Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Anh chị hãy chứng minh nguyên tắc bảo vệ người lao động của pháp luật lao

động
thông qua chế định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và chế định tiền lương
Trả lời:
Nguyên tắc bảo vệ người lao động xuất phát từ quan điểm coi mục tiêu và động lực
chính của sự phát triển là “vì con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là
người lao động”.
Nguyên tắc bảo vệ người lao động có nội hàm rất rộng, yêu cầu pháp luật cần thể
hiện quan điểm bảo vệ họ với tư cách bảo vệ con người – chủ thể của quan hệ lao
động.
Do đó, nguyên tắc bảo vệ người lao động không chỉ bao hàm mục đích bảo vệ sức lao
động, quyền và lợi ích chính đáng của người lao động mà còn phải bảo vệ người lao
động trên mọi phương diện: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự, cuộc sống của bản thân và gia đình họ, thời giờ nghỉ ngơi, nhu
cầu nâng cao trình độ lao động, liên kết và phát triển trong môi trường lao động và xã
hội lành mạnh.
 Bảo vệ tiền lương
Tiền lương có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động. Vì vậy, vấn đề bảo vệ tiền
lương cho người lao động là nội dung quan trọng trong nguyên tắc bảo vệ người lao
động của luật lao động và để thực hiện mục đích này, pháp luật lao động đã có những
quy định bảo vệ tiền lương của người lao động.
Xuất phát từ quan điểm: “sức lao động là hàng hóa; tiền lương (tiền công, thù lao)
là giá cả sức lao động” các quy định về tiền lương do Nhà nước ban hành phải phản
ánh đúng giá trị sức lao động.
Tùy tính chất, đặc điểm khác nhau của từng loại lao động, Nhà nước quy định chế
độ tiền lương hợp lý và thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: (i) Lao động có trình độ
chuyên môn cao, thành tạo, chất lượng cao, làm việc nhiều thì được trả công cao và
ngược lại; (ii) Những lao động có trình độ ngang nhau phải được trả ngang nhau.
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tiền lương của người lao động do người lao động
và người sử dụng lao động thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối
thiểu do Nhà nước quy định.
Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong việc được trả lương và
hưởng lương trên cơ sở thỏa thuận, pháp luật lao động cũng quy định những biện pháp
bảo vệ người lao động và bảo hộ tiền lương của người lao động. Bên cạnh đó, để bảo
vệ người lao động, pháp luật lao động cũng quy định mức bồi thường, trả lương, trả trợ
cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong những trường hợp làm việc do rủi ro khách
quan hoặc do lỗi của người sử dụng lao động như bị ngừng việc, bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp phải điều trị hoặc bị chấm dứt hợp đồng hay sa thải trái pháp luật…
người lao động đều được người sử dụng lao động trả lương.
Pháp luật lao động cũng quy định các biện pháp để bảo vệ người lao động trong lĩnh
vực tiền lương như
- Thông qua cơ chế đại diện
Thông qua việc tham gia vào các tổ chức đại diện cho người lao động như tổ chức
công đoàn, nghiệp đoàn. Tổ chức công đoàn được quyền tham gia vào việc thương
lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể với tư cách là người đại diện.
- Thông qua các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tiền
lương
Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, là cơ quan quản lí hành
chính nhà nước về lĩnh vực lao động cấp bộ, thành phố, quận, huyện…hoặc yêu cầu
các tổ chức trọng tài hoặc yêu cầu cơ quan tòa án.
- Thông qua cơ chế bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là một biện pháp kinh tế thông dụng trong nhiều loại quan hệ khác
nhau, trong đó có quan hệ lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được pháp luật
lao động quy định cụ thể, phát sinh trong các thiệt hại về tiền lương và thu nhập nhằm
tôn trọng và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động trong lĩnh vực tiền
lương.
- Thông qua cơ chế xử phạt
Biện pháp xử phạt cũng là một biện pháp bảo vệ người lao động thông qua việc phát
hiện và xử phạt vi phạm của cơ quan có thẩm quyền được pháp luật qui định nhằm bảo
vệ và khắc phục những hậu quả do hành vi, vi phạm gây ra cho người lao động
 Bảo về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
Pháp luật quy định về thời giờ làm việc chung để bảo vệ người lao động, bởi quan
hệ lao động có đối tượng chính là sức lao động, để có thể hoàn thành công việc hiệu
quả thì thời gian làm việc phải hợp lý để phát huy tối đa khả năng lao động của người
lao động. Một số quy định trong BLLD 2019 về thời giờ làm việc:
Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01
tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông
báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10
giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao
động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố
nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.”
Việc quy định thời giờ làm việc bảo đảm người lao động ngoài thời gian lao động thì
có thời gian cho những việc riêng, đảm bảo quyền con người của người lao động
Điều 106. Giờ làm việc ban đêm
“Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.”
Việc quy định giờ làm việc ban đêm có mục đích phân chia thời gian làm việc và cũng
là cơ sở để tính tiền lương làm ban đêm.
Điều 107. Làm thêm giờ
“1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy
định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01
ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc
bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm
trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm,
diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị
trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm
của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu
trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật
của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông
báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Quy định này là rất cần thiết để có thể bảo vệ sức lao động của người lao động; tránh
khả năng người sử dụng lao động bóc lột sức lao động của người lao động
Nghỉ ngơi là nhu cầu không thể thiếu được của con người. Quyền được nghỉ ngơi là
một quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật lao động.
Căn cứ vào tính chất của mỗi ngành, nghề, đặc điểm lao động trong từng khu vực khác
nhau, Nhà nước ngoài việc quy định thời gian làm việc hợp lý, còn quy định thời gian
nghỉ ngơi đối với người lao động nhằm tạo điều kiện cho họ khả năng phục hồi sức
khỏe, tái sản xuất sức lao động và tăng năng suất lao động. Cụ thể pháp luật lao động
quy định tại Điều 109 về nghỉ trong giờ làm việc (Người lao động làm việc theo thời
giờ làm việc theo quy định từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít
nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên
tục..); Điều 110 về nghỉ chuyển ca (Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất
12 tiếng trước khi sang ca làm tiếp theo); Điều 111. Nghỉ hằng tuần ( Mỗi tuần, người
lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục, ít nhất 01 tháng 04 ngày, được nghỉ bù nếu
nghỉ hàng tuần trùng nghỉ lễ); Điều 112. Nghỉ lễ, tết (Nghỉ tổng cộng 11 ngày); Điều
113. Nghỉ hằng năm (Pháp luật lao động quy định rất chi tiết về nghỉ hàng năm, tuỳ
theo tính chất, mức độ nguy hiểm của công việc mà thời gian nghỉ khác nhau); Ngoài
ra pháp luật còn quy định số ngày nghỉ hàng năm tính tỉ lệ thuận với thâm niên làm
việc tại đơn vị làm việc tại Điều 114; bên cạnh các quy định về nghỉ ngơi thì pháp luật
cũng quy định về những ngày nghỉ việc riêng mà được hưởng lương và những ngày
nghỉ không hưởng lương tại Điều 115 (theo đó, người lao động được nghỉ việc riêng
mà vẫn được hưởng lương các ngày kết hôn, con cái kết hôn, cha mẹ chết,..);.....

You might also like