Luat 1

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Câu 1, Đối tượng điều chỉnh quan hệ ktqt

Quan hệ KTQT là các mối quan hệ thể hiện sự thỏa thuận tự nguyện và bình đẳng giữa các quốc gia độc lập,
giữa các tổ chức quốc tế giữa các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, giữa các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và
giữa các tự nhiên nhân theo quy định của pháp luật. nó bao gồm:

-thứ nhất, quan hệ kt giữa các chủ thể của công pháp quốc tế( các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân
tộc đang đấu tranh giành độc lập).

-thứ hai, quan hệ kt giữa các chủ thể của tư pháp quốc tế (các tự nhiên nhân, pháp nhân và kể cả nhà nước)

Ta có thể nhìn nhận quan hệ KTQT dưới hai góc độ:

-góc độ thứ nhất, quan hệ KTQT là sự hoạch định chính sách, xây dựng phấp luật để thiết lập quan hệ kinh tế giữa các
quốc gia với nhau trong 1 hay 1 số lĩnh vực nhất định. Nó thường được thể hiện trong các cam kết quốc tế ghi trong các
điều ước quốc tế song phương hay đa phương. Thực chất đó là mối quan hệ giữa các quốc gia, các chính phủ. Theo đó
quan hệ KTQT được thiết lập chủ yếu thông qua con đường ngoại giao và luật pháp.

-góc độ thứ hai, đây là mối quan hệ KTQT thể hiện dưới dạng các giao dịch dân sự. các chủ thể trực tiếp thực hiện các
giao dịch này thong qua hợp đồng. họ chính là tự nhiên nhân, pháp nhân hay trong 1 số trường hợp đặc biệt là nhà nước.
mục đích chính của các mối quan hệ này là lợi nhuận.

Xét về tính chất đây là các mối quan hệ dân sự có yếu tố quốc tế. các yếu tố quốc tế này được thể hiện ở 1 trong
các dấu hiệu sau:

-các chủ thể tham gia quan hệ KTQT có thể khác quốc tịch, khác quốc gia nơi cư trú hoặc

-đối tượng hay khách thể của quan hệ KTQT đó phải được chuyển ra nước ngoài hoặc là tài sản đang ở nước ngoài hoặc

-sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi, chấm dứt các mối quan hệ kt của các chủ thể xảy ra ở nước ngoài, mặc dù các
bên chủ thể của hợp đồng có cùng 1 quốc tịch.

Quan hệ KTQT được điều chỉnh bằng pháp luật hiện nay gồm các lĩnh vực như: thương mại quốc tế, hàng hải
quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ,..

Câu 2, Phương pháp điều chỉnh


* Ở góc độ công pháp quốc tế

Phương pháp điều chỉnh đặc thù là phương pháp điều chỉnh trực tiếp. bản chất của phương pháp này là dùng các nguyên
tắc, các quy phạm của công pháp quốc tế để trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể (chủ yếu là các quốc
gia).

*Ở góc độ tư pháp quốc tế

-Phương pháp luật xung đột ( phương pháp điều chỉnh gián tiếp)

Đây là phương pháp điều chỉnh đặc thù và thể hiện bản chất của luật ktqt, nhưng nó ko trực tiếp giải quyết các quan hệ
cụ thể về quyền và nghĩa vụ kinh tế, pháp lý mà chỉ quy định nguyên tắc “chọn luật” của nước này hay nước kia được áp
dụng để giải quyết các quan hệ cụ thể trên.

Do đối tượng điều chỉnh của pháp luật ktqt là các quan hệ kt có yếu tố nước ngoài, mà chính các yếu tố nước ngoài này
làm cho các quan hệ kt này cùng 1 lúc chịu sự điều chỉnh của ít nhất hai hệ thống luật khác nhau. Bên cạnh đó còn có 1
hệ thống các văn bản pháp lý quốc tế có liên quan hoặc trực tiếp điều chỉnh quan hệ kt đó. Vì vậy cần phải chỉ ra được 1
nguồn luật duy nhất trong số hai hay nhiều nguồn luật trên để áp dụng trong quan hệ kt đó.

Trong phạm vi 1 quan hệ ktqt phát sinh, các bên chủ thể sẽ thỏa thuận lựa chọn 1 trong số các hệ thống pháp luật đó ra 1
hệ thống pháp luật duy nhất để áp dụng và điều chỉnh quan hệ pháp luật của mình.
1
-Phương pháp luật thực chất ( phương pháp điều chỉnh trực tiếp)

Phương pháp này đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng hơn phương pháp luật xung đột. nó là phương pháp điều chỉnh trực tiếp
bằng các quy phạm pháp luật có nội dung về quyền và nghĩa vụ chủ thể rõ rang mà ko cần qua 1 khâu (chọn luật) trung
gian nào.

Phương pháp thực chất sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để ddieuf chỉnh trực tiếp các quyền và nghĩa vụ của
chủ thể. Về cơ bản các quy phạm pháp luật thực chất được các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên bằng con đường đàm
phán và ký kết các điều ước song phương hoặc đa phương.

Câu 3, Chủ thể của luật ktqt


● Chủ thể của quan hệ pháp luật ktqt ở góc độ công pháp quốc tế
1. các quốc gia

Nền kt thế giới là tổng thể các nền kt của các quốc gia trên trái đất. nó vốn là thực thể kt đặc thù, duy nhất có kết cấu
nhiều tầng nấc nhiều cấp độ với những phạm vi hoạt động khác nhau. Các chủ thể của quan hệ ktqt thực chất là 1 bộ
phận của quan hệ này. Mà ở đó chủ thể quốc gia chính là đại diện cho các bộ phận của nền kt thế giới. các quốc gia được
coi là các chủ thể đầy đủ và cí chủ quyền và độc lập về chính trị, về kinh tế và về luật pháp trong quan hệ ktqt. Quan hệ
ktqt giữa các quốc gia được đảm bảo bằng các thiết chế luật pháp quốc tế thong qua các phương thức thiết lập công pháp
quốc tế. ngày nay trên phương diện công pháp quốc tế bất cứ quốc gia nào độc lập, có chủ quyền, ko phân biệt lớn nhỏ
giàu nghèo, trình độ phát triển, cũng như chế độ chính trị, kt xã hội… đều là chủ thể của quan hệ ktqt.

Với tư cách là chủ thể của pháp luật ktqt quốc gia được hưởng những quyền và gánh vác nhuwngc nghĩa vụ pháp lý riêng
biệt mà luật quốc tế hiện đại đã quy định.

2. các tổ chức quốc tế liên chính phủ

Tổ chức liên chính phủ là tổ chức quốc tế do các quốc gia thỏa thuận thành lập trong quá trình vừa đấu tranh vừa hợp tác
với nhau trong lĩnh vực ktqt.

Đây là các chủ thể ở cấp độ vượt ra ngoài khuôn khổ 1 quốc gia độc lập. nó được hình thành do thỏa thuận của các quốc
gia. Chúng xuất hiện do quá trình quốc tế hóa đời sống kt và liên kết ktqt.

Khối lượng quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế liên chính phủ tùy thuộc vào quyết định của các quốc gia thành
viên và lẽ dĩ nhiên phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật kt. Hoạt động của các chủ thể này đòi hỏi phải
có sự điều tiết quốc gia và điều tiết toàn cầu, mà ở đó khối lượng quyền và nghĩa vụ quốc tế này ko giống nhau.

3.các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập

Thực chất dân tộc đanh đấu tranh giành độc lập dưới sự lãnh đạo của 1 mặt trận dân tộc giải phóng ở trong giai
đoạn tiến tới thành lập quốc gia dân tộc độc lập. cho nên về mặt lý luận, thừa nhận quyền tự quyết cả dân tộc đồng thời
cũng có nghĩa là thừa nhận tư cách chủ thể của các quốc gia đang đấu tranh giành độc lập. còn trong thực tiễn pháp luật
quốc tế ko chỉ lên án mà còn quy định việc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức và khẳng định tất cả các dân
tộc đều có quyền tự quyết, có quyền tiến hành đấu tranh giành độc lập để thành lập quốc gia dân tộc độc lập của mình.
Chính vì vậy loại chủ thể này được công nhận là chủ thể đặc biệt của luật quốc tế hiện đại nói chung và của quan hệ pháp
luật ktqt nói riêng.

● Ở góc độ tư pháp quốc tế


Chủ thế của quan hệ pháp luật ktqt là các thương nhân.

1.Thương nhân thông thường

theo luật thương mại VN 2005 thương nhân bao gồm tổ chức kt được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động
thương mại 1 cách độc lập thường xuyên và có đăng kí kinh doanh. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong
các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật ko cấm. quyền hoạt động
thương mại hợp pháp của thương nhân được nhà nước bảo hộ.
2
Đọc luật doanh nghiệp VN về 5 hình thái của doanh nghiệp (DN tư nhân, cty TNHH 1 thành viên, cty TNHH 2 thành
viên trở lên, cty cổ phần, cty hợp doanh)

Quy chế thương nhân ở các nước gồm có: quy chế nhân than; quy chế thuế; quy chế xã hội. ở thương nhân cá thể
thì tích hợp cả 3 quy chế còn với thương nhân tập thể thì ko có quy chế nhân thân.

2.Thương nhân đặc biệt

Trong xu thế nhất thể hóa đời sống ktqt thì các quốc gia ngày càng tham gia nhiều hơn vào các quan hệ pháp luật
tu pháp quốc tế với các quốc gia khác, với các tổ chức quốc tế, với các pháp nhân nước ngoài, thậm chí với cả nhà nước
nước ngoài. Trong đó nhà nước tham gia với tư cách là 1 bên, còn bên kia có thể là các tổ chức quốc tế ko mang tính chất
chính phủ và các pháp nhân nước ngoài hay công dân nước ngoài.

Tuy vậy nhà nước vẫn ko được coi là chủ thể thường xuyên của các hoạt động ktqt mà chỉ được coi là chủ thể
đặc biệt của quan hệ pháp luật ktqt. Tính chất đặc biệt thể thiện ở chỗ quốc gia luôn có chủ quyền. chủ quyền là 1 thuộc
tính chính trị - pháp lý ko thể thiếu được của quốc gia. Chính thuộc tính có chủ quyền của quốc gia làm cho quố gia khác
với các chủ thể khác khi tham gia vào các quan hệ ktqt. Nhà nước là đại diện đương nhiên cho 1 quốc gia, vì thế nhà
nước cũng được hưởng 2 quyền ưu đaĩ và miễn trừ tuyệt đối và ko được đặt ngang hàng với pháp nhân và cá nhân.

-quyền ưu đãi và miễn trừ tuyệt đối về tài sản

-quyền ưu đãi và miễn trừ tuyệt đối về tư pháp (xét xử; thi hành án; buộc áo dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ
kiện)

Câu 4. Các nguyên tắc của luật kinh tế quốc tế.


1. Các nguyên tắc điều chỉnh pháp lý quan hệ kinh tế quốc tế ở góc độ Công Pháp Quốc Tế
a. Nguyên tắc chủ quyền vĩnh viễn của quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên của mình.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc chủ quyền vĩnh viễn của quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên của mình bao gồm:
● Quyền của quốc gia được tự do thực hiện chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của mình đối với toàn bộ tài nguyên
thiên nhiên trên lãnh thổ đất liền mà còn lãnh hải, vung đặt quyền kinh tế, vùng thềm lục địa,… Tuy nhiên, trong khi sử
dụng chủ quyền của mình đối với tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ, các quốc gia phải tôn trọng chủ quyền của các
quốc gia khác và đặc biệt là không được làm trái với những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế (Chẳng hạn như
nguyên tắc không sử dụng lãnh thổ của mình để gây thiệt hại cho quốc gia khác; nguyên tắc chông ôm nhiễm môi
trường,…)
● Quền tự do quyết định và quản lý mọi hoạt động kinh tế của mình: Quyền này bao gồm quyền được “tự do lựa
chọn các hình thức tổ chức kinh tế đối ngoại của quốc gia” (Điều 4 – Hiến chương về quyền và nghĩa vụ kinh tế của các
quốc gia năm 1974); tập hợp lại trong các tổ chức gồm các nước sản xuất nguyên liệu nhằm phát triển nền kinh tế quốc
dân của mình (Điều 5) và “lựa chọn mục tiêu và biện pháp để phát triển, động viên để sử dụng để triệt để điều kiện của
mình…” ( Điều 7 hiến chương về quyền và nghĩa vụ kinh tế).
● Quyền và thẩm quyền đầy đủ (quyền lập pháp, quyền hành pháp, tư pháp) đối với mọi hoạt động liên quan đến
việc thăm dò khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình. Quốc gia có toàn quyền quyết định hoạt động
thăm dò, khai thác và sử dụng này chỉ được tiến hành trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định và
còn cả về mức độ của hoạt động này.
● Vấn đề quốc hữu hóa: Quốc hữu hóa là một biện pháp kinh tế - xã hội của các nước tiên tiến không phảo là một
biện pháp trừng phạt nhằm chống lại các cá nhân hay tổ chức nước ngoài.
Nghị quyết 1803 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quy định “Quốc hữu hóa, tịch thu tài sản phải dựa trên cơ sở những
lý do an ninh, lợi ích công cộng bao gồm lợi ích tư thương thích đáng, phù hợp với pháp luật hiện hành của nước đưa ra
biện pháp nhằm thực hiện chủ quyền của mình và phù hợp luật quốc tế. Trong trường hợp vấn đề bồi thường nảy sinh

3
những vấn đề bất đồng, quyền tài phán quốc gia của nước tiến hành quốc hữu hóa sẽ được áp dụng. Tuy nhiên ngoài việc
thỏa thuận với nước ngoài và bên có liên quan, có thể giải quyết thông qua trọng tài hoặc tòa án quốc tế.
Song hiện nay xung quanh vấn đề hình thức và mức độ bồi thường của việc quốc hữu hóa vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi
và chưa ngã ngũ, đặc biệt là giữa giới luật phương tây và giới luật xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển.
Tuy nhiên quy tắc chủ quyền vĩnh viễn của quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên của mình là một nguyên tắc
Juscongens – có tính chất quy định “Một quy phạm mệnh lênh của luật quốc tế chung là một quy phạm được chấp nhận
bởi cộng đồng các quốc gia trong một tổng thể chung các quy phạm như là tính chất của một quy phạm mà đó không một
điều khoản nào cho phép làm trái với nó và chỉ có thể sửa đổi bởi một quy phạm mới của luật quốc tế có cùng tính chất”.
Vì vậy, trên thực tế, không một quốc gia nào trên thế giới có thể bác bỏ nguyên tắc này, vì nó vốn là một nguyên tắc có
cơ sở và xuất phát điểm từ việc tuân thư nguyên tắc chủ quyền quốc gia của luật quốc tế hiện đại.
b. Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi trong quan hệ kinh tế quốc tê.
Bình đẳng và cùng có lợi là một nhân tố cơ bản quan trọng nhất để quan hệ kinh tế quốc tế phát triển và hợp tác kinh tế
quốc tế có hiệu quả.
Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và hợp tác giữa các quốc gia trong luật quốc tế hiện đại, nguyên tắc này có
nội dung pháp lý kinh tế riêng của mình và được khẳng định nhiw một trong những nguyên tắc cơ bản của luật kinh tế
quốc tê.
Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi được khẳng định trong quan hệ kinh tế quốc tế là kết quả của một cuộc đấu tranh
bền bỉ của các quốc gia xã hội chủ nghĩa cà các nước đang phát triển Nó được thể hiện thực chất trong các văn bản pháp
lý quốc tế như sau:
● Tuyên bố về những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ thuong mại quốc tế, chính sách thương mại, củng cố và phát triển
năm 1964
● Những nguyên tắc của luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị giũa các quốc gia năm 1970;
● Hiến chương về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia năm 1974;
● Định ước Helsinky năm 1975,…
Nhiều văn bản pháp lý của các quốc gia điều chỉnh quan hệ kinh tế đối ngoại cũng đã ghi nhận nguyên tắc này.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc bao gồm:
● Không cho phép đơn phương quy đinh ra những hạn chế hay lwoij thế cho mình trong quan hệ hợp tác kinh tế, trừ
những ưu đãi giành cho các nước đang phát triển
● Luật kinh tế quốc tế với những nguyên tắc bình đảng và cùng có lợi đòi hỏi các bên không được có những hành động
gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của nhau; cấm những biện pháp bảo hộ nhằm gây sức ép về kinh tế hoặc chính trị đối với
quốc gia. Nguyên tắc này cũng không cho pháp thi hành chính sach thi hành phân biệt đối xử, các biện pháp hạn chế
thương mại, phong tỏa kinh tế, cấm vận và những hình thức cưỡng chế kinh tế khác không phù hợp với luật pháp quốc tế
hiện đại.
● Với chức năng cơ bản là góp phần hạn chế sự bất bình đẳng giữa các quốc gia, nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi
một mặt không cho phép tạo ra lợi thế cho các nước công nghiệp pháp triển, mặt khác lại khuyến khích giành các ưu đãi
cho các nước có nền kinh tế lạc hậu, chủ yểu là các nước mới gành được độc lâp.
c. Nguyên tắc tự do lựa chọn và tổ chức các hình thức kinh tế đối ngoại
Là một nguyên tắc quan trọng của pháp luật kinh tế quốc tế nguyên tắ nay xuất phát trừ nguyên tắc chủ quyền quyền
quốc gia giữa các quốc gia của luật quốc tế mỗi quốc gia là thành viên bình đẳng của quan hệ kinh tế quốc tế và hoàn
toàn độc lập trong việc thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của mình, đồng thời nguyên tắc này gắn bó chặt chẽ với
nguyên tắc tự do lựa chọn hệ thống kinh tế xã hội của quốc gia. Nguyên tắc này được thể hiện trong Điều 4 – Hiến
chương quyền và nghĩa vụ kinh tế của các quốc gia năm 1974 “Khi thực hiện thương mại quốc tế và các hình thức hợp

4
tác kinh tế khác, mỗi quốc gia được tự do lựa chọn hình thức hợp tác kinh tế khác nhau, mỗi quốc gia được tự do lựa
chọn hình thức tổ chức quan hệ kinh tế đối ngoại của mình và ký kết các điều ước song phương hoặc đa phương về hợp
tác kinh tế quốc tế phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế và yêu cầu của mình”
Nguyên tắc này cũng bao hàm một ý nghĩa khác là mỗi quốc gia có thể tiến hành chính sách thương mại xuất phát từ
những cơ sở khác nhau sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mình.
● Quốc gia có thể thi hành chính sách tự do thương mại (nguyên tắc tự do thương mại) mà trong đó việc xuất khẩu –
nhập khẩu hàng hóa được tự do hóa và nhà nước không điều chỉnh cũng như ban hành những quy định hạn chế xuất nhập
khẩu hàng hóa
Trên thực tế nguyên tắc tự do thương mại đã được các quốc gia tư bản chủ nghĩa áp dụng rộng rãi trong giai đoạn tự do
cạnh tranh nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
● Quốc gia và quyền tự do điều chỉnh thương mại.
Mỗi quốc gia có thể điều chỉnh thương mại đối ngoại của mình thông qua hệ thống thuế quan. Mà trong quan hệ kinh tế
quốc tê hiện đại xuất phát từ nội dung và hình thức các loại thuế quan, người ta có thể chia chúng thành nhiều loại khác
nhau như thuế nhập khẩu, thuế xuất khểu, thuế đặc biệt, thuế chung, thuế thỏa thuận, thuế ưu đãi, các loại thuế này được
vận dụng xuất phát từ yêu cầu quản lú kinh tế cụ thể của từng quốc gia. Song về nguyên tắc, việc áp dụng nó phải phù
hợp với các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế nhất là không được trái với nguyên tắc không phân biệt đối xử.
● Quốc gia có thể áp dụng nguyên tắc xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa theo số lượng, hạn định cho quan hệ kinh tế
đối ngoại của mình. Theo đó, các cơ quan chức năng của nhà nước hạn chế việc xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa trong
một thời gian nhất định với một số lượng hàng hoặc tiền nào đó.
● Trong quan hệ kinh tế đối ngoại của mình, quốc gia cũng có thể quy định hệ thống cấm hoàn toàn xuất khẩu hoặc
nhập khẩu hay hệ thống cho pháp việc xuât khẩu hoặc/và nhập khẩu hang hóa. Thông thường, hệ thống cấm hay cho
phép này có phối hợp chặt chẽ với nguyên tắc xuất khẩu, nhập khẩu theo số lượng hạn định.
● Biện pháp điều chỉnh xuất khẩu và nhập khẩu quan trọng nhất là các biện pháp hanh chế về ngoại tê, các quy định
này được nêu rõ trong luật quốc gia và các hiệp dịnh quốc tế.Tuy nhiên, các hạn chế này không vi phạm pluật quốc tê.
● Quốc gia có thể tiến hành quan hệ kinh tế đối ngoại của mình trên cơ sở nguyên tắc nhà nước độc quyền ngoại
thương. Lúc này nhà nước sữ ban hành các chính sách chung làm cơ sở cho các họa động kinh tế đối ngoại của quốc gia.
Tất cả các chủ thể kinh tế quốc tế đều được phép thực hiện các quan hệ kinh tế với các nước ngoài nhưng phải nghiêm
chỉnh tuân theo những chính sách chung do nhà nước đề ra cho các hoạt động kinh tế đối ngoại.
d. Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế quốc tê.
Theo nguyên tắc này “việc một quốc gia quy định ra những điều kiện đặc biệt nhằm đặ một quốc gia nước ngoài vào một
vị trí bất lợi hơn các quốc gia nước ngoài khác sẽ bị coi là một hành động phi pháp và không phù hợp với luật quốc tế
hiện đại”.
Đây là một nguyên tắc có tính chất quy phạm pháp lý tập quán bắt buộc. Nguyên tắc này không đòi hỏi phải được thừa
nhận về điều ước. Vì vậy, không một quốc gia nào trong quan hệ kinh tế quốc tế của mình có thể biện bạch cho hành vi
phân biệt đối xử bằng cách tuyên bố rằng mình thừa nhận nghĩa vụ quốc tế không phân biệt đối xử.
Là một nguyên tắc pháp lý, tập quán bắt buộc nguyên tắc không phân biệt đối xử, còn được thể hiện và khẳng định trong
hàng loạt điều ước quốc tế. Trong đó các nguyên tắc được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất về thương mại và phát
triển (UNCTAD) năm 1964 có nêu rõ “Không được phân biệt đối xử dựa trên cơ sở khác biệt về hệ thống kinh tế - xã
hội. Việc sử dụng các hình thức thương mại phải phù hợp với nguyên tắc này”.
Chương trình hành động nhằm thiết lập trật tự kinh tế thế giới mới thông qua tại khóa VI đặc biệt của Đại Hội Đồng Liên
Hợp QUốc tháng tư năm 1974 đã khẳng định lại sự cầ thiết “Bác bỏ tưng bước cac hàng rào thuế quan và thực tiễn hạn
chế trong quan hệ làm ăn”

5
Trong Hiến chương về quyền và nghĩa vụ kinh tế của các quốc gia năm 1974 cũng chỉ rất rõ rằng trong thương mại quốc
tế bất kỳ sự phân biệt đối xử nào cũng bị hủy bỏ. Các quốc gia tham gia Định ước Helsinky năm 1975 cũng thừa nhận
nguyên tắc này.
e. Nguyên tắc phát triển buôn bán – hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật.
Nguyên tắc này được xem là hệ quả của nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia giữa các quốc gia trong luật quốc tế
hiện đại và nó trở thành một nguyên nhân quan trọng của hệ thống luật quốc tế nói chùng và của pháp luật linh té quốc tế
nói riêng.
Nguyên tắc này được thể hiện tập trung trong các văn kiện sau:
Các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Hội nghị buôn bán và phát triển.
Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Hiến Chương quyền và nghĩa vụ kinh tế của các quốc gia năm 1974 tuyên bố về thiết lập trật tự kinh tế thế giới mới.
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc này thể hiện qua các văn bản pháp lý quốc tế như sau:
“Hợp tác quốc tế vì mục đích phát triển là mục đích thống nhất và bổn phận chung của tất cả các nước” (Điều 17)
“Mỗi nước có quyền tham gia buôn bán và những hình thức hợp tác kinh tế khác, không phân biệt sự khác nhau về hệ
thống chính trị, kinh tế, xã hội” (Điều 4)
Tất cả các nước có nghĩa vụ “hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật nhằm mục đích thúc đẩy
tiến bộ kinh tế và xã hội” ?(Điều 9); “Hợp tác trong sự nghiệp thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế hượp lý và công
bằng, xây dựng quan hệ kinh tế qua lại của mình bằng cách làm sao chú ý đến lợi ích của các nước khác đặc biệt tránh
làm hại đến lợi ích của các nước đang phát triển” (Điều 24).
Nguyên tắc hợp tác giữa các nước được củng cố dưới dạng chi tiết nhất trong văn bản kết luận của Hội nghị Helsinky
năm 1975 về hợp tác an ninh châu Âu. Các nước tham gia hội nghị đã chấp nhận nghĩa vụ “hợp tác với nhau cũng như
với tất cả các nước, trong mọi lĩnh vực phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc”; đặc biệt
coi trọng những lĩnh vực được xác định trong khuôn khổ hội nghị.
Bên cạnh đó pháp luật kinh tế còn cho phép khẳng định chủ quyền của các quốc gia trong việc thành lập tổ chức kinh tế
quốc tế, quyền tham gia vào công việc của nó cũng như xác định tính chất hợp pháp của các hoạt động của tổ chức kinh
tế quốc tế.
2. Các nguyên tắc điều chỉnh pháp lý quan hệ kinh tế quốc tế ở góc độ Tư Pháp Quốc Tế
a. Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý quốc tế giữa các chế độ sở hữu khác nhau
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất. Nó là tiền đề cho sự hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư,… giữa các quốc gia có
chế độ sở hữu khác nhau.
Như chúng ta đã biết sự tồn tại của các chế độ sở hữu khác nhau trên thế giới hiện nay là một thực tế khách quan, Nhưng
các nước dù có chế độ sở hữu nào cũng phải tham gia vào quá trình hợp tác quốc tế nhằm phát triển kinh tế, khoa học kỹ
thuật, văn hóa của mình. Trong quá trình hợp tác quốc tế, các quốc gia đều có quyền bình đẳng với nhau và tất nhiên
không ai có thể phủ nhận được rằng chế độ sở hữu khác nhau của các quốc gia tham gia hợp tác quốc tế về kinh tế phải
được bình đẳng với nhau về mặt pháp lý quốc tế.
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì chỉ có sự thừa nhận bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu khác
nhau mới dẫn đến việc thừa nhận các quy phạm pháp luật được xâu dựng nên trên cơ sở các chế độ sở hữu đó.
Trong quan hệ quốc tế, nhà nước Việt Nam thừa nhận (về mặt pháp lý) chế độ sở hữu của nước hữu quan. Đồng thời Việt
Nam cũng yêu cầu quốc gia đó tôn trọng chế độ sở hữu hiện đang tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Trên cơ sở này nhà
nước Việt Nam thừa nhận pháp luật của nước đó và buộc quốc gia đó phải tôn trọng pháp luật của Việt Nam, các quyền,
nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật Việt Nam. Trong quan hệ với Việt Nam, các quốc gia nước ngoài phải công nhận

6
và tôn trọng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, công nhận các quyền sở hữu nhà nước Việt Nam đặc biệt đối
với những tài sản nhà nước vì một lý do nào đó đang tồn tại ở nước ngoài.
Mọi hành vi hoặc âm mưa của các nước khác nhằm gạt bỏ hoặc làm sai lệch nguyên tắc này đều không thể chấp nhận khi
tổ chức và thực hiện hợp tác kinh tế với Việt Nam.
b. Nguyên tắc về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia và miễn trừ tài sản của quốc gia ở nước ngoài.
Trong Tư pháp quốc tế nói cung và trong Luật kinh tế quốc tế nói riêng, nguyên tắc miễn trừ Tư pháp quốc gia và
nguyên tắc miễn trừ tài sản của quốc gia được thừa nhận và tôn trọng. khi các quốc gia nước ngoài tham gia vào các mối
quan hệ kinh tế quốc tế, nếu không có sự đồng ý của chính quốc đó thì học bị gọi ra trước tòa án với tư cách bị đơn hay
người thứ ba. Các cơ quan có thẩm quyển của quốc gia không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như tịch thu, bắt giữ
tài sản của quốc gia nhằm đảm bảo sơ bộ cho một vụ kiện hay để thi hành các bản án. Điều đố được thể hiện rất rõ trong
pháp luật Việt Nam.
Điều 84 – Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự của Việt Nam quy định:
“ Vụ án dân sự có liên quan đến nhà nước, nước ngoài hoặc người được hưởng quy chế ngoại giao được giải quyết bằng
con đường ngoại giao, trừ trường hợp nhà nước nước ngoài hoặc người được hưởng quy chế ngoại giao đồng ý tham gia
tố tụng tại tòa án Việt Nam”
Tất cả tài sản hợp pháp của nhà nước nước ngoài ở Việt Nam đều được hưởng quyền miễn trừ.
Nhà nước Việt Nam cũng giành cho mình quyền được các quốc gia khác tôn trọng và thực hiện nguyên tắc này.
c. Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế với các lý do như chủng
tộc, tôn giáo, tài sản, địa vị, ngôn ngữ ( ở khía cạnh dân sự)
d. Nguyên tắc có đi có lại.
Nhằm tạo điều kiện cho sự tăng cường và củng cố các quan hệ hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với các nước khác trên
thế giới, đồng thời nhằm bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân, pháp nhân, nhà nước nước mình, các quốc gia trên
thế giới còn sử dụng nguyên tắc có đi có lại trong thực tiễn Tư pháp quốc tế.
Nguyên tắc này có thể được thể hiện trong các văn bản pháp luật quốc gia cũng có thể được ghi nhận thông qua các hoạt
động thực tế của các cơ quan có thẩm quyền.
Ví dụn: Điều 3 – Pháp lện bảo hộ sở hữu công nghiệp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy đinh
“Quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng được bảo hộ theo pháp lệnh này phù hợp với các điều
ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại”.
Nguyên tắc có đi có lại có thể áp dụng với nội dung không đồng nhất. Chẳng hạn có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại
thực chất hoặc áp dụng nguyên tắc có di có lại hình thức. Việc áp dụng nguyên tắc này theo nội dung nào tủy thuộc vào
hoàn cảnh cụ thể và quan hệ giữa các quốc gia hữu quan.

Cau 5: Nguồn pháp luật.


Có 4 Loại nguồn pháp luật.:
+ Pháp luật quốc gia
+ Điều ước quốc tê
+ Tập quán quốc tế
+ Thực tiễn tào án và trọng tài.
a. Điều ước quốc tế
Giữa các quốc gia trên thế giới hàng loạt các điều ước quốc tế song phương và đa phương về quan hệ kinh tế quốc tế đã
được ký kết. Tất cả các điều ước quốc tế này đều đề cập và giải quyết vấn đề như thương mại, hàng hải, đầu tư, chuyển
giao công nghệ, bảo hiểm, thanh toán quốc tế, tố tụng kinh tế quốc tế…
7
Các điều ước quốc tế về kinh tế quốc tế đều được ký kết dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của các
quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, tôn trọng tự do ý chí, tự do cam kết, hợp tác và cùng có lợi.
Mục đích của các điều ước quốc tế này là nhằm mở rộng và tăng cường hơn nửa các quan hệ kinh tế quốc tế. Thông qua
các hình thức đàm phán và ký kết các văn bản pháp lý quốc tế các quốc gia có điều kiện tạo cho mình mối quan
hệ kinh tế quốc tế đa phương, theo chiều sâu của nguyên tắc có đi có lại , ngày một chịu sự điều chỉnh hơn nửa, cụ
thể hơn các điều ước quốc tế có liên quan.
Hiện nay trên thế giới đang tồn tại hiệu lực các điều ước quốc tế về thương mại và hàng hải, về chuyển giao công nghệ
và các hoạt động khác trong đời sống kinh tế quốc tế chủ yếu như sau:
+ Công ước LA HAY năm 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình- LaHay COnverntion 1964 on
International Trade ò Visible Movement assce
+ Công ước Viên năm 1980 về mua bán quốc tế hàng hóa
+ Công ước Brucxel năm 1924 về vận đơn đường biển – tên đầy dủ là “Công ước quốc tế của liên hợp quốc để thống
nhất một số nguyên tắc về vân đơn đường biển”
+ Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển ngày
23/2/1968 còn gọi là Nghị định thư năm 1968 hay Quy tắc VISBY. Nghị định thư năm 1968 hợp với quy tắc HAGUE
thành một quy tắc mới. Đó là quy tắc HAGUE/VISBY.
+ Nghị định thư sửa đổi quy tắc HAGUE/VISBY năm 1979 do 47 nước đã ký. Quy tắc HAGUE/VISBY thông qua.
+ Công ước HAMBURG ngày 30/3/1987 của liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển –
+ Công ước Paris ngày 20/3/1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp
+ Công ước OASINGTON năm 1970 về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bằng phát minh sáng chế.
+ Hiệp ước MADRIT về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, năm 1981
+ Hiệp ước Châu ÂU quy định về việc cấp bằng sáng chế cho công dân ở các nước thành viên quy định, Munich, ngày
5/10/1973
+ Công ước NewYork năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
+ Công ước châu âu năm 1961 về trọng tài thương mại…
Bên cạnh những điều ước quốc tế điều chỉnh trực tiếp các quan hệ kinh tế quốc tế phát sinh, còn có những điều ước quốc
tế không trực tiếp điều chỉnh những quan hệ kinh tế quốc tế mà chỉ tồn tại với tư cách là nguồn gián tiếp hay bổ trợ cho
các hoạt động kinh tế quốc tế kể trên. Chúng chủ yếu điều chỉnh vấn đề tính hợp pháp của tư cách chủ thể trong các hoạt
động kinh tế quốc tế, vấn đề tương trợ tư pháp giữa các nhà nước trong tu pháp quốc tế nói chung… mà ở đó, các quốc
gia đã không ngừng thúc đẩy các vấn đề hợp tác giũa các cơ quan tư pháp của các nước thành viên, chẳng hạn như: vấn
đề bảo hộ pháp lý, thẩm quyền của các cơ quan tài phán, vấn đè áp dụng luật nước ngoài, các quyền tố tụng dân sự và
kinh tế của công dân nước ngoài, vấn đề ủy thác tư pháp, vấn đề công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước
ngoài.
Có thể khẳng đinh rằng các hiệp định việt nam ký kết với các quốc gia là một hệ thống các quy phạm pháp lý quốc tế
quan trọng được Việt Nam và các nước hữu quan thỏa thuận xác lập nên nhằm tạo ra một cơ sở pháp lý thống nhất để
giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng và trong quan hệ tư pháp quốc tế nói
chung. Song quan trọng hơn thảy và giải quyết trực tiếp các vấn đề về quan hệ kinh tế, thương mại, hàng hải… vẫn là
các hiệp ước về từng mối quan hệ kinh tế cụ thể phát sinh
Đây là các điều ước nhằm tăng cường, củng cố và phát triển các mối quan hệ thương mại trên nguyên tắc bình đẳng, hai
bên cùng có lợi. về cơ bản, các bên giành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong các hoạt đọng như hải quan, thuế khoa,…
nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa những người nước ngoài cùng có hoạt động kinh doanh, sinh song trên lãnh thổ
nước sở tại.

8
b. Pháp luật trong nước của mỗi quốc gia – nguồn luât chủ yếu điều chỉnh các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Khi không có điều ước quốc tế điều chỉnh trực tiếp các quan hệ kinh tế quốc tế phát sinh hoặt có nhưng không đề cập
hoặc đề cập không đầy đủ các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế
chúng ta có thể dựa vào pháp luật quốc gia đề giải quyết các vấn đề phát sinh. Trong trường hợp này pháp luật quốc gia
trở thành nguồn luật của các quan hệ về hợp đồng kinh tế và kinh doanh quốc tế
Các quốc gia trên thế giới đều có hệ thống các quy phạm pháp luật (kể cả các quy phạm pháp luật xung đột và các quy
phạm pháp luật thực chất) điều chỉnh các quan hệ kinh tế đối ngoại của quốc gia mình với các quốc gia khác trên thế
giới. Các quy phạm pháp luật này tồn tại ở dạng các văn bản pháp luật và dưới luật it khi có sự thể hiện đầy đủ trong các
đạo luật gốc (như hiến pháp). Khi nói đến luật quốc gia là nguồn luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế đối ngoại của quốc
gia đó nói riêng và điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung không có nghĩa là toàn bộ hệ thống pháp luật quốc
gia đó đều được đem áp dụng. Trên thực tế người ta chỉ áp dụng những ngành luật, những văn bản luật có liên quan với
các quan hệ kinh tế quốc tế đó mà thôi.
Quốc gia nào có nền kinh tế đối ngoại càng ngày cang phát triển thì pháp luật về các quan hệ này của họ thường cũng ưu
việt và tỏ ra có khả năng thích ứng các xu hướng kinh tế, thương mại trên thế giới, Mức độ hoàn thiện của luật cao hơn
và thường hay được các chủ thể dẫn chiếu áp dụng. trên thực tế trong thương mại và hàng hải đã hình thành và tồn tại các
đạo luật quốc gia nổi tiếng về giá trị hiệu lực cũng như khả năng thích ứng trong áp dụng và sự tồn tại hiệu lực bền vững
của nớ. tiêu biểu là các đạo luật về thương mại và hàng hải ở các quốc gia tư bản phát triển sau đây:
+ Bộ luật thương mại pháp
+ bộ luật thương mại thống nhất mỹ
+ luật bán hàng của anh
+ Luật hàng hải của Mỹ
+ Dân luật của Pháp, mỹ, Đức, Nhật,..
+ luật hàng hải của Việt Nam năm 1990 cũng như là một đạo luật quốc gia có giá trị áp dụng cao trong thực tiễn về hàn
hải quốc tế, đã được nhiều chủ thể khác quốc tịch áp dụng
Luật quốc gia sẽ được áp dụng khi quan hệ kinh tế quốc tế đó rơi vào một trong các một trong các trương hợp sau:
+ khi luật của quốc gia có thể quy định trong các điều ước quốc tế hữu quan. Điều đó có nghĩa là nếu trong các điều ước
quốc tế mà quốc gia mình đã tham gia ký kết hoặc phê chuẩn có quy định điều khoản về luật áp dụng cho quan hệ hợp
đồng cụ thể thì luật của quốc gia đó đương nhiên được áp dụng. các bên chủ thể của hợp đồng không cần phải đàm phán
và thỏa thuận về vấn đề đó nữa.
+ Luật quốc gia đó được áp dụng khi các bên chủ thể của quan hệ hợp đồng thỏa thuận và ký kể trong hợp đồng về việc
này. Thông thường việc lựa chọn nguồn luật áp dụng nằm trong nội dụng một vài điều khoản thông thường của hợp
đồng, được gọi là điều khoản luật áp dụng.
+ Khi tranh chấp kinh tế quốc tế đã xảy ra mà luật áp dụng trong hợp đồng không đề cập hoặc không giải quyết được. lúc
này, các bên sẽ đàm phán thống nhất lựa chọn nguồn luật khác để áp dụng giải quyết tình trạnh của vụ việc tranh chấp.
Luật quốc gia được các bên chủ thể lựa chọn và áp dụng có thể là luật của một trong các quốc gia mà chủ thể mang quốc
tịch hoặc là của quốc gia thứ ba mà các bên thống nhất lựa chọn, hoặc luật của bất kỳ quốc gia nào được dẫn chiếu theo
kết quả của việc giải quyết xung đột pháp luật. đó thường là các hệ thống luật xung đột như sau:
+ Luật nơi ký kết hợp đồng
+ luật nơi thực hiện nghĩa vụ
+ luật nơi có tài sản dang bị tranh chấp.

9
3. Tập quán quốc tế - nguồn luật của QHKTQT
a. Khái niệm
Tập quán quốc tế theo nguồn luật của qh ktqt là những quy tắc hình thành từ lâu đời, được áp dụng 1 cách có hệ
thống và được các QG thừa nhận.
Tập quán QT về KTQT là những thói quen thương mại hay những thói quen hàng hải=> những thói quen này
được công nhận và trở thành tập quán QT khi đạt được yêu cầu:
+ Là 1 thói quen phổ biến được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên
+ Là 1 thói quen có nội dung rõ rang mà người ta có thể dựa vào đó để XĐ quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
b. Hình thức của tập quán QT
3 nhóm chính: tập quán có tính nguyên tắc, tập quán QT chung, tập quán QT khu vực.
+ Tập quán QT có tính nguyên tắc: là những tập quán cơ bản, bao trùm được hình thành trên cơ sở của nguyên
tắc tôn trọng chủ quyền QG và bình dẳng giữa các dân tộc.
+ Tập quán QT chung: là những tập quán được nhiều QG công nhận và áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực:
incoterms,…
+ Tập quán QT khu vực (địa phương): là những tập quán QT được thừa nhận và áp dụng ở từng nước, từng khu
vực hoặc từng cảng biển: FOB Hoa Kỳ # FOB
Tất cả các tập quán QT trên đều có tính chất pháp lý chung đề cập đến vấn đề chung của quan hệ kt và kinh doanh qt.
Tập quán QT ngoài tư cách là nguồn luật của mqh ktqt phát sinh, còn có nội dung chứa đựng các quyền và nghĩa vụ của
các bên đương sự trong 1 mqh ktqt cụ thể => loại này được áp dụng trong lĩnh vực ngoại thương và được gọi là tập quán
TMQT.
Thực tế trọng tài QT Việt Nam và hầu hết các qg trên thế giới thường cho phép áp dụng tập quán TMQT khi trong nội
dung của các quy phạm pháp luật được áp dụng giải quyết tranh chấp không có các chỉ dẫn cần thiết cho hoạt động xét
xử; hoặc cả việc đề cập đến vấn đề áp dụng tập quán TMQT xuất phát từ các đặc điểm trong các đk liên quan đến tranh
chấp.

4. Thực tiễn tòa án và trọng tài


Ngoài 3 nguồn luật nói trên, trong thực tiễn một số qh buôn bán các nươc phương tây còn thừa nhận cả án lệ ( tiền lệ xét
xử) và các bản đk chung , các mẫu hợp đồng chuyên nghiệp làm nguồn luật áp dụng.
Thực tiễn tòa án và trong tài là 1 loại nguồn khá phổ biến ở một số nước tư bản phát triển.
Thực tiễn tòa án hay còn gọi là án lệ hoặc tiền lệ án được hiểu là các bản án hoặc quyết định của tòa án mà trong đó thể
hiện các quan điểm của thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý có tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc
nhất định và mà phương hướng giải quyết đối với các qh tương ứng trong tương lai.
VD: ở Anh – Mỹ áp dụng tiền lệ án như nguồn luật cơ bản của pháp luật => có tính chất chỉ đạo giải quyết và thi hành
luật, đồng thời cũng là quy trình hình thành PL mới.
áp dụngtiền lệ án nhiều hơn quy phạm PL => thực tế chứng minh qua các quy phạm luật pháp được ghi nhận ở án lệ, còn
ở văn bản pháp quy thì rất hiếm hoi.
Ở VN, án lệ không được nhìn nhận với tư cách là nguồn PL mà chỉ các văn bản pháp quy mới coi là nguồn của PL. =>
thực tế chứng minh qua tòa án VN là cơ quan chỉ thực hiện chức năng xét xử và tuân theo PL chứ tòa án VN không có
quyền ban hành các văn bản pháp quy cũng như án lệ.

10

You might also like