Thực trạng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.1.

Thực trạng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp


1.1.1. Thực trạng về trí lực
Trí lực là yếu tố quyết định, đảm bảo hiệu quả, chất lượng công việc; Trí tuệ con
người ngày càng phát triển và có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế-xã
hội. Để đánh giá sự phát triển của bất cứ đơn vị , doanh nghiệp nào cũng cần phải
căn cứ vào trình độ văn hóa chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong
đơn vị, doanh nghiệp đó.
Bảng 1: Thực trạng nhân lực theo trình độ tại Hoa Sen Group giai (2019-
2021)
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Trình độ Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
Đại học và trên đại học 69,43 71,25 74,01
Cao Đẳng 14,77 19,05 17,28
Sơ cấp và Trung cấp 15,8 9,7 8,71
Dạy nghề, THPT 0 0 0
Tổng 100 100 100
(Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự)
Qua bảng trên có thể thấy rằng:
Về chuyên môn: phần lớn lao động trong Công ty đã qua đào tạo. Tỷ lệ lao
động có trình độ Đại học và trên đại học có xu hướng tăng mạnh hơn so tỷ lệ lao
động có trình độ cao đẳng hay trung cấp, điều này thể hiện trình độ chuyên môn
cao của người lao động trong Công ty đã được cải thiện đáng kể. Vì công ty chủ
yếu là sản xuất nên khối sản xuất sẽ có trình độ trung cấp, hoặc không cần bằng
cấp do có nhiều công nhân làm việc theo mùa vụ nên không liệt kê vào. Tuy nhiên
tỷ lệ lao động có trình độ tay nghề thực tế (sơ cấp và trung cấp) còn thấp, do đó,
Công ty cần quan tâm đầu tư hơn nữa đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn cho người lao động.
Việc tăng NNL có trình độ cao thể hiện Công ty có cơ chế năng động, môi
trường làm việc lành mạnh đã tạo sức hút được người lao động đến làm việc. Khi
đánh giá về trí lực của người lao động, trình độ chuyên môn là rất quan trọng, song
bên cạnh đó các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc cũng không kém phần
quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn khoa học công nghệ phát triển, đất nước mở
cửa hội nhập như hiện nay. Với tình hình thực tế hiện nay tại Công ty thì bốn nhóm
kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc gồm: ngoại ngữ, tin học văn phòng, kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, lãnh đạo.
Bảng 2: Thực trạng nhân lực về các kỹ năng tin học, ngoại ngữ tại công
ty ( 2019-2021)
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Chỉ tiêu Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
Trình độ ngoại ngữ đáp ứng 65,48 69,5 83,36
được nhu cầu công việc
Trình độ tin học văn phòng đáp 65,33 71,04 92,88
ứng được nhu cầu công việc
Tổng 100 100 100
(Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân sự)
Qua số liệu từ bảng trên cho thấy tỷ lệ về trình độ ngoại ngữ qua các năm
2019, 2020 còn tương đối thấp. Với năm 2019 chỉ chiếm 65,48% trên tổng số lao
động; đến năm 2020 trình độ ngoại ngữ chiếm 69,5% trên tổng số lao động toàn
Công ty. Mặc dù có sự nâng cao về trình độ nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng
chung. Bởi vì, Công ty rất khó để tìm kiếm được những ứng viên đáp ứng đồng
thời yêu cầu về chuyên môn và yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, cho tới
năm 2021, tình hình chất lượng ngoại ngữ của nhân viên trong Công ty đã có sự
cải thiện rõ rệt, với tỷ lệ là 83,36% trên tổng số toàn lao động của Công ty. Điều
này cho thấy rằng Công ty rất chú trọng đến vấn đề đầu vào của ứng viên để đảm
bảo nhu cầu kinh doanh của Công ty.
Thêm vào đó, công việc kinh doanh ở công ty không chỉ gói gọn phạm vi trong
nước. Mà còn mở rộng hợp tác với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, với
Hoa Sen Group, là một doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu thì phải thường
xuyên làm việc với các kỹ sư, chuyên gia và các đối tác nước ngoài, vậy nên kỹ
năng giao tiếp, đọc hiểu ngoại ngữ ( đặc biệt là tiếng Anh) luôn được công ty chú
trọng.
Tin học văn phòng là một kỹ năng vô cùng quan trọng mà công ty nào cũng đặt
lên hàng đầu để tuyển dụng nhân sự, vì đó là một kỹ năng thiết yếu cần có trong
quá trình làm việc. Chính vì vậy mà trình độ tin học văn phòng của công ty chiếm
tỷ lệ khá cao, năm 2021 chiếm tới gần 93% nhân viên có trình độ tin học văn
phòng đáp ứng được nhu cầu công việc trong công ty.
Trao đổi với Bà Đỗ Thị Ngọc – Phó phòng Hành chính nhân sự Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Sen Hà Nam về chất lượng trình độ của nguồn
lao động hiện nay tại công ty, Bà cho biết : “ Trình độ của người lao động trong
công ty hiện nay rất đa dạng, với xu thế thu hút người lao động thông qua việc để
họ làm đúng ngành, đúng nghề, đúng việc, tạo mọi điều kiện để họ phát huy được
thế mạnh của bản thân. Công ty không ngừng mở các lớp huấn luyện, các khóa học
đào tạo theo từng đợt và chiêu mộ người lao động tham gia để nâng cao kỹ năng
cho họ. Mặc dù vậy thì khó khăn mà không chỉ riêng Hoa Sen, các Công ty khác
cũng đều gặp phải đó là tìm được ứng viên giỏi đồng thời cả về hai mảng thật sự
khá khó khăn, hoặc họ chuyển công ty liên tục, không có ý định gắn kết lâu dài. Có
nhân sự lại rất giỏi về tiếng anh giao tiếp bên ngoài, nhưng để họ nói về chuyên
môn trao đổi với các kỹ sư nước ngoài lại gặp nhiều khó khăn… Vậy nên là việc
đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty luôn được quan tâm.
Các chế độ đãi ngộ, lương thưởng để giữ chân nhân tài cũng là một chiến lược dài
hạn được chú trọng trong công ty”.

1.1.2. Thực trạng về thể lực

Trong các năm qua, Công ty đã chú trọng công tác chăm lo sức khỏe, tinh thần
cho người lao động thông qua các hoạt động nâng cao thể lực như:
Định kỳ hàng năm toàn bộ người lao động trong công ty được tổ chức khám sức
khỏe 2 lần/năm. Công ty còn phối hợp với tổ chức Công đoàn tổ chức cho người
lao động đi nghỉ mát tháng năm. Người lao động ký hợp đồng chính thức có thời
gian công tác thực tế 01 năm trở lên sẽ được hưởng 12 ngày nghỉ phép mỗi năm
theo quy định.
Quan tâm người lao động thể hiện trong Thỏa ước lao động, công tác động viên,
thăm hỏi kịp thời đối với cá nhân người lao động khi bị ốm đau; quan tâm chế độ
hiếu, hỉ của người lao động cũng được quy định rõ ràng.
Về công tác chăm sóc đảm bảo dinh dưỡng cho người lao động được công ty
quan tâm, cụ thể: Công ty hỗ trợ tiền ăn ca cho toàn bộ người lao động trong công
ty.

Theo thống kê hàng năm, số lượng lao động có sức khỏe được xếp loại “rất khỏe”
và “khỏe” chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Vẫn còn tình trạng
lao động có sức khỏe được xếp loại “trung bình”, tuy nhiên, số lượng và tỷ lệ của
phân loại này đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Không có lao động có sức
khỏe được xếp loại “yếu” và “rất yếu”. Điều này cho thấy mặt bằng chung sức
khỏe lao động trong Công ty đang có chiều hướng thay đổi tích cực.

Công ty đã và đang có sự quan tâm nhất định đến thể lực người lao động, thông
qua các biện pháp tích cực nhằm nâng cao thể lực, làm giảm tỷ lệ lao động có sức
khỏe “trung bình”. Do đặc thù về điều kiện làm việc của ngành nên việc người lao
động bị mắc các bệnh lao động là điều không thể tránh khỏi.
Năm
Năm 2020 Năm 2021
2019
Chỉ tiêu
Tỷ lệ
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
(%)
Tổng số lao động được khám 100 100 100
Loại I: Rất Khỏe 26,2 30,46 28,03
Xếp Loại II: Khỏe 67,6 65,53 68,07
loại
Loại III: Trung bình 6.2 4.01 3.9
sức
khỏe Loại IV: Yếu 0 0 0
Loại V: Rất Yếu 0 0 0
Nhóm I: Các bệnh 13,02 8,54 5,41
bụi phổi và phế quản
Nhóm II:Các bệnh 0 0 0
nhiễm độc nghề
nghiệp
Các
Nhóm III: Các bệnh 3,33 3,08 1,41
bệnh
nghề nghiệp do yếu
nghề
tố vật lý
nghiệp
Nhóm IV: Các bệnh 10,06 7,69 6,042
da nghề nghiệp
Nhóm V: Các bệnh 0.66 0,53 0
nhiễm khuẩn nghề
nghiệp
Bảng 2.1.2: Thống kê tình hình sức khỏe của nhân sự tại HSG ( 2019 – 2021)

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)


Qua số liệu tổng hợp có thể thấy số lượng và tỷ lệ người lao động bị mắc các
bệnh nghề nghiệp có xu hướng giảm, điều này thể hiện sự quan tâm của Công ty
đến sức khỏe người lao động thông qua các biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho người lao động như: làm tốt công tác bảo hộ lao động, điểm tra sức khỏe
người lao động nhằm phát hiện và điều trị kịp thời khi người lao động bị mắc bệnh
nghề nghiệp, nâng cao công nghệ tiên tiến, trang bị bảo hộ lao động phù hợp và kỹ
càng cho từng đặc thù nghề nghiệp, đặc biệt là lao động trực tiếp tại các công
xưởng sản xuất, gia công vật liệu…
1.1.3. Thực trạng về tâm lực
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen luôn tăng cường đẩy mạnh công tác đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tự rèn luyện nâng cao
phẩm chất đạo đức đối với mỗi CBNV. Công ty thường xuyên triển khai các
chương trình thi đua khen thưởng, tổ chức tuyên dương cá nhân có thành tích tốt
trong tuần, trong tháng, tạo động lực kích thích, từ đó cá nhân người lao động đã
góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là phát huy tinh thần hăng
say lao động, năng suất lao động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Gần đây, Hoa Sen Group đã có những chuyển biến tích cực hơn. Đó là nhờ vào
việc Công ty đã chú trọng nhiều hơn vào việc nâng cao tâm lực cho cán bộ công
nhân viên (CBCNV) tại Công ty. Xét về thái độ và tinh thần làm việc, nhìn chung
CBCNV trong Công ty đều là những người có phẩm chất tốt, luôn chú ý quan sát
và tập trung hoàn thiện công việc để có một kết quả tốt nhất. Một số tình trạng xấu
trong Công ty cũng được giảm thiểu đi đáng kể, CBCNV đã có tinh thần xây dựng
môi trường làm việc văn minh hơn, sống tích cực, tham gia đầy đủ vào các hoạt
động sáng tạo hay các sự kiện chung của Công ty, điều này đã góp phần đóng góp
rất nhiều vào sự phát triển của Công ty.
Tuy nhiên, vẫn còn một số CBCNV vẫn chưa chấp hành các quy định do Công ty
đặt ra. Tình trạng đi sớm về muộn vẫn còn xảy ra ở Công ty, hay tình trạng rời
khỏi chỗ làm việc, làm việc riêng trong giờ làm việc như (đọc báo, lướt internet,
chơi game,…) vẫn còn. Ý thức về việc giữ gìn các vật dụng hay giữ gìn vệ sinh
chung nơi công sở vẫn còn tồn tại.
Bảng 2.1.3: Bảng đánh giá ý thức của người lao động trong công ty
những năm gần đây (%)

Nội dung 2019 2020 2021


Vắng mặt không lý do 18,5 21,14 15,03
Đi sớm, về muộn 16,54 15,8 13,75
Rời bỏ vị trí làm việc 33,81 30,9 25,05
Làm việc riêng trong giờ 32,11 27,66 20,43
Làm hỏng tài sản chung của Công ty 10,56 9,12 2,15

Gây gổ với nhân viên khác 8,3 5,68 3,10


Tổng số 100 100 100
(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự)
Qua bảng thống kê trên, ta có thể thấy ý thức của CBCNV khi làm việc đã được
cải thiện rõ rệt, các hành vi tiêu cực cũng đã giảm bớt một cách đáng kể. Song, vẫn
tồn tại nhiều nhất ở CBCNV trong công ty đó là “Rời bỏ vị trí làm việc” và “Làm
việc riêng trong giờ”. Mặc dù đã có sự giảm đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn
chiếm tỉ lệ khá cao. Để có sự thay đổi tích cực này là nhờ vào sự can thiệp kịp thời
của Công ty, giám sát và quản lý CBCNV trong quá trình làm việc và trong việc
thực hiện nội quy, quy chế do Công ty đặt ra.
Ban lãnh đạo công ty thường xuyên nhắc nhở phê bình các cá nhân có dấu hiệu
vi phạm về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kịp thời xử lí nghiêm minh, không
bao che cho CBCNV vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm giảm uy
tín của công ty. Công ty tổ chức phổ biến pháp luật, nội quy, quy chế cho CBCNV
trong công ty định kỳ 6 tháng/1 lần và đối với CBCNV mới vào công ty thì buổi
làm việc đầu tiên sẽ được phổ biến sơ qua về nội quy của công ty.

You might also like