Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

(5 bộ)LUYỆN ĐỀ CÙNG CÔ VÂN ngày 20 tháng 06 năm 2020, L11

I. Đọc-hiểu (3,0 điểm):

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

“Các em học sinh yêu mến,

Trong cuộc sống của chúng ta có một thứ gọi là tài năng ... Tài năng không phải bẩm sinh đã có. Bẩm
sinh chỉ là năng khiếu, là khả năng, là tiềm năng. Năng khiếu và tiềm năng phải qua tôi rèn nghiệt ngã, lâu
dài, bền bỉ mới có thể thành tài năng. Ai đó được xem là tài năng là một may mắn, một hạnh đắc, nhưng cũng
là một thử thách lớn...Cần nhấn mạnh là tài năngchỉ qua tôi rèn hun đúc đặc biệt mới có...

Về phía các em, những gì các em có thể làm đầu tiên chưa phải là tiếp thu nhiều kiến thức, nghĩ những
điều siêu khó, giải được những bài toán hay, những bài tập mà người khác không giải được, mà cần bồi đắp
tình yêu thương. Tình yêu thương với con người nói chung, với cha mẹ, thầy cô và bạn bè, với người xung
quanh mình. Tình yêu thương mới là năng lượng vĩnh cửu và trong lành nuôi cho tài năng phát triển mạnh mẽ
và đúng hướng. Nó là thứ có thể cho tài năng tỏa rạng chân chính và bền vững, nó tránh cho tài năng khỏi xa
vào bi kịch, hay trở thành kẻ ác. Và các em trước hết phải tự ý thức và ứng xử với mình rằng mình là người
bình thường. Khiêm nhường, bình dị là chỉ số nhận biết người thực tài...

Và điều đặc biệt các em cần làm là xác lập tầm nhìn cho mình, cần biết lập chí...Có người lập chí cho
việc làm giàu, người lập chí để làm quản lí, hay lãnh đạo, có người lập chí bình dị ở cuộc sống đi làm thuê
bình thường để có lương tháng ... Có người lập chí lớn ở chỗ sắp đặt giang sơn đất nước, làm việc lớn lao cho
đất nước, cho con người. Người chí hướng nhỏ hẹp sẽ dễ thỏa mãn, người chí lớn sẽ đi xa. Với người có năng
lực vừa phải, chí lớn có thể khiến họ tự vượt lên chính mình. Người giỏi, chí lớn sẽ phát huy được năng lực,
vươn tới thành tựu lớn và người có tài năng thì chí lớn sẽ thành nghiệp lớn dời non lấp bể ...Chí lớn nhất là
đặt ở non sông đất nước rộng lớn, ở cộng đồng...

Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội , nơi đào tạo nhân tài cho đất nước suốt hơn 800 năm, có hai lối đi
nhỏ, một mang tên Thành đức, một mang tên Đạt tài. Người xưa đặt vậy là vì mong người học tài đức vẹn
toàn. Mong các em vừa thành đạt với ý nghĩa ấy, sống hạnh phúc và bình yên.

Yêu thương và kì vọng ở các em.”

(Trích Bài phát biểu của PGS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội trong lễ
khai giảng tại trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ngày 5/9/2018)

Câu 1: Tác giả đã lựa chọn và chia sẻ với học sinh những nội dung gì qua bài phát biểu?

Câu 2: Theo anh/chị, “năng khiếu” và “tài năng” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “Chí lớn nhất là đặt ở non sông đất nước rộng lớn, ở cộng đồng”?

Câu 4: Hai lối nhỏ mà người xưa xây dựng ở Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội có mang tên “Thành đức” và
“Đạt tài”, em sẽ chọn “lối đi nào” để vào đời? Vì sao

II. Làm văn (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm): Từ nôi dung ở đoạn trích phần đọc-hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn
về cách nuôi dưỡng tài năng của bản thân?

Câu 2: NLVH: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống trong Chiều tối - Hồ Chí Minh
gợi ý:
câu 1:Cách nuôi dưỡng tài năng:
-Tích cực học tập nâng cao hiểu biết để tài năng phát triển bền vững; - sử dụng tài năng vào những mục đích,
việc làm tốt đẹp để tài năng phát huy đúng giá trị;

- bên cạnh việc nuôi dưỡng tài năng cần rèn “đức”: đó là lòng tốt, nhân ái, vị tha...để giúp con người phát triển
toàn diện, có nhiều đóng góp cho xã hội.
câu 2:
I/MB:
-Mộ - Chiều tối - là bài thơ số 31 trong 134 bài thơ của Nhật kí trong tù, được Hồ Chí Minh sáng tác khi
Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Trong
hành trình này , Bác đã viết một chùm 5 bài thơ, Chiều tối là một trong năm bài thơ ấy. Bài thơ là cảm xúc
của Người trước bức thanh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống miền sơn cước làm nên những vần thơ tuyệt
tác, vừa cổ kính, vừa rất trữ tình thư thái:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ


Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng                         
(Chiều tối - bản dịch)
-Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
-Bố cục: 2 phần:
+2 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên (miền sơn cước lúc chiều tối): 2 hình ảnh: cánh chim, đám
mây
+2 câu sau: Bức tranh cuộc sống – con người (con người lao động): cô thôn nữ

II/TB:        
1/Hai câu đầu: bức tranh thiên nhiên miền sơn cước trong buổi chiều tà trên một quãng đường rừng
vắng vẻ:
-Buổi chiều đã đi vào bao áng thơ cổ kim. Nó là khoảng thời gian cuối ngày (thời khắc của ngày tàn) và
thường gợi buồn. Khung cảnh chiều về tối thường gợi nên chất thơ đặc sắc, nỗi buồn lắng đọng, suy tư về
nhân sinh.
-Trong bài thơ này, bức tranh chiều được tái hiện bởi hai nét vẽ: cánh chim mải miết bay về rừng và đám
mây lẻ loi trôi lững lờ trên tầng không:
“Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không)

+Hình ảnh cánh chim chiều là thi liệu quen thuộc thơ ca, từ cánh chim của ca dao: “chim bay về núi
tối rồi” đến cánh chim cô lẻ: “chim hôm thoi thót về rừng” (Truyện Kiều). Bác nhìn cánh chim không chỉ báo
hiệu về thời gian, không gian mà còn cảm nhận trạng thái bên trong của sự vật: đó là sự mệt mỏi trong cánh
chim chiều. Cánh chim sau một ngày kiếm ăn vất vả, giờ đang sải cánh bay về núi, tìm về tổ trong trạng thái
mỏi mệt.

Bình thêm: trước HCM có Bà Huyện Thanh Quan dừng chân giữa không gian Đèo Ngang mà nhận
ra: “ngày mai gió cuốn chim bay mỏi”; sau HCM có Huy Cận từng cảm nhận: “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng
chiều sa”. Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình - cái cô độc, lẻ loi, mệt mỏi của cánh chim sau một ngày dài kiếm ăn
cũng như cái mệt mỏi của con người sau một ngày vất vả lê bước đường trường. Cánh chim khao khát về tổ
cũng như khao khát của người tù mong một chốn dừng chân, hướng lòng mình về đất mẹ.

+ Thiên nhiên mở ra vẫn là những nét quen thuộc của thi ca cổ điển: “cô vân mạn mạn độ thiên
không” - chòm mây - bầu trời, với nhịp điệu thời gian như lắng trầm xuống cùng với ám ảnh của buổi chiều.
Ngày xưa Lý Bạch từng mô tả không gian “Chúng điểu cao phi tận - Cô vân độc khứ nhàn”, và chúng ta có
thể nhận ra nét quen thuộc ấy trong những câu thơ này của Hồ Chí Minh. Trong thơ xưa, đám mây thường gợi
cảm giác thoát tục, đưa con người đến thế giới của hư vô. Ánh mây chiều trong thơ Bác là một chòm mây
quen thuộc của bầu trời, nó làm tôn thêm không khí yên ả, thanh bình của chiều tà. Chòm mây đơn côi như
mang theo nỗi niềm của người tù nơi đất khách quê người. Nhưng ngay trong cách nhìn cảnh, ta cũng nhận ra
thái độ ung dung của con người. Hướng về bầu trời, cánh chim và chòm mây, Bác đã thật sự hoà hồn mình
vào cảnh vật. Thần thái của hai câu thơ nằm ngay trong hai chữ “mạn mạn” vừa mang nét quen thuộc của thơ
Đường, vừa bộc lộ cái ung dung trong xúc cảm của con người. Buổi chiều ấy dường như mọi hoạt động cũng
lắng xuống, đám mây lơ lửng, lững lờ, man mác giữa không gian tạo thành độ sâu của khung cảnh. Rất tiếc
bản dịch thơ đã không thể lột tả được khoảnh khắc rất thi sĩ của Bác trong điệp từ “mạn mạn” này! Khi hướng
lòng lên với bầu trời, Bác cũng đã xóa nhoà ranh giới giữa người tù và một khách tự do. Tinh thần “ tự do lãm
thưởng vô nhân cấm” (Tẩu lộ) chính là ở điểm này.  Bác từ thân phận người tù đã vượt qua ám ảnh của
cảnh đi đày, hoàn toàn tự do về tinh thần. Cảm xúc trên đường đi của Bác đã lộ rõ cốt cách của thi nhân –
chiến sĩ Hồ Chí Minh. bài thơ đã thấm đẫm phong vị Đường thi.

Trong hoàn cảnh mất tự do, HCM vẫn vượt lên trên cảnh ngộ của bản thân để cảm nhận thiên nhiên, để
nhận ra cái mệt mỏi trong gân cốt của cánh chim chiều, sự thư thái của một chòm mây. Điều đó không chỉ bộc
lộ tình yêu thiên nhiên mà còn cho thấy sự tự do tinh thần của Bác, cho thấy một nghị lực phi thường vượt
lên trên hoàn cảnh. Đó cũng chính là tinh thần thép kiên cường của người chiến sĩ, biết vượt lên trên hoàn
cảnh bằng khí phách ung dung, bản lĩnh của mình.

b/Bức tranh cuộc sống:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc


Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”

-Tâm điểm của bức tranh chiều tối chính là hình ảnh con người lao động: “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”.
Hình ảnh: “thiếu nữ” - giúp người đọc hình dung về vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống của người thiếu nữ tỏa
sáng trong tư thế lao động, sự khỏe khoắn trong cuộc sống hằng ngày.

-HCM cũng khéo léo sử dụng phép điệp liên hoàn “ma bao túc” - “Bao túc ma” vừa gợi lên động tác xay
ngô với nhịp quay tuần hoàn của cối xay, vừa gợi ra bước đi của thời gian: chuyển từ chiều sang tối.
-Mặc dù nhan đề của bài thơ là “mộ” – chiều tối, nhưng nguyên tác bài thơ này không hề có chữ “tối” nào
mà người đọc vẫn hình dung ra bức tranh chiều tối bởi nhà thơ đa sử dụng thủ pháp “dùng ánh sáng để tả
bóng tối” Thời gian vẫn tuần tự trôi đi, theo cánh chim, theo làn mây, theo vòng quay của cối xay ngô, quay
mãi, quay mãi…đến khi ngô xay xong thì trời tối, cũng là lúc lò than rực lên.

-Tứ thơ kết bằng hình ảnh: “lô dĩ hồng” – “lò than đã rực hồng” – tỏa ra hơi ấm, ánh sáng, xua đi cái tăm
tối, lạnh lẽo của xóm núi bên đường. Chữ “hồng”- chính là nhãn tự của bài thơ. Nó làm bừng sáng lên không
khí lao động khỏe khoắn, làm bừng sáng lên bức tranh chiều muộn nơi xóm núi, làm nổi bật lên hình ảnh
người thiếu nữ trong công việc và cũng làm ấm lòng người lữ khách đang lưu lạc.

Chất thép tỏa ra từ bản lĩnh cách mạng của một tinh thần thép không chịu đầu hàng hoàn cảnh. Bị trói, bị tù
đày, bị giải đi trên một hành trình dài vô cớ …nhưng dường như người không hề để ý gì đến sự đau khổ của
bản thân mình. Người luôn hướng lòng mình về thiên nhiên và cuộc sống, người luôn lấy tình yêu của mình
trải lên không gian bao la để quên đi nỗi nhọc nhằn. Người coi thường gian khổ, chịu mọi cay đắng và không
bao giờ than vãn. Đó chính là tinh thần thép vĩ đại của người chiến sĩ cách mạng HCM.

*Nghệ thuật:
-Bài thơ Chiếu tối – là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại.
+Cổ điển: Điều đó được thể hiện ở một số phương diện: thể thơ Đường luật, thi đề quen thuộc, những
hình ảnh, chất liệu thường gặp trong thơ cổ: cô vân, quyện điểu, sơn thôn…;bút pháp tả cảnh ngụ tình, thủ
pháp dùng ánh sáng tả bóng tối.  Đậm sắc màu cổ điển.
+Là một nhà thơ cm, nên HCM đã đưa vào trong thơ mình những yếu tố hiện đại: Bác đưa vào thơ
những chất liệu mới: thiếu nữ, xay ngô, lò than….Tính hiện đại còn thể hiện ở sự vận động của bài thơ: ở hai
câu đầu là bức tranh thiên nhiên, hai câu sau là bức tranh cuộc sống mang tính chất sinh hoạt, điểm nhìn nhà
thơ chuyển từ không gian trên cao bầu trời xuống dưới thấp; thời gian cũng vận động từ chiếu tà lạnh lẽo
đến đêm tối rực sáng ấm áp. Bài thơ thể hiện một nét độc đáo trong phong cách thơ Hồ Chí Minh, “ từ tư
tưởng đến hình tượng thơ luôn luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai”(Nguyễn Đăng
Mạnh). Ngọn lửa của con người làm điểm hội tụ, là trung tâm toả ấm nóng và niềm vui ra không gian rộng
lớn. Đến thơ Bác, tư cách chủ thể của con người được phản ánh rõ nét và giàu sức sống, vừa cổ điển vừa lãng
mạn.

III.Kết bài: Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại đã mang đến cho thi phẩm Chiều tối
một vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại. Đây chính là một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp nghệ thuật thơ
chữ Hán HCM. Tuy ở hoàn cảnh gian khổ tù đày nhưng Người luôn hướng về thiên nhiên và cuộc sống con
người với sự đồng cảm, đồng điệu và quên đi hoàn cảnh riêng của mình. Đó chính là tinh thần thép vượt lên
trên hoàn cảnh tù đày của bậc Đại nhân – Đại trí – Đại dũng – HCM.

You might also like