Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Khóa LIVE C học xong trước 12 trong tháng 10

Đăng kí học em inbox Thầy nhá

2 BÀI TOÁN KINH ĐIỂN CỦA KIM LOẠI


1. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI MUỐI
Câu 1 – THPTQG 2016: Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0.03 mol Zn(NO3)2 và 0.05
mol Cu(NO3)2 , sau một thời gian thu được 5.25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch
NaOH vào dung dịch Y, khối lượng kết tủa thu được là 6,67 gam. Giá tị của m là :
A. 4,05 B. 2,86 C. 2,02 D. 3,6
Câu 2 – THPTQG 2017 – 201: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp
AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng
dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở
đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối
lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm
khối lượng của Fe trong X là
A. 79,13%. B. 28,00%. C. 70,00%. D. 60,87%.
Câu 3 (chuyên Trần Phú-Hải Phòng-lần 1-2019) Cho 3,72 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào V
ml dung dịch chứa AgNO3 x (mol/l) và Cu(NO3)2 y (mol/l). Sau khi kết thúc phản ứng, thu được
dung dịch X và 20 gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là
18,4 gam. Lọc lấy kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 7,6 gam
hỗn hợp gồm hai oxit. Tỉ lệ x : y là
A. 4 : 5. B. 2 : 3. C. 1 : 1. D. 1 : 3.
Câu 1: (Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 2019) Cho 4,88 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch gồm
AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn X gồm ba kim loại và dung dịch Y gồm hai muối. Đun
nóng X với dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được 2,8 lít khí SO2 (đktc). Cho dung dịch NaOH dư
vào Y, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí, thu được 4,8 gam oxit. Giả thiết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Fe trong X là:
A. 1,68 gam. B. 2,80 gam. C. 1,12 gam. D. 2,24 gam.
Câu 5. (Đào Duy Từ - Hà Nội lần 2 2019) Cho 5,6 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3
1,3M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 200ml dung dịch có nồng độ mol là
A. AgNO3 0,3M, Fe(NO3)2 0,5M. B. Fe(NO3)2 1,3M.
C. Fe(NO3)2 0,3M, Fe(NO3)3 0,2M. D. Fe(NO3)2 0,2M, Fe(NO3)3 0,3M.
Câu 6: (Nguyễn Khuyến HCM lần 2 2019) Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol
tương ứng 4 : 3) tác dụng với dung dịch chứa FeCl3 0,6M và CuCl2 0,1M, kết thúc phản ứng thu
được dung dịch Y chứa hai muối và m gam rắn Z. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào Y, thu
được 136,4 gam kết tủa. Cho m gam rắn Z vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được V
lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 4,256. B. 7,840. C. 5,152. D. 5,376.
Câu 7. (chuyên Hạ Long – Quảng Ninh lần 2 2019) Cho 1,76 gam bột Cu vào 100 ml dung
dịch hỗn hợp AgNO3 0,22M và Fe(NO3)3 0,165M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch
X và chất rắn Y. Khối lượng của chất rắn Y là
A. 2,838 gam. B. 2,684 gam. C. 2,904 gam. D. 2,948 gam.

Thầy phạm Minh Thuận Sống là để dạy hết mình 1


Khóa LIVE C học xong trước 12 trong tháng 10
Đăng kí học em inbox Thầy nhá

Câu 8: (THPT Mạc Đĩnh Chi lần 2 2019) Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol
Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y.
Cho dung dịch NaOH vào Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là
A. 3,60. B. 4,05. C. 2,02. D. 2,86.
Câu9. (chuyên Gia Định – HCM lần 1 2019) Cho một mẫu Zn vào 200 ml dung dịch CuSO4
1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại. Khối lượng kim loại sau phản
ứng giảm bao nhiêu gam so với mẫu Zn ban đầu?
A. 13,0 gam. B. 12,8 gam. C. 1,0 gam. D. 0,2 gam.
Câu 10: (đề thầy 2019) Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Zn và 0,2 mol Mg vào 400ml dung dịch chứa
đồng thời Cu(NO3)2 1M và AgNO31M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X.
Hòa tan hoàn toàn X trong lượng dư dung dịch HNO3 thu được V lít NO(sản phẩm khử duy nhất
của N+5 ,đktc). Giá trị của V là:
A. 5,60 B. 6,72 C. 4,48 D. 2,24
Câu 11: (đề thầy 2019) Cho x mol Mg và 0,1 mol Fe vào 500 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 1M
và Cu(NO3)2 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chứa 4 cation kim loại và chất
rắn B. Giá trị x nào sau đây không thỏa mãn?
A. 0,14. B. 0,12. C. 0,1. D. 0,05.
Câu 12: (đề thầy 2019) Hỗn hợp X chứa 3,6 gam Mg và 5,6 gam Fe cho vào 1 lít dung dịch chứa
AgNO3 a M và Cu(NO3)2 a M thu được dung dịch A và m gam hỗn hợp chất rắn B. Cho A tác
dụng với NaOH dư thu được kết tủa D. Nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu
được chất rắn E có khối lượng 18 gam. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
A. 31,2. B. 38,8. C. 22,6. D. 34,4.
2. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI PHI KIM
Câu 1 – THPTQG 2018 - 202: Cho 4,32 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với V lít (đktc)
hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2 (có tỉ khối so với H2 bằng 32,25), thu được hỗn hợp rắn Z. Cho Z
vào dung dịch HCl, thu được 1,12 gam một kim loại không tan, dung dịch T và 0,224 lít khí H 2
(đktc). Cho T vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 27,28 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 1,536. B. 1,680. C. 1,344. D. 2,016.
Câu 2 (chuyên Bắc Ninh lần 3-2019) Đốt cháy 4,425 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe (có tỉ lệ mol
tương ứng là 1 : 2) với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm
các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl
1M thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Z, thu được 28,345 gam kết tủa. Phần
trăm khối lượng của clo trong X là
A. 72,13%. B. 56,36%. C. 53,85%. D. 76,70%.
Câu 3: (Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 2019) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm Al và Mg cần vừa
đủ 1,12 lít khí O2 (đktc). Để hòa tan hết sản phẩm thu được cần ít nhất m gam dung dịch hỗn hợp
gồm HCl 7,3% và H2SO4 9,8%. Giá trị của m là:
A. 100. B. 50. C. 25. D. 75.
Câu 4. (Đào Duy Từ - Hà Nội lần 2 2019) Nung 13,6 gam hỗn hợp Mg, Fe trong không khí một
thời gian thu được hỗn hợp X gồm các oxit có khối lượng 19,2 gam. Để hòa tan X cần V ml dung
dịch HCl 1M tối thiểu là
A. 800 ml. B. 500 ml. C. 700 ml. D. 600 ml.

Thầy phạm Minh Thuận Sống là để dạy hết mình 2


Khóa LIVE C học xong trước 12 trong tháng 10
Đăng kí học em inbox Thầy nhá

Câu 5. (Đào Duy Từ - Hà Nội lần 2 2019) Để 4,2 gam Fe trong không khí một thời gian thu
được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3 thấy
sinh ra 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Khối lượng muối khan thu
được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 16,6 gam. B. 15,98 gam. C. 18,15 gam. D. 13,5 gam.

BÀI TẬP VỀ NHÀ


1. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI MUỐI
Câu 1: (đề thầy 2019) Cho 2,7 gam Al tác dụng với 150 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 0,5 M và
Cu(NO3)2 0,5 M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,9 gam. B. 9,0 gam. C. 13,8 gam. D. 18,0 gam.
Câu 2. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 017) Ngâm một thanh đồng trong 340 gam dung dịch AgNO3
6%. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 5,1
gam. Khối lượng đồng tham gia phản ứng là
A. 1,92 gam. B. 3,24 gam. C. 5,1 gam. D. 0,96 gam.
Câu 3. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 017) Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO vào dung
dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít khí H2
(đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là
A. 17,4 gam. B. 5,8 gam. C. 11,6 gam. D. 14,5 gam.
Câu 4. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 018) Ngâm một thanh Fe trong dung dịch CuSO4,. Sau một
thời gian phản ứng lấy thanh Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam.
Khối lượng Cu bám trên thanh Fe là
A. 8,2 gam. B. 6,4 gam. C. 12,8 gam. D. 9,6 gam.
Câu 5. (sở Yên Bái lần 1 2019 mã 018) Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung
dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3
cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí,
thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6
gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là
A. 9,72. B. 8,64. C. 6,48. D. 3,24.
Câu 6: (sở Bắc Giang lần 1 2019 mã 204) Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3
và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2
muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn
toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,28. B. 4,32. C. 4,64. D. 4,8.
Câu 7: (sở Bắc Giang lần 1 2019 mã 204) Cho 4,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch
gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y
bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 3,192 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của
S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến
khối lượng không đổi, thu được 4,2 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần
trăm số mol của Fe trong X là
A. 40%. B. 60%. C. 25%. D. 12%.

Thầy phạm Minh Thuận Sống là để dạy hết mình 3


Khóa LIVE C học xong trước 12 trong tháng 10
Đăng kí học em inbox Thầy nhá

Câu 8: (sở Quảng Nam lần 1 2019) Cho 16,6 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (số mol của Al và Fe
bằng nhau) vào 200 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc, thu
được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Hòa tan toàn bộ lượng chất rắn Z vào dung dịch HCl dư, thu
được 2,24 lít khí (đktc) và còn lại 40,8 gam chất rắn T không tan. Nồng độ mol/lít của Cu(NO3)2
trong Y có giá trị là
A. 2,0. B. 1,0. C. 1,5. D. 1,3.
Câu 9: (sở Vũng Tàu lần 1 2019) Hòa tan hoàn toàn 19,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4
trong dung dịch chứa x mol HCl thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch
Y thì thu được 105,85 gam kết tủa và có 0,56 lít khí NO thoát ra ở đktc (không có ion NH 4+ tạo
thành, ion Cl- không bị oxi hóa). Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,72. B. 0,73. C. 0,71. D. 0,74.
Câu 10. (sở Nam Định lần 1 2019) Cho 3 dung dịch (1), (2), (3) chứa lần lượt 3 chất tan X, Y, Z
trong nước có cùng nồng độ mol. Tiến hành các thí nghiệm sau
TN1: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí
NO.
TN2: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí
NO.
TN3: Trộn 2 ml dung dịch (2) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V3 lít khí
NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng
điều kiện và V1 < V2 < V3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là
A. NaNO3, HNO3, H2SO4. B. KNO3, HCl, H2SO4.
C. NaNO3, H2SO4, HNO3. D. H2SO4, KNO3, HNO3.

2. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI PHI KIM


Câu 1: (THPT Mạc Đĩnh Chi lần 2 2019) Để m gam một phoi bào sắt ngoài không khí, sau một
thời gian được 12 gam chất rắn X gồm Fe,FeO,Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch
H2SO4 đặc, nóng thu được 2,24 lít SO2 là sản phầm khử duy nhất ở đktc. Giá trị của m là
A. 10,08 B. 9,72 C. 9,62. D. 9,52.
Câu 2: (chuyên Hưng Yên lần 3 2019) Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để phản ứng hết với 7,8
gam Cr là
A. 10,08 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 5,04 lít
Câu 3. (sở Nam Định lần 1 2019) Cho 12,48 gam X gồm Cu và Fe tác dụng hết với 0,15 mol
hỗn hợp khí gồm Cl 2 và O2, thu được chất rắn Y gồm các muối và oxit. Hòa tan vừa hết Y cần
dùng 360 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Z, thu
được 75,36 gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hết 12,48 gam X trong dung dịch HNO3 nồng độ
31,5%, thu được dung dịch T và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Nồng độ %
của Fe(NO3)3 trong T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,28. B. 5,67. C. 6,24. D. 8,56.
Câu 4. (Sở Phú Thọ lần 2 2019) Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe trong oxi một thời
gian thu được (m + 4,16) gam hỗn hợp Y chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch
HCl vừa đủ thu được dung dịch Z chứa (3m + 1,82) gam muối. Cho AgNO 3 dư vào dung dịch Z
thu được (9m + 4,06) gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết 3m gam Y bằng lượng vừa đủ dung
dịch chứa hỗn hợp gồm NaNO 3 và NaHSO4, thu được dung dịch T chỉ chứa x gam muối sunfat
của kim loại và 0,025 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của x gần nhất với giá trị
nào sau đây?
A. 107,6. B. 127,1. C. 152,2. D. 152,9.
Thầy phạm Minh Thuận Sống là để dạy hết mình 4

You might also like