Dân T C Bana

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

Bana

1. Dân số:
286.910 người (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)
2. Phân bố:

Dân tộc Ba Na là một trong những dân tộc thiểu số đông dân cư nhất
tại Tây Nguyên. Địa bàn cư trú của họ khá rộng ở nam Kon Tum, bắc Gia
Lai và phía tây tỉnh Bình Định. Ở tỉnh Kon Tum, dân tộc Ba Na gồm 2
nhánh là Ba Na Rơ Ngao và Ba Na Jơ Lâng, đứng thứ hai về dân số trong 6
dân tộc thiểu số bản địa.
Gia Lai (189.367 người, chiếm 11,8% dân số toàn tỉnh và 45,9% tổng
số người Ba Na tại Việt Nam),
Kon Tum (68.799 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 43,7% tổng
số người Ba Na tại Việt Nam),
Bình Định (21.650 người, chiếm 8,0% tổng số người Ba Na tại Việt
Nam),
Phú Yên (4.680 người, chiếm 1,8 % tổng số người Ba Na tại Việt
Nam).
Người Ba Na có nhiều tên gọi khác nhau theo nơi cư trú hay phong
tục tập quán mỗi vùng.
Người Ba Na là dân tộc bản địa Việt Nam có từ lâu đời tập trung ở các
vùng Tây Nguyên điển hình là hai tỉnh Kon Tum, Gia Lai đây được coi là
bản địa cũng như địa bàn cư trú của người Ba Na
Tại Mỹ có một số người Ba Na nhập cư theo diện HO.

3. Lịch sử hình thành:


4. Văn hoá mưu sinh của dân tộc bana

+) Nông nghiệp:
Người Bana sinh sống nhờ nông nghiệp, chủ yếu là canh tác lúa trên ruộng
khô và rấy.
Việc trồng trot được tiến hành theo một nông lịch khá chặt chẽ. Công việm
đồng áng bắt đầu khi cây gạo (Blang) ra hoa, đó là khi trời đổ những con mưa đầu
mùa, khi chòm sao lưỡi cảy xuất hiện. Người Bana bắt đầu quốc ruộng. Khi hoa
gạo rụng hêt, hoa Drong bắt đầu nở thì họ trìa lúa.
Tháng ba hay tháng tư dương lịch khi ve kêu inh ỏi là lúc mở đầu mùa sản
xuất.
Ở vùng Công Tum ( nay là tỉnh Kon Tum), đồng bào thường trồng cây
kmut (hay bơgang hmôi) như cây nghệ để chữa bệnh đau bụng, đồng thời để xem
xét thời tiết. Xuân sang, cây nhú mầm, báo hiệu tháng nghỉ ngơi đã qua. Đến tháng
thứ mười, cây bắt đầu lụi. Đó là lúc mùa màng thu hoạch xong xuôi, thời gian nông
nhàn.
Như vậy, một năm chỉ chia làm hai thời kỳ: thời kỳ sản xuất gồm mười
tháng, gọi là khay pơ giang. Hai tháng cuối cùng là tháng nghỉ ngơi (ning nơng).
Về sau, người Ba-na mới tính tháng như người Việt. Mỗi tháng chia làm ba
giai đoạn: trăng lên, trăng đứng, và trăng lặn.
Công cụ sản xuất của họ không có gì đặc biệt so với các cư dân khác ở Bắc
Tây Nguyên. Những nơi làm ruộng nước, đồng bào dùng loại cày, bừa giống như
cày bừa của đồng bào Việt và Chăm ở Khu V cũ, với hai bò kéo. Đôi nơi, trước
ngày giải phóng, còn thấy sử dụng trâu quần.
Việc thu hoạch kéo dài hai, ba tháng ròng do công cụ ít được cải tiến. Chiếc
liềm chưa thông dụng trước ngày giải phóng. Biện pháp duy nhất vẫn là tuốt lúa
bằng tay. Khi tuốt, họ lựa chọn những bông tốt để riêng làm giống.
Trước ngày tria lúa, do bắt đâu cỏ non moc, buôc phải xới đất lên rật kỹ. Đẻ
xua đuối chim muông phá phách, người Bana tạo nên dàn nhạc rửng công phu, tài
tình, bằng cách lợi dụng sức gio sức nước, tạo nên những âm thanh khi dồn dập khi
khoan thai, vừa vui tai vừa làm cho thú hoảng sợ.
Người Ba-na ưa ăn lúa tẻ, mặc dầu họ cũng trồng lúa nếp, có lẽ do ảnh
hưởng của cư dân Lào, nhất là ở vùng Công Tum. Năng suất rẫy thường bấp bênh.
Ở An Khê, Công Plông, năng suất cao hơn vùng Công Tum, có khi hơn cả năng
suất lúa ruộng nếu được mùa.
Xưa kia, đồng bào Ba-na có ý thức không để cháy rừng vì rừng rất thiết
thân với đời sống của họ. Lại thêm mật độ dân số thấp, diện tích rừng canh tác ít
tăng và rẫy quay vòng khép kín.
Ngày nay, dân số đông, ý thức bảo vệ rừng lại kém, phương thức canh tác
rẫy đã trở nên lỗi thời, vì năng suất bị sút kém, rừng bị phá nhiều, thú rừng ít đi,
mất dần một nguồn lợi đáng kể , môi trường sống bị hủy hoại. Bởi vậy, hiện nay
xu thế ở vùng Ba-na là thu hẹp Hiện tích rẫy, mở rộng diện tích ruộng, chuyển rẫy
thành ruộng khô và khai phá ruộng nước
Vườn ở vùng Bana năm ngay trên rây hay trong các đám ruộng khô nơi đất
mầu mỡ nhất.
Một mảnh vườn có thé trồng trọt liên tục trong khoàng 4-5 năm. Trọng đó
có loại cây dùng để đệt và nhuôm như: bông, chàm; cây thuốc hút; cây làm thức
ăn; các loại rau: bảu, bí, đổ, vừng, lạc; các loại cây ăn quả: chuôi, mít, dứa, đu đủ;
cây gia vị: ót. hành, tỏi, kiệu; các loại rau thơm. Ngoài ra còn trông mía, ngô,
khoai, sắn, bo bo, kiều mạch, các loai kê, khoai so, khoai môn. Vườn chuyên canh
cũng xuất hiện.
+) Chăn nuôi
Đàn gia súc, gia cầm của người Ba-na xưa kia cũng khá phong phú về số
lượng và về giống loài. Đồng bào nuôi nhiều chó với mục đích để đi săn. Lợn, dê
hoặc gà, vịt, ngan, chăn nuôi theo lối nửa chăn dắt, nửa thả rông. Dê được sử dụng
nhiều trong lễ nghi tôn giáo. Trâu, bò xưa kia nuôi theo phương pháp thả trong
rừng. Trâu sống thành bầy, và sinh sản thêm. Người chủ chỉ cần nhớ con đầu đàn
là biết bầy trâu của mình. Ít khi họ nuôi voi, nhưng lại thiện nghệ nuôi ngựa không
kém cư dân Gia-rai láng giềng. Tiếc rằng hiện nay đàn ngựa đã mất, chưa khôi
phục lại được vì thiếu con giống.
Sau 30 năm chiến tranh, đàn gia súc của đồng bào bị giảm sút rất nhiều, nay
mới bắt đầu được khôi phục.

+) Săn bắn và hái lượm


Để phục vụ cho mục đích săn bắn hoặc tự vệ, người Ba Na có dụng cụ săn
bắn và vũ khí truyền thống khá phong phú. Để bắt chim và dơi họ dùng lưới chụp,
dùng nhựa dính.
Để săn thú họ dùng lao, giáo, mác, nỏ, thò, xà gạc…; biết đào hầm, cắm
chông, giăng thò, đặt bẫy để bắt thú. Tất cả đều được sáng tạo từ những vật liệu từ
cây cối trong rừng, tuy kỹ thuật không phức tạp nhưng hiệu quả.
Người Ba Na bắt cá bằng chài, lưới, vó, vợt, nơm. Họ dùng cả mũi lao để
đâm cá, dùng nỏ để bắn cá, it khi họ dùng cần câu. Phụ nữ thường xúc cá nhỏ, tôm
bằng rổ. Ở sông ĐăkBla, họ dùng thuyền độc mộc để đi lại trên mặt nước và đánh
bắt cá
Việc đánh cá ở vùng Ba-na tuy phát triển hơn một số vùng xung quanh,
nhưng chưa trở thành một phương thức sinh hoạt kinh tế hẳn hoi. Họ chưa có một
thuật ngữ chung để chỉ hình thái này. Đánh cá chỉ chiếm một vị trí thấp kém so với
săn bắn. Tuy vậy, cũng đã có các hình thức: lặn mò bằng tay, tát cạn đuốc (krâu)
bằng một số loại vỏ cây độc, như glơ, bārăm, hiam, pơm'..., đơm đó, chài lưới.

Nếu hái lượm là công việc của phụ nữ, trẻ em thì săn bắn là trách nhiệm của
đàn ông. Săn bắn không chỉ nhằm phục vụ cho việc bảo vệ mùa màng, mà còn
nhằm kiếm thức ăn. Gia súc tuy nhiều, nhưng chỉ đủ dùng trong những dịp cúng
quải, hội hè, cưới xin, ma chay... Săn bắn còn là dịp để trai tráng rèn luyện tài cho
những khi trận mắc năng và lòng dũng cảm, chuẩn bị điều kiện cho những khi trận
mạc. Về sau, do yêu cầu của việc trao đổi hàng hóa ngày một gia tăng, săn bắn
cùng với việc thu nhặt lâm thổ sản quý, còn đáp ứng một số mặt hàng cho các
thương lái.
Trong săn bắn, nhất là ở An Khê, việc dùng tên thuốc độc rất phổ biến. Có
bốn loại cây có nhựa dùng làm thuốc độc: krăn và ađăm, độc dược, tẩm tên để bắn
các loại thú như hoẵng, nai, cầy, chồn..., teng neng: độ độc hại cao hơn, dùng tẩm
tên bắn hổ, báo, gấu..., tơ ngăng: độ độc hại rất mạnh, nếu ngửi phải hơi cũng chết.
Có rất nhiều loại rau ngon tùy theo từng mùa, nhiêu loại măng, nâm, mộc
nhĩ. Người Bana thích ăn môt số loai sâu, nhất là sâu cây dẻ, cây chít, dế, châu
chầu, cào cào, các loại ong non, kiên non, êch, nhái, nòng nọc, tôm, tép và một số
loài nhuyễn thể sống dưới nước.

+) Các nghề thủ công


Hầu như mối làng đều có lò rèn. Rèn là nghề đôc nhất có thể xem như một
nghẻ thủ công, mặc dù chưa được tổ chức thành phường hội. Công cụ rèn bao gồm
ống bễ bằng tre hay bằng gố, đe bằng đá hoắc băng sắt, búa bằng sắt. Mỗi làng xưa
kia thường chỉ có một lò rèn. Nhân dân đối công, hoặc đổi hàng hóa để lảy sản
phảm rèn như lưỡi, cảy, rìu, cuốc.
Nghề gốm tương đối phổ biến mặc dù kỹ thuật còn thô sơ.
Nghẻ dệt là công việc của đàn bà. Các gia đình đều trồng láy bông. Công cụ
cán, bật bông, se sợi tựa như ở đồng bằng, tuy có một vài chi tiết khác. Do chưa có
khung cửi nên người Bana dệt rất châm. môt vài tấm vài dài chừng 2 sải thì phải
mát gần 1 tháng.
Đan lát là công việc của đàn ông. Ho thường tập trung tai nhà Rông để đan
các loai dung cụ từ můng, sọt, bô, bịch, cho đén các loại gùi. Loai qùi Brăng hay
Tnong để đưng quân áo. hay suốt lúa: Krô của đàn ông mang sau lưng. Haká hay
Prong để đựng lúa, ho còn đan lới để bắt cá và làm vật trao đối có giá trị. Đàn ông
Bana có nghẻ đan chiếu bằng lá Pmát, Monal, giống như lá dừa nhưng dài tới 2m.
Lá trế thành 5-6 dây rồòi đem phơi khô trong 5-6 ngày hoặc ngâm qua nước làm
mềm để đan những chiếu khó 1.6m-1.20m

+) Mua bán và trao đổi hàng hoá:


Hàng hóa được trao đối giữa địa phương và cư dân xung quanh, việc trao đổi
theo lối cổ truyền.
Vật ngang giá thông thường là trâu, bò, nồi đồng, chiêng, còng. Các loại
tiền này đôi khi lại đổi lấy tiền đồng, tiền bạc để làm trang sức. Giá tri các vật
ngang giá thường thống nhất theo từng vùng và xê ít nhiều theo các vùng khác
nhau. Nồi đồng gồm nhiều loại: nồi ba, nồi năm, nồi bảy. Giá tri các nồi đồng cũng
còn phu thuộc vào niêm tin là có thản linh. Chiêng (Chinh chông) có nhiều loại.
Loại chiêng Lào pha bạc rất tốt, có thể được đúc từ Miến Điên, có giá trị tới 30 con
trâu hay 1 con voi. Ở vùng Bana, có loại chiêng có núm, có loai chiê ng băng. Có
bộ chiêng gồm 5 chiếc có đủ cha và các con, bô chiêng 3 chiếc đủ cha và các con.
Những bô chiêng quý thường có tên như là: bom, doanh hay doong duan.
Ché có rất nhiều loai. Giá trị của chúng không phải là do khả năng sử dụng
mà do khan hiếm, do quan niệm đảy là nơi cư ngụ của thân linh để phù hô cho gia
chủ. Giá tri của chiếc ché còn phu thuôc vào người mua và người bán. Ché quý của
người Bana là loai Stoc, đắc biệt là Stoc Vênh, được mua tới 30-40 con trâu và
phải cát riêng, làm nhà riêng cho ở vì nều để cùng nhà gia chủ sẽ chết. Các loại ché
bình thường chỉ có giá bàng một con lợn.
Vat ngang giả thông thường là lưối cuôc, cào có (Yec) gọi là Minh Drăm. 10
minh đrăm là 1 Blớc, giá trị bảng 1 con gà mái (2 blớc = 1). 6 gó là một ché thông
thường. 12 gó là một gò bây (nôi báy). 25 gó bằng một go bung, giá trị ngang bảng
1 con trâu. Những đơn vị vật ngang giá này được quy ra các tâm hiện vật. Tiền chỉ
mới được sử dụng ở các thị trấn, thị xã dưới thời Pháp thuộc. Sau ngày giải phóng
tiên ngân hàng VN mới được sử dụng rộng rãi trong toàn vùng

5. VĂN HÓA VẬT THỂ


5.1. Nhà ở và các công trình kiến trúc
* Nhà ở: nhà Sàn
Người Bana ở nhà sàn (hnam). Xưa kia, người Bana thường ở loại nhà sàn
dài hàng gian, có một hành lang thông giữa các gian, dành cho gia đình lớn gồm
nhiều cặp vợ chồng và con cái. Bên cạnh đó người Bana cũng phổ biến với loại
nhà sàn nhỏ dành cho các gia đình hai hay ba thể hệ cùng chung sống. Nhà nhỏ
Bana gồm 3 gian hay 5 gian. Nhà có 4 mái lợp tranh (po đa), hai mái chính phía
trước, phía sau hình chữ nhật có hai mái đầu hồi hình tam giác. Trên nóc mái, ở hai
đầu hồi có trang trí hai thanh gỗ bắt chéo như là phần nối dài cảu hai kèo hồi gọi là
tơ nóp hay ktoanh. nào trước mặt cũng có 1 sàn lộ thiên hay có mái che, với 1 cầu
thang lên xuống. Trong nhà thường chia làm 3 phần:
+ Phần đầu hồi mé Đông: được quan niệm là phía của sự sống. Chỗ ở của
vợ chồng chủ nhà. Tại đó, bên bếp lửa, có đặt 1 hòn đã được coi như 1 bảo vật,
thần bản mệnh của gia đình.
+ Gian giữa là nơi tiếp khách. Ở đó có 1 bếp lớn và là chỗ ngủ của và là chỗ
ngủ của người đàn bà đến tuổi trưởng thành trở lên. Xung quanh bếp là nơi để gia
cụ như: gùi, mẹt, khuy dệt...và các ché rượu.
+ Mé Tây là gian của các cặp vợ chồng, con cái nhỏ và những con trai chưa
đến tuổi tập trung ra nhà Rồng.
- Kích thước nhà tương đối thống nhất, chiều dài mỗi gan bằng 1 sải tay (pơ
lai) cộng một cánh tay (hlooc) của chủ nhà, chiều rộng nhà bằng 3 sải tay của chủ
nhà. Vật liệu làm nhà là các loại thực vật có sẵn xung quanh nơi cư trú, gồm gỗ
dùng để làm cột, kèo, cầu thang, dầm ngang và đôi khi cả mặt sàn, lồ ô dùng để
làm đòn tay, đòn nóc, xà phân tường, sàn nhà, tranh dùng lợp mái, dây mây và dây
rừng để cột các bộ phận của ngôi nhà. Kết cấu khung nhà là kết cấu hai cột không
vì kèo. người ta dựng bộ khung cột với các loại cột chống (d’răng), nối dầm sàn
(d’mam), đặt quá giang (to pong pụ), xà dọc (tơ pong vil) và xà ngang (tơ pong tol)
bằng kỹ thuật buộc chạc và khoát ngoãm chứ không đục mộng. Dụng cụ để làm bộ
khung cột là rìu, rựa, của đục, nào. Khung mái nhà được làm ở dưới đất bao gồm
rui (po ju) đòn tay hay hoành (ho pok) bằng lồ ô, cố kết với nhau bằng dây mây
(ri), mái tranh, sau đó, được khiêng và đặt lên trên bộ khung cột.

- Trong nhà sàn nhỏ ba gian có ba cửa: một của chính (mảng tom) mở ở gian
giữa, hai cửa phụ (măng mok) hay (mãng jac) ở hai đầu hồi. Người Bana thường
làm nhà mới vào mùa khô, khi công việc nương rẫy đã hoàn tất. Trước khi dựng
nhà ở khoảnh đất đã định, người chủ nhà phải đến đó nằm ngủ một đêm. Quá trình
làm nhà được chuẩn bị cẩn thận, gỗ được chọn để làm nhà thường là gỗ chik
(loong chik) chắc, thẳng, không mối mọt, có chạc để có thể đặt kèo. Trong khi đi
tìm nguyên vật liệu nếu gặp con mang hoặc chim pơ lang kêu gần thi phải quay về,
hai ba ngày sau đó mới được đi tìm gỗ lại. Khi dựng nhà, người ta dựng cây cột
đầu hồi phía trái cửa chính trước, vì đây là gian vợ chồng chủ nhà, gian gốc của
ngôi nhà.
* Công trình kiến trúc: nhà Rông
Nằm ở giữa làng hay đầu làng, là công trình lớn nhất trong làng – một di sản
đặc trưng của các dân tộc thiểu số Kon Tum, kích thước biến động trong khoảng
10-15m chiều dài, 4-5m chiều rộng, 1-1,5m chiều cao sàn. Nhà Rông của dân tộc
Bana, Gia Rai, Xê Đăng có quĩ mô to cao, từ Kon Tum ngược lên các địa phương
phía Bắc thì nhà Rông có xu hướng thấp dần.
+ Hai mái của nhà Rông cao gấp nhiều lần vách, có hình lưỡi rìu, phần giữa
hơi lồi ra. Trên nóc (pơ pung) có trang trí hình mặt trời (mắt to ngai) ở giữa, hình
trăng khuyết hai bên mặt trời và hình rau rớn (ktoanh) ở hai đầu hồi. Vách và sàn
nhà được đan bằng lồ ô dày, chắc chắn. Kết cấu bộ khung nhà Rông cũng tương tự
như khung nhà ở, nhưng cao hơn, với các vì cột (d’răng) được kết nối với quá
giang (tơ pong pụ), xà ngang (tơ pong tol), xà dọc (tơ pong vil) dầm ngang và dầm
dọc bằng tạo ngoãm và buộc dây. Nằm chéo nhau theo mái phía trong nhà là hai
cây rừng dài nhưng chắc loong tơ rạ có nhiệm vụ giữ cho ngôi nhà luôn vững chãi.
+ Nhà Rông và nhà ở đều có cửa lên xuống ở gian giữa, hai đầu hồi nằm
theo hướng Đông Tây, cửa nhà hướng Nam, lưng nhà như là trung tâm của mỗi
làng.
+ Nhà Rông thường có 3 gian hay 5 gian, với hai hàng cột, mỗi hàng có 4
cột hay 6 cột, mỗi gian rộng 2,5-3 sải tay, lòng gian 3-3,5 sải tay. Bộ khung mái là
sự kết hợp của các đòn tay (hơ pok), rui (hơ kyh), thanh giằng và dây mây. Vách
nhà (tơ nar hay pơ nứt) được đan bằng lồ ô dày, bên ngoài vách có các đố dọc và
nẹp ngang. Ở một số làng, vách nhà Rông không thẳng đứng mà hơi nghiêng theo
kiểu thượng thách hạ thu. Nhà Rông chỉ có một cửa ra vào (măng tơm ở chính giữa
nhà, các cửa sổ (mãng mok) thường mở phía trước nhà. Giống như nhà ở, giữa cầu
thang lên xuống với cửa chính nhà Rông có một khoảng sàn (pra rỗng) lộ thiên, hai
góc phía ngoài có hai cây cột cao chừng 3 mét (gu pra), đình cột được đẽo khắc
hình người, hình quả bầu, hình nồi đồng, hình rau rớn. Không gian trong nhà Rồng
không bị ngăn cách, nhưng được chia làm 3 phần theo chiều ngang nhà.
Quá trình làm nhà Rồng:
- Được thực hiện trong vòng 7 ngày:
+ ngày đầu đục cột và đẽo cột
+ ngày 2 đào lỗ, chôn cột, dựng cột, đặt xà ngang và kèo
+ ngày ba và ngày tự làm nóc, mái, phân vách, ván sản
+ ngày năm dựng các giàn giáo
+ ngày bảy làm sàn nhà, sàn lộ thiên và cầu thang lên xuống.
5.2. Trang phục
Y phục của đồng bào Ba-na thường giản dị. Đàn ông mặc áo (ao) chui đầu,
cổ xẻ, hở ngực, cộc tay, có đường sọc ngang đỏ, trắng ở gấu (prưng), đóng khố
hình chữ T. Khố (kpen) được quấn ngang bụng dưới, rồi luồn qua háng và che lấy
một phần mông. Hai đầu khố buông xuống phía trước và đằng sau. Đêm lạnh hay
ngày rét, họ mang thêm tấm choàng... và choàng có nhiều cách.
Phụ nữ mặc áo chui đầu, không xẻ cổ, cộc hay dài tay, có sọc ở chỗ khuỷu ở
cổ, ngang ngực và gấu áo. Tấm váy (hban) xưa kia thường ngắn hơn váy của người
Gia-rai, Ê-đê. Nay họ cũng may dài như của các dân tộc láng giềng này. Váy chỉ là
một tấm vải đen, có sọc ngang thân và gấu. Khi mặc thì quấn quanh thân dưới rồi
buộc túm phía trước và giắt cho chặt. Để tăng thêm vẻ đẹp, phụ nữ đeo những
chiếc vòng đồng xung quanh bụng (voăn po). Tẩu hút thuốc thường được gài ở đó.
Phía sau váy có đính thêm một mảnh vải.
Thuốc nhuộm vải của đồng bào phần lớn là thuốc bằng thảo mộc, rất bền
màu. Họ nhuộm đỏ bằng vỏ cây loang nhâu; đen bằng vỏ cây trồng truôm nhây
hay truôm loong (chàm), hoặc vỏ cây kpai mọc hoang trong rừng.
Xưa kia đàn ông búi tóc ở giữa đỉnh đầu, hoặc để xõa. Khăn thường chít
theo kiểu đầu rìu. Trong các ngày lễ bỏ mả, người ta búi tóc ra sau gáy, rồi cắm
một số lông chim công. Ngày nay phần lớn đã cắt tóc ngắn. Phụ nữ ưa để tóc
ngang vai. Khi búi thì cài lược hay lông nhím, trâm bằng đồng hoặc bằng thiếc.
Đàn bà không chít khăn, mà thường chỉ quấn đầu bằng một chiếc dây vải hay vòng
hạt cườm. Phụ nữ nữ Ba-na vùng An Khê, Măng Giang, và sau này, ở các nơi khác
thường chít khăn chùm kín đầu. Xưa kia, khi trời nắng gắt hay lúc ra mưa, tối nón
(dcan). Đó là loại nón hình vuông hoặc tròn, mặt trên xoa sáp ong họ đội hay dầu
để khỏi thấm nước. Đôi khi còn thấy chiếc áo tơi (iốp), vừa mặc, vừa để che đầu.
Nam nữ thường đeo các chuỗi hạt cườm(anam) ở cổ. Đàn ông đeo vòng tay
(cong) bằng đồng; đàn bà đeo những đeo những vòng đồng xoắn ốc (cong xơrả),
hay tròn, tới tận khuỷu tay. Đôi nơi, phụ nữ đeo vòng cổ (kiêng). Nhẫn được dùng
phổ biến, đeo ở hai, ba ngón tay, có khi cả mười ngón. Tục xỏ tai phổ biến, vừa có
mục đích trang sức, vừa mang ý nghĩa tôn giáo. Hoa tai làm bằng kim khí hay chỉ
là một đoạn que tre. Người Ba-na có tục cà răng (cát chnanh hay ot chnanh) mang
ý nghĩa tôn giáo nhiều hơn là trang sức.
5.3. Ẩm thực
Người Ba-na ăn cơm tẻ. Một số vùng ăn cơm nếp. Xưa kia họ thường nấu
bằng những ống lồ ô nay phổ biến nấu bằng nồi. Ngày có hai bữa sáng và tối đôi
nơi thêm bữa trưa. Ngoài lúa, họ còn ăn bắp, khoai, sắn. Đồng bào thường ngày chỉ
ăn cơm với rau và các thứ do hái lượm và săn bắt được. Thịt gia cầm hay gia súc
thường chỉ dùng trong các dịp lễ bái. Các con vật thường được thui. Đồng bào ưa
ăn tái, nướng, hay luộc. Cách chế biến cũng có những đặc sắc riêng. Đặc biệt, có
một số món ăn giống món ăn của người Việt và nhiều cư dân khác. Người Ba-na
cũng thích ăn phèo trâu, bò, dê. Họ lấy phần ruột non chứa nước sữa trắng gần cổ
hũ, rồi cột hai đầu lại luộc chín, thái ra từng miếng như thái dồi (klác một ve).
Phần gần ruột già thì và thì trộn lẫn v lẫn với thịt cổ hũ, ướp sả, muối, hành để ăn.
Đây là món ăn quý của đồng bào. Họ còn có tục ăn bùn non (nor klớp), ăn đất trên
thân cây leo (ktir xa knur), hay ăn các mảnh gốm non.
Thường ngày, đồng bào uống nước là hay rượu cẩn, rất ít khi uống rượu cất.
Rượu có loại ủ bằng gạo, kê, ngô, nay thường làm bằng sắn. Hiện nay rượu cất và
nước chè đã bắt đầu được dung phổ biến.
Thuốc lá là thức hút quen thuộc, từ đàn ông đến đàn bà, từ người già đến con
trẻ. Nếu nghiện nặng, đồng bào còn ngậm thuốc bằng cách nhét lá thuốc vào những
kẽ răng, hoặc ăn thuốc giã với vôi.
5.4. Phương tiện vận chuyển
Chủ yếu là cái gùi cõng trên lưng, cho nam, nữ và cho mọi lứa tuổi. Gùi
nhiều kích cỡ to nhỏ và nhiều chủng loại, đan mau và thưa nhưng đều theo một mô
típ cổ truyền. Họ đeo gùi khi đi rẫy, thăm bà con hay ra phố thị. Gùi là một thứa đồ
đựng và là phương tiện vận tải phổ biến.
Một chiếc gùi có khá nhiều phần, có thể kể đến như đáy, thân, miệng và
chân gùi. Mỗi công đoạn lại đòi hỏi những kỹ thuật khác nhau. Phần đáy, thường
sẽ là phần được đan đầu tiên. Tiếp đến người thợ sẽ đan những nan dọc. Lúc này,
họ sẽ dùng một chiếc vòng hỗ trợ để cố định các nan trước khi khéo léo đan nan
ngang để tạo nên phần thân gùi.
Những chiếc gùi độc đáo, được ra đời từ đôi bàn tay khéo léo của những
người đàn ông. Đó không chỉ đơn giản là một công cụ của cuộc sống mà nó còn là
những nét tinh hoa cha ông truyền từ đời này sang đời khác mang bản sắc của buôn
làng Tây Nguyên.
5.5. Nhạc cụ

Dân ca Ba-na có nhiều làn điệu. Nhạc cụ của họ cũng nhiều và khá độc đáo;
có những nét giống nhạc cụ của các cư dân khác ở Tây Nguyên, có những nét riêng
biệt của dân tộc và từng địa phương. Ở Tây Nguyên, một nhạc cụ có thể là cùng
hay khác tên gọi, nhưng người Ba-na có cách sử dụng riêng. Nếu như người xa lạ
có thể khó phân biệt được cách sử dụng và làn điệu nhạc cổ của mỗi dân tộc ở Tây
Nguyên, vì nó mang một phong cách chung, thì trái lại, người Ba-na rất dễ dàng
nhận ra đâu là nhạc cụ, là làn điệu, đâu là cách sử dụng của nhóm địa phương nào
thuộc dân tộc mình...
Nhạc cụ Ba-na có thể kể đến như đàn tơ rưng, đàn kni, đàn không bút, đàn
khinh khung, đàn bró, đàn gôông; kèn arơng, kèn tơ nốt và tô tiếp bằng sừng trâu
như tù và, kèn gọi thú làm bằng một ống nửa dài. Kèn alal, bằng ống nứa chẻ đôi,
ở giữa có “lưỡi gà” và thường được thổi để tỏ tình trai gái, v.v... Chiêng, cồng Ba-
na cũng có nhiều loại có núm và không có núm được tổ chức thành nhiều bộ khác
nhau. Trống cũng có nhiều loại như chiêng. Cồng dùng trong chiến trận, trong các
lễ hội và được hòa âm theo những bài nhạc cổ hoặc giữ nhịp cho các điệu dân vũ.
Một số loại nhạc cụ bắt nguồn từ việc đuổi chim thú như đàn tơ rưng, không bút,
đàn mõ, khinh khung, arơng, và đặc biệt là đàn đá được tổ chức thành một dàn,
dựng ngay trên rẫy, bên bờ ruộng hay ven suối, dùng sức gió và sức nước để tạo
âm thanh.
6. Văn hóa phi vật thể:

Nhắc đến những thành tựu về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Ba
Na ta không thể không nhắc đến một thành tựu đã được hình thành từ lâu đời đó
chính là sử thi dân tộc Ba Na. Sử thi của người Ba Na được người dân gọi là
hơamon, là hình thức sinh hoạt dân gian lưu truyền theo cách hát kể truyền khẩu từ
thế hệ này qua thế hệ khác. Nội dung sử thi kể về những chiến công kỳ  vỹ của các
anh hùng dân tộc, liên quan đến những biến động lớn lao của cộng đồng trong lịch
sử dưới hình thức những huyền thoại.
Đây cũng được coi là bộ tư liệu “bách khoa” của cộng đồng người Ba Na
(cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum).
Người diễn xướng sử thi là người nông dân, các già làng lớn tuổi có trí nhớ
và chất giọng đặc biệt; họ có thể hát kể trong nhiều giờ, hát từ đêm này qua đêm
khác với nhiều câu chuyện nối tiếp nhau trong niềm đam mê kỳ  lạ. Theo thống kê,
hiện tỉnh Gia Lai đang có hơn 20 nghệ nhân sử thi Ba Na, những người này sở hữu
khoảng 70 tác phẩm sử thi dân gian của dân tộc mình bằng cách “lưu trữ”  trong…
trí nhớ.
Nghệ nhân hát kể sử thi Ba Na Đinh Pah khi còn sống (làng Krong Ktu, xã
Yang Bắc, huyện Đắk Pơ, tỉnh Gia Lai). Từ lời hát kể trên giường bệnh những
ngày cuối đời của Đinh Pah, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Tuệ đã sưu tầm và
biên soạn bộ sử thi Ba Na dày hơn 1.000 trang.

Nghệ nhân hát kể sử thi Ba Na Đinh Pah khi còn sống (làng Krong Ktu, xã
Yang Bắc, huyện Đắk Pơ,
tỉnh Gia Lai). Từ lời hát
kể trên giường bệnh
những ngày cuối đời
của Đinh Pah, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Tuệ đã sưu tầm và biên soạn bộ sử
thi Ba Na dày hơn 1.000 trang 
Công tác sưu tầm sử thi Ba Na  tại tỉnh Gia Lai được bắt đầu từ sau năm
1980. Bộ sử thi Đăm Noi là tác phẩm sử thi Ba Na đầu tiên được phát hiện tại khu
vực Kon Chro. Từ đó đến nay nhiều bộ sử thi Ba Na có giá trị được phát hiện và
thực hiện công tác bảo tồn như Dyông Dư, Dăm Noi, Diớ hao jrang, Bia Brâu,
Atâu So Hle Kơne Gơseng, Diông Trong Yuăn…
-Ngôn ngữ

Người Ba Na nói tiếng Ba Na thuộc Ngữ chi Ba Na là một ngôn ngữ thuộc
Ngữ hệ Nam Á (hay còn gọi ngôn ngữ Môn-Khmer), cùng với đó là Ngữ chi
BaNa và Ngữ chi Việt Mường được xếp vào ngôn ngữ Môn-Khmer.  Số người nói
là 227.716 theo Tổng điều tra dân số năm 2009.
Tiếng Ba Na còn ít được nghiên cứu. Hiện nó được xếp loại là  nhóm Bắc Ba
Na. Ngôn ngữ này có 9 nguyên âm về chất, hơn nữa còn phân biệt độ dài nguyên
âm.

-Tín ngưỡng
Trong tín ngưỡng của người Ba Na gọi thần linh bằng danh từ tập hợp là
Yàng nhưng thường người ta gọi cung kính là ông  (lốc) và bà (dạ). Bốc Kơ
Đơi và Dạ Cung Ké được xem như là hai vị thần tối cao sáng tạo ra vũ trụ và muôn
loài. Trong các vị thần được nhắc đến nhiều phải kể đến Thần sấm sét  (bốc
glái) còn gọi là Thần chiến tranh, thường xuất hiện dưới dạng con dê xồm hay ông
già, hai tay đầy lông lá, ngủ suốt mùa khô, đến mùa mưa thức giấc đi gieo mưa
thuận gió hòa, trừng trị những người loạn luân. Dạ Apom hay Dạ Xơ Kiar, nữ thần
đầy lòng thương người hay giúp đỡ kẻ gặp hoạn nạn, là nữ thần chuyên chăm lo
việc giã gạo và giữ cho cây đa ở cung trăng khỏi đổ. Yàng Xri (Thần lúa) là cháu
gái của Thần sấm sét, hình dạng xấu xí trong con nhện hay con cóc, ẩn nấp trên
nương lúa hay trong nhà kho. Ngoài ra còn có Yàng Đắk (Thần nước), hay Yàng
Kông (Thần núi) là những thần đòi người ta cúng lễ mới phù hộ. Dạ Nôn và Dạ
Câu (bà Thiện và bà Ác) đỡ đầu cho các phù thủy. Dạ Đinh Đai Đóc là nữ thần
canh gác cánh cửa dẫn vào thế giới người chết. Còn nhiều Thần nữa như: Bốc
Kla (Thần cọp), Bốc Roih (Thần voi), rồi thần cây si, cây đa, …
Trừ một số thần có tên tuổi, người Ba Na chỉ quan niệm có những vị thần
chung chung, ở những nơi khác nhau hay nhập vào các con vật, cây cối. Họ còn
mường tượng ra một số vị thần có hình dạng kì dị, có sức mạnh bí hiểm, dễ sợ, nên
họ thường cúng lễ để mong được che chở. Đồng bào ở đây còn quan niệm mỗi
người có 3 hồn (mnol hay bnol) và chúng chi phối cuộc sống hiện hữu của bản
thân người đó. Hồn chính ở chỏm tóc (bnol xốc choai). Hồn phụ ở trước trán (bnol
kpal) và ở thân thể (b. hadong). Tuy phải luôn luôn kính trọng và cầu mong được
các thần linh che chở, giúp đỡ xong cũng có những người tỏ ra bất bình với thần
linh, nếu đã cầu xin mà không có kết quả thậm chí họ còn có hình thức đánh lừa và
trêu chọc làm cho thần tức giận mà giáng họa vào vật vô tri, còn mình thì né tránh
để không gặp điều xúi quẩy. Hoặc gây các điều làm thần Glái tức giận mà giáng
mưa xuống, …
-Lễ hội
Người Ba Na có nhiều lễ hội như: Lễ tạ ơn cha mẹ, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ
tạ ơn thần lúa. Những lễ hội không chỉ là dịp để đồng bào tạ ơn trời đất cho vụ mùa
bội thu mà còn là dịp vui chơi, đánh cồng chiêng, uống rượu cần...và cũng là dịp để
người Ba Na thể hiện tài năng chế biến những món ăn vô cùng độc đáo.
Lễ hội đâm trâu (X'trǎng): Đây là một trong những lễ hội quan trọng hàng
đầu của người Ba Na Kon Tum, nhằm tế thần linh hoặc những người đã có công
chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu.
Để chuẩn bị cho lễ hội, dân làng chọn một con trâu mới lớn, khỏe mạnh, cho
ăn uống đầy đủ rồi tắm rửa sạch sẽ. Thường trâu tế lễ là của làng, còn nếu trâu mua
từ nơi khác thì phải mang về trước đó 10 ngày, cho ăn cỏ uống nước của làng. Vào
ngày diễn ra Lễ hội, trâu được cột vào dây mây, một đầu nối với cây nêu (Người
Ba Na gọi cây cột này là gưng sakapô). Người chủ trì Lễ (thường là già làng) sẽ
đọc bài khấn, cảm ơn thần linh trong mùa vụ qua và mong thần linh phù hộ độ trì
cho dân làng trong mùa sắp tới. Sau đó dân làng nhảy múa hò reo theo nhịp cồng
chiêng rộn rã, xung quanh con trâu tế lễ. Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc
nhất của lễ hội: những thanh niên mạnh khỏe sẽ biểu diễn võ thuật, dương uy sức
mạnh vòng tròn quanh con trâu trong tiếng cổ vũ của cả dân làng. Khi con trâu dã
thấm mệt, họ lựa thời cơ, bất ngờ phóng lao dài giết trâu. Con trâu bị giết được
đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan, xem như chia sẻ
điều may mắn.
Lễ bỏ mả: (Mơt bơxát hoặc Mơt brưh bơxát): Thông thường kéo dài khoảng
5 ngày. Theo quan quan niệm của người Ba Na, người chết tuy mất đi về thể xác,
nhưng phần hồn vẫn tồn tại, ở trong nhà mồ, hồn sinh hoạt bình thường như người
sống trên trần gian. Sau khoảng 3 năm, 7 năm hoặc lâu nhất là 10 năm thì bắt đầu
làm Lễ bỏ mả, để hồn người chết bước hẳn qua thế giới mới.
 
Để làm Lễ bỏ mả, gia đình sẽ chọn ngày cuốc dọn (anăr choh cham)  nghi lễ
cầu xin hồn ma người chết cho dựng nhà mồ mới, bắt tay vào dọn dẹp khu nhà mả
cũ. Những ngày đầu, họ tập trung lại xây dựng nhà mả mới cho người chết, gia
đình đem rượu, thịt tới khu nhà mả ăn uống, có để phần cho người đã chết và khóc
lần cuối cùng vĩnh biệt người thân. Đến ngày thứ tư, khu việc xây dựng nhà mả
mới đã xong, gia đình người chết dắt trâu ra nhà rông của làng để làm lễ tế thần
linh. Sau khi xong nghi thức cúng tế bỏ mả, con trâu sẽ được phục vụ cho việc ăn
uống, vui chơi của cả làng trong đêm đó.
Lễ bỏ mả hoàn thành, mọi ràng buộc giữa người sống và người chết đã cắt
đứt, người chết sẽ sang một thế giới khác. Hồn không còn quấy rầy những người
còn sống ở trên trần gian nữa, người sống không phải kiêng kị gì nữa.

Lễ cầu an  (Át te re ): thường được tổ chức vào cuối mùa Thu đến hết mùa
Xuân (từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau). Đây là lễ hội truyền thống của ngừời
Ba Na vừa mang tính chất gia đình, dòng tộc và vừa có tính chất cộng đồng sâu
sắc. Lễ cầu an được tổ chức khi gia đình gặp những chuyện không may: đau ốm,
bệnh tật, mùa màng thất bát, bị tai họa gieo xuống, … Quy mô tổ chức Lễ cầu an
rất đa dạng, có khi trong phạm vi gia đình, dòng tộc, có khi bao gồm tất cả dân
làng. Hình thức tổ chức lễ hội tuỳ theo điều kiện kinh tế của gia đình, cộng đồng
làng mà chuẩn bị con vật dâng cúng Yàng phù hợp. Những năm gần đây, lễ hội
này vẫn được người Ba Na duy trì và tổ chức trang trọng, có sự đổi mới về cách
thức tổ chức cho phù hợp với điều kiện, như lễ hội cầu an ở làng Kon Gộp, xã Đăk
Pne, huyện Kon Rẫy, làng Đăk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy luôn có sự
tham gia của đông đảo dân làng.
Lễ mừng lúa mới: thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 11 dương
lịch năm trước cho đến tháng 1 năm sau, đây là thời gian rảnh rỗi của con người
sau khi đã thu hoạch xong vụ mùa thắng lợi và cũng là thời gian cho đất "nghỉ
ngơi" theo tập quán. Lễ mừng lúa mới được tổ chức với mong ước cuộc sống ấm
no cho cộng đồng ở các buôn làng có truyền thống sản xuất trên nương rẫy. Chọn
một ngày đẹp trời sau vụ mùa, dân làng tụ tập ở Nhà rông, mỗi gia đình góp 1 con
gà, 1 ghè rượu và 1 khay cốm, bày dọc theo 2 hàng của nhà rông. Chuẩn bị xong,
mỗi nhà cử một đại diện ngồi vào mâm lễ của mình, đám trai làng đi chung quanh
nổi cồng chiêng, già làng cầu mong cho sự bình yên, ấm no chung của cả làng,
từng gia đình có điều ước riêng cho mình. Già làng và những người lớn tuổi được
phép ăn và uống rượu trước tiên sau đó mới đến dân làng. Tiếng cười nói, đùa vui
của người già, lũ trẻ hòa vào nhau, một không khí đầm ấm, nhộn nhịp. Cuộc vui
thường kéo dài thâu đêm, đến khi con gà rừng gáy báo sáng vẫn còn nghe tiếng

cồng chiêng.
Ngoài ra, người Ba Na còn tổ chức  Lễ cúng Nhà rông mới, Lễ hội cúng đất
làng, Lễ hội con dúi,… Mỗi Lễ hội lại có những nét đặc trưng với hệ thống nghi lễ
độc đáo gắn với từng thời kỳ và lí do cụ thể. Trong lễ hội, dân làng sống hết mình
với những lời ca, điệu múa, nghe tiếng cồng chiêng rộn rã, thưởng thức những món
ăn, tham gia những trò chơi lý thú. Lễ hội tạo cho mỗi người dân Ba Na Kon Tum
sự phấn khởi tràn đầy, niềm tin vào cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
-Văn học
Sống trong môi trường thiên nhiên hùng vĩ, cuộc sống rất thơ mộng, nhưng
cũng rất khó khăn, con người luôn phải tìm cách vượt khó khăn để vươn lên. Do
vậy, dân tộc Ba Na nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung thường kể
nhiều chuyện thần thoại nói về tinh thần thượng võ, về những tấm gương vượt khó
vươn lên. Văn vẫn được dân tộc Ba Na sử dụng để thơ hoá luật tục. Đây là giải
pháp hay, bởi một mặt, qua văn chương đồng bào dễ nhớ dễ hiểu (khi chưa có chữ
viết), mặt khác thơ văn hoá luật tục cũng là đặt lên vai ngôn ngữ học, thúc đẩy
ngôn ngữ (bảng từ vựng, phát triển. Dân ca của dân tộc Ba Na có nhiều làn điệu.
Dân ca thường ca ngợi cuộc sống lao động, ca ngợi tinh thần chiến đấu của dân
tộc, ca ngợi tình yêu trai gái. Con trai, con gái thường sử dụng làn điệu dân ca để tỏ
tình với nhau trong các dịp lễ hội. Dân ca Ba Na cũng như dân ca nhiều dân tộc
Tây Nguyên thường có giai điệu và tiết tấu “bốc lửa”.

8, Hôn Nhân:
* Cách lựa chọn bạn đời:
- Luật tục kết hôn của người Bana khuyến khích “trai khôn lấy vợ”, “gái lớn
lấy chồng”, người đến tuổi trưởng thành muốn sống độc thân sẽ bị mọi người coi
thường và chê bai. Theo quan niệm của người Bana, “vợ chồng” là 1 khái niệm cặp
đôi, thể hiện sự cân bằng và bền vững, giống như lửa với nước, nồi với vung…
- Nguyên tắc hôn nhân ở người Bana là nội hôn dân tộc và ngoại hôn dòng
họ. Ở người Bana, hôn nhân ưa thích là giữa các họ trong cùng 1 làng. Song phong
tục cũng hoan nghênh hôn nhân giữa các làng trong 1 “tơ ring” hay giữa các làng
đồng tộc. Do tính khép kín của buôn làng, do sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục,
văn hóa hoặc do hệ quả của tình trạng kì thị lẫn nhau giữa các tộc người trước đây.
Họ không khuyến khích hôn nhân với các dân tộc khác.
- Ở nhóm dòng họ xa, bao gồm các thành viên từ thế hệ thứ tư trở đi của
cùng 1 ông, bà tổ về nguyên tắc là các thành viên cũng không được có quan hệ tính
giao và hôn nhân với nhau. Tuy nhiên do những nguyên nhân thực tế như làng
Bana thường nhỏ bé, mỗi làng là đơn vị xã hội khép kín và luật tục không khuyến
khích lấy chồng/vợ khác tộc nên hôn nhân chủ yếu chỉ diễn ra trong mỗi làng với
nhau vì vậy dần dần trai, gái khó có thể kết hôn. Nên nếu có tình thương yêu nhau
(trừ trường hợp anh em ruột, anh em con cô con cậu, con chú con bác) thì trai gái
trong từng đời có thể quan hệ tính giao và hôn nhân, với điều kiện phải nộp cho
làng một vật hiến sinh theo luật định để làng cúng tạ lỗi thần linh.
 Như vậy, ở người bana, trong khi hôn nhân con cô con cậu, con chú con
bác bị nghiêm cấm thì hôn nhân cháu cô cháu cậu, cháu chú cháu bác lại được
cho phép. Nói cách khác, ở mỗi dòng họ của người Bana, trong từng đời, các
thành viên nam nữ có thể có quan hệ tính giao và hôn nhân với nhau (trừ các quan
hệ anh em ruột,con cô,con cậu,con chú,con bác). Đây là thiết chế hôn nhân đời thứ
tư trở đi trong cùng một dòng họ.
*Các bước diễn ra:
- Để gây dựng gia đình, đôi nam nữ buộc phải trải qua 2 lễ lớn là lễ “pơ
xít” và lễ “pơ koong”:
+ Khi tình yêu giữa cô gái và chàng trai Bana đã chín muồi, muốn về với
nhau cùng một nhà, thì trước hết phải làm lễ “pơ xít” (cũng có nơi gọi là lễ “et tơ
gai” nghĩa là “trao vòng”), tương tự như lễ đính hôn của người Kinh. Nếu cả đôi
bên gia đình ưng thuận, nhà trai sẽ tìm một người đàn ông có đạo đức tốt, được dân
làng tin yêu, mến phục để làm “pơ ngai tơ roong” (ông mối). Chọn ngày lành
tháng tốt, dưới sự chủ trì của ông mối, nhà trai sẽ mời nhà gái đến, cùng chứng
kiến lễ trao vòng của đôi trẻ. Theo phong tục lâu đời, chàng trai trao cho cô gái
chiếc vòng nhôm, cô gái trao cho chàng trai chiếc vòng đồng, thêm vào đó, vật
đính hôn của chàng trai cho cô gái còn thêm một chuỗi hạt cườm đeo cổ và một số
kỷ vật do chính tay mình làm ra. Từ khi trao vòng, dân làng sẽ xem như chàng trai
và cô gái có sự gắn kết chặt chẽ, không được có tình cảm với người khác. Nếu một
trong hai bên hủy bỏ hôn ước, họ phải nộp cho ông mối một con gà, phải trả lại
vòng và bồi thường danh dự cho bên kia bằng một số lễ vật theo quy định.
  + Sau lễ “trao vòng”, ông mối và gia đình hai bên lại bàn bạc, ấn định
ngày tiến hành lễ “pơ koong” (cũng có nơi gọi là lễ “et hơ ok” nghĩa là “lễ cưới”)
cho đôi trẻ. Lễ cưới được xem như ngày hội của làng, thường tiến hành vào cuối
năm- khi thu hoạch mùa màng xong, dân làng đang lúc nông nhàn, thóc gạo, gia
súc đã được chuẩn bị đầy đủ. Nghi lễ trọng đại trong cuộc đời đôi trai gái được tổ
chức ngày giữa tháng, ngày trăng tròn - thời điểm được coi là may mắn nhất. Lễ
vật bao gồm: một ché rượu cần, một con gà với bộ gan luộc chín và một đĩa tiết
sống. Trong không khí trang nghiêm, trước sự chứng kiến của dân làng và hai họ,
già làng đọc bài khấn, nhờ thần linh chứng giám cho đôi trẻ trở thành vợ chồng, rồi
lấy tiết gà bôi lên đầu cô dâu và chú rể. Tiếp đó, ông mối cầm tay có đeo vòng của
đôi tân hôn chạm vào nhau, chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ, đưa cho hai người ăn
chung một đùi gà, một miếng gan gà, uống chung một bát rượu cúng. Sau nghi lễ ở
nhà Rông, đám cưới được tiếp tục tại hai gia đình với sự góp vui của toàn thể dân
làng. Rượu cần và thức ăn được bày ra để thiết đãi toàn thể dân làng, cô dâu, chú rể
sẽ mời rượu để tỏ lòng cảm ơn dân làng đã đến chung vui với đôi vợ chồng trẻ.
Buổi tối, ông mối dắt cô dâu về nhà trai, giao cho chú rể và tự tay trải chiếu cho
đôi tân hôn. Ngày hôm sau, hai gia đình thông gia lần lượt mời ông mối đến nhà để
cám ơn và trả công theo phong tục.
 
9, Tang Ma:
- Người Bana có tục lệ bỏ mả sau 1 thời gian chôn cất người chết, tiễn hẳn
người chết sang một thế giới khác. Sau lễ bỏ mả, mả đó sẽ không còn được trông
coi, ngó ngàng gì đến nữa. Có thể ngay sau khi chôn, nhà sẽ làm lễ bỏ mả nếu thực
sự giàu có. Những nhà nghèo, phải chờ một thời gian tích trữ rượu đủ đãi cả làng
thì mới xin phép già làng làm lễ. Một nhà giàu có thì làm 2 ngày, 3 ngày. Những
nhà nghèo thì phải làm chí ít là một ngày. Những ghè rượu được mang ra nhà rông
và ra mộ để đãi cả làng. Chí ít, trong một lễ bỏ mả, 1 gia đình phải chuẩn bị tối
thiểu 100 ghè rượu. Trong thời gian chưa kịp làm lễ bỏ mả thì gia đình người chết
phải mang đồ ăn lên mộ cho người chết như khi người ấy còn sống. Nếu nhà ăn 1
bữa thì mang 1 lần, nếu ăn 3 bữa thì mang ba lần cho đến khi làm lễ bỏ mả thì
thôi.
Cả làng sẽ cùng gia đình đó làm lễ bỏ mả. Người ta đánh trống, cồng chiêng suốt
cả ngày đêm. Đầu tiên là làm lễ ở nhà rông, sau đó là ra mộ rồi tối lại về nhà rông
nhảy múa uống rượu. Những ảnh này được chụp tại xã P'Yang, huyện KongChro,
tỉnh Gia lai.
Cả bản kéo nhau ra mộ để cồng chiêng và nhảy múa. Những người khiêng chiêng
trống hóa trang bôi bùn đất đầy người, đeo mặt nạ, vác gùi mang rác linh tinh.
10, Các xu thế biến đổi hiện nay của dân tộc Bana:
- Văn hóa truyền thống các DTBN là những giá trị vật chất, tinh thần được
tích tụ, gìn giữ trong toàn bộ quá trình lịch sử phát triển các DTBN. Trong dòng
chảy toàn cầu hóa, bảo tồn văn hóa truyền thống các DTBN là nhằm lưu giữ tính
đa dạng của văn hóa Việt Nam, làm phong phú kho tàng văn hóa thế giới, tăng
cường khai thác nguồn tài nguyên văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước,
nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chống lại những âm mưu phá hoại, chia rẽ của
các lực lượng thù địch. Nhà nước đã đầu tư nguồn kinh phí lớn triển khai các
chương trình nghiên cứu về văn hóa các dân tộc; nghiên cứu, sưu tầm văn học dân
gian; khuyến khích bảo tồn các buôn làng cổ truyền, phát triển nghề thủ công và
khôi phục các lễ hội văn hóa.
- Hiện nay dân tộc Bana có rất nhiều những phong tục, tập quán cổ hủ, cần
biến đổi để phù hợp với vòng xoay của xã hội. Người dân Bana đặc biệt là những
người trẻ đã dần dần hủy bỏ những hủ tục đó.

You might also like