3.LUYỆN ĐỀ AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG đáp án

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau:
Trong cuộc sống, oán trách  hoàn toàn là một loại cảm xúc tiêu cực, và đầy năng
lượng tiêu cực, nó khiến người ta chỉ nhìn thấy khuyết điểm của người mà không thấy thiếu
sót của chính mình. Phàn nàn về số phận chi bằng hãy thay đổi số phận; oán trách cuộc sống
chi bằng hãy cải thiện cuộc sống.
Trong quan hệ giữa người với người, một khi bắt đầu có sự oán trách thì mối quan hệ
giữa hai người đã xuất hiện nguy cơ, bất kể là mối quan hệ người thân, bạn bè hay đồng
nghiệp đều như vậy cả.
Điều khủng khiếp nhất của sự oán trách là nó có thể làm mờ mắt người ta, khiến
chúng ta không thể thấy được khuyết điểm của chính mình. Oán trách là một loại thói quen
xấu, nó khiến chúng ta đổ hết những sai lầm cho người khác và quy hết mọi nguyên nhân vào
bản thân sự tình, nó làm cho chúng ta bỏ qua hết những lỗi lầm và thiếu sót của chính mình.
Sống trên đời này thay vì trách than về điều gì đó, chi bằng hãy hoàn thiện bản thân,
rũ bỏ mọi oán trách để khám phá niềm vui của cuộc sống.
(Oán trách khiến ta mờ mắt không thấy được khuyết điểm của bản thân,
https://www.songhaysongdep.com/2021/07)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Theo tác giả, điều khủng khiếp nhất của sự oán trách là gì?
Câu 2: Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói: “Trong quan hệ giữa người với người, một khi bắt
đầu có sự oán trách thì mối quan hệ giữa hai người đã xuất hiện nguy cơ, bất kể là mối quan
hệ người thân, bạn bè hay đồng nghiệp đều như vậy cả”?
Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: “Oán trách là một loại thói quen xấu, nó khiến chúng ta
đổ hết những sai lầm cho người khác và quy hết mọi nguyên nhân vào bản thân sự tình, nó
làm cho chúng ta bỏ qua hết những lỗi lầm và thiếu sót của chính mình”
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “Sống trên đời này thay vì trách than
về điều gì đó, chi bằng hãy hoàn thiện bản thân, rũ bỏ mọi oán trách để khám phá niềm vui
của cuộc sống” không? vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)
trình bày những giải pháp giảm thiểu tối đa cảm xúc oán trách trong bản thân mỗi con người.
Câu 2 (5,0 điểm):
Trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết:
Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm
ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng
núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình
theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành
phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén;
vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương
Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ,
xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt
qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó
trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng
Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm
lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo
nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh,
trưa vàng, chiểu tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc
ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và
niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề
núi phủ mây phong- Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất
của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó
gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát
ngát tiếng gà…
Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn trích
trên, từ đó nhận xét về ngòi bút trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.189)

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM


Phần Câu Nội dung Điểm
I Đọc hiểu 3,0
1 Điều khủng khiếp nhất của sự oán trách: có thể làm mờ mắt người ta, khiến 0,5
chúng ta không thể thấy được khuyết điểm của chính mình
2 HS nêu cách hiểu của bản thân về ý kiến: Trong quan hệ giữa người với 0,75
người, một khi bắt đầu có sự oán trách thì mối quan hệ giữa hai người đã
xuất hiện nguy cơ, bất kể là mối quan hệ người thân, bạn bè hay đồng
nghiệp đều như vậy cả.
- Câu nói nhấn mạnh cảm xúc oán trách sẽ làm rạn nứt cả các mối quan hệ
thân thiết nhất. Đây là mối quan hệ hai chiều, khi mối quan hệ thân thiết
nhất để xuất hiện cảm xúc oán trách là khi mối quan hệ đã không thực còn
được bền chặt và ngược lại, khi mối quan hệ không được bền chặt thì nhất
định sẽ có những cảm suy nghĩ tiêu cực xuất hiện và len lỏi tạo ra khoảng
cách không thể lấp đầy.
- Câu nói khuyên chúng ta nhắc nhở chúng ta trong các mối quan hệ cần
phải có sự tinh tế để hài hòa nhất có thể các mối quan hệ gia đình và xã hội.
3 Tác giả cho rằng: Oán trách là một loại thói quen xấu, nó khiến chúng ta 0,75
đổ hết những sai lầm cho người khác và quy hết mọi nguyên nhân vào bản
thân sự tình, nó làm cho chúng ta bỏ qua hết những lỗi lầm và thiếu sót của
chính mình.
Vì: Khi có điều không tốt xảy ra, thường có 2 nguyên nhân song hành là
khách quan và chủ quan. Thói quen oán trách sẽ khiến con người nghĩ ngay
đến hoàn cảnh, cho người khác mà không nghĩ được rằng một yếu tố rất
quan trọng, thậm chí là nguyên nhân đầu tiên là do chính bản thân mình.
- Câu nói nhắc nhở mỗi người cẩn phải có bản lĩnh, sự sáng suốt, thậm chí
là sự dũng cảm nhìn nhận ra khuyết điểm của bản thân để hoàn thiện bản
thân, có như vậy thì mới tiến bộ khắc phục được hậu quả, không để xảy ra
những sự việc tương tự.
HS bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối (hoặc cả hai) với quan điểm: Sống 1,0
trên đời này thay vì trách than về điều gì đó, chi bằng hãy hoàn thiện bản
thân, rũ bỏ mọi oán trách để khám phá niềm vui của cuộc sống của tác giả.
Nội dung câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Đồng tình vì: bản thân mỗi người không bao giờ hoàn hảo, do đó điều
4 trước tiên để đạt được mục đích, hiệu quả trong một việc gì đó thì con
người cần tu rèn bản thân trước để có kiến thức, kinh nghiệm. Sự oán trách
khiến con người không giải quyết được vấn đề gì mà còn làm cho tâm trạng
trở nên mệt mỏi, ấm ức, khó chịu.
- Không đồng tình vì: Trong rất nhiều trường hợp, khi một việc nào đó xảy
ra, nguyên nhân hoàn toàn là do khách quan …
II Làm văn 7,0
1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) đề xuất những giải pháp giảm thiểu tối đa 2,0
cảm xúc oán trách trong bản thân mỗi con người.
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận, khoảng 200 chữ, không có chỗ 0,25
xuống dòng.
b. Xác định đúng vấn đề cần bình luận (những giải pháp giảm thiểu tối đa 1,25
cảm xúc oán trách trong bản thân mỗi con người).
- Nêu vấn đề cần bình luận (Thực tế có nhiều giải pháp giảm thiểu cảm xúc
oán trách trong bản thân mỗi người).
- Bàn về vấn đề cần bình luận:
+ Cẩn bình tĩnh nhìn nhận kĩ sự việc, xác định nguyên nhân của một sự việc
không tốt, trong đó nhìn thấy trách nhiệm trước tiên của bản thân mình.
+ Có cái nhìn cảm thông, chia sẻ, bao dung, độ lượng hơn với người khác
khi có vấn đề nào đó.
+ Đôi khi cũng phải biết bỏ qua, tha thứ, không tích trữ những bực dọc,
trách móc để lòng mình nhẹ nhàng, thanh thản,
….
c. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
d. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25
2 Vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên, từ đó nhận xét về 5,0
ngòi bút trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết 0,5
bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết
luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp sông Hương ở ngoại vi
thành phố Huế, tính trữ tình trong ngòi bút của nhà văn.
c. Triển khai vấn đề: Thể hiện những cảm nhận sâu sắc về hình tượng, vận
dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Có thể trình bày theo định hướng sau:
c.1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vẻ sông Hương 0,5
ở ngoại vi thành phố Huế; ngòi bút trữ tình trong ngòi bút của tác giả.
c.2. Phân tích vẻ đẹp sông Hương. 2,5
- Sông Hương hiện lên trước hết với vẻ đẹp duyên dáng, tình tứ:
+ Sông Hương hiện lên lãng mạn được ví như người con gái đẹp nằm ngủ
mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.
+ Sông Hương thật mền mại khi nó chuyển dòng liên tục, vòng giữa những
khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm.
+ Qua nhiều địa danh khác nhau, Sông Hương vẫn giữ được vẻ mềm mại
uốn lượn: Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn
Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất
bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về
phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế
+ Dưới chân núi Ngọc Trản, người ta thấy sông Hương mềm như một tấm
lụa.
→ Hành trình của sông Hương hiện lên như một cuộc tìm kiếm có ý thức
của người con gái đang khao khát tìm đến với tình yêu.
- Vẻ đẹp của sông Hương còn thể hiện rất rõ ở những sắc màu biến ảo và
đặc biệt là vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cồ thi.
+ Những ngọn đồi tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc sớm
xanh, trưa vàng, chiều tím.
+ Vẻ đẹp trầm mặc được thể hiện cực kì rõ nét ở khúc sông ôm lấy chân
những ngọn đồi mà ở đó là lăng tẩm, đền đài, thành quách hay chùa Thiên
Mụ.
→ Vẻ đẹp sông Hương là một bức tranh thiên nhiên đẹp với những nét vẽ
huyền ảo, những sắc màu thơ mộng, trở thành vẻ đẹp đại diện tiêu biểu cho
thiên nhiên xứ Huế.
- Những biện pháp nghệ thuật góp phần miêu tả thành công hình tượng
sông Hương:
+ Ngôn ngữ giàu chất thơ, chất họa với những câu văn dài, xen lẫn những
câu thơ đầy cảm xúc, với những sắc màu tươi tắn, dịu dàng.
+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ làm sông
Hương hiện lên như một người con gái có đời sống nội tâm phong phú.
+ Giọng văn say đắm, khi tha thiết, khi bâng khuâng.
c.3. Nhận xét về ngòi bút trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường:
- Trước hết, nhà văn đã nhân hóa dòng sông trở thành một người con gái
đẹp, lãng mạn, dịu dàng, mơ mộng và và cũng rất chủ động trong khao khát
đi tìm tình yêu đích thực của mình.
- Sông Hương hiện lên không chỉ với những nét đẹp đặc trưng của nó mà
còn là hình ảnh đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng xứ Huế cũng
như cho con người Huế vừa dịu dàng, trí tuệ vừa rất bản lĩnh, kiên cường.
- Ngòi bút trữ tình còn thể hiện trong cách miêu tả của nhà văn với những
câu văn dài, nhịp nhàng, với những sắc màu tươi tắn, với phong vị văn hóa
đặc trưng của Huế, …
c4. Đánh giá: 0,5
- Đoạn văn đã miêu tả thành công vẻ đẹp mềm mại, trữ tình, duyên dáng,
trầm mặc của sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế.
- Thông qua đoạn văn, nhà văn thể hiện quan niệm rất rõ ngòi bút trữ tình
của mình.
- Đoạn văn đã góp phần làm nên thành công, đồng thời giúp nhà văn thể
hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.
d. Sáng tạo: Thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có suy nghĩ sâu sắc, 0,5
mới mẻ về vấn đề nghị luận; sáng tạo trong diễn đạt.
e. Đảm bảo quy tắc: chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 điểm

MỘT SỐ LƯU Ý VỚI BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC


- Khi chứng minh vẻ đẹp của sông Hương, học sinh cần chú ý tới việc nhà văn vận dụng vốn kiến
thức rất uyên bác và tình cảm rất tha thiết của mình để miêu tả. Trong quá trình chứng minh, học
sinh cần kết hợp với phần nhận xét, bình luận của cá nhân để làm nổi bật lên điều đó.
- Khi phân tích sắc màu biến ảo của sông Hương, học sinh có thể so sánh với sắc màu biến ảo của
sông Đà (mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chính đỏ) để nhận thấy sự phản quang đặc biệt
của sông Hương biến đổi theo ngày chứ không phải là theo mùa đã tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn đặc biệt
cho dòng sông.
- Nhận xét về ngòi bút trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đây là vấn đề rất rộng, học sinh cần
biết lựa chọn vấn đề sao cho phù hợp với năng lực của bản thân và dễ dàng tìm được dẫn chứng
trong đoạn trích để làm rõ thì mới có sức thuyết phục.

ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
Biến ước mơ thành hiện thực giống như chạy marathon chứ không như chạy nước rút.
Chúng ta vẫn thường nghe những câu chuyện về những nhân vật huyền thoại chỉ sau một đêm
đã đạt được thành công. Nhưng thực chất đằng sau ánh hào quang đó mọi chuyện không hề
đơn giản như chúng ta nghĩ. Để làm được một điều gì phi thường thì chúng ta không thể dựa
vào một hành động đơn lẻ. Thay vào đó chúng ta phải thực hiện đi thực hiện lại một cách
kiên trì. Như Les Brown đã nói: "Hầu hết mọi người đều gõ cửa ước mơ một lần, sau đó bỏ
chạy trước khi có ai đó ra mở cửa. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục gõ cửa một cách kiên trì và
không ngừng nghỉ, thì cuối cùng cánh cửa cũng sẽ mở ra". Con đường thành công không cho
phép bạn đi bằng ô tô hay đi bằng đường tắt. Bạn buộc phải trải qua một cuộc leo núi đầy
chông gai. Và chỉ khi bạn bạn sẵn sàng đi thì bạn mới có thể đi xa được. Bất cứ điều gì bạn
muốn đều có thể là của bạn. Nhưng bạn phải sẵn sàng trả giá. 
    (Dẫn theo https://hatgiongtamhon.vn, 02/02/2022)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo tác giả, để làm được “điều phi thường” chúng ta phải làm gì?
Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về cách “đi bằng ô tô” và “đi bằng đường tắt” trong câu
“Con đường thành công không cho phép bạn đi bằng ô tô hay đi bằng đường tắt”?
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng để đạt được điều mình muốn “bạn phải sẵn sàng trả giá”.
Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra được từ đoạn văn trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự chủ động đối diện với những khó khăn trong
cuộc sống của mỗi người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết:
“Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ
lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó
trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thỉnh
thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nắng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế
ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ
ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu
trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương,
giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông…
Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về
nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.
Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu
thực bất ngờ, “Dòng sông trắng- lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt
mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao
Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh
Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một
lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác
giả Từ ấy.
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.202)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên, từ đó
nhận xét cái nhìn độc đáo của tác giả về sông Hương.
----- HẾT-----

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM


Nội dung Điểm
Phần Câu
ĐỌC HIỂU 3.0

I 1 Để làm được một điều phi thường chúng ta phải: thực hiện đi thực hiện lại 0,5
một cách kiên trì.

2 - Đi bằng ô tô: con đường đi thuận lợi, mất ít công sức. 0,75

- Con đường tắt: con đường ngắn nhất, không tốn kém đầu tư.

- Câu văn muốn nhắc nhở con người muốn có thành công thực sự bền vững
thì không thể dựa vào sự may mắn, và nó không thể dễ dàng đạt được.

3 Tác giả cho rằng: bạn phải sẵn sàng trả giá. 0,75

Vì: Những điều tốt đẹp trong cuộc sống không có sẵn để dành riêng cho một
ai, con người phải tự phấn đấu nỗ lực không mệt mỏi mới đạt tới được.

+ - Câu nói còn nhấn mạnh đến ý chí, nỗ lực, sự tự giác vươn đến những điều
tốt đẹp của con người.
4 - HS chỉ ra một thông điệp mà mình nhận thấy trong đoạn trích và lí giải 1,0
theo cách hiểu của mình. Nội dung câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết
phục.

- Có thể là:

+ Mỗi người cần kiên trì bền bỉ theo đuổi ước mơ của bản thân.

+ Thành công chỉ đến với những người sẵn sàng hành động chứ không đến
với những người chỉ ước mơ nhưng không làm gì.

+ Muốn đạt tới thành công cần có sự chăm chỉ, tận tâm và kiên trì làm việc.

II LÀM VĂN 7,0

1 Viết đoạn văn về ý nghĩa của sự chủ động đối diện với những khó khăn 2,0
trong cuộc sống của mỗi người.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân
- hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25

Ý nghĩa của sự chủ động đối diện với những khó khăn trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được ý nghĩa của sự chủ động
đối diện với những khó khăn trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng:

- Giúp con người tìm tòi, sáng tạo, phát hiện ra được những giải pháp thông
minh để khắc phục hoàn cảnh.

- Giúp con người cảm thấy nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, giảm áp lực công
việc và cuộc sống, nhìn mọi thứ theo hướng tích cực hơn.

- Nuôi dưỡng ước mơ và có khả năng biến ước mơ thành hiện thực.

d. Chính tả, ngữ pháp 0,25

Đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo 0,25

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

2 Cảm nhận về hình tượng sông Hương qua đoạn trích 5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý, đoạn
văn, Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5

Hình tượng sông Hương trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét cái nhìn độc
đáo mang tính phát hiện của tác giả.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, bút kí “Ai đã đặt 0,5
tên cho dòng sông” và hình tượng sông Hương trong đoạn trích

* Hình tượng sông Hương qua đoạn trích 2,0

- Sông Hương hiện lên với hai nét tính độc đáo, cách dường như đối lập
nhau:

+ Sông Hương, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu
cỏ lá xanh biếc: Sông Hương là dòng sông anh hùng qua thử thách của thời
gian. Khi Tổ quốc cần, sông Hương biết cách tự hiến đời mình làm một
chiến công.

+ Khi trở về với cuộc sống bình thường, sông Hương lại là một người con
gái dịu dàng của đất nước.

=> Nhận xét – bình luận: Bằng cách nói nhân hóa, tác giả đã khiến sông
Hương hiện ra anh hùng mà bình dị, như vẻ đẹp của người con gái Việt
Nam.

- Sông Hương còn hiện lên đầy ấn tượng khi nó gắn với nét đẹp văn hóa
Huế:

+ Màu tím đặc biệt của sương khói trên sông Hương được tác giả cụ thể hóa
bằng một liên tưởng: đó là sự kết hợp lồng lên nhau của màu đỏ và màu xanh
chàm trong áo cưới của cô dâu Huế. Màu tím ấy không phải là một màu định
hình mà ẩn hiện, thấp thoáng.

+ Sương khói còn được ví như một tấm voan huyền ảo của tự nhiên để sông
Hương trước mắt con người dịu dàng, mơ mộng, nhưng phía sau khuôn mặt
ấy là một trái tim kiên cường, bản lĩnh, anh hùng đã vượt qua bao thử thách
của thời gian - tác giả gọi đó là “khuôn mặt thực của dòng sông”.

+ Sông Hương để lại những ấn tượng phong phú trong tâm hồn mỗi nghệ sĩ:
Trong cái nhìn của Tản Đà, sông Hương thay màu thật bất ngờ từ màu xanh
biếc hàng ngày thành màu trắng; trong cái nhìn của Tản Đà

=> Nhận xét – bình luận: Với những câu văn giàu chất thơ, các biện pháp
nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có những nhận xét rất
tinh tế về sông Hương, dòng sông đã dâng hiến cả cuộc đời cho dân tộc, đất
nước và gắn bó thân thiết với cuộc sống đời thường của con người xứ Huế.

* Nhận xét cái nhìn độc đáo của tác giả về sông Hương 1,0

- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn sông Hương ở hai góc độ: dòng sông anh
hùng và dòng sông nữ tính đời thường. Vẻ đẹp bộc lộ ra ngoài là vẻ nữ tính
dịu dàng, quyến rũ khiến người ta say đắm. Vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn là
sự kiên cường, bản lĩnh, đó là hệ quả tất yếu của một dòng sông “phóng
khoáng, man dại” nơi thượng nguồn, của một dòng sông đã kinh qua sự thử
thách của thời gian.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện ra một sự chuyển hóa kì diệu giữa
thiên nhiên và văn hóa của con người: lấy màu áo cưới của cô dâu Huế để
giải thích màu sương khói trên sông Hương, sương khói trên dòng sông
chẳng khác nào tấm voan che mặt người con gái.

- Cái nhìn độc đáo đó đã chứng tỏ vốn tri thức uyên bác, khả năng liên tưởng
phong phú và đặc biệt là một tình yêu thiết tha với sông Hương và xứ Huế
của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

d. Chính tả, ngữ pháp 0,25

Đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo 0,5

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

TỔNG ĐIỂM 10,0

MỘT SỐ LƯU Ý VỚI BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

- Học sinh cần chú trọng làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương trong góc nhìn về văn hóa của tác giả.
Để làm rõ điều này học sinh cần phân biệt được góc nhìn văn hóa về sông Hương trong từng khúc
sông ở phần trước của tác phẩm với cách đánh giá nói chung ở đoạn cuối này.

- Khi nhận xét về cái nhìn độc đáo của nhà văn, học sinh cần nhấn mạnh sông Hương được nhìn ở hai
góc độ dường như trái ngược nhau và đặc biệt là nhà văn đã sử dụng cái nhìn nhân hóa để phát hiện ra
sự chuyển hóa kì diệu giữa thiên nhiên và con người, từ đó nhận xét được về đặc điểm ngòi bút của
tác giả: rất đằm thắm trữ tình và cũng rất uyên bác, tài hoa.

ĐỀ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc văn bản sau:
Điều cô chưa nói
Trời đã không mưa cho tới buổi chiều nay
Các em đẹp bất ngờ buổi sáng ngày bế giảng
Cái khoảnh khắc em cầm sen tạo dáng
Thướt tha áo dài điệu múa ở đằng xa

Sau sân trường này sẽ là những ngã ba


Các em phải đi và tự mình chọn lựa
Lắm chông gai và cũng nhiều lời hứa
Cám dỗ em, em phải biết giữ mình

Đời người tránh sao được những phút “chùng chình”


Ai cũng có một “bến quê” để lãng quên rồi mơ ước
Mong em bình tâm trước những điều mất được
Và bền gan đi đến cuối hành trình

Trái tim em thao thức một mối tình


Mối tình nói hay mối tình chưa ngỏ
Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ
Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên

Và giấc mơ theo điệu múa cháy lên


Cô ở lại, cánh chim bay đi nhé
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
( “Điều cô chưa nói”- Hà Thị Hạnh, Trích Văn học và Tuổi trẻ, số 5+ 6 năm 2014, tr 64 )
Thực hiện các yêu cầu sau đây:
Câu 1: Bài thơ là lời của ai, nói với ai?
Câu 2: Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình ảnh nào?
Câu 3: Tác giả muốn gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ:
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong câu thơ “Sau sân trường này sẽ
là những ngã ba/ Các em phải đi và tự mình chọn lựa” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về
ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
Câu 2 (5.0 điểm)
[…] Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển
bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây
nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in
ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã
Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho
dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống
như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Hương nằm ngay giữa lòng
thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc
hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa
đi khắp phố phường với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền
xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một
linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi
lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến
cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt
hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grat, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng
lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng mặt trời mùa xuân, mỗi phiến băng chở một con
hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng và
đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước
cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. […] Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp
tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi qua nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi
nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành
phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác
qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn
Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như
những vấn vương của một nỗi lòng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb
Giáo dục Việt Nam, tr.199-200, 2014).
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn về cái
“tôi” tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
---Hết---

HƯỚNG DẪN CHẤM


A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của
thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của
mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn như sau : lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn
1,0 điểm.
B. Đáp án và biểu điểm
Phần Đáp án và biểu điểm Điểm

I I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)


1 Bài thơ là lời của người cô, nói với các em học sinh chuẩn bị ra trường 0,5
2 Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình ảnh: em 0,5
cầm sen tạo dáng, thướt tha áo dài điệu múa
Qua hai câu thơ: Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ/Ngoài cửa sổ 1,0
này, chân trời mới đợi em, người cô bộc lộ tình cảm yêu mến, xúc
3
động, niềm tin, niềm hi vọng vào các em học sinh cuối cấp- thế hệ trẻ
của đất nước. Đó cũng là lời nhắn nhủ, động viên các em về con đường
rộng mở, tương lai tươi sáng phía trước.
Học sinh trả lời ngắn gọn rõ ý theo quan điểm cá nhân và giải thích 1,0
4
hợp lí, tránh lối diễn đạt chung chung hoặc sáo rỗng.
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
II. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống 2,0
Làm 1 có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
văn a.Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 0,25
Viết hoa lùi đầu dòng, không chấm xuống dòng. Dung lượng khoảng
20 dòng viết tay. Đảm bảo bố cục đoạn văn ( mở đoạn, thân đoạn, kết
đoạn)
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh 0,25
đển dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: 1,0
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò của bản lĩnh
trong cuộc sống để vượt qua những khó khăn, thử thách.
* Giải thích:
- Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân
và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương
đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
* Phân tích, chứng minh
- Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh
+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ
đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.
+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót,
khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay.
+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể
tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.
* Bình luận, mở rộng
Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó
là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài
trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót
của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận
và sửa sai.
*Bài học nhận thức và hành động:
Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người
được tôi luyện qua gian lao thử thách, Bằng sự can đảm, học từ những
thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã,…mỗi chúng ta đang dần tạo nên
một bản lĩnh kiên cường,
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ 0,25
pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về 0,25
nội dung hoặc nghệ thuật.
2 Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn trích. 5,0
Từ đó, bình luận ngắn về cái tôi tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ
Ngọc Tường.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.5
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài
biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức
thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn
đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm
xúc sâu đậm của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,5
Vẻ đẹp sông Hương ở thành phố Huế và cái tôi uyên bác, tài hoa của
Hoàng Phủ Ngọc Tường.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 5,0
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng.
- Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về
cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:
* Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
* Về nội dung:
a. Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương ở thành phố Huế
- Khái quát vẻ đẹp của sông Hương phía thượng nguồn và ngoại vi
thành phố Huế.
- Đoạn chảy qua thành phố Huế, vẻ đẹp của sông Hương được cảm
nhận dưới nhiều góc độ:
+ Sông Hương được nhân hóa để thành một thiếu nữ với tâm trạng “vui
tươi, yên tâm” khi gặp người tình mong đợi. Nó vừa e ấp kín đáo vừa
tha thiết mãnh liệt “như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”
+ Nhìn bằng con mắt của hội họa: sông Hương cùng những chi lưu tạo
nên những đường nét thật mềm mại, tinh tế và cổ kính.
+ Cảm nhận bằng âm nhạc: sông Hương như điệu slow du dương, sâu
lắng và ngập tràn tình cảm.
b. Bình luận ngắn gọn về cái tôi tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ
Ngọc Tường
- Quan sát tinh tường, tỉ mỉ, tưởng tượng phong phú (miêu tả sông
Hương từ góc nhìn địa lí, hành trình sông Hương tìm về với Huế như
về với tình nhân của mình )
- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vận dụng những tri thức phong phú,
những hiểu biết sâu sắc về nhiều mặt (địa lý, thơ ca, âm nhạc, hội
họa…) để làm giàu cho giá trị nhận thức của đoạn trích nói riêng và tác
phẩm nói chung.
- Tác giả đã có một hồn thơ thật sự trong văn xuôi để làm đẹp cho ngôn
từ, để viết nên những câu văn rất hay (“chiếc cầu trắng…nhỏ nhắn như
những vành trăng non”, “sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ…
một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”…)
* Đánh giá chung:
- Đoạn văn nhẹ nhàng với ngòi bút tinh tế, lối viết giàu cảm xúc, kết
hợp giữa miêu tả và tự sự. Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân
hóa… được sử dụng hiệu quả. Tất cả cho thấy một cái tôi Hoàng Phủ
Ngọc Tường thực sự tài hoa, uyên bác và chân thành yêu sông Hương -
xứ Huế.
- Liên hệ.
c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn 0,5
ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ 0,5
về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn thơ.
Tổng điểm 10.0

Lưu ý chung
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của
các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở
mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý
ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

ĐỀ 4

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Những tình yêu thật thường không ồn ào
chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt
chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan
bằng chén cơm ăn mắm ruốc
bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc
bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân
có những thằng con trai mười tám tuổi
chưa từng biết nụ hôn người con gái
chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở
khi nằm xuống
trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời
hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước
có những thằng con trai mười tám tuổi
nhiều khi cực quá, khóc ào
nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ
phanh ngực áo và mở trần bản chất
mỉm cười trước những lời lẽ quá to
nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc.
(Trích Thử nói về hạnh phúc – Thanh Thảo, Thơ hay Việt Nam
thế kỷ XX, NXB Văn hóa Thông tin, 2006)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Hãy chỉ ra những khó khăn của đất nước trong hồi khốc liệt được nhắc đến trong đoạn
trích trên. (0,75 điểm)
Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về những trăn trở của tác giả: hạnh phúc nào
cho tôi/hạnh phúc nào cho anh/hạnh phúc nào cho chúng ta/hạnh phúc nào cho đất nước. (0,75
điểm)
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm Những tình yêu thật thường không ồn ào không? Vì
sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ ý nghĩa của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận
(khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: theo quan niệm của bản thân thế nào là hạnh phúc?

Câu 2. (5,0 điểm)


 Trong bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
nhiều lần ví von vẻ đẹp sông Hương:
Lúc ở thượng nguồn: “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời
của mình như một cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một
bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu
trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con
gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và
trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.”
Khi về ngoại vi thành phố Huế: “Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới
đến đánh thức người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng
ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa
khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý
thức để đi tới gặp thành phố tương lai của nó.”
Và khi tạm biệt kinh thành Huế: sông Hương “như sực nhớ ra một điều gì chưa kịp
nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc
thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm
trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó,
khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống với con
người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ
kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương
đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả…”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr198-
201)
Phân tích vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong những lần miêu tả trên, từ đó làm nổi
bật nét tài hoa trong phong cách kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
---- Hết ----

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần/Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

1 - Thể thơ tự do. 0,5đ

2 - Những khó khăn được nhắc tới: chén cơm mắm ruốc (sinh hoạt 0,75đ
đạm bạc), giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc (bom đạn khốc liệt), nắm
đất mọc theo đường hành quân (chết chóc, hy sinh).

3 - Sự trăn trở, nghĩ suy của người lính trẻ về hạnh phúc của mỗi cá 0,75đ
nhân, của mọi người và của đất nước.

- Thể hiện tinh thần trách nhiệm của công dân trước vận mệnh của
dân tộc.

4 - Nêu rõ quan điểm bản thân: đồng tình hay không đồng tình. Lí giải 1,0đ
hợp lí, thuyết phục.

+ Đồng tình: Những tình yêu thật thường không ồn ào là cách thể
hiện tình yêu chân thành, giản dị bằng hành động cụ thể, giản đơn
mà ý nghĩa. Những tình cảm chân thật không nhất thiết phải nói ra
bằng lời hoa mĩ hay thể hiện bằng hành động khoa trương.

+ Không đồng tình: Trong một số trường hợp đặc biệt, tình cảm lớn
lao cũng cần được thể hiện bằng hành động phi thường có tầm ảnh
hưởng và sức lan tỏa trong xã hội.

+ Vừa đồng tình, vừa không đồng tình: kết hợp cả hai ý trên.

II LÀM VĂN

Câu 1 “Nói về hạnh phúc” theo quan niệm của bản thân (2,0 điểm)
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn 0,25đ

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25đ

Nói về hạnh phúc theo quan niệm của bản thân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0đ

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, nói về hạnh phúc theo
quan niệm của bản thân. Có thể theo hướng sau:

- Hạnh phúc là trạng thái thỏa nguyện của con người khi đạt được điều gì
đó.

- Quan niệm về hạnh phúc là: sự chia sẻ về vật chất hoặc tinh thần; sự
cống hiến, hi sinh; cũng có thể là sự hưởng thụ vật chất hoặc đón nhận
tình cảm từ người khác; có thể là hạnh phúc trong khoảnh khắc hay hạnh
phúc dài lâu…

- Hạnh phúc sẽ khiến cuộc sống tốt đẹp hơn, con người sống nhân văn,
nhân ái hơn.

- Quan niệm về hạnh phúc của mỗi người, mỗi thời không giống nhau nên
hạnh phúc hay không là do chính chúng ta cảm nhận và tạo ra.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25đ

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo 0,25đ

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận

Câu 2 Phân tích vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn văn, từ đó
làm nổi bật nét tài hoa trong phong cách kí Hoàng Phủ Ngọc
Tường. (5,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25đ

Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề;
Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5đ

- Vẻ đẹp sông Hương qua đoạn trích.

- Nét tài hoa trong phong cách kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
bảo các yêu cầu sau:

*Giới thiệu về khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác 0,5đ
phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

*Cảm nhận được vẻ đẹp sông Hương qua ba lần miêu tả: 2,0đ

– Vẻ đẹp sông Hương trong quan hệ với cảnh sắc thiên nhiên xứ
Huế mang những nét đặc trưng của con người và cảnh vật nơi đây:

+ sông Hương ở thượng nguồn nguyên sơ, man dại, mãnh liệt và
đầy quyến rũ (cô gái Di- gan) nhưng cũng hết sức dịu dàng và trí
tuệ bởi chiều sâu nhân cách của một dòng sông lặng lẽ bồi đắp “phù
sa” cho văn hóa Huế, góp phần tạo nên và bảo tồn văn hóa của thiên
nhiên xứ sở.

+ sông Hương ở ngoại vi thành phố mềm mại, đương thì xuân sắc
với những đường cong gợi cảm và tuyệt mĩ.

+ sông Hương lúc tạm biệt kinh thành với khúc rẽ ngoặt độc đáo,
được khám phá ở chiều sâu tính cách lãng mạn, đa cảm và chung
tình.

– Hành trình sông Hương từ thượng nguồn về đến ngoại vi và thành


phố Huế là hành trình đầy gian truân và thử thách, từ đó làm nổi bật
diện mạo xinh đẹp, dịu dàng và tính cách thủy chung, thâm trầm
của dòng sông;

– Vẻ đẹp sông Hương thể hiện niềm yêu da diết, niềm tự hào và
kiêu hãnh của tác giả về con sông quê hương nói riêng và xứ Huế
nói chung.

* Làm nổi bật nét tài hoa phong cách kí Hoàng Phủ Ngọc Tường: 1,0đ

– Vốn ngôn từ đẹp, tao nhã, tinh tế, lịch lãm; những ví von, so sánh
nhân hóa giàu chất thơ, chất nhạc, chất họa và chất suy cảm, hướng
nội đã làm nên nét thanh tao rất riêng trong chất kí HPNT; sự quan
sát và tưởng tượng bằng lăng kính của tình yêu và cái nhìn lãng
mạn đã làm nên chất trữ tình riêng của kí HPNT;

– Giọng điệu rất Huế, rất trữ tình và sâu lắng, đầy suy niệm.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25đ

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo 0,5đ

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.

ĐỀ 5

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

THƯA THẦY

Trước ngọn thước là con đường xa tắp

Bông hoa nào cũng vẻ bình yên

Và em tin, qua cay đắng vẫn tin

Những ngọn suối không làm tan bóng lá


Đã vấp ngã

thưa thầy

nhiều vấp ngã!

Chẳng ở đâu xa, ở ngay giữa con người

Em bước đi lặng lẽ nghĩ về thầy

Đời mau quá, vui buồn chưa kịp cũ

Đời mau quá, tóc thầy khói phủ

Giáo án mong manh bão giật đời thường

Cây trước cửa gió ở ngoài trang vở

Thầy một mình vật vã với văn chương

Đang mưa bão đường về sông nước ngập

Giở trang Kiều thầy giảng chạnh lòng đau.

(Hữu Thỉnh, Thương lượng với thời gian, NXB Hội nhà văn, 2005)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:

Em bước đi lặng lẽ nghĩ về thầy

Đời mau quá, vui buồn chưa kịp cũ

Đời mau quá, tóc thầy khói phủ

Giáo án mong manh bão giật đời thường

Câu 3. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai dòng thơ sau:
Và em tin, qua cay đắng vẫn tin

Những ngọn suối không làm tan bóng lá.

Câu 4: Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của người học trò đối với thầy giáo được thể hiện
trong văn bản trên.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Bài học trong trang vở là bài học từ cuộc đời.

Câu 2. (5,0 điểm)

Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi
xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam –
đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần
trên nền trời, nhỏ nhán như những vành trăng non. Giáp mật thành phố ở Cồn Giã Viên, sông
Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Con Hến: đường cong ấy làm cho dòng sông
mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông
Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pé; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu
quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông.
Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương toả đi khắp phố
thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ toả vầng lá u sầm xuống những xóm thuyển xúm xít; từ
những nơi ấy, vẫn lập loè trong đêm sương những ảnh lửa thuyền chài của một linh hồn mô
tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng
với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi
qua thành phố đã trôi hån đi chậm, thực chậm, cơ hồ chi còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã
đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy
trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch
ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc
hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-
bua cũ để ra bể Ban-tích. Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và
chính Lê-nin-grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuoi dại; ôi, tôi muốn
hoá làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển. Tôi cuống
quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì
với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi
Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy,
tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua
thành phố... Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị
giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn
Chén trói về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như
những vấn vương của một nỗi lòng.

Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành
một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa
ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế
đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa
tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên
quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã
chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái
đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... Đến câu ấy,
người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó
chính là Tứ đại cảnh!”.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.198-199).

Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm
của Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho xứ Huế.
HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Nội dung Điểm


I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm)

1
Thể thơ: Thơ tự do. 0,5

- Xác định được 01 biện pháp tu từ (0,25đ): điệp ngữ/ điệp cấu trúc/ ẩn dụ/
tương phản.
- Chỉ ra từ ngữ tu từ (0,25đ): Đời mau quá/ Đời mau quá,…/ khói phủ/ Giáo
án mong manh bão giật đời thường.
- Nêu được tác dụng (0,5đ)
2 + Điệp ngữ: mở rộng nghĩa (sự giật mình thảng thốt đầy tính chiêm nghiệm,
0,75
triết lý về sự trôi chảy của thời gian), gây ấn tượng mạnh, tạo nên tính cân
đối, giàu nhạc điệu và sức biểu cảm cho đoạn thơ
+ Ẩn dụ làm cho lời thơ sinh động, gợi hình, tăng sức biểu cảm, in đậm tình
cảm của người học trò với thầy của mình.
+ Tương phản vừa làm nổi bật công việc vất vả của người thầy trước cuộc
I
sống gian nan, vừa giúp cho việc miêu tả thêm sâu sắc và biểu cảm
Trước những khó khăn, thử thách, ta luôn giữ vững niềm tin vào những điều 0,75
đúng đắn. Vì những gì thuộc về lẽ phải, về chân lí sẽ không bao giờ biến mất
3 dù có phải trải qua nhiều gian khó.
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo nội dung và lí giải hợp lí.
- Bày tỏ quan điểm của bản thân. Lí giải hợp lí, thuyết phục 1.0
Gợi ý:
- Bày tỏ niềm nhớ thương, tình yêu, lòng kính trọng, biết ơn thầy sâu sắc.
- Đồng cảm với những lo âu đời thường và tình yêu của thầy đối với văn
4
chương.
- Khẳng định tình cảm đó mãi vẹn nguyên dù qua bao nhiêu thay đổi của
cuộc đời.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


II 1 Từ nội dung văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2.0
200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Bài học trong trang
vở là bài học từ cuộc đời.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25


Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân
– hợp, móc xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Ý nghĩa của việc con người cần sống một đời đầy màu sắc
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1.0
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn
đề nghị luận theo nhiều cách. Một số gợi ý:
- Giải thích: Bài học từ trang vở (bài học trong nhà trường), cũng là bài học
từ cuộc sống, từ trải nghiệm trong trường đời.
- Phân tích (học sinh chỉ cần chọn 1 hoặc 2 ý để bàn luận)
+ Bài học từ những tri thức, kỹ năng được học ở trường được vận dụng trong
cuộc sống
+ Bài học đối nhân xử thế để trau dồi đạo đức, hoàn thiện nhân cách
+ Bài học từ trang Kiều để thấy biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ trước
những mảnh đời bất hạnh
+ Bài học cuộc đời là những ngã rẽ quanh co khiến con người khi vấp ngã
phải biết đứng lên
- Liên hệ: Trang vở là trang đời, nên học cần gắn lý thuyết với thực hành,
quan sát và trải nghiệm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo 0.25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
2 Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận 5.0
xét về tình cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho xứ Huế.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
- Hình tượng sông Hương trong đoạn trích: Sông Hương trong không gian
kinh thành Huế.
- Nhận xét tình cảm của tác giả dành cho xứ Huế.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo những yêu
cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm “Ai đã 0.5
đặt tên cho dòng sông?”, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận
* Phân tích hình tượng sông Hương trong không gian kinh thành Huế 2.0
Bắt đầu đi vào thành phố - Sông Hương vui tươi và duyên dáng:
- Tâm trạng vui tươi của dòng sông từ khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ
đến đây càng rõ hơn khi đã nhận ra những dấu hiệu của thành phố.
- Dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.
Trong lòng thành phố - Sông Hương được so sánh với điệu slow tình
cảm dành riêng cho Huế:
- Nhà văn đã rất tinh tế khi nhận ra đặc điểm riêng của sông Hương là lưu tốc
rất chậm “cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”...
- Đặc điểm ấy được nhà văn lí giải từ nhiều góc nhìn khác nhau:
+ Từ đặc điểm địa lí tự nhiên: những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ
trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước
+ Từ lí lẽ của trái tim thì “điệu chảy lặng lờ”, “ngập ngừng muốn đi muốn
ở” của sông Hương là do tình cảm dành riêng cho Huế, do quá yêu thành
phố của mình, do muốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành phố thân
thương trước khi phải rời xa.
Sông Hương được nhìn từ góc độ âm nhạc:
- So sánh, liên tưởng thú vị: người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya…
- Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước sông
Hương…
* Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho Huế 0.5
- Ở HPNT, tình yêu dành cho Huế gắn với tình yêu thiên nhiên, con người và
truyền thống văn hóa sâu sắc.
- Tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân
tộc gắn liền với tình yêu dành cho sông Hương và con người nơi đây, gắn
liền với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của xứ Huế.
Tất cả được HPNT truyền tải bằng một ngòi bút tài hoa, đậm chất trữ tình trí
tuệ cùng vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về xứ Huế.
* Đánh giá 0.5
- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử,
văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân
- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất
thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như : So sánh, nhân hoá, ẩn dụ,…
- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: 0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Tổng điểm 10.0

You might also like