn đoán phẫu thuật. Trong cả 3 trường hợp siêu âm chẩn đoán
nhầm là viêm tinh hoàn có tăng tín hiệu mạch, trên lâm sàng BN đau quặn thắt từng
cơn có lẽ do bán xoắn tinh hoàn, chúng tôi quyết định mổ phát hiện có xoắn tinh
hoàn trong mổ.
Năm 2004, DF Bentley đưa ra báo cáo về các trường hợp âm tính giả trên siêu âm
Doppler, trên đánh giá siêu âm vẫn mô tả là có dòng chảy, song kết quả phẫu thuật
lại chứng tỏ có xoắn thừng tinh. Tác giả cho rằng các yếu tố giải phẫu trong từng
trường hợp cụ thể sẽ giúp tinh hoàn vẫn được nuôi dưỡng mặc dù thừng tinh đã
xoắn vặn . Cũng giống như trong nghiên cứu của chúng tôi, trong nhóm bệnh nhân
này các bác sỹ lâm sàng đều chỉ định mổ dựa vào các theo dõi trên lâm sàng. Điều
này cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa lâm sàng và cận lâm sàng mà người thầy
thuốc phải vận dụng nó một cách linh hoạt và hài hòa trong thực hành lâm sàng,
thăm khám lâm sàng sẽ giúp định hướng cho siêu âm. Với các ưu điểm của mình,
việc cho siêu âm Doppler bìu hàng loạt đối với các tình trạng đau bìu cấp là rất quan
trọng, đó là một yếu tố giúp chẩn đoán sớm đồng thời cũng là tiêu chuẩn giúp phẫu
thuật viên quyết định can thiệp sớm hay muộn, ảnh hưởng tới kết quả điều trị xoắn
tinh hoàn.

4.6. Đánh giá tình trạng tổn thương tinh hoàn trong mổ
49

Cho dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định bảo tồn hay cắt bỏ tinh
hoàn thì những đánh giá trong mổ vẫn là một yếu tố quyết định. Mối quan tâm của
phẫu thuật viên khi đánh giá tình trạng tinh hoàn đó là hình thái của tinh hoàn (màu
sắc, kích thước, số vòng xoắn của thừng tinh) và mức độ hồi phục của tinh hoàn sau
tháo xoắn. Tất cả các trường hợp đều được thực hiện nghiệm pháp nhỏ lidocain và
đắp huyết thanh nóng, theo dõi trong 10 – 20 phút. Nếu sau đó tinh hoàn hồng trở
lại, mạch thừng tinh đập trở lại thì sẽ quyết định bảo tồn tinh hoàn. Ngược lại sau
khi tháo xoắn và làm nghiệm pháp lidocain và đắp huyết thanh ấm mà không thấy
tinh hoàn hồng trở lại thì sẽ quyết định cắt bỏ tinh hoàn.
Mức độ hoại tử của tinh hoàn về mặt đại thể được biểu hiện ở màu sắc của
tinh hoàn với 3 mức độ tím nhẹ, tím sẫm và hoại tử đen. Trong nghiên cứu này, chỉ
ở nhóm bệnh nhân được đánh giá là tinh hoàn tím nhẹ thì tinh hoàn mới có khả
năng hồi phục. Tỷ lệ bảo tồn ở nhóm này là 100% (3/3) trường hợp). Nhóm được
đánh giá là tinh hoàn tím sẫm chỉ bảo tồn được 33.33% (4/12), còn nhóm hoại tử
đen thì 100% (8/8) phải cắt bỏ tinh hoàn. Quyết định cắt bỏ tinh hoàn của bệnh
nhân trong mổ có hợp lý hay không được được khẳng định lại bằng chẩn đoán giải
phẫu bệnh sau mổ. Trong số 23 bệnh nhân cắt bỏ tinh hoàn thì 100% các trường hợp
được chẩn đoán giải phẫu bệnh là hoại tử nhu mô tinh hoàn. Kết quả này hoàn toàn
phù hợp với chẩn đoán trong mổ của phẫu thuật viên, điều này cho thấy đánh giá
của phẫu thuật viên về quyết định cắt hay bảo tồn tinh hoàn là quan trọng và đáng
tin cậy.
Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến khả năng bảo tồn tinh hoàn đó
là số vòng xoắn của thừng tinh. Yếu tố này cùng với yếu tố thời gian đến khám là
hai yếu tố tối quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Mức độ xoắn của thừng
tinh quyết định mức độ thiếu máu của tinh hoàn. Trong nhóm bệnh nhân thừng tinh
xoắn ≤ 1 vòng thì tỷ lệ bảo tồn tinh hoàn cao nhất 35.14%, nhóm bệnh nhân có số
vòng xoắn thừng tinh trên 3 vòng thì tỷ lệ cắt bỏ là 100%. Tác giả Sessions AE,
2002 cũng đã đưa ra những đánh giá tương tự, khẳng định mối tương quan giữa số
vòng xoắn của thừng tinh và thời gian đến khám với tỷ lệ bảo tồn của tinh hoàn, tỷ
50

lệ bảo tồn tinh hoàn giảm khi số vòng xoắn thừng tinh tăng . Mặc dù có nhiều yếu
tố đánh giá và tiên lượng khả năng bảo tồn tinh hoàn, nhưng theo chúng tôi, đánh
giá về đại thể dựa vào mức độ hồng trở lại của tinh hoàn vẫn đáng tin cậy và quan
trọng, nhất là trong điều kiện không có nhiều phương tiện hỗ trợ. Một quyết định
nữa làm cho các phẫu thuật viên phải lưu tâm trong trường hợp cắt bỏ hay bảo tồn
tinh hoàn là có nên cố định tinh hoàn đối diện hay không. Mục đính của việc cố
định tinh hoàn đối diện nhằm tránh khả năng xoắn tiếp theo của tinh hoàn đối bên,
trong khi đã có chứng minh về cấu trúc giải phẫu tương đồng ở hai bên tinh hoàn.
Các tác giả cho rằng việc cố định này là cần thiết vì lợi ích là hạn chế khả năng
xoắn tiếp theo ở tinh hoàn đối bên, ngoài ra tổn thương gây ra do cố định tinh hoàn
là rất nhỏ và không ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn . Chúng tôi cũng cho rằng
nên cố định tinh hoàn đối bên nếu phẫu thuật viên nghi ngờ có các yếu tố thuận lợi
còn tồn tại.
4.7. Kết quả điều trị
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bảo tồn tinh hoàn chỉ đạt được
23.3% (7/30 bệnh nhân) và tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn là 76.7% (23/30 bệnh nhân). Trong
khi đó tỷ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn được Phạm Văn Hảo thông báo tương ứng là
75.5% (37/49 bệnh nhân) , tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn trong nghiên cứu của Hoàng Long
là 84.1% . Tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn của chúng tôi thấp hơn do đã có kinh nghiệm về
chẩn đoán, nhóm bệnh nhân đến khám sớm trước 6 giờ cao hơn. Tuy nhiên tỷ lệ này
vẫn còn cao do hầu hết bệnh nhân thường đến khám muộn với thời gian trũng bình
là 168 giờ ± 168.8 giờ.
4.8. Kết quả theo dõi sau mổ
4.8.1. Kết quả theo dõi sau mổ
Phẫu thuật xoắn tinh hoàn là một phẫu thuật can thiệp ít xâm lấn do đó ít
gặp các tai biến nặng. Tỷ lệ tai biến, biến chứng chung là 3.3% gặp ở 01 trường
hợp nhiễm trùng vết mổ. Không có trường hợp nào hoại tử hay apxe tinh hoàn
sau mổ. Hoại tử tinh hoàn là một hoại tử vô khuẩn do đó kết quả phẫu thuật ít
51

gặp nhiễm trùng, đã có báo cáo đánh giá tình trạng nhiễm trùng trong nhu mô
tinh hoàn hoại tử, không có bằng chứng về vi khuẩn trong nhóm nghiên cứu .
Đa số các trường hợp bệnh nhân ra viện sớm, thời gian điều trị trung
bình là 3.63 ± 1.50 ngày.
Kết quả siêu âm mạch thừng tinh sau phẫu thuật ở nhóm bảo tồn tinh
hoàn: 100% các trường hợp có tín hiệu mạch bình thường. Điều này cũng cho
thấy các đánh giá trong mổ với quyết định bảo tồn hay cắt bỏ tinh hoàn là chính
xác, tinh hoàn hồi phục tốt ngay sau tháo xoắn.
4.8.2. Kết quả theo dõi xa sau mổ
Nhóm cắt bỏ tinh hoàn: Kết quả trong nhóm bệnh nhân cắt bỏ tinh hoàn dấu
hiệu đau vùng bìu ít gặp, chỉ có ở 1/15 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 6.67%. Không có
trường hợp nào được phát hiện có teo tinh hoàn đối bên.
Đối với nhóm bảo tồn tinh hoàn: Đau bìu gặp ở 1/6 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
16.67%, có 1 trường hợp phát hiện teo tinh hoàn bảo tồn chiếm tỷ lệ 16.67%, các
trường hợp này đều nằm ở nhóm bệnh nhân phẫu thuật muộn sau 6 giờ kể từ khi có
triệu chứng đầu tiên. Theo các tác giả, thì tỷ lệ teo tinh hoàn bảo tồn vào khoảng
trên 20% . Không có trường hợp nào phát hiện có giảm kích thước tinh hoàn đối
bên.
52

KẾT LUẬN

1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng


1.1. Lâm sàng:
- Đau bìu cấp gặp ở 100% các trương hợp.
- Tinh hoàn sưng to gặp ở 100% các trường hợp.
- Tinh hoàn nằm cao trong bìu và mật độ tinh hoàn cứng chắc gặp 100% các
trường hợp.
- Nôn hay buồn nôn gặp ở 4/30 trường hợp chiếm 13.3%, sốt gặp ở 2/30
trường hợp chiếm 6.67%. Hai dấu hiệu này ít gặp và không đặc hiệu cho chẩn đoán.
- Hai dấu hiệu đặc trưng cho xoắn tinh hoàn là mất phản xạ cơ bìu và dấu hiệu
prehn âm tính. Mất phản xạ cơ bìu gặp ở 95.2%, dấu hiệu prehn âm tính gặp ở
85.7% các trường hợp. Tuy nhiên khi không phát hiện được hai dấu hiệu này cũng
không được loại trừ xoắn tinh hoàn.
- Xoắn tinh hoàn bên trái thường gặp hơn bên phải, khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0.05).
- Các nguyên nhân đến khám muộn chủ yếu là do điều trị ở tuyến dưới
63.33%, cơn đau không điển hình 13.34%, nguyên nhân do nhận thức về bệnh của
bệnh nhân chiếm 23.33%.
1.2. Cận lâm sàng
- Siêu âm Doppler mạch thừng tinh chẩn đoán đúng 27 trường hợp, chiếm
90%. Siêu âm có độ đặc hiệu 100%, giúp chẩn đoán xác định là xoắn tinh hoàn và
phân biệt với các tình trạng đau bìu cấp khác.
- Các trường hợp cắt bỏ tinh hoàn, kết quả giải phẫu bệnh 100% có kết quả là
hoại tử tinh hoàn và phù hợp với đánh giá trong mổ.
1.3. Các yếu tố liên quan ảnh hưởng tới kết quả điều trị
- Xoắn tinh hoàn gặp nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên, tuổi trung bình của
nghiên cứu là 19.65 ± 8.37 tuổi.
- Bệnh nhân có tiền sử sưng đau tinh hoàn trước đây, có bệnh lý bẩm sinh như
tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn.
53

- Thời gian đến khám quyết định khả năng bảo tồn tinh hoàn. Tỷ lệ bảo tồn
tinh hoàn ở nhóm đến khám trước 6 giờ cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê với
các nhóm còn lại.
- Tỷ lệ mắc bệnh gặp nhiều ở mùa đông - xuân, nhất là vào mùa đông. Tỷ lệ
bệnh vào mùa đông – xuân cao hơn mùa hè – thu, khác biệt có ý nghĩa thông kê với
p < 0.05.
- Số vòng xoắn thừng tinh càng lớn thì tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn càng cao, tỷ lệ cắt
bỏ tinh hoàn của nhóm bệnh nhân có số vòng xoắn thừng tinh nhỏ hơn 1 vòng thấp
hơn nhóm bệnh nhân có số vòng xoắn thừng tinh lớn hơn 1 vòng, khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0.05.
- Đến khám sớm, phẫu thuật tháo xoắn kịp thời tăng khả năng bảo tồn tinh
hoàn và hạn chế nguy cơ viêm teo tinh hoàn sau tháo xoắn.
54

KIẾN NGHỊ

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp cứu thường gặp trong tiết niệu, bệnh nhân
thường đến khám muộn do đó tỷ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn do hoại tử còn cao. Tuân
thủ quy trình khám lâm sàng tỷ mỷ, phát hiện các dấu hiệu đặc trưng cho xoắn tinh
hoàn như tinh hoàn sưng to, đau, nằm cao trong bìu, mật độ tinh hoàn cứng chắc,
mất phản xạ cơ bìu và dấu hiệu prehn âm tính. Cần cho siêu âm Doppler màu mạch
thừng tinh hàng loạt giúp sàng lọc cũng như chẩn đoán xác định và phân biệt xoắn
tinh hoàn với các nguyên nhân đau bìu cấp khác. Tuy nhiên với các tuyến cơ sở xa
trung tâm, việc nắm chắc quy trình chẩn đoán là yếu tố quyết định trong chẩn đoán và
thái độ điều trị.
Phẫu thuật tháo xoắn sớm sẽ hạn chế tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn, đồng thời giảm
các biến chứng do xoắn tinh hoàn để muộn. Các trường hợp nghi ngờ trên lâm sàng
mà siêu âm chưa xác định được nên mổ thăm dò để chẩn đoán.
Cần tuyên truyền phổ biến rộng rãi hiểu biết về bệnh cho cộng đồng, cho các
tuyến y tế nhằm giảm tỷ lệ chẩn đoán nhầm hay chậm trễ trong điều trị, tăng khả
năng bảo tồn tinh hoàn.
55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mansbach, J.M., P. Forbes, and C. Peters, Testicular torsion and risk factors
for orchiectomy. Archives of pediatrics & adolescent medicine, 2005.
159(12): p. 1167.
2. Cuckow, P. and J. Frank, Torsion of the testis. BJU international, 2000. 86(3):
p. 349-353.
3. Gatti, J.M. and J. Patrick Murphy. Current management of the acute scrotum.
in Seminars in pediatric surgery. 2007. Elsevier.
4. Phạm Văn Hảo, Nguyễn Thành Như., Thấy gì qua các trường hợp xoắn tinh
hoàn điều trị tại khoa Nam học bệnh viện Bình Dân. Y học Việt Nam, 2010.
2(375): p. 178 - 180.
5. Phan Ngọc Duy Cần, Lê Công Thắng, Lê Tấn Sơn., Xoắn tinh hoàn tại bệnh
viện Nhi Đồng I. Y học TPHCM, 2011. 4(5): p. 201-202.
6. Đỗ Kính., Mô học. 2002: NXB Y học. p. 490 - 509.
7. Hinman, F. and P.H. Stempen, Atlas of urosurgical anatomy. 1993: WB
Saunders Philadelphia.
8. Đỗ Kính., Phôi thai người. 1998: NXB Y học: p. 551 - 554.
9. Frank Netter., giải phẫu phần bụng. Atlas giải phẫu người. NXB Y học.
10. Nguyễn Quang Quyền., Cơ quan sinh dục nam. Giải phẫu học tập 2. 1999:
NXB Y học: p. 239 - 243.
11. Nguyên Thành Như, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Văn Hiệp., Sơ lược khảo sát thể
tích tinh hoàn trung bình của đàn ông Việt Nam trưởng thành Tạp chí ngoại
khoa, 2002. 9(10): p. 121.
12. Phạm Thị Minh Đức., Sinh lý sinh sản nam. Sinh học tập 2. 2001: NXB Y
học: p. 119 - 134.
13. Giá trị sinh học Việt Nam bình thường (2003) Thế kỷ XIX - Thế kỷ XX
Giá trị sinh học và chức năng sinh dục sinh sản nam. 2003: NXB Y học: p.
160.
56

14. Trần Đình Hòe., Xoắn thừng tinh và các phần phụ của tinh hoàn. Những kỹ
thuật ngoại khoa trong tiết niệu. NXB Khoa học và kỹ thuật:p. 1071 - 1085.
15. Đỗ Xuân Hợp., Bộ phận sinh dục nam. Giải phẫu bụng. 1978: NXB Y học:p.
299 - 310.
16. Witherington, R. and T. Jarrell, Torsion of the spermatic cord in adults. The
Journal of urology, 1990. 143(1): p. 62.
17. Sidhu, P., Clinical and Imaging Features of Testicular Torsion: Role of
Ultrasound: Review. Clinical radiology, 2019. 54(6): p. 343-352.
18. Bhatt, S. and V.S. Dogra, Role of US in Testicular and Scrotal Trauma1.
Radiographics, 2018. 28(6): p. 1617-1629.
19. Shukla, R., et al., Association of cold weather with testicular torsion. British
medical journal (Clinical research ed.), 1982. 285(6353): p. 1459.
20. Woodruff, D.Y., et al., Fertility preservation following torsion and severe
ischemic injury of a solitary testis. Fertility and Sterility, 2018. 94(1): p. 352.
e4-352. e5.
21. Tanyel, F., N. Büyükpamukçu, and A. Hiçsönmez, Contralateral testicular
blood flow during unilateral testicular torsion. British journal of urology,
1989. 63(5): p. 522-524.
22. Krarup, T., The testes after torsion. British journal of urology, 1998. 50(1): p.
43-46.
23. Burks, D.D., et al., Suspected testicular torsion and ischemia: evaluation
with color Doppler sonography. Radiology, 2009. 175(3): p. 815-821.
24. Baker, L.A., et al., An analysis of clinical outcomes using color Doppler
testicular ultrasound for testicular torsion. Pediatrics, 2000. 105(3): p. 604-
607.
25. Blaivas, M., M. Batts, and M. Lambert, Ultrasonographic diagnosis of
testicular torsion by emergency physicians. The American journal of
emergency medicine, 2000. 18(2): p. 198-200.
57

26. Lê Ngọc Từ., Xoắn tinh hoàn. Bệnh học tiết niệu. 2007: NXB Y học: p. 659 -
663.
27. Kaiser, G.L. and G.L. Kaiser, Testicular and/or Scrotal Swelling (Pain).
Symptoms and Signs in Pediatric Surgery, 2012: p. 517-533.
28. Nash, W.G., Acute torsion of spermatic cord: reduction: immediate relief.
The British Medical Journal, 1999. 1(1684): p. 742-743.
29. Garel, L., et al., Preoperative manual detorsion of the spermatic cord with
Doppler ultrasound monitoring in patients with intravaginal acute testicular
torsion. Pediatric radiology, 2000. 30(1): p. 41-44.
30. Visser, A.J. and C.F. Heyns, Testicular function after torsion of the spermatic
cord. BJU Int, 2015. 92(3): p. 200-3.
31. Hoàng Long, Nguyễn Hoài Bắc, Trần Quốc Hòa, Vũ Nguyễn Khải Ca,Vũ
Hương Giang, Nguyễn Phương Hồng., Xoắn tinh hoàn: Kinh nghiệm chẩn
đoán và điều trị tại bệnh viện Việt Đức. Tạp chí ngoại khoa, 2011.
32. Nguyễn Quang., Phẫu thuật xoắn tinh hoàn. Bệnh học nam khoa cơ bản.
2012: NXB Y học.p. 218 - 220.
33. Lee, L., J. Wright, and M. McLoughlin, Testicular torsion in the adult. The
Journal of urology, 1983. 130(1): p. 93.
34. Kaye, J.D., et al., Neonatal torsion: a 14-year experience and proposed
algorithm for management. J Urol, 2008. 179(6): p. 2377-83.
35. Mano, R., et al., Testicular Torsion in the First Year of Life - Characteristics
and Treatment Outcome. Urology, 2013.
36. Nam, J.K., et al., Torsion of an Indirect Hernia Sac Causing Acute Scrotal
Swelling in a Child. The world journal of men's health, 2012. 30(2): p. 150-
152.
37. Londergan, T.A., Testicular Torsion in 59-Year-Old Man. The Journal of
urology, 1995. 154(4): p. 1480.
38. Davol, P. and J. Simmons, Testicular torsion in a 68-year-old man. Urology,
2005. 66(1): p. 195.
58

39. Pogorelić, Z., I. Mrklić, and I. Jurić, Do not forget to include testicular
torsion in differential diagnosis of lower acute abdominal pain in young
males. Journal of pediatric urology, 2017.
40. Saxena, A.K., et al., Testicular torsion: a 15-year single-centre clinical and
histological analysis. Acta Paediatr, 2012. 101(7): p. e282-6.
41. Even, L., et al., [Testicular torsion in children: Factors influencing delayed
treatment and orchiectomy rate]. Arch Pediatr, 2018. 20(4): p. 364-8.
42. Cost, N.G., et al., Pediatric testicular torsion: demographics of national
orchiopexy versus orchiectomy rates. The Journal of urology, 2011. 185(6):
p. 2459-2463.
43. Bayne, A.P., et al., Factors Associated With Delayed Treatment of Acute
Testicular Torsion—Do Demographics or Interhospital Transfer Matter? The
Journal of urology, 2010. 184(4): p. 1743-1747.
44. Huang, W.Y., et al., The incidence rate and characteristics in patients with
testicular torsion: a nationwide, population‐based study. Acta Paediatrica,
2013.
45. Yu, K.J., et al., The dilemma in the diagnosis of acute scrotum: clinical clues
for differentiating between testicular torsion and epididymo-orchitis. Chang
Gung Med J, 2012. 35(1): p. 38-45.
46. Shah, M.I., A. Chantal Caviness, and D.R. Mendez, Prospective Pilot
Derivation of a Decision Tool for Children at Low Risk for Testicular
Torsion. Academic Emergency Medicine, 2013. 20(3): p. 271-278.
47. Kavoussi, P.K. and R.A. Costabile, Disorders of Scrotal Contents: Orchitis,
Epididymitis, Testicular Torsion, Torsion of the Appendages, and Fournier’s
Gangrene, in Practical Urology: Essential Principles and Practice. 2011,
Springer. p. 309-322.
48. Rabinowitz, R., The importance of the cremasteric reflex in acute scrotal
swelling in children. J Urol, 2009. 132(1): p. 89-90.
59

49. Nelson, C.P., J.F. Williams, and D.A. Bloom, The cremasteric reflex: a useful
but imperfect sign in testicular torsion. Journal of pediatric surgery, 2003.
38(8): p. 1248-1249.
50. Yang, C., et al., Testicular torsion in children: a 20-year retrospective study
in a single institution. The Scientific World Journal, 2011. 11: p. 362-368.
51. Taskinen, S., M. Taskinen, and R. Rintala, Testicular torsion: orchiectomy or
orchiopexy? Journal of pediatric urology, 2008. 4(3): p. 210-213.
52. Bentley, D.F., et al., Spermatic cord torsion with preserved testis perfusion:
initial anatomical observations. The Journal of urology, 2004. 172(6): p.
2373-2376.
53. Nordenholz, K., Testicular Compromise due to Inguinal Hernia. Western
Journal of Emergency Medicine, 2012. 13(1).
54. Waseem, M., H. Pinkert, and G. Devas, Testicular infarction becoming
apparent after hernia reduction. The Journal of emergency medicine, 2010.
38(4): p. 460-462.
55. Alyami, F. and T. Whelan, Incarcerated inguinal hernia in infancy
associated with testicular infarction: Case report and review of the
literature. Canadian Urological Association Journal, 2013. 7(5-6): p. E367.
56. Singal, A.K., et al., Undescended testis and torsion: is the risk understated?
Archives of disease in childhood, 2013. 98(1): p. 77-79.
57. Williams, C.R., K.J. Heaven, and D.B. Joseph, Testicular torsion: is there a
seasonal predilection for occurrence? Urology, 2003. 61(3): p. 638-641.
58. Srinivasan, A.K., et al., Climatic conditions and the risk of testicular torsion
in adolescent males. The Journal of urology, 2007. 178(6): p. 2585-2588.
59. Chiu, B., et al., Seasonality of testicular torsion: a 10-year nationwide
population based study. The Journal of urology, 2012. 187(5): p. 1781-1785.
60. Korkes, F., et al., Testicular torsion and weather conditions: analysis of
21,289 cases in Brazil. International braz j urol, 2012. 38(2): p. 222-229.
60

61. Chen, J.S., Y.M. Lin, and W.H. Yang, Diurnal temperature change is
associated with testicular torsion: a nationwide, population based study in
Taiwan. J Urol, 2013. 190(1): p. 228-32.
62. Nguyễn Thu Hòa, Phạm Đức Nguyên, T.Q. Bảo., Khái quát về khí hậu Việt
Nam. Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam. 2010. p. 810.
63. Pan, F., et al., Emergency treatment of testicular torsion and postoperative
follow-up: a 71 case report. J Huazhong Univ Sci Technolog Med Sci, 2012.
32(5): p. 704-6.
64. Waldert, M., et al., Color Doppler sonography reliably identifies testicular
torsion in boys. Urology, 2010. 75(5): p. 1170-1174.
65. Kalfa, N., et al., Ultrasonography of the spermatic cord in children with
testicular torsion: impact on the surgical strategy. J Urol, 2004. 172(4 Pt 2):
p. 1692-5; discussion 1695.
66. Rizvi, S.A.A., et al., Role of color Doppler ultrasonography in evaluation of
scrotal swellings: pattern of disease in 120 patients with review of literature.
Urology Journal, 2011. 8(1): p. 60-65.
67. Lin, E., et al. Testicular torsion: twists and turns. in Seminars in Ultrasound,
CT, and MRI. 2007. Elsevier.
68. Munden, M.M., et al., Intermittent testicular torsion in the pediatric patient:
sonographic indicators of a difficult diagnosis. AJR Am J Roentgenol, 2013.
201(4): p. 912-8.
69. Sessions, A.E., et al., Testicular torsion: direction, degree, duration and
disinformation. The Journal of urology, 2003. 169(2): p. 663-665.
70. Arda, I. and I. Özyaylali, Testicular tissue bleeding as an indicator of
gonadal salvageability in testicular torsion surgery. BJU international, 2001.
87(1): p. 89-92.
71. Lent, V. and H. Viegas, [Eversion orchidopexy as prophylaxis for recurrence
of testicular torsion]. Urologe A, 2013. 52(3): p. 391-5.
61

72. Okorie, C.O., Unilateral testicular torsion with necrotic outcome: dilemmas
of surgical timing. Urology, 2011. 78(6): p. 1232-1234.
73. Romeo, C., et al., Late hormonal function after testicular torsion. Journal of
pediatric surgery, 2010. 45(2): p. 411-413.
74. Tryfonas, G., et al., Late postoperative results in males treated for testicular
torsion during childhood. Journal of pediatric surgery, 1994. 29(4): p. 553-
556.
75. Bartsch, G., et al., Testicular torsion: late results with special regard to
fertility and endocrine function. J Urol, 1980. 124(3): p. 375-8.
62

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU


Khoa Ngoại thận – BVHNĐK Nghệ An
Họ tên người thu thập số liệu .............................................................................
Mã số hồ sơ ........................................................................................................
Hành chính
A1. Họ tên bệnh nhân: .......................................................................................
A2. Tuổi..................... A3. Nghề nghiệp..........................................
A4. Dân tộc:..............
A5. Địa chỉ........................................................Điện thoại..................................
A6. Địa chỉ liên lạc............................................Điện thoại ................................
A7. Lý do vào viện .............................................................................................
A8. Ngày vào viện............./............/...........
A9. Ngày ra viện............/............../.............
Tiền sử:
B1. Tiền sử bệnh nội khoa:  Không có  Không mô tả
 Có: (ghi cụ thể).........................................................................................
B2. Tiền sử ngoại khoa:  Không có  Không mô tả
 Có: ( ghi cụ thể)........................................................................................
B3. Tiền sử sưng đau tinh hoàn trước đây:  Không có  Không mô tả
 Có: ( ghi cụ thể)........................................................................................
B4. Tiền sử gia đình:…………………………………………………..............
Triệu chứng lâm sàng:
C1. Thời gian đến khám:  ≤ 6 h  7 – 24 h  > 24 h
C2. Đau vùng bìu:  Không có  Không mô tả
 Có: (ghi cụ thể).........................................................................................
C3. Bên tinh hoàn đau:  Bên phải  Bên trái  Hai bên
C4. Sốt:  Không có  Không mô tả
 Có: (ghi cụ thể).........................................................................................
C5. Nôn hay buồn nôn:  Không có  Không mô tả
63

 Có: (ghi cụ thể)........................................................................................


C6. Tinh hoàn sưng to:  Không có  Không mô tả
 Có: (ghi cụ thể)........................................................................................
C7. Tinh hoàn nằm cao trong bìu:  Không có  Không mô tả
 Có: (ghi cụ thể)........................................................................................
C8. Mật độ tinh hoàn:  Không có  Không mô tả
 Có: (ghi cụ thể)........................................................................................
C9. Dấu hiệu Prehn âm tính:  Không có  Không mô tả
 Có: (ghi cụ thể).........................................................................................
C10. Mất phản xạ cơ bìu:  Không có  Không mô tả
 Có: (ghi cụ thể).........................................................................................
Cận lâm sàng
D1: Siêu âm Doppler động mạch tinh hoàn:  Còn tín hiệu mạch
 Mất tín hiệu mạch
D2: Giải phẫu bệnh:
D3: Xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, miễn dịch
HC Hb Hematocrit BC TC Nhóm máu
1.¨ A 2. ¨ B
3.¨O 4. ¨ AB

Glucose Ure Creatinin K SGOT SGPT Bil (TP) Bil (TT )

Albumin Protein HBsAg HIV

Nhận xét trong mổ


E1. Số vòng xoắn:
E2. Tình trạng tinh hoàn:
64

Kết quả phẫu thuật:


G.  Cắt bỏ tinh hoàn  Bảo tồn tinh hoàn
Theo dõi sau phẫu thuật
H1. Tình trạng vết mổ
H2. Khám tinh hoàn
H3. Siêu âm Doppler mạch tinh hoàn:
Theo dõi xa sau phẫu thuật
I1. Thời gian:  < 3 th  3 – 6 th  6 th – 12 th  > 12 th
I2. Kết quả siêu âm:
Mạch tinh hoàn:
Tình trạng tinh hoàn: Kích thước  Bình thường  Teo nhỏ
Khác:……………………………………………

Người lập bệnh án theo dõi

Th.S. Lê Huy Ngọc


65

DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU


STT Họ và tên Tuổi Ngày vào viện Ngày ra viện Ngày mổ Mã bệnh án
1 Mai Văn Đ 24 03/02/2017 09/02/2017 03/02/2017 17680195
2 Trần Duy Đ 21 14/04/2017 14/04/2017 17/04/2017 17618786
3 Vũ Duy D 28 09/09/2017 13/09/2017 09/09/2017 17686432
4 Nguyễn Hữu Tr 23 18/09/2017 24/09/2017 19/09/2017 17880324
5 Hoàng Ngọc Th 20 03/10/2017 10/10/2017 03/10/2017 17441259
6 Nguyễn Văn T 27 10/11/2017 16/11/2017 11/11/2017 17115350
7 Lê Trọng Ng 29 07/01/2018 12/01/2018 07/01/2018 18601001
8 Phan Hữu Nhật H 2 19/01/2018 23/01/2018 19/01/2018 14040205
9 Nguyễn Bá Long T 18 07/04/2018 11/04/2018 07/04/2018 18693052
10 Nguyễn Đức D 36 28/09/2018 01/10/2018 29/09/2018 18764222
11 Hoàng Văn Th 19 05/11/2018 08/11/2018 05/11/2018 18535625
12 Phạm Sỹ Ng 32 21/12/2018 26/12/2018 22/12/2018 18679646
13 Trần Phú Q 17 12/04/2019 16/04/2019 12/04/2019 19613069
14 Lô Văn L 16 27/05/2019 31/05/2019 28/05/2019 19636598
15 Nguyễn Đình H 19 17/07/2019 22/07/2019 17/07/2019 19521212
16 Bùi Nhật H 18 24/07/2019 28/07/2019 24/07/2019 18692903
17 Hoàng Văn S 17 29/07/2019 01/08/2019 29/07/2019 19330221
18 Cao Trung H 24 06/11/2019 10/11/2019 06/11/2019 19629830
19 Nguyễn Văn Th 15 07/11/2019 11/11/2019 07/11/2019 19114553
20 Trần Văn Th 19 14/11/2019 19/11/2019 14/11/2019 19644343
21 Nguyễn Huy D 28 20/12/2019 25/12/2019 20/12/2019 19676210
22 Cao Hồng D 17 28/05/2020 02/06/2020 29/05/2020 040604
23 Huỳnh Ngọc H 48 01/11/2020 05/11/2020 01/11/2020 116704
24 Nguyễn Văn Kh 12 25/12/2020 30/12/2020 25/12/2020 141839
25 Trần Văn Y 37 22/07/2020 25/07/2020 22/07/2020 69978
26 Nguyễn Hoàng A 17 24/07/2020 28/07/2020 24/07/2020 71171
27 Thái Bá C 29 21/08/2020 25/08/2020 21/08/2020 164587
28 Hồ Thành T 16 10/09/2020 14/09/2020 10/09/2020 192520
29 Trần Ngọc M 15 28/12/2020 31/12/2020 28/12/2020 142690
30 Nguyễn Phan Minh Q 12 28/12/2020 01/01/2021 28/12/2020 142623

You might also like