TIỂU LUẬN ROUTER-final

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH
BỘ MÔN CƠ SỞ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Tiểu luận cuối kỳ

Môn học: Cơ sở công nghệ thông tin


Đề tài: Tìm hiểu về Router

GVHD: Thạc sĩ Trương Việt Phương

THÀNH VIÊN NHÓM

Lê Đình Phong MSSV: 31221025185


Huỳnh Minh Phương MSSV: 31221020502
Nguyễn Lê Thanh Oanh MSSV: 31221020761
Đoàn Thị Mai Thi MSSV: 31221021359
Đặng Thị Kim Ngân MSSV: 31201020589

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 04/2023

1
MỤC LỤC
A – PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 3
B – PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 4
1. Khái quát về Router .................................................................................................... 4
1.1. Router là gì? ................................................................................................. 4
1.2. Tại sao chúng ta cần một Router .................................................................. 4
2. Cấu tạo Router ............................................................................................................ 4
2.1 Các bộ phận bên trong ................................................................................... 4
2.2 Các bộ phận bên ngoài .................................................................................. 6
3. Các loại Router ........................................................................................................... 7
4. Chức năng ................................................................................................................... 8
5. Nguyên lý hoạt động .................................................................................................. 8
6. Giao thức TCP/IP ...................................................................................................... ..9
6.1. Giao thức TCP/IP là gì ................................................................................ 10
6.2. Cấu trúc của TCP/IP và chức năng của các tầng ......................................... 10
6.3. Nguyên tắc hoạt động của giao thức TCP/IP .............................................. 13
7. Ưu & nhược điểm của Router ................................................................................... 15
8. Sản phẩm thực tế ....................................................................................................... 15
8.1. Tiêu chí chọn sản phẩm ............................................................................... 15
8.2. Một số sản phẩm trên thị trường ................................................................. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 19

2
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền công nghệ 4.0 và trong tương lai gần là 5.0, công
nghệ thông tin đang nắm giữ một vai trò quan trọng nhất định trong các khía cạnh của
cuộc sống. Bên cạnh đó, cụm từ Internet Of Things hay Vạn vật kết nối Internet không
còn quá xa lạ với mọi người. Internet từ đó đã trở thành một phần không thể thiếu trong
cuộc sống hằng ngày. Ngày nay chúng ta có thể thấy hầu hết các hộ gia đình và các nhà
hàng, sân bay ở mọi nơi đều có wifi hay mạng internet để có thể chia sẻ những thông tin
với nhau. Và để có thể phủ sóng wifi ở những nơi rộng lớn hay trong những hộ gia đình
thì cần có những thiết bị phát sóng wifi được gọi là router. Tuỳ vào người dùng sử dụng
ở các doanh nghiệp nhỏ hay lớn hay những gia đình nhỏ thì sẽ có từng loại router chuyên
dụng.
2. Mục đích yêu cầu
Giúp mọi người hiểu rõ hơn về thiết bị phát sóng wifi cũng như là giúp ích cho
việc lựa chọn trong tương lai
3. Nội dung đề tài
- Khái quát về router: Tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo cũng như là phân loại các
loại router.
- Công dụng: Tìm hiểu sâu hơn về chức năng router
- Nguyên tắc hoạt động: Biết được về nguyên lý cũng như cách một router hoạt
động
- Giao thức TCP/IP : tìm hiểu về một bộ các giao thức truyền thông được sử dụng
để kết nối các thiết bị mạng với nhau trên Internet
- Ưu nhược điểm: Phân tích ưu và nhược điểm của một router nhằm biết được
cách sử dụng hiệu quả
- Tiêu chí chọn Router và một số sản phẩm thực tế

3
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
B - PHẦN NỘI DUNG

1. Khái quát về router

1.1. Router là gì?


Router là một thiết bị cho phép gửi các gói dữ liệu dọc theo mạng. Một Router
được kết nối tới ít nhất là hai mạng, thông thường hai mạng đó là LAN, WAN hoặc là
một LAN và mạng ISP của nó.
Router được định vị ở cổng vào, nơi mà có hai hoặc nhiều hơn các mạng kết nối
và là thiết bị quyết định duy trì các luồng thông tin giữa các mạng và duy trì kết nối
mạng trên internet. Khi dữ liệu được gửi đi giữa các điểm trên một mạng hoặc từ một
mạng tới mạng thứ hai thì Router sẽ luôn là công cụ để gửi dữ liệu đó trực tiếp tới điểm
đích. Chúng hoàn thành nó bằng cách sử dụng các trường mào đầu (header) và các bảng
định tuyến để chỉ ra đường tốt nhất cho việc gửi các gói dữ liệu. Đồng thời bằng các giao
thức như là ICMP, chúng liên lạc được với nhau và giữ được cấu hình định tuyến tốt
nhất giữa bất kỳ hai máy trạm nào.
Bản thân mạng Internet là một mạng toàn cầu kết nối hàng tỷ máy tính và các
mạng nhỏ hơn – vì thế Router có thể được xem như một cách để liên lạc và sử dụng máy
tính.

1.2. Tại sao chúng ta buộc phải cần một Router?


Đối với hầu hết những người sử dụng tại nhà, việc họ muốn cài đặt một mạng
LAN hoặc WLAN (Mạng LAN không dây) và kết nối tất cả các máy tính lên mạng
internet mà không phải trả đầy đủ một dịch vụ thuê bao băng tần rộng cho nhà cung cấp
dịch vụ (ISP) của họ cho mỗi máy tính trong mạng là việc vô cùng phổ biến.
Trong nhiều trường hợp, một ISP sẽ cho phép người dùng sử dụng một Router để
kết nối nhiều máy tính tới một đường kết nối internet và khi cần thêm máy tính vào kết
nối đó thì chỉ cần phải trả thêm một cước phí rất nhỏ cho mỗi máy.
Trong các doanh nghiệp và các tổ chức, họ có khi sẽ cần kết nối nhiều máy tính
tới mạng internet. Nhưng cũng có khi lại muốn kết nối nhiều mạng riêng với nhau – và
chúng là các kiểu chức năng mà một Router được thiết kế để thực hiện.

2. Cấu tạo

2.1. Các bộ phận bên trong Router


Cấu trúc chính xác của router khác nhau tùy theo từng phiên bản router. Bài tiểu
luận này sẽ tìm hiểu về các thành phần cơ bản của router
- CPU – Đơn vị xử lý trung tâm: Đầu tiên là CPU nơi thực thi các câu lệnh của
hệ điều hành để thực hiện các nhiệm vụ gồm: khởi động hệ thống, định tuyến, điều khiển

4
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
các cổng giao tiếp mạng. CPU là một bộ giao tiếp mạng và là một bộ vi xử lý. Trong các
router lớn có thể có nhiều CPU.
- RAM: Được sử dụng để lưu bảng định tuyến, cung cấp bộ nhớ cho chuyển mạch
nhanh, chạy tập tin cấu hình cũng như là. cung cấp hàng đợi cho các gói dữ liệu. Trong
đa số router, hệ điều hành Cisco IOS chạy trên RAM. RAM thường được chia thành hai
phần: phần bộ nhớ xử lý chính và phần bộ nhớ chia sẻ xuất/nhập. Phần bộ nhớ chia sẻ
xuất/nhập được chia cho các cổng giao tiếp làm nơi lưu trữ tạm các gói dữ liệu. Toàn bộ
nội dung trên RAM sẽ bị xóa khi tắt điện. Thông thường, RAM trên router là loại RAM
động (DRAM – Dynamic RAM) và có thể nâng thêm RAM bằng cách gắn thêm DIMM
(Dual In-Line Memory Module).

- Flash: Bộ nhớ Flash được sử dụng để lưu toàn bộ phần mềm hệ điều hành Cisco
IOS. Mặc định là router tìm IOS của nó trong flash. Người dùng có thể nâng cấp hệ điều
hành bằng cách chép phiên bản mới hơn vào flash. Phần mềm IOS có thể ở dưới dạng
nén hoặc không nén. Đối với hầu hết các router, IOS được chép lên RAM trong quá trình
khởi động router. Còn có một số router thì IOS có thể chạy trực tiếp trên flash mà không
cần chép lên RAM. Người dùng có thể gắn thêm hoặc thay thế các thanh SIM hay card
PCMCIA để nâng dung lượng flash.
- NVRAM (Non-volatile Random-access Memory): Là bộ nhớ RAM không bị
mất thông tin, được sử dụng để lưu tập tin cấu hình. Trong một số thiết bị có NVRAM
và flash riêng, NVRAM được thực thi nhờ flash. Trong một số thiết bị, flash và NVRAM
là cùng một bộ nhớ. Trong cả hai trường hợp, nội dung của NVRAM vẫn được lưu giữ
khi tắt điện.
- Bus: Phần lớn các router đều có bus hệ thống và CPU bus. System Bus được sử
dụng để vận chuyển thông tin liên lạc giữa CPU với các cổng giao tiếp và các khe mở
rộng. Loại bus này vận chuyển dữ liệu và các câu lệnh đi và đến các địa chỉ của ô nhớ
tương ứng.
- ROM (Read Only Memory): Là nơi lưu đoạn mã của chương trình kiểm tra
khi khởi động. Nhiệm vụ chính của ROM là kiểm tra phần cứng của router khi khởi
động, sau đó chép phần mềm Cisco IOS từ flash vào RAM. Một số router có thể có phiên

5
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
bản IOS cũ dùng làm nguồn khởi động dự phòng. Nội dung trong ROM không thể xóa
được. Ta chỉ có thể nâng cấp ROM bằng cách thay chip ROM mới.

2.2. Các bộ phận bên ngoài


- Cổng WAN: Nhiệm vụ chính của cổng WAN là hình thành một lớp mạng và
cấp dải IP cho thiết bị. Đa số các Router sẽ có 01 cổng WAN và thường có màu vàng
hoặc xanh để dễ phân biệt.
- Cổng LAN: Thông thường các Router sẽ có từ 02 cổng LAN trở lên. Người
dùng có thể kết nối wifi với các Modem chính và các thiết bị sử dụng mạng như laptop,
tivi,… thông qua cáp mạng. Tùy từng loại mà tốc độ từ cổng LAN cũng khác nhau, đáp
ứng tối đa tốc độ truyền tải và nhu cầu của người sử dụng.
- Ăng ten: Có 02 loại ăng ten trên Router là ăng ten ngoài và ăng ten ngầm. Số
lượng ăng ten càng nhiều thì tốc độ phát sóng wifi càng cao.

-
-

- Cổng console/AUX : là cổng nối tiếp, chủ yếu được sử dụng để cấu hình router.
Hai cổng này không phải là loại cổng để kết nối mạng mà là để kết nối vào máy tính
thông qua modem hoặc thông qua cổng COM trên máy tính để từ máy tính thực hiện cấu
hình router.

6
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
- Nguồn điện: Cung cấp điện cho các thành phần của router, một số router lớn
có thể sử dụng nhiều bộ nguồn hoặc nhiều card nguồn. Còn ở một số router nhỏ, nguồn
điện có thể là bộ phận nằm ngoài router.

3. Các loại Router

Wired Router (Router có dây)


- Router có dây kết nối trực tiếp với máy tính thông qua dây cáp. Một cổng kết
nối của Router kết nối với Modem để nhận gói dữ liệu Internet và một cổng khác thì kết
nối với máy tính để phân phối gói dữ liệu Internet.
- Router có dây thường sẽ sử dụng tường lửa (SPI) trong quá trình chuyển các gói
dữ liệu trong mạng nhằm mục đích bảo mật dữ liệu.
Wireless router (Router không dây)
- Router không dây kết nối trực tiếp với Modem thông qua dây cáp để nhận các
gói dữ liệu Internet. Thay vì truyền dữ liệu qua cáp đến máy tính, Router không dây
phân phối các gói dữ liệu bằng cách sử dụng một hoặc nhiều ăng-ten.
- Router không dây thiết lập mạng cục bộ không dây (WiFi).
Virtual router (Router ảo)
- Không như Router có dây hoặc Router không có dây, Router ảo hoạt động như
một bộ định tuyến mặc định cho các máy tính cùng chia sẻ mạng.
- Router ảo hoạt động bằng cách sử dụng Giao thức dự phòng bộ định tuyến ảo
(VRRP). Giao thức này sẽ hoạt động khi Router chính bị lỗi hoặc bị vô hiệu hóa.

7
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
Core Router và Edge Router
- Core Router là bộ định tuyến có dây hoặc không dây chỉ phân phối các gói dữ
liệu Internet trong cùng một mạng.
- Ngược lại với Core Router, Edge Router lại là bộ định tuyến có dây hoặc không
dây phân phối các gói dữ liệu Internet giữa một hoặc nhiều mạng nhưng không phân
phối các gói dữ liệu trong cùng một mạng.

4. Chức năng

- Để trao đổi và truyền dữ liệu ra bên ngoài một mạng cần có một thiết bị có khả
năng đọc địa chỉ IP và đó chính là router. Router giúp trao đổi và truyền kết nối internet
đến mọi thiết bị trong nhà/văn phòng để các thiết bị đều có thể kết nối Internet. Router
cũng được xem như là một điểm kết nối không dây, giúp các thiết bị không dây như
laptop, ipad có thể kết nối Internet dễ dàng. Router sẽ điều hướng và chuyển tiếp dữ liệu
từ mạng này sang mạng khác dựa trên địa chỉ IP của chúng.

- Khi một mạng gửi một gói dữ liệu ra, router sẽ lọc địa chỉ IP và xem xét liệu
gói dữ liệu đó được gửi cho bản thân mạng này hay hay cho một mạng khác. Nếu gói dữ
liệu đó được gửi cho nội bộ mạng này, router sẽ nhận nó. Nếu gói dữ liệu đó được gửi
cho một mạng khác, router sẽ chuyển tiếp gói sang mạng nhận. Router chính là một
gateway của network.

- Khi một gói dữ liệu từ mạng khác gửi đến, router sẽ lọc địa chỉ IP và chấp nhận
những gói có địa chỉ IP dành cho mạng này, những gói dữ liệu khác sẽ bị từ chối.

5. Nguyên lý hoạt động:

8
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
- Router Wi-fi cần kết nối với một Modem. Modem này được kết nối với đường
truyền Internet của các nhà Cung cấp mạng.
- Giữa modem và Router Wi-fi sẽ được kết nối thông qua dây cáp mạng. Nối từ
cổng LAN trên modem chính thông qua các cổng WAN hoặc LAN tùy chế độ hoạt động
mà người dùng sử dụng.
- Các thiết bị trong hệ thống mạng đều có một IP riêng biệt. Router giúp định
tuyến đường đi cũng như truyền gói tin trong môi trường Internet một cách chính xác
nhất.
- Thời gian truyền dữ liệu trong Router Wi-fi được thực hiện trong một khoảng
thời gian rất ngắn. Không làm gián đoạn đường truyền hay ngắt kết nối khi sử dụng dịch
vụ Internet.
- Router Wifi có nhiệm vụ gửi packet (gói tin) giữa 2 hoặc nhiều hệ thống mạng
với nhau. Nó là một điểm phát sóng Wi-fi để các thiết bị nhận như điện thoại, máy tính,
tivi có thể kết nối. Việc kết nối thông qua sóng Wi-fi hoặc lan để có thể kết nối sử dụng
các dịch vụ Internet.

6. Giao thức TCP/IP trong mạng Internet

Mô hình tổng quát của mạng Internet

Như trong hình 1, kết cấu vật lý của mạng Internet gồm có mạng chính chứa các
server cung cấp dịch vụ cho mạng, mạng nhánh bao gồm các trạm làm việc sử dụng dịch
vụ do Internet cung cấp. “Đám mây Internet” hàm chứa vô vàn mạng chính, mạng nhánh
9
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
và bao phủ toàn thế giới. Để một hệ thống phức tạp như vậy hoạt động trơn tru và hiệu
quả thì điều kiện tiên quyết là mọi máy tính trong mạng, dù khác nhau về kiến trúc, đều
phải giao tiếp với mạng theo cùng một quy luật. Đó là giao thức TCP/IP.

6.1. TCP/IP là gì?

TCP/IP là cụm từ viết tắt của Transmission Control Protocol/Internet Protocol


hay còn gọi là giao thức điều khiển truyền nhận/ Giao thức liên mạng. Đây là một bộ
các giao thức truyền thông được sử dụng để kết nối các thiết bị mạng với nhau trên
Internet. TCP/IP cũng có thể được sử dụng như một giao thức truyền thông trong mạng
máy tính riêng (mạng nội bộ). Trong đó, bộ Giao thức Internet – một tập hợp các quy
tắc và thủ tục – thường gọi là TCP/IP (TCP/IP Protocol) TCP và IP là hai giao thức chính
bên cạnh những giao thức khác trong bộ. Bộ giao thức TCP/IP hoạt động như một lớp
trừu tượng giữa các ứng dụng Internet và hạ tầng router.TCP/IP chỉ định cách dữ liệu
được trao đổi qua Internet. Nó thực hiện bằng cách cung cấp thông tin liên lạc đầu
cuối. Từ đó xác định cách nó được chia thành các packet, xác định địa chỉ, truyền dẫn,
định tuyến và nhận dữ liệu. TCP/IP được thiết kế để đảm bảo độ tin cậy, nó có khả năng
khôi phục tự động khi gặp sự cố trong quá trình truyền dữ liệu.

6.2. Cấu trúc của TCP/IP và chức năng của các tầng

Bản chất của TCP/IP là một chuẩn phổ biến mà các mạng nội bộ và diện rộng có
thể giao tiếp, cho phép các máy tính kết nối với nhau và cho các ứng dụng để gửi dữ liệu
đi và về. Để hoạt động nhịp nhàng, TCP/IP phải có 4 lớp/tầng trừu tượng (TCP/IP
layers), mỗi lớp có một bộ giao thức riêng.

10
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
Một mô hình TCP/IP tiêu chuẩn bao gồm 4 lớp được chồng lên nhau, bắt đầu từ
tầng thấp nhất là Tầng vật lý (Physical) → Tầng mạng (Network) → Tầng giao vận
(Transport) và cuối cùng là Tầng ứng dụng (Application).
Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng mô hình TCP/IP là 5 tầng, tức các tầng 4
đến 2 đều được giữ nguyên, nhưng tầng Datalink sẽ được tách riêng và là tầng nằm trên
so với tầng vật lý.

Tầng 1 - Tầng Vật lý (Physical)


Là sự kết hợp giữa tầng Vật lý và tầng liên kết dữ liệu của mô hình OSI. Chịu
trách nhiệm truyền dữ liệu giữa hai thiết bị trong cùng một mạng. Tại đây, các gói dữ
liệu được đóng vào khung (gọi là Frame) và được định tuyến đi đến đích đã được chỉ
định ban đầu.

Tầng 2 - Tầng mạng (Internet)


Gần giống như tầng mạng của mô hình OSI. Tại đây, nó cũng được định nghĩa là
một giao thức chịu trách nhiệm truyền tải dữ liệu một cách logic trong mạng. Các phân
đoạn dữ liệu sẽ được đóng gói (Packets) với kích thước mỗi gói phù hợp với mạng
chuyển mạch mà nó dùng để truyền dữ liệu. Lúc này, các gói tin được chèn thêm phần
Header chứa thông tin của tầng mạng và tiếp tục được chuyển đến tầng tiếp theo. Các
giao thức chính trong tầng là IP, ICMP và ARP.

Tầng 3 - Tầng Giao vận (Transport)


Chức năng chính của tầng 3 là xử lý vấn đề giao tiếp giữa các máy chủ trong cùng
một mạng hoặc khác mạng được kết nối với nhau thông qua bộ định tuyến. Tại đây dữ
liệu sẽ được phân đoạn, mỗi đoạn sẽ không bằng nhau nhưng kích thước phải nhỏ hơn
11
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
64KB. Cấu trúc đầy đủ của một Segment lúc này là Header chứa thông tin điều khiển và
sau đó là dữ liệu.
Trong tầng này còn bao gồm 2 giao thức cốt lõi là TCP và UDP. Trong đó, TCP
đảm bảo chất lượng gói tin nhưng tiêu tốn thời gian khá lâu để kiểm tra đầy đủ thông tin
từ thứ tự dữ liệu cho đến việc kiểm soát vấn đề tắc nghẽn lưu lượng dữ liệu. Trái với
điều đó, UDP cho thấy tốc độ truyền tải nhanh hơn nhưng lại không đảm bảo được chất
lượng dữ liệu được gửi đi.

Tầng 4 - Tầng Ứng dụng (Application)


Đây là lớp giao tiếp trên cùng của mô hình. Đúng với tên gọi, tầng Ứng dụng đảm
nhận vai trò giao tiếp dữ liệu giữa 2 máy khác nhau thông qua các dịch vụ mạng khác
nhau (duyệt web, chat, gửi email, một số giao thức trao đổi dữ liệu: SMTP,
SSH, FTP,...). Dữ liệu khi đến đây sẽ được định dạng theo kiểu Byte nối Byte, cùng với
đó là các thông tin định tuyến giúp xác định đường đi đúng của một gói tin.

12
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
6.3. Nguyên tắc hoạt động của giao thức TCP/IP
Như tên gọi đã nói lên tất cả, TCP/TP là sự kết hợp giữa 2 giao thức. IP cho phép
máy tính chuyển tiếp gói tin tới một máy tính khác. Thông qua một hoặc nhiều khoảng
(chuyển tiếp) gần với người nhận gói tin. Còn TCP sẽ giúp kiểm tra các gói dữ liệu xem
có lỗi không sau đó gửi yêu cầu truyền lại nếu có lỗi được tìm thấy.

Giả sử người dùng đang ở máy A và muốn gửi một thông điệp tới máy B. Người
dùng sử dụng một trình soạn thảo văn bản để soạn thư, sau đó nhấn nút Send. Tính từ
thời điểm đó dữ liệu được xử lý lần lượt. Đầu tiên, dữ liệu được xử lý bởi tầng
Application. Tầng này có nhiệm vụ tổ chức dữ liệu theo khuôn dạng và trật tự nhất định
để tầng Application ở máy B có thể hiểu được. Tầng Application gửi dữ liệu xuống tầng
dưới theo dòng byte nối byte. Cùng với dữ liệu, tầng Application cũng gửi xuống các
thông tin điều khiển khác giúp xác định địa chỉ đến, đi của dữ liệu.
Khi xuống tới tầng TCP, dòng dữ liệu sẽ được đóng thành các gói có kích thước
không nhất thiết bằng nhau nhưng phải nhỏ hơn 64 KB. Cấu trúc của gói dữ liệu TCP
gồm một phần header chứa thông tin điều khiển và sau đó là dữ liệu. Sau khi đóng gói
xong ở tầng TCP, dữ liệu được chuyển xuống cho tầng IP.
Gói dữ liệu xuống tới tầng IP sẽ tiếp tục bị đóng gói lại thành các gói dữ liệu IP
nhỏ hơn sao cho có kích thước phù hợp với mạng chuyển mạch gói mà nó dùng để truyền
dữ liệu. Trong khi đóng gói, IP cũng chèn thêm phần Header của nó vào gói dữ liệu rồi
chuyển xuống cho tầng Datalink/Physical.

13
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
Khi các gói dữ liệu IP tới tầng Datalink sẽ được gắn thêm một Header khác và
chuyển tới tầng Physical đi vào mạng. Gói dữ liệu lúc này gọi là frame. Kích thước của
một frame hoàn toàn phụ thuộc vào mạng mà máy A kết nối.
Trong khi chu du trên mạng Internet, Frame được các router chỉ dẫn để có thể tới đúng
đích cần tới. Router thực ra là một module chỉ có hai tầng là Network và
Datalink/Physical. Các frame tới router sẽ được tầng Datalink/Physical lọc bỏ Header
mà tầng này thêm vào và chuyển lên tầng Network (IP). Tầng IP dựa vào các thông tin
điều khiển trong Header mà nó thêm vào để quyết định đường đi tiếp theo cho gói IP.
Sau đó gói IP này lại được chuyển xuống tầng Datalink/Physical để đi vào mạng. Quá
trình cứ thế tiếp tục cho đến khi dữ liệu tới đích là máy B.
Khi tới máy B các gói dữ liệu được xử lý theo quy trình ngược lại với máy A.
Theo chiều mũi tên, đầu tiên dữ liệu qua tầng Datalink/Physical. Tại đây frame bị bỏ đi
phần Header và chuyển lên tầng IP. Tại tầng IP, dữ liệu được bung gói IP, sau đó lên
tầng TCP và cuối cùng lên tầng Application để hiển thị ra màn hình.
Hệ thống địa chỉ và cơ chế truyền dữ liệu trong mạng Internet: Để một gói dữ liệu
có thể đi từ nguồn tới đích, mạng Internet đã dùng một hệ thống đánh địa chỉ tất cả các
máy tính nối vào mạng như hình 3.

14
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
7. Ưu & Nhược điểm của Router

Ưu điểm:
- Góp phần tăng hiệu suất công việc bằng cách cho phép nhiều máy, nhiều thiết
bị khác nhau kết nối mạng Internet.
- Giúp giảm tải dữ liệu bằng việc cho phép phân phối một cách có tổ chức các gói
dữ liệu
- Các host mạng được router cung cấp tới các kết nối ổn định và đáng tin cậy.
- Các thiết bị router sử dụng những bộ phận thay thế trong trường hợp bộ phận
chính không thể chuyển được gói dữ liệu.

Nhược điểm:
- Tình huống các thiết bị phải chờ kết nối xảy ra khi có trường hợp nhiều máy
tính cùng sử dụng một mạng. Khi đó kết nối sẽ bị chậm lại, các thiết bị phải chờ để có
thể kết nối mạng.
- Router giúp nhiều máy tính cùng truy cập vào một mạng, như vậy rất dễ khiến
cho tốc bộ mạng bị giảm đi.

8. Sản phẩm thực tế

8.1. Các tiêu chí để chọn router phù hợp


Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, hiện nay router đã được sử dụng rộng rãi trong
gia đình và doanh nghiệp. Tuy nhiên, với nhiều thương hiệu và tính năng khác nhau trên
thị trường thì, việc chọn mua một chiếc router phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng trở
nên khá phức tạp. Và dưới đây sẽ là các tiêu chí cần được xem xét để chọn mua một
chiếc router phù hợp:
a. Thương hiệu
Đối với các thiết bị điện tử, trong đó có router thì thương hiệu là một trong những
tiêu chí quan trọng khi chọn mua bất kỳ sản phẩm nào. Người tiêu dùng nên tìm mua
sản phẩm từ các hãng lớn và uy tín như Asus, TP-Link, Totolink, ... để đảm bảo chất
lượng và bảo hành sản phẩm.
b. Nhu cầu sử dụng
Router có thể được sử dụng cho gia đình hoặc doanh nghiệp với số lượng người
sử dụng khác nhau. Nếu sử dụng cho gia đình có 5 đến 7 thành viên thì Router wifi có
tốc độ 300Mbps sẽ phù hợp nhất. Ngược lại nếu sử dụng cho doanh nghiệp có số lượng
người sử dụng lớn thì phải chọn Router có tốc độ kết nối cao từ 300Mbps đến 1201Mbps.
c. Phạm vi phát sóng
Người dùng nên chọn những dòng Router có khả năng phát sóng xa và mạnh để
đảm bảo đường truyền ổn định. Những dòng sản phẩm có ăng ten và khả năng truyền tín

15
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
hiệu wifi xuyên tường sẽ thích hợp lắp đặt tại doanh nghiệp, tại những vị trí có nhiều
phòng ban, nhiều vật cản lớn.
d. Băng tần
Hiện nay, các router thường được trang bị nhiều băng tần khác nhau, bao gồm
băng tần 2.4GHz và 5GHz. Băng tần 2.4GHz là băng tần có tốc độ truyền dữ liệu chậm
hơn so với băng tần 5GHz, nhưng nó có thể cung cấp phạm vi phủ sóng lớn hơn. Còn
băng tần 5GHz thường được sử dụng cho các ứng dụng đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu cao
hơn, nhưng lại có phạm vi phủ sóng nhỏ hơn so với băng tần 2.4GHz. Nếu cần sử dụng
các ứng dụng truyền dữ liệu có tốc độ cao, chẳng hạn như trò chơi trực tuyến hoặc xem
phim độ phân giải cao, thì băng tần 5GHz là sự lựa chọn tốt hơn. Khi xem xét băng tần
hoạt động của router, người dùng cần phải đảm bảo rằng thiết bị của người dùng hỗ trợ
băng tần đó. Nếu không, thì sẽ không thể tận dụng được tốc độ và khả năng phủ sóng
của router.
e. Tính bảo mật của router
Trong các tiêu chí chọn router wifi, một trong những yếu tố quan trọng đó là tính
bảo mật. Vì vậy, khi chọn router, người dùng nên tìm kiếm sản phẩm có hỗ trợ bảo mật
tốt nhất, ít nhất là chuẩn WPA2. Đối với doanh nghiệp, nên lựa chọn các router chuyên
dụng với khả năng thêm mã hóa, theo dõi thiết bị và ngăn chặn truy cập trái phép.
f. Chuẩn kết nối
Chuẩn AC được sử dụng phổ biến hơn chuẩn N, vì nó có nhiều tính năng vượt
trội hơn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho router wifi chuẩn AC có thể tương đối cao và các
thiết bị nhận tín hiệu cũng phải hỗ trợ chuẩn này.

8.2. Một số sản phẩm trên thị trường


Sau đây là 3 sản phẩm Router đến từ 3 hãng khác nhau (ASUS, TP-LINK,
XIAOMI) trong phân khúc 1-2 triệu. Các sản phẩm này phục vụ chủ yếu cho gia đình
và doanh nghiệp nhỏ. Những đối tượng khách hàng này không có quá nhiều thiết bị kết
nối Internet và cần ít không gian phủ sóng Wifi.

ROUTER WIFI CHUẨN WIFI 6 ASUS AX53U

16
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
- Giá: 1,690,000 VNĐ
- Tốc độ: 1201 Mbps (băng tần 5GHz), 574 Mbps (băng tần 2.4GHz)
- Băng tần: 2.4GHz, 5GHz
- Số ăng-ten: 4 ăng ten ngoài
- Truy cập tối đa: 30 users
- Mật độ phủ sóng (bán kính): 15 - 20 m
- Các cổng kết nối: 1 x WAN, 1 cổng USB 2.0, 3 x LAN
- Nút bấm hỗ trợ: 1 nút Reset, 1 nút WPSNút Mở/Tắt nguồn
- Thương hiệu của: Đài Loan
- Sản xuất tại: Trung Quốc

ROUTER WIFI CHUẨN WIFI 6 AX1500 TP-LINK ARCHER AX10

- Giá: 1,400,000 VNĐ


- Tốc độ: 1201 Mbps (băng tần 5GHz), 300 Mbps (băng tần 2.4GHz)
- Băng tần: 2.4GHz, 5GHz
- Số ăng-ten: 4 ăng ten 5dBi
- Truy cập tối đa: 30 - 40 user
- Mật độ phủ sóng (bán kính): 30 - 40 m
- Các cổng kết nối: 4 x LAN, 1 x WAN
- Nút bấm hỗ trợ: 1 nút WPS/RST, 1 nút Mở/Tắt nguồn
- Thương hiệu của: Trung Quốc
- Sản xuất tại: Trung Quốc

17
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
ROUTER WIFI CHUẨN AC2350 XIAOMI MI AIOT

- Giá: 1,790,000 VNĐ


- Tốc độ: 1733 Mbps (băng tần: 5GHz) , 450 Mbps (băng tần 2.4GHz)
- Băng tần: 2.4GHz, 5GHz
- Số ăng-ten: 7 ăng ten ngoài
- Truy cập tối đa: 50 - 128 user
- Mật độ phủ sóng (bán kính): 20 - 30 m
- Các cổng kết nối: 1 x WAN, 3 x LAN
- Nút bấm hỗ trợ: 1 nút Reset
- Thương hiệu của: Trung Quốc
- Sản xuất tại: Trung Quốc

Sau khi so sánh các thông số kĩ thuật của 3 sản phẩm trên, chúng ta có thể phân
loại sản phẩm tùy theo mục đích, nhu cầu sử dụng và giá thành khác nhau.

Router Wifi Chuẩn Wifi 6 ASUS AX53U : giá thành vừa phải, phù hợp với những
người mua có nhu cầu sử dụng trong một phạm vi nhỏ, yêu cầu tốc độ truyền mạng ổn
định, đảm bảo Wifi cho một lượng người dùng vừa phải.

Router Wifi Chuẩn Wifi 6 AX1500 TP-LINK ARCHER AX10 : giá thành rẻ, có thể
cung cấp Wifi cho cho nhiều người dùng trong một phạm vi lớn, tốc độ truyền mạng
chậm hơn so với 2 sản phẩm cùng phân khúc.

Router Wifi Chuẩn AC2350 XIAOMI MI AIOT : giá thành cao, cung cấp Wifi cho
rất nhiều người dùng trong một phạm vi vừa phải, tốc độ truyền mạng cao hơn hẳn 2 sản
phẩm cùng phân khúc.

18
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sản phẩm Router Wifi Chuẩn Wifi 6 Asus Ax53u tham khảo giá tại :
https://www.thegioididong.com/thiet-bi-mang/bo-phat-song-wifi-6-bang-tan-kep-asus-
ax53u
2. Sản phẩm Router Wifi Chuẩn Wifi 6 Ax1500 Tp-Link Archer Ax10 tham khảo giá
tại: https://www.thegioididong.com/thiet-bi-mang/router-wifi-chuan-wifi-6-
ax1500-tp-link-archer-ax1500-den
3. Sản phầm Router Wifi Chuẩn Ac2350 Xiaomi Mi Aiot tham khảo giá tại:
https://www.thegioididong.com/thiet-bi-mang/router-wifi-chuan-ac2350-xiaomi-
mi-aiot-den

4. Sách “ Computing Essentials 2021 by Timothy OLeary, Linda OLeary, Daniel


Oleary”

19
Tiểu luận cuối kỳ môn Cơ sở công nghệ thông tin.

You might also like