Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nguyên tắc dân tộc tự quyết:

1. Khái niệm:
- Quyền dân tộc tự quyết là Quyền tự mình định đoạt những công việc thuộc
về vận mệnh của dân tộc mình, như lập ra một nhà nước dân tộc riêng, độc
lập hoặc cùng với các dân tộc khác thành lập một nhà nước nhiều dân tộc
trên cơ sở bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
2. Căn cứ pháp lý:
- K2Đ1 và Đ55 Hiến Chương Liên hợp Quốc – Tuyên bố về trao trả độc lập cho
các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960.
- Truyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ hữu
nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến Chương Liên hợp Quốc.
- K1Đ1 Phần I Công ước Quốc Tế về các quyền dân sự và chính trị. Công ước
Quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966.
Lịch sử hình thành:
Sự hình thành nguyên tắc:
- Tôn trọng quyền của các dân tộc được tự do lựa chọn con đường và hình
thức phát triển là một trọng những cơ sở quan trọng để thiết lập các quan
hệ quốc tế. Quyền này được thể hiện một cách tập trung nhất trong
nguyên tắc dân tộc tự quyết, dựa trên nền tảng chủ quyền dân tộc.
- Ra đời trong giai đoạn khi mà quá trình phi thuộc địa hóa đã đạt tới đỉnh
điểm, nguyên tắc dân tộc tự quyết đã thể hiện vai trò của Liên hợp quốc
trong quá trình đấu tranh cho quyền của các dân tộc. Đồng thời, nguyên
tắc này đã hướng tới việc chống chủ nghĩa thực dân, tập trung chú ý vào
việc giải phóng các dân tộc khỏi ách đô hộ.
- Ngày nay, quyền dân tộc tự quyết được hiện thực hóa trong đời sống
quốc tế thông qua các quyền dân tộc cơ bản, bao gồm: quyền được độc
lập của dân tộc; quyền bình đẳng với các dân tộc khác; quyền được sống
trong hòa bình, an ninh, phát triển bền vững…
- Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết đã trở thành nguyên tắc pháp lý quốc
tế, được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong nhiều văn
bản pháp lý quốc tế quan trọng khác như: Tuyên bố về trao trả độc lập
cho các nước và dân tộc thuộc địa năm 1960; hai Công ước về các quyền
dân sự chính trị, quyền kinh tế-xã hội-văn hóa năm 1966; tuyên bố năm
1970 về các nguyên tắc của Luật quốc tế.
3. Nội dung:
Như vậy, nguyên tắc dân tộc tự quyết bao hàm nội dung chính sau đây:
- Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập
quốc gia liên bang (hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyên;
- Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội;
- Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài;
- Quyền của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả
đấu tranh vũ trang để giành độc lập và nhận sự giúp đỡ và ủng hộ từ bên
ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự.
- Tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống lịch sử văn
hoá, tín ngưỡng, điều kiện địa lý...
Tất cả các quyền nêu trên của mỗi dân tộc đều được các dân tộc và quốc gia
khác tôn trọng.
4. Ngoại lệ
- Nguyên tắc này không thừa nhận bất kỳ ngoại lệ nào.
5. Ý nghĩa:
- Quan niệm hiện nay của thế giới về quyền dân tộc tự quyết có sự tương
đồng và gần gũi về quyền dân tộc tự quyết mà V.I.Lênin đã nói đến.
Trong Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc của luật quốc tế của Liên
Hợp quốc đã nhấn mạnh: “Việc thiết lập một nhà nước độc lập có chủ
quyền hay tự do gia nhập vào nhà nước độc lập khác hoặc liên kết với
quốc gia đó, cũng như việc thiết lập bất cứ chế độ chính trị nào do nhân
dân tự do quyết định là các hình thức thể hiện quyền dân tộc tự quyết” và
“mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền này, phù hợp với Hiến
chương Liên Hợp quốc”
- Như vậy, quyền dân tộc tự quyết là quyền được thành lập quốc gia độc
lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang hoặc đơn
nhất trên cơ sở tự nguyện, là quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh
tế - xã hội, tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên
ngoài. Việc thực hiện các quyền này là do nhân dân của các dân tộc đó
quyết định.
- Kế thừa và vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về quyền tự quyết dân tộc,
Đảng ta khẳng định khi các thế lực đế quốc, thực dân xâm lược nước ta,
nô dịch, áp bức dân tộc ta thì chúng ta thực hiện đấu tranh để giành độc
lập dân tộc, giành lấy bình đẳng dân tộc, thực hiện quyền tự quyết của
dân tộc mình. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, Đảng ta khẳng
định “Mục đích cuộc kháng chiến của ta hiện nay là thực hiện quyền dân
tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam: dân tộc Việt Nam tự quyết định lấy số
phận của mình, tự mình định lấy chế độ mà mình ưa thích. Dân tộc Việt
Nam, đa số và thiểu số, tự giác và tự nguyện đoàn kết chặt chẽ thành một
quốc gia để bảo vệ quyền đó. Không thể đặt vấn đề các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam tách rời khỏi nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam”. 
- Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, chúng ta đã thực
hiện tốt quyền dân tộc tự quyết của mình. Hiện nay, các thế lực thù địch
vẫn đang lợi dụng bối cảnh mới của thế giới, đặc biệt là xu thế quốc tế
hóa, toàn cầu hóa để đe dọa đến quyền tự quyết dân tộc ở Việt Nam.
Chúng đang thông qua việc chúng ta tham gia vào các thiết chế kinh tế,
chính trị khu vực và quốc tế với việc đặt ra những điều kiện nhất định để
chúng ta được gia nhập nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt
Nam, đe dọa đến quyền tự quyết định thể chế chính trị, kinh tế, xã hội
của đất nước. 
- Quyền tự quyết dân tộc không phải là một tộc người trong một quốc gia
trong điều kiện bình thường ổn định đòi thành lập quốc gia riêng. Hơn
nữa, ở Việt Nam không có áp bức giữa tộc người này với tộc người khác.
Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện chính sách bình đẳng dân
tộc, các tộc người ở Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ,
thậm chí chúng ta có nhiều chính sách ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu
số. Các dân tộc ở Việt Nam bình đẳng, đoàn kết cùng phát triển nên
không có cơ sở để nói đến quyền tự quyết dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
Cần khẳng định rằng việc một tộc người nào đó đòi tách ra thành quốc
gia riêng sẽ không có lợi cho dân tộc thiểu số đó cũng như cho cả nhân
dân Việt Nam. Đó chỉ là âm mưu kéo lùi sự phát triển của Việt Nam, cản
trở con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì vậy, chúng ta cần
hiểu đúng đắn, sâu sắc, đầy đủ tư tưởng của V.I.Lênin để đấu tranh chống
lại âm mưu lợi dụng, cái gọi là quyền dân tộc tự quyết của các thế lực thù
địch để chống phá Việt Nam.

You might also like