Buổi 1 lớp ôn thi đại học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BUỒI 1: VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài

(20/7/2022)
Kiến thức học:

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm


Hướng dẫn cách viết bài văn NLVH thi THPT với tp này
2. Học chuyên sâu đoạn trích 1 (Đoạn văn mở đầu)
Từ “Ai ở xa về” đến “con trai thống lí Pá Tra”

I, KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả Tô Hoài


- Là một nghệ sĩ có sức sáng tạo dồi dào mãnh liệt, có vốn từ vựng giàu có.
Trần Đăng Khoa đã nhận xét: “Tô Hoài như một từ điển sống, một kho sách
sống. ông như một cuốn Bách khoa toàn thư mà không một viện sĩ nào,
không học giả nào có thể sánh được.”
- Tô Hoài không chỉ am hiểu về mảnh đất Hà Nội ngàn năm văn hiến mà ông
còn hiểu biết nhiều phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau.
- Văn ông thiên về diễn tả những sự thật của cuộc sống đời thường với lối trần
thuật hóm hỉnh. Các kể chuyện sinh động hấp dẫn đã tạo nên 1 phong cách
rất đặc biệt.
2. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
- Hoàn cảnh: Sáng tác năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Đây là kết
quả của chuyến đi thực tế dài gần 8 tháng cùng bộ đội vào giải phóng vùng
Tây Bắc. Tô Hoài khi ấy đã có dịp tiếp xúc, tìm hiểu về cuộc sống và tâm
hồn người dân nơi đây. Vì vậy, tp “VCAP” như một món quà để trả ân, trả
nghĩa với người đồng bào vùng cao.
- Nội dung chính: Tác phẩm là bức tranh chân thực về số phận bi thảm của
người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là
bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người lao động
nơi đây.
Thành công của tp này chính là đã làm nổi bật sức sống tiềm tàng, sức phản
kháng mãnh liệt của con người lao động Tây Bắc thông qua hai nhân vật Mị
và A Phủ.
- Các đoạn trích trọng tâm
1. Đoạn văn mở đầu “Ai ở xa về có dịp.. bịt mắt cõng Mị đi”
2. Mị bị đày đọa ở nhà Pá Tra “Lần lần mấy năm qua … những đêm tình
mùa xuân đã tới”
3. Đêm tình mùa xuân – Đoạn Mị hồi sinh “ Ngày tết Mị cũng uống rượu…
rút thêm cái áo.”
4. Đêm tình mùa xuân – Đoạn Mị bị trói đứng “ Trong bóng tối, Mị đứng
im lặng… đau dứt từng mảnh thịt
5. Đêm đông cắt dây trói “Những đêm mùa đông trên núi cao…hết”

II, ĐOẠN TRÍCH TRỌNG TÂM

ĐOẠN VĂN “Ai ở xa về… con trai thống lí Pá Tra”

(Trang 4 sgk Văn 12 tập 2)

1. Đoạn văn mở đầu là hình ảnh lầm lũi, cô độc của Mị. Dự báo trước
một cuộc đời thống khổ và bất hạnh.
 Mở đầu truyện ngắn,
- Tô Hoài đã sử dụng giọng văn trầm buồn nhưng đầy ám ảnh về cuộc sống
của người dân TB trước ngày giải phóng.
- Cách dẫn truyện của ông như mang sắc màu truyện cổ tích. Cuộc sống của
người dân TB hiện ra với hai giai cấp đối lập nhau
+ Gia đình thống Lí Pá Tra là giai cấp thống trị
+ Cô con gái tên Mị là giai cấp bị trị: đang sống lầm lũi, buồn tủi trong căn
nhà sang giàu nhưng độc ác bất lương
+ Bằng thủ pháp đối lập, nvan đã làm hiện rõ nhà Pá Tra nhiều nương nhiều
bạc, nhiều thuốc phiện nhất vùng với số phận của một cô con dâu gạt nợ.
- Nhân vật Mị khiến người đọc trĩu nặng tâm can từ đoạn văn này. Lòng dạ có
sắc đá bao nhiêu cũng phải xốn xang, xúc động, se lòng trước một cô Mị
đang chôn vùi tuổi trẻ của mình trong căn nhà sang giàu nhưng độc ác bất
lương. Đó chẳng khác nào là địa ngục trần gian.
- Như vậy, nhà văn phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Ngay từ những dòng
văn đầu, ta đã thấy được sự nhân đạo đáng quý ấy.
 Không gian xuất hiện của Mị
“Ai ở xa về có việc vào nhà thống Lí Pá Tra thường trông thấy một cô con
gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá, trước cửa, cạnh tàu ngựa.”

- Mị không xuất hiện bên cạnh người chồng là A Sử mà là bên những vật vô
tri vô giác (tảng đá, tàu ngựa)
- Như vậy, không gian cuộc sống lao động của Mị không phải ở nơi cao sang
của một cô con dâu nhà giàu mà bên cạnh cái nơi ăn, nơi ở của súc vật.
- Bằng nghệ thuật đồng hiện, kiếp người lẫn kiếp vật hiện ra. Dường như báo
trước một số phận đau buồn, thống khổ.
 Công việc
- Tô Hoài có sự đồng cảm sâu sắc về công việc mà cô con dâu nhà giàu phải
làm “quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, đi cõng nước dưới khe suối
lên”
- Người con gái TB ngồi quay sợi, dệt vải thì đâu có gì để nói. Đó là công
việc thường nhật của người phụ nữ miền sơn cước. Làm đề ăn, làm để mưu
sinh, để thay đổi cuộc sống khốn khó nghèo nàn.
- Nhưng ở đây, dưới sự bóc lột tàn nhẫn của bọn thực dân chúa đất miền núi,
người con gái như Mị phải làm những công việc nặng nhọc như “cõng
nước”, đâu phải những công việc nhẹ nhàng của người phụ nữ.
- “Cõng nước dưới khe suối lên” công việc dành cho đàn ông sức dài vai rộng.
“cõng nước” gợi tư thế khom lưng cúi người, cõng ống nước to nặng trên
lưng. Và phải chăng công việc ấy đã khiến cho bờ lưng những người đàn bà
như Mị ngày còng xuống theo thời gian.
 Dáng vẻ
- “ Lúc nào cũng cúi măt, buồn rười rượi”
- Chi tiết này là một chi tiết đắt giá. Thông qua chi tiết miêu tả khuôn mặt Mị,
ta thấy được thân phận, cuộc đời tủi buồn, khốn khổ của cô gái bất hạnh.
- Xuyên suốt truyện ngắn, ta bắt gặp hình ảnh “buồn rười rượi” “Mị cúi mặt”
“Mị càng không nói” “lùi lũi” “Mị bưng mặt khóc”…
+ Một cô con dâu nhà giàu lẽ ra niềm vui, niềm hạnh phúc phải hé lộ trên
khuôn mặt rạng ngời của Mị.
+ Nhưng ở đây, đang tuổi xuân sắc mà Mị phải buồn, phải tủi, phải lặng im.
Đó không phải là con gái nhà Pá Tra mà là thân phận con dâu gạt nợ.
 Lí giải cho hình ảnh Mị
- “Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A
Sử, con trai thống lí Pá Tra”
- Nhà văn đã khép lại bằng một lí giải hợp lí. Câu văn chậm, ngắt quãng nặng
nề như cho người đọc thấy được sự khổ nhục, cay đắng của người phụ nữ
làm dâu nhà giàu. Đây là cách dẫn dắt vô cùng khéo léo. Điểm nhìn từ xa
đến gần, bên ngoài tiến gần vào bên trong để thâm nhập vào nhân vật. Qua
đó vén màn bí mật về một phận người: cô dâu gạt nợ.
 Ý nghĩa:

Ngay từ đoạn văn mở đầu, hình ảnh Mị hiện lên thật tội nghiệp. Bằng cách
mở đầu hấp dẫn gây sự chú ý tò mò của người đọc với giọng kể trầm buồn
mang ý vị của một câu chuyện cổ tích.

Ngôn ngữ phong phú, đoạn trích mang chất thơ man mác buồn như cuộc đời
của Mị

You might also like