Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Khoa Xã Hội Học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP .

HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
Họ tên: Trần Thị Xuân

MSSV: 2256090172

Đề bài: Việc phân vùng văn hóa giúp các bạn có được kiến thức về văn hóa vùng miền.
Hãy cho biết cá nhân bạn có được những kiến thức đó không ? (mang lại giúp gì cho tôi,
đặc trưng từng vùng=> tạo nên văn hóa việt nam đa dạng).

Bài làm

Để có được một nền văn hóa đa dạng và phong phú là nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản
sắc dân tộc như ngày nay là cả một quá trình lâu dài. Với sự kết hợp đa dạng của nhiều
vùng miền khác nhau trên đất nước. Mỗi vùng đều mang trong mình một cái riêng để hòa
hợp với cái chung tạo nên một nền văn hóa tươi mới, độc đáo.

Vùng văn hóa có thể được hiểu là một không gian văn hóa nhất định. Được tạo nên bởi
nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, bản sắc riêng mang đậm sắc thái của vùng miền
đó. Được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau có thể là cách ứng xử của con
người với nhau hay nhiều vấn đề trong đời sống thực tiễn. Và việc phân vùng văn hóa sẽ
giúp cho chúng ta có thể hiểu rõ hơn về văn hóa của mỗi miền. Để có thể thấy được sự
khác biệt cũng như sự đa dạng giữa các vùng miền. Mỗi vùng mang đậm trong mình
những dấu ấn của lịch sử hình thành cùng với sự phát triển theo từng giai đoạn đến tận
ngày nay. Và để có có thể phân vùng văn hóa mỗi nơi người ta dựa vào những yếu tố
quyết định như về yếu tố về môi trường tự nhiên vì điều kiện tự nhiên sẽ quyết định hình
thái sản xuất của từng vùng. Tiếp đến là yếu tố về nguồn gốc và lịch sử ra đời. Vì mỗi
vùng có những lịch sử hình thành khác nhau sẽ tạo nên những nền văn hóa khác nhau.
Nối tiếp sau đó là yếu tố về ngôn ngữ và tộc người. Khi có sự phân chia ngôn ngữ chúng
ta sẽ thấy được những nền văn hóa thông qua ngôn ngữ hay cách ăn mặc của họ. Và cuối
cùng đó là yếu tố phát triển kinh tế - xã hội cũng một phần làm nên sự đa dạng của nền
văn hóa. Vì các sản phẩm hưởng thụ của một nền văn hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp bởi sự
phát triển của vùng. Mỗi vùng văn hóa sẽ có những nét riêng, đầu tiên về vùng miền Bắc
Bộ nói chung. Nơi đây được coi là cái nôi của dân tộc Việt Nam. Và là nơi sản sinh ra
được nhiều nền văn hóa khác nhau, được lấy làm gốc để phát triển. Về vị trí địa lý đây là
vùng tâm điểm nằm trong con đường giao lưu quốc tế. Vì vậy đây là vùng có điều kiện
thuận lợi trong việc tiếp thu và giao lưu các nền văn hóa tinh hoa, khác nhau trên thế giới.
Tiếp đó là tới vùng Trung Bộ, đây là vùng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi nền văn hóa
Champa do lịch sử từ lâu đời. Cõ lẽ vì thế mà nền văn hóa nơi đây mang đậm trong mình
những dấu tích văn hóa Champa. Nơi này đã tiếp nhận các di sản văn hóa của người
Champa và lưu giữ chúng tới tận ngày nay. Ngoài ra còn các di sản vẫn nằm rải rác dọc
khắp Trung Bộ. Bởi vậy đây là vùng có sự giao thoa nền văn hóa một cách đặc biệt,
không giống các vùng nào khác tạo nên những đặc sắc riêng cho nơi này. Và cuối cùng là
vùng Nam Bộ, đây tuy là vùng khai phá muộn nhất nhưng lại có bề dày tiến trình lịch sử
phát triển liên tục. Nơi này đã tạo nên những nét đặc trưng riêng của vùng và đang trở
thành trung tâm của nền văn hóa. Ngoài những vùng văn hóa kể trên còn những vùng văn
hóa như vùng văn hóa Tây Bắc,… Khi nói đến Tây Bắc mỗi người sẽ nghĩ đây là một
vùng đất với những dãy núi khác nhau đan xen. Có những ruộng bậc thang quen thuộc
với nền văn hóa nông nghiệp đặc trưng, riêng biệt. Hay những loại nhạc cụ khèn, sáo kết
hợp những món mèm chén, thắng cổ. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên không gian Tây
Bắc riêng rất đặc sắc và độc đáo. Gây xao xuyến trong lòng những du khách phương xa
khi tiếp xúc với nền văn hóa nơi đây. Việc phân vùng văn hóa rất có ích trong việc nhìn
nhận một cách khác quan và rõ nét về một nền văn hóa. Có cái nhìn tổng thể và đa chiều
hơn về những đặc điểm như ngôn ngữ, tôn giáo, kinh tế, … Đồng thời, chúng ta sẽ nhìn
thấy được những nét riêng, các đặc sắc của sự giao thao giữa các vùng với nhau. Hiểu
được sâu hơn cốt lõi của mỗi vùng, còn được gọi là linh hồn của nơi đó.

Nền văn hóa được coi là gốc của một dân tộc. Vì thế nền văn hóa rất quan trọng và một
dân tộc muốn phát triển một cách bền vững phải biết lưu giữ và kế thừa được bản sắc văn
hóa của riêng mình. Giữ gìn những giá trị lịch sử tốt đẹp đồng thời biết hướng mình để
tiếp thu những nền văn hóa khác nhau. Mỗi người dân Việt Nam nên có trong mình
những hiểu biết các văn hóa của các vùng miền khác nhau để có thể mở rộng hơn về kiến
thức cũng như tầm nhìn. Để có thể tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đa dạng phong
phú.

You might also like