Phiếu Bài Tập Chuyên Đề 03: Thơ Về Tình Cảm Gia Đình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

PHIẾU BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ 03: THƠ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

A. TÁC PHẨM, TÁC GIẢ


+ Bếp lửa (Bằng Việt)
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
+ Con cò (Chế Lan Viên)
+ Nói với con (Y Phương)
B. HỆ THỐNG BÀI TẬP
DẠNG 1. Đọc hiểu đoạn văn bản
Bài 1. (Hà Nội 2017)
Mở đầu bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1. Ghi lại chính xác 7 dòng thơ tiếp theo những dòng thơ trên. (1 điểm)
2. Cách miêu tả bước chân con "chạm tiếng nói", "tới tiếng cười" có gì đặc biệt? Qua đó, tác giả
đã thể hiện được điều gì? (1 điểm)
Bài 2. (Hà Nội 2016)
Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:
..."Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi"...
rồi nhớ về thực tại:

"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu


Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa? ..."
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. "Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi" được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của
đất nước? Việc nhà thơ tách từ "mòn mỏi" để ghép thành "đói mòn đói mỏi" có tác dụng gì?

- Trang | 1 -
3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của
cháu đối với bà ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động
(gạch dưới từ ngữ dùng làm phép đối và câu bị động).
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở cũng
viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.
Bài 3. (Ninh Bình 2017)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
... Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! ...
(trích Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, tr144)
1. Chỉ ra những điệp từ được sử dụng trong ngữ liệu trên.
2. Vì sao tác giả lại viết: "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!"?
3. Từ ngữ liệu trên, em có suy nghĩ gì về lòng biết ơn của thế hệ trẻ đối với cội nguồn?
Bài 4. (Yên Bái 2017)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
a. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
b. Xác định cặp từ đối lập được sử dụng trong đoạn thơ.
c. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ:
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai
dẳng
Bài 5. (Tuyên Quang 2016)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
… Dù ở gần con,
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con,
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
- Trang | 2 -
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
1. Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy.
2. Tác giả đã sử dụng thành ngữ nào trong đoạn thơ trên?
3. Từ “dù” đặt ở hai câu thơ đầu và từ “vẫn” đặt ở hai câu cuối đoạn thơ có tác dụng gì?
4. Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) viết phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên.
Bài 6. (Khánh Hoà 2016, Bắc Cạn 2017)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh :
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !”
1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Lời bà dặn cháu trong đoạn trích được dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
3. So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn trích, ta thấy một phương châm hội
thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Lý giải về việc không tuân thủ phương châm hội
thoại đó.
4. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong đoạn thơ trên.
Bài 7. Cho đoạn thơ
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
1. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
2. Nêu khái quát về hoàn cảnh ra đời của bài thơ chứa đoạn thơ trên.
3. Tìm các từ thuộc trường từ vựng "giã gạo" và các từ thuộc trường từ vựng "giấc ngủ". Nêu tác
dụng của việc đan xen các trường từ vựng ấy trong đoạn thơ.
4. Câu thơ cuối đoạn có thể sửa thành : "Lưng đưa nôi và miệng hát thành lời" không? Vì sao?
5. Tại sao nói bà mẹ trong đoạn thơ trên vừa thể hiện tình yêu con vừa bộc lộ tình yêu đất nước?

- Trang | 3 -
Bài 8. (Bình Định 2018) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Con cò ăn đêm,

Con cò xa tổ,

Cò gặp cành mềm,

Cò sợ xáo măng…”

Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Cánh cò mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,

Con chưa biết con cò, con vạc.

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

(Tr.45, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của tác giả nào?

2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 02 phép tu từ đước ử dụng trong câu thơ “Con chưa biết con cò,
con vạc./ Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,”.

4. Trong đoạn thơ, các câu Con cò ăn đêm, - Con cò xa tổ, - Cò gặp cành mềm, - Cò sợ xáo
măng…” đã được tác giả vận dụng từ câu ca dao, hãy ghi lại câu ca dao đó.

Bài 9. (Bình Dương 2018)

Câu 1:Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

… “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đô nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

- Trang | 4 -
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…

(Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả.

b. – Giải nghĩa cụm từ “Người đồng mình”.

- Qua hai câu thơ của đoạn trích:

“Sống trên đá khôgn chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói”

Em hãy cho biết “Người đồng mình” sống ở vùng nào và đặc điểm của cảnh sống ở đó ra sao?

c. Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên.

d. Qua lời tâm tình của đoạn thưo, người cha mong ước con có cách sống như thế nào?

DẠNG 2. Phân tích một đoạn thơ


Bài 1. (Tuyên Quang 2017)
Cảm nhận của em về những lời cha dặn con qua đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi

- Trang | 5 -
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
(Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, tập hai)
Bài 2. (Sơn La 2015)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Nói với con của Y Phương:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
Bài 3. (Phú Yên 2017) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm nhiềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Trích Bếp lửa – Bằng Việt, Ngữ
văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.144)
Bài 4. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,


Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,

- Trang | 6 -
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,


Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
Bài 5. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi, ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi
(trích Con cò, Chế Lan Viên, Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD,2015, tr46,47)
DẠNG 3. Cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật, một nét đặc sắc nghệ thuật
Bài 1. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu thơ:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Bài 2. Phân tích giá trị gợi hình, gợi cảm của từ "nhóm" trong đoạn thơ sau:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm nhiềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

- Trang | 7 -
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Bài 3. Giải thích ý nghĩa hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Bài 4. Cảm nhận của em về nét đặc sắc trong cách diễn đạt tình yêu quê hương qua câu thơ:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Bài 5. Xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Bài 6. Cảm nhận của em về hình tượng con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.
DẠNG 4. Cảm nhận, phân tích một đặc điểm nội dung tác phẩm
Bài 1. Bài thơ Bếp lửa là những kỉ niệm thiêng liêng về tình bà cháu của nhà thơ. Nhưng đọc bài
thơ, ta không chỉ nhận ra sự thiêng liêng của tình bà cháu nói chung mà còn thấy hiện lên những
trang lịch sử chung của dân tộc.
Phân tích bài Bếp lửa để làm sáng tỏ nhận định trên.
Bài 2. Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ dân tộc Tà Ôi trong bài thơ Khúc hát ru những
em bé lớn trên lưng mẹ.
Bài 3. Cảm nhận của em về tình yêu của người mẹ dành cho con qua bài thơ Con cò của Chế
Lan Viên.
Bài 4. Cảm nhận của em về tình cảm và ước vọng của người cha dành cho con qua bài thơ Nói
với con của Y Phương.
DẠNG 5. Viết đoạn văn/bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm
Bài 1. (Hà Nội 2017) Cho đoạn thơ
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: Được sống trong tình yêu thương
là hạnh phúc của mỗi con người. (2 điểm)
Bài 2. Trong bài thơ Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo
con
Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 12 câu) theo mô hình diễn dịch, nêu suy nghĩ của mình về
- Trang | 8 -
tình mẫu tử.
Bài 3. Trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
[...] Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
Từ lời dặn con của người cha trong đoạn thơ trên, hãy nêu suy nghĩ của em về cách sống mạnh
mẽ, dũng cảm và cao thượng.
Bài 4. Từ những bài thơ nói về tình cảm gia đình, hãy viết bài văn ngắn (không quá 01 trang giấy
thi) bàn về lòng hiếu thảo.

- Trang | 9 -

You might also like