Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ HỌC CƠ BẢN
------------------o0o-------------------

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ SEMINAR


HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

SEMINAR LẦN 1
Câu hỏi 1: Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai trò người sản xuất ra hàng
hóa đó để thảo luận về thuộc tính và tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với xã hội?
Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa? Cảm
nhân tác động của quy luật cạnh tranh và đề ra phương án để duy trì vị trí sản xuất
của mình trên thị trường.
* Những ý chính cần giải quyết:
- Nêu khái niệm hàng hóa và chọn một loại hàng hóa (ví dụ: gạo hoặc quần áo)
- Hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa đã chọn.
- Tầm quan trọng của hàng hóa đã chọn đối với xã hội.
- Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.
+ Lượng giá trị hàng hóa: là số lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa được
đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết chứ không phải là thời gian lao động cá biệt (làm
rõ thời gian lao động xã hội cần thiết và thời gian lao động cá biệt)
+ Xét về mặt cấu thành lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa bao gồm: hao phí lao
động quá khứ và hao phí lao động sống
+ Khi xuất hiện tiền tệ thì lượng giá trị hàng hóa được đo bằng tiền tệ (Nêu khái niệm
tiền tệ).
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
 Năng suất lao động: Năng suất lao động tăng dẫn đến tổng sản phẩm tăng nhưng
tổng giá trị hàng hóa không đổi do đó giá trị một đơn vị hàng hóa giảm xuống
 Cường độ lao động: Cường độ lao động tăng dẫn đến tổng sản phẩm tăng nhưng
tổng giá trị hàng hóa cũng tăng lên, do đó giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi.
 Lao động phức tạp và lao động giản đơn:
Lao động phức tạp là lao động qua đào tạo, lao động giản đơn là lao động không qua
đào tạo. Một giờ lao động phức tạp tạo ra nhiều lượng giá trị hơn so với một giờ lao động
giản đơn, hay bằng bội số của lao động giản đơn
- Tác động của quy luật canh tranh và phương án để duy trì vị trí sản xuất trên
thị trường:
+ Tác động của quy luật canh tranh:
 Tác động tích cực: thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất; thúc đấy sự phát triển
kinh tế thị trường; tạo cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực.

1
 Tác động tiêu cực: do cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến tổn hại môi trường
kinh doanh; lãng phí nguồn lực, tổn hại phúc lợi xã hội.
+ Phương án để duy trì vị trí sản xuất trên thị trường:
 Sử dụng hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp
 Cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
 Có chính sách và tiếp cận thị trường tốt.
 Không sử dụng biện pháp, hình thức cạnh tranh thiếu lành mánh
Câu hỏi 2: Giả định vị trí của người mua hàng hóa sức lao động, hãy thảo luận
rõ hai thuộc tính hàng hóa sức lao động và đồng thời lý giải về vai trò của người lao
động làm thuê đối với hoạt động của doanh nghiệp do mình sở hữu? Nếu giả định vốn
kinh doanh cần đi vay, hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gian thương mại và mặt bằng
sản xuất phải đi thuê, vậy doanh nghiệp có trách nhiệm gì với những chủ thể này?
* Những ý chính cần giải quyết:
- Nêu khái niệm sức lao động; điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa;
làm rõ hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
- Vai trò của người lao động làm thuê:
+ Trên cơ sở tư liệu sản xuất của doanh nghiệp, người lao động có vai trò quyết định
tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp và là nguồn gốc cho sự giàu có của chủ doanh
nghiệp.
+ Người bán sức lao động phải biết bảo vệ lợi ích của bản thân trong quan hệ lợi ích
với người mua hàng hóa sức lao động.
+ Người lao động làm thuê phải chấp hành nghiêm quy trình sản xuất, kỷ luật lao
động, có trách nhiệm với doanh nghiệp để sản xuất ra hàng hóa ngày càng nhiều, đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Nếu giả định vốn kinh doanh cần đi vay, hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gian
thương mại và mặt bằng sản xuất phải đi thuê, vậy doanh nghiệp có trách nhiệm với
những chủ thể:
+ Vốn kinh doanh cần đi vay: phải trả lợi tức cho người cho vay (tư bản cho vay là
gì; lợi tức là gì; lợi tức do đâu mà có?)
+ Hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gian thương mại: Chủ doanh nghiệp phải trả lợi
nhuận thương nghiệp (lợi nhuận thương nghiệp là gì?; nguồn gốc của lợi nhuận thương
nghiệp?)
+ Mặt bằng sản xuất phải đi thuê: chủ doanh nghiệp phải trả địa tô cho chủ đất (địa tô
là gì? Địa tô phụ thuộc vào yếu tố nào?)
Câu hỏi 3: Những hệ lụy kinh tế gì sẽ sẩy ra khi xuất hiện sự cạnh tranh giữa
các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường? Hãy thảo luận để làm rõ tính quy
luật của sự hình thành các tổ chức độc quyền.
* Những ý chính cần giải quyết:
- Hệ lụy kinh tế sẽ xẩy ra khi xuất hiện sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc
quyền:
+ Tổ chức độc quyền là gì?

2
+ Tác động tích cực và tiêu cực khi xuất hiện sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc
quyền:
 Tác động tích cực: Tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và áp dụng tiến
bộ khoa học công nghệ; làm tăng năng xuất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản
thân tổ chức độc quyền; tạo ra sức mạnh kinh tế to lớn dẫn đến thúc đẩy nền kinh tế phát
triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.
 Tác động tiêu cực:
 Gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho xã hội khi họ áp đặt giá cả độc
quyền; trao đổi không ngang giá; tạo ra cung cầu giả tạo;
 Có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội khi
họ còn khả năng thu lợi nhuận độc quyền cao;
 Chi phối các quan hệ kinh tế xã hội làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo.
- Tính quy luật của sự hình thành các tổ chức độc quyền: tự do cạnh tranh dẫn
đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển tới mức độ
nhất định dẫn đến độc quyền.
+ Tính quy luật trên được phản ánh ở các nguyên nhân hình thành độc quyền (5
nguyên nhân hình thành độc quyền)

*
* *

SEMINAR LẦN 2
Câu hỏi 1: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa bao
hàm những đặc trưng có tính phổ biến của kinh tế thị trường trên Thế giới, vừa có đặc
trưng mang tính phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, hãy làm rõ
những đặc trưng đó?
* Những ý chính cần giải quyết:
- Khái niệm Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: là nền
kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước
xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều
tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường nói chung:
 Đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể
kinh tế bình đẳng trước pháp luật;
 Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực xã hội thông qua
hoạt động của các thị trường;
 Giá cả được hình thành theo nguyên tắc của thị trường, cạnh tranh vừa là môi
trường vừa là động lực thúc đầy kinh tế thị trường phát triển;
 Động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế - xã hội;
 Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các quan hệ
kinh tế, đồng thời Nhà nước thực hiện khắc phục khuyết tật của thị trường, thúc

3
đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng các hội và sự ổn định của toàn
bộ nền kinh tế;
 Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn mới thị trường thế giới
- Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
+ Về mục tiêu: xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội; nâng cao đời sống nhân
dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đây là sự khác biệt cơ bản với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
+ Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế: Là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế. Trong đó, kinh tế Nhà nước là chủ đạo, kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng. Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát
triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.
+ Về quan hệ quản lý: Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là Nhà nước pháp
quyền xã họi chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
+ Về quan hệ phân phối: Thực hiện nhiều hình thức phân phối khác nhau, nhưng phân
phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo phúc lợi là những hình thức phân
phối phản ánh định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường của Việt Nam
+ Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: Đây vừa là điều kiện
để có sự phát triển bền vững của nền kinh tế, vừa là mục tiêu phản ánh bản chất tốt dẹp của
xã hội chủ nghĩa.
Câu hỏi 2: Hãy thảo luận lịch sử phát triển của cách mạng công nghiệp;làm rõ
những tác động của các cuộc cách mạng đó đối với sự phát triển của xã hội loài người?
Xuất phát vị trí của bản thân, thảo luận và trình bày trách nhiệm của mình cần đóng
góp gì để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4?
*Những ý chính cần giải quyết:
- Khái niệm về cách mạng công nghiệp: là những bước phát triển nhảy vọt về chất
trình độ tư liệu lao động trên cơ sở phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ dẫn đến kéo
theo sự phát triển phân công lao động xã hội cũng như tạo ra bước phát triển về năng suất
lao động.
- Cách mạng công nghiệp lần 1: (Từ giữa thế kỷ thứ XVIII đến giữa thế kỷ thứ XIX);
Bắt dầu từ nước Anh, Chuyển từ lao động thủ công thành lao động máy móc; cơ giới hóa
bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.
- Cách mạng công nghiệp lần 2: (Từ nửa thế kỷ thứ XIX đến đầu thế kỷ thứ XX); Sử
dụng điện và năng lượng điện dể tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa
cao; chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện-cơ khí và sang giai đoạn tự động
hóa cục bộ trong giai đoạn sản xuất.
- Cách mạng công nghiệp lần 3: Bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ thứ
XX đến cuối thế kỷ thứ XX. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sử dụng công nghệ thông
tin, tự động hóa sản xuất, sử dụng internet.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0): đặc trưng của cuộc cách mạng này là cách mạng
số, phổ biến internet, nối vạn vật với nhau, trí tuệ nhận tạo, liên kết giữa thế giới thực và ảo.

4
- Những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của xã
hội loài người
+ Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất:
 Đối với tư liệu lao động: máy móc thay thế cho lao động thủ công  sự ra đời
của máy tính điện tử  sản xuất tự động hóa  tài sản cố định thường xuyên đổi
mới;
 Nguồn nhân lực: cách mạng công nghiệp thúc đẩy chất lượng nhân lực ngày càng
cao, nhưng mặt khác tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực;
 Đối tượng lao động: cách mạng công nghiệp đã đưa sản xuất của con người vượt
quá giới hạn về tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phụ thuộc của sản xuất vào
các nguồn năng lượng truyền thống do đó các yếu tố đầu vào quả quá trình sản
xuất đã thay đổi căn bản.
+ Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất:
 Sản xuất nhỏ khép kín, phân tán  sản xuất lớn  xí nghiệp có quy mô to lớn;
 Sở hữu tư nhân  công ty cổ phần  mở rộng chủ thể sở hữu ra các thành phần
kinh tế khác của XH;
 Thực hiện đa dạng hóa sở hữu, lấy sở hữu tư nhân làm nòng cốt, đồng thời phát
huy sức mạnh và ưu thế tối đa của sở hữu nhà nước.
+ Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển:
 Công nghệ kỹ thuật số và internet đã kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa
doanh nghiệp với cá nhân, giữa các cá nhân với nhau trên toàn thế giới;
 Phương thức quản trị, điều hành của chính phủ cũng thay đổi nhanh chóng để
thích ứng với sự phát triển của công nghệ. Hình thành hệ thống tin học hóa trong
quản lý và Chính phủ điện tử;
 Các doanh nghiệp cũng có biến đổi to lớn với việc sử dụng công nghệ cao để cải
tiến quản lý sản xuất, thay đổi cách thức tổ chức doanh nghiệp, thay đổi cách thức
thiết kế, tiếp thị và cung ứng hàng hóa dịch vụ theo cách mới bắt nhịp với không
gian số.
- Trách nhiệm của bản thân:
+ Khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với cách mạng lần
thứ 4 là một đòi hỏi tất yếu khách quan của nền kinh tế;
+ Nhận thức đúng về nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với
cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
+ Phát huy tính chủ động, năng động và sáng tạo của bản thân cho phù hợp với cách
mạng công nghiệp lần thứ 4;
+ Quán triệt quan điểm đường lối của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Câu hỏi 3: Làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của Hội nhập kinh tế quốc
tế đối với sự phát triển của Việt Nam? Việt Nam cần thích ứng với những tác động đó
như thế nào?
* Những ý chính cần giải quyết:

5
- Khái niệm về Hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là
quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình vơi nền kinh tế thế giới dựa
trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
- Tác động tích cực của Hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Tạo điều kiện mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại phát triển.
+ Tạo động lực thúc dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng hiện đại và hiệu
quả.
+ Giúp nâng cao trình độ của nguồn lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia.
+ Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới.
+ Cải thiện tiêu dùng trong nước.
+ Nắm bắt tốt hơn xu thế và tình hình phát triển của thế giới, từ đó hoạch định chính
sách tốt hơn.
+ Tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn minh của nhân loại.
+ Tác động Hội nhập chính trị, xây dựng một nhà nước pháp quyền.
+ Nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc gia.
+ Giúp bảo đảm an ninh quốc gia, duy trì hòa bình ổn định
- Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Gia tăng sự cạnh tranh gay gắt
+ Có thể làm gia tăng phụ thuộc nền kinh tế vào bên ngoài
+ Dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro
+ Có nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên
+ Tạo ra thách thức đối với quyền lực nhà nước và chủ quyền quốc gia
+ Nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn
+ Gia tăng tình trạng khủng bố, tội phạm và bệnh dịch…
- Việt Nam phải thích ứng với những tác động đó như thế nào?
+ Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức
+ Xây dựng chiến lược và lộ trình Hội nhập phù hợp
+ Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các
cam kết
+ Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
+ Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2020


TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN

ThS. Phạm Nguyên Nhu

You might also like