Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 198

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
TRẦN QUANG THỌ

ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI


TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI

NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN

SKA 0 0 0 0 3 7

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

********

TRẦN QUANG THỌ

ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI


TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI

LUẬN ÁN TIẾN SỸ

NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN

Tp. Hồ Chí Minh - 2017.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

********
TRẦN QUANG THỌ

ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI


TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI

NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN – 62520202

Hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Trương Việt Anh

2. PGS. TS. Lê Minh Phương

Phản biện 1: GS. TSKH. Hồ Đắc Lộc

Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Bội Khuê

Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Văn Nhờ


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên: Trần Quang Thọ Giới tính: Nam

Ngày sinh: 15-09-1973 Nơi sinh: Tp. HCM

Quê quán: Tp. HCM Dân tộc: Kinh

Học vị cao nhất: Thạc sỹ Năm, nước nhận học vị: 2003

Đơn vị công tác: Khoa điện điện tử

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 39 Tam Châu, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, Tp.
HCM

Điện thoại liên hệ: CQ: 028 38968641 DĐ: 0987634085

Email: thotq@hcmute.edu.vn

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học:

Hệ đào tạo: Chính quy

Nơi đào tạo: ĐH. Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM

Ngành học: Điện khí hóa & Cung cấp điện

Nước đào tạo: Việt Nam Năm tốt nghiệp: 1998

2. Sau đại học

- Thạc sĩ chuyên ngành: Kỹ thuật điện Năm cấp bằng: 2003

i
Nơi đào tạo: ĐH. Bách khoa Tp. HCM

3. Ngoại ngữ: Tiếng Anh: TOEFL-ITP 530

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm

2003 đến nay ĐH. SPKT TP. HCM CBGD

IV. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang tham gia:

TT Tên đề tài nghiên cứu Năm bắt đầu/Năm Đề tài cấp (NN, Bộ, Vai trò

hoàn thành ngành, trường)

1. Nghiên cứu thiết kế module điều 2008 Cấp trường Chủ nhiệm
khiển động cơ servo dùng cho thực đề tài
T23-2008
tập truyền động điện.

2. Nghiên cứu thiết kế module tải dùng 2009 Cấp trường Chủ nhiệm
cho bộ thí nghiệm bù công suất phản đề tài
T2009-86
kháng của phòng thí nghiệm cung cấp
điện

3. Nghiên cứu, thiết kế và thi công mô 2008/2010 Cấp Bộ Chủ nhiệm


hình vật lý chuyên dùng cho giảng đề tài
B2008-22-32
dạy các bài thí nghiệm và thực tập vận
hành trạm biến áp

4. Nghiên cứu và thi công đèn chiếu 2011 Cấp trường Chủ nhiệm
sáng hiệu suất cao dùng năng lượng T2011-27 đề tài
mặt trời

5. Điều chỉnh điện áp MPPT trong hệ Cấp trường


T
4 Chủ nhiệm
2013
thống điện mặt trời nối lưới 3 pha trọng điểm
T
4
đề tài

ii
T2013-06TĐ
T
4

6. Xây dựng giải thuật bộ điều khiển Cấp trường


T
4

Chủ nhiệm
dòng bằng phương pháp tối ưu bầy 2014 trọng điểm
T
4
đề tài
đàn (PSO)
T2014-05TĐ
T
4

7. Giảm tổn hao chuyển mạch trong Cấp trường


T
4

Chủ nhiệm
nghịch lưu nối lưới sử dụng sóng
mang biến đổi
2015 trọng điểm
T
4
đề tài

T2015-35TĐ
T
4

8. Điều chế nghịch lưu nối lưới sử Cấp trường


T
4

Chủ nhiệm
dụng giải thuật di truyền
2016 trọng điểm
T
4
đề tài

T2016-49TĐ
T
4

9. Đồng bộ nghịch lưu nối lưới sử Cấp trường


T
4

Chủ nhiệm
2017
dụng giải thuật Levenberg-Mar-
quardt trọng điểm
T
4
đề tài
(đang thực hiện)
T2017-27TĐ
T
4

2. Các công trình khoa học đã công bố:

TT Tên công trình Năm công bố Tên tạp chí

1 Trần Quang Thọ, Trương Việt Anh, “Chế tạo mô hình thực tập trạm ngắt- trạm biến
áp trong hệ thống truyền tải điện năng,” Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật – ĐH.
SPKT TP. HCM, Số 14 (2010).
2 Trần Quang Thọ, “Điều chỉnh tham số khâu PI trong hệ thống nghịch lưu pin mặt
trời nối lưới ba pha,” Tạp chí Khoa học & Công nghệ - ĐH. Công Nghiệp Hà Nội,
Số 13, 12/2012.
3 Tran Quang-Tho, Truong Viet Anh, and Le Minh Phuong, “PWM technique with
variable carrier wave frequency to reduce switching loss in grid-connected PV in-
verter,” Journal of Technical Education Science-HCM UTE, vol. 29, 2014, pp. 31-
38.
4 T. T. Chuong, T. V. Anh, Tran Quang-Tho, and T. Deveikis, “Research of the Volt-
age Stability of Distribution Network Connected Induction Machines,” Elektronika
Ir Elektrotechnika, vol. 21, no. 1, 2015. pp. 42-47. (SCIE)
5 Quang-Tho Tran, Anh Viet Truong, anh Phuong Minh Le, “Reduction of harmonics
in grid-connected inverters using variable switching frequency,” International Jour-
T
2
3

nal of Electrical Power & Energy Systems, vol 82, Nov 2016, pp. 242–251. (SCIE)
T
2
3 T
2
3 T
2
3

iii
6 Tran Quang-Tho, Truong Viet Anh, and Le Minh Phuong, “Optimal Modulation to
Reduce Harmonics in Inverters,” in Proc. IEEE ATC, 2015, pp. 561-566.
7 Tran Quang-Tho, Truong Viet Anh, and Le Minh Phuong, “PWM technique with
variable carrier wave frequency to reduce switching loss in grid-connected PV in-
verter,” Proc, 2nd GTSD, 2014, pp. 404-411.
P P

8 Tran Quang-Tho, Le Thanh Lam, and Truong Viet Anh, “Reduction of switching
loss in grid-connected inverters using a variable switching cycle,” International jour-
nal of Electrical Engineering & Technology (IJEET), vol. 6, no. 8, 2015, pp. 63-76.
9 Trần Quang Thọ, Trương Việt Anh, Lê Minh Phương, “Sử dụng giải thuật di truyền
để giảm sóng hài cho nghịch lưu nối lưới,” Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật,
HCMUTE, Số 35B, 2016.
10 Tran Quang-Tho, Pham Huu Ly, Truong Viet Anh, and Le Minh Phuong, “A Syn-
chronization Method for Three-Phase Grid-Connected Inverters Using Levenberg-
Marquardt Technique,” Lecture Notes in Electrical Engineering 371, Springer AETA
2015, pp. 249-260.
11 Tran Quang-Tho, Truong Viet Anh, and Le Minh Phuong, “Estimation of Voltage
Parameters for Grid-connected Inverters,” in Proc. IEEE ATC, 2015, pp. 610-615.
12 Tran Quang-Tho, Truong Viet Anh, and Le Minh Phuong, “A Robust Technique
for Phase-Locked Loop of Grid-connected Inverters,” in Proc. ISEE 2015, pp. 498-
506.
13 Trần Quang Thọ, Trương Việt Anh, Trảo Văn Hoan, Lê Minh Phương, “Bù điện
áp offset trong các vòng khóa pha của nghịch lưu nối lưới,” Tạp chí Phát triển Khoa
học và Công nghệ-VNU-HCM, vol. 18, no. K5, 2015, pp. 5-15.
14 Tran Quang-Tho and Truong Viet Anh, “MPPT voltage regulating in three-phase
grid connected Photovoltaic system,” Science & Technology Development-VNU-
HCM, vol. 15, no. K2, 2012, pp. 50-61.
15 Tran Quang-Tho and Truong Viet Anh, “Three-phase grid-connected inverter using
current regulator,” International journal of Electrical Engineering & Technology
(IJEET), vol. 4, no. 2, pp. 293-304, 2013.
16 Tran Quang Tho and Truong Viet Anh, “Optimization Of Current Controller for
Grid-Connected Inverters Using A PSO Algorithm,” Journal of Technical Education
Science, HCMC-UTE, vol. 40, Jan 2017.

Xác nhận của cơ quan Thủ Đức, ngày 14 tháng 2 năm2017


Người khai ký tên

Trần Quang Thọ

iv
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 10 năm 2017.

Tác giả luận án

Trần Quang Thọ

v
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trương Việt Anh - Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Tp. HCM và PGS. TS. Lê Minh Phương - Đại học Bách khoa Tp. HCM
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thiện luận án này.

Tôi cũng muốn gởi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình luôn ủng hộ tôi
trong thời gian thực hiện luận án.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật thành phố Hồ Chí Minh, các Cô, Thầy thuộc Khoa Điện – Điện tử và các đồng
nghiệp trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.

Tác giả

Trần Quang Thọ


TÓM TẮT

Sự phổ biến của nguồn điện phân tán sử dụng năng lượng tái tạo như gió và mặt
trời trong hệ thống điện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, các bộ nghịch lưu nối lưới của
các nguồn điện này lại phát sóng hài đáng kể vào lưới điện và ảnh hưởng tiêu cực đến
chất lượng điện năng của hệ thống điện. Do đó, việc giảm sóng hài cho các bộ nghịch
lưu nối lưới sẽ góp phần nâng cao chất lượng điện năng của hệ thống điện. Dựa vào
việc phân tích mô tả toán học của sóng hài dòng điện, tác giả nhận thấy rằng có bốn
yếu tố chính ảnh hưởng đến sóng hài ngõ ra của nghịch lưu nối lưới, đó là: kỹ thuật
điều chế, chất lượng các tham số của điện áp lưới ở tần số cơ bản ước lượng được, độ
nhấp nhô của điện áp nguồn một chiều và chất lượng của bộ điều khiển dòng điện.
Từ đó, luận án đã nghiên cứu và đề xuất bốn giải pháp cơ bản để giảm sóng hài cho
nghịch lưu nối lưới như sau:

1. Phương pháp điều chế có chu kỳ chuyển mạch thay đổi trong mỗi nửa chu kỳ cơ
bản sử dụng giải thuật di truyền để giảm sóng hài dòng điện nhưng vẫn không
làm tăng tổn hao chuyển mạch và không làm tăng thêm phần cứng. Với khả năng
trải phổ hài trong một phạm vi rộng của phương pháp này giúp làm giảm nhiễu
âm nên làm giảm bộ lọc thụ động.
2. Kỹ thuật cải tiến để ước lượng nhanh và chính xác các tham số điện áp lưới ở tần
số cơ bản sử dụng giải thuật Levenberg-Marquardt kết hợp với hồi tiếp ngõ ra để
cập nhật cho các tham số ban đầu của giải thuật. Kỹ thuật này giúp nâng cao chất
lượng hòa đồng bộ cho nghịch lưu nối lưới để giảm sóng hài ngõ ra của nghịch
lưu. Kỹ thuật này hoàn toàn mới so với các phương pháp kỹ thuật vòng khóa pha
thông thường trong các hệ thống nghịch lưu nối lưới hiện nay.
3. Phương pháp dò điểm công suất cực đại có số gia biến đổi để giảm độ nhấp nhô
cho nguồn điện áp một chiều của nghịch lưu điện mặt trời nối lưới một giai đoạn.
Phương pháp này góp phần làm giảm sóng hài ngõ ra của nghịch lưu mà không
làm giảm đáp ứng động.

vii
4. Phương pháp cải tiến để xác định tham số bộ điều khiển dòng điện sử dụng giải
thuật tối ưu bầy đàn nhằm giảm sóng hài nghịch lưu mà không đòi hỏi nhiều thời
gian và công sức cũng như kinh nghiệm của người thiết kế.

Để khẳng định tính hiệu quả của từng giải pháp đề xuất, các chỉ tiêu kỹ thuật
cũng đã được xem xét một cách định lượng thông qua các kết quả mô phỏng và thí
nghiệm khi so sánh với kết quả của các phương pháp hiện nay. Các giải pháp đề xuất
giảm sóng hài này sẽ giúp làm giảm kích thước bộ lọc phụ và giá thành của thiết bị
nghịch lưu nối lưới. Các giải pháp đề xuất cũng đã được kiểm tra bằng mô phỏng trên
phần mềm MATLAB/Simulink, thực nghiệm trên mô hình vật lý có chất lượng như
DSP F28335, Dspace-1103 nhằm khẳng định tính khả thi khi ứng dụng.

viii
ABSTRACT

The penetration of distributed generation (DG) system using renewable energy


sources like solar and wind power in grid systems is rapidly increasing worldwide.
However, grid-connected inverters of these DGs insert significant current harmonics
into the power network and adversely affect the power quality of the network. The
reduction of harmonics to achieve compliance with stringent grid codes contributes
to enhance the power quality of grid-connected inverters. By analyzing the mathe-
matical model of current ripple, the author has found out the four key factors - mod-
ulation technique, accuracy of estimated grid voltage parameters, ripples of DC volt-
age, and coefficients of current regulator - affecting inverter output harmonics. In
order to attenuate the harmonics, the author researched and proposed the solutions as
follows:

1. A new modulation method generates variable switching cycles in each half of the
fundamental period using a genetic algorithm technique for attenuating inverter
harmonics without increasing switching loss and hardware. The spectrum over a
wide frequency range of this method helps avoid some noises in telecommunica-
tions, making the output filter smaller.
2. An improved strategy for estimating rapidly and accurately fundamental grid
voltage parameters relies on the Levenberg-Marquardt algorithm using adaptive
initial parameters. This strategy helps enhance the synchronization quality of
grid-connected inverters for decreasing harmonics. This technique is completely
new compared with the phase-locked loop methods.
3. A maximum power point tracking technique uses the variable increment to deal
with DC voltage ripples of one-stage grid-connected photovoltaic inverter. This
leads to enhancing conversion efficiency and reducing inverter output harmonics
without affecting dynamic response.

ix
4. An improved method for determining the coefficients of current controller bases
on Particle Swarm Optimization to alleviate harmonics without requiring a lot of
time and effort, experience of designers as well.

In order to validate the performance of the solutions, the technical parameters are also
quantitatively considered by comparing the simulated and experimental results of the
proposed techniques with those of the existing methods. These solutions help reduce
the size and cost of grid-connected inverters. The simulation on MATLAB/Simulink
is used to test the proposed methods for reduction of harmonics, demonstrating the
high intuition and reliability in the expected survey domain. The experiment using
physical models with the hardware platforms including DSP-F28335 and DSpace-
1103 helps ensure a high feasibility in actual applications.

x
MỤC LỤC

Trang tựa TRANG


Quyết định giao đề tài
LÝ LỊCH CÁ NHÂN .................................................................................................. i
T
2
3 32T

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................v


T
2
3 32T

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... vi


T
2
3 32T

TÓM TẮT ................................................................................................................ vii


T
2
3 32T

ABSTRACT .............................................................................................................. ix
T
2
3 32T

MỤC LỤC ................................................................................................................. xi


T
2
3 32T

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... xvi


T
2
3 T
2
3

CÁC KÝ HIỆU ..................................................................................................... xviii


T
2
3 32T

LIỆT KÊ HÌNH .........................................................................................................xx


T
2
3 32T

LIỆT KÊ BẢNG ................................................................................................... xxvi


T
2
3 32T

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. xxvii


T
2
3 32T

Chương 1.
T
2
3 32T TỔNG QUAN
32T T
2
3

1.1
T
2
3 T
2
3 Sự phát triển của nguồn điện phân tán sử dụng năng lượng tái tạo ......1
32T T
2
3

1.2
T
2
3 T
2
3 Cấu trúc của nguồn điện phân tán sử dụng năng lượng tái tạo ..............2
32T T
2
3

1.3
T
2
3 T
2
3 Các tiêu chuẩn nối lưới ...............................................................................3
32T T
2
3

1.4
T
2
3 T
2
3 Các nghiên cứu khoa học liên quan ...........................................................4
32T T
2
3

1.4.1
T
2
3 32T Hệ thống điện gió nối lưới...................................................................4
32T T
2
3

xi
1.4.2
T
2
3 32T Hệ thống điện mặt trời sử dụng nghịch lưu nối lưới ...........................5
32T T
2
3

1.4.2.1
32T 32T Cách tiếp cận ..................................................................................6
32T T
2
3

1.4.2.2
32T 32T Kỹ thuật điều chế ...........................................................................9
32T T
2
3

1.4.2.2.1 Kỹ thuật dựa vào yêu cầu về độ méo toàn phần ............................10
32T 32T32T T
2
3

1.4.2.2.2 Kỹ thuật thay đổi sóng mang và sóng điều chế .............................12
32T 32T32T T
2
3

1.4.2.2.3 Phương pháp trải phổ nhiễu âm.....................................................14


32T 32T32T T
2
3

1.4.2.2.4 Phương pháp độ nhấp nhô hằng số................................................18


32T 32T32T T
2
3

1.4.2.2.5 Kỹ thuật thay đổi tần số chuyển mạch tối ưu ................................19


32T 32T32T T
2
3

1.4.2.2.6 Nghịch lưu đa bậc ..........................................................................19


32T 32T32T T
2
3

1.4.2.2.7 Đề xuất kỹ thuật điều chế ..............................................................20


32T 32T32T T
2
3

1.4.2.3
32T 32T Độ chính xác của tham số hòa đồng bộ ......................................21
32T T
2
3

1.4.2.3.1 Phương pháp PLL thông thường ...................................................23


32T 32T32T T
2
3

1.4.2.3.2 Vòng khóa pha sử dụng bộ tích phân tổng quát bậc hai ...............26
32T 32T32T T
2
3

1.4.2.3.3 Đặc điểm của vòng khóa pha ........................................................27


32T 32T32T T
2
3

1.4.2.3.4 Nhận xét và đề xuất phương pháp nâng cao chất lượng PLL .......29
32T 32T32T T
2
3

1.4.2.4
32T 32T Sự ổn định của nguồn điện áp DC ..............................................31
32T T
2
3

1.4.2.5
32T 32T Tham số bộ điều khiển .................................................................33
32T T
2
3

1.5
T
2
3 T
2
3 Tóm tắt chương 1 .......................................................................................34
32T 32T

Chương 2.
T
2
3 32T KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỬ DỤNG CHU KỲ CHUYỂN MẠCH
32T

THAY ĐỔI 32T

xii
2.1
T
2
3 T
2
3 Giới thiệu ....................................................................................................36
32T 32T

2.2
T
2
3 T
2
3 Phương pháp tiếp cận................................................................................37
32T T
2
3

2.3
T
2
3 T
2
3 Hàm mục tiêu .............................................................................................41
32T 32T

2.4
T
2
3 T
2
3 Đề xuất giảm sóng hài sử dụng kỹ thuật GA ..........................................43
32T T
2
3

2.4.1
T
2
3 32T Xác định trọng số hàm chu kỳ chuyển mạch ....................................43
32T T
2
3

2.4.2
T
2
3 32T Xác định từng chu kỳ chuyển mạch ..................................................45
32T T
2
3

2.5
T
2
3 T
2
3 Kết quả mô phỏng......................................................................................50
32T 32T

2.5.1
T
2
3 32T Nghịch lưu tải trở ..............................................................................50
32T T
2
3

2.5.2
T
2
3 32T Nghịch lưu nối lưới ...........................................................................54
32T T
2
3

2.5.2.1
32T 32T Tần số chuyển mạch cố định .......................................................56
32T T
2
3

2.5.2.2
32T 32T Phương pháp tần số chuyển mạch thay đổi dựa vào TDD .......58
32T T
2
3

2.5.2.3
32T 32T Phương pháp độ nhấp nhô hằng số ............................................60
32T T
2
3

2.5.2.4
32T 32T Phương pháp trải phổ cải tiến ....................................................62
32T T
2
3

2.5.2.5
32T 32T Kỹ thuật đề xuất ...........................................................................64
32T T
2
3

2.5.3
T
2
3 32T Nhận xét kết quả của nghịch lưu nối lưới .........................................68
32T T
2
3

2.6
T
2
3 T
2
3 Tóm tắt chương 2 .......................................................................................71
32T 32T

Chương 3.
T
2
3 32T PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG NHANH VÀ CHÍNH XÁC
32T

THAM SỐ ĐIỆN ÁP LƯỚI 32T

3.1
T
2
3 T
2
3 Tham số hòa đồng bộ.................................................................................73
32T T
2
3

3.2
T
2
3 T
2
3 Kỹ thuật ước lượng tham số đề xuất........................................................74
32T T
2
3

xiii
3.3
T
2
3 T
2
3 Kết quả mô phỏng và thí nghiệm .............................................................79
32T T
2
3

3.3.1
T
2
3 32T Cài đặt tham số ..................................................................................79
32T T
2
3

3.3.2
T
2
3 32T Kết quả và nhận xét ...........................................................................80
32T T
2
3

3.3.2.1
32T 32T Trường hợp thứ nhất ...................................................................80
32T T
2
3

3.3.2.2
32T 32T Trường hợp thứ hai .....................................................................89
32T T
2
3

3.4
T
2
3 T
2
3 Tóm tắt chương 3 .......................................................................................95
32T 32T

Chương 4.
T
2
3 32T GIẢM ĐỘ NHẤP NHÔ ĐIỆN ÁP DC VÀ CẢI TIẾN HỆ SỐ
32T

BỘ ĐIỀU KHIỂN 32T

4.1
T
2
3 T
2
3 Giảm độ nhấp nhô điện áp dc bằng kỹ thuật mppt với số gia biến đổi 97
32T T
2
3

4.1.1
T
2
3 32T Dò điểm công suất cực đại của pin mặt trời ......................................97
32T T
2
3

4.1.2
T
2
3 32T Giải thuật MPPT đề xuất ...................................................................98
32T T
2
3

4.1.3
T
2
3 32T Kết quả mô phỏng ...........................................................................101
32T T
2
3

4.1.3.1
32T 32T Số gia cố định ..............................................................................102
32T T
2
3

4.1.3.2
32T 32T Số gia biến đổi .............................................................................104
32T T
2
3

4.1.4
T
2
3 32T Nhận xét kết quả ..............................................................................106
32T T
2
3

4.2
T
2
3 T
2
3 Cải tiến tham số bộ điều khiển dùng giải thuật PSO ...........................107
32T T
2
3

4.2.1
T
2
3 32T Bộ điều khiển dòng điện ..................................................................107
32T T
2
3

4.2.2
T
2
3 32T Phương pháp dựa vào hàm truyền ...................................................109
32T T
2
3

4.2.2.1
32T 32T Cơ sở của nguyên lý điều khiển PR ..........................................109
32T T
2
3

4.2.2.2
32T 32T Xác định tham số bộ điều khiển................................................110
32T T
2
3

xiv
4.2.3
T
2
3 32T Phương pháp tối ưu bầy đàn ............................................................114
32T T
2
3

4.2.4
T
2
3 32T Kết quả khảo sát ..............................................................................115
32T T
2
3

4.2.4.1
32T 32T Phương pháp dựa vào hàm truyền ...........................................116
32T T
2
3

4.2.4.2
32T 32T Phương pháp PSO đề xuất ........................................................119
32T T
2
3

4.2.5
T
2
3 32T Nhận xét...........................................................................................122
32T 32T

4.3
T
2
3 T
2
3 Tóm tắt chương 4 .....................................................................................123
32T 32T

Chương 5.
T
2
3 32T KẾT LUẬN
32T 32T

5.1
T
2
3 T
2
3 Kết quả đạt được .....................................................................................126
32T 32T

5.1.1
T
2
3 32T Kỹ thuật điều chế .............................................................................126
32T T
2
3

5.1.2
T
2
3 32T Ước lượng nhanh chóng và chính xác các tham số điện áp lưới.....127
32T T
2
3

5.1.3
T
2
3 32T Ổn định điện áp DC .........................................................................127
32T T
2
3

5.1.4
T
2
3 32T Cải tiến tham số bộ điều khiển ........................................................127
32T T
2
3

5.2
T
2
3 T
2
3 Hướng phát triển .....................................................................................129
32T 32T

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................130


T
2
3 32T

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ .....................................................140


T
2
3 T
2
3

PHỤ LỤC

xv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APF (active power filter) Bộ lọc công suất tích cực


Con (conventional) Phương pháp thông thường
CR (constant ripple) Nhiễu hằng số
CSVPWM (conventional space vector
Điều chế vector không gian thông thường
pulse width modulation)
DG (distributed generation) Nguồn điện phân tán
DSOGI (dual second-order general in-
Bộ tích phân tổng quát bậc hai kép
tegrator)
DSP (digital signal processor) Bộ xử lý tín hiệu số
D-STATCOM (distributed static com-
Thiết bị bù phân tán
pensator)
DVR (dynamic voltage restorer) Bộ phục hồi điện áp động
f-est Tần số ước lượng được
FLL (frequency-locked loop) Vòng khóa tần số
f-ref Tần số đặt
FRT (fault-ride through) Trải qua sự cố
Giải thuật di truyền
GA (genetic algorithm)
HIPWP-FMTC (harmonic injection Khử hài lựa chọn sử dụng bơm hài vào sóng
PWM frequency modulated triangular điều khiển và điều chế tần số sóng mang
carrier)
INC (Incremental Conductance) Gia tăng điện dẫn
L-M (Levenberg-Marquardt) Giải thuật Levenberg-Marquardt
MP Mô phỏng
MPPT (Maximum Power Point Track-
Dò điểm công suất cực đại
ing)
MSANS (modified SANS) Trải phổ nhiễu âm cải tiến
MSHDC (multi-sequence harmonic de-
Bộ tách nhiều thành phần hài
coupling cell)
NCKCB Nửa chu kỳ cơ bản
NTA (Newton-Type Algorithm) Giải thuật Newton
P&O (Perturb & Observe) Tạo nhiễu và quan sát
PCC (point of common coupling) Điểm nối chung
PI (Proportional Integrator) Tích phân tỉ lệ
PLL (phase-locked loop) Vòng khóa pha
PR (Proportional Resonant) Cộng hưởng tỉ lệ
Proposed Phương pháp đề xuất
PSO (particle swarm optimization) Tối ưu bầy đàn
QSG (quadrature signal generator) Bộ phát tín hiệu trực giao
SANS (spread of acoustic noise spec-
Trải phổ nhiễu âm
trum)

xvi
SHE (selective harmonic elimination) Khử hài lựa chọn
SOGI (second-order general integrator) Bộ tích phân tổng quát bậc hai
SPWM (sinusoidal pulse width modu-
Điều chế độ rộng xung dựa vào sóng sin
lation)
SVPWM (space vector sinusoidal pulse
Điều chế vector không gian
width modulation)
TDD (total distortion demand) Yêu cầu độ méo toàn phần
TN Thí nghiệm
THD (total harmonic distortion) Độ méo hài toàn phần
theta-est Góc pha ước lượng được
theta-ref Góc pha đặt
UPS (uninterruptible power supply) Bộ nguồn dự phòng
VFPWM (variable frequency pulse Điều chế độ rộng xung sử dụng tần số thay
width modulation) đổi
VSFPWM (variable switching fre- Điều chế độ rộng xung sử dụng tần số
quency pulse width modulation) chuyển mạch thay đổi
PCC (point of common coupling) Điểm ghép nối chung

xvii
CÁC KÝ HIỆU

α Độ dài bước lặp


A Hệ số lý tưởng
C1 R Hằng số phụ thuộc V dc , L f
R R R R

C2 R Hằng số phụ thuộc V dc , L f , I 1 , m


R R R R R R

χ 2
P Tổng các bình phương của các sai số có trọng số
DC Một chiều
φ Góc pha ban đầu
f sw
R Tần số chuyển mạch
H GD R Độ nhiễu theo phương pháp suy giảm độ dốc
H GN R Độ nhiễu theo phương pháp Gauss-Newton
H LM R Độ nhiễu theo Levenberg-Marquardt
I1
R Dòng điện hiệu dụng cơ bản

R
Dòng điện trục thực

R
Dòng điện trục ảo
J Ma trận Jacobi
k Phân số điều chỉnh
K Hằng số Boltzmann
λ Độ lớn điều chỉnh bước lặp
Lf R Điện cảm bộ lọc
Lg R Điện cảm phía lưới
m Chỉ số điều chế
µ Tham số ngõ ra
P Công suất tác dụng
Q Công suất phản kháng
R Tải trở
R-L Tải trở nối tiếp tải cảm
Tc Chu kỳ chuyển mạch cố định
τc R R
Nhiệt độ của dàn pin mặt trời
Ts Chu kỳ chuyển mạch
Ts-var Chu kỳ chuyển mạch thay đổi
Vα Điện áp trục thực
Vβ Điện áp trục ảo
Vdc Điện áp nguồn một chiều
Vg Điện áp phía lưới
Vi Điện áp nghịch lưu

xviii
ω Tần số góc
W Ma trận trọng số
wi Giá trị trọng số của sai số phép đo
θ Góc pha
Giá trị ước lượng được
K1 Trọng số quán tính
K2, K3, K4 Các hệ số gia tốc

xix
LIỆT KÊ HÌNH

TRANG

Hình 1.1: Mức đầu tư điện gió và mặt trời của thế giới .............................................1

Hình 1.2: Hệ thống điện gió dùng máy phát không đồng bộ [1] ...............................2

Hình 1.3: Cấu trúc của một hệ thống điện mặt trời nối lưới [4] ................................3

Hình 1.4: Nghịch lưu nối lưới cầu H..........................................................................6

Hình 1.5: Sóng mang, điện áp và độ nhấp nhô dòng điện .........................................8

Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý nghịch lưu nguồn áp 1 pha ............................................10

Hình 1.7: Đáp ứng động khi thay đổi công suất tại 0.06 s .......................................11

Hình 1.8: Kỹ thuật điều chế trong [26] ....................................................................13

Hình 1.9: Phổ hài ......................................................................................................14

Hình 1.10: Sự thay đổi độ nhấp nhô dòng điện trong một sector của SVPWM. .....15

Hình 1.11: Phân bố tần số chuyển mạch trong [29] .................................................16

Hình 1.12: So sánh hài bậc thấp ...............................................................................16

Hình 1.13: So sánh nhiễu điện từ EMI (giảm 10dB) ...............................................16

Hình 1.14: Sự thay đổi của chu kỳ chuyển mạch trong mỗi sector .........................18

Hình 1.15: THD dòng điện trong [30] .....................................................................18

Hình 1.16: Dạng sóng dòng điện và điện áp ............................................................18

Hình 1.17: PLL sử dụng phương pháp thông thường. .............................................23

Hình 1.18: Khi điện áp ba pha cân bằng ..................................................................24

xx
Hình 1.19: Điện áp ba pha không cân bằng .............................................................25

Hình 1.20: Vector điện áp ........................................................................................25

Hình 1.21: Kỹ thuật DSOGI dùng để dò thứ tự thuận .............................................26

Hình 1.22: Đáp ứng của DSOGI ..............................................................................27

Hình 1.23: Kỹ thuật khóa tần số FLL ......................................................................27

Hình 1.24: Các điểm đo và đại lượng ước lượng được ............................................30

Hình 2.1: Dòng điện ngõ ra của nghịch lưu (m=0.97;φ=0)......................................38

Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý mạch điện thí nghiệm ....................................................39

Hình 2.3: Hệ thống thí nghiệm. ................................................................................40

Hình 2.4: Tổng tổn hao với các tần số chuyển mạch cố định khác nhau. ................40

Hình 2.5: Phổ hài dòng điện của tần số chuyển mạch cố định 5 kHz (Ts=200 µs) .41

Hình 2.6: Kết quả thí nghiệm ...................................................................................44

Hình 2.7: Mã hóa chu kỳ sóng mang sử dụng GA ...................................................45

Hình 2.8: Tần số và chu kỳ chuyển mạch đã chuẩn hóa (m=0.97; φ=0). ................46

Hình 2.9: Chu kỳ ban đầu và các biên trong GA. ....................................................47

Hình 2.10: Lưu đồ GA và hàm mục tiêu. (a) Giải thuật GA; (b) Hàm mục tiêu .....48

Hình 2.11: Kết quả Ts-var sau khi thực hiện GA .......................................................49

Hình 2.12: Phân bố của sóng mang và dòng điện ngõ ra trong NCKCB.................50

Hình 2.13: Các xung PWM được phóng to gần đỉnh dòng điện (ωt =0.5π). ...........50

xxi
Hình 2.14: Xung PWM phóng to gần zero của dòng điện (ωt =0.15π và ωt =0.85π).
...................................................................................................................................51

Hình 2.15: Bình phương độ nhấp nhô dòng điện của chu kỳ cố định......................52

Hình 2.16: Bình phương độ nhấp nhô dòng điện của chu kỳ đề nghị......................52

Hình 2.17: Phổ độ nhấp nhô dòng điện của chu kỳ đề nghị. ...................................52

Hình 2.18: Tổn hao chuyển mạch tức thời và tổn hao chuyển mạch trung bình. ....53

Hình 2.19: Sơ đồ nguyên lý điều khiển. ...................................................................55

Hình 2.20: Đáp ứng của công suất ...........................................................................56

Hình 2.21: Đáp ứng của dòng điện và điện áp ngõ ra của chu kỳ cố định. .............56

Hình 2.22: Tổn hao chuyển mạch và THD của chu kỳ cố định ...............................57

Hình 2.23: Đáp ứng của dòng điện và điện áp ngõ ra của TDD. .............................58

Hình 2.24: Tổn hao chuyển mạch và THD của phương pháp TDD. .......................58

Hình 2.25: Phổ hài dòng điện của TDD ...................................................................59

Hình 2.26: Đáp ứng của dòng điện và điện áp ngõ ra của độ nhấp nhô hằng số .....60

Hình 2.27: Tổn hao chuyển mạch và THD của CR .................................................60

Hình 2.28: Phổ hài dòng điện của phương pháp độ nhấp nhô hằng số ....................61

Hình 2.29: Đáp ứng của dòng điện và điện áp ngõ ra của MSANS. ........................62

Hình 2.30: Tổn hao chuyển mạch và THD của MSANS. ........................................62

Hình 2.31: Phổ hài dòng điện của MSANS .............................................................63

Hình 2.32: Đáp ứng của kỹ thuật đề nghị ................................................................64

xxii
Hình 2.33: Tổn hao chuyển mạch và THD của kỹ thuật đề nghị .............................64

Hình 2.34: Phổ dòng điện của kỹ thuật đề nghị .......................................................65

Hình 2.35: Chu kỳ và tổn hao chuyển mạch phóng to khi cosϕ=1. .........................65

Hình 2.36: Chu kỳ và tổn hao chuyển mạch phóng to khi cosϕ<1. .........................66

Hình 2.37: Dòng và áp khi cosϕ<1 ..........................................................................67

Hình 2.38: THD dòng điện. ......................................................................................68

Hình 3.1: PLL đề nghị sử dụng giải thuật Levenberg-Marquardt............................74

Hình 3.2: Lưu đồ giải thuật đề xuất .........................................................................78

Hình 3.3: Điện áp ngõ vào của ba pha; (a)-(b): MP; (c)-(f): TN .............................81

Hình 3.4: Điện áp Vαβ ..............................................................................................82

Hình 3.5: Biên độ điện áp ước lượng được ..............................................................83

Hình 3.6: Điện áp mô phỏng phóng to tại 0.6 s .......................................................83

Hình 3.7: Đáp ứng của điện áp ước lượng ...............................................................83

Hình 3.8: Tần số mô phỏng ước lượng được ...........................................................84

Hình 3.9: Tần số phóng to trong khoảng 0-0.4 s ......................................................84

Hình 3.10: Tần số phóng to trong khoảng 0.4-0.6 s .................................................84

Hình 3.11: Góc pha của phương pháp Con ..............................................................85

Hình 3.12: Góc pha của phương pháp DSOGI ........................................................86

Hình 3.13: Góc pha của phương pháp DSOGI-FLL ................................................86

xxiii
Hình 3.14: Góc pha của phương pháp đề xuất .........................................................87

Hình 3.15: Điện áp ngõ vào mô phỏng ....................................................................89

Hình 3.16: Điện áp thí nghiệm ngõ vào của ba pha .................................................91

Hình 3.17: Tần số mô phỏng ....................................................................................92

Hình 3.18: Góc pha mô phỏng của phương pháp Con và DSOGI ...........................93

Hình 3.19: Góc pha mô phỏng của DSOGI-FLL và phương pháp đề xuất .............93

Hình 3.20: Góc pha thí nghiệm ................................................................................94

Hình 4.1: Cấu trúc của một hệ thống pin mặt trời nối lưới ba pha ..........................98

Hình 4.2: Lưu đồ giải thuật MPPT với gia số inc biến đổi. .....................................99

Hình 4.3: Mô hình mạch tương đương của pin mặt trời ........................................100

Hình 4.4: Đặc tính V-I của dàn pin với τc=298oK .................................................101
P P

Hình 4.5: Đặc tính công suất của dàn pin Tc=298oK .............................................101
P P

Hình 4.6: Đáp ứng của điện áp DC khi số gia cố định...........................................102

Hình 4.7: Đáp ứng của dòng điện ..........................................................................103

Hình 4.8: Đáp ứng dòng điện và công suất ............................................................103

Hình 4.9: Sóng hài dòng điện pha ..........................................................................104

Hình 4.10: Đáp ứng của điện áp DC khi số gia biến đổi từ 0.2V đến 0.02V ........104

Hình 4.11: Đáp ứng của dòng điện khi số gia biến đổi ..........................................105

Hình 4.12: Đáp ứng dòng điện và công suất khi số gia biến đổi ...........................105

Hình 4.13: Sóng hài dòng điện pha ........................................................................106

xxiv
Hình 4.14: Đáp ứng Vdc phóng to của phương pháp đề xuất ................................106

Hình 4.15: Phân loại các phương pháp điều khiển ................................................108

Hình 4.16: Nguyên lý điều khiển PR trong nghịch lưu nối lưới ............................109

Hình 4.17: Sơ đồ khối nguyên lý điều khiển dùng PR ...........................................111

Hình 4.18: Giản đồ Bode của bộ điều khiển PR ....................................................112

Hình 4.19: Giản đồ Bode với tần số cộng hưởng 50Hz .........................................113

Hình 4.20: Đáp ứng vòng hở tại tần số cắt biên 378 Hz ........................................113

Hình 4.21: Đáp ứng biên pha vòng kín ..................................................................114

Hình 4.22: Biểu đồ Nyquist của PR .......................................................................114

Hình 4.23: Điện áp và dòng điện ba pha ................................................................116

Hình 4.24: Đáp ứng công suất phát vào lưới .........................................................117

Hình 4.25: Dòng điện Iα .........................................................................................117

Hình 4.26: Dòng điện Iβ .........................................................................................118

Hình 4.27: Dòng điện pha ......................................................................................118

Hình 4.28: THD đo một chu kỳ tại các mức công suất khác nhau ........................119

Hình 4.29: Đáp ứng công suất của phương pháp PSO ...........................................119

Hình 4.30: Dòng điện Iα của phương pháp đề xuất................................................120

Hình 4.31: Dòng điện beta của phương pháp đề xuất ............................................120

Hình 4.32: Bình phương của độ nhấp nhô dòng điện ............................................121

Hình 4.33: THD của phương pháp PSO.................................................................121


xxv
LIỆT KÊ BẢNG

TRANG

Bảng 1.1: So sánh TDD và hiệu suất của các kỹ thuật điều khiển khác nhau .........12

Bảng 1.2: So sánh sóng hài của các phương pháp....................................................14

Bảng 1.3: Các hiện tượng nhiễu của điện áp lưới thông thường ..............................21

Bảng 2.1: Tham số hệ thống thí nghiệm ..................................................................39

Bảng 2.2: Tổng tổn hao với các tần số chuyển mạch cố định khác nhau.................40

Bảng 2.3: Kết quả của chu kỳ chuyển mạch thay đổi ..............................................49

Bảng 2.4: Thông số hệ thống nghịch lưu nối lưới. ...................................................55

Bảng 2.5: Tóm tắt tổn hao chuyển mạch và sóng hài...............................................68

Bảng 3.1: So sánh kết quả ở trường hợp kể từ 0.6 s .................................................90

Bảng 4.1: Tham số của hệ thống nghịch lưu nối lưới ............................................102

Bảng 4.2: Tham số hệ thống nghịch lưu nối lưới ...................................................111

Bảng 4.3: Tham số dòng điện cài đặt .....................................................................116

Bảng 4.4: Kết quả sóng hài.....................................................................................121

xxvi
MỞ ĐẦU

Tính cần thiết

Các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời đang phát triển rất mạnh mẽ
vì tính bền vững và thân thiện với môi trường trong khi tiềm năng vô cùng lớn. Tuy
nhiên, chúng lại có nhược điểm là bị loãng và không liên tục. Do đó, chúng thường
được nối với lưới điện để đảm bảo có một nguồn điện với chất lượng tốt và giá thành
rẻ thông qua các bộ nghịch lưu bán dẫn công suất. Chính các bộ nghịch lưu nối lưới
lại phát sinh sóng hài đáng kể vào lưới điện và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng
điện năng của hệ thống điện. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp điều khiển để
giảm sóng hài cho nghịch lưu nối lưới luôn góp phần nâng cao chất lượng điện năng
của hệ thống điện.

Mục tiêu của luận án

Trên cơ sở phân tích mô tả toán học của sóng hài dòng điện, tác giả đã nghiên
cứu và đề xuất bốn giải pháp để giảm sóng hài cho nghịch lưu nối lưới như sau:

 Kỹ thuật điều chế với chu kỳ chuyển mạch thay đổi trong mỗi nửa chu kỳ cơ
bản sử dụng giải thuật di truyền có xem xét đến tổn hao chuyển mạch một cách
định lượng.
 Phương pháp ước lượng nhanh và chính xác các tham số điện áp lưới ở tần số
cơ bản sử dụng giải thuật Levenberg-Marquardt có hồi tiếp ngõ ra để cập nhật
tham số ban đầu của giải thuật nhằm nâng cao chất lượng tín hiệu điều chế.
 Giải thuật dò điểm công suất cực đại với số gia biến đổi để giảm độ nhấp nhô
của điện áp một chiều trong nghịch lưu.
 Phương pháp cải tiến để xác định các hệ số của bộ điều khiển cộng hưởng
dòng điện sử dụng giải thuật tối ưu bầy đàn.

xxvii
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Dựa vào việc phân tích sóng hài của nghịch lưu nối lưới, tác giả đã nghiên cứu
các kỹ thuật: điều chế, ước lượng tham số điện áp lưới ở tần số cơ bản, giảm độ nhấp
nhô điện áp DC và cải tiến tham số bộ điều khiển dòng điện.

Luận án cũng tập trung vào nghiên cứu giảm sóng hài cho nghịch lưu điện mặt
trời nối lưới một pha và ba pha hai bậc với qui mô công suất vừa và nhỏ do sự phổ
biến của chúng.

Các chế độ vận hành như phát công suất tác dụng và thu/phát công suất phản
kháng cũng được xem xét một cách định lượng.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận

Luận án dựa vào mô tả toán học của sóng hài dòng điện trong nghịch lưu để phân tích
nguyên nhân phát sinh sóng hài và từ đó đề xuất các giải pháp giảm sóng hài. Các
giải pháp đề xuất của luận án cũng dựa trên việc phân tích các ưu điểm và khuyết
điểm của các nghiên cứu đã được công bố gần đây trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành có uy tín.

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp giải tích: được thực hiện bằng cách phân tích mô tả toán học của sóng
hài dòng điện nghịch lưu giúp cho luận án có cách tiếp cận tổng quát, khoa học và
xác định đúng hướng nghiên cứu.

xxviii
+ Phương pháp mô phỏng: các giải pháp giảm sóng hài đề xuất đều được kiểm tra
trên phần mềm MATLAB/Simulink để thể hiện tính trực quan và độ tin cậy cao trong
miền khảo sát mong muốn.

+ Phương pháp thực nghiệm trên mô hình vật lý: các kết quả nghiên cứu được thực
hiện trên phần cứng phổ biến như DSP-F28335 và DSpace-1103 giúp cho kết quả
nghiên cứu đảm bảo tính khả thi cao trong ứng dụng.

+ Các chỉ tiêu kỹ thuật của từng giải pháp đề xuất đều đã được xem xét một cách định
lượng dựa vào các tiêu chuẩn nối lưới nghiêm ngặt hiện nay.

Nội dung của luận án

Cấu trúc của luận án bao gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Kỹ thuật điều chế sử dụng chu kỳ chuyển mạch thay đổi

Chương 3: Phương pháp ước lượng nhanh và chính xác tham số điện áp lưới

Chương 4: Giảm độ nhấp nhô điện áp DC và cải tiến tham số bộ điều khiển

Chương 5: Kết luận

Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

+ Kỹ thuật điều chế đề xuất ở chương 2 chỉ cần thay đổi chu kỳ chuyển mạch
trong mỗi nửa chu kỳ cơ bản để giảm sóng hài đáng kể cho nghịch lưu nối lưới, mà
không làm tăng tổn hao chuyển mạch, không phải thêm bất kỳ phần cứng nào. Ngoài
ra, kỹ thuật còn có khả năng khử hài lựa chọn và trải phổ trong phạm vi rộng để làm
giảm biên độ hài riêng lẻ.

xxix
+ Kỹ thuật hồi tiếp ngõ ra để cập nhật cho tham số ban đầu của phép giải phương
trình vi phân bằng phương pháp số ở chương 3. Kỹ thuật này cho phép ước lượng
nhanh và chính xác các tham số điện áp lưới ở tần số cơ bản nhằm nâng cao chất
lượng tín hiệu điều chế để giảm sóng hài của nghịch lưu nối lưới. Phương pháp này
khác biệt so với các vòng khóa pha thông thường là không còn khâu dò pha, không
bộ lọc vòng, không bộ dao động điều khiển điện áp.

+ Ở chương 4 của luận án đã trình bày sự ảnh hưởng của kỹ thuật dò điểm công
suất cực đại đến độ nhấp nhô điện áp nguồn DC, từ đó ảnh hưởng đến sóng hài của
nghịch lưu điện mặt trời nối lưới một giai đoạn. Sự thay đổi của số gia trong giải thuật
dò điểm công suất cực đại đề nghị cho phép giảm độ nhấp nhô điện áp DC nhưng vẫn
cho đáp ứng động cao so với các phương pháp có số gia cố định.

+ Do hàm truyền của nghịch lưu nối lưới có dạng vô định nên việc xác định các
hệ số của bộ điều khiển dòng bằng các phương pháp thông thường có thể rơi vào cực
trị địa phương. Phương pháp đề xuất sử dụng giải thuật tối ưu bầy đàn có thể xác định
được nghiệm toàn cục giúp cho các hệ số của bộ điều khiển cộng hưởng dòng điện sẽ
tốt hơn nên cải thiện sóng hài tốt hơn.

Ý nghĩa thực tiễn

Việc nghiên cứu các giải pháp điều khiển giảm sóng hài nghịch lưu nối lưới
trong luận án sẽ góp phần nâng cao chất lượng điện năng hệ thống điện.

+ Kỹ thuật điều chế giảm sóng hài đề xuất sẽ giúp giảm kích thước bộ lọc thụ
động trong nghịch lưu nối lưới, nên giảm kích thước và chi phí thiết bị. Việc chuyển
mạch với tần số thấp tại đỉnh của dòng điện cũng giúp tăng tuổi thọ linh kiện chuyển
mạch. Thêm vào đó, khả năng trải phổ làm giảm nhiễu âm nên phù hợp cho các thiết
bị ứng dụng trong viễn thông và quân sự.

xxx
+ Phương pháp ước lượng tham số điện áp lưới ở tần số cơ bản có độ chính xác
cao và đáp ứng nhanh cũng như độ vọt lố thấp cho phép sử dụng cảm biến điện áp có
độ nhạy thấp và không đòi hỏi phần cứng mạnh mẽ, đắt tiền.

+ Với giải thuật dò điểm công suất cực đại với số gia biến đổi cho phép nghịch
lưu nối lưới một giai đoạn không cần mạch boost và giảm bộ lọc DC nhằm nâng cao
hiệu suất chuyển đổi mà vẫn đảm bảo chất lượng điện năng.

+ Giải thuật tối ưu bầy đàn để xác định các hệ số bộ điều khiển giúp giảm thời
gian và công sức, cũng như không đòi hỏi kinh nghiệm của người thiết kế.

Các chế độ vận hành như phát công suất tác dụng và thu/phát công suất phản
kháng trong nghịch lưu nối lưới cũng được xem xét nhằm hỗ trợ ổn định điện áp hệ
thống khi có yêu cầu.

Các kỹ thuật đề xuất cũng cho phép mở rộng ứng dụng cho các lĩnh vực khác
như nghịch lưu điều khiển động cơ, bộ lọc công suất tích cực (APF), bộ nguồn dự
phòng (UPS), bộ phục hồi điện áp động (DVR), thiết bị bù phân tán D-Statcom.

Các thông số và chế độ hoạt động của các phương pháp được khảo sát gần với
thực tế nhất để tăng khả năng ứng dụng.

Các kỹ thuật đề xuất cũng cho phép làm giảm kích thước, chi phí thiết bị và góp
phần nâng cao chất lượng điện năng của hệ thống điện. Từ đó, tạo điều kiện cho việc
chế tạo và làm chủ công nghệ với giá thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh của
thiết bị.

xxxi
Trần Quang Thọ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG TÁI TẠO

Năng lượng tái tạo đang có sự phát triển mạnh mẽ [1] do tính bền vững và thân
thiện với môi trường trong khi tiềm năng vô cùng lớn [2]. Trong vài năm qua, năng
lượng tái tạo trên thế giới có mức tăng 30% mỗi năm so với mức tăng của năng lượng
từ than đá và than bùn. Năng lượng của châu Âu chiếm 17% năng lượng thế giới và
có mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo đạt 20% vào năm 2020. Năng lượng của
Hoa Kỳ hiện chiếm 22% năng lượng thế giới cũng đặt mục tiêu tương tự dưới áp lực
của công chúng liên quan đến vấn đề môi trường và để vượt qua khủng hoảng kinh
tế. Thêm vào đó, pin mặt trời với giá thành ngày càng giảm cũng làm cho các nước
Châu Á – Thái Bình Dương (đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ) với mức tiêu thụ năng
lượng nhiều nhất thế giới cũng có những chính sách tương tự trong tương lai. Điều
này làm cho năng lượng tái tạo ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, cụ thể qua khảo
sát [3] cho thấy rằng mức đầu tư cho năng lượng tái tạo ngày càng cao như hình 1.1.

Hình 1.1: Mức đầu tư điện gió và mặt trời của thế giới

Tại Việt Nam, theo điều chỉnh quy hoạch điện VII, đến năm 2020, công suất đặt
của hệ thống điện quốc gia đạt 60.500 MW, trong đó, năng lượng tái tạo và thủy điện
nhỏ chiếm 10%. Năm 2025, công suất đặt đạt 95.400 MW và đạt 129.500 MW vào
năm 2030. Thêm vào đó, nhằm xã hội hóa ngành điện để giảm sự đầu tư của nhà
nước, thị trường điện Việt Nam sẽ xuất hiện thêm các công ty mua bán điện, các công

1
Trần Quang Thọ

ty xây dựng đường dây mới và các công ty sản xuất nguồn điện phân tán trong mạng
điện phân phối. Để nâng cao hiệu quả cung cấp điện và giảm chi phí bồi thường cho
khách hàng hay hộ tiêu thụ khi bị mất điện, các nguồn điện phân tán sử dụng năng
lượng tái tạo ngày càng nhiều và đòi hỏi chất lượng điện năng ngày càng cao.

1.2 CẤU TRÚC CỦA NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TÁI TẠO

Mặc dù thân thiện với môi trường và khả năng vô cùng lớn, nhưng nhược điểm
của năng lượng tái tạo là bị loãng và không liên tục. Do đó, nó cần được nối lưới để
đảm bảo một nguồn điện có chất lượng cao với chi phí rẻ. Để biến đổi và hòa đồng
bộ nguồn điện từ năng lượng tái tạo vào trong hệ thống điện, thường có hai dạng kết
nối lưới cơ bản [1]:

 Phát điện trực tiếp lên lưới dùng máy điện quay đồng bộ hoặc không
đồng bộ (đối với tua bin gió).

 Phát điện dùng nghịch lưu gián tiếp hoặc trực tiếp (đối với điện gió và
điện mặt trời).

Cấu trúc của một hệ hệ thống điện năng lượng tái tạo nối lưới được thể hiện trên
hình 1.2 và 1.3.

Hình 1.2: Hệ thống điện gió dùng máy phát không đồng bộ [1]

2
Trần Quang Thọ

Vg Lg Li Vi
Dàn pin mặt trời
Nghịch +
Cdc
lưu -

Ia Ib Ic
Nguồn Điều
lưới Va Vb vc Cf abc αβ Điều chế Sóng
khiển Vòng khóa PWM mang
Idc
chống pha Iα Iβ V*abc
cô lập Dò công Vdc
Iα αβ  abc suất cực
Vmax f θ đại
I*α Bộ điều V*α
-
Biểu Iq_ref =0 khiển Vmppt
+
Vmax
đồ Q dq dòng +
Iβ -
Id_ref
αβ I*β -
Bộ điều V*β Bộ điều
khiển
+ khiển DC
dòng

Hình 1.3: Cấu trúc của một hệ thống điện mặt trời nối lưới [4]
1.3 CÁC TIÊU CHUẨN NỐI LƯỚI

Đa số các nguồn điện phân tán DG (Distributed Generation) sử dụng năng lượng
tái tạo đều có hệ thống nghịch lưu để nối lưới. Tuy nhiên, các bộ nghịch lưu nối lưới
này lại là một trong những thiết bị phát sóng hài đáng kể lên lưới điện và ảnh hưởng
đến sự ổn định của hệ thống điện [5]. Do đó, chúng có tác động tiêu cực đến chất
lượng điện năng của hệ thống điện.

Sóng hài có những tác hại nguy hiểm đến thiết bị điện và hệ thống điện [6]. Các
tác hại đó là: giảm hiệu quả của thiết bị điện, làm cho các mạch đồng bộ góc kích sử
dụng bộ dò điện áp zero hoạt động không ổn định, các đồng hồ số đo không chính
xác, các rơ le hoạt động sai… Trong lĩnh vực máy điện, sóng hài làm tăng tổn hao
trong lõi thép, làm tăng nhiệt thiết bị, nhiễu mô men động cơ, gây ra các dao động
trong máy điện đồng bộ và không đồng bộ, gây sốc mô men và hoạt động không ổn
định…Đặc biệt các sóng hài riêng lẻ có biên độ cao sẽ gây tác động tiêu cực đáng kể
đến các thiết bị ứng dụng trong thông tin và quân sự do hiện tượng nhiễu âm.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong vận hành và truyền tải điện năng, các tiêu
chuẩn chất lượng điện năng đã được các cơ quan vận hành hệ thống điện ban hành

3
Trần Quang Thọ

như: IEEE-929 (2000) [7]; IEEE-1547 (2009) [8]-[5] của Mỹ; tiêu chuẩn IEC 62116
(2005) về cô lập DG; IEC 61727 (2007); các tiêu chuẩn EN 50160 ở châu Âu; VDE
0126 (2006) của Đức; thông tư 39 BCT (2015) của Bộ Công thương Việt Nam…,
trong đó, các tiêu chuẩn về tần số khi kết nối lưới (phụ lục 1-1), giới hạn sóng hài và
tổng trở bộ lọc cũng rất nghiêm ngặt đối với thiết bị nối lưới. Trong khi đó, các
phương pháp giảm sóng hài cho nghịch lưu nối lưới đã được công bố gần đây cho
thấy hiệu quả chưa cao.

Như vậy, để thỏa mãn các tiêu chuẩn nối lưới nghiêm ngặt và góp phần nâng
cao chất lượng điện năng của hệ thống điện, cần phải có các nghiên cứu sâu hơn để
giảm sóng hài hiệu quả hơn cho các bộ nghịch lưu nối lưới.

1.4 CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN

1.4.1 Hệ thống điện gió nối lưới

Máy phát không đồng bộ thường được sử dụng để nối lưới trực tiếp trong hệ
thống điện gió. Do máy phát không đồng bộ có công suất phản kháng tỉ lệ với bình
phương của điện áp nguồn lưới. Vì vậy, nếu điện áp lưới nối vào đầu cực máy phát
giảm thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát điện và có thể tự gây ra mất ổn định và mất
cân bằng mô men trong máy [9], [10], đặc biệt là khi sử dụng máy không đồng bộ
rotor lồng sóc. Để đảm bảo an toàn vận hành hệ thống nối lưới này, người vận hành
cần phải xác định được giới hạn điện áp ổn định tại điểm nối máy phát không đồng
bộ. Nghiên cứu của tác giả cho thấy rằng:

+ Các nghiên cứu từ trước đến nay (cả trong và ngoài nước) mới chỉ dừng lại ở nghiên
cứu ổn định điện áp tại nút kết nối nguồn phân tán với lưới điện PCC (Point of com-
mon coupling), chưa xem xét đến đặc tính của máy phát phân tán. Trong khi đó, công
suất phát của các máy phát phân tán lại liên tục thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thời
tiết (gió, nắng…).

+ Trong hệ thống nguồn điện phân tán nối lưới công suất lớn phải có khả năng phát
công suất phản kháng để góp phần ổn định điện áp và giảm chi phí lắp đặt thiết bị bù.

4
Trần Quang Thọ

Do đó, máy phát dùng rotor dây quấn tốt hơn rotor lồng sóc vì có thể phát công suất
phản kháng.

+ Từ đó, tác giả đã đề xuất phương pháp hình học để xác định giới hạn ổn định điện
áp cho máy phát không đồng bộ nối lưới. Khi đó, vấn đề ổn định điện áp được xem
xét cụ thể cho nguồn điện tua bin gió, có xét đến đặc tính công suất của máy phát và
tốc độ gió biến đổi. Khi tốc độ gió thay đổi, công suất máy phát thay đổi theo, nên
công suất phản kháng thay đổi dẫn đến sự thay đổi về giới hạn ổn định điện áp của
thanh cái đầu cực máy phát.

Tuy nhiên, để có hiệu quả cao, hệ thống điện gió thường đòi hỏi qui mô công
suất lớn đến hàng megawatt với cột gió cao và vốn đầu tư rất lớn nên khó phát triển
ở các nước như Việt Nam. Do đó, việc tiếp cận để nghiên cứu và thí nghiệm trên mô
hình vật lý hệ thống điện gió tương đối khó khăn nên tác giả không lựa chọn nghiên
cứu trong luận án này.

1.4.2 Hệ thống điện mặt trời sử dụng nghịch lưu nối lưới

So với hệ thống điện gió, hệ thống điện mặt trời nối lưới có sự phát triển mạnh
mẽ hơn do có các ưu điểm sau:

 Giá thành pin mặt trời ngày càng rẻ


 Qui mô công suất nhỏ và vừa nên vốn đầu tư cho các dự án tương đối thấp và
dễ phát triển theo chủ trương xã hội hóa năng lượng tái tạo
 Xu hướng mái nhà pin mặt trời không đòi hỏi nhiều chi phí mặt bằng lắp đặt
 Mức độ bức xạ mặt trời ở Việt Nam tương đối cao
 Người nghiên cứu dễ dàng tiếp cận nghiên cứu và thí nghiệm

Vì vậy, hệ thống điện mặt trời nối lưới được tác giả lựa chọn tập trung nghiên
cứu trong luận án này.

Do hệ thống điện mặt trời phải sử dụng nghịch lưu để nối lưới, khi đó, sóng hài
sẽ sinh ra trong quá trình chuyển mạch của các linh kiện bán dẫn công suất để chuyển
từ dòng điện một chiều sang xoay chiều. Trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu

5
Trần Quang Thọ

các phương pháp giảm sóng hài ngõ ra của nghịch lưu để góp phần nâng cao chất
lượng điện năng cho hệ thống điện.

1.4.2.1 Cách tiếp cận

Để phân tích sóng hài dòng điện, một nghịch lưu cầu H điều chế PWM đơn cực
như hình 1.4 được sử dụng làm chuẩn. Có ba giả sử ban đầu để thuận lợi cho việc
phân tích:

(i) Tần số chuyển mạch của nghịch lưu lớn hơn rất nhiều so với tần số lưới
cơ bản (50 Hz)
(ii) Bỏ qua ảnh hưởng của thời gian chết (dead time)
(iii) Điện cảm của bộ lọc là cố định

S11 S21
+ Lf iL Lg
Vdc
-

S12 S22 Vi Vg ~

Hình 1.4: Nghịch lưu nối lưới cầu H

Dựa vào nguyên lý xếp chồng, dòng điện ngõ ra của nghịch lưu bao gồm dòng
điện cơ bản và độ nhấp nhô dòng điện [11], [12].

Dòng điện ngõ ra của nghịch lưu tăng trong bán kỳ dương của mỗi nửa chu kỳ
chuyển mạch và giảm trong bán kỳ âm như dạng sóng ở hình 1.5.

Trong nửa dương của chu kỳ sóng tam giác, độ tăng của dòng điện đỉnh-đỉnh
iL1 được tính như sau:

iL1 =
[1 − d (t )] d (t ) Ts V (1.1)
dc
Lf 2

Trong đó: Lf là điện cảm của bộ lọc ngõ ra của nghịch lưu; Vdc là điện áp của
nguồn DC; d(t) là tín hiệu điều chế, và Ts là chu kỳ của sóng mang.

6
Trần Quang Thọ

Độ giảm của dòng điện iL2 trong nửa bán kỳ âm của nửa chu kỳ chuyển mạch
được xác định một cách tương tự như sau:

1 + d (t )
iL 2 = [− d (t )] Ts Vdc (1.2)
Lf 2

Cộng (1.1) và (1.2) cho cả 2 nửa bán kỳ dương và âm sẽ thu được kết quả độ
nhấp nhô dòng đỉnh-đỉnh như (1.3).

∆iP =
[1 − d (t ) ] d (t ) Ts V (1.3)
dc
Lf 2

Giá trị hiệu dụng của độ nhấp nhô dòng điện trong mỗi chu kỳ sóng tam giác
chuyển mạch bằng cách chia cho căn bậc 2 của 3 như sau:

∆i p 1 − d (t )
∆I p = = Ts .Vdc d (t ) (1.4)
3 2 3.L f

Phương pháp điều khiển dòng điện thường được dùng trong nghịch lưu nối lưới,
do đó, sóng điều chế thường có một sự trễ pha nhất định so với điện áp (nếu có phát
công suất kháng Q, nghĩa là hệ số công suất nhỏ hơn 1 hoặc là tải R-L). Giả sử dòng
điện có góc trễ pha là φ, thì khi đó:

d (t ) = m.sin(ωt − φ ) (1.5)

Trong đó: m là chỉ số điều chế biên độ và ω là tần số góc của nguồn điện lưới.

Thay (1.5) vào (1.4) sẽ thu được giá trị hiệu dụng của độ nhấp nhô dòng điện như
sau:

Ts .Vdc
∆I p = 1 − m. sin (ωt − φ )  .m. sin (ωt − φ ) (1.6)
Lf 2 3  

7
Trần Quang Thọ

Voltage

d
Vc
t

-d

Vdc
V1
t
∆VL Ts

Vdc-V1
-V1
∆i
iL1 iL2
∆ip
t

Hình 1.5: Sóng mang, điện áp và độ nhấp nhô dòng điện

Khi đó, giá trị hiệu dụng của độ nhấp nhô dòng điện trong nửa chu kỳ cơ bản
xác định như sau:

π
∆I =
1
∫ ∆I
2
pd (ωt ) (1.7)
π
0

Và độ méo hài toàn phần THD (total harmonic distortion) có quan hệ với độ
nhấp nhô dòng điện hiệu dụng như sau:

∆I (1.8)
THD =
I1

Trong đó: I1 là dòng điện hiệu dụng cơ bản.

Từ các phân tích trên cho thấy có bốn nguyên nhân cơ bản phát sinh sóng hài
trong nghịch lưu nối lưới như sau:

 Kỹ thuật điều chế: dựa vào biểu thức (1.6) cho thấy chu kỳ chuyển mạch Ts
sẽ ảnh hưởng đến độ nhấp nhô dòng điện của nghịch lưu. Đây là bộ phận phát
sinh sóng hài đáng kể nhất trong nghịch lưu nên được nhiều nhà khoa học
không ngừng nghiên cứu để cải tiến.

8
Trần Quang Thọ

 Độ chính xác của tham số hòa đồng bộ: dựa vào công thức (1.5) cho thấy
sóng điều chế cũng sẽ ảnh hưởng đến sóng hài. Sai số của các tham số ước
lượng được của điện áp lưới như biên độ, tần số, góc pha trong quá trình đồng
bộ do sai số cảm biến cũng như dao động của điện áp lưới sẽ ảnh hưởng đến
tín hiệu điều chế. Độ chính xác này thường phụ thuộc vào chất lượng của vòng
khóa pha.
 Sự ổn định của nguồn điện DC: sóng hài của nghịch lưu còn phụ thuộc vào
điện áp nguồn DC ở biểu thức (1.6) và biên độ dòng điện cơ bản ở công thức
(1.8) khi công suất ngõ vào thay đổi (do nắng, gió thay đổi). Do đó, kỹ thuật
dò điểm công suất cực đại của dàn pin mặt trời cũng ảnh hưởng đến điện áp
DC nên sẽ ảnh hưởng đến sóng hài.
 Tham số của bộ điều khiển: trong hình 1.3 cho thấy tham số các bộ điều
khiển ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu điều chế nên cũng ảnh hưởng đến
sóng hài ngõ ra của nghịch lưu nối lưới.

Để giảm sóng hài do các nguyên nhân trên gây ra, tác giả đã có các nghiên cứu
cho từng nguyên nhân để có những giải pháp đề xuất hiệu quả.

1.4.2.2 Kỹ thuật điều chế

Trong nước hiện chỉ có một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề này [13]–[19],
nhưng chỉ tập trung giảm điện áp common mode của nghịch lưu, tức là cải thiện sự
ổn định của điện áp DC để giảm sóng hài. Đồng thời các tác giả chủ yếu nghiên cứu
cho nghịch lưu ba pha đa bậc và không nối lưới. Trong khi đó, nghịch lưu nối lưới có
nhiều vấn đề phức tạp hơn do liên quan đến sự dao động của năng lượng ngõ vào và
chất lượng điện năng của ngõ ra cũng như quá trình điều khiển.

Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu để giảm sóng hài cho nghịch lưu bằng
phương pháp điều chế, nhưng các phương pháp thay đổi tần số chuyển mạch cho kỹ
thuật SPWM (Sinusoidal pulse width modulation) cũng rất hạn chế và hiệu quả chưa
cao.

9
Trần Quang Thọ

Kỹ thuật SPWM là một trong những kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong
nghịch lưu nối lưới [20]–[23] bằng cách điều khiển các chuyển mạch bán dẫn công
suất đóng/ngắt để có được dòng điện mong muốn bơm vào lưới. Sóng hài dòng điện
của nghịch lưu gây ra có phổ chủ yếu bởi tần số chuyển mạch và bội số của tần số
này (sidebands). Việc tăng điện cảm bộ lọc ngõ ra của nghịch lưu nối lưới cũng có
thể làm giảm sóng hài dòng điện. Nhưng điều này làm tăng kích thước bộ lọc và chi
phí của bộ nghịch lưu. Hơn nữa, không thể tăng điện cảm bộ lọc quá lớn vì bị giới
hạn bởi các tiêu chuẩn về ổn định động và tiêu chuẩn về cô lập và tái kết nối lưới khi
có sự cố xảy ra trên hệ thống điện.

Tăng tần số chuyển mạch cũng là một trong những phương pháp thường dùng
trong SPWM để giảm sóng hài dòng điện. Nhưng điều này làm tăng tổn hao chuyển
mạch, bởi vì tổn hao chuyển mạch tỉ lệ thuận với tần số chuyển mạch, nên dẫn đến
làm giảm hiệu suất của thiết bị. Ngoài ra, việc tăng nhiệt sẽ làm giảm tuổi thọ của
linh kiện công suất [24], khi đó, cũng đòi hỏi tản nhiệt làm mát nhiều hơn.

Sau đây là các kỹ thuật điều chế tiêu biểu sử dụng tần số chuyển mạch thay đổi
được công bố gần đây:

1.4.2.2.1 Kỹ thuật dựa vào yêu cầu về độ méo toàn phần

Mục tiêu của kỹ thuật trong [25] là giảm tổn hao chuyển mạch để tăng hiệu suất
của nghịch lưu nối lưới bằng cách dựa vào mô hình ước lượng TDD (total distortion
demand). Dựa vào sơ đồ nguyên lý ở hình 1.6 để xây dựng độ méo yêu cầu toàn phần
TDD như (1.9).

IGBT1 IGBT3
+

Input Vdc
+
L
power
C V0
Grid ~
-

IGBT2 IGBT4

Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý nghịch lưu nguồn áp 1 pha

10
Trần Quang Thọ

TDD 2 =
[ (
1 Ts Vgrid + ωLI ref
2 2
)2 ]3π Vgrid

2
+ (ωLI ref )2 π Vgrid 
+ − 12 −
2
4Vgrid 
 (1.9)
4 I L2 12πL2 8Vdc2 2 3Vdc  2
(
+ ωLI ref )
2 
  Vgrid 

Với tổn hao chuyển mạch xác định như (1.10), kỹ thuật này cho rằng: để có chu
kỳ chuyển mạch tối ưu như (1.12) thì TDD phải nhỏ hơn và lân cận 5% theo tiêu
chuẩn yêu cầu như (1.11).

(
Psw−on = kVdc 2 I ref f 0 Asw−on + f s Bsw−on  )

(
Psw−off = kVdc 2 I ref f 0 Asw−off + f s Bsw−off  ) (1.10)

Psw = Psw−on + Psw−off 

[
1 Ts Vgrid + ωLI ref
2 2
( )2 ]3π Vgrid

2
+ (ωLI ref )2 π Vgrid 
+ − 12 −
2
4Vgrid 
 ≤ TDD 2 (1.11)
2 
4 I L2 12πL2  8Vdc2 2 3Vdc 

2
Vgrid (
+ ωLI ref ) 
req

A
Ts2−optimal = (1.12)
B

(
A = 4 288πL2Vdc2 I rated
2 2
TDDreq ) (1.13)

(
B = 9π ωLI ref )4 + 12πVdc2 (ωLI ref )2 − 96VdcVgrid (ωLI ref )2
(1.14)
+ 18πV grid
2
(ωLI ref )2 + 12Vdc2 Vgrid
2
− 64V dcVgrid
3
+ 9πV 4 grid

Hình 1.7: Đáp ứng động khi thay đổi công suất tại 0.06 s

11
Trần Quang Thọ

Bảng 1.1: So sánh TDD và hiệu suất của các kỹ thuật điều khiển khác nhau của [25]

 Công bố này cho rằng khi công suất năng lượng ngõ vào suy giảm làm cho sóng
hài dòng điện tăng lên và có khả năng vượt quá giới hạn cho phép. Khi đó, kỹ
thuật này đề nghị tăng tần số chuyển mạch để giảm sóng hài dòng điện sao cho
nằm trong giới hạn cho phép, nhưng điều này cũng làm tăng tổn hao chuyển
mạch. Do đó, tần số chuyển mạch cần phải xác định để sao cho tổn hao chuyển
mạch là ít nhất mà sóng hài dòng điện vẫn vừa thấp hơn 5% của tiêu chuẩn (và
ngược lại). Tần số chuyển mạch đó gọi là tần số chuyển mạch tối ưu được dựa
vào mô hình tính TDD.
 Thêm vào đó, tần số chuyển mạch trong mỗi chu kỳ cơ bản vẫn là cố định. Nó
chỉ thay đổi theo mức tải nhằm giảm tổn hao chuyển mạch để nâng cao hiệu suất
với mức sóng hài dòng điện cao lân cận dưới giới hạn tiêu chuẩn 5%.
 Kỹ thuật này cũng đòi hỏi mô hình chính xác các thông số liên quan của nghịch
lưu để ước lượng tần số chuyển mạch tối ưu khi dòng tải thay đổi nên phức tạp
và không bền vững.
 Để tính tổn hao chuyển mạch cần phải biết chính xác thông số đặc tính linh kiện
IGBT như các hệ số năng lượng đóng ngắt… điều này gây khó khăn cho tính toán
tổn hao chuyển mạch nên khó có thể đánh giá kết quả thu được là tối ưu.
 Vẫn còn hài riêng lẻ cao đáng kể tại dải biên (sideband) vì không thể thực hiện
khử hài lựa chọn SHE (Selective Harmonic Elimination) và trải phổ.
 Bảng 1.1 so sánh kết quả không thể hiện sự tương đồng của các phương pháp.

1.4.2.2.2 Kỹ thuật thay đổi sóng mang và sóng điều chế

Sóng hài cần khử được bơm vào sóng điều chế trong [26] như (1.15), ví dụ cần
khử hài bậc 3 và bậc 9 thì sóng điều chế sẽ như sau:

12
Trần Quang Thọ

y=1,15sin (ωmt ) + 0, 27 sin ( 3ωmt ) − 0, 029sin ( 9ωmt ) (1.15)

Trong đó: ωm là tần số góc cơ bản.

Tần số sóng tam giác được điều chỉnh theo qui luật như sau:

ω = ωc if sin (ω m t ) = 0
 i
ωi = ωc − k f (sin (ω m t ))2  (1.16)
ωi = ωc − k f if sin (ω m t ) = ±1

2ω c − k f
M = (1.17)
2

Trong đó: ωi là tần số góc của xung tức thời thứ i, ωc là tần số góc cố định cao
nhất của sóng mang. M là hệ số xung tam giác, kf là hằng số điều chế, ω c là bậc của
tần số trung tâm, k f là bậc của hằng số điều chế.

Hình 1.8: Kỹ thuật điều chế trong [26]

(với ωc=27ωm và kf=24ωm cho 15 xung trong một chu kỳ cơ bản)

13
Trần Quang Thọ

Hình 1.9: Phổ hài

Bảng 1.2: So sánh sóng hài các phương pháp trong [26]( ω c =24,75; k f =19,5; M =15)

Kỹ thuật được công bố trong [26] sử dụng phương pháp bơm các sóng hài cần
khử có biên độ thích hợp vào tín hiệu điều chế. Tần số sóng mang trong mỗi chu kỳ
cơ bản được điều chỉnh theo độ dốc của sóng điều chế. Tuy nhiên:

 Phương pháp dựa vào độ dốc của sóng điều chế so với sóng mang nên gặp khó
khăn khi thực hiện tần số chuyển mạch cao [27], [28] do độ dốc không còn
nữa.
 Không thực hiện tính toán tổn hao chuyển mạch nên không thể đánh giá hiệu
quả.
 Chưa nghiên cứu cho nghịch lưu nối lưới

1.4.2.2.3 Phương pháp trải phổ nhiễu âm

Các phương pháp điều chế với tần số chuyển mạch thay đổi VSFPWM (Variable
Switching Frequency Pulse Width Modulation) đã đề cập ở trên thường chưa có xem
xét một cách định lượng và quan tâm về sóng hài cũng như tổn hao chuyển mạch khi
so sánh với phương pháp tần số chuyển mạch cố định [29]–[31].

14
Trần Quang Thọ

Để giữ cho giá trị hiệu dụng của độ nhấp nhô dòng điện là hằng số và để giảm
nhiễu điện từ, phương pháp VSFPWM trong [29] đề nghị thay đổi tần số chuyển
mạch trong mỗi góc phần sáu (sector) của SVPWM (Space Vector Pulse Width Mod-
ulation) theo qui luật như hình 1.11 dựa vào dự báo độ nhấp nhô ở hình 1.10.

Dựa vào hình 1.10, độ nhấp nhô dòng điện hiệu dụng được xác định như sau:

t0 x 2 t1 x 2 + xy + y 2 t2 x 2 − xy + y 2
∆ I rms = + + (1.18)
Ts 3 Ts 3 Ts 3

Trong đó:

t0 
x = k1 
4
 (1.19)
t t
=y k1 0 + k2 1 
4 2 

Chu kỳ chuyển mạch mong muốn được cập nhật dựa vào độ nhấp nhô dòng điện
dự báo như sau:

I ripple− predicted
Ts = TsN (1.20)
I ripple− require

Hình 1.10: Sự thay đổi độ nhấp nhô dòng điện trong một sector của SVPWM.

15
Trần Quang Thọ

Hình 1.11: Phân bố tần số chuyển mạch trong [29]

Hình 1.12: So sánh hài bậc thấp

Hình 1.13: So sánh nhiễu điện từ EMI (giảm 10dB)

16
Trần Quang Thọ

Khi phân bố lại tần số chuyển mạch như hình 1.11 sẽ thu được kết quả giảm
sóng hài ở hình 1.12 và nhiễu điện từ ở hình 1.13. Mặc dù nhiễu điện từ giảm được
10 dB so với phương pháp tần số chuyển mạch cố định, nhưng không thể đánh giá
hiệu quả của phương pháp này vì tổn hao chuyển mạch chưa được xem xét một cách
định lượng.

Một kỹ thuật tương tự để trải phổ nhiễu âm SANS (Spread of Acoustic Noise
Spectrum) được đề nghị trong [30] nhằm làm giảm biên độ các hài riêng lẻ. Trong kỹ
thuật SANS này, tần số điều chế thay đổi VFPWM (Variable Frequency Pulse Width
Modulation) với chu kỳ chuyển mạch được xác định như (1.21) và được thể hiện trên
hình 1.14.

   12α   π
Tc 1 + k 1 −  ; 0 ≤ α ≤
  π  6
Ts (α ) =  (1.21)
Tc 1 − k  3 − 12α   ; π ≤ α ≤ π
   π  6 3

Trong đó: Tc là chu kỳ chuyển mạch cố định của CSVPWM (Conventional


Space Vector Pulse Width Modulation).

Hệ số k được đề nghị luôn cố định bằng 0,5 trong [30], khi đó, tần số chuyển
mạch trong mỗi sector sẽ thay đổi từ 2/3 đến 2 lần tần số cố định. Kết quả ở hình 1.15
cho thấy THD dòng điện giảm 12% so với phương pháp CSVPWM (tại 50 Hz).

Tuy nhiên, phương pháp này cũng chưa khảo sát định lượng tổn hao chuyển
mạch và xem xét cho nghịch lưu nối lưới.

Phương pháp điều chế vector không gian bão hòa trong [32] được sử dụng để cải
thiện sóng hài và tổn hao chuyển mạch. Phương pháp này sẽ hoạt động giống như
SVPWM thông thường khi sai số dòng điện nhỏ hơn một giá trị ngưỡng đặt trước.
Nếu sai số dòng điện đo được vượt quá ngưỡng đặt trước thì sẽ được chuyển sang
chế độ điều khiển bão hòa (hysteresis control) để giảm nhanh độ nhấp nhô dòng điện.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào cảm biến dòng điện và sai số dòng điện làm cho nó dễ
mất ổn định nên không bền vững.

17
Trần Quang Thọ
x 10
-4 SANS (fc = 6 kHz; k=0.5)

csvpwm
2

Ts (second)
vfpwm
1

0
0 10 20 30 40 50 60
Alpha (degree)

Hình 1.14: Sự thay đổi của chu kỳ chuyển mạch trong mỗi sector

Hình 1.15: THD dòng điện trong [30]

1.4.2.2.4 Phương pháp độ nhấp nhô hằng số

Phương pháp độ nhấp nhô hằng số CR (constant ripple) đã được đề cập trong
[33], [34] còn được gọi là phương pháp điều khiển dòng bão hòa (hysteresis current
control) có dạng sóng như hình 1.16.

Hình 1.16: Dạng sóng dòng điện và điện áp

18
Trần Quang Thọ

Tuy nhiên, phương pháp này trở nên phức tạp khi tải thay đổi bởi vì độ rộng
xung điều chế phụ thuộc vào tham số tải, điện áp DC và độ dốc của dòng điện. Mặt
khác, tổn hao chuyển mạch chưa được xem xét một cách định lượng.

1.4.2.2.5 Kỹ thuật thay đổi tần số chuyển mạch tối ưu

Kỹ thuật đề nghị trong [35] dùng phương pháp nhân tử Lagrange để cực tiểu
tổn hao chuyển mạch với tần số chuyển mạch thay đổi, không phải cực tiểu sóng hài.
Phương pháp này đòi hỏi mô hình toán chính xác cao của độ nhấp nhô dòng điện với
nhiều tham số liên quan của nghịch lưu làm cho việc tính toán phức tạp. Do đó, đòi
hỏi phần cứng mạnh mẽ và đắt tiền. Tần số chuyển mạch tại lân cận zero của dòng
điện thấp đáng kể nên làm cho độ nhấp nhô dòng điện tăng cao. Điều này gây bất lợi
cho các thiết bị dò điểm zero để đồng bộ góc kích, vòng khóa pha…

Để tăng cao tần số chuyển mạch tại lân cận zero cần phải nâng cao dãy tần số
chuyển mạch. Do đó, dãy tần số chuyển mạch thay đổi hiệu quả của nghịch lưu rất
cao, từ 16 kHz đến 90 kHz. Dãy tần số này thật sự không phù hợp với các linh kiện
bán dẫn công suất trong nghịch lưu nối lưới thực tế. Thêm vào đó, kỹ thuật này không
thể thực hiện khử hài lựa chọn cũng như chưa nghiên cứu thực hiện cho nghịch lưu
nối lưới.

Ngoài ra, tổn hao chuyển mạch trong thực tế chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với
tổng tổn hao. Do đó, trong nghịch lưu nối lưới, mục tiêu giảm sóng hài sẽ có ý nghĩa
nhiều hơn so với mục tiêu giảm tổn hao chuyển mạch.

1.4.2.2.6 Nghịch lưu đa bậc

Các nghịch lưu đa bậc [27], [28] cũng đã được sử dụng để giảm sóng hài dòng
điện rất hiệu quả. Tuy nhiên, chúng lại đòi hỏi nhiều linh kiện chuyển mạch hơn,
nhiều nguồn DC hơn, điều khiển phức tạp hơn, phải giải quyết vấn đề cân bằng điện
áp… Do đó, loại này thường phù hợp cho ứng dụng công suất lớn. Mặt khác, dòng
điện chảy qua nghịch lưu càng nhiều bậc thì qua càng nhiều linh kiện nối tiếp nên
tổng trở nghịch lưu tăng cao làm cho tổn hao dẫn tăng cao nên làm giảm hiệu suất.

19
Trần Quang Thọ

Bởi vì trong nghịch lưu, tổn hao dẫn chiếm đáng kể nhất trong tổng tổn hao [36].
Trong khi đó, tổn hao dẫn lại tỉ lệ thuận với bình phương dòng điện và tổng trở tương
đương của nghịch lưu. Do đó, nghịch lưu có số bậc càng cao thì tổn hao dẫn càng
nhiều nên làm giảm hiệu suất.

Hơn nữa, trong thực tế hiện nay, theo khuynh hướng cải thiện hiệu suất cho
nghịch lưu nối lưới, tổn hao dẫn cần phải được giảm thiểu, tức là cần phải giảm bậc
càng nhỏ càng tốt, nhưng khi đó, sóng hài lại tăng lên. Vì vậy, cần phải tăng tần số
chuyển mạch để giảm sóng hài, nhưng điều này lại làm tăng tổn hao chuyển mạch.
Việc lựa chọn một cách cân bằng giữa sóng hài dòng điện và tổn hao chuyển mạch là
một việc tương đối khó khăn.

Vì các mô tả toán học của sóng hài dòng điện và tổn hao chuyển mạch đều chứa
các hàm sin hoặc cos, cho nên có nhiều phương pháp trí tuệ nhân tạo được đề nghị
để giảm sóng hài trong nghịch lưu [37] thay vì phải giải các phương trình siêu việt
phi tuyến. Các phương pháp đó là: tối ưu bầy đàn [38], [39], tối ưu đàn kiến [40], tối
ưu đàn ong nhân tạo [41], và giải thuật di truyền [42]... Tuy nhiên, các phương pháp
này chưa xem xét đến tổn hao chuyển mạch, đặc biệt là trong nghịch lưu nối lưới.

1.4.2.2.7 Đề xuất kỹ thuật điều chế

Mặc dù có rất nhiều phương pháp điều chế để giảm sóng hài cho nghịch lưu
15T

bằng cách thay đổi tần số chuyển mạch, nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Tổn hao
chuyển mạch chưa được xem xét một cách định lượng trong khi tần số chuyển mạch
ảnh hưởng trực tiếp đến tổn hao chuyển mạch của nghịch lưu.

Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa sóng hài dòng điện và tổn hao chuyển
15T

mạch với tần số chuyển mạch một cách định lượng, trong luận án này, tác giả đề xuất
phương pháp điều chế sử dụng tần số chuyển mạch thay đổi dùng giải thuật di truyền
với hàm mục tiêu là sóng hài. Ràng buộc tổn hao chuyển mạch được xem xét một
cách định lượng. Tính hiệu quả của phương pháp đề xuất được thể hiện thông qua các
kết quả mô phỏng và thí nghiệm so với phương pháp tần số chuyển mạch cố định và
các phương pháp tần số chuyển mạch thay đổi đã được công bố gần đây.

20
Trần Quang Thọ

Thêm vào đó, phương pháp đề xuất còn cho phép thực hiện trải phổ sóng hài
15T

trong một phạm vi rộng. Điều này giúp cho biên độ của các sóng hài riêng lẻ giảm
thấp đáng kể nên không cần bộ lọc phụ và rất phù hợp cho các thiết bị ứng dụng trong
thông tin và quân sự.

Cách tiếp cận và chi tiết của phương pháp điều chế đề xuất được trình bày ở
15T

chương 2 của luận án này. Kết quả mô phỏng và thí nghiệm trên kit DSP-F28335 của
các phương pháp điều chế đề xuất đã được công bố ở các bài báo số I-V.

1.4.2.3 Độ chính xác của tham số hòa đồng bộ

Biểu thức (1.5) cho thấy độ nhấp nhô dòng điện của nghịch lưu nối lưới còn phụ
thuộc vào biên độ, tần số và góc pha mà vòng khóa pha PLL (Phase-Locked Loop) ở
hình 1.3 ước lượng được. Một bộ PLL được đánh giá có chất lượng khi xác định một
cách nhanh chóng và chính xác các tham số của điện áp lưới ở tần số cơ bản.

Do đó, việc nghiên cứu hòa đồng bộ để các DG làm việc bền vững trong các
điều kiện khắc nghiệt của lưới điện như có sự cố sụt áp, mất cân bằng pha, có sóng
hài cao, dao động tần số… sẽ góp phần nâng cao chất lượng điện năng của hệ thống
điện.

Bảng 1.3: Các hiện tượng nhiễu của điện áp lưới thông thường
(Thomsen, CIGRE WG14-31, 1999)
Disturbance Origin Consequences
Voltage sag, Short circuits in the network Disconnection of sensi-
Under-voltage grid passing or on another tive loads
2.2 radial Fail function
Start-up of large motors

Voltage swell Earth fault on another phase Ageing of insolation


Overvoltage Shut down of large loads Disconnection of equip-
2.3 Lightning strike on network ment
structure May harm equipment
Incorrect setting in substa- with inadequate design
tion margins
Harmonic distortion Nonlinear loads Extended heating
5.2-5.3 Resonance-phenomena Fail function of elec-
Transformer saturation tronic equipment
Notches

21
Trần Quang Thọ
Transients Lightning strike Insulation failure
1.1-1.2 Switching event Reduced lifetime of
transformers, motors,
ect.

Voltage- fluctua- Arc furnaces Ageing of insulation


tions/ flicker Sawmill, crushing mill Fail function
6.0 Welding, wind turbines Flicker
Start-up of large motors
Short duration inter- Direct short circuit Disconnection
ruptions Disconnection
2.1 False tripping Disconnection
Load shedding

Unbalanced One phase loads Voltage quality for over-


4.0 Weak connections in the loaded phase
network Overload and noise from
3-phase equipment

Việc xác định nhanh và chính xác các tham số: biên độ, tần số và góc pha của
điện áp lưới là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo các nghịch
lưu nối lưới vận hành ổn định. Các tham số này không những phục vụ cho quá trình
hòa đồng bộ của nghịch lưu với lưới điện mà còn góp phần nâng cao khả năng trải
qua sự cố FRT (Fault-Ride Through) theo các tiêu chuẩn nối lưới mới [7], [8] để nâng
cao chất lượng điện năng của hệ thống điện. Trong điều kiện vận hành bình thường
thì việc xác định các tham số điện áp lưới ở tần số cơ bản từ một dạng sóng sin không
có nhiễu hài là tương đối dễ dàng [43]. Tuy nhiên, các tham số của điện áp lưới ngõ
vào thực tế của các nghịch lưu nối lưới như bảng 1.3 thường thay đổi như là dao động
điện áp, dao động tần số, mất cân bằng, sóng hài cao, điện áp lệch DC sinh ra do quá
trình đo lường hay biến đổi kiểu dữ liệu. Do đó, việc xác định nhanh và chính xác các
tham số của điện áp lưới trong điều kiện khắc nghiệt của thực tế để thỏa mãn các tiêu
chuẩn nối lưới nghiêm ngặt là rất khó khăn [1], [43]–[48].

Ngoài ra, đối với tiêu chuẩn IEEE-1547 trước năm 2008 yêu cầu cắt nghịch lưu
khi tần số lưới ngoài phạm vi cho phép trong vòng 0,16 s, trong khi tiêu chuẩn IEEE-
1547 từ 2012 đến nay lại yêu cầu cắt tức thời. Điều này đòi hỏi PLL phải ước lượng
nhanh, bởi vì thời gian cắt bao gồm thời gian ước lượng tham số lưới để ra quyết định
cắt và thời gian tác động của thiết bị chấp hành. Thêm vào đó, độ vọt lố yêu cầu phải

22
Trần Quang Thọ

rất thấp. Bởi vì, nếu độ vọt lố cao làm cho tần số rơi vào phạm vi phải cắt tức thời,
lúc đó DG bị cô lập ngay lập tức và không có khả năng hỗ trợ ổn định hệ thống.

Các nhóm phương pháp thường dùng để xác định các tham số của điện áp lưới
bao gồm dò trong miền tần số và dò trong miền thời gian. Nhóm phương pháp dò
trong miền tần số thường dựa vào biến đổi Fourier rời rạc hoặc lọc thích nghi kết hợp
với Fourier rời rạc hồi qui (tuy nhiên, trong luận án này không trình bày các phương
pháp này vì ít được sử dụng do độ chính xác và đáp ứng động thấp). Nhóm phương
pháp dò trong miền thời gian thường dựa vào vòng khóa pha. PLL đã được sử dụng
nhiều trong quân sự, viễn thông, không gian cũng như các hệ thống điện tử dân dụng.
Tuy nhiên, trong nghịch lưu nối lưới, PLL có vai trò hòa đồng bộ và có những yêu
cầu riêng về sai số xác lập và đáp ứng động cũng như độ vọt lố.

1.4.2.3.1 Phương pháp PLL thông thường

vSa vSd vSd ≡ vˆ S


vSb
v Sc
[T ]dq vSq ω′ 1 θ′
PI
s
θˆ

Hình 1.17: PLL sử dụng phương pháp thông thường.

Trong hệ thống điện ba pha khi chuyển sang biến đổi Park ở hình 1.17, thành
phần dq phải bao gồm thành phần thứ tự thuận và nghịch như (1.22). Khi ba pha cân
bằng như hình 1.18 thì việc đồng bộ cho nghịch lưu nối lưới tương đối dễ dàng. Vì
trong phép biến đổi dq không chứa thành phần thứ tự nghịch trong (1.23) và (1.24).

vSd  ′
+1  cos(ω t − θ )  −1  cos( −ω t + φ
−1
− θ ′) 
=
vS =
v  VS   + V   (1.22)
 sin(ω t − θ ′)   sin(−ω t + φ − θ ′) 
S −1
( dq )  Sq 

23
Trần Quang Thọ

150 7 150

6
100
100
5
50
4 Vsd
0
50
Vsq
3

-50
2 0

-100
1

-50
-150 0 0 25 50 75 100
t [ms]

(a) Áp ba pha (b) θ ′ = ω t (c) Vsd và Vsq (=0)

Hình 1.18: Khi điện áp ba pha cân bằng

Biên độ điện áp:

vS = (V ) + (V )
S
+1 2
S
n 2
+ 2VS+1VSn cos[( n − 1)ωt ] (1.23)

 VSn sin[( n − 1)ωt ] 


Góc pha: θ = ωt + tan −1   (1.24)
 V S
+1
+ V cos[( n − 1)ωt ] 
S
n

Trong đó n là bậc hài của điện áp v.

Tuy nhiên, khi có sóng hài bậc cao hoặc mất cân bằng như hình 1.19 thì xuất hiện
thành phần thứ tự nghịch. Trong trường hợp có hài bậc 5 thì quỹ đạo điện áp như hình
1.20(a). Khi có sự mất cân bằng thì quỹ đạo của điện áp có dạng elip như hình 1.20(b),
không như hình tròn với biên độ và góc pha như sau:

v=
S (VS+1 ) 2 + (VS−1 ) 2 + 2VS+1VS−1 cos(−2ω t + φ −1 ) (1.25)

 V −1 sin(−2ω t + φ −1 ) 
θ ω t + tan −1  +1 S −1
= −1 
(1.26)
 VS + VS cos(−2ω t + φ ) 

24
Trần Quang Thọ

150 7 150

6
100
100
5
50

4
50
0
3
Vsd Vsq
-50
2 0

-100
1
-50
0 25 50 75 100
-150 0 t [ms]

(a) Áp ba pha (b) Góc pha θ ′ (c) Vsd và Vsq

Hình 1.19: Điện áp ba pha không cân bằng

Để dò thứ tự thuận trong hệ tọa độ đồng bộ, các phương pháp trong [49]–[51]
được đề nghị, nhưng lại có nhược điểm về đáp ứng động và nặng tính toán nên không
phân tích chi tiết trong luận án này.

β β
b b

VS V S+1 
 VS+1 
VS+1 VS
 V S−1
VS−5 α ωt θ α
a  −ωt a
VS−1
V S−5
V S+1 V S+1 − V S−1
V S+1 + V S−1

c c

(a) Vector điện áp bị méo hài bậc 5 (b) Ba pha mất cân bằng

Hình 1.20: Vector điện áp

25
Trần Quang Thọ

1.4.2.3.2 Vòng khóa pha sử dụng bộ tích phân tổng quát bậc hai

Để loại bỏ các thành phần bậc cao và thứ tự nghịch, phương pháp DSOGI (Dual
Second-Order General Integrator) trong [52]–[54] được áp dụng để dò thành phần
thứ tự thuận như hình 1.21.

V’α V +α V +q 1 θ+’
+ PI
Vα - ω’ s
SOGI ωff
qV’α V +β V +
Vabc [Tαβ ] + d
+ Vòng khóa pha
V’β

SOGI qV’β

Hình 1.21: Kỹ thuật DSOGI dùng để dò thứ tự thuận

Trong phương pháp này, hai bộ SOGI được sử dụng trong bộ phát tín hiệu trực
giao để thu hai cặp tín hiệu trực giao không còn nhiễu hài. Bốn tín hiệu này được
dùng để tách thành phần thứ tự thuận. Kỹ thuật này có đáp ứng thích nghi tần số trong
điều kiện có sóng hài cao. Hàm truyền của DSOGI như (1.27) và có đáp ứng thứ tự
thuận và nghịch như hình 1.22 với k= 2 .

vα+  1 kω ′ (ω + ω ′ ) vα 
 =   (1.27)
+
( )
vβ  2  kω ′ω + j ω 2 − ω ′2  vβ 
 

Kỹ thuật khóa tần số FLL (Frequency-Locked Loop) cũng được đề nghị trong
[1], [53], [54] như hình 1.23 để kết hợp với kỹ thuật DSOGI được gọi là DSOGI-
FLL. Kỹ thuật kết hợp này cho rằng không còn cần dùng hàm lượng giác nào. Điều
này chỉ thật sự đúng khi không tính góc pha θ. Tuy nhiên, trong hệ thống nghịch lưu
nối lưới thì góc pha θ lại là một đại lượng rất quan trọng cần phải xác định để phục
vụ quá trình hòa đồng bộ. Do đó, kỹ thuật này cũng phải sử dụng hàm lượng giác
arctan để tính góc pha θ. Trong kỹ thuật vi xử lý thì việc tính hàm arctan phức tạp
hơn nhiều so với hàm sin hay cosin. Nên đây cũng không phải là ưu điểm của FLL
trong lĩnh vực nghịch lưu nối lưới.

26
Trần Quang Thọ

Hình 1.22: Đáp ứng của DSOGI

Mặc dù kỹ thuật DSOGI-FLL cho kết quả khá ấn tượng và có thể nói là phương
pháp hiệu quả nhất hiện nay, nhưng khi có mất cân bằng điện áp thì sai số xác lập của
tần số ước lượng được khá lớn. Muốn giảm sai số xác lập này xuống thì phải giảm độ
lợi tích phân của FLL, nhưng điều này lại làm tăng thời gian xác lập lớn hơn. Hơn
nữa, khi có hiện tượng nhảy pha lớn (do sự cố ngắn mạch gần điểm nối chung) thì kỹ
thuật FLL lại có độ vọt lố rất lớn, đây cũng là điều bất lợi của kỹ thuật này.

Hình 1.23: Kỹ thuật khóa tần số FLL

1.4.2.3.3 Đặc điểm của vòng khóa pha

Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu để nâng cao chất lượng hòa đồng bộ cho nghịch
lưu nối lưới. Trong khi đó, trên thế giới lại có rất nhiều kỹ thuật được sử dụng để xác

27
Trần Quang Thọ

định các tham số của điện áp lưới đã được công bố gần đây trong các bài báo khoa
học, trong đó, vòng khóa pha là một trong những kỹ thuật DSP (Digital Signal Pro-
cessor) hiệu quả để ước lượng tham số của điện áp lưới [55]–[60]. Tuy nhiên, các
tham số ước lượng được của PLL thường còn có nhiều nhiễu khi có hiện tượng nhiễu
sóng hài cao, offset dc và mất cân bằng pha của điện áp lưới ngõ vào [44], [45], [61]–
[64]. Các bộ lọc vòng bên trong thường được sử dụng để loại bỏ thành phần nhiễu
khỏi các tham số ước lượng được với mức băng thông thấp, nhưng chính các bộ lọc
này làm cho đáp ứng động chậm lại [65]. Thêm vào đó, các vòng phụ thuộc làm cho
việc tinh chỉnh các tham số bộ điều khiển của PLL trở nên phức tạp hơn do hàm
truyền vòng kín có sự thay đổi lớn về cực và zero.

Kỹ thuật tinh chỉnh tần số thích nghi trong [66] sử dụng các bộ lọc vi phân và
trung bình di chuyển ở ngõ vào và ngõ ra để tránh các vòng phụ thuộc nên cũng làm
cho đáp ứng chậm lại. Hơn nữa, độ vọt lố cao đáng kể của các tham số ước lượng
được của PLL cũng là một rào cản lớn khi có hiện tượng nhảy pha nên dẫn đến làm
trễ quá trình đồng bộ [67].

Các kỹ thuật PLL sử dụng bộ phát tín hiệu trực giao [68] dựa vào bộ tích phân
tổng quát bậc hai QSG-SOGI (Quadrature Signal Generator-SOGI) [69]–[71] có thể
loại bỏ sóng hài bậc cao và khóa tần số bằng bộ FLL, nhưng các kỹ thuật này không
thể loại bỏ sóng hài bậc thấp và offset dc nên gây nhiễu đáng kể cho các tham số cơ
bản ước lượng được. Để loại bỏ ảnh hưởng của offset dc, phương pháp thêm khâu
tích phân [45], bộ lọc nhiễu notch và trung bình di chuyển [72] được áp dụng nhưng
làm cho đáp ứng động kém đi [73].

Kỹ thuật kết hợp bộ tách nhiều thành phần hài MSHDC (Multi-Sequence Har-
monic Decoupling Cell) với PLL truyền thống [49]–[51], [74] được đề nghị để cải
thiện đáp ứng động, tuy nhiên, hiệu quả cũng chưa cao.

Kỹ thuật DSOGI được sử dụng để loại bỏ ảnh hưởng của hiện tượng mất cân
bằng của điện áp ba pha ngõ vào nhưng lại có đáp ứng chậm. Kỹ thuật PLL cải tiến

28
Trần Quang Thọ

EPLL (Enhanced PLL) kết hợp với DSOGI [59] để dò thứ tự thuận cũng nặng tính
toán và độ chính xác không cao trong khi đáp ứng động cũng chậm.

Giải thuật NTA (Newton-Type Algorithm) [75], [76] là một kỹ thuật giải bài toán
phi tuyến có thể dùng để ước lượng các tham số của điện áp lưới [77]. Tuy nhiên, giải
thuật này không ổn định khi có hiện tượng quá độ điện áp lớn. Để tăng tính ổn định
cho NTA, việc sử dụng các bộ lọc nhiễu notch và lọc thông thấp LPF (Low-Pass
Filter) kết hợp với phương pháp bình phương tối thiểu LS (Least Squares) của NTA
được gọi là NTA-LS được đề nghị trong [78], nhưng chính các bộ lọc này làm cho
đáp ứng động rất thấp.

Để cải thiện đáp ứng động cho phương pháp này, kỹ thuật kết hợp NTA với lọc
thông băng bậc hai tại ngõ vào PLL để loại bỏ offset dc cũng được giới thiệu trong
[79]. Trong kỹ thuật này, một bộ lọc thông thấp nối nối tiếp với bộ lọc vi phân hồi
qui để giảm nhiễu và tăng đáp ứng động NTA-DF (Newton-Type Algorithm-Differ-
entiation Filter), tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa cao.

1.4.2.3.4 Nhận xét và đề xuất phương pháp nâng cao chất lượng PLL

Từ các phân tích trên cho thấy rằng: có thể phân thành 3 nhóm phương pháp dò
đồng bộ:

+ Nhóm thứ nhất là dò trong miền tần số (dựa vào biến đổi Fourier) cho hiệu quả
không cao nên không trình bày trong luận án này.

+ Nhóm thứ hai là dò trong miền thời gian thường sử dụng PLL gồm 3 phương pháp
sau đây để tách thành phần thứ tự thuận:

 Thêm các khâu tích phân vào PLL thông thường để tách thành phần thứ tự
thuận
 Sử dụng các bộ lọc thông thấp trong PLL thông thường để dò thành phần thứ
tự thuận trong hệ tọa độ đồng bộ dq
 Sử dụng các bộ lọc tích phân trong PLL thông thường để dò thành phần thứ tự
thuận trong hệ tọa độ ảo αβ

29
Trần Quang Thọ

Nhưng do bản chất của các PLL thông thường là bộ lọc phức thích nghi bậc
nhất [80] nên luôn có sự mâu thuẩn giữa yêu cầu về sai số xác lập và đáp ứng động
cũng như độ vọt lố.

+ Nhóm thứ ba gồm các phương pháp giải lặp Newton và lọc thông thấp cho độ chính
xác cao nhưng đáp ứng lại quá chậm.

Để nâng cao chất lượng điện năng của hệ thống điện và khả năng trải qua sự cố
của nghịch lưu nối lưới, tác giả đề xuất một giải thuật để xác định nhanh và chính xác
các tham số của điện áp lưới trong điều kiện vận hành bình thường cũng như khi có
sự thay đổi điện áp như: sụt áp, mất cân bằng, sóng hài cao, nhảy điện áp, tần số, góc
pha. Phương pháp đề xuất dựa trên giải thuật Levenberg-Marquardt (L-M) có hồi tiếp
để cập nhật tham số ban đầu của phương pháp giải.

Giải thuật L-M [81], [82] là một giải thuật mang tính tiêu chuẩn thường áp dụng
để giải các bài toán bình phương tối thiểu phi tuyến. Bài toán bình phương tối thiểu
thường được dùng để ước lượng một hàm các tham số với một tập các điểm dữ liệu
đo được bằng cách cực tiểu tổng các bình phương của các sai số giữa điểm ước lượng
và điểm đo [83] như hình 1.24.

300 Measured
Sampling window Estimated
200

100
Voltage (V)

0
Ts
-100

-200

-300

0 0.01 0.02
Time (s)

Hình 1.24: Các điểm đo và đại lượng ước lượng được

+ Phương pháp đề xuất dựa vào toán học cơ bản để giải phương trình vi phân phi
T
5
1

tuyến siêu việt bằng giải thuật Levenberg-Marquardt có cập nhật tham số ban đầu để

30
Trần Quang Thọ

giảm số vòng lặp và hội tụ nhanh đến kết quả. Bản chất của giải thuật là giải phương
trình vi phân bằng phương pháp số.

+ Các tiêu chí về đáp ứng động, sai số xác lập, độ vọt lố và độ phức tạp tính toán
T
5
1

cũng được xem xét và phân tích để đánh giá khi so sánh với các phương pháp đã được
công bố gần đây.

+ Tính hiệu quả và bền vững của phương pháp đề xuất cũng đã được khẳng định
T
5
1

thông qua kết quả mô phỏng và thí nghiệm khi so sánh với các phương pháp thông
thường, DSOGI, và DSOGI-FLL trong những điều kiện điện áp ngõ vào thay đổi về
tần số, biên độ, góc pha, nhiều sóng hài…

+ Phương pháp đề xuất đã được kiểm tra thí nghiệm trên kit Dspace-1103 với chip
T
5
1

lõi đơn có tần số xung nhịp 300MHz.

+ Mặt khác, với phương pháp đề xuất, tần số lấy mẫu của cảm biến chỉ cần 1 kHz
T
5
1

nhưng vẫn cho đáp ứng động tốt. Trong khi đó, với các phương pháp khác phải cần
tần số lấy mẫu của cảm biến lên đến 10 kHz và phải tính toán liên tục nên đòi hỏi
phần cứng mạnh, đắt tiền.

+ Với khả năng đáp ứng nhanh của phương pháp đề xuất cho phép sử dụng cảm biến
T
5
1

có độ nhạy thấp với giá thành rẻ góp phần làm giảm giá thành thiết bị.

Chi tiết của phương pháp đề xuất được trình bày ở chương 3 của luận án này.
15T

Các kết quả liên quan đến phương pháp đề xuất đã được công bố ở các bài báo số VI
đến số IX.

1.4.2.4 Sự ổn định của nguồn điện áp DC

Khi điều kiện thời tiết thay đổi thì công suất của nguồn năng lượng tái tạo thay
đổi nên điện áp DC ở biểu thức (1.6) và dòng điện I1 ở biểu thức (1.8) cũng thay đổi
dẫn đến sóng hài của nghịch lưu cũng thay đổi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sóng hài
của nghịch lưu nối lưới.

31
Trần Quang Thọ

Trong hệ thống điện mặt trời nối lưới, ngoài việc điều chỉnh tấm pin quay theo
hướng mặt trời bằng phương pháp cơ khí, kỹ thuật dò điểm công suất cực đại MPPT
(Maximum Power Point Tracking) bằng phương pháp điện cũng được sử dụng để tối
ưu công suất phát lên lưới điện.

Điện áp DC sẽ ổn định hơn đối với nghịch lưu nối lưới hai giai đoạn có mạch
boost và bộ lọc phía DC nhưng cũng làm tăng chi phí, kích thước và tổn hao cho thiết
bị. Đối với nghịch lưu nối lưới một giai đoạn không có mạch boost cho hiệu quả cao
hơn nên được nghiên cứu trong luận án này. Khi đó, việc lựa chọn kỹ thuật MPPT sẽ
ảnh hưởng đến độ nhấp nhô điện áp DC nên ảnh hưởng đến sóng hài và đáp ứng động
của nghịch lưu.

Có nhiều kỹ thuật MPPT được sử dụng cho hệ thống pin mặt trời nối lưới đã
được công bố [84]. Tuy nhiên, các kỹ thuật hiệu quả chủ yếu dựa trên nền tảng của
kỹ thuật P&O (Perturb & Observe) [85] và INC (Incremental Conductance) [86] và
có thêm các cải tiến. Nhưng đa số các cải tiến này giữ nguyên số gia điện áp khi tăng
hoặc giảm điện áp chuẩn MPPT cho bộ điều khiển điện áp DC.

Khi công suất nguồn điện vào ổn định, việc sử dụng số gia lớn làm cho điện áp
DC có độ nhấp nhô lớn nên dẫn đến sóng hài ngõ ra của nghịch lưu tăng cao. Tuy
nhiên, nếu giảm nhỏ số gia để giảm sóng hài thì khi có sự dao động của nguồn điện
vào do thời tiết thay đổi thì đáp ứng động của kỹ thuật MPPT lại kém đi. Đây là điều
bất lợi của phương pháp số gia điện áp cố định.

Vì vậy, tác giả đã đề xuất một giải thuật mới để điều chỉnh điện áp MPPT bằng
15T

cách sử dụng kỹ thuật P&O với số gia biến đổi. Khi điều kiện bức xạ mặt trời thay
đổi, điện áp MPPT được điều chỉnh nhanh với số gia lớn nhằm đạt được đáp ứng
nhanh về công suất và sau đó được tinh chỉnh với số gia nhỏ nhằm đảm bảo độ méo
dạng sóng hài nhỏ để thỏa mãn tiêu chuẩn nối lưới. Kỹ thuật này không làm tăng
thêm phần cứng và phần mềm đơn giản nên hiệu quả rất cao.

Nội dung chi tiết của kỹ thuật MPPT đề xuất đã được trình bày ở phần 4.1 của
15T

chương 4 trong luận án này và đã công bố ở bài báo số X.

32
Trần Quang Thọ

1.4.2.5 Tham số bộ điều khiển

Từ cấu trúc của hệ thống nghịch lưu nối lưới ở hình 1.3 cũng cho thấy sự ảnh
hưởng của các tham số bộ điều khiển dòng điện đối với sóng hài ngõ ra của nghịch
lưu. Để tối ưu công suất phát lên lưới, hệ thống nghịch lưu cần phải có bộ điều chỉnh
dòng điện hợp lý bơm vào lưới để thỏa mãn tiêu chuẩn nối lưới như đáp ứng động
nhanh và sóng hài dòng điện thấp. So với các phương pháp điều khiển dự báo, bão
hòa và dead-beat thì bộ điều khiển PI (Proportional Integrator) và PR (Proportional
Resonant) cho hiệu quả tốt hơn nên được sử dụng khá phổ biến [1].

Vì hàm truyền vòng kín của hệ thống nghịch lưu có dạng vô định, nên sẽ có vô
số cặp nghiệm hệ số Kp, Ki. Do đó, việc xác định các tham số bộ điều khiển dòng
điện sử dụng các phương pháp thông thường như mô hình nội, tối ưu đối xứng [87]…
có thể không cho nghiệm toàn cục. Thậm chí phương pháp giản đồ Bode dựa vào
hàm truyền [1], [88], [89] do phụ thuộc tham số hệ thống nên không thể cho kết quả
tối ưu.

Các tham số của bộ điều khiển dòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tín hiệu điều
15T

chế nên sẽ ảnh hưởng đến đáp ứng động và sóng hài ngõ ra của nghịch lưu theo biểu
thức (1.5).

Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật máy tính, các tham số của bộ điều khiển
15T

cũng có thể được xác định bằng các phương pháp trí tuệ nhân tạo hiện đại như di
truyền GA (Genetic Algorithm), tối ưu bầy đàn PSO (Particle Swarm Optimization),
Cuckoo, Harmony Search… Ngoài ra, trong Matlab còn hỗ trợ công cụ thiết kế rất
15T

mạnh bằng SISO design tool.

Trong luận án này, tác giả đề xuất phương pháp xác định các tham số của bộ
điều khiển dòng sử dụng kỹ thuật tối ưu bầy đàn PSO [90]. Tính hiệu quả và chi tiết
của kỹ thuật này được trình bày ở phần 4.2 của chương 4 khi so sánh với phương
pháp giản đồ Bode dựa vào hàm truyền trong [1], [88], [89]. Các kết quả cũng đã
được công bố ở bài báo số XI và XII.

33
Trần Quang Thọ

1.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương tổng quan này tác giả đã trình bày:

 Sự phát triển mạnh mẽ của nguồn điện phân tán sử dụng năng lượng tái tạo do
tính bền vững và thân thiện với môi trường trong khi tiềm năng vô cùng to lớn.
 Đặc điểm của nguồn năng lượng tái tạo này là loãng và không ổn định nên cần
nối lưới để có được một nguồn điện có chất lượng cao với giá thành thấp.
 Ngoài khả năng phát công suất tác dụng lên lưới điện, các nguồn điện phân
tán này còn phải có khả năng phát công suất phản kháng để hỗ trợ khả năng
trải qua sự cố FRT theo các tiêu chuẩn nối lưới mới ngày càng nghiêm ngặt.
 Đối với nguồn năng lượng gió thường được nối lưới phân phối trực tiếp bằng
máy điện quay không đồng bộ. Khi đó, công suất phản kháng phụ thuộc nhiều
vào điện áp nguồn lưới, nên cần xác định giới hạn ổn định điện áp cho máy
phát này để đảm bảo ổn định và không mất cân bằng mô men. Thêm vào đó,
một hệ thống điện gió hiệu quả cao đòi hỏi qui mô công suất lớn nên khó khăn
trong việc tiếp cận để nghiên cứu và thí nghiệm. Vì vậy, tác giả không lựa
chọn nghiên cứu trong luận án này.
 So với hệ thống điện gió, điện mặt trời nối lưới có nhiều thuận lợi hơn để tác
giả tiếp cận nghiên cứu. Vì vậy, luận án này tập trung chủ yếu vào hệ thống
nghịch lưu điện mặt trời nối lưới.
 Dựa trên việc phân tích mô tả sóng hài dòng điện, tác giả đã chỉ ra bốn yếu tố
chính ảnh hưởng đến sóng hài ngõ ra của hệ thống nghịch lưu nối lưới. Từ đó,
tác giả đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp như sau:

 Đối với nguyên nhân phát sinh sóng hài do kỹ thuật điều chế, tác giả đã đề
xuất phương pháp điều chế với tần số chuyển mạch thay đổi sử dụng giải thuật
di truyền và được trình bày chi tiết ở chương 2. Tính hiệu quả được thể hiện
thông qua các kết quả mô phỏng và thí nghiệm khi so sánh với các kết quả của
các phương pháp đã được công bố gần đây như: TDD, CR và SANS, đặc biệt
là khả năng trải phổ và khử hài lựa chọn. Phương pháp đề xuất của tác giả

34
Trần Quang Thọ

không làm tăng phần cứng cũng như tổn hao chuyển mạch và đã được công
bố trong 5 bài báo khoa học liên quan.
 Để nâng cao chất lượng các tham số điện áp lưới ở tần số cơ bản ước lượng
được trong vòng khóa pha, tác giả đã đề xuất sử dụng giải thuật Levenberg-
Marquardt có cập nhật tham số ban đầu và được trình bày chi tiết ở chương 3.
Các kết quả mô phỏng và thí nghiệm khi so sánh với các phương pháp vòng
khóa pha thông thường, DSOGI và DSOGI-FLL đã khẳng định tính hiệu quả
của phương pháp đề xuất. Đặc biệt là kỹ thuật hồi tiếp ngõ ra để cập nhật tham
số ban đầu của phương pháp giải để nâng cao đáp ứng động và giảm sai số
xác lập cũng như độ vọt lố. Điều này giúp cho phương pháp có thể sử dụng
cảm biến giá rẻ để giảm giá thành thiết bị nhưng vẫn đáp ứng được các tiêu
chuẩn nối lưới nghiêm ngặt. Tác giả cũng đã công bố 4 bài báo khoa học liên
quan đến đề xuất này.
 Để nâng cao đáp ứng động và giảm sóng hài cho hệ thống nghịch lưu điện mặt
trời nối lưới một giai đoạn, tác giả cũng đã đề xuất kỹ thuật dò MPPT với số
gia biến đổi để ổn định điện áp DC và được trình bày chi tiết ở phần 4.1 của
chương 4. Tác giả cũng đã công bố một bài báo khoa học liên quan đến đề
xuất này.
 Để nâng cao chất lượng cho các bộ điều khiển, tác giả đã đề xuất phương pháp
tối ưu bầy đàn PSO để xác định các tham số của bộ điều khiển này. Ưu điểm
của phương pháp đề xuất là không cần biết tham số hệ thống và được trình bày
chi tiết ở phần 4.2 của chương 4. Tính hiệu quả được thể hiện qua kết quả mô
phỏng khi so sánh với phương pháp giản đồ Bode dựa vào hàm truyền. Tác
giả cũng đã công bố 2 bài báo khoa học liên quan đến đề xuất này.

35
Trần Quang Thọ

CHƯƠNG 2. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỬ DỤNG CHU KỲ


CHUYỂN MẠCH THAY ĐỔI

2.1 GIỚI THIỆU

Các hệ thống nghịch lưu điện mặt trời nối lưới hiện nay có nhiều loại, kích cỡ
và công suất khác nhau, từ cỡ nhỏ (vài trăm watt) cho đến cỡ lớn (đến hàng trăm
MW). Tùy thuộc vào qui mô của công trình, các bộ nghịch lưu nối lưới có thể phân
thành các loại như: dạng module, chuỗi các module, nhiều chuỗi, và loại nghịch lưu
trung tâm [1]. Các nghịch lưu nối lưới loại nhiều chuỗi và trung tâm thường dùng cho
hệ thống nghịch lưu 3 pha với qui mô cánh đồng điện mặt trời.

Hầu hết các bộ nghịch lưu điện mặt trời ba pha phổ biến hiện nay không thực
sự là nghịch lưu ba pha ba dây mà thường là những bộ nghịch lưu ba pha bốn dây.
Thật ra, chúng hoạt động như là ba bộ nghịch lưu một pha độc lập. Giải pháp sử dụng
ghép ba bộ nghịch lưu một pha độc lập thành nghịch lưu ba pha có một số ưu điểm
đáng kể như cho phép sử dụng các bộ nghịch lưu một pha sẵn có với những tiêu chuẩn
chống cô lập lắp sẵn. Chẳng hạn, tiêu chuẩn VDE 0126-1-1 (Đức: 2006) qui định việc
đo trở kháng có thể thay bằng đo điện áp dây nếu điều khiển dòng điện mỗi pha độc
lập (ví dụ hãng SMA có sản phẩm ba pha Sunny Mini Central 8000TL, hãng Conergy,
Refusol, và Danfoss Solar đều có sản phẩm nghịch lưu ba pha ghép từ ba bộ nghịch
lưu một pha). Thêm vào đó, vấn đề thực sự của nghịch lưu ba pha ba dây là sử dụng
điện áp nguồn DC tương đối cao. Điều này ảnh hưởng đến vấn đề an toàn. Ví dụ với
nguồn lưới hạ áp ba pha 0,4kV, thì nguồn DC cần ít nhất cũng phải đến 600V. Dãy
thay đổi điện áp này quá hẹp so với dãy điện áp thay đổi yêu cầu của việc dò điểm
công suất cực đại MPPT khi nhiệt độ và bức xạ mặt trời thay đổi.

Trong khi đó, hầu hết các nghịch lưu nối lưới sử dụng rộng rãi trong ứng dụng
dân dụng là các hệ thống nghịch lưu một pha [91]–[93] với kích cỡ module và chuỗi
module. Các nghịch lưu nối lưới một pha này chỉ cần điện áp DC khoảng 350-400V
nên an toàn hơn, trong khi lại có được một dãy điện áp rộng đủ để thực hiện MPPT
linh hoạt. Hệ thống nghịch lưu nối lưới 1 pha đang và sẽ được ứng dụng nhiều nhất

36
Trần Quang Thọ

trong tương lai trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhất là các hệ thống điện tích hợp
thông minh. Vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển các hệ thống nghịch lưu nối lưới
có cấu trúc một pha sẽ được xem xét và lựa chọn trong chương 2 này.

Để giảm sóng hài dựa vào kỹ thuật điều chế, tác giả đề nghị một kỹ thuật SPWM
(sinusoidal pulse width modulation) sử dụng giải thuật di truyền GA (genetic algo-
rithm) nhằm xác định chu kỳ chuyển mạch trong mỗi nửa chu kỳ lưới cơ bản
(NCKCB). Hàm mục tiêu là sóng hài dòng điện với ràng buộc không làm tăng tổn
hao chuyển mạch. Sóng hài dòng điện và tổn hao chuyển mạch được xem xét một
cách định lượng để làm cơ sở đánh giá cho phương pháp đề nghị khi so sánh với các
phương pháp được công bố gần đây.

Việc phân tích sóng hài dòng điện trong nghịch lưu cầu H một pha SPWM đơn
cực được thực hiện để làm cơ sở cho kỹ thuật đề xuất. Việc so sánh kết quả của các
phương pháp tần số chuyển mạch thay đổi được đề cập trong chương 1 cũng được
thực hiện trong chương này. Hơn nữa, tác giả cũng thực hiện cải tiến phương pháp
SANS trong [30] thành phương pháp MSANS (Modified SANS) để áp dụng cho
SPWM để có được cùng một điều kiện cài đặt nhằm thuận tiện cho đánh giá tính hiệu
quả.

2.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

Cả sóng hài dòng điện và tổn hao chuyển mạch của nghịch lưu đều phụ thuộc
vào tần số chuyển mạch. Trong kỹ thuật SPWM thông thường với tần số chuyển mạch
cố định bằng hằng số, khi tần số chuyển mạch càng cao thì tổn hao chuyển mạch càng
nhiều và sóng hài dòng điện càng thấp, và ngược lại [94]. Do đó, việc lựa chọn tần số
chuyển mạch tối ưu để phối hợp hài hòa giữa tổn hao chuyển mạch và sóng hài dòng
điện là một vấn đề thật sự khó khăn và có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực chất
lượng điện năng. Tần số chuyển mạch cần được chọn sao cho giảm sóng hài để thỏa
mãn các tiêu chuẩn nối lưới, mà không làm tăng tổn hao chuyển mạch là một bài toán
thực sự cần thiết hiện nay.

37
Trần Quang Thọ

Dựa vào biểu thức (1.6) ở chương 1, khi góc pha φ=0, độ nhấp nhô dòng điện
có thể viết lại như (2.1) và có dạng sóng chuẩn hóa như hình 2.1.

Ts .Vdc
=∆I p 1 − m. sin (ωt )  .m. sin (ωt ) (2.1)
Lf 2 3  

1 Output current
0.5 Fundamental current
(pu)

0
-0.5
-1
0 0.01 0.02
(a)

0.2
(pu)

-0.2
0 0.01 0.02
(b)
Time (s)

Hình 2.1: Dòng điện ngõ ra của nghịch lưu (m=0,97;φ=0).

(a) Dòng điện ngõ ra và dòng điện cơ bản.

(b) Độ nhấp nhô dòng điện.

Giả sử tổn hao chuyển mạch tỉ lệ tuyến tính với tần số chuyển mạch và dòng
điện tức thời được chuyển mạch. Trong trường hợp tần số chuyển mạch cố định bằng
hằng số thì tổn hao chuyển mạch được tính như sau:

1
∆Psw = C1. i (ωt ) . (2.2)
Ts

Với C1 là hằng số phụ thuộc vào điện áp Vdc, i(ωt) là giá trị dòng điện tức thời
chảy qua các linh kiện công suất, và Ts là chu kỳ chuyển mạch.

Tổn hao chuyển mạch trung bình trong mỗi NCKCB được xác định như sau:

π I 2 sin(ωt )
C1
∆ Psw =
π ∫
0
Ts
d (ωt ) (2.3)

38
Trần Quang Thọ

Idc
S11 S21
+ Lf Iac
Vdc
-
Vi Cf
S12 S22 Vac
RL

Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý mạch điện thí nghiệm

Sơ đồ nguyên lý mạch điện thí nghiệm ở hình 2.2 được dùng để xác định hằng
số C1. Sơ đồ bao gồm nghịch lưu cầu H tải trở với một bộ lọc LC. Các tham số của
sơ đồ được thể hiện trong bảng 2.1. Hệ thống được thực hiện trên kit DSP 32-bit
fixed-point TMS320F28335 như ở hình 2.3. Các dạng sóng và thông số được đo bằng
dao động ký Tektronix MSO-2024B. Dạng sóng dòng điện được ghi lại dưới dạng dữ
liệu excel trong máy dao động ký, sau đó được xác định THD bằng MATLAB. Hằng
số C1 tính được bằng cách dựa vào biểu thức tổn hao chuyển mạch trung bình (2.3).
Kết quả thí nghiệm cho tần số chuyển mạch cố định với các tần số khác nhau được
thể hiện ở trong bảng 2.2 và hình 2.4. Tổng tổn hao được xác định bằng cách lấy công
suất ngõ vào DC trừ cho công suất ngõ ra xoay chiều.

Bảng 2.1: Tham số hệ thống thí nghiệm


T
9
2

Thông số Ký hiệu Giá trị

Điện cảm bộ lọc Lf 4 mH

Điện trở của Lf Rf 0,3 Ω

Điện áp một chiều Vdc 150 V

Tụ điện của bộ lọc Cf 1 µF

Tần số cơ bản f 50 Hz

Chỉ số điều chế m 0,97

Điện trở tải RL 32 Ω

39
Trần Quang Thọ

Hình 2.3: Hệ thống thí nghiệm.

Tổng tổn hao của nghịch lưu bao gồm tổn hao chuyển mạch, tổn hao dẫn và các
tổn hao khác. Tổn hao được tuyến tính tại tần số chuyển mạch bằng 0 trong hình 2.4
chính là tổn hao dẫn và các tổn hao khác và bằng 10,8 W. Từ đây suy ra được tổn hao
chuyển mạch trung bình tại tần số cố định 5 kHz bằng 12,28212-10,8=1,48212 W.
Tương ứng cũng tính được hệ số công suất 0,9575 theo cách tính của [5].

Bảng 2.2: Tổng tổn hao với các tần số chuyển mạch cố định khác nhau.
Tần số
chuyển Tổng tổn
mạch Pdc Idc Vac Iac Pac hao
(kHz) (W) (A) (V) (A) (W) (W)
2 322,95 2,153 99,57 3,129 311,55453 11,39547
4 318,3 2,122 98,88 3,097 306,23136 12,06864
5 316,5 2,11 98,58 3,086 304,21788 12,28212
6 313,65 2,091 98,2 3,066 301,0812 12,5688
8 310,65 2,071 97,5 3,05 297,375 13,275

14

13
Tong ton hao (W)

12

11

10

8
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tan so chuyen mach (kHz)

Hình 2.4: Tổng tổn hao với các tần số chuyển mạch cố định khác nhau.

40
Trần Quang Thọ

Selected signal: 5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles


5

-5
0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 0.1
Time (s)

Fundamental (50Hz) = 4.356 , THD= 6.14%

Mag (% of Fundamental)
3

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Frequency (Hz) 4
x 10

Hình 2.5: Phổ hài dòng điện của tần số chuyển mạch cố định 5 kHz (Ts=200 µs)

Thay tổn hao chuyển mạch trung bình 1,48212 W, tần số chuyển mạch cố định
5 kHz, và dòng điện xoay chiều 3,08A vào trong (2.3) sẽ tính được hằng số
C1=1,069x10-4. Khi đó, cũng đo được THD dòng điện bằng 6,14% và vượt quá giới
P P

hạn cho phép [8] như hình 2.5. Phổ hài cũng cho thấy rằng với phương pháp tần số
chuyển mạch cố định, một số sóng hài riêng lẻ tại sidebands cũng cao đáng kể (lên
tới 3% tại 10 kHz). Với phổ này, các máy đo sóng hài công nghiệp thông thường chỉ
đo THD đến bậc 45 (45x50=2250 Hz) không thể đo được. Chỉ có phép đo bằng dao
động ký (thông qua dữ liệu file Excel) mới cho kết quả chính xác.

2.3 HÀM MỤC TIÊU


Hình 2.1 cho thấy độ nhấp nhô dòng điện thay đổi không đồng đều trong mỗi
nửa NCKCB khi tần số sóng mang cố định và làm cho giá trị hiệu dụng tăng cao đáng
kể trong cả chu kỳ lưới cơ bản. Trong các khoảng thời gian dòng điện tức thời cao
(đỉnh hình sin) thì độ nhấp nhô dòng điện thấp và ngược lại. Đây chính là cơ sở quan
trọng để phân bố lại độ nhấp nhô dòng điện sao cho đồng đều hơn nhằm cực tiểu hiệu
dụng của THD dòng điện trong mỗi nửa chu kỳ cơ bản. Như vậy, giá trị hiệu dụng
THD dòng điện của nghịch lưu trong mỗi NCKCB có thể giảm được bằng cách thay
đổi tần số chuyển mạch một cách thích hợp. Tần số chuyển mạch cần phải tăng trong
những khoảng thời gian có độ nhấp nhô dòng điện cao để giảm độ nhấp nhô dòng
điện xuống và giảm trong khoảng có độ nhấp nhô dòng điện thấp để giảm tổn hao
chuyển mạch.

41
Trần Quang Thọ

Đặc biệt tại lân cận zero của dòng điện cần có tần số chuyển mạch phải đủ lớn
để độ nhấp nhô dòng điện nhỏ lại. Khi đó, nó không gây bất lợi cho các thiết bị điện
dò điểm zero. Vì khi độ nhấp nhô cao tại zero làm cho các thiết bị dò điểm zero hoạt
động sai, ví dụ các thiết bị nối lưới sử dụng vòng khóa pha dò điểm zero sẽ dò sai góc
pha, các mạch dò đồng bộ góc kích…

Dựa vào công thức (1.7) và (1.8) cho thấy rằng THD dòng điện tỉ lệ tuyến tính
với ∆I đối với một dòng điện hiệu dụng cơ bản I1 cho trước như sau:

THD ∼ ∆ I (2.4)

Công thức (1.7) có thể được viết lại như (2.5) với thời gian mẫu tk.

tk =π

∑ ∆I
1 (2.5)
∆I 2 = . 2
pk .t k
π t k =0

Cho nên:

t =π
THD ∼ 1 . ∆I 2pk .t k

k
(2.6)
π t k =0

Mục tiêu của phương pháp đề nghị là cực tiểu THD dòng điện trong (2.6) bằng
cách thay đổi chu kỳ chuyển mạch trong mỗi NCKCB với ràng buộc tổn hao chuyển
mạch trung bình phải nhỏ hơn hoặc bằng tổn hao chuyển mạch của phương pháp tần
số chuyển mạch cố định. Vì vậy, hàm mục tiêu sẽ như (2.7), trong đó ik là dòng điện
tức thời và i1k là dòng điện cơ bản tức thời chảy qua nghịch lưu tại thời điểm lấy mẫu
tk.

t k =π
Fitness = ∑ (i
tk =0
k − i1k )2 (2.7)

Khi đó, hàm ràng buộc sẽ như sau:

π
I1 2 sin(ωtk )
=∆ Psw C1.
π ∫ T (ωt ) d (ωt ) ≤ 1, 48212 W
0 s k
k (2.8)

42
Trần Quang Thọ

Trong đó: Ts(ωtk) là chu kỳ chuyển mạch của sóng mang trong mỗi NCKCB.

2.4 ĐỀ XUẤT GIẢM SÓNG HÀI SỬ DỤNG KỸ THUẬT GA


Do phương pháp GA có sẵn trong Tools của phần mềm nổi tiếng MATLAB được sự
hỗ trợ và cải tiến liên tục với các phiên bản mới. Trong giải pháp điều chế đề xuất, sử
dụng GA cho phép cài đặt các giá trị biên và kiểm tra độ hội tụ dễ dàng với tính năng
tối ưu cao.

2.4.1 Xác định trọng số hàm chu kỳ chuyển mạch

Trong phương pháp này, giải thuật di truyền (GA) được đề nghị sử dụng để xác
định các trọng số của hàm chu kỳ chuyển mạch Ts. Do đó, để cực tiểu THD, ta cần
cực tiểu (2.7) với ràng buộc tổn hao chuyển mạch như (2.8). Hàm chu kỳ chuyển
mạch thay đổi có thể tính được bằng cách suy ra từ (2.1) như sau:

∆I p 2. 3.L f
Ts (ωt ) =
[1 − m. sin(ωt ) ].m. sin(ωt ) Vdc (2.9)

Như vậy, trong mỗi NCKCB, công thức (2.9) cho thấy rằng Ts phụ thuộc vào ωt. Với

một giá trị THD cho trước, chu kỳ Ts cũng có thể biểu diễn như sau:

Ts (ωt ) ∼
1
(2.10)
[1 − m. sin(ωt ) ].m. sin(ωt )
Tuy nhiên, do tần số chuyển mạch của IGBT có giới hạn cực đại nên Ts cũng

có giới hạn cực tiểu. Theo (2.10), Ts sẽ không xác định tại ωt=0, nên ta cần thêm trọng

số w1 để khống chế tần số chuyển mạch cực tiểu như sau:

1
Ts − var (ωt ) =
[ ]
w1 + 1 − w2 sin (ωt ) . sin (ωt ) w3
(2.11)

Trong đó: trọng số w2 cũng được sử dụng để kiểm soát chu kỳ chuyển mạch đủ

thấp tại lận cận zero của dòng điện.

43
Trần Quang Thọ

(CH1: Iac; CH2: Vac) (CH1: Iac; CH2: Vac)


(a) (d)

(CH1-PWM pulses, CH2-Vac) (CH1-PWM pulses, CH2-Vac)


(b) (e)

(CH1-PWM pulses, CH2-Vac) (CH1-PWM pulses, CH2-Vac)


(c) (f)

Hình 2.6: Kết quả thí nghiệm


(a)-(c): Phương pháp chu kỳ chuyển mạch cố định

(d)-(f): Phương pháp chu kỳ chuyển mạch đề nghị

Trọng số w3 điều chỉnh sự biến đổi của chu kỳ chuyển mạch trong mỗi NCKCB.

Các trọng số w2 và w3 cũng chứa đựng cả chỉ số điều chế m. Kỹ thuật GA được đề

nghị sử dụng để xác định các trọng số này trong (2.11) với ràng buộc tổn hao chuyển

44
Trần Quang Thọ

mạch trung bình theo (2.8), khi đó, hàm mục tiêu cực tiểu là (2.7). Kết quả ở hình 2.6

được thí nghiệm trên kit DSP F28335 cũng tương tự như kết quả mô phỏng. Nội dung

chi tiết của phương pháp này cũng được trình bày trong bài báo số I đã cho thấy tính

hiệu quả của phương pháp đề xuất.

2.4.2 Xác định từng chu kỳ chuyển mạch

Việc dùng GA cho phép can thiệp sâu vào từng chu kỳ chuyển mạch trong
NCKCB, làm cho giải thuật đề nghị có thể thực hiện khử hài lựa chọn SHE (Selective
Harmonic Elimination) một cách hiệu quả bằng cách đưa vào hàm ràng buộc hay hàm
mục tiêu trong GA. Các tổ hợp cá thể nào làm cho hài riêng lẻ vượt quá ngưỡng qui
định thì sẽ bị buộc loại khỏi GA bằng các hệ số phạt.

Đối với tần số chuyển mạch cố định 5 kHz chỉ có 50 xung tam giác trong mỗi
NCKCB với độ rộng bằng nhau và bằng 200 µs. Trong khi trong phương pháp đề
nghị, mỗi chu kỳ của xung tam giác sẽ có độ rộng khác nhau. Số xung tam giác Np
được mã hóa như hình 2.7. Các sóng mang được mã hóa bằng Np biến với độ rộng
x(n) và n=1 đến Np. Số Np có thể khác 50 nhưng ràng buộc tổn hao chuyển mạch
trung bình phải nhỏ hơn hoặc bằng với tổn hao chuyển mạch của phương pháp tần số
chuyển mạch cố định.

Vcarrier
... ...

0 0.01 t(s)
x(1) x(2) x(3) . . . . . . x(Np)

Hình 2.7: Mã hóa chu kỳ sóng mang sử dụng GA

Tổng x(n) phải bằng với độ rộng của NCKCB (0,01s) như sau:

n = Np
11 1 1
sum( x(=
n)) ∑ x=
( n)
n =1
= = 0, 01
2 f 2 50
=s 10000 µ s (2.12)

45
Trần Quang Thọ
1
x(n) ≥ xmin = (2.13)
f max

Trong đó: fmax là tần số chuyển mạch cực đại cho phép của IGBT và xmin là độ
rộng cực tiểu của x(n). Để đảm bảo sự hội tụ cho GA và giảm số lần lặp, điều quan
trọng là phải tạo ra môi trường sống cho các cá thể sống sót qua các thế hệ lai ghép
và đột biến. Do đó, việc tạo ra các cá thể ban đầu và các biên giới hạn của x(n) sẽ
mang tính quyết định để đảm bảo sự hội tụ đến lời giải tốt nhất và có được những cá
thể tốt nhất.

Theo (1.8), để đảm bảo THD (%) là hằng số tại mỗi thời điểm của I1, thì độ nhấp
nhô dòng điện (2.1) phải bằng hằng số tương đối với dòng điện cơ bản tức thời như
sau:

∆I p ∆I p
∆I p (%) = (% ) = (% ) (2.14)
i1 (ωt ) I1 2 sin (ωt )

Thay (2.1) vào trong (2.14) thu được độ nhấp nhô dòng điện theo phần trăm như sau:

Vdc mTs (1 − m. sin (ωt ) )


∆I p (%) = . (2.15)
Lf 2 3 I1 2

Công thức (2.15) có thể được viết lại như sau:

∆I p (%) L f 2 I1 6 1
Ts − var = (2.16)
Vdc m
.
(1 − m. sin(ωt ) )
Chu kỳ chuyển mạch trong (2.16) và tần số chuyển mạch thay đổi đã chuẩn hóa
như hình 2.8. Tần số chuyển mạch có thể tính được bằng cách sử dụng (2.17).
fsw chuan hoa

0.5

0
0 0.005 0.01
(a)
Ts chuan hoa

0.5

0
0 0.005 0.01
(b)
Thoi gian (giay)

Hình 2.8: Tần số và chu kỳ chuyển mạch đã chuẩn hóa (m=0,97; φ=0).
(a) Tần số; (b) Chu kỳ.

46
Trần Quang Thọ

= C2 (1 − m. sin (ωt ) ) + f min


1
f sw = (2.17)
Ts − var

Với C2 là hằng số phụ thuộc vào m, Vdc, Lf và I1; fsw là tần số chuyển mạch và
fmin là tần số chuyển mạch cực tiểu.

Tần số chuyển mạch phải thay đổi theo qui luật của (2.17) nhưng cũng phải thỏa
mãn ràng buộc trong (2.12) và (2.13). Giả sử rằng tần số chuyển mạch được chọn tại
lân cận zero của dòng điện là 5,5 kHz để đảm bảo độ nhấp nhô dòng điện thấp. Khi
đó, chu kỳ chuyển mạch ban đầu được xác định theo (2.17) với chu kỳ chuyển mạch
đầu tiên 181µs trong (2.18). Cũng giả sử chọn hằng số C2= 15x103; fmax-initial =8,5 P P

kHz; fmin=2 kHz, φ=0 và m=0,97. Kết quả thu được là Np=60 và chu kỳ chuyển mạch
ban đầu là những điểm “o” dựa vào (2.17) như trên hình 2.9. Tại các điểm ban đầu
này, ta sẽ thu được biên trên với các điểm “+” bằng cách tăng 1 kHz. Một cách tương
tự ta cũng thu được biên dưới bằng các điểm “x”. Các giả sử trên thực chất là dùng
để xây dựng điều kiện biên của bài toán.

1
(1) x=
Ts − var = (1) = 0, 000181
= s 181µ s (2.18)
5500
-4
x 10
Initial
6 Lower
Upper
Switching cycle Ts (s)

0 10 20 30 40 50 60
Np (pulse)

Hình 2.9: Chu kỳ ban đầu và các biên trong GA.


Không giống như các phương pháp thông thường dựa vào hệ số Eon, Eoff được tra từ
bảng dữ liệu của linh kiện để tính tổn hao chuyển mạch, hệ số C1 trong luận án này
được xác định chỉ 1 lần bằng thực nghiệm dựa trên nguyên lý nội suy tuyến tính
không cần tra bảng dữ liệu linh kiện, loại bỏ ảnh hưởng sai số của cảm biến nên đáng
tin cậy. Việc áp dụng hệ số C1 để tính tổn hao chuyển mạch cho phương pháp tần số

47
Trần Quang Thọ

chuyển mạch cố định và tần số chuyển mạch thay đổi sẽ loại bỏ ảnh hưởng sai số của
C1.

Trong ứng dụng thực tế, với mỗi nhóm thiết bị có thông số động lực (điện cảm
bộ lọc Lf, tụ lọc Cf) khác nhau sẽ có các hệ số C1 và C2 khác nhau, các hệ số này được
điều chỉnh trong bước cân chỉnh của qui trình tính toán và chế tạo thiết bị.

Begin Begin

Np=25; No
Fmin=1e6; Sox=0+eps

Yes
Set x(n);
Yes Simulate simulink model;
Np>65

No Update ∆Psw;
SHE-harmonics;
Number_of_vars=Np; F=sum(error.^2);
Set parameters for GA;
No GA;
Call Fitness=1e6

No (∆Psw<=los_const)&
Print X & (SHE-harmonics<=1%)
No yes
Fmin; Fmin>Fitness

Fitness=1e6 Yes
yes
End
Fitness=F
Fmin=Fitness;
Mark X;

End
Np=Np+1;
(b)
(a)
Hình 2.10: Lưu đồ GA và hàm mục tiêu. (a) Giải thuật GA; (b) Hàm mục tiêu

Để đảm bảo kết quả tối ưu toàn cục, Np được chọn trong một phạm vi rộng từ
25-65 như lưu đồ ở hình 2.10(a). Ràng buộc SHE cũng có thể đưa vào hàm mục tiêu
như hình 2.10(b). Để sử dụng kỹ thuật GA có sẵn trong Tools của Matlab, các tham
số cần cài đặt như sau:

LB; UB; range=Ts-var-initial như hình 2.9; lưu đồ hàm mục tiêu như hình 2.10(b), với
error=ik-i1k. Hàm mục tiêu và cài đặt thông số cho GA trong MATLAB được viết như
phụ lục 2-1. Sau khi thực hiện GA, Ts-var thu được bằng các điểm “*” như trong hình
2.11 và bảng 2.3.

48
Trần Quang Thọ
-4
x 10
Chu ky chuyen mach Ts (giay) Ket qua

0 10 20 30 40 50 60
Np (xung)

Hình 2.11: Kết quả Ts-var sau khi thực hiện GA

Hình 2.11 cho thấy rằng sự phân bố lại chu kỳ chuyển mạch là không đối xứng.
Sự bất đối xứng này là do sự phi tuyến đáng kể của tín hiệu điều chế tại đỉnh hình sin
trong khi tần số sóng mang thấp đáng kể, bất chấp giả sử (i) ở chương 1. Đây là sự
khác biệt so với các công bố liên quan đã đề cập ở chương 1.

Bảng 2.3: Kết quả của chu kỳ chuyển mạch thay đổi (µs)
T
9
2 T
9
2 4
T
9
2 T
2
4

Np Ts Np Ts Np Ts Np Ts Np Ts Np Ts
1 164 11 111 21 148 31 582 41 134 51 110
2 135 12 113 22 157 32 386 42 128 52 110
3 124 13 114 23 169 33 286 43 124 53 111
4 118 14 116 24 183 34 236 44 121 54 113
5 114 15 119 25 201 35 205 45 118 55 116
6 112 16 122 26 226 36 184 46 115 56 120
7 111 17 126 27 262 37 168 47 113 57 127
8 110 18 130 28 317 38 156 48 112 58 139
9 110 19 135 29 408 39 147 49 111 59 166
10 111 20 141 30 551 40 140 50 110 60 154

49
Trần Quang Thọ

2.5 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG

2.5.1 Nghịch lưu tải trở

4 Iac (A)
Vcar (V)
Ts-const

3
2
1
0
0 0.005 0.01
(a)
4 Iac (A)
3 Vcar (V)
Ts-var

2
1
0
0 0.005 0.01
(b)
Thoi gian (giay)

Hình 2.12: Phân bố của sóng mang và dòng điện ngõ ra trong NCKCB.

(a) Chu kỳ cố định (200 µs).

(b) Chu kỳ thay đổi đề nghị (110 µs - 582 µs).


5

-5
0 0.002 0.004 0.006 0.008 0.01 0.012 0.014 0.016 0.018 0.02
(a)
1
0.5
0
0 0.002 0.004 0.006 0.008 0.01 0.012 0.014 0.016 0.018 0.02
(b)
1
0.5
0
0 0.002 0.004 0.006 0.008 0.01 0.012 0.014 0.016 0.018 0.02
(c)
1
0.5
0
0.004 0.005 0.006
(d)
1
0.5
0
0.004 0.005 0.006
(e)
Time (s)

Hình 2.13: Các xung PWM được phóng to gần đỉnh dòng điện (ωt =0,5π).
(a) Iac trong chu kỳ cơ bản.

(b) Xung PWM của chu kỳ cố định.

(c) Xung PWM của chu kỳ thay đổi đề nghị.

(d) Xung PWM phóng to của chu kỳ cố định (200 µs).

(e) Xung PWM phóng to của chu kỳ đề nghị (582 µs).

50
Trần Quang Thọ

Các kết quả trên hình 2.12-2.18 cho thấy rằng chu kỳ chuyển mạch của kỹ thuật
đề nghị ở hình 2.12(b) thay đổi so với chu kỳ chuyển mạch cố định ở hình 2.12(a).
Các xung PWM được minh họa ở hình 2.13(d) và 2.13(e) cho thấy rằng chu kỳ của
kỹ thuật đề nghị rất cao (582 µs) khi gần đỉnh của dòng điện so với chu kỳ cố định
(200 µs). Điều này làm cho tổn hao chuyển mạch tức thời của kỹ thuật đề nghị giảm
đi đáng kể trong khi độ nhấp nhô dòng điện tăng không đáng kể.

Một cách tương tự, các xung PWM được minh họa ở hình 2.14(d) và 2.14(e)
cho thấy rằng chu kỳ của kỹ thuật đề nghị rất nhỏ (110 µs) khi gần ωt=0,15π và
ωt=0,85π so với chu kỳ cố định (200 µs). Điều này làm cho độ nhấp nhô dòng điện
của kỹ thuật đề nghị giảm đi đáng kể so với chu kỳ cố định trong khi tổn hao chuyển
mạch tức thời tăng không đáng kể.

Bình phương độ nhấp nhô dòng điện của chu kỳ cố định bị phân bố không đồng
đều trong hình 2.15(b). Nó tăng cao đáng kể khi gần ωt=0,15π và ωt=0,85π và giảm
đáng kể khi gần ωt=0,5π. Trong khi đó, bình phương độ nhấp nhô dòng điện của chu
kỳ đề nghị được phân bố đồng đều hơn và giảm thấp đáng kể ở hình 2.16(b). Điều
này giúp cho THD dòng điện giảm đi đáng kể.

-5
0 0.002 0.004 0.006 0.008 0.01 0.012 0.014 0.016 0.018 0.02
(a)
1
0.5
0
0 0.002 0.004 0.006 0.008 0.01 0.012 0.014 0.016 0.018 0.02
(b)
1
0.5
0
0 0.002 0.004 0.006 0.008 0.01 0.012 0.014 0.016 0.018 0.02
(c)
1
0.5
0
0.00885 0.0089 0.00895
(d)
1
0.5
0
0.00885 0.0089 0.00895
(e)
Time (s)

Hình 2.14: Xung PWM phóng to gần zero của dòng điện (ωt =0,15π và ωt =0,85π).

(a) Iac trong chu kỳ cơ bản; (b) Xung PWM của chu kỳ cố định.

(c) Xung PWM của chu kỳ đề nghị; (d) Xung PWM phóng to của chu kỳ cố định (200 µs).

(e) Xung PWM phóng to của chu kỳ đề nghị (110 µs).

51
Trần Quang Thọ
4
2

Iac (A)
0
-2
-4
0 0.01 0.02
(a)

Current ripple (A)


2
0.2

0.1

0
0 0.01 0.02
(b)
Time (s)

Hình 2.15: Bình phương độ nhấp nhô dòng điện của chu kỳ cố định.

(a) Iac trong chu kỳ cơ bản.

(b) Bình phương của độ nhấp nhô dòng điện.


4
2
Iac (A)

0
-2
-4
0 0.01 0.02
(a)
Current ripple (A)
2

0.2

0.1

0
0 0.01 0.02
(b)
Time (s)

Hình 2.16: Bình phương độ nhấp nhô dòng điện của chu kỳ đề nghị.

(a) Iac trong chu kỳ cơ bản.


(b) Bình phương của độ nhấp nhô dòng điện.

Selected signal: 5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles


5

-5
0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 0.1
Time (s)

Fundamental (50Hz) = 4.338 , THD= 4.72%


Mag (% of Fundamental)

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Frequency (Hz) 4
x 10

Hình 2.17: Phổ hài dòng điện của chu kỳ đề nghị.

52
Trần Quang Thọ
2.5
2
1.5

(W)
1
Ton hao tuc thoi
0.5
Ton hao trung binh
0
0.001 0.002 0.003 0.004 0.005 0.006 0.007 0.008 0.009 0.01
(a)
2.5
2
1.5
(W) 1
0.5 Ton hao tuc thoi
Ton hao trung binh
0
0.001 0.002 0.003 0.004 0.005 0.006 0.007 0.008 0.009 0.01
(b)
Thoi gian (giay)

Hình 2.18: Tổn hao chuyển mạch tức thời và tổn hao chuyển mạch trung bình.

(a) Chu kỳ cố định.


(b) Chu kỳ đề nghị.

Trên hình 2.17 cũng cho thấy rằng phương pháp đề nghị có THD dòng điện
giảm còn 4,72% thấp hơn nhiều so với chu kỳ cố định và nhỏ hơn giới hạn cho phép
(5%). Thêm vào đó, phổ hài dòng điện của kỹ thuật đề nghị trải trong một phạm vi
rộng. Chính điều này làm cho biên độ các sóng hài riêng lẻ giảm nhỏ đáng kể trong
khi tổn hao chuyển mạch trung bình vẫn bằng với phương pháp chu kỳ cố định. Không
có hài riêng lẻ nào vượt quá 1%, thậm chí hài bội 2 lần tần số chuyển mạch cũng
không còn nữa. Đây là một ưu điểm vượt trội của phương pháp đề nghị nhờ khả năng
SHE thông qua ràng buộc trong GA. Vì vậy, kỹ thuật đề nghị giúp giảm bộ lọc phụ
và rất phù hợp cho các ứng dụng trong thiết bị thông tin và quân sự.

Tổn hao chuyển mạch trong NCKCB ở hình 2.18 cho thấy rằng trong khoảng
0-0,3π và 0,7π-π, tổn hao chuyển mạch tức thời của phương pháp đề nghị cao hơn
tổn hao chuyển mạch tức thời của phương pháp chu kỳ cố định. Tuy nhiên, trong
khoảng 0,3π-0,7π, tổn hao chuyển mạch tức thời của phương pháp đề nghị lại thấp
hơn tổn hao chuyển mạch tức thời của phương pháp chu kỳ cố định. Điều này làm
cho tổn hao chuyển mạch trung bình của phương pháp đề nghị bằng với tổn hao
chuyển mạch trung bình của phương pháp chu kỳ cố định.

Hơn nữa, với phân bố tổn hao chuyển mạch tức thời của phương pháp đề nghị
làm cho sốc nhiệt nhỏ hơn so với phương pháp chu kỳ chuyển mạch cố định [36] mặc

53
Trần Quang Thọ

dù tổn hao chuyển mạch trung bình là như nhau. Thêm vào đó, việc chuyển mạch với
tần số thấp ở biên độ dòng điện tức thời cao cũng góp phần làm tăng tuổi thọ của linh
kiện công suất.

Hệ số công suất của phương pháp đề nghị cũng thu được là 0,9638 [5]. Giá trị
này cũng hơi cao hơn so với chu kỳ chuyển mạch cố định.

2.5.2 Nghịch lưu nối lưới

Một hệ thống nghịch lưu nối lưới trên hình 1.4 được thực hiện mô phỏng để mở
rộng khảo sát của phương pháp đề nghị so với các phương pháp sẵn có. Trong hệ
thống này sử dụng bộ lọc ngõ ra loại LCL với các tham số trong bảng 2.4. Giá trị
C1 được tính từ C1 ở mục 2.2. Do điện áp DC được giữ ổn định bằng 350V nên hằng
P P

số C1 được điều chỉnh tương ứng với sự thay đổi này bằng 2,49433x10-4 (1,069x10-
P P P

4
*350/150=2,49433x10-4).
P P P

Công suất tác dụng đặt P_ref thay đổi theo hàm nấc tại thời điểm 0,2 s từ 3 kW
tương ứng với nguồn mạnh (nắng, gió mạnh) xuống 1,5 kW tương ứng với nguồn yếu
(nắng, gió yếu theo thời tiết). Khi công suất bơm vào lưới lớn (3 kW) nên dòng điện
lớn và sóng hài dòng điện nhỏ hơn giới hạn cho phép, nhưng khi công suất yếu (1,5
kW) thì dòng điện bơm vào lưới nhỏ lại nên sóng hài dòng điện tăng lên và vượt quá
giới hạn cho phép. Khi đó, để giảm sóng hài dòng điện xuống thì có 2 phương án:

(1) Bơm công suất kháng Q_ref = 1 kVar để bù và giảm sóng hài dòng điện
(2) Tăng tần số chuyển mạch lên để giảm sóng hài dòng điện

Nhưng cả 2 phương án trên đều làm tăng tổn hao chuyển mạch nên làm giảm
hiệu suất của nghịch lưu. Công suất kháng Q_ref được cài đặt theo hàm nấc tại 0,3 s
từ 0 lên 1 kVar để bù, giảm sóng hài và thêm một mục tiêu nữa là khảo sát khả năng
áp dụng của kỹ thuật đề nghị với trường hợp tải L-R hay cosϕ nhỏ hơn 1. Dòng điện
đặt I_ref được tính theo công thức sau:

I ref =
(
2 Pref Vα − Qref Vβ ) (2.19)
Vα + Vβ
2 2

54
Trần Quang Thọ

Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển được trình bày ở hình 2.19. Trong đó, góc pha
ωt và biên độ điện áp Vg_max được xác định bởi vòng khóa pha phục vụ cho việc đồng
bộ với nguồn lưới; bộ điều khiển dòng được sử dụng trong sơ đồ là loại cộng hưởng
tỉ lệ (Proportional Resonant controller) với Kp=30 và Ki=2000 (các giá trị này được
xác định bằng phương pháp tối ưu bầy đàn); sóng mang đưa vào khối điều chế có chu
kỳ được tạo ra theo từng phương pháp khảo sát.

Tất cả 5 trường hợp khảo sát có cùng một điều kiện cài đặt thông số điều khiển
để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả của từng phương pháp trong 3 khoảng thời
gian tương ứng (khoảng đầu từ 0-0,2 s; khoảng giữa từ 0,2-0,3 s và khoảng cuối từ
0,3-0,4 s).

Bảng 2.4: Thông số hệ thống nghịch lưu nối lưới.

Thông số Ký hiệu Giá trị


Điện cảm của bộ lọc Lf 4,7 mH
Điện trở của Lf Rf 0,3 Ω
Điện cảm phía lưới Lg 0,01 mH
Điện trở của Lg Rg 0,01 Ω
Điện áp một chiều Vdc 350 V
Điện áp nguồn lưới Vac 220V
Hằng số (350 VDC) C1 2,49433x10-4 P

Tụ điện của bộ lọc Cf 1 µF


2
sin P_ref

Trigonometric Product1
Function1 Product2
wt
Vg_max 2 I_ref

gain
Divide1 I_error
cos
Product4
Trigonometric Product3 Ig
Function2 |u| 2
1 -1
sq
Q_ref 2
gain2 |u|
controller
sq1
I_error I_error s11
Control_signal S11

4 Vdc delta_I
3 Carrier S21 s21
Vdc
[Vgm] W Carrier
Modulation

PR current controller (Kp=30&Ki=2000)

Hình 2.19: Sơ đồ nguyên lý điều khiển.

55
Trần Quang Thọ

2.5.2.1 Tần số chuyển mạch cố định


Fixed cycle
3500
Active power (W)
3000 Reactive power (Var)

2500

2000
Power

1500

1000

500

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4


Time (s)

Hình 2.20: Đáp ứng của công suất


Fixed cycle
30 Voltage/10 (V)
Current (A)
20
Grid voltage & current

10

-10

-20

-30
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
(a)

30 Voltage/10 (V)
Current (A)
20
Grid voltage & current

10

-10

-20

-30
0.28 0.29 0.3 0.31 0.32 0.33 0.34 0.35 0.36
(b)
Time (s)

Hình 2.21: Đáp ứng của dòng điện và điện áp ngõ ra của chu kỳ cố định.
(a) Đáp ứng dòng và áp ngõ ra
(b) Đáp ứng phóng to trong khoảng 0,28-0,36s

56
Trần Quang Thọ
Fixed switching frequency 5 kHz

Switching loss (W)


15.35 Inst
20
9.22 Aver
7.68
10

0
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Current THD (%) (a)
15

10 4.32
2.55 5.33
5

0
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
(b)
Time (s)

Hình 2.22: Tổn hao chuyển mạch và THD của chu kỳ cố định

(a) Tổn hao chuyển mạch tức thời và trung bình

(b) THD dòng điện

Với tần số chuyển mạch cố định 5 kHz, kết quả ở hình 2,20-2,22 cho thấy rằng
trong khoảng thời gian đầu, phải mất đến 0,1s mới đạt được trạng thái xác lập vì sự
phụ thuộc vào đáp ứng của vòng khóa pha.

Trong hình 2.21(b) phóng to cho thấy sự trễ pha của dòng điện so với điện áp
(cosϕ<1) khi vừa bơm P và vừa bơm Q vào lưới. Đồng thời, độ nhấp nhô dòng điện
tại zero của dòng điện tăng cao đáng kể trong khi tại zero của điện áp thì rất thấp.

Khi công suất tác dụng bơm vào lưới lớn (3 kW) thì sóng hài dòng điện ở hình
2.22(b) rất thấp (2,55%) trong khi tổn hao chuyển mạch ở hình 2.22(a) rất cao (lên
đến 15,35 W). Nhưng trong khoảng giữa, khi công suất tác dụng nhỏ (1,5 kW) thì tổn
hao chuyển mạch giảm xuống còn 7,68 W nhưng sóng hài dòng điện tăng cao (5,33%)
và cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

Do đó, để giảm sóng hài dòng điện cần phải bơm bù công suất kháng Q bằng 1
kVar vào lưới trong khoảng thời gian cuối. Lúc này sóng hài dòng điện giảm còn
4,32% nhưng tổn hao chuyển mạch lại tăng lên 9,22 W.

57
Trần Quang Thọ

2.5.2.2 Phương pháp tần số chuyển mạch thay đổi dựa vào TDD
TDD
30 Voltage/10 (V)
Current (A)
20
Grid voltage & current
10

-10

-20

-30
0 0.1 0.2 0.3 0.4
(a)
TDD
30 Voltage/10 (V)
Current (A)
20
Grid voltage & current

10

-10

-20

-30
0.28 0.3 0.32 0.34 0.36
(b)
Time (s)

Hình 2.23: Đáp ứng của dòng điện và điện áp ngõ ra của TDD.
(a) Đáp ứng dòng và áp ngõ ra
(b) Đáp ứng phóng to trong khoảng 0,28-0,36s
TDD
Switching loss (W)

20
8.28 8.45 8.67 Inst
Aver
10

0
0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
(a)
Current THD (%)

10
4.79 4.83 4.6
5
2.7 kHz 5.5 kHz 4.7 kHz
0
0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
(b)
Time (s)

Hình 2.24: Tổn hao chuyển mạch và THD của phương pháp TDD.
(a) Tổn hao chuyển mạch tức thời và trung bình
(b) THD dòng điện

58
Trần Quang Thọ

Để cải thiệu hiệu suất cho phương pháp tần số chuyển mạch cố định, phương
pháp TDD (Total Distortion Demand) [25] đề nghị giảm tần số chuyển mạch trong
khoảng đầu còn 2,7 kHz để giảm tổn hao chuyển mạch nhằm nâng cao hiệu suất của
hệ thống. Trong khoảng giữa cần nâng tần số chuyển mạch lên 5,5 kHz để giảm sóng
hài dòng điện đạt tiêu chuẩn nối lưới. Trong khoảng cuối cần giảm tần số chuyển
mạch xuống còn 4,7 kHz để giảm tổn hao chuyển mạch trong khi vẫn có thể bù công
suất kháng cho lưới.

Như vậy, tổn hao chuyển mạch của phương pháp TDD được chọn làm ngưỡng
để so sánh hiệu quả của các phương pháp còn lại. Kết quả của phương pháp TDD
được thể hiện trên hình 2.23-2.25. Phương pháp TDD thực ra là phương pháp tần số
chuyển mạch cố định thông thường, chỉ xem xét ở các mức dòng điện khác nhau.

Selected signal: 20.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 20.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles

10 10
0 0
-10 -10

0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Time (s) Time (s)

Fundamental (50Hz) = 19.3 , THD= 4.79% Fundamental (50Hz) = 9.657 , THD= 4.83%
2.5
Mag (% of Fundamental)
Mag (% of Fundamental)

2.5
2
2
1.5 1.5
1 1
0.5 0.5

0 0
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Frequency (Hz) 4 Frequency (Hz) 4
x 10
x 10

(a) (b)
Selected signal: 20.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles

10
0
-10

0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4


Time (s)

Fundamental (50Hz) = 11.6 , THD= 4.60%

(a) Khoảng đầu 0-0,2s


3
Mag (% of Fundamental)

1
(b) Khoảng giữa 0,2-0,3s
0
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
(c) Khoảng cuối 0,3-0,4s
Frequency (Hz) 4
x 10

(c)

Hình 2.25: Phổ hài dòng điện của TDD

59
Trần Quang Thọ

2.5.2.3 Phương pháp độ nhấp nhô hằng số

Constant ripple
30 Voltage/10 (V)
Current (A)
20
Grid voltage & current
10

-10

-20

-30
0 0.1 0.2 0.3 0.4
(a)

30 Voltage/10 (V)
Current (A)
20
Grid voltage & current

10

-10

-20

-30
0.28 0.3 0.32 0.34 0.36
(b)
Time (s)

Hình 2.26: Đáp ứng của dòng điện và điện áp ngõ ra của độ nhấp nhô hằng số
(a) Đáp ứng dòng và áp ngõ ra
(b) Đáp ứng phóng to trong khoảng 0,28-0,36s
Constant ripple
Switching loss (W)

20
Inst
8.29 8.25 8.58 Aver
10

0
0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
(a)
Current THD (%)

10
4.33 4.53 4.28
5

0
0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
(b)
Time (s)

Hình 2.27: Tổn hao chuyển mạch và THD của CR


(a) Tổn hao chuyển mạch tức thời và trung bình
(b) THD dòng điện

60
Trần Quang Thọ

Selected signal: 20.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 20.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles

10 10
0 0
-10 -10

0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Time (s) Time (s)

Fundamental (50Hz) = 19.3 , THD= 4.33% Fundamental (50Hz) = 9.658 , THD= 4.53%
2

Mag (% of Fundamental)
Mag (% of Fundamental)

1.5 1

1
0.5
0.5

0 0
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Frequency (Hz) 4
x 10
Frequency (Hz) x 10
4

(a) (b)

Selected signal: 20.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles

10
0
-10

0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4


Time (s)

Fundamental (50Hz) = 11.6 , THD= 4.28%


Mag (% of Fundamental)

0.5
(a) Khoảng đầu 0-0,2s
0
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Frequency (Hz) 4
x 10
(b) Khoảng giữa 0,2-0,3s
(c) (c) Khoảng cuối 0,3-0,4s

Hình 2.28: Phổ hài dòng điện của phương pháp độ nhấp nhô hằng số

Phương pháp độ nhấp nhô hằng số CR (Constant Ripple) [33], [34] còn được
gọi là phương pháp điều khiển dòng bão hòa (hysteresis current control) sẽ được thực
hiện trong phần này.

Chu kỳ chuyển mạch Ts được xác định bằng cách thay đổi độ nhấp nhô dòng
điện bằng một hằng số nào đó vào trong (2.1) với yêu cầu sao cho có được tổn hao
chuyển mạch tương tự với phương pháp TDD trong các khoảng thời gian tương ứng.
Tần số chuyển mạch khi đó thấp đáng kể tại zero của dòng điện và gây nhiễu cao.
Các kết quả được thể hiện ở hình 2.26-2.28.

61
Trần Quang Thọ

2.5.2.4 Phương pháp trải phổ cải tiến

MSANS
30 Voltage/10 (V)
Current (A)
20

Grid voltage & current


10

-10

-20

-30
0 0.1 0.2 0.3 0.4
(a)
MSANS
30 Voltage/10 (V)
Current (A)
20
Grid voltage & current

10

-10

-20

-30
0.28 0.3 0.32 0.34 0.36
(b)
Time (s)

Hình 2.29: Đáp ứng của dòng điện và điện áp ngõ ra của MSANS.

(a) Đáp ứng dòng và áp ngõ ra


(b) Đáp ứng phóng to trong khoảng 0,28-0,36s

MSANS
Switching loss (W)

20 Inst
8.29 8.45 8.67
Aver

10

0
0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
(a)
Current THD (%)

5
4.12 4.41 4.12
4
0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
(b)
Time (s)

Hình 2.30: Tổn hao chuyển mạch và THD của MSANS.


(a) Tổn hao chuyển mạch tức thời và trung bình
(b) THD dòng điện

62
Trần Quang Thọ

Selected signal: 20 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 20 cycles. FFT window (in red): 1 cycles

10 10
0 0
-10 -10

0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Time (s) Time (s)

Fundamental (50Hz) = 19.3 , THD= 4.12% Fundamental (50Hz) = 9.658 , THD= 4.41%

Mag (% of Fundamental)
Mag (% of Fundamental)

1
1
0.8
0.6

0.4 0.5

0.2

0 0
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Frequency (Hz) 4 Frequency (Hz) 4
x 10
x 10

(a) (b)
Selected signal: 20 cycles. FFT window (in red): 1 cycles

10
0
-10

0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4


Time (s)

Fundamental (50Hz) = 11.6 , THD= 4.12%


1
Mag (% of Fundamental)

0.8

0.6

0.4

0.2
(a) Khoảng đầu 0-0,2s
0
0 0.5 1 1.5 2 2.5
Frequency (Hz)
3 3.5 4 4.5
x 10
4
5 (b) Khoảng giữa 0,2-0,3s
(c) Khoảng cuối 0,3-0,4s
(c)

Hình 2.31: Phổ hài dòng điện của MSANS

Như đã được giới thiệu ở chương 1, phương pháp SANS [30] là phương pháp
cho hiệu quả giảm sóng hài cao và thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này
lại được đề xuất cho điều chế vector không gian SVPWM, không phải cho SPWM.
Thêm vào đó, phương pháp này cũng không xem xét định lượng tổn hao chuyển mạch
và không xem xét cho nghịch lưu nối lưới. Qui luật tần số chuyển mạch thay đổi tăng
giảm tuyến tính trong mỗi sector và giống nhau cho cả 6 sector. SANS cũng đề nghị
luôn giữ phân số k=0,5 trong biểu thức (1.21) để luôn có được tần số chuyển mạch
thay đổi từ 2 phần 3 tần số cố định đến 2 lần tần số cố định. Tuy nhiên, điều này
không thực sự phù hợp khi mà tải luôn thay đổi. Vì vậy, nếu giữ nguyên qui luật đó
áp dụng vào trong SPWM sẽ cho hiệu quả không cao. Vì vậy, tác giả đề nghị cải tiến
SANS lại thành MSANS để áp dụng cho SPWM nhằm có cùng điều kiện cài đặt
giống như các phương pháp trên để thuận lợi trong việc nhận xét và đánh giá. Chi tiết
của phương pháp này được công bố ở bài báo số V.

63
Trần Quang Thọ

2.5.2.5 Kỹ thuật đề xuất

Proposed
30 Voltage/10 (V)
Current (A)
Grid voltage & current 20

10

-10

-20

-30
0 0.1 0.2 0.3 0.4
(a)

Proposed
30 Voltage/10 (V)
Current (A)
20
Grid voltage & current

10

-10

-20

-30
0.28 0.3 0.32 0.34 0.36
(b)
Time (s)

Hình 2.32: Đáp ứng của kỹ thuật đề nghị

(a) Đáp ứng dòng và áp ngõ ra


(b) Đáp ứng phóng to trong khoảng 0,28-0,36s

Proposed
Current THD (%) Switching loss (W)

20
8.55 Inst
8.23 8.2
Aver
10

0
0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
(a)
10
3.85 4.1 3.82
5

0
0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
(b)
Time (s)

Hình 2.33: Tổn hao chuyển mạch và THD của kỹ thuật đề nghị

(a) Tổn hao chuyển mạch tức thời và trung bình; (b) THD dòng điện

64
Trần Quang Thọ

Selected signal: 20.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 20.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles

10 10
0 0
-10 -10

0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Time (s) Time (s)

Fundamental (50Hz) = 19.3 , THD= 3.85% Fundamental (50Hz) = 9.659 , THD= 4.10%
1.5 1

Mag (% of Fundamental)
Mag (% of Fundamental)

0.8
1 0.6

0.4
0.5
0.2

0
0 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Frequency (Hz) 4
x 10
Frequency (Hz) 4
x 10

(a) (b)

Selected signal: 20.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles

10
0
-10

0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4


Time (s)

Fundamental (50Hz) = 11.6 , THD= 3.82%


Mag (% of Fundamental)

(a) Khoảng đầu 0-0,2s


0.8

0.6

0.4

0.2
(b) Khoảng giữa 0,2-0,3s
0
0 0.5 1 1.5 2 2.5
Frequency (Hz)
3 3.5 4 4.5
x 10
5
4
(c) Khoảng cuối 0,3-0,4s

(c)

Hình 2.34: Phổ dòng điện của kỹ thuật đề nghị

-4 Switching cycle
x 10
7
15
6
Switching loss (W)

5
10
Cycle (s)

3 Average loss
5 TDD
2 TDD
Constant ripple Constant ripple
1 MSANS MSANS
Proposed Proposed
0 0
0.19 0.192 0.194 0.196 0.198 0.2 0.19 0.192 0.194 0.0196 0.198 0.2
Time (s) Time (s)

(a) (b)

Hình 2.35: Chu kỳ và tổn hao chuyển mạch phóng to khi hệ số công suất bằng 1.

(a) Chu kỳ chuyển mạch.

(b) Tổn hao chuyển mạch.

65
Trần Quang Thọ

Trong kỹ thuật đề xuất, các chu kỳ chuyển mạch trong các khoảng thời gian
cũng được xác định lại bằng GA như trình bày ở trên. Ràng buộc SHE cho khoảng
đầu là 1,5% và 1% cho hai khoảng còn lại. Số xung chuyển mạch Np trong mỗi
NCKCB thu được là 29, 59, và 58 cho các khoảng tương ứng và được thể hiện ở phụ
lục 2-2.

-4 Switching cycle
x 10
7
TDD
6 Constant ripple
MSANS
5 Proposed
Cycle (s)

0
0.39 0.392 0.394 0.396 0.398 0.4
Time (s)

(a)

20
TDD
Constant ripple
MSANS
15
Switching loss (W)

Proposed
Average loss
10

0
0.39 0.392 0.394 0.396 0.398 0.4
Time (s)

(b)

Hình 2.36: Chu kỳ và tổn hao chuyển mạch phóng to khi cosϕ<1.

(a) Chu kỳ chuyển mạch.

(b) Tổn hao chuyển mạch.

66
Trần Quang Thọ

15 Voltage/20 (V)
Current (A)
10

TDD
0

-5

-10

-15
0.38 0.385 0.39 0.395 0.4
(a)
15 Voltage/20 (V)
Current (A)
10
Constant ripple

-5

-10

-15
0.38 0.385 0.39 0.395 0.4
(b)
15 Voltage/20 (V)
Current (A)
10

5
MSANS

-5

-10

-15
0.38 0.385 0.39 0.395 0.4
(c)
15 Voltage/20 (V)
Current (A)
10

5
Proposed

-5

-10

-15
0.38 0.385 0.39 0.395 0.4
(d)

Hình 2.37: Dòng và áp khi cosϕ<1


(a) Phương pháp độ méo yêu cầu toàn phần
(b) Phương pháp độ nhấp nhô dòng hằng số
(c) Phương pháp trải phổ cải tiến
(d) Phương pháp đề nghị

67
Trần Quang Thọ

6
TDD
5.5 Constant ripple
MSANS

Current THD (%)


Proposed
5

4.5

3.5

3
0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Time (s)

Hình 2.38: THD dòng điện.

Bảng 2.5: Tóm tắt tổn hao chuyển mạch và sóng hài

Chu kỳ t < 0,2 s 0,2 s < t < 0,3 s 0,3 s < t


Tổn hao Tổn hao Tổn hao Tỉ
chuyển mạch THD Tỉ lệ THD Tỉ lệ THD
chuyển chuyển chuyển lệ
mạch mạch
mạch (W) (%) (%) (%) (%) (%) (%)
(W) (W)
Cố định 15,35 2,55 46,7 7,68 5,33 -10,4 9,22 4,32 6

TDD 8,28 4,79 0 8,45 4,83 0 8,67 4,6 0


Nhấp nhô
8,29 4,33 9,6 8,25 4,53 6 8,58 4,28 7
hằng số
MSANS 8,28 4,12 14 8,45 4,41 8,7 8,67 4,12 10,4

Đề nghị 8,23 3,85 19,6 8,20 4,10 15 8,55 3,82 17

2.5.3 Nhận xét kết quả của nghịch lưu nối lưới

Các kết quả mô phỏng của hệ thống nghịch lưu nối lưới của các phương pháp khảo
sát được thể hiện trong hình 2.20-2.38 và bảng 2.5.

 Trong trường hợp của TDD, để sóng hài dòng điện nhỏ hơn giới hạn nhưng vẫn
có hiệu suất cao thì tần số chuyển mạch phải điều chỉnh theo dòng tải. Trong
khoảng thời gian đầu (0-0,2s), để giảm tổn hao chuyển mạch từ 15,35 W xuống
còn 8,28 W ở hình 2.24(a) thì cần phải hạ tần số chuyển mạch từ 5 kHz xuống

68
Trần Quang Thọ

còn 2,7 kHz. Khi đó, thu được sóng hài dòng điện 4,79% vừa nhỏ hơn giới hạn
cho phép ở hình 2.24(b). Ngược lại, trong khoảng giữa, để giảm sóng hài dòng
điện từ 5,33% xuống còn 4,83% thì phải tăng tần số chuyển mạch từ 5 kHz lên
5,5 kHz. Điều này làm cho tổn hao chuyển mạch tăng từ 7,68 W lên 8,45 W. Một
cách tương tự, trong khoảng cuối, để giảm tổn hao chuyển mạch từ 9,22 W xuống
còn 8,67 W thì phải hạ tần số chuyển mạch xuống còn 4,7 kHz và cũng thu được
sóng hài dòng điện bằng 4,6%, giá trị này vừa nhỏ hơn giới hạn cho phép. Tuy
nhiên, các sóng hài riêng lẻ trong hình 2.25 có biên độ cao đáng kể tại tần số bội
2 lần tần số chuyển mạch (hơn 2,5% trong hình 2.25(b)) mặc dù THD nhỏ hơn
5%. Điều này có thể gây nhiễu cho thiết bị thông tin nên cần bộ lọc phụ.

Tổn hao chuyển mạch trung bình của phương pháp TDD cũng được dùng làm
ngưỡng để so sánh các phương pháp khác trong nghiên cứu này này.

 Để có tổn hao chuyển mạch trung bình tương tự như TDD, kết quả của phương
pháp CR thể hiện trên hình 2.26-2.28 với THD dòng điện thu được bằng 4,33;
4,53 và 4,28% tương ứng trong các khoảng thời gian. Tuy nhiên, phổ hài ở hình
2.28(a) cho thấy rằng vẫn còn một số hài riêng lẻ cao hơn 1,5% và 1,2% ở hình
2.28(b) và 2.28(c).
 Trong phương pháp MSANS, để có tổn hao chuyển mạch trung bình tương tự
TDD, các chu kỳ cố định Tc được chọn bằng 330, 165 và 194 µs cho ba khoảng
thời gian tương ứng. Phân số k cũng được điều chỉnh bằng 0,5; 0,25 và 0,3 tương
ứng theo mức tải để có kết quả sóng hài và tổn hao chuyển mạch trung bình tốt
nhất như hình 2.30. Khi đó, cũng thu được sóng hài dòng điện tương ứng trong
các khoảng là 4,12; 4,41 và 4,12%. Kết quả này thấp hơn phương pháp TDD và
cả phương pháp CR. Thậm chí hài riêng lẻ trong hình 2.31 với biên độ cao cũng
không còn nữa. Các kết quả này khá ấn tượng so với các kết quả của các phương
pháp trên. Tuy nhiên, chúng cũng không thể tốt hơn các kết quả của phương pháp
đề nghị. Bởi vì:
 Các kết quả của phương pháp đề nghị ở hình 2.32-2.38 và tổng hợp kết quả của
các phương pháp khảo sát ở bảng 2.5 cho thấy rằng:

69
Trần Quang Thọ

+ Chu kỳ chuyển mạch của các khoảng được xác định bằng GA (trong phụ lục 2-2)
cho tổn hao chuyển mạch trung bình bằng với phương pháp TDD, nhưng sóng hài
dòng điện tương ứng trong các khoảng bằng 3,85; 4,1 và 3,82% và thấp nhất so với
kết quả của các phương pháp trên. Tỉ lệ giảm sóng hài của MSANS là 14; 8,7 và 10,4
% so với TDD trong các khoảng tương ứng. Trong khi tỉ lệ giảm sóng hài của phương
pháp đề nghị là 19,6; 15 và 17 % so với TDD. Tỉ lệ giảm này cho thấy kết quả của
phương pháp đề nghị là tốt nhất trong việc giảm sóng hài của nghịch lưu.

+ Dòng điện đỉnh của kỹ thuật đề nghị là 9,659A trong hình 2.34(b) cũng hơi cao hơn
so với các phương pháp khác trong các hình 2.25(b), 2.28(b), và 2.31(b). Sự cao hơn
này cũng dẫn đến hệ số công suất cao hơn của nghịch lưu [5].

+ Trong trường hợp cosϕ=1, chu kỳ chuyển mạch tại zero của dòng điện trong kỹ
thuật đề nghị ở hình 2.35(a) thấp nhất so với các phương pháp khác nên giảm sóng
hài đáng kể trong khi tổn hao chuyển mạch tức thời ở hình 2.35(b) tăng không đáng
kể. Ngược lại, tại lân cận đỉnh của dòng điện, chu kỳ chuyển mạch của kỹ thuật đề
nghị cao nhất so với các phương pháp khác nên tổn hao chuyển mạch tức thời giảm
đáng kể trong khi độ nhấp nhô tăng không đáng kể. Kết quả là cùng một tổn hao
chuyển mạch trung bình nhưng sóng hài dòng điện của phương pháp đề nghị là thấp
nhất.

+ Hơn nữa, chính sự phân bố lại chu kỳ chuyển mạch của phương pháp đề nghị cũng
làm cho tổn hao chuyển mạch tức thời phân bố đồng đều hơn so với các phương pháp
khác nên sốc nhiệt cũng ít hơn so với các phương pháp khác. Điều này giúp tăng tuổi
thọ của linh kiện công suất. Bởi vì, tổn hao tức thời đặc trưng cho sốc nhiệt (không
phải tổn hao trung bình) và sốc nhiệt càng thấp thì tuổi thọ của linh kiện bán dẫn công
suất càng tăng [36].

+ Sự phân bố không đối xứng của chu kỳ chuyển mạch tại lân cận đỉnh dòng điện
trong kỹ thuật đề nghị so với các phương pháp khác là một sự khác biệt quan trọng.
Lý giải cho sự bất đối xứng này là do sự phi tuyến đáng kể của tín hiệu điều chế trong

70
Trần Quang Thọ

khi chu kỳ của sóng tam giác là khá lớn nên bất chấp giả sử (i) ở mục 1.4.2.1 của
chương 1.

+ Đối với trường hợp hệ số công suất cosϕ<1, chu kỳ chuyển mạch của phương pháp
đề nghị giảm nhỏ đáng kể tại lân cận zero của dòng điện ở hình 2.36(a) giúp cho độ
nhấp nhô dòng điện giảm nhỏ đáng kể ở hình 2.37(d) so với các hình 2.37(a)-2.37(c),
trong khi tổn hao chuyển mạch tức thời tăng không đáng kể nên tổn hao chuyển mạch
trung bình vẫn bằng với các phương pháp khác. Ở hình 2.36(b) cho thấy tổn hao
chuyển mạch tức thời của phương pháp TDD là tốt nhất và của phương pháp đề nghị
là tốt thứ nhì, trong khi của MSANS gây sốc nhiệt nhiều nhất. Nhưng phương pháp
đề nghị vẫn cho kết quả sóng hài là thấp nhất.

2.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 2

 Việc giảm sóng hài cho nghịch lưu nối lưới là một trong những nhiệm vụ tương
đối khó khăn để thỏa mãn các tiêu chuẩn nối lưới ngày càng nghiêm ngặt đối với
người thiết kế. Việc chọn được chu kỳ chuyển mạch tối ưu thật sự là một thách
thức bởi sự cân bằng giữa tổn hao chuyển mạch và sóng hài dòng điện. Có thể
nói đây là một bài toán phức tạp và khó khăn.
 Các kết quả mô phỏng và thí nghiệm cho thấy rằng kỹ thuật SPWM với chu kỳ
chuyển mạch thay đổi của phương pháp đề nghị dựa vào GA cho kết quả giảm
sóng hài đáng kể so với kết quả của các phương pháp đã được công bố gần đây.
 Tính hiệu quả của kỹ thuật đề nghị không những giảm sóng hài mà còn có khả
năng khử hài lựa chọn và trải phổ hài trong một phạm vi rộng. Điều này giúp cho
các hài riêng lẻ có biên độ giảm đáng kể nên không cần bộ lọc phụ và không gây
nhiễu âm. Vì vậy, nó rất phù hợp cho các thiết bị trong thông tin và quân sự.
 Các kết quả cũng đã được thực hiện cho các trường hợp phát điện vào lưới với
cosϕ=1 và cosϕ<1 trong cùng một điều kiện cài đặt với những thông số giống
với thực tế nhất.
 Việc giảm sóng hài cho nghịch lưu nối lưới cũng góp phần làm giảm kích thước
bộ lọc, giá thành thiết bị, và cải thiện chất lượng điện năng của hệ thống điện.

71
Trần Quang Thọ

 Việc chuyển mạch với tần số thấp tại đỉnh của dòng điện cũng góp phần làm tăng
tuổi thọ của linh kiện công suất.
 Để đáp ứng yêu cầu tải thay đổi trong điều kiện thực tế, các số liệu của chu kỳ
chuyển mạch được chuẩn bị offline sẵn với các mức tải khác nhau bằng cách sử
dụng phương pháp tra bảng trong Matlab.
 Để kiểm tra khả năng áp dụng, các khảo sát đối với một hệ thống nghịch lưu nối
lưới 3 pha cũng được thực hiện ở phụ lục 4-5 đến 4-8.
 Hơn nữa, với cách tiếp cận của kỹ thuật đề nghị cũng có thể mở rộng ứng dụng
cho các bộ biến đổi công suất ba pha và các kỹ thuật PWM khác.
 Kết quả đề xuất cũng đã được công bố trong các bài báo số I đến số V.

72
Trần Quang Thọ

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG NHANH VÀ


CHÍNH XÁC THAM SỐ ĐIỆN ÁP LƯỚI

3.1 THAM SỐ HÒA ĐỒNG BỘ

Dựa vào biểu thức (1.5) và (1.6) ở mục 1.4.2.1 của chương 1 cho thấy rằng sóng
hài của nghịch lưu còn phụ thuộc vào các tham số hòa đồng bộ như: tần số, và góc
pha của tín hiệu điều chế. Các tham số này tạo ra sóng điều khiển trong kỹ thuật điều
chế SPWM. Thông thường, trong hệ thống nghịch lưu nối lưới, việc hòa đồng bộ do
vòng khóa pha đảm nhận. Yêu cầu của vòng khóa pha PLL (Phase-Locked Loop) ở
hình 1.3 là phải xác định nhanh và chính xác biên độ, tần số, góc pha của điện áp lưới
ở tần số cơ bản.

Trong điều kiện vận hành bình thường thì việc xác định các tham số điện áp
nguồn lưới tương đối dễ dàng, nhưng khi có sự cố sụt áp, mất cân bằng, sóng hài cao,
tần số dao động thì việc xác định nhanh và chính xác các tham số điện áp lưới trở nên
rất khó khăn [1], [43]–[48] bởi sự xuất hiện của thành phần thứ tự nghịch.

Trong chương 3 này, tác giả đề xuất phương pháp xác định nhanh và chính xác
các tham số của điện áp lưới trong điều kiện khắc nghiệt như: sụt áp, mất cân bằng,
dao động tần số, sóng hài cao, nhảy pha… Phương pháp đề nghị dựa vào giải thuật
Levenberg-Marquardt (L-M) để giải các phương trình vi phân phi tuyến siêu việt.
Các tham số ngõ ra được cập nhật vào các tham số ban đầu của phương pháp giải nên
làm cho bộ trọng số được cập nhật ít thay đổi. Chính điều này giúp cho phương pháp
giảm số lần lặp (số lần lặp tối đa của phương pháp đề nghị có Maxiter= 3) và hội tụ
nhanh đến kết quả.

Phương pháp đề xuất hoàn toàn không cần đến các bộ dò pha, không có bộ lọc
vòng cũng như bộ dao động điều khiển điện áp. Đây chính là sự khác biệt so với các
phương pháp vòng khóa pha hiện nay. Tính hiệu quả của phương pháp đề xuất được
khẳng định thông qua các kết quả mô phỏng và thí nghiệm của phương pháp đề xuất

73
Trần Quang Thọ

so với phương pháp thông thường, phương pháp DSOGI (Dual Second-Order Gen-
eralized Integrator) và DSOGI-FLL (Dual Second-Order Generalized Integrator -Fre-
quency-Locked Loop).

Các tiêu chí xem xét - đánh giá hiệu quả dựa vào:
T
9
2

 Đáp ứng động


29T

 Sai số xác lập


29T

 Độ vọt lố
29T

 Độ phức tạp tính toán đối với phần cứng


29T T
9
2

Thông thường các tiêu chí này mâu thuẫn nhau, chẳng hạn, để giảm sai số xác
lập thường dùng bộ lọc thông thấp nên làm cho thời gian xác lập tăng lên và ngược
lại, bởi vì bản chất của các PLL là bộ lọc phức thích nghi bậc nhất [80].

3.2 KỸ THUẬT ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ ĐỀ XUẤT


Cập
Initialnhật ban đầu
tham số update
parameters

y1
y ( t) yi ( ti )
y2 PLL sử

. φ
va
.
ym PLL
dụngusing
Sampling . µ
vb abc window
t1
Levenberg-
giải Filter f
t Marquardt
vc αβ t2 thuật
vβ . algorithm Vmag
.
. tm L-M
Sampling

Hình 3.1: PLL đề nghị sử dụng giải thuật Levenberg-Marquardt

Phép biến đổi Clarke từ abc sang αβ có thể loại bỏ hài bậc cao và offset DC khi
ba pha có sóng hài và offset giống nhau, khi đó, điện áp Vα tương đối ít sóng hài. Tuy
nhiên, trong trường hợp 3 pha có sóng hài và offset không giống nhau thì điện áp Vα
bị méo hài nhiều hơn, vấn đề này sẽ được phân tích trong 2 trường hợp khảo sát ở
phần sau. Đại lượng điện áp Vα này được sử dụng để đưa vào mô hình nhận dạng ba
tham số sử dụng giải thuật L-M như hình 3.1 tương ứng với m mẫu dữ liệu đo của

74
Trần Quang Thọ

điện áp vào. Khi đó, ngõ ra µ của giải thuật L-M gồm có ba tham số: biên độ, tần số
và góc pha ban đầu tương ứng với Vmag, f, và φ (nếu xem xét thêm offset dc thì sử
dụng mô hình bốn tham số). Các tham số ước lượng được ở ngõ ra được đưa qua bộ
lọc bậc hai để loại bỏ nhiễu hài bậc cao với tần số cắt cao nên không ảnh hưởng đến
đáp ứng động.

Giả sử rằng vector cột dữ liệu chứa thứ tự các mẫu đo được y = [y1 . . . ym]T tại P P

các thời điểm tương ứng {t1 … tm}. Và cũng giả sử rằng dạng sóng điện áp có thể
được biểu diễn như sau:

y (t ) = Vmag sin(2πft + φ ) (3.1)

Trong đó Vmag là biên độ điện áp, f là tần số và φ là góc pha ban đầu. Khi đó, (3.1)
có thể viết lại như (3.2) với θ là góc pha.

y (t ) = Vmag sin(θ ) (3.2)

Khi có được tần số và pha ban đầu thì sẽ tính được góc pha θ. Như vậy, một vector
µ gồm ba tham số có thể biểu diễn như sau:

[
µ = Vmag f φT ] (3.3)

Khi đó, tổng các bình phương của các sai số có trọng số χ2(µ) tương ứng với
P P

các tham số chưa biết của µ bằng:

2
 ∧ 
m   y (ti ) − y (ti ; µ ) 
∑  
1
χ 2 (µ ) = (3.4)
m i =1  wi 
 
 

Trong đó wi là giá trị trọng số của sai số phép đo y(ti), yˆ (ti ; µ ) là sóng sin cơ bản
được mô tả bởi các tham số ước lượng được của µ. Khi đó, (3.4) có thể được viết lại
như sau:

χ 2 ( µ ) = ( y − yˆ ( µ ) )T W ( y − yˆ ( µ ) ) (3.5)

75
Trần Quang Thọ

Với ma trận trọng số W là ma trận đường chéo có Wii=1/wi2. Các tham số được
P P

ước lượng bằng cách cực tiểu χ2(µ) tương ứng với các tham số thông qua phương
P P

pháp lặp. Mục tiêu của mỗi bước lặp là tìm giá trị nhiễu H (Hessian) tương ứng với
các tham số để giảm sai số ước lượng.

Theo phương pháp suy giảm độ dốc, đạo hàm của hàm mục tiêu tương ứng với
các tham số sẽ như sau:

∂χ 2
= −( y − yˆ (µ )) ) WJ
T
(3.6)
∂µ

Với J là ma trận Jacobi như (3.7), đặc trưng cho độ nhạy của hàm ŷ ước lượng
được tương ứng với sự thay đổi của tham số µ. Lúc này, độ nhiễu H sẽ di chuyển
tham số theo hướng có độ dốc nhiều nhất nhờ biểu thức (3.8). Các giá trị dương α sẽ
xác định độ dài của mỗi bước theo hướng giảm độ dốc nhiều nhất.

 ∂yˆ ( t1 ; µ ) ∂yˆ ( t1 ; µ ) ∂yˆ ( t1 ; µ ) 


 
 ∂Vmag ∂f ∂φ 
 ∂yˆ ( µ )    (3.7)
=
J m x 3 =     

 ∂µ   ∂yˆ t ; µ
(m ) ∂yˆ ( tm ; µ ) ∂yˆ ( tm ; µ ) 
 
 ∂Vmag ∂f ∂φ 

H GD α J T W ( y − yˆ ( µ ) )
= (3.8)

Theo phương pháp Gauss-Newton, dựa vào triển khai chuỗi Taylor bậc nhất của
ŷ ( µ + H ) 0 , khi đó, độ nhiễu được xác định như sau:
và cho ∂χ 2 / ∂H =

−1
H GN J T W ( y − yˆ ( µ ) )  J T WJ 
= (3.9)
 

Trong khi giải thuật Levenberg-Marquardt sẽ thay đổi thích nghi các cập nhật
tham số giữa cập nhật của Gauss-Newton và cập nhật của phương pháp suy giảm độ
dốc.

[
H LM = J T W ( y − yˆ (µ )) J T WJ + λI ]
−1
(3.10)

Mỗi giá trị nhỏ của λ sẽ áp dụng phương pháp cập nhật Gauss-Newton. Trái lại,
mỗi giá trị lớn của λ sẽ áp dụng phương pháp suy giảm độ dốc. Giá trị λ ban đầu

76
Trần Quang Thọ

thường cho rất lớn. Nếu phép lặp xảy ra mà cho kết quả sai số lớn hơn sai số ban đầu
thì λ được tăng lên, khi lời giải tiệm cận với cực trị thì λ được giảm xuống.

Hơn nữa, giải thuật L-M hoạt động giống như phương pháp suy giảm độ dốc
khi xa cực trị và hoạt động giống như phương pháp Gauss-Newton khi gần cực trị
như minh họa ở hình 3.2(a) với quan hệ cập nhật như (3.10). Chính điều này giúp
giảm số bước lặp đáng kể nên hội tụ nhanh đến lời giải và công thức (3.10) có thể
viết lại như sau:

[J WJ + λ diag (J WJ )]H
T T
LM = J T W ( y − yˆ (µ )) (3.11)

Trong mỗi lần lặp thứ i, bước nhiễu H được đánh giá bằng cách so sánh χ2(µ)
P P

với χ2(µ+H), bước lặp sẽ được chấp nhận nếu như độ lớn của γi(H) lớn hơn một giá
P P

trị xác định ε nào đó.

χ 2 (µ ) − χ 2 (µ + H )
γ i (H ) =
(
2 H λi H + J T W ( y − yˆ (µ ))
T
) (3.12)

Nếu γi(H) > ε trong mỗi bước lặp thì µ được thay bằng µ+H và λ được giảm đi
một lượng nhờ LD. Còn trái lại, λ được tăng lên một lượng nhờ LI, và giải thuật đi đến
lần lặp tiếp theo.

λ0 = λinitial ; Initial parameters 


[ T
( T
)]
J WJ + λi diag J WJ H = J W ( y − yˆ (µ )); T



 λi  (3.13)
if γ i (H ) > ε : µ + H → µ ; λi +1 = max
 
,1e − 8 ;
 LD 
otherwise λi +1 = λi LI ; 

Đặc điểm của các phương pháp lặp đó là cần các tham số ước lượng ban đầu.
Do đó, nếu giá trị các tham số thực cách xa các tham số ước lượng ban đầu thì giải
thuật phải tốn nhiều lần lặp mới hội tụ đến kết quả. Chính điều này làm cho giải thuật
thiếu ổn định khi có hiện tượng quá độ điện áp lớn và tính toán nặng và đây là điều
bất lợi mà các công bố trong [77]–[79] gặp phải.

77
Trần Quang Thọ


2σ 2 
( )
var Vˆmag ≥ CRB (Vmag ) ≈
m 

( ) 12σ 
2
var f ≥ CRB ( f ) ≈
ˆ
3 
(3.14)
π .Vmag .m 
2


 2σ 2
( )
var φ ≥ CRB (φ ) ≈ 2
Vmag m


- log(d(X)) Start

lambda =Lambda_0;
yest =eval(hamsin);
fullr = (y(:) - yest(:));
r = fullr;
sai_so = r'*r;
iter = 0;

Cực trị N
iter<Maxiter

Y
iter = iter + 1;
Muyold = Muy;
f sai_so_old = sai_so;
J = Tinh_Jacob(Muy,X,yest);
diagJtJ = sum(abs(J).^2, 1);
Jplus = [J; diag(sqrt(lambda*diagJtJ))];
rplus = [r; zeros(3,1)];
(a) H =Jplus \ rplus;
Muy(:) = Muy(:) + H;
yest = eva(hamsin);
sai_so = r'*r;

Start

Y sai_so<sai_so_old
Giảm lamda
X=(t1:t5);
Y=(y1:y5);
Muy=Ini_param_update; N
W=1;
Maxiter=3;
sai_so>sai_so_old
yw=Y.*W; N
Muy_out=Muy;
Y
Tăng lamda
Jplus = [J;diag(sqrt(lambda*sum(J.^2,1)))];
Muy_out=L_M_Tech(X,yw,Muy,Maxiter); H = Jplus \ rplus;
Ini_param_update=Muy_out; Muy(:) = Muyold(:) + H; End
yest = eval(hamsin);
fullr = (y(:) - yest(:));
r = fullr;
sai_so = r'*r;
End

(b) (c)

Hình 3.2: Lưu đồ giải thuật đề xuất

(a) Minh họa giải thuật L-M


(b) Lưu đồ chương trình chính
(c) Lưu đồ giải thuật đề xuất L_M_Tech

Trong phương pháp đề xuất, các tham số ngõ ra µ được cập nhật trở lại cho
bộ tham số ban đầu, chính sự hồi tiếp này giúp cho phương pháp xác lập nhanh đến
lời giải với số lần lặp rất ít bởi vì ma trận J gần như không thay đổi. Do đó, tham số

78
Trần Quang Thọ

ngõ ra không còn hiện tượng vọt lố cũng như trễ pha. Đây chính là sự khác biệt quan
trọng của giải thuật đề xuất. Lưu đồ giải thuật cũng được thể hiện trên hình 3.2(b) và
3.2(c).

Thêm vào đó, về mặt toán học, phương pháp đề xuất là giải hệ phương trình vi
phân phi tuyến bằng phương pháp số. Mô hình của phương pháp này giống như mô
hình thuận trong điều khiển với phương pháp lan truyền ngược. Phương pháp cập
nhật tham số ban đầu giúp cho L-M mang lại hiệu quả đáng kể trong việc nhận dạng
tham số. Khi áp dụng phương pháp đề xuất thì chỉ cần một điện áp Vα, PLL không
cần sử dụng khâu dò pha, không bộ lọc vòng và không còn bộ dao động điều khiển
điện áp nữa.

Để đánh giá sự hội tụ của giải thuật, thông thường trong xử lý tín hiệu sử dụng
tiêu chuẩn biên dưới Cramer-Rao [83] như (3.13) với σ là phương sai. Tuy nhiên
trong lĩnh vực nghịch lưu nối lưới, mục tiêu của phương pháp là ước lượng biên độ,
tần số, và góc pha của điện áp lưới ở tần số cơ bản. Do đó, phương pháp đề xuất nên
được so sánh với các phương pháp đã được công bố gần đây về mặt đáp ứng động,
sai số xác lập và độ vọt lố thì sẽ có ý nghĩa thực tế hơn.

3.3 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THÍ NGHIỆM

3.3.1 Cài đặt tham số

Kết quả mô phỏng (MP) và thí nghiệm (TN) của kỹ thuật đề xuất được so sánh
với kết quả của kỹ thuật PLL thông thường, DSOGI và DSOGI-FLL.

Các hệ số Kp và Ki của PLL được xác định theo phương pháp trong [1], [52]–
[54] với K= 2 , Kp= 0,2958 và Ki=0,0136, Γ=100 (chú ý là tính cho điện áp có biên
độ khác đơn vị).

Trong phương pháp đề xuất: kích thước cửa sổ lấy mẫu m=5 với tần số lấy mẫu
của cảm biến điện áp ngõ vào là 1 kHz. Số lần lặp tối đa Maxiter=3; λ0=0,001; LI=11;
LD=9; ε=6x10-5; α=1x10-8 (chọn theo [95]), bộ lọc ngõ ra có tần số cắt 200 Hz.
P P P P

79
Trần Quang Thọ

Hai trường hợp mô phỏng được xem xét:

Trường hợp thứ nhất: điện áp ba pha ngõ vào có sóng hài đều nhau, trong đó hài
bậc 5 là 7%, bậc 7 là 5%, bậc 11 là 5%, và bậc 13 là 3% tương ứng với THD=10,39%.
Đây là điều kiện sóng hài khắc nghiệt nhất cho thử nghiệm theo [8]. Trong khoảng
thời gian thứ nhất 0-0,2 s, điện áp ba pha cân bằng (định mức) và có sóng hài cao.
Trong khoảng thời gian thứ 2 từ 0,2-0,4 s, điện áp pha A vẫn giữ nguyên, còn điện áp
pha B và C cho nhảy biên độ xuống còn 70% định mức, đây là trạng thái mất cân
bằng điện áp. Trong khoảng thời gian thứ ba từ 0,4-0,6 s, vẫn duy trì trạng thái mất
cân bằng và cho nhảy tần số từ 50 Hz xuống còn 47 Hz (tiêu chuẩn EN50160). Như
vậy, chu kỳ khảo sát là 0,6 s. Tại thời điểm 0,6 s này cho nhảy tần số từ 47 Hz lên 50
Hz, nhảy điện áp cân bằng trở lại và cho nhảy góc pha 0,75π.

Trường hợp thứ hai: tương tự trường hợp thứ nhất nhưng sóng hài THD=10,39%
chỉ có ở pha A, pha B và pha C không có sóng hài. Lúc này, điện áp vα còn chứa
thành phần hài nhiều hơn trường hợp thứ nhất.

3.3.2 Kết quả và nhận xét

3.3.2.1 Trường hợp thứ nhất


3-phase voltage (V)

Va
200 Vb
Vc
0

-200

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6


(a)
400
Conventional (V)

200

0
Val
-200
Vbe
-400 Vmag
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(b)
Time (s)

80
Trần Quang Thọ

(c) Điện áp Vin trong chu kỳ khảo sát (d) Nhảy điện áp mất cân bằng

(e) Nhảy tần số (f) Nhảy biên độ, tần số, góc pha

Hình 3.3: Điện áp ngõ vào của ba pha; (a)-(b): Mô phỏng; (c)-(f): Thí nghiệm

400
Val-Conv
200 Val-DSOGI
(V)

-200

-400
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)
400
Vbe-Conv
200 Vbe-DSOGI
(V)

-200

-400
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(b)
Time (s)

81
Trần Quang Thọ

(c) vαβ của phương pháp thông thường (d) Phóng to tại 0,2 s

(e) Phóng to tại 0,4 s (f) Phóng to tại 0,6 s

Hình 3.4: Điện áp Vαβ

(a) và (b) Mô phỏng; (c)-(f) Thí nghiệm của PLL thông thường
500
Val
DSOGI (V)

Vbe
Vmag
0

-500
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)

500
Val
Proposed (V)

Vmag

-500
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(b)
Time (s)

82
Trần Quang Thọ

(c) (d)
Hình 3.5: Biên độ điện áp ước lượng được

(a) và (b) Mô phỏng; (c) DSOGI; (d) Phương pháp đề xuất (CH3)
3-phase voltage (V)

Va
200 Vb
Vc
0

-200

0.5 0.6 0.7


(a)
500
Conventional (V)

0
Val
Vbe
Vmag
-500
0.5 0.6 0.7
(b)
Time (s)

Hình 3.6: Điện áp mô phỏng phóng to tại 0,6 s. (a) Điện áp ngõ vào; (b) Điện áp ước
lượng của phương pháp thông thường

500
DSOGI (V)

0
Val
Vbe
Vmag
-500
0.5 0.6 0.7
(a)

500
Val
Proposed (V)

Vmag

-500
0.5 0.6 0.7
(b)
Time (s)

Hình 3.7: Đáp ứng của điện áp ước lượng. (a) Phương pháp DSOGI; (b) Phương
pháp đề xuất.

83
Trần Quang Thọ
55

50

45

40
Frequency (Hz)
35

30

25

20

15 Con
DSOGI
10 DSOSI-FLL
Proposed
5
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
Time (s)

Hình 3.8: Tần số mô phỏng ước lượng được


50.1
DSOGI
DSOSI-FLL
Proposed
50.05
Frequency (Hz)

50

49.95

49.9

49.85
0 0.1 0.2 0.3 0.4
Time (s)

Hình 3.9: Tần số phóng to trong khoảng 0-0,4 s

47.2
DSOGI
DSOSI-FLL
47.15
Proposed

47.1
Frequency (Hz)

47.05

47

46.95

46.9

46.85

46.8
0.4 0.5 0.6
Time (s)

Hình 3.10: Tần số phóng to trong khoảng 0,4-0,6 s

84
Trần Quang Thọ

6 Ref
Con

Theta (rad)
4

0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)

5 Theta-error Con
(Rad)

-5
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(b)
Time (s)

(c)

(CH1: f-ref; CH2: f-est; CH3: theta-ref; CH4: theta-est; MATH: CH3-CH4)

Hình 3.11: Góc pha của phương pháp thông thường


(a) và (b) Mô phỏng; (c) Thí nghiệm

6 Ref
Theta (rad)

DSOGI
4

0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)

5 Theta-error-DSOGI
(Rad)

-5
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(b)
Time (s)

85
Trần Quang Thọ

(c)
CH1: f-ref; CH2: f-est; CH3: theta-ref; CH4: theta-est; MATH: CH3-CH4
Hình 3.12: Góc pha của phương pháp DSOGI. (a) và (b) Mô phỏng; (c) Thí nghiệm
6 Ref
DSOGI-FLL
Theta (rad)

0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)

5 Theta-error-DSOGI-FLL
(Rad)

-5
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(b)
Time (s)

(c)
CH1: f-ref; CH2: f-est; CH3: theta-ref; CH4: theta-est; MATH: CH3-CH4
Hình 3.13: Góc pha của DSOGI-FLL. (a) và (b) Mô phỏng; (c) Thí nghiệm.

86
Trần Quang Thọ

6 Ref
Proposed

Theta (rad)
4

0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)

5 Theta-error-Proposed
(Rad)

-5
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(b)
Time (s)

(c)

CH1: f-ref; CH2: f-est; CH3: theta-ref; CH4: theta-est; MATH: CH3-CH4

Hình 3.14: Góc pha của phương pháp đề xuất

(a) và (b) Mô phỏng; (c) Thí nghiệm

Nhận xét trường hợp 1

Kết quả mô phỏng và thí nghiệm cho trường hợp thứ nhất được thể hiện trên hình từ
3.3 đến 3.14 và bảng 3.1.

87
Trần Quang Thọ

+ Điện áp ngõ vào 3 pha mô phỏng được thể hiện trên hình 3.3(a) và điện áp Vαβ của
phương pháp thông thường được thể hiện trên hình 3.3(b), 3.4(a)-3.4(b), và 3.6(b)
cho thấy đáp ứng biên độ điện áp ước lượng được nhanh nhất cho bất kỳ trường hợp
nào. Bởi vì biên độ được xác định thông qua phép biến đổi ảo αβ, tuy nhiên, sai số
xác lập lại là lớn nhất tương ứng với các kết quả thí nghiệm được thể hiện trên hình
3.4(c)-3.4(f).

+ Trong khi đó đáp ứng điện áp của phương pháp DSOGI ở hình 3.5(a), 3.5(c), và
3.7(a) phải mất hơn 2,5 chu kỳ cơ bản mới xác lập, còn phương pháp đề xuất ở hình
3.5(b), 3.5(d), và 3.7(b) chỉ tốn một phần tư chu kỳ cơ bản là đã xác lập. Tuy nhiên,
sai số xác lập của phương pháp thông thường lớn nhất khi điện áp vào mất cân bằng.

+ Đáp ứng tần số ở hình 3.8 cho thấy rằng phương pháp đề xuất có thời gian xác lập
nhỏ hơn 10ms, trong khi các phương pháp khác phải mất hơn 100 ms như được phóng
to ở hình 3.9. Thời gian xác lập của phương pháp đề xuất luôn nhỏ hơn 10ms trong
điều kiện khắc nghiệt nhất là vừa nhảy biên độ điện áp, vừa nhảy góc pha, vừa nhảy
tần số tại thời điểm 0,6 s. Thậm chí đáp ứng này còn nhanh hơn cả phương pháp lọc
trung bình di chuyển cải tiến trong [96] và phương pháp phục hồi bằng cách dò điểm
zero trong [97].

+ Sai số xác lập ở hình 3.9 và 3.10 cho thấy các phương pháp khác > 0,05Hz (lớn hơn
0,1% theo cách tính trong [98]), trong khi của phương pháp đề xuất <0,01 Hz và luôn
nhỏ hơn giới hạn cho phép [8].

+ Các kết quả ở hình 3.11-3.14 của các phương pháp tương ứng cho thấy rằng độ vọt
lố tần số ước lượng của phương pháp DSOGI-FLL là cao nhất. Trong khi của phương
pháp đề xuất là cực thấp 0,52 Hz tại 0,6 s.

+ Góc pha và sai số góc pha của các phương pháp được thể hiện tương ứng trên các
hình 3.11-3.14. Trong đó, kênh đo MATH là sai số góc pha cũng cho thấy kết quả
của phương pháp đề xuất là nhỏ nhất.

88
Trần Quang Thọ

3.3.2.2 Trường hợp thứ hai

3-phase voltage (V)


Va
200 Vb
Vc
0

-200

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6


(a)
400
Conventional (V)

Val
200 Vbe
Vmag
0

-200

-400
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(b)
Ti ( )

400
Va
300 Valpha
Vbeta
200

100
(V)

-100

-200

-300

-400
0.56 0.58 0.6 0.62 0.64
(c)
Time (s)

Hình 3.15: Điện áp ngõ vào mô phỏng

(a) Điện áp 3 pha; (b) Điện áp vαβ của phương pháp thông thường; (c) Điện áp
pha A và vαβ phóng to tại 0,6 s.
Điện áp hai pha B và C không có nhiễu hài, chỉ có điện áp A bị méo hài THD
bằng 10,39%. Sau khi qua phép biến đổi abc sang αβ thì điện áp vα ở hình 3.15(c)
vẫn bị méo đáng kể như pha A. Điều này làm cho phương pháp PLL thông thường
ước lượng biên độ điện áp có sai số xác lập tăng cao đáng kể ngay khi ba pha tương
đối cân bằng trong khoảng thời gian 0-0,2 s. Trong khi đó, đối với phương pháp đề
nghị chỉ sử dụng điện áp Vα với độ méo hài cao để đưa vào giải thuật L-M vẫn cho
kết quả rất tốt.

Nhận xét trường hợp thứ 2

89
Trần Quang Thọ

Kết quả mô phỏng và thí nghiệm cho trường hợp thứ hai được thể hiện trên hình
từ 3.16 đến 3.20 và bảng 3.1.

+ Điện áp ngõ vào 3 pha mô phỏng và thí nghiệm được thể hiện trên hình 3.15(a) và
3.16 tương ứng.

+ Điện áp Vαβ của phương pháp thông thường được thể hiện trên hình 3.15(b) cũng
cho thấy đáp ứng biên độ nhanh nhất cho bất kỳ trường hợp nào.

+ Đáp ứng tần số ở hình 3.17(a) cho thấy rằng phương pháp đề xuất có thời gian xác
lập nhỏ hơn 10ms, trong khi các phương pháp khác phải đến 100 ms như được phóng
to ở hình 3.17(b).

+ Sai số xác lập ở hình 3.17(b)- (c) cho thấy các phương pháp khác > 0,1 Hz và lớn
hơn tiêu chuẩn [8]. Trong khi đó, sai số xác lập của phương pháp đề xuất <0,02 Hz
và luôn nhỏ hơn giới hạn tiêu chuẩn.

Bảng 3.1: So sánh kết quả ở trường hợp kể từ 0,6 s

TH Thông DSOGI DSOGI- Đề xuất


thường FLL
Sai số xác lập 1,8 Hz 0,06 Hz 0,1 Hz 0,01 Hz

1 Độ vọt lố 18 Hz 15 Hz 45 Hz 0,52 Hz

Thời gian xác lập 100ms 100ms 100ms <10ms

Sai số xác lập 3 Hz 0,13 Hz 0,25 Hz 0,02 Hz

2 Độ vọt lố 18 Hz 16 Hz 45 Hz 2 Hz

Thời gian xác lập 100ms 100ms 100ms 10ms

90
Trần Quang Thọ

(a) Áp ba pha ngõ vào (b) Phóng to tại 0,2 s

(c ) Phóng to tại 0,4 s (d) Phóng to tại 0,6 s

Hình 3.16: Điện áp thí nghiệm ngõ vào của ba pha

+ Các kết quả ở hình 3.17(a) của các phương pháp tương ứng cho thấy rằng độ vọt lố
tần số ước lượng của phương pháp DSOGI-FLL vẫn là cao nhất và vượt quá tiêu
chuẩn IEEE-Std 1547 mới. Trong khi của phương pháp đề xuất là rất thấp (chỉ 2 Hz)
khi nhảy tần số lẫn góc pha tại 0,6 s.

+ Góc pha mô phỏng của các phương pháp được thể hiện trên các hình 3.18-3.19 và
kết quả thí nghiệm tương ứng ở hình 3.20, với kênh đo MATH là sai số góc pha cũng
cho thấy kết quả của phương pháp đề xuất là nhỏ nhất và là tốt nhất trong các phương
pháp khảo sát.

91
Trần Quang Thọ
55

50

45

Frequency (Hz) 40

35

30

25

20

15 Con
DSOGI
10 DSOSI-FLL
Proposed
5
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
Time (s)

(a)
50.2

50.1
Frequency (Hz)

50

49.9

49.8

49.7 DSOGI
DSOSI-FLL
Proposed
49.6
0 0.1 0.2 0.3 0.4
Time (s)

(b)
47.3

47.2

47.1
Frequency (Hz)

47

46.9

46.8

46.7

DSOGI
46.6
DSOSI-FLL
Proposed
46.5
0.4 0.5 0.6
Time (s)

(c)
Hình 3.17: Tần số mô phỏng
(a) Phóng to trong khoảng 0-0,6s; (b) Phóng to trong khoảng 0-0,4 s; (c) Phóng to
trong trong 0,4-0,6 s.

92
Trần Quang Thọ

6 Ref

Theta (rad)
Con
4

0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)

6 Ref
Theta (rad)

DSOGI
4

0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(b)
Time (s)

Hình 3.18: Góc pha mô phỏng của phương pháp thông thường và DSOGI

(a) Kết quả mô phỏng góc pha ước lượng được của phương pháp thông thường
(b) Kết quả mô phỏng góc pha ước lượng được của phương pháp DSOGI

6 Ref
DSOGI-FLL
Theta (rad)

0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)

6 Ref
Proposed
Theta (rad)

0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(b)
Time (s)

Hình 3.19: Góc pha mô phỏng của DSOGI-FLL và phương pháp đề xuất

(a) Kết quả mô phỏng góc pha của phương pháp DSOGI-FLL
(b) Kết quả mô phỏng góc pha của phương pháp đề xuất

93
Trần Quang Thọ

(a)

(b)

(c ) CH1: f-ref; CH2: f-est; CH3: theta-ref; CH4: theta-est; MATH: CH3-CH4
Hình 3.20: Góc pha thí nghiệm
(a) DSOGI; (b) DSOGI-FLL; (c) Đề xuất

94
Trần Quang Thọ

3.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 3

+ Chương 3 đã trình bày sự cần thiết nâng cao chất lượng của PLL trong việc ước
lượng các thông số điện áp lưới để giảm sóng hài của nghịch lưu nối lưới để thỏa mãn
các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng nghiêm ngặt.

+ Trên cơ sở phân tích đặc điểm của các phương pháp PLL hiện nay cho thấy rằng
có 4 phương pháp để loại bỏ ảnh hưởng của thành phần thứ tự nghịch cho PLL khi
có hiện tượng mất cân bằng điện áp xảy ra:

 Dựa vào PLL thông thường để thêm các khâu tích phân
 Dựa vào PLL thông thường để dò thành phần thứ tự thuận trong hệ tọa độ đồng
bộ dq bằng cách sử dụng các bộ lọc thông thấp
 Dựa vào PLL thông thường để dò thành phần thứ tự thuận trong hệ tọa độ αβ
bằng cách sử dụng bộ lọc tích phân
 Dựa vào phương pháp lặp Newton và lọc thông thấp

Tác giả đã đề xuất một giải thuật để xác định nhanh và chính xác các thông số của
điện áp lưới trong điều kiện vận hành bình thường cũng như khi có sự thay đổi điện
áp như: sụt áp, mất cân bằng, sóng hài cao, nhảy điện áp, tần số, góc pha.

+ Phương pháp đề xuất dựa vào toán học cơ bản để giải phương trình vi phân phi
tuyến siêu việt bằng giải thuật Levenberg-Marquardt có cập nhật tham số ban đầu
để giảm số vòng lặp và hội tụ nhanh đến kết quả. Bản chất của giải thuật là giải
phương trình vi phân bằng phương pháp số.

+ Các tiêu chí về thời gian xác lập, sai số xác lập, độ vọt lố và độ phức tạp tính toán
cũng đã được xem xét và phân tích để đánh giá khi so sánh với các phương pháp đã
công bố gần đây.

+ Tính hiệu quả và bền vững của phương pháp cũng đã được khẳng định thông qua
kết quả mô phỏng và thí nghiệm khi so sánh với các phương pháp thông thường,
DSOGI, và DSOGI-FLL trong những điều kiện khắc nghiệt của điện áp ngõ vào.

95
Trần Quang Thọ

+ Phương pháp đề xuất đã được kiểm tra bằng mô phỏng trên MATAB/Simulink và
thí nghiệm trên kit Dspace 1103 với chip lõi đơn có tần số xung nhịp 300 MHz.

+ Mặt khác, với phương pháp đề xuất, do tần số lấy mẫu của cảm biến chỉ cần 1 kHz
nhưng vẫn cho đáp ứng động tốt. Trong khi đó, với các phương pháp khác phải cần
tần số lấy mẫu của cảm biến lên đến 10 kHz và phải tính toán liên tục nên đòi hỏi
phần cứng mạnh, đắt tiền.

+ Với khả năng đáp ứng nhanh của phương pháp đề xuất cho phép sử dụng cảm biến
có độ nhạy thấp với giá thành rẻ góp phần làm giảm giá thành thiết bị.

+ Phương pháp đề xuất cũng đã được công bố trong bài báo số VI-IX.

+ Để kiểm tra khả năng ứng dụng của phương pháp đề xuất, kết quả khảo sát một hệ
thống nghịch lưu nối lưới 3 pha cũng đã được thực hiện ở phụ lục 4-7 đến 4-8.

96
Trần Quang Thọ

CHƯƠNG 4. GIẢM ĐỘ NHẤP NHÔ ĐIỆN ÁP DC VÀ CẢI


TIẾN HỆ SỐ BỘ ĐIỀU KHIỂN

4.1 GIẢM ĐỘ NHẤP NHÔ ĐIỆN ÁP DC BẰNG KỸ THUẬT MPPT VỚI SỐ


GIA BIẾN ĐỔI
4.1.1 Dò điểm công suất cực đại của pin mặt trời

Đặc điểm của pin mặt trời là công suất thay đổi phi tuyến theo điều kiện thời
tiết. Do đó, để tối ưu trích xuất năng lượng từ pin mặt trời, các hệ thống nghịch lưu
điện mặt trời nối lưới cần phải có tính năng dò điểm công suất cực đại MPPT (Max-
imum power point tracking) [84]–[86].

Đối với hệ thống nghịch lưu nối lưới hai giai đoạn có mạch boost và bộ lọc DC
đảm nhận việc MPPT, thì điện áp DC ngõ ra của mạch boost có chất lượng tốt, không
chứa nhiều nhiễu. Nhưng việc thêm mạch boost và bộ lọc DC làm tăng kích thước và
chi phí thiết bị, đồng thời làm tăng tổn hao nên làm giảm hiệu suất của thiết bị [99]–
[102].

Đối với hệ thống nghịch lưu nối lưới một giai đoạn không có mạch boost cho
hiệu suất cao hơn. Tuy nhiên, chất lượng nguồn DC lại phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật
MPPT.

Có nhiều kỹ thuật MPPT được sử dụng cho hệ thống pin mặt trời nối lưới đã
được công bố [84]. Tuy nhiên, các kỹ thuật hiệu quả chủ yếu dựa trên nền tảng của
kỹ thuật P&O (Perturb & Observe) [85] và INC (Incremental Conductance) [86] và
có thêm các cải tiến. Nhưng đa số các cải tiến này giữ nguyên số gia điện áp khi điều
chỉnh tăng hoặc giảm điện áp chuẩn MPPT cho bộ điều khiển điện áp DC. Trong khi
biểu thức (1.6) cho thấy điện áp nguồn DC là một trong những nguyên nhân gây sóng
hài cho nghịch lưu. Khi công suất nguồn điện vào ổn định, việc sử dụng số gia lớn
làm cho điện áp DC có độ nhấp nhô cao nên dẫn đến sóng hài ngõ ra của nghịch lưu
tăng cao. Nếu giảm nhỏ số gia để giảm sóng hài, khi có sự dao động của nguồn điện
vào do thời tiết thay đổi thì đáp ứng động của kỹ thuật MPPT lại kém đi, đây là điều
bất lợi của phương pháp số gia điện áp cố định. Trong khi đó, các phương pháp sử

97
Trần Quang Thọ

dụng kỹ thuật số gia thay đổi trong các công bố [103]–[107] chủ yếu áp dụng cho
mạch boost DC-DC, chỉ áp dụng cho nghịch lưu nối lưới 2 giai đoạn, chưa xem xét
ảnh hưởng của độ nhấp nhô điện áp DC đối với sóng hài ngõ ra của nghịch lưu nối
lưới. Vì vậy, điều này đòi hỏi phải có một giải pháp cải thiện kỹ thuật MPPT để nâng
cao chất lượng nguồn DC với đáp ứng động tốt.

Tác giả đề xuất một giải thuật MPPT có số gia biến đổi với tính năng giảm sóng
hài và tăng đáp ứng động. Trong giải thuật này, mỗi khi công suất vào của dàn pin
thay đổi theo điều kiện thời tiết, điện áp MPPT sẽ được chỉnh rất nhanh đến điểm có
công suất cực đại với số gia lớn, sau đó số gia sẽ được giảm nhỏ xuống để đạt được
độ méo dạng sóng hài toàn phần (THD) thấp hơn. Kết quả mô phỏng trên
MATLAB/Simulink cho thấy bộ điều chỉnh điện áp MPPT đề xuất có số gia biến
thiên cho sóng hài dòng điện thấp hơn sóng hài của phương pháp MPPT có số gia cố
định.

4.1.2 Giải thuật MPPT đề xuất

Vg Lg Li Vi
Dàn pin mặt trời
Nghịch +
Cdc
lưu -

Ia Ib Ic
Nguồn Điều
lưới Va Vb vc Cf abc dq Điều chế Sóng
khiển Vòng khóa PWM mang
chống pha Is Vs
Id Iq V*abc
cô lập Θ dq  abc
Vd Vq Iq_ref =0 Vq MPPT
Bộ điều
+ + +V*q
Iq - khiển Vmppt
dòng +
Vd -
Bộ điều V*d
Id - + Bộ điều
khiển
+ dòng + khiển DC

Id_ref

Hình 4.1: Cấu trúc của một hệ thống pin mặt trời nối lưới ba pha

Nguyên lý hệ thống nghịch lưu điện mặt trời ba pha nối lưới được thể hiện ở
hình 4.1, với Vs và Is là điện áp và dòng điện tương ứng của dàn pin mặt trời.

98
Trần Quang Thọ

Start

Measure:
Vs(t), Is(t)

P(t)= Vs(t)* Is(t)

No
|P(t) -P(t-1)|>Po

yes
Inc=0.2

Yes
Inc < 0.02

No
Inc=Inc - 1e-6

No yes
P(t) > P(t-1)

No No
Vs(t) > Vs(t-1) Vs(t) > Vs(t-1)

yes yes

VMPPT=Vs(t-1)-inc VMPPT=Vs(t-1)+inc VMPPT=Vs(t-1)-inc VMPPT=Vs(t-1)+inc

Update:
Vs(t-1) = Vs(t)
P(t-1) = P(t)

Return

Hình 4.2: Lưu đồ giải thuật MPPT với gia số inc biến đổi.

Các thông số của P0=5W, inc=0,2 và 0,02 V cũng như đại lượng giảm 1e-6 V sẽ được
xác định trong quá trình cân chỉnh giải thuật.

Giải thuật MPPT đề xuất sử dụng số gia biến đổi như hình 4.2. Khi có sự thay
đổi của thời tiết (bức xạ) đủ lớn làm công suất biến thiên lớn hơn một giá trị P0 thì

99
Trần Quang Thọ

tiến hành dò điểm công suất cực đại MPP (Maximum Power Point) với số gia lớn để
nhanh đến điểm xác lập MPP. Đến khi đạt được điểm MPP thì giảm số gia nhỏ lại để
giảm độ nhấp nhô điện áp DC nên làm giảm sóng hài ngõ ra của nghịch lưu nối lưới
nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn qui định.

Cấu trúc của dàn pin mặt trời ở hình 4.1 bao gồm 2 dãy nối song song với nhau
và nối với bus DC. Mỗi dãy có 34 tấm pin nối nối tiếp, mỗi tấm pin có công suất đỉnh
85Wp với thông số chi tiết ở phụ lục 4-1. Bộ nghịch lưu ba pha hai bậc được nối với
lưới điện ba pha 380 V qua mạch lọc LCL. Trong hệ thống này, điện áp DC được
điều khiển theo giá trị Vmppt.

Mô hình toán đơn giản của pin dựa vào mô hình kết hợp hiện đại [108], trong
mô hình này, mỗi tế bào quang điện được đặc trưng bằng một nguồn dòng nối song
song với 1 diode và nối tiếp với điện trở Rs như hình 4.3. Dòng điện của mỗi tế bào
IPH phụ thuộc vào mức độ bức xạ mặt trời G và nhiệt độ tấm pin τc. Dòng điện phát
ra của pin mặt trời I được tính theo biểu thức (4.1):

NsRs
Np
Np

I +

NpIPH V
Ns

Hình 4.3: Mô hình mạch tương đương của pin mặt trời

  q  V − I Rs  
  Kτ c A  N s N P   (4.1)
I =
N p  I PH − I s  e − 1 
  
 

Trong đó, Is là dòng điện bão hòa ngược của mỗi tế bào quang điện, NP là số tế
bào nối song song, Ns là số tế bào nối tiếp, q là điện tích đơn vị, K là hằng Boltzmann
và τc là nhiệt độ của pin tính bằng oK, V là điện áp ngõ ra và A là hệ số lý tưởng.
P P

Dàn pin trong mô hình có đặc tính V-A như hình 4.4

100
Trần Quang Thọ
10
G=1
8

G=0.7

Current ( A )
6

4
G=0.3
2

0
0 100 200 300 400 500 600 700
Voltage ( V )

Hình 4.4: Đặc tính V-I của dàn pin với τc=298oK P P

Dàn pin có tổng công suất đỉnh là 5,78 kW như hình 4.5. Tất cả các tấm pin
được coi như lý tưởng và làm việc trong điều kiện nhiệt độ và bức xạ lý tưởng. Mô
hình dàn pin được viết code trong MATLAB ở phụ lục 4-2. Mô hình nghịch lưu nối
lưới ba pha trong MATLAB/Simulink được trình bày ở phụ lục 4-3. Bộ điều khiển
để dò điểm MPP theo giải thuật đề nghị sẽ xác định được Vmppt. Thông qua bộ điều
khiển điện áp PI, điện áp DC của dàn pin sẽ được kéo về đúng điện áp Vmppt. Ngõ ra
của bộ điều khiển này chính là dòng điện chuẩn Id_ref tương ứng với công suất tác
dụng P được phát lên lưới. Công suất phản kháng Q phát lên lưới phụ thuộc vào dòng
điện Iq_ref.

6000
G=1
5000

4000 G=0.7
Power ( W )

3000

2000 G=0.3

1000

0
0 100 200 300 400 500 600 700
Voltage ( V )

Hình 4.5: Đặc tính công suất của dàn pin Tc=298oK P P

4.1.3 Kết quả mô phỏng

Các tham số của hệ thống nghịch lưu nối lưới ba pha như bảng 4.1 với cài đặt
bức xạ G=1 tương ứng với 1000W/m2 và sự thay đổi bức xạ G (1, 0,7 và 0,3) theo
P P

hàm nấc được thể hiện trên hình 4.6(a).

101
Trần Quang Thọ

Bảng 4.1: Tham số của hệ thống nghịch lưu nối lưới

Thông số Mô tả Giá trị


Lg Điện cảm phía lưới 0,5mH
Rg Điện trở của Lg 0,01Ω
Li Điện cảm phía nghịch lưu 20mH
Ri Điện trở của Li 0,4Ω
Cf Tụ của bộ lọc 15µF
FPWM Tần số điều chế độ rộng xung 9kHz
f Tần số lưới 50Hz
Sb Công suất nguồn 150KVA
Vb Điện áp nguồn 380V
Kp_dq Hệ số tỉ lệ của bộ điều khiển dòng 400
Ki_dq Hệ số tích phân của bộ điều khiển dòng 400
Kp_v Hệ số tỉ lệ của bộ điều khiển áp DC 6
Ki_v Hệ số tích phân của bộ điều khiển áp DC 0,005
Cdc Tụ điện phía nguồn DC 1500µF
P0 Ngưỡng thay đổi công suất 5W

4.1.3.1 Số gia cố định

0.5 Irradiance (pu)


Fixed Inc (V)

0
0 2 4 (a) 6 8 10

680
Vdc (V)

660

640

620
0 2 4 6 8 10
(b)
Time (s)

Hình 4.6: Đáp ứng của điện áp DC khi số gia cố định

(trong khoảng 0-5s: Inc=0,2V; trong khoảng 5-10s: Inc=0,02V).

(a) Bức xạ G; (b) Điện áp Vdc

102
Trần Quang Thọ

10

Isolar (A) 5

0
0 2 4 6 8 10
(a)

10
Id-ref (A)

0
0 2 4 6 8 10
(b)
Time (s)

Hình 4.7: Đáp ứng của dòng điện

(a) Dòng điện dàn pin


(b) Dòng điện chuẩn Id_ref
Phase current (A)

10
0
-10
0 2 4 6 8 10
(a)
6000 Pg
Power (W)

Pref
4000

2000

0
0 2 4 (b) 6 8 10
Time (s)

Hình 4.8: Đáp ứng dòng điện và công suất

(a) Dòng điện pha


(b) Công suất tác dụng

103
Trần Quang Thọ

FFT window: 1 of 500 cycles of selected signal FFT window: 1 of 500 cycles of selected signal

2 2
0 0
-2 -2
3.98 3.982 3.984 3.986 3.988 3.99 3.992 3.994 3.996 3.998 8.98 8.982 8.984 8.986 8.988 8.99 8.992 8.994 8.996 8.998
Time (s) Time (s)

Fundamental (50Hz) = 3.266 , THD= 10.51% Fundamental (50Hz) = 3.257 , THD= 4.97%

Mag (% of Fundamental)
Mag (% of Fundamental)

8 3
6
2
4
1
2
0 0
0 1000 2000 3000 4000 5000 0 1000 2000 3000 4000 5000
Frequency (Hz) Frequency (Hz)

(a) (b)
Hình 4.9: Sóng hài dòng điện pha

(a) Đo từ thời điểm 3,98s với số gia lớn


(b) Đo từ thời điểm 8,98s với số gia nhỏ

4.1.3.2 Số gia biến đổi

0.5 Irradiance (pu)


Variable Inc (V)

0
0 2 4 (a) 6 8 10

680
Vdc (V)

660

640

620
0 2 4 6 8 10
(b)
Time (s)

Hình 4.10: Đáp ứng của điện áp DC khi số gia biến đổi từ 0,2V đến 0,02V

(a) Bức xạ G
(b) Điện áp Vdc

104
Trần Quang Thọ

10
Isolar (A)
5

0
0 2 4 (a) 6 8 10

10
Id-ref (A)

0
0 2 4 6 8 10
(b)
Time (s)

Hình 4.11: Đáp ứng của dòng điện khi số gia biến đổi

(a) Dòng điện dàn pin


(b) Dòng điện chuẩn Id_ref
Phase current (A)

10
0
-10
0 2 4 6 8 10
(a)
6.000
Power (W)

4.000 Pg
Pref
2.000

0
0 2 4 6 8 10
(b)
Time (s)

Hình 4.12: Đáp ứng dòng điện và công suất khi số gia biến đổi

(a) Dòng điện pha


(b) Công suất tác dụng

105
Trần Quang Thọ

FFT window: 1 of 500 cycles of selected signal FFT window: 1 of 500 cycles of selected signal

2 2
0 0
-2 -2
3.02 3.022 3.024 3.026 3.028 3.03 3.032 3.034 3.036 3.038 8.1 8.102 8.104 8.106 8.108 8.11 8.112 8.114 8.116 8.118
Time (s) Time (s)

Fundamental (50Hz) = 3.272 , THD= 4.73% Fundamental (50Hz) = 3.256 , THD= 4.44%
Mag (% of Fundamental)

Mag (% of Fundamental)
3 2
2
1
1

0 0
0 1000 2000 3000 4000 5000 0 1000 2000 3000 4000 5000
Frequency (Hz) Frequency (Hz)

(a) (b)
Hình 4.13: Sóng hài dòng điện pha

(a) Đo từ thời điểm 3,02s


(b) Đo từ thời điểm 8,1s

680
Vdc (V)

660
640
620
5.9 5.95 6 6.05 6.1 6.15 6.2
(a)
680
Vdc (V)

660
640
620
6.9 6.95 7 7.05 7.1 7.15 7.2
(b)
680
Vdc (V)

660
640
620
8.9 8.95 9 9.05 9.1 9.15 9.2
(c)
Time (s)

Hình 4.14: Đáp ứng Vdc phóng to của phương pháp đề xuất

(a) Bức xạ thay đổi từ G=1 xuống G=0,7 tại thời điểm 6 s
(b) Bức xạ thay đổi từ G=0,7 xuống G=0,3 tại thời điểm 7 s
(c) Bức xạ thay đổi từ G=0,3 lên G=1 tại thời điểm 9 s

4.1.4 Nhận xét kết quả

Với số gia cố định được cài đặt bằng 0,2V trong khoảng thời gian 0-5 s, kết quả
điện áp Vdc ở hình 4.6(b) cũng như dòng điện và công suất ở hình 4.7 và 4.8 cho thấy
đáp rất nhanh theo sự thay đổi của bức xạ. Tuy nhiên, độ nhấp nhô dòng điện ở hình

106
Trần Quang Thọ

4.7 và công suất ở hình 4.8(b) cao đáng kể. Điều này làm cho THD đo tại thời điểm
3,98 s ở hình 4.9(a) lên tới 10,51% và vượt quá tiêu chuẩn cho phép [8].

Khi số gia cố định được cài đặt bằng 0,02 V trong khoảng thời gian 5-10 s, kết
quả điện áp Vdc ở hình 4.6(b) cũng như dòng điện và công suất ở hình 4.7 và 4.8 cho
thấy đáp ứng rất chậm (hơn 1 s) theo sự thay đổi của bức xạ. Nhưng sóng hài dòng
điện ở hình 4.7 và công suất ở hình 4.8(b) giảm đáng kể. Điều này giúp cho THD đo
tại thời điểm 8,98 s ở hình 4.9(b) giảm xuống còn 4,97% và nhỏ hơn tiêu chuẩn cho
phép.

Với kỹ thuật đề xuất có số gia biến đổi từ 0,2 V đến 0,02 V mỗi khi có sự thay
đổi bức xạ ở hình 4.10(a), điện áp Vdc ở hình 4.10(b) cũng như dòng điện ở hình 4.11
và công suất ở hình 4.12(b) có đáp ứng rất nhanh theo sự thay đổi của bức xạ nhờ số
gia lớn (0,2 V). Tại các thời điểm thay đổi bức xạ ở hình 4.14 cho thấy thời gian xác
lập của kỹ thuật đề xuất nhỏ hơn 0,1 s. Số gia được điều chỉnh xuống còn 0,02 V khi
xác lập giúp cho độ nhấp nhô điện áp DC giảm nhỏ nên sóng hài giảm đáng kể ở hình
4.13 và nhỏ hơn giới hạn qui định.

4.2 CẢI TIẾN THAM SỐ BỘ ĐIỀU KHIỂN DÙNG GIẢI THUẬT PSO
4.2.1 Bộ điều khiển dòng điện

Như đã trình bày ở mục 1.4.2.5 của chương 1, hình 1.3 cho thấy các tham số
của các bộ điều khiển dòng điện có ảnh hưởng đáng kể đến đáp ứng động và sóng hài
của nghịch lưu nối lưới [4], [88], [108], [110].

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều khiển dòng điện trong nghịch lưu nói
chung và nghịch lưu nối lưới nói riêng và được phân thành hai nhóm [1] như hình
4.15. Nhóm phương pháp đóng/ngắt cho đáp ứng động nhanh nhưng lại đòi hỏi tần
số chuyển mạch cao và khó kiểm soát nên ảnh hưởng đến tổn hao và làm giảm hiệu
suất của thiết bị. Ở nhóm phương pháp thứ hai, điều khiển phi tuyến đòi hỏi dung
lượng bộ nhớ cao và cấu hình phần cứng đắt tiền. Trong phương pháp điều khiển
tuyến tính, điều khiển dự báo khó kiểm soát tần số chuyển mạch. Vì vậy, phương
pháp tích phân tỉ lệ PI (Proportional Integrator) và cộng hưởng tỉ lệ PR (Proportional

107
Trần Quang Thọ

Resonant) là hai phương pháp được sử dụng phổ biến do tính đơn giản và hiệu quả
của chúng [4], [109].

Mặt khác, hàm truyền vòng kín của hệ thống nghịch lưu nối lưới có dạng vô
định, nên có vô số cặp nghiệm hệ số Kp, Ki để hệ thống ổn định. Do đó, việc xác định
các tham số bộ điều khiển dòng điện sử dụng phương pháp thông thường như Ziegler-
Nichols, tối ưu đối xứng… thường mất nhiều thời gian và công sức nhưng chưa chắc
sẽ có được nghiệm toàn cục, bởi vì hàm truyền luôn chứa tham số hệ thống bao gồm
cả bộ lọc. Phương pháp trí tuệ nhân tạo như giải thuật di truyền GA [111] có thể cho
nghiệm toàn cục nhưng lại bị hạn chế về thời gian tìm kiếm.

Hình 4.15: Phân loại các phương pháp điều khiển

Trong hai loại điều khiển PI và PR thường dùng thì bộ điều khiển PI có nhược điểm
về sai số xác lập và khả năng bù hài bậc cao. Trong khi đó, bộ điều khiển PR cho hiệu
quả cao hơn trong việc loại bỏ sai số xác lập và có thể điều chỉnh thích nghi với tần
số nguồn lưới [1], [88], [89] và đặc biệt là khả năng bù hài bậc cao. Trong luận án
này, tác giả đề xuất sử dụng phương pháp tối ưu bầy đàn PSO (Particle Swarm Opti-
mization) để xác định tham số bộ điều khiển dòng PR cho nghịch lưu nối lưới. Phương
pháp PSO cho phép dò tìm cực trị toàn cục trong miền khảo sát rộng lớn với tốc độ
nhanh. Phương pháp dò tham số bộ điều khiển đề xuất chỉ có 2 tham số là Kp và Ki.
Vì vậy, phương pháp PSO là phù hợp cho đề xuất này. Tác giả cũng đã so sánh với

108
Trần Quang Thọ

các phương pháp khác như GA, Ziegler-Nichol, và phương pháp hàm truyền dựa vào
giản đồ Bode trong các bài báo số XI và XII.

4.2.2 Phương pháp dựa vào hàm truyền

Vg Lg Li Vi

Nghịch +
+
Cdc
lưu - -
Vdc

Ia Ib Ic
Nguồn Điều
lưới Va Vb vc Cf abc dq Điều chế Sóng
khiển Vòng khóa PWM mang
chống pha idc
Id Iq V*abc
cô lập Θ dq  abc
Vd Vq Iq_ref =0 Vq MPPT
Bộ điều
+ + +V*q
Iq - khiển Vmppt
dòng +
Vd -
Bộ điều V*d
Id - + Bộ điều
khiển
+ dòng + khiển DC

Id_ref

Hình 4.16: Nguyên lý điều khiển PR trong nghịch lưu nối lưới

Sơ đồ nguyên lý hệ thống nghịch lưu sử dụng bộ điều khiển cộng hưởng tỉ lệ


PR như hình 4.16. Bộ điều khiển PR có nhiều ưu điểm [1], [88], [89] như:

 Phù hợp điều khiển đại lượng dạng sóng sin

 Loại bỏ sai số xác lập tốt

 Sử dụng hệ tọa độ tĩnh αβ

 Độ vọt lố thấp

 Đáp ứng động nhanh

4.2.2.1 Cơ sở của nguyên lý điều khiển PR

Các đại lượng trong hệ tọa độ ba pha abc được chuyển sang hệ tọa độ tĩnh αβ
[1] như sau:

109
Trần Quang Thọ

p 
 pα  2 1 −1/ 2 −1/ 2   a 
 =   pb (4.2)
 pβ  3 0 − 3 / 2 3 / 2   
 pc 

Khi bỏ qua ảnh hưởng của điện cảm Lg và tụ lọc, phương trình cân bằng điện
áp trong hệ tọa độ αβ như (4.3) và công suất tính như (4.4):

diα 1 
=  − Riα − Vgα + Viα  
dt L 
 (4.3)
diβ 1
=  − Riβ − Vg β + Viβ  
dt L 

= 
Pref Vgα iα _ ref − Vg β iβ _ ref 
 (4.4)
=Qref Vgα iβ _ ref + Viβ iα _ ref  

Từ (4.4) có thể xác định dòng điện đặt trong hệ tọa độ αβ theo công suất ngõ
vào như sau:
iα _ ref  1  Vgα Vg β   Pref 
 = 2    (4.5)
 Vgα + Vg β  −Vg β
2
iβ _ ref Vgα  Qref 

4.2.2.2 Xác định tham số bộ điều khiển

Sơ đồ khối nguyên lý điều khiển của nghịch lưu sử dụng bộ điều khiển cộng
hưởng PR như hình 4.17 với tham số hệ thống ở bảng 4.2. Trong đó:

Hàm truyền của bộ điều khiển PR lý tưởng: GPR (=


s) K p +
Ki s
(4.6)
s + ω res
2 2

K vsi e − sτ vsi
Hàm truyền của bộ nghịch lưu: Gi ( s ) = (4.7)
1 + (τ pwm + τ sw ) s

K
Hàm truyền của bộ lọc: G f (s) = (4.8)
1+τcs

Trong đó: Kvsi: là độ lợi của bộ nghịch lưu (thường =1)

τvsi: là thời gian dead-time của chuyển mạch

τsw: chu kỳ chuyển mạch, τpwm là thời gian trễ của bộ nghịch lưu (0.5 τsw)

Trong trường hợp lý tưởng có thể bỏ qua dead-time, Lg và Cf.


1
K là hằng số của bộ lọc, K=
Ri

110
Trần Quang Thọ
Ri
Hằng số thời gian của bộ lọc: τc =
Li

1 1
Có thể xấp xỉ hàm truyền của bộ lọc: ≅
1 + sτ c sτ c

i*αβ - v*αβ +
GPR(s) Gi(s) Gf(s)
+ - iαβ
Bộ điều Nghịch lưu Bộ lọc
khiển dòng Vg

Hình 4.17: Sơ đồ khối nguyên lý điều khiển dùng PR

Bảng 4.2: Tham số hệ thống nghịch lưu nối lưới

Thông số Ký hiệu Giá trị

Điện cảm mạch lọc Li 5 mH

Điện trở của Li Ri 0,3 Ω

Điện cảm của lưới Lg 0,01 mH

Điện trở của Lg Rg 0,01 Ω

Điện áp nguồn DC Vdc 600 V

Tụ mạch lọc Cf 0,22 µF

Điện áp pha nguồn lưới Vac 220V

Tần số góc cộng hưởng ωres 100π rad/s

Độ rộng băng thông ωc 2 rad/s

Hàm truyền vòng hở khi đó là:

 Ks  1  K 
(s)  K p + 2 i 2
GOL=    (4.9)
 s + ω res   1 + 1.5τ sw s  1 + τ c s 
 

111
Trần Quang Thọ
Bode Diagram
400

Magnitude (dB)
300

200

100

0
90

45
Phase (deg)

-45

-90
0 1 2 3
10 10 10 10
Frequency (Hz)

Hình 4.18: Giản đồ Bode của bộ điều khiển PR

(với Kp=15, Ki=3000 và fres=50Hz theo [1], [88])

Bộ điều khiển cộng hưởng PR lý tưởng ở hình 4.18 cho thấy có độ lợi rất cao
tại tần số cộng hưởng, không có dịch pha nên loại bỏ sai số xác lập rất tốt, nhưng tại
tần số lân cận tần số cộng hưởng thì độ lợi rất thấp. Điều này có thể gây ra vấn đề
mất ổn định cho hệ thống bởi vì trên thực tế tần số nguồn lưới có thể dao động.

Trong thực tế, tần số lưới thường có thể dao động, không cố định một cách lý
tưởng. Do đó, khi tần số dao động, bộ điều khiển cũng cần có độ lợi cao tại những
tần số này. Trong nghịch lưu nối lưới, độ dao động này có thể vài Hz, tùy thuộc vào
tiêu chuẩn cho phép. Tức là phải tạo được sự dịch tần số cộng hưởng. Vì vậy, bộ điều
khiển cộng hưởng thực tế cần có ωc với dãy băng thông đủ rộng để đảm bảo tính ổn
định như (4.10).

2 Kiωc s
GPR (=
s) K p + (4.10)
s + 2ωc s + ωres
2 2

Tuy nhiên, ωc không thể quá lớn để không suy giảm độ lợi. Do đó, nếu tần số
thay đổi nhiều thì cần phải đặt lại tần số cộng hưởng và được gọi là thích nghi tần số.

Việc sử dụng hàm truyền chuẩn của thư viện MATLAB không thể điều chỉnh
ωres. Cần viết lại như (4.11) để tạo hàm truyền chứa ngõ vào ωres. Khi đó, hàm truyền
vòng hở của hệ thống sẽ như (4.12).

112
Trần Quang Thọ

Y (s) 2 Kiωc s
= 2 (4.11)
E ( s ) s + 2ωc s + ωres
2

1 1 2 
Y=
(s)  2 Ki ωc E ( s ) − 2ωcY ( s ) − ωres Y (s)  (4.12)
s s 

Đáp ứng của (4.11) như hình 4.19 với tần số fres=50 Hz; Kp=15; Ki=1000÷6000;
ωc=2 rad/s theo [88].
Bode Diagram
80
Ki=1000
Ki=3000
Magnitude (dB)

60 KI=6000

40

20
90
Ki=1000
45 Ki=3000
Phase (deg)

KI=6000
0

-45

-90
-1 0 1 2 3 4
10 10 10 10 10 10
Frequency (Hz)

Hình 4.19: Giản đồ Bode với tần số cộng hưởng 50Hz


 2 Kiωc s  1  K 
GOL=
(s)  K p + 2
  1 + 1.5τ s  1 + τ s 

(4.13)
 s + 2ωc s + ωres
2
 sw  c 

Bode Diagram
L=2.5mH
50 L=5mH
Magnitude (dB)

L=7.5mH
System: G
Frequency (Hz): 378
Magnitude (dB): 0.0752
0

-50
0

-45
Phase (deg)

-90
System: G
Frequency (Hz): 345
-135 Phase (deg): -150

-180
0 1 2 3 4
10 10 10 10 10
Frequency (Hz)

Hình 4.20: Đáp ứng vòng hở tại tần số cắt biên 378 Hz
(có dự trữ pha bằng 30o và dự trữ biên bằng ∞ tại tần số cắt pha bằng ∞)
P P

Đáp ứng ở hình 4.20 còn thể hiện tính bền vững ngay cả khi thay đổi điện cảm
Li (2,5mH÷7,5mH) và Ri (0,01÷0,3Ω).

113
Trần Quang Thọ
Bode Diagram
20
L=2.5mH
L=5mH

Magnitude (dB)
0
L=7.5mH

-20

-40

-60
0
L=2.5mH
-45 L=5mH
Phase (deg)

L=7.5mH
-90

-135

-180
1 2 3 4
10 10 10 10
Frequency (Hz)

Hình 4.21: Đáp ứng biên pha vòng kín

Kiểm tra bằng biểu đồ Nyquist ở hình 4.22 cũng cho thấy tính ổn định của hệ
thống.
Nyquist Diagram
2.5
0 dB
L=2.5mH
-2 dB

2 L=5mH
L=7.5mH
1.5 2 dB

-4 dB
1 4 dB
Imaginary Axis

-6 dB
6 dB
0.5 10 dB -10 dB

20 dB -20 dB
0

-0.5

-1

-1.5

-2

-2.5
-1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2
Real Axis

Hình 4.22: Biểu đồ Nyquist của PR

Như vậy, với phương pháp lựa chọn bằng tay các tham số Kp, Ki như trên mang
tính cảm tính và chỉ được kiểm tra tính ổn định bằng phương pháp giản đồ Bode thông
qua độ dự trữ biên và dự trữ pha hay biểu đồ Nyquist, không cho biết kết quả có tốt
nhất hay chưa, không thể kiểm tra mức độ sóng hài của nghịch lưu.

4.2.3 Phương pháp tối ưu bầy đàn

Phương pháp tối ưu bầy đàn PSO (Particle Swarm Optimization) là phương
pháp tối ưu dựa vào tri thức tập thể [112] được James Kennedy và Russell C. Eberhart
giới thiệu năm 1995. Phương pháp này tập trung vào sự tương tác giữa các cá thể

114
Trần Quang Thọ

trong quần thể để khám phá không gian tìm kiếm nhờ tri thức bầy đàn. Các kỹ thuật
tối ưu sử dụng phương pháp PSO cũng đã được nghiên cứu nhiều [113], [114].
Nhưng các ứng dụng cụ thể cho nghịch lưu nối lưới cũng còn rất hạn chế [115].

Kỹ thuật PSO được sử dụng rất đơn giản dựa trên công thức cập nhật vận tốc và
vị trí như sau:

Vi k = k1.Vi k −1 + k2 .R1 ( Plocal _ besti − Pi k −1 ) + k3 .R2 ( Pglobal _ best − Pi k −1 ) (4.14)

Pi k Pi k −1 + k4 .Vi k
= (4.15)

Trong đó:

Vi k −1 là vận tốc của phần tử thứ i tại lần lặp thứ k-1

Pi k −1 là vị trí của phần tử thứ i tại lần lặp thứ k-1

K1 là trọng số quán tính


K2, K3, K4 là các hệ số gia tốc
R1 và R2 là các bán kính tìm kiếm

Plocal _ besti là giá trị tốt nhất của phần tử i

Pglobal _ best là giá trị tốt nhất của cả nhóm phần tử

Lưu đồ và chương trình chi tiết của giải thuật PSO thực hiện trên
MATLAB/Simulink được trình bày trong phụ lục 4-4. Quá trình thực hiện PSO cho
kết quả tìm kiếm được thể hiện ở phụ lục 4-5.

Sau 25 vòng lặp kết quả cho tham số Kp= 199,537 và Ki= 4794,3.

4.2.4 Kết quả khảo sát

Để đặc trưng cho sự thay đổi công suất của nguồn pin mặt trời cũng như khả
năng phát công suất phản kháng của nghịch lưu nối lưới, các tham số dòng điện chuẩn
Id_ref và Iq_ref được cài đặt trong ba khoảng thời gian khảo sát như bảng 4.3 với chu kỳ
khảo sát là 0,6 s.

115
Trần Quang Thọ

Bảng 4.3: Tham số dòng điện cài đặt

Dòng điện Các khoảng thời gian khảo sát


chuẩn
0-0,2 s 0,2-0,4 s 0,4-0,6 s

Id_ref (A) 20 10 10

Iq_ref (A) 0 0 10

Phát P Phát P Phát P và Q

4.2.4.1 Phương pháp dựa vào hàm truyền

Bode

200 Va
Vabc (V)

Vb
0
Vc
-200
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)
20
Ia
Iabc (A)

Ib
0 Ic

-20
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(b)
Time (s)

Hình 4.23: Điện áp và dòng điện ba pha

116
Trần Quang Thọ
Bode
10000
P (W)
8000 Q (Var)

6000
Power

4000

2000

-2000
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
Time (s)

Hình 4.24: Đáp ứng công suất phát vào lưới

20 Ial
I-alpha (A)

Ial-ref
0

-20
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)
Time (s)
Ial Ial
20 20
Ial-ref Ial-ref

10 10
I-alpha (A)

I-alpha (A)

0 0

-10 -10

-20 -20

0.18 0.2 0.22 0.24 0.38 0.4 0.42 0.44


(b) (c)
Time (s) Time (s)
Hình 4.25: Dòng điện Iα
(a) Đáp ứng dòng điện
(b) Dòng điện phóng to tại 0,2 s
(c) Dòng điện phóng to tại 0,4 s

117
Trần Quang Thọ
20

I-beta (A)
Ibe
0 Ibe-ref

-20
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)
Time (s)
Ibe Ibe
20 20
Ibe-ref Ibe-ref

10 10
I-beta (A)

I-beta (A)
0 0

-10 -10

-20 -20

0.18 0.2 0.22 0.24 0.38 0.4 0.42 0.44


(b) (c)
Time (s) Time (s)
Hình 4.26: Dòng điện Iβ
(a) Đáp ứng dòng điện
(b) Dòng điện phóng to tại 0,2 s
(c) Dòng điện phóng to tại 0,4 s

20
I-phase (A)

-20
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)
Square of ripple (A)

5
2.5
0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(b)
Time (s)

Hình 4.27: Dòng điện pha

(a) Dòng điện pha A


(b) Bình phương của độ nhấp nhô dòng điện

118
Trần Quang Thọ
Selected signal: 30 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 30 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 30 cycles. FFT window (in red): 1 cycles
20 20 20

0 0 0

-20 -20 -20


0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
Time (s) Time (s) Time (s)

Fundamental (50Hz) = 16.22 , THD= 6.96% Fundamental (50Hz) = 8.062 , THD= 10.14% Fundamental (50Hz) = 11.69 , THD= 12.23%
Mag (% of Fundamental)

Mag (% of Fundamental)

Mag (% of Fundamental)
8
6 6
6
4 4
4
2 2
2

0 0 0
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000
Frequency (Hz) Frequency (Hz) Frequency (Hz)

(a) (b) (c)


Hình 4.28: THD đo một chu kỳ tại các mức công suất khác nhau

(a) THD đo từ 0,18 s


(b) THD đo từ 0,38 s
(c) THD đo từ 0,58 s

4.2.4.2 Phương pháp PSO đề xuất

PSO
10000
P (W)
8000 Q (Var)

6000
Power

4000

2000

-2000
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
Time (s)

Hình 4.29: Đáp ứng công suất của phương pháp PSO

20
I-alpha (A)

Ial
0 Ial-ref

-20
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)
Time (s)

119
Trần Quang Thọ

Ial Ial
20 20
Ial-ref Ial-ref

I-alpha (A) 10 10

I-alpha (A)
0 0

-10 -10

-20 -20

0.18 0.2 0.22 0.24 0.38 0.4 0.42 0.44


(b) (c)
Time (s) Time (s)

Hình 4.30: Dòng điện Iα của phương pháp đề xuất

(a) Đáp ứng dòng điện


(b) Dòng điện phóng to tại 0,2 s
(c) Dòng điện phóng to tại 0,4 s

20
I-beta (A)

Ibe
0 Ibe-ref

-20
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)
Time (s)

Ibe Ibe
20 20
Ibe-ref Ibe-ref

10 10
I-beta (A)

I-beta (A)

0 0

-10 -10

-20 -20

0.18 0.2 0.22 0.24 0.38 0.4 0.42 0.44


(b) (c)
Time (s) Time (s)

Hình 4.31: Dòng điện beta của phương pháp đề xuất

(a) Đáp ứng dòng điện Iβ


(b) Dòng điện phóng to tại 0,2 s
(c) Dòng điện phóng to tại 0,4 s

120
Trần Quang Thọ
Proposed (PSO)
20

I-phase (A) 0

-20
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(a)
Square of ripple (A)

10

0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
(b)
Time (s)

Hình 4.32: Bình phương của độ nhấp nhô dòng điện

(a) Dòng điện pha A


(b) Bình phương của độ nhấp nhô dòng điện
Selected signal: 30 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 30 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 30 cycles. FFT window (in red): 1 cycles
20 20 20

0 0 0

-20 -20 -20


0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
Time (s) Time (s) Time (s)

Fundamental (50Hz) = 16.25 , THD= 1.81% Fundamental (50Hz) = 8.117 , THD= 4.12% Fundamental (50Hz) = 11.72 , THD= 3.13%
Mag (% of Fundamental)

Mag (% of Fundamental)
Mag (% of Fundamental)

6 6 8

6
4 4
4
2 2
2

0 0 0
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000
Frequency (Hz) Frequency (Hz) Frequency (Hz)

(a) (b) (c)


Hình 4.33: THD của phương pháp PSO

(a) THD đo từ 0,18 s


(b) THD đo từ 0,38 s
(c) THD đo từ 0,58 s

Bảng 4.4: Kết quả sóng hài

Hàm truyền PSO đề xuất P (W) Q (Var)


Kp 15 199,537
Ki 3000 4794,3
ωc 2 rad/s 2 rad/s
THD 6,96 1,81 7584 0
(%) 10,14 4,12 3792 0
12,23 3,13 3792 3792

121
Trần Quang Thọ

4.2.5 Nhận xét

Với dòng điện cài đặt ở bảng 4.3, kết quả mô phỏng được thể hiện trên hình
4.23 đến 4.33 và bảng 4.4. THD được đo tại chu kỳ cuối cùng của các khoảng thời
gian khảo sát để đảm bảo dòng điện đã xác lập.

Trong khoảng thời gian đầu với công suất lớn P=7584 W và Q=0, kết quả của
phương pháp dựa vào hàm truyền cho thấy đáp ứng dòng điện ba pha thay đổi trên
hình 4.23(a) tương ứng với công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q ở hình
4.24. Độ nhấp nhô dòng điện trong hệ tọa độ tĩnh αβ trong khoảng thời gian này ở
hình 4.25-4.27 thấp nhất so với các khoảng còn lại. Tuy nhiên, giá trị THD ở hình
4.28(a) bằng 6,96% vẫn vượt quá giới hạn cho phép.

Trong khi đó, kết quả của phương pháp đề nghị ở hình 4.29 đến 4.33 cho thấy
sóng hài giảm đáng kể. Cụ thể THD thu được ở hình 4.33(a) bằng 1,81%. Đồng thời
dòng điện đỉnh của phương pháp đề xuất ở hình 4.33(a) bằng 16,25 A hơi lớn hơn so
với 16,22 A của phương pháp dựa vào hàm truyền. Với sóng hài thấp và dòng điện
đỉnh cao của phương pháp đề xuất sẽ góp phần nâng cao hệ số công suất của hệ thống
[5]. Bình phương của độ nhấp nhô ở hình 4.32(b) của phương pháp đề xuất nhỏ hơn
rất nhiều so với ở hình 4.27(b) của phương pháp dựa vào hàm truyền. Điều này cũng
giúp cho nhiễu công suất ở hình 4.29 của phương pháp đề xuất ít hơn ở hình 4.24 của
phương pháp hàm truyền.

Khi công suất P bơm vào lưới giảm còn một nửa trong khoảng thứ hai từ 0,2-
0,4 s làm cho sóng hài tăng lên đáng kể. THD của phương pháp hàm truyền ở hình
4.28(b) bằng 10,14%. Trong khi đó, THD của phương pháp đề xuất ở hình 4.33(b)
tăng lên đến 4,12%. Tuy nhiên, giá trị này vẫn nhỏ hơn giới hạn cho phép.

Một cách tương tự trong khoảng thời gian thứ ba từ 0,4-0,6 s, với việc bù công
suất phản kháng Q=3792 Var giúp cho sóng hài của phương pháp đề xuất giảm còn
3,13% ở hình 4.33(c). Trong khi đó, THD của phương pháp hàm truyền lại tăng lên
đến 12,23% ở hình 4.28(c).

122
Trần Quang Thọ

Điều đó chứng tỏ cặp nghiệm Kp và Ki của phương pháp dựa vào hàm truyền
chưa phải là tốt nhất, do chúng không phải là nghiệm toàn cục. Bởi vì phương pháp
này chỉ kiểm tra được tính ổn định chứ không thể kiểm tra khả năng giảm sóng hài.
Vì vậy, việc lựa chọn được cặp nghiệm Kp và Ki bằng tay của phương pháp này mang
tính cảm tính. Nên để có cặp nghiệm Kp và Ki tốt đòi hỏi nhiều thời gian và công sức
cũng như kinh nghiệm của người thiết kế.

Trong khi đó, cặp nghiệm Kp và Ki của phương pháp đề xuất cho thấy hiệu quả
giảm sóng hài trong các trường hợp công suất thay đổi. Bởi vì phương pháp đề xuất
cho cặp nghiệm toàn cục nhờ giải thuật PSO dò tìm bằng máy tính. Phương pháp đề
xuất không đòi hỏi thời gian và công sức cũng như kinh nghiệm của người thiết kế.
Đây chính là sự khác biệt và là ưu điểm của phương pháp đề xuất so với phương pháp
dựa vào hàm truyền.

Đáp ứng dòng điện Iαβ phóng to ở hình 4.25(b)-4.25(c) và 4.26(b)-4.26(c) của
phương pháp dựa vào hàm truyền cũng như của phương pháp đề xuất ở hình 4.30(b)-
4.30(c) và 4.31(b)-4.31(c) cho thấy phương pháp đề xuất cho đáp ứng động tốt hơn.
Nhưng độ vọt lố dòng điện Iα của phương pháp đề xuất ở hình 4.30(c) tại thời điểm
0,4 s hơi cao hơn so với phương pháp hàm truyền ở hình 4.25(c). Tuy nhiên, độ vọt
lố này vẫn nhỏ hơn giá trị đỉnh của dòng điện nên không ảnh hưởng đến chất lượng
của hệ thống.

Bảng 4.4 cũng cho thấy sóng hài của phương pháp đề xuất luôn thấp hơn giới
hạn cho phép. Trong khi đó, sóng hài của phương pháp dựa vào hàm truyền luôn vượt
quá giới hạn rất nhiều. Trong bảng 4.4 không trình bày tiêu chí sai số xác lập bởi vì
sóng hài dòng điện đã thể hiện sai số xác lập.

4.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương này, tác giả đã trình bày ảnh hưởng của độ nhấp nhô nguồn áp
DC và tham số bộ điều khiển đến sóng hài và đáp ứng động của hệ thống nghịch lưu
nối lưới.

123
Trần Quang Thọ

Giảm độ nhấp nhô điện áp DC

Đối với hệ thống nghịch lưu nối lưới hai giai đoạn có mạch boost và bộ lọc DC
đảm nhận việc MPPT giúp cho điện áp DC có chất lượng tốt, độ nhấp nhô nhỏ. Nhưng
làm tăng kích thước và chi phí thiết bị, đồng thời làm giảm hiệu suất.

Đối với hệ thống nghịch lưu nối lưới một giai đoạn không có mạch boost cho
hiệu quả cao hơn, nhưng chất lượng nguồn DC lại phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật
MPPT.

Phương pháp MPPT với số gia cố định lớn sẽ cho đáp ứng động tốt khi công
suất nguồn vào thay đổi, nhưng gây độ nhấp nhô cao cho điện áp DC. Ngược lại, với
số gia cố định nhỏ thì giảm được sóng hài nhưng cho đáp ứng chậm.

Tác giả đã đề xuất một phương pháp MPPT với số gia biến đổi để giảm độ nhấp
nhô cho nguồn điện áp DC nhằm giảm sóng hài cho nghịch lưu nối lưới một giai đoạn
nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng động tốt. Mỗi khi có sự thay đổi công suất ngõ vào đủ
lớn (> P0), số gia được điều chỉnh với giá trị lớn để tăng đáp ứng động. Khi đã xác
lập tại điểm công suất cực đại, số gia được chỉnh nhỏ lại để giảm độ nhấp nhô nguồn
áp DC nhằm góp phần giảm sóng hài ngõ ra cho nghịch lưu nối lưới.

Các kết quả mô phỏng của phương pháp MPPT đề xuất được so sánh với kết
quả của phương pháp số gia cố định đã khẳng định sự hiệu quả của phương pháp đề
xuất và đã được công bố ở bài báo số X.

Cải tiến tham số bộ điều khiển

Chất lượng điện năng của hệ thống nghịch lưu nối lưới cũng phụ thuộc nhiều
vào chất lượng của các bộ điều khiển. Có nhiều loại bộ điều khiển, nhưng trong
nghịch lưu nối lưới, thì bộ điều khiển cộng hưởng tỉ lệ PR được sử dụng phổ biến
nhất vì tính hiệu quả của nó trong việc loại bỏ sai số xác lập và cho đáp ứng động tốt.
Do đó, các tham số Kp và Ki của bộ điều khiển này sẽ ảnh hưởng đến sóng hài của
nghịch lưu.

124
Trần Quang Thọ

Do hàm truyền của hệ thống nghịch lưu nối lưới có dạng vô định, việc lựa chọn
bằng tay các tham số của bộ điều khiển dựa vào các phương pháp thông thường như
phương pháp giản đồ Bode hay Nyquist cũng như tiêu chuẩn Routh thường đòi hỏi
nhiều thời gian và công sức cũng như kinh nghiệm của người thiết kế, trong khi chưa
chắc sẽ cho nghiệm toàn cục.

Tác giả đã đề xuất một phương pháp xác định tham số bộ điều khiển sử dụng
giải thuật tối ưu bầy đàn PSO nhằm giảm sóng hài để góp phần nâng cao chất lượng
điện năng của nghịch lưu nối lưới. Sự đơn giản của phương pháp đề xuất giúp tiết
kiệm thời gian và công sức cũng như không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người
thiết kế trong việc xác định tham số bộ điều khiển.

Các kết quả mô phỏng của phương pháp đề xuất được so sánh với kết quả của
phương pháp giản đồ Bode dựa vào hàm truyền đã khẳng định tính hiệu quả trong
việc giảm sóng hài của nghịch lưu nối lưới.

Phương pháp đề xuất có thể mở rộng áp dụng cho các bộ điều khiển trong các
lĩnh vực khác như trong điều khiển tự động, điều khiển động cơ...

Phương pháp đề xuất cũng đã được công bố trong bài báo số XI-XII.

125
Trần Quang Thọ

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

5.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trong luận án này, tác giả đã trình bày nhu cầu của điện mặt trời ngày càng tăng
do tính bền vững và thân thiện với môi trường trong khi tiềm năng vô cùng lớn. Vì
nguồn năng lượng điện mặt trời là phi tuyến, loãng và không liên tục. Do đó, nguồn
năng lượng này cần được nối lưới để có được một nguồn điện có chất lượng tốt với
giá thành rẻ thông qua các bộ nghịch lưu. Tuy nhiên, sóng hài của các bộ nghịch lưu
nối lưới này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng điện năng của hệ thống điện.

Để nâng cao chất lượng cũng như để đảm bảo an toàn trong vận hành ổn định
và truyền tải điện năng, các tiêu chuẩn nối lưới nghiêm ngặt đã được ban hành. Điều
này đòi hỏi các nguồn điện phân tán phải có các tính năng kỹ thuật ngày càng cao
trong việc giảm sóng hài và đáp ứng động trong vận hành bình thường cũng như khi
trải qua sự cố.

Việc nghiên cứu giảm sóng hài trong nghịch lưu nối lưới sẽ góp phần làm giảm
kích thước và chi phí thiết bị đồng thời nâng cao chất lượng điện năng của hệ thống
điện.

Dựa vào việc phân tích đặc điểm sóng hài của nghịch lưu nối lưới, tác giả đã
chỉ ra bốn nguyên nhân cơ bản và đã đề xuất các giải pháp như sau:

5.1.1 Kỹ thuật điều chế

Tác giả đã đề xuất phương pháp điều chế với tần số chuyển mạch thay đổi dựa
vào giải thuật di truyền mà không làm tăng tổn hao chuyển mạch. Sóng hài của
phương pháp đề xuất giảm thấp đáng kể so với các phương pháp đã được công bố
gần đây thông qua các kết quả mô phỏng và thí nghiệm. Phương pháp đề xuất cũng
đã xem xét tổn hao chuyển mạch một cách định lượng. Tính hiệu quả của phương
pháp đề xuất còn thể hiện ở khả năng khử hài lựa chọn và khả năng trải phổ nên không
cần bộ lọc phụ và phù hợp cho các ứng dụng trong thông tin và quân sự do không còn
nhiễu âm.

126
Trần Quang Thọ

5.1.2 Ước lượng nhanh chóng và chính xác các tham số điện áp lưới

Thông qua việc phân tích nhược điểm của các phương pháp vòng khóa pha để
hòa đồng bộ đã được công bố gần đây về khả năng ước lượng nhanh và chính xác
tham số điện áp lưới trong điều kiện điện áp lưới thay đổi như: dao động tần số, mất
cân bằng, sóng hài cao, nhảy pha... Tác giả đã đề xuất một phương pháp sử dụng giải
thuật Levenberg-Marquardt có hồi tiếp để cập nhật tham số ban đầu của phép giải
nhằm giảm số lần lặp và hội tụ nhanh đến kết quả. Không như các vòng khóa pha
thông thường, phương pháp đề xuất không còn bộ dò pha, bộ lọc vòng cũng như bộ
dao động điện áp. Các chỉ tiêu về đáp ứng động, sai số xác lập, độ vọt lố và độ phức
tạp tính toán cũng được xem xét một cách định lượng. Các kết quả mô phỏng và thí
nghiệm của phương pháp đề xuất cũng đã được so sánh với các phương pháp đã được
công bố gần đây như DSOGI và DSOGI-FLL đã khẳng định tính hiệu quả của phương
pháp đề xuất. Khả năng đáp ứng nhanh và chính xác của phương pháp đề xuất giúp
cho nghịch lưu nối lưới có thể sử dụng cảm biến điện áp có độ nhạy thấp với giá thành
thấp nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho thiết bị.

5.1.3 Ổn định điện áp DC

Tác giả đã đề xuất một phương pháp MPPT với số gia biến đổi để giảm độ nhấp
nhô cho nguồn điện áp DC nhằm giảm sóng hài cho nghịch lưu điện mặt trời nối lưới
một giai đoạn nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng động tốt. Khi có sự thay đổi công suất ngõ
vào, số gia được điều chỉnh lớn để tăng đáp ứng động. Khi đã xác lập tại điểm công
suất cực đại, số gia được chỉnh nhỏ lại để giảm độ nhấp nhô nguồn áp DC nhằm góp
phần giảm sóng hài ngõ ra cho nghịch lưu nối lưới. Các kết quả mô phỏng của phương
pháp MPPT đề xuất đã được so sánh với phương pháp số gia cố định đã khẳng định
sự hiệu quả của phương pháp đề xuất.

5.1.4 Cải tiến tham số bộ điều khiển

Chất lượng điện năng của hệ thống nghịch lưu nối lưới cũng phụ thuộc nhiều
vào chất lượng của các bộ điều khiển. Do hàm truyền của hệ thống nghịch lưu nối
lưới có dạng vô định, nên việc lựa chọn bằng tay các tham số của bộ điều khiển dựa

127
Trần Quang Thọ

vào các phương pháp thông thường như phương pháp giản đồ Bode hay Nyquist cũng
như tiêu chuẩn Routh thường đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cũng như kinh
nghiệm của người thiết kế, trong khi chưa chắc sẽ cho nghiệm toàn cục và chỉ có thể
kiểm tra sự ổn định hệ thống, không thể kiểm tra sóng hài.

Tác giả đã đề xuất phương pháp xác định tham số bộ điều khiển sử dụng giải
thuật tối ưu bầy đàn PSO nhằm giảm sóng hài để góp phần nâng cao chất lượng điện
năng của nghịch lưu nối lưới. Sự đơn giản của phương pháp đề xuất giúp tiết kiệm
thời gian và công sức cũng như không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người thiết kế
trong việc xác định tham số bộ điều khiển. Các kết quả mô phỏng của phương pháp
đề xuất đã được so sánh với kết quả của phương pháp dựa vào hàm truyền sử dụng
giản đồ Bode đã khẳng định sự hiệu quả trong việc giảm sóng hài của nghịch lưu nối
lưới. Việc xem xét các yếu tố như sai số xác lập, độ vọt lố cũng như đáp ứng động
cũng đã được thực hiện.

 Ngoài ra, các phương pháp đề xuất cũng có thể mở rộng áp dụng cho các bộ
điều khiển trong các lĩnh vực khác như bộ nguồn dự phòng UPS, bộ lọc công
suất tích cực APF, thiết bị bù D-STATCOM, bộ ổn định điện áp động DVR, bộ
điều khiển chỉnh lưu, điều khiển động cơ…
 Tính hiệu quả của các giải pháp đề xuất đều đã được kiểm chứng thông qua các
kết quả mô phỏng trên phần mềm MATLAB/Simulink hoặc thí nghiệm trên
P P P P

mô hình vật lý sử dụng các thiết bị có chất lượng như kit: DSP-F28335,
dSPACE-1103 và dao động ký Tektronix 2024B với độ tin cậy cao.
 Các giải pháp đề xuất nêu trong luận án đều đã được công bố bằng các bài báo
khoa học trên các tạp chí và hội nghị chuyên ngành có uy tín trong nước và quốc
tế.
 Ngoài ra, để kiểm tra khả năng ứng dụng, tác giả cũng đã thực hiện khảo sát ở
phần phụ lục 4-5 đến 4-8 đối với các phương pháp đề xuất trong cùng một hệ
thống nghịch lưu nối lưới 3 pha để khẳng định tính hiệu quả trong việc giảm
sóng hài của nghịch lưu.

128
Trần Quang Thọ

5.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Để hệ thống nghịch lưu nối lưới có thể được ứng dụng hiệu quả và tăng khả
năng chế tạo cũng như chuyển giao công nghệ, đề tài cần được nghiên cứu thêm các
phần sau:

+ Thiết kế các mạch bảo vệ, kiểm soát trạng thái ổn định và biểu đồ điều khiển công
suất phản kháng cho nghịch lưu nối lưới.

+ Ước lượng tổng trở hệ thống để tăng khả năng điều khiển dò cô lập trong trong vận
hành bình thường cũng như khi có sự cố.

+ Phối hợp điều khiển tần số nguồn điện trong hệ thống microgrid.

+ Điều khiển công suất phối hợp để hệ thống nghịch lưu nối lưới có khả năng vận
hành như một thiết bị D-STATCOM.

+ Mở rộng ứng dụng cho bộ lọc tích cực, nguồn dự phòng, bộ ổn định điện áp động…

+ Nghiên cứu mở rộng ứng dụng nhiều bộ nghịch lưu hoạt động song song, mở rộng
cho các bộ nghịch lưu đa bậc công suất lớn.

129
Trần Quang Thọ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] R. Teodorescu, M. Liserre, and P. Rodriguez, Grid Converters for Photovoltaic and Wind Power
Systems. 2011.

[2] G. Corbetta, I. Pineda, and J. Moccia, “The European offshore wind industry—key trends and statistics
2013,” 2014.

[3] A. M. Bouzid, J. M. Guerrero, A. Cheriti, M. Bouhamida, P. Sicard, and M. Benghanem, “A survey


on control of electric power distributed generation systems for microgrid applications,” Renew.
Sustain. Energy Rev., vol. 44, pp. 751–766, 2015.

[4] F. Blaabjerg, R. Teodorescu, M. Liserre, and A. V. Timbus, “Overview of control and grid
synchronization for distributed power generation systems,” IEEE Transactions on Industrial
Electronics, vol. 53, no. 5. pp. 1398–1409, 2006.

[5] J. C. Das, “Power system harmonics,” in Power System Harmonics and Passive Filter Designs, New
Jersey: John Wiley & Sons, 2015, pp. 11–16.

[6] T. H. Ortmeyer, K. R. Chakravarthi, and A. A. Mahmoud, “the Effects of Power System Harmonics
on Power System Equipment and Loads,” IEEE Trans. Power Appar. Syst., vol. 104, no. 9, pp. 2555–
2563, 1985.

[7] IEEE, “IEEE Recommended Practice for Utility Interface of Photovoltaic (PV) Systems,” IEEE Std
929-2000. 2000.

[8] IEEE Standard, “IEEE Application Guide for IEEE Std 1547(TM), IEEE Standard for Interconnecting
Distributed Resources with Electric Power Systems,” IEEE Std 1547.2-2008, no. April, pp. 1–217,
2009.

[9] J. V. Milanovic and T. a. David, “Stability of distribution networks with embedded generators and
induction motors,” 2002 IEEE Power Eng. Soc. Winter Meet. Conf. Proc. (Cat. No.02CH37309), vol.
2, no. c, pp. 1023–1028, 2002.

[10] P. Aree, “Load Flow Solution With Induction Motor,” Songklanakarin J. Sci. Technol, vol. 28, no. 1,
pp. 157–168, 2006.

[11] R. Teodorescu, F. Blaabjerg, U. Borup, and M. Liserre, “A new control structure for grid-connected
LCL PV inverters with zero steady-state error and selective harmonic compensation,” Ninet. Annu.
IEEE Appl. Power Electron. Conf. Expo. 2004. APEC ’04., vol. 1, no. C, pp. 580–586, 2004.

[12] H. Van Der Broeck and M. Miller, “Harmonics in DC to AC converters of single phase
uninterruptible\npower supplies,” Proc. INTELEC 95. 17th Int. Telecommun. Energy Conf., pp. 653–

130
Trần Quang Thọ
658, 1995.

[13] N. Van Nho, H. H. Lee, and N. D. Tuyen, “Novel single-state PWM technique in multilevel inverter
for unbalanced dc sources,” in 7th Internatonal Conference on Power Electronics, ICPE’07, 2008, pp.
174–179.

[14] N. K. T. Tam, N. V. Nho, and H. H. Lee, “A reduced switching loss PWM strategy to eliminate
common mode voltage in multilevel inverters,” IEEE Trans. Power Electron, vol. 30, no. 10. pp. 5425–
5438, 2015.

[15] N. K. T. Tam, N. V. Nho, and N. R. R. Prasad, “Eliminated Common-Mode Voltage Pulsewidth


Modulation to Reduce Output Current Ripple for Multilevel Inverters,” IEEE Trans. Power Electron.,
vol. 31, no. 8, pp. 5952–5966, 2016.

[16] Phan Quốc Dũng, “Transient Over-Voltage and Frequency & Voltage Ride-Through Requirements for
Inverter-Based Distributed Generation Projects,” 2015.

[17] N.V. Nho, Q.T. Hai, and H. H. Lee, “Carrier Based Single-state PWM Technique for Common Mode
Elimination In Multilevel Inverter,” J. Power Electron., vol. 10, no. 4, pp. 357–364, 2010.

[18] T. D. Nguyen, D. Q. Phan, D. N. Dao, and H. H. Lee, “Carrier phase-shift PWM to reduce common-
mode voltage for three-level T-type NPC inverters,” Journal of Power Electronics, vol. 14, no. 6. pp.
1197–1207, 2014.

[19] Phan Quốc Dũng, “Nghiên cứu hệ thống biến đổi điện mặt trời kết lưới hiệu suất cao,” trong đề tài
B2012-20-04TĐ, 2012.

[20] T. G. Habetler and R. G. Harley, “Power electronic converter and system control,” Proc. IEEE, vol.
89, no. 6, pp. 913–925, 2001.

[21] Y. Sozer and D. A. Torrey, “Modeling and control of utility interactive inverters,” IEEE Trans. Power
Electron., vol. 24, no. 11, pp. 2475–2483, 2009.

[22] L. Wu, Z. Zhao, and J. Liu, “A single-stage three-phase grid-connected photovoltaic system with
modified MPPT method and reactive power compensation,” IEEE Trans. Energy Convers., vol. 22,
no. 4, pp. 881–886, 2007.

[23] Z. Chen, J. M. Guerrero, F. Blaabjerg, and S. Member, “A Review of the State of the Art of Power
Electronics for Wind Turbines,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 24, no. 8, pp. 1859–1875, 2009.

[24] J. H. Lee and B. H. Cho, “Large time-scale electro-thermal simulation for loss and thermal management
of power MOSFET,” 2003.

[25] B. Cao and L. Chang, “A variable switching frequency algorithm to improve the total efficiency of

131
Trần Quang Thọ
single-phase grid-connected inverters,” Conference Proceedings - IEEE Applied Power Electronics
Conference and Exposition - APEC. pp. 2310–2315, 2013.

[26] F. Perez-Hidalgo, F. Vargas-Merino, J.-R. Heredia-Larrubia, M. Meco-Gutierrez, and A. Ruiz-


Gonzalez, “Pulse width modulation technique parameter selection with harmonic injection and
frequency-modulated triangular carrier,” IET Power Electron., vol. 6, no. 5, pp. 954–962, 2013.

[27] H. Iman-Eini, M. Bakhshizadeh, and A. Moeini, “Selective harmonic mitigation-pulse-width


modulation technique with variable DC-link voltages in single and three-phase cascaded H-bridge
inverters,” IET Power Electron., vol. 7, no. 4, pp. 924–932, 2014.

[28] I. Colak, E. Kabalci, and R. Bayindir, “Review of multilevel voltage source inverter topologies and
control schemes,” Energy Conversion and Management, vol. 52, no. 2. pp. 1114–1128, 2011.

[29] D. Jiang and F. F. Wang, “Variable switching frequency PWM for three-phase converters based on
current ripple prediction,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 28, no. 11, pp. 4951–4961, 2013.

[30] A. C. Binojkumar and G. Narayanan, “Variable switching frequency PWM technique for induction
motor drive to spread acoustic noise spectrum with reduced current ripple,” in 2014 IEEE International
Conference on Power Electronics, Drives and Energy Systems, PEDES 2014, 2014, pp. 1–6.

[31] K. Ki-Seon, Y.-G. J., and Y.-C. L., “A New Hybrid Random PWM Scheme,” IEEE Trans. Power
Electron., vol. 24, pp. 192–200, 2009.

[32] X. Chen, H. Zhang, and J. Zhao, “A new Improvement Strategy based on hysteresis space vector
control of Grid-connected inverter,” in APAP 2011 - Proceedings: 2011 International Conference on
Advanced Power System Automation and Protection, 2011, vol. 2, pp. 1613–1617.

[33] J. Holtz, “Pulsewidth Modulation: A Survey,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 39, no. 5, pp. 410–420,
1992.

[34] A. N. Firuz Zare, “A New Random Current Control Technique for a Single-Phase Inverter with Bipolar
and Unipolar Modulations,” in IEEE PCC, 2007, pp. 149–156.

[35] X. Mao, R. Ayyanar, and H. K. Krishnamurthy, “Optimal variable switching frequency scheme for
reducing switching loss in single-phase inverters based on time-domain ripple analysis,” IEEE Trans.
Power Electron., vol. 24, no. 4, pp. 991–1001, 2009.

[36] Y. Firouz, M. T. Bina, and B. Eskandari, “Efficiency of three-level neutral-point clamped converters:
analysis and experimental validation of power losses, thermal modelling and lifetime prediction,”
Power Electron. IET, vol. 7, no. 1, pp. 209–219, 2014.

[37] A. Moeed Amjad and Z. Salam, “A review of soft computing methods for harmonics elimination PWM

132
Trần Quang Thọ
for inverters in renewable energy conversion systems,” Renew. Sustain. Energy Rev., vol. 33, pp. 141–
153, 2014.

[38] R. N. Ray, D. Chatterjee, and S. K. Goswami, “A PSO based optimal switching technique for voltage
harmonic reduction of multilevel inverter,” Expert Syst. Appl., vol. 37, no. 12, pp. 7796–7801, 2010.

[39] T. Shindo, T. Kurihara, H. Taguchi, and K. Jin’no, “Particle swarm optimization for single phase PWM
inverters,” in 2011 IEEE Congress of Evolutionary Computation (CEC), 2011, pp. 2501–2505.

[40] K. Sundareswaran, K. Jayant, and T. N. Shanavas, “Inverter harmonic elimination through a colony of
continuously exploring ants,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 54, no. 5, pp. 2558–2565, 2007.

[41] A. Kavousi, B. Vahidi, R. Salehi, M. K. Bakhshizadeh, N. Farokhnia, and S. H. Fathi, “Application of


the bee algorithm for selective harmonic elimination strategy in multilevel inverters,” IEEE Trans.
Power Electron., vol. 27, no. 4, pp. 1689–1696, 2012.

[42] K. L. Shi and H. L. H. Li, “Optimized PWM strategy based on genetic algorithms,” in IEEE
Transactions on Industrial Electronics, 2005, vol. 52, no. 5, pp. 7–11.

[43] B. P. McGrath, D. G. Holmes, and J. J. H. Galloway, “Power converter line synchronization using a
discrete Fourier transform (DFT) based on a variable sample rate,” IEEE Trans. Power Electron., vol.
20, no. 4, pp. 877–884, 2005.

[44] M. Ciobotaru, R. Teodorescu, and V. G. Agelidis, “Offset rejection for PLL based synchronization in
grid-connected converters,” Conf. Proc. - IEEE Appl. Power Electron. Conf. Expo. - APEC, no. 1, pp.
1611–1617, 2008.

[45] M. Karimi-Ghartemani, S. A. Khajehoddin, P. K. Jain, A. Bakhshai, and M. Mojiri, “Addressing DC


component in pll and notch filter algorithms,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 27, no. 1, pp. 78–86,
2012.

[46] L. Asiminoael, F. Blaabjerg, and S. Hansen, “Detection is key - Harmonic detection methods for active
power filter applications,” IEEE Ind. Appl. Mag., vol. 13, no. 4, pp. 22–33, 2007.

[47] S. A. González, R. García-Retegui, and M. Benedetti, “Harmonic computation technique suitable for
active power filters,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 54, no. 5, pp. 2791–2796, 2007.

[48] H. Kobayashi, “Fault ride through requirements and measures of distributed PV systems in Japan,”
IEEE Power Energy Soc. Gen. Meet., pp. 1–6, 2012.

[49] L. Hadjidemetriou, E. Kyriakides, and F. Blaabjerg, “Synchronization of grid-connected renewable


energy sources under highly distorted voltages and unbalanced grid faults,” IECON Proc. (Industrial
Electron. Conf., pp. 1887–1892, 2013.

133
Trần Quang Thọ
[50] G. De Donato, G. Scelba, G. Borocci, F. Giulii Capponi, and G. Scarcella, “Fault-Decoupled
Instantaneous Frequency and Phase Angle Estimation for Three-Phase Grid-Connected Inverters,”
IEEE Trans. Power Electron., vol. 31, no. 4, pp. 2880–2889, 2016.

[51] L. Hadjidemetriou, E. Kyriakides, and F. Blaabjerg, “A Robust Synchronization to Enhance the Power
Quality of Renewable Energy Systems,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 62, no. 8, pp. 4858–4868,
2015.

[52] P. Rodríguez, R. Teodorescu, I. Candela, A. V. Timbus, M. Liserre, and F. Blaabjerg, “New positive-
sequence voltage detector for grid synchronization of power converters under faulty grid conditions,”
in PESC Record - IEEE Annual Power Electronics Specialists Conference, 2006, pp. 1–7.

[53] N. F. Guerrero-Rodriguez, A. B. Rey-Boue, L. C. Herrero-de Lucas, and F. Martinez-Rodrigo,


“Control and synchronization algorithms for a grid-connected photovoltaic system under harmonic
distortions, frequency variations and unbalances,” Renew. Energy, vol. 80, pp. 380–395, 2015.

[54] J. Matas, M. Castilla, J. Miret, L. Garcia De Vicuna, and R. Guzman, “An adaptive prefiltering method
to improve the speed/accuracy tradeoff of voltage sequence detection methods under adverse grid
conditions,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 61, no. 5, pp. 2139–2151, 2014.

[55] M. Karimi-Ghartemani, H. Karimi, and M. R. Iravani, “A magnitude/phase-locked loop system based


on estimation of frequency and in-phase/quadrature-phase amplitudes,” IEEE Trans. Ind. Electron.,
vol. 51, no. 2, pp. 511–517, 2004.

[56] M. Karimi-Ghartemani and M. R. Iravani, “Robust and frequency-adaptive measurement of peak


value,” IEEE Trans. Power Deliv., vol. 19, no. 2, pp. 481–489, 2004.

[57] M. Ciobotaru, V. G. Agelidis, R. Teodorescu, and F. Blaabjerg, “Accurate and less-disturbing active
antiislanding method based on pll for grid-connected converters,” IEEE Trans. Power Electron., vol.
25, no. 6, pp. 1576–1584, 2010.

[58] R. M. Santos Filho, P. F. Seixas, P. C. Cortizo, L. A. B. Torres, and A. F. Souza, “Comparison of three
single-phase PLL algorithms for UPS applications,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 55, no. 8, pp.
2923–2932, 2008.

[59] A. Nicastri and A. Nagliero, “Comparison and evaluation of the PLL techniques for the design of the
grid-connected inverter systems,” in IEEE International Symposium on Industrial Electronics, 2010,
pp. 3865–3870.

[60] S. Golestan, M. Monfared, F. D. Freijedo, and J. M. Guerrero, “Design and tuning of a modified power-
based PLL for single-phase grid-connected power conditioning systems,” IEEE Trans. Power
Electron., vol. 27, no. 8, pp. 3639–3650, 2012.

134
Trần Quang Thọ
[61] S.-K. Chung, “Phase-locked loop for grid-connected three-phase power conversion systems,” IEE
Proc. - Electr. Power Appl., vol. 147, no. 3, p. 213, 2000.

[62] M. Karimi-Ghartemani and M. R. Iravani, “Measurement of harmonics/inter-harmonics of time-


varying frequencies,” IEEE Trans. Power Deliv., vol. 20, no. 1, pp. 23–31, 2005.

[63] J. R. de Carvalho, C. A. Duque, M. V. Ribeiro, A. S. Cerqueira, T. L. Baldwin, and P. F. Ribeiro, “A


PLL-based multirate structure for time-varying power systems harmonic/ interharmonic estimation,”
IEEE Trans. Power Deliv., vol. 24, no. 4, pp. 1789–1800, 2009.

[64] X. Guo, X. Zhang, B. Wang, W. Wu, and J. M. Guerrero, “Asymmetrical grid fault ride-through
strategy of three-phase grid-connected inverter considering network impedance impact in low-voltage
grid,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 29, no. 3, 2014.

[65] M. Karimi-Ghartemani, S. A. Khajehoddin, P. K. Jain, and A. Bakhshai, “Derivation and design of in-
loop filters in phase-locked loop systems,” IEEE Trans. Instrum. Meas., vol. 61, no. 4, pp. 930–940,
2012.

[66] S. Reza, S. Member, M. Ciobotaru, and V. G. Agelidis, “Estimation of Single-Phase Grid Voltage
Fundamental Parameters Using Fixed Frequency Tuned Second- Order Generalized Integrator Based
Technique,” in Proc. 4th. Int Symposium. IEEE on Power Electron., (PDEG), 2013, pp. 1–8.

[67] M. Karimi Ghartemani, S. A. Khajehoddin, P. K. Jain, and A. Bakhshai, “Problems of startup and
phase jumps in PLL systems,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 27, no. 4, pp. 1830–1838, 2012.

[68] Y. Han, M. Luo, X. Zhao, J. M. Guerrero, and L. Xu, “Comparative Performance Evaluation of
Orthogonal-Signal-Generators-Based Single-Phase PLL Algorithms-A Survey,” IEEE Trans. Power
Electron., vol. 31, no. 5, pp. 3932–3944, 2016.

[69] P. Ç. Rodríguez, A. Ç. Luna, M. Ë. Ciobotaru, R. Ë. Teodorescu, and F. Ë. Blaabjerg, “Advanced Grid


Synchronization System for Power Converters under Unbalanced and Distorted Operating
Conditions,” in Proc. 32nd Ann. Conf. IEEE Ind. Elect., (IECON), 2006, no. 2, pp. 5173–5178.

[70] P. Rodríguez, A. Luna, R. S. Muñoz-Aguilar, I. Etxeberria-Otadui, R. Teodorescu, and F. Blaabjerg,


“A stationary reference frame grid synchronization system for three-phase grid-connected power
converters under adverse grid conditions,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 27, no. 1, pp. 99–112,
2012.

[71] P. Rodriguez, A. Luna, I. Candela, R. Mujal, R. Teodorescu, and F. Blaabjerg, “Multiresonant


frequency-locked loop for grid synchronization of power converters under distorted grid conditions,”
IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 58, no. 1, pp. 127–138, 2011.

[72] S. Golestan, J. M. Guerrero, and G. B. Gharehpetian, “Five Approaches to Deal With Problem of DC

135
Trần Quang Thọ
Offset in Phase-Locked Loop Algorithms: Design Considerations and Performance Evaluations,” IEEE
Trans. Power Electron., vol. 31, no. 1, pp. 648–661, 2016.

[73] F. Wu, L. Zhang, and J. Duan, “Effect of adding DC-offset estimation integrators in there-phase
enhanced phase-locked loop on dynamic performance and alternative scheme,” IET Power Electron.,
vol. 8, no. 3, pp. 391–400, 2015.

[74] L. Hadjidemetriou, Y. Yang, E. Kyriakides, and F. Blaabjerg, “A Synchronization Scheme for Single-
Phase Grid-Tied Inverters under Harmonic Distortion and Grid Disturbances,” IEEE Trans. Power
Electron., vol. 8993, no. c, pp. 1–1, 2016.

[75] L. Ljung, Ljung L System Identification Theory for User.pdf. 1987.

[76] R. Johansson, System modeling and identification. 1993.

[77] V. V. Terzija, M. B. Djuric, and B. D. Kovacevic, “Voltage phasor and local system frequency
estimation using newton type algorithm,” IEEE Trans. Power Deliv., vol. 9, no. 3, pp. 1368–1374,
1994.

[78] I. Sadinezhad and V. G. Agelidis, “Slow sampling online optimization approach to estimate power
system frequency,” IEEE Trans. Smart Grid, vol. 2, no. 2, pp. 265–277, 2011.

[79] S. Reza, S. Member, M. Ciobotaru, S. Member, V. G. Agelidis, and S. Member, “Power System
Frequency Estimation by Using a Newton-Type Technique for Smart Meters,” IEEE Trans. Instrum.
Meas, vol. 64, no. 3, pp. 615–624, 2015.

[80] S. Golestan and J. M. Guerrero, “Conventional synchronous reference frame phase-locked loop is an
adaptive complex filter,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 62, no. 3, pp. 1679–1682, 2015.

[81] M. I. a Lourakis, “A Brief Description of the Levenberg-Marquardt Algorithm Implemened by


levmar,” Matrix, vol. 3, pp. 1–6, 2005.

[82] D. W. Marquardt, “An Algorithm for Least-Squares Estimation of Nonlinear Parameters,” J. Soc. Ind.
Appl. Math., vol. 11, no. 2, pp. 431–441, 1963.

[83] T. Andersson, “Parameter Estimation and Waveform Fitting for Narrowband Signals,” 2005.

[84] T. Esram and P. L. Chapman, “Comparison of Photovoltaic Array Maximum Power Point Tracking
Techniques,” IEEE Trans. Energy Convers., vol. 22, no. 2, pp. 439–449, 2007.

[85] H. Yongji and L. Deheng, “A new method for optimal output of a solar cell array,” in Proceedings of
the IEEE International Symposium on Industrial Electronics, 1992, pp. 456–459.

[86] O. Wasynczuk, “Dynamic behavior of a class of photovoltaic power systems,” ,” IEEE Power Eng.

136
Trần Quang Thọ
Rev., no. September, pp. 36–37, 1983.

[87] C. Kessler, Das symmetrische optimum Regelungstechnik. 1958.

[88] A. Timbus, M. Liserre, R. Teodorescu, P. Rodriguez, and F. Blaabjerg, “Evaluation of Current


Controllers for Distributed Power Generation Systems,” Power Electron. IEEE Trans., vol. 24, no. 3,
pp. 654–664, 2009.

[89] M. L. and P. C. L. R. Teodorescu, F. Blaabjerg, “Proportional-resonant controllers and filters for grid-
connected voltage-source converters,” in IEE Proc.-Electr. Power Appl, 2006, vol. 153, no. 5, pp. 750–
762.

[90] J. Kennedy and R. Eberhart, “Particle swarm optimization,” in Proceedings of ICNN’95 - International
Conference on Neural Networks, 1995, vol. 4, pp. 1942–1948.

[91] Y. Yang and F. Blaabjerg, “Overview of Single-phase Grid-connected Photovoltaic Systems,” Electr.
Power Components Syst., vol. 43, no. 12, pp. 1352–1363, 2015.

[92] Y. Xue, K. C. Divya, G. Griepentrog, M. Liviu, S. Suresh, and M. Manjrekar, “Towards next
generation photovoltaic inverters,” in IEEE Energy Conversion Congress and Exposition: Energy
Conversion Innovation for a Clean Energy Future, ECCE 2011, Proceedings, 2011, pp. 2467–2474.

[93] Q. Li and P. Wolfs, “A review of the single phase photovoltaic module integrated converter topologies
with three different DC link configurations,” IEEE Transactions on Power Electronics, vol. 23, no. 3.
pp. 1320–1333, 2008.

[94] R. Seyezhai and B. L. Mathur, “Performance Evaluation of Inverted Sine PWM Technique for an
Asymetric Cascaded Multilevel Inverter,” J. Theor. Appl. Inf. Technol., pp. 1–8, 2009.

[95] M. Lampton, “Damping-undamping strategies for the Levenberg-Marquardt nonlinear least-squares


method,” Comput. Phys., vol. 11, no. 1, pp. 110–115, 1997.

[96] M. Josep, G. Alejandro, S. Golestan, S. Member, J. M. Guerrero, and A. Vidal, “PLL with MAF-Based
Prefiltering Stage : Small-Signal Modeling and Performance Enhancement,” vol. 31, no. 6, pp. 4013–
4019, 2016.

[97] B. Liu, F. Zhuo, Y. Zhu, H. Yi, and F. Wang, “A three-phase PLL algorithm based on signal reforming
under distorted grid conditions,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 30, no. 9, pp. 5272–5283, 2015.

[98] K. E. Martin et al., “Exploring the IEEE standard C37.118-2005 synchrophasors for power systems,”
IEEE Trans. Power Deliv., vol. 23, no. 4, pp. 1805–1811, 2008.

[99] M. C. Cavalcanti, G. M. S. Azevedo, B. A. Amaral, K. C. de Oliveira, F. A. S. Neves, and D. Lins,


“Efficiency Evaluation in Grid Connected Photovoltaic Energy Conversion Systems,” in IEEE 36th

137
Trần Quang Thọ
Conference on Power Electronics Specialists, 2005., 2005, pp. 269–275.

[100] M. Ciobotaru, R. Teodorescu, and F. Blaabjerg, “Control of single-stage single-phase PV inverter,”


EPE J. (European Power Electron. Drives Journal), vol. 16, no. 3, pp. 20–26, 2006.

[101] Y. Xue, L. Chang, S. B. Kj??r, J. Bordonau, and T. Shimizu, “Topologies of single-phase inverters for
small distributed power generators: An overview,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 19, no. 5, pp.
1305–1314, 2004.

[102] H. Patel and V. Agarwal, “MPPT scheme for a PV-fed single-phase single-stage grid-connected
inverter operating in CCM with only one current sensor,” IEEE Trans. Energy Convers., vol. 24, no.
1, pp. 256–263, 2009.

[103] J. H. Lee, H. Bae, and B. H. Cho, “Advanced Incremental Conductance MPPT Algorithm with a
Variable Step Size,” in 2006 12th International Power Electronics and Motion Control Conference,
2006, no. V, pp. 603–607.

[104] S. Kolesnik and A. Kuperman, “On the Equivalence of Major Variable-Step-Size MPPT Algorithms,”
IEEE J. Photovoltaics, vol. 6, no. 2, pp. 590–594, 2016.

[105] J.-H. Teng, W.-H. Huang, T.-A. Hsu, and C.-Y. Wang, “Novel and Fast Maximum Power Point
Tracking for Photovoltaic Generation,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 46, no. c, pp. 4955–4966,
2016.

[106] A. Stracke, D. L. Danielopol, and W. Neubauer, “Comparative study of MPPT using variable step size
for photovoltaic systems,” 2014 Second World Conf. Complex Syst., vol. 2008, no. 3, pp. 83–88, 2008.

[107] F. Liu, S. Duan, Fei Liu, B. Liu, and Y. Kang, “A Variable Step Size INCMPPT Method for PV
Systems,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 55, no. 7, pp. 2622–2628, 2008.

[108] H. L. Tsai, “Insolation-oriented model of photovoltaic module using Matlab/Simulink,” Sol. Energy,
vol. 84, no. 7, pp. 1318–1326, 2010.

[109] M. Monfared and S. Golestan, “Control strategies for single-phase grid integration of small-scale
renewable energy sources: A review,” Renewable and Sustainable Energy Reviews, vol. 16, no. 7. pp.
4982–4993, 2012.

[110] W. Bai, M. R. Abedi, and K. Y. Lee, “Distributed Generation System Control Strategies in Microgrid
Operation,” Control Eng. Pract., vol. 53, pp. 184–193, 2016.

[111] N. Nimpitiwan and S. Kaitwanidvilai, “Static Output Feedback Robust Loop Shaping Control for Grid
Connected Inverter Using Genetic Algorithms,” Int. J. Innov. Comput. Inf. Control, vol. 8, no. 9, pp.
6081–6093, 2012.

138
Trần Quang Thọ
[112] J. Kennedy and R. Eberhart, “Particle swarm optimization,” Neural Networks, 1995. Proceedings.,
IEEE Int. Conf., vol. 4, pp. 1942–1948 vol.4, 1995.

[113] S. Koziel and X. Yang, Computational optimization, methods and algorithms. 2011.

[114] R. Fung and C. Kao, “Design of Self-Tuning PID Control in a Mechanisms System,” in IEEE ICSS2005
International Conference On Systems & Signals, 2005, pp. 227–234.

[115] W. Al-saedi, S. W. Lachowicz, S. Member, and D. Habibi, “An Optimal Current Control Strategy for
a Three-Phase Grid-Connected Photovoltaic System Using Particle Swarm Optimization,” in IEEE
Power Engineering and Automation Conference (PEAM), 2011, 2011, no. 1, pp. 286–290.

139
Trần Quang Thọ

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

I. Quang-Tho Tran, Anh Viet Truong, anh Phuong Minh Le, “Reduction of harmonics
in grid-connected inverters using variable switching frequency,” International Jour-
T
2
3

nal of Electrical Power & Energy Systems, vol 82, Nov 2016, pp. 242–251. (SCIE)
T
2
3 T
2
3 T
2
3

II. Tran Quang Tho, Truong Viet Anh, and Le Minh Phuong, “Optimal Modulation to
Reduce Harmonics in Inverters,” in Proc. IEEE ATC, 2015, pp. 561-566.
III. Trần Quang Thọ, Trương Việt Anh, Lê Minh Phương, “Sử dụng giải thuật di truyền
để giảm sóng hài cho nghịch lưu nối lưới,” Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật,
HCMUTE, Số 35B, 2016.
IV. Tran Quang Tho, Truong Viet Anh, and Le Minh Phuong, “PWM technique with
variable carrier wave frequency to reduce switching loss in grid-connected PV in-
verter,” Proc, 2nd GTSD, 2014, pp. 404-411.
P P

V. Tran Quang Tho, Le Thanh Lam, and Truong Viet Anh, “Reduction of switching
loss in grid-connected inverters using a variable switching cycle,” International jour-
nal of Electrical Engineering & Technology (IJEET), vol. 6, no. 8, 2015, pp. 63-76.
VI. Tran Quang Tho, Pham Huu Ly, Truong Viet Anh, and Le Minh Phuong, “A Syn-
chronization Method for Three-Phase Grid-Connected Inverters Using Levenberg-
Marquardt Technique,” Lecture Notes in Electrical Engineering 371, Springer AETA
2015, pp. 249-260.
VII. Tran Quang Tho, Truong Viet Anh, and Le Minh Phuong, “Estimation of Voltage
Parameters for Grid-connected Inverters,” in Proc. IEEE ATC, 2015, pp. 610-615.
VIII. Tran Quang Tho, Truong Viet Anh, and Le Minh Phuong, “A Robust Technique
for Phase-Locked Loop of Grid-connected Inverters,” in Proc. ISEE 2015, pp. 498-
506.
IX. Trần Quang Thọ, Trương Việt Anh, Trảo Văn Hoan, Lê Minh Phương, “Bù điện
áp offset trong các vòng khóa pha của nghịch lưu nối lưới,” Tạp chí Phát triển Khoa
học và Công nghệ-VNU-HCM, vol. 18, no. K5, 2015, pp. 5-15.
X. Tran Quang Tho and Truong Viet Anh, “MPPT voltage regulating in three-phase
grid connected Photovoltaic system,” Science & Technology Development-VNU-
HCM, vol. 15, no. K2, 2012, pp. 50-61.
XI. Tran Quang Tho and Truong Viet Anh, “Three-phase grid-connected inverter using
current regulator,” International journal of Electrical Engineering & Technology
(IJEET), vol. 4, no. 2, pp. 293-304, 2013.
XII. Tran Quang Tho and Truong Viet Anh, “Optimization Of Current Controller for
Grid-Connected Inverters Using A PSO Algorithm,” Journal of Technical Education
Science, HCMC-UTE, vol. 40, Jan 2017.

140
Trần Quang Thọ

PHỤ LỤC

Phụ lục 1-1


Giới hạn tần số đối với nghịch lưu nối lưới

(a) (b)

DR Frequency Clearing Frequency range Max. Clearing


size range (Hz) time (s) (Hz) time (s)

≤30k >60.5 0.16 59.4 – 60.6 N/A


W <59.3 0.16 58.4-59.4 or 180
60.6-61.6
>60.5 0.16
57.8-58.4 7.5
>30k <(59.8-57) Adjustable 57.3-57.8 45 cycles
(adjustable set 0.16 to 300
W point) ≤57 or >61.7 Instantaneous
trip
<57 0.16
(d)
(c)

(a) IEC 61727-2002; (b) VDE (Đức)-2014; (c) IEEE 1547 – 2003 to 2008;
(d) IEEE 1547 - 2012.
Độ méo hài dòng điện toàn phần:

141
Trần Quang Thọ

Độ méo hài dòng điện yêu cầu toàn phần:

Trong đó: h là bậc hài khác cơ bản

Phụ lục 2-1

Hàm ràng buộc phi tuyến được viết như sau:

Function [c, ceq]=Constraint(x)

HP=10000-1e-3; % Half of the fundamental period (microsecond)

Sox=sum(x); % sum of x(n)

c=[Sox-HP; -Sox+HP]; ceq=[];

Cài đặt thông số cho GA:

Options=gaoptimset('PopInitRange',range,'PopulationSize',6000,'Generations',200);

Thực hiện GA:

[x,F]=ga(Fitnessfunction,Np,[],[],[],[],LB,UB,Constraint, Intcon,Options);

Trong đó: Intcon là vector chỉ số biến nguyên.

142
Trần Quang Thọ

Phụ lục 2-2

Chu kỳ chuyển mạch (µs) trong khoảng đầu 0-0,2s.


Np Ts Np Ts Np Ts Np Ts Np Ts
1 320 7 268 13 507 19 349 25 254
2 276 8 281 14 586 20 318 26 254
3 260 9 301 15 589 21 295 27 261
4 254 10 328 16 523 22 278 28 281
5 254 11 368 17 450 23 266 29 544
6 259 12 426 18 392 24 258

Chu kỳ chuyển mạch (µs) trong khoảng giữa 0,2-0,3s.


Np Ts Np Ts Np Ts Np Ts Np Ts
1 187 13 133 25 234 37 183 49 128
2 158 14 135 26 255 38 173 50 128
3 145 15 139 27 277 39 165 51 128
4 137 16 143 28 294 40 158 52 128
5 133 17 147 29 301 41 152 53 130
6 130 18 153 30 296 42 147 54 133
7 128 19 159 31 281 43 142 55 138
8 128 20 167 32 261 44 138 56 146
9 128 21 176 33 242 45 135 57 162
10 128 22 187 34 224 46 133 58 208
11 129 23 200 35 208 47 131 59 101
12 131 24 216 36 194 48 129

Chu kỳ chuyển mạch (µs) trong khoảng cuối 0,3-0,4s.


Np Ts Np Ts Np Ts Np Ts Np Ts
1 271 13 62 25 128 37 304 49 175
2 202 14 56 26 138 38 287 50 174
3 169 15 56 27 149 39 268 51 175
4 148 16 56 28 161 40 249 52 178
5 134 17 57 29 176 41 233 53 183
6 122 18 68 30 193 42 220 54 191
7 112 19 77 31 214 43 208 55 207
8 103 20 86 32 238 44 199 56 241
9 95 21 94 33 264 45 191 57 401
10 87 22 102 34 290 46 185 58 266
11 79 23 110 35 308 47 181
12 70 24 119 36 313 48 177

143
Trần Quang Thọ

Phụ lục 4-1. Thông số tấm pin 85W đỉnh của hãng REDSUN:

Phụ lục 4-2 Mô hình dàn pin và code trong MATLAB

2
Sun
+ -i I_so
2 u Ia s
+
Tac
pin
- dodong
g

g
C

3 Solar C urrent Source Diode


IGBT/Diode
IGBT/Diode2
IGBT/Diode4
Gates
E

1
Unit Delay1 1
vsolar
1 A
1 v +
z - 2
V_so
B
+

3
C
C _dc
g

g
C

IGBT/Diode1
IGBT/Diode3
IGBT/Diode5
E

144
Trần Quang Thọ

Hàm tính dòng Ia trong khối Solar

function Ia=pin(u)
Va=u(1);
Suns=u(2);
TaC=u(3);
k = 1.38e-23; % HS Boltzman
q = 1.60e-19; % dien tich electron
n=1.205; % HS hieu qua
Vg = 1.12;
Ns = 34*36; % so cell noi tiep
T1 = 273 + 25;
Voc_T1 = 34*22.14 /Ns;
Isc_T1 = 8.68;
T2 = 273 + 75;
Voc_T2 = 34*17 /Ns; % 80% ap tai cong suat dinh
Isc_T2 = 6.7; % dong =80% dong dinh
TaK = 273 + TaC;
K0 = (Isc_T2 - Isc_T1)/(T2 - T1); %
IL_T1 = Isc_T1 * Suns; %
IL = IL_T1 + K0*(TaK - T1); %
I0_T1=Isc_T1/(exp(q*Voc_T1/(n*k*T1))-1);
I0= I0_T1*(TaK/T1).^(3/n).*exp(-q*Vg/(n*k).*((1./TaK)-(1/T1)));
Xv = I0_T1*q/(n*k*T1) * exp(q*Voc_T1/(n*k*T1));
dVdI_Voc = - 1.15/Ns / 2;
% Rs noi tiep
Rs = - dVdI_Voc - 1/Xv;
A=1.235;

145
Trần Quang Thọ

Vt_Ta = A * k * TaK / q; % = A * kT/q


Vc = Va/Ns;
Ia = zeros(size(Vc));
for j=1:5;
Ia = Ia - (IL - Ia - I0.*( exp((Vc+Ia.*Rs)./Vt_Ta) -1))./(-1 - (I0.*(
exp((Vc+Ia.*Rs)./Vt_Ta) -1)).*Rs./Vt_Ta);
end
Phụ lục 4-3
Mô hình mô phỏng nghịch lưu nối lưới ba pha dò MPPT
Inverter

Discrete, [gates]
Transform Gates
Ts = 1e-05 s.
Fre q V_abc From
V_so
Sun
powergui Vabc (pu)wt Terminator wt
I_abc meas
Three-Phase T2 Vs
SUN 25 Tac
Scope3 V-I Measurement2 Sin_C os Goto8 Vabc
Phase pos. seq. (deg.) A
PLL Terminator3 Temp A Is
Vabc Iabc
A A a A a
Iabc a B B MPPT
I_so
A a B B b B b b
C
C
B b c

C c
C C c C c

Three-Phase Source R_L3 R_L1


a A
b B
c C

R_L2

-T- error Out1 Transport


Delay
Vdc_Error
DC link Controller 1
Id_ref
V*d
den(s) d
Transfer Fcn2 Iq_ref
0 Pmax V*q
q abc Vabc
f(u) Fcn dq_abc
Iq_ref Current Controller wt tri SW [gates]
Pmax wt Xungkich
Embedded 10kHz 1.5/315 M Goto
From3 From2
MATLAB Function
M Embedded
MATLAB Function1

Phụ lục 4-4: lưu đồ giải thuật PSO


Bắt đầu

Khởi tạo quần thể

Tính hàm chi phí

Thỏa mãn hàm yes


mục tiêu?
Mô phỏng với Kết thúc
tham số cập nhật
No

Đánh dấu quần thể

Cập nhật vị trí và


vận tốc theo
(4.14) và (4.15)

Giải thuật PSO

146
Trần Quang Thọ

Mô hình Matlab/Simulink
[gates]
Goto3
V-I
r 1 Gates
V-I iabc
Goto1
Iabc
vg A
Vabc A
Goto2 A A a A a
ig a
Iabc
B B
A a B B b B b b

B b
c C
C

C c
C C c C c
Inverter1
3p-Source R_Lg

b B
R_Li

a A

c C
Cf

Id_ref dq Discrete Measurement


albe
wtdq_albe 3-phase PLL
V_alp
I_abref
V_abc_albe albe abc Vabc
Iq_ref
V_bet albe_abc [gates]
SW
[wt] I_abm
tri Xungkich
eal
abc albe
e Goto
V_abc_dq3
gp abc_albe wo
ebe
9khz taoxung
[iabc] V_abc_albe1 PR To Workspace
Discrete,
ip 100*pi e1 Ts = Ts s.
W0 powergui
To Workspace1

Code của PSO viết cho Matlab/Simulink

function PSO
Kp =15; Ki =3000;
n =75;
bird_step = 25;
sobien = 2;
k2 =0.2;
k3 =0.2;
K1 =0.2;
K4=1;
current_fitness =zeros(n,1);
current_position(1,:) =Kp*rand(1,n);
current_position(2,:) = Ki*rand(1,n);

velocity = randn(sobien, n) ;

147
Trần Quang Thọ

local_best_position = current_position;
FitnessFunction = @mo_hinhpso;
for i = 1:n
pid = abs(current_position(:,i));
Kp =pid(1);
Ki =pid(2);
current_fitness(i) = FitnessFunction(Kp, Ki);
end
local_best_fitness = current_fitness;
[global_best_fitness,g] = min(local_best_fitness);
for i=1:n
globl_best_position(:,i) = local_best_position(:,g) ;

end
R1=1-local_best_position/current_position+rand;
R2=1-globl_best_position/current_position+rand;
velocity = k1 *velocity + k3*(R1*(local_best_position-current_position)) +
k2*(R2*(globl_best_position-current_position));
current_position = current_position + k4*velocity;
% Main Loop
lap = 0;
while ( lap < bird_step ) & (global_best_fitness>2.8e4)
lap = lap + 1;
for i = 1:n
pid = abs(current_position(:,i));
Kp =pid(1)
Ki =pid(2)
current_fitness(i) = FitnessFunction(Kp,Ki);

148
Trần Quang Thọ

end
err(lap) = 0.5*mse(current_fitness); %tieu chuan danh gia
for i = 1 : n % danh dau quan the
if current_fitness(i) < local_best_fitness(i)
local_best_fitness(i) = current_fitness(i);
local_best_position(:,i) = current_position(:,i);
end
end
[current_global_best_fitness,g] = min(local_best_fitness);
if current_global_best_fitness < global_best_fitness
global_best_fitness = current_global_best_fitness;
for i=1:n
globl_best_position(:,i) = local_best_position(:,g);
end
end
R1=1-local_best_position/current_position+rand;
R2=1-globl_best_position/current_position+rand;
velocity = k1 *velocity + k3*(R1*(local_best_position-current_position)) +
k2*(R2*(globl_best_position-current_position));
current_position = current_position + k4*velocity;
disp(['so vong lap = ', num2str(lap) , ', Sai so = ', num2str(err(lap))]);
end %ket thuc
%Thu lai mo hinh xuat ket qua
pid = abs(globl_best_position(:,1));
Kp = pid(1)
Ki = pid(2)
nfitness = mo_hinhpso( Kp,Ki)

Code của mo_hinhpso

149
Trần Quang Thọ

Function F = mo_hinhpso( Kp, Ki)


set_param('do_pso/PR', 'Kp',num2str(Kp));
set_param('do_pso/PR', 'Ki',num2str(Ki));
sim('do_pso');
F= sum(e.^2+e1.^2); %Hàm mục tiêu

Kết quả thực hiện giải thuật PSO

x 10
9 Cuc tieu ham sai so PSO
2
Total iter
Error

0
0 5 10 15 20 25
So vong lap
5
x 10
4
Fitness

Kp
2

0
0 50 100 150 200 250 300
Kp
5
x 10
4
Fitness

Ki
2

0
500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 5500
Ki

Phụ lục 4-5: Khảo sát áp dụng cho nghịch lưu nối lưới 3 pha

Trong phần này, một hệ thống nghịch lưu nối lưới ba pha có tham số như bảng 4-5-1
được dùng để kiểm tra khả năng áp dụng các giải pháp đề xuất. Nguyên lý điều khiển
được thể hiện ở hình 4-5-1. Phần mạch công suất được hình thành bằng cách ghép từ
3 bộ nghịch lưu 1pha cầu H như hình 4-5-2. Mạch lọc và nguồn 3 pha được thể hiện
ở hình 4-5-3. Tham số bộ điều khiển cộng hưởng được xác định bằng phương pháp
PSO có kết quả được thể hiện ở hình 4-5-4 (do thay đổi thông số hệ thống).

Bảng 4-5-1: Tham số hệ thống 3 pha

Tham số Ký hiệu Giá trị


Điện cảm lọc Lf 5 mH
Điện trở của Lf Rf 0,3 Ω
Điện cảm nguồn lưới Lg 0,5 mH
Điện trở của Lg Rg 0,01 Ω
Điện áp nguồn lưới Vac 3x380V
Tụ lọc Cf 5 µF
Tần số chuyển mạch cố định ffixed 5 kHz

150
Trần Quang Thọ

Vg_max_est 2
Pref
wt sin
Product2 Product1
Trigonometric
2
Function1
Kp_3 Kp
cos Divide1
Product4 Kp
Trigonometric Product3 Divide Saturation 1/2 1
Function2 Iia K Ts
|u| 2 Ki Ua
z-1 Vdc Kp1
1 -1 1
Math Ki Discrete-Time
Qref Math
K |u| 2 Function Integrator Function2 Ki1 dich
Discrete-Time
Math Integrator1 Product5 |u| 2 2*pi fest
Function1
K Ts
z-1

Hình 4-5-1: Sơ đồ nguyên lý tín hiệu điều chế pha A

1
Ua

C
Relay
g

C
2
DC a

E
CarA
E

1
not1 NOT A
1 NOT not

du Relay1
g

C
E

Hình 4-5-2: Mô hình nghịch lưu cầu H pha A

Iga pha_A
Iia
i
1 + +
- +
i s Vsa
A - + + -
Lf_Rf Cu C1
RLs
Igb
Iib pha_A1
i
2 + +
-
i
+ -
s Vsb
B + + -
Lf_Rf1 C u1 C2
RLs1
Igc
Iic pha_A2
i
3 + +
-
i
+ -
s Vsc
C + + -
Lf_Rf2 C4 C3
RLs2
+

V1 V2 V3
-

Cf C f1 C f2
v

Vga Vgb Vgc

Hình 4-5-3: Mô hình nguồn và mạch lọc 3 pha

151
Trần Quang Thọ

11 Cuc tieu ham sai so PSO


x 10
20
Result
10
0
0 5 10 15 20 25
x 10
6 So vong lap
20
Error

9.985
10
0
0 5 10 15 20 25 30 35 40
x 10
6 Kp
15
Error

10 3856.9
5
0
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000
Ki

Hình 4-5-4: kết quả dò hệ số Kp và Ki với thông số hệ thống bảng 4-5-1.

Phụ lục 4-6

Ảnh hưởng của tần số chuyển mạch cố định với PLL thông thường

Công suất tác dụng và phản kháng được cài đặt như bảng 4-6-1 để thể hiện sự thay
đổi của nguồn vào.

Bảng 4-6-1: Công suất trong các khoảng thời gian khảo sát

Khoảng khảo sát 0<t<0,15 s 0,15<t<0,25 s 0,25<t<0,35 s

P (W) 9000 4500 4500

Q (Var) 0 0 3000

152
Trần Quang Thọ

12000
P (W)
10000 Q (Var)

8000
Power

6000

4000

2000

0
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35
Time (s)

Hình 4-6-1: Đáp ứng công suất 3 pha

Va
Voltage (V)

200
Vb
0 Vc
-200

0 0.1 0.2 0.3


(a)
20
Ia
Current (A)

Ib
0 Ic

-20
0 0.1 0.2 0.3
(b)
Time (s)

Hình 4-6-2: Điện áp và dòng điện 3 pha

Trong khoảng thời gian công suất P lớn làm cho sóng hài nhỏ, khi công suất P giảm
còn một nửa thì sóng hài dòng điện tăng lên trong khoảng giữa. Việc bù công suất Q
trong khoảng thời gian cuối giúp dòng điện tăng lên nên giảm sóng hài nhưng cũng
làm tăng tổn hao chuyển mạch.

153
Trần Quang Thọ
Fixed cycle
20
Ia
Ib
Current (A)
10 Ic

-10

-20
0.14 0.16 0.18 0.2 0.22 0.24 0.26 0.28
Time (s)

Hình 4-6-3: Dòng điện phóng to trong khoảng 0,13 đến 0,29
Proposed cycle
20
Ia
Ib
Ic
10
Current (A)

-10

-20
0.14 0.16 0.18 0.2 0.22 0.24 0.26 0.28
Time (s)

Hình 4-6-4: Dòng điện phóng to của chu kỳ thay đổi đề nghị trong khoảng 0,13s đến
0,29s

Đáp ứng công suất và điện áp cũng như dòng điện rất nhanh so với giá trị đặt khi sử
dụng bộ điều khiển cộng hưởng PR được thể hiện ở hình 4-6-1 và 4-6-2. Dạng sóng
dòng điện phóng to của phương pháp chu kỳ chuyển mạch cố định ở hình 4-6-3 và
của phương pháp chu kỳ chuyển mạch thay đổi ở hình 4-6-4 có sự khác biệt đáng kể
đỉnh dòng điện và lân cận zero của dòng điện. Sóng hài dòng điện ở hình 4-6-5 và
bảng kết quả 4-6-2 của phương pháp chu kỳ chuyển mạch đề nghị là 1,9%; 4,52% và
3,19% luôn thấp hơn sóng hài của phương pháp chu kỳ chuyển mạch cố định trong
các khoảng khảo sát tương ứng là 2,49%; 5,23% và 4,23% và phổ sóng hài cũng được
trải trong phạm vi rộng.

154
Trần Quang Thọ

Selected signal: 17.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 17.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles
20 20

0 0

-20 -20
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35
Time (s)
Time (s)

Fundamental (50Hz) = 19.3 , THD= 2.49% Fundamental (50Hz) = 19.3 , THD= 1.90%

Mag (% of Fundamental)
Mag (% of Fundamental)

1.5 1.5

1 1

0.5 0.5

0 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Frequency (Hz) 4 Frequency (Hz) x 10
4
x 10

(a) (d)

Selected signal: 17.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 17.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles
20 20

0 0

-20 -20
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35
Time (s) Time (s)

Fundamental (50Hz) = 9.657 , THD= 5.23% Fundamental (50Hz) = 9.654 , THD= 4.52%
Mag (% of Fundamental)

Mag (% of Fundamental)

3 3

2 2

1 1

0 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Frequency (Hz) x 10
4 Frequency (Hz) 4
x 10

(b) (e)

Selected signal: 17.5 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 17.74 cycles. FFT window (in red): 1 cycles
20 20

0 0

-20 -20
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35
Time (s) Time (s)

Fundamental (50Hz) = 11.6 , THD= 4.23% Fundamental (50Hz) = 11.61 , THD= 3.19%
Mag (% of Fundamental)

Mag (% of Fundamental)

2.5 2.5
2 2
1.5 1.5
1 1
0.5 0.5
0 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Frequency (Hz) x 10
4
Frequency (Hz) 4
x 10

(c) (f)

Hình 4-6-5: THD dòng điện pha của 3 mức công suất. (a)-(c): THD dòng điện của
chu kỳ cố định đo tại 0,13 s, 0,23 s và 0,33 s tương ứng với 3 mức công suất; (d)-(f):
THD dòng điện của chu kỳ thay đổi

155
Trần Quang Thọ

Bảng 4-6-2: Sóng hài dòng điện pha

THD (%) THD (%) THD (%)


0<t<0,15 0,15<t<0,25 0,25<t<0,35

Chu kỳ cố định 2,49 5,23 4,23

Chu kỳ đề nghị 1,9 4,52 3,19

Phụ lục 4-7


Khảo sát chu kỳ chuyển mạch thay đổi đề nghị với công suất P=9kW; Q=0;
trong trường hợp sử dụng vòng khóa pha L-M đề nghị

Tần số được cài đặt thay đổi theo hàm nấc và ba pha mất cân bằng từ 0,2 s như bảng
4-7-1. Theo tiêu chuẩn nối lưới ở phụ lục 1-1, khi điện áp giảm còn 50% đến 85%
định mức, nghịch lưu nối lưới phải không được ngắt khỏi lưới (anti-islanding) trong
0,2s. Do đó, việc chọn giá trị sụt áp 75% định mức dựa vào tiêu chuẩn này để tạo mất
cân bằng.

Bảng 4-7-1: Tham số điện áp nguồn lưới

Khoảng thời gian kháo sát 0<t<0,2 s 0,2<t<0,4 s

Tần số (Hz) 50 47

Biên độ pha A (%) định mức 100 100

Biên độ pha B (%) định mức 100 75

Biên độ pha C (%) định mức 100 75

156
Trần Quang Thọ

400

Voltage (V)
Va
200
Vb
0
Vc
-200
-400
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
(a)

20 Ia
Current (A)

Ib
0 Ic
-20
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
(b)
Time (s)

Hình 4-7-1: Dạng sóng điện áp và dòng điện

Điện áp điều khiển luôn đặt ở giá trị định mức để thuận tiện khi đánh giá ảnh hưởng
đến kết quả của 2 PLL khảo sát.

Kết quả khảo sát được trình bày ở hình 4-7-1 đến 4-7-2 và bảng 4-7-2.

Trong khoảng thời gian 0-0,2, khi 3 pha cân bằng thì sóng hài của 3 pha bằng nhau
và bằng 1,9%.

Khi xảy ra mất cân bằng trong khoảng thời gian 0,2-0,4 s do biên độ pha B và C chỉ
còn 75% giá trị định mức, góc pha ước lượng được của PLL thông thường chứa nhiều
nhiễu nên làm cho sóng hài dòng điện của pha B và C tăng lên đáng kể và ảnh hưởng
đến cả pha A với các giá trị tương ứng là 2,59%; 3,82% và 3,72% được thể hiện ở
hình 4-7-2 (a)-(c) và bảng 4-7-2.

Trong khi đó góc pha của vòng khóa pha sử dụng giải thuật L-M đề nghị có độ chính
xác cao như đã trình bày ở chương 3 cho sóng hài dòng điện thấp hơn tương ứng ở
các pha là 1,98%; 3,68% và 3,68% được thể hiện ở hình 4-7-2 (d)-(f) và bảng 4-7-2.

157
Trần Quang Thọ

Selected signal: 18.8 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 18.8 cycles. FFT window (in red): 1 cycles

20 20
0 0
-20 -20

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Time (s) Time (s)

Fundamental (47Hz) = 18.27 , THD= 2.59% Fundamental (47Hz) = 19.29 , THD= 1.98%
Mag (% of Fundamental)

Mag (% of Fundamental)
2 2

1.5 1.5

1 1

0.5 0.5

0 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Frequency (Hz) x 10
4 Frequency (Hz) 4
x 10

(a) Pha A (d) Pha A

Selected signal: 18.8 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 18.8 cycles. FFT window (in red): 1 cycles

20 20
0 0
-20 -20

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Time (s) Time (s)

Fundamental (47Hz) = 19.7 , THD= 3.82% Fundamental (47Hz) = 19.3 , THD= 3.68%
Mag (% of Fundamental)
Mag (% of Fundamental)

2 2

1.5 1.5

1 1

0.5 0.5

0 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Frequency (Hz) 4 Frequency (Hz) x 10
4
x 10

(b) Pha B (e) Pha B

Selected signal: 18.8 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 18.8 cycles. FFT window (in red): 1 cycles

20 20
0 0
-20 -20

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Time (s) Time (s)

Fundamental (47Hz) = 19.84 , THD= 3.72% Fundamental (47Hz) = 19.3 , THD= 3.68%
Mag (% of Fundamental)
Mag (% of Fundamental)

2 2

1.5 1.5

1 1

0.5 0.5

0 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Frequency (Hz) x 10
4 Frequency (Hz) x 10
4

(c) Pha C (f) Pha C

Hình 4-7-2: Sóng hài dòng điện. (a)-(c) PLL thông thường; (d)-(f) PLL đề nghị

158
Trần Quang Thọ

Bảng 4-7-2: So sánh sóng hài của 2 trường hợp

Vòng khóa
Vòng khóa pha
pha thông Ghi chú
đề nghị
thường

Đo tại 2,59 1,98 Pha A


0,37 s với
3,82 3,68 Pha B
tần số 47
Hz 3,72 3,68 Pha C

Khi mất cân bằng xảy ra với biên độ điện áp pha B và C bị sụt giảm còn 75% định
mức, các phương pháp PLL thông thường không thể nhận biết biên độ điện áp mỗi
pha nên có thể bơm dòng điện đều nhau ở 3 pha. Điều này khó có thể hỗ trợ ổn định
điện áp lưới. Vì vậy, PLL nên dò biên độ của từng pha riêng lẻ. Khi đó, pha có điện
áp thấp sẽ được bơm dòng điện cao hơn (nhưng không quá định mức của nghịch lưu)
để hỗ trợ ổn định điện áp.

Phụ lục 4-8: Điều khiển 3 pha riêng lẻ để hỗ trợ điện áp lưới khi mất cân bằng

Trong trường hợp này, PLL đề nghị sẽ dò điện áp pha A để có biên độ, tần số và góc
pha của pha A. Pha B và pha C chỉ cần dò biên độ tức là sử dụng mô hình 1 tham số
(biên độ). Khi đó, pha (B và C) có biên độ thấp sẽ được bơm dòng điện cao hơn để
hỗ trợ cân bằng điện áp lưới. Đồng thời việc bù công suất phản kháng để hỗ trợ ổn
định hệ thống cũng được khảo sát trong khoảng thời gian 0.2-0.4 s như bảng 4-8-1.

Bảng 4-8-1: Tham số khảo sát

Khoảng thời gian kháo sát 0<t<0,2 s 0,2<t<0,4 s


Tần số (Hz) 47 47
Biên độ pha A (%) định mức 100 100
Biên độ pha B (%) định mức 75 75
Biên độ pha C (%) định mức 75 75
Cân bằng công suất P X X
Bù Q=3kVar cho pha B và pha C X

159
Trần Quang Thọ

P (W)
15000 Q (Var)

10000
Power

5000

0 0.1 0.2 0.3 0.4


Time (s)

Hình 4-8-1: Đáp ứng công suất

400
Voltage (V)

200 Va
Vb
0
Vc
-200
-400
0 0.1 0.2 0.3 0.4
(a)

40
Current (A)

20 Ia
Ib
0
Ic
-20
-40
0 0.1 0.2 0.3 0.4
(b)
Time (s)

Hình 4-8-2: Đáp ứng điện áp và dòng điện. (a) Điện áp; (b) Dòng điện

160
Trần Quang Thọ

Selected signal: 18.8 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 18.8 cycles. FFT window (in red): 1 cycles
40 40
20 20
0 0
-20 -20
-40 -40
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Time (s) Time (s)

Fundamental (47Hz) = 19.27 , THD= 1.98% Fundamental (47Hz) = 19.27 , THD= 1.95%
Mag (% of Fundamental)

Mag (% of Fundamental)
2 2

1.5 1.5

1 1

0.5 0.5

0 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Frequency (Hz) x 10
4 Frequency (Hz) 4
x 10

(a) Pha A (d) Pha A

Selected signal: 18.8 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 18.8 cycles. FFT window (in red): 1 cycles
40 40
20 20
0 0
-20 -20
-40 -40
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Time (s) Time (s)

Fundamental (47Hz) = 25.61 , THD= 2.64% Fundamental (47Hz) = 35.71 , THD= 1.52%
Mag (% of Fundamental)

Mag (% of Fundamental)

2 2

1.5 1.5

1 1

0.5 0.5

0 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Frequency (Hz) x 10
4
Frequency (Hz) 4
x 10

(b) Pha A (e) Pha B

Selected signal: 18.8 cycles. FFT window (in red): 1 cycles Selected signal: 18.8 cycles. FFT window (in red): 1 cycles
40 40
20 20
0 0
-20 -20
-40 -40
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Time (s) Time (s)

Fundamental (47Hz) = 25.64 , THD= 2.63% Fundamental (47Hz) = 35.75 , THD= 1.58%
Mag (% of Fundamental)
Mag (% of Fundamental)

2 2

1.5 1.5

1 1

0.5 0.5

0 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Frequency (Hz) x 10
4 Frequency (Hz) x 10
4

(c) Pha C (f) Pha C

Hình 4-8-3: Sóng hài 3 pha. (a)-(c) THD có cân bằng P; (d)-(f) THD có cân bằng P
và bù Q ở pha B và C

161
Trần Quang Thọ

400
Vmaxa (V)
Vmaxb (V)
L-M PLL

300 Vmaxc (V)

200

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4


(a)
400
Vmax (V)
Con PLL

200

0
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
(b)
Time (s)

Hình 4-8-4: Biên độ điện áp ước lượng được

Biên độ điện áp của các pha của PLL đề nghị ở hình 4-8-4(a) cho thấy pha B và C bị
sụt giảm còn 233,25 V.

Để công suất P bơm vào lưới bằng nhau, dòng điện đỉnh pha B và C được tự động
điều khiển tăng lên khoảng 25,61A như đáp ứng ở hình 4-8-1 và 4-8-2. Trong khi đó,
dòng điện đỉnh pha A vẫn giữ giá trị 19,27A nhưng vẫn có sóng hài thấp hơn là 1,98%
so với 2,64% và 2,63% của pha B và pha C tương ứng và được thể hiện ở hình 4-8-
3(a)-(c) và bảng 4-8-2.

Trong khoảng thời gian 0,2-0,4 s, pha B và C được bù 3 kVar giúp cho dòng điện
đỉnh pha B và C tăng lên 35,71 A và 35,75 A tương ứng ở hình 4-8-3(e)-(f). Điều này
giúp cho sóng hài dòng điện pha B và C giảm còn 1,52% và 1,58% tương ứng.

162
Trần Quang Thọ

Bảng 4-8-2: Tổng hợp sóng hài dòng điện

Mất Cân Bù THDI THDI THDI


Trường hợp khảo sát cân bằng Q Pha A Pha B Pha C
bằng P (%) (%) (%)
Chu kỳ cố Vòng khóa 2,49 2,5 2,49
định pha thông
thường
Chu kỳ đề Vòng khóa 1,9 1,93 1,91
nghị pha thông
thường
Chu kỳ đề Vòng khóa X 2,59 3,82 3,72
nghị pha thông
thường
Chu kỳ đề Vòng khóa X 1,98 3,68 3,68
nghị pha đề nghị
Chu kỳ đề Vòng khóa X 1,98 2,64 2,63
nghị pha đề nghị
Chu kỳ đề Vòng khóa X X 1,95 1,52 1,58
nghị pha đề nghị

163

You might also like