Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I,Quan niệm của nhận thức trong lịch sử triết học

* Khái niệm lý luận nhận thức

- Lý luận nhận thức là một bộ phận của triết học, nghiên cứu bản chất của nhận
thức, giải quyết mối quan hệ của tri thức, của tư duy con người đối với hiện thực xung
quanh

* Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức

• Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Béccơli cho rằng chân lý là sự phù hợp giữa suy
diễn về sự vật với chính bản thân sự vật trên thực tế.

• Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Platon, Heghen không phủ nhận khả năng nhận
thức của con người, nhưng giải thích một cách duy tâm, thần bí khả năng này.

• Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi: Nghi ngờ khả năng nhận thức của con người,

• Quan điểm của thuyết không thể biết: Không thể nhận thức được bản chất thế giới.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C. Mác: Lý luận nhận thức còn mang tính
siêu hình, máy móc, coi phản ánh chỉ là sự sao chép giản đơn, thụ động

* Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện
chứng:

- Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, bên ngoài và độc lập với ý thức
con người.

- Thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người.
- Khẳng định nhận thức là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác, sáng tạo.  

- Lấy thực tiễn làm cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục
đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

II, Lý luận nhận thức duy vật biện chứng


* Nguồn gốc và bản chất của lý luận nhận thức duy vật biện chứng

1. Nguồn gốc
- Thế giới vật chất tồn tại khách quan là nguồn gốc duy nhất và cuối cùng của
nhận thức.
2. Bản chất
- Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là
hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể.
- Nhận thức là một quá trình biện chứng có sự vận động và phát triển. Khẳng định
sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo.
- Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua
hoạt động thực tiễn của con người. Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của
nhận thức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý

* Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
1, Phạm trù thực tiễn
- Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động
vật chất - cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
phục vụ nhân loại tiến bộ.

- Đặc trưng của thực tiễn:

- Thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt
động vật chất - cảm tính.

- Hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội, tức là chỉ diễn
ra trong xã hội với sự tham gia của đông đảo người và bị quy định bởi những điều kiện cụ
thể.

- Thực tiễn là hoạt động có mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con
người.

- Thực tiễn có ba hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính
trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học:

+ Hoạt động sản xuất vật chất: Là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực
tiễn, biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên và là phương thức tồn tại cơ bản
của con người và xã hội loài người.

+ Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của
con người nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã
hội, v.v..
+ Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, con người chủ
động tạo ra những điều kiện không có sẵn trong tự nhiên để tiến hành thực nghiệm khoa
học theo mục đích mà mình đã đề ra, vận dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công
nghệ vào sản xuất vật chất, vào cải tạo chính trị - xã hội, cải tạo các quan hệ chính trị - xã
hội.

2. Vai trò thực tiễn

– Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở (điểm xuất phát) của nhận thức:

  + Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và
phát triển của nhận thức.
– Thực tiễn là động lực của nhận thức:
Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy
bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của
con người đối với tự nhiên. 
– Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm cải biến
thế giới . Nhận thức không chỉ thỏa mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng
cao khả năng hoạt động đưa hiệu quả cao hơn
– Thực tiễn là tiêu chuẩn tiêu chuẩn của chân lý:
Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thì nó phục
vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý
1.Quan niệm về chân lý
-Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng chân lý là những tri thức phù hợp với
hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm.
-Các tính chất của chân lý:tính khách quan, tích tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ
thể.
+ Tính khách quan: là tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ý thức của
con người và loài người.
+Tính tuyệt đối và tính tương đối:  Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối giống
nhau ở chỗ chúng đều là chân lý, tức là trái ngược với sai lầm.
2. Yếu tố quy định tính tương đối của chân lý
  -Yếu tố thứ nhất là giác quan và bộ não của con người.
- Yếu tố thứ hai là tri thức, tình cảm, ngôn ngữ của con người.
-Yếu tố thứ ba là phương tiện nhận thức và thực tiễn của xã hội.
3.Vai trò của chân lý đối với thực tiễn
+Chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công và tính
hiệu quả trong hoạt động thực tiễn
Thành công = đặt chân lý lên tiên quyết
+Chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn
những chân lý mà con người đạt được trong hoạt động thực tiễn
Thực tiễn + chân lý  thực tiễn tốt hơn
+Cần phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay.

You might also like