trả lời câu hỏi địa lý

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 48

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THUẬN


Bài 3: Làm quen với bản đồ (t2)
Câu hỏi 1 trang 10 SGK Địa lí 4
Các bước sử dụng bản đồ:
- Bước 1: Đọc tên bản đồ để biết bản đồ thể hiện nội dung gì.
- Bước 2: Xem bảng chú giải và kí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lí.
- Bước 3: Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
GIẢI SBT: c) Lào, Cam-pu-chia ở phía Tây của Việt Nam
   - Trung quốc ở phía Bắc của Việt Nam
   - Biển Đông ở phía Đông của Việt Nam
   - Huế ở phía Nam của Hà Nội và phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh.
Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 1 trang 70: Quan sát hình 1, em hãy:
+ Kể tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ.
+ Chỉ ra vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ.
+ Chỉ ra đỉnh núi Phan-xi-păng trên lược đồ và cho biết độ cao của nó.
Trả lời:
+ Những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn,
dãy Đông Triều.
+ Vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ: nằm giữa sông Hồng và sông Đà.
+ Vị trí của đỉnh núi Phan-xi-păng là trên dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao là 3143m.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 1 trang 71:- Chỉ vị trí của Sa Pa trên hình 1.
- Dựa vào bảng số liệu sau, em hãy nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
Trả lời:
- Sa Pa nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, dưới đỉnh Phan-xi-păng, có độ cao 1570m so với mực nước
biển.
- Nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 là 9ºC và tháng 7 là 20ºC.
Câu 1 trang 72 Địa Lí lớp 4:  Hãy chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt
Nam và nêu đặc điểm của dãy núi này.
Trả lời:
- Vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ: nằm giữa sông Hồng và sông Đà.
- Hoàng Liên Sơn là một trong những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta, chạy dài khoảng 180km
và rộng gần 30km. Đây là dãy núi cao đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng hẹp và
sâu. Dãy Hoàng Liên Son có đỉnh Phan-xi – pang cao nhất nước ta.
Câu 2 trang 72 Địa Lí lớp 4: Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?
Trả lời:
Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậulạnh quanh năm, nhất là vào những tháng mùa dông có
tuyết rơi.
+ Từ 2000m-2500m: mưa nhiều, rất lạnh.
+ Trên 2500m khí hậu lạnh hơn, gió thổi mạnh. Trên đỉnh núi mây mù hầu nhưu bao phủ quanh năm.
Câu 3 trang 72 Địa Lí lớp 4:  Chỉ và đọc tên những dãy núi khác trên Bản đồ địa lý tự nhiên Việt
Nam.
Trả lời:
Những dãy núi chính ở Việt Nam: dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều,
Trường Sơn,
GIẢI VỞ BÀI TẬP
Bài 1 (trang 9 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Quan sát hình 1 trang 70 trong SGK, hãy sắp xếp năm dãy nũi
chính ở Bắc Bộ theo thứ tự từ đông sang tây vào các chỗ trống sau:

Bài 3 (trang 10 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nối mỗi từ ở cột A với cụm từ thích hợp ở cột B để thể hiện
đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn:   1 – g    2 – d   3 – b   4 – e   5 – a   6 – h   7 – c
Bài 4 (trang 10 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Quan sát bảng số liệu trang 72 trong SGK rồi điền số và từ
ngữ vào chỗ trống cho phù hợp.
Lời giải:   a) Nhiệt độ tháng 1 ở Sa Pa là: 9
   b) Nhiệt độ tháng 7 ở Sa Pa là: 20
   c) Nhận xét về nhiệt độ ở Sa Pa: Lạnh quanh năm, nhất là vào những tháng mùa đông, đôi khi có
tuyết rơi.
Bài 5 (trang 10 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Điền từ thích hợp vào chỗ trống và vẽ mũi tên vào sơ đồ
cho đúng
Lời giải:

Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn


Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 2 trang 73:  Dựa vào bảng số liệu, hãy kể tên các dân tộc theo thứ
tự địa bàn dân cư từ nơi thấp đến nơi cao.
Trả lời:
Tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn dân cư từ nơi thấp đến nơi cao tho bảng số liệu:
+ dân tộc Thái cư trú ở dưới 700m.+ dân tộc Dao cư trú ở khoảng từ 700-1000m.
+ dân tộc Mông cư trú ở độ cao trao 1000m.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 2 trang 75:  - Dựa vào hình 3 và vốn hiểu biết, em hãy kể tên một
số hàng hóa bán ở chợ.
- Em có nhận xét gì về trang phục truyền thống của dân tộc trong các hình 4, 5, 6.
Trả lời:- Tên một số mặt hàng bán ở chợ: vải, thổ cẩm, quần áo; rau, thực phẩm phục vụ hàng ngày
trong bữa ăn; công cụ lao động (dao, liềm…); gai súc , gia cầm; các cây dược liệu làm thuốc,…
Câu 1 trang 76 Địa Lí lớp 4:Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Kể về lễ hội,
trang phụ và chợ phiên của họ.
Trả lời:- Một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Dao, Mông Thái, Sán Dìu,…
- Kể về lễ hội, trang phụ và chợ phiên của dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn:
+ Lễ hội: hội chơi núi mùa xuân , hội xuống đồng,… các lễ hội thường tổ chúc vào mùa xuân, có các
họt động: thi hát, ném còn, múa sạp,…
+ Trang phục: Dân tộc ít người thường tự may quần áo, mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng. Trang phục
dân tộc được may, thêu trang phục rất công phu và có màu sắc sặc sỡ.
+ Chợ phiên: chợ phiên sẽ họp vào những ngày nhất định, vào ngày này chợ thường rất đông. Đối với
một số dân tộc, chợ phiền không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa,
gặp gỡ kết bạn của nam nữ thanh niên.
Câu 2 trang 76 Địa Lí lớp 4:  Mô tả nhà sàn và hãy giải thích tại sao người dân ở miền núi
thường làm nhà sàn để ở.
Trả lời:Nhà sàn của người dân miền núi được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa… được
dựng trên các cột trên mặt đất.
Người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở do: tránh ẩm thấp và thú dữ, phía dưới có thể tận dụng
nuôi gia súc gia cầm.
Bài 1 (trang 11 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước những ý đúngDân tộc ít
người là dân tộc
Lời giải:
X Sống ở miền núi

X Có số dân ít

X Có trang phục cầu kì, sặc sỡ


Bài 2 (trang 11 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): a. Quan sát bảng số liệu trang 73 trong SGK, hãy sắp xếp
tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi cao đến nơi thấp vào các ô trống sau:
   b. Chọn các từ ngữ dưới đây rồi điền vào chỗ trống cho phù hợp:
Giống nhau; riêng; đơn giản; sặc sỡ; công phu
Lời giải:
   a)
Dân tộc Dân tộc Dân tộc

Mông Dao Thái


   b)- Ở Hoàng Liên Sơn, mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng. Trang phục của các dân tộc ít người được
may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.
Bài 3 (trang 12 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Ghi tên các dân tộc: Mông, Dao, Thái dưới mỗi hình cho
đúng.
Lời giải: Lần lượt là Mông – Thái – Dao
Bài 4 (trang 12 Vở bài tập Địa Lí lớp 4):
   a. Hãy quan sát hình bên và mô tả nhà sàn.
   b. Hãy giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở.
Lời giải:   a) Nhà sàn là một kiểu nhà được xây dựng trên những cột phía trên mặt đất hoặc mặt nước.
Tuy nhiên nhìn chung vật liệu để xây dựng nhà sàn dân tộc không mấy khác nhau, chủ yếu là gỗ, song,
mây, tre, bương, vầu được khai thác trong các khu rừng nhiệt đới. Thường mái của nhà sàn được thiết
kế với độ dốc lớn, có dạng 2 mái, 3 mái, và 4 mái với vật liệu lá gồi, tránh hay ngói âm dương.
   b) Thường kiến trúc nhà sàn được xây dựng trên những khu đất vùng cao để tránh thú dữ, chăn nuôi
vật ở bên dưới sàn.
Bài 5 (trang 13 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Kể về một lễ hội ở Hoàng Liên Sơn mà em biết (qua sách,
báo, ti vi).
Lời giải:
   Roóng Poọc - Lễ hội xuống đồng của người Dáy Tả Van .    Ngày thìn đầu tiên của tháng giêng là
ngày người dân tộc Dáy ở xã Tả Van, huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) mở hội xuân Roóng Poọc. Khu vực
khai hội Roóng Poọc nằm cạnh khu bãi đá cổ Tả Van và dòng suối Mường Hoa đẹp nhất vùng cao Sa
Pa. Mở đầu lễ hội Roóng Poọc già làng nổi hồi chiêng cổ cùng với dàn khèn Pí Lè tấu khúc nhạc vui
chào xuân mới đang đến và mừng khách hiền từ bản trên, làng dưới tới dự hội xuống đồng đầu năm
của bản Tả Van.Một cây nêu cao to được trai bản chọn từ cây tre rừng đẹp nhất núi Hoàng Liên mang
về dựng giữa trung tâm lễ hội Roóng Poọc và cây nêu chỉ được hạ xuống khi lễ hội dừng vui khi
hoàng hôn trong ngày buông dần xuống núi.
Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 3 trang 76:  Quan sát hình 1, em hãy cho biết ruộng bậc thang
thường được làm ở đâu (đỉnh núi, sườn núi hay thung lũng)
Trả lời:
Ruộng bậc thang thường được làm ở sườn núi.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 3 trang 77: Quan sát hình 2, em hãy:
+ Kể tên một số mặt hàng thủ công chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
+ Hàng thổ cẩm thường được làm gì ?
Trả lời:
+ Tên một số mặt hàng thủ công chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn: vải, thổ cẩm, giỏ, các công
cụ làm nương, dao, mác,…
+ Hàng thổ cẩm thường được phục vụ cho đời sống dân cư, bán cho các khách du lịch trong và ngoài
nước.
Câu 1 trang 79 Địa Lí lớp 4:Người dân ở Hoàng Liên Sơn Làm những nghề gì? Ngề nào là
chính?
Trả lời:- Người dân ở Hoàng Liên Sơn Làm những nghề: Trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp, khai
thác khoáng sản.
- Nghề chính là: nghề nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 2 trang 79 Địa Lí lớp 4: Kể tên một số mặt hàng thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn.
Trả lời:Tên một số mặt hàng thủ công chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn: vải, thổ cẩm, khăn,
mũ, túi, tâm khảm, giỏ, các công cụ làm nương, dao, mác,
GIẢI SBT:
Bài 1 (trang 13 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Ghi tên các hoạt động sản xuất vào dưới mỗi hình sau cho
phù hợp.
   - Khai thác khoáng sản   - Làm ruộng bậc thang   - Dệt vải
Bài 2 (trang 13 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng:
   Nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn là:Nghề nông
Bài 3 (trang 14 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Dựa vào nội dung trong SGK, hãy điền tiếp vào chỗ trống trong bảng dưới đây để thấy rõ
hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn:

Bài 4 (trang 14 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất:
Lời giải:
a) Ruộng bậc thang thường được làm ở Sườn núi
b) Tác dụng của ruộng bậc thang là:
X Cả hai ý trên

Bài 5 :

Bài 4: Trung du Bắc Bộ


Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 4 trang 80:- Hình 1 và hình 2 cho biết loại cây trồng nào có ở
Thái Nguyên và Bắc Giang? Xác định vị trí của 2 địa phương này trên bản đồ Địa lý tự nhiên
Việt Nam.
- Quan sát hình 3, em hãy nêu quy trình chế biến chè
Trả lời:
- +Cây trồng ở Thái Nguyên là cây chè.
+ Cây trồng ở Bắc Giang là cây vải.
+ Thái Nguyên và Bắc Giang ở Trung du miền núi Bắc
-Quy trình chế biến chè: Hái chè – Phân loại chè – Vò sấy khô - Đóng gói các sản phẩm chè.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 4 trang 81 : Dựa vào số liệu, hãy nhận xét về diện tích rừng được
trồng mới ở tỉnh Phú Thọ.
Trả lời:
Diện tích rừng được trồng mới ở tỉnh Phú Thọ từ năm 2001-2003 tăng từ 4600 ha lên 5700 ha.
Câu 1 trang 81 Địa Lí lớp 4: Hãy mô tả trung du miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
- Vị trí: Nằm giữa miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
- Vùng đồi đỉnh tròn sườn thoải xếp cạnh nhau như cái bát úp (còn gọi là vùng trung du).
- Các tỉnh trong vùng trung du: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
- Vùng trung du Bắc Bộ có nét riêng biệt, mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi.
Đây cũng là nơi tổ tiên ta định cư từ rất sớm.
Câu 2 trang 81 Địa Lí lớp 4: Trung du miền núi Bắc Bộ thích hợp trồng những cây gì?
Trả lời:
Trung du miền núi Bắc Bộ thích hợp trồng các cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt ôn đới đới: cây
công nghiệp (nhất là cây chè), cây ăn quả (vải, cam, bưởi,…),…
Câu 3 trang 81 Địa Lí lớp 4: Nêu tác dụng trồng rừng ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Việc trồng rừng ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều tác dụng:
+ Chống xói mòn đất.
+ Tăng độ che phủ rừng, hạn chế lũ quét, lũ lụt
+ Điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu…
+ Cung cấp gỗ, tạ việc làm tăng thu nhập,…
GIẢI BÀI TẬP:
Bài 1 (trang 15 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng
   Trung du Bắc Bộ là vùng:Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
Bài 2 (trang 15 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Điền từ ngữ vào chỗ trống cho phù hợp:
Lời giải:
   a) Biểu tượng từ lâu của vùng trung du Bắc Bộ là vừa đồng bằng vừa miền núi
   Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều trang trại chuyên trồng chè và cây ăn quả đạt hiệu quả
kinh tế cao
   b) Viết lời chú thích dưới hai hình sau:
   Hình 1: Đồi chè ở Thái Nguyên.
   Hình 2: Trồng rừng phủ xanh đồi trọc.
Bài 3 (trang 16 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Gạch bỏ khung chữ có nội dung không đúng:
Lời giải:

Bài 4 (trang 16 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ.
Lời giải:
  - Che phủ đồi trọc, hạn chế hậu quả lũ lụt.
   - Phủ trống đất bị trọc, ngăn cản tình trạng đất xấu dần.
Bài 5 (trang 16 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hãy chọn các từ sau rồi điền vào các ô trống dưới đây để
thể hiện quy trình chế biến chè
   Phân loại chè; hái chè; các sản phẩm chè; vỏ và sấy khô
Lời giải:
Hái chè Phân loại chè Vò, sấy khô Các sản phẩm chè

Bài 5: Tây Nguyên


Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 5 trang 82:  Quan sát hình 1, em hãy đọc tên các cao nguyên
(theo hướng từ Bắc xuống Nam) và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
Trả lời:
Các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam ở Tây Nguyên: cao nguyên Kon –Tum, cao nguyên
Plây Ku, cao nguyên Đăk Lắk, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 5 trang 82: Dựa vào bảng số liệu, em hãy sắp xếp các cao nguyên
theo thứ tự từ thấp đến cao.
Trả lời:
Các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao:
+ Đắk Lắk cao 400m.
+ Kon Tun cao 500m.
+ Di Linh cao 1000m.
+ Lâm Viên cao 1500m.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 5 trang 83:- Chỉ vị trí thành phố Buôn Ma Thuột trên hình 1.
- Dựa vào bảng số liệu, em hãy cho biết ở Buôn Ma Thuột.
+ Mùa mưa vào những tháng nào?
+ Mùa khô vào những tháng nào?
Trả lời:
- Vị trí thành phố Buôn Ma Thuột: ở trên cao nguyên Đắk Lắk.
- Ở Buôn Ma Thuột:
+ Mùa mưa vào những tháng từ tháng tháng 5 đến tháng 10.
+ Mùa khô vào những tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Câu 1 trang 84 Địa Lí lớp 4: Tây Nguyên có những cao nguyên nào. Hãy tìm vị trí của các cao
nguyên đó trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
Trả lời:
Tây Nguyên có những cao nguyên: cao nguyên Kon –Tum, cao nguyên Plây Ku, cao nguyên Đăk Lắk,
cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh.
Câu 2 trang 84 Địa Lí lớp 4: Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa.
Trả lời:
- Khí hậu Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
+ Mùa khô: kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
+ Mùa mưa: mưa lớn kéo dài liên miên.
GIẢI SBT:
Bài 1 (trang 16 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng.
   Tây Nguyên là xứ sở của các:
Cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. Bài 2 (trang 17 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Quan sát hình 1
trang 82 trong SGK, hãy viết tên các cao nguyên (theo hướng từ Bắc xuống Nam) vào các ô trống sau:
Bài 4 (trang 17 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng
   Khí hậu Tây Nguyên có: Hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
Bài 5 (trang 18 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Em hãy mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên
Lời giải:
   - Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên mien, cả rừng núi bị phủ một búc màn nước
trắng xóa.
   - Vào mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 6 trang 85: Quan sát hình 4, em hãy mô tả về nhà rông.
Trả lời:
Nhà Rông là ngôi nhà to, cũng làm bằng vật liệu gỗ, tre, nứa như nhà sàn. Mái nhà rông cao to. Nhà
Rông nào mái càng cao thể hiện sự giàu có của cả buôn. Nhà Rông là nơi nơi sinh hoạt tập thể của cả
buôn làng như hội họp, tiếp khách của cả buôn. Thông thường, những nhà Rông càng to đẹp thì chứng
tỏ buôn làng đó giàu có và thịnh vượng
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 6 trang 85: Em hãy nhận xét về trang phục truyền thống của các dân
tộc trong hình 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Trả lời:
Trang phục truyền thống của người Tây Nguyên, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang
phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Gái trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim
loại.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 6 trang 86:  Em hãy kể tên một số hoạt động trong lễ hội của
người dân Tây Nguyên.
Trả lời:
Một số hoạt động trong lễ hội của người dân ở Tây Nguyên là:
- Múa hát
- Chơi các nhạc cụ dân tộc
- Đốt lửa trại
- Uống rượu cần
- Tổ chức các cuộc thi

Câu 1 trang 86 Địa Lí lớp 4: Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên.
Trả lời:
Một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng,…
Câu 2 trang 86 Địa Lí lớp 4:  Nêu một số nét vè trang phục và sinh hoạt của người dân ở Tây
Nguyên.
Trả lời:
Một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
- Trang phục: Nam đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều
màu sắc, mang đồ trang sức bằng kim loại.
- Sinh hoạt: sống tập trung thành các buôn làng; tổ chức các lễ hội vào mùa xuân hoặc mỗi vụ thu
hoạch: lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi, lễ hội đâm trâu, hội xuân,…Họ yêu thích nhạc cụ và sáng
tạo ra nhiều loại nhạc dân tộc.
Câu 3 trang 86 Địa Lí lớp 4: Hãy mô tả nhà rông. Nhà rông dùng để làm gì?
Trả lời:
Nhà Rông là ngôi nhà to, cũng làm bằng vật liệu gỗ, tre, nứa như nhà sàn. Mái nhà rông cao to. Nhà
Rông nào mái càng cao thể hiện sự giàu có của cả buôn.
Nhà rông dùng để diễn ra các họt động tập thể: hội họp, tiếp khách của cả buôn,.
GIẢI SBT:
Bài 1 (trang 18 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hãy gạch bỏ khung chữ có nội dung không đúng
Lời giải:

Bài 2 (trang 18 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nối tên một số dân tộc ở Tây Nguyên với nửa vòng tròn ở
giữa sao cho phù hợp:

Bài 3 (trang 19 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Quan sát hình 1, 2, 3 trang 84 SGK rồi điền từ vào chỗ
trống cho phù hợp.
Lời giải:
   Ở Tây Nguyên, nam thường đóng khố, nữ thường quấn vấy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa
văn nhiều màu sắc. Gái trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim loại.
Bài 4 (trang 19 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hãy quan sát hình bên và mô tả nhà rông.
Lời giải:
   - Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh,
tre, gỗ, lồ ô... và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn.
   - Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn
chung nhà Rông là ngôi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường, có kiến trúc cao. Có những ngôi nhà
cao tới 18 m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa vươn lên bầu trời với một dáng vẻ
mạnh mẽ.
   - Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn
lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng.
Bài 5 (trang 19 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): ): a. Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất.
   b. Hãy kể về một lễ hội ở Tây Nguyên mà em biết (qua sách, báo, ti vi, …)
Lời giải:
   a) Lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên được tổ chức vào:
Sau mỗi vụ thu hoạch
Dịp tiếp khách của cả buôn

Mùa xuân

X Chỉ có ý 1 và 3 là đúng
   b) Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
   Thời gian diễn ra lễ hội: Hiện nay vẫn chưa có thời gian diễn ra lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên cụ
thể mà mỗi năm tổ chức vào một thời điểm khác nhau.
   Địa điểm diễn ra lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên: Luân phiên trong 5 tỉnh Tây Nguyên đó là Đăk
Lăk, Lâm Đồng, Kontum, Đăk Nông và Gia Lai.
   Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có thể nói là một lễ hội lớn và hấp dẫn nhất ở Tây
Nguyên mà ai cũng muốn một lần được tham dự. Nhờ vào những truyền thống quý báu còn lưu giữ và
sự tinh tế trong nét văn hóa của người dân Tây Nguyên mà lễ hội này đã trở thành một di sản truyền
khẩu và phi vật thể nhân loại được tổ chức UNESCO công nhận. Trong mùa lễ hội, bạn sẽ được hòa
mình vào những giai điệu hào hùng hay nhẹ nhàng được phát ra từ những chiếc cồng chiêng do người
dân Tây Nguyên tự tay làm ra. Nếu thích bạn hãy cùng những chàng trai, cô gái Tây Nguyên ca múa
bên đống lửa bập bùng và thưởng thức đặc sản Tây Nguyên để hiểu rõ hơn về cuộc sống văn hóa của
người dân nơi đây nha.

Bài 7-8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 7-8 trang 87:  Quan sát hình 1, kể tên các cây trồng chính ở Tây
Nguyên.
Trả lời:
Các cây trồng chính ở Tây Nguyên là cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu,..
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 7-8 trang 88:  Dựa vào bảng số liệu, em cho biết cây công nghiệp
nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
Trả lời:
Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên là cây cà phê.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 7-8 trang 88: Hình 2 cho biết loại cây trồng nào có ở Buôn Ma
Thuột? Tìm vị trí của địa phương này trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
Trả lời:
- Cây trồng có ở Buôn Ma Thuột là cây cà phê.
- Thành phố Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đăk Lăk
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 7-8 trang 88:
- Quan sát hình 1, kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
- Dựa vào bảng số liệu, em cho biết con vật nào được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên.
Trả lời:
- Những vật nuôi chính ở Tây Nguyên là trâu, bò, voi.
- Bò được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 7-8 trang 89: Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
Trả lời:
Ở Tây Nguyên, voi được nuôi để chở đồ, di chuyển, phục vụ du lịch...
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 7-8 trang 90:  Quan sát hình 4, Hãy kể tên một số con sông bắt
nguồn từ Tây Nguyên.
Trả lời:
Tên các con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Đồng Nai, sông Ba, sông Xê Xan, sông Xrê Pôk.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 7-8 trang 91:  Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y-a-li trên hình 4 và
cho biết nhà máy này nằm trên dòng sông nào?
Trả lời:
Nhà máy thủy điện Y-a-ly nằm trên sông Xê Xan.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 7-8 trang 91: Quan sát hình 6 và 7, em hãy mô tả rừng rậm nhiệt đới
và rừng khộp.
Trả lời:
- Rừng rậm nhiệt đới: những nơi có lượng mưa nhiều rừng rậm nhiệt đới phát triển. Trong rừng cây
cối phát triển xanh tốt thành nhiều tầng, nhiều tán.
- Rừng khộp: Nơi mùa khô kéo dài rừng khộp phát triển. Rừng rụng là vào mùa khô, cảnh rừng khộp
vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 7-8 trang 92:  Quan sát hình trên và mô tả quy trình làm ra các
sản phẩm đồ gỗ như bàn ghế.
Trả lời:
Quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ: vận chuyển gỗ đến các xưởng; cưa, xẻ gỗ; ra công làm ra các
sẳn phẩm đồ gỗ như bàn, ghế.
Câu 1 trang 89 Địa Lí lớp 4: Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
Trả lời:
Cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên:
- Cây trồng phổ biến là cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè,…
- Những vật nuôi chính ở Tây Nguyên là trâu, bò, voi.
Câu 2 trang 89 Địa Lí lớp 4:  Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu, em hãy cho biết việc trồng
cây công nghiệp có thuận lợi và khó khăn gì?
Trả lời:
Đất đai và khí hậu của Tây Nguyên ảnh hưởng đến việc trồng cây công:
- Thuận lợi: đất ba dan tơi xốp, phì nhiêu thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm; khí hạu nóng
ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Khó khăn: vào mùa khô, nắng nóng kéo dài gây thiếu nước cho các vùng trồng cây công nghiệp.
Câu 3 trang 89 Địa Lí lớp 4:  Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn nào để phát triển chăn
nuôi trâu, bò.
Trả lời:
Tây Nguyên có những thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu, bò: Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh
tốt thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu, bò.
Câu 1 trang 93 Địa Lí lớp 4: Nêu một số đặc điểm sông ở Tây Nguyên
Trả lời:
- Đặc điểm sông ở Tây Nguyên:
+ Tây nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông.
+ Sông lắm thác ghềnh do chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
- Lợi ích của sông ở Tây Nguyên:
+ Phát triển thủy điện.
+ Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Câu 2 trang 93 Địa Lí lớp 4:Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở tây Nguyên.
Trả lời:
- Rừng rậm nhiệt đới: những nơi có lượng mưa nhiều rừng rậm nhiệt đới phát triển. Trong rừng cây
cối phát triển xanh tốt thành nhiều tầng, nhiều tán.
- Rừng khộp: Nơi mùa khô kéo dài rừng khộp phát triển. Rừng rụng là váo mùa khô, cảnh rừng khộp
vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết.
Câu 3 trang 93 Địa Lí lớp 4: Tại sao lại phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng.
Trả lời:
Phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng:
- Việc khai thác rừng bừa bãi gay ảnh hưởng nghiêm trọng: mất rừng, xói mòn đất, gia tăng lũ lụt và
hạn hán, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Rừng có vai trò rất quan trọng đối với:
+ Rừng góp phần chống xói mòn đất, tăng độ che phủ rừng, hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nước, điều
hòa khí hậu…
+ Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ; có những thứ gỗ quý như : cẩm lai, giáng hương,
kền kền… Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây, song và các loại cây làm thuốc như sa nhân, hà thủ
ô… Rừng Tây Nguyên là xứ sở của nhiều thú quý như voi, bò rừng, tê giác, gấu đen…
Rừng đem lại nhiều lợi ích, vì vậy cần phải bảo vệ và khai thác hợp lí.
GIẢI SBT:
Bài 1 (trang 20 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng
   Đất đỏ ba dan tơi xốp, phì nhiêu thích hợp nhất cho việc:
Trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè, …)Bài 2 (trang 20 Vở bài tập Địa Lí lớp
4): Quan sát hình 1 trang 87 trong SGK, hãy điền tiếp vào chỗ trống trong bảng dưới đây:
Trồng trọt Một số cây trồng chính: Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè

Chăn nuôi Một số vật nuôi chính: bò, trâu, voi.

Bài 3 (trang 20 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Quan sát bảng số liệu trang 88, 89 rồi đánh dấu x vào ô
trống trước ý đúng
a) Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên là: Cà phê 
b) Nuôi và thuần dưỡng con vật nào sau đây là nghề truyền thống ở Tây Nguyên? Voi
Bài 4 (trang 21 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hãy gạch bỏ khung chữ có nội dung không đúng

Bài 5 (trang 21 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): a) Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu, hãy cho biết việc
trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì?
   b) Vẽ mũi tên nối các ô chữ ở cột A với các ô chữ ở cột B sao cho thích hợp để thể hiện mối quan hệ
giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
Lời giải:
   a) Thuận lợi: các cao nguyên ở Tây Nguyên được phủ đất ba dan: màu nâu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu,
thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm
   - Khó khăn: vào mùa khô nắng nóng kéo dài, nhiều nơi thiếu nước trầm trọng.
   b)

Bài 9: Thành phố Đà Lạt


Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 9 trang 93:  Dựa vào hình 1 bài 5 và vốn hiểu biết , em hãy trả lời
các câu hỏi sau:
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
+ Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét?
+ Em thử đoán xem ở độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào?
Trả lời:
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Đà Lạt ở độ cao khoảng 1500 mét so với mực nước biển.
+ Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 9 trang 95: - Chỉ vị trí hồ Xuân Hương và thác Cam Li trên hình
5.
- Quan sát hình 3, kể tên một số địa điểm du lịch ở Đà Lạt.
Trả lời:
Một số địa điểm du lịch ở Đà Lạt: hồ Xuân Hương, thác Cam Li, nhà thờ, chùa Linh Sơn, vườn hoa,

Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 9 trang 96:  Quan sát hình 4, em hãy kể tên một số loại rau và
hoa quả ở Đà Lạt
Trả lời:
Một số loại hoa quả ở Đà Lạt: cà chua, dâu tây, ớt, bắp cải, súp lơ, hoa hồng, lan, hoa cẩm tú cầu,…
Câu 1 trang 96 Địa Lí lớp 4: Chỉ vị trí của Đà Lạt trên bản đồ Địa lí Việt Nam.
Trả lời:
Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có độ cao trên 1500m so với mục nước biển.
Câu 2 trang 96 Địa Lí lớp 4: Đà Lạt đã có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành
phố du lịch và nghỉ mát?
Trả lời:
Đà Lạt đã có những điều kiện thuận lợi để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát
+ Đà Lạt có không khí mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp.
+ Nhiều công trình phụ vụ cho du lịch được xây dựng: nhà nghỉ, khách sạn, sân gôn…
Câu 3 trang 96 Địa Lí lớp 4: Tại sao ở Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
Trả lời:
Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh do:
+ Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm.
+ Đất đai màu mỡ thích hợp trồng các cây hoa, rau quả xứ lạnh.
GIẢI SBT:
Bài 1 (trang 24 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Điền từ thích hợp vào chỗ trống rồi vẽ mũi tên vào
sơ đồ dưới đây cho đúng
Lời giải:

Bài 2 (trang 25 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Gạch bỏ những khung chữ có nội dung không
đúng trong bảng dưới

Bài 3 (trang 25 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Kể tên một số loại hoa, quả, rau xứ lạnh ở Đà Lạt

Lời giải:   - Hoa: lan, hồng, cúc, lay-ơn, mi-mô-da, cẩm tú cầu, …

   - Quả, rau: bắp cải, súp lơ, cà chua, dâu tây, đào, …

Bài 10: Ôn tập


Câu 1 trang 97 Địa Lí lớp 4. Chỉ: dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan- xi –păng các cao nguyên ở Tây
Nguyên, Thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ: nằm giữa sông Hồng và sông Đà.
- Vị trí của đỉnh núi Phan-xi-păng là trên dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao là 3143m.
- Các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam ở Tây Nguyên: cao nguyên Kon –Tum, cao nguyên
Plây Ku, cao nguyên Đăk Lắk, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh.
- Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên
Câu 2 trang 97 Địa Lí lớp 4. Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên
Sơn và Tây Nguyên theo gợi ý ở bảng sau:
Đặc điểm Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên

Thiên nhiên - Định hình: Cao đồ sộ nhất cả - Định hình: là các cao
nước, nhiều đỉnh nhọn, sườn nguyên xếp tầng như Kon
dốc, thung lũng hẹp và sâu. Tum, Lâm Đồng, Lâm Viên,

- Khí hậu: ở những nơi cao
lạnh quanh năm. - Khí hậu: Mát mẻ quanh
năm.

Con người và - Dân tộc: Thái, Mông Dao,… - Dân tộc: Gia rai, Ê đê, Ba
các hoạt động na, Xơ đăng,…
sinh hoạt sản - Trang phục: Quần áo tự
xuất may, may thêu trang trí công - Trang phục: Nam đống
phu, màu sắc sặc sỡ… khố, nữ quấn khăn. Hoa văn
nhiều màu sắc, trang sức
- Lễ hội: bằng kim loại…
+ thời gian:thường vào mùa - Lễ hội:
xuân.
+ thời gian: mùa xuân, sau
+ tên một số lễ hội: hội choi mỗi vụ thu hoạch
núi mùa xuân, hội xuống
đồng,… + tên một số lễ hội: lễ hội
cồng chiên, đua voi, hội mùa
+ hoạt động trong lễ hội: thi xuân,..
hát, nms còn, mùa sạp,…
+ hoạt động trong lễ hội: hát,
- Trồng trọt: Lúa, ngô, chè, đua voi, uống rượi cần, chơi
rau… các loại nhạc cụ,..
- Nghề thủ công: dẹt may - Trồng trọt: cây công nghiệp
thêu, đan nát, đúc, rèn,… lâu năm.
- Khai thác khoáng sản: a-pa- - Chăn nuôi: Trâu, bò.
tit, đồng, chì kẽm,…
- Khai thác sức nước và
rừng: làm thủy điện và trồng
rừng,..
Câu 3 trang 97 Địa Lí lớp 4. Nêu đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ. Ở đây người ta đã làm gì
để phủ xanh đất trống đồi chọc.
- Đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ:
+ Vùng đồi đỉnh tròn sườn thoải xếp cạnh nhau như cái bát úp (còn gọi là vùng trung du).
+Các tỉnh trong vùng trung du: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
+ Vùng trung du Bắc Bộ có nét riêng biệt, mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền
núi. Đây cũng là nơi tổ tiên ta định cư từ rất sớm.
- Vùng trung du Bắc Bộ đã phủ xanh đất trống đồi núi trọc:
+ Giao đất giao rừng cho người dân trồng và chắm sóc rừng.
+ khuyến kích người dân trồng rừng phủ xanh đất trống.
+ Bảo vệ rừng.
GIẢI SBT:
Bài 1 (trang 22 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Quan sát hình 4 trang 90 trong SGK, hãy điền tiếp vào chỗ
trống trong bảng dưới đây:
Lời giải:
TT Tên sông Nơi bắt nguồn Nơi đổ ra

1 Sông Ba Cao nguyên Kon Tum Biển Đông

2 Sông Y-a-li Cao nguyên Kon Tum Sông Xê Xan

3 Sông Đray Hlinh Cao nguyên Đắk Lắk Sông Xrê Pôk
4 Sông Đồng Nai Cao nguyên Lâm Viên Biển Đông
Bài 2 (trang 22 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nối các ô chữ chỉ đặc điểm của rừng với mỗi vòng tròn cho
phù hợp.
Lời giải:

Bài 3 (trang 23 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước những ý đúng.
   Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên gồm:
X Khai thác rừng

X Trồng cây công nghiệp lâu năm

X Khai thác sức nước.


Bài 4 (trang 23 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Điền từ ngữ vào khung trống và vẽ mũi tên vào sơ đồ sau
đây cho phù hợp.
Lời giải:

Bài 5 (trang 24 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Quan sát hình 8, 9, 10 trang 92 SGK, nêu các công việc cần
phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
Lời giải:
   - Chặt cây.
   - Vận chuyển gỗ
   - Cưa, xẻ gỗ.
   - Đưa đến xưởng mộc làm ra các sản phẩm.
Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 11 trang 98:  Em hãy chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ
Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Trả lời:
Vị trí của đồng bằng Bắc Bộ: nằm phía Đông Bắc, nằm ở hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 11 trang 98: Quan sát hình 1, em hãy tìm sông Hồng và sông Thái
Bình và một số sông khác của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ.
Trả lời:
Sông Hồng và sông Thái Bình là 2 hệ thống sông chính ở miền Bắc nước ta.
Một số sông khác của đồng bằng Bắc Bộ: sông Cầu, sông Đáy, sông Đuống.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 11 trang 99: Em hãy cho biết đê có tác dụng gì?
Trả lời:
Tác dụng của đê là hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt ở đồng bằng.
Câu 1 trang 100 Địa Lí lớp 4: Đồng bằng Bắc Bộ có những sông nào bồi đắp nên?
Trả lời:
Đồng bằng Bắc Bộ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên.
Câu 2 trang 100 Địa Lí lớp 4: Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ.
Trả lời:
Đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:
- Là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 nước ta. Địa hình thấp, khá bằng phẳng.
- Sông ngòi dày đặc.
- Có hệ thống đê ngăn lũ.
Bài 12: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 12 trang 101:  Dựa vào hình 2, 3, 4 và vốn hiểu biết của mình, em
hãy:
+ Mô tả về trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Kể tên một số hoạt động trong lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ.
Trả lời:
+ Trang phục của người dân đồng bằng Bắc Bộ gọn gàng, dễ mặc, phù hợp với văn hóa lúa nước.
Trang phục của phụ nữ thướt tha, nhẹ nhàng. Vào các ngày lễ hội người dân ăn mặc các trang phục
truyền thống: đàn ông mặc áo the, đội khăn xếp, phụ nữ mặc áo tứ thân,…
+ một số hoạt động trong lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ: hội tổ chức tế lễ, hoạt động vui chơi giả trí như
đấu cờ người, thi nấu cơm, giã gạo, hát trao duyên,…
Câu 1 trang 103 Địa Lí lớp 4:  Em hãy kể tên nhà ở và làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc
Bộ.
Trả lời:
Nhà ở được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân vườn ao,... Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ sống
thành từng làng với nhiều ngôi nhà quâm quần bên nhau.
Làng Việt cổ thường có lũy tre bao bọc. Mỗi làng có một ngôi đình thờ Thành hoàng, đình là nơi diễn
ra các hoạt đông chung của dân làng. Một số làng còn có đền, chùa, miếu. Ngày nay làng có nhiều
thay đổi.
Câu 2 trang 103 Địa Lí lớp 4: Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? Để
làm gì? Trong lễ hội có những hoạt động nào?
Trả lời:
Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu. Để cầu cho một năm mới mạnh
khỏe, mùa màng bội thu. Trong lễ hội tổ chức tế lễ, hoạt động vui chơi giả trí như đấu cờ người, thi
nấu cơm, giã gạo, hát trao duyên,…
Câu 3 trang 103 Địa Lí lớp 4: Kể tên những lễ hội nổi tiếng ở Đồng bằng Bắc Bộ mà em biết.
Trả lời:
Lễ hội nổi tiếng ở Đồng bằng Bắc Bộ: Hội Lim, hội chùa Hương, Hội Gióng, hội đên Trần, lẽ hội
đồng bằng,..
GIẢI SBT:
Bài 1 (trang 30 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất.
   Đồng bằng Bắc Bộ là nơi có dân cư:

Đông đúc nhất nước ta.


Bài 2 (trang 30 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng.
Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là: Người Kinh. Bài 3 (trang 30 Vở bài tập Địa Lí lớp
4): Em hãy nêu đặc điểm nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
   - Nhà được xây dựng chắc chắn, xung quanh có vườn, sân, ao, …
Bài 4 (trang 30 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Em hãy mô tả trang phục truyền thống của người Kinh ở
đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
   - Nam: quần trắng, áo dài, đầu đội khăn xếp.
   - Nữ: váy đen, áo dài tứ thân, bên trong mặc yếm, lưng thắt khăn lụa, đầu vấn tóc.
Bài 5 (trang 31 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Vì sao nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ thường
được xây dựng chắc chắn.
Lời giải:
   - Do vào mùa hạ, mưa nhiều nước sông dâng cao gây ngập lụt, người dân xây nhà chắc chắn để
phòng tránh bão lũ.

Bài 13-14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 13-14 trang 103:  Quan sát hình dưới đây, em hãy kể các công
việc phải làm trong việc sản xuất lúa gạo.
Trả lời:
Để có những hạt gạo ngon, người nông dân phải làm rất nhiều công đoạn: làm đất, gieo mạ, nhổ mạ,
cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 13-14 trang 105:  Quan sát vào bảng số liệu dưới đây, em hãy cho
biết Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ trung bình dưới 20ºC? Đó là những tháng nào?
Trả lời:
Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20ºC. Đó là những tháng: 12, 1, 2.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 13-14 trang 105: Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng
bằng Bắc Bộ.
Trả lời:
Loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ: su hào, bắp cải, súp lơ, xà lách, cà chua,…
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 13-14 trang 106:  Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công
nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà em biết.
Trả lời:
Một số làng nghề và sản phẩm thủ công:
+ Làng gốm Bát Tràng nổi tiếng với đồ gốm.
+ Làng tranh Đông Hồ nổi tiếng với tranh dân gian.
+ Làng Vạn Phúc Hà Đông nổi tiếng với sản phẩm lụa.
+ Làng Đồng Kị Bắc Ninh nổi tiếng với nghề đúc đồng.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 13-14 trang 106: Quan sát hình bên, em hãy nêu thứ tự các công
đoạn tạo ra sản phẩm gốm.
Trả lời:
Thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm: Nhào đất vào tạo dáng cho gốm, phơi gốm,vẽ hoa văn,
tráng men, nung gốm, trưng bày các sản phẩm gốm đã hoàn thiện.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 13-14 trang 108:  Quan sát hình trên em hãy miêu tả cảnh chợ
phiên.
Trả lời:
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán tấp nập. Hàng hóa ở chở phiên
phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phụ vụ
nhu cầu của người dân. Nhìn vào các mặt hàng ở chợ phiên, ta có thể biết được người dân địa phương
sống chủ yếu bằng nghề gì.
Câu 1 trang 105 Địa Lí lớp 4: Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ.
Trả lời:
Cây trồng vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Cây trồng: lúa nước, ngô, khoai, cây ăn quả, các cây rau xứ lạnh, …
+ Vật nuôi: lợn, gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản…
Câu 2 trang 105 Địa Lí lớp 4: Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
Trả lời:
Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Có đất phù sa màu mỡ.
+ Nguồn nước dồi dào.
Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăn sóc lúa.
Câu 3 trang 105 Địa Lí lớp 4: Em hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo
của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Trả lời:
Thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ: làm đất, gieo
mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc.
Câu 1 trang 109 Địa Lí lớp 4: Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Trả lời:
Một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ: gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ, lụa Vạn
Phúc Hà Đông , Đcs đồng ở Đồng Kị Bắc Ninh, …
Câu 2 trang 109 Địa Lí lớp 4: Em hãy kể tên các bước làm ra một sản phẩm gốm.
Trả lời:
Thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm: Nhào đất vào tạo dáng cho gốm, phơi gốm,vẽ hoa văn,
tráng men, nung gốm, trưng bày các sản phẩm gốm đã hoàn thiện.
Câu 3 trang 109 Địa Lí lớp 4:Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Trả lời:
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán tấp nập. Hàng hóa ở chở phiên
phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phụ vụ
nhu cầu của người dân. Nhìn vào các mặt hàng ở chợ phiên, ta có thể biết được người dân địa phương
sống chủ yếu bằng nghề gì. Chợ phiên của các địa phương gần nhau thường không trùng nhau, nhằm
thu hút được nhiều người dân đến chợ mua bán.
GIẢI SBT:
SBT BÀI 13:
Bài 1 (trang 31 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ mấy của nước ta?
LỚN THỨ 2
Bài 2 (trang 31 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Kể tên các cây trồng, vật nuôi có nhiều ở đồng bằng Bắc
Bộ.
Lời giải:
   - Trồng lúa gạo, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả.
   - Nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, tôm. Nơi nuôi lợn, gà , vịt nhiều nhất nước ta.
Bài 3 (trang 31 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Dựa vào bảng số liệu trang 105 SGK, em hãy cho biết Hà
Nội có mùa đông lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 200C) vào những tháng nào?
Lời giải:
   - Tháng 12, 1 và 2.
Bài 4 (trang 31 Vở bài tập Địa Lí lớp 4):
   Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất.
   Nguyên nhân làm cho đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn của nước ta là:
Lời giải:
Đồng bằng lớn thứ hai của cả nước

Đất phù sa màu mỡ

Nguồn nước dồi dào

Người dân nhiều kinh nghiệm trồng lúa

X Tất cả các ý trên


Bài 5 (trang 32 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Sắp xếp các hình dưới đây theo thứ tự các công việc phải
làm trong việc sản xuất lúa gạo rồi ghi vào dòng trống ở cuối các hình:
Lời giải:
- Làm đất- Gieo mạ- Nhổ mạ- Cấy lúa- Chăm sóc lúa- Gặt lúa- Tuốt lúa- Phơi thóc
SBT BÀI 14:
Bài 1 (trang 33 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Kể tên một số nghề thủ công truyền thống của người dân
đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
   - Lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Xâm, …
Bài 2 (trang 34 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hãy nối các địa danh ở cột A với các sản phẩm ở cột B sao
cho đúng
Lời giải:

Bài 3 (trang 34 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hãy điền vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước
câu sai, khi nói về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
Đ Chợ phiên là nơi có hoạt động mua, bán tấp nập.

Đ Chợ phiên thường có rất đông người

S Hàng hóa bán ở chợ phần lớn là hang mang từ nơi khác tới.

S Chợ phiên ở các địa phương có ngày trùng nhau

Đ Chợ phiên ở các địa phương gần nhau thường không trùng nhau để thu hút
nhiều người đến chợ mua bán
Bài 4 (trang 34 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Sắp xếp các hình dưới đây theo thứ tự các công việc của
quá trình làm ra sản phẩm gốm rồi ghi vào dòng trống ở cuối các hình.
Lời giải:
   - Nhào đất và tạo dáng cho gốm.
   - Phơi gốm
   - Vẽ hoa văn.
   - Tráng men.
   - Nung gốm.
   - Các sản phẩm gốm.
Bài 15: Thủ đô Hà Nội
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 15 trang 109: Quan sát hình 1, em hãy:
+ Chỉ vị trí của Hà Nội trên lược đồ và cho biết Hà Nội giáp những tỉnh nào?
+ Cho biết từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại hình giao thông vận tải nào?
Trả lời:
+ Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Hà Nội giáp những tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình.
+ Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại hình giao thông vận tải: Đường ô tô, đường sắt,
đường sông, đường hàng không.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 15 trang 109: Dựa vào kiến thức lịch sử, hãy cho biết Hà Nội được
chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào? Khi đó kinh đô được đặt tên là gì?
Trả lời:
Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm 1010. Khi đó kinh đô được đặt tên là Thăng Long.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 15 trang 110:  Quan sát hình 3, 4, em hãy cho biết khu phố cổ và
khu phố mới có gì khác nhau (về nhà cửa, đường phố,…)?
Trả lời:
Phố cổ Hà Nội Phố mới

Đặc điểm Nhà thấp, mái ngói. Nhiều ngôi


nhà cửa nhà cao tầng.
Kiến trúc cổ kính
Kiến trúc hiện
đại

Đường phố - Nhỏ, chật hẹp, yên tĩnh. - To rộng,


nhiều xe cộ đi
- Một số phố vẫn là nơi buôn bán tập nập và gắn lại.
với những hoạt động sản xuất buôn bán trước
đây ở phố đó.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 15 trang 111:  Quan sát hình dưới đây, chỉ ra hình ảnh thể hiện
Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kinh tế.
Trả lời:
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa hoạc lớn của nước ta:
+ Là nơi làm việc của các cơ qua lãnh đạo cao nhất của đất nước.
+ Nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tang, thư viện hàng đầu nước ta.
+ Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch lớn: Siêu thị, hệ thống ngân hàng, chợ, bưu điện,…
+ Là thủ đô nghìn năm tuổi với các di tích lịch sử nổi tiếng: Văn miếu Quốc tử giám, Hoàng thành
Thăng Long,…
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 15 trang 112:  Hãy kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử nổi tiếng của Hà Nội mà em biết.
Trả lời:
Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của Hà Nội: Hồ Gươm, Hồ Tây, Hoàng thành
Thăng Long, Văn miếu Quốc tử giám, Cột cờ Hà Nội, đền Ngọc Sơn, Lăng Bác, phố cổ, làng cổ
Đường Lâm…
Câu 1 trang 112 Địa Lí lớp 4:  Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ hành chính của Việt
Nam.
Trả lời:
Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Hà Nội giáp những tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Bắc
Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình.
Câu 2 trang 112 Địa Lí lớp 4:  Nêu những ví dụ cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa, khoa học lớn của nước ta.
Trả lời:
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa hoạc lớn của nước ta:
+ Là nơi làm việc của các cơ qua lãnh đạo cao nhất của đất nước.
+ Nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tang, thư viện hàng đầu nước ta.
+ Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch lớn: Siêu thị, hệ thống ngân hàng, chợ, bưu điện,…
+ Là thủ đô nghìn năm tuổi với các di tích lịch sử nổi tiếng: Văn miếu Quốc tử giám, Hoàng thành
Thăng Long,…
Câu 3 trang 112 Địa Lí lớp 4: Hãy nêu một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Hà Nội.
Trả lời:
Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của Hà Nội: Hồ Gươm, Hồ Tây, Hoàng thành
Thăng Long, Văn miếu Quốc tử giám, Cột cờ Hà Nội, đền Ngọc Sơn, Lăng Bác, phố cổ, làng cổ
Đường Lâm…
GIẢI BÀI TẬP:
Bài 1 (trang 36 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Dựa vào lược đồ dưới đây: Em hãy:
   a) Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất
   b) Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng những loại hình giao thông nào?
Lời giải:
   a) Hà Nội ở:

Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có sông Hồng chảy qua.
   b) Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng đường sắt, đường ô tô, đường sân bay.
Bài 2 (trang 36 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Gạch chân các ý nói về vị trí và đặc điểm của khu phố cổ ở
Hà Nội.
Lời giải:

Bài 3 (trang 37 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Dựa vào SGK, em hãy điền tiếp nội dung vào chỗ trống
dưới đây để thể hiện Hà Nội là:
Lời giải:
   - Trung tâm chính trị lớn nhất đất nước: nơi làm việc các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
   - Trung tâm chính trị lớn nhất đất nước: nơi làm việc các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
   - Trung tâm kinh tế lớn: các nhà máy, khu công nghệ cao, làng nghề, ... Nhiều trung tâm thương mại,
chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện.
Bài 16: Thành phố Hải Phòng
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 16 trang 113: Quan sát hình 1, em hãy:
+ Chỉ vị trí của Hải Phòng trên lược đồ và cho biết Hải Phòng tiếp giáp với các tỉnh nào?
+ Cho biết từ Hải Phòng có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại hình giao thông vận tải nào?
Trả lời:
+ Hải Phòng là một tỉnh ven biển của đồng bằng Bắc Bộ. Hải Phòng tiếp giáp với các tỉnh: Phía Bắc
giáp Quảng Ninh, phía tây giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
+ Từ Hải Phòng có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường
hàng không, đường sông, đường biển, đường sắt.
Câu 1 trang 115 Địa Lí lớp 4:  Tìm và xác định vị trí của Hải phòng trên bản đồ hành chính Việt
Nam.
Trả lời:
Hải Phòng là một tỉnh ven biển của đồng bằng Bắc Bộ. Hải Phòng tiếp giáp với các tỉnh: Phía Bắc
giáp Quảng Ninh, phía tây giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
Câu 2 trang 115 Địa Lí lớp 4: Kể tên một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển,
một trung tâm du lịch lớn của nước ta.
Trả lời:
- Điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển lớn của nước ta:
+ Cảng Hải Phòng cách bờ biểm 20 km, thuận lợi cho việc ra vào, neo đậu các tàu biển
+ Bãi và kho chứa hàng rộng, nhiều phương tiện vận chuyển.
- điều kiện để Hải Phòng trở thành một trung tâm du lịch lớn của nước ta:
+ nhiều bãi biển đẹp: Đồ Sơn, đảo Cát Bà…Nhiều thắng cảnh đẹp và hàng động kì thú.
+ Các lễ hội: chọi trâu, đua thuyền,…
+ Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ phụ vụ khách du lịch tiện nghi.
Câu 3 trang 115 Địa Lí lớp 4: Nêu các sản phẩm của công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng.
Trả lời:
Các sản phẩm của công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng: ca nô, sà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu trở
khách trên sông và trên biển,…
GIẢI SBT:
Bài 1 (trang 39 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Dựa vào lược đồ dưới đây, em hãy cho biết Hải Phỏng có
phía đông, tây, bắc, nam giáo với những đâu?
Lời giải:
   Đông giáp biển Đông
   Tây giáp Hải Dương
   Bắc giáp Quảng Ninh
   Nam giáp Thái Bình
Bài 2 (trang 40 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nêu những điều kiện để Hải Phỏng trở thành cảng biển lớn.
Lời giải:
   - Cảng Hải Phòng nằm bên bờ sông Cấm, cách biển khoảng 20km, thuận tiện cho việc ra, vào và neo
đậu của tàu biển.
   - Có cầu tàu lớn để tàu cập bến, bãi rộng và nhà kho chứa hàng cùng nhiều phương tiện phục vụ cho
việc bốc dỡ, chuyển chở hàng được dễ dàng, nhanh chóng.
   - Thường xuyên có nhiều tàu trong nước và nước ngoài cập bến.
Bài 3 (trang 40 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Gạch bỏ khung chữ có nội dung không đúng khi nói về sản
phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng.
Lời giải:

Bài 4 (trang 40 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hải Phòng có những điều kiện nào để trở thành trung tâm
du lịch?
Lời giải:
   - Bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà với nhiều cảnh đẹp và hang động kì thú; các lễ hội chọi trâu, đua
thuyền trên biển
   - Những di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng cùng hệ thống khách sạn nhà nghỉ tiện nghi.

Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ


Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 17 trang 116:  Quan sát hình 2, em hãy xác định vi trí của đồng
bằng Nam Bộ, Đồng tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau
Trả lời:
- Đồng bằng Nam Bộ ở phía Nam nước ta.
- Các vùng Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau được ghi tên trong lược đồ.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 17 trang 117: Quan sát hình 2:
+Tìm về kể tên một số sông lớn và kênh rach của đồng bằng Nam Bộ.
+ Nêu và nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông?).
Trả lời:
+ sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé, sông Vàn Cỏ Đông, kênh Tháp Mười,
kênh Rạch Sỏi, kênh Phụng Hiệp,…
+ đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc.
Câu 1 trang 118 Địa Lí lớp 4:  Đồng bằng Nam Bộ nằm phía nào của nước ta? Do phù sa các
sông nào bồi đắp nên?
Trả lời:
Đồng bằng Nam bộ ở phía nam nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Kông và sông Đồng Nai bồi
đắp.
Câu 2 trang 118 Địa Lí lớp 4: Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
Trả lời:
Một số đặc điểm tự nhiên đồng bằng Nam Bộ:
+ đồng bằng lớn nhất nước ta. Đất phù sa màu mỡ, đất phèn, đất mặn.
+ sông ngòi dày đặc, sông có 2 mùa là mùa lũ và mùa cạn.
Câu 3 trang 118 Địa Lí lớp 4: Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam: sông Tiền, sông Hậu,
sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và các vùng: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
Trả lời:
+ Dựa vào chú giải chỉ ra các con sông của vùng đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng
Nai, sông Sài Gòn.
+ Các vùng: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
GIẢI SBT:
Bài 2 (trang 40 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất. a) Đồng bằng
Nam Bộ do các hệ thống sông nào bồi đắp nên? Sông Mê Công và sông Đồng Nai.
  b) Những loại đất nào có nhiều ở đồng bằng Nam Bộ?
Đất phù sa, đất mặn, đất phèn.
Đất phù sa, đất mặn, đất phèn.
X
Bài 3 (trang 40 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hãy điền vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước
câu sai.
Lời giải:
Đ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta.

Đ Diện tích của đồng bằng Nam Bộ lớn gấp gần ba lần đồng bằng Bắc Bộ

S Do đắp đê nên đồng bằng Nam Bộ có nhiều vùng trũng ngập nước như ở
Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
Bài 4 (trang 40 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nêu đặc điểm địa hình, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ.
Lời giải:
   - Là đồng bằng lớn nhất nước: có nhiều vùng trũng dễ ngập nước. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng
bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn.
   - Hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn và sông nhỏ bồi đắp.
Bài 5 (trang 40 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven
sông?
Lời giải:
   - Nước sông dâng cao chỉ làm một diện tích lớn.
   - Qua mùa lũ, đồng bằng được bồi them một lớp phù sa màu mỡ

Bài 18: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ


Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 18 trang 119:  Quan sát hình 1, em hãy cho biết nhà ở của người
dân thường phân bố ở đâu?
Trả lời:
Nhà ở của người dân thường phân bố ở ven các sông ngòi, kênh rạch.
Câu 1 trang 121 Địa Lí lớp 4: Kể tên một số dân tộc và một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam
Bộ.
Trả lời:
+ Một số dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa,…
+ Lễ hội nổi tiếng: Hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, hội xuân núi Bà, lễ tế thấn cá Ông (cá voi) cái làng
chài ven biển,…
Câu 2 trang 121 Địa Lí lớp 4: Nhà ở của người dân Nam bộ có đặc điểm gì?
Trả lời:
Người dân thường làm nhà dọc ven sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. Hiên nay có nhiều thay đổi,
nhiều ngôi nhà kiên cố được xây dựng.
Câu 3 trang 121 Địa Lí lớp 4:  Phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở đồng bằng sông Cửu
Long là gì? Vì sao?
Trả lời:
Phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long là xuồng, ghe. Do vùng có
mạng lưới sông ngoài dày đặc.
GIẢI SBT:
Bài 1 (trang 41 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng
Lời giải:
   a) Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam bộ chủ yếu là:
Người Kinh, Chăm, Hoa.  b) Ở Tây Nam bỘ người dân thường làm nhà: Dọc theo các sông ngòi, kênh
rạch. c) Phương tiện đi lại phổ biến của người dân miền Tây Nam Bộ là: Xuồng, ghe. Bài 2 (trang 41
Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hãy điền tên dưới mỗi hình sau cho đúng.
Lời giải:
   - Chùa của người Khơ-me
   - Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang)
   - Đua ghe Ngo trong lễ hội của đồng bào Khơ-me.
Bài 3 (trang 42 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nhà ở của người dân đồng bằng Nam Bộ có gì khác với
nhà ở của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Lời giải:
   - Người dân thường lập ấp, làm nhà ven sông, ngòi, kênh, rạch.
Bài 4 (trang 42 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Mô tả trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng
Nam Bộ.
Lời giải:
   - Quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
Bài 19-20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 19-20 trang 121:  Quan sát các hình dưới đây, kể tên theo thứ tự
các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ.
Trả lời:
Thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ:
a) Gặt lúa b) Tuốt lúa c) Phơi thóc d) Xay sát gạo và đóng bao e) Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 19-20 trang 122:  Quan sát hình dưới đây, kết hợp với vốn hiểu
biết của mình, em hãy kể tên các trái cây ở dồng bằng Nam Bộ.
Trả lời:
Các trái cây ở đồng bằng Nam Bộ: xoài, măng cụt, mãng cầu, sầu riêng,…
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 19-20 trang 125: Quan sát các hình trên, kể tên các sản phẩm
công nghiệp của đồng bằng Nam Bộ.
Trả lời:
Các sản phẩm công nghiệp của đồng bằng Nam Bộ: linh điện điện tử, điện, phân bón, thực phẩm, may
mặc, hàng tiêu dùng,…
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 19-20 trang 126:  Quan sát hình 9, em hãy mô tả về chợ nổi trên
sông.
Trả lời:
Chợ nổi trên sông là nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi thường họp ở những đoạn
sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của các xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Ở các chợ nổi, ngay từ sáng
sớm việc mua bán diễn ra tấp nập. các mặt hàng nhuwrau, quả, thịt , cá,….
Câu 1 trang 123 Địa Lí lớp 4:  Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành các
vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước.
Trả lời:
Những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành các vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn
nhất cả nước.
+ Đất phù sa màu mỡ.
+ khí hậu nóng ẩm.
+ sông ngòi dày đặc.
+ Biển có nhiều cá tôm.
+ người dân cần cù.
Câu 2 trang 123 Địa Lí lớp 4:  Nêu những ví dụ cho thấy đồng bằng nam Bộ là nơi sản xuất lúa
gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất nước ta
Trả lời:
- Là vùng xuất khẩu lớn nhất nước ta.
- Là vùng nổi tiếng với các loại trái cây: xoài, măng cụt, mãng cầu, sầu riêng,…
Câu 1 trang 126 Địa Lí lớp 4:  Nêu dẫn chứng cho thấy bằng đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp
phát triển nhất nước ta.
Trả lời:
- Hàng năm, đồng bằng Nam Bộ tạo ra hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
- Các ngành công nghiệp của vùng: khai thác dầu khí, sản xuất điện, hóa chất, phân bón, cao su, chế
tạo lương thực- thực phẩm, dệt, may mặc,..
Câu 2 trang 126 Địa Lí lớp 4:Hãy mô tả chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ.
Trả lời:
Chợ nổi trên sông là nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi thường họp ở những đoạn
sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của các xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Ở các chợ nổi, ngay từ sáng
sớm việc mua bán diễn ra tấp nập. các mặt hàng nhuwrau, quả, thịt , cá,….
GIẢI SBT:
SBT BÀI 19:
Bài 1 (trang 42 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nêu dẫn chứng cho thấy đồng bằng Nam Bộ là vùng sản
xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất nước ta.
Lời giải:
   - Nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩn, người dân cần cù lao động.
Bài 2 (trang 43 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Sắp xếp các hình dưới đây theo thứ tự của quy trình thu
hoạch và chế biến gạo xuất khẩu rồi ghi vào dòng trống ở cuối các hình:
Lời giải:
   - Gặt lúa
   - Tuốt lúa
   - Phơi thóc
   - Xay át gạo và đóng bao
   - Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu
Bài 3 (trang 44 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Gạch bỏ khung chữ có nội dung thể hiện loại trái cây
không có ở đồng bằng Nam Bộ.
Lời giải:

Bài 4 (trang 44 Vở bài tập Địa Lí lớp 4):Chọn ý điền vào các ô của sơ đồ dưới đây sao cho phù hợp.

SBT BÀI 20
Bài 1 (trang 45 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Em hãy kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng ở đồng
bằng Nam Bộ.
Lời giải:
   - Khai thác dầu khí.
   - Sản xuất điện. hóa chất, phân bón, cao su.
   - Chế biến lương thực thực phẩm.
   - Dệt, may mặc
Bài 2 (trang 45 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nêu dẫn chứng cho thấy đồng bằng Nam Bộ có công
nghiệp phát triển nhất nước ta.
Lời giải:
   - Nguồn nguyên liệu và lao động, lại đầu tư xây dựng nhiều nhà máy.
   - Tạo ra hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.
Bài 3 (trang 45 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Dựa vào hình dưới đây, em hãy viết một đoạn văn ngắn mô
tả về chợ nổi trên sông.
Lời giải:
   - Ngay từ sáng sớm, việc mua bán diễn ra tấp nập.
   - Mọi thứ hàng hóa như rau quả, thịt, cá, quần áo, … đều có thể mua bán trên xuồng, ghe.
Bài 4 (trang 46 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Điền tiếp các từ ngữ vào chỗ trống cho phù hợp.
Lời giải:
   - Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ
về. Việc mua bán ở các chợ nổi diễn ra thường uyễn. Các loại hàng hóa bán ở chợ là rau quả, thịt, cá,
quần áo, …
Bài 5 (trang 46 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Điền tiếp nội dung thích hợp vào các ô của sơ đồ dưới đây.
Lời giải:

Bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh


Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 21 trang 128: - Quan sát hình 1, em hãy cho biết:
+ Chỉ vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trên lược đồ và cho biết thành phố giáp những tỉnh nào?
+ Cho biết từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại hình giao thông vận tải
nào?
- Dựa vào bảng số liệu sau, em hãy so sánh về diện tích và số dân cuat Thành phố Hồ Chí Minh với
các thành phố khác
Trả lời:
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Sài Gòn. Thành phố tiêp giáp với các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
- Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại hình giao thông vận tải: đường
ô tô, đường hàng không, đường sông, đường biển, đường sắt.
- Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích là 2095 km2 lớn nhất trong các thành phố của nước ta, và cũng
là thành phố có số dân đông nhất.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 21 trang 129: Hãy kể tên các sản phẩm công nghiệp của thành
phố Hồ Chí Minh mà em biết.
Trả lời:
Sản phẩm công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh: Điện, dầu mỏ, khí đốt, gang thép, máy móc, thiết
bị, vật liệu xây dựng, quần áo, giày, thực phẩm, bánh kẹo, bia rượu,…
Câu 1 trang 130 Địa Lí lớp 4: Chỉ vị trí, giới hạn của Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ hành
chính Việt Nam.
Trả lời:
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Sài Gòn. Thành phố tiếp giáp với các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
- Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích là 2095 km2.
Câu 2 trang 130 Địa Lí lớp 4:  Em hãy kể tên các sản phẩm công nghiệp chính, một số nơi vui
chơi, giải trí của thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lời:
- Sản phẩm công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh: Điện, dầu mỏ, khí đốt, gang thép, máy móc,
thiết bị, vật liệu xây dựng, quần áo, giày, thực phẩm, bánh kẹo, bia rượu,…
- Khu vui chơi giải trí của Thành phố: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, phố hoa Nguyễn Huệ,…
GIẢI SBT:
Bài 1 (trang 46 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí ở đâu trên đất nước ta?
Lời giải:
   - Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nằm
bên sông Sài Gòn.
Bài 2 (trang 47 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Dựa vào lược đồ sau hãy cho biết Thành phố Hồ Chí Minh
có các phía đông, tây, nam, bắc giáo với những tỉnh nào?
Lời giải:
   - Đông giáp Đồng Nai
   - Nam giáp Tiền Giang và Long An.
   - Bắc giáp Bình Dương
   - Tây giáp Tây Ninh
Bài 3 (trang 48 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất.
   Thành phố Hồ Chí Mình là trung tâm công nghiệp:
Lớn nhất nước ta. Bài 4 (trang 48 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Dựa vào SGK, hãy nêu dẫn chứng thể
hiện Thành phố Hồ Chí Mình là:
Lời giải:
   a) Trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta: các ngành thành phố rất đa dạng: điện, luyện kim, cơ khí, điện
tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, … Hoạt động thương mại của thành phố cũng rất
phát triển với nhiều chợ và siêu thị lớn. Có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn là sân bay
cảng biển lớn bậc nhất cả nước.
   b) Trung tâm văn hóa, khoa học lớn: có nhiều viện nghiên cứu, trường đai học, …
Bài 5 (trang 48 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Dựa vào bảng số liệu ở trang 128 SGK, hãy so sánh diện
tích và số dân của Thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác.
Lời giải:
   - Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích lớn nhất so với các thành phố khác nhưng đồng thời mật độ
dân số cũng cao nhất.
Bài 22: Thành phố Cần Thơ
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 22 trang 131: Quan sát hình 1, em hãy:
+ Chỉ vị trí của thành phố Cần Thơ trên lược đồ và cho biết thành phố Cần Thơ giáp những tỉnh nào?
+ Cho biết từ thành phố này có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại hình giao thông vận tải nào?
Trả lời:
- Thành phố Cần Thơ nằm bên sông Hậu, ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Cần Thơ
giáp những tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang.
- Từ Thành phố Cần Thơ có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô,
đường hàng không, đường sông, đường sắt.
Câu 1 trang 133 Địa Lí lớp 4:  Chỉ vị trí, giới hạn của thành phố Cần Thơ trên bản đồ hành
chính Việt Nam.
Trả lời:
Thành phố Cần Thơ nằm bên sông Hậu, ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Cần Thơ
giáp những tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang.
Câu 2 trang 133 Địa Lí lớp 4: Nêu những dẫn chứng cho thấy thành phố Cần thơ là trung tâm
văn hóa và khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
- Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long là nơi tiếp nhận
các nông sản, thủy sản của vùng rồi xuất khẩu đi các vùng và các nước.
- Là nơi sản xuất các máy nông nghiệp, viện nghiên cứu tạo ra các gống lúa mới.
- Là nơi tập trung các trường đại học, cao đẳng lớn; nơi tham quan du lịch thu hút khách du lịch.
GIẢI SBT:
Bài 2 (trang 49 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng.
   Thành phố Cần Thơ có vị trí ở:
Lời giải:
X Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long
Bài 3 (trang 50 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Dựa vào SGK, hãy nêu dẫn chứng thể hiện thành phố Cần
Thơ là:
Lời giải:
   a) Trung tâm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long.
   - Là nơi tiếp nhận nông sản, thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long, rồi từ đó xuất đi các nơi
khác ở trong nước và thế giới.
   - Nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu.
   b) Trung tâm văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
   - Trường đại học Cần Thơ và các trường cao đẳng, các trung tâm dạy nghề đã và đang góp phần đào
tạo cho đồng bằng nhiều cán bộ khoa học – kĩ thuật, nhiều lao động có chuyên môn giỏi.
Bài 4 (trang 50 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Vì sao Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại trở thành trung
tâm kinh tế, văn hóa của đồng bằng sông Cửu Long?
Lời giải:
   - Do thành phố Cần Thơ nằm ở bên sông Hậu, ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lí
thuận lợi cho kinh tế cũng như văn hóa.
   - Là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất
khẩu.
Bài 23: Ôn tập
Câu 1 trang 134 Địa Lí lớp 4. Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, vị trí của:
- Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
- Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai.
Câu 2 trang 134 Địa Lí lớp 4. Nêu đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam
Bộ theo gợi ý sau:
Đặc Đồng bằng Bắc Bộ Đồng bằng Nam Bộ
điểm
tự
nhiên

Địa - Bằng phẳng, đang tiếp tục - đồng bằng có diện tích lớn nhất cả nước,
hình mở rộng về phía biển. diên lớn gấp 3 là đồng bằng Bắc Bộ. Phần Tây
tích chỉ bằng 1/3 diện tích Nam đồng bằng co nhiều vùng trũng gập
đồng bằng Nam Bộ. nước.

- Sông - Sông ngòi dày đặc. - Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng
ngòi chịt
- Vào mùa hạ, nước sông
dâng cao gây ngập lụt cho - Người dân nơi đây khồns đắp đê ven
đồng bằng nên ở đây có sông để ngăn lũ như ở đồng bằng Bắc
nhiều đê ngăn lũ. Bộ. Qua mùa lũ, đồng bằng được bồi
thêm một lớp phù sa màu mỡ. Những
- Người dân  đào nhiều tháng còn lại là mùa khô, mực nước sông
kênh, mương để tưới, tiêu hạ thấp. Vào mùa này, đồng bằng rất
nước cho đồng ruộng. thiếu nước ngọt.

Đất - Đất phù sa là chủ yếu. - Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng
đai Tuy nhiên, hệ thống đê làm còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải
cho phần lớn diện tích đất cải tạo.
không được bồi đắp thêm
phù sa hằng năm và tạo nên
nhiều vùng đất trũng.

Khí Khí hậu nhiệt đới ẩm gió Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh
hậu mùa có mùa đông lạnh. năm, hai mùa mưa khô rõ rệt.
Câu 3 trang 134 Địa Lí lớp 4. Hãy đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng câu nào sai? Vì sao?
a) Đồng bằng Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta.
b) Đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất nhiều thủy sản nhất nước ta.
c) Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất và dân số đông nhất nước ta.
d) Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
Trả lời:
a) Sai. Vì Đồng bằng Bắc Bộ là nơi sản xuất lúa gạo đứng thứ 2 nước ta sau đồng bằng Nam Bộ.
b) Đúng. Do vùng có nhiều điều kiện để sản xuất thủy sản.
c) Sai. Vì Thành phố Hà Nội có diện tích và dân số nhỏ hơn Thành phố Hồ chí Minh.
d) Đúng. Vì Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
GIẢI SBT:
Bài 2 (trang 52 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hoàn thành bảng sau:
Lời giải:
Bài 3 (trang 52 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Gạch bỏ khung chữ có nội dung không đúng:

Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung


Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 24 trang 135: Quan sát hình 1, em hãy đọc tên các đồng bằng
duyên hải miền trung theo thứ tự từ Bắc và Nam.
Trả lời:
Các đồng bằng duyên hải miền trung theo thứ tự từ Bắc và Nam: đồng bằng Thanh- Nghệ - Tĩnh, đồng
bằng Bình- Trị- Thiên, đồng bằng Nam- Ngãi, đồng bằng Phú Yên- Khánh Hòa, đồng bằng Ninh
Thuận – Bình Thuận.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 24 trang 136:  Quan sát hình 2, đọc tên các đầm phá ở Thừa
Thiên Huế.
Trả lời:
Đầm phá ở Thừa Thiên Huế: Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 24 trang 136: Dựa vào hình 1, em hãy:
+ Chỉ dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân.
+ Đọc tên 2 thành phố phía bắc và phía nam của dãy Bạch Mã.
Trả lời:
+ dãy Bạch Mã là dãy núi đam ra biển, ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đã Nẵng.
Đèo Hải Vân nằm trân dãy Bạc Mã
+ Phía Bắc dãy Bạch Mã là thành phố Huế, phía Nam dãy Bạch Mã là thành phố Đà Nẵng.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 24 trang 136: Quan sát hình 4, mô tả đoạn đường núi vượt trên cao
đèo Hải Vân.
Trả lời:
Đoạn đường núi vượt trên đèo Hải Vân rất hiểm trở, quanh co, một bên là núi núi bên là vực sâu,
đường hẹp chỉ có hai làn xe.
Câu 1 trang 137 Địa Lí lớp 4: Dựa vào hình 1, em hãy kể tên các đồng bằng theo thức tự từ Nam
ra Bắc.
Trả lời:
Các đồng bằng theo thứ tự từ Nam ra Bắc: đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận, đồng bằng Phú Yên-
Khánh Hòa, đồng bằng Nam- Ngãi, đồng bằng Bình- Trị- Thiên, đồng bằng Thanh- Nghệ - Tĩnh.
Câu 2 trang 137 Địa Lí lớp 4: Ghi vào vở rồi đánh dấu X vào ô trống ý em cho là đúng nhất:
Đồng bằng Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì:
Đồng bằng nằm ở ven biển.
Đồng bằng có nhiều cồn cát.
Đồng bằng có nhiều đầm phá.
Núi lan ra sát biển.
Trả lời:
Đồng bằng Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì: Núi lan ra sát biển.
Câu 3 trang 137 Địa Lí lớp 4: Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.
Trả lời:
Đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ vào mùa hạ, đồng bằng miền Trung ít mưa, không khí khô nóng.
+ cuối năm thường mưa lớn và bão gâp ngật lụt.
GIẢI SBT:
Bài 1 (trang 53 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Quan sát hình 1 trang 135 trong SGK, hãy sắp xếp các đồng
bằng duyên hải miền Trung vào các ô trống sau theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

   Đ.B Thanh - Nghệ - Tĩnh


   Đ.B Bình – Trị - Thiên
   Đ.B Nam – Ngãi
   Đ.B Bình Phú – Khánh Hòa
   Đ.B Ninh thuận – Bình Thuạn
Bài 2 (trang 53 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất.
   Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì:
Lời giải:
Núi lan sát ra biểnBài 3 (trang 53 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Gạch bỏ khung chữ có nội dung không
đúng
Lời giải:

Bài 5 (trang 54 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hãy nêu những khó khăn do thiên nhiên gây ra làm ảnh
hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân ở duyên hải miền Trung.
Lời giải:
   - Vào mùa hạ, đồng bằng miền Trung mưa ít, không khí khô, nóng làm đồng ruộng nứt nẻ, sông hồ
cạn nước.
   - Những tháng cuối năm thường có mưa lớn và bão. Mưa bão làm nước sông dâng lên đột ngột,
ruộng đồng bị ngập lụt, nhà cửa, đường giao thông bị phá hoại, gây thiệt hại về người và của.

Bài 25-26: Người dân và hoạt động sản xuất của đồng bằng duyên hải miền Trung
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 25-26 trang 138: Quan sát hình 1 và 2, nhận xét trang phụ của
phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh.
Trả lời:
Trang phục của phụ nữ Chăm và Kinh kín đáo, thướt tha, màu sắc tươi, hài hòa với truyền thống Việt
Nam. Hai trang phục có phụ đi kèm như nón lá, khăn,…
Trang phục của phụ nữ Chăm và trang phục của phụ nữ Kinh đều mang vẻ đẹp truyền thống của dân
tộc mình.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 25-26 trang 139: Quan sát các hình ảnh sau, em hãy sắp xếp các
hình theo nhóm ngành sản xuất cho phù hợp: trồng trọt; chăn nuôi; nôi trồng, đánh bắt thủy
sản; các ngành khác.
Trả lời:
- Nhóm nghành trồng trọt:
+ Hình 4. Cánh đồng mía
+ Hình 5. Cánh đồng lúa.
- Nhóm ngành chăn nuôi:
+ Hình 6. Chăn nuôi gia súc.
- Nhóm ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản:
+ Hình 3. Đầm nuôi tôm công nghiệp.
+ Hình 8. Làng chài.
- Nhóm ngành khác: Hình 7. Cánh đồng muối.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 25-26 trang 140:  Đọc bảng dưới đây, giải thích vì sao đồng bằng
duyên hải miền trung lại có các hoạt động sản xuất trên.
Trả lời:
Do vùng có điền kiện để phát triển các ngành sản xuất trên:
- Nhóm ngành trồng trọt: Đất phù sa màu mỡ, đất pha cát; khí hậu nóng ẩm thích hợp cho các cây
trồng sinh trưởng và phát triển.
- Nhóm ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:
+ có vùng biển, sông, đầm phá nhiều thủy hải sản.
+ người dân có kinh nghiệp trong nuôi trông, đánh bắt và chế biến thủy hải sản.
- Nghề khác như làm muối:
+ nước biển mặn
+ khí hậu nóng khô vào mua hè, nhiều nắng.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 25-26 trang 142:  Hãy kể tên một số bãi biển nổi tiếng ở miền
Trung mà em biết.
Trả lời:
Bãi biển ở miền Trung: Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Thuận An, Mĩ Kê, Nha Trang, Mũi Né,…
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 25-26 trang 142:
- Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng
mới, sửa chữa tày thuyền ở duyên hải miền Trung?
- Dựa vào hình 11, em hãy cho biết một số công việc để sản xuất đường từ cây mía.
Trả lời:
- Có thể xây dựng nhà máy đường ở duyên hải miền Trung do vùng có diện tích trồng mía lớn nên
việc xây dựng các nhà máy đường trong vùng giúp chế biến mía, thúc đẩy hoạt động trông mía phát
triển.
- Có thể xây dựng các nhà máy đóng mới, sửa chữa tày thuyền ở duyên hải miền Trung do vùng phát
triển mạnh hoạt động khai thác thủy sản nên nhu cầu về đóng mới và sửa chữa phương tiện tàu thuyền
rất cần thiết.
- Một số công việc để sản xuất đường từ cây mía: Thu hoạch mía, vận chuyển mía, sản xuất đường
thô, sản xuất đường kết tinh, đóng gói sản xuất.
Câu 1 trang 140 Địa Lí lớp 4: Kể tên một số dân tộc ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
Trả lời:
Một số dân tộc ở đồng bằng duyên hải miền Trung: người Kinh, người Chăm, người Tà- ôi,…
Câu 2 trang 140 Địa Lí lớp 4:  Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại
trồng mía, lạc và làm muối.
Trả lời:
Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng mía, lạc và làm muối do vùng có nhiều điều
kiện thuận lợi:
- Trồng lạc và mía:
+ đất pha cát;
+ khí hậu nóng ẩm
- Nghề làm muối:
+ nước biển mặn
+ khí hậu nóng khô vào mua hè, nhiều nắng.
Câu 1 trang 144 Địa Lí lớp 4:  Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến thăm quan miền
Trung?
Trả lời:
Ngày càng có nhiều khách du lịch đến thăm quan miền Trung:
+ vùng có nhiều phong cảnh, bãi biển đẹp: Bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Nha Trang,…ngoài ra có nhiều
di tích lịch sử như cố đô Huế, phố cổ Hội An,..
+ Hệ thống các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, các dịch vụ du lịch… ngày càng đa dạng và hoàn
thiện thu hút khách du lịch.
Câu 2 trang 144 Địa Lí lớp 4:  Kể tên một số ngành công nghiệp có ở các tỉnh duyên hải miền
Trung.
Trả lời:
Một số ngành công nghiệp ở duyên hải miền Trung: công nghiệp đường; công nghiệp đóng mới, sửa
chữa tày thuyền; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến lương thực- thực phẩm,…
Câu 3 trang 144 Địa Lí lớp 4: Nêu thứ tự các công việc trong sản xuất đường mía.
Trả lời:
Thứ tự các công việc trong sản xuất đường mía: Trồng mía, thu hoạch mía, vận chuyển mía, sản xuất
đường thô, sản xuất đường kết tinh, đóng gói sản xuất
GIẢI SBT:
SBT BÀI 25:
Bài 1 (trang 55 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng
   Ở duyên hải miền Trung: Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
Bài 2 (trang 55 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Quan sát các hình 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 139 trong SGK, hãy
điền tên các hoạt động sản xuất tương ứng vơi các hình vào bảng sau:
Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng, đánh bắt thủy Ngành khác
sản

Trồng mía, trồng Chăn bò, Nuôi tôm, làng chài Sản xuất
lúa. trâu. muối
Bài 3 (trang 55 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Chọn các từ ngữ trong khung để điền vào chỗ trống trong
bảng sau:
Lời giải:
Tên hoạt động sản Một số điều kiện cần thiết để sản xuất
xuất

Làm muối Nước biển mặn, nhiều nắng

Nuôi trồng, đánh bắt Biển, đầm phá, sông; người dân có kinh nghiệm nuôi
thủy sản trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản

Trồng mía, lạc Đất cát pha, khí hậu nóng

Trồng lúa. Đất phù sa tương đối màu mỡ, khí hậu nóng ẩm
Bài 4 (trang 56 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Điền tên dân tộc Kinh và dân tộc Chăm dưới các hình sau
cho đúng:
Lời giải:
   1. Dân tộc Kinh
   2. Dân tộc Chăm.
SBT Bài 26:
Bài 1 (trang 56 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất
của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
   Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng. Khai thác a-pa-tít
Bài 2 (trang 56 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nối các ô chữ chỉ điều kiện để phát triển du lịch ở duyên
hải miền Trung với vòng tròn ở giữa.
Lời giải:

Bài 3 (trang 57 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Dựa vào SGK trang 141 và vốn hiểu biết, em hãy kể một
số điểm du lịch ở duyên hải miền Trung và điền vào bảng sau:
Lời giải:
TT Địa điểm du lịch Thuộc tỉnh (Thành phố)

1 Nha Trang Khánh Hòa

2 Sầm Sơn Thanh Hóa

3 Non Nước Đà Nẵng

4 Nha Trang Khánh Hòa

5 Mũi Né Bình Thuận


   - Sầm Sơn (Thanh Hóa).
   - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế)
   - Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng)
   - Nha Trang (Khánh Hòa)
Bài 4 (trang 57 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hãy vẽ mũi tên nối các ô với nhau sao cho thích hợp để thể
hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền
Trung.
Lời giải:
Bài 5 (trang 58 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hãy kể về một lễ hội ở duyên hải miền Trung mà em biết
(qua đài, báo, ti vi, …).
Lời giải:
   Lễ hội cầu Ngư.    Đây là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm, để
tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc
Thanh Hoá có công dạy cho dân nghèo đánh cá và buôn bán ghe mành. Thường cứ ba năm một lần,
làng tổ chức đại lễ rất linh đình, có tổ chức các trò mô tả những sinh hoạt của nghề đánh cá, trong đó
có "bủa lưới" mang ý nghĩa trình nghề, khắc họa đậm nét ghi lễ dân gian của cư dân vùng ven biển.

Bài 27: Thành phố Huế


Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 27 trang 145:  - Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồ
thành phố Huế, em hãy cho biết: Thành phố Huế thuộc tỉnh nào? Nêu tên dòng sông chảy qua
thành phố Huế.
- Quan sát hình 1, các ảnh trong bài và kiến thức của mình, em hãy kể tên các công trình kiến trúc cổ
kính của Huế.
Trả lời:
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên dòng sông chảy qua thành phố Huế là sông Hương.
- Các công trình kiến trúc cổ kính của Huế: Lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén, Kinh thành Huế, Thành
Châu Hóa, Chùa Thiên Mụ.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 27 trang 145:
- Quan sát hình 1, em hãy cho biết nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa
điểm du lịch nào của thành phố Huế.
- Quan sát các hình ảnh trong bài, em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp của thành phố Huế.
Trả lời:
- Nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố
Huế: Thành Châu Hóa, nhà lưu niệm Bác Hồ, Kinh thành Huế, chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền, Chùa
Thiên Mụ, Lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén.
- Mô tả cầu Trường Tiền
Cầu Trường Tiền Được coi là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng nhất của Huế. Cố đô
Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới; thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình
ảnh rạng ngời, tiêu biểu. Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn
và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của
dòng sông Hương. Cầu Trường Tiền in sâu trong lòng mỗi người dân nơi đây và cả những du khách
như một biểu tượng của đất Cố đô.
Câu 1 trang 146 Địa Lí lớp 4: Tìm vị trí thành phố Huế trên bản đồ hành chính Việt Nam.
Trả lời:
Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên dòng sông chảy qua thành phố Huế là sông Hương.
Câu 2 trang 146 Địa Lí lớp 4: Những địa danh nào dưới đây là của thành phố Huế: Chợ Đông
Ba, chợ Bến Thành, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hồng, sông Hương, cầu Trường Tiền, hồ Hoàn
Kiếm, núi Ngự Bình.
Trả lời:
Những địa danh là của thành phố Huế: Chợ Đông Ba, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hương, cầu
Trường Tiền, núi Ngự Bình.
Câu 3 trang 146 Địa Lí lớp 4:Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch.
Trả lời:
Thành phố Huế nổi tiếng với các điểm du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước:
Chợ Đông Ba, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hương, cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, Điện Hòn Chén,
Kinh thành Huế, Thành Châu Hóa, Chùa Thiên Mụ….
GIẢI SBT:
Bài 2 (trang 58 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng.
   Thành phố Huế thuộc tỉnh nào?
Bài 3 (trang 59 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Dựa vào lược đồ thành phố Huế trong SGK, em hãy cho
biết nếu đi từ điện Hòn Chén xuôi theo dòng sông Hương ra biển, chúng ta có thể tham quan các địa
điểm du lịch nổi tiếng nào?
Lời giải:
   - Từ Điện Hòn Chén xuôi sông Hương ra biển ta có thể thăm Lăng Tự Đức, núi Ngự Bình, kinh
thành Huế, nhà lưu niệm Bác Hồ.
Bài 4 (trang 59 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Chọn và điền các ý sau vào sơ đồ sao cho phù hợp.
   a) Phong cảnh đẹp.
   b) Nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao, là di sản văn hóa thế giới.
   c) Nhiều nét văn hóa có sức hấp dẫn: nhà vườn, món ăn đặc sản, đi du thuyền nghe ca Huế, …
   d) Thành phố du lịch.
Lời giải:

Bài 28: Thành phố Đà Nẵng


Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 28 trang 147:  Quan sát lược đồ trong bài và bản đồ hành chính
Việt Nam, em hãy:
+ Cho biết vị trí của thành phố Đà Nẵng.
+ Cho biết những phương tiện giao thông nào có thể đến Đà Nẵng?
Trả lời:
- Đà Nẵng tiếp giáp với các tỉnh:
+ Phía Bắc giáp với Thừa Thiên Huế ranh giới là đèo Hải Vân.
+ Phía Tây và phía Nam giáp vưới Quảng Nam.
+ Phía Đông giáp biển Đông.
- Những phương tiện giao thông nào có thể đến Đà Nẵng: Ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu biển.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 28 trang 148:  Dựa vào bảng dưới đây, em hãy kể tên một số
hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và hàng hóa từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển.
Trả lời:
- Hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng bằng tàu biển:
+ Ô tô, máy móc, thiết bị
+ Hàng may mặc.
+ Đồ dùng sinh hoạt.
- Hàng hóa từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển:
+ Vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ.
+ Vải may mặc quần áo.
+ Hải sản.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 28 trang 148: Quan sát hình 1, em hãy cho biết những nơi nào của
Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch?
Trả lời:
Những nơi của Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch: bãi biển Mĩ Kê, bãi biển Non Nước, Ngũ Hành
Sơn, sông Hàn, bán đảo Sơn Trà,…
Câu 1 trang 149 Địa Lí lớp 4: Tìm cảng sông và cảng biển của Đà Nẵng trên hình 1.
Trả lời:
Tìm trên lược đồ: cảng sông Hàn, cảng biển Tiên Sa.
Câu 2 trang 149 Địa Lí lớp 4:  Qua bảng ghi tên hàng chuyên trở từ Đà Nẵng đi những nơi khác,
em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng.
Trả lời:
Một số ngành sản xuất của Đà Nẵng: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Thủ công mĩ nghệ; Dệt
may; Nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản,..
Câu 3 trang 149 Địa Lí lớp 4: Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch?
Trả lời:
Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch:
+ Đà Nẵng có nhiều cảnh đẹp thu hút nhiều khách du lịch: bãi biển Mĩ Kê, bãi biển Non Nước, Ngũ
Hành Sơn, sông Hàn, bán đảo Sơn Trà,…
+ Các dịch vụ du lịch của Đà Nẵng ngãy càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu du lịch của thành phố: giao
thông, khách sạn, nhà hàng, cáp treo,..
GIẢI SBT:
Bài 1 (trang 60 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): ): Dựa vào lược đồ trên, hãy cho biết:
   a) Các phái bắc, nam, đông tây của Đà Nẵng giáp với những đâu:
   b) Đà Nẵng có vị trí đâu trên đất nước ta?
Lời giải:
   a) - Bắc giáp Thừa Thiên – Huế
   - Đông giáp biển Đông
   - Nam giáp Quảng Nam
   - Tây giáp Quảng Nam
   b) Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam.
Bài 2 (trang 61 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng.
   Từ Đà Nẵng có thể đi tới các nơi khác ở trong nước và nước ngoài bằng:
Lời giải:
Đường ô tô

Đường sắt

Đường hàng không

Đường biển

X Tất cả các loại đường trên


Bài 3 (trang 61 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Gạch bỏ ô chữ ghi ngành công nghiệp không có ở Đà Nẵng
Lời giải:

Bài 4 (trang 61 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nêu một số đặc điểm kinh tế chủ yếu của thành phố Đà
Nẵng.
Lời giải:
   - Là trung tâm công nghiệp: sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, chế biến thực phẩm, đóng tàu, sản xuất vật
liệu xây dựng
   - Địa điểm du lịch: bãi biển đẹp liền kề núi, bảo tang Chăm với những hiện vật của người Chăm cổ
xưa.
Bài 29: Biển, đảo và quần đảo
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 29 trang 150: Quan sát hình 1:
+ Cho biết biển Đông bao bọc các phía nào của đất liền nước ta?
+ Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ.
+ Tìm trên lược đồ nơi có mỏ dầu của nước ta.
Trả lời:
+ Biển Đông bao bọc các phía Đông, Đông Nam, Nam và Tây Nam của đất liền nước ta.
+ Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam của nước ta.
+ Nơi có mỏ dầu của nước ta là thềm lục địa phía Đông Nam nước ta.
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 29 trang 150: Hãy tìm trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các đảo
và quần đảo chính của nước ta.
Trả lời:
Các đảo và quần đảo chính của nước ta: đảo Cát Bà, đảo Bach Long Vĩ, đảo Cồn Cỏ, đảo Lý Sơn, đảo
Phú Quý, đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Thổ Chu, quần đảo Côn
Sơn,…
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 29 trang 151:  Em hãy cho biết các quần đảo này thuộc tỉnh
(thành phố) nào?
Trả lời:
- Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Quần đảo Trường sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Câu 1 trang 151 Địa Lí lớp 4: Chỉ tên bản đồ và mô tả về vùng biển nước ta.
Trả lời:
+ Biển bao bọc các phía Đông, Đông Nam, Nam và Tây Nam của đất liền nước ta.
+ Vùng biển nước ta có diện tích rộng lớn và là một bộ phận của Đông.
+ Có 2 vịnh lớn: Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam của nước ta.
Câu 2 trang 151 Địa Lí lớp 4: Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta.
Trả lời:
Biển, đảo và quần đảo có vai trò rất quan trọng đối với nước ta:
- Cung cấp hải sản biển, đặc sản biển.
- Phát triển khai thác khoáng sản biển: dầu mỏ.
- Phát triển du lịch biển đảo.
- Trên các đảo có thể trồng trọt.
- Buôn bán giao lưu với các nước thông qua vận tải biển.
GIẢI SBT:

Bài 2 (trang 62 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta?
   Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng
Phía đông, phía nam và tây namBài 3 (trang 63 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Biển Đông có vai trò như
thế nào đối với nước ta?
Lời giải:   - Kho muối vô tân.
   - Nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò điều hòa khí hậu.
   - Ven bờ có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng
cảng biển.
   - Là vị trí có vai trò chiến lược quan trọng cần được bảo vệ độc lập
Bài 4 (trang 63 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Điền tiếp nội dung vào bảng dưới đây
Lời giải:
Vùng Tên đảo và quần đảo lớn Một vài đặc điểm hoặc giá trị kinh tế
biển

Phía Bắc Cái Bầu, Cát Bà, Vịnh Hạ Long. Du lịch, nghề đánh cá phát triển

Miền Hoàng Sa và Trường Sa. Một số Vị trí chiến lược quan trọng. Đặc sản tổ yến
Trung đảo nhỏ như: Lý Sơn, Phú Quý.

Phía Phú Quốc, Côn Đảo Làm nghề trồng trọt, đánh bắt và chế biến hải sản, dịch
Nam vụ và du lịch. Nổi tiếng về hồ tiêu và nước mắm.

Bài 30: Khai thác khoáng sản và hải sản của vùng biển Việt Nam
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 30 trang 152: Dầu khí khai thác ở nước ta dùng đẻ làm gì?
Trả lời:
Dầu khí khai thác ở nước ta dùng để: sản xuất điện, sản xuất đạm, xuất khẩu, phát triển công nghiệp
hóa dầu,…
Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 30 trang 154:  Quan sát các hình trên, nêu thứ tự các công việc từ
đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.
Trả lời:
Thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản: Khai thác hải sản trên biển, Chế biến hải sản
đông lạnh, Đóng gói sản phẩm đã chế biến, Chuyên chở sản phẩm, Đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu.
Câu 1 trang 154 Địa Lí lớp 4:  Nêu những dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú về
hải sản.
Trả lời:
Vùng biển nước ta rất giàu hải sản.
+ Cá: có tới hàng nghìn loài, trong đó có nhiều loài cá ngon như cá thu, cá chim, cá nhụ, cá hồng, cá
song,..
+ Tôm có chục loại tôm , trong đó có nhiều loài có giá trị như tôm hùm, tôm hẹ
+ Ngoài ra có nhiều loài hải sản quý như: hải sâm, bào ngư, sò huyết, mực, đồi mồi,…
Câu 2 trang 154 Địa Lí lớp 4:  Chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt nam nơi khai thác dầu khí,
vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.
Trả lời:
- Nơi khai thác dầu khí ở nước ta là vùng biển phía Đông Nam nước ta.
- Vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta: các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
Câu 3 trang 154 Địa Lí lớp 4: Một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.
Trả lời:
Một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ:
+ Đánh bắt bừa bãi.
+ Ô nhiễm môi trường vùng ven biển.
+ Sử dụng các hình thức khai thác có nguy cơ hủy diệt: dùng mìn, lưới mắt nhỏ,…
GIẢI SBT:
Bài 1 (trang 64 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hoạt động kinh tế nào dưới đây diễn ra ở vùng biển Việt
Nam?

Hoạt động du lịch

Khai thác khoáng sản

Đánh bắt và nuôi trồng hải sản

X Tất cả các hoạt động trên


Bài 2 (trang 64 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nước ta đang khai thác những loại khoáng sản nào ở Biển
Đông?
Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng Dầu, khí đốt, cát trắng, muối
Bài 3 (trang 64 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Theo em, những nơi nào đánh bắt nhiều hải sản nhất ở
nước ta?
X Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang
Bài 4 (trang 64 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Sắp xếp các hình dưới đây theo thứ tự từ đánh bắt đến xuất
khẩu hải sản rồi ghi vào dòng trống ở cuối các hình:
Lời giải:
   - Khai thác cá biển.   - Chế biến cá đông lạnh.   - Đóng gói cá đã chế biến.   - Chuyên chở sản phẩm.
   - Đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu.
Bài 5 (trang 65 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản
ven bờ của nước ta.
Lời giải:
   - Đánh bắt bừa bãi ở ven biển.
   - Hủy hoại ngư trường.
Bài 31-32: Ôn tập
Câu 1 trang 155 Địa Lí lớp 4. Chỉ trên lược đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi- păng; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng
bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên.
- Các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
- Biển Đông: quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
Câu 2 trang 155 Địa Lí lớp 4.Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,
Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Đặc diểm tiêu biểu của các thành phố
- Hà Nội:+ Thủ đô của nước ta, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.+ Thành phố cổ đang ngày càng
phát triển.
+ Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
- Hải Phòng:+ Thành phố cảng.+ Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng.+ Trung tâm du lịch.
- Huế:+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ.+ Thành phố du lịch.
- Đà Nẵng:+ Thành phố cảng.+ Là trung tâm công nghiệp lớn.+ Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.
- Thành phố Hồ Chí Minh+ Thành phố lớn nhất cả nước.+ Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học
lớn.
- Cần Thơ:+ Là thành phố trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.+ Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa
học và kinh tế của đòng bằng sông Cửu Long.
- Đà Lạt:+ Là thành phố thuôc tỉnh Lâm Đồng+ Thành phố nổi tiếng với du lịch và nghỉ mát.+ Nổi
tiếng với hoa quả, rau xanh.
Câu 3 trang 155 Địa Lí lớp 4. Kể tên một số dân tộc sống ở:
Trả lời:
Một số dân tộc sống ở:
- Dãy Hoàng Liên Sơn: Dao, Thái, Mông….
- Tây Nguyên: Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, Xơ-đăng,..
- Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
- Đồng bằng Nam Bộ: Kinh, người Chăm, người Hoa,..
- Các đồng bằng duyên hải miền Trung: người Kinh, người Chăm,…
Câu 4 trang 155, 156 Địa Lí lớp 4. Chọn ý em cho là đúng:
Trả lời:
Các ý đúng:
* Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
d) Cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc.
* Tây nguyên là xứ xở của:
b) Các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau.
* Đồng bằng lớn nhất nước ta là:
b) Đồng bằng Nam Bộ.
* Nơi có nhiều đất mặn, đất phèn nhất là:
b) Đồng bằng Nam Bộ.
Câu 5 trang 156 Địa Lí lớp 4. Đọc và ghép ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp:
A B

1. Tây Nguyên a) Sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy sản nhất nước ta.
2. Đồng bằng Bắc Bộ. b) Nhiều đất đỏ ba dan, trồng nhiều cà phê nhất cả nước.
3. Đồng bằng Nam Bộ. c) Vựa lúa lớn thứ hai, trồng nhiều rau xứ lạnh.
4. Các đồng bằng duyên hải d) Nghề đánh bắt hải sản làm muối phát triển.
miền Trung. đ) Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; có nhiều chè
5. Hoàng Liên Sơn nổi tiếng ở nước ta.
6. Trung du Bắc Bộ e) Trồng lúa trên ruộng bậc thang, cung cấp quặng a-pa-tít để
làm phân bón.
Trả lời:Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B:
1-b, 2-c, 3-a, 4-d, 5-e, 6-đ
Câu 6 trang 156 Địa Lí lớp 4. Em hãy kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta.
Trả lời:
- Đánh bắt hải sản biển, khai thác đặc sản biển.
- Phát triển khai thác khoáng sản biển: dầu mỏ, cát trắng, muối,…
- Phát triển du lịch biển đảo.
GIẢI SBT:
Bài 2 (trang 67 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hoàn thành bảng sau:
Lời giải:
Tên thành phố Đặc điểm tiêu biểu

Hà Nội Trung tâm chính trị của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học.

Hải Phòng Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu và trung tâm du lịch lớn của nước
ta.

Huế Từng là kinh đô của đất nước. Có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến
trúc cổ và giá trị nghệ thuật cao.

Đà Nẵng Là thành phố cảng lớn, đàu mối nhiều tuyến giao thông ở đồng bằng duyên hải miền
Trung. Trung tâm công nghiệp và nơi hấp dẫn du lịch.

Đà Lạt Khí hậu quanh năm mát mẻ. Có nhiều hoa quả, rau xanh; rừng thông thác nước và
biệt thự. Là thành phố du lịch, nghỉ mát nổi tiếng

Thành phố Hồ Thành phố trung tâm công nghiệp lớn nhất đất nước. Các sản phẩm công nghiệp đa
Chí Minh dạng, tiêu thụ và xuất khẩu

Cần Thơ Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long
Bài 3 (trang 67 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Hãy kể tên một số dân tộc sống ở:
Lời giải:
   a) Dãy Hoàng Liên Sơn: Thái, Dao, Mông, …   b) Tây Nguyên: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, …
   c) Đồng bằng Bắc Bộ: Kinh   d) Đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa
   đ) Các đồng bằng duyên hải miền Trung: Kinh, Chăm cùng một số dân tộc ít người khác.
Bài 4 (trang 68 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp rồi
ghi vào dòng trống ở cuối bảng.
Lời giải:

Bài 5 (trang 68 Vở bài tập Địa Lí lớp 4): Em hãy kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở
nước ta.
Lời giải:
   - Khai thác dầu khí.
   - Khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh ở ven biển.
   - Sản xuất muối.

You might also like