I. Âm Mưu Mới Của Pháp - Mĩ Ở Đông Dương: Kế Hoạch Nava: Việt Nam Từ Năm 1945 Đến Năm 1954

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

CHUYÊN ĐỀ 8

VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

I. ÂM MƯU MỚI CỦA PHÁP – MĨ Ở ĐÔNG DƯƠNG: KẾ HOẠCH NAVA

Câu 1. (Nhận biết) Kế hoạch Nava được đề ra và thực hiện trong bối cảnh quân Pháp đang ở
trong tình thế như thế nào?
A. Nắm được quyền chủ động trên chiến trường
B. Giữ thế cầm cự trên chiến trường
C. Lâm vào thế bị động, phòng ngự
D. Liên tục phản công nhưng đều thất bại
Câu 2. (Nhận biết) Mục tiêu cơ bản của kế hoạch Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm
1953 ở Việt Nam là
A. Xoay chuyển cục diện chiến tranh
B. Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự
D. Buộc Việt Nam phải ngồi vào bàn đàm phán kết thúc chiến tranh
Câu 3. (Nhận biết) Hướng tiến công chiến lược của Nava trong thu - đông 1953 và xuân 1954 là
A. Bắc Bộ
B. Trung Bộ và Nam Bộ
C. Trung Bộ và Nam Đông Dương
D. Bắc Bộ và Bắc Đông Dương
Câu 4. (Nhận biết) Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ
có sự thay đổi như thế nào?
A. Chuyển hướng tiến công ra Bắc Bộ
B. Chuyển hướng tiến công lên Tây Nguyên
C. Chuyển hướng tiến công lên Bắc Đông Dương
D. Tiếp tục tiến công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương
Câu 5. (Thông hiểu) Kế hoạch quân sự nào là nỗ lực quân sự cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức
trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954)?
A. Kế hoạch Valuy
B. Kế hoạch Rơve
C. Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi
D. Kế hoạch Nava
Câu 6. (Thông hiểu) Đâu không phải là những biện pháp thực hiện của kế hoạch Nava trước
khi bị đảo lộn?
A. Tăng cường viện binh cho Đông Đương
B. Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ
C. Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta
D. Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Câu 7. (Vận dụng) Bản chất của kế hoạch quân sự Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ
năm 1953 là
A. Khóa then cửa
B. Tập trung quân để tiến công chiến lược
C. Tập kích bất ngờ, quy mô lớn
D. Dùng người Việt đánh người Việt
Câu 8. (Vận dụng) Điểm yếu cơ bản nào trong kế hoạch quân sự Na-va mà thực dân Pháp
không thể giải quyết được?
A. mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng
B. thiếu về trang bị quân sự hiện đại phục vụ chiến trường
C. không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh
D. thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng)
Câu 9. (Vận dụng) Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của
Pháp - Mĩ là
A. Tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam
B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh
C. Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh
D. Phô trương sức mạnh, thanh thế
Câu 10. (Vận dụng) Điểm giống nhau cơ bản về tình thế của Pháp khi tiến hành kế hoạch Rơve,
kế hoạch Đờlát Đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là gì?
A. Pháp lâm vào thế bị động, phòng thủ trên toàn chiến trường Đông Dương.
B. Pháp đã bị thất bại trong các kế hoạch quân sự trước đó.
C. Pháp được Mĩ giúp đỡ, lực lượng rất mạnh.
D. Pháp tiếp tục giữ vững thế chiến lược tấn công.
Câu 11. (Vận dụng) Âm mưu chiến lược của Mỹ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến
tranh xâm lược Đông Dương (1945 -1954) của thực dân Pháp là gì?
A. Biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
B. Khẳng định sức mạnh quân sự của nước Mỹ.
C. Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.
D. Giúp Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh.
Câu 12. (Vận dụng) Điểm then chốt của kế hoạch Nava là
A. Lập hành lang Đông - Tây để bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
B. Giành thắng lợi quân sự để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. Xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
D. Tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
Câu 13. (Vận dụng cao) Những mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu đã được Mĩ triển khai
như thế nào trong kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
A. Đưa quân giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương
B. Sử dụng áp lực quân sự để uy hiếp tinh thần của Việt Nam
C. Sử dụng thủ đoạn ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam
D. Viện trợ quân sự để khống chế Pháp kéo dài chiến tranh, đàn áp cách mạng Việt Nam

===HẾT===
Chúc các bạn học tốt!

You might also like