Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

2.

8 DANH TỪ TRUNG TÍNH VỚI VĨ ÂM –A — (CHỦ CÁCH/TRỰC BỔ CÁCH)


nghĩa của ngữ căn và tiếp đầu ngữ. Ví dụ: Nếu tiếp đầu ngữ apa–, “chỗ khác,
đi mất” được gắn vào động từ gam (1.) gacchati “đi” thì động từ apa-gam
(1.) apagacchati có nghĩa là “đi mất, đi nơi khác.”
2. Động từ có tiếp đầu ngữ không giản đơn là tổng số ý nghĩa của ngữ căn và
tiếp đầu ngữ như trường hợp 1. Nghĩa mới có thể khác biệt nghĩa trước đây
của hai thành phần. Ví dụ: ava– có nghĩa “xuống dưới, bên dưới” và cùng
với động từ skand (1.) skandati “nhảy”, nó tạo ra động từ avaskand (1.)
avaskandati với nghĩa “nhảy xuống dưới”. Nhưng avagam (1.) avaga-
cchati không chỉ có nghĩa “đi xuống dưới” mà còn là “hiểu”.
3. Tiếp đầu ngữ không chuyển đổi nghĩa của ngữ căn. Ví dụ: pra– có nghĩa là
“trước, phía trước”, nhưng hoàn toàn không biến đổi nghĩa của động từ viś
(6.) viśati “bước vào”. Thế nên, praviś (6.) praviśati vẫn có nghĩa “bước
vào” như viś (6.) viśati.
Vì nghĩa của các động từ có tiếp đầu ngữ không thể suy luận được nên ta phải
học chúng như những động từ độc lập.
2.7 Danh từ nam tính có vĩ âm –a — (chủ cách/trực bổ cách)
Danh từ nam tính với vĩ âm –a được biến cách bằng cách thêm vào vĩ âm –a của
ngữ cán các vĩ âm của cách vị (case) hoặc trước hết, vĩ âm –a được bỏ đi và các
vĩ âm của cách vị được gắn vào. Sau đây là bảng ngữ hình biến hoá với ví dụ
bāla, “thằng bé, đứa trẻ”:
Singular Dual Plural
Nominative बालः bāla-ḥ बालौ bālau बालाः bālāḥ
Accusative बालम् bālam बालौ bālau बालान् bālān
Instrumental बालेन bālena बाला�ाम् bālābhyām बालैः bālaiḥ
Dative बालाय bālāya बाला�ाम् bālābhyām बाले�ः bāle-bhyaḥ
Ablative बालात् bālāt बाला�ाम् bālābhyām बाले�ः bāle-bhyaḥ
Genitive बाल� bāla-sya बालयोः bāla-y-oḥ बालानाम् bālā-n-ām
Locative बाले bāle बालयोः bāla-y-oḥ बालेषु bāle-ṣu
Vocative बाल bāla बालौ bālau बालाः bālāḥ
2.8 Danh từ trung tính với vĩ âm –a — (chủ cách/trực bổ
cách)
Biến cách của danh từ trung tính có vĩ âm –a chỉ khác nam tính –a ở nominative,
accusative và vocative. Ví dụ: phala “quả”

Singular Dual Plural


Nom. फलम् phala-m फले phale फलािन phalāni

37
BÀI THỨ HAI
Acc. फलम् phala-m फले phale फलािन phalāni
Instr. फलेन phalena फला�ाम् phalābhyām फलैः phalaiḥ
Dat. फलाय phalāya फला�ाम् phalābhyām फले�ः phale-bhyaḥ
Abl. फलात् phalāt फला�ाम् phalābhyām फले�ः phale-bhyaḥ
Gen. फल� phala-sya फलयोः phala-y-oḥ फलानाम् phalā-n-ām
Loc. फले phale फलयोः phala-y-oḥ फलेषु phale-ṣu
Voc. फल phala फले phale फलािन phalāni
2.9 Chức năng của chủ cách
1. Chủ cách (nominative) chỉ chủ thể (subject) của một câu
bālaḥ khādati “thằng bé ăn”.
Các danh từ dạng chủ cách đi đôi với động từ vị ngữ (verbal predicate). Ví dụ:
Sing. bāla-ḥ gacch-a-ti thằng bé đi
Dual bālau gacch-a-taḥ hai thằng bé đi
Plur. bālāḥ gacchanti những thằng bé đi
2. Mặt khác, chủ cách cũng là vị ngữ của một câu. Ta nên lưu ý là trong Phạn ngữ,
động từ liên hệ (copula, hệ từ) thường vắng mặt.
bālaḥ śiṣyaḥ “Cậu bé là một học sinh”.
Thỉnh thoảng vị từ đứng trước chủ từ.
2.10 Chức năng của trực bổ cách
1. Trực bổ cách (accusative) chỉ đối tượng trực tiếp của một động từ cập vật
(transitive verb).
bālaḥ śikṣakaṃ paśyati “Cậu bé thấy thầy giáo”.
2. Nơi những động từ chuyển động thì trực bổ cách chỉ cho hướng, mục đích.
bālaḥ kṣetraṃ gacchati “Cậu bé đi đến sân trường”.
Theo các nhà văn phạm truyền thống thì các động từ chỉ sự chuyển động cũng
là động từ cập vật, cai quản một accusative.
3. Một loạt hậu trí giới từ (postposition) chỉ đạo một trực bổ cách, ví dụ như
prati “đến…”.
bālaḥ kṣetraṃ prati gacchati “Cậu bé đi đến sân trường”.
2.11 Quy luật cho vĩ phụ âm –m
Nếu một từ kết thúc bằng âm –m và chữ kế đến có sơ âm là một phụ âm thì –m
được chuyển thành một tuỳ âm (anusvāra) –ṃ và hai chữ được viết rời nhau.
-m + phụ âm → -ṃ + phụ âm
phalam + khādati → phalaṃ + khādati
Lưu ý: Tuỳ âm ṃ ở cuối chữ đọc như m.

NGỮ PHÁP 38
Bài thứ ba
3.1 Nhân xưng đại từ
Nhân xưng đại từ (personal pronoun) ngôi thứ ba tat (dạng ngữ cán cho cả ba
giới tính) phân biệt ba giới tính, nam, nữ và trung tính và có ba biến cách khác
nhau cho mỗi giới tính. Sau đây là ngữ hình biến hoá cho nam và trung tính “anh
ấy, cái ấy” (lưu ý: biến cách nhân xưng đại từ, pronominal declension):
Masculine Singular Dual Plural
Nom. सः sa-ḥ तौ tau ते te
Acc. तम् ta-m तौ tau तान् tān
Instr. तेन tena ता�ाम् tā-bhyām तैः taiḥ
Dat. त�ै ta-smai ता�ाम् tā-bhyām ते�ः te-bhyaḥ
Abl. त�ात् ta-smāt ता�ाम् tā-bhyām ते�ः te-bhyaḥ
Gen. त� ta-sya तयोः ta-y-oḥ तेषाम् te-ṣām
Loc. त��न् ta-smin तयोः ta-y-oḥ तेषु te-ṣu
Neuter Singular Dual Plural
Nom. तत् ta-t ते te तािन tāni
Acc. तत् ta-t ते te तािन tāni
Instr. Như masc... ở tất cả các cách/số còn lại
3.2 Nghi vấn đại từ — (chủ cách/trực bổ cách)
Nghi vấn đại từ (interrogative pronoun) với ngữ cán kim, “ai, cái gì, cái nào”
cũng có ba cách chuyển biến khác nhau cho mỗi giới tính, được biến cách như
tat. Sau đây là bảng ngữ hình biến hoá cho nam và trung tính:
Masculine Singular Dual Plural
Nom. कः ka-ḥ कौ kau के ke
Acc. कम् ka-m कौ kau कान् kān
Instr. के न kena का�ाम् kā-bhyām कै ः kaiḥ
Dat. क�ै ka-smai का�ाम् kā-bhyām के �ः ke-bhyaḥ
Abl. क�ात् ka-smāt का�ाम् kā-bhyām के �ः ke-bhyaḥ
Gen. क� ka-sya कयोः ka-y-oḥ के षाम् ke-ṣām
Loc. क��न् ka-smin कयोः ka-y-oḥ के षु ke-ṣu
Neuter Singular Dual Plural
Nom. िकम् kim के ke कािन kāni
Acc. िकम् kim के ke कािन kāni
BÀI THỨ BA

Instr. Như masc... ở tất cả các cách/số còn lại


Ví dụ:
kaḥ paṭhati? “Ai đọc?”
bālaḥ kaṃ paśyati? “Cậu bé thấy ai?”
bālaḥ kiṃ khādati? “Cậu bé ăn cái gì?”
3.3 Sắp đặt đồng hàng từ ngữ
Các từ được sắp xếp đồng hàng (coordination) bằng tiểu từ bất biến (particle)
ca “và”. ca xuất hiện sau mỗi từ hoặc sau từ cuối cùng của nhóm chữ được sắp
đặt: X ca Y ca = “X và Y” hoặc X Y ca = “X và Y”.
bālau rāmaṃ ca gopālaṃ ca hvayataḥ “Hai cậu bé gọi Rāma và Gopāla”
bālau rāmaṃ gopālaṃ ca hvayataḥ “Hai cậu bé gọi Rāma và Gopāla”
Về cách sắp đặt đồng hàng câu xin xem qua 4.8.
3.4 Phủ định
Câu phủ định được cấu thành bằng tiểu từ bất biến na, thường đứng trước động
từ hoặc đầu câu.
bālaḥ phalaṃ na khādati “Cậu bé không ăn quả”.
3.5 Bao hàm
Một tiểu từ thường gặp nữa là api, biểu thị tính cách bao hàm và có nghĩa như
“cũng, thậm chí cũng, ngay cả”. Tiểu từ này xuất hiện sau từ mà nó ảnh hưởng
đến. Ví dụ (không theo liên thanh pháp):
rāmaḥ api phalaṃ khādati
“Ngay cả Rāma cũng ăn quả”.
rāmaḥ phalam api khādati
“Rāma ăn ngay cả quả”.
3.6 Liên thanh pháp (saṃdhi)
1. Nếu hai chữ trực tiếp đi theo nhau thì ta thường thấy sự biến đổi trong vĩ âm
của chữ đầu, vĩ âm, và sơ âm của chữ thứ hai vì nguyên do giản hoá và vừa tai
nghe (euphony, duyệt nhĩ chi âm 悅耳之音).
abcd efgh → abcx efgh hoặc abcd yfgh hoặc abcx yfgh
Trong một văn cảnh nhất định, hai chữ đã biến đổi thường được viết chung và
như vậy, việc phân biệt và nhận ra một chuỗi chữ đã biến đổi, thậm chí chưa
quen biết không phải là dễ. Ví dụ như nhận chữ:
abcxyfgxzjkl là chuỗi chữ abcd efgh ijkl
2. Sự biến đổi thanh âm, tức âm biến, cũng có thể xảy ra trong một chữ, ví dụ

NGỮ PHÁP 40

You might also like