Result Report of Marketing Research

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO POHE

—📖📖📖—

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Môn: Nghiên cứu Marketing

Giáo viên giảng dạy: PGS. TS Vũ Minh Đức

Đề tài: Nghiên cứu sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ mã QR thanh toán trên các cửa
hàng bán lẻ ở địa bàn Hà Nội

NHÓM 7:

1. Phan Xuân Anh – 11210732


2. Nguyễn Phương Anh – 11210585
3. Trần Thị Vân Hà – 11211960
4. Hoàng Phương Linh – 11213152
5. Nguyễn Thị Phương Mai – 11213693

Hà Nội – 2022

1
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 5
I. Giới thiệu chung về bối cảnh nghiên cứu 5
II. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 6
III. Vấn đề, khách thể và phạm vi nghiên cứu 7
B. NỘI DUNG 8
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU:
I. Các khái niệm cần đánh giá và cơ sở lý thuyết 8
II. Mô hình nghiên cứu và thiết kế mẫu 12
III. Thu thập và xử lý dữ liệu 13
IV. Biên tập và mã hóa dữ liệu 17
V. Kết quả xử lý và phân tích dữ liệu 18
PHẦN 2: KẾT QUẢ CỦA CUỘC NGHIÊN CỨU 32
PHẦN 3: HÀM Ý MARKETING TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ 36
C. PHỤ LỤC THAM KHẢO, BẢNG HỎI 37

2
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 1: Tháp nhu cầu theo tiếp cận của Maslow
Hình 2: 6 cấp độ của nhu cầu
Hình 3. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM
Hình 4: Mô hình UTAUT
Hình 5: Mô hình đề xuất sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ
Hình 6: Mô hình AIDA
Hình 7: Quy trình nghiên cứu Marketing
Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu theo giới tính
Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
Biểu đồ 3: Cơ cấu mẫu theo thu nhập
Biểu đồ 4: Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp
Biểu đồ 5: Phân loại đối tượng
Biểu đồ 6: Phương thức thanh toán sử dụng hiện tại
Biểu đồ 7: Người dùng có ứng dụng Mobile banking/Ví điện tử
Bảng 1: Các thang đo được xây dựng và sử dụng trong bảng hỏi
Bảng 2: Bảng đặc điểm nhân khẩu học
Bảng 3: Mối tương quan giữa độ tuổi của người tiêu dùng và phân loại đối tượng sử dụng dịch
vụ
Bảng 4: Địa điểm tiếp cận với mã thanh toán QR
Bảng 5: Độ nhận biết của phương thức mã thanh toán đối với người chưa sử dụng
Bảng 6: Lý do chưa muốn sử dụng mã thanh toán QR
Bảng 7: Đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng dịch vụ thanh toán mã QR theo các yếu tố tác động
Bảng 8: Địa điểm tiếp cận với phương thức thanh toán mã QR
Bảng 9: Nguồn thông tin biết đến phương thức thanh toán mã QR
Bảng 10: Tần suất sử dụng mã thanh toán QR
Bảng 11: Ưu điểm của mã thanh toán mã QR
Bảng 12: Đánh giá tầm quan trọng các yếu tố tác động
Bảng 13: Thời điểm sử dụng phương thức thanh toán mã QR
Bảng 14: Thời gian người dùng bắt đầu sử dụng dịch vụ đối với từng giới tính
Bảng 15: Các yếu tố đánh giá khác
Bảng 16: Lý do ngưng sử dụng dịch vụ thanh toán mã QR
Bảng 17: Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha đối với các biến số đo lường
(Nguồn: Các số liệu của bảng được tính toán từ thống kê qua phần mềm SPSS)

3
TÓM TẮT BẢN BÁO CÁO

Cùng với sự phát triển của thời đại của công nghệ và đổi mới của lĩnh vực ngân hàng, thói quen
sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng đã có nhiều sự chuyển biến. Đặc biệt với sự ra đời của E-
Banking và trong bối cảnh Coivd-19 đòi hỏi việc giãn cách xã hội đã hình thành một nhu cầu
mới trong việc thanh toán. Nhận thấy được điều này, nhóm quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu
sự hình thành nhu cầu sử dụng mã QR thanh toán trên các cửa hàng bán lẻ ở Hà Nội”. Đề tài
được nghiên cứu theo sự hình thành nhu cầu: từ vấn đề gặp phải, mức độ nhận biết, tiếp cận
của người tiêu dùng đối với phương thức thanh toán 5 giả thuyết ảnh hưởng trên. Dựa trên các
cơ sở lý thuyết về công nghệ và nhu cầu, quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp qua bảng
hỏi trực tuyến và tiến hành chạy thống kê mô tả trên SPSS, nhóm đã trình bày kết quả của cuộc
nghiên cứu cũng như các đề xuất marketing cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành nghiên cứu,
nhóm đã xác định được các vấn đề mà người tiêu dùng gặp phải với các phương thức thức
thanh toán cũ, các lợi ích của mã thanh toán QR ảnh hưởng đến sự hình thành nhu cầu và xác
định được điều này là một cơ hội để các doanh nghiệp lên ý tưởng kết hợp với phương thức
thanh toán này.Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu và cuộc nghiên cứu còn có nhiều trở ngại do sự
hạn hẹp về kinh tế, nguồn nhân lực cũng như thời gian.

4
A. MỞ ĐẦU
I.  Giới thiệu chung về cuộc nghiên cứu:
1. Bối cảnh và lý do nghiên cứu 
Thế giới đang bước chân vào thế kỷ XXI, một kỷ nguyên bùng nổ các công nghệ mới được áp
dụng vào cuộc sống hàng ngày của con người , thế giới đang thay đổi theo hướng của công
nghệ hiện đại hóa. Song hành với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các thiết bị điện tử;
tại Đại hội XIII, Đảng đã đề cập tới việc: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Công nghệ thâm nhập vào
mọi ngóc ngách của cuộc sống, đặc biệt là thiết bị di động thông minh. Theo thống kê của ‘The
International Telecommunication Union, 2019’, cứ 10 người thì có 9 gói dịch vụ về điện thoại
di động được đăng ký, mật độ dân số sử dụng dịch vụ Internet được thống kê hồi tháng 6 năm
2022 là 70,3%. Chính sự gia tăng về mạng di động viễn thông và internet cùng với sự bùng nổ
của các sàn thương mại điện tử sau Covid-19 đã thúc đẩy sự phát triển của các hình thức thanh
toán điện tử. Thanh toán điện tử được đa dạng hóa nhằm đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu
về phương thức thanh toán của người Việt; một trong những hình thức phổ biến nhất hiện nay
là thanh toán di động qua hình thức mã QR Code. 
Trong tình hình đất nước phục hồi hậu Covid-19, dù tình hình dịch bệnh đã chuyển biến tích
cực hơn rất nhiều nhưng những biện pháp phòng tránh dịch bệnh như ‘Quy tắc 5K’, đeo khẩu
trang và tránh tiếp xúc nơi đông người vẫn được khuyến cáo và được nhiều người tuân thủ. Vì
thế, thanh toán điện tử sử dụng công nghệ như QR Code là giải pháp không những an toàn,
tránh tiếp xúc trực tiếp giữa mọi người mà còn hoàn toàn tiện lợi, dễ thực hiện. 
Phương thức thanh toán bằng mã QR đã rất thịnh hành tại một số nước Châu Á, đặc biệt là
Trung Quốc. Theo thống kê năm 2020 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), tính đến
tháng 3/2020, đất nước hơn 1,4 tỷ dân có đến hơn một nửa người dân (tương đương với 776
triệu người) sử dụng phương thức thanh toán qua mã QR Code. Sự phát triển vượt bậc của QR
Code có nhiều ưu điểm mang đến cho người sử dụng, chính vậy mô hình QR Code được lan
tỏa một cách mạnh mẽ. Trong đó, Việt Nam là một trong số các quốc gia đã có đủ các yếu tố
cần thiết để hình thành và phát triển mô hình thanh toán bằng mã QR Code trên diện rộng.
Theo thống kê mới của Ngân hàng Nhà nước tính đến năm 2022, giao dịch thanh toán mà
không sử dụng đến tiền mặt tăng gấp ba phần tư về số lượng và gần 28% về giá trị, đặc biệt là
giao dịch qua mã QR tăng tương ứng gần 57% và 112% so với cùng kỳ năm 2021 và đang có
xu hướng tiếp tục phát triển mạnh. Các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam đều đang có những
chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng các phương pháp thanh toán điện tử, điển hình
như việc khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán bằng QR Code của VNPay sẽ được giảm
giá đơn hàng 2-10% tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng QR Code. Thêm vào đó là những
nỗ lực của cả Chính phủ và các tổ chức tài chính, nhiều khách hàng vẫn chưa thực sự quan tâm
và sử dụng phương thức thanh toán mới này.

5
Với những số liệu hiện có cùng xu hướng thanh toán hiện nay, Việt Nam trở thành nước triển
vọng trở thành quốc gia có mô hình sử dụng phương thức thanh toán điện tử đặc biệt là mã QR
Code phát triển mạnh mẽ. Với tính dễ sử dụng và bảo mật, phương thức thanh toán này giúp
ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hay đặc biệt là bán lẻ.
Nghiên cứu về sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ mã QR thanh toán tại các cửa hàng bán
lẻ sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra xu hướng mới trong ngành dịch vụ ở Việt Nam. Từ đó, doanh
nghiệp có thể kịp thời đưa ra các quyết định Marketing chính xác, bắt kịp xu hướng công nghệ
để đáp ứng được nhu cầu và nhận được sự tín nhiệm khách hàng. Bên cạnh đó, cuộc nghiên
cứu còn giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, thu hút khách hàng tiềm năng và tạo ra giá trị
vượt trội cho doanh nghiệp; doanh nghiệp có thể đánh giá được điểm mạnh - yếu trong hoạt
động marketing hiện tại để đưa ra chiến lược cải thiện các phương thức thanh toán hiện tại của
doanh nghiệp.
Nhận thức được sự cấp thiết của đề tài, bài nghiên cứu này đề xuất nghiên cứu đề tài “ Nghiên
cứu sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ mã QR Code để thanh toán tại các cửa hàng
bán lẻ trên địa bàn Hà Nội” là chủ đề nghiên cứu với mong muốn thúc đẩy phát triển phương
thức thanh toán bằng QR Code tại khu vực Hà Nội với đối tượng sử dụng nghiên cứu là các
doanh nghiệp bán lẻ trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội.
II. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:
        1. Mục tiêu chung
-  Xác định các kích thích giúp khách hàng hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán bằng
mã QR tại các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội.
-  Xác định tầm ảnh hưởng của các kích thích đến sự hình thành nhu cầu và quyết định mua của
khách hàng đối với dịch vụ thanh toán bằng mã QR.
-  Đề xuất cơ hội kinh doanh, mô hình, giải pháp thanh toán tối ưu giúp phát triển chiến lược,
cải thiện hoạt động marketing cho các doanh nghiệp bán lẻ để gợi dẫn nhu cầu.
        2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các khái niệm, cơ sở lý luận có liên quan đề tài nghiên cứu.
- Xác định và tìm hiểu sâu hơn về các kích thích giúp khách hàng hình thành nhu cầu sử dụng
dịch vụ thanh toán bằng mã QR tại các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội.
- Đo lường mức độ nhận biết và quan tâm của khách hàng tới dịch vụ thanh toán bằng mã QR
tại các cửa hàng bán lẻ.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các kích thích được nghiên cứu đến sự hình thành nhu cầu
sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR của khách hàng nói chung và từng nhóm khách hàng
cụ thể nói riêng.

6
- Đo lường và xem xét khả năng tiếp cận phương thức thanh toán mới của khách hàng và doanh
nghiệp bán lẻ trên địa bàn Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp marketing cho các doanh nghiệp đang kinh doanh bán lẻ trên địa bàn Hà
Nội.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Mức độ nhận biết, quan tâm của khách hàng tới dịch vụ thanh toán bằng mã QR?
 Khách hàng biết tới phương thức thanh toán qua mã QR này thông qua kênh nào?
 Có yếu tố môi trường nào tác động tới khách hàng khiến khách hàng phải tìm tới
phương thức thanh toán qua mã QR không? Nếu có, đó là gì?
- Các yếu tố nào tạo nên nhu cầu sử dụng mã QR để thanh toán (Sự tiện lợi, truyền thông, ưu
đãi, môi trường xung quanh…)
- Những kích thích nào tác động mạnh mẽ nhất đến sự hình thành nhu cầu thanh toán bằng mã
QR? (VD: Sự tiện lợi, ảnh hưởng COVID-19,…)
- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố thanh toán bằng mã QR tới quyết định mua hàng /sản phẩm của
khách hàng?
- Sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các kích thích đó đối với từng nhóm khách hàng khác
nhau như thế nào?
- Khả năng tiếp cận phương pháp thanh toán QR của khách hàng như thế nào? (cao-thấp)
 Khách hàng có đủ điều kiện về công nghệ, kiến thức… để tiếp cận, sử dụng phương
pháp thanh toán mới này không?
 Các chính sách của doanh nghiệp, chính phủ có tạo chính sách thuận lợi cho người tiêu
dùng tiếp cận phương thức mới không?
III. Vấn đề, khách thể và phạm vi nghiên cứu
1.        Vấn đề nghiên cứu: 
Nghiên cứu về sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ mã QR Code để thanh toán tại các cửa
hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội:
- Nghiên cứu về mức độ nhận biết của người dân Hà Nội đối với QR Code.
- Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng của người dân Hà Nội đối với QR Code.
- Nghiên cứu về khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân Hà Nội đối với QR Code.
- Nghiên cứu các giải pháp, mô hình thanh toán mới cho các doanh nghiệp bán lẻ.
2.        Khách thể nghiên cứu: 

7
Là các khách hàng cá nhân có đặc điểm nhân khẩu học như sau: 
+ Độ tuổi: 16-57 
+ Giới tính: nam, nữ, giới tính khác 
+ Đặc điểm: Sử dụng thiết bị di động điện tử, đã có tài khoản ngân hàng. 
+ Địa lý: TP. Hà Nội 
3.        Phạm vi nghiên cứu: 
- Đối tượng nghiên cứu: Người dân sinh sống và làm việc ở các quận trên thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: 
+ Không gian: địa bàn TP Hà Nội. 
+ Thời gian thu thập dữ liệu cả thứ cấp và sơ cấp: 2 tháng
B. NỘI DUNG
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU:
I. Các khái niệm cần đánh giá và cơ sở lý thuyết:
1. Các khái niệm
1.1. Thanh toán di động QR-Code:
Mã QR Code, viết tắt của Quick Response Code là một mã có cấu trúc sắp xếp khá phức tạp
gồm nhiều hoa văn đen trắng chứa các đoạn mã nhị phân. QR Code được tạo ra bởi Denso
Wave xuất hiện lần đầu vào năm 1994 cho phép người dùng sử dụng thiết bị di động có ứng
dụng quét mã QR để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như dẫn đường link, xem tin nhắn
hay tài liệu văn bản, hoặc chứa đựng thông tin giúp người dùng truy cập một cách nhanh chóng
và thuận tiện.

Tương tự như các mã QR Code khác thì mã thanh toán di động cũng có cấu trúc các vạch mã
đen trắng dẫn đến tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Khách hàng có thể sử dụng camera
hoặc các ví điện tử để quét mã và thanh toán mà không cần dũng thẻ hoặc tiền mặt cũng như
không cần dùng đến thông tin khách hàng, số thẻ hay số tài khoản ngân hàng, vì vậy và độ bảo
mật thông tin khách hàng là rất cao.

1.2. Cửa hàng bán lẻ:


Các cửa hàng bán lẻ là các tòa nhà (hoặc dãy tòa nhà) với quy mô nhỏ và vừa mục đích để phục
vụ trực tiếp cho việc mua bán hàng hóa với người tiêu dùng với hình thức mua sắm và thanh
toán tại chỗ, nhận hàng nhanh gọn lẹ với các yếu phẩm hoặc các mặt hàng gia dụng, dân dụng.
Một số hình thức có thể kế đến của các cửa hàng bán lẻ có thể là các cửa hàng tạp hóa do người
dân tự mở, các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi,...Một trong những đặc điểm của các cửa hàng bán
lẻ là độ phủ rộng cao thúc đẩy mức độ tiếp cận các công nghệ mới cho khách hàng, ngoài ra
8
còn có đầy đủ các đồ dùng đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng, thuận lợi cho
việc mua bán trao đổi cũng như thanh toán nhanh gọn ngay tại chỗ.

1.3. Nhu cầu và sự hình thành nhu cầu:


Nhu cầu là những yêu cầu cần thiết của con người hướng đến một cuộc sống đầy đủ, được thể
hiện bằng tâm lý cảm thấy thiếu thốn về mặt vật chất hoặc tinh thần. 
Quá trình để hình thành một nhu cầu bao gồm từ việc cảm thấy thiếu hụt về một vấn đề hoặc
đối tượng nào đó, tiếp đến là việc chủ thể phải tiếp cận được với đối tượng và qua quá trình trải
nghiệm để thấy ý nghĩa cũng như vai trò của nhu cầu đó với bản thân, từ đó dần dần hình thành
nhu cầu.
 Nhu cầu theo tiếp cận của Maslow hệ thống lại các vấn đề liên quan đến tâm lý học, sự phát
triển của con người được hệ thống hóa thành một sơ đồ về các động lực phát sinh của giai đoạn
nhu cầu tiếp theo. Được hệ thống hóa thành biểu đồ hình tháp gồm 5 nhu cầu sắp xếp từ thấp
đến cao, từ cơ bản và các nhu cầu ở mức độ cao hơn điều mà lý giải các sự hình thành nhu cầu
mà con người cũng chưa nhận thức được. 

Hình 1: Tháp nhu cầu theo tiếp cận của Maslow


Tháp nhu cầu của Maslow gồm 5 bậc bao gồm nhu cầu sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng
và thể hiện bản thân. Tuy nhiên, tháp nhu cầu này chỉ phân chia về các loại nhu cầu khác nhau
của con người. Đứng dưới góc độ marketing, có 6 cấp độ nhu cầu mà khách hàng trải qua để
chuyển đổi từ không có nhu cầu đến khi nhu cầu được hình thành. Ở cấp độ 01 khi khách hàng
không gặp vấn đề nào thì không có nhu cầu nào được hình thành. Đến cấp độ 2 khi khách hàng
bắt đầu gặp vấn đề nhưng họ chưa thực sự có nhu cầu do một vài yếu tố như chưa biết đến các
giải pháp hay không đủ năng lực tài chính. Cấp độ 3 là cấp độ mà nhu cầu dần được hình thành
và họ đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đó, cùng một vấn đề gặp phải khách hàng sẽ có
nhiều giải pháp được lựa chọn. Sau khi tìm được giải pháp cho mình, nhu cầu khách hàng
chuyển lên cấp độ 4 là tìm kiếm các thương hiệu để giải quyết vấn đề của bản thân. Cấp độ 5

9
và 6 là cấp độ mà nhu cầu được hình thành rõ nhất khi họ đã tìm được cách giải quyết vấn đề
của bản thân và phân vân với việc có nên tiếp tục sử dụng hay không. Trong quá trình đó thì
nhu cầu khách hàng được hình thành ngày càng rõ nét.

Hình 2: 6 cấp độ của nhu cầu

2. Cơ sở lý thuyết:
2.1. Lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM

Hình 3. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM


Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) được Davis phát triển
vào 1986 thể hiện mối quan hệ giữa các biến về thái độ và sự cảm nhận để dự đoán sự khả thi
chấp nhận của một công cụ hệ thống thông tin và các sửa đổi để người dùng chấp nhận. Mô
hình lý thuyết thể hiện rằng hai yếu tố tác động trực tiếp đến thái độ sử dụng công nghệ là sự
hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận. 
Nhóm nghiên cứu dựa trên các yếu tố tác động kể trên, trong đó là các lợi ích của thanh toán
QR mà người tiêu dùng cảm nhận được và sự thuận tiện trong việc thực hiện các thao tác sử
dụng phương thức thanh toán trên.Ngoài ra, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thói
quen sử dụng của người tiêu dùng là thái độ về việc thực hiện hành vi là tích cực hay tiêu cực.
Đồng thời, một tác động bên ngoài ảnh hưởng đến ý định sử dụng của khách hàng là ảnh hưởng
và độ nhạy cảm của họ với dịch COVID - 19.
2.2.2. Lý thuyết về học thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ:
Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất UTAUT (Unified Theory of Acceptance
and Use of Technology) được Venkatesh (2003) phát triển mô hình về xác định các yếu tố bao
gồm ảnh hưởng xã hội, nỗ lực kỳ vọng, hiệu suất mong đợi và các nỗ lực kỳ vọng tác động đến
ý định hành vi và hành vi sử dụng mã thanh toán QR Code. Trong đó có 3 biến chính có ảnh
hưởng đáng kể đến việc sử dụng: hiệu suất mong đợi là sự kết hợp dễ dàng của việc sử dụng hệ
10
thống; ảnh hưởng xã hội là mức độ cảm nhận mà cá nhân thấy rằng những người quan trọng
xung quanh tin rằng họ nên sử dụng các hệ thống mới (ví dụ như người thân xung quanh, bạn
bè,...) và các điều kiện thuận tiện. Qua mô hình nghiên cứu lý thuyết này nhấn mạnh vào điểm
khách hàng nhận thức kết quả kỳ vọng và nỗ lực kỳ vọng càng cao sẽ dễ dàng hơn dẫn đến sự
chấp nhận thanh toán di động QR Code, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19 đòi hỏi việc giãn
cách xã hội kéo dài. 

Hình 4: Mô hình UTAUT


Ngoài ra còn có mô hình lý thuyết niềm tin và sức khỏe (Health Belief Model) là mô hình giúp
giải thích về sự phát triển dự đoán hành vi và sức khỏe. Mô hình cho thấy niềm tin của người
tiêu dùng về vấn đề sức khỏe cũng như các lợi ích nhận thức được qua các hành động và giải
thích sự hiệu quả của các hành động tới sức khỏe. Thực tế, học thuyết cho thấy rằng khi các cá
nhân cảm nhận được khả năng cao về nguy cơ mắc bệnh hay các vấn đề sức khỏe, họ sẽ dễ
dàng chấp nhận và thay đổi hành vi tham gia vào các hoạt động giúp ngăn chặn khả năng mắc
bệnh. Theo đó, người tiêu dùng nhạy cảm với tình hình dịch bệnh COVID-19, trong khi đó
phương thức thanh toán QR giúp hạn chế việc tiếp xúc giữu người với người, do đó mà vào
thời điểm này họ dễ dàng chấp nhận phương án thay toán mới này và nhu cầu sử dụng dịch vụ
cũng tăng mạnh trong giai đoạn COVID-19.
II. Mô hình nghiên cứu và thiết kế mẫu:
1. Mô hình đề xuất
Đề tài “sự hình thành về nhu cầu sử dụng mã QR thanh toán tại các cửa hàng tạp hóa trên địa
bàn Hà Nội” được nhóm lấy từ ý tưởng từ trong bối cảnh COVID -19. Là loại dịch vụ giúp
người với người tránh tiếp xúc trong dịch bệnh. Đề tài tìm ra những yếu tố tác động đến việc sử
dụng dịch vụ cũng như những hạn chế của dịch vụ thanh toán điện tử QR tại các cửa hàng tạp
hoá cho doanh nghiệp.
Căn cứ vào nguồn dữ liệu định lượng và định tính được nhóm thu thập từ nguồn thứ cấp cũng
11
như sơ cấp, nhóm đánh giá các yếu tố sau đây là những yếu tố cần được đưa vào mô hình
nghiên cứu của mình. Nhóm xin được đưa ra mô hình đề xuất như sau:

Hiểu biết của khách hàng

Chất lượng dịch vụ


Nhu cầu sử dụng mã
thanh toán QR tại các cửa Quảng cáo
hàng tạp hoá
Ảnh hưởng xã hội

Chất lượng phục vụ

Hình 5: Mô hình đề xuất về sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ

2. Giả thuyết nghiên cứu


Các giả thuyết được đặt ra cho mô hình nghiên cứu trên
- Giả thuyết H1: Hiểu biết của người tiêu dùng về dịch vụ có ảnh hưởng mạnh mẽ thuận
đến sự hình thành và phát triển nhu cầu về việc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử QR
tại các cửa hàng bán lẻ. Để nhu cầu được hình thành, khách hàng cần được tiếp cận với
phương thức thanh toán mới này qua việc bắt gặp ở những nơi tập trung việc mua bán
trao đổi.
- Giả thuyết H2: Chất lượng dịch vụ tốt hay kém có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển nhu cầu của người tiêu dùng với việc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử QR tại các
cửa hàng bán lẻ.
- Giả thuyết H3: Yếu tố quảng cáo có mối liên hệ thuận đến sự hình thành và phát triển
nhu cầu của người dùng với việc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử QR khi mua sắm
các cửa hàng bán lẻ. Các chương trình ưu đãi hay khuyến mãi cũng có kích thích lên
động lực sử dụng khi khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán mới.
- Giả thuyết H4: Yếu tố ảnh hưởng của xã hội đo lường mức độ mà cá nhân cho rằng họ
nên sử dụng phương thức thanh toán mới. Các ngồn động lực bao gồm từ bạn bè, người
thân trong gia đình sử dụng sẽ tác động mật thiết đến mong muốn sử dụng của cá nhân.
Ngoài ra một số hoàn cảnh của xã hội như tình hình dịch bệnh hay sự ra đời và phát
triển tiên tiến của công nghệ ngày nay cũng có tác động đáng kể.
- Giả thuyết H5: Chất lượng dịch vụ của các ngân hàng có ảnh hưởng thuận đến sự hình
thành và phát triển nhu cầu trong sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử QR của người dùng
khi mua sắm các cửa hàng bán lẻ. Một điểm bất cập của phương thức thanh toán này là
việc kết nối với tín hiệu mạng, tuy nhiên chất lượng chưa thực sự được đảm bảo dẫn đến

12
việc thườn xuyên xảy ra lỗi, vì vậy mà cũng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của người
tiêu dùng.

3. Mô hình phân tích


Mô hình được nhóm lựa chọn làm mô hình phân tích là AIDA. Mô hình AIDA bao gồm
Attention – Interest – Desire – Action mô tả lại quá trình người tiêu dùng trải qua trước khi ra
quyết định mua hàng hay sử dụng một dịch vụ bất kỳ.Bắt đầu từ việc xác định sự chú ý của
khách hàng qua việc xác định các nguồn hoặc địa điểm tiếp cận của cá nhân với dịch vụ, tiếp
đó là phát triển sự hứng thú của khách hàng qua các lợi ích, ưu điểm mà sản phẩm/dịch vụ đem
lại để tác động lên mong muốn cũng như hành động sử dụng. Dựa vào mô hình phân tích này,
nhóm xác định được sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử qua mã QR đối
với người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội khi mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ.

Attention (chú ý)

Interest (hứng thú)

Desire (mong muốn)

Action
Hình 6:(hành động)
Mô hình AIDA
Hình 6: Mô hình AIDA
4. Thiết kế nghiên cứu, thiết kế mẫu
4.1. Phương pháp nghiên cứu:
a. Quy trình nghiên cứu chung:
Quy trình nghiên cứu marketing bao gồm 5 giai đoạn, mà ở đó giai đoạn đầu có thể nói là giai
đoạn quan trọng nhất chính là bước xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu. Ở bước này cần sự
tham gia tích cực của cả người nghiên cứu và nhà quản lý. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu được
xác định là bước tiếp theo, nhằm mục đích tạo ra các căn cứ để có một kế hoạch tổng thể để
triển khai công việc nghiên cứu một cách có tổ chức. Bước thu thập thông tin đòi hỏi sự trung
thực và chính xác của các nhà nghiên cứu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc
nghiên cứu. Phân tích thông tin có thể qua nhiều cách như thống kê suy luận, thống kê mô tả,…
Và cuối cùng là bước trình bày kết quả cũng như viết bao cáo với những mục tiêu đã đề ra ở
ban đầu.

13
Hình 7: Quy trình nghiên cứu Marketing
b. Quy trình nghiên cứu của đề tài:
Sau khi xác định đề tài, nhóm bắt đầu xây dựng các mô hình lý thuyết sử dụng cũng như thiết
kế các mô hình phân tích làm tiền đề cho việc tìm kiếm và thu thập dữ liệu. Dữ liệu thứ cấp bao
gồm các dữ liệu đã có từ các bản nghiên cứu trước đó, các thông tin trên trang web, báo mạng.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc thiết kế bảng hỏi và khảo sát (bao gồm cả trực tiếp và trực
tuyến). Các dữ liệu sau khi thu thập được sàng lọc và xử lý để tổng hợp cũng như mã hóa và
chạy trên ứng dụng thống kê SPSS và đi đến kết luận trả lời các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu
nghiên cứu được đề ra.

4.2. Thiết kế nghiên cứu 


Loại hình nghiên cứu sử dụng: Nghiên cứu mô tả
Nghiên cứu mô tả biểu thị các biến số này bằng cách trả lời các câu hỏi ai, cái gì, tại sao, như
thế nào? Nghiên cứu các vấn đề như thái độ, hành vi, dự định.
Khi xác định sự hình thành về nhu cầu sử dụng mã thanh toán điện tử QR tại các cửa hàng bán
lẻ, nhóm chúng em rất cần biết và cần nghiên cứu về sự nhận biết, ấn tượng, cảm nhận của
khách hàng về dịch vụ mã thanh toán điện tử QR cũng như khi sử dụng nó.
Loại dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu thứ cấp: bao gồm các dữ liệu đã có từ các cuộc khảo sát cũ có liên quan, các trang
thông tin của chính phủ cũng như các trang báo mạng về phương thức thanh toán QR.
Dữ liệu sơ cấp: gồm những dữ liệu định tính và định lượng do nhóm thu thập lần đầu khi
nghiên cứu đề tài này.
Hai phương pháp nghiên cứu cơ bản: phân tích dữ liệu thứ cấp và tiến hành các cuộc
khảo sát.
Dữ liệu thứ cấp có thể lấy từ các trang báo, tạp chí, nguồn thông tin chính phủ, Internet, các tài
liệu có sẵn về mã thanh toán điện tử QR cũng như các vấn đề liên quan.
Cùng với đó, nhóm sẽ tiến hành các cuộc khảo sát trực tiếp trên địa bàn thành phố Hà Nội để
hiểu rõ hơn và thu thập được những thông tin định tính và định lượng về sự hình thành nhu cầu
sử dụng dịch vụ mã thanh toán điện tử QR tại các cửa hàng tạp hoá của người dân.

4.3. Thiết kế lấy mẫu


14
Phần này chỉ ra tổng thể mục tiêu là gì, khung lấy mẫu, những đơn vị mẫu được chọn như thế
nào, kích thước mẫu, tỷ lệ các câu hỏi được trả lời
Xác định tổng thể mục tiêu
 Phần tử: Với mục tiêu nghiên cứu của nhóm là xác định các kích thích tác động đến sự
hình thành nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán bằng mã QR tại các cửa
hàng bán lẻ, nhóm xác định phần tử của mục tiêu nghiên cứu là những người có tài
khoản ngân hàng/ví điện tử và có nhu cầu mua hàng tại các cửa hàng tạp hoá.
 Đơn vị lấy mẫu: 90 – 100 mẫu tương ứng với người dân trên địa bàn Hà Nội.
 Phạm vi: thành phố Hà Nội
 Thời gian: 2022
Xác định khung lấy mẫu
Nhóm nghiên cứu thiết lập một bảng danh sách thông qua khảo sát trực tuyến bằng Google
form nhằm thu thập thông tin của các đối tượng nghiên cứu.
Kỹ thuật lấy mẫu
Nhóm xác định sử dụng kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất - lấy mẫu thuận tiện. Do các điều kiện
ràng buộc về mặt thời gian, kinh tế cũng như nhân sự thì phương pháp lấy mẫu thuận tiện có
ích về mặt dễ tiếp cận, đo lường và hợp tác. Tuy nhiên điều này cũng là hạn chế của bản báo
cáo do khó có thể xác định được tính đại diện của mẫu đã được chọn.
Kích thước mẫu
Ban đầu, theo bản đề cuất của đề tài nghiên cứu, nhóm ước tính quy mô mẫu khoảng 150-200
mẫu để đảm bảo tính đại diện cũng như độ tin cậy cho dữ liệu phân tích và kết quả của để tài
nghiên cứu. Tuy nhiên, do bị giới hạn về thời gian, chi phí cũng như nguồn lực nhân sự, nhóm
giới hạn kích thước mẫu trong khoảng 90-110 mẫu nghiên cứu tương ứng với 90-110 người
dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4.4. Thu thập dữ liệu và các công việc trên hiện trường
Nhóm gồm có 5 người và 4 người được giao thu thập dữ liệu qua việc khảo sát trực tiếp, phỏng
vấn cá nhân tại các cửa hàng bán lẻ như tạp hóa, các siêu thị lớn, những nơi mua sắm với bảng
hỏi đã lập nhằm hoàn thành nghiên cứu. Đồng thời 1 người còn lại sẽ giữ vai trò giám sát, kiểm
tra lại thông tin của từng cuộc khảo sát đã được thực hiện.

III. Thu thập và xử lý dữ liệu:


1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tham khảo các nguồn báo, tạp chí chính thống, các dữ liệu từ nguồn thông tin chính phủ có
sẵn, các bài nghiên cứu khoa học về dịch vụ thanh toán qua mã QR hoặc các vấn đề có liên
quan như sau để tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ này:
- Dữ liệu về việc sử dụng QR code dùng cho thanh toán tăng hay giảm cho những năm
gần đây.
15
- Dữ liệu về cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ QR code dùng trong thanh
toán (liệu nó có tiện lợi, bảo mật, làm hài lòng hay rắc rối và khó sử dụng).
- Sự quan tâm của khách hàng về dịch vụ sử dụng mã QR thanh toán (biết tới qua chương
trình quảng cáo hay từ người giới thiệu hay một nguồn thông tin nào).
Qua các dữ liệu thứ cấp thu thập được, nhóm kết luận phương thức sử dụng thanh toán mã QR
đang được các ngân hàng thúc đẩy phát triển và mở rộng tới các đối tượng khách hàng, đồng
thời phương thức này cũng đang được chú ý đến bởi sự thuận tiện cũng như tính đảm bảo an
toàn bảo mật cao. Nhu cầu về việc sử dụng phương thức thanh toàn không sử dụng tiền mặt này
đang phát triển rất nhanh.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát trực tiếp người qua đường tại một số địa điểm được
lựa chọn sẵn thông qua bảng hỏi và khảo sát trực tuyến qua form khảo sát trên mạng xã hội
nhằm có được thông tin về sự hình thành nhu cầu cũng như mong muốn cải thiện của khách
hàng đối với dịch vụ thanh toán qua mã QR tại các cửa hàng bán lẻ.
2. Thiết kế công cụ thu thập thông tin
Bảng hỏi được thiết kế theo dạng form survey cho ra bản cứng dùng để khảo sát trực tiếp và
form online để khảo sát trực tuyến.
Phần đầu của bảng hỏi sẽ giới thiệu đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu của đề tài và lời bảo
đảm bảo mật thông tin cho tất cả những người tham gia khảo sát.
Nội dung của bảng hỏi:
- Phần 1: Các thông tin cá nhân và các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng được khảo
sát
- Phần 2: Các câu hỏi dành cho từng đối tượng sử dụng dịch vụ thanh toán QR
+ Mức độ tiếp cận của phương thức thanh toán: các địa điểm, khu vực tiếp cận được với
phương thức này và nguồn thông tin biết đến)
+ Các yếu tố thúc đẩy sự hình thành nhu cầu sử sụng dịch vụ (các lợi ích, hiệu quả mong
đợi nhận được,…)
- Phần 3: Các câu hỏi đánh giá về mức độ sẵn sàng sử dụng được đo bởi thang đo Likert
5.
- Phần 4: Kết thúc bảng hỏi, các phần quà (nếu có) và lời cảm ơn.
3. Xây dựng thang đo:

Câu hỏi Thang đo

Giới tính đối tượng khảo sát Danh nghĩa

Câu hỏi về độ tuổi Thứ bậc

16
Mức thu nhập bình quân Thứ bậc

Câu hỏi về nghề nghiệp Danh nghĩa

Câu hỏi phân loại đối tượng khảo sát Danh nghĩa

Các phương thức thanh toán được sử dụng Danh nghĩa

Nguồn tiếp cận với hình thức thanh toán QR Danh nghĩa

Nguồn biết đến phương thức thanh toán QR Danh nghĩa

Tần suất sử dụng phương thức thanh toán QR Thứ bậc

Mức độ ảnh hưởng các lợi ích mà thanh toán QR Likert 5 mức độ

Mức độ sẵn sàng với việc sử dụng phương thức thanh toán Likert 5 mức độ
QR
Bảng 1: Các thang đo được xây dựng và sử dụng trong phiếu khảo sát

4. Phương pháp xử lí dữ liệu


- Dữ liệu thứ cấp sẽ được nhóm phân tích, chọn lọc, tổng kết những dữ liệu có sẵn đã thu thập
cần thiết và phù hợp với đề tài của nhóm
- Dữ liệu sơ cấp sau khi thu thập từ các cuộc khảo sát sẽ được nhóm tiến hành kiểm tra, biên
tập, mã hoá, phát hiện sai sót và làm sạch. Sau đó dữ liệu sẽ được tiến hành phân tích bằng
phương pháp phân tích thông kê mô tả thông qua phần mềm SPSS nhằm xác định sự hình
thành nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã điện tử QR tại các cửa hàng bán lẻ.

IV. Biên tập và mã hóa dữ liệu:


1.Biên tập dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập được từ bảng hỏi trực tiếp và trực tuyến được lọc ra để loại bỏ các sai
sót có trong bảng hỏi: các câu trả lời thiếu nhất quán mà các đối tượng trà lời ý sau trái ngược
với câu trả lời trước, sai sót liên quan đến chọn mẫu (các đối tượng GenZ và nhân viên văn
phòng). Sau khi biên tập lại các dữ liệu thu thập được qua bảng hỏi, nhóm xác định có 99 bảng
hỏi hợp lệ để tiếp tục mã hóa và phân tích xử lý.
2. Mã hóa dữ liệu:
Bảng hỏi sử dụng các câu hỏi đóng nên việc mã hóa dữ liệu được tiến hành đơn giản và cụ thể
như sau:
Với các câu hỏi định danh như các đặc điểm về nhân khẩu học (nghề nhiệp, phân loại các đối
tượng sử dụng,…), các câu trả lời được mã hóa bằng việc gắn biến tương ứng với các giá trị

17
1,2,3,4… tương ứng với câu trả lời trong bảng hỏi.
Với các câu hỏi dạng có/không: phương án “Không” được gắn với giá trị “0”, còn phương án
“Có” gắn với giá trị “1”.
Với các câu hỏi thứ bậc, đặc biệt là câu hỏi sử dụng thang đo Likert, các giá trị 1,2,3,4,5 được
gắn với các giá trị theo thứ tự là “Rất không đồng ý”, “Không đồng ý”, “Trung lập”, “Đồng ý”
và “Hoàn toàn đồng ý”.
Với câu trả lời có thể chọn nhiều đáp án (Multiple Answer), mỗi câu trả lời tương ứng với một
câu hỏi có/không và gắn các giá trị như đã nêu ở trên.

V. Kết quả xử lý và phân tích dữ liệu:


1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng hỏi chính thức được tiến hành phát ra và thu thập trên các quận huyện thuộc thành phố
Hà Nội. Kết quả cuối cùng sau khi khảo sát đã thu về 99 phiếu trả lời hợp lệ. Nhóm đã phân
loại những người tham gia khảo sát theo giới tính, độ tuổi, nhóm nghề nghiệp và thu nhập khi
đưa vào phân tích.

Đặc điểm Số lượng đáp viên Tỷ lệ (%)


Nam 36 36.4
Nữ 62 62.6
Giới tính
Khác 1 1
Tổng 99 100
Dưới 18 tuổi 1 1.1
18-25 12 12.1
26-34 12 12.1
Tuổi 35-55 60 60.6
Trên 55 tuổi 14 14.1
Tổng 99 100
Dưới 1 triệu 4 4.0
1 triệu – dưới 2 triệu 1 1.0
2 triệu – dưới 3 triệu 7 7.1
Thu nhập 3 triệu – dưới 4 triệu 5 5.0
4 triệu – dưới 5 triệu 7 7.1
Trên 5 triệu 75 75.8
Tổng 99 100
Học sinh/ Sinh viên 13 13.1
Kinh doanh 35 35.5

18
Công nhân 3 3.0
Nhân viên kĩ thuật/ 4 4.0
Kỹ sư
Giáo viên 14 14.1
Nghề nghiệp Nhân viên văn 11 11.1
phòng dịch vụ và
bán hàng
Lao động giản đơn 9 9.1
Nghỉ hưu 10 10.1
Tổng 99 100

Bảng 2: Bảng đặc điểm nhân khẩu học


1.1. Giới tính 
Kết quả khảo sát trong 99 phiếu trả lời có 36 người tham gia là nam (chiếm 36,4%), giới nữ là
64 người (chiếm 62,6%) và 1 người giới tính khác. Ta có thể nhận thấy nữ giới có xu hướng
cao hơn trong việc dùng dịch vụ thanh toán mã QR hơn nam giới. Trong cuộc sống hàng ngày,
nữ giới thường xuyên phải chi tiêu mua sắm, trao đổi hàng hóa nhiều hơn nam giới. 

Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu theo giới tính

1.2. Độ tuổi
Trong số những người tham gia trả lời, kết quả có 1 người dưới 18 tuổi (chiếm 1,1%), 12 người
có độ tuổi từ 18 đến 25 (chiếm 12,1%) và 12 người từ 26 đến 34 tuổi (chiếm 12,1%), có số
lượng nhiều nhất là người từ 35 đến 55 tuổi với 60 người (chiếm 60,4%) và còn lại 14 người
trên 55 tuổi (chiếm 14,1%). Những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán QR Code khi
mua hàng hầu hết đã từ 18 tuổi trở lên, đều có thể đi làm và có thu nhập, lượt chi tiêu mua sắm
cho cuộc sống hàng ngày hay công việc cũng nhiều hơn. 

19
 
Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi

1.3. Thu nhập


Từ kết quả khảo sát ta thấy số nhiều những người trả lời khảo sát đều có thu nhập 1 tháng trên
5 triệu (chiếm 75,8%), còn lại có 4 người thu nhập dưới 1 triệu (chiếm 4%), 1 người từ 1 đến
dưới 2 triệu (chiếm 1%), 7 người thu nhập từ 2 đến dưới 3 triệu (chiếm 7,1%). Còn lại những
người có thu nhập từ 3 đến dưới 4 triệu và 4 đến dưới 5 triệu lần lượt là 5 và 7 người (chiếm
5% và 7,1%). Hầu hết mọi người đều đã có thu nhập (bao gồm cả lương và chu cấp) ít nhất 1
triệu, có khả năng tự chi trả cho một số hoặc tất cả giao dịch mua sắm.

Biểu đồ 3: Cơ cấu mẫu theo thu nhập


1.4. Nghề nghiệp
Qua kết quả khảo sát, ta có thể thấy 13 người tham gia là học sinh - sinh viên (chiếm 13,1%),
35 người làm trong ngành nghề kinh doanh (chiếm 35,5%), số người là công nhân và nhân viên
kỹ thuật - kỹ sư lần lượt là 3 và 4 (chiếm lần lượt 3% và 4%). Người trả lời làm công việc giáo
viên là 14 người (chiếm 14,1%), 11 người là nhân viên văn phòng, dịch vụ và bán hàng (chiếm
11,1%), lao động giản đơn có 9 người (chiếm 9%), còn lại 10 người đã nghỉ hưu (chiếm
10,1%). Hầu hết tất cả các ngành nghề đều có nhu cầu về việc sử dụng thanh toán mã QR,
20
chiếm nhiều nhất là những người đang làm về kinh doanh khi công việc của họ đòi hỏi việc
giao dịch thanh toán nhiều hơn so với các ngành nghề khác.

Biểu đồ 4: Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp


1.5. Phân loại đối tượng
Nhóm đã phân loại những người trả lời khảo sát về dịch vụ thanh toán bằng mã QR theo 3 đối
tượng chính: những người chưa sử dụng, những người đã và đang sử dụng, những người đã sử
dụng và ngưng sử dụng. Kết quả thu được trong 99 người có 27 người chưa từng sử dụng
(chiếm 27,3%) và 71 người đã và đang tiếp tục sử dụng dịch vụ mã thanh toán (chiếm 71,7%).
Còn lại có 1 người đã từng sử dụng nhưng hiện tại không còn dùng dịch vụ này nữa (chiếm
1%).

Biểu đồ 5: Phân loại đối tượng

1.6. Mối tương quan giữa độ tuổi của người tiêu dùng và phân loại đối tượng sử dụng dịch vụ
Độ tuổi Phân loại (người)
Chưa sử dụng Đã và đang sử dụng Đã sử dụng và
ngưng sử dụng
Dưới 18 tuổi 0 1 0
18 – 25 tuổi 0 12 0
26 – 34 tuổi 2 10 0

21
35 – 55 tuổi 14 46 0
Trên 55 tuổi 11 2 1

Bảng 3: Mối tương quan giữa độ tuổi của người tiêu dùng và phân loại đối tượng sử dụng
dịch vụ
Dữ liệu từ bảng trên cho thấy rằng, phần lớn những người chưa sử dụng phương thức thanh
toán bằng mã QR nằm từ độ tuổi 35 đến 55 và 55 tuổi trở lên. Những người trả lời khảo sát từ
35 tuổi đổ xuống, đặc biệt là nhóm gen Z (18 đến 25 tuổi) đều đã và đang dùng dịch vụ này.
Tuy nhiên, nhóm tuổi từ 35 đến 55 cũng có số lượng người đã và đang sử dụng nhiều nhất.
Nhóm trên 55 tuổi chỉ chiếm 2 người đã và đang sử dụng. Và chỉ có 1 người duy nhất trên 55
tuổi đã sử dụng và ngưng việc sử dụng tiếp tục phương thức thanh toán này.

2. Phân tích các biểu đồ, nhận định và đánh giá trung bình theo từng đối tượng
2.1. Chưa sử dụng
a. Phương thức thanh toán đang sử dụng

Biểu đồ 6: Phương thức thanh toán sử dụng hiện tại


Đối với những người chưa từng sử dụng dịch vụ thanh toán mã QR, họ sẽ sử dụng những
phương thức khác như tiền mặt, thẻ tín dụng và chuyển khoản ngân hàng. Chiếm 65%, được
lựa chọn nhiều nhất là mua sắm sử dụng tiền mặt với 26 lượt. Còn lại, thẻ tín dụng và chuyển
khoản ngân hàng lần lượt được chọn với 5 và 9 người (chiếm 12,5% và 22,5%). Có thể thấy
hiện nay, phương thức thanh toán truyền thống bằng tiền mặt trong các giao dịch mua hàng vẫn
được mọi người ưu tiên sử dụng, đặc biệt đối với một số người “ngại” thay đổi, họ chưa sử
dụng và cũng không có nhu cầu sử dụng mã QR để thanh toán. 

b. Các địa điểm người dùng thấy phương thức thanh toán mã QR

Phản hồi
N Phần trăm
(%)

22
Chợ 6 11,5%
Các cửa hàng tạp hóa 11 21,2%
Các cửa hàng tiện lợi 15 28,8%
Siêu thị lớn 20 38.5%
Tổng 52 100,0%

Bảng 4: Địa điểm tiếp cận với mã thanh toán QR


Theo như kết quả khảo sát, có 6 người dùng bắt gặp phương thức thanh toán mã QR tại các khu
chợ (chiếm 11,5%), tại các cửa hàng tạp hóa có 11 người (chiếm 21,2%) và tại các cửa hàng
tiện lợi có 15 người (chiếm 28,8%). Nhiều nhất người trả lời chọn nơi thấy dịch vụ mã thanh
toán là các siêu thị lớn với 20 lượt (chiếm 38,5%). Hầu hết tất cả mọi cửa hàng nói chung và
cửa hàng bán lẻ nói riêng đều đã cập nhật và đưa phương thức thanh toán mã QR vào dịch vụ
của mình, dù người dùng có chưa từng sử dụng nhưng cũng rất dễ dàng bắt gặp trong cuộc
sống hàng ngày. Đặc biệt phải nói đến siêu thị, một ngày có thể có đến hàng nghìn người tiêu
dùng mua sắm nên việc thanh toán bằng các phương thức truyền thống sẽ không còn quá phù
hợp và tiện lợi đối với cả người mua hàng và doanh nghiệp.

c. Người dùng có các ứng dụng Mobile banking hay ví điện tử trong điện thoại.
Mặc dù 27 người đều chưa dùng dịch vụ thanh toán bằng mã QR nhưng có đến 13 người có
ứng dụng Mobile banking hoặc ví điện tử trong điện thoại của mình (chiếm 48,1%), 14 người
còn lại thì không có bất kỳ ứng dụng Mobile banking hay ví điện tử nào (chiếm 51,9%). Gần
một nửa số lượt trả lời chưa sử dụng đã có cơ hội cao hơn để bắt đầu sử dụng trong số 27 khách
hàng tiêu dùng.

Biểu đồ 7: Người dùng có ứng dụng Mobile banking/Ví điện tử

d. Độ nhận biết phương thức thanh toán bằng mã QR 


23
Phản hồi
N Phần trăm (%)
Chưa biết đến 8 29,6
Biết đến nhưng không quan tâm 16 59,3
Biết đến và có quan tâm 3 11,1
Tổng 27 100,0
Bảng 5: Độ nhận biết của phương thức mã thanh toán đối với người chưa sử dụng
Kết quả thu thập được nói rằng có 8 người chưa biết phương thức thanh toán này (chiếm
29,6%), 16 người biết đến dịch vụ nhưng không quan tâm (chiếm 59,3%). Còn lại chỉ có 3
người đã biết đến và có quan tâm dịch vụ mã thanh toán nhưng vẫn chưa sử dụng (chiếm
11,1%). Nhìn chung, độ nhận diện của phương thức này đối với những người chưa sử dụng khá
cao, chiếm đến hơn 70% và có cả những người đã biết đến và có quan tâm, rất tiềm năng trong
việc bắt đầu dùng dịch vụ.

e. Lý do chưa từng sử dụng phương thức mã thanh toán


Phản hồi
N Phần trăm (%)
Cảm thấy không thuận tiện 12 24,5%
Khó sử dụng các thao tác 13 26,5%
Lo ngại về bảo mật thông tin 4 8,2%
Lo ngại không có wifi/4G để thực hiện giao dịch 7 14,3%
Rủi ro giả mạo và kĩ thuật 4 8,2%
Chưa biết đến 9 18,4
Tổng 202 100%

Bảng 6: Lý do chưa muốn sử dụng mã thanh toán QR

Trong số những người tham gia trả lời khảo sát về lý do chưa sử dụng, có 12 người cảm thấy
không thuận tiện (chiếm 24.5%), 13 người khó sử dụng các thao tác (chiếm 26.5%), 4 người
thấy lo ngại về bảo mật thông tin (chiếm 8,2%), 7 người cảm thấy lo ngại không có Wifi/4G để
thực hiện giao dịch, 4 người cảm thấy rủi ro giả mạo và kỹ thuật, 9 người chưa biết đến (chiếm
18,4%). Phần lớn lý do chưa sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR đều cảm thấy không
thuận tiện và khó khăn khi sử dụng các thao tác, và có một số lượng đáng kể người chưa được
biết hay nghe đến dịch vụ này.

f. Động lực khiến người dùng sử dụng phương thức thanh toán mã QR ngay và luôn 

24
Tên Mô tả N GTNN GTLN Trung Độ lệch
biến bình chuẩn
Q6.1 Yêu cầu của ngân hàng đang 27 1 4 3,52 0,893
sử dụng
Q6.2 Yêu cầu tính chất của công 27 1 5 3,15 0,989
việc
Q6.3 Người thân, bạn bè giới thiệu 27 3 5 3,48 0,700

Q6.4 Thấy chương trình khuyến mãi 27 1 5 3,19 0,962


của dịch vụ tại cửa hàng yêu
thích
Q6.5 Thấy chương trình khuyến mãi 27 1 5 3,44 1,050
của dịch vụ khi đang mua
hàng
Q6.6 Không mang đủ tiền mặt khi 27 1 5 4,22 1,121
đi mua hàng
Valid N 27

Bảng 7: Đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng dịch vụ thanh toán mã QR theo các yếu tố tác
động
Xét biến mã Q6.1 có giá trị trung bình là 3,52 với độ lệch chuẩn 0,893 nhưng giá trị lớn nhất
được chọn chỉ có 4, ta thấy gần như người trả lời nghiêng về trung lập và đồng ý cho ý kiến yêu
cầu của ngân hàng đang sử dụng sẽ là động lực sử dụng ngay và luôn. Biến mã Q6.2 và Q6.4
lần lượt có giá trị trung bình là 3,15 và 3,19 với độ lệch chuẩn 0,989 và 0,962, yêu cầu của tính
chất công việc và các chương trình khuyến mãi tại cửa hàng yêu thích cũng có thể đủ kích thích
người dùng sử dụng dịch vụ thanh toán mã QR. Biến mã Q6.3 có giá trị trung bình 3,48 với độ
lệch chuẩn 0,700, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất thu được là 3 và 5, dễ dàng nhận ra yếu tố người
thân, bạn bè giới thiệu vô cùng quan trọng trong việc kích thích người trả lời sử dụng phương
thức này ngay và luôn so với các yếu tố khác. Còn lại biến Q6.5 và Q6.6 có giá trị trung bình
lần lượt là 3,44 và 4,22 với độ lệch chuẩn 1,050 và 1,121, dễ dàng thấy rằng việc thấy chương
trình khuyến mãi khi đang mua hàng và không mang đủ tiền mặt khi mua hàng nhận được
nhiều ý kiến trái chiều từ người mua. Yếu tố không mang đủ tiền mặt khi mua hàng có thể dễ
dàng trở thành kích thích sử dụng ngay và luôn, nhưng đối với một số người sẽ là hoàn toàn
không đồng ý.

2.2. Đã và đang sử dụng


a. Các địa điểm người dùng thấy phương thức thanh toán mã QR

25
Phản hồi
N Phần trăm
(%)
Chợ 18 9,0%
Các cửa hàng tạp hóa 50 24,9%
Các cửa hàng tiện lợi 65 32,3%
Siêu thị lớn 65 32,3%
Trung tâm thương mại 3 1,5%
Tổng 201 100%

Bảng 8: Địa điểm tiếp cận với phương thức thanh toán mã QR

Đối với 71 người đã và đang sử dụng phương thức, có 18 người dùng thấy tại các khu chợ
(chiếm 9%), tại các cửa hàng tạp hóa có 50 người (chiếm 24,9%). Các cửa hàng tiện lợi và siêu
thị lớn là hai địa điểm được hầu hết tất cả mọi người dùng thấy có dịch vụ thanh toán bằng mã
QR, có tới 65 lượt chọn cho mỗi phương án (chiếm 32,3%). Các ý kiến khác được người trả lời
nêu thêm là tại các trung tâm thương mại, nhà hàng hay các hàng quán vỉa hè (chiếm 1,5%).
Hầu hết tất cả mọi địa điểm mua hàng trên thị trường đều đã cập nhật và áp dụng dịch vụ thanh
toán bằng mã QR, đặc biệt là những cửa hàng tiện lợi và siêu thị lớn. Các cửa hàng tạp hóa
ngày nay cũng đã chuyển từ phương thức thanh toán truyền thống bằng tiền mặt sang kết hợp
cả thanh toán bằng mã QR. 

b. Các nguồn thông tin giúp người dùng biết đến dịch vụ mã QR
Phản hồi
N Phần trăm
(%)
Ngân hàng 23 12,2%
Các siêu thị, cửa hàng tuyên truyền 49 25,9%
Người thân, bạn bè giới thiệu 47 24,9%
Mạng Internet, báo chí, phương tiện truyền thông 39 20,6%
đại chúng
Chương trình khuyến mãi 12 6,3%
Quảng cáo của ngân hàng/công ty ví điện tử 19 10,1%
Tổng 189 100%
Bảng 9: Nguồn thông tin biết đến phương thức thanh toán mã QR
Qua kết quả khảo sát, có 23 người dùng biết đến phương thức thanh toán mã QR qua ngân hàng
(chiếm 12,2%), 39 người dùng biết qua các trang mạng Internet, báo chí và phương tiện truyền
thông đại chúng (chiếm 20,6%). Đặc biệt phải kể đến các siêu thị, cửa hàng tuyên truyền và
26
người thân, bạn bè giới thiệu là hai nguồn thông tin lớn nhất giúp người dùng biết đến phương
thức thanh toán bằng mã QR (số liệu lần lượt là 49 và 47, chiếm 25,9% và 24,9%). Các quảng
cáo của ngân hàng hay công ty ví điện tử cũng là một nguồn thông tin phù hợp cho người dùng
biết đến, có 19 lượt chọn tương ứng với 10,1%. Khoảng số ít người hơn (12 người) biết đến
thông qua chính các chương trình khuyến mãi của dịch vụ này (chiếm 6,3%). 

c. Tần suất sử dụng dịch vụ mã thanh toán

Tần số Phần trăm


(%)
Valid Luôn luôn sử dụng 6 8,5
Thường xuyên sử dụng 35 49,3
Ít khi sử dụng 12 16,9
Chỉ sử dụng khi không có tiền mặt 18 25,4
Tổng 71 100,0

Bảng 10: Tần suất sử dụng mã thanh toán QR


Dựa trên bảng số liệu, số người luôn luôn sử dụng mã thanh toán QR có 6 người (chiếm 8,5%),
nhiều nhất là 35 người thường xuyên dùng phương thức mã thanh toán (chiếm 49,3%). Ngoài
ra có 12 người chọn ít khi dùng và 18 người chỉ sử dụng dịch vụ khi không có tiền mặt (chiếm
lần lượt 16,9% và 25,4%).

d. Lợi ích của phương thức thanh toán mã QR so với các phương thức khác

Phản hồi
N Phần trăm
(%)
Thanh toán nhanh, thuận tiện 68 33,7%
Thực hiện dễ dàng, đơn giản trên các thiết 53 26,2%
bị điện tử thông minh có kết nối internet
Hạn chế nỗi lo mất cắp, móc túi 34 16,8%
Giúp quản lí tài chính tốt hơn 28 13,9%
Nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi 19 9,4%
Tổng 202 100%
Bảng 11: Ưu điểm của mã thanh toán QR
So với các phương thức khác, một số lợi ích của thanh toán bằng mã QR được người đã và
đang sử dụng đánh giá nhiều nhất là thanh toán nhanh, thuận tiện, không cần mang nhiều đồ
lỉnh kỉnh hay tiền mặt và được thực hiện dễ dàng, đơn giản trên các thiết bị điện tử thông minh

27
với lần lượt 68 và 53 lượt chọn (chiếm 33,7% và 26,2%). Hai lợi ích khác của phương thức
thanh toán mã QR là hạn chế nỗi lo mất cắp và quản lý tài chính tốt hơn cũng được lần lượt 34
và 28 người dùng chọn (chiếm 16,8% và 13,9%). 19 người cho rằng lợi ích của thanh toán bằng
mã QR so với các phương thức khác là có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hơn (chiếm
9,4%). Ta có thể thấy lợi ích lớn nhất của dịch vụ này chính là giúp người dùng cảm thấy
nhanh chóng, thuận tiện hơn. Điều này dễ hiểu vì trong cuộc sống bộn bề công việc hàng ngày,
con người có xu hướng ưu tiên những việc đơn giản nhanh chóng, thuận tiện mà hữu ích để tiết
kiệm thời gian nhất có thể.

e. Tầm quan trọng của các yếu tố tới việc lựa chọn phương thức thanh toán mã QR 

Tên Mô tả N GTNN GTLN Trung Độ lệch


biến bình chuẩn
Q11.1 Thao tác đơn giản, nhanh chóng 71 1 5 4,41 0,855
Q11.2 Không yêu cầu thiết bị đặc biệt 71 1 5 4,14 0,682
hay mang nhiều đồ vật theo người
Q11.3 Bảo mật và an toàn với độ chính 71 1 5 4,20 0,821
xác cao
Q11.4 Thanh toán mọi lúc, mọi nơi 24/7 71 1 5 4,38 0,724
Q11.5 Hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa 71 1 5 4,25 0,758
người với người
Q11.6 Các chương trình ưu đãi, khuyến 71 1 5 3,44 0,857
mãi
Q11.7 Mạng lưới ngân hàng rộng khắp 71 1 1 4,21 0,940
Q11.8 Tránh làm hao hụt tài chính khi 71 1 1 4,24 0,853
đếm tiền lẻ
Q11.9 Quản lý tài chính tốt hơn 71 1 1 3,97 0,810
Q11.10 Hạn chế nỗi lo mất cắp, móc túi 71 1 1 4,61 0,665
Valid N 71

Bảng 12: Đánh giá tầm quan trọng các yếu tố tác động
Nhìn chung, các lợi ích của phương thức thanh toán bằng mã QR đều nhận được sự hài lòng và
tán thành của người sử dụng. Biến mã Q11.10 có giá trị trung bình cao nhất là 4,61 với độ lệch
chuẩn 0,665 , chứng tỏ hầu hết người trả lời đều đồng ý và hoàn toàn đồng ý cho rằng việc hạn
chế nỗi lo mất cắp hay móc túi vô cùng quan trọng khi lựa chọn phương thức thanh toán này.
Thao tác đơn giản, nhanh chóng, thanh toán mọi lúc, mọi nơi 24/7 và hạn chế tiếp xúc trực tiếp
giữa người với người cũng được người dùng đánh giá rất quan trọng với giá trị trung bình lần
lượt là 4,41; 4,38 và 4,35, độ lệch chuẩn 0,855; 0,724 và 0,758. Các biến mã Q11.2, Q11.3,
28
Q11.7, Q11.8 cũng có giá trị trung bình cao (4,14; 4,20; 4,21; 4,24) với độ lệch chuẩn 0,682;
0,821; 0,940; 0,853. Có thể thấy những người trả lời khảo sát đều đồng ý rằng các yếu tố không
yêu cầu thiết bị đặc biệt hay mang nhiều đồ vật bên người, bảo mật và an toàn với độ chính xác
cao, mạng lưới ngân hàng rộng khắp và tránh làm hao hụt tài chính khi đếm tiền lẻ có quan
trọng đến việc thúc đẩy lựa chọn sử dụng phương thức thanh toán bằng mã QR của họ. Còn lại
các biến mã Q11.6 và Q11.9 có giá trị trung bình 3,44; 3,97 cùng độ lệch chuẩn 0,857; 0,870
cho thấy với một số người trung lập, tầm quan trọng của các chương trình ưu đãi, khuyến mãi
hay quản lý tài chính tốt hơn chưa chắc đã quan trọng khiến họ lựa chọn dịch vụ này.

f. Thời gian người dùng bắt đầu sử dụng dịch vụ thanh toán mã QR

Tần số Phần trăm (%)


Valid Trước đại dịch COVID-19 8 11,3
Trong đại dịch COVID-19 33 46,5
Sau đại dịch COVID-19 30 42,3
Tổng 71 100,0

Bảng 13: Thời điểm sử dụng phương thức thanh toán mã QR


Trong 71 người trả lời khảo sát và đang sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR, chỉ có 8
người dùng phương thức này trước đại dịch COVID – 19 (chiếm 11,3%). Có tới 33 và 30 người
bắt đầu dùng phương thức thanh toán mã QR trong và sau đại dịch COVID – 19, lần lượt tương
ứng với 46,5% và 42,2%. Ta dễ dàng nhận ra đại dịch COVID – 19 đã trở thành một nguồn
động lực lớn khiến người dùng bắt đầu sử dụng phương thức thanh toán bằng mã QR khi dịch
vụ này vừa nhanh chóng, vừa hạn chế tiếp xúc giữa người với người phù hợp với bối cảnh đại
dịch.

Giới tính Thời gian bắt đầu sử dụng dịch vụ thanh toán mã QR

Trước đại dịch Trong đại dịch Sau đại dịch


COVID-19 COVID-19 COVID-19
Nam 2 13 10
Nữ 6 19 20
Khác 0 1 0

Bảng 14: Thời gian người dùng bắt đầu sử dụng dịch vụ đối với từng giới tính

29
Từ bảng trên ta còn có thể thấy, trong và sau đại dịch COVID – 19 đều làm tăng số lượng
người sử dụng dịch vụ thanh toán mã QR ở cả hai giới nam và nữ. Trước đại dịch chỉ có 2 nam
giới và 6 nữ giới dùng. Từ khi dịch COVID – 19 bùng phát, nam có thêm 23 người sử dụng
(tăng hơn 11 lần so với ban đầu) với 13 người dùng trong thời kỳ và 10 người dùng sau thời kỳ.
Nữ giới có thêm 39 người dùng (tăng hơn 6 lần so với ban đầu) với 19 và 20 người theo từng
giai đoạn trong và sau dịch bệnh COVID – 19. Hầu hết mọi người ở mọi giới đều có xu hướng
sử dụng dịch vụ này sau dịch bệnh dựa trên hoàn cảnh và yêu cầu của đại dịch.
g. Các yếu tố đánh giá khác
Nhóm đã đưa ra một số các đánh giá liên quan đến dịch vụ thanh toán bằng mã QR để khảo sát
người dùng như sau:
Tên N GTNN GTLN Trung Độ lệch
biến bình chuẩn
Q13.1 Đại dịch COVID - 19 đã làm thay đổi 71 1 5 3,45 0,875
hoàn toàn thói quen mua sắm (sử
dụng tiền mặt) của anh/chị
Q13.2 Anh/chị thực sự an toàn hơn khi sử 71 1 5 3,86 0,833
dụng dịch vụ thanh toán mã QR trong
đại dịch COVID-19
Q13.3 Khi đi mua hàng, anh/chị có xu hướng 71 1 5 3,54 0,998
lo điện thoại hết pin hơn là quên ví
Q13.4 Dịch vụ thanh toán bằng mã QR đã 71 1 5 3,48 0,969
làm giảm tỉ lệ mua chịu của anh/chị ở
các cửa hàng bán lẻ
Q13.5 Anh/chị có xu hướng chọn những cửa 71 1 5 3,86 0,961
hàng có dịch vụ thanh toán mã QR
hơn những cửa hàng không có
Valid N 71
Bảng 15: Các yếu tố đánh giá khác
Đánh giá thứ nhất nói rằng “Đại dịch COVID - 19 đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen mua
sắm (sử dụng tiền mặt) của người dùng” nhận được các sự lựa chọn có giá trị trung bình 3,45
với độ lệch chuẩn 0,875. Ý kiến “Khi đi mua hàng, người dùng có xu hướng lo điện thoại hết
pin hơn là quên ví” có giá trị trung bình 3,54, độ lệch chuẩn 0,998. Người trả lời khảo sát cũng
lựa chọn “Dịch vụ thanh toán bằng mã QR đã làm giảm tỉ lệ mua chịu của anh/chị ở các cửa
hàng bán lẻ” với giá trị trung bình 3,48 cùng độ lệch chuẩn 0,969. Số đông người trả lời khảo
sát đều không phủ nhận với những ý kiến này. Có thể thấy dịch vụ thanh toán bằng mã QR đã
thực sự dần làm thay đổi người tiêu dùng ở một số phương diện trong cuộc sống như việc mang
điện thoại bên người khi mua hàng, hạn chế mua nợ mua chịu…
Hai ý kiến được nhiều người dùng tán thành hơn là “Người dùng thực sự an toàn hơn khi sử
dụng dịch vụ thanh toán mã QR trong đại dịch COVID-19” và “Người dùng có xu hướng chọn
30
những cửa hàng có dịch vụ thanh toán mã QR hơn những cửa hàng không có” với giá trị trung
bình lựa chọn là 3,86, độ lệch lệch chuẩn lần lượt là 0,833 và 0,961. Dịch vụ thanh toán bằng
mã QR thực sự giúp người tiêu dùng an toàn hơn khi mua hàng, hạn chế tiếp xúc nhất có thể,
đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch. Đây có thể là một trong kích thích lớn nhất khiến mọi người
lựa chọn sử dụng phương thức này.
  
2.3. Đã sử dụng và ngưng sử dụng 
Theo kết quả khảo sát 99 người, chỉ có một người tham gia duy nhất đã và ngưng sử dụng
phương thức thanh toán bằng mã QR.
Tên Mô tả N GTNN GTLN Trung Độ lệch
biến bình chuẩn
Q14.1 Khó sử dụng 1 4 4 4,0

Q14.2 Rò rỉ bảo mật thông tin cá nhân 1 2 2 2,0

Q14.3 Tín hiệu mạng không đảm bảo 1 5 5 5,0

Q14.4 Chỉ áp dụng được với các cửa hàng 1 2 2 2,0


triển khai thanh toán qua mã QR
Code
Q14.5 Có thể bị lừa đảo/mất tài khoản 1 4 4 4,0
nếu truy cập vào các đường link
không tin cậy
Q14.6 Ví điện tử của anh/chị hay xảy ra 1 5 5 5,0
lỗi khi sử dụng
Bảng 16: Lý do ngưng sử dụng dịch vụ thanh toán mã QR
Dựa trên thang đánh giá, họ hoàn toàn đồng ý với hai lý do ảnh hưởng lớn nhất đến việc dừng
sử dụng là tín hiệu mạng không đảm bảo và ứng dụng Mobile banking hay ví điện tử hay xảy ra
lỗi. Bên cạnh đó, việc khó sử dụng hay có thể bị lừa đảo, mất tài khoản cũng được người dùng
này đồng ý. Riêng chỉ có rò rỉ bảo mật thông tin cá nhân và chỉ áp dụng được với các cửa hàng
triển khai thanh toán qua mã QR không phải lý do họ ngưng dùng dịch vụ.

3. Kiểm tra, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha


Các biến số đo lường Cronbach’s alpha

Mức độ sẵn sàng sử dụng 0,864


Lợi ích của phương thức thanh toán mã QR 0,750
31
Các ý kiến đánh giá khác 0,864
Bảng 17: Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha đối với các
biến số đo lường
Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu nhóm các biến đo lường mức độ sẵn sàng sử dụng của người
tiêu dùng với 6 biến Q6.1, Q6.2, Q6.3, Q6.4, Q6.5, Q6.6. Kết quả kiểm định cho thấy độ tin
cậy ở mức 0,864. Các biến đều có chỉ số Cronbach’s Alpha if item deleted bé hơn 0,864 và hệ
số tương quan với 6 biến Q6.1, Q6.2, Q6.3, Q6.4, Q6.5, Q6.6 đều lớn hơn 0,3.
Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu nhóm các biến đo lường lợi ích của phương thức thanh toán
bằng mã QR đối với người tiêu dùng với 10 biến Q11.1, Q11.2, Q11.3, Q11.4, Q11.5, Q11.6,
Q11.7, Q11.8, Q11.9, Q11.10. Kết quả kiểm định cho thấy độ tin cậy ở mức 0,750. Các biến
đều có chỉ số Cronbach’s Alpha if item deleted bé hơn 0,750 và hệ số tương quan với 10 biến
Q11.1, Q11.2, Q11.3, Q11.4, Q11.5, Q11.6, Q11.7, Q11.8, Q11.9, Q11.10 đều lớn hơn 0,3.
Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu nhóm các biến đo lường các yêu tố đánh giá khác đối với
người tiêu dùng với 5 biến Q14.1, Q14.2, Q14.3, Q14.4, Q14.5. Kết quả kiểm định cho thấy độ
tin cậy ở mức 0,864. Các biến đều có chỉ số Cronbach’s Alpha if item deleted bé hơn 0,864 và
hệ số tương quan với 5 biến Q14.1, Q14.2, Q14.3, Q14.4, Q14.5 đều lớn hơn 0,3.

PHẦN 2: Kết quả của cuộc nghiên cứu

1. Kết quả: 

- Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ mã QR Code để
thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ của người dân tại Hà Nội. 

- Trong đó các yếu tố do các cửa hàng,siêu thị tuyên truyền, bạn bè, người thân giới thiệu và sự
thuận tiện, nhanh chóng khi thao tác cũng như bối cảnh đại dịch COVID – 19 là những yếu tố
tác động lớn nhất đến người dùng. Sau quá trình nghiên cứu và phân tích kết quả điều tra, có
thể trình bày các kết quả của đề tài như sau: 

a, Kết luận về nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán bằng QR Code của người dân tại Hà Nội: 

- Người dân hiện nay áp dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR với tần suất thường xuyên
sử dụng là chủ yếu. 
- Người dân tiếp cận dịch vụ thanh toán bằng mã QR chủ yếu qua các siêu thị, cửa hàng
tuyên truyền và bạn bè, người thân giới thiệu.
- Người dân sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR chủ yếu ở độ tuổi từ 18 tuổi, có sự
sử dụng ở cả nam và nữ nhưng thiên về nữ giới hơn, mức thu nhập chủ yếu là trên 5
triệu. 

32
b, Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR để
thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ của người dân tại Hà Nội: 

- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR của người
dân tại Hà Nội là: thanh toán nhanh thuận tiện, dễ dàng thực hiện - thao tác đơn giản,
hạn chế mất cắp và quản lý tài chính tốt hơn. 

+ Khi thời gian để thực hiện dịch vụ thanh toán bằng mã QR càng nhanh chóng và gọn nhẹ thì
người dân càng ưu tiên sử dụng dịch vụ hơn. 

+ Khi các bước thanh toán được rút gọn bằng vài thao tác đơn giản thì người tiêu dùng càng ưu
tiên và dễ lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR. 

+ Khi mức độ bảo mật và an toàn của phương thức thanh toán bằng mã QR càng được nâng cao
thì người tiêu dùng có xu hướng sử dụng dịch vụ càng cao. 

+ Khi dịch vụ giúp khách hàng hạn chế được việc mất cắp, móc túi khi không phải mang tiền
mặt hay quá nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh; quản lý tài chính tốt hơn, không phải nhớ nhiều hay mất
thời gian ghi chép lại thì người dân càng ưu tiên và dễ dàng ra quyết định sử dụng dịch vụ
thanh toán bằng mã QR. 

Thông qua quá trình nghiên cứu và các kết luận được rút ra, đề tài đã cung cấp và miêu tả phần
nào các ảnh hưởng đến hình thành đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán bằng QR Code của
người dân trên địa bàn Hà Nội. Đề tài nghiên cứu cũng đã lượng hóa được mối quan hệ tác
động giữa các biến độc lập lên sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân. Ngoài ra,
do thời gian và nguồn lực có hạn, nên chưa được phân tích và chưa đưa ra được kết luận đầy
đủ. Để tìm hiểu sâu hơn với đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng hơn, cần có những nghiên cứu định
lượng với quy mô lớn hơn. 

2. Kiến nghị 

Theo vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất cho các cửa hàng bán lẻ như
sau: 

Thứ nhất, để việc thanh toán bằng mã QR diễn ra thuận lợi nhất cho người sử dụng các doanh
nghiệp cần xem xét, đánh giá và cải tiến cơ sở hạ tầng công nghệ như: miễn phí wifi tại các
điểm thanh toán, tốc độ truyền thông tin - quy trình xử lý giao dịch - bảo mật,... được diễn ra
trơn tru, dễ dàng và nhanh chóng nhất có thể.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần cung cấp chính sách hỗ trợ các vấn đề phát sinh như: khiếu nại,
hoàn tiền hay đảm bảo an ninh để gây dựng niềm tin với khách hàng hiện tại cũng như khách
hàng tiềm năng.

33
Thứ ba, với độ tuổi sử dụng dịch vụ thanh toán bằng QR Code là từ 18 tuổi trở lên, các doanh
nghiệp nên đẩy mạnh các phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức cũng như giúp
khách hàng hiểu hơn về những lợi ích khi sử dụng dịch vụ. Từ đó, giúp khách hàng dần làm
quen, chấp nhận và sử dụng dịch vụ thanh toán bằng QR Code.
Thứ tư, song hành với các chương trình truyền thông, các chương trình “xúc tiến bán” có liên
quan tới việc khuyến khích, kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ là vô cùng cần thiết. Các
hoạt động doanh nghiệp có thể sử dụng như giảm giá, hoàn tiền, khuyến mãi sản phẩm khi
thanh toán bằng QR Code…
Thứ năm, doanh nghiệp nên có định vị rõ ràng về khách hàng tiềm năng sẽ sử dụng dịch vụ là
những khách hàng trong độ tuổi 18 đến 40 bởi họ là đối tượng có kinh nghiệm tiếp xúc với
công nghệ và sử dụng dịch vụ về công nghệ thành thạo, họ có thể dễ dàng thích nghi với công
nghệ mới.
Thứ sáu, đối với những đối tượng khách hàng chưa sử dụng dịch vụ thanh toán bằng QR Code
hay mức độ thành thạo với công nghệ thấp; doanh nghiệp nên có cẩm nang hoặc hướng dẫn sử
dụng dịch vụ thanh toán bằng QR Code dễ hiểu và dễ thực hành.

PHẦN 3: Hàm ý Marketing từ kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu cho thấy lý do phần lớn người mua sắm chưa sử dụng dịch vụ thanh toán
bằng mã QR cho dù đã biết đến là bởi cảm thấy các thao tác phức tạp, không thuận tiện. Các
phương thức thanh toán truyền thống - đặc biệt là thanh toán bằng tiền mặt vẫn là sự lựa chọn
hàng đầu của khách hàng do tâm lý “ngại thay đổi", không có nhu cầu tìm hiểu về một công cụ
mới khi đã có “giải pháp an toàn” của mình. Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh
toán mã QR cần nêu bật được những đặc tính vượt trội, những điểm mạnh của phương thức
thanh toán này so với các phương thức thanh toán khác để có thể thu hút được sự quan tâm của
nhiều người tiêu dùng hơn đồng thời phổ cập rộng rãi quy trình sử dụng cho các đối tượng
khách hàng không sử dụng thành thạo thiết bị công nghệ.
Các doanh nghiệp và các nhà bán lẻ cung cấp loại hình thanh toán mã QR có nhiều điều kiện để
quảng bá những thế mạnh của dịch vụ này. Cụ thể như sau:

1. Bối cảnh dịch bệnh:


Đại dịch COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay đã có những tác động mạnh mẽ đến nền
kinh tế nói chung và các cách thức giao dịch trong kinh doanh nói riêng. Các chỉ thị về phòng
chống dịch bệnh được Chính phủ ban hành, đặc biệt là cách ly xã hội, đã yêu cầu người dân cả
nước hạn chế các tiếp xúc gần và trực tiếp. Mọi giao dịch mua bán từ đó đều chuyển hướng từ
tiền mặt sang các phương thức gián tiếp như quét mã QR hay chuyển khoản thông thường để
hạn chế lây nhiễm virus corona bám trên các tờ tiền mặt. Tới nay, dịch bệnh đã dần thuyên
giảm nhờ có vaccine và các quy định về giãn cách xã hội cũng được nới lỏng. Tuy nhiên, một
bộ phận người dân vẫn giữ thói quen thanh toán bằng các phương thức online để bảo vệ sức
34
khỏe cho bản thân cũng như cho cộng đồng. Đây chính là hình ảnh mà các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ thanh toán bằng mã QR cần hướng tới và tiếp tục phát triển. Tuyên truyền về sứ
mệnh phòng chống COVID-19 và các dịch bệnh dễ lây lan khác để nâng cao hình ảnh của dịch
vụ trong mắt người tiêu dùng là một giải pháp quan trọng nhằm thay đổi nhận thức của họ về
phương thức thanh toán này. Cần nhấn mạnh mức độ quan trọng của ý thức mỗi cá nhân về
việc chung tay bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng.

2. Tâm lý người tiêu dùng Việt:


Việt Nam là một thị trường được đánh giá là khá nhạy cảm về giá. Người tiêu dùng có xu
hướng tăng nhu cầu mua một sản phẩm khi sản phẩm đó đi kèm những chương trình ưu đãi
giảm giá hoặc đi kèm quà tặng. Việc các công ty ví điện tử kết hợp nhiều chương trình khuyến
mại đặc biệt với phương thức thanh toán mã QR sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm của người
mua hàng và thôi thúc họ sử dụng dịch vụ này nhiều hơn. Đối với nhóm khách hàng lớn tuổi,
không tiếp cận nhiều với các thiết bị điện tử nói chung và ví điện tử nói riêng, các chương trình
ưu đãi này có thể được thực hiện dưới hình thức giới thiệu ngay tại các địa điểm bán hàng để
đạt được hiệu quả tốt hơn, đặc biệt cần đi kèm với sự hướng dẫn đầy đủ về quy trình sử dụng
đến từ các nhân viên bán hàng.

3. Sự phát triển của công nghệ:


Theo số liệu của Cục Viễn thông, đến cuối tháng 4 năm nay, cả nước có hơn 93 triệu thuê bao
điện thoại thông minh (smartphone) ước tính tỷ lệ người trưởng thành sử dụng smartphone đạt
khoảng 73,5%. Mức độ phổ biến lớn như vậy chính là cơ hội để nhiều khách hàng được tiếp
cận với phương thức thanh toán mã QR hơn và cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà bán
lẻ cung cấp dịch vụ này tận dụng internet để làm truyền thông hiệu quả. 

Với phân khúc khách hàng trẻ tuổi, chúng ta cần tận dụng triệt để các trang mạng xã hội và các
trang thương mại điện tử để quảng cáo bởi đây là nền tảng mà nhóm này tiếp cận nhiều nhất.
Đây cũng là nhóm có khả năng ảnh hưởng tới quyết định mua của nhóm khách hàng trung niên
và cao tuổi: Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không ít đối tượng trả lời khảo sát lựa chọn
phương án “Được bạn bè, người thân giới thiệu" khi trả lời câu hỏi về lý do biết đến phương
thức thanh toán này. Thông điệp của quảng cáo cần hướng đến sự tiện lợi và nhiều lợi ích , về
ưu đãi giá cả mà dịch vụ mang lại để có thể gây được sức ảnh hưởng tới người tiêu dùng trẻ, từ
đó gián tiếp tác động tới người thân của họ ở nhóm tuổi cao hơn. 

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU:


5. Kết luận:
Tóm lại, sau quá trình thu thập dữ liệu và phân tích xử lý dữ liệu, nhóm nghiên cứu xác định
được nhu cầu sử dụng thanh toán mã QR bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào thời điểm dịch
COVID-19 bùng phát và người tiêu dùng mong muốn có một phương thức thanh toán an toàn,
35
chấp hành yêu cầu giãn cách xã hội và đảm bảo ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhu cầu sử
dụng được bắt đầu khi người tiêu dùng gặp vấn đề với các phương thức thanh toán thông
thường và giải pháp thanh toán mã QR đã giải quyết các vấn đề mà người tiêu dùng gặp phải:
thanh toán khi trong người không có đủ tiền mặt, thanh toán với các thao tác đơn giản, giảm
thiểu nỗi lo bị móc túi và thanh toán mọi lúc mọi nơi.Qua giới thiệu của người thân, bạn bè và
các phương tiện truyền thông đại chúng thì phương thức thanh toán này dần được mở rộng với
nhiều người ở đa dạng các lứa tuổi.Tuy nhiên, ở độ tuổi trên 55 tuổi và những đối tượng đã
nghỉ hưu thì không có nhiều tiềm năng do khả năng thay đổi đáp ứng công nghệ còn hạn chế và
họ không thường xuyên tiếp cận được với phương thức thanh toán không tiền mặt này mà trung
thành với phương thức thanh toán truyền thống hơn. Mức độ tiếp cận của người tiêu dùng ngày
càng lớn khi phương thức thanh toán này xuất hiện ở từ những cửa hàng bán tạp hóa nhỏ lẻ đến
các siêu thị lớn nơi mà hàng tram, hàng nghìn cuộc mua bán trao đổi được xảy ra hàng ngày, vì
vậy mức độ chấp nhận sử dụng đối với người tiêu dùng cũng trở nên dễ dàng hơn. Như vậy,
đây là một cơ hội để các doanh nghiệp phát triển người dùng với phương thức thanh toán này
và cần có một số thay đổi và điều chỉnh để người dùng có thể sử dụng phương thức này hài
lòng hơn. Như vậy, phương thức thanh toán mã QR đã giúp giải quyết các vấn đề mà người
tiêu dùng gặp phải và dần đang trở thành một phương thức phổ biến trong thời đại công nghệ
4.0 này.

6. Hạn chế của nghiên cứu:


Mặc dù đã hoàn thành đề tài nghiên cứu, tuy nhiên cuộc nghiên cứu và bản báo cáo vẫn còn
một số điểm hạn chế như sau:
- Độ tuổi nghiên cứu còn chưa đa dạng về độ tuổi, nhóm tuổi đa phần nằm ở độ tuổi từ
trên 26 tuổi, nhóm độ tuổi từ 18 là đối tượng dễ tiếp cận nhất với các phương thức mới,
tiếp nhận công nghệ nhanh đã bị lọc. Do vậy tính đại diện của mẫu chưa đủ rộng.
- Mô hình nghiên cứu chưa đề cập rõ ràng đến các yếu tố tâm lí và các vấn đề sức khỏe
ảnh hưởng đến sự hình thành nhu cầu của khách hàng và chưa thể hiện rõ được các mối
liên hệ giữa các biến ảnh hưởng đến sự hình thành nhu cầu.
- Do nguồn nhân lực về hạn chế và hạn hẹp về kinh tế nên quy mô mẫu bị giảm hẹp so với
đề xuất ban đầu, vì vậy mà các kết luận báo cáo cũng có độ lệch nhất định.

C. Phụ lục tham khảo, bảng hỏi:


1. Tài liệu tham khảo:
- Nghiên cứu Marketing, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân, GS.TS Nguyễn Viết
Lâm, PGS.TS Vũ Minh Đức, PGS.TS Phạm Thị Huyền, 2021,
- Tổng quan về mô hình TAM (báo kinhte.vn)
- Mô hình UTAUT (theo Venkatesh và cộng sự)
- Xu hướng mã thanh toán QR (báo vn.express)
- Tháp nhu cầu theo tiếp cận Maslow (Wikipedia.vn)
36
- Cuộc cách mạng mới với thanh toán QR (vnpay.vn)

2. Bảng hỏi và danh sách đối tượng khảo sát:

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG

(Về nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán QR)

Xin chào, chúng tôi là sinh viên theo học trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đang thực hiện
nghiên cứu đề tài "Sự hình thành nhu cầu thanh toán QR tại các cửa hàng bán lẻ trên đia
bàn Hà Nội". Chúng tôi rất mong muốn nhận được ý kiến của anh/chị với bảng khảo sát để
thực hiện cho múc đích nghiên cứu. Chúng tôi cam kết các thông tin được sử dụng sẽ được bảo
mật và chỉ sử dụng phục vụ cho bài nghiên cứu. Chân thành cảm ơn và chúc anh/chị một ngày
tốt lành!

A. PHẦN THÔNG TIN KHÁCH HÀNG, ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC

Họ và tên:…………………………………………………Giới tính:……………………

Nghề nghiệp:………………………………………………Số điện thoại:………………

Email:………………………………………………………Tuổi:……………………

Thu nhập/mức trợ cấp mỗi tháng của anh/chị là bao nhiêu?

☐ dưới 1 triệu ☐ 3 triệu – dưới 4 triệu

☐ 1 triệu – dưới 2 triệu ☐ 4 triệu – 5 triệu

☐ 2 triệu – dưới 3 triệu ☐ trên 5 triệu

B. CÂU HỎI PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

Anh/chị thuộc nhóm đối tượng nào sau đây?

☐ Chưa từng sử dụng dịch vụ thanh toán QR. (nếu anh/chị thuộc nhóm đối tượng này, vui lòng
chuyển đến mục (C.))
37
☐ Đã và đang sử dụng dịch vụ thanh toán QR. (nếu anh/chị thuộc nhóm đối tượng này, vui
lòng chuyển đến mục (D.))

☐ Đã sử dụng và ngưng sử dụng dịch vụ thanh toán QR. (nếu anh/chị thuộc nhóm đối tượng
này, vui lòng chuyển đến mục (E.))

C. CÂU HỎI DÀNH CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG CHƯA SỬ DỤNG DỊCH VỤ

1. Anh/chị đang sử dụng phương thức thanh toán nào?

☐ Tiền mặt        ☐ Thẻ tín dụng ☐ Chuyển khoản ngân hàng

2. Anh/chị thường thấy phương thức sử dụng thanh toán quét mã QR ở đâu?
(có thể chọn nhiều phương án)

☐ Chợ ☐ Cửa hàng tạp hóa

☐ Các cửa hàng tiện lợi ☐ Các siêu thị lớn

☐ Khác (vui lòng ghi rõ)……………………………………………………………………

3. Anh/chị có ứng dụng online banking/ ví điện tử trong điện thoại không?

☐ Có ☐ Không

4. Anh/chị có biết đến phương thức thanh toán quét mã QR không?


(chọn một phương án duy nhất)

☐ Chưa biết đến

☐ Biết nhưng không quan tâm

☐ Biết và có quan tâm

5. Nếu đã biết đến thì tại sao anh/chị chưa từng sử dụng dịch vụ này?
(có thể chọn nhiều phương án)

38
☐ Cảm thấy không thuận tiện

☐ Khó sử dụng các thao tác

☐ Lo ngại về bảo mật thông tin

☐ Lo ngại không có wifi/4G để thực hiện giao dịch

☐ Rủi ro giả mạo và kĩ thuật

☐ Khác (vui lòng ghi rõ)…………………………………………………………………

6. Điều nào sau đây sẽ khiến anh/chị sẵn sàng sử dụng dịch vụ thanh toán QR ngay và
luôn?

Rất Không Trung lập Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
đồng ý
Yêu cầu của ngân hàng 1 2 3 4 5
đang sử dụng
Yêu cầu của tính chất công 1 2 3 4 5
vệc
Người thân, bạn bè giới 1 2 3 4 5
thiệu
Thấy chương trình khuyến 1 2 3 4 5
mãi của dịch vụ tại cửa
hàng yêu thích
Thấy chương trình khuyến 1 2 3 4 5
mãi của dịch vụ khi đang
mua hàng
Không mang đủ tiền mặt 1 2 3 4 5

D. CÂU HỎI DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG ĐÃ VÀ ĐANG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH
TOÁN QR

1. Anh/chị thường thấy phương thức sử dụng thanh toán quét mã QR ở đâu?

39
(có thể lựa chọn nhiều phương án)

☐ Chợ ☐ Cửa hàng tạp hóa

☐ Các cửa hàng tiện lợi ☐ Các siêu thị

☐ Khác (vui lòng ghi rõ)…………………………………………………………………

2. Nhờ đâu anh/chị biết đến phương thức thanh toán QR

(có thể chọn nhiều phương án)

☐ Ngân hàng ☐ Quảng cáo của ngân hàng, ví điện tử

☐ Qua các chương trình khuyến mãi ☐ Các siêu thị, cửa hàng tuyên truyền

☐ Người thân, bạn bè giới thiệu ☐ Qua mạng, báo chí

☐ Khác (vui lòng ghi rõ)…………………………………………………………………

3. Tần suất sử dụng phương thức thanh toán QR của anh/chị?

(chỉ chọn một phương án duy nhất)

☐ Luôn luôn sử dụng ☐ Thường xuyên sử dụng

☐ Ít khi sử dụng ☐ Hiếm khi sử dụng

☐ Chỉ sử dụng khi không có tiền mặt

4. Anh/chị cảm thấy thanh toán QR có lợi ích gì so với các phương thức thanh toán khác?

(có thể lựa chọn nhiều phương án)

☐ Nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi

☐ Thực hiện dễ dàng, đơn giản

☐ Thanh toán nhanh, thuận tiện

40
☐ Hạn chế nỗi lo mất cắp, móc túi tiền mặt

☐ Giúp quản lí tài chính tốt hơn

☐ Khác (vui lòng ghi rõ)…………………………………………………………………

5. Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố sau tới việc lựa chọn phương thức thanh toán bằng
mã QR của anh/chị.

Yếu tố ảnh hưởng Rất không Không Trung Đồng ý Hoàn


đồng ý đồng ý lập toàn
đồng ý
Thao tác đơn giản, nhanh 1 2 3 4 5
chóng
Không yêu cầu thiết bị đặc biệt 1 2 3 4 5

Bảo mật và an toàn với độ 1 2 3 4 5


chính xác cao
Thanh toán mọi lúc, mọi nơi 1 2 3 4 5
24/7
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa 1 2 3 4 5
người với người
Các chương trình ưu đãi, 1 2 3 4 5
khuyến mãi
Mạng lưới ngân hàng rộng 1 2 3 4 5
khắp

6. Anh/chị bắt đầu sử dụng dịch vụ thanh toán mã QR khi nào?

☐ Trước đại dịch Covid-19

☐ Trong đại dịch Covid-19

☐ Sau đại dịch Covid-19

7. Đánh giá các phát biểu sau liên quan đến dịch vụ thanh toán mã QR

Rất Không Trung lập Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
41
đồng ý
Đại dịch Covid-19 đã làm 1 2 3 4 5
thay đổi hoàn toàn thói
quen mua sắm (sử dụng
tiền mặt) của anh chị
Anh/chị thực sự an toàn 1 2 3 4 5
hơn khi sử dụng thanh toán
QR trong đại dịch Covid-
19
Khi đi mua hàng, anh/chị 1 2 3 4 5
có xu hướng lo điện thoại
hết pin hơn là quên ví
Dịch vụ thanh toán bằng 1 2 3 4 5
mã QR đã làm giảm tỉ lệ
mua chịu của anh/chị tại
các cửa hàng bán lẻ
Anh/chị có xu hướng chọn 1 2 3 4 5
những cửa hàng có dịch vụ
thanh toán mã QR hơn là
những cửa hàng không có

8. Theo anh/chị, các ứng dựng Mobile Banking/ ví điện tử nên thay đổi điều gì cho phù
hợp với người tiêu dùng hơn?...............................................................................

E. CÂU HỎI DÀNH CHO NHÓM ĐÃ SỬ DỤNG VÀ NGƯNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ.

1. Lý do khiến anh/chị ngưng sử dụng dịch vụ thanh toán này là gì?

Rất Không Trung lập Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý
đồng ý
Khó sử dụng các thao tác 1 2 3 4 5

Rủi ro bảo mật thông tin cá 1 2 3 4 5


nhân
Tín hiệu mạng không đảm 1 2 3 4 5
bảo
Chỉ áp dụng được với các 1 2 3 4 5
cửa hàng triển khai thanh
toán mã QR
42
Có thể bị lừa đảo/mất tài 1 2 3 4 5
khoản nếu truy cập vào
đường link không tin cậy
Ngân hàng/ ví điện tử của 1 2 3 4 5
anh/chị hay xảy ra lỗi khi
sử dụng

2. Theo anh/chị, các ứng dụng Mobile banking/ví điện tử nên thay đổi điều gì cho phù hợp với
người dùng hơn?......................................................................................................

Cảm ơn anh/chị đã tham gia vào cuộc khảo sát của chúng tối, mỗi đóng góp của anh/chị đều đã
góp một phần vào sự thành công của đề tài nghiên cứu. Chúc các anh/chị một ngày tốt lạnh!

3. Danh sách đối tượng khảo sát:

STT SĐT STT SĐT STT SĐT


1 0903232842 34 0372695159 67 097 6823221
2 0866104425 35 0978040200 68 0225 8832659
3 0936960699 36 0912166134 69 098 5460337
4 0866422035 37 0389508633 70 039 6032456
5 0335100396 38 0936478854 71 094 2925927
6 0978808265 39 0904891111 72 098 8508455
7 0971585668 40 02435541879 73 036 3174892
8 0922112866 41 0382822592 74 038 4840362
9 0982346873 41 0988121419 75 098 6835757
10 0965725329 43 0904738999 76 0389569644
11 0866805124 44 0942947072 77 033 9519979
12 0359067701 45 0913093888 78 096 8030795
13 0983759242 46 0392562207 79 090 2250696
14 0946018193 47 0362823876 80 034 7847847
15 0868365582 48 0912947219 81 0383350699
16 0369301102 49 0902087898 82 090 4320718
17 0904085258 50 0389147504 83 098 9852375
18 0934344049 51 0912363203 84 090 4381936
19 0985077239 52 0393255967 85 091 5044417
20 0989795271 53 0936099768 86 098 4850858
21 0913088538 54 0978808265 87 0934303466
22 0353233609 55 0989151926 88 0915220439
23 0826150408 56 0333725978 89 091 2629622
43
24 0366259577 57 0705238316 90 098 2824524
25 0365354891 58 0335343788 91 0904072769
26 0904381936 59 0344472217 92 094 4039898
27 0982978607 60 0909997707 93 094 9898791
28 0989141876 61 0382822592 94 0983281045
29 0934309978 62 02435541879 95 0965671338
30 0988861009 63 0972208033 96 0347847847
31 0945059989 64 096 6062238 97 0923783593
32 0987506592 65 094 5060914 98 0936510486
33 0374776719 66 098 3365162 99 0902078836

44

You might also like